You are on page 1of 3

1.2.

3 Sự chi phối của lập trường hệ giá trị trong khoa học xã hội và
nhân văn
Khái niệm giá trị:
- Giá trị là tính chất của khách thể được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong
so sánh với các khách thể khác cùng loại trong một bối cảnh không gian,
thời gian cụ thể.
VD: Một hiện tượng văn hoá khi được chủ thể đánh giá phải so sánh với một
hiện tượng văn hoá khác trong một thời gian, không gian cụ thể.
- Các thành tố của giá trị văn hoá
+ Giá trị con người (trực tiếp thuộc về con người)
+ Giá trị gián tiếp có liên quan đến con người
- Sự chi phối của lập trường hệ giá trị trong KHXH và NV
+ Bất kì một hiện tượng tinh thần, xã hội, văn hoá nào cũng có thể tồn tại
như một giá trị, tức là được đánh giá trên bình diện, đạo đức, thẩm mĩ, chân
lý, sự công bằng...
+ Giá trị không thể tách rời đánh giá – phương tiện để ý thức giá trị
+ Nghiên cứ KHXH&NV cần đánh giá đối tượng. Các tác nhân trong điều
kiện tồn tại của chúng với tất cả các mối quan hệ đa chiều.
+ Nghiên cứu KHXH&NV luôn phải hướng tới những mục đích có ý nghĩa
giá trị đối với xã hội, con người và đánh giá kết quả nghiên cứu theo tiêu chí
này.
+ Việc đánh giá đó tất yếu chịu sự chi phối của lập trường hệ giá trị trong
một bối cảnh không gian, thời gian, văn hoá xác định.
- Tiêu chí xác định giá trị
Chủ thể đánh giá một sự vật, hiện tượng
+ Theo lí tưởng đạo đức, thẩm mỹ, những biểu hiện của nhận thức, phương
pháp luận cá nhân của mình.
+ Đặt sự vật hiện tượng trong tương quan với các hệ giá trị của nhân loại, xã
hội trong bối cảnh không gian – thời gian văn hoá xác định
- Hệ giá trị là toàn bộ những giá trị của một khách thể được đánh giá trong
một bối cảnh không gian – thời gian văn hoá xác định cùng mạng lưới các
mối quan hệ của chúng
VD: Ngạn ngữ Pháp có câu “ Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ chỉ
cho anh biết anh là người thế nào” có thể hiểu khi bạn giao du với ai thì
người mà bạn chơi cùng cũng thể hiện một phần bản chất và tính cách của
bạn, vì có hợp nhau nên mới chơi được với nhau. Ta có thể thấy rằng, khi
đánh giá một con người, người ta sẽ đánh giá thông qua bạn bè mà người ấy
chơi cùng. --> bạn bè thể hiện 1 phần tính cách, phẩm chất và địa vị của 1
con người.
- Giá trị xác định ý nghĩa nhân loại, xã hội và văn hoá cho một số hiện tượng
nhất định trong thực tại
VD: Văn hoá đeo khẩu trang của phương Tây với việc phòng chống Covid-
19. Lúc đầu họ không đeo khẩu trang vì người phương Tây cho rằng khi che
mặt thì là những kẻ gian dối, không trung thực. Nhưng khi hiểu được lợi ích
của việc đeo khẩu trang giúp làm chậm sự lây lan của dịch bệnh, giữ gìn sức
khoẻ cho bản thân và cộng đồng nên những quan niệm ấy đã thay đổi
- Các hệ giá trị trong KHXH&NV:
+ Hệ giá trị thời đại
+ Hệ giá trị toàn cầu
+ Hệ giá trị chính thể
+ Hệ giá trị dân tộc, quốc gia
+ Hệ giá trị khu vực, vùng miền
+ Hệ giá trị giai cấp, giai tầng, nhóm xã hội
