You are on page 1of 40

THANH TOÁN QUỐC TẾ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ


I. Cơ sở hình thành thanh toán quốc tế
- Mọi quốc gia không thể tự sản xuất và cung cấp những thứ mà mình cần
- Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, xã hội,…
=> Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, xã hội. Hình thành quan hệ KTQT - ngoại thương.
- Các hoạt động ngoại thương: Vận tải quốc tế, Đầu tư quốc tế, Du lịch quốc tế, Viễn thông quốc tế, Xuất khẩu lao động,… Tất cả các
hoạt động trên phát sinh các khoản phải trả và phải thu, từ đó phát sinh hoạt động thanh toán quốc tế.
II. Khái niệm
- Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trat và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi
kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác hay quốc gia với các tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ
ngân hàng của các nước liên quan.
- Thanh toán quốc tế gồm: Thanh toán quốc tế ngoại thương và Thanh toán quốc tế phi ngoại thương.
- Vai trò:
+ Đối với nền kinh tế: Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các
quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác.
+ Đối với nhà kinh doanh XNK: Phương thức thanh toán quốc tế là cách để nhà XK kiểm soát hàng hóa cho đến khi được thanh
toán và là cách để người NK kiểm soát được tiền cho đến khi có quyền định đoạt hàng hóa.
+ Đối với NHTM: Là hoạt động sinh lời
- Đặc điểm:
+ Chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập quán quốc tế
+ Được thực hiện phần lớn thông qua hệ thống ngân hàng
+ Tiền mặt hầu như không được sử dụng mà thay vào đó là hối phiếu, kỳ phiếu và séc
+ Chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái và dữ trự ngoại hối quốc gia
+ Ngôn ngữ sử dụng chủ yếu là tiếng Anh
+ Giải quyết tranh chấp bằng luật pháp do các bên thỏa thuận (quốc tế, nước thứ 3,…) thông qua trọng tài hoặc tòa án.
III. Chủ thể tham gia thanh toán quốc tế
- Ngân hàng trung ương: Là định chế tài chính công, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động lưu thông tiền tệ tín dụng. Là
NH phát hành tiền, là NH của các NH và là NH của chính phủ.
- Ngân hàng thương mại:
+ Là cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên: thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
+ Cung cấp và lựa chọn các phương thức thanh toán quốc tế
+ Tài trợ XNK một cách chủ động và tích cực
+ Thực hiện bảo lãnh trong hoạt động thanh toán ngoại thương
=> Hoạt động của NHTM:
+ Nghiệp vụ đối nội: Huy động vốn, Tín dụng nội địa, Đầu tư nội địa, Thanh toán nội địa và các dịch vụ khác
+ Nghiệp vụ NH quốc tế: Thanh toán quốc tế, Kinh doanh ngoại tệ, Tài trợ ngoại thương, Bảo lãnh ngân hàng, Tín dụng quốc tế.
- Các chủ thể khác:
Các cá nhân, thể nhân hoạt động trong các lĩnh vực: XNK hàng hóa, lao động,; Du lịch, vận tải và đầu tư quốc tế; Chuyển giao công nghệ
quốc tế,… => NH đóng vai trò chi hộ và thu hộ cho các chủ thể trên.
IV. Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động TTQT
- Trình tự pháp lý giảm dần trong hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế:
+ Các nguồn luật và công ước quốc tế
+ Hiệp định đa phương và song phương
+ Các nguồn luật quốc gia
+ Thông lệ và tập quán quốc tế (văn bản pháp luật tùy ý)
(Quy tắc thống nhất và thực hành về tín dụng chứng từ (UCP), Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC), Các nguồn luật điều chỉnh
hối phiếu, Các nguồn luật điều chỉnh thanh toán Séc, Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng (IRR),…)
. Có hiệu lực khi trong hợp đồng có dẫn chiếu rõ ràng, khi đó chúng trở thành văn bản pháp lí bắt buộc
. Các bên có thể loại trừ, bổ sung hay sửa đổi một số điều khoản và phải nêu rõ trong hợp đồng.
V. Nội dung chủ yếu của điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương
1. Điều kiện tiền tệ
Các bên thỏa thuận những vấn đề: đồng tiền tính giá, đồng tiền thanh toán và bảo đảm rủi ro tỷ giá.
1.1 Căn cứ vào phạm vi sử dụng (3 loại)
- Tiền tệ thế giới: Là đồng tiền được tất cả các nước trên thế giới thừa nhận và sử dụng làm phương tiện thanh toán quốc tế. Có thể hình
thành do hiệp định hoặc bản chất tự nhiên mà vàng là đồng tiền thế giới.
- Tiền tệ quốc tế: Là đồng tiền sinh ra từ các hiệp định của các khối kinh tế, tổ chức tài chính như: SDR (của IMF), EUR (của EU), XOF,
ZCD,…
- Tiền tệ quốc gia: Là đồng tiền của một quốc gia phát hành, có thể sử dụng trong thanh toán quốc tế (tùy thuộc vào sự uy tín đồng tiền
và sự lựa chọn của các bên thanh toán)
1.2 Căn cứ vào tính chất chuyển đổi
- Đồng tiền tự do chuyển đổi: Là đồng tiền được quyền tự do chuyển đổi sang các loại đồng tiền nước khác mà không bị hạn chế nào.
Ví dụ: USD, EUR, GBP, JPY, SGD,…
- Đồng tiền chuyển đổi từng phần: Là loại tiền tệ mà việc chuyển đổi tùy thuộc vào một trong 3 yếu tố sau:
+ Chủ thể chuyển đổi: Người cư trú hay người phi cư trú
+ Mức độ chuyển đổi: Quy định hạn mức được tự do chuyển đổi, qua hạn mức phải có giấy phép
+ Nguồn thu nhập tiền tệ: Thương mại hay phi thương mại tùy theo luật quản lý ngoại hối từng quốc gia.
Ở VN, những tiền tệ được chuyển đổi 1 phần thường giao dịch như: THB, TWD, KRW,…
- Đồng tiền không chuyển đổi: Là đồng tiền không được chuyển đổi sang đồng tiền khác.
1.3 Căn cứ vào hình thái tồn tại
- Tiền mặt: Bao gồm tiền giấy và tiền kim loại. Trong TTQT ít sử dụng
- Tiền tín dụng: Là loại tiền vô hình, tồn tại trong sổ sách, tài khoản ngân hàng và được sử dụng phổ biến.
1.4 Căn cứ vào mức độ sử dụng trong dự trữ và TTQT
- Đồng tiền mạnh: Là đồng tiền tự do chuyển đổi, có giá trị ổn định và được hậu thuẫn bằng các nền kinh tế mạnh.
Ví dụ: USD, EUR, GBP, JPY,…
- Đồng tiền yếu: Là đồng tiền không được tự do chuyển đổi của các nền kinh tế yếu, ít được sử dụng trong TTQT.
1.5 Căn cứ vào mục đích thanh toán
- Đồng tiền thanh toán: Là tiền tệ được sử dụng thanh toán công nợ, thanh toán giá trị hợp đồng ngoại thương
- Đồng tiền tính toán: Là tiền tệ dùng để biểu hiện giá cả hàng hóa và tính toán tổng giá trị hợp đồng ngoại thương.
=> Trong thanh toán quốc tế ta lựa chọn đồng tiền nào là tùy thuộc vào Tập quán giao dịch của ngành hàng, Thị trường thuộc về ai và
Tùy khu vực thị trường.
2. Điều kiện về địa điểm thanh toán
- Là nơi người bán nhận tiền còn người mua trả tiền.
+ Đối với người bán, luôn muốn thanh toán ở nước XK vì thu tiền nhanh và an toàn.
+ Đối với người mua, luôn muốn thanh toán ở nước NK để đỡ đọng vốn.
- Việc quy định địa điểm phụ thuộc vào:
+ Thị trường thuộc về ai
+ Phương thức thanh toán
+ Đồng tiền thanh toán
3. Phương thức thanh toán
- Ví dụ: thanh toán T/T; thanh toán L/C; thanh toán D/A, D/P,…
- Các phương thức TTQT thường dùng: Chuyển tiền (T/T, TTR); Nhờ thu; Tín dụng chứng từ, CAD, Ghi sổ, Ủy thác mua,… => Chủ yếu
sử dụng chuyển tiền, nhờ thu và L/C
Chuyển tiền
- Là hình thức thanh toán có chứng từ nghiệp vụ đơn giản; thanh toán nhanh và chi phí rẻ.
- Rủi ro: Người bán cứ giao hàng nhưng việc có giao tiền hay không phụ thuộc vào người mua. Tùy vào hình thức thanh toán mà cả
người bán và người mua đều có thể gặp rủi ro.
Nhờ thu
- Ưu điểm: NH tham gia với vai trò đòi tiện hộ và khống chế chứng từ cho nhà XK. Rẻ và không phải bỏ vốn
- Nhược điểm: Rủi ro cho người XK và NK; không cam kết thu được tiền và thời gian thanh toán lâu.
Tín dụng chứng từ
- NH đứng ra cam kết thu tiền cho nhà XK với điều kiện thực hiện đúng theo yêu cầu thực hiện của L/C
- Ưu điểm: Độ an toàn cao do NH tham gia vào vai trò khống chế chứng từ và bằng uy tín của NH
- Nhược điểm: Thời gian lâu, hồ sơ phức tạp, chi phí cao do phải trả cho NH
=> Các phương thức khác nhau thì khác nhau về chi phí, độ rủi ro đối với các bên, tốc đọ thanh toán, mức độ phức tạp của bộ chứng từ và
nghiệp vụ,…
=> Cần chọn phương thức thanh toán phù hợp cho từng hợp đồng, từng đối tác,… là việc quan trọng đối với các công ty tham gia vào
thương mại quốc tế.
*Việc chọn phương thức thanh toán tùy thuộc vào: Giá trị hợp đồng, Quan hệ giữa người bán và người mua, Vị thế thương mại giữa bán
và mua, Tập quán từng khu vực thị trường.
4. Điều kiện về thời gian thanh toán
- Quy định khi nào người NK phải trả tiền cho người XK => ảnh hưởng đến Tốc độ luân chuyển vốn, Rủi ro lãi suất, Rủi ro tỷ giá, Khả
năng thanh khoản,…
4.1 Trả trước
- Là việc người mua phải trả cho người bán toàn bộ hoặc một phần tiền hàng trước khi người bán chuyển giao hàng hóa dưới quyền định
đoạt của người mua hoặc khoảng thời gian kể từ khi người bán chấp nhận đơn đặt hàng cho đến khi người bán thực hiện đơn hàng của
người mua.
*Gồm 2 loại:
- Trả trước với ý nghĩa là cấp tín dụng cho người bán, vì vậy lãi suất cần được khấu trừ vào tiền hàng.
Công thức giảm giá: DP = PA*((1+R)*N-1)/Q
Trong đó: DP: Giá trị chiết khấu trên đơn vị hàng hóa
PA: Số tiền ứng trước
R: Lãi suất (năm, tháng)
N: Thời gian cấp tín dụng (năm tháng)
Q: Số lượng hàng hóa trong hợp đồng
Vấn đề đặt ra: Lãi suất tính theo nước nhập hay nước xuất.
Hợp đồng có giảm hay không, giảm bao nhiêu
Con số tính toán lấy đâu ra khi đang trong giai đoạn đàm phán hợp đồng? Do người bán và người mua cùng tính theo
công thức của riêng mình nên thông qua đàm phán sẽ xác định được giá cuối cùng.
- Trả trước với ý nghĩa là tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng
Không có giảm giá hàng bán nhưng số tiền ứng trước tùy từng trường hợp
+ Trường hợp ký hợp đồng với giá cao hơn giá thị trường
PA = Q*(HP – MP)
Trong đó: PA: Tiền ứng trước
Q: Số lượng hàng hóa
HP: Giá ký kết trong hợp đồng
MP: Giá bình quân thị trường
+ Trường hợp XK không tin tưởng khả năng thanh toán của người NK
PA = TA*((1+R)*N – 1) + P
Trong đó: PA: Tiền ứng trước
TA: Tổng giá trị hợp đồng
R: Lãi suất NH ở nước XK
N: Thời hạn vay của người XK
P: Tiền phạt vi phạm hợp đồng
4.2 Trả ngay
Căn cứ vào thời điểm chuyển giao hàng hóa thì thanh toán trả ngay gồm:
Trả khi hàng được giao nhưng chưa xếp lên phương tiện vận tải (COD)
- Cơ sở chứng mình người bán đã giao hàng:
+ B/L “received for shipment”
+ AWB, RWB, Post receipt
- Sau khi giao hàng, người bán thông báo các chứng từ nói trên và đòi tiền
- Các điều kiện thương mại tương ứng: EXW, FCA, FAS, DAF (Incoterms 2010)
Thanh toán khi XK đã hoàn thành giao hàng trên phương tiện vận tải tại địa điểm giao hàng quy định
- Chứng từ thể hiện: B/L “Shipped on board”, “On board” hoặc “Landen on board”
- Phù hợp với các điều kiện: FOB, CFR, CIF
Người nhập khẩu trả tiền ngay khi người XK xuất trình bộ chứng từ
- Sau khi giao hàng xong người XK lập bộ chứng từ gửi cho người NK đòi tiền
- Bộ chứng từ nhiều hay ít tùy thuộc phương thức thanh toán trong hợp đồng
- Có nhiều phương thức gửi chứng từ:
+ Gửi trực tiếp cho người NK qua bưu điện quốc tế
+ Qua người chuyên chở
+ Quan ngân hàng quốc tế
- Người NK muốn nhận chứng từ có thể có điều kiện hoặc vô điều kiện
+ Nhận chứng từ vô điều kiện (T/T)
+ Nhận có điều kiện: Thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán (L/C, D/A, D/P)
Trả tiền ngay x ngày sau khi nhận bộ chứng từ (trong vòng 5-7 ngày)
- Áp dụng cho thanh toán các mặt hàng phức tạp cần thời gian kiểm tra
- Ngân hàng trao chứng từ cho NK trừ B/L để kiểm tra trong vòng 5-7 ngày, người NK trả tiền ngân hàng mở ký hậu B/L.
Người NK trả tiền ngay cho XK sau khi nhận xong hàng hóa tại nơi quy định hoặc cảng đến
- Phù hợp với điều kiện thương mại nhóm D (DAP, DPT, DPP)
*Trả ngay không có rủi ro là hoàn toàn sai. NH là trung gian thanh toán, do vậy để chuyển khoản tiền lớn cho người bán thì bộ phận kế
toán của người mua phải lập báo cáo để đưa ra NH yêu cầu chuyển tiền. Do đó, vẫn mất 1 khoảng thời gian để NH chuyển tiền. Người
bán vẫn có rủi ro khi NH hoặc người mua làm việc chậm trễ.
4.3 Trả sau
- Trả tiền x ngày sau khi nhận thông báo đã hoàn thành giao hàng từ người XK, không trên phương tiện vận tải.
- Trả chậm x ngày sau khi người XK hoàn thành giao hàng trên PTVT
- Trả sau x ngày kể từ nhận chứng từ
- Trả chậm x ngày sau khi nhận xong hàng hóa.
*Theo truyền thống thì các khoản nợ này được trả bằng tiền, tuy nhiên hiện nay, có thể trả bằng chính sản phẩm do hàng hóa đó tạo ra
(gia công, hợp tác kinh tế,…)
*Người mua thích phương thức trả sau. Vì người mua trọng dụng vốn của người bán
*Sử dụng trả sau khi:
- Vị thế: người mua có vị thế mạnh hơn người bán
- Người bán dùng biện pháp trả chậm để làm quen với thị trường mới (thường là DN mới hoàn toàn so với thị trường.
- Người bán dùng chính sách thanh toán để đẩy doanh số (hàng ế quá phải bán chịu)
- Hai bên làm ăn thân thiết, lâu dài.
4.4 Trả hỗn hợp
- Kết hợp các loại hình thức thanh toán trên
- Áp dụng cho các hợp đồng có giá trị lớn, thời gian kéo dài. (trên thực tế không cần giá trị lớn)
- Ví dụ: mua bán thiết bị toàn bộ, máy bay, tàu biển,…
- Có 3 loại:
+ Trước – ngay – sau
+ Trước – ngay
+ Ngay – sau
5. Bộ chứng từ thanh toán
- Thường quy định các vấn đề sau:
+ Các loại chứng từ (danh sách chứng từ)
+ Số lượng bản gốc và bản sao mỗi loại chứng từ
+ Yêu cầu ký phát của từng loại chứng từ (nội dung, hình thức của chứng từ)
*Đối với dân kinh doanh, DN thì chứng từ dùng để làm gì?
- Dùng để làm thủ tục hải quan. Hải quan dựa vào chứng từ để tính thuế.
- Người mua dùng chứng từ để kiểm tra hàng hóa, việc thực hiện nghĩa vụ của người bán
- Là cở sở quan trọng để giải quyết tranh chấp phát sinh
- Dùng để thanh toán
- Dùng để kiểm toán
- Kiểm soát chứng từ là kiểm soát việc thực hiện hợp đồng
- Dùng để làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước,…
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ
I. Hối phiếu
1. Quá trình hình thành và phát triển
- Quan hệ tín dụng nói chung và tín dụng thương mại nói riêng đã phát triển từ rất lâu.
- Thế kỷ XII, kỳ phiếu với tư cách là phiếu tự nhận nợ ra đời (hứa phiếu).
- Thế kỷ XVI, hối phiếu đòi nợ ra đời.
2. Nguồn luật điều chỉnh hối phiếu
- Cấp độ quốc gia:
+ Luật HP của Anh 1882: Anh và các nước thuộc địa
+ Luật thương mại thống nhất Mỹ 1962 – UCC: Mỹ và Mỹ La - tinh
- Cấp độ khu vực: Luật thống nhất về hối phiếu – ULB 1930: Hiệu lực với các nước châu Âu trừ Anh.
- Cấp độ quốc tế: Luật thống nhất về Hối phiếu, Kỳ phiếu năm 1982
- Việt Nam: 1999 có Pháp lệnh thương phiếu. Năm 2005, ban hành Luật các CCCN, hiệu lực 01/07/2006
3. Khái niệm Theo BEA, 1882
- Hối phiếu là một mệnh lệnh vô điều kiện của người ký phát (drawer) cho một người khác (drawee), yêu cầu người này khi nhìn thấy hối
phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người
nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
- Các bên tham gia:
+ Drawer: Người ký phát hay người phát hành (chủ nợ)
+ Drawee: Người bị ký phát hay người trả tiền (con nợ)
+ Acceptor: Người chấp nhận
+ Beneficiary: Người hưởng lợi
+ Endorser or Assignor: Người chuyển nhượng
+ Holder or Bearer: Người cầm hối phiếu hợp pháp
+ Avaliseur (Garantor): Người bảo lãnh
4. Những nội dung bắt buộc của hối phiếu

