You are on page 1of 58

Thông tin

Cơ khí
và Công nghệ Nông nghiệp
(CÔNG THÔN: Công nghiệp hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn)

Số 4, 2021

Biên tập: Phan Hiếu Hiền .

SÀI GÒN / THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM


Thông tin CÔNG THÔN, Số 4, 2021

MỤC LỤC
(Tác giả và Nguồn tin: Xem trong bài)
STT Trang

1 Lời giới thiệu.....................................................................................................1

2 Tổng quan về nghiên cứu và phát triển máy móc xử lý dư thừa cây trồng......3

3 Tiềm năng năng lượng sinh khối cây mía ở Brazil........................................15

4 Bón phân chuồng, lợi ích tái sử dụng .............................................................19

5 Thiết bị nông nghiệp nặng có thể làm hư hại đất: phát hiện của một nhóm
nghiên cứu Bắc Âu..........................................................................................30

6 Cơ giới hóa canh tác lúa ở Long An...............................................................33

7 Bi-ô-ga (biogas) từ chất thải hữu cơ ...............................................................47

8 Giới thiệu sách: Irrigation Systems Management Textbook Quản lý các hệ


thống thủy nông ..............................................................................................54

9 Các đoạn phim video ......................................................................................56

Các bản dịch tóm tắt từ các bài báo gốc (STT 2, 3, 4, 7) được Nhà xuất bản (ASABE, the American
Society of Agricultural and Biological Engineers) đồng ý cho phép. Người dịch cám ơn Nhà xuất
bản, nhưng vẫn chịu hoàn toàn trách nhiệm về độ chính xác của bản dịch. Có thể truy cập toàn văn
các bài viết nguyên gốc ở https://elibrary.asabe.org/ .
The summarized translations of the original articles (Sections 2, 3, 4, 7) are prepared with permission
of the publisher (the American Society of Agricultural and Biological Engineers). The translator is
grateful to this permission grant, but takes all responsibility for the accuracy of the translation. The
full text of the article can be found at https://elibrary.asabe.org/.
Ảnh bìa Máy đảo trộn phân hữu cơ (MĐTPHC):
Hàng Trên: MĐTPHC, do nhóm nghiên cứu phát triển của IRRI, ĐH Tiền Giang,
và ĐH Nông Lâm TP.HCM; bề rộng trộn 1,2m. (Photo: Nguyễn Văn Hiếu).
Hàng Giữa: MĐTPHC ĐT24 của Cty Cơ khí Phan Tấn (Đồng Tháp); bề rộng trộn 2,4 m.
(Photo: Phan Tấn Bện).
Hàng Dưới: MĐTPHC TDLDF3000 của Trung Quốc, do Cty Cơ khí Hoàng Hà
lắp đặt ở Việt Nam và Lào; bề rộng trộn 3,0 m. (Photo: Phạm Ngọc Hoàng).
1 Lời giới thiệu
Tập “Thông tin CÔNG THÔN Số 4 - 2021” đến với người đọc vào cuối năm
2021 với chủ đề sử dụng phân hữu cơ cho cây trồng. Nông dân trồng lúa
Việt Nam, nhất là ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã quá phụ thuộc và
lạm dụng phân hóa học, không những chi phí cao (nhất là trong năm 2021, giá
phân trên thế giới tăng mạnh, có loại tăng gấp đôi) mà còn ảnh hưởng xấu đến
chất lượng hạt gạo, gây nhiễm độc nguồn nước, gây khí thải nhà kính. Giảm
được khoảng 30% phân hóa học cũng đáng giá trăm triệu USD mỗi năm cho
ĐBSCL, đem lại các lợi ích về kinh tế - xã hội - môi trường khác. Rải thảm
phân hữu cơ với số lượng lớn giúp "ém" bớt cỏ, nên giảm được thuốc diệt
cỏ --cũng là thương vụ nhập khẩu hàng trăm triệu USD mỗi năm. Phân hữu cơ
được làm từ các dư thừa cây trồng như rơm rạ, cùi bắp v.v, từ phân bò (cũng từ
ăn rơm và cỏ), từ chất phế thải do sản xuất biogas v.v. Nói chung, các phế
phẩm rất dồi dào (là sản phẩm của nắng nhiệt đới, quang hợp ra sinh khối)
nhưng cần nhiều thiết bị để xử lý với khối lượng lớn. Bản tin chỉ giới thiệu một
số máy, còn nhiều máy khác để xử lý dư thừa thực vật, như máy phát cỏ, máy
băm cành cây vụn v.v.
Trong số này có bài bài nghiên cứu về tác động của thiết bị nông nghiệp nặng
do TS Phạm Hải Hồ dịch (TS Hồ là trưởng nhóm dịch quyển "Chuyên ngành
Kỹ thuật Môi trường" 536 trang, do Quỹ Thời báo Kinh tế Sài Gòn và Ủy ban
Tương trợ người Việt Nam tại CHLB Đức xuất bản năm 2020). Đề mục này
gợi mở để chúng tôi tìm hiểu thêm tài liệu để dịch trong các bản tin năm 2022.
Bản tin này cũng có bài về "Cơ giới hóa canh tác lúa ở Long An", ghi lại và có
bổ sung phần P.H.Hiền tham gia Tọa đàm trực tiếp, do Đài Truyền hình Long
An (LA34) phát sóng ngày 4-12-2021. Thảo luận trong phạm vi Long An,
nhưng cũng gợi mở các vấn đề tương tự về cơ giới hóa cây lúa ở Đồng bằng
Sông Cửu Long
Qua 4 năm với “Thông tin CÔNG THÔN” người dịch cảm thấy hơi "đuối";
năm 2022 sẽ có một số việc khác phải làm để "còn vui với đời"; nên một mình
chỉ đủ sức cho ra 2 - 3 bản tin mà thôi. Chỉ giữ được nhịp độ 4 số mỗi năm nếu
mỗi bản tin có ít nhất 2 bài của các Cộng tác viên. Mong các "bạn già" đã về
hưu góp bài để nội dung thêm đa dạng; và cả các bạn "trẻ" tại các cơ quan,
doanh nghiệp cùng tham gia, để các vấn đề và giải pháp Công Thôn được cập
nhật và đa dạng. Bất cứ chủ đề máy móc hay nông nghiệp liên quan đến cơ khí.
Hoặc là bài nào của các bạn đã báo cáo ở nước ngoài hoặc đã đăng báo trong

1
nước (tóm dịch/ tóm tắt + lời bình); tập tin này không đưa các nghiên cứu chưa
công bố (để dành cho các tạp chí khoa học chính qui). Nếu dịch bài của người
khác, chắc phải được sự đồng ý... Như chúng tôi đã xin phép dịch các bài của
ASABE. Xin hoan nghênh các góp ý và sự tham gia của các bạn.
Đã trải qua 2 năm đầy sóng gió với Covid-19, chúng ta phải vượt qua đại dịch
này, để trở lại với cuộc sống bình thường và phát triển. Chúc bạn đọc năm mới
2022 an lành và hạnh phúc.
Trân trọng kính chào.
Phan Hiếu Hiền
phhien1948@gmail.com

Có thể tải file PDF “Thông tin CÔNG THÔN” số 1, 2, 3, 4-2018; 1, 2-2019;
1, 2, 3, 4-2020; số 1, 2, 3, 4-2021 ở các website sau:
https://drive.google.com/ (GOOGLE DRIVE) : Có thể vào trực tiếp:
https://drive.google.com/drive/folders/1bvUREu9dmU1FNTGblSBCCcxFaOpSKmTl,
hoặc vào Facebook “AE Công Thôn” để tìm đường dẫn.
Hoặc:
http://maysaynonglam.com/in-an-khoa-hoc.html :
(Ấn phẩm khoa học của trang web “Máy Sấy Nông Lâm”)

2
2 Tổng quan về nghiên cứu và phát triển
máy móc xử lý dư thừa cây trồng
Nguồn: Zhang Z., A.D. McHugh, H. Li, S. Ma, Q. Wang, J. He, K. Zheng. 2017.
Global overview of research and development of crop residue management
machinery. Applied Engineering in Agriculture Vol. 33(3): 329 -344 ASABE.
<https://doi.org/10.13031/aea.12167 >

Dẫn nhập
#2.1
Hàng trăm năm qua, rơm (lúa, lúa mì v.v) đã được bón lại cho đồng ruộng, với nhiều lợi
ích kinh tế và môi trường. Lượng rơm được bón vùi trở lại (so với tổng số) là 60 - 70% ở
Pháp, 40% ở CH Czech, và 30% ở Anh (Kretschmer et al 2012). Ở Australia, tỷ lệ này là
50 - 60% (Scott et al 2013). Ở Mỹ, đã giữ lại trên đồng 397 triệu tấn dư thừa thực vật
(DTTV) trên đồng để bảo vệ đất chống xói mòn (Watts and Associates 2011). Ấn Độ có gần
700 triệu tấn DTTV từ 26 loại cây trồng, nhưng chỉ 1% nông dân vùi lấp rơm lúa, còn 60 -
70% nông dân đốt rơm (Hiloidhari et al 2014). Ở Trung Quốc, hàng năm có 800 triệu tấn
DTTV nhưng hầu hết đất trồng không giữ được các dư thừa này, dân vẫn đốt đồng, làm giảm
chất hữu cơ và đất nghèo đi vì độc canh. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền Trung Quốc
đã lập ra chương trình "Sử dụng rơm toàn diện, crops straw comprehensive utilization,
CSCU" và các luật lệ đi kẻm.
Từ thập kỷ 1930 ở Mỹ đã có nhiều kỹ thuật sử dụng rơm rạ và các máy bắm rơm, phát triển
mạnh trong những năm 1960 (Allen & Fenster 1986). Máy đi trên đồng, băm rơm và rải đều,
sau đó máy làm đất vùi rơm trong đất (Nicholson et al 2014).
Thịnh hành nhất là máy băm rơm theo sau máy kéo, dùng cho bắp, lúa mì, lúa gạo, bông vải,
mía v.v. Các nước đang phát triển dùng máy kéo dưới 75 kW với bề rộng làm việc dưới 2 m;
các nước nông nghiệp phát triển dùng máy kéo công suất lớn hơn nhiều.
Vẫn còn nhiều vấn đề với các máy băm rơm hiện nay, như độ dài băm không đều, rải không
đều trên đồng, dao băm mau mòn, làm việc không tốt với cây đổ ngã, tiêu hao nhiều năng
lượng v.v. Rải không đều ảnh hưởng nhiều nhất với phương pháp không làm đất hoặc làm
đất rút gọn. Chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng tính chất cơ lý của cây trồng đến thiết
kế và chọn lựa máy băm rơm.
Bài này điểm lại các tài liệu về các kỹ thuật băm rơm và tung rải rơm ở các máy băm-rải rơm
hiện nay. Bao gồm: Thiết kế lưỡi băm rơm và công suất máy băm rơm; ba loại máy tung-rải
rơm; hai phương cách để tăng độ đồng đều của rơm băm; và các đề xuất nghiên cứu cải tiến
máy băm rơm.

#2.1
[ND] "Rơm" (straw) trong bài này là tất cả các phần còn lại trên đồng sau khi thu hoạch sản phẩm chính
(hạt lúa, trái bắp, thân mía v.v), như rơm lúa, thân và lá bắp, ngọn và lá mía, thân cây bông vải, v.v.

3
Chất lượng rơm băm và các khía cạnh năng lượng
Thiết kế lưỡi dao băm
Lưỡi dao băm ảnh hưởng đến chất lượng băm, năng lượng tiêu thụ và tuổi thọ thiết bị.
Hình 1 chỉ các dạng lưỡi, với các đặc điểm ghi ở Bảng 2. Nghiên cứu của Lundin (2008) kết
luận rằng dộ dài đoạn băm không khác biệt giữa lưỡi dao trơn và lưỡi dao có cắt chấu
(serrated). Chancellor (1988) xác định rằng lực cắt tối đa giảm 1% khi góc mghiêng dao tăng
1 độ. Với dao có cắt chấu, góc mghiêng dao có thể gấp đôi so với dao trơn (Persson, 1987).
Góc vát của cạnh dao (bevel angle) tối thiểu là 25o để dao lâu mòn (Alikhashkin &
Khomenko 1965). Theo Chancellor (1957) lực cắt tối đa bị ảnh hưởng bởi góc vát này ở tốc
độ chậm, nhưng không thay đổi với tốc độ cao khí góc vát nhỏ hơn 30o.

Hình 1. Các kiểu lưỡi dao băm rơm. Nguồn: http://www.celli.it/en/products/mulchers/scorpiof/ ;


http://www.rasspe.de/english/Grain-harvest/Straw- http://www.celli.it/en/products/mulchers/scorpiof/ ;
Li et al 2014; Xu and Jie, 2014; Zhang et al., 2004
Bảng 2. Mô tả và ưu nhược điểm các kiểu lưỡi dao băm rơm

4
Bố trí các lưỡi dao băm
Bố trí tối ưu các lưỡi dao sẽ tăng chất lượng băm và cân bằng máy. Có 3 cách bố trí: 1/ theo
hình xoắn ốc (helical) dọc trục rotor; 2/ đối xứng (symmetrical), các dao đối xứng qua
đường chính giữa rotor; 3/ lệch (staggered), hai dao gần nhau không ở trên cùng một đường
nằm ngang. Tu et al (2003) dùng phần mềm Matlab để đưa ra phương trình tối ưu hóa bố trí
các lưỡi dao, để giảm sự rung động của rotor. Li and Li (2001) cũng có nghiên cứu về cân
bằng động cho rotor.

Tiêu thụ năng lượng


Năng lượng băm rơm bị ảnh hưởng bởi cách lưỡi dao tiếp cận rơm, năng suất băm, và ẩm độ
rơm. Nói chung, tăng tốc độ quay của rotor, tăng ẩm độ rơm, và tăng số lưỡi cố định (tấm
kê) sẽ tăng tiêu thụ năng lượng cho máy băm. Nhưng tăng vận tốc nạp liệu, giảm khe hở giữa
dao quay và tấm kê sẽ giảm tiêu thụ năng lượng (Chen et al 2007). Zhang et al (2013) dùng
dụng cụ con lắc va đập (pendulum impact tester) đo năng lượng liên hệ với tiết diện thân bắp;
kết quả: năng lượng cắt thân bắp thay đổi trong khoảng 5 đến 30 J với ẩm độ trong khoảng
73,7 đến 83,7%. Với rơm các loại lúa và đậu (cereal) năng lượng tiêu thụ tăng từ 0,14 lên
đến 0,96 kWh /tấn khi ẩm độ tăng từ 7% lên 25% (Veikle 2011).
Jia et al (2003) thí nghiệm và phân tích phương sai và hồi qui, cho thấy tăng tốc độ quay làm
tăng năng lượng tiêu thụ.

Các nghiên cứu và phát triển máy băm và tung rơm.


Các máy móc này có thể hoạt động riêng lẻ (đơn chức năng, chỉ băm và tung rơm), hoặc kết
hợp đa chức năng (ví dụ với máy gieo trên đất không cày bừa), hoặc gắn trên máy gặt đập
liên hợp; được trình bày ở các Mục sau.

Máy băm và tung rơm đơn chức năng


Những máy này được sử dụng nhiều nhất. Theo cách hoạt động của dao băm, có thể phân ra
4 loại, với các đặc tính và ưu/ nhược điểm ghi ở Bảng 3.

Máy băm rơm kiểu búa (Flail -type straw chopper)


Đây là loại máy được nghiên cứu và có nhiều nhất trên thị trường, thích hợp với nhiều cây
trồng như bắp, lúa mì, lúa nước, bông vải, mía. Nguồn động lực có thể là máy kéo hai bánh,
máy kéo bốn bánh, hoặc từ máy gặt đập liên hợp, công suất từ 6 đến 250 kW, bề rộng làm việc
từ 0,6 đến 9,1 m, dùng dao thẳng hoặc dao bẻ góc. Chiều dài đoạn cắt tối đa 10 cm với rơm
cứng, hoặc 15 cm với rơm mềm. Tuy có nhiều nhà sản xuất, nhưng khác biệt không lớn.
Bảng 4 ghi mã hiệu và đặc điểm của các máy tiêu biểu.
Nhiều nghiên cứu đã áp dụng máy băm rơm kiểu búa cho các loại cây trồng. Verma et al
(2016) đưa ra mẫu máy phủ rơm (straw mulcher) cắt rơm rạ sau khi thu hoạch bằng máy gặt
đập liên hợp. Năng suất làm việc 0,32 ha/giờ, tiêu thụ nhiên liệu 5,9 Lit/h, tốc độ tiến
0,73 m/s; hơn 83% lượng rơm được cắt thành đoạn dưới 10 cm. Cũng với lúa nước, Manes
et al (2016) nghiên cứu mẫu máy theo sau máy kéo, cắt rơm và chuyển qua bộ phận băm rơm
loại búa. Năng suất làm việc 0,33 - 0,40 ha/giờ, tiêu thụ nhiên liệu 4,5 - 5,8 Lit/h; hơn 50%
lượng rơm được cắt thành đoạn dưới 4 cm.

5
Bảng 3. So sánh các loại máy băm và tung rơm đơn chức năng

Bảng 4. So sánh vài loại máy băm có trên thị trường

6
(a) (b) (c)
Hình 2. (a) Máy băm rơm (BR) Maschio Gaspardo (http://www.maschio.com/catalog/product/tornado/it_IT );
(b) Máy BR LOFTNESS Croplogix; (http://www.loftness.com/media/2180/croplogix-literature-shredders-and-
vegetable.pdf ); (c) Máy băm rơm KUHN
http://www.kuhn.com/internet/prospectus.nsf/0/2B2EC0473814E0DFC1257C1C00383F7B/$File/920760_GB.pdf).

Li et al (2015) phát triển máy băm rơm 4JH-220 để cắt "rơm" bông vải. Hơn 97% rơm được
cắt thành đoạn dưới 10 cm; năng suất làm việc 0,7 ha/giờ. Zhang et al (2015) thiết kế máy
băm trục ngang, có bộ phận kéo ngã, cắt thân chuối và đưa đến bộ dao băm. Năng suất làm
việc 0,42 - 0,46 ha/giờ, tiêu thụ nhiên liệu 21,4 Lit/h; hơn 96% lượng thân chuối được cắt
thành đoạn dưới 10 cm. Cũng với cây chuối, Gan et al. (2014) thiết kế máy băm trục đứng;
năng suất làm việc 0,39 ha/giờ, tiêu thụ nhiên liệu 4,6 Lit/h, tốc độ tiến 0,6 - 1,0 m/s; hơn
95% lượng cây được cắt thành đoạn dưới 10 cm.
Li et al (2008) thiết kế thêm vào máy băm lá mía với bộ phận gắn vào trục lăn giới hạn độ sâu
để vơ các lá mía nằm ở đáy luống. Năng suất làm việc 0,22 ha/giờ, tiêu thụ nhiên liệu
23.3 Lit/h; hơn 86% lượng lá mía được cắt thành đoạn dưới 20 cm.

Máy tung rơm kiểu búa (Flail-type straw spreader)


Sun (1985) thiết kế máy 2JQP-1560 thu gom rơm, băm, và rải trên đồng. Rơm được gom từ
dải rộng 1,56 m, băm thành đoạn 4 - 17 cm, và tung ra rộng 4 - 5 m. Nhiều máy băm và tung
rơm kiểu búa có trên thị trường (Hình 3) hoạt động tương tự: Trục rotor mang các lưỡi dao
gom và băm rơm, một tấm gắn ở đuôi, nhiều tấm làm lệch hướng để tung rơm đã băm văng
rộng ra, và một trục lăn ở cuối để giới hạn độ sâu.

Hình 3. Máy tung rơm kiểu búa Hình 4. Trống băm rơm với dao cố định
< http://www.qfldjx.com/zhsh.asp?id=179131 > (Zhang, 2014)

7
Máy băm rơm với các lưỡi dao cố định ( Fixed blade cylindrical chopper)
Máy (Hình 4) gồm có bộ phận gom rơm, dao cắt rạ, bộ phận băm rơm là trống quay 1480
rpm mang các lưỡi băm cố định, bộ phận tung và vùi rơm (Zhang 2014). Công suất máy 75
kW; các đoạn rơm băm dài 1 - 3 cm.

Máy băm rơm với các dao cắt tịnh tiến (Reciprocating-cutting chopper)
Bộ phận cắt và băm rơm được gắn trước máy gieo hạt lúa mì trên đất không cày có rơm cây
bắp đã thu hoạch mùa trước (He et al 2009). Bộ phận này gồm 4 thanh dao cắt tịnh tiến trước
các hàng gieo, cắt và băm thân bắp đã được khung máy đè rạp xuống (Hình 5a và 5b). Công
suất máy 52 kW; các đoạn rơm băm dài 3 cm.

(a) (b)
Hình 5. (a) Máy băm rơm gắn trước máy gieo hạt trên đất không cày (He et al., 2009);
(b) Máy băm rơm với các dao cắt tịnh tiến (He, 2016)

Máy băm và tung rơm đa chức năng


Bộ phận băm và tung rơm được gắn trên một máy nông nghiệp khác, ví dụ máy gieo trên đất
không cày. Có các loại sau:

Máy băm và tung rơm và máy gieo lúa trên đất không cày
Hegazy and Dhaliwal (2011) phát triển một máy băm rơm lúa nước để gieo lúa theo hàng trên
đất không cày (Hình 6a). Máy gồm 2 trục băm, trục trước băm rơm, trục sau băm để rơm
không vướng vào lưỡi rạch hàng của máy gieo. Năng suất làm việc 1,9 ha/giờ; tiêu thụ
nhiên liệu 10,9 - 11,6 Lit/giờ; các đoạn rơm băm ngắn hơn 11 cm.
Li and Li (2006) thiết kế máy gieo lúa mì, có bộ phận băm rơm theo từng hàng còn rơm rạ
trên đồng (Hình 6b). Các dao băm nằm trên trục rotor trước bộ phận rạch hàng. Máy liên
hợp với máy kéo 53 kW; năng suất làm việc 0,86 ha/giờ.

Hình 6. (a) Máy băm rơm lúa nước (Hegazy & Dhaliwal 2011); (b) Máy băm rơm lúa mì (Li &Li, 2006).

8
Máy băm-tung rơm và máy gieo
đậu nành trên đất không cày
Bộ phận băm rơm và tung rơm qua bên cạnh
máy, để dọn rơm khỏi hàng gieo (Wang
2013). Tấm làm lệch hướng (deflector) có thể
điều chỉnh được bề rộng tung (Hình 7). Máy
liên hợp với máy kéo 20,6 - 23,5 kW; năng
suất làm việc 0,25 - 0,31 ha/giờ.
Hình 7. Máy băm và tung rơm ra bên cạnh
máy gieo đậu nành trên đất không cày (Wang 2013)

Xue et al (2003) phát triển một máy băm-tung rơm kết hợp với máy gieo hạt và bón phân trên
đất không cày (Hình 8a). Bộ phận băm rơm ở phía trước được quạt thổi rơm ra phía sau của
bộ phận gieo -bón. Máy hoạt động với máy kéo 37 - 48 kW; rơm băm ngắn hơn 10 cm.

