You are on page 1of 12

Đầu tư chứng khoán

*Biểu hiện không nói lên bản chất, những thứ từng diễn ra ở quá khứ không có
nghĩa tương lai cũng vậy. Quan trọng là hiểu bản chất của nói tại sao lại như vậy.
Và luy ý, cái giá phải trả cho sự kiêu ngạo và chủ quan khư bước vào cuộc đời là cái
giá rất đắt.
1. Chứng khoán là gì?
- Là loại hàng hóa đặc biệt thể hiện bằng hình thức: chứng chỉ quỹ, bút toán ghi sổ, dữ liệu điện
tử. Nhằm xác nhận quyền sở hữu của chúng ta đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát
hành.
- Chứng khoán bao gồm 4 loại: Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu, chứng khoán phái sinh
1.1 Cổ phiếu là gì?(cổ phiếu và cổ phần là một)(cổ phiếu phổ thông)
- Là một loại chứng khoán mà người nắm giữ sẽ có quyền sở hữu một phần của công ty. Tức là
người nắm giữu cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông của công ty.
1.1.1. Cổ phiếu phổ thông
- Cổ phiếu phổ thông là loại chứng khoán vốn cơ bản được bán trong đại chúng, và mỗi cổ phiếu
sẽ cấu tạo nên quyền sở hữa trong doanh nghiệp. Khi mọi người nói tới giao dịch cổ phiếu, họ
đang nói tới cổ phiếu phổ thông
- Các loại cổ phiếu phổ thông
+ Cổ phiếu blue chips là những công ty uy tín, nổi tiếng.
+ Cổ phiếu tăng trưởng là của những công ty đã sẵn sàng để mở rộng kinh doanh và thị
trường(tức là tốc độ tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận sau thuế rất là cao)
+ Cổ phiếu chu kỳ gắn liền với những giai đoạn nền kinh tế lên hoặc xuống
+ Cố phiếu “phòng thủ” bảo vệ danh mục của bạn khỏi sự đảo chiều đi xuống của thị
trường(cổ phiếu không lên xuống theo thị trường chung, ví dụ như công ty điện, công ty nước
khi đại dịch COVID diễn ra thì ít bị ảnh hưởng bởi thị trường)
+ Cổ phiếu giá trị đáng giá hơn giá của nó
+ Cổ phiếu thu nhập trả cổ tức để đặn
+ Cổ phiếu suy đoán có tiềm năng tăng trưởng tên lửa hoặc là sụp đổ(tức là 50/50 luôn
bất định)
- Cổ phiếu ưu đãi
+ Cổ phiếu ưu đãi sẽ nhận được ưu tiên về mặt “đối xử” theo hai cách quan trọng: họ là
người đầu tiên sở hữu cổ tức, và họ là những người đứng hàng đầu cho những khoản thanh
toán của doanh nghiệp, ngay cả khi doanh nghiệp đối mặt với phá sản và thanh lý. Tóm lại đây là
khoản thu nhập cố định. Tự tìm hiểu thêm
- Cổ phiếu chuyển đổi