4.1 Tiêu đề của hối phiếu


- Bill of Exchange hoặc Draft: Hối phiếu đòi nợ.
=> Để phân biệt về mặt hình thức một chứng từ có là hối phiếu hay không.
- Được ghi ở mặt trước của Hối phiếu và được diễn đạt cùng ngôn ngữ ký phát hối phiếu.
- Anh – Mỹ: không bắt buộc; ULB, Việt Nam: bắt buộc.
*Ngoài ra, trên HP còn có số của tờ HP (“No:…”). Dùng để lưu trữ hồ sơ chứng từ, ghi lên các chứng từ liên quan, trao đổi thư tín. Mỗi
công ty đều có mã số khác nhau (khác biệt từ các bộ phận trong công ty).
4.2 Địa chỉ và ngày ký phát
- Ngày ký phát: Mốc thời gian quan trọng để xác định thời hạn trả tiền, tính hợp lệ của bộ chứng từ (vì Hối phiếu luôn đi kèm với những
giấy tờ khác, không tồn tại riêng lẻ) hay thời hạn hiệu lực của Hối phiếu.
Thứ tự các ngày trên chứng từ: Hợp đồng > ngày mở L/C > giao hàng > lập hóa đơn > hối phiếu.
- Địa điểm ký phát:
+ Nơi lập hối phiếu: Nếu hối phiếu không có địa điểm ký phát thì được xem như được ký phát tại nơi được nêu bên cạnh tên
người ký phát. Nếu trên hối phiếu thiếu cả địa chỉ người ký phát thì HP trở nên vô giá trị.
+ Theo luật VN: Nơi ký phát là trụ sở kinh doanh của người bán.
+ Là cơ sở để xác định luật điều chỉnh của tờ hối phiếu nếu có tranh chấp xảy ra.
4.3 Thời hạn trả tiền hối phiếu:
- Thời hạn thanh toán được tính cả ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ cuối tuần; nếu ngày cuối cùng của thời hạn trùng với ngày nghỉ lễ, ngày
nghỉ cuối tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.
- Thời hạn thanh toán cụ thể do người ký phát, người phát hành xác định và ghi trên hối phiếu phù hợp với quy định của LCCCN 2005.
Trả ngay
- “At sight”, “Payable on demand”, “Payable on presentment”: trả khi nhìn thấy, khi yêu cầu, khi xuất trình tờ HP.
“At sight of this First bill of exchange (second of the same tenor and dated being unpaid) pay to the… the sum of…”
- Nếu hối phiếu không nêu rõ thời gian thanh toán thì được xem như là được thanh toán ngay khi xuất trình.
- Phải được xuất trình thanh toán trong vòng 1 năm (ULB 1930) hoặc 90 ngày (Luật CCCN 2005) kể từ ngày ký phát. Người ký phát có
thể rút ngắn hoặc gia hạn thời hạn này. Thời hạn này có thể được những người ký hậu rút ngắn lại.
Trả sau
- Tùy thuộc vào hợp đồng ngoại thương, ta có 5 trường hợp:
+ Thanh toán tại một ngày nhất định sau khi nhìn thấy
“At x days after sight of this… (first or second) bill of exchange, pay to… the sum of…”
+ Thanh toán tại một ngày nhất định sau ngày ký phát
“At x days after signed of this… (first or second) bill of exchange, pay to… the sum of…”
+ Thanh toán tại một ngày nhất định sau ngày vận đơn
“At x days after bill of lading date of this… (first or second) bill of exchange, pay to… the sum of…”
+ Thanh toán tại một ngày nhất định sau ngày hóa đơn
“At x days after invoice date of this… (first or second) bill of exchange, pay to… the sum of…”
+ Thanh toán tại một ngày cụ thể trong tương lai
“On… (date) of this… (first or second) bill of exchange, pay to… the sum of…”
=> Hối phiếu đòi nợ không có giá trị nếu ghi nhiều thời hạn thanh toán hoặc ghi thời hạn không đúng quy định như trên (LCCCN 2005)
hoặc ghi những cách khác hoặc thanh toán từng phần (ULB 1930).
4.4 Lệnh đòi tiền vô điều kiện
- “Pay to the order of…”: Trả cho, trả theo…
+ Đây là lệnh, không phải là yêu cầu.
+ Lệnh này vô điều kiện (cả phía người ký phát và người được ký phát).
. Đối với người ký phát: Khi đưa ra lệnh thì không được kèm theo bất kỳ điều kiện hay lý do nào, mà chỉ đơn thuần ra lệnh thanh
toán/chất nhận. Nếu người ký phát ra lệnh có kèm theo điều kiện sẽ làm cho hối phiếu trở nên vô hiệu (ví dụ: Thanh toán số tiền HP nếu
hàng hóa đúng yêu cầu”).
. Đối với người bị ký phát: Khi nhận được HP, người bị ký phát có 2 sự lựa chọn: hoặc là thanh toán/chấp nhận mà không được
đưa ra hay viện ra bất cứ một lý do hay điều kiện nào; hoặc là từ chối thanh toán/chấp nhận. Mọi thanh toán/chấp nhận kèm theo điều
kiện là vô giá trị.
- Trong thực tế, mệnh lệnh thường là của ngân hàng Người bán vì nhà XK không có tài khoản quốc tế. Do vậy, thực tế khi ghi trả theo
lệnh người bán là không sai nhưng để chuyển cho NH thì người bán phải ký hậu để chuyển giao hối phiếu cho NH người bán. “Paid to
the order of… (tên NH người bán)”
4.5 Số tiền hối phiếu
- “For:…”: Số tiền bằng số
“The sum of…”: Số tiền bằng chữ
- Công ước Geneve 1930, Luật CCCN của Việt Nam:
Nếu số tiền ghi bằng số và bằng chữ mâu thuẫn nhau thì sử dụng số tiền bằng chữ. Khi khoản tiền thanh toán của HP được ghi bằng chữ
nhiều lần hoặc ghi bằng số nhiều lần, có sự không khớp giữa các lần ghi thì số tiền nhỏ hơn sẽ là số tiền thanh toán.
- Luật CCCN của Trung Quốc và Tập quán ngân hàng Tiêu chuẩn Quốc tế (ISBP): Số tiền ghi bằng chữ và bằng số bắt buộc phải giống
nhau thì HP mới có giá trị.
4.6 Địa điểm trả tiền
- Là nơi người hưởng lợi xuất trình hối phiếu đòi tiền khi đến hạn.
- Nếu không có quy định khác, thì địa chỉ người bị ký phát được xem là đại điểm thanh toán hối phiếu. Tuy nhiên, nếu trên HP quy định
một địa điểm khác thì địa điểm này được xem là địa điểm thanh toán HP.
- Ngày nay, người ta thường chọn NH người bị ký phát để HP có độ tin cậy cao hơn. Do đó, người ta ghi cả số tài khoản của người bị ký
phát, địa chỉ ngân hàng thanh toán trên HP.
- Theo luật VN, địa điểm thanh toán là trụ sở kinh doanh, nơi thường trú của người bị ký phát.
4.7 Tên và địa chỉ các bên
Tên và địa chỉ người bị ký phát
- Bảo đảm cho người thụ hưởng có thể xác định được ai, ở đâu là người chịu trách nhiệm thanh toán/chấp nhận HP
- Người bị ký phát có thể là:
+ Người NK: phương thức thanh toán ứng trước, ghi số, chuyển tiền và nhờ thu
+ NH người NK (NH phát hành L/C): phương thức thanh toán L/C.
Tên và địa chỉ người ký phát
- Trong trường hợp, HP được chuyển nhượng nhưng người bị ký phát từ chối trả tiền/chấp nhận thì người ký phát là người cuối cùng chịu
trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng.
Tên và địa chỉ người thụ hưởng
- Người thụ hưởng có thể là bản thân người ký phát, hoặc một người khác được người ký phát chỉ định hoặc bất cứ ai được người hưởng
lợi chuyển nhượng HP bằng thủ tục ký hậu hay trao tay.
- Nếu HP không ghi tên người thụ hưởng đích danh và cũng không ghi cho người cầm, thì theo tập quán hiểu là thanh toán cho người
cầm.
- Nếu người ký phát muốn chỉ định người thụ hưởng đích danh khác (chỉ người đó) thì phải ghi trên HP “Chỉ thanh toán cho (ông,
bà)…” hoặc “Không được chuyển nhượng”, “Cấm chuyển nhượng”, “Không trả theo lệnh”
4.8 Chữ ký người ký phát
- Ký vào mặt trước, góc phải, bên dưới của HP.
- Luật các nước đều cấm hành vi ký phát hối phiếu không đúng thẩm quyền hoặc giả mạo chữ ký.
*Nếu Giám đốc là người đại diện pháp lý cho công ty mà Phó Giám đốc là người ký HP thì để NH chấp nhận, Giám độc phải ủy quyền
cho Phó Giám đóc bằng việc ký giấy ủy quyền. Vậy hồ sơ chứng từ bắt buộc phải kèm theo giấy ủy quyền. Có 2 loại ủy quyền: ủy quyền
theo thời vụ và ủy quyền theo thời gian.
4.9 Những nội dung bổ sung, không bắt buộc
- Đối với phương thức thanh toán nhờ thu:
+ Drawn under... No… date…: Lập theo cái gì? (Giao dịch cơ sở để lập HP)
+ Có thể là Invoice, Sale contract,…
- Đối với phương thức thanh toán L/C
+ Drawn under L/C no…. Dated/wired… issued by….: L/C số bao nhiêu, ngày, phát hành bởi ai.
+ Drawn under confirmed/irrevocable L/C no… dated/wired…
- “Value received as per our invoice(s) no… dated…: theo hóa đơn số… ngày…
- Các thông tin không được đề cập sẽ được giả định. Thực tế không bao giời thiếu nhưng trong bài tập có thể giả định được.
5. Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu
5.1 Ký phát hối phiếu
- Là việc người ký phát lập, ký và chuyển giao hối phiếu lần đầu cho người khác.
- Người ký phát là nhà NK. Nhưng người trả tiền có thể là nhà NK (nhờ thu) hoặc NHNK (L/C)
- Người ký phát phải tuân thủ chặt chẽ về mặt hình thức và nội dung. Mọi sai sót khiến HP không được thanh toán hay không được chấp
nhận đều thuộc trách nhiệm cùa người ký phát. Ngày nay, NH phục vụ của nhà XK luôn giúp kiểm tra HP trước khi gửi đi nhưng không
phải vì thế mà NH chịu trách nhiệm khi HP bị từ chối thanh toán hay chấp nhận.
- Người ký phát phải đảm bảo việc chấp nhận và thanh toán HP. Người ký phát có thể được miễn trừ việc bảo đảm chấp nhận nhưng
không được miễn trừ nghĩa vụ thanh toán HP khi người trả tiền từ chối thanh toán.
5.2 Chấp nhận trả tiền HP
- Việc ký chấp nhận là không cần thiết đối với HP trả ngay. Còn đối với HP kỳ hạn thì việc chấp nhận là không bắt buộc nhưng cần thiết
vì chỉ khi HP đã được ký chấp nhận thì mới có sự tin cậy trong lưu thông và bảo vệ được quyền lợi cho người hưởng lợi.
- Là hành vi người bị ký phát cam kết thanh toán vô điều kiện khi HP đến hạn. Người bị ký phát sau khi chấp nhận trở thành người chấp
nhận.
- Cách thức chấp nhận:
+ Ghi trực tiếp trên mặt trước tờ HP các từ "Chấp nhận", ngày tháng và chữ ký của người bị ký phát. (chỉ cần chữ ký thôi cũng
được) Ngày tháng không bắt buộc nhưng nên ghi (ví dụ: Thanh toán trong vòng 90 ngày (bắt buộc đối với HP kỳ hạn); Thanh toán vào 1
ngày nhất định (không cần ghi)).
+ Chấp nhận bằng văn thư, điện thông báo. Ngày gửi thư, điện thông báo được xem là ngày chấp nhận.
- Có thể chấp nhận toàn phần hoặc từng phần: Nếu chấp nhận từng phần phải ghi rõ số tiền chấp nhận trên HP.
- Đồng ý hay từ chối chấp nhận phải được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi xuất trình.
- HP có thể xuất trình trực tiếp hoặc gửi thư đảm bảo. Ngày xuất trình được tính theo ngày trên dấu bưu điện nơi gửi thư đảm bảo.
- Khi người bị ký phát đã ký chấp nhận nhưng lại bủy bỏ nó trước khi trả lại thì chấp nhận được xem bị từ chối. Tuy nhiên nếu người bị
ký phát đã thông báo chấp nhận bằng văn bản cho người cầm phiếu hoặc bất kỳ người nào đã ký hối phiếu thì phải chịu trách nhiệm với
nhưng người này về điều khoản chấp nhận (?)
- Người mua không chấp nhận: Kháng nghị HP hoặc Khởi kiện.
- Thời hạn xuất trình để chấp nhận HP:
+ Nếu 2 bên không quy định gì khác, theo ULB quy định thời hạn là 12 tháng kể từ ngày ký phát HP. Nếu xuất trình sau 12
tháng thì người mua có quyền không trả tiền vì sai luật.
+ Nếu 2 bên đã quy định thời hạn xuất trình để chấp nhận thì HP phải được xuất trình trong thời hạn đó
- Người chấp nhận là nhà NK (nhờ thu); hoặc NHNK, NH phát hành, NH được chỉ định thanh toán (L/C).
5.3 Chuyển nhượng hối phiếu
- Chuyển HP không phải là chuyển nhượng tờ hối phiếu mà là chuyển nhượng quyền hưởng lợi của tờ HP từ người này sang người khác.
- Người có quyền chuyển nhượng là người hưởng lợi của tờ HP.
=> Chuyển nhượng HP là hành vi của người hưởng lợi chuyển nhượng tờ HP (quyền hưởng lợi) cho người khác.
- HP là công cụ có thể mua bán được. Ngoại trừ trên tờ hối phiếu có ghi "HP không được chuyển nhượng" hoặc "chỉ trả tiền cho" hoặc
những từ tương tự vậy.
- Có 2 cách chuyển nhượng:
+ Ký hậu: Ký mặt sau tờ HP (endorsement) rồi chuyển giao hối phiếu cho người được chuyển nhượng. Đối với HP chuyển
nhượng theo lệnh đích danh thì ký hậu là bắt buộc. Còn đối với HP vô danh thì ký hậu chuyển nhượng là không cần thiết nhưng không
cấm.
+ Chuyển giao: Trao tay từ người này sang người khác. Được áp dụng với HP vô danh (theo lệnh để trống, người cầm, ký hậu
cho người cầm, ký hậu để trống, ký hậu theo lệnh để trống)
- Phải chuyển nhượng toàn bộ giá trị của tờ HP. (không thừa nhận chuyển nhượng từng phần)
- Có thể chuyển nhượng cho bất cứ ai nhưng chỉ chuyển nhượng cho 1 người (một lần 1 người). (Nếu chuyển nhượng cùng lúc 2 người
trở lên thì điều đó vô nghĩa)
Lí do: Khi chuyển nhượng nhiều hơn 1 người thì ngta không biết mỗi người được chuyển nhượng bao nhiêu.
- Chuyển nhượng là vô điều kiện. (không được kèm thêm bất kì điều kiện nào)
- HP quá hạn, bị từ chối chấp nhận, từ chối thanh toán thì không được chuyển nhượng.
- Cách thức chuyển nhượng bằng ký hậu (theo ULB)
+ Ký vào mặt sau tờ hối phiếu.
+ Ngôn ngữ phải rõ ràng dễ hiểu. (đọc vào ai cũng hiểu được, trành các từ "có thể, không thể") (ngôn ngữ phải đồng nhất trên tờ
hối phiếu)
Ngoại lệ: Theo ULB và LCCCN, ngôn ngữ của HP phải thống nhất nhưng có trường hợp ngoại lệ: Tên riêng; Con dấu
+ Ký hậu phải vô điều kiện
+ Người ký hậu là người có quyền ký các hợp đồng kinh tế đối ngoại và ký bằng tay (người đại diện pháp luật của DN thì mới
đủ điều kiện pháp lý).
- Các loại ký hậu:
+ Ký hậu để trống: Ký hậu không ghi tên người hưởng lợi là ai. HP vô danh. Dễ dàng chuyển nhượng.
Ký tên, ngày tháng, đóng dấu; Pay to .. (trả cho người cầm phiếu)
Người cầm phiếu sẽ là người hưởng lợi hối phiếu và việc chuyển nhượng tiếp theo không cần ký hậu nữa mà chỉ cần trao tay.
Ký hậu để trống có thể chuyển thành ký hậu theo lệnh nếu ghi “trả theo lệnh” hoặc chuyển thành ký hậu hạn chế nếu ghi “chỉ trả
cho”
+ Ký hậu theo lệnh: Ký hậu có ghi "Trả theo lệnh của..." (Pay to the order of…)
Ví dụ: “Pay to the order of Vietcombank”
VCB có thể chuyển nhượng tiếp theo bằng cách ký hậu (ví dụ VCB ký hậu cho Techcombank: "Pay to the order of TCB"). Nếu
VCB im lặng thì người hưởng lợi là VCB.
Nếu HP không đủ giấy để chuyển nhượng thì mình có thể đính kèm 1 tờ giấy khác
Thông dụng trong TTQT
+ Ký hậu hạn chế: Hạn chế chuyển nhượng tiếp theo. Ký hậu có ghi đính danh người hưởng lợi.
"Pay to VCB only": Chỉ trả cho VCB. => Cấm chuyển nhượng tiếp theo.
HP bị cấm theo LCCCN và ULB nhưng nó là 1 tài sản nên mình có thể mua bán dựa theo Luật Dân sự.
+ Ký hậu miễn truy đòi: Người hưởng lợi cuối cùng nếu không đòi được con nợ thì người hưởng lợi có thể truy đòi những
người khác (những người được chuyển nhượng trước đo) trừ người miễn truy đòi.
"Pay to VCB only without recourese".
Muốn miến truy đòi thì phải ghi thêm câu “miễn truy đòi” nhưng tùy vào từng người, từng DN mới được quyền miễn truy đòi.
5.4 Bảo lãnh hối phiếu
- Bảo lãnh là hành vi của người thứ ba (tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng) cam kết đối với người hưởng lợi hối phiếu sẽ trả tiền thay
cho người trả tiền nếu đến hạn mà người trả tiền không trả.
- Con nợ hoặc người ký phát không thích bảo lãnh vì mất thời gian làm thủ tục bảo lãnh, tốn phí, khi bảo lãnh số tiền lớn bên thứ 3 phải
buộc có tài sản đảm bảo hoặc ký quỹ.
Người hưởng lợi thích vì an toàn, lưu thông dễ dàng hơn. Công ty bảo lãnh (Ngân hàng) cũng thích bảo lãnh để thu phí.
- Các hình thức:
+ Bảo lãnh thẳng trên tờ hối phiếu. Người bảo lãnh ghi lên mặt trước hay mặt sau của HP từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa
chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh.
+ Bảo lãnh bằng văn thư riêng (bảo lãnh mật): là tờ giấy ghi thông tin bảo lãnh của bên thứ 3. Có hình thức này vì người được
bảo lãnh không muốn người thứ 3 biết tình hình tài chính của mình.
- Có thể bảo lãnh toàn bộ hoặc 1 phần giá trị của tờ hối phiếu.
- Các nguyên tắc bảo lãnh:
+ Bảo lãnh vô điều kiện (không ghi thêm điều kiện thanh toán). Nếu con nợ không trả thì bảo lãnh buộc phải trả
+ Phải ghi tên người bảo lãnh, nếu không ghi thì đó được coi là bảo lãnh cho người ký phát (thi)
+ Có thể bảo lãnh 100% hoặc 1 phần tờ hối phiếu. Phải ghi bảo lãnh bao nhiêu giá trị tờ hối phiêu (ghi số tiền). Đồng bảo lãnh là
nhiều NH bảo lãnh cho 1 tờ HP. Không được bảo lãnh trùng (vì tốn phí nhiều).
+ Người bảo lãnh sau khi thực hiện việc bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của người được bảo lãnh
5.5 Kháng nghị hối phiếu
- Là hành vi của người hưởng lợi khi hối phiếu không được chấp nhận hoặc không được trả tiền.
- Người hưởng lợi cần lập hồ sơ kháng nghị theo trình tự thủ tục tố tụng của trọng tài hoặc tòa án. Khi đó, người hưởng lợi sẽ truy đòi
(bằng văn bản) những bên có liên quan để thông báo (trong vòng 4 ngày làm việc) về việc từ chối đó và đòi tiền (những người được
chuyển nhượng trước).
- Hồ sơ khởi kiện phải có đơn kiện, công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận/thanh toán, thông báo về việc công cụ chuyển nhượng
bị từ chối chấp nhận/thanh toán.
- Thời hạn kháng nghị tùy thuộc vào luật của từng quốc gia.
- Mục đích của kháng nghị là để đảm bảo quyền lợi của người hưởng lợi hối phiếu.
- Số tiền được thanh toán bao gồm:
+ Số tiền không được chấp nhận hoặc không được thanh toán
+ Chi phí truy đòi, các chi phí hợp lý có liên quan khác
+ Tiền lãi trên số tiền chậm trả kể từ ngày HP đến hạn thanh toán theo quy định của NHNN VN.
5.6 Chiết khấu hổi phiếu (negotiation: thương lượng, được dùng thương xuyên hơn)
- Là hành vi của người hưởng lợi mang hối phiếu có kỳ hạn (cũng có thể trả ngay nhưng ít) chưa đến hạn trả tiền bán cho tổ chức tín
dụng, lấy số tiền ít hơn mệnh giá hối phiếu.
- Công thức tính lãi: P = A((1 + R)n - 1)
- Ví dụ: Công ty X có HP: 1.000.000 USD
Ngày thanh toán: 09/06/2020
Người hưởng lợi cầm cố HP cho VCB với trị giá 80%: 800.000 USD
Thời gian: 2 tháng (60 ngày)
Lãi suất chiết khấu: 0.5%/tháng => 2 tháng là 1% của 800.000 = 8.000
Đến ngày 09/04, công ty X nhận 800.000 USD
Ngày đáo hạn: con nợ đưa ngân hàng 1.000.000 USD
=> Hưởng lợi có: 800.000 + 200.000 - 8.000 (lãi) - phí
- Bản chất là đi vay. Đây là vay thế chấp (vì có tài sản đảm bảo)
- Giải quyết được vấn đề vốn kinh doanh, vốn lưu động của người hưởng lợi.
- Hồ sơ:
+ Nhờ thu: giấy đề nghị thương lượng chứng từ, hợp đồng nhờ thu, công cụ thế chấp (HP), chứng từ
+ L/C: giấy đề nghị thương lượng chứng từ, hợp đồng mua bán, công cụ thế chấp, kèm theo L/C, bộ chứng từ phải hợp lệ.
- Ảnh hưởng:
+ XK: tốt vì có vốn kinh doanh, nhà XK có thể bán chịu (bán nợ) để tăng doanh số nhưng vẫn có vốn.
+ NK: tốt vì mua được hàng, chưa cần trả tiền.
+ NH: tốt vì kiếm được chút tiền (lãi, phí)
- Hối phiếu bị từ chối thanh toán:
Nếu con nợ phá sản nên không thể trả tiền cho tờ HP thì NH chiết khấu sẽ làm gì?
Có hai loại chiết khấu:
+ Truy đòi: Nếu con nợ không trả được thì thằng đi vay (người hưởng lợi) phải trả. Người hưởng lợi phải cam kết với NH. Như
vậy đối với NH, NH có 2 con nợ, được ràng buộc trong hợp đồng chiết khấu => NH ít rủi ro => Lãi suất thấp. Công ty X cũng là 1 con nợ
của NH nên NH phải xem xét tình trạng tài chính, tài sản đảm bảo để đi đến ký kết hợp đồng.
+ Miễn truy đòi: Con nợ không trả thì NH chịu rủi ro, không đòi người hưởng lợi.
=> Việt Nam hiện nay chủ yếu là chiết khấu truy đòi.
- Thanh toán trước hạn:
Ví dụ: 09/06/2020 là đáo hạn, con nợ trả ngày 09/05/2020 thì rủi ro do người đi chiết khấu chịu. NH đã thu được lợi cho mình (lãi và
phí).
- HP trả ngay vẫn có thể chiết khấu được.
6. Các loại hối phiếu
6.1 Căn cứ vào thời hạn trả tiền
- Hối phiếu trả ngay
- Hối phiếu trả chậm
=> Nếu không ghi rõ thời hạn thanh toán thì sẽ trở thành hối phiếu trả ngay.
6.2 Căn cứ vào việc hối phiếu có kèm chứng từ hay không
- Hối phiếu trơn: Khi đòi tiền, không kèm theo chứng từ.
- Hối phiếu kèm chứng từ Kèm theo 1 bộ chứng từ khi đi đòi tiền.
Làm sao để biết đó là hối phiếu trơn: Không phân biệt được trơn hay kèm chứng từ mà dựa vào các chứng từ liên quan khác trong giao
dịch.
6.3 Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của HP
- HP xuất trình: (HP vô danh): Trả khi xuất trình
- HP đích danh: Có người hưởng lợi cụ thể
- HP theo lệnh: Nhìn vào người hưởng lợi để phân biệt
6.4 Căn cứ vào phương thức thanh toán
- HP nhờ thu
- HP dùng trong phương thức L/C
*Phân biệt:
- Giao dịch cơ sở: NT - dưa vào Hợp đồng ; L/C - dựa vào L/C
- Người trả tiền (to): NT - người nhập khẩu ; L/C - ngân hàng
6.5 Căn cứ vào người ký phát
- HP thương mại: Do người bán ký phát (các DN) cho người nhập khẩu
- HP ngân hàng: Do ngân hàng lập ra được trả tiền bởi chi nhánh hoặc đại lý của nó ở nước ngoài.
*Ví dụ: Chuyển tiền bằng Banker's draft. Cá nhân tới mua HP này khoảng 100.000-500.000 đô, sau đó đưa qua NH nước ngoài để lấy
tiền (đi du lịch)
II. Séc
1. Khái niệm
- Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người mua ra lệnh cho ngân hàng nắm tài khoản của mình, yêu cầu ngân hàng trích từ
tài khoản đó một số tiền nhất định để trả cho người hưởng lợi ghi trên tờ séc hoặc trả cho người cầm séc.
- Phải ghi trên giấy, không sử dụng hình thức khác.
2. Luật điều chỉnh lưu thông séc
- Công ước Giơnevơ về séc năm 1931 được nhiều nước áp dụng (Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Đan Mạch,...).
- Ở Việt Nam: Luật CCCN năm 2015 và Thông tư 22 năm 2015 => Hướng dẫn phát hành và lưu thông séc.
3. Những người liên quan
- Người ký phát là người lập và ký phát séc (người mua, người NK, con nợ): người mà chủ tài khoản yêu cầu trích tiền để trả cho người
khác. => Phải mua séc, hộ séc của ngân hàng để ký phát séc
- Người bị ký phát là ngân hàng mở tài khoản thanh toán cho người ký phát có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh của
người ký phát.
- Người thụ hưởng là:
+ Người được nhận số tiền ghi trên séc theo quy định của người ký phát
+ Người nhận chuyển nhượng séc theo các hình thức chuyển nhượng được quy định trong Thông tư 22/2015 về lưu thông séc.
+ Người cầm giữ séc có ghi trả cho người cầm giữ.
4. Sơ đồ lưu thông séc
4.1 Lưu thông qua 1 NH

