You are on page 1of 37

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN PHẦN I: THỂ DỤC

GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1 A/ Lý thuyết:

1. Tên môn học: Giáo dục thể chất 1 – Học phần bắt buộc (Mã + Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kiến thức, hiểu biết về

môn học BAS 102). môn Thể dục: như


+ Vị trí của môn thể dục trong hệ thống Giáo dục Thể chất.
2. Số tín chỉ: 01
+ Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn thể dục cơ bản.
3. Trình độ cho: Sinh viên năm thứ nhất .
B/ Thực hành:
4. Phân bổ thời gian:
+ Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kỹ thuật, động tác cơ bản
Học Số tín Số Thời gian
trong môn Thể dục cơ bản, qua đó giúp sinh viên áp dụng vào trong
phần chỉ giờ Lý thuyết Thực hành
tập luyện để nâng cao sức khoẻ.
Bắt buộc 1 30 4 26
+ Bài thể dục phát triển chung tay không (7 động tác).
5. Các học phần trước: Không.
+ Các bài tập về đội hình - đội ngũ thông thường.
6. Học phần thay thế, học phần tương đương:
PHẦN II: ĐIỀN KINH
Học phần này tương đương với học phần Giáo dục thể chất 1
A/ Lý thuyết:
của chương trình 180 tín chỉ.
+ Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kiến thức, hiểu biết về
7. Mục tiêu của học phần: môn Điền kinh như:
Trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ thuật cơ bản của môn
+ Khái niệm và cách phân loại môn điền kinh.
Thể dục và Điền kinh, qua đó giúp sinh viên vận dụng vào tập luyện
+ Sơ lược lịch sử phát triển môn Điền kinh.
và thi đấu để nâng cao sức khoẻ, phát triển các tố chất thể lực. Đồng
thời bồi dưỡng cho sinh viên về mặt phẩm chất, ý chí và tinh thần + Ý nghĩa và vị trí môn Điền kinh trong hệ thống Giáo dục thể
đoàn kết, sáng tạo trong học tập và lao động. chất ở Việt Nam.
8. Mô tả vắn tắt nội dung môn học: (Tất cả đều được thực hiện + Nguyên lý kỹ thuật chạy.
ngoài sân).

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
B/ Thực hành: - Chuyên cần.

+ Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kỹ thuật, động tác cơ bản - Kiểm tra giữa học phần.
trong môn Điền kinh nội dung chạy 100m, qua đó giúp sinh viên áp - Thi kết thúc học phần.
dụng vào trong tập luyện để nâng cao sức khoẻ.
* Thang điểm:
+ Kỹ thuật chạy cự ly ngắn 100m.
- Chuyên cần: Dự lớp > 80% tổng số thời lượng của học phần
+ Những sai lầm thường mắc và cách sửa. mới được thi kết thúc học phần.
+ Một số bài tập, trò chơi bổ trợ kỹ thuật, thể lực. - Kiểm tra giữa học phần: 20%
9. Nhiệm vụ của sinh viên: - Thi kết thúc học phần: 80%
- Dự lớp > 80% tổng số thời lượng của học phần. 12. Nội dung chi tiết của học phần:
- Trang phục gọn gàng. Lịch trình giảng dạy:
- Chuẩn bị và tham gia tập luyện ngoại khóa.

10. Tài liệu học tập:

- Bài giảng môn học Giáo dục thể chất 1 (Thể dục + Điền kinh)
của bộ môn Giáo dục thể chất.

- Giáo trình Thể dục – NXB Thể dục thể thao năm 2007

- Giáo trình Điền kinh – NXB Thể dục thể thao năm 2007.

- Luật thi đấu Điền kinh – NXB Thể dục thể thao năm 2008.

- Các tài liệu có liên quan.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm:

* Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
PHẦN I: THỂ DỤC Môn thể dục có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục ban đầu. Do
A/ LÝ THUYẾT nội dung và phương pháp phong phú của thể dục mà nhiệm vụ GDTC
1. Vị trí của môn Thể dục trong hệ thống Giáo dục Thể chất. cho lứa tuổi học sinh, sinh viên sẽ được giải quyết một cách có kết
* Khái niệm: Thể dục là một hệ thống gồm những bài tập được quả, tạo cơ sở để tiếp tục phát triển cơ thể, cũng như khả năng vận
chọn lọc và thực hiện với những phương pháp khoa học, nhằm giải động.
quyết nhiệm vụ phát triển thân thể toàn diện, hoàn thiện khả năng vận Thể dục thích hợp với mọi lứa tuổi và giới tính: trẻ em, thiếu
động. niên, người lớn, nam, nữ, người đã có trình độ tập luyện, người mới
Thể dục Thể thao (TDTT) là một bộ phận của nền giáo dục xã tập, người khỏe, kể cả những người yếu và có bệnh tật.
hội chủ nghĩa, nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành con người mới, có tri Nội dung và phương pháp của thể dục rất phong phú, đặc điểm
thức, có đạo đức và thẩm mỹ, phát triển hoàn thiện về thể chất. này làm cho thể dục có ảnh hưởng toàn diện đến việc phát triển cơ
Trong quá trình phát triển hệ thống giáo dục TDTT đã hình thành thể người tập, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển có chọn lựa đối
bốn phương tiện riêng biệt: Thể dục, trò chơi, thể thao và du lịch. với các bộ phận của cơ thể.
Mặc dù khác nhau về sự thực hiện và phương pháp hình thành kỹ Thể dục có tác dụng rất lớn đến rèn luyện sức khỏe con người, là
năng vận động, song các phương tiện của TDTT lại thống nhất, hỗ trợ biện pháp tích cực có hiệu quả cao để kéo dài tuổi thọ, duy trì khả
và bổ sung cho nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ GDTC. Thể dục năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nhiều nhà khoa học nổi
được xem như là bộ phận cơ bản, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tiếng như: I.M.Sétsênốp, I.P.Páplốp…đã coi thể dục là phương pháp
trong phát triển và hoàn thiện thể chất. tốt nhất để nâng cao khả năng hoạt động bình thường của con người,
* Nhiệm vụ của thể dục bao gồm: nâng cao khả năng làm việc, tăng cường sức khỏe và là biện pháp
- Phát triển cân đối thể hình, hoàn thiện các chức năng của cơ thể, nghỉ ngơi tích cực.
tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Thể dục còn có ý nghĩa thực dụng rất lớn. Tập luyện thể dục sẽ
- Bổ trợ cho sự hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cần tiếp thu, củng cố và hoàn thiện những kỹ năng, kỹ xảo vận động cần
thiết trong đời sống và khả năng vận động chuyên môn thể dục. thiết trong đời sống như: Đi, chạy, nhảy, ném…và có tác dụng bổ trợ
- Góp phần giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức và thẩm mỹ. cho lao động, học tập và chiến đấu. Thể dục không chỉ có tác dụng
* Ý nghĩa và tác dụng của thể dục: phát triển thể lực toàn diện mà còn có tác dụng phát triển thể lực

