You are on page 1of 156

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LƯU THỊ THÙY VÂN

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG


ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA LAPTOP MỚI CỦA
SINH VIÊN TẠI THỊ TRƯỜNG ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LƯU THỊ THÙY VÂN

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG


ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA LAPTOP MỚI CỦA
SINH VIÊN TẠI THỊ TRƯỜNG ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

Đà Nẵng - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

LƯU THỊ THÙY VÂN


MỤC LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng Tên bảng Trang


Tỷ lệ tăng trưởng của lượng PC nhập khẩu vào
1.1. 22
VN Quý 1/2010
Xếp hạng laptop theo doanh thu của FPT Shop
1.2. 24
năm 2014
Bảng 26 chỉ báo thuộc 7 yếu tố ảnh hưởng
quyết định mua Laptop của khách hàng trong
ngiên cứu của Tiến sĩ Ashhan Nair, Sema
1.3. 36
Yoruker, Gigen Gunes và Yeliz Ozdemir thuộc
Trường đại học Bogazici, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
thực hiện vào tháng 10/2006
Các chỉ báo thuộc 5 yếu tố ảnh hưởng quyết
1.4. định mua Laptop của giáo viên trong ngiên cứu 39
của Shamsunnahar Tania
Cơ sở đề xuất các yếu tố ảnh hưởng quyết định
2.1. mua Laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà 41
Nẵng.
Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
2.2. 51
mua
2.3. Thang đo quyết định mua 53
3.1. Kết quả phân tích giới tính của đáp viên 58
3.2. Kết quả phân tích trường đại học của đáp viên 59
Kết quả phân tích thu nhập trung bình tháng
3.3. 59
của đáp viên
Kết quả phân tích thương hiệu laptop được sinh
3.4. 60
viên đã và đang sử dụng
3.5. Kết quả phân tích ngân sách dự chi của sinh 61
viên để mua laptop
Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của
3.6. 62
thang đo
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang
3.7. 67
đo “Đặc điểm kỹ thuật”
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang
3.8. 68
đo “Tính năng tăng cường”
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang
3.9. 68
đo “Khả năng kết nối và di động”
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang
3.10. 69
đo “Thiết kế”
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang
3.11. 70
đo “Dịch vụ hậu mãi”
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang
3.12. 70
đo “Thương hiệu”
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang
3.13. 71
đo “Giá cả và điều kiện thanh toán”
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang
3.14. 72
đo “Quyết định mua”
3.15. Kết quả phân tích KMO cho biến độc lập lần 1 74
3.16. Kết quả phân tích KMO cho biến độc lập lần 2 75
3.17. Kết quả phân tích KMO cho biến độc lập lần 3 76
3.18. Kết quả phân tích KMO cho biến phụ thuộc 78
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang
3.19. 79
đo “Kỹ thuật”
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang
3.20. 80
đo “Khả năng kết nối và di động” mới
Kết quả phân tích hồi quy _ Bảng Model
3.21. 82
Summary
3.22. Kết quả phân tích hồi quy _ Bảng ANOVA 83
3.23. Kết quả phân tích hồi quy _ Bảng Coefficients 84
Kết quả phân tích phương sai _ kiểm định
3.24. 85
Levene giữa “Quyết định mua” và “Giới tính”
Kết quả phân tích phương sai _ ANOVA
3.25. 85
giữa “Quyết định mua” và “Giới tính”
Kết quả phân tích phương sai _ kiểm định
3.26. Levenegiữa “Quyết định mua” và “Trường đại 86
học của đáp viên”
Kết quả phân tích phương sai _ ANOVA
3.27. giữa “Quyết định mua” và “Trường đại học của 86
đáp viên”
Kết quả phân tích phương sai _ kiểm định
3.28. Levene giữa “Quyết định mua” và “Thu nhập 87
trung bình tháng”
Kết quả phân tích phương sai _ ANOVA
3.29. giữa “Quyết định mua” và “Thu nhập trung 88
bình tháng”
4.1. Mức độ đồng ý trung bình của các yếu tố 92
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số hiệu
Tên hình vẽ Trang
hình vẽ
1.1. Mô hình hành vi người tiêu dùng 11
1.2. Quá trình quyết định mua 12
Các bước giữa việc đánh giá phương án và
1.3. 18
quyết định mua
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
1.4. mua laptop của sinh viên ở thành phố 31
Bangalore, Ấn Độ của Tiến sĩ H.S.Adithya
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng quyết định
1.5. mua laptop của sinh viên khoa Nông nghiệp 33
trường Đại học An Giang
Mô hình những yếu tố ảnh hưởng tới việc
1.6. mua Laptop của khách hàng trong ngiên cứu 35
của Tiến sĩ Ashhan Nair và cộng sự
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng quyết định
1.7. mua Laptop của giáo viên trong ngiên cứu 38
của Shamsunnahar Tania
Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh
2.1. hưởng đến quyết định mua laptop mới của 45
sinh viên tại thị trường Đà Nẵng
2.2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu 50
3.1. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 81
3.2. Mô hình nghiên cứu cuối cùng 89
11

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, máy tính
(hay còn gọi là máy vi tính) ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc
sống. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực từ giáo dục,
ngân hàng, kinh doanh, y tế đến các hoạt động nghiên cứu, giải trí như dự báo
thời tiết, nghiên cứu khoa học, truyền thông, vui chơi giải trí,…. Máy tính hỗ
trợ con người trong công việc thu thập, xử lí, mã hóa, lưu trữ và chuyển tiếp
dữ liệu, soạn thảo các văn bản, thực hiện các liên kết, liên lạc với người khác,
các hoạt động giải trí,... và rất nhiều việc khác. Và, với yêu cầu phát triển
ngày càng năng động của cuộc sống, các laptop có đầy đủ các tính năng của
máy tính để có thể hỗ trợ con người trong công việc, giải trí và cuộc sống
nhưng cũng đáp ứng tính năng động trong việc di chuyển đã ra đời và ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Đặc biệt, với các
tính năng hỗ trợ của mình, laptop đã trở thành một dụng cụ học tập không thể
thiếu phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu cũng như vui chơi, giải trí của sinh
viên. Laptop có đầy đủ các tính năng để thay thế hầu hết các công cụ học tập
như sách vở, giáo trình, tài liệu nghiên cứu, bút viết, máy tính,… trong việc
học của sinh viên. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ các trình chiếu để phục vụ việc
thuyết trình, công cụ tìm kiếm thông tin, liên kết trong nhóm học tập, giáo
viên, cộng đồng xã hội. Thiết kế gọn nhẹ, tính năng di chuyển năng động và
các công cụ tích hợp đã khiến laptop đóng một vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ
học tập của sinh viên hiện nay. Không chỉ vậy, laptop còn có những tính năng
hỗ trợ việc nghe nhạc, xem phim, chơi game cùng kết nối internet cũng đóng
vai trò quan trọng trong các hoạt động giải trí của sinh viên. Chính tầm quan
trọng trong học tập và giải trí đã khiến nhu cầu sử dụng laptop của các sinh
viên tăng cao. Hầu như tất cả các sinh viên hiện nay đều cố gắng trang bị cho
12

bản thân một máy laptop để hỗ trợ học tập, công việc và giải trí. Từ nhận định
trên, có thể thấy thị trường sinh viên là một thị trường lớn, đầy tiềm năng cần
được quan tâm nghiên cứu khai thác trong hoạt động kinh doanh laptop.
Với việc là trung tâm kinh tế và là một trong những thành phố trọng
điểm miền Trung –Tây Nguyên, số lượng sinh viên đổ về Đà Nẵng học tập và
làm việc là rất lớn. Theo số liệu thống kê của thành phố, Đà Nẵng hiện có 4
trường đại học công lập, 1 trường đại học dân lập và 13 trường cao đẳng với
khoảng 150.000 sinh viên đang theo học. Năm 2011, số lượng sinh viên tại
các trường đại học công lập là 74.630 sinh viên, đại học dân lập là 22.674
sinh viên và cao đẳng là 46.980 sinh viên. Như vậy có thể thấy số lượng sinh
viên tại Đà Nẵng là rất lớn, đầy tiềm năng và đáng giá khai thác. Đây cũng là
lí do tác giả lựa chọn sinh viên tại thị trường Đà Nẵng làm đối tượng nghiên
cứu.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu laptop với đầy đủ các
dòng, chủng loại, cấu hình với giá cả từ bình dân đến cao cấp nhằm phục vụ
nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Sự hiện diện của nhiều thương hiệu
laptop khác nhau như Dell, HP, Sony Vaio, Asus, Acer, Toshiba, Lenovo,…
cùng sự đa dạng về sản phẩm khiến thị trường bị chia nhỏ và cạnh tranh trở
nên khốc liệt hơn trong kinh doanh laptop. Để gia tăng thị phần, doanh số bán
hàng và khai thác thị trường sinh viên nói chung và thị trường sinh viên tại Đà
Nẵng nói riêng các công ty cần hiểu biết sinh viên sẽ mua sản phẩm của các
thương hiệu nào, khi nào mua, các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua
của sinh viên,… và từ đó có những chính sách kinh doanh hiệu quả. Từ những
lí do trên, tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài luận văn “Nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà
Nẵng”. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tác giả có những hiểu biết thêm về
13

lý thuyết marketing, hiểu biết về kinh doanh laptop cũng như nắm bắt nhu
cầu, thị hiếu của sinh viên với mặt hàng laptop.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào những nội dung chính sau:
- Xác định các thương hiệu laptop được ưa chuộng trên thị trường và thị phần
của chúng.
- Xây dựng được mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop mới
của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng.
- Kiểm định và đánh giá sự tác động của các yếu tố đến quyết định mua laptop
mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng
- Đề xuất một số kiến nghị với các doanh nghiệp phân phối laptop nhằm thu hút
và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng, từ đó nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện cho đối tượng là quyết định mua laptop mới
của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu:
Laptop mới là laptop được sản xuất và đưa nguyên vẹn đến tay người
mua, người mua sẽ là người đầu tiên sử dụng. Khái niệm laptop mới được
dùng để phân biệt với laptop đã qua sử dụng – laptop second-hand. Đề tài này
chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua
laptop mới nên nghiên cứu sẽ không đề cập đến quyết định mua laptop đã qua
sử dụng (laptop second-hand) và chỉ thực hiện nghiên cứu những sinh viên đã
từng mua laptop mới trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
14

4. Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu này sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu định tính: Thực hiện các cuộc điều tra sơ bộ với đối tượng nghiên
cứu để tìm ra những nội dung và ý tưởng có liên quan đến đề tài đang thực
hiện
- Nghiên cứu định lượng: Dựa vào những ý tưởng đã phỏng vấn được trong quá
trình thực hiện điều tra sơ bộ, tiến hành xây dựng bảng câu hỏi điều tra, thu
thập và xử lí số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS, đưa ra các đánh giá và
kiến nghị.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với
tác giả cũng như các doanh nghiệp kinh doanh laptop tại thị trường Đà Nẵng,
cụ thể như sau:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp phân
phối, kinh doanh laptop có cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lí
cho doanh nghiệp của mình trên địa bàn Đà Nẵng trên cơ sở hiểu rõ hơn các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng.
Thứ hai, các doanh nghiệp phân phối laptop cũng có những căn cứ để
xây dựng các kế hoạch tiếp thị hiệu quả đến với khách hàng như kế hoạch bán
hàng,…
Thứ ba, kết quả nghiên cứu cũng giúp cho bản thân tác giả hiểu rõ hơn,
sâu sắc hơn về cơ sở lý luận về marketing, các lý thuyết về quyết định mua,
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng cá nhân đối với sản
phẩm laptop.
6. Cấu trúc của luận văn
Gồm phần mở đầu và 4 chương:
• Mở đầu
15

• Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quyết định mua và các mô hình nghiên cứu đi


trước
• Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
• Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu
• Chương 4: Kết luận và các kiến nghị
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Giáo trình Marketing Căn bản – Nhà xuất bản Lao Động của Philip Kotler.
Giáo trình Marketing Căn bản giúp tác giả có được những kiến thức căn bản
về marketing, hành vi tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng và tiến trình ra quyết
định mua hàng của khách hàng cá nhân, từ đó hệ thống kiến thức và xây dựng
lý thuyết cho đề tài nghiên cứu của mình.
- Giáo trình Quản trị Marketing – Nhà xuất bản Tài Chính của nhóm biên soạn
PGS.TS Lê Thế Giới, TS Nguyễn Xuân Lãn, ThS Võ Quang Trí, ThS Đinh
Thị Lệ Trâm, ThS Phạm Ngọc Ái giúp tác giả bổ sung những kiến thức căn
bản về marketing, hành vi tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng dưới góc độ của
người làm marketing, tiến trình ra quyết định năm bước góp phần hệ thống và
xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
- Giáo trình Hành vi người tiêu dùng - Nhà xuất bản Tài Chính của nhóm biên
soạn TS Nguyễn Xuân Lãn, TS Phạm Thị Lan Hương, TS Đường Thị Liên Hà
giúp tác giả bổ sung các kiến thức về hành vi tiêu dùng, tiến trình ra quyết
định, quyết định mua và các yếu tố ảnh hưởng một cách chuyên sâu hơn. Giáo
trình này cũng đã được các thầy cô biên soạn lại cho phù hợp với hành vi tiêu
dùng của khách hàng tại thị trường Việt Nam.
- Giáo trình Nghiên cứu Marketing: Lý thuyết và ứng dụng – Nhà xuất bản
Thống Kê của nhóm biên soạn PGS.TS Lê Thế Giới, TS Nguyễn Xuân Lãn,
ThS Đặng Công Tuấn, ThS Lê Văn Huy, ThS Nguyễn Thị Bích Thủy được tác
giả dùng để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch nghiên cứu, lựa chọn phương pháp
nghiên cứu, cách xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn và xử lý số liệu nghiên
cứu.
16

- Giáo trình Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – Nhà xuất bản Hồng Đức
của tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc được tác giả sử dụng để
tham khảo khi xử lí số liệu nghiên cứu bằng phần mềm SPSS.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn được tham khảo bởi các mô hình nghiên
cứu đi trước về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của khách
hàng cá nhân. Cụ thể:
- Nghiên cứu thực nghiệm về Hành vi mua laptop của sinh viên ở thành phố
Bangalore, Ấn Độ vào tháng 9/2013 của Tiến sĩ H.S.Adithya. Nghiên cứu
được thực hiện đối với các sinh viên nam nữ để xác định các yếu tố khác nhau
ảnh hưởng đến sinh viên khi họ mua một laptop. Đây là một trong những
nghiên cứu gần sát nhất với đề tài nghiên cứu của tác giả khi cùng có đối
tượng nghiên cứu là sinh viên và mục đích nghiên cứu xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định mua laptop. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 8 yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của sinh viên là Phần
Cứng, Thiết kế, Khuyến Mại, Thương Hiệu, Phần Mềm Gốc, Linh kiện,
Quảng cáo và Cải Tiến. Nghiên cứu cũng cho thấy sinh viên là một thị trường
đầy tiềm năng và các thương hiệu laptop phổ biến trong giới sinh viên là Dell
(54% thị trường), HP (20%), Acer (7%), Lenovo (6%),… Bạn bè là nhóm
tham khảo đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua laptop
với 89% (178) số người được hỏi cho biết lời đề nghị của bạn bè là hữu ích
trong việc quyết định thương hiệu và cấu hình.
- Nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng tới việc mua Laptop của khách hàng
của Tiến sĩ Ashhan Nair, Sema Yoruker, Gigen Gunes và Yeliz Ozdemir -
Trường đại học Bogazici, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện vào tháng 10/2006.
Đây là một nghiên cứu chung với đối tượng khách hàng cá nhân về các yếu tố
ảnh hưởng đến việc mua laptop. Dù đối tượng nghiên cứu rộng lớn, bao quát
hơn so với đối tượng nghiên cứu của tác giả nhưng nghiên cứu này cũng cung
17

cấp cho tác giả một mô hình tham khảo với các yếu tố ảnh hưởng quyết định
mua laptop cụ thể. Nghiên cứu đã chia các khách hàng cá nhân thành ba nhóm
người khác nhau là khách hàng thân thuộc, khách hàng chuyển thương hiệu
hài lòng và khách hàng chuyển thương hiệu không hài lòng để tiến hành
nghiên cứu mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố. Tiến sĩ Ashhan Nair
đã khảo sát qua mạng internet và thu được 903 phản hồi, trong đó có 327
phản hồi phù hợp với yêu cầu đã được sử dụng để tiến hành phân tích nghiên
cứu. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có 26 biến được chia thành 7 yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua laptop của khách hàng cá nhân là: Tính năng kỹ
thuật cốt lõi, Dịch vụ sau khi mua, Giá cả và điều kiện thanh toán, Thông số
kỹ thuật thiết bị ngoại vi, Ngoại hình, Giá trị tính năng tăng cường và Khả
năng kết nối & di động. Mặt khác nghiên cứu cho thấy giữa các khách hàng
thân thuộc, khách hàng chuyển thương hiệu hài lòng và khách hàng chuyển
thương hiệu không hài lòng có một sự khác biệt đáng kể chỉ trong yếu tố “Giá
cả và điều kiện thanh toán”. Kết quả cho thấy khi so sánh với các khách hàng
thân thuộc và khách hàng chuyển thương hiệu hài lòng thì những khách
chuyển thương hiệu không hài lòng ít quan trọng hơn tới các yếu tố liên quan
đến “Giá cả và điều kiện thanh toán”.
- Nghiên cứu Các tiêu chí lựa chọn laptop của sinh viên khoa Nông nghiệp -
Đại học An Giang của Hồ Đình Thúy An. Đây là nghiên cứu gần sát nhất với
đề tài của tác giả khi có cùng đối tượng nghiên cứu và được thực hiện tại thị
trường Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua laptop của sinh viên là Cấu hình mạnh và chất lượng, Thương hiệu, Mẫu
mã, Giá cả, Khuyến mãi.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của giáo viên
các trường đại học tư nhân tại thành phố Dhaka, BanglaDesh của
Shamsunnahar Tania, năm 2012. Dù đối tượng nghiên cứu khác với đề tài
nghiên cứu của tác giả nhưng cùng chung sản phẩm laptop và có sự gần gũi
18

trong đối tượng nghiên cứu nên vẫn được tác giả đưa vào tham khảo. Nghiên
cứu này đã đưa ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop là: Xây
dựng thương hiệu, Tính năng kỹ thuật, Tính năng đặc biệt, Giá trị và Tính di
động. Nó cũng cho kết quả về các thương hiệu laptop được ưa thích là HP,
Dell, Gateway và sự khác biệt giữa khách hàng nam, nữ về các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua laptop.
19

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH MUA
VÀ CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC
1.1. LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng
Người tiêu dùng hay khách hàng là một khái niệm tương đối quen thuộc,
tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất về định nghĩa
cũng như nội hàm của khái niệm này. Tùy theo lĩnh vực nghiên cứu mà các
nhà nghiên cứu, nhà kinh tế hay nhà hoạch định chính sách đưa ra các quan
điểm khác nhau, về bản chất cũng như chức năng tiêu dùng. Do đặc điểm đối
tượng và mục đích nghiên cứu, trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng
định nghĩa trong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Ủy ban
thường vụ Quốc hội:
“Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục
đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức”
(Điều 1, chương I, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày
27/04/1999)
1.1.2. Khái niệm hành vi người tiêu dùng
Theo Philip Kotler, hành vi người tiêu dùng được định nghĩa: “Một tổng
thể những hành động diễn biến trong suốt quá trình kể từ khi nhận biết
nhu cầu cho tới khi mua và sau khi mua sản phẩm" (Philip Kotler, 2007).
Nói cách khác,hành vi của người tiêu dùng là cách thức các cá nhân ra quyết
định sẽ sử dụng các nguồn lực sẵn có của họ (thời gian, tiền bạc, nỗ lực) như
thế nào cho các sản phẩm tiêu dùng.
Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ, hành vi người tiêu dùng chính là sự
tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và
hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống
20

của họ. Theo cách định nghĩa này, khái niệm hành vi người tiêu dùng được
nhìn dưới góc độ tính tương tác, tác động qua lại lẫn nhau giữa con người và
môi trường bên ngoài.
Theo sách Hành vi người tiêu dùng – Nhà xuất bản Tài chính xuất bản
năm 2013 thì “Hành vi người tiêu dùng phản ánh tổng thể các quyết định
của người tiêu dùng đối với việc thu nhận, tiêu dùng, loại bỏ hàng hóa, bao
gồm sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và ý tưởng, bởi các đơn vị ra quyết định
(con người) theo thời gian”.
Theo đó hành vi người tiêu dùng là một tiến trình gồm một chuỗi hành
động từ việc lựa chọn, mua hàng, lưu trữ, sử dụng và loại bỏ sản phẩm hoặc
dịch vụ của khách hàng nói chung. Để thực hiện mỗi hành vi này, người ta
cho rằng khách hàng phải trải qua một quá trình ra quyết định tương ứng. Các
bước trong quá trình quyết định đó có thể là nhận diện nhu cầu, tìm kiếm
thông tin....cho đến khi đưa quyết định cuối cùng. Vì đó là một tiến trình rất
năng động nên khi phân tích các bước này bao giờ chúng ta cũng đặt các
quyết định đó trong bối cảnh không gian và thời gian cụ thể. Thông tin từ mỗi
bước này đều có ý nghĩa với người làm marketing.
Tóm lại, tất cả các định nghĩ về Hành vi người tiêu dùng đều tập trung
vào các khía cạnh của quá trình nhận biết, tìm kiếm thông tin, đánh giá mua
hàng, phản ứng sau mua của người tiêu dùng và mối quan hệ biện chứng giữa
quá trình đó với các yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp, gián tiếp vào nó.
1.1.3. Mô hình hành vi người tiêu dùng
Theo mô hình hành vi người tiêu dùng, các kích thích marketing và
những kích thích khác tác động vào hộp đen của khách hàng và tạo ra các đáp
ứng của người mua. Tùy vào đặc điểm của khách hàng mà họ sẽ nhận thức và
đáp ứng như thế nào với kích thích. Tiến trình quyết định mua hàng bản thân
nó sẽ tác động lên hành vi của khách hàng. Từ đó đưa ra các đáp ứng của
khách hàng mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát được hành vi tiêu dùng sản
21

phẩm của khách hàng qua việc: chọn sản phẩm, chọn nhãn hiệu, chọn cửa
hàng, thời gian mua, số lượng mua.
Các kích thích của marketing bao gồm 4 biến số của phối thức Maketing
là sản phẩm, giá, phân phối và cổ động. Những kích thích khác bao gồm
những nhân tố và hiện tượng xung quanh khách hàng như môi trường kinh tế,
công nghệ, chính trị và văn hóa. Tất cả những yếu tố này đã tác động đến suy
nghĩ của khách hàng khi ra quyết định mua mỗi ngày.