Hình 8. (a) Máy gieo 9QBF-150/8 (Xue et al 2003); (b) Máy gieo Happy (Sidhu et al., 2007);
(c) Máy gieo Combo+ Happy (Humphreys et al 2006); (d) Máy gieo Turbo Happy Seeder (Sidhu et al., 2015);
(e) Máy gieo Twynam Happy (Humphreys et al 2006); (f) Máy gieo Turbo seeder (He et al 2014)

Máy gieo Happy (Hình 8b) được phát triển ở Ấn Độ (Sidhu et al 2007); gồm có một máy
gieo hàng gắn sau bộ phận thu hoạch cỏ ống thổi ra; bộ phận làm đất theo dải hẹp ở trước
các lưỡi rạch hàng gieo (Hình 8c). Máy được sử dụng tốt trên đất cát và đất thịt (Bector et al
2007). Máy gieo Turbo-Happy (Hình 8c) là cải tiến của máy Happy; có thêm trục dao quay
ngược chiều trước các lưỡi rạch hàng gieo, để rơm không vướng vào lưỡi rạch, nên gieo dễ
dàng hơn.
Dựa trên các mẫu này, máy gieo Twynam Happy Seeder cỡ lớn được phát triển ở Australia
(Hình 8e). Máy kết hợp một máy băm vùi rạ Tierri và máy gieo Stubble King (Humphreys et
al 2006).
Ở Trung Quốc, máy gieo Turbo (Hình 8f) được cải tiến từ các mẫu máy ở Ấn Độ; có thêm
một trục băm phía sau đuôi để dọn rơm rác khi quá dày.

9
Máy băm rơm và máy trải màng nhựa
(Straw chopping and plastic film collecting machine)
Hu et al (2013) thiết kế máy băm (Hình 9), rơm băm được băng chuyền đưa ra sau hộp chứa
màng nhựa trước khi được màng nhựa phủ lên. Máy hoạt động với động cơ công suất 40,5
kW; rơm được cắt thành khúc 13 cm.

Hình 9. Máy băm rơm liên hợp với máy trải màng nhựa

Máy băm rơm rạ (Straw chopping and stubble shredding machine)


Jia et al (2010) thiết kế máy băm rơm và gốc rạ với 2 rotor; rotor phía trước băm rơm cây
bắp; rotor phía sau cắt vụn và vùi gốc rạ vào đất (Hình 10). Công suất động cơ 44,8 kW;
các mảnh rơm ngắn hơn 10 cm chiếm 87% số lượng rơm; rạ được vùi sâu 9 cm.

Hình 10. Máy băm rơm và băm vùi gốc rạ

Máy băm rơm kết hợp với phun vi sinh phân hủy rơm
(Straw chopping and decomposing inoculant spraying machine
Dai et al. (2010) thiết kế máy băm rơm có bộ phận phun vi sinh phân hủy rơm; phun vào
không khí và rơi xuống rơm trước khi băm rơm. Nguồn động lực 22,4 kW; rơm được băm
thành đoạn dài 5 - 9 cm.

10
Máy băm/tung rơm dùng động lực từ máy thu hoạch
Máy băm rơm lắp sau máy gặt đập liên hợp (Rear-mounted straw chopper)
Truyền động từ máy GĐLH bằng dây đai thang. Có hai kiểu máy: treo (Hình 11a) và móc
(Hình 11b). So với kiểu treo tung toàn mặt đồng, kiểu móc tung rơm theo dải, gắn ít dao hơn,
nên tiêu thụ năng lượng thấp hơn.

(a) (b)
Hình 11. Máy băm rơm lắp sau máy gặt đập liên hợp:
(a) Kiểu treo (http://www.sdclnz.net/html/products/lm1/3.html);
(b) Kiểu móc (http://www.hbjlf.com/cp/html/?51.html)

Máy tung rơm lắp sau máy gặt đập liên hợp (Rear-mounted straw spreader)
Bộ phận băm rơm (Hình 12) là trục ngang mang nhiều đĩa lắp dao, xen kẽ với các đĩa cố
định. Bộ phận tung rơm (hứng rơm từ đĩa băm) là hai đĩa mang nhiều cánh và quay quanh
trục đứng, có một số cánh làm lệch hướng để tung đều rơm (Needham 2008).

Hình 12. Máy băm và tung rơm với các đĩa tung) Hình 13. Máy tung rơm kiểu búa
1: Rotor tung rơm. 2: Cánh tung. 3: Đường rơm (http://www.strawchopper.com/imagegallery.php?fol
tung. 4: Tấm lệch ngoài. 5: Tấm lệch trong der=%2FVersatile)

Máy tung rơm kiểu búa lắp sau máy gặt đập liên hợp (Hình 13) có nhiều đĩa dao lắp trên rotor
trục ngang xen kẽ với các đĩa cố định; các tấm dẫn hướng để điều chỉnh bề rộng tung và độ
đồng đều.
Với mẫu máy tương tự, Lu et al (2014) thí nghiệm với rơm lúa mì và lúa gạo, có lắp thêm
một vít xoắn (auger) để phân tán rơm băm cho đồng đều thành dải sau máy GĐLH (Hình 14).

11
Hình 14. Máy tung rơm với vít xoắn
(Lu et al 2014) Hình 15. Middle-mounted straw chopper
(http://image.nongji360.com/html/2015/07/1381.shtml)

Máy băm rơm lắp ở giữa (Middle-mounted straw chopper)


Bộ phận băm rơm với dao búa được lắp ở giữa bụng của máy thu hoạch bắp để băm rơm bắp
(Hình 15). Truyền động từ máy thu hoạch qua đai thang. Bề rộng làm việc của bộ phận băm
tương ứng với bề rộng cắt của máy thu hoạch.

Phương pháp cải thiện độ đồng đều tung rơm


Rơm băm được tung rộng với lượng lớn nên khó đồng đều; phương pháp cơ bản để cải thiện
là thêm quạt thổi và định dạng kết cấu rotor để tăng tốc độ không khí trong buồng máy.

Thêm quạt thổi


Hu (2013) phát triển máy băm 1JQH-36 lắp sau máy GĐLH lúa. Các mảnh rơm băm (dưới
8 cm) được quạt thổi qua ống thoát và rải đều trên đồng nhờ các cánh chỉnh hướng.
Trước đó, Schillinger et al (2008) đã chế tạo máy băm rơm lắp sau máy GĐLH (Hình 16) với
quạt ly tâm áp suất cao, hai đường ống dẫn, và hai họng thoát khí, chuyển rơm băm qua hai
bên máy GĐLH.

Hình 16. Quạt thổi lắp sau máy gặt đập liên hợp (Schillinger et al 2008)

12
Cải thiện kết cấu rotor và dao băm
Công ty Redekorp phát triển cụm rotor, gọi là "Maximum Air Velocity, MAV", có hai vùng
độc lập để băm và tung rơm. Vùng băm rơm (Hình 17a) của roror có 4 hàng dao thẳng lắp
theo cặp. Vùng tung rơm là hai đĩa quạt ở 2 bên vùng băm, mỗi đĩa có 6 cánh, tạo lượng gió
lớn với tốc độ hơn 40 m/s, và tung rơm băm vụn đều trên mặt đồng.
Công ty John Deere cũng có máy với kết cấu tương tự (Hình 17b) với rotor 44 dao băm lắp
mềm và 4 cánh quạt mỗi bên rotor băm. Các tấm dẫn hướng phân bố rơm băm ngang qua bề
rộng cắt của máy GĐLH, có thể đến 9,1 m (Needham 2008).

Figure 17. (a) MAV roller (http://www.strawchopper.com/choppers-rotors.php); (b) John Deer roller
(Needham, 2008).

Tóm tắt và đề nghị


Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về kết cấu và các thông số của máy băm rơm, hoặc tính chất
cơ-lý của rơm đến năng suất làm việc và chất lượng rơm băm, nhưng lại ít nghiên cứu ảnh
hưởng của các thông số /tính chất này đến quá trình băm và tung rơm. Có khá đủ số liệu về
năng lượng cho máy băm rơm, nhưng lại ít thông tin về lức và năng lượng cho việc tung rơm.
Thêm bộ quạt thổi thì tăng được tốc độ gió thổi, nhưng chưa biết phân bố tốc độ và áp suất
không khí trong quá trình băm và tung rơm như thế nào.
Để cải thiện chất lượng băm rơm và tăng độ đồng đều tung rơm, có thể đề nghị các việc sau:

Nghiên cứu về cơ chế băm rơm


Chưa có đầy đủ các nghiên cứu lý thuyết và kiểm chứng thực nghiệm về quá trình băm rơm.
Cần thêm các nghiên cứu sau:
Mô hình hóa quá trình băm rơm bằng máy tính (computer simulation) với các chương
trình như Discrete Element Method (Leblicq et al 2016; Kattenstroth et al 2012).
Thực nghiệm trong phòng lab (laboratory experiment) để xác lập các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình băm rơm. Cần 2 camera tốc độ cao để ghi diễn tiến băm rơm theo mặt nằm ngang
và mặt thẳng đứng; cần các cảm biến để đo lực băm và tiêu thụ năng lượng.
Phân tích lý thuyết để hiểu được quá trình băm rơm, là tương tác giữa rơm và dao băm, với
các phương trình động học và động lực học.
Phát triển các kiểu máy băm rơm mới. Có thể đề nghị các cải tiến sau:
1) Thêm một bộ báo động lắp ở đuôi máy khi nghẹt rơm, để tránh hư hại máy.

13
2) Tăng tính đa dụng của máy, thích ứng với nhiều loại và mật độ cây trồng khác nhau.
3) Máy có bề rộng làm việc lớn, dao cần băm lượn theo mặt đồng, để độ cao cắt đều nhau.
4) Với cùng một máy băm rơm, có thể tung rơm theo dải hoặc tung toàn mặt đồng.
5) Nghiên cứu giảm tốc độ rotor băm, để giảm công suất máy nhưng vẫn bảo đảm chất
lượng rơm băm.

Nghiên cứu cải tiến độ đồng đều tung rơm


Nghiên cứu trường dòng chảy (flow field) của quá trình tung rơm . Tìm ra được đặc tính
của Trường dòng chảy (mật dộ và tốc độ) sẽ giúp cải thiện độ đồng đều tung rơm. Có thể
dùng phương pháp CFD (Computational Fluid Dynamics, Mô phỏng động lực học dòng
chảy) kết hợp với thí nghiệm đo áp suất và vận tốc. Chụp ảnh tốc độ cao có thể giúp lập
được các phương trình động học của quá trình tung rơm.
Phát triển các kiểu máy tung rơm mới. Có thể xem xét các nghiên cứu sau:
1. Lắp cảm biến tốc độ và hướng gió để điều chỉnh kiểu dạng tung rơm.
2. Thêm bộ điều khiển bằng điện (ở từ buồng lái) cho các cánh hướng dẫn rơm tung.
3. Cải tiến điều khiển các cánh hướng dẫn rơm sao cho dễ dàng hơn, tùy theo hướng gió,
khối lượng và ẩm độ rơm.
4. Nghiên cứu về tấm hướng dẫn (hình dạng, số lượng, vị trí lắp đặt) để đạt được độ đồng
đều tối đa khi tung rơm.
5. Tìm hoạt động tối ưu giữa phương pháp dùng thêm quạt thổi và phương pháp cải thiện
kết cấu rotor-dao băm, cho nhiều loại máy tung rơm khác nhau.

Sự hợp tác giữa nhà nghiên cứu, nhà sản xuất máy, và người sử dụng máy
Nông dân thường gặp nhiều vấn đề khi sử dụng các máy băm-tung rơm hiện có. Nhà nghiên
cứu cần thu thập các vấn đề này để giải quyết cho người sử dụng máy. Các kỹ thuật mới, các
hiểu biết mới của các nhà nghiên cứu về quá trình băm-tung rơm cần được chia sẻ với các
nhà sản xuất máy để tăng ứng dụng các máy này và vượt qua các hạn chế của máy.

Ghi chú và lời bàn thêm (của người dịch)


Bài này do các tác giả ở Đại học Nông nghiệp Bắc Kinh viết, với một nửa tài liệu tham khảo
từ Trung Quốc, nên chưa bao quát hết các nghiên cứu trên thế giới như tựa đề "Global
overview..." của bài viết. Dù sao cũng giúp người đọc một góc nhìn tổng quát về máy móc
xử lý dư thừa cây trồng, thành phần quan trọng nhất của phân hữu cơ, giảm bớt sử dụng phân
hóa học, nghĩa là giảm tổn hại cho môi trường...

14
3 Tiềm năng năng lượng sinh khối cây mía
ở Brazil
Nguồn: Ripoli M.L.C., T.C. Ripoli, W.F. Molina Jr. 2003. Energetic potential of the sugar
cane biomass in Brazil. Paper No. 031016, ASAE International Annual Meeting, Las
Vegas, Nevada, 27-30 July 2003.

Dẫn nhập
Tiêu thụ năng lượng tính trên đầu người của Brazil so với vài nước khác (Hình T1); tiêu thụ
điện vẫn còn ít so với Mỹ và Australia.
Tiêu thụ năng lượbg / Đầu người
24 12000
Bbl dầu. Tấn Than đá

kWh Điện
20 10000

16 8000

12 6000

m3 Khí đốt.
8 4000

4 2000

0 0
USA Australia BRAZIL India

Bbl (thùng dầu). Tấn Than đá. m3 Khí đốt. kWh Điện.

Hình T1. Tiêu thụ năng lượng của Mỹ, Australia, Brazil, và Ấn Độ

Nguồn sinh khối dồi dào từ cây mía ở Brazil có thể dùng để phát năng lượng, đồng thời phải
bảo vệ môi trường. Hiện tại (2003) trước khi thu hoạch, người ta đốt 80% "rác mía" (trash,
gồm ngọn mía, và lá mía tươi hoặc khô, [ND] dịch chung là lá mía); ưu điểm là giết được
ong và rắn rết, người chặt mía ít bị vướng dao phát, tránh bị các lông gai nhọn của lá mía đâm
vào mắt và da, từ đó tăng năng suất lao động; nhược điểm là gây ô nhiễm môi trường, giảm
chũ đường vì sucrose ứa ra ngoài mặt mía bị cháy, tăng bụi đất bám vào thân mía; và nhất là
mất đi nguồn sinh khối để sản xuất năng lượng (hiện tại chỉ có bã mía ép trong nhà máy được
dùng cho năng lượng). Các Nghiệp đoàn lao động phản đối việc bỏ đốt mía, vì làm giảm
năng suất thu hoạch thủ công đến 80%, mà công nhân được trả theo số tấn mía chặt được.
Vậy giải pháp, hoặc là phải trả công lao động gấp 4 lần cho mỗi tấn mía, hoặc phải có máy
thu hoạch mía không đốt lá.
Vấn đề là hầu hết các máy hiện nay được thiết kế để thu hoạch mía đã đốt lá, làm việc không
tốt với mía không đốt lá, nghĩa là năng suất thu hoạch thấp, và hao hụt thân mía khá cao.
Vấn đề thứ hai là việc nâng chuyển rác lá mía; các máy nâng chuyển (loader) và máy đóng
bành (baler) không đáp ứng tốt, phải cải tiến...
Vụ mía 1996 - 1997 (Agrianual 1996) Brazil trồng 4,6 triệu hecta mía, ép 307 triệu tấn mía
để ra 7,2 triệu tấn đường và 12,3 triệu m3 cồn; có 327 nhà máy sử dụng 1,2 triệu lao động

15
trong ngành này. Năng suất mía 30 - 150 tấn/ha, trung bình 70 tấn/ha với vòng đời 12 - 18
tháng. Diện tích mía đứng thứ 4 ở Brazil, sau bắp, đậu nành và đậu.
Bài này trình bày về tiềm năng phát điện ở Brazil từ lá mía, so sánh với trấu (Brazil hiện sản
xuất khoảng 10 triệu tấn lúa mỗi năm).
Ở Brazil, một người thu hoạch thủ công được 5 - 8 tấn/ngày, một máy thu hoạch được 25 - 55
tấn/giờ với mía đã đốt lá. Nhưng nếu không đốt
lá, năng suất thu hoạch giữa hẳn, chỉ cón là 1 - 1,5
tấn/ngày (thủ công), và 20 -45 tấn/giờ (máy). Thu
hoạch bắng máy, lượng lá mía chiếm đến 10% so
với thân mía (Rivoli 1991, 1998). Do máy thu
hoạch mía không hoạt động được trên đất dốc,
nên các tác giả ước lượng chỉ 40 - 50% diện tích
trồng mía ở Brazil có thể thu hoạch bằng máy.

Hình 1. Thu hoạch mía không đốt lá.


để ý lượng lá mía rất nhiều trên mặt đất sau thu hoạch.

Đốt lá mía làm chết vi sinh vật trong đất, làm mất chất hữu cơ và đạm trong sinh khối, làm
tăng nồng độ ozone trong khí quyển. Tại San Paulo, nồng độ ozone ở vùng thu hoạch mía là
80 ppb, so với mức bình thường 20 -40 ppb hoặc 50 ppb ở các khu công nghiệp; nồng độ
khí CO đến 600 ppb trong mùa thu hoạch mía, so với bình thường 100 ppb (de Piracicaba
1989).
Nghiên cứu của Ripoli (1991) cho thấy sử dụng rác lá mía trong nhà máy đường để sản xuất
hơi nước và phát điện, 1 tấn lá mía tương đương với 1,28 thùng dầu (khoảng 200 Lít).
Trước 1992, hơn 90% điện năng ở Brazil là từ thủy điện. Từ 1992, bang San Paulo ra đạo
luật cho phép nhà máy đường bán điện (từ bã mía) dư thừa vào lưới điện của Bang, là vùng
công nghiệp phát triển và đang thiếu điện.
Nhiệt trị cao (gross heat) của lá mía, bã mía, ngọn mía lần lượt là 18,44; 18,32; 18,14 MJ/kg
khô (Ripoli 1991); so với gỗ thông Pinus strobus là 22,12 MJ/kg (Summer at al 1983).
Nhưng nhiệt trị hữu hiệu (net, useful) của bã mía 50% ẩm độ, lá mía tươi, ngọn mía, lá mía
khô lần lượt là 7,69; 4,93; 3,33; 13,55 MJ/kg (Ripoli 1998 ), so với xăng 43,94 MJ/kg và
than đá 28,45 MJ/kg (Goldenberg 1979).
Ripoli (1991) nghiên cứu hai giống ở Brazil, kết quả như Bảng 3.
Bảng 3 (gốc). Ẩm độ và năng suất của hai giống mưa ở Brazil

16
Ripoli & Molina Jr (1991) ước tính năng lượng chứa trong 1 hecta sinh khối mía. Kết quả là
280 700 MJ, gồm 24% trong cồn sản xuất được, 37% do sử dụng bã mía cho nồi hơi, và 39%
trong rác mía (ngọn, lá tươi, lá khô).

Công thức tính


Gọi: (đơn vị tính khối lượng = tấn /hecta)
P = Tổng khối lượng sinh khối trước khi thu hoạch (cả cây mía).
P = Pa + Pe
Pa = Khối lượng mía cây thu hoạch được,
(gồm cả "rác mía" với tỷ lệ khối lượng i%, hoặc i thập phân).
Pe = Khối lượng không thu hoạch được (hao hụt) = p * P
Với: p% (p thập nhân) = Tỷ lệ hao hụt.
Gọi:
Tr = Tổng khối lượng "rác mía" (trash) trước khi thu hoạch.
β = Tr / P = Trash Index = Chỉ số rác mía (tỷ lệ thập phân rác mía)
Qt = Khối lượng rác mía còn trên mặt đồng sau khi thu hoạch.

  * (1  i ) 
Tính được: Qt  Pa *  i  , tấn /hecta.
 1 p 
Nếu biết:
- Diện tích Ac với phương thức dùng rác mía để phát điện;.
- α% = Tỷ lệ khối lượng rác trên diện tích này thực sự dùng để phát điện;
- Nhiệt trị của rác mía ở ẩm độ tươi;
- Hiệu suất Ef chuyển đổi từ nhiệt năng ra điện năng;
thì tính được năng lượng điện phát ra từ dư thừa rác mía sau khi thu hoạch.
Nếu biết:
- Nhu cầu tiêu thụ điện một người trong 1 ngày (Cd);
thì tính được số người Pd được cung cấp điện trong năm từ rác mía.

Kết quả và thảo luận


Sử dụng số liệu nhiệt trị tham khảo từ nhiều nguồn, của rác lá mía, bã mía, và trấu; số liệu về
diện tích và năng suất cây trồng; số liệu α tỷ lệ phế phẩm được sử dụng để phát điện
Số liệu với mía:
 α = 50%, chỉ 50% diện tích thu hoạch được bằng máy và có thể sử dụng rác lá mía.
 Năng suất mía 70 tấn/ha. β = Tr /P = Trash Index = 0,32.
 Bã mía 18,2 tấn/ha.
 i% = tỷ lệ lá mía lẫn trong mía cây thu hoạch = 8,1% (Furlani Neto 1995).
 p% = Tỷ lệ hao hụt, thu hoạch sót = 5% (Ripoli 1998).

17
 Ef% = Hiệu suất chuyển đổi từ nhiệt năng ra điện năng = 8,7%
(ước lượng với nhà máy phát điện cỡ nhỏ (Hiler & Stout 1985)'
 Cd = Nhu cầu tiêu thụ điện một người = 1 kWh/ ngày (với thu thập thấp).
Kết quả tính được tóm tắt ở Bảng dưới:

Tính toán cho thấy khoảng 15 triệu người dân có thể được cung cấp điện từ rác lá mía và bã
mía; con số rất lớn, nghĩa là Brazil đang mất một nguồn năng lượng tái tạo quan trọng. Tình
hình này cũng tương tự như ở các nước trồng nhiều mía như Cuba, Australia, Nam Phi, Peru,
Mexico, Ấn Độ, v.v. Cũng như Brazil, Mỹ Australia, và Cuba cũng đã bắt đầu ([ND] bài viết
2003) các chương trình nghiên cứu biến rác lá mía và bã mía thành điện năng.
Ỏ Brazil, sản xuất điện từ trấu thì khó khăn hơn, vì hàng trăm nhà máy xay xát nhỏ không tập
trung, nên việc vận chuyển trấu đến một nhà máy phát điện lớn là vấn đề chính.