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
chuyên môn để đạt đến những thành tích cao trong thể thao. Thể dục 2.1. Mục đích và nhiệm vụ.
còn có giá trị thẩm mỹ vì bản thân nó là môn vận động luyện hình Thể dục cơ bản là những bài tập bao gồm hoạt động của các bộ
dáng, rèn tư thế và phát triển cân đối cơ thể, không những thế thể dục phận cơ thể với tốc độ, biên độ, phương hướng và sự dùng sức khác
còn thể hiện tính nghệ thuật trong hình tượng và nhịp điệu, phong nhau. Thể dục cơ bản nhằm làm cho cơ thể phát triển toàn diện và
thái và khả năng diễn cảm. nâng cao năng lực làm việc.
Thể dục bao gồm nhiều yếu tố giáo dục và rèn luyện con người Để đạt được mục đích đó nhưng bài thể dục cơ bản cần được
về đạo đức, ý chí, tác phong cũng như về cá tính. Những đức tính ấy chọn lựa hợp lý, chính xác và tập luyện một cách khoa học sẽ có tác
được thể hiện sinh động và thường xuyên thông qua việc thực hiện dụng toàn diện đối với người tập. Thể dục cơ bản có nhiệm vụ tăng
các bài tập một cách nghiêm túc, dũng cảm, tỷ mỉ và chính xác, qua cường sức khỏe, thúc đẩy sự phát triển bình thường của các cơ quan
yêu cầu nặp lại động tác nhiều lần, sửa chữa tỷ mỷ các chi tiết động và hệ thống; hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển các tố
tác chưa hợp lý và nâng cao chất lượng động tác. Thực hiện được yêu chất thể lực.
cầu ấy không thể chỉ dựa vào cảm giác chủ quan mà cần có sự trợ lực 2.2. Ý nghĩa:
của người hướng dẫn và đồng đội trong việc giúp đỡ và bảo hiểm, Thông qua tập luyện thể dục cơ bản, người tập biết điều khiển
nhờ vậy thể dục giáo dục tình đồng chí, ý thức tập thể. hoạt động của mình trong không gian và thời gian, biết thay đổi mức
Thể dục là một môn tiêu biểu cho sự kết hợp giữa trí dục và thể độ dùng sức, có khả năng phối hợp nhiều vận động khác nhau. Do đó
dục. Quá trình giảng dạy thể dục được đặt trên cơ sở phân tích và điều quan trọng là làm sao cho người tập hiểu được thực chất và đặc
tổng hợp vận động, trong việc giáo dục khả năng chủ động điều khiển điểm của các bài tập.
hoạt động của cơ thể và hình thành nhiều mối liên kết vận động mới, Nhờ thực hiện các bài tập thể dục cơ bản mà khả năng ghi nhớ và
cũng như trong sự phát triển những khả năng vận động sẵn có. Tất cả tư duy về hoạt động vận động được phát triển, đồng thời cũng có tác
những điều đó sẽ kích thích hoạt động trí tuệ của người tập, tăng dụng tốt tới trạng thái tâm lý của người tập. Thể dục cơ bản còn là
thêm tính tích cực của hoạt động chí óc, xúc tiến các quá trình hưng một trong những biện pháp quan trọng để rèn luyện, phát triển các tố
phấn và ức chế cũng như động viên các chức năng của hệ thần kinh chất thể lực và là bước “quá độ” tiến tới hoạt động thể thao.
trung ương. Trong quá trình tập luyện thể dục cơ bản sẽ hình thành ở người
2. Mục đích – ý nghĩa của thể dục cơ bản. tập các kỹ năng, kỹ xảo vận động thực dụng như: đi, chạy, nhảy,…