1.2 Trái phiếu(chứng khoán nợ)


- Nó giống như việc cho vay tiền lãi. Về phía công ty, phải ưu tiên chi trả nợ trước khi chia lợi
nhuận cho cổ đông
1.3 Chứng khoán phái sinh
- Là một hợp đồng tương lai cho phép bạn mua (cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa) và bán với giá cố
định trong hợp đồng.
1.4 Chứng chỉ quỹ
- Đưa tiền cho các chuyên gia đầu tư
1.5 Cổ tức
- Cổ tức bằng tiền
- Cổ tức bằng cổ phiếu
2. Cách giao dịnh chứng khoán và công cụ cần thiết
2.1 Có 3 nơi giao dịch chứng khoán
- Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM – HOSE
- Sở giao dịch chứng khoán TP.Hà Nội – HNX
- Giao dịch OTC. Là phương thức giao dịch trực tiếp giữa các bên, không thông qua sàn giao dịch
chính thức, mang lại tính linh hoạt nhưng có thể có nhiều rủi ro hơn.
2.1 Phí giao dịch chứng khoán
- Phí giao dịch chứng khoán cơ sở(0.15% - 0.4%)/Mỗi giao dịch
- Phí giao dịch chứng khoán phái sinh(1k – 5k)/Mỗi giao dịch
- thuế thu nhập chuyển nhượng chứng khoán(0.1%)/Mỗi giao dịch
- Thuế thu nhập nhận cổ tức bằng tiền mặt(5%)/Mỗi giao dịch
3.Cách đọc bảng chứng khoán
- Cột “Mã CK”(Mã chứng khoán): Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch(được sắp xếp
theo thứ tự từ A-Z). Mỗi công ty niên yết đều được ủy ban Chứng khoán nhà nươc cấp 1 mã
chứng khoán riêng( thông thường là tên viết tắt của công ty đó).
- Cột”TC”(Giá tham chiếu-màu vàng): Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước
đó(trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán giá trần và giá
sàn. Riêng sàn UPCOM, giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quan của phiên giao dịch gần
nhất
- Cột”Trần”(Giá trần - Màu tím): Mức giá cao nhất mà cổ phiếu có thể tăng trong phiên giáo
dịch, cụ thể là nó giới hạn giá cổ phiếu đó không cho tăng vượi qua giá trần, mỗi ngày sẽ có một
giá trần khác nhau, nó có giá trị cố định trong phiên giao dịch đó, hết phiên giao dịch, giá cổ
phiếu sẽ được xác định lại
+ Tại sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với giá tham chiếu
+ Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với giá tham chiếu
+ Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với bình quân phiên giao dịch trước
- Cột”Sàn”(Giá sàn – Màu xanh lam): Mức giá thấp nhất mà cổ phiếu có thể giảm, tức là không
thể giảm qua mức giá sàn, khi phiên giao dịch kết thúc thì giá cổ phiếu sẽ được xác định lại.
+ Tại sàn HOSE, Giá sàn là mức giá giảm -7% so với Giá tham chiếu
+ Sàn HNX, Giá sàn là mức giá giảm -10% so với Giá tham chiếu.
+ Sàn UPCOM sẽ là mức giảm -15% so với giá bình quân phiên giao dịch liền trước.
-Cột”Tổng KL”(Tổng khối lượng): Khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong phiên fgiao dịch. Cột
này cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu
- Cột “Bên mua”: Hệ thống hiển mức giá đặt mua tốt nhất(giá đặt mua cao nhất) và khối lượng
đặt mua tương ứng. Trong đó:
+ Cột”Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua
tương ứng. Lệnh đặt mua ở giá 1 luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt mua
khác.
+ Cộ “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt
mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.
+ Tương tự, cột “Giá 3” và “KL 3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở
mức giá 2.
- Cột “Bên bán”: Hệ thống hiển thị 3 mức giá chào bán tốt nhất(giá chào bán thấp nhất) và khối
lượng chào bán tương ứng. Trong đó:
+ Cột “Giá” và “KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào
bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 1 luôn ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh chào bán
khác.
+ Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá chào bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng
chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở giá 2 có độ ưu tien chỉ sau lệnh chào bán ở mức giá 1.
+ Tương tự, cột”Giá 3” và “KL 3” là lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở
mức giá 2.
*Lưu ý: Ngoài 3 mức giá mua/giá bán trên thì vãn còn mức giá mua/giá bàn khác, nhưng không
được hiẻn thị(do không tốt bắng ba mức giá trên màn hình).
- Cột”khớp lệnh”: Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá, KL, “+/-“. Trong thời gian giao dịch, ý
nghĩa của các cột sau:
+ cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày
+ cột “KL”(Khối lượng khớp): Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp
+ cột”+/-“(Tăng/Giảm giá): là mức thay đổi giá sao với Giá trị tham chiếu
- Cột “Giá”: Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá cao nhất”, “Giá thấp nhất” và “Giá TB”
+ Giá cao nhất: Mức giá khớp cao nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.
+ Giá thấp nhất: Mức giá khớp thấp nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.
- Cột “Dư mua/Dư bán”:
+ Tại phiên khớp lệnh liên tục: Dư mua/Dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ
khớp
+ Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua/Dư bán” biểu thị khối lượng cổ phiếu không
được thực hiện trong ngày giao dịch
- Cột”ĐTNN” (Đầu tư nước ngoài): Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của nhà đầu tư nước
ngoài trong ngày giao dịch(gồm 2 cột mua và bán)
+ Cột “Mua”: Số lượng cổ phiếu nhà đầu tư mước ngoài đặt mua
+ Cột”Bán”: Số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.
- Vùng thông tin chỉ số thị trường(hàng trên cùng): Trong đó
+ Chỉ số VN-Index: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm
yết và giao dịch tại Sở GDCK HCM(HOSE)
+ Chỉ số VN30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niên yết trên sàn HOSE có giá trị vốn
hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc.
+ Chỉ số VNX AllShare: là chỉ số chung thể hiện sự biến động của tất cả giá cổ phiếu đang niên
yết trên Sở GDCK HCM(HOSE) và Sở GDCK Hà Nội(HNX).
+ Chỉ số HNX-Index: chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết
và giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội(HNX)
+ Tương tự cho các chỉ số còn lại...