Kết luận
Rác lá mía và bã mía có tiềm năng lớn để phát điện, để đa dạng hóa các nguồn điện ở các
vùng phía Nam và Đông Brazil.

Lời bàn thêm (của người dịch)


Bài viết sử dụng các số liệu cũ ở Brazil (trước 2003) nhưng cũng cung cấp được những số
liệu cơ bản (nhiệt trị, tỷ lệ rác lá mía, tỷ lệ sót v.v) có thể tham khảo cho các nghiên cứu
tương tự ở Việt Nam. Đốt lá gây nhiều hệ lụy về môi trường, chỉ phù hợp với cách thu hoạch
thủ công, nhưng khi đã bắt đầu sử dụng máy thu hoạch (khoảng từ 2014 ở Việt Nam và tăng
nhiều cho đến nay) thì cần xem xét để bỏ tập quán đốt lá mía, sử dụng rác lá mía để phát
điện, bổ sung đáng kể vào nguồn năng lượng tái tạo của quốc gia.

18
4 Bón phân chuồng, lợi ích tái sử dụng
Nguồn: Risse L. M., M. L. Cabrera, A. J. Franzluebbers, J. W. Gaskin, J. E. Gilley, R. Killorn, D. E.
Radcliffe, W. E. Tollner, H. Zhang. Land application of manure for beneficial reuse. In: Rice J.M.,
D.F. Caliwell, F.J. Humenik (Eds): Animal Agriculture and the Environment, pp.283-316, National
Center for Manure & Animal Waste Management White Papers. ASABE Publ. No 913C0306.

Dẫn nhập
Bài viết này tóm tắt các ích lợi từ việc bón phân chuồng cho cây trồng. Tiếp theo là tóm tắt
các yếu tố hạn chế việc sử dụng phân chuồng. Các thảo luận đều nêu các đề mục cần nghiên
cứu thêm về phân chuồng và khuyến nông để kiểm chứng thực tế.

Lợi ích bón phân chuồng [ ... ... = ND tóm lược]


▀ Cung cấp chất dinh fưỡng
Bảng 1. Dưỡng chất trong phân chuồng (Bates & Gagon, 1981)
Phân không lỏng (kg /tấn) Phân lỏng (kg / m3)
Vật nuôi N P2O5 K2O N P2O5 K2O
Bò sữa 3-8 1-8 1 - 16 0.4 - 6,1 0,2 - 2,5 0,2 - 6,9
Bò thịt 2 - 10 1-7 2 - 15 0,7 - 4,2 0,1 - 3,5 06 - 3,6
Heo 2 - 14 1 - 31 1-9 0,1 - 7,3 0,1 - 7,5 0,1 - 5,9
Gà 2 - 66 1 - 48 1 - 28 4,2 - 0,0 1,6 - 10,9 1,6 - 4,7
(Bates, T. and E. Gagon. 1981. Nutrient content of manure. University of Guelph, Ontario, Canada)

Có hai dạng N và P trong phân chuồng: hữu cơ và vô cơ. Dạng hữu cơ phải được chuyển đổi
thành vô cơ, cây trồng mới dùng được. Với K thì 90 - 100% ở dạng vô cơ, coi như là phân
hóa học. N vô cơ chiếm 1 - 11% khối lượng phân bò, 4 - 15% phân heo, 3 - 50% phân gà, và
1 - 13% trong phân ủ compost (Cabrera & Gordillo 1995). Trái lại, phân lỏng (slurry, cả
nước tiểu) chứa nhiều N hữu cơ hơn. Tỷ lệ N hữu cơ/N toàn phần là 60 - 79% với phân bò,
68 - 89% với phân heo (lỏng), 84 - 95% ở phân gà. Lưu ý cây trồng không thể sử dụng hết N
vô cơ, vì hao hụt do rửa trôi nitrate và bốc hơi ammonia. Bón phân lỏng trên mặt đất, mất
ammonia làm chỉ còn 11 - 67% N hữu hiệu cho cây trồng. Ngược lại, "tiêm" phân lỏng dưới
mặt đất, hao hụt do denitrification (khử nitrogen, biến nitrate thành khí nitrogen) vẫn còn
được 79 - 93% N hữu hiệu. Vậy, bón dưới đất hữu hiệu hơn bón trên mặt.
Ủ phân trong thời gian dài, N hữu cơ chuyển hóa thành N vô cơ cho cây trồng. Tỷ lệ chuyển
hóa là 8 - 52% với phân heo; 0 - 51% với phân bò; và 17 - 73% với phân gà (Cabrera &
Gordillo 1995).
▀ Phân chuồng có lợi cho cây trồng
- Tăng năng suất cây trồng.
- Tăng chất lượng sản phẩm, do cung cấp nhiều vi chất và cải thiện đất.

19
▀ Phân chuồng ổn định tốt pH của đất, nhất là ở đất chua (acid). (Nhiều nghiên cứu) Lý
do tăng được pH nhờ Ca và Mg trong phân, từ đó tăng P hữu hiệu và bớt ngộ độc Al. Ví dụ
phân gà khô chứa 50 kg Ca /tấn.
▀ Phân chuồng tăng chất hữu cơ cho đất. [... ...] từ đó cải thiện cơ cấu đất đai, khả năng giữ
nước, khả năng thấm nước, và hoạt động vi sinh vật. Nhờ phân hữu cơ, cây trồng cho nhiều
sinh khối hơn ở rễ và thân lá. Thường cần ít nhất 2 năm để phát huy các tác dụng này.
▀ Phân chuồng cải thiện cơ lý tính đất. Bao gồm: cải thiện cơ cấu đất, độ rỗng (xốp), độ
thấm nước, độ giữ nước; giảm độ nén đất; giảm năng lượng cày bừa; hạt dễ đâm mầm, rễ dễ
phát triển....
▀ Phân chuồng giảm phụ thuộc vào thuốc BVTV
Phân ủ giảm mầm bệnh do tăng nhiều loại vi sinh vật trong sinh khối. Bullock et al (1999)
phát hiện phân heo làm giảm bệnh Sclerotium rolfsii ở cây cà chua.. Aryantha et al (2000)
cho thấy phân gà ủ đã ngăn chận bệnh Phytophthora cinnamomi nhờ giúp phát triển hoạt
động của các bào tử nội sinh; nhưng phân bò và phân cừu không cho kết quả rõ nét tương tự.
(Lazarovits 2001) cho thấy nồng độ ammonia và nitrous acid cao trong phân gà/heo có thể
ngăn chận mầm bệnh. Nhiều nghiên cứu khác về ảnh hưởng của phân chuồng đến sự phát
triển của tuyến trùng (Coleman et al 1984; Griffiths et al 1994; Neher & Olsen 1999; Bohlen
& Edwards 1994; Ingham 1985).
Các nghiên cứu khác về ảnh hưởng của phân hữu cơ đến độ phân hủy và tồn dư của thuốc trừ
sâu bệnh (Benoit et al 1996; Bollag et al 1992; Piccolo et al 1998; Gan et al 1998; Gupta &
Baummer 1996) với nhiều kết quả tốt [... ...]
▀ Phân chuồng giảm nước chảy tràn và xói mòn đất.
Nhiều thí nghiệm dùng thiết bị giả mưa (rainfall simulator) để đo ảnh hưởng của phân
chuồng đến mức nước chảy tràn và xói mòn đất (Mitchell & Gunther 1976; Westerman et al
1983; Gilley et al 1999; Barrington & Madramootoo 1989; Chandra & De 1983; Giddens &
Barnett 1980; Mueller et al 1984; Bushee et al 1999; Sauer et al 1999; Gilley & Eghball
1998; Westerman et al 1983) v.v. [ND] Tóm tắt một số kết quả tiêu biểu:
- Độ giảm xói mòn tùy loại đất; loại phân, lượng bón, cách thức bòn, và thời gian từ khi
bón đến khi có mưa.
- Độ giảm xói mòn chưa xảy ra với phân ủ 15 ngày, có hiệu lực với phân ủ 30 ngày khi
phân hữu cơ ảnh hưởng đến tính chất đất; vì thế cần theo dõi trong thời gian dài hơn.
- Nói chung, phân chuồng giảm nước chảy tràn và xói mòn đất.
Cũng có nhiều nghiên cứu thực địa (Westerman et al 1983; Giddens & Barnett 1980; Khaleel
et al 1979; Edwards et al 1994; Long et al 1975; Wood et al 1999; Vories et al 1999) có phân
biệt giữa thất thoát chất rắn trong phân với thất thoát đất bị xói mòn, với nhiều mô hình toán.
Mức độ giảm xói mòn tùy thuộc loại phân, lượng phân bón, cây trồng, và cách làm đất. Ví
dụ kết quả của Gilley & Risse (2001) với bón phân chồng hàng năm, giảm được 2 - 62%
runoff (mất nước chảy từ chỗ cao xuống chổ thấp) và giảm 15 - 65% mất đất do xói mòn, so
với đối chứng không bón phân. Mức giảm tương quan chặt với lượng phân bón. Cũng lưu ý
rằng giảm thất thoát nước đồng thời giảm ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm.

20
▀ Phân chuồng giúp lưu giữ carbon (carbon sequestration: không cho CO2 thải ra môi
trường). Chu kỳ từ quang hợp CO2 thành sinh khối thực vật, được con vật ăn vào thành sinh
khối vật nuôi, thở ra CO2, và phân đưa vào đất. Phân chuồng được vi sinh vật chuyển thành
hữu cơ của đất và góp phần lưu giữ C (carbon) trong đất, bớt đưa CO2 trở lại khí quyển.
Có rất nhiều thí nghiệm và theo dõi tỷ lệ C được lưu giữ trong đất từ các loại phân khác nhau,
với nhiều loại cây trồng, loại đất và thời tiết... Có nhiều theo dõi lâu dài; ví dụ, theo dõi qua
56 năm ở Oregon, C hữu cơ trong lớp 20 cm đất mặt với phân chuồng thì cao hơn 36% so với
bón phân hóa học; con số là lưu giữ C là 19 g /(m2. năm) bằng khoảng 23% lượng bón C
(Collins et al 1992),
Nói chung, tỷ lệ lưu giữ carbon tăng theo lượng bón phân chuồng, dĩ nhiên bón nhiều quá sẽ
không tốt cho chất lượng nước và môi trường. Khí hậu cũng là một yếu tố: Vùng đất nóng
(thermic, nhiệt độ đất 15 - 22 oC) chỉ giữ 7 ± 5% C trong phân, thấp hơn 23 ± 15% ở vùng đất
lạnh (frigid, nhiệt độ đất dưới 8 oC). Nhiệt độ cao phân hủy hữu cơ nhanh hơn, do hoạt động
mạnh hơn của vi sinh vật. Ẩm độ cao cũng giúp phân hủy C nhanh hơn, thế nhưng C lưu giữ
8 ± 4% ở vùng đất ẩm không khác biệt có ý nghĩa với 11 ± 14% ở vùng đất khô.
▀ Phân chuồng ảnh hưởng đến phát thải CH4 (methane) và N2O (nitrous oxide)
Ba chất tạo nên khí nhà kính là CO2 (góp 57%), CH4 (27%) và N2O (16%) theo Hội đồng
KHKT Nông nghiệp CAST (1992); dù CH4 và N2O chỉ chiếm 2% và 0,1% so với CO2 nhưng
hoạt tính cao hơn 58 và 206 lần CO2.
Phần lớn CH4 trong phân bón vào đất được lưu giữ nhờ đất có không khí; ngược lại, vi
khuẩn kỵ khí trong các đống phân hoặc vũng phân (lagoon), hoặc trong ruột gia súc lỏng phát
thải CH4 vào khí quyển. Các phát thải này chiếm 20 - 34% tổng số CH4 tòan cầu (CAST
1992; IPCC 2000).
Phát thải N2O vào khí quyển do quá trình khử nitrogen (denitrification) tùy thuộc điều kiện
háo khí, tỷ lệ C hữu cơ trong đất, pH của đất, và nhiệt độ đất (Betlach & Tiedje 1981; Paul &
Beauchamp, 1989). Thí nghiệm của Webster & Goulding (1989) với lúa mạch, đất có bón
phân chuồng và %C hữu cơ cao gấp 3 lần không bón thì mất 2.9 g N /m2 so với không bón
chỉ mất 0,5 9 g N/m2.
N2O phát sinh khi vi sinh vật phân hủy C dạng dễ oxy-hóa cùng lúc có N; ví dụ phân lỏng
chứa trong ao/ vũng phân, trong điều kiện kỵ khí, có nhiều C và N. Harper et al (2000) theo
dõi 4 ao nối tiếp thanh lọc nước thải từ chuồng heo; tỷ lệ CH4 lớn nhất (79%) ở ao đầu tiên
và giảm dần, đến ao cuối chỉ còn 8%. Ngược lại, N2O tăng dần từ ao đầu (dưới 1%) đến ao
cuối (8%), phần còn lại là N2 vô hại. Tổng lượng khí phát sinh tỷ lệ nghịch với nồng độ
oxygen (1 mg/Lit ở ao đầu, tăng đến 20 mg/Lit ở ao cuối).
Tóm lại, xử lý phân lỏng cần lưu ý để giảm thiểu CH4 và N2O phát thải vào khí quyển.
▀ Ủ phân chuồng (composting) giúp lưu giữ C trong đất
Ủ phân chuồng làm giảm thể tích và mùi hôi, ổn định dưỡng chất, và diệt hạt cỏ và mầm
bệnh... Ủ phân 100 ngày tăng gấp đôi các chất mùn như humid acid (Inbar et al 1990); nhưng
gây hao hụt C từ 16 đến 60%, tùy loại phân và thời gian ủ (Eghball et al 1997; Mondini et al
1996; Bernal & Kirchmann 1992); và haoˆhụt N có thể đến 49%. Còn nhiều yếu tố ảnh hưởng
khác như: thức ăn cho gia súc, tuổi vật nuôi, ẩm độ và nhiệt độ đất v.v. Nói chung, ủ phân
làm mất C trong phân chuồng; nhưng phần C còn lại khi bón vào đất không dễ bị mất.

21
Hạn chế của bón phân chuồng
Có nhiều vấn đề cản trở việc sử dụng phân chuồng: Ảnh hưởng đến nguồn nước do chảy tràn;
không chắc chắn về độ dưỡng chất trong phân; chi phí vẫn chuyển và vận hành; mùi hôi đối
với công chùng v.v. Mục này điểm lại các vấn đề trên và các nghiên cứu khoa học để vượt
qua các trở ngại này.
► Bón quá nhiều phân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ EPA (1998) đã nhận diện nông nghiệp là nguồn gây ô nhiễm
sông suối, đặc biệt là chăn nuôi. Bón phân chuồng không đúng cách sẽ gây hại cho nguồn
nước ngầm và nước mặt, với N, P, mầm bệnh, hormone. Chất hữu cơ vào nguồn nước bị
phân hủy, được đo bằng (BOD, biochemical oxygen demand, nhu cầu oxygen sinh học) và
bằng (COD, chemical oxygen demand, nhu cầu oxygen hóa học). Hầu hết phân chuồng có
BOD hơn 20 000 mg/Lit và COD hơn 50 000 mg/Lit; so với nước thải sinh hoạt chỉ cỡ
200 - 500 mg/Lit. Nước chảy tràn chứa phân chuồng làm cạn nguồn oxygen trong nước, giết
chết cá tôm (Tchobanoglous & Schroeder 1987; Loehr 1984), làm đục nước và gây mùi hôi
thối. Nhiều nghiên cứu khác cũng ra kết quả tương tự (Andres 1995; (Huffman &
Westerman 1995; Frick et al 1998).
Các nghiên cứu khác (Sharpley & Sheffield 2000; Sims et al 1998; Pote et al 1996): P trong
nước mặt có phân chuồng là nguồn gây phì dưỡng (eutrophication, quá nhiều dưỡng chất làm
tảo sinh sôi, lấy hết oxygen, làm chết cá). Do cây trồng chứa nhiều N (tỷ số N/P = 10/1) và
phân chuồng chứa ít N hơn (N/P = 3/1) nên P dư chảy tràn theo nước mưa và gây hại cho môi
trường.
Các nghiên cứu về mầm bệnh chỉ thị bởi trực khuẩn trong phân (fecal coliform, FC) làm ô
nhiễm nguồn nước (Loehr 1984; Barker et al 1994; Edwards & Daniels 1994; Thelin &
Gifford 1983; Doran & Linn 1979; Jawson et al 1982; Edwards et al 1997; Cook et al 1998;
Stephenson 1978; Tiedemann et al 1988; Gary et al 1983; Crane & Moore 1986; Strauch &
Ballarini 1994; Peterson et al 2000) và không dùng được cho sinh hoạt hoặc công nghiệp.
► Kế hoạch quản lý dưỡng chất để giảm ảnh hưởng xấu
Phương cách chính để giảm các nguy hại trên là quản lý tốt mức lượng, thời gian và địa điểm
bón phân chuồng. Không thể giảm hoàn toàn các thất thoát này, nên cần bổ sung các biện
pháp phòng trị kèm theo bón phân chuồng. NMP (Nutrient Management Plans, Kế hoạch
Quản lý Dưỡng chất). Quan trọng nhất là lượng bón phù hợp với cây trồng (CAST 1996) và
đất đai để không thất thoát ra môi trường. Thời điểm bón để giảm thiểu thất thoát tùy thuộc
khí hậu, cây trồng, loại phân, thiết bị và lao động có sẵn (Gilbertson et al 1979). Với phân
lỏng, nên "tiêm" dưới đất để giảm mùi hôi và thất thoát.
Các văn bản hướng dẫn USDA/EPA Unified National Strategy for Animal Feeding (1999),
Technical Guidance on Comprehensive Nutrient Management Plans (USDA 2000) cần được
tham khảo kỹ lưỡng. Quản lý phân bón không còn chỉ xét về nông học và kinh tế, mà cả về
môi trường nữa (Beegle et al 2000).
► Thực hành quản lý tốt (BMP, Best Management Practices) bảo vệ chất lượng nước
Các BMP nhằm giảm nước mặt chảy tràn và nước ngầm bị ô nhiễm. Một cách tránh chảy
tràn hữu hiệu là tăng độ thấm nước vào đất (infiltration rate) bằng cây cỏ phủ đất, làm đất tối

22
thiểu hoặc theo đường đồng mức, hoặc tạo các băng cỏ cản nước chảy, v.v. Hàng thực vật
mọc dọc dòng chảy (riparian buffer) giúp giảm N và P trong nước ngầm thấm vào dòng chảy.
Nhà nông cần hiểu lợi ích kinh tế và môi trường của các biện pháp này.
►Dưỡng chất biến động trong phân chuồng cũng hạn chế mức sử dụng
Khối lượng và tính chất phân gia súc thay đổi nhiều tùy vật nuôi, thức ăn gia súc, khí hậu,
cách xử lý và bón phân v.v (Gilbertson et al 1979; Barnett 1994; Millmier et al 2000;
Edwards et al 1992; Rieck-Hinz et al 1996; Patterson et al 1998). Ví dụ, nồng độ P trong
phân gà thay đổi từ 8,0 đến 25,8 g/kg (trung bình 14,3 g P/kg phân); vậy nếu bòn 5 tấn phân
gà/ha sẽ được 40 - 129 kg/ha (trung bình 71 kg P/ha). Thực tế 40 kg P/ha là đủ cho hầu hết
cây trồng; khó căn cứ vào số trung bình để tính toán. Đưa đi phân tích thành phần trong phân
cũng tốn thời gian chờ kết quả. Nếu không có thiết bị phân tích ngay tại nông trại thì cần
theo dõi các khuyến cáo cụ thể từ các nghiên cứu tại địa phương.
► Lấy mẫu và xử lý mẫu phân chuồng cũng hạn chế mức sử dụng
Mẫu phân có kích cỡ to nhỏ khác nhau, phần rắn và lỏng khác nhau. Nghiền mẫu cho đồng
đều cũng là vấn đề vì phân ướt đóng bánh. Vậy phải sấy phân, mà sấy làm mất N qua
ammonia bay hơi (Gale et al 1991). Tỷ lệ N cũng thay đổi từ khi lấy mẫu đến lúc thực bón
(Odell et al 1995). Nhiều nghiên cứu về các phương pháp sấy mẫu phân (Mahimairaja et al
1990; Wood & Hall 1991; Wood & Hall 1991) để giảm thiểu mất N, nhưng vẫn cần hoàn
thiện thêm. Hiện đã có phương pháp phân tích nhanh N cho phân lỏng (Van Kessel et al
2000) nhưng chưa áp dụng được với phân khô. Cần nhiều nghiên cứu bổ sung về phân tích...
► Chi phí vận chuyển và vận hành cũng hạn chế mức sử dụng
Gần phân nửa trại chăn nuôi tập trung ở Mỹ không có đủ đất trồng trọt để tiêu thụ hết N và P
chứa trong phân chuồng của trại (Gollehon et al 2001). Phải chuyên chở phân đi nơi khác
hoặc sử dụng cách khác. Vấn đề của chuyên chở là tính kinh tế. Freeze & Sommerfeldt
(1985) xác định chỉ có lợi khi chở phân trong vòng 15 km. Ẩm độ phân càng cao càng tốn
chi phí chuyên chở; nên thường chỉ chở phân khá khô, không chở phân lỏng (Gilbertson et al
1984; Bosch & Napit 1992). Nhiều nước Châu Âu hỗ trợ chi phí chuyên chở phân để khuyến
khích sử dụng chất thải gia súc (Conway & Pretty, 1991). Cần các chương trình huấn luyện
để nông dân tích hợp trồng trọt với chăn nuôi, nhằm giảm chuyên chở đến nơi khác. Cần
nhiều nghiên cứu hơn nữa về xử lý phân (tách, lọc, vắt nước v.v) để dễ chuyên chở phân hơn.
► Cảm nhận của công chúng về mùi phân chuồng cũng hạn chế mức sử dụng
Cảm nhận của công chúng để chấp nhận bón phân chuồng ảnh hưởng đến luật lệ. Quan tâm
của công chúng về ảnh hưởng phân chuồng gồm 3 mục chất lượng: nước, không khí, và thực
phẩm. Công chúng thường ở ngoài ngành nông nghiệp và chỉ biết thông tin từ báo chí, với
nhiều tin xấu không từ phân chuồng, mà từ nguồn khác như rác thải đô thị. Cần thông tin
khoa học chính xác, nhưng cũng cần xử lý mùi hôi từ phân chuồng, nhất là ở các khu vực gần
đo thị (Moore et al1995). Có nhiều biện pháp hóa học để xử lý mùi hôi (Sweeten 1992)
nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, cần thêm nhiều nghiên cứu.
Chất lượng thực phẩm được quan tâm nhiều với nông nghiệp hữu cơ dùng nhiều phân chuồng
(Strauch & Ballarini 1994). Cơ quan FDA (Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) thừa nhận rằng
phân chuồng xử lý đúng cách là loại phân hữu hiệu và an toàn, nhưng lưu ý phải thực hành
tốt để giảm nguy cơ nhiễm vi sinh (USDA 1998). Nhiều nhà sản xuất, cơ quan an toàn thực

23
phẩm, và Bộ Nông nghiệp Mỹ đều khuyến cáo phải có thời gian ít nhất 60 ngày từ khi bón
phân đến khi thu hoạch nông sản. Cần thêm nhiều nghiên cứu về các phương pháp xử lý để
không truyền mầm bệnh đến cây trồng và kiểm chứng thực tế. Song song là các chương trình
phổ biến an toàn thực phẩm để người tiêu dùng.