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
Những kỹ năng, kỹ xảo vận động trên sẽ làm phong phú khả năng Đội hình, đội ngũ là một trong những nội dung tập luyện thể dục,
vận động của con người, khi tham gia các hoạt động lao động và sinh thường được sử dụng trong quân sự và TDTT. Đối với học sinh, sinh
hoạt. viên còn dùng để rèn luyện những phẩm chất đạo đức, ý chí, kỷ luật,
Các nội dung của thể dục cơ bản gồm: tác phong nhanh nhẹn tháo vát
- Các bài tập đội hình, đội ngũ. Đội ngũ: Là sự sắp xếp vị trí tương quan giữa từng người, từng
- Các bài tập phát triển chung. tổ, từng đơn vị với nhau trong một tập thể.
- Các bài tập thực dụng. Nội dung của đội ngũ bao gồm: Các hình thức tập luyện tại chỗ
- Các bài tập treo và chống đơn giản. và di động với các bài tập kỹ thuật đơn giản. VD: Tập hợp, điều
- Các bài tập nhào lộn đơn giản. chỉnh hàng, đi đều,…
- Các bài tập nhảy (đơn giản, vượt chướng ngại vật). Đội hình: Là một tập thể người được sắp xếp theo một hình khối
2.3. Các bài tập phát triển chung và đội hình, đội ngũ. như vòng tròn, hàng ngang, hàng dọc,…nó cũng chỉ sắp xếp vị trí
* Các bài tập phát triển chung: tương quan giữa từng người, từng nhóm, tổ, đơn vị trong một tập thể
Là những động tác thực hiện riêng từng bộ phận hoặc phối hợp nhưng có sự di chuyển biến hóa, dãn hàng. VD: Các đội hình vòng
nhiều bộ phận của cơ thể, được sắp xếp theo quy luật nhất định phù tròn, di chuyển gấp khúc, xoắn ốc,…
hợp với mục đích lựa chọn. Bài tập phát triển chung có thể làm với Mối quan hệ giữa đội hình và đội ngũ: Đội hình, đội ngũ có
đạo cụ trên dụng cụ hoặc chỉ bằng tay không. mối quan hệ rất chặt chẽ. Trong đội ngũ có những nhân tố của đội
Tác dụng: Nâng cao năng lực vận động chung, uốn nắn cơ thể hình và ngược lại, nhưng không có đội ngũ thì không có đội hình.
hoặc có thể dùng để tạo tác động riêng biệt với bộ phận nào đó của cơ Đội ngũ là hình thức tập luyện đội hình, đội hình có nhiều hình thức
thể. Kỹ năng của bài tập phát triển chung là cơ sở để tiếp thu các kỹ tập luyện phong phú, biến hóa.
thuật cao của các môn thể thao. Sử dụng bài tập phát triển chung dễ * Ý nghĩa của tập luyện đội hình, đội ngũ:
điều chỉnh lượng vận động và dễ thay đổi cấu trúc nên được sử dụng - Nhằm rèn luyện ý thức tập thể, hợp đồng, ý thức tổ chức kỷ luật
rộng rãi trong các môn thể thao. - Tạo tư thế đúng, đẹp và tác phong nhanh nhẹn hoạt bát.
* Bài tập đội hình, đội ngũ. - Giúp cho việc tổ chức học tập và luyện tập các môn thể thao,
bồi dưỡng những kỹ thuật, chiến thuật, thể lực cần thiết trong chiến

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
đấu, đồng thời là hình thức tổ chức, tập hợp quần chúng, biểu dương * Động tác Lườn:
lực lượng. TTCB: Đứng nghiêm.
B/ THỰC HÀNH + Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, trọng tâm
1. Bài thể dục phát triển chung tay không: 7 động tác. dồn đều vào 2 chân; 2 tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa.
* Động tác Vươn thở: + Nhịp 2: Trọng tâm dồn sang chân phải, nghiêng người sang
TTCB (Tư thế chuẩn bị): Đứng nghiêm. trái, tay chống hông, tay phải đưa lên cao áp sát tai, chân trái kiễng
+ Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, đưa 2 tay gót. Hít vào.
lên cao, chếch chữ V, lòng bàn tay hướng vào nhau, ngực ưỡn, đầu + Nhip 3: Như nhịp 1.
ngửa. Hít vào từ từ. + Nhịp 4: Trở về TTCB. Thở ra.
+ Nhịp 2: 2 tay đưa xuống dưới và bắt chéo nhau trước bụng, + Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên.
đầu cúi. Thở từ từ ra. * Động tác Vặn mình.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1. Hít vào từ từ. TTCB: Đứng nghiêm.
+ Nhịp 4: Trở về TTCB. Thở ra từ từ. + Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, 2 tay đưa ra
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân. trước, long bàn tay sấp.
* Động tác Tay: + Nhịp 2: Vặn mình sang trái, tay trái vung rộng hết biên độ
TTCB: Đứng nghiêm. sang ngang – ra sau, bàn tay ngửa; tay phải gập trước ngực, bàn tay
+ Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang, trọng tâm dồn đều vào 2 sấp. Mắt nhìn theo bàn tay trái. Hít vào.
chân; 2 tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa, mắt nhìn thẳng. Hít vào + Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 2: 2 tay gập trước ngực đồng thời giật về sau, lòng bàn + Nhịp 4: Trở về TTCB. Thở ra.
tay sấp, khuỷu tay ngang vai. + Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên.
+ Nhịp 3: Trở về nhịp 1. Thở ra. * Động tác Chân:
+ Nhịp 4: Trở về TTCB. TTCB: Đứng nghiêm.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân. + Nhịp 1: Chân trái đưa ra sau, đồng thời 2 tay dang ngang, mắt
nhìn thẳng. Hít vào.