(1) Giao hàng và bộ chứng từ

(2) Phát hành séc thanh toán

(3) Đến ngân hàng lĩnh tiền séc

(4) Gửi báo có cho người bán

(5) Gửi báo nợ cho người mua

Người bán và người mua phải có tài khoản cùng 1 ngân hàng.
4.2 Lưu thông qua hai NH
(1) Giao hàng và bộ chứng từ

(2) Phát hành séc thanh toán

(3) Nhờ ngân hàng thu hộ séc

(4) Thu tiền

(5) Gửi báo có cho người bán

(6) Gửi báo nợ cho người mua


- Người bán và người mua phải có tài khoản ở 2 ngân hàng khác nhau.
- Phải trả phí cho 2 ngân hàng để thực hiện giao dịch.
4.3 Lưu thông qua nhiều hơn 2 NH
Hai NH không có quan hệ đại lý, 2 bên sẽ tìm 1 NH trung gian => mất nhiều thời gian, phải trả phí nhiều.
5. Nội dung bắt buộc của tờ séc
- Tiêu đề “SÉC”
- Số tiền xác định (vừa bằng số - vừa bằng chữ).
- Tên và địa chỉ của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bị ký phát.
- Tên đối với tổ chức hoặc họ tên đối với cá nhân và địa chỉ của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán
séc theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữ.
- Địa điểm thanh toán
- Ngày ký phát
- Tên đối với tổ chức hoặc họ tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký người ký phát.
Lưu ý:
- Séc thiếu một trong các nội dung quy định ở trên thì không có giá trị, trừ trường hợp địa điểm thanh toán ghi trên séc thì séc được thanh
toán tại địa điểm kinh doanh người bị ký phát.
- Ngoài các nội dung quy định trên, tổ chức cung ứng séc có thể đưa thêm những nội dung khác mà không làm phát sinh thêm nghĩa vụ
pháp lý của các bên như số hiệu tài khoản mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc, địa chỉ của người ký phát, địa chỉ của người bị
ký phát và các nội dung khác.
- Trường hợp séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc thì trên séc phải có thêm các nội dung theo quy định của Trung
tâm thanh toán bù trừ séc.
- Mặt sau của séc được sử dụng để ghi các nội dung chuyển nhượng séc.
- Số tiền ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc. Nếu số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì séc
không có giá trị thanh toán.
*Séc mang tính thời hạn (hữu hạn), chỉ có giá trị thanh toán trong thời hạn hiệu lực của nó. Nếu quá hạn thì séc bị vô hiệu lực, chỉ là tờ
giấy.
- Thời gian hiệu lực của séc được ghi rõ trên tờ séc:
+ Nếu sec phát hành trong 1 nước (phát hành và trả tiền trong 1 nước): 8 ngày
+ Nước phát hành và nước thanh toán khác nhau nhưng cùng 1 châu: 20 ngày
+ Nước phát hành và nước thanh toán khác nhau và không cùng châu: 70 ngày
6. Các loại séc
- Séc đích danh: Trên séc ghi rõ tên người hưởng lợi, loại này không chuyển nhượng được bằng hình thức ký hậu.
- Séc vô danh: Trên séc không ghi tên người hưởng lợi hoặc có thể ghi “trả cho người cầm séc”, séc có thể chuyển nhượng bằng cách
trao tay.
- Séc theo lệnh: Trên séc ghi “trả theo lệch của ông X”, loại này có thể chuyển nhượng theo hình thức ký hậu.
- Séc gạch chéo: Là loại séc mà người phát hành séc hoặc người hưởng lợi séc dùng bút gạch chéo hai gạch chứng tỏ séc này không dùng
để rút tiền mặt mà dùng để chuyển khoản. Gồm:
+ Séc gạch chéo thường: không ghi tên ngân hàng lĩnh hộ tiền.
+ Séc gạch chéo đặc biệt: có ghi tên ngân hàng.
- Séc du lịch: Loại séc này do ngân hàng phát hành yêu cầu chi nhánh hoặc đại lý của mình ở nước ngoài trả một số tiền nào đó cho
người hưởng lợi séc. Người hưởng lợi séc là khách du lịch, khi mua séc phải ký, khi nhận tiền phải ký đối chứng, nếu đúng ngân hàng
mới trả tiền. Thời hạn hiệu lực của séc du lịch có thể có hạn và có thể vô thời hạn.
- Séc chuyển khoản: Chủ yếu dùng trong lĩnh lực thương mại. Người ký phát séc ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản mình để
chuyển sang một tài khoản khác tại 1 ngân hàng khác. Loại séc này không dùng để rút tiền mặt được.
- Séc xác nhận: Là loại séc được ngân hàng đứng ra xác nhận việc trả tiền. Trên séc thông thường có ghi “xác nhận số tiền… trả đến
ngày… tại ngân hàng…” và ký tên. Với loại séc này phải mở tài khoản xác nhận và chỉ được trả số tiền ghi trên tài khoản đó mà thôi.
Loại séc này dùng để đảm bảo an toàn cho công việc thanh toán các hợp đồng có kim ngạch lớn; việc trả tiền xảy ra thường xuyên. Có thể
xác nhận cho một tờ séc hoặc cả quyển séc.
Đọc thêm
- Tờ séc phải được lập trên mẫu séc trắng do người bị ký phát cung ứng; nếu séc được lập trên mẫu séc trắng không phải do người bị ký phát cung ứng, thì người bị ký phát
có quyền từ chối thanh toán tờ séc đó.
- Những yếu tố trên tờ séc phải được in hoặc ghi rõ ràng bằng bút mực hoặc bút bi, không viết bằng bút chì hoặc các loại mực đỏ, mực dễ bay màu, không sửa chữa, tẩy
xóa. Chữ viết trên séc là tiếng Việt. Trường hợp séc có yếu tố nước ngoài thì séc có thể sử dụng tiếng nước ngoài theo thỏa thuận của các bên.
- Chỉ định về người thụ hưởng được ghi theo một trong 3 cách: (Luật CCCN 2005/Điều 60/1)
- Cho một người xác định và không cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi tõ tên của người thụ hưởng và kèm theo một trong các cụm từ “không chuyển nhượng”,
“không trả theo lệnh”; Séc đích danh
+ Cho một người xác định và cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và không có cụm từ không cho phép chuyển nhượng.
Séc theo lệnh
+ Cho người cầm giữ séc, bằng cách ghi cụm từ “trả cho người cầm giữ séc” hoặc không ghi tên người thụ hưởng. Séc vô danh
+ Số tiền ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc.
+ Số tiền bằng số là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi số sau chữ số hàng đơn vị
phát đặt dấu (,) sau chữ số hàng đơn vị.
+ Số tiền bằng chữ phải viết rõ ràng: chữ đầu của số tiền bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng đầu tiên, không được viết cách dòng, cách quãng giữa các chữ, không
được viết thêm chữ (khác dòng) và giữa hai chữ viết liền nhau trên séc.
- Địa điểm thanh toán là nơi mà séc được thanh toán và do người bị ký phát quy định. Nếu trên tờ séc không ghi đại điểm thanh toán thì tờ séc được thanh toán tại bất kỳ
địa điểm kinh doanh nào của người bị ký phát.
- Ngày ký phát là ngày mà người ký phát ghi trên séc và phải ghi bằng số.
- Chữ ký của người ký phát là chữ ký bằng tay trực tiếp trên tờ séc của người có quyền và nghĩa vụ đối với tờ séc hoặc người được ủy quyền lập và ký phát séc. Chữ ký của
người ký phát phải bằng bút mực hoặc bút bi theo chữ ký mẫu đã đăng ký tại người bị ký phát, kèm theo họ tên và theo dấu (nếu có) của tổ chức trong trường hợp séc do
người đại diện hợp pháp của tổ chức ký hoặc chữ ký điện tử (trường hợp xử lý thanh toán bằng điện tử).
- Để chỉ định số tiền trên tờ séc không được thanh toán bằng tiền mặt mà phải thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng, người ký phát
hoặc người chuyện nhượng ghi hoặc đóng dấu thêm cụm từ “trả vào tài khoản” ở mặc trước của tờ séc ngay dười chữ “SÉC”.
- Để chỉ định số tiền ghi trên séc chỉ được thanh toán cho một ngân hàng cụ thể hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại ngân hàng đó, người ký phát hoặc
người chuyển nhượng séc gạch trên séc hai gạch chéo song song từ phía góc bên trái xuống góc bên phải của mặt trước tờ séc và ghi tên ngân hàng được chỉ định giữa hai
gạch chéo. Séc có ghi tên hai ngân hàng giữa hai gạch chéo không có giá trị thanh toán trừ trường hợp một trong hai ngân hàng có tên giữa hai gạch chéo đó là ngân hàng
thu hộ tờ séc đó. Séc gạch chéo (chỉ được chuyển khoản)
- Trường hợp người ký phát séc là người được chủ tài khoản thanh toán ủy quyền thì chủ tài khoản thanh toán phải làm đầy đủ thủ tục thông báo, đăng ký chữ kỹ mẫu, quy
định hạn mức (nếu có) với người bị ký phát.