Các vấn đề đã thảo luận về nghiên cứu, khuyến nông và chính sách
● Ảnh hưởng bón phân chuồng đến chất lượng đất và cây trồng.
● Bón phân chuồng liên quan đến lưu giữ carbon.
● Các vấn đề kinh tế về vận chuyển và vận hành xử lý phân chuồng.
● Các vấn đề về lấy mẫu và xác định chính xác tỷ lệ dưỡng chất trong phân chuồng.
● Hoạch định về cung cấp dưỡng chất cho cây trồng: Lượng bón, phương pháp, bảo vệ môi
trường v.v.
● Các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước, giảm xói mòn và chảy tràn.

Tài liệu tham khảo (References)


[ND] Do bài dịch rất tóm tắt (6 trang) từ bài viết gốc 25 trang, các tài liệu tham khảo được chép lại:
Agbenin, J.O. and J.T. Goladi. 1997. Carbon, nitrogen and phosphorus dynamics under continuous cultivation as influenced by farmyard
manure and inorganic fertilizers in the savanna of northern Nigeria. Agriculture, Ecosystems and Environment 63:17 -24.
Albiach, R., R. Canet, F. Pomares, and F. Ingelmo. 2001. Organic matter components and aggregate stability after application of different
amendments to a horticultural soil. Bioresource Technology 76(2):125 -129.
Andres, A.S. 1995. Nitrate loss via ground water flow, Coastal Sussex County, Delaware. In K. Steele (Ed). Animal waste and the land -
water interface. Lewis Publishers. Boca Raton, FL. Pp. 69 -76.
Angers, D.A. 1998. Water -stable aggregation of Quebec silty clay soils: some factors controlling its dynamics. Soil & Tillage Research 47(1
-2):91 -96.
Angers, D.A. and A. N’Dayegamiye. 1991. Effects of manure application on carbon, nitrogen, and carbohydrate contents of a silt loam and
its particle -size fractions. Biology and Fertility of Soils 11:79 -82.
Aoyama, M., D.A. Angers, A. N’Dayegamieye, and N. Bissonnette. 1999. Protected organic matter in water -stable aggregates as affected by
mineral fertilizer and manure applications. Can. J. Soil Sci. 79(3):419 -425.
Aryantha, I.P., R. Cross, and D.I. Guest. 2000. Suppression of Phytophthora cinnamomi in potting soil mixes amended with uncomposted and
composted animal manures. Phytopathology 90(7):775 -782.
Barker, J.C., J.P. Zublena, and C.R. Campbell. 1994. Agri -waste management: Livestock manure production and characterization in North
Carolina. North Carolina Cooperative Extension Service. Raleigh, NC. Barnett, G.M. 1994a. Phosphorus forms in animal manure.
Bioresour. Technol. 19:139 -148. Barnett, G.M. 1994b. Manure P fractionation. Bioresour. Technol. 19:149 -155.
Barrington, S.F. and C. A. Madramootoo, 1989. Investigating seal formation from manure infiltration into soils. Trans. ASAE 32(3):851 -
856.
Barthes, B., A. Albrecht, J. Asseline, G. De Noni, and E. Roose. 1999. Relationship between soil erodibility and topsoil aggregate stability or
carbon content in a cultivated Mediterranean highland (Aveyron, France). Comm. in Soil Sci. and Plant Anal. 30(13 -14):1929 -1938.
Bates, T. and E. Gagon. 1981. Nutrient content of manure. University of Guelph, Ontario, Canada.
Beauchamp, E.G. 1983. Response of corn to nitrogen in preplant and sidedress applications of liquid dairy cattle manure. Can. J. Soil Sci.
63:377 -386.
Beauchamp, E.G. 1986. Availability of nitrogen from three manures to corn in the field. Can. J. Soil Sci. 66:713 -720.
Beauchamp, E.G. and R.P. Voroney. 1994. Crop carbon contribution to the soil with different cropping and livestock systems. J. of Soil and
Water Cons. 49:205 -209.
Beegle, D.B., O.T. Carton, and J.S. Bailey, 2000. Nutrient management planning: justification, theory, practice. J. Environ. Qual. 29:72 -79.
Benoit, P., E. Barriuso, S. Hovot, and R. Calvert. 1996. Influence of the nature of soil organic matter on the sorption -desorption of 4 -
chlorophenol, 2,4 -dichlorophenol and the herbicide 2,4 - dichlorophenoxyacetic acid (2,4 -D). European J. Soil Sci. 47(4):567 -578.
Bernal, M.P. and H. Kirchmann. 1992. Carbon and nitrogen mineralization and ammonia volatilization from fresh, aerobically and
anaerobically treated pig manure during incubation with soil. Biology and Fertility of Soils 13:135 -141.
Betlach, M.R. and J.M. Tiedje. 1981. Kinetic explanation for accumulation of nitrite, nitric oxide, and nitrous oxide during bacterial
denitrification. Applied and Environmental Microbiology 42:1074 -1084.
Bhogal, A. and M. Shepherd. 1997. Effect of poultry manure on the leaching of carbon from a sandy soil as a potential substrate for
denitrification in the subsoil. Journal of the Science of Food and Agriculture 74:313 -322.
Bohlen, P.J. and C.A. Edwards. 1994. The response of nematode trophic groups to organic and inorganic nutrient inputs in agroecosystems.
Pp. 235 -244. In: J.W. Doran, D.C. Coleman, D.F. Bezdicek, and B.A. Stewart (Eds). Defining soil quality for a sustainable environment.
SSSA Special Publication No. 35. SSSA, ASA, Madison, WI.
Bollag, J.M., C.J. Meyers, and R.D. Minard. 1992. Biological and chemical interactions of pesticides with soil organic matter. Science of the
Total Environment 123:205 -217. Boman, R.K., S.L. Taylor,

24
W.R. Raun, G.V. Johnson, D.J. Bernardo, and L.L. Singleton. 1996. The Magruder Plots: A century of wheat research in Oklahoma.
Published by Department of Agronomy, Oklahoma State University.
Bosch, D.J. and K.B. Napit. 1992. Economics of transporting poultry litter to achieve more effective use as fertilizer. J. of Soil and Water
Cons. 47(4):342 -346.
Brown, S.M.A., H.F. Cook, and H.C. Lee. 2000. Topsoil characteristics from a paired farm survey of organic versus conventional farming in
southern England. Biological Agriculture & Horticulture 18(1):37 -54.
Buckman, H.O. and N.C. Brady. 1969. The nature and properties of soils (7th Ed.). MacMillan Co., New York, NY.
Bullock, L.R. III, and J.B. Risaino. 1999. Effects of organic and synthetic fertility amendments on southern blight, soil biological
communities and yield of processing tomatoes. In: G.B. Havenstein (Ed). Proceedings of 1999 NC State University Animal Waste
Management Symposium; January 27 -28, 1999; Research Triangle Park, NC. NCSU Animal Waste Management Field Day Committee;
College of Agriculture and Life Sciences: NC State University, Raleigh, NC.
Burn, R.S. 1989. Farming and farming economy: Notes, historical and practical, on farm farming economy. Crosby Lockwood and Son,
London, UK. Bushee, E.L., D.R.
Edwards, R.S. Gates, L.W. Turner, P.A. Moore, and L. Dunn. 1999. Ef chemical amendments on surface water runoff concentrations from
swine manure. ASA No. 99 -2099.
Buyanovsky, G.A. and G.H. Wagner. 1998. Changing role of cultivated land in the global cycle. Biology and Fertility of Soils 27:242 -245.
Cabrera, M.L., S.C. Chiang, W.C. Merka, O.C. Pancorbo, and S.A. Thompson, 1994. Nitrou and carbon dioxide emission from pelletized and
nonpelletized poultry litter incorpora soil. Plant and Soil 163:189 -196.
Cabrera, M.L. and R.M. Gordillo. 1995. Nitrogen release from land -applied animal manure Steele (Ed.). Animal Waste and the Land -Water
Interface, CRC Press, New York.
Campbell, A.J., J.A. Mcleod, and C. Stewart. 1997. Nutrient characterization of stored liq manure. Can. Agric. Engin. 39:43 -48.
CAST. 1992. Preparing U.S. agriculture for global climate change. Task Force Report N Council for Agricultural Science and Technology,
Ames, IA, 96 pp.
CAST. 1995. Waste management and utilization in food production and processing. Cou Agricultural Science and Technology Report No.
124. Ames, IA. 125 p.
CAST. 1996. Integrated animal waste management. Council for Ag. Sci. and Tech., Ames, IA Castellanos, J.Z. and P.F. Pratt. 1981.
Mineralization of manure nitrogen: Correlatio laboratory indexes. Soil Sci. Soc. of Am. J. 45:354 -357.
Chandra, S. and S.K. De. 1983. Effect of cattle manure on soil erosion by water. S 133:228 -231. Chang, C., T.G. Sommerfeldt, and T. Entz.
1990. Rates of soil chemical changes with eleven applications of cattle feedlot manure. Can. J. Soil Sci. 70:673 -681.
Chang, C., T.G. Sommerfeldt, T. Entz. 1991. Soil chemistry after eleven annual applica cattle feedlot manure. J. Env. Qual. 20:475 -480.
Christensen, B.T. 1988. Effects of animal manure and mineral fertilizer on the total carb nitrogen contents of soil size fractions. Biology and
Fertility of Soils 5:304 -307.
Coleman, D.C., R.V. Anderson, C.V. Cole, J.F. McClellan, L.W. Woods, J.A. Trofymow, a Elliot. 1984. Roles of protozoa and nematodes in
nutrient cycling. Pp. 17 -28. In R.L.To J.E. Giddons (Eds). Microbial -plant interactions. ASA Special Publication 47. ASA, CS SSSA,
Madison, WI.
Collins, H.P., P.E. Rasmussen, and C.L. Douglas, Jr. 1992. Crop rotation and residue mana effects on soil carbon and microbial dynamics.
Soil Sci. Soc. Amer. J. 56:783 -788.
Conway, G.R. and J. N. Pretty. 1991. Unwelcome harvest agriculture and pollution. Ea Publications Ltd. London, England. 645 p.
Cook, M.N., S. Mostaghimi, and P.W. McClellen. 1998. Animal waste BMPs a bacteriological quality of surface water. ASAE Paper 982030.
St Joseph, MI.
Coyne, M.S., R.A. Gilfillen, R.W. Rhodes, and R.L. Blevins. 1995. Soil and fecal coliform t by grass filter strips during simulated rain. J.
Soil and Water Cons. 50:405 -408.
Crane, S.R. and J.A. Moore. 1986. Modeling enteric bacterial die -off: A review. Water, Air, a Pollution 27:411 -439.
Crane, S.R., P.W. Westerman, and M.R. Overcash. 1980. Die -off of fecal indicator or following land application of poultry manure. J.
Environ. Qual. 9:531 -537.
Doran, J.W. and D.M. Linn. 1979. Bacteriological quality of runoff water from pasturelan and Envir. Microbiology. 37:985 -991.
Dou, Z., J.D. Toth, D.T. Galligan, C.F. Ramberg, Jr., and J.D. Ferguson. 2000. Lab procedures for characterizing manure phosphorus. J.
Environ. Qual. 29:508 -514.
Dubrey, S.K. and Mondal, R.C. 1994. Effect of amendments and saline irrigation water properties and yields of rice and wheat in a highly
sodic soil. J. Agr. Sci. 122:351 -357.
During, C. and W.C. Weeda. 1973. Some effects of cattle dung on soil properties, pasture production, and nutrient uptake. I. Dung as a source
of phosphorus. New Zealand J. Agric Res. 16:423 -430.
Eck, H.V., S.R. Winter, and S.J. Smith. 1990. Sugarbeet yield and quality in relation to residual beef feedlot waste. Agron. J. 82:250 -254.
Edwards, D.R., M.S. Coyne, T.C. Daniel, P.F. Vendrell, J.F. Murdoch, and P.A. Moore, Jr. 1997. Indicator bacteria concentration of two
northwest Arkansas streams in relation to flow and season. Trans. ASAE 40:103 -109.
Edwards, D.R. and T.C. Daniel. 1994. Environmental impacts of on -farm poultry waste disposal - a review. Bioresource. Technol. 41:9 -33.
Edwards, D. R., T.C. Daniel, P.A. Moore, Jr., and A.N. Sharpley, 1994. Solids transport and erodibility of poultry litter surface applied to
fescue. Trans. ASAE 37(3):771 -776.
Edwards, J.H., R.H. Walker, E.A. Guertal, L.D. Norton, and J.T. Eason. 1994. Options for Recycling Organics on Farm Land. Biocycle
35(11):66 -68.
Eghball, B. 1999. Liming effects of beef cattle feedlot manure or compost. Commun. Soil Sci. Plant Anal. 30:2563 -2570.
Eghball, B. and J.F. Power. 1994. Beef cattle feedlot manure management. J. Soil and Water Cons. 49(2):113 -122.
Eghball, B. and J.F. Power. 1999. Phosphorus and nitrogen -based manure and compost applications: Corn production and soil phosphorus.
Soil Sci. Soc. Am. J. 63(4):895 -901.
Ertl, D.S., K.A. Young, and V. Raboy. 1998. Plant genetic approaches to phosphorous management in agricultural production. J. Environ.
Qual. 27:299 -304.
Estevez, B., A. N’Dayegamiye, and D.Coderre. 1996. The effect of earthworm abundance and selected soil properties after 14 years of solid
cattle manure and NPKMg fertilizer application.Can. J. of Soil Sci. 76(3):351 -355.
Finlay -Moore, O., P.G. Hartel, and M.L. Cabrera. 2000. 17β -estradiol and testosterone in soil and runoff from grasslands amended with
broiler litter. J. Environ. Qual. 29:1604 -1611.
Follett, R.H., D.G. Westfall, and R.L. Croissant. 1992. Utilization of animal manure as fertilizer. Colorado State University Cooperative
Extension Bulletin 552A.
Franzluebbers, A.J., J.A. Stuedemann, and S.R. Wilkinson. 2001. Bermudagrass management in the Southern Piedmont USA. I. Soil and
surface residue carbon and sulfur. Soil Sci. Soc. Am. J. 65:834 -841.

25
Fraser, D.G., J.W. Doran, W.W. Sahs, and G.W. Lesoing. 1988. Soil microbial populations and activities under conventional and organic
management. J. Environ. Qual. 17(4):585 -590.
Freeze, B.S., and T.G. Sommerfeldt. 1985. Break -even hauling distances for beef feedlot manure in Southern Alberta. Can. J. Soil Sci.
65:687 -693.
Frick, E.A. D.J. Hippe, G.R. Buell, C.A. Couch, E.H. Hopkins, D.J. Wangsness, and J. W. Garrett. 1998. Water quality in the Apalachicola,
Chattahoochee -Flint river basin. U.S. Geological Survey. Report No. 1164.
Reston, VA. Gale, P.M., J.M. Phillips, M.L. May, and D.C. Wolf. 1991. Effect of drying on the plant nutrient content of hen manure. J. Prod.
Agric. 4:246 -250.
Gan, J., S.R. Yates, S. Papiernik, and D. Crowley. 1998. Application of organic amendments to reduce volatile pesticide emissions from soil.
Env. Sci. & Tech. 32(20):3094 -3098.
Gary, H.L., S.R. Johnson, and S.L. Ponce. 1983. Cattle grazing impact on surface water quality in a Colorado front range stream. J. Soil and
Water Cons. 38:124 -128.
Geleta, S., G.J. Sabbagh, J.F. Stone, R.L. Elliot, H.P. Mapp, D.J. Bernardo, and K.B. Watkins. 1994. Importance of soil and cropping systems
in the development of regional water quality policies. J. Env. Qual. 23(1):36 -42.
Gerritse, R.G. and R. Vriesema. 1984. Phosphate distribution in animal waste slurries. J. Agric. Sci. (Cambridge) 102:159 -161.
Giddens, J. and A.P. Barnett. 1980. Soil loss and microbiological quality of runoff from land treated with poultry litter. J. Environ. Qual.
9(3):518 -520.
Gilbertson, C.B., F.A. Norstadt, A.C. Mathers, R.F. Holt, A.P. Barnett, T.M. McCalla, C.A. Onstad, and R.A. Young. 1979. Animal waste
utilization on cropland and pastureland. USDA Utilization Res. Rep. 6. U.S. Government Printing Office. Washington, D.C.
Gilbertson, C.B., L.R. Shuyler, J.A. Moore, and J.R. Miner. 1984. Livestock residue management and pollution control. In: Agriculture and
the Environment: An Examination of Critical Issues for Food Policy, J.M. Sweeten and F.J. Humenik (Eds.). American Society of
Agricultural Engineers, St. Joseph, Michigan. 117 p.
Gilley, J.E. and B. Eghball. 1998. Runoff and erosion following field application of beef cattle manure and compost. Trans. ASAE 41(5):
1289 -1294. Gilley, J.E., B. Eghball, J.M. Blumenthal, and D.D. Baltensperger. 1999. Runoff and erosion from interrill areas as affected
by the application of manure. Trans. ASAE 42(4):975 -980.
Gilley, J.E. and L. M. Risse. 2000. Runoff and soil loss as affected by the application of manure. Trans. ASAE 43(6):1583 -1588.
Gollehon, N., M. Caswell, M. Ribaudo, R. Kellogg, C. Lander, and D. Letson, 2001. Confined Animal Production and Manure Nutrients.
Resource Economics Division, Economic Research Service, U.S. Department of Agriculture. Agriculture Information Bulletin No. 771.
Gordillo, R.M. and M.L. Cabrera. 1997. Mineralizable nitrogen in broiler litter: I. Effect of selected litter chemical characteristics. J. Environ.
Qual. 26:1672 -1679.
Goss, D.W. and B.A. Stewart. 1979. Efficiency of phosphorus utilization by alfalfa from manure and superphosphate. Soil Sci Soc Am J
43:523 -528.
Govi, M., O. Francioso, C. Ciavatta, P. Sequi. 1992. Influence of long -term residue and fertilizer applications on soil humic substances: A
case study by electrofocusing. Soil Science 154:8 -13.
Griffiths, B.S., K. Ritz, and R.E. Wheatley. 1994. Nematodes as indicators of enhanced microbiological activity in a Scottish organic farming
system. Soil Use and Man.10(1):20 -24.
Guibert, H., P. Fallavier, and J.J. Romero. 1999. Carbon content in soil particle size and consequence on cation exchange capacity of alfisols.
Com. Soil Sci. Plant Anal. 30(17 -18):2521 - 2537.
Guo, L., T.J. Bicki, T.D. Hinesley, and A.S. Felsot. 1991. Effect of carbon -rich waste materials on movement and sorption of atrazine in a
sandy, coarse -textured soil. Environmental Toxicology and Chemistry 10:1273 -1282.
Gupta, A.P., R.P. Narwal, R,S, Antil, and S. Dev. 1992. Sustaining soil fertility with organic -C, N, P, and K by using farmyard manure and
fertilizer -N in a semiarid zone: A long -term study. Arid Soil Research and Rehabilitation 6:243 -251.
Gupta, G. and J. Baummer. 1996. Biodegradation of atrazine in soil using poultry litter. Journal of Hazardous Materials 45(2 -3):185 -192.
Harper, L.A., O.T. Denmead, J.R. Freney, and F.M. Byers. 1999. Direct measurements of methane emissions from grazing and feedlot cattle.
Journal of Animal Science 77:1392 -1401.
Harper, L.A., R.R. Sharpe, and T.B. Parkin. 2000. Gaseous nitrogen emissions from anaerobic swine lagoons: Ammonia, nitrous oxide, and
dinitrogen gas. J. Environ. Qual. 29:1356 -1365.
Hartel, P.G., W.I. Segars, J.D. Summer, J.V. Collins, A.T. Phillips, and E. Whittle. 2000. Survival of fecal coliforms in fresh and stacked
broiler litter. J. Appl. Poultry Res. 9:505 -512.
Haynes, R.J. and M.S. Mokolobate. 2001. Amelioration of Al toxicity and P deficiency in acid soils by addition of organic residues: A critical
review of the phenomenon and the mechanisms involved. Nutrient Cycling in Agroecosystems 59(1):47 -63.
Haynes, R.J. and R. Naidu. 1998. Influence of lime, fertilizer and manure applications on soil organic matter content and soil physical
conditions: A review. Nutrient Cycling in
Agroecosystems 51:123 -137.
Holloway, M.P., A.B. Bottcher, and R. St. John. 1994. Design of a rotationally grazed dairy in North Florida. In: Environmentally Sound
Agriculture, Proceedings of the Second Conference, K.L. Campbell, W.D. Grahman, and A.B. Bottcher (Ed). Orlando, Florida. Pp. 300 -
306.
Hue, N.V. 1992. Correcting soil acidity of a highly weathered ultisol with chicken manure and sewage sludge. Commun. Soil Sci. Plant Anal.
23:241 -264.
Huffman, R.L. and P. W. Westerman. 1995. Estimated seepage losses from established swine lagoons in the lower coastal plain of North
Carolina. Trans ASAE 38:449 -453.
Hutson, J.L., R.E. Pitt, R. K. Koelsch, J.B. Houser, and R.J. Wagenet. 1998. Improving dairy farm sustainability II: Environmental losses and
nutrient flows. J. Prod. Agric. 11(2):233 -239.
Inbar, Y., Y. Chen, and Y. Hadar. 1990. Humic substances formed during the composting of organic matter. Soil Science Society of America
Journal 54:1316 -1323.
Ingham, R.E., E.R. Trofymow, E.R. Ingham, and D.C. Coleman. 1985. Interactions of bacteria, fungi and their nematode grazers: Effects on
nutrient cycling and plant growth. Ecological Monographs 5:119 -140.
IPCC. 2000. Land use, land -use change and forestry. Intergovernmental Panel on Climate Change Special Report. Watson, R.T., Noble, I.R.,
Bolin, B., Ravindranath, N.H., Verardo, D.J., Dokken, D.J. (Eds). Cambridge University Press, UK, pp. 375.
Jackson, L.L., D.R. Keeney, and E.M. Gilbert. 2000. Swine manure management plans in North Central Iowa: Nutrient loading and policy
implications. J. Soil and Water Cons. 55(2):205 -212.
Jackson, W.A., S.R. Wilkinson, and R.A. Leonard. 1977. Land disposal of broiler litter: Changes in concentration of chloride, nitrate
nitrogen, total nitrogen, and organic matter in a Cecil sandy loam. J. Environ. Qual. 6:58 -62.