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
+ Nhịp 2: Chân trái đá ra trước, đồng thời 2 tay đưa ra trước, + Khẩu lệnh: “Thành 1, 2, 3… hàng ngang – tập hợp”
lòng bàn tay úp, mắt nhìn theo tay. Thở ra. + Yếu lĩnh kỹ thuật: Sau khi chọn được vị trí, phương hướng
+ Nhịp 3: Như nhịp 1. Hít vào. thích hợp, người chỉ huy quay về phía người tập phát khẩu lệnh.
+ Nhịp 4: Trở về TTCB. Thở ra. Đứng vào vị trí đã chọn, tay phải nắm hờ, giơ cao.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên. Nghe khẩu lệnh, tất cả người tập nhanh chóng di chuyển và
* Động tác Gập thân: đứng về phía tay trái cùng hướng với người chỉ huy, theo thứ tự, dãn
TTCB: Đứng nghiêm. cách nhau một nắm tay (15cm) giữa khuỷu tay hai người đối với đội
+ Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, 2 tay dang hình bình thường.
ngang. Hít vào. Sau khi người thứ nhất đã đứng đúng vị trí yêu cầu, người chỉ
+ Nhịp 2: Gập người nghiêng về phía trước, bàn tay phải vươn huy hạ tay xuống và bước ra chỉ huy.
chạm cổ chân trái, tay trái đưa ra phía sau lên cao. Thở ra. Khi tập hợp từ hai hàng ngang trở lên thì các hàng thứ 2, thứ 3,
+ Nhịp 3: Vươn người lên trở về nhịp 1. Hít vào. …đứng tiếp sau hàng thứ nhất với cự ly một cánh tay (từ 75-80cm).
+ Nhịp 4: Trở về TTCB. Thở ra. Người đầu hàng sau, đứng sau người thứ nhất hàng trước đó.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên. * Tập hợp 1 hay nhiều hàng dọc:
* Động tác Nhảy: + Khẩu lệnh: “Thành 1, 2, 3… hàng dọc – tập hợp”
TTCB: Đứng nghiêm. + Yếu lĩnh kỹ thuật: Sau khi chọn được vị trí, phương hướng
+ Nhịp 1: Bật thẳng lên cao và đứng giạng chân, tay dang thích hợp, người chỉ huy quay về phía người tập phát khẩu lệnh.
ngang. Hít vào nhanh. Người tập nhận lệnh xong nhanh chóng di chuyển về đứng sau
+ Nhịp 2: Bật thẳng lên cao và đứng chụm chân, hạ tay xuống người chỉ huy thành một hàng dọc, theo thứ tự với cự ly một cánh tay
sát người. Thở ra nhanh. Khi tập hợp 2, 3,…hàng dọc, người chỉ huy luôn đứng đầu hàng
+ Các nhịp tiếp theo lặp lại như nhịp 1, 2 cho đến hết 8 nhịp. bên phải, những người đầu hàng thứ 2, thứ 3,…đứng ngang bên trái
2. Bài tập Đội hình – Đội ngũ thông thường: cùng hướng với người số 1 hàng trước đó. Với giãn cách một nắm tay
2.1 Những bài tập đội ngũ: Đội ngũ tại chỗ và di chuyển * Động tác nghiêm.
* Tập hợp 1 hay nhiều hàng ngang: + Khẩu lệnh: “Nghiêm”

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
+ Yếu lĩnh kỹ thuật: Người tập đang đứng trong đội ngũ, nghe + Khẩu lệnh: “Nhìn trước – thẳng”.
khẩu lệnh “Nghiêm” của người chỉ huy, người tập lập tức chụm hai + Yếu lĩnh kỹ thuật: Nghe động lệnh người đứng đầu vẫn đứng
gót chân sát nhau trên một đường thẳng ngang (trục phải-trái). Hai nghiêm, những người đứng sau nhanh chóng điều chỉnh hàng, mắt
bàn chân mở rộng khoảng 600. Trọng tâm dồn đều vào hai chân, bụng nhìn thẳng vào gáy người đứng trước, đảm bảo đúng cự ly quy định.
hơi hóp lại, hai vai ngang và hơi kéo về sau (ngực mở), tay duỗi sát Người chỉ huy kiểm tra, chỉnh hàng xong và hạ khểu lệnh “Thôi”
sườn, ngón tay khép, mắt nhìn thẳng về trước. Toàn thân có độ căng trong hàng trở về tư thế đứng nghiêm như ban đầu.
cơ nhất định. * Động tác điểm số:
* Động tác nghỉ: Tùy theo mục đích, yêu cầu bài tập mà điểm số hàng ngang hay
+ Khẩu lệnh: “Nghỉ” hàng dọc cho phù hợp.
+ Yếu lĩnh kỹ thuật: + Điểm số hàng ngang:
- Tư thế thứ nhất (dùng trong đội hình bình thường). Đứng thoải - Khẩu lệnh: “Từ trái qua phải (hoặc phải qua trái) – điểm số”.
mái, trọng tâm dồn vào một chân, chân kia thả lỏng và hơi trùng khớp - Yếu lĩnh kỹ thuật: Khi nghe khẩu lệnh người tập lần lượt hô to,
gối. Thân trên vẫn giữ thảng, khi mỏi có thể đổi chân. rõ số của vị trí mình đang đứng, đồng thời quay đầu sang trái (phải)
- Tư thế thứ hai (dùng cho đội hình giãn rộng) chân trái bước về phía người đứng bên cạnh. Sau đó quay về tư thế đứng nghiêm.
qua trái một bước, đứng thoải mái, trọng tâm dồn đều vào hai chân. Người tiếp theo cũng thực hiện như vậy để báo số của mình. Người
Hai bàn tay nắm lấy nhau ở phía sau lưng. cuối cùng báo số không phải quay đầu mà phải hô tiếp “hết” để báo
* Động tác dóng hàng ngang: cho chỉ huy biết điểm số đã xong.
+ Khẩu lệnh: “Nhìn phải – thẳng”. + Điểm số hàng dọc:
+ Yếu lĩnh kỹ thuật: Khi nghe động lệnh người đầu hàng đứng - Khẩu lệnh: “Từ trên xuống dưới - điểm số”.
nghiêm. Tất cả những người bên trái quay đầu sang phải 45 0, liếc - Yếu lĩnh kỹ thuật: Khi nghe khẩu lệnh người tập lần lượt từ
nhìn và điều chỉnh hàng ngang cho thẳng và đùng giãn cách. Người trên xuống dưới hô to, rõ số của vị trí mình đang đứng, đồng thời
chỉ huy kiểm tra, chỉnh hàng xong và hạ khểu lệnh “Thôi” mới quay quay đầu qua phải hướng về người đứng sau để báo cho họ biết, sau
mặt về tư thế đứng nghiêm như ban đầu. đó quay về tư thế đứng nghiêm. Người tiếp sau cũng thực hiện như
* Động tác dóng hàng dọc: vậy để báo số của mình. Người cuối cùng báo số vị trí của mình