Hình 1.1. Mô hình hành vi người tiêu dùng


(Nguồn: Giáo trình Quản trị Marketing – Định hướng giá trị – trang 157)
1.1.4. Tiến trình ra quyết định mua
Hầu hết tiến trình mua của khách hàng thường trải qua 5 giai đoạn là
nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn, lựa chọn mua và
đánh giá sau khi mua. Tuy nhiên không phải tất cả các sản phẩm đều như thế,
đặc biệt là những mặt hàng ít được quan tâm. Người tiêu dùng có thể bỏ qua
hoặc đảo lộn vài giai đoạn. Các diễn biến trong các quá trình tâm lý của cá
nhân liên kết chặt chẽ với tiến trình ra quyết định. Mức độ phức tạp trong việc
ra quyết định mua hàng liên quan trực tiếp đến mức độ quan tâm của khách
hàng trong tình huống mua. Khách hàng càng quan tâm khi mua thì tiến trình
mua hàng càng phức tạp.
22

Hình 1.2. Quá trình quyết định mua


(Nguồn: Giáo trình Marketing Căn bản - Philip Kotler – Chương 4)
a. Nhận thức nhu cầu:
Quá trình mua sắm bắt đầu khi người mua nhận thức được vấn đề hay
nhu cầu của mình tức sự thiếu hụt hoặc cảm thấy cần một cái gì đó. Nhu cầu
có thể được bắt nguồn từ những tác nhân kích thích nội tại (như nhu cầu sinh
lí: đói, khát,…) hay bên ngoài (như tác động của bạn bè: điện thoại di động
thông minh). Khi người tiêu dùng có một cảm giác về một sự khác biệt quan
trọng giữa trạng thái hiện có và trạng thái họ mong muốn liên quan đến việc
mua hàng tiềm năng, họ sẽ có động cơ giải quyết vấn đề mua hàng. Tuy
nhiên, sự khác biệt này phải đủ lớn để khiến cho khách hàng hành động.
Tình trạng ước muốn của người tiêu dùng chịu sự tác động của nhiều yếu
tố, trong đó tác động của nhóm tham khảo là một trong những ảnh hưởng
quan trọng nhất. Và cũng có những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng hiện tại
của người tiêu dùng bao gồm cả sự thiếu hụt cảm nhận được.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến ước muốn và tình trạng hiện tại của người tiêu
dùng:
- Khả năng tài chính: Thu nhập của người tiêu dùng, các khoản để dành, chi
tiêu và thu nhập trong tương lai.
- Các quyết định tiêu dùng trước đó: Việc mua một sản phẩm thường liên quan
đến những sản phẩm trước đó. Đặc điểm này liên quan đến các sản phẩm mà
khách hàng đã tiêu dùng trước đó như thế nào?
- Các đặc điểm gia đình: Các sản phẩm và dịch vụ khác nhau sẽ phù hợp với
tình trạng của từng gia đình.
23

- Văn hóa và tầng lớp xã hội: Ảnh hưởng đến việc khách hàng sẽ mua cái gì và
mua ở đâu.
- Sự phát triển cá nhân: Các nhu cầu khác nhau dựa trên sự phát triển vật chất
và tâm lí. Ví dụ khi con người đạt đến một mức thu nhập nào đó về vật chất
không chỉ đủ cho họ có thể thoải mái đáp ứng các nhu cầu về sinh lí, an toàn,
xã hội thì họ thường có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng
các nhu cầu cao hơn như được tôn trọng, tự khẳng định mình.
- Tình trạng hiện tại: hạn chế về mặt thời gian, không gian, thời tiết và kiểu
mua hàng.
- Các nỗ lực marketing: Liên quan đến sự nhận biết và mong muốn đối với sản
phẩm mới do kết quả của các nỗ lực truyền thông cổ động.
Nhiệm vụ của các nhà marketing trong giai đoạn này: nghiên cứu hành
vi người tiêu dùng, phát hiện những nhu cầu nào đang phát sinh? Những sản
phẩm hay dịch vụ nào sẽ thỏa mãn chúng? Và những chiến lược marketing
phù hợp nhất. Từ đó triển khai những hoạt động quảng bá nhằm thúc đẩy
hành vi người tiêu dùng.
b. Tìm kiếm thông tin:
Khi người tiêu dùng đã có nhu cầu họ có thể sẽ tiếp tục hoặc không tiếp
tục làm một điều gì đó để thỏa mãn nhu cầu của mình. Điều đó phụ thuộc vào
mức độ quan trọng của nhu cầu cũng như thời gian, tiền bạc, khả năng tiếp
cận với nhà cung ứng của người mua. Nếu nhu cầu đủ mạnh họ sẽ bắt đầu tìm
kiếm các thông tin cần thiết về sản phẩm.
Có nhiều kiểu tìm kiếm thông tin như tìm kiếm thông tin nội bộ, bên
ngoài, tìm kiếm thông tin trước đó và tìm kiếm liên tục. Tìm kiếm thông tin
trước đó có thể là tìm kiếm bên trong, bên ngoài hoặc cả hai và nó có thể tập
trung hoặc không tập trung vào một nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng. Còn
tìm kiếm thông tin liên tục thường xảy ra khi người tiêu dùng muốn học hỏi
nhiều hơn về một vài dòng sản phẩm họ quan tâm, yêu thích và nhằm xây
24

dựng cơ sở thông tin sử dụng trong tương lai. Nó cũng mang lại cho họ một vị
trí nhất định nào đó trong nhóm tham khảo, gia đình nhờ sự hiểu biết này và
trở thành người dẫn đạo ý tưởng.
Tìm kiếm bên trong và tìm kiếm nội bộ là hai kiểu tìm kiếm thông tin cơ
bản nhất. Tìm kiếm bên trong bao gồm sợ tìm kiếm trong trí nhớ của người
tiêu dùng đối với những kinh nghiệm và những thông tin quan trọng có thể sử
dụng trong việc ra quyết định mua hàng hiện tại. Đây là loại hoạt động tìm
kiếm thông tin phổ biến nhất trong hầu hết các quyết định mua hàng của
người tiêu dùng. Do vậy, sẽ rất quan trọng đối với người làm marketing trong
việc luôn thông tin cho khách hàng về sản phẩm, nhãn hiệu của mình và
khuyến khích họ mua hàng lặp lại, không cần các nỗ lực tìm kiếm thông tin
nhiều.
Tìm kiếm bên ngoài là một tiến trình phức tạp hơn liên quan đến một
cách tiếp cận tiên phong nhằm có được những thông tin từ các nguồn cá nhân,
xã hội,…. Thông tin thu thập được thông qua tìm kiếm từ các nguồn bên
ngoài có thể thu được nhiều thông tin mới và thú vị về các lựa chọn khác nhau
giúp giải quyết vấn đề mua hàng.
Như vậy, thách thức với những người làm marketing là tạo động cơ để
người tiêu dùng mua hàng dựa trên nhu cầu được nhận biết. Sau đó, người
làm marketing phải tạo điều kiện cho người tiêu dùng trong việc có được
những thông tin cần thiết để ra quyết định. Cung cấp thông tin càng sớm trong
các bước của tiến trình ra quyết định sẽ giúp nhãn hiệu trở nên quan trọng
trong tâm trí khách hàng khi họ lựa chọn và quyết định mua.
Hầu hết các nỗ lực tìm kiếm thông tin của khách hàng bao gồm tìm kiếm
trí nhớ của họ về kinh nghiệm, thông tin trong việc mua hàng tương tự với
trường hợp mua hiện tại. Khi thông tin lưu trữ trong trí nhớ không đầy đủ và
25

thiếu độ tin cậy thì người tiêu dùng sẽ tham khảo thêm các thông tin bên
ngoài.
Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin từ các nguồn thông tin cá nhân,
thương mại, công cộng hoặc thực nghiệm (kinh nghiệm).
- Mức độ phổ cập thì nguồn thương mại > công cộng > cá nhân > kinh nghiệm
- Mức độ thuyết phục thì nguồn kinh nghiệm > cá nhân > công cộng > thương
mại.
Thông qua việc thu thập thông tin, khách hàng sẽ có một tập các nhãn
hiệu sẽ có về sản phẩm hoặc dịch vụ mình cần. Từ tập nhãn hiệu sẵn có đó,
người tiêu dùng sẽ lựa chọn ra một tập các nhãn hiệu mà họ nhận biết được,
để rồi lại chọn lựa ra tập các nhãn hiệu được xem xét (các nhãn hiệu đáp ứng
các tiêu chuẩn mua hàng ban đầu) và cuối cùng là tập các nhãn hiệu được lựa
chọn. Từ tập nhãn hiệu được lựa chọn này, người tiêu dùng sẽ thực hiện bước
thứ 3 là đánh giá các lựa chọn trong tập để có thể ra quyết định mua sản phẩm
của nhãn hiệu nào.
c. Đánh giá các lựa chọn:
Sau khi tìm kiếm các thông tin về sản phẩm là chọn ra được một tập hợp
các nhãn hiệu lựa chọn, người tiêu dùng sẽ tiến hành đánh giá các lựa chọn
khác nhau theo một số tiêu chuẩn quan trọng để có thể chọn ra phương án tối
ưu nhất. Các chỉ tiêu đánh giá này có thể là chủ quan hay khách quan tùy theo
nhu cầu, mục đích của từng người và khác nhau giữa nhiều người tiêu dùng
cũng như giữa các loại sản phẩm.
Bước đầu tiên để đánh giá các phương án là người tiêu dùng phải hình
thành một loạt các tiêu chuẩn lựa chọn. Các tiêu chuẩn này mang tính chất
khách quan (như giá, thiết kế, bảo hành, năng lực,…) hoặc chủ quan (như tính
biểu trưng của sản phẩm, kiểu dáng, các lợi ích cảm nhận được mà người tiêu
dùng hy vọng nhận được). Sau đó, người tiêu dùng thường hình thành mối
26

quan hệ giữa các thuộc tính sản phẩm và động cơ mua hàng và từ đó gán tầm
quan trọng cho các tiêu chuẩn.
Khách hàng thường sử dụng nhiều tiêu chuẩn khác nhau cho tiến trình
đánh giá các lựa chọn và tầm quan trọng của các tiêu chuẩn là khác nhau đối
với những người tiêu dùng khác nhau. Trong hầu hết các tình huống mua
hàng, chỉ một vài tiêu chuẩn sẽ nổi trội lên và được người tiêu dùng sử dụng
để ra quyết định cuối cùng.
Vi dụ: Đối với 1 người già độc thân giàu có, ông ta có thể đánh giá cao
chỉ tiêu về sự tiện nghi và chất lượng hơn là chỉ tiêu thiết kế. Ngược lại, đối
với 1 người vừa mới giàu có lên, vừa gia nhập vào thế giới thượng lưu, người
đó thường đánh giá cao chỉ tiêu đẳng cấp mà sự tiêu dùng sản phẩm mang lại
hơn là chỉ tiêu chất lượng.
Không có một tiến trình đánh giá chuẩn dành cho tất cả các khách hàng
khi đánh giá các lựa chọn. Người tiêu dùng đánh giá các lựa chọn và hình
thành các lập luận của mình dựa trên nền tảng ý thức và tính hợp lí. Trước khi
lựa chọn sản phẩm, người tiêu dùng luôn muốn thỏa mãn nhu cầu ở mức độ
cao nhất từ sản phẩm đó. Tiếp theo, họ tìm kiếm một số lợi ích nhất định từ
việc tiêu dùng sản phẩm. Sau đó, họ xem xét mỗi sản phẩm như một tập hợp
các đặc tính với khả năng cung cấp những lợi ích khác nhau có thể thỏa mãn
nhu cầu của họ. Khách hàng có những đánh giá khác nhau về tầm quan trọng
của các đặc tính sản phẩm. Họ chú ý nhất đến những đặc tính đem lại cho họ
nhiều lợi ích nhất. Thị trường đối với một sản phẩm cũng có thể được phân
đoạn theo các đặc tính quan trọng đối với các nhóm khách hàng khác nhau.
Để lựa chọn, người tiêu dùng tập hợp những niềm tin vào các nhãn hiệu
cùng với sự đánh giá trực quan theo các tiêu chuẩn đề ra. Trên cơ sở tính toán
và đánh giá lợi ích tổng hợp, người tiêu dùng sẽ chọn một nhãn hiệu nào đó
và ý định mua được hình thành.
27

Vì vậy, các chuyên gia marketing cần phải xác định những tiêu chuẩn
nào khách hàng sử dụng cho sự chọn lựa, những khả năng và những tiêu
chuẩn đó được đánh giá ra sao, từ đó có các chiến lược tiếp thị nhằm củng cố
sở thích của người tiêu dùng, nêu bật những ưu việt, khác biệt sản phẩm của
nhãn hiệu mình để thuyết phục người tiêu dùng.
d. Quyết định mua
Sau khi khách hàng thu thập đủ thông tin cũng như đánh giá xong các
phương án dựa trên bảng các tiêu chuẩn quan trọng đã lập ra thì người tiêu
dùng sẽ chuẩn bị để ra quyết định mua hàng.
Quyết định mua thường được xem là một sự khẳng định của ý định mua
và lẽ tất nhiên nghiêng về phương án có được sự đánh giá cao nhất. Tuy nhiên
ý định mua và quyết định mua thực sự có thể thay đổi do các nhân tố sau:
- Do thái độ của người khác tác động: Thái độ của những người khác có thể
làm giảm lựa chọn của khách hàng. Sự ảnh hưởng này phụ thuộc vào mức độ
tiêu cực trong thái độ mà người đó có đối với lựa chọn của khách hàng và
động cơ của khách hàng trong việc tuân theo mong muốn của người đó. Khi
cá nhân đó càng có thái độ tiêu cực đối với lựa chọn của khách hàng và mối
quan hệ của người đó với khách hàng càng thân thiết thì khách hàng càng có
khả năng điều chỉnh lựa chọn của mình theo cá nhân đó và ngược lại.
- Các yếu tố tình huống mua bất ngờ: hoàn cảnh cá nhân (không đủ tiền mua),
tình hình tài chính thay đổi (trong nhà có việc khẩn cần dùng đến tiền), hết
hàng (đến mua nhưng đại lý đã hết hàng) hay những chiến lược bán của đối
thủ cạnh tranh ngay tại thời điểm quyết định mua (khuyến mãi, giảm giá, tặng
kèm sản phẩm…) đều có thể làm thay đổi ý định mua của khách hàng. Quyết
định thay đổi, hoãn lại hay không mua của khách hàng chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ bởi yếu tố rủi ro mà họ cảm nhận được. Mức độ rủi ro phụ thuộc vào giá
28

trị tiền tệ mà họ bỏ ra, sự không chắc chắn của các đặc tính và mức độ tự tin
của khách hàng.

Thái độ của người khác

Đánh giá các phương án Ý định mua Quyết định mua

Những yếu tố tình huống bất ngờ

Hình 1.3. Các bước giữa việc đánh giá phương án và quyết định mua
(Nguồn: Giáo trình Quản trị Marketing – Định hướng giá trị – trang 179)
Khi thực hiện ý định mua hàng, người mua có thể đưa ra 5 quyết định cụ
thể: quyết định về nhãn hiệu, về người bán, về số lượng, về thời gian và về
phương thức thanh toán. Khi có sự trở ngại trong việc ra 1 trong 5 quyết định
này thì cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người mua. Vì
vậy, người làm marketing không chỉ phải tìm hiểu những nhân tố gợi lên cảm
giác rủi ro của khách hàng để khắc phục nó, cung cấp thông tin và các hỗ trợ
để giảm rủi ro mà khách hàng có thể cảm nhận mà còn phải cố gắng xây dựng
các chiến lược để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc ra quyết định mua của khách hàng.
e. Hành vi sau khi mua:
Sau khi mua sản phẩm, trong một số trường hợp, người tiêu dùng có thể
rơi vào trạng thái được gọi là “do dự nhận thức” hay “bất mãn nhận thức” là
trạng thái căng thẳng, khó chịu do họ không chắc chắn về quyết định mua của
mình là hợp lý hay không hợp lý. Mức độ do dự càng lớn khi việc mua có tầm
29

quan trọng và tốn phí nhiều và giữa các phương án bị loại bỏ và phương án
được lựa chọn và phương án lựa chọn không có sự khác biệt lớn.
Sau khi mua và sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng sẽ đánh giá giá trị
thực tế mà sản phẩm đem lại với giá trị kỳ vọng. Từ sự so sánh đó, người tiêu
dùng có thể rơi vào hai trạng thái hài lòng hoặc không hài lòng. Các trạng thái
đó ảnh hưởng đến thông tin truyền miệng mà người tiêu dùng phát ra, hành vi
mua lặp lại của họ và một số ứng xử khác.
Vì vậy ngay cả sau khi khách hàng đã mua hàng, các nhân viên
marketing vẫn phải tiếp tục công việc của họ là tham khảo ý kiến của khách
hàng, thỏa mãn những nhu cầu về dịch vụ cũng như tạo dựng mối quan hệ của
công ty với khách hàng. Từ đó, công ty sẽ giữ chân được khách hàng cũ, dễ
dàng tạo dựng khách hàng mới với chi phí thấp. Ngoài ra, công ty cũng sẽ có
được những thông tin cần thiết cho việc xây dựng, củng cố các chiến lược
marketing của công ty và theo đuổi các khách hàng tiềm năng lâu dài.
1.2. TỔNG QUAN VỀ LAPTOP
1.2.1. Khái niệm về laptop
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triện mạnh mẽ ngày nay, máy
tính (hay còn gọi là máy vi tính) được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực như
giáo dục, thông tin, giải trí, ngân hàng, kinh doanh, y tế, dự báo thời tiết,
nghiên cứu khoa học… Chúng ta sử dụng máy tính để làm việc, viết và soạn
thảo các văn bản, bài tập, thực hiện tìm kiếm, liên lạc với người khác, giải trí,
theo dõi tài chính cá nhân,… và rất nhiều việc khác. Máy tính có thể được mô
tả là một thiết bị điện tử thực hiện các thao tác toán học, logic học và đồ hoạ.
Để thực hiện các thao tác này và các nhiệm vụ của người sử dụng, máy tính
cần được trang bị một hệ điều hành và các chương trình phần mềm.
Máy tính cá nhân hay còn gọi tắt là PC – Personal Computer là loại máy
tính phổ biến nhất được dùng hiện nay. Máy tính cá nhân là máy tính được
30

thiết kế cho một người sử dụng một lúc và có thể được phân thành hai loại
chính: Máy tính để một chỗ (hay còn gọi là desktop) và máy tính xách tay.
Máy tính để một chỗ được thiết kế để trên bàn. Máy tính xách tay được thiết
kế để có thể mang đi mọi nơi. Ngày nay, máy tính xách tay gồm có máy
laptop, máy Notebook và máy Tablet.
Như vậy, laptop là một máy tính cá nhân nhỏ gọn có thể mang xách
được. Nó có đầy đủ các thành phàn cơ bản của một máy tính cá nhân thông
thường nhưng thường có trọng lượng nhẹ và tùy thuộc vào hãng sản xuất mà
có có nhiều loại cấu hình, kiểu dáng khác nhau, phục vụ những mục đích sử
dụng khác nhau.
Tuy cùng là máy tính xách tay nhưng laptop có sự khác biệt so với
notebook và tablet. Dù có trọng lượng, kích thước nhỏ nhẹ hơn so với máy
tính để bàn nhưng laptop lại có kích thước và trọng lượng lớn hơn so với
Notebook và máy Tablet. Ngược lại, laptop lại có lợi thế hơn 2 loại này về cấu
hình mạnh mẽ, khả năng xử lý tốt các yêu cầu phức tạp của người dùng trong
khi notebook và tablet thì thường hướng đến yếu tố gọn nhẹ và thực hiện các
công việc đơn giản như soạn thảo văn bản, lướt web,…
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những chiếc
máy laptop đang có xu hướng gọn nhẹ hơn, thời lượng pin dài hơn để đáp ứng
các như cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.

1.2.2. Phân loại các dòng laptop


Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại laptop của nhiều thương hiệu
khác nhau với mẫu mã, kích thước, cấu hình và giá cả rất đa dạng, phục vụ
các nhu cầu, sở thích khác nhau của khách hàng. Với sự đa dạng đó, laptop
cũng có rất nhiều cách phân loại khác nhau dựa vào giá thành, cấu hình, bộ vi
31

xử lí máy hay kích thước màn hình. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng
cách phân loại theo kích thước màn hình - một trong những cách phân loại
phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
Các nhà sản xuất liệt kê kích thước màn hình theo đường chéo và tính
bằng đơn vị inch. Các laptop trên thị trường hiện nay có 4 loại kích cỡ màn
hình chính:
 Màn hình <13 inchs: Thường là màn hình từ 11-12 inchs. Các laptop mỏng và
nhẹ nhất thường sử dụng kích thước màn hình này. Tuy nhiên, với kích thước
này, người sử dụng thường có cảm giác màn hình và bàn phím khá chật chội.
Một số laptop có kích thước này có thể kể đến như Acer Aspire P3, Sony Pro
11, Sony Vaio YB Series, Samsung Series 9 màn hình 11.6 inchs, Dell
Inspiron 11 3000, Asus Transformer book T200TA-CP004,….
 Màn hình 13-14 inchs: Đây là kích cỡ màn hình cung cấp sự cân bằng tốt nhất
giữa khả năng sử dụng và tính di động. Các laptop có kích thước màn hình từ
13-14 inchs thường có cân nặng khoảng 2kg, thích hợp để có thể để trên đùi
làm việc mà vẫn có bàn phím có kích thước rộng rãi. Một số laptop có kích
thước màn hình này là DELL XPS 13, Dell Latitude 14 Rugged Extreme,
Lenovo Z4070, Asus TP300LA¸ Acer Aspire V3-371
 Màn hình 15-16 inchs: Đây là kích thước màn hình phổ biến nhất trên thị
trường hiện nay với màn hình tương đối rộng, trọng lượng thường dao động
từ 2,2 – 3kg nên nếu không phải thường xuyên di chuyển laptop thì đây là
một lựa chọn tối ưu. Các laptop có màn hình từ 15 inchs trở lên cũng thường
có bàn phím rộng, kết hợp cả bàn phím số phụ thuận tiện trong các thao tác
đánh số. Một số laptop có kích thước màn hình 15-16 inchs là DELL
Precision M3800, DELL INSPIRON 15, HP Pavilion 15, Asus P550LNV,
Asus K551LA,, HP 15 r209TU,…
 Màn hình >17 inchs: Đây là loại laptop có kích thước màn hình rộng, thường
được sử dụng để phục vụ nhu cầu thiết kế, đồ họa hoặc chơi game cao cấp.
32

Máy thường chứa một bộ vi xử lí lớn, card đồ họa rời và quạt ta nhiệt mạnh
nhưng trọng lượng khá năng, thường khoảng hơn 3kg và giá thành khá cao.
Một số laptop có kích thước màn hình >17 inchs là: Dell Alienware 17, DELL
Inspiron 17, Asus NX90Jq, HP Envy 17, Toshiba Qosmio X500,…
33

1.2.3. Đặc điểm thị trường laptop hiện nay


Vào quý 1/2010, kết quả nghiên cứu thị trường máy tính cá nhân hàng
quý của IDC cho thấy thị trường Việt Nam giảm 27% so với quý trước (quý
4/2009) và tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 433.911 máy trong quý 1
năm 2010.
Tỷ lệ tăng trưởng máy để bàn đạt ngưỡng khoảng 7% so với cùng kỳ
năm 2009 trong khi tỷ lệ tăng trưởng laptop tăng đến 97%. Trong giai đoạn
này, phân khúc máy tính để bàn phân chịu sự tác động nặng nề khi thị trường
đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang sử dụng laptop do nhu cầu di động và
giá laptop đã giảm nhiều so với trước.
Bảng 1.1. Tỷ lệ tăng trưởng của lượng PC nhập khẩu vào VN Quý 1/2010
So Quý 4/09 So Quý 1/09
Desktop -8% 7%
Laptop -49% 97%
Tổng PC -27% 25%
(Nguồn: IDC Việt Nam, ngày 1/6/2010)
Giai đoạn từ năm 2010 – 2012 được xem là giai đoạn phát triển mạnh mẽ
nhất, thống lĩnh thị trường máy tính của laptop. Hàng loạt các dòng laptop với
kiểu dáng, chức năng, kích thước đa dạng được các thương hiệu tung ra thị
trường. Trong năm 2012, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu laptop là rất gay
gắt và sang năm 2013, cuộc chiến trên thị trường laptop càng quyết liệt hơn
trước sức ép từ sự bùng nổ smartphone và tablet.
Từ năm 2013 trở đi, dù chưa bị khai tử nhưng không thể phủ nhận laptop
đang có xu hướng chuyển dịch gần hơn về tablet mà rõ nét nhất là tăng tính di
động, giảm trọng lượng, tích hợp màn hình cảm ứng để đáp ứng nhu cầu và tăng
cường khả năng cạnh tranh trên thị trường máy tính. Vì thế, các laptop lai, biến
hình sẽ dần chiếm lĩnh thị trường. Các sản phẩm có khả năng xoay màn hình như
34

Lenovo Twist, bản lề linh hoạt như Lenovo Yoga, trượt như Sony Vaio Duo 11,
Duo 13... bàn phím có thể tách rời như HP Envy X2 hoặc hai màn hình như
ASUS Taichi sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
Dù bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi tablet nhưng thị trường laptop Việt chưa thể
lụi tàn khi người dùng có xu hướng thực dụng hơn trong thời buổi bão giá. Do
đó, dòng laptop có khả năng đáp ứng công việc văn phòng và học tập, cấu hình
tốt vẫn được người dùng đón nhận. Thị trường laptop Việt Nam hiện nay rất sôi
động với nhiều thương hiệu nổi tiếng cùng các dòng sản phẩm đa dạng, phục vụ
các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Theo thống kê mới nhất từ hãng
nghiên cứu thị trường IDC, trong năm 2014, Dell dẫn đầu thị trường Việt Nam
với doanh số xấp xỉ 20 % thị phần laptop toàn quốc. Đứng thứ 2 là ASUS, chiếm
khoảng 15% thị phần, tiếp theo là HP với 10%. Acer và Lenovo cùng chiếm 5%
thị phần.
Ngoài dữ liệu về IDC, các hệ thống bán lẻ trong nước cũng cho biết Dell sở
hữu nhiều mẫu laptop bán chạy nhất trong thời gian qua. Tại FPT Shop, một
trong những hãng bán lẻ hàng công nghệ lớn nhất nước, vào tháng 2/2015, trong
số 10 sản phẩm laptop bán chạy nhất thì hãng Dell có tới 5 sản phẩm, trong đó
cả 3 vị trí đầu là của Dell. Còn xét về doanh thu thì trong top 10, Dell có tới 6
sản phẩm tạo doanh thu lớn nhất tại FPT Shop ở mảng laptop.
Số liệu cụ thể năm 2014
 Về số lượng:
Có đến 6/10 sản phẩm laptop của hãng Dell đều nằm trong bảng xếp hạng
có số lượng bán ra nhiều nhất tại FPT Shop trong năm 2014. Dòng sản phẩm
Dell N3542, thuộc phân khúc tầm trung, với mức giá hợp lý và cấu hình ổn định,
vẫn giữ vị trí đứng đầu cả về doanh thu lẫn số lượng máy được bán ra tại FPT
Shop trong nhiều tháng liền liên tiếp và đã trở thành sản phẩm “bán chạy” nhất
năm 2014.
35