26
Jawson, M.D., L.F. Elliott, K.E. Saxton, and D.H. Fortier. 1982. The effect of cattle grazing on indicator bacteria in runoff from a Pacific
Northwest watershed. J. Environ. Qual. 11:621 -627. Jokela, W.E. 1992. Nitrogen fertilizer and dairy manure effects on corn yield and
soil nitrate. Soil Sci. Soc. Am. J. 56:148 -154.
Kandeler, E., M. Stemmer, and E.M. Klimanek. 1999. Response of soil microbial biomass, urease and xylanase within particle size fractions
to long -term soil management. Soil Biology and Biochemistry 31(2):261 -273.
Kapkiyai, J.J., N.K. Karanja, J.N. Qureshi, P.C. Smithson, and P.L. Woomer. 1999. Soil organic matter and nutrient dynamics in a Kenyan
nitisol under long -term fertilizer and organic input management. Soil Biology and Biochemistry 31(13):1773 -1782.
Khaleel, R., G.R. Foster, K.R. Reddy, M.R. Overcash, and P.W. Westerman. 1979. A nonpoint source model for sediment and manure
transport: III. A conceptual model for sediment and manure transport. Trans. ASAE 22(6):1362 -1368.
Khaleel, R., K.R. Reddy, and M.R. Overcash. 1991. Changes in soil physical properties due to organic waste applications: A review. J.
Environ. Qual. 10:133 -141.
Kingery, W.L., C.W. Wood, D.P. Delaney, J.C. Williams, and G.L. Mullins. 1994. Impact of longterm land application of broiler litter on
environmentally related soil properties. J. Environ. Qual. 23:139 -147.
Kingery, W.L., C.W. Wood, D.P. Delaney, J.C. Williams, G.L. Mullins, and E. Vansanten. 1993. Implications of long -term land application
of poultry litter on tall fescue pastures. J. Prod. Agric. 6(3):390 -395.
Kirchmann, H. and M.H. Gerzabek. 1999. Relationship between soil organic matter and micropores in a long -term experiment at Ultuna,
Sweden. Journal of Plant Nutrition and Soil Science 162(5):493 -498.
Kubat, J., J. Novakova, D. Cerhanova, and R. Apfelthaler. 1999. Organic nitrogen cycle, ammonification and nitrification activity in long -
term field experiment. Rostlinna Vyroba 45(9):397 -402.
Kubat, J., J. Novakova, O. Mikanova, and R. Apfelthaler. 1999. Organic carbon cycle, incidence of microorganisms and respiration activity
in long -term field experiment. Rostlinna Vyroba 45(9):389 -395.
Kuykendall, H.A., M.L. Cabrera, C.S. Hoveland, M.A. McCann, and L.T. West. 1999. Stocking method effects on nutrient runoff from
pastures with broiler litter. J. Environ. Qual. 28:1886 - 1890.
Lalande, R., B. Gagnon, R.R. Simard, and D. Cote. 2000. Soil microbial biomass and enzyme activity following liquid hog manure
application in a long -term field trial. Can. J. Soil Sci. 80(2):263 -269.
Lazarovits, G. 2001. Management of soil -borne pathogens with organic soil amendments: A disease control strategy salvaged from the past.
Can. J. Plant Path. 23:1 -7.
Levins, R.A., M.A. Schmitt, and D. Wynn Richardson. 1996. Extension programming for teaching manure management to farmers. Review
of Agricultural Economics 18:275 -280.
Liang, B.C. and A.F. Mackenzie. 1992. Changes in soil organic carbon and nitrogen after six years of corn production. Soil Science 153:307 -
313.
Loehr, R. 1984. Pollution Control For Agricultural, 2nd ED. Academic Press, Inc. Orlando. P. 42.
Long, F.L., Z. F. Lund, and R. E. Hermanson. 1975. Effect of soil incorporated dairy cattle manure on runoff water quality and soil
properties. J. Environ. Qual. 4(2):163 -166.
Lowrance, R.R., L.S. Alter, J.D. Newbold, et al. 1995. Water quality functions of riparian forest buffer systems in the Chesapeake Bay
Watershed. U.S. EPA, Washington, DC.
Magdoff, F.R. 1978. Influence of manure application rates and continuous corn on soil -N. Agron J 70:629 -632.
Maihairaja, S., N.S. Bolan, M.J. Hedley, and A.N. MacGregor. 1990. Evaluation of methods of measurement of nitrogen in poultry and
animal manures. Fert. Res. 24:141 -148.
Marshall, S.B., C.W. Wood, L.C. Braun, M.L. Cabrera, M.D. Mullen, and E.A. Guertal. 1998. Ammonia volatilization from tall fescue
pastures fertilized with broiler litter. J. Environ. Qual. 27:1125 -1129.
May, D.M. and W.E. Martin. 1966. Manures are good sources of phosphorus. Calif. Agric 20:11 -12. Maynard, A.A. 1994. Sustained
vegetable production for three years using composted animal manures. Compost Science and Utilization 2(1):88 -96.
Meisinger, J.J. 1984. Evaluating plant available nitrogen in soil -crop systems. In R.D. Hauck (Ed.). Nitrogen in Crop Production. American
Society of Agronomy, Crop Science Society Association, and Soil Science Society Association, Madison, Wisconsin. Pp. 391 -416.
Meyer, D. and D.D. Mullinax, 1999. Livestock nutrient management concerns: Regulatory and legislative overview. J. Anim. Sci. 77(Suppl.
2/J):51 -62.
Mielke, L.N. and A.P. Mazurak. 1976. Infiltration of water on a cattle feedlot. Trans. ASAE 19(2):341 -344.
Millmier, A., J. Lorimor, C. Hurburth, Jr., C. Fulhage, J. Hattey, and H. Zhang. 2000. Trans. ASAE 43:903 -908.
Miner, J.R., F.J. Humenik, and M.R. Overcash. 2000. Managing livestock waste to preserve environmental quality. Iowa State University
Press. Ames, IA.
Mitchell, J.K. and R.W. Gunther. 1976. The effects of manure applications on runoff, erosion and nitrate losses. Trans ASAE 19(6):1104 -
1106.
Mondini, C., R. Chiumenti, F. da Borso, L. Leita, and M. De Nobili. 1996. Changes during processing in the organic matter of composted and
air -dried poultry manure. Bioresource Technology 55:243 -249.
Moore, P.A., Jr. and D.M. Miller. 1994. Decreasing phosphorus solubility in poultry litter with aluminum, calcium, and iron amendments. J.
Environ. Qual. 23:325 -330.
Moore, P.A. Jr., T.C. Daniel, A.N. Sharpley, and C.W. Wood. 1995. Poultry manure management: Environmentally sound options. J. Soil
Water Cons. 50(3):321 -327.
Mosaddeghi, M.R., M.A. Hajabbasi, A. Hemmat, and M. Afyuni. 2000. Soil compactibilty as affected by soil moisture content and farmyard
manure in central Iran. Soil & Tillage Research 55(1 -2):87 -97.
Motavalli, P.P., K.A. Kelling, and J.C Converse. 1989. First -year nutrient availability from injected dairy manure. J Environ. Qual. 18:180 -
185.
Mueller, D.H., R.C. Wendt, and T.C. Daniel. 1984. Soil and water losses as affected by tillage and manure application. Soil Sci. Soc. Am. J.
48(4):896 -900.
Murray, J.A. 1910. Soils and Manures. Constable & Company, London, UK. Neher, D.A. and R.K. Olsen. 1999. Nematode communities in
soils of four farm cropping management systems. Pedobiologia 43:430 -438.
Nichols, D.J., T.C. Daniel, P.A. Moore, Jr., D.R. Edwards, and D.H. Pote. 1997. Runoff of estrogen hormone 17 beta -estradiol from poultry
litter applied to pasture. J. Environ. Qual. 26: 1002 - 1006.
Nowak, P., R. Shepard, and F. Madison. 1998. Farmers and manure management: A critical analysis. In: Animal Waste Utilization: Effective
use of Manure as a Soil Resource. J.L. Hatfield and B.A. Stewart (Ed). Ann Arbor Press, Chelsea, Michigan. Pp 1 -32.
Nyakatawa, E.Z., K.C. Reddy, and K.R. Sistani. 2001. Tillage, cover cropping, and poultry litter effects on selected soil chemical properties.
Soil & Tillage Research 58:69 -79.
Odell, J.D., M.E. Essington, and D.D. Howard. 1995. Surface application of liquid swine manure - chemical variability. Commun. Soil Sci.
Plant Anal. 26:19 -20.

27
Omenik, J.M. 1977. Nonpoint source stream nutrient level relationships: A nationwide study. EPA - 600/3 -77 -105. 150 pp.
Osmond, D.L., J. Spooner, and D.L. Line. 1995. Systems of best management practices for controlling agricultural nonpoint source pollution.
RCWP Technology Tranfers Fact Sheet No. 6. North Carolina Cooperative Extension Service, N.C. State University, Raleigh, NC.
Parsons, R., J. Pease, and D. Kenyon. 1998. Economic and environmental impacts of nutrient management on dairy and dairy/poultry farms.
Virginia Cooperative Extension Bulletin 448 -031. Department of Agricultural and Applied Economics, Virginia Tech University.
Patterson, P.H., E.S. Lorenz, W.D. Weaver, and J.H. Schwartz. 1998. Litter production and nutrients from commercial broiler chickens. J.
Appl. Poultry Res 7:247 -252.
Paul, J.W. and E.G. Beauchamp. 1989. Effect of carbon constituents in manure on denitrification in soil. Canadian Journal of Soil Science
69:49 -61. Pell, A.N. 1997. Manure and microbes: Public and animal health problem? J. Dairy Sci 80:2673 - 2681.
Peterson, E.W., R.K. Davis, and H.A. Orndorff. 2000. 17 β -estradiol as an indicator of animal waste contamination in mantled karst aquifers.
J. Environ. Qual. 29:826 -834.
Piccolo, A., P. Conte, I. Scheunert, and M. Paci. 1998. Atrazine interactions with soil humic substances of different molecular structure. J.
Environ. Qual. 27(6):1324 -1333.
Pimpini, F., L. Giardini, M. Borin, and G. Giaquinto. 1992. Effects of poultry manure and mineral fertilizers on the quality of crops. J Agric
Sci 118:215 -221.
Porter, G.A., G.B. Opena, W.B. Bradbury, J.C. Mc Burnie, and J.A. Sisson. 1999. Soil management and supplemental irrigation effects on
potato: I. soil properties, tuber yield and quality. Agronomy Journal 91(3):416 -425.
Pote, D.H., T.C. Daniel, A.N. Sharpley, P.A. Moore, Jr., D.R. Edwards, and D.J. Nichols. 1996. Relating extractable soil phosphorus to
phosphorus losses in runoff. Soil Sci. Soc. Am. J. 60: 855 - 859.
Qafoku, O.S., M.L. Cabrera, W.R. Windham, and N.S. Hill. 2001. Rapid methods to determine mineralizable nitrogen in broiler litter. J.
Environ. Qual. 30:217 -221.
Reeves, J.B., and J.A.S. Van Kessel. 1999. Investigations into near infrared analysis as an alternative to traditional procedures in manure
nitrogen and carbon mineralization studies. Journal of Near Infrared Spectroscopy 7:195 -212.
Richards, J.E. and C.P. Webster. 1999. Denitrification in the subsoil of the Broadbalk continuous wheat experiment. Soil Biology and
Biochemistry 31:747 -755.
Rieck -Hinz, A.M., G.A. Miller, and J.W. Schafer. 1996. Nutrient content of dairy manure from three handling systems. J. Prod. Agric. 9:82 -
86.
Roberts, R.J. and C.J. Clanton. 2000. Surface seal hydraulic conductivity as affected by livestock manure application. Trans. ASAE 43(3):
603 -613.
Rochette, P., E. van Bochove, D. Prévost, D.A. Angers, D. Côté, and N. Bertrand. 2000. Soil carbon and nitrogen dynamics following
application of pig slurry for the 19th consecutive year. II. N2O fluxes and mineral nitrogen. Soil Sci. Soc. Amer. J. 64:1396 -1403.
Rynk, R. 1994. Status of dairy manure composting in North America. Compost Science & Utilization 2(1):20 -26.
Safley, L.M., Jr., P.W. Westerman, J.C. Barker, L.D. King, and D.T. Bowman. 1986. Slurry dairy manure as a corn nutrient source. Agric
Wastes 18:123 -136.
Sauer, T.J., T.C. Daniel, P.A. Moore, Jr., K.P. Coffey, D.J. Nichols, and C.P. West. 1999. Poultry litter and grazing animal effects on runoff
water quality. J. Environ. Qual. 28(3):860 -865.
Sawyer, J.E. and R.G. Hoeft. 1992. Corn production associated with liquid beef manure application methods. J. Prod. Agric. 4:335 -344.
Schønning, P., B.T.
Christensen, and B. Carstensen. 1994. Physical and chemical properties of a sandy loam receiving animal manure, mineral fertilizer or no
fertilizer for 90 years. European Journal of Soil Science 45:245 -268.
Serna., M.D. and F. Pomares. 1991. Comparison of biological and chemical methods to predict nitrogen mineralization in animal wastes.
Biol. Fertil. Soils 12:89 -94.
Sharpe, R.R. and L.A. Harper. 1997. Ammonium and nitrous oxide emissions from sprinkler irrigation applications to swine effluent. J.
Environ. Qual. 26:1703 -1706.
Sharpley, A. and M. Meyer. 1994. Minimizing agricultural nonpoint -source impacts: A symposium overview. J. Environ. Qual 23(1):1 -3.
Sharpley, A. and B. Moyer. 2000. Phosphorus forms in manure and compost and their release during simulated rainfall. J. Environ. Qual.
29:1462 -1469.
Sharpley, A. and R. Sheffield. 2000. Phosphorus management. Lesson 8. USDA/EPA national curriculum project.
http://www.mwpshq.org/curriculum_project/currproj.htm.
Sharpley, A.N., S.J. Smith, and R. Bain. 1993. Effect of poultry litter application on the nitrogen and phosphorus content of Oklahoma soils.
Soil Sci. Soc. Am. J. 57:1131 -1137.
Shore, L.S., D.L. Correl, and P.K. Chakraborty. 1995. Relationship of fertilization with chicken manure and concentrations of estrogens in
small streams. In K. Steele (Ed). Animal waste and the land -water interface. Lewis Publishers. Boca Raton, FL. Pp.155 -162.
Sims, J.T. 1986. Nitrogen transformations in a broiler manure amended soil: Temperature and moisture effects. J. Environ. Qual. 15:59 -63.
Sims, J.T., R.R. Simard, and B.C. Joern. 1998. Phosphorus loss in agricultural drainage: Historical perspective and current research. J.
Environ. Qual. 27:277 -293.
Sommer, S.G., V. Kjellerup, and O. Kristjansen. 1992. Determination of total ammonium nitrogen in pig and cattle slurry: Sample
preparation and analysis. Acta Agric. Scand. Sect. B, Soil and Plant Sci. 42:146 -151.
Sommer, S.G., J.E. Olesen, and B.T. Christensen. 1991. Effects of temperature, wind speed and air humidity on ammonia volatilization from
surface applied cattle slurry. J. Agric. Sci. (Cambridge) 117:91 -100.
Sommerfeldt, T.G. and C. Chang. 1985. Changes in soil properties under annual applications of feedlot manure and different tillage
practices. Soil Sci. Soc. Am. J. 49(4):983 -987.
Sommerfeldt, T.G., C. Chang, and T. Entz. 1988. Long -term annual manure applications increase soil organic matter and nitrogen, and
decrease carbon to nitrogen ratio. Soil Sci. Soc. Am. J 52:1668 -1672.
Sørensen, P. and E.S. Jensen. 1995. Mineralization of carbon and nitrogen from fresh and anaerobically stored sheep manure in soils of
different texture. Biology and Fertility of Soils 19:29 -35.
Stanford, G. 1982. Assessment of soil nitrogen availability. In F.J. Stevenson (Ed.). Nitrogen Agric Soils Agron 22:651 -688.
Stephenson, G.R. and L.V. Street. 1978. Bacterial variations in streams from a southwest Idaho rangeland watershed. J. Environ. Qual.
7:150 -157.
Stewart, B.A. 1991. Effect of animal manure on soil physical and chemical properties. In: J. Blake, J. Donald and W. Magette (Eds).
National Livestock, Poultry and Aquaculture Waste Management. Proceedings of the National Workshop; July 29 -31, 1991: Kansas
City, MO. ASAE St. Joseph, MI.
Strauch, D. and G. Ballarini, 1994. Hygienic aspects of the production and agricultural use of animal wastes. J. Vet. Med. B. 41:176 -228.

28
Sweeten, J.M. 1992. Livestock and poultry waste management: A national overview. National Livestock, Poultry and Aquaculture Waste
Management: Proceedings of the National Workshop. ASAE, St. Joseph, Michigan. Pp. 4 -14.
Sweeten, J.M. and A.C. Mathers. 1985. Improving soils with livestock manure. J. Soil and Water Cons. 40(2):206 -210.
Tchobanoglous, G. and E. Schroeder. 1987. Water Quality. Addison -Wesley Publishing Co., Reading Massachusetts. Thelin, R. and G.F.
Gifford. 1983. Fecal coliform release patterns from fecal material of cattle. J. Environ. Qual. 12:57 -63.
Thompson, R.B., D. Morse, K.A. Kelling, and L.E. Lanyon. 1997. Computer programs that calculate manure application rates. J. Prod.
Agric. 10:58 -69.
Thompson, R.B., J.C. Ryden, and D.R. Lockyer. 1987. Fate of nitrogen in cattle slurry following surface application or injection to
grassland. J. Soil Sci. 38:689 -700.
Tiarks, A.E., A.P. Mazurak, and L. Chesnin. 1974. Physical and chemical properties of soil associated with heavy applications of manure
from cattle feedlots. Soil Sci. Soc. Am. Proc. 38(5):826 -830.
Tiedmann, A.R. D.A. Higgens, T.M. Quigley, H.R. Sanderson, and C.C. Bohn. 1988. Bacterial water quality responses to four grazing
strategies – comparisons with Oregon standards. J. Environ. Qual. 17:492 -498.
Tim, U.S. and R. Jolly. 1994. Evaluating agricultural nonpoint source pollution using integrated geographical information systems and
hydrologic/water quality models. . J. Environ. Qual. 23(1):25 -35.
Tisdale, S.L., W.L. Nelson, J.D. Beaton, and J.L. Havlin. 1993. Soil Fertility and Fertilizers. 5th ed. Prentice Hall, NJ. USDA, 1998. Guide
to minimize microbial food safety hazards for fresh fruits and vegetables. Food Safety Initiative Staff, HFS -32, U.S. Food and Drug
Administration Center for Food Safety and Applied Nutrition. Washington, DC 202204.
http://www.foodsafety.gov/~dms/prodguid.html .
USDA, 2000. Comprehensive nutrient management planning technical guidance. A publication of the United States Department of
Agriculture Natural Resources Conservation Service, December 1, 2000. USDA -EPA, 1999. Unified national strategy for animal
feeding operations. U.S. EPA, 1998. National Water Quality Inventory:1998 Report to Congress. United States Environmental
Protection Agency. http://www.epa.gov/305b/98report/index.html .
U.S. EPA, 2001a. National Pollutant Discharge Elimination System Permit Regulation and Effluent Limitations Guidelines and Standards
for Concentrated Animal Feeding Operations. United States Environmental Protection Agency.
http://www.epa.gov/npdes/pubs/cafo.pdf .
U.S. EPA, 2001b. Permit nutrient management plans (PNPs) versus comprehensive nutrient management plans (CNMPs). United States
Environmental Protection Agency Office of Wastewater Management. http://cfpub1.epa.gov/npdes/afo/nutrient.cfm.
VanDyke, L.S., J.W. Pease, D.J. Bosch and J.C. Baker. 1999. Nutrient management planning on four Virginia livestock farms: Impacts on
net income and nutrient losses. J. Soil Water Cons 54(2):499 -505.
Van Kessel, J.S. and J.B. Reeves III. 2000. On -farm quick tests for estimating nitrogen in dairy manure. J. Dairy Sci. 83:1837 -1844.
Vervoort, R.W., D.E. Radcliffe, M.L. Cabrera, and M. Latimore, Jr. 1998. Field -scale nitrogen and phosphorus losses from hayfields
receiving fresh and composted broiler litter. J. Environ. Qual. 2&:1246 -1254.
Vitosh, M.L., J.F. Davis, and B.D. Knezek. 1973. Long -term effects of manure, fertilizer, and plow depth on chemical properties of soils
and nutrient movement in a monoculture corn system. J. Environ. Qual. 2(2):296 -299.
Vitosh, M.L., M.L. Person, and E.D. Purkhiser. 1988. Livestock manure management for efficient crop production and water quality
preservation. Michigan State University Extension Bulletin WQ 12.
Vories, E.D., T.A. Costello and R.E. Glover. 1999. Impact of poultry litter on runoff from cotton fields. ASAE Paper No. 99 -2196.
Wahid, A., S. Akhtar, I. Ali, and E. Rasul. 1998. Amelioration of saline -sodic soils with organic matter and their use for wheat growth.
Comm. Soil Sci. Plant Anal. 29(15 -16):2307 -2318. Wani, S.P., W.B. McGill, K.L.
Haugen -Kozyra, J.A. Robertson, J.J. Thurston. 1994. Improved soil quality and barley yields with favabeans, manure, forages and crop
rotation on a Gray Luvisol. Can. J. Soil Sci. 74:75 -84.
Webster, C.P. and K.W.T. Goulding. 1989. Influence of soil carbon content on denitrification from fallow land during autumn. Journal of
the Science of Food and Agriculture 49:131 -142.
Westerman, P.W., T.L. Donnelly, and M.R. Overcash. 1983. Erosion of soil and poultry manure: A laboratory study. Trans ASAE
26(4):1070 -1078, 1084.
Wong, M.T.E., S. Nortcliff, and R.S. Swift. 1998. Method for determining the acid ameliorating capacity of plant residue, urban waste
compost, farmyard manure and peat applied to tropical soils. Comm. Soil Sci. Plant Anal. 29 (19 -20):2927 -2937.
Wood, B.H., C.W. Wood, K.H. Yoo, K.S. Yoon, and D.P. Delany. 1999. Seasonal surface runoff losses of nutrients and metals from soils
fertilized with broiler litter and commercial fertilizer. J. Environ. Qual. 28(4):1210 -1218.
Wood, C.W. and B.M. Hall. 1991. Impact of drying method on broiler litter analyses. Commun. Soil Sci. Plant Anal. 22:1677 -1688.
Xie, R.J. and A.F. MacKenzie. 1986. Urea and manure effects on soil nitrogen and corn dry matter yields. Soil Sci. Soc. Am. J. 50:1504 -
1509.
Zhang, H., D. Smeal, and J. Tomko. 1998. Nitrogen fertilization value of feedlot manure for irrigated corn production. J. Plant Nutrition,
21:287 -296.