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
không phải quay đầu mà phải hô tiếp “hết” để báo cho chỉ huy biết để báo cáo. Báo cáo xong được lệnh của giáo viên chỉ huy mới quay
toàn hàng đã điểm số đã xong. về đứng cạnh bên phải người đầu hàng thứ nhất.
* Động tác quay phải (trái). * Động tác dậm chân tại chỗ:
+ Khẩu lệnh: “Bên phải (trái) – quay”. + Khẩu lệnh: “Dậm chân tại chỗ - bước”.
+ Yếu lĩnh kỹ thuật: Nghe động lệnh người tập chuyển trọng tâm + Yêu lĩnh kỹ thuật: Nghe động lệnh, người tập nhấc chân trái
sang chân phải (trái) dùng gót làm trụ. Phối hợp với nửa trước bàn lên cách mặt đất khoảng 20cm, rồi hạ xuống vị trí lúc đầu bằng nửa
chân trái (phải) đẩy toàn thân quay phải (trái) 90 0 thân trên vẫn giữ trước bàn chân (vào nhịp 1) rồi đặt tiếp gót chân xuống. Sau đó
thẳng (nhịp 1). Sau đó thu chân trái (phải) về đặt sát chân phải (trái) chuyển trọng tâm sang chân trái và nhấc chân phải lên, đặt xuống như
thành tư thế đứng nghiêm (nhip 2). chân trái (vào nhịp 2).
* Quay đằng sau: Cứ như vậy lần lượt từng chân một, thực hiện nối tiếp nhau,
+ Khẩu lệnh: “Đằng sau – quay”. thân người vẫn thẳng, giữ nguyên vị trí, hai tay phối hợp năng tự
+ Yếu lĩnh kỹ thuật: Như động tác quay phải nhưng thực hiện nhiên.
với góc quay 1800. * Động tác đi đều thể thao:
* Động tác báo cáo của người chỉ huy: + Khẩu lệnh: “Đi đều – bước”.
+ Khẩu lệnh: Khẩu lệnh của người chỉ huy dài hay ngắn tùy + Yếu lĩnh kỹ thuật: Bước đi theo nhịp thống nhất do chỉ huy hô
theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể nhưng cần phải đầy đủ, hoặc nhịp nhạc 2/4. Dứt động lệnh người tập bước chân trái trước vào
không dài dòng. nhịp 1.
VD: “Báo cáo giáo viên lớp I2, tổng số 49 người, có mặt 45, - Chân nhấc cao hơn mặt đất từ 15-20cm.
vắng 4, đã đến giờ, mời giáo viên lên lớp. Báo cáo hết. - Trước khi đặt chân khớp gối duỗi thẳng.
+ Yếu lĩnh kỹ thuật: Sau khi đơn vị tập hợp, người chỉ huy dóng - Đặt từ gót tới cả bàn chân.
hàng, đi kiểm tra, chỉnh hàng xong cho người tập về tư thế đứng - Biên độ từ 60-70cm (tính giữa hai gót người trước và sau).
nghiêm bằng khẩu lệnh “thôi”. - Tần số bước từ 110-120 nhịp/phút.
Tiếp theo người chỉ huy đi hoặc chạy đều (trường hợp đội hình - Ngực căng, mắt nhìn thẳng phía trước.
lớn, đứng xa giáo viên) đến trước mặt giáo viên với cự ly thích hợp

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
- Khi đánh ra trước, cánh tay vuông góc với thân, cẳng tay + Cách thực hiện: Nghe khẩu lệnh, người làm chuẩn tay phải nắm hờ
vuông góc với cánh tay, cao gần ngang vai, bàn tay nắm hờ hướng và giơ cao cho mọi người nhìn thấy và hô “có”. Sau đó tất cả cùng
xuống dưới. dang ngang hai tay sao cho đầu ngón tay các thành viên trong hàng
- Tay đánh ra sau duỗi thẳng gần sát thân, bàn tay nắm hờ gần chạm nhau (đối với hàng ngang) khi nào chỉ huy hô “thôi” mới
hướng vào thân, hai vai thả lỏng. bỏ tay xuống.
* Động tác đứng lại: Trường hợp hàng dọc khẩu lệnh sẽ là: “A làm chuẩn – cự ly một
+ Khẩu lệnh: “Đứng lại – đứng”. dang tay – dãn ra”.
+ Yêu lĩnh kỹ thuật: Động lệnh “Đứng” rơi vào nhịp 2 chân + Cách thực hiện: Nghe khẩu lệnh toàn hàng quay sang phải 90 0
phải. Nghe động lệnh người tập bước chân lên một bước (nhịp 1), và thực hiện dàn hàng như trường hợp đối với hàng ngang. Đến khi
trọng tâm dồn vào chân trái, chân phải thu về ngang sát với chân trái nghe hô “thôi” mới bỏ tay xuống và quay về hướng cũ.
(nhịp 2). Cử động của tay cũng dừng lại theo cử động của chân và kết Chú ý: hàng ngang di chuyển theo bước dồn.
thúc động tác ở tư thế đứng nghiêm. Trường hợp nhiều hàng ngang thì hàng ngang có người làm
Đứng lại trong dậm chân tại chỗ cũng được thực hiện tương tự. chuẩn dàn hàng trước. Sau đó hàng dọc có người làm chuẩn thực hiện
* Động tác đổi chân tại chỗ khi đang đi đều: dàn hàng như đối với hàng dọc.
Trong đi đều nếu bị nhầm nhịp: Chân trái bước vào nhịp 2, Tất cả những người ở các hàng sau lấy hàng dọc và ngang có
người tập phải tự đổi chân. người làm chuẩn để điều chỉnh hàng của mình.
+ Yếu lĩnh kỹ thuật: Chân sau bước lên một bước nhỏ sát gót * Dồn hàng:
chân trước, nhanh chóng bước chân trước lên trước một bước (tiến + Khẩu lệnh: “A làm chuẩn – tất cả dồn lại”.
hành 2 bước đó trong một nhịp) rồi tiếp tục các bước theo nhịp bình + Cách thực hiện: A đứng nghiêm, tay phải nắm hờ, giơ cao và
thường. hô “có” để mọi người biết hướng và tự động dồn hàng lại về hướng
Khi đổi chân, hoạt động của tay ngừng đánh một nhịp. người làm chuẩn. Phải đảm bảo hàng ngũ và cự ly giãn cách.
2.2 Những bài tập đội hình: * Đội hình 4 – 2 – 0.
* Dàn hàng: - Khẩu lệnh thứ nhất: “Từ phải qua trái 4 – 2 – 0 – điểm số”.
+ Khẩu lệnh: “A làm chuẩn – dãn cách một cánh tay – dãn ra” Hàng ngang điểm số song, chỉ huy hạ tiếp khẩu lệnh thứ hai:

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
“Theo số đã điểm đi đều - bước”. PHẦN 2: ĐIỀN KINH
+ Cách thực hiện: Nghe động lệnh “ bước” tất cả đi thẳng về A/ LÝ THUYẾT
phía trước với số bước bằng đúng số mình đã điểm. (số 4 đi bốn 1. Khái niệm và phân loại môn Điền kinh:
bước, số 2 đi hai bước, số 0 đứng yên). Sau khi bước đủ số bước của 1.1. Khái niệm:
mình, các số thực hiện một nhịp thu chân, điều chỉnh hàng ngang và Điền kinh là một môn thể thao bao gồm các nội dung: Đi bộ,
đứng nghiêm. Chạy, Nhảy, Ném đẩy và nhiều môn phối hợp.
Chú ý: Bước chân trái trước, tổng số nhịp của triển khai đội Điền kinh, từ chính thức được dùng ở nước ta, thực chất là một
hình là 5 nhịp. từ Hán - Việt được dùng để biểu thị những hoạt động tập luyện và thi
* Dồn hàng của đội hình 4 – 2 – 0: đấu ở trên sân (Điền) và trên đường chạy (Kinh). Nó có ý nghĩa
+ Khẩu lệnh: “Về vị trí cũ – bước”. tương ứng với từ Aletic trong tiếng Hy Lạp cổ, Athnetics trong tiếng
+ Các bước thực hiện: Nghe dự lệnh “về vị trí cũ” các số đã tiến anh. Một số nước trên Thế giới (Nga, Bungari…) còn dùng từ “Điền
(trừ số 0) cùng quay 1800 (không thu chân trái), dứt động lệnh “bước” kinh nhẹ” để phân biệt với môn Cử tạ “Điền kinh nặng”.
các số trên tiến về vị trí cũ với số bước như đã tiến lên. Khi gót chân 1.2. Phân loại:
ngang với những người hàng số “0” thực hiện một nhịp thu chân về Điền kinh là một môn Thể thao có nội dung rất phong phú, đa
đứng nghiêm, sau đó thực hiện động tác quay sau. dạng. Để tiện cho việc giảng dạy, …người ta phân loại Điền kinh
* Đội hình 9-6-3-0: Cách biến hóa giống đội hình 4 – 2 – 0. theo hai cách chủ yếu sau.
* Cách 1: Phân loại theo nội dung:
Điền kinh được chia thành 5 nội dung chính, gồm: Đi bộ - Chạy
– Nhảy – Ném đẩy – Nhiều môn phối hợp.
* Cách 2: Phân loại theo tính chất hoạt động:
- Có chu kỳ ( đi bộ và chạy ).
- Không có chu kỳ (ném đẩy, nhảy, nhiều môn phối hợp).
Trong mỗi nội dung có rất nhiều các môn cụ thể được phân biệt
theo cự ly hoặc theo đặc điểm vận động.