 Về doanh thu:
Tương tự với bảng xếp hạng về số lượng, các sản phẩm mang lại doanh thu
cao nhất có sự góp mặt khá lớn từ laptop với thương hiệu Dell khi chiếm tới 5/10
vị trí trong bảng xếp hạng doanh thu. Trong khi đó, Macbook Air và Macbook
Pro cũng là những đại điện Apple tiêu biểu có lượng doanh thu lớn trong bảng
xếp hạng laptop.
Bảng 1.2. Xếp hạng laptop theo doanh thu của FPT Shop năm 2014
Laptop Xếp hạng theo doanh thu
Dell Ins N3542 1
Dell N7537 2
Dell 3521 3
Lenovo G4070 4
HP Probook 450 5
Asus F451CA-VX124D 6
Dell 14R N5447 7
Asus F451CA-VX123D 8
Dell 15R N5547 9
Dell V2421 10
(Nguồn: Thống kê từ FPT Shop)
Cũng theo các hệ thống bán lẻ, so với nhiều thương hiệu máy tính khác như
Asus, Acer, HP hay Samsung, sản phẩm Dell không thường xuyên chạy đua về
thiết kế, giao diện hay thẩm mỹ đẹp, tuy nhiên, phần đông người dùng lựa chọn vì
hãng máy tính này có cấu hình ổn định và bền, ít khi phải thay thế linh kiện. Nếu
cùng một mức giá hoặc cùng một cấu hình, thì người dùng thông thường sẽ lựa
chọn máy Dell nhiều hơn, đại diện một số đại lý cho biết.
Người đi làm, nhân viên văn phòng, dân kỹ thuật có xu hướng lựa chọn sản
phẩm của Dell. Đối với giới học sinh, sinh viên có xu hướng lựa chọn máy Asus,
Samsung hay HP vì có thiết kế nhẹ đẹp, trẻ trung, cá tính hơn và cấu hình tương
đối cao.
36

Theo IDC, Dell và Asus là hai cái tên nổi bật, dẫn đầu tại thị trường laptop
tại Việt Nam năm 2014. Dell giữ vị trí dẫn đầu nhờ liên tục làm mới sản phẩm và
bán với giá cả cạnh tranh. Còn Asus tăng mạnh so với năm 2013 nhờ vào chính
sách giá tích cực và chiết khấu tốt cho kênh phân phối. Bên cạnh yếu tố chất
lượng, nguyên nhân chính khiến Dell và Asus được người tiêu dùng chọn mua
nhiều là do chế độ bảo hành của hai thương hiệu này có phần vượt trội so với các
thương hiệu khác, giá bán cạnh tranh... Dell áp dụng chế độ bảo hành tận nơi
24/24 cho khách hàng, còn Asus có chính sách bảo hành đến 2 năm.
Trong bối cảnh các bài tập, tài liệu ngày càng được chia sẻ nhiều hơn qua
mạng internet hay USB thì nhu cầu mua sắm laptop phục vụ việc học của sinh
viên ngày càng tăng cao. Khoảng 90% sinh viên hiện nay sử dụng laptop như một
công cụ thiết yếu hỗ trợ cho việc học và giải trí. Chính vì vậy, sinh viên là đối
tượng khách hàng đang được các công ty, nhà phân phối đặc biệt quan tâm khai
thác. Hàng loạt các chương trình khuyến mãi, mua hàng trả góp,… được đưa ra
nhằm thu hút và hỗ trợ việc mua laptop của sinh viên. Đặc biệt vào mùa khai
trường, thị trường laptop sinh viên càng sôi động với nhiều chương trình khuyến
mãi đặc sắc khi nhu cầu mua sắm laptop phục vụ việc học và phần thưởng cho
con em sau kỳ thi đại học tăng cao.
1.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop
Như đã trình bày trong tiến trình ra quyết định ở chương 1, quyết định mua
hàng chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố là thái độ của người khác và những yếu tố tình
huống bất ngờ. Bên cạnh đó, quyết định mua cũng là một bước trong tiến trình ra
quyết định hành vi người tiêu dùng nên nó cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố
như văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý. Như vậy quyết định mua laptop sẽ chịu
ảnh hưởng của một tổ hợp các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý cùng các tác
nhân biên ngoài,…
37

Jarvenpaa và Todd (1996/1997) đã xác định nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua hàng điện tử của người tiêu dùng trong đó bao gồm sự hiểu biết
sản phẩm, kinh nghiệm mua sắm, dịch vụ khách hàng và rủi ro của người tiêu
dùng.Theo Hong và Lerch (2002), người ta đánh giá các đặc tính khách quan khi
mua một sản phẩm IT và bởi vì các thông tin không hoàn hảo và đơn giản hóa
theo nguyên tắc quyết định người ta thường trừu tượng hóa các tính năng khác
nhau vào vài khía cạnh nhận thức như "tính hữu dụng" và "giá”. Nasir V. et al.
(2006) đã xác định bảy yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của người
tiêu dùng là các tính năng cốt lõi kỹ thuật, các dịch vụ sau khi mua, giá cả, thông
số kỹ thuật thiết bị ngoại vi, ngoại hình, tính năng giá trị gia tăng và khả năng kết
nối và di động. H.S Adithya (2013) cũng xác định có 8 yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua laptop của sinh viên gồm Phần cứng, Thiết kế, Khuyến mại,
Thương hiệu, Phần mềm gốc, Linh kiện, Quảng cáo, Cải tiến.
Sau khi tham khảo các tài liệu và nghiên cứu đi trước, tác giả tổng hợp được
một số các yếu tố tác động đến quyết định mua laptop như sau:

 Tính năng, đặc điểm của laptop


Laptop có rất nhiều tính năng hỗ trợ cho nhu cầu của con người và cũng có
rất nhiều tính năng được xem xét khi mua một laptop. Các tính năng cần xem xét
không chỉ là các tính năng cơ bản của laptop mà còn phụ thuộc vào các nhu cầu,
loại công việc thường xuyên nhất cần sử dụng laptop để thực hiện. Ví dụ một
người có nhu cầu sử dụng laptop chủ yếu để kiểm tra email, lướt web hoặc nghe
nhạc thì không cần một cấu hình máy quá mạnh. Ngược lại, với một người cần sử
dụng laptop để làm việc, lưu trữ nhiều phần mềm kỹ thuật, tài liệu,… hoặc một
người đam mê chơi game thì cần laptop có cấu hình mạnh, màn hình có độ phân
giải cao. Hoặc với người thường đi du lịch hoặc công việc cần di chuyển, làm việc
38

nhóm, kết nối nhiều thì họ cần một laptop có trọng lượng nhẹ, thời hạn pin lâu, kết
nối wi-fi, Bluetooth tốt.
Một số tính năng, đặc điểm của laptop thường được quan tâm khi mua laptop
là:
- Tính năng đặc điểm kỹ thuật cốt lõi (theo Ashhan Nair, 2006) hay Phần cứng
(theo H.S Adithya, 2013) là các đặc điểm về cấu hình máy, dung lượng ổ cứng,
RAM, bộ vi xử lí,… Những đặc tính này ảnh hưởng đến quyết định mua của
khách hàng vì nó là những đặc điểm cơ bản nhất của laptop, nói lên khả năng hoạt
động và đáp ứng nhu cầu sử dụng của laptop.
- Tính năng giá trị tăng cường (theo Ashhan Nair, 2006) hay tính năng đặc biệt
(theo Shamsunnahar Tania, 2012) là các tính năng tăng cường của laptop nhằm
phục vụ tốt hơn nhu cầu và sở thích của khách hàng. Các tính năng này có thể là
màn hình cảm ứng, xoay 360, tháo rời hoặc nhận diện vân tay, giọng nói,… Các
tính năng này thường ảnh hưởng khác nhau đến người mua và nó thể hiện cho sở
thích, phong cách của người mua. Như có người đặc biệt yêu thích công nghệ cảm
ứng nên tính năng màn hình cảm ứng của laptop sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết
định mua của họ. Hoặc với người có mong muốn bảo mật cao với laptop của mình
thì họ đánh giá cao tính năng nhận diện vân tay, giọng nói của laptop
- Tính năng kết nối và di động(theo Ashhan Nair, 2006) hay Tính di động (theo
Shamsunnahar Tania, 2012) là một trong những tính năng đặc trung của laptop,
phân biệt nó với các máy vi tính để bàn. Sự ảnh hưởng của tính năng di động và
kết nối tùy thuộc vào phong cách, mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Với
những người có nhu cầu mang laptop đi nhiều hoặc cần sự kết nối cao trong công
việc, giải trí,… thì tính năng năng này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua
laptop của người dùng. Các tính năng webcam và microphone là quan trọng đối
với một số người khi mua laptop vì họ thường sự dụng video chat kết nối với mọi
người.
 Thiết kế
39

Thiết kế là yếu tố thể hiện rõ ràng nhất sự ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân
và tâm lý của người tiêu dùng trong quyết định chọn mua laptop. Mỗi người với
những độ tuổi khác nhau và có một phong cách khác nhau. Họ thể hiện điều này
không chỉ trong hành động, thái độ mà còn lên các vật dụng của mình. Thiết kế là
một trong những điểm nổi bật nhất phong cách của người sử dụng.
Mọi người thường bị cuốn hút bởi những đồ vật nói chung và laptop nói
riêng có mẫu mã, màu sắc đẹp. Tuy nhiên, cái đẹp là khác nhau với từng người
bởi sự tác động của các yếu tố cá nhân và tâm lý. Với người có cá tính mạnh mẽ,
phá cách, họ yêu chuộng các thiết kế mới lạ, độc đáo, màu sắc nổi bật. Với người
có cá tính nhẹ nhàng lại thường thích các thiết kế đơn giản, màu sắc hài hòa. Giữa
nam và nữ cũng có những nhu cầu khác nhau về thiết kế như nam thường yêu
thích các thiết kế nổi bật tính mạnh mẽ, màu sắc lạnh còn nữ giới lại yêu thích các
thiết kế thanh mảnh, nhẹ nhàng, màu sắc tươi tắn, đa dạng.
Hình dáng, chất liệu của laptop cũng rất quan trọng. Với một người thích
laptop mỏng thì thiết kế mỏng là một yếu tố để xem xét. Còn nếu một người thích
mang máy đi xung quanh mọi lúc mọi nơi thì họ muốn laptop có độ bền cao. Một
số người lại thích màn hình nhỏ trong khi những người khác thích màn hình rộng.
 Thương hiệu
Thương hiệu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mua laptop
(Shamsunnahar Tania, 2012). Người tiêu dùng thường có xu hướng lựa chọn mua
laptop của các thương hiệu nổi tiếng, có uy tín và hình ảnh thương hiệu tốt. Họ tin
rằng laptop của các thương hiệu nổi tiếng như Apple, Dell, HP thì tốt hơn của các
thương hiệu nhỏ khác. Ngoài niềm tin vào chất lượng tốt hơn, một số người tiêu
dùng còn lựa chọn thương hiệu laptop như một cách thể hiện sở thích, phong cách
hoặc địa vị của mình. Như việc sở hữu một chiếc laptop của Apple hay Sony Vaio
thường được đánh giá là sành điệu, giàu có hơn một số laptop của thường hiệu
khác.
40

Ngoài ra, hình ảnh thương hiệu của công ty phân phối cũng ảnh hưởng rất
lớn đến quyết định mua của khách hàng, nhất là trong tình trạng hàng nhái, hàng
kém chất lượng tràn lan trên thị trường hiện nay. Việc mua hàng ở những công ty
phân phối có uy tín, thương hiệu chất lượng dịch vụ tốt khiến người mua yên tâm
hơn. Ngoài ra, khi mua ở các công ty phân phối có thương hiệu uy tín này, các vấn
đề về dịch vụ và chăm sóc khách hàng cũng thường tốt hơn bởi chúng thường sở
hữu một hệ thống phân phối và bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật với các nhân viên
chuyên nghiệp, tạo cảm giác an tâm cho khách hàng.
 Giá cả và điều kiện thanh toán
Trong một nghiên cứu của Kim và cộng sự (2002) đã khẳng định hiệu suất
và giá cả được xác định là hai trong số các thuộc tính quan trọng nhất trong quyết
định mua laptop. Người mua thường rất nhạy cảm với các vấn đề về giá cả. Nhất
là với đối tượng sinh viên, những người chưa có thu nhập hoặc thu nhập thấp thì
giá cả là một trong các yếu tố tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của
sinh viên. Giữa các sản phẩm laptop có tính năng, đặc điểm tương tự nhau hoặc
được cung cấp bởi các công ty phân phối có hình ảnh, dịch vụ giống nhau thì giá
cả là yếu tố then chốt trong việc quyết định mua sản phẩm laptop nào, mua laptop
tại công ty phân phối nào.
Dù đã chọn lựa kỹ càng về sản phẩm cũng như nhà cung cấp, phân phối
laptop dự định mua nhưng quyết định này cũng có thể thay đổi khi có sự tác động
của các yếu tố giá cả, điều kiện thanh toán. Ví dụ như người mua phát hiện một
công ty phân phối khác cũng cung cấp sản phẩm laptop họ đang dự định mua
nhưng với mức giá rẻ hơn hoặc điều kiện thanh toán thuận tiện hơn thì họ có thể
sẵn sàng chuyển đổi công ty cung cấp laptop. Hoặc khi đến mua laptop, họ phát
hiện có một sản phẩm laptop khác tốt hơn với giá cả tương đương thì họ có thể
thay đổi sản phẩm mua của mình. Vì vậy giá cả và điều kiện thanh toán có tác
động khá lớn đến quyết định mua laptop của sinh viên.
41

Ngoài những yếu tố như trên thì còn có một số các yếu tố khác cũng tác
động đến quyết định mua laptop như quảng cáo, khuyến mãi, hậu mãi,… Ashhan
Nair (2006) đã khẳng định rằng các yếu tố dịch vụ sau mua là rất quan trọng vì nó
có liên quan trực tiếp tới lòng trung thành và thương hiệu với khách hàng. Các
chương trình khuyến mãi, những sản phẩm hay dịch vụ kèm thêm khi chọn mua
laptop cũng góp phần kích thích người mua laptop. (Nguyễn Thị Minh Thư, 2010)
1.3. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC
1.3.1. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm về Hành vi mua laptop của
sinh viên ở thành phố Bangalore, Ấn Độ vào tháng 9/2013 của Tiến sĩ
H.S.Adithya
Tiến sĩ H.S.Adithya đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm về Hành
vi mua laptop của sinh viên ở thành phố Bangalore, Ấn Độ vào tháng 9/2013.
Nghiên cứu này đã xác định các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh viên
khi họ mua một laptop. Nó cũng giúp các nhà tiếp thị hiểu biết nhu cầu của
sinh viên – một thị trường đầy tiềm năng và trợ giúp trong việc lựa chọn một
thương hiệu laptop phù hợp. Một cuộc điều tra với 200 mẫu ngẫu nhiên được
thực hiện và hoàn thành trong vòng 3 tháng. Đối tượng tham gia là các sinh
viên bao gồm cả nam và nữ trong độ tuổi từ 18-25. Các kỹ thuật thống kê mô
tả, phân tích yếu tố, kiểm nghiệm Chi-square và lập bảng đối chiếu đã được
sử dụng để phân tích kết quả nghiên cứu.
Theo nghiên cứu này, DELL là thương hiệu laptop phổ biến nhất trong
giới sinh viên với 54% thị trường, HP chiếm 20% và những thương hiệu khác
như HCL, LG, SAMSUNG, SONY… chiếm 8%. ACER chiếm 7% và
LENOVO là chiếm 6% thị trường. Bạn bè là nhóm tham khảo đóng vai trò
quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua laptop với 89% (178) số người
được hỏi cho biết lời đề nghị của bạn bè là hữu ích trong việc quyết định
thương hiệu và cấu hình. Nghiên cứu cũng đã xác định có 8 yếu tố quan trọng
42

ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của sinh viên là Phần Cứng, Thiết kế,
Khuyến Mại, Thương Hiệu, Phần Mềm Gốc, Linh kiện, Quảng cáo và Cải
Tiến.

Hình 1.4. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của
sinh viên ở thành phố Bangalore, Ấn Độ của Tiến sĩ H.S.Adithya
1.3.2. Mô hình các tiêu chí ảnh hưởng quyết định mua laptop của
sinh viên khoa Nông nghiệp trường Đại học An Giang
Đề tài nghiên cứu Các tiêu chí lựa chọn laptop của sinh viên khoa Nông
nghiệp - Đại học An Giang của Hồ Đình Thúy An được thực hiện nhằm mục
tiêu nghiên cứu chung là phân tích các tiêu chí ảnh hưởng nhất đến quyết định
mua laptop của sinh viên khoa Nông nghiệp trường Đại học An Giang.
Nghiên cứu đã cho ra kết quả có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
laptop của sinh viên khoa Nông nghiệp lần lượt là:
• Cấu hình mạnh và chất lượng:
Cấu hình mạnh là một trong nhưng yếu tố được các bạn sinh viên quan
tâm hàng đầu với 64% các sinh viên chọn là yếu tố quan trọng nhất. Yếu tố
này chủ yếu tập trung vào các mục đích học tập, truy cập thông tin của các
43

sinh viên. Laptop phải có chất lượng cao và tính năng mỏng – gọn nhằm
thuận tiện trong quá trình di chuyển.
• Thương hiệu
Đa số các sinh viên đều chọn thương hiệu nổi tiếng như Apple - 28%,
Dell - 20%, HP - 16%, Sony Vaio - 12%, Lenovo – 8%, Acer – 10% và
Toshiba – 6% . Đây đều là những thương hiệu quen thuộc với tất cả mọi
người.
• Mẫu mã
Đây là tiêu chí được quan tâm nhiều hơn cả giá. Đa số các sinh viên đều
quan tâm đến mẫu mã khi mua laptop với mức độ “rất quan tâm” là 28% và
“quan tâm” là 58% và không có sinh viên nào lựa chọn “hoàn toàn không
quan tâm”.
• Giá cả
Giả cá thích hợp với nhu cầu của sinh viên là từ 10-12 triệu. Chủ yếu các
sinh viên tập trung vào dòng sản phẩm có giá trung bình. Từ những thông tin
về giá cả, các nhà cung cấp có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với sinh
viên.
• Khuyến mãi
Đây là tiêu chí có ít sự ảnh hưởng nhất trong 5 yếu tố đối với các bạn
sinh viên vì hầu như các bạn không mua laptop vì có chương trình khuyến
mãi mà chủ yếu là do chức năng của máy. Theo nghiên cứu thì chỉ 3% sinh
viên “chắc chắn mua” khi có chương trình khuyến mãi bán trả góp trong khi
có đến 12% là “không” và tỷ lệ “quyết định mua” và “xem xét lại” là tương
đối cao, lần lượt là 41% và 42%. Qua đó có thể thấy nếu có chương trình
khuyến mãi phù hợp thì họ nhất định sẽ mua.
44

Hình 1.5. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng quyết định mua laptop của sinh
viên khoa Nông nghiệp trường Đại học An Giang

1.3.3. Mô hình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới khách hàng
trong việc mua Laptop của Tiến sĩ Ashhan Nair và cộng sự thuộc Trường
đại học Bogazici, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Một nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng tới việc mua Laptop của
khách hàng đã được Tiến sĩ Ashhan Nair, Sema Yoruker, Gigen Gunes và
Yeliz Ozdemir thuộc Trường đại học Bogazici, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ thực
hiện vào tháng 10/2006. Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu là để
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua laptop của người tiêu dùng và
các kết quả này sẽ tạo cơ sở cho việc nghiên cứu nhằm tìm hiểu xem liệu có
sự khác biệt giữa các nhóm người tiêu dùng của một công ty máy tính khi xét
45

đến tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua laptop người tiêu
dùng. Người tiêu dùng ở đây được chia làm ba nhóm người tiêu dùng là:
• Khách hàng thân thuộc: những người trung thành với thương hiệu đã và đang
sử dụng
• Khách hàng chuyển thương hiệu hài lòng: những người chuyển đổi thương
hiệu vì các lý do khác hơn là sự không hài lòng)
• Khách hàng chuyển thương hiệu không hài lòng: những người chuyển đổi
thương hiệu vì họ không hài lòng với thương hiệu đã và đang sử dụng trước
đó
Một bảng câu hỏi đã được thiết kế để tiến hành khảo sát thông qua mạng
internet. Kết quả thu được 903 phản hồi, trong đó có 327 phản hồi phù hợp
với yêu cầu đã được sử dụng để tiến hành phân tích nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng có 26 biến được chia thành 7 yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của người tiêu dùng. Những yếu tố này
là: Tính năng kỹ thuật cốt lõi, Dịch vụ sau khi mua, Giá cả và điều kiện thanh
toán, Thông số kỹ thuật thiết bị ngoại vi, Ngoại hình, Giá trị tính năng tăng
cường và Khả năng kết nối & di động.
46

Hình 1.6. Mô hình những yếu tố ảnh hưởng tới việc mua Laptop của
khách hàng trong ngiên cứu của Tiến sĩ Ashhan Nair và cộng sự
Mặt khác nghiên cứu cho thấy giữa các khách hàng thân thuộc, khách
hàng chuyển thương hiệu hài lòng và khách hàng chuyển thương hiệu không
hài lòng có một sự khác biệt đáng kể chỉ trong yếu tố “Giá cả và điều kiện
thanh toán”. Kết quả cho thấy khi so sánh với các khách hàng thân thuộc và
khách hàng chuyển thương hiệu hài lòng thì những khách chuyển thương hiệu
không hài lòng ít quan trọng hơn tới các yếu tố liên quan đến “Giá cả và điều
kiện thanh toán”.
47

Bảng 1.3. Bảng 26 chỉ báo thuộc 7 yếu tố ảnh hưởng quyết định mua
Laptop của khách hàng trong ngiên cứu của Tiến sĩ Ashhan Nair, Sema
Yoruker, Gigen Gunes và Yeliz Ozdemir thuộc Trường đại học Bogazici,
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện vào tháng 10/2006

Yếu tố Chỉ báo


Kết nối TV/Audio
F1: Tính năng kết nối và di Bluetooth
động Công nghệ hồng ngoại
Mạng Internet không dây
Bàn phím chống nuớc
Dễ sử dụng
F2: Giá trị Tính năng tăng Độ bền của khung
cường Hình ảnh thương hiệu
Giải pháp an ninh
Độ đa dạng của phụ kiện
Tầm phổ biến của mạng lưới hỗ trợ kĩ thuật
Bảo hành và sửa chữa
F3: Dịch vụ sau khi mua
Bảo hành và điều kiện bảo hành
Hỗ trợ kĩ thuật
Thời lượng stand-by
F4: Thông số kỹ thuật thiết Modem/Ethernet
Số lượng cổng USB
bị ngoại vi Loa/khuyếch âm
Đầu đọc DVD-CD
F5: Đặc điểm kỹ thuật cốt Tốc độ và loại vi xử lý
Bộ nhớ và dung lượng ổ cứng
lõi Độ phân giải hiển thị
Trọng lượng và kích thuớc
F6: Ngoại hình vật lý
Thiết kế và màu sắc
F7: Giá cả và điều kiện Giá cả
thanh tóan Điều kiện thanh tóan và chiến dịch quản cáo

1.3.4. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua laptop của giáo
viên trong nghiên cứu của Shamsunnahar Tania
48

Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
laptop của giáo viên các trường đại học tư nhân khác nhau trong thành phố
Dhaka, BanglaDesh. Nghiên cứu này cũng tìm cách để đánh giá sự khác nhau
của các yếu tố ảnh hưởng đến người tiêu dùng mua laptop giữa giáo viên nam
và nữ. Với mục đích đó, một danh sách các tính năng laptop đã thiết lập trong
bảng câu hỏi khảo sát trên cơ sở các thông tin được thu thập từ các phân tích
của tạp chí PC cũng như các cuộc phỏng vấn cá nhân với các chuyên gia. Các
câu hỏi yếu tố quan trọng khi mua một laptop được sử dụng thang đo Likert 5
điểm để đo 20 chỉ báo nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua laptop của giáo viên. Vài câu hỏi về nhân khẩu học như tuổi tác, giới
tính, thời gian sử dụng dịch vụ, tình trạng hôn nhân cũng được hỏi trong bản
khảo sát.
Nghiên cứu được thực hiện với mẫu là 136 giảng viên của 8 trường đại
học: Đại học châu Á của Bangladesh, Đại học Stamford BanglaDesh, Đại học
Bắc Bangladesh, Đại học Prime, Đại học ASA, Đại học Uttara, Đại học Prime
Asia và Đại học Khoa học và Công nghệ Ahsanullah. Tuy nhiên chỉ có 127
bảng điều tra là hợp lệ và được dùng để phân tích.
Nghiên cứu cho thấy đa số các giáo viên sử dụng laptop thuộc thương
hiệu HP, thứ hai là thương hiệu Compaq với khoảng 21% , các thương hiệu
phổ biến tiếp theo là Dell và Gateway. Nghiên cứu cũng cho thấy có 5 yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của người tiêu dùng. Những yếu tố này
là: Xây dựng thương hiệu, Tính năng kỹ thuật, Tính năng đặc biệt, Giá trị và
Tính di động. Mặt khác, giữa các giáo viên nam và nữ có sự khác biệt đáng kể
trong hai yếu tố: Thương hiệu và Tính di động.
49

Hình 1.7. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng quyết định mua Laptop của giáo
viên trong ngiên cứu của Shamsunnahar Tania
50

Bảng 1.4. Các chỉ báo thuộc 5 yếu tố ảnh hưởng quyết định mua Laptop
của giáo viên trong ngiên cứu của Shamsunnahar Tania

Yếu tố Chỉ báo


Dịch vụ sau bán hàng
Thương hiệu
Thương hiệu Sự hài lòng
Các hoạt động quảng cáo
Độ tin cậy nhà cung cấp
Bộ vi xử lý
Kích thước đĩa cứng
Đăc điểm kỹ thuật
Kích thước RAM
Tốc độ xử lý
Khả năng kháng nước
Tính năng đặc biệt Thời gian pin dự phòng
Bảo hành sản phẩm
Giá cả
Giá trị Địa vị xã hội
Triển vọng
Kích thước màn hình
Tính di động Trọng lượng
Webcam
51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong chương 1 đã trình bày lại các kiến thức cơ bản về người tiêu dùng,
mô hình hành vi người tiêu dùng, tiến trình ra quyết định mua. Ngoài ra
chương 1 cũng đã trình bày rõ khái niệm laptop, tình hình thị trường laptop
hiện nay cùng các yếu tố tác động đến quyết định mua laptop. Bên cạnh đó,
tác giả cũng đã giới thiệu các mô hình nghiên cứu đi trước về hành vi mua
laptop của khách hàng cá nhân nói chung và của sinh viên nói riêng. Đây là
những cơ sở lý luận cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop mới của sinh
viên tại thị trường Đà Nẵng” được thể hiện trong chương 2.
52

CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.1. Mô hình đề xuất nghiên cứu
Trong đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng”, tác giả đã thực hiện tổng
hợp các điểm chung nổi bật của các mô hình nghiên cứu đi trước và tiến hành
điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và mục tiêu nghiên cứu để đưa ra mô
hình nghiên cứu đề xuất. Trong mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả đưa ra tất
cả 7 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop mới của sinh viên tại thị
trường Đà Nẵng là: Đặc điểm kỹ thuât, Tính năng tăng cường, Khả năng kết
nối và tính di động, Thiết kế, Dịch vụ hậu mãi, Thương hiệu, Giá cả và điều
kiện thanh toán.
Bảng 2.1. Cơ sở đề xuất các yếu tố ảnh hưởng quyết định mua Laptop
mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng.