III. Kỳ phiếu (Promissory Note) Có thể gọi là HP nhận nợ, hứa phiếu
1. Khái niệm
- Là một giấy hứa trả tiền của người nhập khẩu gửi cho người XK hứa cam kết trả tiền một số tiền nhất định cho người hưởng lợi trong
thời hạn ghi trên kỳ phiếu.
- Các nguồn luật áp dụng để điều chỉnh HP cũng được áp dụng với kỳ phiếu.
- Các loại kỳ phiếu: chứng chỉ tiền gửi, công trái (nhà nước vay tiền), trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, tín phiếu. Các NH phát
hành để huy động vốn.
2. Nội dung
- Tiêu đề “Kỳ phiếu” được ghi trên mặt trước
- Cam kết thanh toán vô điều kiện
- Số tiền phải trả
- Thời hạn trả tiền
- Địa điểm thanh toán
- Tên địa chỉ người thụ hưởng hoặc thanh toán cho người cầm
- Địa điểm và ngày ký phát
- Tên, địa chỉ và chữ ký của người phát hành
*Quy tắc lưu thông và luật điều chỉnh của HP đòi nợ và HP nhận nợ là tương tự nhau. Hiện nay, người ta sử dụng HP đòi nợ nhiều hơn
HP nhận nợ vì:
- HP đòi nợ do chủ nợ ký phát để đòi nợ, còn HP nhận nợ do con nợ phát hành để nhận nợ. Vì chủ nợ ký phát HP đòi nợ trên cơ sở một
tài sản “Có” nên việc thanh toán được bảo đảm hơn
- Nếu con nợ không trả tiền HP đòi nợ, thì người ký phát (chủ nợ) phải có trách nhiệm thanh toán (người thanh toán cuối cùng), lại càng
làm cho HP đòi nợ dược đảm bảo. Như vậy, HP đòi nợ được xem là được đảm bảo thanh toán 2 lần.
- HP đòi nợ được lưu thông dễ dàng, đặc biệt là trong nghiệp vụ chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp vay vồn, chiết khấu tại NHTM.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN VÀ NHỜ THU


I. Tổng quan về phương thức thanh toán
1. Khái niệm và phân loại
- Phương thức TTQT là toàn bộ quá trình, điều kiện quy định để người mua trả tiền và nhận hàng, còn người bán giao hàng và nhận tiền
trong thương mại quốc tế.
- Phân loại
+ Phương thức ứng trước (advanced payment)
+ Phương thức ghi số (open account)
+ Phương thức chuyển tiền (remittance)
+ Phương thức nhờ thu (collection)
+ Phương thức tín dụng chứng từ (documentary credits)
+ CAD (cash against documents)
2. Các bên liên quan đến TTQT
- Người mua, người bán và các đại lý
- Các ngân hàng: NH phục vụ nhà NK. XK, hoàn trả,…
+ Tài trợ vốn cho hợp đồng
+ Nghiệp vụ bảo lãnh
+ Nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá
+ Ký hợp đồng trao đổi ngoại tệ
Các NH có nghiệp vụ, chức năng gì trong thanh toán quốc tế? (thi)
- Người chuyên chở (carrier)
Có thể là: Công ty vận tải biển, Hãng vận tải hàng không, Công ty vận tải đường bộ, Hãng vận tải đường sắt, Công ty vận tải đường sông,
Bưu điện, Chuyển phát nhanh.
+ Giúp luân chuyển hàng hóa từ người bán sang người mua
+ Chi phí vận chuyển chiếm 15-20% giá trị lô hàng => không thể xem thường
+ Phát hành các chứng từ vận tải: Vận đươn đường biển, Biên lai đường biển không chuyển nhượng, Vận đơn hàng không,…
- Nhà bảo hiểm:
+ Phát hành chứng từ bảo hiểm: Bảo hiểm đơn, Giấy chứng nhận bảo hiểm, Bảo hiểm bao, Phiếu bảo hiểm.
+ Người mua bảo hiểm có thể là nhà XK hoặc NK.
+ Các loại rủi ro được bảo hiểm dựa trên thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm
- Chính phủ và các tổ chức thương mại
+ Nước XK, nước NK, ICC
+ Đụng tới Bộ Công thương, Bộ Tài chính (cục hải quan, tính thuế), Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn (đối với các loại hàng
nông sản),… => nhiều cơ quan.
- Công ty giám định, công ty khử trùng,…
3. Các tên gọi khác
Hình ảnh
4. Ngân hàng đại lý
- Thương mại quốc tế ít dùng tiền mặt mà chủ yếu bằng chuyển khoản
qua NH, bù trừ trên các tài khoản mở tại các NH lẫn nhau.
- Các NH tham gia cần thiết lập quan hệ đại lý với các NH nước
ngoài qua các thỏa ước ký kết, trong đó tập trung nội dung:
+ Mẫu chữ ký có liên quan
+ Khóa mã telex, swift (nếu có)
+ Các điều khoản và điều kiện
+ Danh mục ngân hàng đại lý
+ Báo cáo thường niên và các văn bản thông tin khác
+ Hợp đồng tín dụng, trong đó gồm thỏa thuận về hạn mức
tín dụng trong thời gian luận chuyển chứng từ qua bưu điện, hạn mức
tín dụng cho việc xác nhận chứng từ, đảm bảo cho các hối phiếu được
xác nhận, tỷ lệ ký quỹ, phí thanh toán,…
Tài khoản Nostro và Vostro
Khi thiết lập quan hệ đại lý, các NH nắm giữ và duy trì tài khoản của
nhau:
- TK Nostro: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn “của chúng tôi” mở
tại ngân hàng đại lý (chúng tôi là chủ tài khoản, còn ngân hàng đại lý là người giữ tài khoản của chúng tôi)
- TK Vostro (Loro): Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn “của quý vị” mở tại ngân hàng chúng tôi (quý vị là chủ tài khoản, NH chúng tôi
là người giữ tài khoản của quý vị)
- Nếu tiền được chuyển từ VN cho nước ngoài, thì:
+ Nếu bằng ngoại tệ, tài khoản Nostro sẽ được sử dụng (ghi nợ TK Nostro)
+ Nếu bằng VND, thì tài khoản Vostro sẽ được sử dụng (ghi có TK Vostro)
Cụ thể hơn:
- Chuyển tiền bằng VND:
+ Tại NH VN
Nợ TK khách hàng VN bằng VND (tiền + phí)
Ghi Có TK NH nước ngoài tại VN (Vostro)
+ Khi nhận được báo Có, NH nước ngoài sẽ:
Báo có khách hàng bằng VND sau khi trừ phí (nếu luật cho phép)
- Chuyển tiền bằng ngoại tệ:
+ Ghi nợ TK ngoại tệ khách hàng VN, đồng thời thông báo cho NH nước ngoài ghi Nợ TK Nostro NHVN tại nước ngoài.
+ NH nước ngoài sẽ ghi Nợ TK Nostro và ghi có người thụ hưởng
- Nếu tài khoản ngân hàng bên nước ngoài có nhiều ngoại tệ nhưng các chi nhánh ở nội địa lại thiếu thì (xét trên tiền vật chất): Làm thủ
tục xin ngân hàng NN VN chuyển tiền vật chất từ Mỹ về VN. Có thể sẽ không có thuế vì đây chỉ là trung chuyển tiền, không phải hàng
hóa.
II. Phương thức chuyển tiền
1. Khái niệm và đặc điểm
- Khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi)
theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định.
- Là phương thức thanh toán đơn giản; NH chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng phí và không bị ràng buộc bất
cứ trách nhiệm gì đối với người chuyển tiền và người hưởng lợi.
2. Quy trình chuyển tiền
2.1 Các bên tham gia
- Remitter: người chuyển tiền, người nhập khẩu, người mua, nhà đầu tư, con nợ,…
- Beneficiary: người thụ hưởng, người xuất khẩu, người bán, người nhận tiền, chủ nợ,…
- Remitting bank: NH chuyển tiền
- Paying bank: NH thanh toán
2.2 Các bước tiến hành
- Bước 1: Nhà XK thực hiện giao hàng đồng thời chuyển giao chứng từ cho nhà NK
- Bước 2: Sau khi kiểm tra chứng từ, nếu quyết định trả tiền thì nhà NK viết lệnh chuyển
tiền (T/T hoặc M/T) cùng ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản) hoặc nộp tiền mặt cho NH
phục vụ mình
- Bước 3: Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng
thanh toán, NH sẽ trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo Nợ cho nhà NK
- Bước 4: NH chuyển tiền ra lệnh cho NH trả tiền chuyển trả cho người thụ hưởng
- Bước 5: NH trả tiền ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng thời gửi giấy báo
Có cho người hưởng lợi.
*Có 2 loại: chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả sau. Chỉ khác nhau ở chỗ, trả trước là giao hàng rồi chuyển tiền còn trả sau là
chuyển tiền rồi giao hàng.
2.3 Các điều khoản chuyển tiền đi nước ngoài qua VCB