4. Các thuật ngữ trong đầu tư chứng khoán


4.1 Phiên giao dịch
- Thời gian mà nhà đầu tư có thể đưa ra lệnh mua hoặc bán cổ phiếu. Đối với sàn HOSE, thời
gian hoạt động là từ 9 giờ sáng đến 2:30 – 3 giờ chiều. Đối với sàn HNX và sàn UPCOM, thời gian
hoạt động là từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Các giao dịch ngoài giừo sẽ được xử lý vào phiên
giao dịch tiếp theo
- Thông tin của cổ phiếu chỉ được cập nhật và hiển thị trong thời gian hoạt động phiên giao dịch.
Ngoài giờ giao dịch, thông tin cổ phiếu trên bảng điện tử sàn chứng khoán sẽ không được cập
nhật. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật hoặc thông tin
công bố từ các công ty niêm yết, các chỉ số kinh tế, các sự kiện quan trọng... để đánh giá trình
hình thị trường trong thời gian ngoài phiên giao dịch.
4.2 Niêm yết
- Là quá trình công bố và đưa các loại chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư và chứng
chỉ quỹ lên sàn giao dịch chứng khoán và được các nhà đầu tư có thể mua và bán trên thị
trường chứng khoán. Chỉ số thị trường chứng khoán cũng phụ thuộc và việc niêm yết của các
công ty, ảnh hưởng đến giá trị chung của các loại chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
4.3 Khớp lệnh
- Khi giá của bên mua bằng hoặc cao hơn giá của bên bán thì giao dịch sẽ tự động thực hiện
4.4 Vốn hóa thị trường
- Vốn hóa thị trường thể hiện giá trị toàn bộ của một công ty trên thị trường tài chính. Nó có thể
cho thấy mức độ quan tâm và đánh giá của thị trường đối với công ty đó
- Một chỉ số quan trọng khi người chủ công ty muốn đánh giá độ lớn doanh nghiệp của mình,
đối với nhà đầu tư, chỉ số này thể hiện danh tiếng công ty

Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu hiện tại x số lượng cổ phiếu đang lưu hành
4.6 Đường cong lãi suất đảo ngược
- chỉ tình trạng khi lãi suất trái phiếu ngắn hạn cao hơn lãi suất trái phiếu dài hạn. Thông thường
lãi suất trái phiếu ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất trái phiếu dài hạn, nhưng khi đường cong
lãi suất đảo ngược xẩy ra, tình trạng này bị đảo ngược.

5. Các chỉ số cơ bản


5.1 EPS(Earning Per Share)
- “lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của một công ty”là chỉ số cho biết tiền lợi nhuận mà công ty kiếm
được trên mỗi cổ phiếu trong một khoảng thời gian cụ thể.
- EPS có ý nghĩa là số tiền lợi nhuận mà mỗi cổ phiếu của công ty đó mang lại cho cổ đông. Nó
cho biết mức độ lợi nhuận mà một cổ phiếu có thể đóng góp vào tổng lợi nhuận của công ty. Vì
vậy, EPS được coi là một đơn vị đo lường hiệu suất tài chính của công ty và thường được sử
dụng để so sánh hiệu suất giữa các công ty khác nhau hoặc so sánh với chuẩn mực và kỳ vọng
của thị trường
- EPS cao có thể cho thấy công ty đang có hiệu suất tài chính tốt và khả năng sinh lợi nhuận cao
trên mỗi cổ phiếu. Điều này thường được xem là tích cực và có thể tạo ra sự tăng giá trị cổ
phiếu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng EPS không cung cấp thông tin về chất lượng lợi nhuận, và các
yếu tố khác như nợ vay, dòng tiền hoạt động, hay tiềm năng tăng trưởng của công ty cũng cần
được xem xét khi đánh giá công ty từ góc độ tài chính toàn diện.
- Công thức: EPS cơ bản = (Thu nhập ròng(Lợi nhuận sau thuế) – Cổ tức dành cho cổ phiếu ưu
đãi) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ
Chú ý: Số lượng cổ phiếu ở đây có thể là :
+ Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông(cho kết quả EPS chính xác hơn)
+ Số lượng cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ (thuật tiện cho việc tính
toán)
*Chú ý: Khi tính bất cứ thứ gì liên quan đến EPS thì phải sử dụng EPS pha loãng