29
5 Thiết bị nông nghiệp nặng có thể làm hư hại đất:
phát hiện của một nhóm nghiên cứu Bắc Âu
Nguồn: The Research Council of Norway. Heavy agricultural machinery can damage the soil,
Nordic researchers find. ScienceDaily. www.sciencedaily.com/releases/2011/05/110505083737.htm
(accessed October 10, 2021).
Tóm tắt:
Thiết bị nông nghiệp nặng gây nhiều hư hại lâu dài cho đất hơn các nhà nghiên
cứu đã nghĩ trước đây. Theo thông báo của một nhóm nghiên cứu Bắc Âu, điều
này có thể khiến thu hoạch giảm sút và đất nông nghiệp bị ô nhiễm nặng hơn.
Tác động tiêu cực của việc sử dụng thiết bị nặng trên đất trồng trọt được gọi là sự
nén chặt đất. Đặc điểm của sự nén chặt đất là dung trọng của đất tăng lên, thể
tích phần rỗng nhỏ hơn và khả năng dẫn thoát phần nước dư thừa giảm.

Thiết bị thu hoạch đậu Hà Lan. Ảnh do James T M Towill chụp ở Greenlaw / Vương quốc Anh;
được Creative Commons Attribution-Share Alike 2.0 Generic license cho phép sử dụng;
< https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Pea_Harvesting-geograph.org.uk-2059789.jpg >

30
Thiết bị nông nghiệp nặng gây nhiều hư hại lâu dài cho đất hơn các nhà nghiên cứu đã nghĩ
trước đây. Điều này có thể khiến thu hoạch giảm sút và đất nông nghiệp bị ô nhiễm nặng
hơn.
Tác động tiêu cực của việc sử dụng thiết bị nặng trên đất trồng trọt được gọi là sự nén chặt
đất (soil compaction). Đặc điểm của sự nén chặt đất là dung trọng của đất tăng lên, thể tích
1
phần rỗng nhỏ hơn và khả năng dẫn thoát phần nước dư thừa giảm.

Hợp tác Bắc Âu


Trong một dự án hợp tác Bắc Âu, những nhà nghiên cứu Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch và
Phần Lan muốn tìm hiểu thêm về khả năng chịu tải của đất và các hậu quả về môi trường của
sự nén chặt đất. Hợp phần Na Uy của dự án được tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu khoa học
Na Uy trong khuôn khổ Chương trình thực phẩm của nước này.
Các cuộc đo lường đầu tiên được thực hiện trên những thửa đất thử nghiệm ở Thụy Điển và
Phần Lan. Nhóm nghiên cứu đã lấy một số mẫu từ những thửa đất đó và phân tích bằng
nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp quét CT (Computed Tomography Scan). Công
nghệ này thường được áp dụng để chẩn đoán bệnh ở người, cũng có thể dùng để tạo hình ảnh
về cấu trúc của đất.

Thực phẩm ít hơn, ô nhiễm nhiều hơn


Kết quả sơ khởi khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên.
“Thông thường người ta nghĩ rằng những hư hại cấu trúc ở chiều sâu từ 25 đến 40 cm sẽ
được sửa chữa sau 10 năm. Nhưng kết quả của chúng tôi cho thấy hệ thống các lỗ rỗng vẫn
bị hư hại và dung trọng của đất vẫn còn lớn sau 14 năm đất bị nén chặt. "Nghĩa là sự nén
chặt đất có thể đã dẫn đến những thay đổi lâu dài”, giáo sư Trond Børresen ở Đại học các
Khoa học về sự Sống2 (University of Life Sciences, UMB) phỏng đoán.
Theo giáo sư Børresen, khả năng sản xuất thực phẩm của đất suy giảm bởi sự nén chặt đất.
Cấu trúc đất xấu hơn làm tăng độ xói mòn của đất, cũng như làm mất nhiều dưỡng chất và
thuốc trừ sâu hơn.

Tác động của biến đổi khí hậu và thiết bị nặng


Giáo sư Børresen cho rằng biến đổi khí hậu cũng khiến đất dễ bị nén chặt hơn... Ông nói:
“Việc chạy xe trên đất ướt làm tăng nguy cơ hư hại cả lớp đất mặt lẫn lớp đất dưới. Nếu khí
hậu biến đổi và lượng giáng thủy3 trong hai mùa xuân, thu tăng lên, thì chẳng bao lâu nữa
thiệt hại do sự nén chặt đất sẽ lớn hơn bây giờ rất nhiều”.

1
Phần nước không thể hấp thu được nữa.
2
Các khoa học về sự sống nghiên cứu về cấu tạo hoặc các quá trình của sinh vật hay có sự tham gia của sinh
vật. Đó là các khoa học: sinh học, y học, y sinh học, dược học, sinh hóa, hóa học, sinh học phân tử, lý sinh học,
tin sinh học, sinh học con người và cả công nghệ nông nghiệp, khoa học dinh dưỡng, nghiên cứu thực phẩm.
3
Mưa, tuyết, sương, mưa đá.

31
Đất nông nghiệp cũng trở nên xấu đi vì trọng lượng và độ lớn của các thiết bị tăng đáng kể
trong mười năm sau này.
“Trong ngành nông nghiệp ở châu Âu, nhiều loại xe có tải trọng trên trục vượt quá mức gây
thiệt hại lâu dài do đất bị nén chặt. Vài loại xe nặng tới 60 tấn. Ít có dấu hiệu cho thấy xu
hướng này sẽ chấm dứt ”, giáo sư Børresen nói.

Nitrogen vào không khí và nước


Sự nén chặt ở lớp đất mặt (0 - 25 cm) có thể khiến năng suất cây trồng giảm 5 đến 15 %. Vấn
đề này chỉ là tạm thời nếu sau đó đất ̣được xử lý đúng cách. Tuy nhiên, sự nén chặt ở những
lớp đất nằm sâu hơn 50 cm dưới mặt đất có thể khiến năng suất cây tiếp tục giảm tới thế hệ
sau, thậm chí vĩnh viễn trong trường hợp xấu nhất.
Cấu trúc đất không tốt làm giảm tác dụng của lượng đạm bổ sung cho đất. Nếu đất bị nén
chặt cây chỉ có thể hấp thụ 60 - 65% các dưỡng chất cần thiết. Phần còn lại bị rửa trôi và có
thể vào sông, suối.
Ngoài ra, đất bị nén chặt dễ để nitrogen thất thoát vào không khí, vì nitrate biến đổi thành
dinitrogen oxide N2O vốn là một khí nhà kính. Các nhà khoa học của UMB đã nhận trách
nhiệm nghiên cứu vấn đề này.
Cho đến nay, dường như các lớp đất tương đối ít góp phần vào sự thất thoát này.
Giáo sư Børresen giải thích: “Đó không phải là điều hoàn toàn bất ngờ. Ba mươi đến bốn
mươi centimet dưới mặt đất không có đủ năng lượng cần thiết cho vi khuẩn để chuyển đổi
nitrate thành N2O. Gần đây chúng tôi bắt đầu tiến hành đo lường những mẫu đất còn nguyên
vẹn, và việc này có thể cung cấp những kết quả khác.”
Đến nay, các nhà nghiên cứu về đất đã tìm hiểu kỹ lưỡng tác động lâu dài của sự nén chặt đất.
Bây giờ, họ cũng bắt đầu nghiên cứu tác động tức thời trên hai khoảnh đất mới ở Thụy Điển
và Đan Mạch.

Sự cần thiết phải có quy định


Theo quan điểm của giáo sư Børresen, cần ra những quy định nhằm duy trì khả năng sản xuất
của đất. Ông nói: “Sắp có những giới hạn về tải trọng tối đa trên trục máy. Chúng ta phải
xem xét liệu có cần những giới hạn tương tự trên đất nông nghiệp hay không.”
Ở Na Uy, nhiều vùng ít có nguy cơ vì đất nông nghiệp là đất băng-tích (moraine soil), đặc
biệt khó bị nén chặt. Nhưng cũng có những vùng khác dễ bị hư hại hơn.
“Có đủ lý do để thận trọng và đưa ra những biện pháp phòng ngừa càng sớm càng ṭốt, vì một
khi đất đã bị hư hại bởi sự nén chặt phải cần rất nhiều thời gian cải tạo.” Giáo sư Børresen kết
luận như thế.
Phạm Hải Hồ dịch và chú thích.

32
6 Cơ giới hóa canh tác lúa ở Long An
Nguồn: Ghi lại và bổ sung phần P.H.Hiền tham gia Tọa đàm trực tiếp, do Đài Truyền hình
Long An (LA34) phát sóng ngày 4-12-2021, về "Phát triển ứng dụng công nghệ cơ
L#0
giới và điện tử trong sản xuất lúa" .
Phan Hiếu Hiền. 2021. Cơ giới hóa canh tác cây trồng ở Long An. Kỷ yếu Hội thảo
"Giải pháp đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp đồng bộ trên các cây trồng và vật nuôi,
thích ứng với biến đổi khí hậu Tỉnh Long An, giai đoạn 2021 - 2025", ngày 27-12-
2021 tại TP Tân An, Long An.

Dẫn nhập
Long An là tỉnh đứng thứ 4 về sản xuất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với sản
lượng 2,8 triệu tấn trên 502 000 ha gieo trồng vào năm 2020. Sản lượng và diện tích lúa đều
chiếm hơn 99% sản lượng và diện tích cây lương thực của Long An. Tỉnh đã và đang đẩy
mạnh các biện pháp cơ giới hóa (CGH) sản xuất lúa, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
sản xuất.
Bài trình bày có tham khảo một báo cáo nghiên cứu về CGHNN với Sở NN-PTNT Long An
L#1
năm 2025 . Báo cáo này đánh giá các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội liên quan đến
CGH; thực trạng thiết bị, đào tạo và chính sách CGH ở Long An; dự báo về phát triển thiết
bị, các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và thị trường; quan điểm và mục tiêu phát triển CGH; đề
xuất các nhóm giải pháp và các dự án mô hình CGH. chiếu báo cáo này với diễn biến trong 5
năm gần đây (giai đoạn 2016 - 2020) để rút ra được các mức phát triển, các tiến bộ kỹ thuật
về CGH, và các vấn đề mới phát sinh. Cũng đề cập đến vấn đề giảm diện tích trồng lúa và
nâng cao giá trị kinh tế của 1 hecta đất. Tất cả nằm trong khung "Thích ứng với biến đổi khí
hậu" nói chung và cho ĐBSCL và Long An nói riêng. Từ đó, định hướng và đề xuất các giải
pháp CGH canh tác lúa cho giai đoạn 2021 - 2025.

Đối chiếu các điều kiện và tình hình CGH 2021 so với 2015
Điều kiện tự nhiên
Nói chung các điều kiện địa lý, địa hình, thời tiết v.v, không thay đổi nhiều so với 10 năm
trước. Duy chỉ có xâm nhập mặn từ 4 - 5 năm gần đây đã ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp.

L#0
https://www.youtube.com/watch?v=BW8yRx -uXCs
L#1
Viện Công nghệ Sinh học - Môi trường, và Trung tâm Năng lượng -MNN (Đại học Nông Lâm TP HCM).
2015. Đề án "Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỈnh Long An trên một số lĩnh vực chủ yếu, Giai đoạn 2014 -
2016 và đến 2020". Báo cáo theo hợp đồng với Sở NN -PTNT Long An.

33
L#1
Qui mô canh tác ( trang 36) ghi ở Hình 1, phân rõ ra 2 vùng: Các huyện phía Bắc (Tân
Thạnh, Vĩnh Hưng v.v) qui mô hơn 1,5 ha /hộ, các huyện phía Nam (Cần Đước, Châu Thành
v.v) chưa được 0,5 ha /hộ.
Qui mô canh tác, ha /hộ (Trung bình)

3.0

2.5

2.0

1.5

1.0

0.5

0.0

nh
n
nA

à
Th

âu
Ch
Hình 1. Qui mô canh tác lúa ở các huyện của Long An
Nguồn: Tổng hợp các Phiếu điều tra cấp Huyện, 2014

Điều kiện nhân lực


So với năm 2013 với dân số 1,470 triệu người, Long An năm 2020 với 1,714 triệu người, dân
số đã tăng 16%. Lực lượng lao động Long An (chiếm 45 - 50% dân số) có tỷ lệ thất nghiệp
thấp nhất ở ĐBSCL. Mạng lưới đào tạo nghề của Long An không đổi nhiều, vẫn khá tốt về
sô lượng trường, cơ sở vật chất và trang thiết bị. Nhưng vẫn không có ngành đào tạo chính
thức cho “nhân lực phục vụ CGH nông nghiệp”, chỉ có một vài ngành có liên quan như Cơ
khí ô tô, Cắt gọt kim loại v.v…

Máy móc, máy động lực và năng lượng


L#3
Về năng lượng, phát triển nổi bật nhất trong 5 năm qua là điện mặt trời . Đến năm 2020,
trong tỉnh Long An đã có 240 MWp điện mặt trời, trong đó có 100 MWp của hai trạm Solar
Park ở Đức Huệ. Ngoài ra ở các tỉnh gần Long An cũng có nhiều trạm điện mặt trời công
suất lớn: 42 MWp ở Dầu Tiếng, 119 MWp ở Trảng Bàng (Tây Ninh), 50 MWp ở Vĩnh Long.
Cự ly gần cho phép sử dụng điện mà không đầu tư quá lớn về đường dẫn truyền. Điện mặt
trời chỉ phát vào ban ngày, trong khoảng 9h - 16h, nên phù hợp với các ứng dụng không kén
thời gian, cụ thể nhất là bơm nước. Điện mặt trời năm giúp giảm tiêu thụ từ nguồn hóa thạch
(than, dầu, khí) cho các nhà máy chế biến nông sản, cũng vào khung giờ 9h - 16h.
Về máy kéo và máy nông nghiệp, các số liệu cũ cần được cập nhật, ví dụ 11 800 máy kéo
các loại (theo Kết quả điều tra năm 2011 của Cục Thống kê Long An), hiện nay số lượng bao
nhiêu? công suất máy có tăng? tỷ lệ máy second-hand có giảm? v.v. Số liệu cập nhật sẽ giúp
đánh giá tình hình và vạch ra kế hoạch chính xác hơn; nhưng nhìn chung, với số liệu 2011,

L#3
FreeSolar. 2020. Danh sách 20 nhà máy năng lượng mặt trời lớn tại Việt Nam.
https://freesolar.vn/tu -van/nha -may -nang -luong -mat -troi.html

34
và quan sát các diễn biến mới và thiết bị mới trong các năm qua, có thể khái quát các điểm
mạnh điểm yếu trong từng lĩnh vực, được trình bày ở các phần sau.

Cải tạo đồng ruộng: San laser cho đất trồng lúa ở Long An
Diện tích san
Từ 2011 đến 2015, Long An có 9 máy san laser, trong đó 6 máy thuộc sở hữu Nhà nước
(2 của Trung tâm Khuyến nông, 4 của Sở Khoa học - Công nghệ), và 3 máy tư nhân. Đến
2020 có thêm 1 máy tư nhân, và 3 máy của một Dự án có tài trợ. Tổng diện tích san ≈
2300 ha, tóm tắt như sau:
 06 máy nhà nước: 2012 - 2017: san 1400 ha, có hỗ trợ cho nông dân.
2018 - 2019: ngưng, do hết hỗ trợ.
2020: san 100 ha, không hỗ trợ, sau đó ngưng vì Covid19.
 02 máy của 1 hộ tư nhân ở Vĩnh Hưng: 2013-2020: san 700 ha, 2021 ngưng do Covid19.
 01 máy của 1 tư nhân khác ở Cần Đước: (Từ 2018) San 40 ha. Chỉ san đất nhà và cho
nông dân có đất gò cao hơn chung quanh, muốn cào bớt đất để trồng lúa giống như chung
quanh; chủ máy kết hợp mua lớp đất cào và trả tiền cho nông dân chủ ruộng.
 03 máy của Dự án (Từ 2017): 100 ha.

Lợi ích của san laser


L#4
Từ hai khảo sát 2013 và 2021 , và nhiều báo cáo khác, có thể tóm tắt lợi ích của san laser
ở ĐBSCL và Long An:
- Tiết kiệm nước 50%, giảm 20 Lit /ha dầu diesel bơm nước.
- Giảm 40 kg/ha phân u-rê và 40 kg DAP/ha.
- Giảm 2 kg thuốc cỏ hậu nẩy mầm; giảm 50% chi phí thuốc, bằng khoảng 300 000 đ/ha.
- Giảm 50% thuốc ốc bươu vàng, khi gom nhiều mảnh ruộng nhỏ 0,3 ha thành lớn 1 ha.
- Giảm lượng giống sạ 20 - 40 kg/ha (ví dụ từ 150 kg/ha xuống còn 110 kg/ha) do mặt
ruộng phẳng, không cấy dặm chỗ trủng, không mất giống chỗ gò.
- Giảm công lao động dặm lúa 7 - 10 công /ha.
- Máy gặt đập liên hợp vận hành hiệu quả hơn trên ruộng lớn, giảm được 2 Lít diesel/ha.
- Năng suất lúa tăng 0,5 - 1,0 tấn /ha.

L#4
Phan Hieu Hien, Nguyen Van Hung, and Martin Gummert. 2021. Good Engineering Practice: Installation,
operation, performance evaluation of laser -controlled equipment in Vietnam and related benefits. Report to
IRRI.
ADB -IRRI -Việt Nam (Dự án Sau thu hoạch Lúa gạo). 2013. Kỷ yếu Hội thảo "San phẳng đồng ruộng ứng
dụng kỹ thuật điều khiển laser" tổ chức ở TP Tân An, 15 -16/3/2013. Eds: Phan H. Hiền, Trương Q. Trường,
Nguyễn V. Hùng.

35
L#5
Một báo cáo của Long An , với 20 hộ dân tham gia Dự án KHCN, tổng diện tích 50 ha
ruộng, mỗi hộ trung bình 2,5 ha (max: 5,5 ha, min: 0,5 ha).
Kết quả (tính từ tổng số 50 ha): Giảm chi phí 5,6 tr.đ /ha (từ 20,4 tr.đ xuống còn 14,8 tr.đ).
Tăng năng suất 0,8 tấn/ha (từ 6,1 tấn/ha lên 6,9 tấn/ha)
Thực tế, giảm chi phí đầu vào sản xuất khá rõ nét; nhưng tăng năng suất lúa là kết quả cuối
cùng của nhiều yếu tố đầu vào, không chỉ có san laser, mà còn rất nhiều yếu tố độc lập khác
như: giống lúa, nước tưới, phân bón, đất đai, dịch bệnh v.v. San laser tạo điều kiện cho quản lý
các yếu tố này theo hướng tốt hơn để đạt năng suất lúa cao hơn.
Các lợi ích trên chưa xét đến vấn đề khí nhà kính (GHG) gây biến đổi khí hậu. Một nghiên
cứu năm 2020 khảo sát 12 chủ máy san laser ở ĐBSCLL#4 (tr.35) qui đổi những tiết kiệm vật tư
đầu vào (phân, thuốc, nước tưới v.v) liên quan đến nhiên liệu hóa thạch. San laser giảm được
191 kg khí nhà kính CO2e trong tổng số 1144 CO2e /hecta, tức là giảm trung bình 17%; mức
giảm biến động từ 13% đến 50%; trong đó phân u-rê và phân P đứng nhất và nhì bảng (414
và 360 kg CO2) và chiếm 74% của tổng số phát thải. Điểm này nêu bật vai trò quan trọng
của việc giảm phân hóa học và giảm khí nhà kính trong nông nghiệp. Dĩ nhiên còn nhiều
biện pháp khác, nhưng san laser là một biện pháp chủ yếu để giảm khí nhà kính cho trái đất.

Vấn đề của san laser


Ích lợi như trên, nhưng tại sao san laser phát triển rất chậm? Tại sao diện tích san laser chỉ
chiếm khoảng 1% đất lúa của Long An? (dù Long An có diện tích san laser lớn nhất, 2300 ha
so với ≈3000 ha của cả nước).
Lý do thì có nhiều, nhưng chủ yếu là phân chia lợi ích không hài hòa. Nông dân chủ ruộng là
người hưởng tất cả lợi ích trên qui ra tiền, sau khi đã san laser. Còn trước khi san, họ không
hình dung được các lợi ích này (chỉ nghe nói... để xem sao...) nên họ không bằng lòng thuê san
với giá để chủ đầu tư máy được hoàn vốn. Chỉ thuê với giá thấp, nghĩa là khi được nhà nước hỗ
trợ (ví dụ 50% giá) để trả cho chủ máy. Hết hỗ trợ thì hết thuê. Các chủ máy sở hữu nhà nước
không có lợi ích kinh tế gì với giá thuê thấp. Khảo sát hơn 10 máy san laser của tư nhân ở
ĐBSCL, hầu hết chủ máy cũng là chủ ruộng lớn 20 - 150 ha, san đất nhà là chính để hưởng lợi
từ đất nhà; san dịch vụ (có hay không có hỗ trợ) chỉ là "giúp người"; không ông chủ nào sống
nhờ dịch vụ san.
Ngoại lệ có lẽ ở Vĩnh Hưng, chủ máy là chủ ruộng mấy chục hecta, san đất nhà. Dân xung
quanh thấy rõ lợi ích nên chịu giá san hợp lý để chủ máy không bị lỗ....
Tóm tắt: Đã có Vòng Lẩn Quẩn: Chủ máy san ruộng nhà là chính, không quan tâm lắm đến
làm dịch vụ. Người có vốn không muốn đầu tư làm dịch vụ, vì không biết số nông dân sẽ là
khách hàng của mình. Nông dân không biết tìm chủ dịch vụ ở đâu, có biết cũng chỉ trả giá
thấp cho dịch vụ

L#5
Lê Quốc Dũng (Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN, Sở KH&CN Long An). 2012. Ứng dụng nông
nghiệp công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp tại Long An. Tham luận Hội thảo “Phát triển và ứng dụng
công nghệ cao trong nông nghiệp vào địa bàn nông thôn miền núi”.

