You are on page 1of 4

Họ và tên: Trần Trọng Nhân

MSSV: 31191025596

Lớp: chiều thứ 6, 15h, PHY514009

Mã học phần: 21C1PHY51400925

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ BÓNG ĐÁ NÂNG CAO

1/ Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Anh/chị phải học online không học offline
được. Nêu những thuận lợi và khó khăn khi học online?

Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn ra căng thẳng không chỉ ở Việt
Nam mà còn cả toàn thế giới, cho nên việc thay đổi hình thức học tập từ offline sang
online là một điều không thể tránh khỏi. Khi chuyển đổi hình thức học, cacsc học sinh,
quý thầy cô sẽ phải gặp những trở ngại nhất định trong việc thích nghi, và sinh viên
cũng không ngoại lệ.

 Đầu tiên, sinh viên sẽ tiếp thu kiến thức kém hiệu quả hơn khi học online. Khi
học offline, sinh viên sẽ có tâm thế chuẩn bị trước khi bước vào lớp học, điển
hình là trang phục, tập sách…kết hợp với không gian phòng học, không khí,…
sẽ là các nhân tố tác động đến tinh thần học tập. Khi được học ở lớp học, dưới
sự chỉ dạy trực tiếp của giáo viên, sinh viên sẽ có thái độ tập trung hơn.
 Thứ hai, việc học online sẽ phụ thuộc rất nhiều công cụ học như laptop, máy
tính, điện thoại, ipad,… và đường truyền mạng như wifi, 3G,...Khi có các trục
trặc liên quan đến thiết bị, đường truyền, sinh viên tham gia học sẽ bị gián đoạn
và bỏ lỡ mạch kiến thức đang được giảng dạy. Ngoài ra, trong các kỳ thi online,
kết quả thi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu sinh viên gặp trục trặc về máy móc và
đường truyền.
 Thứ ba, khi học offline, sinh viên sẽ thuận tiện hơn khi thuyết trình vì họ có thể
dễ dàng tương tác với mọi người, được tham gia nhiều hoạt động hơn trong quá
trình học. Đặc biệt, đối với các môn về thể dục thể chất thì việc chuyển đổi từ
offline sang online là một điều không thể nghĩ tới. Tính chất của các bộ môn
này là thực hành, rèn luyện thể chất, nếu chuyển sang online thì tính chất này sẽ
bị mất đi.

Tuy nhiên, học online không chỉ mang lại những khó khăn, thách thức mà còn mang
lại một số thuận lợi mà cả khi học offline cũng không thể có được.

 Thứ nhất, khi học online, sinh viên sẽ không cần di chuyển đến địa điểm học.
Điều này sẽ giúp cho sinh viên tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí đi
lại. Đặc biệt, sinh viên có thể học ở bất kỳ đâu, miễn nơi đó được trang bị
đường truyền mạng.
 Thứ hai, sinh viên sẽ không cần phải suy nghĩ về khâu ăn mặc gì cho ngày hôm
nay. Điều này rất phù hợp đối với sinh viên, khi ngày nay nhu cầu ăn mặc đẹp,
phong cách luôn được chú trọng.
 Cuối cùng, sau mỗi buổi học, sinh viên có thể nghe lại bài giảng nhiều lần
thông qua các bản ghi âm hay record. Điều này sẽ giúp cho sinh viên có thể ôn
lại bài, được nghe giảng nhiều lần trong trường hợp chưa hiểu rõ nội dung bài
học.

2/ Anh/chị hãy trình bày các tố chất vận động trong sinh hoạt, lao động và tập
luyện thể dục thể thao? Hãy cho ví dụ cụ thể.

Có thể nói, trong quá trình sinh hoạt, lao động và học tập thì các tố chất vận động đóng
góp một vai trò vô cùng cần thiết. Đây là nền tảng giúp phát huy sức mạnh thể chất,
nhằm đạt được thể trạng tốt nhất phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. Các tố chất vận
động được phát triển tốt sẽ nâng cao năng lực làm việc của các hệ thống cơ quan cơ
thể, tạo điều kiện thuận lợi để người tập có thể tiếp thu, hoàn thiện nhanh chóng và
hiệu quả các hoạt động vận động. Vì vậy, việc phát triển các tố chất vận động là vô
cùng quan trọng với mỗi người trong chúng ta.

Các tố chất vận động được phân thành các tố chất thể lực, năng lực phối hợp vận động
và năng lực mềm dẻo. Các tố chất thể lực bao gồm sức mạnh, sức nhanh và sức bền.
Các tố chất này được phát triển nhờ các quá trình thích ứng về năng lượng. Phát triển
các tố chất thể lực xét theo quan điểm này là quá trình thúc đẩy và hoàn thiện các quá
trình chuyển hoá năng lượng (có ôxy và không có ôxy) trên cơ sở các mục đích đã
được xác định. Các tố chất sức mạnh, sức nhanh và sức bền có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Phát triển từng tố chất riêng đều nằm trong mối quan hệ chung và thống nhất.

Đi sâu vào tố chất sức mạnh trong thể lực, sức nhanh là tố chất thể lực để tiến hành các
hành vi vận động trong thời gian ngắn nhất trong các điều kiện quy định. Hai hình
thức chính của sức nhanh đó là sức nhanh của động tác đơn (sức nhanh động tác); và
khả năng chuyển động về phía trước với tốc độ cao nhất (phân biệt theo khả năng tăng
tốc và sức nhanh trên cự ly).