Yếu tố Cơ sở đề xuất
STT
đề xuất Yếu tố Mô hình tham khảo Tác giả
1 Đặc Mô hình về Hành vi mua
Phần Tiến sĩ
điểm kỹ laptop của sinh viên ở thành
cứng H.S.Adithya
thuật phố Bangalore, Ấn Độ
Mô hình về Những yếu tố
Đặc
ảnh hưởng tới việc mua Tiến sĩ Ashhan
điểm kỹ
Laptop của khách hàng - Nair và cộng
thuật cốt
Đại học Bogazici, Istanbul, sự
lõi
Thổ Nhĩ Kỳ
Cấu hình Mô hình Các tiêu chí lựa Hồ Đình Thúy
mạnh và chọn laptop của sinh viên An
chất khoa Nông nghiệp - Đại học
lượng An Giang
53

Đặc Mô hình Các yếu tố ảnh


điểm Shamsunnahar
hưởng quyết định mua
Tania
kỹ thuật Laptop của giáo viên
Tính Mô hình Các yếu tố ảnh
năng Shamsunnahar
hưởng quyết định mua
Tania
Tính đặc biệt Laptop của giáo viên
năng Mô hình về Những yếu tố
2
tăng Giá trị ảnh hưởng tới việc mua Tiến sĩ Ashhan
cường tăng Laptop của khách hàng - Nair và cộng
cường Đại học Bogazici, Istanbul, sự
Thổ Nhĩ Kỳ
Mô hình về Những yếu tố
Tính
ảnh hưởng tới việc mua Tiến sĩ Ashhan
năng kết
Khả Laptop của khách hàng - Nair và cộng
nối và di
năng kết Đại học Bogazici, Istanbul, sự
3 động
nối và di Thổ Nhĩ Kỳ
động Mô hình Các yếu tố ảnh
Tính di Shamsunnahar
hưởng quyết định mua
động Tania
Laptop của giáo viên

Mô hình về Hành vi mua


Tiến sĩ
Thiết kế laptop của sinh viên ở thành
H.S.Adithya
phố Bangalore, Ấn Độ
Mô hình về Những yếu tố
Ngoại ảnh hưởng tới việc mua Tiến sĩ Ashhan
hình Laptop của khách hàng - Nair và cộng
4 Thiết kế
vật lý Đại học Bogazici, Istanbul, sự
Thổ Nhĩ Kỳ
Mô hình Các tiêu chí lựa
chọn laptop của sinh viên Hồ Đình Thúy
Mẫu mã
khoa Nông nghiệp - Đại học An
An Giang
5 Dịch vụ Dịch vụ Mô hình về Những yếu tố Tiến sĩ Ashhan
hậu mãi sau mua ảnh hưởng tới việc mua Nair và cộng
Laptop của khách hàng - sự
Đại học Bogazici, Istanbul,
54

Thổ Nhĩ Kỳ

Mô hình về Hành vi mua


Thương Tiến sĩ
laptop của sinh viên ở thành
hiệu H.S.Adithya
phố Bangalore, Ấn Độ

Thương Mô hình Các tiêu chí lựa


6 chọn laptop của sinh viên
hiệu Thương Hồ Đình Thúy
hiệu khoa Nông nghiệp - Đại học An
An Giang

Mô hình Các yếu tố ảnh


Thương Shamsunnahar
hưởng quyết định mua
hiệu Tania
Laptop của giáo viên
Mô hình về Hành vi mua
Khuyến Tiến sĩ
laptop của sinh viên ở thành
mãi H.S.Adithya
phố Bangalore, Ấn Độ
Giá cả Mô hình về Những yếu tố
Giá cả
và điều ảnh hưởng tới việc mua Tiến sĩ Ashhan
và điều
kiện Laptop của khách hàng - Nair và cộng
7 kiện
thanh Đại học Bogazici, Istanbul, sự
thanh
toán Thổ Nhĩ Kỳ
toán
Mô hình Các tiêu chí lựa
chọn laptop của sinh viên Hồ Đình Thúy
Giá cả
khoa Nông nghiệp - Đại học An
An Giang

Như vậy, sau khi tổng hợp các mô hình nghiên cứu đi trước và tiến hành
bổ sung điều chỉnh mô hình cho phù hợp với đề tài nghiên cứu “Các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định mua laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà
Nẵng”, tác giả đã đưa ra một mô hình nghiên cứu đề xuất với 7 yếu tố ảnh
hưởng, trong đó:
 Biến phụ thuộc là: Quyết định mua laptop
55

 Các biến độc lập gồm: Yếu tố Đặc điểm kỹ thuật, yếu tố Tính năng tăng
cường, yếu tố Khả năng kết nối và di động, yếu tố Thiết kế, yếu tố Dịch
vụ hậu mãi, yếu tố Thương hiệu, yếu tố Giá cả và điều kiện thanh toán.

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng
2.1.2. Giả thuyết nghiên cứu
a. Yếu tố “Đặc điểm kỹ thuật”
Yếu tố “Đặc điểm kỹ thuật” là yếu tố bao gồm các chỉ báo về các thông
số kỹ thuật, cấu tạo và thể hiện tính năng, khả năng hoạt động cơ bản của
laptop. Các đặc điểm kỹ thuật này là hết sức quan trọng, mô tả một cách khái
quát nhất khả năng hoạt động, tốc độ làm việc của laptop, từ đó người tiêu
dùng có thể đưa ra các đánh giá, nhận định ban đầu về khả năng đáp ứng nhu
56

cầu sử dụng laptop của mình. Người mua thường có xu hướng lựa chọn các
laptop có dung lượng ổ cứng và RAM lớn, bộ vi xử lí có tốc độ cao. Một số
người tiêu dùng với các nhu cầu đặc biệt phục vụ công việc hay giải trí
thường quan tâm đến việc laptop có card đồ họa, có ổ đĩa quang hay độ phân
giải màn hình lớn,… Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa
“Đặc điểm kỹ thuật” và “Quyết định mua laptop”.
Giả thuyết H1: Yếu tố “Đặc điểm kỹ thuật” có quan hệ thuận chiều
với “Quyết định mua” laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng.
b. Yếu tố “Tính năng tăng cường”
Yếu tố “Tính năng tăng cường” là yếu tố bao gồm các chỉ báo về các
tính năng đặc biệt hỗ trợ thêm của laptop ngoài các tính năng cơ bản của
laptop bình thường. Đó là các tính năng như khả năng chống nước của bàn
phím, màn hình cảm biến, tháo rời, xoay 360, nhận diện vân tay, giọng nói,
khả năng nâng cấp phần cứng,… Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học công nghệ, các công nghệ như cảm ứng, nhận diện giọng nói, công
nghệ không dây,… được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, đặc biệt và trong
các sản phẩm công nghệ. Người tiêu dùng cũng đặc biệt quan tâm và ưa thích
các thiết bị có các ứng dụng công nghệ này vì tính tiện nghi của nó. Vì vậy,
các tính năng tăng cường ngày càng được quan tâm hơn trong việc lựa chọn
mua laptop của người tiêu dùng, đặc biệt với đối tượng khách hàng trẻ như
sinh viên, những người chịu ảnh hưởng nhiều và thích ứng nhanh nhất với sự
thay đổi và ứng dụng công nghệ. Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết về mối quan
hệ giữa “Tính năng tăng cường” và “Quyết định mua laptop”.
Giả thuyết H2: Yếu tố “Tính năng tăng cường” có quan hệ thuận
chiều với “Quyết định mua” laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà
Nẵng.
c. Yếu tố “Khả năng kết nối và di động”
57

Yếu tố “Khả năng kết nối và di động” là yếu tố bao gồm các chỉ báo về
các khả năng kết nối và di động của laptop với internet, wifi với các thiết bị
ngoại vi khác. Trong thời đại công nghệ và kết nối toàn cầu như hiện nay thì
tính năng kết nối của laptop là rất quan trọng. Hầu hết các thông tin, tài liệu,
dữ liệu… liên quan đến công việc, học tập, giải trí đều được chia sẻ thông qua
mạng internet, các kết nối mạng nội bộ và toàn cầu. Với khả năng kết nối,
laptop có thể thay thế cho cả tivi, điện thoại,… trong cả công việc và giải trí.
Một đặc trưng của laptop so với máy tính để bàn (desktop) là khả năng linh
hoạt và di động khi người sử dụng có thể sử dụng laptop để làm việc, học tập
hay giải trí ở tất cả mọi nơi, đặc biệt là với sự hỗ trợ của tính năng kết nối
toàn cầu. Đối với sinh viên, tính năng kết nối và di động hỗ trợ đắc lực trong
việc tìm kiếm các tài liệu, chia sẻ thông tin, thảo luận, làm việc nhóm hay
thuyết trình, giải trí,… Vì vậy các tính năng kết nối và di động của laptop rất
được người tiêu dùng nói chung và sinh viên nói riêng quan tâm khi chọn mua
laptop. Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa “Khả năng kết
nối và di động” và “Quyết định mua laptop”.
Giả thuyết H3: Yếu tố “Khả năng kết nối và di động” có quan hệ
thuận chiều với “Quyết định mua” laptop mới của sinh viên tại thị trường
Đà Nẵng.
d. Yếu tố “Thiết kế”
Yếu tố “Thiết kế” là yếu tố bao gồm các chỉ báo về hình dạng, mẫu mã,
màu sắc thiết kế của laptop. “Thiết kế” là yếu tố thể hiện rõ ràng nhất sự ảnh
hưởng của các yếu tố cá nhân và tâm lý của người tiêu dùng trong quyết định
chọn mua laptop. Giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng thường có nhu cầu
thể hiện phong cách của mình qua các vật dụng nên họ đặc biệt quan tâm đến
thiết kế khi chọn mua laptop. Họ thường bị cuốn hút bởi các laptop có mẫu
mã thiết kế đẹp, mới lạ, hoa văn, màu sắc đa dạng, cá tính. Vì vậy, tác giả đưa
58

ra giả thuyết về mối quan hệ giữa “Thiết kế” và “Quyết định mua laptop”.
Giả thuyết H4: Yếu tố “Thiết kế”có quan hệ thuận chiều với “Quyết
định mua” laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng.
e. Yếu tố “Dịch vụ hậu mãi”
Yếu tố “Dịch vụ hậu mãi” là yếu tố bao gồm các chỉ báo về viêc hỗ trợ
bảo hành và kỹ thuật sau khi mua laptop. Là một thiết bị công nghệ, laptop
thường có tuổi thọ không qua lâu dài và dễ bị các hỏng hóc trong quá trình sử
dụng, vì vậy nó cần được bảo trì, sửa chữa rất thường xuyên. Cũng vì thế mà
các “Dịch vụ hậu mãi” đóng vai trò rất quan trọng khi người mua lựa chọn
laptop. Người tiêu dùng thường có xu hướng lựa chọn các laptop có chế độ
bảo hành, dịch vụ hậu mãi tốt. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết về mối quan
hệ giữa “Dịch vụ hậu mãi” và “Quyết định mua laptop”.
Giả thuyết H5: Yếu tố “Dịch vụ hậu mãi” có quan hệ thuận chiều với
“Quyết định mua” laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng.
f. Yếu tố “Thương hiệu”
Yếu tố “Thương hiệu” là yếu tố bao gồm các chỉ báo về hình ảnh hương
hiệu, định vị và giá trị thương hiệu. Thương hiệu là yếu tố thể hiện niềm tin
của người tiêu dùng khi chọn mua laptop. Người tiêu dùng thường có xu
hướng lựa chọn mua laptop của các thương hiệu nổi tiếng, có uy tín và hình
ảnh thương hiệu tốt. Ngoài ra, thương hiệu của công ty phân phối cũng rất
được quan tâm. Với tình trạng hàng nhái, hàng kém chất lượng hoặc sản phẩm
công nghệ chất lượng loại 1, loại 2,… xuất hiện nhiều trên thị trường hiện nay
thì người tiêu dùng thường rất quan tâm đến thương hiệu của công ty phân
phối. Việc mua hàng ở những công ty phân phối có uy tín, thương hiệu chất
lượng dịch vụ tốt khiến người mua yên tâm hơn. Từ đó, tác giả đưa ra giả
thuyết về mối quan hệ giữa “Thương hiệu” và “Quyết định mua laptop”.
Giả thuyết H6: Yếu tố “Thương hiệu” có quan hệ thuận chiều với
59

“Quyết định mua” laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng.
g. Yếu tố “Giá cả và điều kiện thanh toán”
Yếu tố “Giá cả và điều kiện thanh toán” là yếu tố bao gồm các chỉ báo về
giá cả, điều kiện thanh toán, các khuyến mãi và chiết khấu khi mua laptop.
Người tiêu dùng nói chung và sinh viên nói riêng thường đặc biệt quan tâm
đến yếu tố giá cả khi mua. Tâm lí chung của người tiêu dùng là mong muốn
mua được sản phẩm với giá cả phù hợp, rẻ nhất và được nhận các chiết khấu,
khuyến mãi khi mua hàng. Với sinh viên, điều kiện thanh toán là yếu tố được
quan tâm khá nhiều khi lựa chọn thanh toán ngay hoặc thanh toán dần (mua
hàng trả góp). Với hình thức thanh toán mua hàng trả góp, sinh viên có điều
kiện thuận lợi hơn khi có thể sở hữu ngay một chiếc laptop phù hợp để phục
vụ học tập, công việc và giải trí dù chưa có đủ tiền ở hiện tại. Đây cũng là
hình thức kích thích mua sắm phổ biến của các doanh nghiệp kinh doanh
laptop đối với đối tượng sinh viên. Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết về mối
quan hệ giữa “Giá cả và điều kiện thanh toán” và “Quyết định mua laptop”.
Giả thuyết H7: Yếu tố “Giá cả và điều kiện thanh toán” có quan hệ
thuận chiều với “Quyết định mua” laptop mới của sinh viên tại thị trường
Đà Nẵng.
2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sẽ được thực hiện qua hai giai đoạn gồm:
- Nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn
chuyên gia (n = 2) và phỏng vấn nhóm (n = 10) với dàn bài có sẵn. Nghiên
cứu này nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
laptop mới của sinh viên trong mô hình nghiên cứu, hiệu chỉnh thang đo, các
khái niệm và thuật ngữ liên quan.
- Nghiên cứu chính thức: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ
thuật thu thập dữ liệu sơ cấp bằng các bảng câu hỏi khảo sát các đối tượng
nghiên cứu. Kích thước cỡ mẫu yêu cầu lớn (n = 250)
60

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu


2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu định tính
Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu này nhằm hiệu chỉnh thang đo
được xây dựng cho phù hợp với thực tế đặc điểm đối tượng nghiên cứu
và đặc điểm riêng có của thị trường Đà Nẵng. Kết quả của quá trình
nghiên cứu định tính sẽ góp phần xây dựng được thang đo chính thức và
hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu định
lượng.
a. Phỏng vấn
Sau khi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop mới
của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng, tác giả đã tiến hành phỏng vấn chuyên
gia và phỏng vấn nhóm.
61

 Phỏng vấn chuyên gia (n=2):


- Anh Nguyễn Phan Duy Quang
Nhân viên phòng Sales & Marketing
Công ty TNHH Xuân Vinh
- Anh Nguyễn Duy Hiếu
Nhân viên Bán hàng
Công ty CP Thế Giới Di Động chi nhánh Đà Nẵng
 Phỏng vấn nhóm với 10 sinh viên đã từng mua laptop mới trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng với dàn bài có sẵn (xem Phụ lục 2)
Kết quả phỏng vấn cho thấy tác giả cần chỉnh sửa một số từ ngữ cho phù
hợp và sửa lại các câu hỏi như: điều chỉnh ghép một số câu hỏi có nội dung
tương tự nhau thành một câu hỏi, loại bỏ một số câu hỏi không cần thiết. Một
vài từ ngữ trong bảng câu hỏi sẽ được “bình dân hóa” để người tham gia dễ
dàng tiếp cận được nội dung của bảng câu hỏi.
b. Thang đo chính thức
Thang đo chính thức được hình thành dựa trên cơ sở thực hiện tổng hợp
các thang đo của các mô hình nghiên cứu đi trước (xem Phụ lục 1) và tiến
hành bổ sung, điều chỉnh dựa trên kết quả nghiên cứu định tính. Thang đo của
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop mới của sinh viên tại thị
trường Đà Nẵng được sử dụng cho nghiên cứu gồm 29 biến quan sát (chỉ báo)
đo lường 7 yếu tố sau:
Bảng 2.2. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua

STT Kí hiệu Tên đầy đủ


1 Đặc điểm kỹ thuật
1 KT1 Laptop có ổ cứng, RAM với dung lượng lớn
2 KT2 Laptop có bộ vi xử lí với tốc độ cao
3 KT3 Laptop có độ phân giải hiển thị cao
4 KT4 Laptop có card đồ họa
5 KT5 Laptop có ổ đĩa quang
6 KT6 Bàn phím và touchpad có độ nhạy cao
62

2 Tính năng tăng cường


7 TC1 Laptop có bàn phím chống nước
8 TC2 Phụ kiện laptop đa dạng
9 TC3 Laptop có màn hình cảm ứng/ xoay 360/tháo rời
Laptop có khả năng nâng cấp phần cứng (thêm RAM,
10 TC4
thay ổ cứng dung lượng lớn hơn)
11 TC5 Laptop có nhận dạng vân tay, giọng nói
12 TC6 Laptop có khả năng nâng cấp pin
3 Khả năng kết nối và di động
13 KN1 Laptop có thời lượng pin sử dụng dài
14 KN2 Laptop có webcam
Laptop có thể kết nối Wifi và Internet, kết nối
15 KN3
Bluetooch
16 KN4 Laptop có công nghệ hồng ngoại
Laptop có nhiều cổng USB và đầy đủ khe cắm các loại:
17 KN5
VGA, S-Video, HDMI,….
4 Thiết kế laptop
18 TK1 Laptop có kích thước màn hình lớn
19 TK2 Laptop có trọng lượng nhẹ
20 TK3 Laptop có kiểu dáng đẹp, màu sắc đa dạng
5 Dịch vụ hậu mãi
21 HM1 Tôi chọn mua laptop có chế độ bảo hành tốt
Tôi chọn mua laptop của công ty phân phối có nhiều
22 HM2
điểm bảo hành và hỗ trợ kĩ thuật
23 HM3 Nhân viên bảo hành chuyên nghiệp
6 Thương hiệu
Tôi sẽ chú ý đến hình ảnh thương hiệu của sản phẩm khi
24 TH1
chọn mua laptop
Tôi chọn mua laptop của công ty phân phối có thương
25 TH2
hiệu chất lượng dịch vụ tốt
Số lượng và độ tin cậy của công ty phân phối ảnh
26 TH3
hưởng đến quyết định chọn mua laptop của tôi.
7 Giá cả và điều kiện thanh toán
27 GC1 Laptop có giá cả phù hợp
28 GC2 Điều kiện thanh toán tốt, thuận lợi
Các chương trình giảm giá, khuyến mãi, chiết khấu phù
29 GC3
hợp

Bảng 2.3. Thang đo quyết định mua


63

ST
Ký hiệu Tên đầy đủ
T
Quyết định mua
1 QD1 Tôi tự tin khi quyết định mua laptop mà tôi chọn
2 QD2 Tôi khuyến khích bạn bè và người thân mua laptop khi có
nhu cầu.
3 QD3 Tôi chắc chắn sẽ tiếp tục mua laptop tại công ty phân phối
đã từng mua khi có nhu cầu
c. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
 Các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được thiết kế qua các giai đoạn:
- Giai đoạn 01: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên các yếu tố thành phần
trong thang đo tác động đến quyết định mua của đối tượng nghiên cứu.
- Giai đoạn 02: Tiến hành phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn nhóm, lấy
ý kiến đóng góp của 10 đối tượng nghiên cứu.
- Giai đoạn 03: Hiệu chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi trước khi trước khi
tiến hành điều tra.
Để đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành phần trong mô hình,
nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi làm công cụ thu thập thông tin để tiến
hành thiết kế bảng câu hỏi riêng phù hợp với đề tài nghiên cứu. Theo đo, bảng
câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm với:
• 1: Hoàn toàn không đồng ý
• 2: Không đồng ý
• 3: Không có ý kiến
• 4: Đồng ý
• 5: Hoàn toàn đồng ý
 Kết cấu bảng câu hỏi:
Bảng câu hỏi được thiết kế gồm hai phần như sau:
- Phần I: một số thông tin của khách hàng
- Phần II: thu thập thông tin liên quan đến quyết định mua của khách hàng.
2.3.2. Nghiên cứu định lượng
64

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu
định lượng để kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu thông qua
bảng câu hỏi khảo sát (xem phụ lục 3).
a. Mẫu nghiên cứu
Đối tượng khảo sát là các sinh viên từng mua laptop mới trên thị trường
Đà Nẵng.
Thông thường để có thể phân tích yếu tố khám phá cần thu thập bộ dữ
liệu với cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến quan sát. Xuất phát từ
yêu cầu đó, tác giả đã tiến hành thu thập với cỡ mẫu là 250 nhằm phục vụ tốt
nhất cho việc phân tích dữ liệu nghiên cứu. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, gửi
mail, google docs được sử dụng để thu thập dữ liệu.
b. Thu thập dữ liệu
Tác giả tiến hành quá trình thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi tại các
trường đại học trên địa bàn Đà Nẵng. Để đề phòng trường hợp các bảng câu
hỏi khảo sát thu được không hợp lệ hoặc không đủ điều kiện để đưa vào xử lí
phân tích dữ liệu, tác giả thực hiện khảo sát với tổng số bản câu hỏi phát ra là
260 bảng và phân bổ đều tại 5 trường đại học: Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại
học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Ngoại Ngữ Đà
Nẵng, Đại học Duy Tân.
c. Phương pháp phân tích dữ liệu
Công cụ chủ yếu là bảng câu hỏi để thu thập thông tin về quyết định mua
laptop mới của sinh viên. Các biến quan sát trong phiếu điều tra được mã hóa
sau khi khảo sát cho phù hợp với yêu cầu xử lý của phần mềm SPSS.
Đầu tiên, các biến quan sát trong bản khảo sát được mã hóa, làm sạch.
Dữ liệu sau khi được thu thập được nhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS
20.0. Một số phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu
này gồm:
65

