You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

4. PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


1. Tên và mã học phần: Pháp luật đại cương (2131472)
2. Số tín chỉ:
Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0 Tự học: 4
3. Giảng viên phụ trách
ThS. Đinh Thị Hoa
ThS. Nguyễn Thị Hải Vân
ThS .Nguyễn Thị Thanh Tâm
ThS Nguyễn Thị Lệ Thủy
ThS. Trần Thị Ngọc Hết
ThS. Lương thị Thùy Dương
ThS Trần Thị Thúy Hằng
ThS Trần Thị Tâm Hảo
ThS. Lê Văn Thắng
ThS. Bùi T Hải Đăng
ThS. Nguyễn Quang Đạo
ThS Nguyễn Thị Đan Quế
ThS. Nguyễn Thái Bình
ThS. Nguyễn Lê Thành Minh
4. Tài liệu học tập
Sách, giáo trình chính
[1] Vũ Thế Hoài, Đặng Công Tráng. Giáo trình Pháp luật đại cương. TP.Hồ Chí Minh: Nhà
xuất bản Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM, 2017. [100288731]
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình Pháp luật đại cương. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học
Sư phạm Hà Nội, 2015.
[2] Nguyễn Minh Đoan. Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật. Hà Nội: Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, 2010.
[3] Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật. Hà Nội: Nhà
xuất bản Công an nhân dân, 2012.[100271562] [100271570]
5. Thông tin về học phần
a. Mục tiêu học phần
- Giúp cho sinh viên có sự hiểu biết và nắm bắt một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về
nhà nước và pháp luật nói chung, các kiến thức cơ bản của một số ngành luật cụ thể trong hệ
thống pháp luật Việt Nam nói riêng.
- Giúp cho sinh viên có điều kiện thuận lợi hơn khi tiếp cận với các môn học khác có liên quan
đến pháp luật; xây dựng ý thức sống, làm việc và thói quen xử sự phù hợp với Hiến pháp và
pháp luật.
b. Mô tả vắn tắt học phần
Học phần bao gồm hai phần:
Phần 1: Cung cấp cho sinh viên những vấn đề cơ bản nhất, chung nhất về nhà nước và pháp
luật, đồng thời có sự liên hệ với nhà nước và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Phần 2: Cung cấp cho sinh viên những nội dung về pháp luật chuyên ngành bao gồm: Luật
Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật
Hình sự và bổ sung thêm một nội dung mới theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và đào tạo là Pháp
luật về phòng, chống tham nhũng.
c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C):
Không có
d. Yêu cầu khác
- Dự lớp: từ 80% trở lên.
- Bài tập: trên lớp và ở nhà.
- Thực hiện các yêu cầu khác theo yêu cầu của giảng viên.
6. Chuẩn đầu ra của học phần
Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:
CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI
1 Trình bày được những kiến thức cơ bản về nhà nước, pháp luật nói A1
chung và Nhà nước, Pháp luật của nước Cộng hoà XHCNVN.
2 Giải thích được những vấn đề lý luận chung về nhà nước, pháp luật A1
và những chế định cơ bản của một số chuyên ngành luật.
3 Vận dụng được những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật K1
Việt Nam để giải quyết các tình huống cụ thể góp phần thực hiện kỷ
luật học đường, kỷ cương xã hội.

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra học phần với chuẩn ra chương trình đào tạo
CLOs A B C D E F G H I J K
1 x
2 x
3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy


Phương pháp
STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs
giảng dạy
1 Chương I: Những vấn đề cơ bản về nhà nước 3 1 Thuyết giảng
1.1 Nguồn gốc nhà nước Vấn đáp
1.2 Bản chất nhà nước
1.3 Thuộc tính của nhà nước
1.4 Chức năng của nhà nước
1.5 Kiểu và hình thức nhà nước
2 Chương II: Những vấn đề cơ bản về pháp luật 2 1 Thuyết giảng
2.1 Nguồn gốc, bản chất pháp luật Vấn đáp
2.2 Thuộc tính cơ bản của pháp luật
2.3 Chức năng, vai trò của pháp luật
2.4 Quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã
hội khác
2.5 Kiểu và hình thức pháp luật
3 Chương III: Văn bản quy phạm pháp luật 2 1,2 Thuyết giảng
3.1 Quy phạm pháp luật Vấn đáp
3.2 Văn bản quy phạm pháp luật Thảo luận
4 Chương IV: Quan hệ pháp luật 2 1,2 Thuyết giảng
4.1 Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật Vấn đáp
4.2 Cấu trúc quan hệ pháp luật Thảo luận
4.3 Sự kiện pháp lý
5 Chương V: Thực hiện pháp luật – vi phạm pháp 3 1,2,3 Thuyết giảng
luật – trách nhiệm pháp lý Vấn đáp
5.1 Thực hiện pháp luật Thảo luận
5.2 Vi phạm pháp luật
5.3 Trách nhiệm pháp lý
6 Chương VI: Pháp chế xã hội chủ nghĩa – nhà 2 1 Thuyết giảng
nước pháp quyền
6.1 Pháp chế xã hội chủ nghĩa
6.2 Nhà nước pháp quyền
7 Chương VII: Các ngành luật cơ bản trong hệ 11 1,2,3 Thuyết giảng
thống pháp luật Việt Nam Thuyết trình
7.1 Khái quát về hệ thống pháp luật Vấn đáp
7.2 Luật Hiến pháp – Luật Hành chính Thảo luận
7.3 Luật Dân sự - Luật Tố tụng dân sự
7.4 Luật Hình sự - Luật Tố tụng hình sự
7.5 Luật Lao động
8 Chương VIII. Pháp luật về phòng chống tham 5 1,2,3 Thuyết giảng
nhũng Vấn đáp
8.1 Những vấn đề chung về tham nhũng và phòng Thảo luận
chống tham nhũng
8.2 Các biện pháp phòng chống tham nhũng
8.3 Trách nhiệm của công dân trong phòng chống
tham nhũng
Khuyến khích giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực

8. Phương pháp đánh giá


a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần
CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %
1 Bài kiểm tra thường xuyên 1 20
Giữa kỳ (trắc nghiệm/tự luận) 50
Cuối kỳ (trắc nghiệm) 30
2 Bài tập nhóm 1 30
Bài kiểm tra thường xuyên 2 10
Giữa kỳ (trắc nghiệm/tự luận) 30
Cuối kỳ (trắc nghiệm) 30
3 Bài tập nhóm 2 30
Giữa kỳ ( trắc nghiệm/tự luận) 20
Cuối kỳ (trắc nghiệm) 50

b. Các thành phần đánh giá


Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %
Lý thuyết Đánh giá thường xuyên 20
- Bài kiểm tra thường xuyên 10
- Bài tập nhóm 10
Kiểm tra giữa kỳ 30
Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.


Ngày biên soạn: 25 tháng 5 năm 2018
Giảng viên biên soạn:
ThS. Đinh Thị Hoa
Trưởng Khoa:
TS. Đặng Công Tráng

You might also like