3. Bộ hồ sơ chuyển tiền
3.1 Chuyển tiền trả trước
- Lệnh chuyển tiền
- Hợp đồng XNK (để chứng minh mục đích của chuyển tiền)
- Giấy phép NK (nếu có)
- Đơn xin mua ngoại tệ (nếu không có ngoại tệ)
(có ủy nhiệm chi nếu trích tiền trên tài khoản của người NK)
3.2 Chuyển tiền trả sau
- Như trên và bổ sung thêm: Tờ khai hải quan, Hóa đơn thương mại.
*Vì sử dụng phương thức này, XK gặp nhiều rủi ro nên trong thực tế, XK vẫn gửi hàng nhưng chỉ gửi cho bản sao chứng từ (scan), sau
đó NK làm thủ tục trả tiền thì XK mới đưa bộ chứng từ gốc để nhận hàng.
4. Trường hợp áp dụng
- Hợp đồng có giá trị nhỏ
- Quan hệ tin cậy lẫn nhau
- Thanh toán trong nội bộ các tập đoàn đa quốc gia
- Dùng chuyển tiền đầu tư, trả lãi, kiều hối,… phi thương mại khác.
- Dùng cùng các phương thức khác.
*Ưu điểm: Phí thấp, Tốc độ nhanh, Thủ tục đơn giản
Nhược điểm: Giao hàng và trả tiền tách rời nhau nên có thể rủi ro cho các bên.
5. Phí chuyển tiền
- Nếu áp dụng phương thức chuyển tiền như một phương thức độc lập thì ai chuyển tiền người đó phải trả phí
- Nếu là một phương thức hỗ trợ cho phương thức khác thì 2 bên cùng thỏa thuận (người bán, người mua, chia đều)
6. Phương tiện chuyển tiền
- Chuyển tiền bằng điện T/T: Telex, Swift
+ Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của NH chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện gửi cho NH
trả tiền bằng mạng Swift
+ Chi phí cao, tốc độ nhanh và được sử dụng chủ yếu
- Chuyển tiền bằng thư (M/T): chuyển tiền bằng phát hành séc
+ Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của NH chuyển tiền được chuyển bằng thư cho NH trả tiền.
+ Chi phí thấp, tốc độ chậm
III. Phương thức mở tài khoản, ghi sổ (Open account)
1. Khái niệm
- Phương thức này được thực hiện bằng cách người bán mở một tài khoản ghi nợ bên mua từ việc cung cấp hàng hóa đến cung ứng dịch
vụ mà 2 bên sẽ thỏa thuận theo định kỳ (quý, năm) người mua sẽ dùng phương thức chuyển tiền trả tiền cho người bán.
- Phương thức này thực chất là hình thức tín dụng thương nghiệp mà người bán cấp cho người mua.
2. Ưu điểm
- Tự các công ty đứng ra mở tài khoản và liên hệ với nahu, không cần thông qua ngân hàng nên thủ tục đơn giản
- Trong phương thức này có mấy điểm cần chú ý sau:
+ Không thông qua NH
+ Ghi sổ trên tài khoản là nghiệp vụ hoàn toàn do người bán tự đặt ra, khôn theo một nghiệp vụ có tính quốc tế hóa như ở NH
+ Áp dụng rộng rãi trong mậu dịch nội địa, ít dùng trong mậu dịch quốc tế vì nó không có sự đảm bảo đầy đủ cho người XK thu
tiền kịp thời
- Khi áp dụng phương thức này cần quy định rõ thanh toán như thế nào, hợp đồng gia công hay hợp đồng mua đứt đoạn.
3. Trình tự
- 1: Giao hàng và gửi chứng từ hàng hóa
- 2: Ghi và báo nợ trực tiếp
- 3: Trả tiền khi đến hạn thanh toán
4. Những điểm cần lưu ý
- DỰa vào bộ chứng từ của người bán gửi: hóa đơn hoặc trị giá của HP để ghi sổ. Đây cũng là căn cứ nhận nợ.
- Trên cơ sở người mua nhận hàng hóa và thông báo cho người bán biết để người bán ghi sổ
- Quy định định kỳ mà người mua thanh toán cho người bán (quý, năm) tức là quy định thời hạn tín dụng mà người bán chịu hàng cho
người mua.
- Quy định giá bán chịu: giá bán chịu thường cao hơn giá bán bằng tiềng mặt vì các khoản rủi ro có thể xảy ra + lãi suất.
- Quy định phương thức chuyển tiền trả khi thời hạn tín dụng kết thúc
5. Áp dụng
- Phương thức ghi sổ có lợi cho người mua nhiều hơn người bán, chủ yếu được áp dụng khi thanh toán giữa các công ty mẹ và công ty
con, các công ty có quan hệ lâu đời trong buôn bán, số lượng hàng hóa không lớn, thanh toán tiền hoa hồng và tiền gửi bán.
IV. Phương thức thanh toán nhờ thu
1. Khái biệm, các bên tham gia, pháp lý
- Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó nhà XK sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho NH phục vụ mình xuất trình
bộ chứng từ thông qua NH thu hộ cho nhà NK để được thanh toán, chấp nhận HP hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.
Điều 2 – UCP 600
“Nhờ thu có nghĩa là các ngân hàng tiếp nhận các chứng từ như đã định nghĩa ở Điều phụ 2 (b) theo đũng các chỉ thị đã nhận được để
1. Tiến hành thu tiền và/hoặc để yêu cầu chấp nhận thanh toán, hoặc;
2. Giao các chứng từ nếu được thanh toán và/hoặc chấp nhận thanh toán và/hoặc nếu được chấp nhận thanh toán, hoặc;
3. Giao các chứng từ khi các điều kiện khác đặt ra thực hiện”
- Cơ sở pháp lý: Quy tắc thống nhất về nhờ thu: The Uniform rules for collection (URC) do ICC ban hành
+ Ban hành lần đầu tiên năm 1956 “Quy tắc thống nhất nhờ thu chứng từ thương mại”
+ Sửa đổi lần 1: năm 1967 “Nhờ thu chứng từ thương mại”
+ Sửa đổi lần 2: năm 1978 “Quy tắc thống nhất về nhờ thu” (Viết tắt là URC 322)
+ Sửa đổi lần 3: năm 1995 “Quy tắc thống nhất về nhờ thu” (Viết tắt là URC 522)
*Tại sao URC rất lâu rồi nhưng hiện nay vẫn không thay đổi?
Nghiệp vụ nhờ thu quá đơn giản và người ta hài lòng với những điều trong URC
- Lưu ý khi sử dụng URC
+ URC là văn bản pháp lý tùy nghi (thích thì dùng không thích thì thôi)
+ Muốn sử dụng thì dẫn chiếu vào “Đơn yêu cầu nhờ thu” hoặc “Lệnh nhờ thu”
This collection is subject to the Uniform rules for collection, 1995 revision ICC Pub. No. 522
+ Được quyền có những thỏa thuận khác với URC
+ Dẫn chiếu cần ghi năm
+ URC dưới luật quốc gia
- Áp dụng: Nhờ thu HP thương mại, Nhờ thu kỳ phiếu thương mại, Nhờ thu séc, Nhờ thu hóa đơn, Nhờ thu cổ tức, lãi từ,… các hợp đồng
tín dụng, Nhờ thu cưới phí, phí bảo hiểm,…
- Đặc điểm:
+ Căn cứ nhờ thu là chứng từ không phải hợp đồng.
+ Vai trò của NH chỉ là trung gian
+ Nhờ thu trong thương mại chỉ xảy ra sau khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng (lập chứng từ)
- Các bên liên quan
+ Người ủy thác thu hộ (principal): Người XK, người bán
+ NH nhờ thu: NH phục vụ người ủy thác nhờ thu
+ NH thông báo: NH đại lý của NHNT và NH ở nước người NK
+ NH xuất trình: Nếu NHTH không nắm tài khoản người trả tiền có thể xuất trình tại NH này
+ Người trả tiền (Drawee): người mua, người NK
2. Các loại nhờ thu: Nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ
2.1 Nhờ thu trơn
- Là loại nhờ thu chỉ dựa vào chứng từ tài chính mà không dựa vào chứng từ thương mại
- URC 522, chứng từ được chia làm 2 loại
+ Chứng từ tài chính: HP, Kỳ phiếu, séc, hoặc các phương tiện tương tự khác sử dụng trong việc thu tiền
+ Chứng từ thương mại: chứng từ khác không phải chứng từ tài chính
Sự phân chia này chỉ có trong nhờ thu
- Quy trình nghiệp vụ
+ Người bán và mua ký kết hợp đồng cơ sở
+ Người XK giao hàng và gửi luôn chứng từ TM.
+ Người XK lập đơn yêu cầu nhờ thu kèm với chừng từ tài chính gửi cho
NH XK
+ NHXK lập lệnh nhờ thu kèm với chừng từ tài chính gửi NHNK (gửi
bằng bưu điện, chuyển phát nhanh,...)
+ NHNK thông báo chứng từ đến và đòi tiền người NK
+ Người NK trả tiền
+ NHNK gửi tiền cho NHXK
+ NHXK báo có cho người XK
- Đánh giá về nhờ thu trơn:
+ Ưu điểm: Đơn giản, có lợi cho nhà NK
+ Nhược điểm:
. Quyền lợi của nhà XK không được đảm bảo. Người NK có thể nhận hàng mà không trả tiền
. Tốc độ chậm với 2 lý do: Phụ thuộc vào thiện chí người NK; Phụ thuộc và khâu lưu chuyển chứng từ, tạo điều kiện cho người
mua chiếm dụng vốn
. Chưa sử dụng hết chức năng của NH. Vai trò của NH chỉ đơn thuần, không chịu trách nhiệm đôn đốc, giám sát, kiểm tra
- Rủi ro với người XK
+ NK vỡ nợ, phá sản
+ NK dây dưa thanh toán vì yếu kém về tài chính
+ NK chủ tâm lừa đảo
+ Đến hạn thanh toán HP trả chậm không trả (kiện ra tòa nhưng tốn kém và không phải trường hợp nào cũng nhận được tiền)
- Rủi ro với nhà NK: Trường hợp lệnh nhờ thu đến trước, đã thanh toán, có thể XK không gửi hàng, gửi hàng không đúng không đủ,
không kịp thời
=> Nhờ thu trơn ít phổ biến, chủ yếu áp dụng khi nhà XK và NK tin tưởng nhau, tình hình thị trường và kinh doanh nhà NK tương đối
thuận lợi
- Trường hợp áo dụng:
+ Để thanh toán các dịch vụ phí mà người bán cấp cho người mua
+ Hai bên mua và bán hoàn toàn tin cậy nhau
+ Có quan hệ nội bộ với nhau
2.2 Nhờ thu kèm chứng từ
- Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ nhờ thu bao gồm:
+ Hoặc chừng từ thương mại cùng chứng từ tài chính
+ Hoặc chỉ chứng từ thương mại (không có chứng từ tài chính)
Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho nhà NK sau khi người này đáp ứng được yêu cầu của lệnh nhờ thu
- Gồm D/P at sight, D/P at x days sight (5-7 ngày), D/A, DOT (DTC) (nhờ thu khác)
- Quy trình D/P at sight
+ Hai bên ký kết hợp đồng theo phương thức D/P at sight
+ Người XK giao hàng
+ Người XK lập đơn yêu cầu nhờ thu kèm với chứng từ (chừng từ gồm
những gì thì xem trong hợp đồng)
+ Khi NHXK nhận được hồ sơ nhờ thu thì NHXK kiểm tra đơn có rõ ràng
và khả thi hay không. Nếu không rõ ràng thì liên hệ phía XK, đề nghị chỉnh sửa đơn. Nếu chỗ nào không khả thi thì được quyền không
thực hiện nhưng phải báo với bên ủy thác
+ Kiểm tra bộ chứng từ. Theo URC 522: NH chỉ kiểm tra về số loại và danh mục. Không kiểm tra về nội dung. Nếu ktra đồng ý
thì NH lập ra lệnh nhờ thu kèm với chứng từ, gửi NH nhập khẩu.
+ NHNK thông báo chứng từ đến và đồi tiền người NK
+ Người NK trả tiền
+ Giao chứng từ
+ NHNK gaio tiền cho NKXK
+ NHXK trả tiền cho XK
=> NH có thêm vai trò khống chế chứng từ.
*Bản chất của giấy yêu cầu mở LC hay nhờ thu thì bản chất là hợp đồng dịch vụ
- Quy trình D/A
+ Ký hợp đồng thanh toán bằng nhờ thu kèm chứng từ trả chậm (D/A)
+ Giao hàng
+ Lập chứng từ xuất trình cho NH
+ Kiểm tra đơn
+ NHXk gửi chứng từ cho NHNK
+ NHNK thông báo chứng từ đến và đề nghị chấp nhận thanh toán
+ Người NK chấp nhận trả tiền
+ NH giao chứng từ (giữ lại chứng từ tài chính đã được chấp nhận)
+ Chờ khi chứng từ tài chính đến hạn thanh toán thì NHNK sẽ thông báo đòi tiền
+ Người NK trả tiền
+ NHNK trả tiền cho NHXK
+ NHXK trả tiền cho người XK
3. Điều kiện trao chứng từ
+ D/P (Documents against payment): Trao chứng từ khi được thanh toán
+ D/P at x days sight: Trao chứng từ khi được thanh toán x ngày nhìn thấy
+ D/A (documents against acceptance): Trao chứng từ khi chấp nhận trả tiền
+ D/TC (Documents against orther terms and conditions) Trao chứng từ khi chấp nhận các điều kiện khác, như: Thanh toán từng
phần, Trao chứng từ đổi HP, Trao chứng từ đổi giấy nhận nợ (kỳ phiếu),…
- Điều kiện D/P at x days sight
+ Bộ chúng từ đến, NK chấp nhận HP nhưng chưa nhận bộ chứng từ, chỉ nhận bộ chứng từ vào ngày thanh toán đáo hạn của HP
+ Ít phổ biến
- Điều kiện D/OT (OTC)
+ Thanh toán từng phần: nhờ thu chỉ thị 1 phần trả ngay, một phần chấp nhận HP trả chậm
+ Trao chứng từ đổi kỳ phiếu: NK trao kỳ phiếu thì NH mới trao chứng từ (đổi HP bằng kỳ phiếu nhằm tránh thuế)
+ Trao chứng từ đổi giấy nhận nợ
+ Trao chứng từ khi được chấp nhận và được bảo lãnh của NH, nhằm đảm bảo khả năng trả nợ
4. Về chi phí nhờ thu: có 3 cách
- Toàn bộ chi phí do người ủy thác trả (trả trước hoặc khấu trừ)
- Phí bên nào bên đó trả
- Toàn bộ phí do nhà NK trả
5. Ưu, nhược điểm của nhờ thu kèm chứng từ so với nhờ thu trơn
- Ưu điểm:
+ Khắc phục được nhược điểm của nhờ thu trơn => người bán không sợ mất hàng
+ Trách nhiệm của NH có cao hơn: khống chế bộ chứng từ
- Nhược điểm:
+ Chưa ràng buộc người mua, người mua có thể nhận hàng và có thể không
+ Tốc độ thanh toán vẫn chậm
6. Những cái khác
- Ưu điểm đối với nhà XK
+ XK chắc chắn bộ chứng từ chỉ giao cho NK khi đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
+ XK có thể kiện người NK ra toàn nếu không trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền
+ Có thể chỉ định đại diện tại nước NK để xử lý trường hợp không thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
- Ưu điểm với nhà NK
+ NK được kiểm tra bộ chứng từ trước khi thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
+ Đối với D/A, NK được nhận hàng mà chưa phải thanh toán
- Rủi ro đối với XK
+ NHTH trao chứng từ cho NK trước khi thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
+ NK không thanh toán, không chấp nhận thanh toán, không nhận hàng
- Rủi ro đối với nhà NK:
+ Bộ chứng từ đến trước hàng hóa, nhưng đã bị giả mạo (các NH không chịu trách nhiệm về hình thức nội dung của bộ chứng
từ)
+ Khi chấp nhận HP bị ràng buộc không thể viện lý do khác để từ chối thanh toán
7. Đơn nhờ thu và chỉ thị nhờ thu
7.1 Đơn yêu cầu nhờ thu
- Là văn bản mà nhà XK viết gửi cho NH nhờ thu
- Nội dung chủ yếu:
+ Tên NH nhờ thu, người yêu cầu nhờ thu
+ Bộ chứng từ nhờ thu
+ NH thu hộ
+ HÌnh thức nhờ thu
+ Phân chia chi phí NH
+ Phương thức gửi chứng từ
+ Chữ ký người có thẩm quyền (chủ tài khoản, kế toán trưởng),…
7.2 Lệnh nhờ thu
- Chỉ thị do NH nhờ thu gửi kèm bộ chứng từ cho NH thu hộ nhờ thu tiền của bộ chứng từ
- Căn cứ lập Lệnh nhờ thu là đơn yêu cầu của nhà NK
- Nội dung chủ yếu
+ NH thu hộ: tên, địa chỉ
+ Người ủy thác
+ Người trả tiền
+ NH xuất trình
+ Số tiền, loại tiền
+ Danh mục chứng từ, số lượng
+ Điều kiện trao chừng từ
+ Phân chia khoản phí
+ Lãi suất phải thu
+ Phương thức trả tiền và hình thức thông báo
+ Các chỉ thị trong trường hợp bị từ chối…
8. Quy trình nghiệp vụ NH đối với nhờ thu xuất
- Nhận và đăng ký hồ sơ:
+ Tiếp nhận hồ sơ thanh toán nhờ thu từ khách hàng
+ Kiểm tra bộ chứng từ
+ Ghi ngày giờ bộ chứng từ trên đơn
+ Vào số tham chiếu và ghi lên hồ sơ nhờ thu
+ Ký nhận hồ sơ cho khách hàng
- Kiểm tra bộ chứng từ nhờ thu (dựa vào URC 522)
- Gửi chứng từ nhờ thu
+ Lập lệnh nhờ thu
+ Gửi bộ chứng từ cho NH thu hộ
+ Lưu hồ sơ
- Theo dõi việc thực hiện lệnh nhờ thu
+ Chứng từ thất lạc trên đường đi
. Cung cấp thông tin cho khách hàng khi có yêu cầu
. Nếu thất lạc, nếu có yêu cầu thông báo cho NHTH và yêu cầu thanh toán bằng bản sao, hoặc đề nghị NHPH thư bảo lãnh nhận
hàng
+ NHTH từ chối nhờ thu
. NHNT thông báo và đề nghị xin ý kiến ủy thác
. Nếu không có ý kiến, có thể sau thời gian nhất định, NHNT hủy hồ sơ và giao lại chứng từ cho người ủy thác
+ Thông báo chấp nhận thanh toán
. Thông báo cho người ủy thác biết khi có thông báo NHTH
. Nếu đến hạn trả tiền mà chưa nhận được có thể lập điện tra soát để thúc người trả tiền, trả tiền.
+ Thông báo không thanh toán
. Tra soát, nhắc NHTH yêu cầu người mua thanh tonas
. Thông báo cho người ủy thác biết
. Yêu cầu khách hàng làm việc với người mua
. Sau thời gian nhất định (60 ngày) kể từ ngày đáo hạn mà bộ chứng từ không thanh toán, NHNT thông báo lần cuối để hủy hồ

9. Quy trình xử lý nhờ thu nhập
- TIếp nhận và thông báo nhờ thu
+ Tiếp nhận chứng từ nhờ thu
. Ký nhận chứng từ từ văn thư
. Mở sổ theo dõi ngày nhận chứng từ
+ Kiểm tra và đăng ký giao dịch nhờ thu
. Kiểm tra tên NHTH; tên và địa chỉ drawee; bộ chứng từ so với chỉ thị nhờ thu; lệnh nhờ thu
. Đăng ký giao dịch ghi sổ tham chiếu cho giao dịch
+ Từ chối nhờ thu: Nếu từ chối thì chuyển trả chứng từ, thông báo, đòi phí từ NHNT
+ Thông báo nhờ thu
. Thông báo cho NHNT
. Lập thông báo nhờ thu cho người trả tiền
. Thu phí nhờ thu theo quy định
- Xử lý nhờ thu
+ Chấp nhận nhờ thu
. Thông báo cho NHNT
. Thu phí chấp nhận, nếu phí do HL trả cần ghi lại sau này trừ vào tiền hàng
+ Thanh toán nhờ thu
. Kiểm tra nguồn thanh toán (tự có hay vay)
. Thông báo cho NHNT
. Thu phí thanh toán
. Lưu hồ sơ
. Ủy quyền nhận hàng/ ký hậu vận đơn
. Giao chứng từ cho NK
. Theo dõi các khoản đã chấp nhận chưa thanh toán
- Từ chối thanh toán và trả chứng từ nhờ thu
+ Từ chối thanh toán
. Khi nhận từ chối thanh toán (toàn bộ hoặc 1 phần) thoogn báo và xin ý kiến NHNT
. Nếu quá 60 ngày không có ý kiến, hủy giao dịch
+ Trả chứng từ cho NHNT
. Thông báo trả chứng từ cho NHNT
. Đòi cước
. Đóng hồ sơ nhờ thu
V. Phương thức thanh toán CAD (đổi chứng từ trả tiền)
- Người NK mở một tài khoản tại NHXK dể trả tiền cho nhà XK khi xuất trình chứng từ theo quy định
- Quy trình
+ Ký kết hợp đồng thanh toán bằng CAD
+ NK mở một tài khaonr ở nước XK (phong tỏa để thanh toán cho XK) => NK và NHXK ký hợp đồng mở dịch vụ CAD
+ XK chấp nhận và giao hàng
+ Theo hợp đồng lập chứng từ
+ NHXK kiểm tra, oki thì trả tiền
+ NHXK giao chứng từ cho NK
=> Có lợi cho XK: lấy tiền nhanh, chưa gửi hàng đã có tiền tại nước XK.

