You are on page 1of 2

Bài 5

CÁC NGUYÊN TẮC VỀ PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN TDTT


Nguyên tắc tập luyện thể dục thể thao là những chuẩn mực mà mọi người tham gia tập
luyện thể dục thể thao đều phải tuân thủ trong quá trình tập luyện mới đạt hiệu quả.

1. NGUYÊN TẮC TỰ GIÁC TÍCH CỰC

Quá trình giáo dục phải tạo được cho người tập một thái độ học tập tốt, sự cố gắng nắm bắt
được những kỹ năng, kỹ xảo và những hiểu biết liên quan. Sự tự giác tích cực được thể hiện
trong quá trình giáo dục thể chất:

- Hình thành hứng thú với mục đích tập luyện nói chung và đối với nhiệm vụ cụ thể của
từng buổi tập. Qủa tuổi

- Xác định được mục tiêu, nhiệm vụ và phương thức tập luyện của buổi tập (cần phải tập
gì, tập như thế nào, tại sao phải tập đối tượng này chứ không phải là đối tượng khác, vì sao
phải tuân theo nguyên tắc như thể nảy chứ không phải như thế kia).

- Hình thành việc phân tích một cách có ý thức các hoạt động tập luyện, thói quen kiểm tra
mức độ hợp lý của việc sử dụng sức với chất lượng của đối tượng.

- Giáo dục tính tự lập, khả năng sáng tạo trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ tập luyện.

2. NGUYÊN TÁC TRỰC QUAN

Trực quan trong giảng dạy là quá trình sử dụng rất nhiều loại cảm giác, sự thụ cảm của
nhiều cơ quan cảm giác của cơ thể để có thể tiếp xúc trực tiếp nhiều mặt với hiện thực xung
quanh.

Tính trực quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục thể chất vì hoạt động của người
tập về cơ bản là mang tính thực hành và yêu cầu chuyên môn của nó là phát triển toàn diện
các cơ quan cảm giác. Điều quan trọng là hoạt động của các cơ quan cảm giác khác nhau
phải bổ sung cho nhau để làm chính xác hơn “thỉnh ảnh của động tác sự chính xác và sinh
động của hình ảnh động tác sẽ làm cho kỹ năng và kỳ xảo hình thành nhanh hơn, các tố
chất thể lực và phẩm chất ý chi biểu hiện cũng hiệu quả hơn.

3. NGUYÊN TẮC THÍCH HỢP VÀ CÁ BIỆT HÓA

Tinh chủ đạo của nguyên tắc này là tính đến đặc điểm của từng người tập và mức độ của
những nhiệm vụ học tập đề ra đối với họ. Các bài tập có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các
cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể; chỉ cần lượng vận động vượt quá mức chịu đựng
của cơ thể thì sẽ nảy sinh nguy cơ đối với sức khỏe người tập, gây hậu quả không tốt. Nên
quá trình giáo dục thể chất phải chú trọng đến mức độ thích hợp của lượng vận động đối
với các cá nhân người tập; lựa chọn được các phương pháp tiếp cận các hình thức tập luyện
phù hợp để người tập với đảm bảo giải quyết được nhiệm vụ tập luyện vừa đảm bảo được
sức khỏe.

4. NGUYÊN TÁC HỆ THỐNG

Mẫu chốt của hệ thống này là tính thường xuyên trong tập luyện và hệ thống luân phiên
giữa lượng vận động và nghỉ ngơi, tính tuần tự trong tập luyện và mối liên hệ lẫn nhau giữa
các mặt khác nhau trong nội dung tập luyện. Giáo dục thể chất chính là một quá trình liên
tục bao gồm tái cá các thời kỳ cơ bản trong cuộc sống. Tập luyện hợp lý sẽ gây nên những
biến đổi dương tính về cấu trúc và chức năng của cơ thể, nhưng chi cần ngừng nghi tập
trong một thời gian tương đối ngắn là những mỗi liên hệ của phản xạ có điều kiện vừa mới
xuất hiện đã bắt đầu mở tắt đi, mức độ phát triển các khả năng chức phận vừa đạt được
cùng với các chỉ số về thể hình cũng bắt đầu giảm.

5. NGUYÊN TẮC TĂNG DÀN YÊU CẦU

Việc đề ra các nhiệm vụ trong quá trình giáo dục thể chất có liên quan trực tiếp với khối
lượng và cường độ vận động của người tập trong khi cơ thể luôn có sự biến đổi để thích
nghỉ và phát triển (sự quen dần với các tác động của các bài tập) nên các chương trình giáo
dục thể chất cần thường xuyên đổi mới nhiệm vụ theo xu hướng tăng dần lượng vận động,
độ khó của kỹ chiến thuật, tăng tỷ lệ sử dụng sức khi thực hiện bài tập và tăng thời gian tác
động của bài tập (nhưng phải tuân thủ nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa). Một vấn đề
cũng hết sức quan trọng lànhiệm vụ tăng lên phải đảm bảo sự phong phú, đa dạng không
gây nhằm chán (ví dụ một buổi học có thể có từ một đến nhiều kỹ thuật với những yêu cầu
khác nhau hoặc trong một buổi học có thể áp dụng nhiều phương pháp tập khác nhau).

6. MỐI QUAN HỆ LẪN NHAU CỦA CÁC NGUYÊN TÁC VỀ PHƯƠNG PHÁP

Các nguyên tắc giáo dục thể chất liên quan chặt chẽ và có phần trùng nhau; đó là vì tất cả
các nguyên tắc đó phản ánh các mặt riêng lễ và các quy luật của cùng một quá trình mà về
bản chất là thống nhất. Nguyên tắc tự giác tích cực là tiền đề chung để thực hiện tất cả các
nguyên tắc khác; không có bất cứ nguyên tắc nào có thể thực hiện được day đủ nếu loại trừ,
đối lập với các nguyên tắc khác. Như vậy là có một nguyên tắc lớn nhất là phải biết kết hợp
hài hòa và tuân thủ các nguyên tắc về phương pháp một cách đầy đủ thì quá trình giáo dục
thể chất mới đạt hiệu quả cao.

You might also like