 Thống kê mô tả:
Phương pháp này được sử dụng để mô tả mẫu thu thập được theo các
thuộc tính của đối tượng nghiên cứu
 Đánh giá độ tin cậy (qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha)
Phương pháp phân tích này cho phép người nghiên cứu loại bỏ các biến
không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá
độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ
số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn thang đo
là hệ số Cronbach’s Alpha của nó phải đạt từ 0,6 trở lên. (Hoàng Trọng &
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)
 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và
loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá là kỹ
thuật được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dư liệu, giúp chúng ta rút trích từ
các biến quan sát thành một hay một số biến tổng hợp. Phương pháp rút trích
được chọn để phân tích nhân tố là phương pháp Principal Component
Analysis đi cùng với phép xoay Varimax vì đây là cách thức được sử dụng
phổ biến nhất. Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường
quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:
- Trị số KMO nằm trong khoảng 1 ≥ KMO ≥ 0,5 và mức ý nghĩa của kiểm định
Bartlett căn cứ trên giá trị Sig < 0,05.
- Đại lượng Eigenvalue >1
- Tổng phương sai trích ≥ 50%
- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0,5.
 Kiểm định mô hình lý thuyết
Thực hiện kiểm định mô hình lí thuyết bằng hồi qui đa biến, kiểm định
sự phù hợp, kiểm định các giả thuyết.
66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trong chương 2, tác giả đã thực hiện tổng hợp các mô hình nghiên cứu
đi trước và đề xuất mô hình nghiên cứu mới cho đề tài. Chương 2 cũng đã
trình bày chi tiết phương pháp thực hiện nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu
được thực hiện qua 2 bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính
thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật
phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn nhóm. Kết quả nghiên cứu định tính đã
giúp hoàn thiện các câu hỏi cho bảng câu hỏi và đưa ra thang đo chính thức
với 29 biến quan sát thuộc 7 nhóm yếu tố. Nghiên cứu chính thức sử dụng
phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi với mẫu là 250 sinh viên.
Bên cạnh đó, chương 2 cũng trình bày các kỹ thuật và yêu cầu cho việc phân
tích dữ liệu, phục vụ cho việc phân tích dữ liệu chính thức ở chương 3.
67

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ
3.1.1. Mô tả mẫu điều tra
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp tại
trường học. Sau khi tổ chức thu thập dữ liệu với số lượng bảng câu hỏi phát ra
thực tế là 260 bản, thu về được 253 bảng câu hỏi trong đó có 3 bảng câu hỏi
không hợp lệ, kết quả thu được 250 bảng câu hỏi hợp lệ. Dưới đây là thông
tin mô tả mẫu nghiên cứu:
 Về giới tính: Mẫu khảo sát có 120 đáp viên Nam chiếm tỷ lệ 48% và 130 đáp
viên Nữ chiếm 52%
Bảng 3.1. Kết quả phân tích giới tính của đáp viên
GIOITINH
Frequency Percent Valid Cumulative
Percent Percent
Nam 120 48,0 48,0 48,0
Valid Nữ 130 52,0 52,0 100,0
Total 250 100,0 100,0

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)


 Về trường đại học: Khảo sát được thực hiện tại 5 trường đại học trên địa bàn
thành phố là Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học
Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng và Đại học Duy Tân. Số đáp
viên theo học tại mỗi trường đại học trên tham gia khảo sát là 50 đáp viên,
cùng chiếm tỷ lệ 20%

Bảng 3.2. Kết quả phân tích trường đại học của đáp viên
68

TRUONG
Frequency Percent Valid Cumulative
Percent Percent
Đại học Kinh tế
50 20,0 20,0 20,0
Đà Nẵng
Đại học Sư phạm
50 20,0 20,0 40,0
Đà Nẵng
Đại học Bách khoa
Valid 50 20,0 20,0 60,0
Đà Nẵng
Đại học Ngoại ngữ
50 20,0 20,0 80,0
Đà Nẵng
Đại học Duy Tân 50 20,0 20,0 100,0
Total 250 100,0 100,0
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
 Về thu nhập mỗi tháng: Mẫu khảo sát có số đáp viên có thu nhập trung bình
mỗi tháng “Dưới 1 triệu đồng” là cao nhất với 149 đáp viên (chiếm 59,6%),
tiếp theo là thu nhập “Từ 1 – dưới 2 triệu đồng”/ tháng là 51 đáp viên (chiếm
20,4%) và số đáp viên có thu nhập trung bình mỗi tháng “Từ 2 – dưới 3 triệu
đồng” hoặc “Từ 3 triệu đồng trở lên” đều là 25 đáp viên (cùng chiếm 10%)
Bảng 3.3. Kết quả phân tích thu nhập trung bình tháng của đáp viên

THUNHAPTB
Frequency Percent Valid Cumulative
Percent Percent
Dưới 1 triệu đồng 149 59,6 59,6 59,6
Từ 1 – dưới 2 triệu
51 20,4 20,4 80,0
đồng
Từ 2 – dưới 3 triệu
Valid 25 10,0 10,0 90,0
đồng
Từ 3 triệu đồng
25 10,0 10,0 100,0
trở lên
Total 250 100,0 100,0
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
3.1.2. Phân tích thống kê mô tả
 Thương hiệu laptop được sinh viên đã và đang sử dụng hiện nay
69

Bảng 3.4. Kết quả phân tích thương hiệu laptop được sinh viên đã và
đang sử dụng

$THUONGHIEU Frequencies
Responses Percent of
N Percent Cases
Dell 63 17,6% 25,2%
Samsung 31 8,7% 12,4%
HP 67 18,7% 26,8%
Lenovo 21 5,9% 8,4%
a
$THUONGHIEU Asus 77 21,5% 30,8%
Apple 24 6,7% 9,6%
Acer 27 7,5% 10,8%
Sony Vaio 23 6,4% 9,2%
Khác 25 7,0% 10,0%
Total 358 100,0% 143,2%
a. Group

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)


Từ bảng trên ta thấy phần lớn các sinh viên đang sử dụng laptop của các
thương hiệu quen thuộc như Asus, Dell, HP,… Cụ thể, số lượng đáp viên sử
dụng laptop Asus là cao nhất với 77 đáp viên (chiếm 21,5%), tiếp theo là
laptop của thương hiệu HP với 67 đáp viên tương ứng 18,7%, Dell có 63 đáp
viên tương ứng 17,6%. Các thương hiệu còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn như
Samsung chiếm 8,7%, Acer chiếm 7,5%, Apple và Sony Vaio lần lượt chiếm
6,7% và 6,4%. Cuối cùng là Lenovo chiếm 5,9% và có 7% số đáp viên sử
dụng các thương hiệu laptop khác.

 Ngân sách dự chi khi mua laptop


Bảng 3.5. Kết quả phân tích ngân sách dự chi của sinh viên
70

để mua laptop

NGANSACH
Frequency Percent Valid Cumulative
Percent Percent
Dưới 8 triệu đồng 37 14,8 14,8 14,8
Từ 8 đến dưới 12
24 9,6 9,6 24,4
triệu đồng
Từ 12 đến dưới
Valid 114 45,6 45,6 70,0
15 triệu đồng
Từ 15 triệu đồng
75 30,0 30,0 100,0
trở lên
Total 250 100,0 100,0

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)


Trong 250 đáp viên tham gia khảo sát thì có 37 đáp viên dự tính chi
“Dưới 8 triệu đồng” để mua laptop (14,8%). Ngân sách dự chi có tỷ lệ đáp
viên chọn cao nhất là “Từ 12 đến dưới 15 triệu đồng” với 114 đáp viên, tương
ứng 45,6%. Số đáp viên dự tính chi “Từ 8 đến dưới 12 triệu đồng” là 24 đáp
viên và “Từ 15 triệu đồng trở lên” là 75 đáp viên, lần lượt chiếm 9,6% và
30%.
 Các yếu tố ảnh hưởng và quyết định mua laptop
Đề tài đưa ra 32 biến quan sát cho toàn bộ nghiên cứu về những yếu tố
ảnh hưởng và quyết định mua laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà
Nẵng. Thang đo Likert với thang điểm từ 1 đến 5 (1: Hoàn toàn không đồng
ý, 5: Hoàn toàn đồng ý) được sử dụng nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố đến quyết định mua laptop.

Bảng 3.6. Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của thang đo
Giá trị Độ lệch
STT Các biến của thang đo Kí hiệu
trung bình chuẩn
1 Laptop có ổ cứng, RAM với KT1 3,8720 0,82117
dung lượng lớn
71

2 Laptop có bộ vi xử lí với tốc KT2 3,7720 0,81157


độ cao
3 Laptop có độ phân giải hiển KT3 3,7240 0,89612
thị cao
4 Laptop có card đồ họa KT4 3,8040 0,75356
5 Laptop có ổ đĩa quang KT5 3,7480 0,93809
6 Bàn phím và touchpad có độ KT6 3,7480 0,80939
nhạy cao
7 Laptop có bàn phím chống TC1 3,6080 0,79553
nước
8 Phụ kiện laptop đa dạng TC2 3,6800 0,79254
9 Laptop có màn hình cảm ứng/ TC3 3,7880 0,80101
xoay 360/tháo rời
10 Laptop có khả năng nâng cấp TC4 3,6120 0,80001
phần cứng (thêm RAM, thay ổ
cứng dung lượng lớn hơn)
11 Laptop có nhận dạng vân tay, TC5 3,7400 0,78156
giọng nói
12 Laptop có khả năng nâng cấp TC6 3,7840 0,79743
pin
13 Laptop có thời lượng pin sử KN1 3,7520 0,83263
dụng dài
14 Laptop có webcam KN2 3,7840 0,80245
15 Laptop có thể kết nối Wifi và KN3 3,7600 0,86799
Internet, kết nối Bluetooch
16 Laptop có công nghệ hồng KN4 3,7640 0,89863
ngoại
17 Laptop có nhiều cổng USB và KN5 3,6680 0,84892
đầy đủ khe cắm các loại:
VGA, S-Video, HDMI,….
18 Laptop có kích thước màn TK1 3,7800 0,78362
hình lớn
19 Laptop có trọng lượng nhẹ TK2 3,7600 0,55101
20 Laptop có kiểu dáng đẹp, màu TK3 3,8600 0,53059
sắc đa dạng
21 Tôi chọn mua laptop có chế HM1 3,8200 0,51834
72

độ bảo hành tốt


22 Tôi chọn mua laptop của công HM2 3,7600 0,65123
ty phân phối có nhiều điểm
bảo hành và hỗ trợ kĩ thuật
23 Nhân viên bảo hành chuyên HM3 3,9600 0,48924
nghiệp
24 Tôi sẽ chú ý đến hình ảnh TH1 3,8800 0,65369
thương hiệu của sản phẩm khi
chọn mua laptop
25 Tôi chọn mua laptop của công TH2 3,9400 0,50738
ty phân phối có thương hiệu
chất lượng dịch vụ tốt
26 Số lượng và độ tin cậy của TH3 3,8200 0,51834
công ty phân phối ảnh hưởng
đến quyết định chọn mua
laptop của tôi.
27 Laptop có giá cả phù hợp GC1 3,8920 0,67092
28 Điều kiện thanh toán tốt, GC2 3,9000 0,60287
thuận lợi
29 Các chương trình giảm giá, GC3 3,9080 0,68514
khuyến mãi, chiết khấu phù
hợp
30 Tôi tự tin khi quyết định mua QD1 3,6920 0,61860
laptop mà tôi chọn
31 Tôi khuyến khích bạn bè và QD2 3,7720 0,65247
người thân mua laptop khi có
nhu cầu.
32 Tôi chắc chắn sẽ tiếp tục mua QD3 3,7160 0,53337
laptop tại công ty phân phối
đã từng mua khi có nhu cầu

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)


Qua kết quả thống kê mô tả các biến quan sát, ta thấy mức độ đồng ý của
các đáp viên đối với các biến quan sát là khá cao với giá trị trung bình của các
biến quan sát đều có giá trị từ 3,6 trở lên. Mức độ đồng ý trung bình cao nhất
là biến quan sát HM3 – “Nhân viên bảo hành chuyên nghiệp” và thấp nhất là
73

biến quan sát TC1 – “Laptop có bàn phím chống nước”. Cụ thể mức độ đồng
ý của từng nhóm yếu tố như sau:
- Các biến quan sát thuộc yếu tố Đặc điểm kỹ thuật có giá trị trung bình mức độ
đồng ý là khá cao và xấp xỉ nhau, nằm trong khoảng từ 3,7240 (KT3 –
“Laptop có độ phân giải hiển thị cao”) đến 3,8720 (KT1 – “Laptop có ổ cứng,
RAM với dung lượng lớn”)
- Các biến quan sát thuộc yếu tố Tính năng tăng cường có giá trị trung bình
mức độ đồng ý của các đáp viên là 3,7020. Trong đó biến quan sát TC1 –
“Laptop có bàn phím chống nước” có mức độ đồng ý trung bình thấp nhất
trong 6 biến quan sát của yếu tố và cũng là thấp nhất trong toàn bộ 32 biến
quan sát của đề tài.
- Các biến quan sát thuộc yếu tố Khả năng kết nối và di động của laptop có giá
trị trung bình mức độ đồng ý là khá cao và xấp xỉ nhau. Trong đó 4 biến quan
sát KN1, KN2, KN3, KN4 đều có mức độ đồng ý trung bình xấp xỉ 3,76.
Riêng biến quan sát KN5 – “Laptop có nhiều cổng USB và đầy đủ khe cắm
các loại: VGA, S-Video, HDMI,….” có mức độ đồng ý trung bình thấp hơn,
đạt 3,6680.
- Ba biến quan sát thuộc yếu tố Thiết kế có giá trị trung bình mức độ đồng ý lần
lượt là TK1 - "Laptop có kích thước màn hình lớn" đạt 3,7800, TK2 –
“Laptop có trọng lượng nhẹ” đạt 3,7600, TK3 – “Laptop có kiểu dáng đẹp,
màu sắc đa dạng” đạt 3,8600.
- Các biến quan sát thuộc yếu tố Dịch vụ hậu mãi có giá trị trung bình mức độ
đồng ý của các đáp viên lần lượt là HM1 – “Tôi chọn mua laptop có chế độ
bảo hành tốt” đạt 3,8200, HM2 – “Tôi chọn mua laptop của công ty phân phối
có nhiều điểm bảo hành và hỗ trợ kĩ thuật” đạt 3,7600 và HM3 – “Nhân viên
bảo hành chuyên nghiệp” đạt 3,9600. Biến quan sát HM3 vừa là biến quan sát
có mức độ đồng ý trung bình cao nhất trong 3 biến quan sát của yếu tố Dịch
vụ hậu mãi vừa là biến quan sát có mức độ đồng ý cao nhất trong 32 biến
quan sát của toàn bộ đề tài.
74

- Các biến quan sát thuộc yếu tố Thương hiệu có giá trị trung bình mức độ đồng
ý là khá cao, nằm trong khoảng từ 3,8200 (TH3 – “Số lượng và độ tin cậy của
công ty phân phối ảnh hưởng đến quyết định chọn mua laptop của tôi”) đến
3,9400 (TH2 – “Tôi chọn mua laptop của công ty phân phối có thương hiệu
chất lượng dịch vụ tốt”).
- Các biến quan sát thuộc yếu tố Giá cả và điều kiện thanh toán có giá trị trung
bình mức độ đồng ý của các đáp viên là khá cao và xấp xỉ nhau, xoay quanh
giá trị 3,9000.
- Ba biến quan sát thuộc biến phụ thuộc Quyết định mua có giá trị trung bình
mức độ đồng ý lần lượt là QD1 - "Tôi tự tin khi quyết định mua laptop mà tôi
chọn" đạt 3,6920, QD2 - "Tôi khuyến khích bạn bè và người thân mua laptop
khi có nhu cầu" đạt 3,7720 và QD3 - "Tôi chắc chắn sẽ tiếp tục mua laptop tại
công ty phân phối đã từng mua khi có nhu cầu" đạt 37160.
3.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO
3.2.1. Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là phương pháp cho phép người
phân tích loại bỏ những biến quan sát, những thang đo không đạt yêu cầu, các
biến rác có thể tạo ra các yếu tố giả trong quá trình nghiên cứu. Hệ số
Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của
các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Theo Nunnally &
Burnstein: “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,80
trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,70 đến 0,80 là sử dụng được.
Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,60 trở lên là có
thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc
mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.” (Nunnally& Burnstein,
1978, trích từ Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Vì vậy, đối
với nghiên cứu này thì hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,60 trở lên là chấp nhận
được.
75

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số cho biết mức độ “liên kết” giữa một
biến quan sát trong yếu tố với các biến còn lại. Nó phản ánh mức độ đóng góp
vào giá trị khái niệm của yếu tố của một biến quan sát cụ thể. Tiêu chuẩn để
đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào yếu tố hay không là hệ số
tương quan biến tổng phải lớn hơn 0,3. Theo Nunnally & Burnstein, (1994),
các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 là biến rác và
phải loại nó ra khỏi yếu tố đánh giá.
 Kiểm định thang đo“Đặc điểm kỹ thuật”
Bảng 3.7. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo
“Đặc điểm kỹ thuật”
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,824 6

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
KT1 18,7960 9,697 ,620 ,791
KT2 18,8960 9,877 ,589 ,797
KT3 18,9440 9,370 ,614 ,792
KT4 18,8640 10,367 ,537 ,807
KT5 18,9200 8,957 ,659 ,781
KT6 18,9200 10,130 ,535 ,808

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Thang đo “Đặc điểm kỹ thuật” được đo lường trên 6 biến. Kết quả thực
hiện Cronbach’s Alpha là 0,824 > 0,8 cho thấy thang đo lường tốt. Tương
quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3. Như vậy không có biến nào bị
loại khỏi thang đo.
 Kiểm định thang đo “Tính năng tăng cường”
Bảng 3.8. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo
“Tính năng tăng cường”
76

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,825 6

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
TC1 18,6040 8,674 ,600 ,795
TC2 18,5320 8,692 ,599 ,795
TC3 18,4240 8,494 ,639 ,787
TC4 18,6000 8,843 ,554 ,805
TC5 18,4720 8,596 ,636 ,788
TC6 18,4280 8,969 ,527 ,810

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Thang đo “Tính năng tăng cường” được đo lường trên 6 biến. Kết quả
thực hiện Cronbach’s Alpha là 0,825 > 0,8 cho thấy thang đo lường tốt.
Tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3. Như vậy không có biến
nào bị loại khỏi thang đo.
 Kiểm định thang đo“Khả năng kết nối và di động”
Bảng 3.9. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo
“Khả năng kết nối và di động”
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,834 5
Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
KN1 14,9760 7,309 ,640 ,800
KN2 14,9440 7,619 ,591 ,813
KN3 14,9680 6,778 ,741 ,770
KN4 14,9640 7,087 ,624 ,804
KN5 15,0600 7,470 ,580 ,816
77

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Thang đo “Khả năng kết nối và di động” được đo lường trên 5 biến. Kết
quả thực hiện Cronbach’s Alpha là 0,834 > 0,8 cho thấy thang đo lường tốt.
Tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3. Như vậy không có biến
nào bị loại khỏi thang đo.
 Kiểm định thang đo “Thiết kế”
Bảng 3.10. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo “Thiết kế”
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,741 3

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach's
Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Item Deleted Correlation Deleted
Deleted
TK1 7,6200 ,919 ,556 ,727
TK2 7,6400 1,316 ,593 ,639
TK3 7,5400 1,334 ,615 ,624

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Thang đo “Thiết kế” được đo lường trên 3 biến. Kết quả thực hiện
Cronbach’s Alpha là 0,741 > 0,7 cho thấy thang đo lường sử dụng được.
Tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3. Như vậy không có biến
nào bị loại khỏi thang đo.
 Kiểm định thang đo “Dịch vụ hậu mãi”
Bảng 3.11. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo
“Dịch vụ hậu mãi”
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,891 3
78

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
HM1 7,7200 1,086 ,873 ,778
HM2 7,7800 ,895 ,794 ,865
HM3 7,5800 1,249 ,741 ,890

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Thang đo “Dịch vụ hậu mãi” được đo lường trên 3 biến. Kết quả thực
hiện Cronbach’s Alpha là 0,891 > 0,8 cho thấy thang đo lường tốt. Tương
quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3. Như vậy không có biến nào bị
loại khỏi thang đo.
 Kiểm định thang đo“Thương hiệu”

Bảng 3.12. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo

“Thương hiệu”
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,686 3

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
TH1 7,7600 ,786 ,470 ,661
TH2 7,7000 ,934 ,577 ,509
TH3 7,8200 ,992 ,482 ,619

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Thang đo “Thương hiệu” được đo lường trên 3 biến. Kết quả thực hiện
Cronbach’s Alpha là 0,686 > 0,6 cho thấy thang đo lường có thể sử dụng
được. Tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3. Như vậy không có
79

biến nào bị loại khỏi thang đo.


 Kiểm định thang đo “Giá cả và điều kiện thanh toán”

Bảng 3.13. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo
“Giá cả và điều kiện thanh toán”
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,898 3

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted
GC1 7,8080 1,441 ,812 ,844
GC2 7,8000 1,647 ,768 ,883
GC3 7,7920 1,394 ,825 ,833

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Thang đo “Giá cả và điều kiện thanh toán” được đo lường trên 3 biến.
Kết quả thực hiện Cronbach’s Alpha là 0,898 > 0,8 cho thấy thang đo lường
tốt. Tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3. Như vậy không có
biến nào bị loại khỏi thang đo.
 Kiểm định thang đo “Quyết định mua”

Bảng 3.14. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo
“Quyết định mua”
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,611 3

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
QD1 7,4880 ,974 ,399 ,541
80

QD2 7,4080 ,837 ,486 ,406


QD3 7,4640 1,125 ,383 ,563

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Thang đo “Quyết định mua” được đo lường trên 3 biến. Kết quả thực
hiện Cronbach’s Alpha là 0,611 > 0,6 cho thấy thang đo lường có thể sử dụng
được. Tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3. Như vậy không có
biến nào bị loại khỏi thang đo.
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và
loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá EFA
được sử dụng để kiểm tra độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành
phần trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Phương pháp rút trích được chọn để
phân tích nhân tố là phương pháp Principal Component Analysis đi cùng với
phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất. (Mayers, L.S.,
Gamst, G., Guarino A.J, 2000)
Khi phân tích nhân tố khám phá EFA, các nhà nghiên cứu thường quan
tâm đến một số tiêu chuẩn:
- Trị số KMO ≥ 0,5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett căn cứ trên
giá trị Sig < 0,05.
KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp
của nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích
nhân tố là thích hợp, còn nếu trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có
khả năng không thích hợp với các dữ liệu.
Kiểm định Bartlett là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết
các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa
thống kê (Sig < 0,05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong
tổng thể.
81

- Đại lượng Eigenvalue > 1


Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi
mỗi nhân tố. Chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ
lại trong mô hình phân tích.(Gerbing & Anderson, 1988)
- Tổng phương sai trích ≥ 50%
Tổng phương sai trích là phần trăm phương sai toàn bộ được giải thích
bởi từng nhân tố. Nếu coi biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích
nhân tố cô đọng được bao nhiêu phần trăm và bị thất thoát bao nhiêu %. Tổng
phương sai trích tối thiểu phải bằng 50% thì phân tích nhân tố được xem là
phù hợp.(Gerbing & Anderson, 1988)
- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0,5. Nếu biến quan sát này có hệ số
tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại.
Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân
tích nhân tố khám phá. Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu,
Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng và Factor loading > 0,5 được
xem là có ý nghĩa thực tiễn. (Hair & ctg, 1998)
a. Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập

Tất cả 29 biến thuộc 7 yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất đều
được đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích nhân tố khám
phá đối với các biến độc lập này (xem Phụ lục 4)
 Chạy KMO lần 1

Bảng 3.15. Kết quả phân tích KMO cho biến độc lập lần 1
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,819
Approx. Chi-Square 4092,471
Bartlett's Test of Sphericity df 406
Sig. ,000

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)


82

Hệ số KMO = 0,819 > 0,5 và Sig = 0,000 < 0,05 nên có thể kết luận giữa
các tiêu thức có mối quan hệ nhất định, tức là có tiêu thức chính.
Bảng Total Variance Explained cho biết phân tích nhân tố đã trích được 7
yếu tố từ 29 biến quan sát với phương sai trích rút là 67,861% > 50% nên đạt
yêu cầu.
Trong ma trận hệ số tải nhân tố (Rotated Component Matrix) có 7 biến
quan hệ cùng lúc với 2 yếu tố trở lên là: KT4, KT5, KT6, TC1, TC3, TC5,
KN4. Do đó loại bỏ dần các biến trên ra và thực hiện lại phân tích nhân tố
khám phá EFA.