36
d) Đề xuất giải pháp phát triển san laser từ 2021 cho đất trồng lúa
Nhận xét trên giúp định hướng phát triển san laser trong thời gian tới, vai trò của nhà nước
trong việc hỗ trợ, không những hỗ trợ tài chính, mà là hỗ trợ về tuyên truyền và khuyến nông
để nông dân được hưởng lợi, mà chủ máy không bị thiệt... Để phát huy tất cả các lợi ích của
san laser cho nông dân, cho đến nay việc giải thích, tuyên truyền, phổ biến mới khởi đầu với
một đầu mối nông dân. Đầu mối thứ hai là chủ máy làm dịch vụ, cần tiến hành tích cực hơn.
L#6
Cần tham khảo cách làm của Ấn Độ (Aryal & Jat 2015 ) cũng khởi đầu năm 2004 với 01
bộ laser như ở Việt Nam, nhưng đến nay đã có hàng ngàn bộ thiết bị laser và san hàng triệu
hecta ruộng; chính phủ Ấn Độ đã hỗ trợ 50% giá mua máy cho 1000 bộ laser đầu tiên.
Có thể đề xuất các biện pháp sau để hỗ trợ chủ dịch vụ lập được thế đứng:
 Nghiên cứu chế tạo thiết bị nội địa hóa.
 Qui định chặt chẽ về hệ thống phân phối, đại lý máy, về các điều kiện bảo hành.
 Hỗ trợ một phần vốn đầu tư và ưu đãi lãi suất vay, cho ít nhất 100 bộ laser (tới nay ở
ĐBSCL mới chỉ hỗ trợ tư nhân cho 4 máy với khoảng 30% vốn đầu tư thiết bị).
 Tiếp tục hỗ trợ 50% chi phí cho nông dân muốn san laser, ít nhất trên chục ngàn hecta, để
lập được thị trường ổn định, khi nông dân biết rõ và tự tìm đến chủ dịch vụ bằng tiền của
mình.
 Tiếp tục trình diễn, lập mô hình thử nghiệm, tuyên truyền vận động san laser, cũng với
mục đích tạo lập thị trường cho chủ dịch vụ.
Như thế mới mong phá được vòng lẩn quẩn Chủ máy dịch vụ - Nông dân thuê dịch vụ, là tình
trạng tạm thời (transient). Tình trạng ổn định (steady-state) sẽ dần hình thành theo quy luật
Cung - Cầu giữa người bán và người mua dịch vụ san laser, không còn cần nhà nước hỗ trợ.

Cơ giới hóa canh tác lúa: Đề xuất các biện pháp


#1) San laser

#2) Bơm nước


Phát triển và lắp đặt những trạm bơm với công suất lớn, 100 - 200 kW, sử dụng điện mặt trời.
Công suất lớn và điện mặt trời không chỉ giảm chi phí trong khâu bơm nước mà còn tăng
hiệu quả sử dụng nguồn nước đang ngày càng khan hiếm.

#3) Gieo cấy


CGH gieo hay cấy lúa cần điều kiện tiên quyết là chủ động được nước và đồng ruộng bằng
phẳng (lại là san laser).
Với ruộng lúa giống, cần khử lẫn tốt, máy cấy là thích hợp nhất. Hiện tại, số máy cấy lúa ở
Long An còn ít so với Đồng Tháp. Cần phát triển và hỗ trợ để tăng số lượng chủ dịch vụ cấy,
như đã hỗ trợ với san laser 2012 - 2017.

L#6
Aryal J., M.L. Jat. 2015. Laser land levelling: how it strikes all the right climate -smart chords.
https://ccafs.cgiar.org/news/laser -land -levelling -how -it -strikes -all -right -climate -smart -chords

37
Với ruộng lúa thương phẩm, đã dùng giống xác nhận, có thể giảm chi phí bằng máy gieo.
Gieo theo hàng hoặc theo cụm đã chứng rỏ giảm lượng hạt giống (từ 80 - 120 kg/ha xuống
còn 50 kg/ha), giảm phân hóa học, nghĩa là giảm chi phí. Nhưng thửa ruộng phải lớn cỡ 1
hecta để máy hoạt động hiệu quả. Hiện nay có các mẫu máy sau:
- Máy sạ cụm của công ty SG-Kim Hồng, nhập khẩu từ Hàn Quốc (Hình 2).
- Máy sạ hàng APV-IRRI-CLRRI, gốc từ Austria (Áo), đã được IRRI và CLRRI thử
L#7
nghiệm một vụ 2020 ở Viện Lúa ĐBSCL (Hình 3).
- Các kiểu máy sạ hàng do nông dân - thợ cơ khí chế tạo ở ĐBSCL (Hình 4). Có ít nhất 5
cơ sở chế tạo ở Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp v.v.
Các mẫu máy nhập khẩu chế tạo hàng loạt, phụ tùng dễ lắp lẫn, nhưng giá khá cao; và cũng
phải có cải biến/ cải biến cho phù hợp với ruộng bùn ở ĐBSCL. Các mẫu máy do nông dân -
thợ cơ khí địa phương chế tạo theo sát yêu cầu thực tế, giá rẻ hơn, nhưng chế tạo đơn chiếc,
phụ tùng không tiêu chuẩn, khó lắp lẫn, khó bảo hành ở nơi xa... Vì thế bài toán cân đối giữa
khả năng làm việc, chất lượng chế tạo và giá thành thiết bị cần được sự quan tâm và hỗ trợ
cụ thể của nhiều ngành, Khoa học công nghệ, Nông nghiệp, Công nghiệp v.v.
Một vấn đề cần quan tâm là khoảng cách giữa hàng gieo. Hiện tại đa số các máy gieo đều
thiết kế khoảng cách này từ 15 đến 25 cm. Cần thiết lập phương pháp (nông học và cơ khí)
để có thể nâng khoảng cách này lên 30 cm. So sánh các loại máy cấy lúa với các khoảng
cách 25 cm và 30 cm, một số nơi ở huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) đã xác lập rằng 30 cm
không làm giảm năng suất lúa so với 25 cm. Sở dĩ cần 30 cm để có thể chăm sóc làm cỏ
bằng thiết bị cơ giới.

Hình 2. Máy sạ cụm của Công ty SG-Kim Hồng

L#7
IRRI -CLRRI. 2021. APV–rice seeder in Vietnam. PPT presentation.
Xem thêm YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=I3So0ujW1Js và
https://www.youtube.com/watch?v=kqLj_Lanop8

38
Hình 3. Máy sạ hàng APV-IRRI-CLRRI

Hình 4. Máy sạ hàng, chế tạo ở Đồng Tháp, rộng 4,5 m, sử dụng khung và bánh xe máy cấy lúa
(Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=_82xb0oIHY4)

#4 Chăm sóc làm cỏ cho lúa


Với khoảng cách giữa các hàng lúa 30 cm và khoảng cách an toàn giữa cây lúa và lưỡi xới
5 cm, có thể diệt cỏ trên 67% diện tích ruộng lúa (giữa hàng). Cỏ trên hàng lúa bị cạnh tranh
ánh sáng nên khó phát triển hơn. Đặc biệt với công nghệ 4.0 lái tự động (Hình 5), lưỡi xới cỏ
có thể đi theo đúng tọa độ (nhờ GPS, định vị vệ tinh) mà máy gieo trước đó đã đi, về khoảng
cách an toàn có thể giữ ở mức 2 cm, nghĩa là tính lý thuyết, lưỡi làm cỏ trên 86% diện tích
= 26 cm /30 cm.

Hình 5. Lái tự động, lưỡi xới đi theo hàng gieo

Làm cỏ cơ giới giảm sử dụng thuốc diệt cỏ. Mỗi năm Việt Nam nhập thuốc BVTV ở qui mô
tỷ USD, trong đó khoảng 50% là thuốc cỏ. Vì thế, cần cấp bách thử nghiệm áp dụng công
nghệ 4.0 lái tự động để diệt cỏ lúa. Cũng không quá phức tạp, công nghệ cơ khí và công
nghệ thông tin IT của Việt Nam đủ sức giải quyết. Vấn đề là cơ quan nào sẽ chi 0,1 triệu
USD để nghiên cứu tiết giảm 500 triệu USD nhập thuốc cỏ?
Nhắc lại, san laser giúp chủ động mức nước, và giảm đáng kể sử dụng thuốc cỏ.

39
#5 Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh: Drone (thiết bị bay không người lái)
Cũng là công nghệ 4.0. Tập đoàn Lộc Trời đến cuối tháng 6 - 2021, có hơn 114 drone nhập
ngoại; trong 6 tháng đầu năm 2021 đã phun thuốc cho hơn 83 000 ha trên nhiều loại cây
trồng: lúa, bắp, mía, đậu, cây ăn trái (Hình 6). Công ty Real-time Robotics ở Tp Hồ Chí
Minh, với Giám đốc và đội ngũ kỹ sư người Việt Nam, đã chế tạo và cung cấp drone cho một
số cơ quan dùng trong công tác viễn thám, chẩn đoán tấm pin mặt trời v.v, và bắt đầu chế tạo
drone phục vụ khám và chữa bệnh cho cây trồng. Có thể nói về ứng dụng drone cho nông
nghiệp, Việt Nam chỉ đi chậm hơn thế giới khoảng 3 năm. Công đoạn đem lại lợi ích lớn về
kinh tế và môi trường chính là phun thuốc bằng drone; và bảo vệ rất tốt cho người vận hành
phun thuốc. Cũng như thế giới đang nghiên cứu nhiều để mở rộng các áp dụng drone trong
nông nghiệp, Việt Nam cần nhanh chóng tạo hành lang pháp lý và ứng dụng drone.

a) b)
Hình 6. Drone phun thuốc cho (a) Dừa, và b) Lúa (Nguồn: Lộc Trời Group)

#6 Bón phân
Có thể sử dụng hai loại máy bón phân hóa học:
- Bộ phận bón phân theo hàng, cùng lúc với gieo.
- Bón vãi lan: Hiện nông dân đã dùng bình phun mang vai. Ở qui mô lớn hơn, có thể dùng
drone.
Vấn đề là cần tiết giảm lượng phân bón trong canh
tác lúa, vì đã quá lạm dụng và phụ thuộc vào phân
hóa học, ảnh hưởng xấu đến chất lượng hạt gạo,
gây nhiễm độc nguồn nước, gây khí thải nhà kính.
Nhất là trong năm 2021, giá phân trên thế giới tăng
mạnh, có loại tăng gấp đôi.
Có ba biện pháp tiết kiệm phân:
a) San laser:
L#4 trang 35
Khảo sát năm 2020 ( ) và một khảo sát
L#4
khác năm 2011 cho thấy khả năng giảm lớn
nhất với phân đạm N bằng phương pháp san laser. Hình 7. Tiết kiệm vật tư canh tác lúa
Tiêu biểu giảm 40 kg /ha phân u-rê; qui bằng (16 hộ ở Bạc Liêu và An Giang, 2011)
18,4 kg N /ha. Tổng chi phí giảm các loại phân chỉ
khoảng 10 - 12% so với tiền mua phân, ví dụ giảm 0,8 tr.đ phân so với 7,0 tr.đ mua phân.
Nhưng khoản tiết kiệm này là lớn nhất, bẳng tổng tiền tiết kiệm do giảm hạt giống, nước, và
thuốc cỏ (Hình 7).

40
b) Cày ải
Sau vụ đông xuân, dùng cày chảo để ải phơi đất, giúp tăng dưỡng chất ("cày ải hơn rãi
phân"). Hiện nay hầu như chỉ dùng máy phay, xới cạn 10 cm, không phân hủy vi sinh ở lớp
đất sâu hơn, nên phải dựa vào phân hóa học.
c) Bồi dưỡng hữu cơ
Đây phải là biện pháp chính. ĐBSCL gần đây bị giảm lượng nước lũ đem phù sa màu mỡ về
hàng năm, do đê bao hoặc do bị ngăn đập ở thượng nguồn. Trong lúc nguồn rơm rạ sau thu
hoạch (có thể tái cung cấp 30% N-P-K cho vụ lúa kế tiếp) lại bị đốt ngoài đồng. Cần kết hợp
rơm rạ với phân gia súc thành nguồn phân hữu cơ cho cây trồng. Lượng bón phân hữu cơ cỡ
vài chục tấn/ha, khó làm thủ công, nên tất cả cần cơ giới hóa. Hệ thống cần 3 loại máy:
Đầu tiên là máy cuốn rơm, nay đã khá phổ biến; ước lượng ĐBSCL hiện có 5000 máy, với
2 kiểu: ■ Kiểu móc sau máy kéo, giá rẻ ≈90 tr.đ, nhưng không thu rơm được vào vụ hè-thu,
vì bánh máy kéo làm rơm lấm bùn; ■ Kiểu tự hành, giá mắc hơn, ≈280 tr.đ, cuốn được rơm
hè-thu, vì bộ phận cuốn ở trước bánh xích cao su (Hình 8).

(c)
(a) (b) Photo: P.H.Hien
Hình 8. Máy cuốn rơm: (a) STAR MRB0855 ngoại nhập, theo sau máy kéo 30 HP;
(b) CR57 của công ty Phan Tấn; (c) Máy CR57 đổ các cuộn rơm xuống điểm tập trung.

Máy thứ hai là máy trộn để tạo phân hữu cơ, hiện nay đã có các mẫu (Hình 9)

(a) (b)
Hình 9. Máy trộn phân hữu cơ: (a) Mẫu của IRRI, nửa treo sau máy kéo, chế tạo tại ĐH Tiền Giang
(b) Mẫu của công ty Phan Tấn, Đồng Tháp, tự hành trên bánh xích cao su.

Còn thiếu máy thứ ba: máy tung phân hữu cơ ngoài đồng. Ở nước ngoài rất phổ biến
(Hình 10), nhưng ở Việt Nam chưa thấy nhiều. Cần khuyến khích và hỗ trợ các nhà kỹ thuật,
các công ty cơ khí đưa ra mẫu máy này. Chúng tôi hình dung máy tương tự như máy cuốn
rơm tự hành của công ty Phan Tấn: Thùng và sàn chứa cuộn rơm sẽ chứa phân, và có xích lùa

41
phân từ trước ra sau; thay cho bộ phận cuốn rơm là bộ phận tung phân đặt ở đuôi máy
(Hình 11). Thiết kế và chế tạo hoàn toàn trong tầm tay của cơ khí địa phương, chỉ cần có
người đặt hàng.

Hình 10. Máy tung phân chuồng J.Deere (Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=VerrkfIGSBY)

Hình 11. Ý tưởng về máy tung phân chuồng tự hành (cùng nguồn động lực và khung của máy cuốn rơm)

Có thể ước lượng phần thay thế bằng phân hữu cơ căn cứ trên nhu cầu phân đạm cho lúa:
L#8
Giả sử 1 ha lúa có 7 tấn hạt và 7 tấn rơm. Hạt có 1,1% N, rơm 0,65% N ;
vậy cần 7000*1,1 /100 + 7000*0,65 /100 = 123 kg N /ha.
Giả sử trả lại ruộng 100% lượng rơm = 7000*0,65 /100 = 46 kg N. Thực tế khó đạt 100% chỉ
trả lại khoảng 50% = 23 kg N = 19% nhu cầu N của cây lúa. Nếu thêm phân bò theo tỷ lệ
2 rơm+1 phân (3,5 tấn rơm + 1,8 tấn phân) thì đạt 31% nhu cầu N.
Vậy cùng với thu gom rơm, cần phát triển chăn nuôi bò; phân bò là đầu vào N-P-K cho cây
lúa. Giảm được khoảng 30% phân hóa học cũng đáng giá hàng chục triệu USD/năm cho
ĐBSCL (giữa năm 2021, giá phân hóa học N và K tăng gấp đôi...) chưa kể các lợi ích về kinh
tế - xã hội - môi trường khác.

#7 Thu hoạch: Máy gặt đập liên hợp


Các máy gặt đập liên hợp hoạt động trên địa bàn Long An hiện nay chủ yếu thu hoạch 4 - 5
ha/ngày và hạt được đóng bao. Vẫn tốn nhiều công lao động để vác bao về điểm tập trung.
Xu hướng ở Mộc Hóa, Vĩnh Hưng cũng như vài nơi khác ở ĐBSCL là những máy thu hoạch

L#8
SRP (Sustainable Rice Platform). 2019. The SRP Performance Indicators for Sustainable Rice Cultivation
(Version 2.0). Bangkok: 2019. < http://www,sustainablerice,org >

42
với năng suất từ 10 đến 20 ha/ngày, như thế lúa sau khi đập và làm sạch sẽ được đổ vào thiết
bị vận chuyển lúa đi song hành cùng máy thu hoạch.

#8 Sấy và bảo quản lúa


Hiện nay đại đa số nông dân bán lúa ướt, sấy lúa tập trung tại các nhà máy xay xát, chủ yếu
bằng máy sấy tĩnh vỉ ngang, có cơ giới hóa một phần vào liệu và tháo liệu. Nhược điểm cơ
bản của sấy vỉ ngang là ẩm độ cuối không đều, khó đạt mức sai biệt 1%. Tương tự quá trình
phát triển nông nghiệp của các nước phát triển, nhu cầu sấy lúa với quy mô lớn hơn và với
những loại máy sấy với mức độ tự động hóa cao, cụ thể là máy sấy tháp, đạt mức sai biệt
0,5% ẩm độ cuối. Hiện nay cũng do áp lực về thu hoạch đồng loạt nên hầu hết lúa được sấy
chưa đúng quy trình kỹ thuật, làm giảm chất lượng sấy, cụ thể giảm tỷ lệ thu hồi gạo nguyên.
Với mức độ cạnh tranh về chất lượng gạo ngày càng tăng thì nhu cầu về những thiết bị sấy
đảm bảo chất lượng được dự báo sẽ thay thế những hệ thống sấy đơn giản chưa đảm bảo kỹ
thuật. Chính sách cần khuyến khích theo hướng nâng cao chất lượng gạo, cũng là gián tiếp
nâng cao thu nhập của nông dân.
Hiện nay chủ yếu chỉ bảo quản lúa bằng phương pháp đóng bao và trữ trong kho bảo quản
thông thường, nên khó giữ mức chất lượng khi bảo quản hơn 4 tháng. Bình thường có thể
bảo quản 1 - 3 tháng, nhưng xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới cần kho bảo quản dạng
xi-lô đổ xá, để giữ thế "thương thuyết"; cần hàng thì có ngay hàng chất lượng. Bảo quản
trong xi-lô, dù là thông thường ở 30 oC hay giữ lạnh ở 15 oC, đều cần năng lượng điện.
Nguồn điện mặt trời mới phát triển ở Long An là điểm thuận lợi cho bảo quản lúa gạo.

#9 Điểm chung về CGH canh tác lúa


Muốn có mô hình cánh đồng lớn và áp dụng các công nghệ tiên tiến trong canh tác lúa như
trên (gieo, chăm sóc, thu hoạch v.v) thì đồng ruộng phải đủ lớn và bằng phẳng. Máy móc
giải quyết 5 - 10 hecta /ngày, thì mới dễ hoàn vốn đầu tư ---yếu tố quyết định phát triển
CGH. Có thể chấp nhận qui mô hơn 1,5 ha /hộ của các huyện phía Bắc (Tân Thạnh, Vĩnh
Hưng v.v); nhưng với qui mô nhỏ chưa được 0,5 ha /hộ ở các huyện phía Nam (Cần Đước,
Châu Thành v.v) cần dồn điền đổi thửa hoặc canh tác chung 2 - 3 hộ theo cùng một kiểu, sao
cho máy làm việc trên mảnh ruộng tối thiểu 1 hecta, thì CGH mới hiệu quả.
Nhắc lại vai trò quan trọng của máy san laser để cải tạo đồng ruộng thành qui mô lớn.

Vấn đề giảm diện tích lúa


Hiện nay, Việt Nam sản xuất lúa dư ra mỗi năm khoảng 10 triệu tấn thóc để xay thành gạo
xuất khẩu. Cứ mỗi 3 - 4 tháng lại có vụ lúa mới, nên an ninh lương thực (lúa) không còn là
vấn đề hàng đầu. Vấn đề là nông dân trồng lúa thuộc hạng nông dân nghèo nhất trong nông
nghiệp. Song song với các biện pháp cơ giới hóa để giảm giá thành sản xuất, cũng cần giảm
diện tích trồng lúa và tìm giải pháp thay thế để tăng thu nhập cho nông dân. Giải pháp nào?
---Có thể xem xét:
 Giảm diện tích lúa thường, thay thế bằng lúa chất lượng cao để xuất khẩu.
 Tăng diện tích cây ăn trái (đòi hỏi nghiên cứu nông học trước khi nghĩ đến cơ giới hóa).
 Phát triển công nghiệp. Nhưng không phải bất cứ công nghiệp nào trên đất lúa (khác với
miền Trung, xây dựng nhà máy trên đất cát không trồng trọt được). Ưu tiên cho công

43
nghiệp chế biến: Chế biến lúa gạo tiên tiến; chế biến sản phẩm sau gạo; chế biến dầu
cám v.v; chế biến trái cây và thủy sản v.v.
 Phát triển chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi. Ngoài việc cung cấp thịt và sữa
giàu đạm, còn có phân bò --như đã trình bày-- để trộn với rơm rạ tạo phân hữu cơ.
 Phát triển thủy sản. Số liệu của Tổng cục Thống kê (2020) giá trị sản phẩm thu được trên
1 hecta mặt nước hơn gấp đôi giá trị 1 hecta đất trồng trọt. Thực tế, có thể nuôi cá trên cả
nước ngọt, nước lợ, nước hơi phèn... Ao cá quảng canh cũng là nơi tích trữ nước và điều
hòa nước cho trồng trọt, cũng là một biện pháp chống biến đổi khí hậu. Nhưng cần mô
hình sinh học có tính kinh tế trước khi nghĩ đến cơ giới hóa.

Vấn đề tổ chức sản xuất


Các giải pháp trên để giảm diện tích lúa, cùng với các ứng dụng tiến bộ CGH sản xuất lúa,
cần được tổ chức đồng bộ với hình thức Hợp tác xã (kiểu mới). HTX lo đầu vào đầu ra cho
sản xuất, còn sản xuất vẫn do từng nông dân làm, nhưng trong một kế hoạch sản xuất chung:
cùng giống cây trồng, cùng biện pháp và thời gian canh tác, cùng biện pháp bảo đảm chất
lượng sản phẩm. Mục đích để có sản phẩm chất lượng đồng đều với số lượng lớn, đáp ứng
yêu cầu thị trường.
Cơ giới hóa nông nghiệp không đứng một mình, mà ở trong chuỗi giá trị, giữa hai đối tác là
nông dân và doanh nghiệp, với sự tham gia của các nhà khoa học-kỹ thuật và sự hỗ trợ của
các chính sách nhà nước. Vấn đề này rất rộng, cần lưu ý, nhưng không thể bàn sâu trong bài
này.