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ


1. Giới thiệu về UCP (Uniform Customs and Practice for Documentary credits)
- Là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được ICC soạn thảo và ban hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên
quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu đến UCP.
- Lần đầu tiên được công bố vào năm 1933 do ICC ban bành.
- UCP có nhiều bản sửa đổi để phù hợp với cuộc sống luôn biến đổi như hiện nay
- Các lưu ý khi sử dụng UCP:
+ UCP có tính chất pháp lý tùy ý: thích thì dùng, không thích thì thôi.
+ Muốn sử dụng UCP phải dẫn chiếu phiên bản vào L/C (năm hoặc phiên bản nào). Nếu không ghi phiên bản nào thì người ta sẽ
giải thích theo phiên bản mới nhất.
+ Phạm vi mang tính toàn cầu
+ Các bên được quyền có thỏa thuận khác với UCP. Nhưng phải ghi điều đó vào trong L/C. Vì là tập quán nên có thể linh hoạt
hơn so với luật
+ Giá trị UCP là dưới luật quốc gia. Nếu có sự mâu thuẫn giữa UCP và luật QG thì ta phải tuân theo luật.
*ISBP: Thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo UCP 600.
- UCP là những nguyên tắc chung, nhưng kiểm tra chứng từ thì nó cụ thể hơn. Do vậy, các chứng từ dễ bất hợp lệ, ICC tiếp tục biên soạn
ISBP để hướng dẫn các doanh nghiệp ngân hàng,.. để không bị mâu thuẫn nữa.
- Cần cho các doanh nghiệp XNK, các ngân hàng.
- Nếu dẫn chứng UCP 600 thì cũng tự hiểu là đang sử dụng ISBP.
2. Khái niệm
- Là sự thỏa thuận, trong đó, theo yêu cầu của một khách hàng (người yêu cầu mở L/C) một ngân hàng (NH phát hành L/C) sẽ phát hành
một bức thư gọi là L/C. Theo đó, NH phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận HP cho một bên thứ 3 (người thụ hưởng L/C) khi người
này xuất trình cho NH phát hành một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C.
*Ai là người quan trọng nhất trong quyết định trả tiền cho người XK? Người nhập khẩu vì LC vận hành trên tiền của người NK.
*Vai trò của ngân hàng NK? Bảo lãnh, đảm bảo thanh toán cho người XK.
Ví dụ: Bộ chứng từ có giá trị 1 triệu USD. Khi NH đòi NK thì NK phá sản. NHNK sẽ lấy tiền để trả. Cách thu hồi: phát mãi lô hàng (chỉ
thu được khoảng 60%, thời gian lâu), lấy từ ký quỹ (% ký quỹ phụ thuộc vào biến động giá của lô hàng và nhiều yếu tố khác nữa, nếu ký
quỹ dư thì NH sẽ trả lại phần dư cho người NK).
- Điều kiện để trả tiền: Chứng từ - dựa trên L/C. Ngân hàng không quan tâm đến hàng hóa, thực hành hợp đồng, kiện tụng của 2 bên.
- Chứng từ bất hợp lệ, NH không trả tiền
*Tại sao gọi là tín dụng chứng từ:
- Có thể tín dụng bằng tiền hoặc bằng chữ ký
- Chỉ dựa vào chứng từ để thanh toán
3. Các bên tham gia
- Người xin mở L/C (applicant): Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ. (người mua, người NK,…)
- Người hưởng lợi L/C (beneficiary): Là bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C.
(người bán, người XK,…)
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng (issuing bank): Là NH thực hiện phát hành L/C theo đơn của applicant, là NH đại diện cho người xin
mở L/C
- Ngân hàng thông báo (advising bank): Là NH được NHPH ủy quyền thông báo L/C cho người thụ hưởng. NHTB thường là NH đại lý
hay chi nhánh của NHPH ở nước nhà XK.
- Ngân hàng xác nhận (confirming bank), Ngân hàng được chỉ định (nominated bank), Ngân hàng chuyển nhượng L/C (transferring
bank), Ngân hàng hoàn trả (reimbursing bank) Ngân hàng thương lượng (negotiating bank),…
4. Thư tín dụng (L/C)
4.1 Khái niệm
- Là một chứng thư (điện hoặc chứng chỉ), trong đó NH phát hành L/C cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu họ xuất trình được chứng
từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C
4.2 Tính chất của L/C
- L/C là hợp đồng kinh tế 2 bên: Giữa NHPH và người hưởng lợi
- L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa
Nếu vi phạm hợp đồng nhưng không vi phạm LC thì LC vẫn được thực hiện. Nếu có xảy ra vi phạm hợp đồng thì người NK không có
quyền yêu cầu NH không thanh toán nữa
- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ
- L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ
(- L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro và đôi khi còn là công cụ từ chối thanh toán và lừa đảo)
4.3 Nội dung chủ yếu của L/C
4.3.1 Số hiệu (credit number)
- Tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng của nó. Đây là một nội dung khá quan trọng vì nó luôn được dẫn chiếu vào trong các
chứng từ thanh toán mà người bán lập ra và thư từ giao dịch của 2 bên.
- Thuộc trường điện 20 (đối với mở bằng điện)
- Mở bằng thư: “Please quote credit no… on all correspondence”
4.3.2 Địa điểm và ngày mở L/C
- Địa điểm mở L/C: Là nơi mà NH mở L/C viết cam kết trả tiền cho người XK. Địa điểm này có ý nghĩa trong việc lựa chọn nguồn luật
khi có tranh chấp xảy ra
- Ngày mở L/C: có 3 ý nghĩa
+ Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của NH đối với người XK
+ Là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C
+ Là căn cứ để người bán xem người NK mở L/C có đúng hạn hay không
Trường điện 31C: Ngày phát hành LC: Ngày LC được lập ra - Year/month/day
+ Quan trọng vì nếu không quy định rõ ràng dễ dẫn đến kiện tụng.
+ Người bán muốn mở LC càng sớm càng tốt vì có thời gian kiểm tra, tránh bất đồng giữa LC và hợp đồng; chủ động làm hàng
(gom hàng); người bán đi vay NH nhưng không có LC thì NH khó cho vay, cần có tiền để làm hàng
+ Người mua khi mở LC phải ký quỹ với NH phát hành. Nếu mở quá sớm sẽ bị chiếm dụng vốn; tùy theo biến động hợp đồng
(giá hạ,...), nếu mở LC thì khó xù hơn;
*Ngày mở LC người bán, người mua muốn mở sớm hay muộn (vì sao)? Trả lời ở trên
*Người bán muốn ràng buộc thằng mua mở LC sớm thì làm sao? Được thỏa thuận trong hợp đồng
4.3.3 Loại L/C
- Ví dụ: Revocable, Irrevocable, Transferable, Back to back, Revolving, Reciprocal, Red clause, Standby, Confirmed,…
- Được thể hiện ở trường điện 40A
LC không huỷ ngang được sửa đổi nếu có sự đồng ý của các bên liên quan (NH, người bán, người mua)
Sử dụng loại gì thì phải được quy định trong hợp đồng
4.3.4 Thời hạn giao hàng
- Thời hạn này tùy thuộc vào quy định của thời hạn giao hàng trong hợp đồng
- Nội dung này được thể hiện ở trường điện 44C (lastest date of shipment) và 44D (shipment period)
Quan trọng với người mua:
+ Trên lý thuyết: Không có hợp đồng nào không có điều khoản về ngày giao hàng. Điều kiện cốt lõi của hợp đồng
+ Thực tế: Đối với sản xuất, nếu hàng hóa về trễ thì sẽ dẫn đến trì trệ hoạt động sản xuất (khi có thời gian giao hàng, người
mua có thể định được ngày hàng đến để duy trì sản xuất); hàng hóa mang tính mùa vụ (đáp ứng nhu cầu thị trường trong 1 thời điểm
nhất định); hàng dự án: luôn luôn có thời gian thực hiện dự án, do vậy dễ bị kéo dài thời gian thực hiện dự án, dễ bị chủ đầu tư cắm đầu)
4.3.5 Thời hạn xuất trình chứng từ (trường điện 48)
- Là thời hạn mà người bán có nghĩa vụ phải xuất trình chứng từ đến địa điểm thanh toán hay địa điểm kiểm tra chứng từ.
- Ngày xuất trình chứng từ phải được quy định trong L/C. Nếu L/C không quy định thì tối đa 21 ngày kể từ ngày giao hàng.
- Phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C
Thời gian xuất trình rất quan trọng
Thời hạn xuất trình rất nhanh (giao hàng phải xuất trình liền (khoảng 3-5 ngày)) nhưng cũng có những LC xuất trình ngắn (khoảng 20
ngày)
. Line dài (từ cảng đi đến cảng đến xa), line ngắn
. Line dài: người mua dễ bị rủi ro khi người bán đã ra nhận tiền hàng nhưng hàng vẫn chưa tới cho người mua
. Line ngắn: chứng từ qua chậm nên khi hàng tới nhưng chưa nhận được hàng, do vậy tốn phí lưu kho, lưu bãi.
4.3.6 Thời hạn trả tiền (trường điện 42)
- Có thể trả tiền ngay hoặc trả tiền sau:
- Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn của L/C nếu như trả ngay
- Thời hạn trả tiền cũng có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả sau. Trường hợp này hối phiếu kỳ hạn phải được xuất
trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C
Thường là thời hạn thanh toán của thời hối phiếu (trường điện 42C)
4.3.7 Ngày và nơi hết hạn hiệu lực của L/C (trường điện 31D)
- Thời hạn hiệu lực của L/C được tính từ ngày mở L/C cho đến ngày L/C hết hiệu lực
- Cần phải xác định một thời hạn hiệu lực L/C hợp lý vừa tránh đọng vốn cho người NK, vừa tạo điều kiện cho ngưởi XK lập và xuất
trình chứng từ đúng hạn.
- Địa điểm hết hạn hiệu lực thường ở nước người bán hoặc người mua (thông thường ở nước người bán)
- Một thời hạn hiệu lực của L/C hợp lý phụ thuộc vào:
+ Ngày mở L/C hợp lý
+ Ngày hết hạn hiệu lực L/C
Hai ngày này lại phụ thuộc vào ngày giao hàng. Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không thể trùng với ngày
hết hạn hiệu lực.
- Ngày mở L/C hợp lý phụ thuộc vào:
` + Số ngày cần thiết để NH mở thông báo L/C đến người bán. Số ngày này lại phụ thuộc vào địa điểm nước người bán, người
mua, nơi giao hàng
+ Tính chất, đặc điểm hàng hóa NK, điều kiện giao nhận vận tải, phương thức kinh doanh của người XK
- Ngày hết hạn hợp lý phụ thuộc vào:
Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý, cụ thể:
+ Số ngày cần thiết để lập chứng từ (3-4 ngày)
+ NH thông báo kiểm tra chứng từ (2 ngày)
+ NH chuyển chứng từ đi (5-7 ngày)
+ Địa điểm thanh toán
+ Số ngày cần thiết để NHPH kiểm tra và thể hiện ý chí có thanh toán hay không (5 ngày làm việc của NH)
Ngày và nơi hết hạn hiệu lực:
+ Quan trọng: Nơi hết hạn hiệu lực là địa điểm thanh toán: Người bán muốn được thanh toán phải xuất trình tại địa điểm đó.
+ Người bán thích thời hạn LC dài vì trong thời hạn hiệu lực LC phải làm nhiều cái như kiểm tra tu chỉnh LC; tiến hành đi gom
hàng, sản xuất hàng. Nếu gấp quá thì chuẩn bị không kịp; Làm thủ tục hải quan, gửi hàng; lập bộ chứng từ; xuất trình LC để được thanh
toán => Nhiều công việc nên cần thời gian để chuẩn bị
+ Người mua thích thời hạn LC ngắn vì không muốn tồn động vốn
=> Hai bên phải thỏa thuận trong hợp đồng (45, 60, 90,... ngày) Nếu trong hợp đồng không quy định thì trong quá trình lập và sửa đổi
tốn nhiều thời gian hơn, mất phí nhiều hơn.
+ Người bán muốn hết hạn tại ngân hàng nước người bán để có thể nhanh lấy tiền và người mua ngược lại. => Phải ghi vào
trong hợp đồng để tránh tranh chấp
4.3.8 Số tiền và loại tiền của tín dụng (trường điện 32B)
- Là số tiền mà NH cam kết trả cho người bán. Cần chú ý:
+ Số tiền phải ghi vừa bằng số và bằng chữ, thống nhất với nhau
+ Có thể tuyệt đối, dung sai, mức độ cao nhất
+ Nên ghi giới hạn tối đa mà người bán đạt được không ghi số tuyệt đối vì gây khó khăn cho bên người hưởng lợi.
+ Tên đơn vị tiền tệ theo ISO, đồng tiền theo đồng tiền thanh toán
- Được lấy từ hợp đồng
Trường điện 39A: Dung sai của tiền (tolerance)
+ Độ sai số cho phép, đơn vị %
+ Ví dụ: 10/10 Chênh lệch +/- 10%; 00/05 Chênh lệch dương 0%, chênh lệch âm 5%
+ Những loại hàng hóa "cái, chiếc" (ô tô, máy móc,...) thì thường quy điịnh chính xác và không có trường điện này.
+ Trị giá LC bao gồm cả số lượng hàng hóa, số tiền,...
4.3.9 Cách giao hàng, điều kiện chuyển tải
- Được quy định ở các trường điện sau:
+ 43P: partial shipment: có cho phép giao hàng nhiều lần không
prohitated (cấm) = not allowed (không cho phép)
Nếu giao hàng nhiều lần nhưng một lần nào đó không giao hàng thì LC không còn giá trị cho những lần sau
Người mua sử dụng cái này có hay và dở ở đâu?
. Hay: Phí lưu kho thấp, cho phép cắt tiền nhỏ nhiều lần (không bị động vốn), hạn chế hư hỏng hàng hóa
. Dở: Nếu giá hàng hóa tăng lên theo thời gian thì người mua phải gia tăng phí mua hàng hóa, có những thời gian thị trường không đáp
ứng được nguồn cung hàng hóa.
+ 43T: transshipment: có cho phép chuyển tải không
Chuyển đổi về phương tiện hoặc phương thức. Hiện nay, đường biển được sử dụng phổ biến nhưng một số doanh nghiệp đang có xu
hướng chuyển sang đường hàng không (mặc dù giá cao hơn nhưng nhanh)
. Thường tàu chuyến sẽ không có chuyển tải, tàu chợ thường chuyển tải (dùng container nên dễ dàng chuyển tải hơn so với hàng rời)
. Hay: hãng tàu ít khi gom hết hàng tại 1 cảng nên phải chuyển tải, chi phí thấp hơn
. Dở: ảnh hưởng chất lượng hàng hóa bên trong, tốn nhiều thời gian hơn, dễ mất hàng (lúc chuyển tải bốc sót một số container)
+ 44A: loading on board/ dispatch/ taking in charge at/from… : địa điểm gửi hàng, nhận hàng hoặc bốc hàng lên tàu.
+ 44B: for transportation to…: thể hiện địa điểm đến cuối cùng
4.3.10 Cách vận tải
- Trong L/C cho phép có cho phép chuyển tải hay không?
- Chuyển tải có thể thực hiện tại 1 cảng chỉ định do người chuyên chở và người NK lựa chọn
- Người XK không thể chấp nhận L/C quy định việc chuyển tải một cách cứng nhắc, khiến người XK gặp khó khăn hoặc không thể thuê
phương tiện vận tải phù hợp
4.3.11 Nội dung về chứng từ (trường điện 46A)
- Đây là nội dung quan trọng vì nó là bằng chứng chứng minh người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những nội dung
quy định của thư tín dụng. Và là căn cứ để NH dựa vào đó để tiến hành trả tiền cho người bán nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C
- Về bộ chứng từ, NH thường yêu cầu người XK phải thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Danh mục chứng từ
+ Số lượng bản gốc và bản sao mỗi chứng từ
+ Yêu cầu việc ký phát từng loại chứng từ đó như thế nào
4.3.12 Các quy định về hàng hóa (trường điện 45A)
- Tên hàng, số lượng, chất lượng, trọng lượng, giá cả, bao bì, ký mã hiệu,... (dựa trên hợp đồng)
- Mô tả hàng hóa trên các chứng từ không cần giống với mô tả hàng hóa của LC nhưng không được mâu thuẫn với nó. (Theo UCP 600)
4.3.13 Các bên liên quan
Ngân hàng phát hành (trường điện 51)
- Là ngân hàng phát hành LC theo yêu cầu của người nộp đơn xin mở L/C. Ngân hàng của người NK, người mua.
- UCP có quy định về trách nhiệm của sender
+ Người chịu trách nhiệm trả tiền cho người hưởng lợi. => Chọn NH này là ai rất quan trọng
- NK có thể đề xuất sender nhưng đồng ý hay không đồng ý là do XK, 2 bên đồng ý chọn NH nào thì được ghi trong hợp đồng. Nếu
không thì NK có thể chọn 1 NH bất kì
- Có nghĩa vụ thanh toán khi chứng từ phù hợp (Cụ thể điều 7 trong UCP 600)
Trách nhiệm của NHPH là gì? (Điều 7 – UCP 600) (thi)