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
2. Sơ lược lịch sử phát triển môn Điền kinh. thể thao Olympic. Năm 1912 Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế
2.1. Nguồn gốc hình thành và phát triển môn Điền kinh. IAAF ra đời. Đây là tổ chức cao nhất lãnh đạo phong trào Điền kinh
Đi bộ, chạy, nhảy và ném đẩy là những hoạt động tự nhiên của toàn thế giới. Hiện nay Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế đã
con người. Những hoạt động này ngày càng được hoàn thiện cùng với được đổi tên thành Hiệp hội quốc tế các liên đoàn Điền kinh và vẫn là
sự phát triển của xã hội loài người. Từ những hoạt động với mục đích IAAF. IAAF hiện nay có 209 thành viên là các liên đoàn Điền kinh
di chuyển, tìm kiếm thức ăn, tự vệ và phòng chống thiên tai, dần dần quốc gia và các vùng lãnh thổ ở các Châu lục, trong đó có liên đoàn
hình thành các trò chơi vận động, các cuộc thi đấu và nó đã thu hút Điền kinh Việt Nam. Hiện nay trụ sở của IAAF đặt tại MONACO.
mọi người tham gia tập luyện. 2.2. Vài nét về Điền kinh Việt Nam.
Lịch sử phát triển của môn Điền kinh được ghi nhận trong cuộc Trong lịc sử hàng ngàn năm đấu tranh sinh tồn, dựng nước và giữ
thi đấu chính thức vào năm 776 trước Công Nguyên. Năm 1837 tại nước của dân tộc Việt Nam, tổ tiên của chúng ta đã rất quen thuộc
thành phố Legbi (Anh) cuộc thi đấu 2km lần đầu tiên được tổ chức. với các hoạt động đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy. Động lực phát triển
Từ năm 1851 các môn chạy tốc độ, chạy vượt chướng ngại vật, nhảy môn Điền kinh đã tiềm ẩn trong lịch sử sinh tồn, dựng nước và giữ
cao, nhảy xa, ném vật nặng bắt đầu được đưa vào chương trình thi nước của dân tộc Việt Nam.
đấu ở các trường đại học ở nước Anh. Trong thời gian dài thực dân Pháp đô hộ nước ta, môn Điền kinh
Năm 1880, Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư nước Anh ra đời. Đây phát triển rất chậm và yếu ở cả Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Thành
là liên đoàn Điền kinh nghiệp dư đầu tiên trên Thế giới. Từ năm 1880 tích thi đấu còn rất thấp như: Chạy 100m Nam: 11,33 giây, chạy
đến 1890 môn Điền kinh phát triển mạnh ở nhiều nước như: Pháp, 1500m Nam: 4 phút 56 giây, đẩy tạ Nam: 10,45 mét. Từ năm 1945 –
Mỹ, Đức, Na Uy, Thụy Điển và các liên đoàn Điền kinh quốc gia lần 1954 các hoạt động đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy như một động lực
lượt được thành lập ở hầu hết các châu lục. phát triển môn Điền kinh trong tương lai, lại được vận dụng nhiều
Từ năm 1896 việc khôi phục các cuộc thi đấu truyền thống của trong chiến tranh giữ nước.
đại hội thể thao Olympic đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong Từ 10/1954 đến 5/1975 ở Miền nam nước ta môn Điền kinh vẫn
việc phát triển môn Điền kinh. được phát triển, tuy tốc độ chậm và ít được chú trọng như môn Bóng
Từ Đại hội thể thao Olympic Aten (Hy lạp 1896) Điền kinh đã đá, Tenis…Tuy vậy so với thời kỳ Pháp đô hộ nước ta, nội dung thi
trở thành nội dung chủ yếu trong chương trình thi đấu tại các đại hội đấu Điền kinh đã phong phú hơn, bao gồm hầu hết các môn thi đấu

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
quy định trong đại hội thể thao Olympic quốc tế. Ở thời kỳ này, miền chủ yếu trong chương trình đạo tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng
Bắc xã hội chủ nghĩa, Đảng và Chính phủ ta rất quan tâm phát triển và Trung cấp thể dục thể thao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
thể dục thể thao. Phong trào tập luyện môn Điền kinh trong nhân dân Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ 5/1975
được phát triển tương đối rộng rãi. Các phong trào “chạy, nhảy, bơi, đến nay, trong điều kiện đất nước hòa bình, độc lập môn Điền kinh
bắn, võ”, “ Rèn luyện chạy vì miền Nam ruột thịt”….Được nhân dân được tiếp tục phát phiển mạnh hơn so với các giai đoạn trước đây.
hưởng ứng không phải chỉ để tăng cường sức khỏe, mà còn để tăng Chương trình giáo dục thể dục thể thao nói chung và môn Điền kinh
cường ý chí chiến đấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Ở miền nói riêng đã được cải tiến trong các trường học và Điền kinh Việt
Bắc nước ta đã thành lập Đội tuyển Điền kinh quốc gia “chuyên Nam đã mở rộng giao lưu, thi đấu với các nước trong khu vực Đông
nghiệp” ( có bậc lương nhà nước và các tiêu chuẩn khác) tại “Trường Nam Á, Châu Á và Thế giới và đã đạt được những thành tích đáng
huấn luyện kỹ thuật thể thao Trung ương” (Nay là trung tâm huấn khích lệ.
luyện thể thao quốc gia 1). Ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Lạng 2.3. Một số kỷ lục ở nội dung chạy cự ly ngắn 100m của Thế
Sơn, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ninh và nhiều tỉnh thành khác giới, Châu Á và Việt Nam.
đều có đội tuyển Điền kinh “chuyên nghiệp”. Một số ngành như * Kỷ lục Thế giới nam: 9”58 của vận động viên Usam Bold người
Quân đội, Đường Sắt … cũng có những vận động viên “chuyên Jamaica.
nghiệp” Điền kinh. Hầu hết các đội Điền kinh đều quan tâm đào tạo * Kỷ lục Thế giới nữ: 10”49 của vận động viên Joyner người Mỹ.
vận động viên trẻ kế cận. Chính vì vậy, từ khoảng 1959 – 1969 hàng * Kỷ lục Thế vận hội nam: 9”58 của vận động viên Usam Bold người
năm đều có từ 3-5 cuộc thi đấu Điền kinh của nước Việt Nam Dân Jamaica.
chủ Cộng hòa. Thành tích các môn Điền kinh có trong chương trình * Kỷ lục châu Á nam: 9”99 của vận động viên Francis người Qatar
thi đấu của đại hội thể thao Olympic quốc tế đều được nâng lên rõ rệt * Kỷ lục châu Á nữ: 10”79 của vận động viên Lixuemei người Trung
trong giai đoạn này, hơn hẳn các giai đoạn trước đây và hơn thành Quốc.
tích ở miền Nam dưới chính quyền cũ. Điền kinh được đưa vào * Kỷ lục Á vận hội nam: 10”00 của vận động viên Koji Ito người
chương trình giảng dạy thể dục thể thao ở các trường học như một Nhật.
nội dung giáo dục quan trọng. Điền kinh là một trong những nội dung * Kỷ lục Việt Nam nam: 10”45 của vận động viên Nguyễn Văn
Huynh thuộc đoàn Quân Đội.