 Chạy KMO lần 2


Bảng 3.16. Kết quả phân tích KMO cho biến độc lập lần 2
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,765
Approx. Chi-Square 2770,871
Bartlett's Test of Sphericity df 231
Sig. ,000

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)


Hệ số KMO = 0,765 > 0,5 và Sig = 0,000 < 0,05 nên có thể kết luận giữa
các tiêu thức có mối quan hệ nhất định, tức là có tiêu thức chính.
Bảng Total Variance Explained cho biết phân tích nhân tố đã trích được 6
yếu tố từ 22 biến quan sát với phương sai trích rút là 68,938% > 50% nên đạt
yêu cầu.
Trong ma trận hệ số tải nhân tố (Rotated Component Matrix) có 2 biến
83

quan hệ cùng lúc với 2 yếu tố trở lên là: TC6, KN5. Do đó loại bỏ dần các
biến trên ra và thực hiện lại phân tích nhân tố khám phá EFA.
 Chạy KMO lần 3

Bảng 3.17. Kết quả phân tích KMO cho biến độc lập lần 3
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,748
Approx. Chi-Square 2502,601
Bartlett's Test of Sphericity df 190
Sig. ,000

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5 6
TC2 ,794
TC4 ,715
KT2 ,714
KT3 ,691
KT1 ,649
GC2 ,855
GC1 ,845
GC3 ,832
HM1 ,913
HM3 ,876
HM2 ,849
KN3 ,864
KN2 ,792
KN1 ,743
TK2 ,839
TK3 ,789
TK1 ,669
TH2 ,853
TH3 ,739
TH1 ,739
84

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)


Hệ số KMO = 0,748 > 0,5 và Sig = 0,000 < 0,05 nên có thể kết luận giữa
các tiêu thức có mối quan hệ nhất định, tức là có tiêu thức chính.
Bảng Total Variance Explained cho biết phân tích nhân tố đã trích được 6
yếu tố từ 20 biến quan sát với phương sai trích rút là 71,796% > 50% nên đạt
yêu cầu.
Các hệ số tải nhân tố (Factor loading) của các biến quan sát trong bảng
Rotated Component Matrix đều lớn hơn 0,5 nên đạt yêu cầu.
Bảng Rotated Component Matrix tách bạch các nhóm tiêu thức khác
nhau một cách rõ rệt, những tiêu thức giống nhau sẽ hội tụ về một nhóm. Như
vậy sẽ có 20 tiêu thức được chia làm 6 nhóm.
Như vậy sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA được kết quả có 20 chỉ
báo được phân chia trong 6 nhóm như:
- Nhóm yếu tố “Kỹ thuật” được tạo thành từ sự kết hợp của các biến thuộc 2
yếu tố đề xuất cũ là “Đặc tính kỹ thuật” và “Tính năng tăng cường” gồm 5 chỉ
báo: KT1, KT2, KT3, TC2, TC4.
- Nhóm yếu tố “Giá cả và điều kiện thanh toán” gồm 3 chỉ báo: GC1, GC2,
GC3.
- Nhóm yếu tố “Dịch vụ hậu mãi” gồm 3 chỉ báo: HM1, HM2, HM3.
- Nhóm yếu tố “Khả năng kết nối và di động” gồm 3 chỉ báo: KN1, KN2, KN3.
- Nhóm yếu tố “Thiết kế” gồm 3 chỉ báo: TK1, TK2, TK3.
- Nhóm yếu tố “Thương hiệu” gồm 3 chỉ báo: TH1, TH2, TH3.
Tóm lại, qua kết quả phân tích nhân tố EFA, 2 yếu tố đề xuất cũ là “Đặc
tính kỹ thuật” và “Tính năng tăng cường” có mối quan hệ gần với nhau nên
được gộp chung thành một yếu tố gọi là yếu tố “Kỹ thuật”. So với mô hình
nghiên cứu đề xuất, mô hình điều chỉnh còn lại 6 yếu tố với 20 biến quan sát,
85

không phát sinh thêm khái niệm mới hay yếu tố mới.
b. Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc
Thực hiện phân tích nhấn tố để kiểm tra độ hội tụ của các biến trong biến
phụ thuộc (Quyết định mua). Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến
phụ thuộc Quyết định mua như sau:

Bảng 3.18. Kết quả phân tích KMO cho biến phụ thuộc
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,620
Approx. Chi-Square 83,653
Bartlett's Test of Sphericity df 3
Sig. ,000

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Loadings
Total % of Cumulative Total % of Cumulative
Variance % Variance %
1 1,689 56,296 56,296 1,689 56,296 56,296
2 ,743 24,769 81,065
3 ,568 18,935 100,000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa
Component
1
QD2 ,807
QD1 ,726
QD3 ,715
86

Extraction Method: Principal


Component Analysis.
a. 1 components extracted.

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)


Kết quả phân tích biến phụ thuộc cho các kết luận:
- Hệ số KMO = 0,620 > 0,5 với Sig = 0,000 < 0,05 có thể kết luận dữ liệu phù
hợp để phân tích nhân tố.
- Tại các giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 với phương pháp rút trích phương pháp
Principal Component và phép quay Varimax, phân tích nhân tố đối với biến
phụ thuộc đã trích được 1 yếu tố từ 3 biến quan sát với phương sai trích
56,296% > 50% nên đạt yêu cầu.
Như vậy các biến quan sát của biến phụ thuộc hội tụ thành một yếu tố và
có thể gọi là yếu tố “Quyết định mua”.
c.Kiểm định lại độ tin cậy cho các nhóm yếu tố biến độc lập
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập thu được
kết quả có 20 chỉ báo được phân chia trong 6 nhóm yếu tố. Trong đó có 2
nhóm yếu tố “Kỹ thuật” và “Khả năng kết nối và di động” là có sự thay đổi so
với ban đầu. Nhóm yếu tố “Kỹ thuật” được tạo thành từ sự kết hợp của các
biến KT1, KT2, KT3 thuộc yếu tố đề xuất cũ “Đặc tính kỹ thuật” và các biến
TC2, TC4 thuộc yếu tố “Tính năng tăng cường” cũ. Nhóm yếu tố “Khả năng
di động và kết nối” bị loại bỏ 2 biến quan sát KN4, KN5 chỉ gồm 3 biến quan
sát KN1, KN2, KN3. Vì vậy, cần tiến hành kiểm định lại độ tin cậy
Cronbach’s Alpha kiểm định thống kê về mức độ tương quan chặt chẽ của các
biến trong thang đo.
 Kiểm định thang đo “Kỹ thuật”
Bảng 3.19. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo “Kỹ thuật”
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
87

,799 5

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted
KT1 14,7880 6,377 ,576 ,763
KT2 14,8880 6,293 ,611 ,752
KT3 14,9360 6,012 ,597 ,756
TC2 14,9800 6,429 ,592 ,758
TC4 15,0480 6,608 ,532 ,776

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Thang đo “Kỹ thuật” được đo lường trên 5 biến. Kết quả thực hiện
Cronbach’s Alpha là 0,799 > 0,7 cho thấy thang đo lường sử dụng được.
Tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3. Như vậy không có biến
nào bị loại khỏi thang đo.
 Kiểm định thang đo “Khả năng kết nối và di động”
Bảng 3.20. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo
“Khả năng kết nối và di động” mới
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,828 3

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
KN1 7,5440 2,434 ,593 ,852
KN2 7,5120 2,331 ,690 ,759
KN3 7,5360 1,993 ,784 ,658

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Thang đo “Khả năng kết nối và di động” được đo lường trên 3 biến. Kết
88

quả thực hiện Cronbach’s Alpha là 0,828 > 0,8 cho thấy thang đo lường tốt.
Tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3. Như vậy không có biến
nào bị loại khỏi thang đo.
3.2.3. Mô hình điều chỉnh và các giả thuyết

Sau khi phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố
khám phá EFA ta có 6 nhóm yếu tố tác động tới thang đo Quyết đinh mua
gồm: “Kỹ thuật”, “Giá cả và điều kiện thanh toán”, “Dịch vụ hậu mãi”, “Khả
năng kết nối và di động”, “Thiết kế”, “Thương hiệu”. Ta có mô hình điều
chỉnh như sau:

Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh


 Các giả thuyết của mô hình:
- Giả thuyết H1: Yếu tố “Kỹ thuật” có quan hệ thuận chiều với “Quyết định
mua” laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng.
- Giả thuyết H2: Yếu tố “Giá cả và điều kiện thanh toán” có quan hệ thuận
chiều với “Quyết định mua” laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng.
89

- Giả thuyết H3: Yếu tố “Dịch vụ hậu mãi” có quan hệ thuận chiều với “Quyết
định mua” laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng.
- Giả thuyết H4: Yếu tố “Khả năng kết nối và di động” có quan hệ thuận chiều
với “Quyết định mua” laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng.
- Giả thuyết H5: Yếu tố “Thiết kế” có quan hệ thuận chiều với “Quyết định
mua” laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng.
- Giả thuyết H6: Yếu tố “Thương hiệu” có quan hệ thuận chiều với “Quyết định
mua” laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng.
3.3. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu thực tế
bằng phân tích hồi quy bội
Ta có phương trình hồi quy tuyến tính sau:

QDi = β0 + β1 * KTi + β2 * GCi + β3 * HMi + β4 * KNi + β5 * TKi + β6 * THi + ei

Trong đó:
QDi: Quyết định mua của khách hàng
KTi : Kỹ thuật
GCi : Giá cả và điều kiện thanh toán
HMi : Dịch vụ hậu mãi
KNi : Khả năng kết nối và di động
TKi : Thiết kế
THi : Thương hiệu
Kết quả mô hình hồi quy như sau:
Bảng 3.21. Kết quả phân tích hồi quy _ Bảng Model Summary
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Std. Error of Durbin-
Square the Estimate Watson
a
1 ,814 ,663 ,654 ,26608 1,835
a. Predictors: (Constant), TH, HM, KN, TK, KT, GC
90

b. Dependent Variable: QD

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)


Ta có R-Square = 0,663, điều này có nghĩa các biến KT i, GCi, HMi, KNi,
TKi, THi giải thích được 66,3% sự biến động của quyết định mua của khách
hàng. Vậy 1 – R2 = 0,337 được giải thích bởi các yếu tố không được đưa vào
mô hình.
Giá trị Dubin – Watson là 1,835 với n = 250, số biến độc lập là 6, tra
bảng Dubin – Watson ta có DL = 1,752 và DU = 1,834 nên 4 – DL = 2,248 và
4 – DU = 2,166.
Vì DU = 1,834 < 1,835 < 4 – DU = 2,166 nên có thể kết luận không có
tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình nghiên cứu. (Hoàng Trọng & Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Bảng 3.22. Kết quả phân tích hồi quy _ Bảng ANOVA
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 33,785 6 5,631 79,531 ,000b
1 Residual 17,204 243 ,071
Total 50,989 249
a. Dependent Variable: QD
b. Predictors: (Constant), TH, HM, KN, TK, KT, GC

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)


Vì F = 79,531 và Sig = 0,000 < 0,05 nên giữa các biến độc lập và biến
phụ thuộc có mối quan hệ.
91

Bảng 3.23. Kết quả phân tích hồi quy _ Bảng Coefficients
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
B Std. Beta Tolerance VIF
Error
(Constant) -1,157 ,245 -4,724 ,000
KT ,155 ,034 ,210 4,575 ,000 ,659 1,518
GC ,373 ,035 ,491 10,671 ,000 ,656 1,523
1 HM ,212 ,038 ,236 5,646 ,000 ,792 1,263
KN ,165 ,029 ,263 5,727 ,000 ,657 1,521
TK ,079 ,039 ,090 2,021 ,044 ,707 1,415
TH ,288 ,039 ,281 7,286 ,000 ,934 1,070
a. Dependent Variable: QD

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)


Qua bảng trên ta thấy các yếu tố đều có ý nghĩa vì đều có Sig < 0,05. Ta
có mô hình hồi quy tuyến tính như sau:

QDi = - 1,157 + 0,155 * KTi + 0,373 * GCi + 0,212 * HMi + 0,165 * KNi
+ 0,079 * TKi + 0,288 * THi + ei
Ta thấy các yếu tố “Kỹ thuật”, “Giá cả và điều kiện thanh toán”, “Dịch
vụ hậu mãi”, “Khả năng kết nối và di động”, “Thiết kế” và “Thương hiệu”
đều có tác động thuận chiều đến “Quyết định mua” của khách hàng, do đó các
giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 được chấp nhận.
Hệ số phóng đại phương sai VIF từ kết quả hồi quy đều nhỏ (nhỏ hơn
10) cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên
không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Hay mối quan hệ giữa các biến
độc lập không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy.
3.3.2. Phân tích phương sai (ANOVA)
92

Để tìm hiểu sâu hơn rằng có hay không sự khác biệt về Quyết định mua
laptop mới của các sinh viên khác nhau về giới tính, trường học, thu nhập
trung bình, tác giả tiến hành phân tích phương sai ANOVA.
a. Giữa các nhóm sinh viên khác nhau về giới tính
- Giả thuyết:

H0: Không có sự khác nhau về Quyết định mua laptop mới giữa các
nhóm sinh viên khác nhau về giới tính.
- Kết quả phân tích:
Bảng 3.24. Kết quả phân tích phương sai _ kiểm định Levene
giữa “Quyết định mua” và “Giới tính”
Test of Homogeneity of Variances
QD
Levene Statistic df1 df2 Sig.
,495 1 248 ,482
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Từ kiểm định Levene ta có Sig = 0,482 > 0,05 phương sai “Quyết định
mua” giữa các nhóm sinh viên khác nhau về giới tính (Nam, Nữ) không khác
nhau một cách có ý nghĩa.
Bảng 3.25. Kết quả phân tích phương sai _ ANOVA
giữa “Quyết định mua” và “Giới tính”
ANOVA
QD
Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Between Groups 7,663 1 7,663 43,861 ,000
Within Groups 43,326 248 ,175
Total 50,989 249

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)


93

Kết quả phân tích ANOVA cho F = 43,861 và Sig = 0,000 < 0,05 nên bác
bỏ H0 hay nói cách khác là có sự khác biệt về Quyết định mua giữa các nhóm
sinh viên Nam và nhóm sinh viên Nữ.

b. Giữa các nhóm sinh viên của các trường đại học khác nhau
- Giả thuyết:

H0: Không có sự khác nhau về Quyết định mua laptop mới giữa các
nhóm sinh viên của các trường đại học khác nhau (Đại học Kinh tế Đà Nẵng,
Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Ngoại Ngữ
Đà Nẵng, Đại học Duy Tân).
- Kết quả phân tích:

Bảng 3.26. Kết quả phân tích phương sai _ kiểm định Levene
giữa “Quyết định mua” và “Trường đại học của đáp viên”
Test of Homogeneity of Variances
QD
Levene Statistic df1 df2 Sig.
,749 4 245 ,560

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Từ kiểm định Levene ta có Sig = 0,560 > 0,05 phương sai “Quyết định
mua” giữa các nhóm sinh viên của các trường đại học khác nhau (Đại học
Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Đà Nẵng,
Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng, Đại học Duy Tân) không khác nhau một cách
có ý nghĩa.
Bảng 3.27. Kết quả phân tích phương sai _ ANOVA
giữa “Quyết định mua” và “Trường đại học của đáp viên”
ANOVA
QD
Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
94

Between Groups 1,942 4 ,486 2,425 ,049


Within Groups 49,047 245 ,200
Total 50,989 249
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Kết quả phân tích ANOVA cho F = 2,425 và Sig = 0,049 < 0,05 nên bác
bỏ H0 hay nói cách khác là có sự khác biệt về Quyết định mua giữa các nhóm
sinh viên thuộc các trường đại học khác nhau.
c. Giữa các nhóm sinh viên khác nhau về thu nhập trung bình
- Giả thuyết:

H0: Không có sự khác nhau về Quyết định mua laptop mới giữa các
nhóm sinh viên có thu nhập trung bình tháng khác nhau (Dưới 1 triệu đồng,
Từ 1 đến dưới 2 triệu đồng, Từ 2 đến dưới 3 triệu đồng và Từ 3 triệu đồng trở
lên).
- Kết quả phân tích:

Bảng 3.28. Kết quả phân tích phương sai _ kiểm định Levene
giữa “Quyết định mua” và “Thu nhập trung bình tháng”
Test of Homogeneity of Variances
QD
Levene Statistic df1 df2 Sig.
,672 3 246 ,570
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Từ kiểm định Levene ta có Sig = 0,570 > 0,05 phương sai “Quyết định
mua” giữa các nhóm sinh viên khác nhau về thu nhập trung bình tháng (Dưới
1 triệu đồng, Từ 1 đến dưới 2 triệu đồng, Từ 2 đến dưới 3 triệu đồng và Từ 3
triệu đồng trở lên) không khác nhau một cách có ý nghĩa.
95

Bảng 3.29. Kết quả phân tích phương sai _ ANOVA


giữa “Quyết định mua” và “Thu nhập trung bình tháng”
ANOVA
QD
Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Between Groups ,313 3 ,104 ,507 ,678
Within Groups 50,676 246 ,206
Total 50,989 249

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Kết quả phân tích ANOVA cho F = 0,507 và Sig = 0,678 > 0,05 nên chưa
đủ cơ sở để bác bỏ H0 hay nói cách khác là không có sự khác biệt về Quyết
định mua giữa các nhóm sinh viên khác nhau về thu nhập trung bình tháng.
3.4. KẾT LUẬN VỀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám
phá EFA và phân tích hồi quy cho mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định mua laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng như sau:
96

Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu cuối cùng


Mô hình nghiên cứu trên cho thấy trong phạm vi kết quả nghiên cứu thì
có 6 yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định mua laptop mới của sinh viên tại thị
trường Đà Nẵng với các mức độ khác nhau là “Kỹ thuật”, “Giá cả và điều
kiện thanh toán”, “Dịch vụ hậu mãi”, “Khả năng kết nối và di động”, “Thiết
kế” và “Thương hiệu”.
97

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Chương 3 đã trình bày thông tin về mẫu khảo sát, đánh giá độ tin cậy của
thang đo bằng hệ số Cronbach’s Anpha, phân tích nhân tố khám phá EFA,
phân tích hồi quy đa biến, phân tích One – way ANOVA với các biến nhân
khẩu học. Thông tin từ mẫu quan sát cho thấy số lượng nam và nữ tham gia
khảo sát là ngang nhau và tỷ lệ sinh viên của các trường tham gia khảo sát là
bằng nhau, thu nhập trung bình của sinh viên chủ yếu là dưới 1 triệu
đồng/tháng. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Anpha cho thấy không loại biến
nào. Phân tích nhân tố khám phá EFA đã nhóm 7 yếu tố đề xuất thành 6 yếu
tố. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy mô hình với 6 yếu tố đã giải thích được
66,30% Quyết định mua laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng.
Nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt về “Quyết định mua” giữa các sinh
viên khác nhau về giới tính và các sinh viên thuộc các trường đại học khác
nhau.
98

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop mới
của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng sau khi được tiến hành nghiên cứu định
tính và định lượng với mẫu là 250 và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0
cho kết quả:
- Các thương hiệu laptop được sinh viên ưa chuộng sử dụng là Asus chiếm
21,5%, HP với 18,7%, Dell với 17,6%, Samsung chiếm 8,7%, Acer chiếm
7,5%, Apple chiếm 6,7%, Sony Vaio 6,4%, Lenovo chiếm 5,9% và có 7% số
đáp viên sử dụng các thương hiệu laptop khác.
- Có 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop mới của sinh viên tại thị
trường Đà Nẵng là “Kỹ thuật”, “Giá cả và điều kiện thanh toán”, “Dịch vụ
hậu mãi”, “Khả năng kết nối và di động”, “Thiết kế” và “Thương hiệu”. Các
yếu tố này giải thích được 66,30% quyết định mua laptop mới của sinh viên
tại thị trường Đà Nẵng.
- Phân tích nhân khẩu học cho thấy có sự khác biệt về quyết định mua của các
nhóm sinh viên có giới tính khác nhau (Nam, Nữ) và giữa các nhóm sinh viên
theo học tại các trường đại học khác nhau (Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học
Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Ngoại Ngữ Đà
Nẵng, Đại học Duy Tân).
4.1.2. Bình luận kết quả nghiên cứu

Từ các kết quả trên, tác giả đưa ra các bình luận kết quả nghiên cứu như
sau:
- Các thương hiệu laptop được sinh viên ưa chuộng sử dụng hiện nay là các
thương hiệu quen thuộc trên thị trường như Asus, HP, Dell…. Trong đó Asus
là thương hiệu được ưa chuộng nhất chiếm 21,5%, tiếp theo là laptop của
99

thương hiệu HP với 18,7%, Dell với 17,6%. Các thương hiệu còn lại chiếm tỷ
lệ thấp hơn như Samsung chiếm 8,7%, Acer chiếm 7,5%, Apple và Sony Vaio
lần lượt chiếm 6,7% và 6,4%. Cuối cùng là Lenovo chiếm 5,9% và có 7% số
đáp viên sử dụng các thương hiệu laptop khác.
- Có 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop mới của sinh viên tại thị
trường Đà Nẵng là “Kỹ thuật”, “Giá cả và điều kiện thanh toán”, “Dịch vụ
hậu mãi”, “Khả năng kết nối và di động”, “Thiết kế” và “Thương hiệu”. Mức
độ đồng ý trung bình của các đáp viên đối với các yếu tố là khá cao và xấp xỉ
nhau, dao động trong khoảng từ 3,7320 (yếu tố “Kỹ thuật”) đến 3,9000 (yếu
tố “Giá cả và điều kiện thanh toán”)
Bảng 4.1. Mức độ đồng ý trung bình của các yếu tố
Các biến Giá trị Độ lệch
STT Yếu tố
thành phần trung bình chuẩn
1 KT1, KT2, KT3, 3,7320 0,82428
Kỹ thuật
TC2, TC4
2 Khả năng kết nối và KN1, KN2, KN3 3,7653 0,83436
di động
3 Thiết kế TK1, TK2, TK3 3,8000 0,62174
4 Dịch vụ hậu mãi HM1, HM2, HM3 3,8467 0,55294
5 Thương hiệu TH1, TH2, TH3 3,8800 0,55980
6 Giá cả và điều kiện GC1, CG2, CG3 3,9000 0,65298
thanh toán

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)


- Mô hình gồm 6 yếu tố trên đã giải thích được 66,30% quyết định mua laptop
mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng. Các yếu tố trong mô hình đều có
tác động thuận chiều đến quyết định mua laptop của sinh viên với các mức độ
tác động là khác nhau. Cụ thể:
+ Yếu tố “Giá cả và điều kiện thanh toán” (β = 0,373) là yếu tố có tác động
mạnh nhất đến quyết định mua. Điều đó cho thấy các sinh viên rất nhạy cảm
về giá và thương hiệu trong quyết định mua laptop mới.
100

+ Yếu tố “Thương hiệu” (β = 0,288) là yếu tố tác động mạnh thứ hai trong mô
hình đến quyết định mua. Thương hiệu ở đây không chỉ là thương hiệu của
công ty sản xuất laptop mà còn là thương hiệu của công ty phân phối laptop.
Điều đó cho thấy sinh viên hiện nay là rất cẩn trọng trong việc lựa chọn nhãn
hiệu và công ty để mua laptop nhằm tránh mua phải hàng nhái, hàng kém chất
lượng.
+ Yếu tố “Dịch vụ hậu mãi” (β = 0,212) là yếu tố có tác động mạnh tiếp theo
trong mô hình. Trong bất kì mua bán nào thì dịch vụ hậu mãi luôn là yếu tố
quan trọng được người mua quan tâm, đặc biệt là với các sản phẩm công nghệ
như laptop thì bảo hành, sửa chữa là yếu tố quan trọng được xem xét khi chọn
mua. Số lượng điểm bảo hành, chất lượng hỗ trợ kỹ thuật cùng các dịch vụ
hậu mãi khác là yếu tố quan trọng được sinh viên quan tâm khi chọn mua
laptop.
+ Hai yếu tố có tác động tiếp theo là yếu tố “Khả năng kết nối và di động” (β =
0,165) và “Kỹ thuật” (β = 0,155). Đây đều là các yếu tố thể hiện sự hữu dụng,
khả năng đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc, giải trí của sinh viên nên luôn
được quan tâm khi quyết định mua nhưng tùy đối tượng mà mức độ quan tâm
là khác nhau.
+ “Thiết kế” là yếu tố có tác động yếu nhất (β = 0,079) nên có thể thấy thị
trường laptop hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, thiết kế nên đáp
ứng rất tốt các nhu cầu của sinh viên.
- Phân tích nhân khẩu học bằng phương pháp One – way ANOVA cho thấy có
sự khác biệt (có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 0,05) về quyết định mua
của các nhóm sinh viên có giới tính khác nhau (Nam, Nữ) và giữa các nhóm
sinh viên theo học tại các trường đại học khác nhau (Đại học Kinh tế Đà
Nẵng, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học
Ngoại Ngữ Đà Nẵng, Đại học Duy Tân). Hay nói cách khác với mức ý nghĩa
0,05 giữa các nhóm sinh viên nam và sinh viên nữ thì có sự khác nhau về
101

quyết định mua laptop mới. Giữa các nhóm sinh viên của các trường đại học
khác nhau trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng có sự khác nhau về quyết
định mua. Vì vậy các nhà phân phối, kinh doanh laptop trên thị trường Đà
Nẵng cần chú ý xây dựng những chiến lược kinh doanh, tiếp thị phù hợp với
từng loại đối tượng sinh viên để đạt được kết quả tốt nhất.