"a.Với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình tới ngân hàng chỉ định hoặc tới ngân hàng phát hành và với điều kiện việc xuất
trình là phù hợp, ngân hàng phát hành phải thanh toán nếu tín dụng có giá trị thanh toán bằng cách:
i. Trả tiền ngay, trả tiền về sau hoặc chấp nhập với ngân hàng phát hành;
ii. Trả tiền ngay với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không trả tiền.
iii. Trả tiền sau với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không cam kết trả tiền sau hoặc đã cam kết trả tiền sau nhưng
không trả tiền khi đáo hạn;
iv. Chấp nhận với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không chấp nhận một hối phiếu ký phát đòi tiền nó hoặc đã chấp
nhận hối phiếu đòi tiền nhưng không trả tiền khi đáo hạn; hoặc
v. Thương lượng với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không thương lượng thanh tóan.
b. Ngân hàng phát hành bị ràng buộc không thể hủy bỏ đối với việc thanh toán kể từ khi ngân hàng đó phát hành tín dụng.
c. Ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định mà ngân hàng này đã thanh toán hoặc đã thương lượng thanh
toán cho một xuất trình phù hợp và đã chuyển giao các chứng từ cho ngân hàng phát hành. Việc hoàn trả số tiền của một xuất trình phù
hợp thuộc một tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận hoặc trả tiền sau là vào lúc đáo hạn, dù cho ngân hàng chỉ định đã trả tiền
trước hoặc đã mua trước khi đến hạn. Cam kết của ngân hàng phát hành về việc hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định là độc lập với
cam kết của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng.”
Ngân hàng thông báo (bên nhận LC)
- Định nghĩa: NH thông báo LC là NH tiến hành thông báo LC theo yêu cầu của NH phát hành: NH của bên XK. Thông báo tới người
hưởng lợi
- NH mở và NH thông báo thường có quan hệ đại lý. Nếu không thì phải qua 1 NH trung gian khác
- Điều 9 (UCP 600): Thông báo tín dụng và sửa đổi - nghĩa vụ của NH thông báo
“a. Tín dụng và bất cứ sửa đổi nào có thể được thông báo cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo,
nhưng không phải là ngân hàng xác nhận, thông báo tín dụng và các sửa đổi mà không cam kết về thanh toán hoặc thương lượng thanh
toán.
b. Bằng việc thông báo tín dụng hoặc sửa đổi, ngân hàng thông báo cho biết rằng tự nó đã thỏa mãn về tính chân thật bề ngoài của tín
dụng hoặc của sửa đổi và rằng thông báo phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của tín dụng hoặc sửa đổi đã nhận.
c. Ngân hàng thông báo có thể sử dụng dịch vụ của một ngân hàng khác (“ngân hàng thông báo thứ hai”) để thông báo tín dụng và các
sửa đổi cho người thụ hưởng. Bằng việc thông báo tín dụng hoặc sửa đổi, ngân hàng thông báo thứ hai cho biết rằng tự nó đã thỏa mãn
về tính chân thật bề ngoài của thông báo mà nó đã nhận được và rằng thông báo phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của tín
dụng và sửa đổi đã nhận.
d. Ngân hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thông báo thứ hai để thông báo tín dụng thì cũng phải sử dụng
các ngân hàng đó để thông báo các sửa đổi của tín dụng.
e. Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo tín dụng hoặc sửa đổi nhưng quyết định không làm việc đó, thì nó phải thông báo không
chậm trễ cho ngân hàng mà từ đó đã nhận được tín dụng, sửa đổi hoặc thông báo.
f. Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo tín dụng hoặc sửa đổi, nhưng tự nó không có thể thỏa mãn về tính chân thật bề ngoài của
tín dụng, của sửa đổi hoặc của thông báo, thì nó phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng mà từ đó đã nhận được chỉ thị. Tuy vậy,
nếu ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thông báo thứ hai quyết định thông báo tín dụng hoặc sửa đổi , thì nó phải thông báo cho
người thụ hưởng hoặc ngân hàng thông báo thứ hai biết rằng tự nó đã không thể thỏa mãn được tính chân thật bề ngoài của tín dụng,
của sửa đổi hoặc của thông báo.”
+ Các sự điều chỉnh trong LC đều được NH thông báo thông báo cho người thụ hưởng. Nếu chỉ là NH thông báo thôi thì chỉ có
chuyển LC tới người thụ hưởng là xong.
+ NH thông báo có nghĩa vụ xác định tính chân thật của LC (kiểm tra mã điện). Phản ánh chính xác các điều kiện trong LC
chuyển tới người thụ hưởng
Applicant (trường điện 50)
- Tên, địa chỉ của người xin mở LC (thường là người mua, người NK)
- Là người mà theo yêu cầu của người này LC được lặp ra
Beneficiary (trường điện 59)
- Là người mà vì quyền lợi người này mà LC được lập ra
NH xác nhận
4.3.14 Các điều khoản khác (trường điện 47A)
- Ngoài những nội dung kể trên, khi cần thiết NH mở LC và người NK có thể thêm những nội dung khác.
- Ví dụ: Trong LC có nội dung sau: “Chúng tôi đồng ý trả tiền bằng điện cho ngài nhưng với điều kiện các ngài phải chịu phí”
Tại sao lại có câu: "Charter party BL is acceptable"
. Hai bên đồng ý thì mới ký hợp đồng thuê tàu chuyến. Sau đó phát hành BL tàu chuyến (giấy chứng nhận sở hữu, biên lai nhận hàng -
thông thường chỉ có một mặt). Do vậy BL tàu chuyến chỉ có một mặt vì các quy định đã được ghi trong hợp đồng
. Sử dụng để bảo vệ quyền lợi của người hưởng lợi, phòng trường hợp ngân hàng và người mua không đồng ý
4.3.15 Cách thực hiện L/C (trường điện 41D)
- L/C này được thực hiện bằng cách thanh toán/chấp nhận… tại NH được chỉ định hay bất kỳ NH nào.
- Được thể hiện: Available with (có giá trị thanh toán bằng cách nào: sight payment-trả ngay; trả chậm không dùng hối phiếu;
acceptance-chấp nhận; negotiation-chiết khấu, thương lượng)... by (thanh toán tại ngân hàng nào: with any bank-bất kì NH nào; X bank-
nominated bank (ngân hàng được chỉ định)
- Có thể kết hợp nhiều cách
Điều 6 – UCP 600
“a. Tín dụng phải quy định nó có giá trị thanh toán với ngân hàng nào đó hoặc với bất kỳ ngân hàng nào. Một tín dụng có giá trị thanh
toán với ngân hàng chỉ định thì cũng có giá trị thanh toán với ngân hàng phát hành.
b. Một tín dụng phải quy định hoặc là nó có giá trị trả tiền ngay, trả tiền sau, chấp nhận hoặc là có giá trị thương lượng thanh toán.
c. Một tín dụng không được phát hành có giá trị thanh toán bằng một hối phiếu ký phát đòi tiền người yêu cầu.
d.i. Tín dụng phải quy định ngày hết hạn xuất trình. Ngày hết hạn thanh toán hoặc thương lượng thanh toán sẽ được coi là như ngày hết
hạn xuất trình.
ii. Địa điểm của ngân hàng mà với ngân hàng đó tín dụng có giá trị thanh toán cũng là địa điểm xuất trình. Địa điểm xuất trình của một
tín dụng có giá trị thanh toán với bất cứ ngân hàng nào là địa điểm xuất trình của ngân hàng bất kỳ đó. Địa điểm xuất trình khác với địa
điểm của ngân hàng phát hành là địa điểm bổ sung vào địa điểm ngân hàng phát hành.
e. Trừ trường hợp quy định tại mục a, điều 29, việc xuất trình bởi người thụ hưởng hoặc bởi người thay mặt người thụ hưởng phải được
thực hiện vào hoặc trước ngày hết hạn xuất trình.”
4.3.16 Cam kết trả tiền của NH mở, dẫn chiếu UCP của ICC
This L/C is subject to thr UCP 600, ICC
Trường điện 40E: Quy tắc áp dụng (ISBP không cần dẫn vào, chỉ cần ghi UCP thì tự hiểu đã áp dụng ISBP 745)
4.3.17 Các trường điện khác
- Số bức điện trong số bức điện được gửi đi: (Đây là bức điện thứ mấy) – Trường điện 27
- Trường điện 42A: Người bị ký phát/ người trả tiền (Drawee)
Thể hiện người trả tiền cho tờ hối phiếu, phải là 1 NH.
- BIC (Bank Identified code): Mã xác định, mã nhận diện NH
+ 4 ký tự đầu là tên viết tắt của NH
+ 2 ký tự tiết theo là viết tắt của quốc gia
+ Các ký tự còn lại là mã chi nhánh
- Trường điện 44E: Cảng bốc hàng (xếp hàng)
Địa điểm cảng đi thường do người bán quyết định, dựa trên chi phí và rủi ro để lựa chọn. (tránh hư hỏng hàng hóa trong quá trình di
chuyển nội địa, giảm chi phí vận chuyển nội địa)
+ Any port in VN => thường người bán sẽ đi gom hàng và xác định cảng đi so cho thuận tiện
+ Trên các chứng từ khác không được ghi chung nhưng nhưng phải thỏa mãn yêu cầu từ LC
- Trường điện 44F: Cảng dở hàng
Người mua là người quyết định. (thuận tiện với mục đích sử dụng hàng hóa, thị trường tiêu thụ, nhà máy)
- Trường điện 71B: Chi phí phải trả cho NH (ai trả)
- Trường điện 49: Chỉ thị của ngân hàng mở LC về việc xác nhận LC
Nếu LC cần xác nhận thì NH phải chỉ thị trong trường điện này.
- Trường điện 78: Chỉ dẫn của NH phát hành đối với NH thanh toán/chấp nhận/chiết khấu
5. Trình tự các bước thực hiện
- NH mở và NH thông báo thường có quan hệ đại lý với nhau. Nếu không thì phải qua trung gian (nghĩa là có hai NH thông báo) và khi
đó phí dịch vụ sẽ cao hơn.
- Trong hợp đồng mua bán phải nêu rõ là thanh toán LC, do ai phát hành, ngày phát hành,…
5.1 Đối với L/C có giá trị thanh toán tại NHPH
- Bước 1: Sau khi bên bán và mua ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản
thanh toán L/C, căn cứ các điều khoản và điều kiện của trong hợp đồng, nhà NK
làm đơn gửi đến NH phục vụ mình, yêu cầu NHPH một L/C cho nhà XK hưởng.
Gồm: Hồ sơ pháp lý (tờ khai mở tài khoản giao dịch, giấy xác nhận đăng ký kinh
doanh, chủ tài khoản (đại diện pháp lý)) (chỉ nộp lần đầu tiên giao dịch, những
lần sau không cần) và Bộ hồ sơ xin mở LC (Giấy để nghị phát hành LC, hợp
đồng, Giấy phép NK (nếu có, khi giao dịch các mặt hàng mà NN quy định ), giấy
đề nghị mua ngoại tệ ký quỹ hoặc lấy tiền từ tài khoản (ủy nhiệm chi))
- Bước 2: Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua NH đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà XK để thông
báo L/C cho nhà XK.
- Bước 3: Khi nhận được L/C, NHTB kiểm tra, nếu L/C là chân thật thì thông báo cho người XK, nếu không chân thật thì trả lại NHPH
Nếu NH thông báo không biết check thật giả thì: (thi)
. Hỏi, yêu cầu lại NH mở để bên đó xác định đây có phải là NH của bên đó hay không
. Vẫn thông báo cho người XK, nhưng kèm theo sự bảo lưu
. NH mở có thể gửi thẳng cho người XK. Khi đó XK không phải tốn phí cho NH thông báo. Người XK không thể check được tính chân
thật của LC (không đủ điều kiện, kỹ thuật). NH thông báo đảm cho quyền lợi của người XK và cung cấp đủ điều kiện thanh toán.
- Bước 4: Nhà XK kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành giao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ
sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương.
+ Cơ sở kiểm tra: Giữa LC và hợp đồng có phù hợp với nhau hay không? (nếu có khác biệt thì làm sẽ rất khó) và Kiểm tra các quy định
của LC (Coi thử có làm nổi LC hay không)
+ Tu chỉnh L/C
. Khách hàng gửi giấy đề nghị tu chỉnh L/C (theo mẫu của NH) đính kèm văn bản thỏa thuận về nội dung tu hcinhr với đối tác nước
ngoài cho nhân viên TTQT
. Nếu là tu chỉnh tăng trị giá: Khách hàng phải nộp thêm tiền kỹ quỹ cho phần giá gia tăng theo tỷ lệ tương ứng tỷ lệ ký quỹ khi mở L.C
. Khách hàng sẽ nhận được công điện tu chỉnh trong vòng 01 ngày kể từ khi nộp hồ sơ và ký quỹ thêm (nếu có)
- Bước 5: Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho NHPH để được thanh toán
Các chứng từ phù hợp với L/C phải đảm bảo 3 yêu cầu:
. Số lượng, số loại, nội dung của chứng từ phải phù hợp với L/C
. Nội dung của chứng từ không được mâu thuẫn nhau
. Các chứng từ lập ra phải phù hợp với các luật lệ tập quán của mỗi loại chứng từ
- Bước 6: NHPH sau khi kiểm tra chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến hành thanh toán; nếu thấy không phù hợp thì từ chối
thanh toán và gửi lại nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà XK.
Chứng từ bất hợp lệ (giữa LC và các chứng từ có sự khác biệt), NH phát hành LC sẽ có 3 lựa chọn:
. NH mở thông qua NH thông báo, đề nghị người XK chỉnh sửa chứng từ cho phù hợp. (hiểm khi xảy ra, vì 2 NH ở 2 nước khác nhau nên
thời gian kiểm tra rất lâu)
. NH mở lập ra 1 thông báo bất hợp lệ, gửi cho người NK. Hỏi NK, nếu có sai sót như vậy thì có muốn thanh toán không. Đồng thời, NH
mở cũng thông báo cho NH thông báo biết là đang xin ý kiến của NK. Nếu NK từ chối thì NH phát hành từ chối. Nếu NK chấp nhận thì
NH phát hành sẽ gửi 1 văn bản chấp nhận sự bất hợp lệ và thanh toán cho người XK (đa số đều làm như vậy)
. NH mở không cần hỏi ý kiến của người NK, từ chối luôn vì bộ chứng từ không hợp lệ.
- Bước 7: Nhà NK hoàn trả tiền cho NHPH
- Bước 8: NHPH trao bộ chứng từ cho nhà NK
5.2 Đối với L/C có giá trị thanh toán NHĐCĐ
- Bước 1 đến Bước 4: giống trên
- Bước 5: Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và
xuất trình cho NHĐCĐ để thanh toán
- Bước 6: NHĐCĐ sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì
tiến hàng thanh toán; nếu thấy không phù hợp, thì từ chối thanh toán và gủi lại
nguyên vẹn chừng từ cho nhà XK
- Bước 7: NHĐCĐ gửi bộ chứng từ cho NHPH để được hoàn trả
- Bước 8: NHPH kiểm tra bộ chứng từ, nếu thầy phù hợp với L/C thì tiến hàng thanh toán cho NHĐCĐ, nếu thấy không phù hợp thì từ
chối thanh toán và gửi lại nguyên vẹn bộ chứng từ cho NHĐCĐ.
- Bước 9: Nhà NK kiểm tra bộ chứng từ, nếu thầy phù hợp với L/C trả tiền hoặc chấp nhận HP,nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ
chối trả tiền.
- Bước 10: NHPH chuyển bộ chứng từ cho nhà NK sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
5.3 Đối với L/C có giá trị chiết khấu tại NHĐCĐ (phổ biến)
- XK và NK sẽ có hợp đồng
- Bước 1, 2, 3, 4 giống quy trình trên
- Bước 5: Theo LC để lập chứng từ, thêm giấy đề nghị chiết khấu bộ chứng từ.
- Bước 6: NH thông báo kiểm tra, nếu đồng ý thì sẽ cho XK ứng trước 1 khoản.
Tuy nhiên giữa 2 bên phải có hợp đồng thương lượng chứng từ với nhau.
Chứng từ bất hợp lệ, NH thông báo có thể từ chối chiết khấu.
- Bước 7: Nếu đã chiết khấu, NH thông báo sẽ gửi chứng từ cho NH mở để đòi
tiền. NH mở kiểm tra chứng từ:
+ Nếu hợp lệ thì hoàn trả tiền cho NH thông báo. Sau khi trừ chiết khấu, phí,... còn dư bao nhiêu, NH thông báo sẽ gửi trả người
XK
+ Nếu không hợp lệ thì NH mở có 3 trường hợp (như ở trên)
- Bước 9, 10, 11 giống trên.
5.4 Đối với L/C cho phép đòi tiện bằng điện
- Bước 1, 2, 3, 4 như trên
- Bước 5 lập chứng từ xuất trình cho NH XK. NHXK nhận được bộ chứng từ và
kiểm tra
- Bước 6: Nếu chứng từ hợp lệ thì NH này gửi cho NH mở một bức điện. Bộ
chứng từ hợp lệ đề nghị trả tiền sau đó gửi chứng từ theo sau. Khi nhận được bức
điện thì NH mở lập tức gửi tiền cho NHXK để NHXK gửi cho XK. => XK được
nhận tiền nhanh, có lợi nhiều.
- Các bước còn lại như trên