Vấn đề: Vòng lẩn quẩn giữa Cung và Cầu Máy nông nghiệp
Hình 12 minh họa vòng lẩn quẩn này như sau:

Hình 12. Vòng lẩn quẩn giữa Cung và Cầu máy nông nghiệp

Phía CẦU: Chủ dịch vụ mua máy và nông dân thuê máy có nhiều yêu cầu, trong đó chủ yếu
hai điểm: chi phí sử dụng máy thấp so với lao động thủ công; và máy phải "tốt".
**a) Chi phí thấp do các yếu tố sau:
● Đầu tư thiết bị không quá cao, "công thức" kinh nghiệm là giá máy nội địa chỉ bằng
25 - 50% giá máy ngoại nhập.

44
● Năng suất làm việc phải cao, gấp mấy chục người, do đó cần làm nhiều làm nhanh để sớm
hoàn vốn đầu tư.
**b) Máy "tốt" nghĩa là đáp ứng yêu cầu nông học, đặc biệt là có độ tin cậy cao,
không hư hỏng ngoài dự kiến, chỉ chấp nhận các trục trặc nhỏ có thể khắc phục nhanh tại chỗ.
Muốn vậy:
●Thiết kế và chế tạo công nghiệp tốt, bền, đúng tiêu chuẩn lắp lẫn.
●Có phụ tùng thay thế và thợ sửa chữa tại địa phương; nếu phải gửi sửa chữa đến các trung
tâm bảo hành lớn thì cũng chỉ trong vài ngày; mùa vụ dùng máy thường rất ngắn.
●Người sử dụng được huấn luyện thành thạo.
Khi mới khởi đầu với yêu cầu CGH một công đoạn nào đó, nông dân không biết tìm nguồn
máy đơn lẻ ở đâu đáp ứng các điều kiện trên; nếu tìm ra nguồn cũng ngần ngại khó trả giá
cao, vì chưa biết hiệu quả kinh tế.

Phía CUNG: Nhà chế tạo máy để bán máy theo yêu cầu trên có 2 chọn lựa:
1) Chế tạo mẫu máy đầu tiên, thường là để sử dụng trên ruộng nhà hoặc có một người đặt
hàng. Chế tạo đơn chiếc không khuôn gá, không thiết kế với dung sai, vật liệu phi tiêu
chuẩn v.v.. Ưu điểm là giá rẻ như nông dân yêu cầu. Nhưng nhược điểm là dễ hư hỏng;
khi máy trục trặc, khó lắp lẫn thay thế các chi tiết máy; phải chính thợ của xưởng chế tạo
đến tận nơi để sửa chữa, làm trễ thời vụ; tóm lại, không đáp ứng yêu cầu máy "tốt";
hoặc
2) Đầu tư thêm máy công cụ, khuôn gá, chọn vật liệu tốt để chế tạo, có đội ngũ thiết kế;
khảo nghiệm với nhiều điều kiện đất đai khác nhau v.v. Máy đáp ứng yêu cầu "tốt" và tin
cậy, nhưng giá thành cao, ai mua khi chưa có thương hiệu ?
Đây là Vòng lẩn quẩn giữa Cung và Cầu máy nông nghiệp. Cần nhìn nhận đây là tình trạng
tạm thời (transient). Tình trạng ổn định (steady-state) sẽ dần hình thành theo quy luật Cung-
Cầu giữa người bán và người mua dịch vụ. Nhà chế tạo tăng dần chất lượng máy, đồng thời
tăng dần giá bán (nhưng không quá cao vì sản xuất hàng loạt) và người mua chấp nhận được
Ở các nước như Mỹ và Đức, quá trình này này do các Công ty tư đảm nhiệm (như John Deere
và Claaas, tạm so sánh như Boeing và Airbus của ngành hàng không); nhưng với lịch sử phát
triển cả trăm năm mới lớn mạnh được. Việt Nam muốn rút ngắn thời gian mày mò, phải có
sự hỗ trợ của nhà nước trong giai đoạn đầu. Để cắt đứt vòng lẩn quẩn này, cần nhắm vào
phía Cung. Nhà nước cần hỗ trợ thành lập một Trung tâm Thiết kế Máy nông nghiệp với đội
ngũ kỹ sư kinh nghiệm, giỏi cơ khí nhưng cũng giỏi "lội ruộng" để nắm bắt yêu cầu của
người sử dụng máy. Trung tâm chế tạo những máy mẫu (prototype) và khảo nghiệm, sau đó
kết hợp khảo nghiệm dài ngày với thao diễn cho nông dân thấy; kể cả bán với giá ưu đãi cho
những nông dân muốn đi đầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật và bảo hành chu đáo. Trung tâm
không phải thuần thương mại, mà là theo dõi lâu dài về độ bền và độ phù hợp của mẫu máy.
Điểm khác biệt với cách làm hiện tại ở các Viện Trường là ở phương thức chế tạo. Dù chế
tạo mẫu đơn chiếc, nhưng phải chuẩn và lắp lẫn được. Tuy Trung tâm cũng sở hữu một số
máy công cụ, nhưng chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp trên địa bàn có sẵn các máy CNC

45
chính xác cao (ví dụ Cơ khí Long An ở Bến Lức, Cơ khí Bùi Văn Ngọ ở Đức Hòa); như vậy
bớt được đầu tư ban đầu. Khi số lượng máy chế tạo và phổ biến ra được hàng chục máy qua
vài năm thì có thể chuyển giao thương hiệu máy cho các công ty có uy tín và phương tiện sản
xuất hiện đại. Vai trò hỗ trợ của nhà nước tiếp tục với việc lập mô hình trình diễn cho nông
dân thấy, hỗ trợ vốn đầu tư và lãi suất để nông dân mua máy v.v. Tóm tắt nhà nước hỗ trợ cả
2 phía Cung và Cầu, để phá vòng lẩn quẩn nói trên.

Kết luận
Bài này đã đánh giá tình hình cơ giới hóa canh tác lúa ở Long An giai đoạn 2016 - 2020, đối
chiếu với một khảo sát năm 2015. Từ đó, đề xuất các giải pháp CGH chi tiết cho giai đoạn
2021 - 2025, cho cây lúa, hiện chiếm 99% đất trồng cây lương thực của Long An, nhắm đến
áp dụng các công nghệ tiên tiến trong canh tác lúa trên các cánh đồng lớn. Vấn đề giảm diện
tích trồng lúa và tìm giải pháp thay thế để tăng thu nhập cho nông dân, và tổ chức sản xuất
được thảo luận bổ sung cho viễn cảnh cơ giới hóa. Vòng lẩn quẩn giữa Cung và Cầu máy
nông nghiệp cần được phá vỡ với đề xuất nhà nước hỗ trợ phía Cung để thành lập một Trung
tâm Cơ giới hóa Nông nghiệp, nhằm rút ngắn thời gian phát triển, mà các công ty tư ở Mỹ và
Đức cần cả trăm năm mới có được. Hỗ trợ cũng nhắm về phía Cầu, để nông dân nhanh
chóng áp dụng các biện pháp CGH. Bộ ba Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông cần
phối hợp chặt chẽ, và Nhà nghiên cứu phục vụ cả ba nhà trên.

46
7 1
Bi-ô-ga (biogas) từ chất thải hữu cơ
1
Nguồn: Mashad H.E , R. Zhang . 2021. Biogas Energy from Organic Wastes. In: Holden,
N.M., Wolfe, M. L., Ogejo, J. A., & Cummins, E. J. (Eds.).. Introduction to Biosystems
Engineering, ASABE and Virginia Tech Publishing. doi: 10.21061/IntroBiosystemsEngineering.
1
( Biological and Agricultural Engineering Department, University of California, Davis)

Lời dẫn
Tiếp tục các số trước, để giúp các bạn sinh viên, [ND, người dịch] tóm tắt bài gốc và dịch các
Bài tập Chương về biogas, kèm theo các biểu bảng, tóm dịch khái niệm một phần Chương
này, để hiểu bài giải. Dịch chỉ là "mồi" để dẫn các bạn đọc đến nguyên bản gốc (đường dẫn
tô vàng ở trên), và tìm đọc thêm các tài liệu khác Tiếng Anh không thể thiếu với các bạn trẻ
sẽ làm khoa học - kỹ thuật sau này...

[ND] Tóm tắt nội dung bài gốc


[ ... ... ] = lược bỏ, không dịch.

◙ Quá trình sinh ga [ ... ... ]


Bảng 1. Các phản ứng chuyển đổi chất của quá trình sinh ga

◙ Các loại bể sinh khí (phân hủy kỵ khí, Types of anaerobic digesters)
[ ... ... ]

47
◙ Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh ga
(Factors affecting anaerobic digestion and biogas production) [ ... ... ]

■ Thành phần vật liệu (chất thải) [ ... ... ] (Bảng 2). Xem Ví dụ 1.
■ Nhiệt độ
■ pH
■ Thời gian lưu trú
■ Sự khuấy trộn
■ Cấu hình (configuration) bể sinh khí
■ Thành phần N và Nồng độ NH3 phát sinh
Bảng 2. Thành phần hóa học (theo cơ sở khô)của các chất thải (Zhang, 2017)

Dấu . = số lẻ thập phân

◙ Ước lượng năng suất sinh ga và methane


(Estimation of biogas and methane yields)
[ ... ... ]

48
#.#
Bảng 3. Thành phần khí ga, năng suất sinh ga, và hàm lượng methane

Xem Ví dụ 1.

◙ Mô hình hóa quá trình phân hủy kỵ khí để ước lượng năng suất sinh khí
#*
Một mô hình được sử dụng nhiều là ADM1 (Anaerobic Digestion Model No.1) . Dạng đơn
giản "first-order kinetic model, mô hình động học bậc nhất" có thể dùng để ước lượng sơ bộ
năng suất sinh methane cho nhiều loại chất thải như phân gia súc, thực phẩm hư bỏ, dư thừa
cây trồng: dS / dt = -k S
với: t = thời gian phân hủy (ngày).
k = hằng số tốc độ phân hủy bậc nhất (ngày1).
S = nồng độ chất hữu cơ phân hùy được VS (kg m−3).
Gọi S0 (kg m−3) là S lúc bắt đầu (t = 0), lấy tích phân:
-kt
S = S0 e (Pt4)
Sdeg = Lượng chất hữu cơ bị phân hủy (kg): Sdeg = Vw (S0 - S) (Pt5)
Mp = Lượng methane sinh ra (m3): Mp = My Sdeg (Pt6)
với
Vw = thể tích hoạt động của bể sinh khí = thể tích chất lỏng trong bể (m3)
My = năng suất sinh methane (m3 kg1).
(Xem Ví dụ 3)

#.#
Angelidaki, I., & Sanders, W. (2004). Assessment of the anaerobic biodegradability of macropollutants. Rev.
Environ. Sci. Biotechnol., 3(2), 117 -129.
#*
Batstone D. J., J . Keller, I. Angelidaki, S.V. Kalyuzhnui, S.G. Pavlostanthis, A. Rozzi, V.A. Vavilin. 2002.
Anaerobic Digestion Model No.1. IWA task group for mathematical modelling of anaerobic digestion
processes. London: IWA Publishing.

49
◙ Ước lượng năng lượng tử biogas
(Xem Ví dụ 2)
Tham khảo:

Hình 10 (gốc). Suất sinh khí methane của các chất thải hữu cơ

◙ Tính thể tích bể sinh khí (Sizing anaerobic digesters)


(Xem Ví dụ 2)

◙ Làm sạch ga và Tăng chất lượng ga (Biogas cleaning and upgrading)


[ ... ... ]

Các ví dụ sau minh họa các công thức và tính toán.

50
Ví dụ 1:
Một nhà hàng muốn đưa dư thừa thức ăn vào bể biogas.
Với lượng dư thừa 1000 kg, giả sử có công thức chung là C3,7 H6,4 O1,8 N0,2 :
a) Tính lượng me-tan (methane) sinh ra (lý thuyết) qui về nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn.
b) Tính tỷ lệ methane trong khí ga, giả định chỉ chứa CH4 và CO2.
Giải:
v#1
a) Dùng phương trình Buswell
Ca Hb Oc Nd + (1/4)*(4a - b - 2c + 3d) H2O
→ (1/8)*(4 a + b - 2c - 3d) CH4 + (1/8)*(4a - b + 2c + 3d) CO2 + d NH3

với: a = 3,7; b = 6,4; c = 1,8; d = 0,2. Thế các số này vào phương trình trên, kết quả:
C3,7 H6,4 O1,8 N0,2 + 1,35 H2O → 2,125 CH4 + 1,575 CO2 + 0,2 NH3
ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn (0°C và 101,3 kPa hay 1 atm).
■1 mole chất thải có khối lượng = 82,4 g (tính = 3,7 *12 + 6,4 *1 + 1,8 *16 + 0,2 *14)
với: 12; 1, 16; và 14 (g) là khối lượng 1 mole C; H; O; và N.
■ 1 mole CH4 có khối lượng = 12 + 4 *1 = 16 g (1 kmol = 16 kg)
■ 1 mole CO2 có khối lượng = 12 + 2 *16 = 44 g.
Với kết quả đã tính: 1 mole chất thải sản xuất ra được 2,125 mole CH4 và 1,575 mole CO2 .
82,4 g ch.thải → 2,125 *16 g CH4 + 1,575 *44 CO2 .
82,4 g ch.thải → 34,0 g CH4 + 69,3 g CO2 .
82,4 kg ch.thải → 34,0 kg CH4
Vậy 1000 kg chất thải → (1000 +34 / 82,4) = 412,6 kg CH4

Ở điều kiện chuẩn, 1 kmol CH4 (16 kg) chiếm thể tích 22,4 m3
Vậy: 412,6 kg CH4 chiếm thể tích = 22,4 * 412,6 / 16 = 578 m3.

b) Kết quả đã tính: Trong khí ga, có 2,125 mole CH4 và 1,575 mole CO2 (bỏ qua NH3)
Vậy tỷ lệ CH4 trong khí ga = 2,125 / (2,125 + 1,575) *100% = 57,4 % (theo thể tích).

v#1
Buswell A. M., & Mueller H. F. 1952. Mechanism of methane fermentation. Ind. Eng. Chem., 44(3), 550 -552.
https://doi.org/10.1021/ie50507a033 .

51
Ví dụ 2:
Một nông dân muốn xử lý tất cả phân của 1000 con bò của trang trại thành biogas. Mỗi con
bò thải ra 68 kg phân/ngày. Phân có hàm lượng chất rắn phân hủy được (Volatile Solid, VS)
là 11%. Bể sinh khí hoạt động với lượng cung cấp VS (Organic Loading Rate ROL) là
2 kg/(m3.ngày) ở nhiệt độ 35 oC. Thể tích hoạt động của bể cần cộng thêm 10% để chứa khí.
Mức sản xuất biogas từ phân bò By = 288 Lit/ kg VS , và hàm lượng methane là 65%. Tính:
(a) Thể tích của bể sinh khí.
(b) Lượng biogas và methane sản sinh mỗi ngày
(c) Năng lượng từ biogas mỗi ngày, biết nhiệt trị của biogas Cvb = 23 MJ /m3.
Giải:
a) Lượng chất hữu cơ VS mỗi ngày dùng để sản xuất biogas:
φVS = Số bò * Lượng phân mỗi con bò * Hàm lượng VS trong phân
= 1000 * 68 * (11/100)
= 7 480 kg VS /ngày
Biết: lượng cung cấp VS (Organic Loading Rate) ROL = 2 kg/(m3.ngày)
Tính được: Phần thể tích hoạt động của bể Vw = φVS / ROL = 7 480 / 2 = 3 740 m3.
Thể tích của bể sinh khí có cộng thêm 10% (yêu cầu) để chứa khí:
Vt = Vw + (10/100) Vw = 4 114 m3.
b) Lượng biogas và methane sản sinh mỗi ngày.
- Lượng biogas sản sinh mỗi ngày: Bngày = φVS / By
với: φVS = 7 480 kg VS /ngày (đã tính ở trên)
By = 288 Lit/ kg VS = 0,288 m3 /kg VS.
Bngày = 7 480 / 0,288 = 2 154 m3 /ngày.
- Lượng methane sản sinh mỗi ngày Mngày. Biết, biogas chứa %M = 65% methane, nên
Mngày = Bngày* (%M.100)
= 2 154 * (65/100) = 1 400 m3 /ngày.
c) Năng lượng từ biogas mỗi ngày Engày
Engày = Bngày * Cvb, với Cvb = nhiệt trị của biogas = 23 MJ /m3.
Engày = (2 154 m3 /ngày) * (23 MJ /m3) = 49 547 MJ/ngày.

52
Ví dụ 3:
Một hộp sinh khí theo mẻ thể tích Vw = 5 Lít, được nạp chất thải với nồng độ ban đầu
S0 = 5 g VS /Lít, và giữ trong 25 ngày. Năng suất sinh ga Sy = 350 mL/ g VS.
Hãy xác định: a) nồng độ của các chất phân hủy được (biodegradable substrate) S.
b) Lượng methane sinh ra trong 25 ngày, biết hằng số tốc độ phân hủy bậc nhất
(first-order degradation kinetic rate constant) k = 0,12 /ngày.
Giải:
-kt
a) Nồng độ S = S0 e (Pt4, trang 52)
-0,12 t
Thế số liệu đã biết: S = 5e
Khi t = 1 (ngày): S = 4,434 g/Lit
Lặp lại phép tính với t = 2, 3,..., 25, và vẽ thành đồ thị (Hình 11).

Hình 11. Nồng độ VS, chất phân hủy được Hình 12. Tổng lượng methane sinh ra (tích lũy)

b) Lượng chất hữu cơ bị phân hủy, sau 1 ngày đầu tiên, theo (Pt5, trang 52):
Sdeg = Vw (S0 - S) = 5 Lit* (5 - 4,434) g/Lit = 2,83 g.
Biết: Năng suất sinh methane Sy = 350 mL / g VS)
→ Lượng methane sinh ra, sau 1 ngày, theo (Pt6, trang 52):
Mp = My Sdeg = 350 * 2,83 = 989 mL = 0,989 Lit.
Lặp lại phép tính với các ngày kế tiếp, mỗi ngày với nồng độ S giảm dần (Hình 11), cho tới
ngày 25. Cộng tích lũy mỗi ngày, kết quả tính được vẽ thành đồ thị (Hình 12).

53
8
Giới thiệu sách:
Irrigation Systems Management Textbook
Quản lý các hệ thống thủy nông
Eisenhauer D.E., D.L. Martin, D.M. Heeren, G. J. Hoffman. 2021.
Irrigation Systems Management. 347 p. ASABE Publication
801M0221OA. doi:10.13031/ISM.2021. ISBN 978-1-940956-42-8.

Sách được xuất bản cuối năm 2021, với sự tài trợ của Các Quỹ tài trợ của Hội Kỹ thuật Nông
nghiệp Mỹ (ASABE Foundations) và Đại học Nebraska-Lincoln (UNL). Sách xuất phát từ
các bài giảng của các tác giả trong 30 năm qua, và đã được dùng thử nghiệm ở UNL và một
số Đại học khác trong nhiều năm.
Sách nhắm mục đích giúp người đọc hiểu được tính phức tạp của các hệ thống tưới tiêu (liên
hệ nước-đất-cây-khí quyển) để có thể quản lý nhu cầu nước của cây trồng. Sách không phải
là giáo trình thiết kế kỹ thuật, nên chỉ trình bày sơ lược các bước thiết kế và phương trình
tương ứng. Sách giáo trình này dành cho sinh viên Đại học các năm cuối hoặc học viên Cao
hoc.

54
Nội dung 15 Chương:
Trang = Trang của bản in giấy.
(Trang của file PDF = Trang in giấy +24)
Chapter Trang Chương
1 Introduction to Irrigation 1 1 Dẫn nhập
2 Soil Water 11 2 Nước trong đất
3 Measuring Water Applications 35 3 Đo lường nước
4 Plant Water Use 49 4 Sử dụng nước của cây trồng
5 Irrigation System Performance 79 5 Đánh giá hệ thống tưới
6 Irrigation Scheduling 107 6 Lập kế hoạch tưới
7 Salinity Managemen 131 7 Quản lý nước mặn
8 Pump and Pipeline Hydraulics 147 8 Bơm và Đường ống dẫn nước
9 Water Supply Systems 171 9 Hệ thống cung cấp nước
10 Surface Irrigation 185 10 Tưới tràn
11 Sprinklers 209 11 Tưới phun
12 Moved-Lateral, Gun, and Traveler 233 12 Thiết bị di động của các hệ thống
Sprinkler Systems tưới phun
13 Center Pivots and Lateral Moves 277 13 Hệ thống tưới trung tâm (pivot)
14 Microirrigation 297 14 Hệ thống tưới vi lượng (nhỏ giọt)
15 Chemigation 321 15 Tưới kết hợp bón phân, thuốc.

Bản điện tử eBook là file PDF, được phép tải từ:


Irrigation Systems Management full-text high resolution PDF download

55
9 Các đoạn phim video
Các đoạn phim video sau được tải từ Internet.
Nguồn tài liệu này rất phong phú, nhưng độ tin cậy có thể rất khác nhau.
Chúng tôi đã cố gắng chọn, nhưng có thể vẫn sai sót chọn nhầm.
Nên người nghe ---ngoài chuyện giải trí--- cần xem xét kỹ lưỡng
nếu muốn ứng dụng thực tế…
Để vào các video clip này từ Google:  Hoặc chép /gõ các đề tựa, kể cả dấu “ ” ;
 Hoặc chép/gõ địa chỉ mạng, https://....

Máy băm rơm và tung rơm


YouTube: " Blaney Agri / Quad-X Bale Shredder / Straw Chopper"
https://www.youtube.com/watch?v=XW_YMzjX96o
YouTube: "Wessex Crossfire Straw Spreader"
https://www.youtube.com/watch?v=CO-6TnelSA8
YouTube: " Straw Spreader"
https://www.youtube.com/watch?v=_0ppqfmpSyw

Máy trộn phân hữu cơ


YouTube: "MÁY ĐẢO TRỘN PHÂN HỮU CƠ" "CÔNG TY PHAN TẤN"
https://www.youtube.com/watch?v=4iQ9OhNF9TU
Chế tạo ở Việt Nam
YouTube: "Máy trộn, đảo phân hữu cơ (compost) - Vinarac"
https://www.youtube.com/watch?v=9ntrsWtA6PM
Chế tạo ở Việt Nam
YouTube: "MÁY ĐẢO TRỘN PHÂN HỮU CƠ-BACKHUS -CHLB ĐỨC"
https://www.youtube.com/watch?v=OVX3pnqbBrY
(Giá 3 - 7 tỷ đồng tùy công suất)

56

You might also like