Như vậy so với mục tiêu đề ra, đề tài đã thực hiện được như sau
- Xác định được các thương hiệu laptop được sinh viên ưa chuộng trên thị
trường và thị phần của chúng.
- Xây dựng được mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop mới
của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng với 6 yếu tố.
- Kiểm định và đánh giá sự tác động của các yếu tố đến quyết định mua laptop
mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng.
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.2.1. Hàm ý chính sách
Dựa vào kết quả nghiên cứu ở trên để cùng các kết luận, tác giả đề xuất
một số kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh laptop nhằm thu hút và đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng, từ đó nâng cao hiệu
quả kinh doanh như sau:

Đối tượng khách hàng sinh viên là đối tượng có ngân sách eo hẹp, chịu
các tác động mạnh mẽ của yếu tố “Giá cả và điều kiện thanh toán”. Vì vậy để
gia tăng doanh số bán hàng, các công ty phân phối cần phải cố gắng cung cấp
các sản phẩm với mức giá tốt nhất, có điều kiện thanh toán tối ưu và có các
chương trình giảm giá, khuyến mãi phù hợp nhằm thu hút sinh viên mua
laptop.
Các yếu tố “Thương hiệu” và “Dịch vụ hậu mãi” có ảnh hưởng khá lớn
đến quyết định mua laptop mới của sinh viên nên ngoài việc chú ý phân phối
các dòng sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng được sinh viên ưa chuộng
102

như Asus, Dell, HP thì công ty phân phối cũng cần chú trọng xây dựng hình
ảnh thương hiệu uy tín cho công ty. Các công tác hậu mãi cũng cần được chú
ý để xây dựng lòng trung thành khách hàng và uy tín công ty. Số lượng điểm
phân phối và hỗ trợ kỹ thuật là một trong các yếu tố quan trọng cần được tập
trung phát triển để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng nói chung và thu
hút sinh viên mua hàng nói riêng. Thị trường laptop hiện nay cạnh tranh gay
gắt với số lượng nhà phân phối lớn, do đó các công ty cần phải tạo được sự
khác biệt trong chất lượng phục vụ cho riêng mình nhằm tạo ra lợi thế cạnh
tranh. Các nhà phân phối kinh doanh laptop cần làm tốt hơn nữa công tác đào
tạo nhân viên, tạo ra sự đồng bộ và chất lượng phục vụ tốt nhất đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Đặc biệt với các công ty có nhiều cửa hàng phân phối tại
các địa điểm khác nhau như Thế Giới Di Động, FPT,… thì cần chú ý cả về sự
đồng bộ trong chất lượng sản phẩm và phục vụ tại tất cả các địa điểm một
cách tốt nhất, từ đó xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty trong tâm trí
khách hàng. Các thủ tục giao dịch, hỗ trợ sửa chữa, kỹ thuật cũng nên được
đơn giản hóa hết mức có thể, sử dụng các hỗ trợ công nghệ để giảm thiểu tối
đa thời gian nhằm tạo sự tiện lợi nhất cho khách hàng. Các công ty cũng có
thể có thêm các hình thức giải trí cho khách hàng trong quá trình chờ đợi bảo
hành, sửa chữa, hỗ trợ kỹ thuật như wifi, máy tính miễn phí, cà phê thức uống
miễn phí,… nhằm tránh sự nhàm chán, mỏi mệt của khách hàng và tạo cho
khách hàng những thiện cảm tốt về công ty.
Yếu tố “Thiết kế” dù có tác động yếu nhất trong 6 yếu tố của mô hình
nghiên cứu nhưng vẫn có tác động đến quyết định mua laptop mới của sinh
viên nên khi chọn lựa các sản phẩm cần nhập hàng để kinh doanh, phân phối
công ty cần chú ý đến các đặc điểm về thiết kế như kiểu dáng, màu sắc, kích
thước màn hình, trọng lượng laptop,… cho phù hợp với thị hiếu của sinh viên.
Có sự khác biệt về quyết định mua của các nhóm sinh viên có giới tính
khác nhau và các nhóm sinh viên thuộc các trường đại học khác nhau nên cần
103

thiết kế các chương trình tiếp thị, quảng cáo khác nhau với từng đối tượng
sinh viên. Ví dụ với các trường đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng là nơi có đông
các sinh viên nữ, nhu cầu sử dụng laptop chủ yếu là để kết nối, giải trí nên có
thể xây dựng các chương trình quảng cáo, tiếp thị trên các trang web thời
trang, mua sắm hoặc các diễn đàn chia sẻ của nữ giới. Các quảng cáo này nên
tập trung vào các sản phẩm có thiết kế đẹp, nữ tính, màu sắc đa dạng, nổi bật.
Còn với sinh viên trường đại học Bách khoa Đà Nẵng thì tỷ lệ sinh viên nam
là rất đông, các sinh viên nam thường có nhu cầu laptop có cấu hình mạnh, độ
phân giải hiển thị cao,… để phục vụ học tập, vẽ kỹ thuật hay chơi games nên
có thể xây dựng các chương trình quảng cáo trên các diễn đàn kỹ thuật, games
và quảng cáo thường tập trung vào các sản phẩm laptop có cấu hình mạnh,
dung lượng ổ cứng, RAM lớn,…
4.2.2. Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Đà Nẵng và trong một thời
gian ngắn, phương pháp khảo sát chủ yếu là điều tra ý kiến của sinh viên
thông qua bảng câu hỏi khảo sát nên nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế sau:
- Số lượng mẫu không lớn nên tính đại diện chưa cao.
- Các yếu tố của mô hình mới giải thích được 66,30% Quyết định mua
- Nghiên cứu được thực hiện trong một thời gian ngắn và tác giả còn nhiều

hạn chế về kiến thức và kinh phí.


- Thang đo các yếu tố chủ yếu được xây dựng dựa trên các nghiên cứu ở

nước ngoài nên đôi lúc không phù hợp lắm với thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ đánh giá thang đo bằng hệ số độ tin cậy
Cronbach’s Anpha, nhân tố khám phá EFA và kiểm định mô hình giả thuyết
bằng phương pháp hồi quy nên còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu sâu thêm.
Để đo lường thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết cao hơn thì các nghiên
cứu tiếp theo nên sử dụng những phương pháp phân tích hiện đại hơn như
ứng dụng mô hình cấu trúc SEM.
104

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Trên cơ sở kết quả phân tích dữ liệu, trong chương 4, tác giả đã tóm tắt
lại các kết quả nghiên cứu, đưa ra một số bình luận cùng các hàm ý chính
sách đối với các công ty kinh doanh phân phối laptop trên thị trường Đà Nẵng
như: Chú trọng xây dựng các chiến lược marketing phù hợp với từng đối
tượng sinh viên (theo giới tính, theo trường đại học), chú trọng xây dựng
thương hiệu, tạo dựng hình ảnh, uy tín cho công ty và có các chính sách giá
cả, khuyến mãi hợp lí, thu hút sinh viên mua hàng.
105

KẾT LUẬN
Qua tổng hợp một số lý thuyết về hành vi người tiêu dùng và quyết định
mua cũng như tìm hiểu về một số nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua laptop của khách hàng cá nhân, tác giả đã đề xuất
xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài và tiến hành nghiên cứu định lượng.

Sau quá trình nghiên cứu định lượng, kết quả cho thấy có 6 yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng là
“Kỹ thuật”, “Giá cả và điều kiện thanh toán”, “Khả năng kết nối và di động”,
“Dịch vụ hậu mãi”, “Thương hiệu” và “Thiết kế”. Trong đó “Giá cả và điều
kiện thanh toán” và “Thương hiệu” là 2 yếu tố tác động mạnh nhất đến quyết
định mua laptop mới của sinh viên. Và các yếu tố đều có tác động thuận chiều
đến quyết định mua laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng. Mức độ
giải thích của mô hình nghiên cứu là 66,30% tức mô hình 6 yếu tố này đã giải
thích được 66,30% quyết định mua laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà
Nẵng.

Từ kết quả này, tác giả đã đưa ra một số bình luận, kiến nghị để có thể
tác động tích cực quyết định mua laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà
Nẵng cũng như giúp các doanh nghiệp phân phối kinh doanh laptop tại Đà
Nẵng có cơ sở để xây dựng những chiến lược kinh doanh, tiếp thị hợp lí, gia
tăng doanh thu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian và kiến thức
của bản thân tác giả, việc chọn mẫu trong nghiên cứu được tiến hành theo
phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu
sót, khả năng tổng quát hóa sẽ chưa cao và mẫu nghiên cứu chưa thể khái quát
được toàn bộ những tính chất của tổng thể nghiên cứu. Kính mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

[1] Lê Thế Giới và cộng sự (2006), Nghiên cứu Marketing: Lý thuyết và ứng
dụng, NXB Thống Kê, Tuần Báo Văn Nghệ.

[2] Lê Thế Giới và cộng sự (2010), Quản trị Marketing – Định hướng giá
trị, NXB Tài Chính, Công ty Cổ phần Sách và TBTH Đà Nẵng.

[3] Nguyễn Xuân Lãn, Phạm Thị Lan Hương, Đường Thị Liên Hà (2013),
Hành vi người tiêu dùng, NXB Tài Chính, Công ty Cổ phần in
Thương mại Đông Dương.

[4] Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 27/04/1999, Ủy ban
thường vụ Quốc hội.

[5] Philip Kotler (2007), Marketing Căn bản, NXB Lao Động, Hà Nội.

[6] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, KT Tuấn Minh

Tiếng Anh

[7] J. Paul Peter và Jerry C.Olson (1996), Consumer Behavior and


Marketing Strategy, Times Mirror Higher Education Group, United
States of America.

[8] Jarvenpaa S., and Todd P. (1996/1997), “Consumer Reactions to


Electronic Shopping on the World Wide Web”, International
Journal of ElectronicCommerce, 1(2), pp. 59-88.

[9] H.S.Adithya (2013), “Consumer Buying Behaviour – An Empirical


Study on Laptop Purchase in Bangalore City”, Indian Journal Of
Applied Research X219, 3(2), pp. 219 – 221.
[10] Hong, Se-Joon, Lerch, F.Javier (2002), “A Laboratory Study of
Consumers’ Preferences and Purchasing Behavior with Regards to
Software Components”, ACM SIGMIS, 33(3), pp 23-37.

[11] Kim N., Han J. K., and Srivastava, R. K. (2002), “A Dynamic IT


Adoption Model for the SOHO Market: PC Generational Decisions
with Technological Expectations”, Management Science, 48(2),pp
222-242.

[12] Leon G.Schiffman và Leslie Lazar Kanuk (1999), Consumer Behavior,


Prentice-Hall, United States of America.

[13] Roger D.Blackwell, Paul W.Miniard, Jame F. Engel (2005), Consumer


Behavior 10th International student edition, South – Western
College Pub, United States of America.

[14] Shamsunnahar Tania (2012), “Factors Influencing Teachers’ Laptop


Purchases”, Ulab Journal Of Science And Engineering, 3(1), pp. 12
– 17.

Nguồn Internet

[15] Các tiêu chí lựa chọn laptop của sinh viên khoa Nông nghiệp - Đại học
An Giang của Hồ Đình Thúy An, http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-
cac-tieu-chi-lua-chon-laptop-cua-sinh-vien-khoa-nong-nghiep-
truong-dai-hoc-an-giang-27975/, 10/4/2015

[16] Dr. V. Ashhan Nair, Sema Yoruker, Figen Güneş and Yeliz Ozdemir (2006),
“Factors Influencing Consumers’ Laptop Purchases”,
http://www.gcbe.us/6th_GCBE/data/Factors Influencing Consumers'
Laptop Purchases.doc, 12/4/2015
[17] Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn laptop của sinh viên khóa 8
khoa KT_QTKD trường Đại học An Giang của Nguyễn Thị Minh
Thư (2010), http://tailieu.vn/doc/de-tai-nhan-to-anh-huong-den-
quyet-dinh-lua-chon-laptop-cua-sinh-vien-khoa-09-khoa-kinh-te-
xa-ho-877426.html, 15/9/2015
PHỤ LỤC 1

BẢNG CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC THANG ĐO


TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

Thang đo Cơ sở đề xuất
STT
đề xuất Thang đo Mô hình tham khảo Tác giả
1. Đặc điểm kỹ thuật
Mô hình về Những yếu tố ảnh hưởng tới
Bộ nhớ và dung Tiến sĩ Ashhan
Laptop có ổ cứng, việc mua Laptop của khách hàng Đại học
lượng ổ cứng Nair và cộng sự
1 RAM với dung lượng Bogazici, Thổ Nhĩ Kỳ
lớn Kích thước đĩa cứng Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng quyết Shamsunnahar
Kích thước RAM định mua Laptop của giáo viên Tania
Mô hình về Những yếu tố ảnh hưởng tới
Tốc độ và loại vi xử Tiến sĩ Ashhan
việc mua Laptop của khách hàng Đại học
Laptop có bộ vi xử lí lí Nair và cộng sự
2 Bogazici, Thổ Nhĩ Kỳ
với tốc độ cao
Bộ vi xử lí Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng quyết Shamsunnahar
Tốc độ xử lí định mua Laptop của giáo viên Tania
3 Laptop có độ phân giải Độ phân giải hiển Mô hình về Những yếu tố ảnh hưởng tới Tiến sĩ Ashhan
việc mua Laptop của khách hàng Đại học
hiển thị cao thị Nair và cộng sự
Bogazici, Thổ Nhĩ Kỳ
Tác giả đưa vào dựa trên kết quả nghiên cứu định tính phỏng vấn chuyên gia nhằm
4 Laptop có card đồ họa điều chỉnh thang đo phù hợp với thực trạng mua laptop của sinh viên tại Đà Nẵng
hiện nay.
Đầu đọc Mô hình về Những yếu tố ảnh hưởng tới
Tiến sĩ Ashhan
5 Laptop có ổ đĩa quang việc mua Laptop của khách hàng Đại học
DVD - CD Nair và cộng sự
Bogazici, Thổ Nhĩ Kỳ
Tác giả đưa vào dựa trên kết quả nghiên cứu định tính phỏng vấn chuyên gia nhằm
Bàn phím và touchpad
6 điều chỉnh thang đo phù hợp với thực trạng mua laptop mới của sinh viên tại Đà
có độ nhạy cao
Nẵng hiện nay.

2. Tính năng tăng cường


Mô hình về Những yếu tố ảnh hưởng tới
Bàn phím chống Tiến sĩ Ashhan
việc mua Laptop của khách hàng Đại học
Laptop có bàn phím nước Nair và cộng sự
7 Bogazici, Thổ Nhĩ Kỳ
chống nước
Khả năng kháng Mô hình các yếu tố ảnh hưởng quyết định Shamsunnahar
nước mua Laptop của giáo viên Tania
Phụ kiện laptop Mô hình về Những yếu tố ảnh hưởng tới
Độ đa dạng của phụ Tiến sĩ Ashhan
8 việc mua Laptop của khách hàng Đại học
đa dạng kiện Nair và cộng sự
Bogazici, Thổ Nhĩ Kỳ
9 Laptop có màn hình Tác giả đưa vào dựa trên kết quả nghiên cứu định tính phỏng vấn chuyên gia nhằm
cảm ứng
Laptop có khả năng điều chỉnh thang đo phù hợp với thực trạng mua laptop mới của sinh viên tại Đà
nâng cấp phần cứng Nẵng hiện nay.
10
(thêm RAM, thay ổ cứng
dung lượng lớn hơn)
Laptop có màn hình
11
xoay 360/tháo rời
Tác giả đưa vào dựa trên kết quả nghiên cứu định tính phỏng vấn chuyên nhằm điều
Laptop có nhận dạng
12 chỉnh thang đo phù hợp với thực trạng mua laptop mới của sinh viên tại Đà Nẵng
vân tay, giọng nói
hiện nay.
Laptop có khả năng
13
nâng cấp pin
3. Khả năng kết nối và di động
Laptop có thời lượng Thời gian pin dự Mô hình các yếu tố ảnh hưởng quyết định
14 Shamsunnahar
pin sử dụng dài phòng mua Laptop của giáo viên
Tania
15 Laptop có webcam Webcam
Laptop có thể kết nối Bluetooch
16 Wifi và Internet, kết Mạng Internet Mô hình về Những yếu tố ảnh hưởng tới
nối Bluetooch Tiến sĩ Ashhan
không dây việc mua Laptop của khách hàng Đại học
Nair và cộng sự
Laptop có công nghệ Công nghệ hồng Bogazici, Thổ Nhĩ Kỳ
17
hồng ngoại ngoại
18 Laptop có nhiều cổng Số lượng cổng USB Mô hình về Những yếu tố ảnh hưởng tới Tiến sĩ Ashhan
USB và đầy đủ khe
việc mua Laptop của khách hàng Đại học
cắm các loại: VGA, Nair và cộng sự
Bogazici, Thổ Nhĩ Kỳ
S-Video, HDMI,….
4. Thiết kế
Kích thước màn Mô hình các yếu tố ảnh hưởng quyết định Shamsunnahar
hình mua Laptop của giáo viên Tania
Laptop có kích thước
19 Mô hình về Những yếu tố ảnh hưởng tới
màn hình lớn Trọng lượng và kích Tiến sĩ Ashhan
việc mua Laptop của khách hàng Đại học
thước Nair và cộng sự
Bogazici, Thổ Nhĩ Kỳ
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng quyết định Shamsunnahar
Trọng lượng
mua Laptop của giáo viên Tania
Laptop có trọng lượng
20 Mô hình về Những yếu tố ảnh hưởng tới
nhẹ Trọng lượng và kích Tiến sĩ Ashhan
việc mua Laptop của khách hàng Đại học
thước Nair và cộng sự
Bogazici, Thổ Nhĩ Kỳ

Laptop có vỏ bằng Mô hình về Những yếu tố ảnh hưởng tới


Tiến sĩ Ashhan
21 chất liệu bền nhẹ, Độ bền khung việc mua Laptop của khách hàng Đại học
Nair và cộng sự
chống trầy xước Bogazici, Thổ Nhĩ Kỳ
Mô hình về Những yếu tố ảnh hưởng tới
Laptop có kiểu dáng Tiến sĩ Ashhan
22 Thiết kế và màu sắc việc mua Laptop của khách hàng Đại học
đẹp, màu sắc đa dạng Nair và cộng sự
Bogazici, Thổ Nhĩ Kỳ
5. Dịch vụ hậu mãi
Mô hình về Những yếu tố ảnh hưởng tới
Bảo hành và điều Tiến sĩ Ashhan
việc mua Laptop của khách hàng Đại học
Tôi chọn mua laptop kiện bảo hành Nair và cộng sự
23 Bogazici, Thổ Nhĩ Kỳ
có chế độ bảo hành tốt
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng quyết định Shamsunnahar
Bảo hành sản phẩm
mua Laptop của giáo viên Tania
Tôi chọn mua laptop
Tầm phổ biến của Mô hình về Những yếu tố ảnh hưởng tới
của công ty phân phối Tiến sĩ Ashhan
24 mạng lưới hỗ trợ kĩ việc mua Laptop của khách hàng Đại học
có nhiều điểm bảo Nair và cộng sự
thuật Bogazici, Thổ Nhĩ Kỳ
hành và hỗ trợ kĩ thuật
Tác giả đưa vào dựa trên kết quả nghiên cứu định tính phỏng vấn chuyên gia nhằm
Nhân viên bảo hành
25 điều chỉnh thang đo phù hợp với thực trạng mua laptop mới của sinh viên tại Đà
chuyên nghiệp
Nẵng hiện nay.
6. Thương hiệu
Tôi sẽ chú ý đến hình
Mô hình về Những yếu tố ảnh hưởng tới
ảnh thương hiệu của Hình ảnh thương Tiến sĩ Ashhan
26 việc mua Laptop của khách hàng Đại học
sản phẩm khi chọn hiệu Nair và cộng sự
Bogazici, Thổ Nhĩ Kỳ
mua laptop
Tôi chọn mua laptop
của công ty phân phối Mô hình các yếu tố ảnh hưởng quyết định Shamsunnahar
27 Thương hiệu
có thương hiệu chất mua Laptop của giáo viên Tania
lượng dịch vụ tốt
28 Độ tin cậy của nhà Độ tin cậy nhà cung Mô hình các yếu tố ảnh hưởng quyết định Shamsunnahar
cung cấp ảnh hưởng
đến quyết định chọn cấp mua Laptop của giáo viên Tania
mua laptop của tôi
7. Giá cả và điều kiện thanh toán
Mô hình về Những yếu tố ảnh hưởng tới
Tiến sĩ Ashhan
Giá cả việc mua Laptop của khách hàng Đại học
Laptop có giá cả phù Nair và cộng sự
29 Bogazici, Thổ Nhĩ Kỳ
hợp
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng quyết định Shamsunnahar
Giá cả
mua Laptop của giáo viên Tania
Điều kiện thanh Mô hình về Những yếu tố ảnh hưởng tới
Điều kiện thanh toán Tiến sĩ Ashhan
30 toán và chiến dịch việc mua Laptop của khách hàng Đại học
tốt, thuận lợi Nair và cộng sự
quảng cáo Bogazici, Thổ Nhĩ Kỳ
Các chương trình giảm Tác giả đưa vào dựa trên kết quả nghiên cứu định tính phỏng vấn chuyên gia nhằm
31 giá, khuyến mãi, chiết điều chỉnh thang đo phù hợp với thực trạng mua laptop mới của sinh viên tại Đà
khấu phù hợp Nẵng hiện nay.
PHỤ LỤC 2
DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM

Xin chào các anh/chị!


Tôi là Lưu Thị Thùy Vân - học viên cao học Khoa Quản trị kinh doanh,
Đại học Đà Nẵng. Hiện tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop mới của sinh viên tại thị
trường Đà Nẵng”. Trước tiên, tôi xin cảm ơn các anh/chị đã tham gia cuộc
thảo luận này cùng với tôi. Cuộc thảo luận này không có quan điểm đúng hay
sai mà chỉ mong nhận được sự đóng góp chân thành của anh/chị để giúp tôi
hoàn thành dự án nghiên cứu của mình. Tôi xin cam đoan các câu trả lời và ý
kiến cá nhân sẽ được giữ kín và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
PHẦN CÂU HỎI
Câu 1: Anh/chị đã từng mua một chiếc laptop mới?
Câu 2: Chiếc laptop mà anh/chị mua của thương hiệu nào? Anh/chị biết được
các thương hiệu laptop nào trên thị trường hiện nay?
Câu 3: Chiếc laptop anh/chị đã mua có giá khoảng bao nhiêu? Nếu mua một
chiếc laptop mới, anh/chị dự định sẽ chi một khoảng ngân sách bao nhiêu?
Câu 4: Theo anh/chị các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua một
chiếc laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng?
Câu 5: Anh/chị nghĩ đặc điểm kỹ thuật của laptop có ảnh hưởng đến quyết
định mua laptop của sinh viên không? Các biểu hiện nào về đặc điểm kỹ thuật
của laptop được quan tâm khi mua?
Câu 6: Anh/chị nghĩ các tính năng tăng cường của laptop có ảnh hưởng đến
quyết định mua laptop của sinh viên không? Các tính năng tăng cường nào
của laptop được quan tâm khi mua?
Câu 7: Anh/chị có quan tâm đến khả năng kết nối và di động của laptop khi
quyết định mua laptop không? Theo anh/chị các biểu hiện về khả năng kết nối
và di động nào của laptop được quan tâm khi mua?
Câu 8: Anh/chị có quan tâm đến thiết kế của laptop khi quyết định mua
laptop không? Các đặc điểm nào về thiết kế được anh/chị quan tâm khi mua?
Câu 9: Anh/chị nghĩ dịch vụ hậu mãi có ảnh hưởng đến quyết định mua
laptop của sinh viên không? Các biểu hiện nào về dịch vụ hậu mãi được sinh
viên quan tâm khi mua?
Câu 10: Anh/chị có quan tâm đến thương hiệu khi quyết định mua laptop
không? Các đặc điểm nào của thương hiệu laptop được anh/chị quan tâm khi
mua?
Câu 11: Giá cả và điều kiện thanh toán có phải là yếu tố anh/chị quan tâm khi
quyết định mua laptop không? Các đặc điểm điều kiện thanh toán nào được
anh/chị quan tâm? Anh/chị mong muốn giá cả laptop như thế nào?
Câu 12: Những ý kiến khác của anh/chị về việc mua laptop của sinh viên hiện
nay.

Chân thành cảm ơn anh/chị đã dành thời gian để tham gia cuộc
thảo luận này. Chúc anh/chị sức khoẻ và thành công trong cuộc sống!
PHỤ LỤC 3
BẢN KHẢO SÁT VỀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH MUA LAPTOP MỚI CỦA
SINH VIÊN TẠI THỊ TRƯỜNG ĐÀ NẴNG

Xin chào anh/chị!


Tôi là Lưu Thị Thùy Vân - học viên cao học Khoa Quản trị kinh doanh,
Đại học Đà Nẵng. Hiện tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài“Nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop mới của sinh viên tại thị
trường Đà Nẵng”. Cuộc khảo sát này không có quan điểm đúng hay sai mà
chỉ mong nhận được sự đóng góp chân thành của anh/chị để giúp tôi hoàn
thành dự án nghiên cứu.
Mong anh/chị dành ít phút để điền vào phiếu khảo sát ngắn dưới đây. Tôi
xin cam đoan các câu trả lời và ý kiến cá nhân sẽ được giữ kín và chỉ sử dụng
cho mục đích nghiên cứu.

Họ tên đáp viên :..............................................................................................


