You are on page 1of 5

Nguồn: https://dautuphatdat.

com/duong-trung-binh-dong-va-cach-su-dung/
Đường trung bình động (MA)

Lượt xem: 1796 - Ngày: 07/11/2018


Đường Trung bình động (Moving Average – MA) là một chỉ báo rất thông dụng trong phân tích
kĩ thuật. Đường MA làm trơn đường giá hơn bằng cách loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên thông
qua việc lấy trung bình của giá đóng cửa trong một khoản thời gian nhất định. Đường MA giúp
chúng ta nhận biết được xu hướng của thị trường hay cổ phiếu cần phân tích và xác định được
các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.
Có rất nhiều loại đường trung bình động, nhưng trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu 2 loại
đường MA được sử dụng phổ biến nhất đó là đường trung bình động giản đơn (Simple Moving
Average – SMA) và đường trung bình động lũy thừa (Exponential Moving Average – EMA).
Chúng tôi sẽ giới thiệu về cách tính của các đường này và giúp nhà đầu tư cần nắm được là
cách sử dụng các đường MA trong phân tích kỹ thuật.

• Đường SMA là một đường trung bình đơn giản nhất, nó được tính bằng cách lấy trung bình
cộng các mức giá đóng cửa trong 1 khoản thời gian và chia cho khoản thời gian đó. Tức là
khi tính trung bình giá của tất cả các ngày sẽ có trọng số (tầm quan trọng tương đương nhau).

VD:
Đường trung bình giản đơn SMA5 tại phiên hôm nay = Tổng giá đóng cửa cổ phiếu (hoặc chỉ
số index) của 5 phiên gần nhất tính cả hôm nay / 5.
SMA 5 = 1/5 * giá ngày thứ 1 + 1/5 * giá ngày thứ 2 + 1/5 * giá ngày thứ 3 + 1/5 * giá ngày thứ
4 + 1/5* giá ngày thứ 5.
5 giá ở 5 ngày này đều có trọng số như nhau = 1/5 tức là để tính SMA5 5 giá ở 5 ngày đều có
tầm ảnh hưởng tương đương nhau.
Tương tự
SMA 10 = tổng mức giá đóng cửa của 10 phiên gần nhất /10
SMA 20 = tổng mức giá đóng cửa của 20 phiên gần nhất /20
SMA 50 = tổng mức giá đóng cửa của 50 phiên gần nhất /50
SMA 100 = tổng mức giá đóng cửa của 100 phiên gần nhất /100
Ví dụ: Đây là đồ thị giá của Hòa Phát đến 4/10/2018 với SMA 20 và SMA 50

1
Đường SMA20 màu xanh và đường SMA50 màu hồng mượt hơn so với đường giá, và đường
SMA nào tính trong các nhiều ngày sẽ càng mượt hơn và cũng phản ánh biến động của đường
giá kém hơn ( nằm xa đường giá hơn). Đường SMA trong ví dụ này giúp chúng ta cho ta một
cái nhìn rộng hơn về xu hướng của giá giúp chúng ta có thể dựa vào đó mà tìm thời điểm mua,
bán cổ phiếu một cách an toàn.

• Đường EMA cũng tương tự SMA nhưng mà khi tính đường trung bình với mỗi mức giá của
những ngày khác nhau sẽ có trọng số khác nhau, mức giá nào càng gần ngày hôm nay (ngày
tính đường EMA) sẽ có trọng số càng cao. Đường EMA ra đời nhằm khắc phục 1 nhược
điểm của đường SMA, đó là khi nếu trong những ngày tính SMA, có 1 ngày giá đột nhiên
thay đổi một cách đột ngột sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chỉ số SMA chung

VD:
Ngày 1 giá 10
Ngày 2 giá 15
Ngày 3 giá 12
Ngày 4 giá 11.5
Ngày 5 giá 11.3
Như vậy ở ngày thứ 2 giá tăng đột ngột và nếu cả 5 ngày có trọng số tương đương nhau chỉ
mỗi ở ngày thứ 2 giá biến động mạnh cũng gây biến động lớn tới cả chỉ số MA.
Nhựng với EMA trọng số của phiên thứ 2 sẽ nhỏ hơn, tức là EMA sẽ chịu ảnh hưởng ít hơn
bởi các phiên có sự thay đổi đột ngột nhưng cách xa ngày tính toán đường MA.
Cách tính EMA phức tạp hơn 1 chút so với SMA nhưng yên tâm các bạn sẽ không cần nhớ
chúng vì nhiều phần mềm hay trang web hỗ trợ phân tích kĩ thuật đều cung cấp chức năng tính
sẵn cả EMA, SMA cho chúng ta rồi.