Một số cái cần biết


*Sử dụng LC sẽ mất phí giao dịch (ở 2 đầu NH), mất thời gian, rủi ro về công tác hàng hóa (nếu thị trường có sự thay đổi. XK sẽ bị giảm
lợi nhuận nếu giá tăng. NK không có nguyên liệu sản xuất hoặc hàng về trễ, nhu cầu thị trường giảm nên không bán được)
Trên thực tế, làm sao để giảm thiểu sự tu chỉnh LC?
Người NK khi làm đơn xin mở LC, sau khi điền sẽ gửi cho XK xem qua, khi đồng ý thì NK mới gửi cho NH phát hành. Hoặc NK nhờ
NH phát hành gửi bản draft để gửi cho nhà XK để xem qua rồi mới phát hành chính thức. Hoặc NK gửi cho XK làm, XK gửi NK xem xét
điều chỉnh, NK mới gửi cho NH phát hành để tạo LC chính thức.
Khi điều chỉnh LC, các thời điểm cần xem xét điều chỉnh sẽ điều chỉnh cho phù hợp như (thời hạn hết hiệu lực,...) và bổ sung một số
trường điện (số lần sửa đổi,....)
*L/C có giá trị thanh toán tại NH phát hành, nghĩa là LC hết hạn hiệu lực tại NH phát hành, NH phát hành chính là NH thanh toán.
*Quy trình này phản ánh đúng bản chất của giao dịch LC: NH mở thanh toán trước cho XK rồi mới đòi tiền NK
Nhưng trong thực tế,
- Nếu hợp lệ, NH mở sẽ thông báo cho NK biết để NK trả tiền cho NH phát hành để NH phát hành trả tiền cho XK
- Nếu bất hợp lệ, NH mở sẽ hỏi ý kiến NK mới quyết định thanh toán. (như đã nói ở trên)
*Tại sao có trường hợp bất hợp lệ, NHPH (NH thanh toán) lại có khi hỏi NK lại có khi không hỏi?
- Ký quỹ: 100% giá trị LC - Chứng từ bất hợp lệ thì NH phát hành sẽ hỏi NK.
- Ký quỹ >100% - Chứng từ bất hợp lệ thì
+ NK có tình hình tài chính tốt: hỏi
+ Tình hình tài chính của NK không tốt: không hỏi

CHƯƠNG 5: CÁC LOẠI THƯ TÍN DỤNG


I. L/C có thể hủy ngang (revocable L/C)
- Là loại L/C mà NH mở được quyền sửa đổi bổ sung hoặc hủy bỏ bất kỳ lúc nào mà không cần sự chấp nhận và thông báo trước của
người thụ hưởng.
- Các bên được quyền được bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào => Có độ rủi ro cao
- Chỉ xuất hiện từ UCP 500 trở về trước. UCP 600 không còn loại này nữa.
II. L/C không hủy ngang (irrevocable L/C)
- Là loại L/C mà NH mở không được quyền sửa đổi, bổ úng hoặc hủy bỏ nếu không được sự đồng ý của các bên liên quan (người XK,
NK, NHXN nếu có)
- Một thư tín dụng không quy định nó là loại gì thì đương nhiên được hiểu là L/C không hủy ngang. (theo UCP 600)
III. L/C xác nhận (confirmed L/C)
- Là loại L/C được NH khác đảm bảo trả tiền hoặc cam kết trả tiền theo yêu cầu của NHPH.
- Theo UCP 600:
+ Xác nhận là một cam kết chắc chắn của NH xác nhận, ngoài cam kết của NH phát hành về việc thanh toán hoặc thương lượng
thanh toán khi xuất trình phù hợp
+ Ngân hàng xác nhận là NH, theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của NH phát hành, thực hiện xác nhận của mình đối với một
tín dụng.
=> Có 2 NH cùng đứng ra đảm bảo cho người hưởng lợi
- Là loại LC được NH khác (khác với NH mở LC) đảm bảo trả tiền hoặc cam kết trả tiền theo yêu cầu của NH phát hành.
- Có 3 con nợ:
+ NK - dựa trên hợp đồng (phải trả tiền nếu hai NH không thanh toán)
+ NH phát hành - dựa trên LC
+ NH xác nhận - dựa trên nghiệp vụ xác nhận LC
- Ưu điểm: Độ an toàn cho người hưởng lợi cao
- Khuyết điểm:
+ Quy trình thủ tục phức tạp (do có nhiều bên tham gia)
+ Phí cao
Phân tích ngắn gọn ưu nhược điểm của LC xác nhận (thi)
- Thường là NH thông báo sẽ là NH xác nhận cho LC
- Phải được thể hiện sự xác nhận trên văn bản hoặc tương tự văn bản.
- Nghĩa vụ của NH xác nhận: (Điều 8)
“a. Với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình đến ngân hàng xác nhận hoặc đến bất cứ một ngân hàng chỉ định nào khác và
với điều kiện việc xuất trình là phù hợp, ngân hàng xác nhận phải:
i. Thanh toán, nếu tín dụng có giá trị thanh toán, bằng cách:
- Trả tiền ngay, trả tiền sau hoặc chấp nhận thanh toán với ngân hàng xác nhận.
- Trả tiền ngay với một ngân hàng chỉ định khác và ngân hàng chỉ định đó không trả tiền.
- Trả tiền sau với một ngân hàng chỉ định khác và ngân hàng chỉ định đó không cam kết trả tiền sau hoặc có cam kết trả tiền sau, nhưng
không trả tiền khi đáo hạn.
- Chấp nhận với một ngân hàng chỉ định khác và ngân hàng chỉ định đó không chấp nhận hối phiếu đòi tiền nó hoặc có chấp nhận,
nhưng không trả tiền khi đáo hạn.
- Thương lượng thanh toán với một ngân hàng chỉ định khác và ngân hàng chỉ định đó không thương lượng thanh toán.
ii. Thương lượng thanh toán, miễn truy đòi, nếu tín dụng có giá trị thương lượng thanh toán tại ngân hàng xác nhận.
b. Ngân hàng xác nhận bị ràng buộc không thể hủy bỏ đối với việc thanh toán hoặc thương lượng thanh toán kể từ khi ngân hàng đó thực
hiện xác nhận tín dụng.
c. Ngân hàng xác nhận cam kết hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định khác mà ngân hàng hàng này đã thanh toán hoặc đã thương
lượng thanh toán cho một xuất trình phù hợp và đã chuyển giao các chứng từ cho ngân hàng xác nhận. Việc hoàn trả số tiền của một
xuất trình phù hợp thuộc một tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận hoặc trả tiền sau là vào lúc đáo hạn, dù ngân hàng chỉ định
đã trả tiền trước hoặc đã mua trước khi đến hạn. Cam kết của ngân hàng xác nhận hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định là độc lập
với cam kết của ngân hàng xác nhận đối với người thụ hưởng.
d. Nếu một ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy quyền hoặc yếu cầu xác nhận một tín dụng nhưng ngân hàng này không sẵn sàng
làm việc đó, thì nó phải thông báo cho ngân hàng phát hành ngay và có thể thông báo tín dụng mà không có xác nhận.”
- Ai là người trả phí thì được quy định trong trường điện 47B, thường thì của bên nào thì bên đó trả.
- LC xác nhận được 1 NH mở ra, được 1 NH khác xác nhận (NH khác là NH độc lập (không thuộc hệ thống của nó); NH cùng hệ thống
nhưng ở các nước khác nhau)
Các NH cùng hệ thống nhưng ở các nước khác nhau thì gần như là 2 NH độc lập
- Tại sao 2 NH cùng hệ thống nhưng lại là 2 bên độc lập
+ Đăng ký kinh doanh độc lập
+ Vốn liếng khác nhau
+ Người đại diện pháp luật khác nhau
+ Chịu hệ thống pháp luật khác nhau
- Quy trình mở một LC có xác nhận
+ Hai bên ký kết hợp đồng
+ NK căn cứ hợp đồng, đề nghị mở LC. Trên đơn đó, LC phải là không
hủy ngang và có yêu cầu xác nhận.
+ NH phát hành, phát hành LC có trường điện xác nhận
- Người xuất khẩu có thể đòi tiền ở 3 chỗ:
+ NH thanh toán
+ NH xác nhận
+ NH phát hành
- Phí dịch vụ thường do nhà NK mặc dù nhà NK không thích
- Trường hợp sử dụng
+ Không có thông tin
+ NHPH có dấu hiệu khó khăn về tài chính
+ NHPH ở quốc gia có tình hình kinh tế chính trị không ổn định
+ Hợp đồng có giá trị lớn
IV. L/C tuần hoàn (revolving L/C)
- Là loại L/C mà số tiền của L/C được tự động có giá trị trở lại như cũ sau khi người hưởng lợi L/C đã sử dụng xong hoặc L/C đã hết hạn
hiệu lực
- Có 2 cách cộng dồn số dư
+ L/C tuần hoàn có tích lũy (cumulative revolving L/C)
Ví dụ: Giao đợt 1 chỉ 250.000 USD thiếu 50.000 sẽ được dồn vào đợt sau thành 350.000 USD
+ L/C tuần hoàn không tích lũy (non-cumulative revolving L/C)
- Có 3 cách tuần hoàn:
+ Tuần hoàn tự động: không cần thông báo gì
+ Tuần hoàn bán tự động: nếu sau một thời gian nhất định mà NH không có ý kiến thì L/C sau sẽ có hiệu lực
+ Tuần hoàn hạn chế: có thông báo mới có giá trị
=> Do người xin mở LC quyết định
- Ví dụ: Hợp đồng trị giá 1.200.000 USD
Giao hàng 4 lần/quý (khoảng 300.000 USD)
+ Cách 1: Mở 1 lần, sử dụng cho nhiều lần => Khó khăn trong ký quỹ, phí cao
+ Cách 2: Mở nhiều lần. Mỗi lần giao hàng sẽ mở LC một lần
+ Cách 3: LC tuần hoàn. Cứ sau mỗi chu kỳ thì LC lại có giá trị ban đầu => Mỗi lần giao hàng phải giống nhau, chứng từ
giống nhau và gaio hành nhiều lần.
V. L/C đối xứng (reciprocal L/C)
- Là loại L/C chỉ có hiệu lực khi một L/C thứ hai đối ứng với nó được mở ra
- Trong L/C 1 có ghi câu: “Tín dụng này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng với nó để cho người mở L/C này
hưởng một số tiền là…”
- Trong L/C 2 có ghi câu: “Tín dụng này đối ứng với L/C số… mở ngày… tại NH…”
- Trường hợp áp dụng:
+ Trong phương thức hàng đổi hàng
+ Trong gia công hàng XK
- Ví dụ:
Công ty VN và công ty HQ mua bán hàng hóa với nhau về mặt hàng may mặc.
Việt Nam mua nguyên phụ liệu sản xuất theo mẫu của HQ => VN mở 1 LC mua NPL
Hàn Quốc mua đầu ra (sản phẩm)
=> VN gặp nhiều rủi ro do đó sự dụng LC đối xứng, hoặc bão lãnh thư NH nhằm ràng buộc trách nhiệm 2 bên.
VI. L/C có thể chuyển nhượng (transferable L/C)
- Là loại L/C mà trong đó quy định người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu NH được ủy quyền (NH chuyển nhượng) thực hiện việc trả
tiền, cam kết trả tiền sau, chấp nhận hoặc chiết khấu, hoặc trong trường hợp L/C được chiết khấu tự do, NH được ủy quyền trong L/C với
vai trò là NH chuyển nhượng sẽ phân bổ toàn bộ hay một phần L/C cho một hoặc nhiều người hưởng lợi khác (người hưởng lợi thứ 2)
- Nghĩa vụ chuyển nhượng LC (ra thi)
- Người quyết định cách thức chuyển nhượng hay không của LC là ngưởi hưởng lợi 1
- Chú ý: tranferable LC: LC có thể chuyển nhượng
tranferrate LC: LC đã được chuyển nhượng
- NH chuyển nhượng và NH thông báo có thể là 1 hoặc 2
- Chỉ có 1 NH phát hành duy nhất
*Quy trình mở L/C chuyển nhượng

*Quy trình xuất trình chứng từ


- Xuất trình chứng từ dựa trên LC tranferrate (LC đã được chuyển nhượng)

*Quy trình thanh toán: (record)

*L/C chuyển nhượng được dùng trong mua bán hàng hóa qua trung gian
- Người XK ký hợp đồng, nhưng không có hàng giao, không đủ hàng phải chuyển nhượng L/C cho nhà cung cấp khác trong nước hoặc ở
nước ngoài.
- Khi người hưởng lợi 1 là đại lý hoặc người cung cấp chủ yếu một số mặt hàng nhất định, hoặc là người bao tiêu sản phẩm cho nhà sản
xuất, nắm độc quyền phân phối mặt hàng.
- Nhà XK tìm được thị trường nhưng không có vốn mua hàng, sẽ tiến hành kinh doanh XK ăn chênh lệch giá
- Nhà NK mua hàng qua môi giới nên phải sử dụng L/C chuyển nhượng
* Điều kiện dùng:
- Người NK phải chấp nhận mở LC chuyển nhượng
- XK (người hưởng lợi 2) chấp nhận L/C chuyển nhượng và đồng ý giao hàng trực tiếp cho nhà NK
- NH phát hành phải ghi rõ là L/C có chuyển nhượng
- Các điều kiện, điều khoản của L/C phù hợp với yêu cầu chuyển nhượng của hưởng lợi 1
- L/C còn tiền và thời hạn hiệu lực
VII. L/C giáp lưng (back to back L/C)
- Là loại L/C được mở ra căn cứ vào L/C khác làm đảm bảo, làm vật thế chấp
LC đảm bảo tính bảo mật nhất là LC giáp lưng
- LC được sử dụng trong phương thức này chỉ là LC không hủy ngang bình thường. Chỉ có người TG và NHTG mới biết có sử dụng LC
giáp lưng
- Nếu người NK sợ có trung gian tham gia giao dịch thì người TG có thể mua hàng ở XK rồi nhập về nước Trung Gian làm hồ sơ tái xuất.
- Những điểm khác với chuyển nhượng:
+ Có hai NH phát hành
+ Có 2 LC
*Tại sao mua bán qua trung gian, đã có chuyển nhượng mà lại có thêm giáp lưng?
Vì mỗi cái đều có những cái hay và cái dở riêng.
- Trường hợp sử dụng giáp lưng
+ Nếu LC gốc không được chuyển nhượng
+ Nhà cung cấp không đồng ý LC chuyển nhượng
+ Mua bán muốn giấu thông tin
+ Chứng từ LC gốc và giáp lưng khác nhau nên hong dùng chuyển nhượng được
+ Sự sai khác giữa 2 hợp đồng => khó sử dụng chuyển nhượng
*Quy trình mở L/C

*Quy trình xuất trình chứng từ và thanh toán

VIII. L/C dự phòng (stand-by L/C)


- Là thư tín dụng, trong đó NHPH cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu người xin mở thư tín dụng không thực hiện nghĩa vụ đó.
- Bảo lãnh một nghĩa vụ gì thì dùng LC dự phòng.
- Gồm có 2 LC: do NK mở và do XK mở
Sự khác biệt với các LC khác là LC dự phòng muốn có giá trị thanh toán thì pháỉ thỏa mán điều kiện nào đó.
IX. L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C)
- Là loại L/C trong đó quy định NH phát hành ứng trước một khoản tiền nhất định cho người hưởng lợi trước khi người bán thực hiện
việc giao hàng và xuất trình chứng từ. Còn gọi là L/C ứng trước
- Tín dụng thư này được gọi là tín dụng thư điều khoản đỏ vì trước đây, lúc hệ thống Telex và Swift chưa phát triển (những năm trươc
1977), các L/C đều được NH phát hành bằng thư. Khi đó, các NH sẽ phát hành L/C với điều khoản đặc biệt (như cấp vồn trước – advance
payment…) đều được in bằng mực đỏ. Hiện nay, loại L/C này rất ít được sử dụng (đặc biệt là tại VN). Nếu có thì điều khoản này sẽ
được đưa vào trường điện 47A (điều khoản đặc biệt của L/C). (không tô màu đỏ)
X. L/C thanh toán dần (deferred L/C)
- Áp dụng với loại hợp đồng có kim ngach lớn và hàng hóa không đồng loại.
- Cho phép thanh toán nhiều lần, giao hàng nhiều lần
- Tổng các lần thanh toán bằng tổng kim ngạch L/C

You might also like