5.2 Hệ số P/E, chỉ số P/E, PER(Price to Earning Ratio)


- “tỉ giá trị thị trường so với lợi nhuận”, làm một chỉ số quan trọng trong đầu tư chứng khoán.
Nó được sử dụng để đánh giá giá trị của một công ty so với lợi nhuận mà công ty đó tạo ra.
- P/E được tính bằng: Giá trị thị trường của cổ phiếu/Lợi nhuận trên cổ phiếu
- P/E được sử dụng để đánh giá xem một cổ phiếu có đang được định giá đúng mức hay không.
Nếu P/E của một công ty cao hơn so với các công ty cùng ngành hoặc so với thị trường chung,
điều này có thể chỉ ra rằng cổ phiếu đó có đang được định giá cao so với lợi nhuận mà công ty
tạo ra. Tuy nhiên, việc đánh giá P/E cần phải xem xét kỹ càng và so sánh với các yếu tố khác như
tình hình tài chính của công ty, triển vọng tăng trưởng, ngành công nghiệp và tình hình kinh tế
chung
- P/E thấp hơn có thể cho thấy cổ phiếu đó đang được định giá thấp hơn so với lại lợi nhuận,
nhưng nó cũng có thể phản ánh tình trạng kém tín hiệu về triển vọng tương lại của công ty hoặc
các vẫn đề khác nhau
- P/E cao:
+ điểm mạnh: thị trường đánh giá cao khả năng tăng trưởng và tiềm năng lợi nhuận của
công ty. Điều này có thể phản ánh một công ty đang hoạt động trong một ngành có triển vọng
tốt hoặc có ưu thế cạnh tranh đối với công ty khác.
+ Điểm yếu: có thể chỉ ra rằng cổ phiếu đang được định giá quá cao so với lợi nhuận
thực tế mà công ty tạo ra. Điều này có thể tạo ra một mức đánh giá quá lớn và tạo ra rủi ro khi
cổ phiếu không thể đáp ứng được kì vọng cao đó
- P/E thấp:
+ Điểm mạnh: có thể chỉ ra rằng cổ phiếu đang được định giá thấp hơn so với lợi nhuận
hiện tại của công ty. Điều này có thể tạo ra cơ hội đầu tư hấp dẫn và tiềm năng tăng trưởng
trong tương lai
+ Điểm yếu: phản ánh rủi ro hoặc tình trạng không tốt về triển vọng tương lai của công
ty. Có thể có các yếu tố tiêu cực như tự suy yếu trong ngành, vấn đề tài chính hoặc thiếu sự tin
tưởng của thị trường.
*Lưu ý: P/E không phải chỉ số duy nhất đánh giá cổ phiếu và không thể đánh giá cổ phiếu chỉ
dựa và P/E
- Ý nghĩa của chỉ số này thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu
được từ cổ phiếu. Hay, bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa
trên lợi nhuận(thu nhập) của doanh nghiệp đó
- Số tiền mua 1 đồng lợi nhuận cổ phiếu. Chỉ số này cao hay thấp không thể hiện tương lai của
công ty. Nếu chỉ số này cao mà công ty vẫn có triển vọng trong tương lai thì vẫn xứng đáng để
mua
5.3 Chỉ PEG(chỉ số quan trọng)
- Chỉ số PEG được sử dụng để đánh giá xem một công ty có đang được định giá hợp lý hay
không. Được tính bởi công thức PEG = P/E / tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
PEG < 1 : cổ phiếu bị định giá thấp so với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
PEG > 1: cổ phiếu được định giá cao hơn so với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
- Tuy nhiên sử dụng PEG cũng có một số hạn chế. Điều này bao gồm sự giới hạn của các dữ liệu
lợi nhuận tương lai và tính đáng tin cậy của dự báo tăng trưởng. Ngoài ra chỉ số PEG cũng
không xem xét các yếu tố khác như rủi ro doanh nghiệp, cạnh tranh trong ngành và tình hình
kinh tế tổng quát
- Chỉ số PEG tốt hơn chỉ số P/E
5.4 BVPS(Book-value per share) Giá trị sổ sách công ty
BVPS = (Tổng tài sản – tài sản vô hình – Nợ)/Số lượng cổ phiếu phát hình
Giá trị sổ sách(Giá trị ghi sổ) là tổng giá trị của toàn bộ tài sản(tiền, nhà xưởng, trang thiết bị, vật
liệu,v.v...) được ghi trên sổ kế toán trừ đi tất cả các khoản nợ và không bao gồm lãi.
