You are on page 1of 5

Trang 1

Đường trung bình động MA là công cụ phân tích đơn giản được sử dụng phổ biến
trên thị trường tài chính hiện nay.

Nếu biết vận dụng đúng cách, trung bình động sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nhà
đầu tư. Vì vậy, hãy cùng Khang xem hết bài viết & video bên dưới để có thêm ý
tưởng về đường trung bình MA cũng như cách sử dụng nó hiệu quả trong đầu tư
chứng khoán nhé.

ĐƯỜNG TRUNG BÌNH DI ĐỘNG MA (MOVING AVERAGE) LÀ GÌ?

Đường trung bình động MA – Moving Average là đường trung bình của chuỗi giá
của cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định.

Đây là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến trên thị trường tài chứng
khoán.

Đường MA thường dùng để theo dõi sự vận động của giá cổ phiếu theo các xu
hướng tăng, giảm hay bình ổn dựa vào dữ liệu giá ở quá khứ.

Trung bình động MA được xem là chỉ báo chậm, không có tác dụng để dự báo mà
được sử dụng chủ yếu để theo dõi diễn biến giá bằng cách làm mượt dữ liệu giá
trong một khoảng thời gian cụ thể, ví dụ như 10 ngày, 20 ngày đối với MA ngắn hạn,
50 ngày cho trung hạn và 100 hoặc 200 ngày đối với dài hạn.

Các đường trung bình thường sẽ có độ trễ nhất định so với giá (đặc biệt trong ngắn
hạn).

Đường trung bình động được chia ra thành nhiều loại khác nhau, trong đó có 3
loại được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường, đó là:

1. Đường trung bình động đơn giản SMA – Simple Moving Average
2. Đường trung bình lũy thừa EMA – Exponential Moving Average
3. Đường trung bình tỉ trọng tuyến tính WMA – Weighted Moving Average

Đường SMA là dạng đơn giản nhất của đường MA, được tính bằng trung bình cộng
của một tổ hợp giá cổ phiếu trong khoảng thời gian xác định.

Chỉ báo SMA được dùng để xác định xu hướng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục hay đảo
chiều ngược lại, từ đó tạo ra các tín hiệu giúp nhà đầu tư nhận biết được thời điểm
thích hợp để đưa ra quyết định mua vào và bán ra.

Trang 2
Đường SMA của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – VCB

Các đường trung bình SMA phổ biến

Đường SMA dùng trong ngắn hạn: SMA(20);

Đường SMA dùng trong trung hạn: SMA(50);

Đường SMA dùng trong dài hạn: SMA(150), SMA(250)

Công thức tính SMA

SMA = (P1 + P2 + ……… + Pn ) / n

Trong đó: Pn là mức giá trong khoảng thời gian n

n - là khoảng thời gian

Ví dụ về cách tính SMA

Ta có số liệu về giá của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Vietcombank (VCB) từ ngày 09/12/2021 – 15/12/2021 như sau:

(Đơn vị: Nghìn đồng)

Lịch sử giá giao dịch của VCB (Nguồn: cafef)

Trang 3
Tính SMA của VCB trong 5 ngày từ 09/12 – 15/12

SMA (VCB) = (99.9 + 99.3 + 99.6 + 100 + 99.2)/ 5

SMA = 99.6 (nghìn đồng)

Ưu, nhược điểm của đường SMA

Ưu điểm:

Đường SMA được sử dụng phổ biến, nên nó phản ánh tâm lý của nhà đầu tư tại
ngưỡng hỗ trợ và kháng cự khá sát thực tế.

SMA phản ứng chậm do đó nó loại trừ được các biến động nhiễu giá ngắn hạn, giúp
nhà đầu tư phát hiện ra các bẫy giá trong dài hạn. => Mức độ tin cậy cao

Nhược điểm:

Coi trọng số của giá tất cả các ngày là như nhau, vì vậy SMA thường sẽ phản ứng
chậm và thiếu độ nhạy khi có những biến động lớn của giá trong ngắn hạn.

THỰC HÀNH: TUYỆT CHIÊU SỬ DỤNG CÁC ĐƯỜNG TRUNG BÌNH MA

Công cụ thực hành Hoàn toàn miễn phí): https://www.fireant.vn/App#/dashboard

Hoặc https://vn.investing.com/indices/vn-chart

Mời bạn bấm vào video bên dưới để xem.

Chúc bạn đầu tư thành công!

Trang 4
KẾT NỐI VỚI ĐẶNG TRỌNG KHANG

• Website: https://dangtrongkhang.com
• Email: trongkhangck@gmail.com
• Đăng ký kênh Youtube: Đặng Trọng Khang
• Fanpage: Đặng Trọng Khang
• Hỏi – đáp qua Fanpage: CHÁT VỚI TÔI

Trang 5

You might also like