 Sức nhanh rất quan trọng trong đại đa số các môn thể thao, tiêu biểu có thể kể
đến điền kinh. Mặc dù khi thi đấu ở bất kỳ bộ môn nào thì thành tích đạt được
sẽ phụ thuộc trên nhiều yếu tố và điền kinh cũng không ngoại lệ, tuy nhiên đối
với các vận động viên sở hữu được sức nhanh tốt thì sẽ có lợi thế rất lớn trong
các cuộc thi điền kinh.
 Huấn luyện sức nhanh cần áp dụng tất cả các loại bài tập thể chất với điều kiện
chú ý tới giai đoạn đào tạo và trình độ đào tạo của vận động viên, sinh viên.
Điều kiện quyết định trong huấn luyện sức nhanh là tốc độ động tác từ gần tối
đa. Bằng sự dùng lực cao nhất, bằng biên độ và tần số động tác tối ưu phù hợp
với cấu tạo cơ thể người tập, phải tìm được cách đạt được hoặc sự vượt tốc độ
cao nhất hiện có của mình. Nhưng điều này phải thống nhất hoàn toàn với trình
độ người tập.

Tố chất thứ hai đó là sức mạnh. Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài
bằng sự căng cơ. Phát triển tố chất sức mạnh thường liên quan đến sự phát triển của hệ
thần kinh và mức độ hoàn thiện của bộ máy vận động (các tố chất xương, cơ và dây
chằng).

 Một trong những ví dụ điển hình cho tầm quan trọng của sức mạnh, chúng ta có
thể kể đến bộ môn bóng đá. Ngoài kỹ thuật, tính đồng đội, thì để có thể đạt
được hiệu quả trong trận đấu, các cầu thủ cần có sức mạnh để tham gia tì đè,
tranh cướp bóng,…
 Để rèn luyện tố chất sức mạnh, chúng ta cần duy trì các bài tập luyện với cường
độ phù hợp liên quan đến tiết diện cơ bắp, tính linh hoạt của hoạt động thần
kinh, tốc độ phản ứng của hóa học trong tế bào cơ, tốc độ kỹ thuật của người
tập.

Tố chất thứ ba đó là sức bền. Sức bền là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời
gian dài nhất mà cơ thể chịu đựng được. Do khả năng duy trì vận động của con người
bao giờ cũng có giới hạn và ở giới hạn cuối cùng thường xuất hiện mệt mỏi. Bởi vậy,
sức bền còn được hiểu là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động
nào đó.

 Vai trò của sức bền là quá rõ ràng, không chỉ quan trọng trong thể thao mà còn
trong cuộc sống hằng ngày. Khi chúng ta gia tăng cường độ hoạt động cho một
việc gì đó thì nhịp tim sẽ đập nhanh hơn để cung cấp oxy, nếu như chúng ta
không có được một sức bền tốt thì hoạt động đang diễn ra sẽ không được duy
trì.
 Tại sao trong các bộ môn thường phân ra các giải đấu nghiệp dư, bán chuyên và
chuyên nghiệp? Không chỉ kể đến thâm niên, trình độ mà nhân tố quyết định
nhất đó chính là sức bền không được duy trì để có thể tham gia các giải đấu có
cấp độ từ bán chuyên đến nghiệp dư. Đây là ví dụ rõ ràng nhất để thấy được
tầm quan trọng của việc duy trì sức bền tốt.
 Các bài tập thể chất chung để phát triển sức bền chung có thể phân thành ba
nhóm: Các bài tập có tính chu kỳ ở dạng chạy, đi bộ, các bài tập ở dạng trò chơi
vận động, các bài tập phát triển thể lực chung được thể hiện với nhịp độ trung
bình theo phương pháp huấn luyện vòng tròn. Nhìn chung nó là phần quan
trọng để phát triển thể lực toàn diện.

Thứ tư là tố chất dẻo. Độ mềm dẻo là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn,
biên độ tối đa của động tác là thước đo của độ mềm dẻo. Mềm dẻo phụ thuộc vào đàn
tính của cơ bắp và dây chằng.
 Trong một số động tác chẳng hạn như hạ người, nghiêng người trong kéo co
hay thực hiện các động tác uốn dẻo trong môn thể dục dụng cụ,…thì nếu thiếu
đi sự dẻo dai thì vận động viên không thể tham gia các bộ môn này.
 Về mặt phương pháp, bài tập tố chất mềm dẻo có thể chia làm 2 loại: bài tập
theo cách bị động và bài tập theo cách chủ động. Bài tập chủ động là bài tập
VĐV tự làm một mình không có sự hỗ trợ của người khác. Còn bài tập bị động
được tiến hành có sự giúp đỡ, hỗ trợ của đồng đội. Kết quả nghiên cứu hai
phương pháp này hiệu quả đều rất tốt.

Cuối cùng là tố chất khéo léo. Khéo léo là một loại tố chất của cơ thể, các nhà khoa
học cho rằng sự khéo léo có nhiều thiên hướng của hệ thần kinh hơn các tố chất vận
động khác.

 Lấy bóng đá là bộ môn điển hình, trong các tình huống qua người, nếu cầu thủ
không có được sự khéo léo trong những pha xử lý bóng thì sẽ rất dễ dàng thất
bại để qua người. Đặc biệt là đối với những cầu thủ thấp, bé thì yếu tố khéo léo
chính là chủ chốt để họ có thể chiến thắng đối thủ trong các tình huống qua
người.
 Sự khéo léo còn có một đặc trưng nữa là: Trong khi các tố chất nhanh, mạnh,
bền, và các sức bật đều có thể đo, đánh giá một cách tương đối chính xác, thì sự
khéo léo chỉ có thể nhận định ở mức độ chủ quan, cảm tính nhiều hơn. Tuy
nhiên qua tập luyện, kiểm tra một cách chính xác, có khoa học thì chúng ta vẫn
có thể đánh giá đúng khả năng khéo léo của từng VĐV.

You might also like