2
• So sánh SMA và EMA. Đây là đồ thị của HPG với cả đường SMA20 và EMA20

Các bạn có thể thấy đường EMA có ưu điểm là sẽ phản ánh nhanh hơn các biến động của giá,
nó sẽ ở sát đường giá hơn so với đường SMA. Nhưng nhược điểm là do EMA phản ứng nhạy
với giá nên các bạn cũng dễ bị nhầm nghĩ rằng xu hướng mới đã xuất hiện nhưng thực tế ra
với cổ phiếu này nó chỉ có một phiên điều chỉnh nhẹ, tức là EMA có thể đưa ra dấu hiệ giả
khiến bạn có quyết định sai lầm. Còn đường SMA có nhược điểm là nó phản ứng chậm hơn
các biến động của giá nhưng bù lại đem đến ưu điểm là an toàn hơn, giúp bạn không bị sai
lầm trong việc xác định xu hướng.
Như vậy bạn nên sử dụng cả EMA và SMA để xác định xu hướng một cách bao quát nhất, từ
giờ để nói chung EMA và SMA chúng tôi sẽ chỉ dùng từ MA để thay cho cả 2.
Các đường MA phổ biến hay được sử dụng ở Việt Nam hiện nay là
MA(5), MA(10): khi tìm xu hướng trong ngắn hạn
MA(20), MA(50),MA(100): tìm xu hướng trung hạn
MA(100), MA(200): xu hướng dài hạn
Nhưng ngắn hay dài hạn cũng chỉ mang tính tương đối, tùy thuộc vào mỗi nhà đầu tư và vào
từng tình huống cụ thể.

• Khi sử dụng MA để xác định xu hướng của cổ phiếu, ta có thể sử dụng nhiều đường MA một
lúc trên đồ thị, và những đường MA nào tính với số ngày ngắn hơn ta có thể coi đó là đường
MA ngắn hạn, còn MA nào tính với số ngày dài hơn sẽ coi là MA dài hạn. VD như SMA 20
và SMA 50 trên cùng 1 đồ thị SMA 20 là SMA ngắn hạn còn SMA 50 là SMA dài hạn.

Để sử dụng đường MA trong phát hiện xu hướng giá cổ phiếu, chúng ta cần chú ý những điều
sau:

3
• Dùng đường MA ngắn hay dài hạn kết quả sẽ là xu hướng tăng hoặc giảm trong ngắn hoặc
dài hạn.
• Khi đường giá đi lên cắt đường MA báo hiệu xu hướng giá tăng. Ngược lại khi đường giá
hướng xuống cắt đường MA báo hiệu xu hướng giá giảm.
• Khi đường MA ngắn hạn cắt MA dài hạn hướng lên trên báo hiệu xu hướng tăng giá, còn
ngược lại báo hiệu xu hướng giảm giá.
• Khi giá hướng lên cắt MA ngắn hạn, cắt MA dài hạn và MA ngắn hạn cắt MA dài hạn hướng
lên trên báo hiện xu hướng tăng giá, ngược là là xu hướng giảm giá.
• Đường SMA dài hạn như SMA200 bắt đầu chúc xuống cũng có thể là dấu hiệu giá sắp giảm
cần theo dõi.

VD:
Trong hình về đồ thị của VHC đường MA20 màu đỏ, MA 50 màu xanh.
Ở vòng tròn đỏ thứ nhất, ta thấy MA20 ngắn hạn hơn cắt MA 50 dài hạn, điều này báo hiệ xu
hướng tăng cho VHC.
Ở vòng màu tím thứ 2, ta thấy khi giá giảm quá SMA 20 và đã tăng vượt SMA 20 và tiếp tục
tăng mạnh vượt SMA 20, sau khi vượt SMA 20 báo hiệu xu hướng tăng giá VHC đã thực sự
tăng mạnh. Và đây cũng liên quan tới chức năng thứ 2 của đường MA mà chúng tôi muốn chia
sẻ cho các bạn, đó là sử dụng đường MA để làm ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.

• Việc sử dụng MA làm ngưỡng hỗ trợ, kháng cự cũng khá phổ biến. Ta chỉ cần nhớ khi giá
tăng chạm đường MA có thể MA này là ngưỡng kháng cự và giá chạm MA này sẽ bật ngược
trở lại để tích lũy trước khi vượt MA. Nếu giá vượt được MA này đường MA đó lại trở thành
ngưỡng hỗ trợ, giúp khi giá cổ phiếu giảm chạm tới chớm rơi quá MA này giá sẽ bật ngược
trở lại tăng lên.

4
Ví dụ đồ thị vnindex, khi vnindex giá đang tăng lên đến khi chạm đường MA100 tức ngưỡng
kháng cự dài hạn 2 lần giá tăng chạm MA100 đều bật ngược trở lại thành giảm.
Còn đây là ví dụ giá của HPG, mỗi khi giảm chạm đường MA20 là ngưỡng hỗ trợ, nó liền bật
tăng trở lại

Như vậy chúng tôi đã trình bày cho các bạn về đường MA và ứng dụng của nó trong việc xác
định xu hướng cũng như các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự. Mong những chia sẻ này của Đầu Tư
Phát Đạt có thể giúp các nhà đầu tư có thêm một chỉ báo tỏng hệ thống giao dịch hiệu quả của
mình.

You might also like