Trong đó: Tài sản vô hình(Tài sản cố định vô hình) = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế
Nợ (Nợ phải trả) = Nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn
*Lưu ý: chỉ nên dùng chỉ số này với ngành hàng tài sản hữu hành đóng một trọng số lớn, còn
nếu tài sản vô hình đóng trọng số lớn thì không nên sử dụng
5.5 P/B(Price-to-Book)
- Giá cổ phiếu trên giá sổ sách. Chỉ dùng chỉ số này khi công ty sở hữu tài sản hữu hình lớn
5.6 ROA(Return on Assets) tỷ số lợi nhuận trên tài sản.(chỉ số cực kì quan trọng)
- Đây là chỉ số đo lường mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó. Vì vậy, chỉ số
này sẽ cho biết một công ty sử dụng tài sản để kiếm lời hiệu quả như thế nào.
- Cách tính: ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản của doanh nghiệp
Tài sản = tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn(Vốn chủ sở hữu + vay nợ) // thông thường tải sản
chủ yếu là tài sản dài hạn
- Nên đầu tư khi tỉ số này trên 10%(tùy từng ngành)
5.7 ROE(Return On Equity), có nghĩa là lợi nhuận trên vốn hoặc lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu(chỉ số cực kì quan trọng)
- Cách tính: ROE = Số lợi nhuận sau thuế(Earrnings) / Vốn chủ sở hữu(Equity)*100%
ROE bao nhiêu là tốt? ROE >= 15%
Mối liên hệ giữa ROE và R(tỉ lãi vay ngân hàng): ROE > R càng nhiều càng tốt
5.8 ROS(Return On Sales)
- Tỉ số lợi nhuận trên doanh thu(Tỷ xuất sinh lời tren doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu). Nó
phản anh nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì có được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Chỉ số ROS tính theo tỷ lệ %. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho nhà
đầu tư và doanh thu của công ty.
- Công thức: ROS = Số lợi nhuận sau thuế(Earnings) / Doanh thu * 100%
- ROS tùy theo nghành, nên so sánh ROS theo ngành
5.9.GOS
- là tỷ suất lợi nhuận gộp(so sánh giữ chi phí hàng hóa mà công ty bạn bán với khoản thu nhập
từ những sản phẩm này). Nó là cách nhanh chóng và hữu ích để so sánh công ty bạn với đối thủ
cạnh tranh hoặc giá trị trung bình của ngành. Nó cũng đồng thời được sử dụng để so sánh tình
trạng hiện tại của công ty bạn với hiệu suất làm việc trong quá khứ, đặc biệt trên thị trường khi
giá trị hàng hóa của bạn dao động một cách đáng kể
- Cách tính chỉ số GOS: GOS = (doanh thu thuần – Giá vốn hàng hóa bán) / Doanh thu thuần
5.10. DAR
- Tỉ lệ nợ trên tài sản. Tỷ số này(thường được tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ(tức
là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kì nào đó chia cho giá
trị tài sản trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp
Tỷ lệ nợ trên tài sản = 100% x (Tổng nợ/tài sản)
- Chỉ số này càng nhỏ càng tốt. Thể hiện khả năng tự chủ tài chính của công ty. Nó cũng tùy
ngành nghề.
VD: công ty vận chuyển khi giao hàng thì sẽ thu hộ tiền, thế nên nợ tiền, và đó điều bình
thường. Còn đối với công ty kinh doanh thì nợ càng nhỏ càng tốt. Suy ra, phải hiểu bản chất của
nợ
5.11. ROIC = ROC(cự kì quan trọng)
- ROIC = mẹ của ROE
ROIC = LNST(lợi nhuận sau thuế)/(vốn chủ sổ hữu + nợ dài hạn)
- Doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dựa trên nguồn vốn thực tế đưa vào kinh
doanh
6. 5 lợi thế cạnh tranh
6.1 Brand(Nhãn hiệu), hay thậm chí là lovemark(thương hiệu được yêu thích)
6.2 Bí quyết
- Muốn sử dụng bí quyết phải sử dụng License(giấy phép)
6.3 Phí sử dụng
- Sử dụng dịch vụ của họ, thương hiệu của họ thì bản phải trả tiền
6.4 Phí chuyển đổi
6.5 Giá cả
- Chi phí thấp, giá sản phẩm thấp mà các đối thủ khác rất khó để cạnh tranh