PHẦN THÔNG TIN ĐÁP VIÊN
Xin vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân của anh/chị
Câu 1: Giới tính:
□ Nam □ Nữ
Câu 2: Trường đại học mà anh/chị đang theo học
□ Đại học Kinh tế Đà Nẵng □ Đại học Sư phạm Đà Nẵng
□ Đại học Bách Khoa Đà Nẵng □ Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng
□ Đại học Duy Tân
Câu 3: Xin vui lòng cho biết thu nhập trung bình một tháng của anh/chị:
□ Dưới 1 triệu đồng □ Từ 1 – dưới 2 triệu đồng
□ Từ 2 – dưới 3 triệu đồng □ Từ 3 triệu đồng trở lên
PHẦN CÂU HỎI
Câu 4: Anh/chị đã từng mua một chiếc laptop mới?
□ Có (mời tiếp tục với câu 2) □ Không (dừng tại đây)
Câu 5: Laptop anh/chị hiện nay đã hoặc đang sử dụng là của thương hiệu
nào dưới đây (có thể chọn nhiều thương hiệu)?
□ Dell □ Samsung
□ HP □ Lenovo
□ Asus □ Apple
□ Acer □ Sony Vaio
□ Khác:……….
Câu 6: Nếu mua một chiếc laptop mới, anh/chị dự định sẽ chi một
khoảng ngân sách bao nhiêu?
□ < 8 triệu đồng □ Từ 8 - dưới 12 triệu đồng
□ Từ 12 - dưới 15 triệu đồng □ Từ 15 triệu đồng trở lên
Câu 7: Anh/chị vui lòng đánh giá mức độ đồng ý với các nhận định sau về
sự ảnh hưởng của các yếu tố đến việc lựa chọn mua một chiếc laptop mới
theo từng mức độ từ 1 đến 5 với:
1: Hoàn toàn không đồng ý
2: Không đồng ý
3: Không có ý kiến
4: Đồng ý
5: Hoàn toàn đồng ý
1. Đặc điểm kỹ thuật của laptop 1 2 3 4 5
Laptop có ổ cứng, RAM với dung lượng lớn 1 2 3 4 5
Laptop có bộ vi xử lí với tốc độ cao 1 2 3 4 5
Laptop có độ phân giải hiển thị cao 1 2 3 4 5
Laptop có card đồ họa 1 2 3 4 5
Laptop có ổ đĩa quang 1 2 3 4 5
Bàn phím và touchpad có độ nhạy cao 1 2 3 4 5
2. Tính năng tăng cường của laptop 1 2 3 4 5
Laptop có bàn phím chống nước 1 2 3 4 5
Phụ kiện laptop đa dạng 1 2 3 4 5
Laptop có màn hình cảm ứng/xoay 360/ tháo rời 1 2 3 4 5
Laptop có khả năng nâng cấp phần cứng (thêm
1 2 3 4 5
RAM, thay ổ cứng dung lượng lớn hơn)
Laptop có nhận dạng vân tay, giọng nói 1 2 3 4 5
Laptop có khả năng nâng cấp pin 1 2 3 4 5
3. Khả năng kết nối và di động của laptop 1 2 3 4 5
Laptop có thời lượng pin sử dụng dài 1 2 3 4 5
Laptop có webcam 1 2 3 4 5
Laptop có thể kết nối Wifi và Internet, kết nối
1 2 3 4 5
Bluetooch
Laptop có công nghệ hồng ngoại 1 2 3 4 5
Laptop có nhiều cổng USB và đầy đủ khe cắm
1 2 3 4 5
các loại: VGA, S-Video, HDMI,….
4. Thiết kế laptop 1 2 3 4 5
Laptop có kích thước màn hình lớn 1 2 3 4 5
Laptop có trọng lượng nhẹ 1 2 3 4 5
Laptop có kiểu dáng đẹp, màu sắc đa dạng 1 2 3 4 5
5. Dịch vụ hậu mãi 1 2 3 4 5
Tôi chọn mua laptop có chế độ bảo hành tốt 1 2 3 4 5
Tôi chọn mua laptop của công ty phân phối có
1 2 3 4 5
nhiều điểm bảo hành và hỗ trợ kĩ thuât
Nhân viên bảo hành chuyên nghiệp 1 2 3 4 5
6. Thương hiệu 1 2 3 4 5
Tôi sẽ chú ý đến hình ảnh thương hiệu của sản
1 2 3 4 5
phẩm khi chọn mua laptop
Tôi chọn mua laptop của công ty phân phối có
1 2 3 4 5
thương hiệu chất lượng dịch vụ tốt
Số lượng và độ tin cậy của công ty phân phối
ảnh hưởng đến quyết định chọn mua laptop của 1 2 3 4 5
tôi.
7. Giá cả và điều kiện thanh toán 1 2 3 4 5
Laptop có giá cả phù hợp 1 2 3 4 5
Điều kiện thanh toán tốt, thuận lợi 1 2 3 4 5
Các chương trình giảm giá, khuyến mãi, chiết
1 2 3 4 5
khấu phù hợp
8. Quyết định mua laptop 1 2 3 4 5
Tôi tự tin khi quyết định mua laptop mà tôi chọn 1 2 3 4 5
Tôi khuyến khích bạn bè và người thân mua
1 2 3 4 5
laptop khi có nhu cầu.
Tôi chắc chắn sẽ tiếp tục mua laptop tại công ty
1 2 3 4 5
phân phối đã từng mua khi có nhu cầu

Chân thành cảm ơn anh/chị đã dành thời gian để trả lời bảng câu hỏi này.
Chúc anh/chị sức khoẻ và thành công trong cuộc sống!
PHỤ LỤC 4
KẾT QUẢ SPSS
1. Cronbach’s Anpha
 Thang đo “Đặc điểm kỹ thuật”
 Thang đo “Tính năng tăng cường”
 Thang đo “Khả năng kết nối và di động”
 Thang đo “Dịch vụ hậu mãi”
 Thang đo “Thiết kế”
 Thang đo “Thương hiệu”
 Thang đo “Giá cả và điều kiện thanh toán”
 Thang đo biến phụ thuộc
2. KMO cho biến độc lập
3. Lần 1

4. KMO and Bartlett's Test

5. Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling 6. ,


Adequacy. 819

8. Approx. Chi- 9. 40
Square 92,471

7. Bartlett's Test of 12. 40


11. df
Sphericity 6

15. ,
14. Sig.
000
16.

17. Total Variance Explained

18. Compo 19. Initial Eigenvalues 20. Extraction Sums of Squared Loadings 21. Rotation Sums of Squared Loadings
nent
23. T 24. % of 25. Cumulative 26. T 27. % of 28. Cumulati 29. To 30. % of 31. Cumulati
otal Variance % otal Variance ve % tal Variance ve %

33. 7 34. 27,48 36. 7 39. 4,


32. 1 35. 27,487 37. 27,487 38. 27,487 40. 15,465 41. 15,465
,971 7 ,971 485

43. 4 44. 15,00 46. 4 49. 3,


42. 2 45. 42,492 47. 15,005 48. 42,492 50. 10,377 51. 25,842
,351 5 ,351 009
53. 2 56. 2 59. 2,
52. 3 54. 7,172 55. 49,664 57. 7,172 58. 49,664 60. 9,531 61. 35,373
,080 ,080 764

63. 1 66. 1 69. 2,


62. 4 64. 5,649 65. 55,313 67. 5,649 68. 55,313 70. 9,109 71. 44,482
,638 ,638 641

73. 1 76. 1 79. 2,


72. 5 74. 4,499 75. 59,812 77. 4,499 78. 59,812 80. 8,961 81. 53,443
,305 ,305 599

83. 1 86. 1 89. 2,


82. 6 84. 4,275 85. 64,088 87. 4,275 88. 64,088 90. 7,613 91. 61,055
,240 ,240 208

93. 1 96. 1 99. 1,


92. 7 94. 3,774 95. 67,861 97. 3,774 98. 67,861 100. 6,806 101. 67,861
,094 ,094 974

103. , 106. 107. 108. 109. 110. 111.


102. 8 104. 3,385 105. 71,246
982

113. , 116. 117. 118. 119. 120. 121.


112. 9 114. 2,752 115. 73,998
798

123. , 126. 127. 128. 129. 130. 131.


122. 10 124. 2,429 125. 76,428
704

133. , 136. 137. 138. 139. 140. 141.


132. 11 134. 2,227 135. 78,655
646

143. , 146. 147. 148. 149. 150. 151.


142. 12 144. 2,134 145. 80,789
619

153. , 156. 157. 158. 159. 160. 161.


152. 13 154. 2,022 155. 82,811
586
163. , 166. 167. 168. 169. 170. 171.
162. 14 164. 1,873 165. 84,684
543

173. , 176. 177. 178. 179. 180. 181.


172. 15 174. 1,798 175. 86,481
521

183. , 186. 187. 188. 189. 190. 191.


182. 16 184. 1,697 185. 88,178
492

193. , 196. 197. 198. 199. 200. 201.


192. 17 194. 1,593 195. 89,771
462

203. , 206. 207. 208. 209. 210. 211.


202. 18 204. 1,508 205. 91,280
437

213. , 216. 217. 218. 219. 220. 221.


212. 19 214. 1,336 215. 92,616
388

223. , 226. 227. 228. 229. 230. 231.


222. 20 224. 1,109 225. 93,725
322

233. , 236. 237. 238. 239. 240. 241.


232. 21 234. 1,070 235. 94,795
310

243. , 246. 247. 248. 249. 250. 251.


242. 22 244. ,935 245. 95,730
271

253. , 256. 257. 258. 259. 260. 261.


252. 23 254. ,794 255. 96,524
230

263. , 266. 267. 268. 269. 270. 271.


262. 24 264. ,759 265. 97,283
220
273. , 276. 277. 278. 279. 280. 281.
272. 25 274. ,727 275. 98,010
211

283. , 286. 287. 288. 289. 290. 291.


282. 26 284. ,575 285. 98,585
167

293. , 296. 297. 298. 299. 300. 301.


292. 27 294. ,525 295. 99,110
152

303. , 306. 307. 308. 309. 310. 311.


302. 28 304. ,512 305. 99,622
148

313. , 316. 317. 318. 319. 320. 321.


312. 29 314. ,378 315. 100,000
110

322. Extraction Method: Principal Component Analysis.

323. Rotated Component Matrixa

324. 325. Component

327. 1 328. 2 329. 3 330. 4 331. 5 332. 6 333. 7

334. 335. ,
336. 337. 338. 339. 340. 341.
TC2 830

342. 343. ,
344. 345. 346. 347. 348. 349.
KT2 661

350. 351. , 353. ,


352. 354. 355. 356. 357.
TC5 654 462

358. 359. ,
360. 361. 362. 363. 364. 365.
TC4 645
366. 367. ,
368. 369. 370. 371. 372. 373.
KT3 623

374. 375. ,
376. 377. 378. 379. 380. 381.
KT1 578

382. 383. ,
384. 385. 386. 387. 388. 389.
TC6 552

390. 391. , 392. ,


393. 394. 395. 396. 397.
TC3 532 359

398. 399. , 400. , 401. ,


402. 403. 404. 405.
KT5 521 372 425

406. 408. ,
407. 409. 410. 411. 412. 413.
KN3 830

414. 416. ,
415. 417. 418. 419. 420. 421.
KN2 799

422. 424. ,
423. 425. 426. 427. 428. 429.
KN1 666

430. 431. , 432. ,


433. 434. 435. 436. 437.
KT6 415 591

438. 441. ,
439. 440. 442. 443. 444. 445.
KN5 751

446. 448. , 449. ,


447. 450. 451. 452. 453.
KN4 397 712
454. 455. , 457. ,
456. 458. 459. 460. 461.
KT4 378 665

462. 463. , 465. ,


464. 466. 467. 468. 469.
TC1 492 545

470. 474. ,
471. 472. 473. 475. 476. 477.
GC1 839

478. 482. ,
479. 480. 481. 483. 484. 485.
GC2 839

486. 490. ,
487. 488. 489. 491. 492. 493.
GC3 815

494. 499. ,
495. 496. 497. 498. 500. 501.
HM1 910

502. 507. ,
503. 504. 505. 506. 508. 509.
HM3 873

510. 515. ,
511. 512. 513. 514. 516. 517.
HM2 844

518. 524. ,
519. 520. 521. 522. 523. 525.
TK2 821

526. 532. ,
527. 528. 529. 530. 531. 533.
TK3 779

534. 540. ,
535. 536. 537. 538. 539. 541.
TK1 673
542.
543. 544. 545. 546. 547. 548. 549. ,863
TH2

550.
551. 552. 553. 554. 555. 556. 557. ,733
TH1

558.
559. 560. 561. 562. 563. 564. 565. ,721
TH3

566. Extraction Method: Principal Component Analysis.

567. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

568. a. Rotation converged in 7 iterations.


569.
570.
571. Lần 2

572. KMO and Bartlett's Test

573. Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling 574. ,


Adequacy. 765

576. Approx. Chi- 577. 27


Square 70,871

575. Bartlett's Test of 580. 23


579. df
Sphericity 1

583. ,
582. Sig.
000
584.

585. Total Variance Explained

586. Compo 587. Initial Eigenvalues 588. Extraction Sums of Squared Loadings 589. Rotation Sums of Squared Loadings
nent
591. T 592. % of 593. Cumulative 594. T 595. % of 596. Cumulati 597. To 598. % of 599. Cumulati
otal Variance % otal Variance ve % tal Variance ve %

601. 4 602. 22,45 604. 4 607. 3,


600. 1 603. 22,455 605. 22,455 606. 22,455 608. 15,820 609. 15,820
,940 5 ,940 480

611. 4 612. 19,29 614. 4 617. 2,


610. 2 613. 41,751 615. 19,296 616. 41,751 618. 11,931 619. 27,751
,245 6 ,245 625

621. 2 624. 2 627. 2,


620. 3 622. 9,295 623. 51,046 625. 9,295 626. 51,046 628. 11,693 629. 39,444
,045 ,045 572

631. 1 634. 1 637. 2,


630. 4 632. 7,236 633. 58,282 635. 7,236 636. 58,282 638. 10,755 639. 50,199
,592 ,592 366

641. 1 644. 1 647. 2,


640. 5 642. 5,811 643. 64,093 645. 5,811 646. 64,093 648. 9,924 649. 60,123
,278 ,278 183

651. 1 654. 1 657. 1,


650. 6 652. 4,845 653. 68,938 655. 4,845 656. 68,938 658. 8,814 659. 68,938
,066 ,066 939

661. , 664. 665. 666. 667. 668. 669.


660. 7 662. 3,934 663. 72,872
865

671. , 674. 675. 676. 677. 678. 679.


670. 8 672. 3,306 673. 76,178
727
681. , 684. 685. 686. 687. 688. 689.
680. 9 682. 3,137 683. 79,314
690

691. , 694. 695. 696. 697. 698. 699.


690. 10 692. 2,992 693. 82,306
658

701. , 704. 705. 706. 707. 708. 709.


700. 11 702. 2,532 703. 84,838
557

711. , 714. 715. 716. 717. 718. 719.


710. 12 712. 2,350 713. 87,188
517

721. , 724. 725. 726. 727. 728. 729.


720. 13 722. 2,141 723. 89,329
471

731. , 734. 735. 736. 737. 738. 739.


730. 14 732. 2,011 733. 91,340
443

741. , 744. 745. 746. 747. 748. 749.


740. 15 742. 1,784 743. 93,124
392

751. , 754. 755. 756. 757. 758. 759.


750. 16 752. 1,425 753. 94,549
314

761. , 764. 765. 766. 767. 768. 769.


760. 17 762. 1,244 763. 95,793
274

771. , 774. 775. 776. 777. 778. 779.


770. 18 772. 1,168 773. 96,961
257

781. , 784. 785. 786. 787. 788. 789.


780. 19 782. ,930 783. 97,891
205
791. , 794. 795. 796. 797. 798. 799.
790. 20 792. ,825 793. 98,716
182

801. , 804. 805. 806. 807. 808. 809.


800. 21 802. ,720 803. 99,437
158

811. , 814. 815. 816. 817. 818. 819.


810. 22 812. ,563 813. 100,000
124

820. Extraction Method: Principal Component Analysis.

821.
822.
823.
824.

825. Rotated Component Matrixa

826. 827. Component

829. 1 830. 2 831. 3 832. 4 833. 5 834. 6

835. 836. ,
837. 838. 839. 840. 841.
TC2 782

842. 843. ,
844. 845. 846. 847. 848.
KT2 722

849. 850. ,
851. 852. 853. 854. 855.
KT3 717
856. 857. ,
858. 859. 860. 861. 862.
TC4 691

863. 864. ,
865. 866. 867. 868. 869.
KT1 627

870. 871. , 874. ,


872. 873. 875. 876.
TC6 587 386

877. 878. , 881. ,


879. 880. 882. 883.
KN5 539 365

884. 886. ,
885. 887. 888. 889. 890.
GC1 848

891. 893. ,
892. 894. 895. 896. 897.
GC2 847

898. 900. ,
899. 901. 902. 903. 904.
GC3 821

905. 908. ,
906. 907. 909. 910. 911.
HM1 914

912. 915. ,
913. 914. 916. 917. 918.
HM3 875

919. 922. ,
920. 921. 923. 924. 925.
HM2 848

926. 930. ,
927. 928. 929. 931. 932.
KN3 841
933. 937. ,
934. 935. 936. 938. 939.
KN2 765

940. 944. ,
941. 942. 943. 945. 946.
KN1 734

947. 952. ,
948. 949. 950. 951. 953.
TK2 825

954. 959. ,
955. 956. 957. 958. 960.
TK3 785

961. 966. ,
962. 963. 964. 965. 967.
TK1 679

968. 974. ,
969. 970. 971. 972. 973.
TH2 858

975. 981. ,
976. 977. 978. 979. 980.
TH1 734

982. 988. ,
983. 984. 985. 986. 987.
TH3 732

989. Extraction Method: Principal Component Analysis.

990. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

991. a. Rotation converged in 6 iterations.


992.
993. Lần 3

994. KMO and Bartlett's Test

995. Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling 996. ,


Adequacy. 748

998. Approx. Chi- 999. 25


Square 02,601

997. Bartlett's Test of 1002. 19


1001. df
Sphericity 0

1005. ,
1004. Sig.
000
1006.

1007. Total Variance Explained

1008. Compo 1009. Initial Eigenvalues 1010. Extraction Sums of Squared Loadings 1011. Rotation Sums of Squared Loadings
nent
1013. T 1014. % of 1015. Cumulative 1016. T 1017. % of 1018. Cumulati 1019. To 1020. % of 1021. Cumulati
otal Variance % otal Variance ve % tal Variance ve %

1023. 4 1024. 22,35 1026. 4 1029. 2,


1022. 1 1025. 22,359 1027. 22,359 1028. 22,359 1030. 14,175 1031. 14,175
,472 9 ,472 835

1033. 3 1034. 19,87 1036. 3 1039. 2,


1032. 2 1035. 42,231 1037. 19,872 1038. 42,231 1040. 13,107 1041. 27,282
,974 2 ,974 621

1043. 2 1044. 10,11 1046. 2 1049. 2,


1042. 3 1045. 52,349 1047. 10,118 1048. 52,349 1050. 12,835 1051. 40,118
,024 8 ,024 567
1053. 1 1056. 1 1059. 2,
1052. 4 1054. 7,952 1055. 60,301 1057. 7,952 1058. 60,301 1060. 11,257 1061. 51,374
,590 ,590 251

1063. 1 1066. 1 1069. 2,


1062. 5 1064. 6,172 1065. 66,472 1067. 6,172 1068. 66,472 1070. 10,774 1071. 62,148
,234 ,234 155

1073. 1 1076. 1 1079. 1,


1072. 6 1074. 5,324 1075. 71,796 1077. 5,324 1078. 71,796 1080. 9,648 1081. 71,796
,065 ,065 930

1083. , 1086. 1087. 1088. 1089. 1090. 1091.


1082. 7 1084. 3,992 1085. 75,788
798

1093. , 1096. 1097. 1098. 1099. 1100. 1101.


1092. 8 1094. 3,396 1095. 79,185
679

1103. , 1106. 1107. 1108. 1109. 1110. 1111.


1102. 9 1104. 2,910 1105. 82,095
582

1113. , 1116. 1117. 1118. 1119. 1120. 1121.


1112. 10 1114. 2,835 1115. 84,930
567

1123. , 1126. 1127. 1128. 1129. 1130. 1131.


1122. 11 1124. 2,585 1125. 87,515
517

1133. , 1136. 1137. 1138. 1139. 1140. 1141.


1132. 12 1134. 2,291 1135. 89,806
458

1143. , 1146. 1147. 1148. 1149. 1150. 1151.


1142. 13 1144. 2,063 1145. 91,868
413

1153. , 1156. 1157. 1158. 1159. 1160. 1161.


1152. 14 1154. 1,763 1155. 93,631
353
1163. , 1166. 1167. 1168. 1169. 1170. 1171.
1162. 15 1164. 1,638 1165. 95,269
328

1173. , 1176. 1177. 1178. 1179. 1180. 1181.


1172. 16 1174. 1,314 1175. 96,583
263

1183. , 1186. 1187. 1188. 1189. 1190. 1191.


1182. 17 1184. 1,069 1185. 97,652
214

1193. , 1196. 1197. 1198. 1199. 1200. 1201.


1192. 18 1194. ,919 1195. 98,571
184

1203. , 1206. 1207. 1208. 1209. 1210. 1211.


1202. 19 1204. ,798 1205. 99,369
160

1213. , 1216. 1217. 1218. 1219. 1220. 1221.


1212. 20 1214. ,631 1215. 100,000
126

1222. Extraction Method: Principal Component Analysis.

1223.

1224.
1225.
1226.
1227.
1228.

1229. Rotated Component Matrixa


1230. 1231. Component

1233. 1 1234. 2 1235. 3 1236. 4 1237. 5 1238. 6

1239. 1240. ,
1241. 1242. 1243. 1244. 1245.
TC2 794

1246. 1247. ,
1248. 1249. 1250. 1251. 1252.
TC4 715

1253. 1254. ,
1255. 1256. 1257. 1258. 1259.
KT2 714

1260. 1261. ,
1262. 1263. 1264. 1265. 1266.
KT3 691

1267. 1268. ,
1269. 1270. 1271. 1272. 1273.
KT1 649

1274. 1276. ,
1275. 1277. 1278. 1279. 1280.
GC2 855

1281. 1283. ,
1282. 1284. 1285. 1286. 1287.
GC1 845

1288. 1290. ,
1289. 1291. 1292. 1293. 1294.
GC3 832

1295. 1298. ,
1296. 1297. 1299. 1300. 1301.
HM1 913

1302. 1305. ,
1303. 1304. 1306. 1307. 1308.
HM3 876
1309. 1312. ,
1310. 1311. 1313. 1314. 1315.
HM2 849

1316. 1320. ,
1317. 1318. 1319. 1321. 1322.
KN3 864

1323. 1327. ,
1324. 1325. 1326. 1328. 1329.
KN2 792

1330. 1334. ,
1331. 1332. 1333. 1335. 1336.
KN1 743

1337. 1342. ,
1338. 1339. 1340. 1341. 1343.
TK2 839

1344. 1349. ,
1345. 1346. 1347. 1348. 1350.
TK3 789

1351. 1356. ,
1352. 1353. 1354. 1355. 1357.
TK1 669

1358. 1364. ,
1359. 1360. 1361. 1362. 1363.
TH2 853

1365. 1371. ,
1366. 1367. 1368. 1369. 1370.
TH3 739

1372. 1378. ,
1373. 1374. 1375. 1376. 1377.
TH1 739

1379. Extraction Method: Principal Component Analysis.

1380. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.


1381. a. Rotation converged in 6 iterations.
1382.
1383.
1384.
1385. Chạy lại Cronbach’s Anpha
 Thang đo “Kỹ thuật”
1386.
1387.
1388.
1389.
 Thang đo “Khả năng di động và kết nối”
1390.
1391.

1392.
1393.

1394.
1395.
1396.
1397.
1398. KMO cho biến phụ thuộc
1399.
1400. KMO and Bartlett's Test
1401. Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling 1402. ,
Adequacy. 620
1403. Bartlett's Test of 1404. Approx. Chi- 1405. 83
Sphericity Square ,653
1407. df 1408. 3
1411. ,
1410. Sig.
000

1412.
1413.
1414. Total Variance Explained
1415. Co 1416. Initial Eigenvalues 1417. Extraction Sums of Squared Loadings
mponent 1419. To 1420. % of 1421. Cumula 1422. Tota 1423. % of 1424. Cumula
tal Variance tive % l Variance tive %
1426. 1, 1427. 56,29 1429. 1,6 1430. 56,29
1425. 1 1428. 56,296 1431. 56,296
689 6 89 6
1433. , 1434. 24,76 1436. 1437. 1438.
1432. 2 1435. 81,065
743 9
1440. , 1441. 18,93 1442. 100,00 1443. 1444. 1445.
1439. 3
568 5 0
1446. Extraction Method: Principal Component Analysis.
1447.
1448.
1449. Component Matrixa
1450. 1451. Component
1453. 1
1454. QD
1455. ,807
2
1456. QD
1457. ,726
1
1458. QD
1459. ,715
3
1460. Extraction Method: Principal Component
Analysis.
1461. a. 1 components extracted.
1462.
1463.
1464.
1465.
1466.
1467.
1468.
1469.
1470.
1471. Hồi quy
1472.
1473.

1474.
1475.
1476.
1477.
1478.
1479.
1480.
1481.
1482.
1483.
1484.

You might also like