+ Hệ giá trị nghề nghiệp, tổ chức cơ quan, doanh nghiệp...
+ Nghiên cứu KHXH&NV
- Các hệ giá trị chi phối quan điểm, thái độ của người nghiên cứu
VD1 Hệ giá trị thời đại: Quan điểm về vẻ đẹp người phụ nữ thời trung đại
(phong kiến) và thời đại ngày nay. “ Công, dung, ngôn, hạnh”
*Theo quan niệm Nho giáo, ý nghĩa công dung ngôn hạnh được hiểu như sau:
+Công: Được hiểu là nữ công gia chánh, biết nội trợ, biết may vá thêu thùa và
nuôi dạy con cái chăm ngoan, khỏe mạnh.
+Dung: Chỉ “dung nhan”, đề cập đến vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ. Đó là
vẻ kín đáo, thùy mị, nết na, đảm đang,…
+Ngôn: Là những lời nói nhã nhặn, kín đáo, dễ nghe, nhỏ nhẹ, gọi dạ bảo vâng,
… kèm theo đó là những cử chỉ phù hợp, cư xử đúng phép tắc, nói đúng chỗ, đúng
lúc; thể hiện sự đoan trang, thanh lịch của người phụ nữ.
+Hạnh: Đây là đức tính cuối cùng trong “tứ đức” của người phụ nữ và được
xem là quan trọng nhất. Hạnh dùng để chỉ đạo đức, lòng chung thủy son sắt, lòng
nhân hậu, giữ trọn nề nếp gia phong,… Đức hạnh đó của người phụ nữ được thể
hiện qua các mối quan hệ với cha mẹ, con cái, vợ – chồng,…
*Cùng với đó, công dung ngôn hạnh của phụ nữ thời nay cũng được mở rộng và
phát triển thành nhiều hướng khác nhau. Cụ thể như sau:
+Công: Phụ nữ thời nay không phải gánh vác tất cả các công việc nội trợ nữa
vì họ có thể san sẻ công việc với chồng hoặc thuê người giúp việc. Tuy nhiên,
những công việc chủ chốt như chăm sóc con cái hay bếp núc trong gia đình đều do
bàn tay người phụ nữ đảm nhiệm. Bên cạnh đó, họ cũng tham gia và giữ các vai trò
quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý nhà nước, khoa học – kỹ
thuật,…
+Dung: Dù ở bất kỳ chế độ xã hội nào thì con người vẫn luôn quan tâm đến
vấn đề làm đẹp cho bản thân. Xu hướng xã hội hiện đại khuyến khích chị em phụ
nữ nên làm đẹp cho bản thân bởi “Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ
nữ không biết làm đẹp”. Tuy nhiên, có nhiều chị em quá chú trọng đến hình thức
bên ngoài mà quên mất rằng cái đẹp là sự kết hợp giữa vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp
tâm hồn.
+ Ngôn: Trong xã hội hiện đại, không phải lúc nào người phụ nữ cũng phải
sống trong khuôn phép, gọi dạ – bảo vâng,… mà được thay đổi cho phù hợp với
hoàn cảnh xã hội hiện thực và thể hiện sự bình đẳng nam – nữ.
+Hạnh: Ngày nay, đức hạnh của người phụ được đánh giá qua nhiều khía cạnh
như: chức năng sinh sản, khả năng giao tiếp, khả năng làm kinh tế,… Người vợ
luôn là chỗ dựa tinh thần cho chồng, cùng chồng chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn,
mọi thành công cũng như thất bại trong cuộc sống.
VD2: Hệ giá trị giai cấp, giai tầng, nhóm xã hội: Quan điểm về phong cách, thời
trang giữa giáo viên và nghệ sĩ.
+ Giáo viên: ăn mặc lịch sự, kín đáo, đẹp mắt áo dài chính là trang phục đẹp nhất
với các cô giáo.
+ Nghệ sĩ: phong cách thời trang đa dang như phong cách cổ điển, tối giản, tự do
phù hợp với công việc của họ.

You might also like