7.FED(FEDERAL RESERVE SYSTEM-Cụ dự trữ liên bang là Ngân hàng Trung ương của Hoa Kỳ)
(Nhà cái số 1 thế giới)
7.1 Chức năng của FED
- Conducting Monetary Policy: Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tối đa việc làm,
ổn định giá cả, điều chỉnh lãi suất dài hạn
- Supervising and Regulating Financial Institutions and Activities: Giám sát và quy định các
hoạt động tài chính, các định chế tài chính.
- Promoting Financial System Stability: Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro
hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính, đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng
quốc gia an toàn, vững vàng, đảm bảo quyền tín dụng của người tiêu dùng.
- Fostering Payment and Settlement System Safety and Efficiency: Thúc đẩy hoạt động thanh
toán hiệu quả, an toàn thông qua các dịch vụ cho ngành ngân hàng, cho chính phủ Mỹ và tạo
điều kiện thuận lợi cho những giao dịch và thanh toán bằng đô la
- Promoting Consumer Protection and Community Development: Bảo vệ người tiêu dùng và
phát triển cộng đồng thông qua giám sát, nghiên cứu, phân tích và đưa ra những chính sách
điều chỉnh
7.2 Công cụ của FED
- Lãi suất(Năng, hạ, giữ lãi suất cơ bản)...
- Mua/bán trái phiếu chính phủ
- Quy định tiền mặt dự trữ
8. 4M và CANSLIM
8.1 Cổ phiếu theo tiều chuẩn PAYBACK TIME? 4M?
Meaning? Bạn có hiểu cổ phiếu không
Moat? Có lợi thế cạnh tranh không
Management? Ban lãnh đạo quản lý công ty như thế nào
MOS? Biên an toàn của cổ phiếu
8.2 CANSLIM
C?
9.Đọc hiểu ngôn ngữ kinh doanh
9.1 doanh thu ~ doanh thu hoạt động kinh doanh
- Là tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Nhưng đây là doanh
thu trước thuế
9.2 doanh thu thuần
- doanh thu thuần = doanh thu – các khoản giảm trừ doanh thu
*các khoản giảm trừ doanh thu ở đây là : thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ và
một số khoản chiết khấu, giảm giá, hàng đổi trả
9.3 lợi nhuận sau thuế ~ lợi nhuận ròng ~ lãi ròng ~ Lãi Net
- Lợi nhuận là phần doanh thu được trừ đi những khoản chi phí bán hàng, thuế, marketing... để
có được
9.4 lợi nhuận gộp ~ lãi gộp
- là tổng lợi nhuận công ty kiếm được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến sản xuất và bán sản
phẩm hoặc các chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty.
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán~chi phí sản xuất(COGS)
- Chỉ số này đo lường khả năng của một công ty trong việc tạo ra giá trị gia tăng tự hoặt động
sản xuất và cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ mà công ty đang kinh doanh.
9.5 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế.
- Tức là lợi nhuận sau khi trừ đi mọi chi phí, sau khi tính toán lợi nhuận trước thuế, công ty sẽ
phải tính toán các khoản thuế phải đóng dựa trên các quy định thuế hiện hành và tính toán lợi
nhuận sau thuế
9.6 Lãi GoP
- Lãi GoP đo lường lợi nhuận hoạt động cốt lõi của một công ty trước khi tính đến các yếu tố tài
chính, thuế và các khoản chi phí không phải chi phí hoạt động.
Công thức thức tính lãi GoP như sau:
Lãi GoP = Doanh thu – Chí phí vận hành
*Chi phí vận hành ở đây là: các khoản chi phí trực tiếp liên quan đến vận hành và duy trì hoạt
động kinh doanh, bao gồm chi phí nhân viên, chi phí thuê mặt bằng, chi phí bảo trì và sửa chữa,
chi phí năng lượng và chi phí khác
- Lãi GoP cho phép nhà đầu tư và người quan tâm đánh giá khả năng của công ty trong việc tạo
ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi mà không tính đến yếu tố tài chính và thuế

You might also like