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
* Kỷ lục Việt Nam nữ: 11”33 của vận động viên Vũ Thị Hương thuộc Tuy cùng trong nhóm “chạy”, nhưng kĩ thuật chạy trong điền
đoàn Thái Nguyên (nay thuộc đoàn An Giang) đồng thời Vũ Thị kinh rất đa dạng, để đảm bảo tính thực tiễn, ở đây chỉ đi sâu giới
Hương cũng giữ luôn kỷ lục Seagames với thành tích 11”34. thiệu những vấn đề chung nhất và sát với chương trình môn học –
3. Ý nghĩa và vị trí môn Điền kinh trong hệ thống Giáo dục thể chủ yếu là chạy ở các cự li trên đường bằng phẳng, không có chướng
chất ở Việt Nam. ngại vật.
Tập luyện Điền kinh một cách có hệ thống và khoa học từ lâu đã Phân tích một chu kỳ trong chạy: Dù chạy với bất kì tốc độ nào
được các nhà khoa học khẳng định là có tác dụng tốt trong việc tăng và ở cự li nào đều là việc lặp lại các chu kì gồm 2 bước đơn. Thí dụ ở
cường và củng cố sức khỏe cho con người. Một người đi bộ hoặc hình 1: Chu kì được bắt đầu từ khi chân trái chạm đất rồi chân phải
chạy thường xuyên, tim co bóp khỏe hơn, thành mạch co giãn tốt chạm đất (bước 1) rồi chân trái lại chạm đất (bước 2) – kết thúc một
hơn, hô hấp sâu hơn người không tập luyện một cách rõ rệt. Các bài chu kì. Trong mỗi chu kì như vậy chúng ta thấy có 2 lần cơ thể hoàn
tập Điền kinh chẳng những có tác dụng tốt đối với sức khỏe mà còn toàn bay trên không (không có bộ phận nào của cơ thể chạm đất) và
là cơ sở để phát triển thể lực toàn diện, tạo điều kiện để nâng cao có 2 lần cơ thể chạm đất bằng một chân (mỗi chân 1 lần).
thành tích các môn thể thao khác.
Điền kinh là một trong những môn thể thao cơ bản của nước ta.
Điền kinh giữ vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất ở
trường học, trong chương trình huấn luyện thể lực cho lực lượng vũ
trang nhân dân và trong chương trình thể thao cho mọi người.
Liên đoàn điền kinh Việt Nam (Tiền thân là Hội điền kinh Việt
Nam được thành lập năm 1962) là tổ chức chỉ đạo phong trào điền
kinh của cả nước. Liên đoàn Điền kinh Việt Nam cũng là thành viên
của liên đoàn Điền kinh Châu Á và Hiệp hội quốc tế các Liên đoàn
Điền kinh (IAAF).
Các giai đoạn trong một chu kỳ chạy
4. Nguyên lý kỹ thuật chạy:

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
Khác với chạy, trong chu kỳ đi bộ cơ thể không có lúc nào được luân phiên chống và đưa lăng
bay trên không - luôn có một hoặc hai chân chạm đất (trong thi đấu đi (khi cả hai chân cùng ở trên
bộ thể thao, nếu VĐV có lúc không chạm đất sẽ bị trọng tài nhắc nhở, không thì cơ thể bay). Khi
nếu bị nhắc tới lần thứ ba sẽ bị truất quyền thi đấu). chân chống trên mặt đất lại

Như vậy, nếu trong di bộ, cơ thể chạm đất liên tục và luân phiên gồm: chống trước – thẳng

chạm đất bằng một chân rồi hai chân, thì trong chạy từng chân luân đứng và đạp sau – tuỳ theo vị

phiên chạm đất, cơ thể lần lượt bay trên không rồi chạm đất bằng một trí của điểm đặt chân với

chân. Nếu trong các chu kỳ chạy chỉ có chống đơn thì trong các chu điểm dọi của TTCT để xác định các tình huống trên.

kỳ đi bộ có cả chống đơn và chống kép. - Chống trước: Chống trước được bắt đầu từ khi chân phía trước
chạm đất, là khi điểm đặt chân còn ở phía trước điểm dọi của TTCT.
Khoảng cách giữa 2 điểm đó càng xa, lực cản do chống trước càng
lớn, thời gian chuyển từ chống trước qua thẳng đứng để sang đạp sau
càng lâu, làm cho tốc độ chạy giảm.

Tốc độ chạy càng lớn thì thời gian để vượt qua giai đoạn đó cũng
càng nhanh, hạn chế được tác hại của lực cản do chống trước. Vì vậy
khi chạy không nên cố với chân về trước mà nên chủ động đặt chân
gần điểm dọi của TTCT (khi tập nhiều động tác bổ trợ chuyên môn
Các giai đoạn trong một chu kỳ đi bộ
chạy việc yêu cầu có động tác miết bàn chân từ trước ra sau khi chạy
4.1. Hoạt động của các bộ phận cơ thể trong 1 chu kì chạy bước nhỏ hay khi chạy đạp sau… cũng là nhằm mục đích tạo thói
a) Hoạt động của chân: quen chủ động đưa bàn chân về gần điểm dọi của TTCT).

Hoạt động của chân liên quan trực tiếp tới hiệu quả di chuyển Sau khi chạm đất có động tác hoãn xung. Đó là động tác nhằm
khi đi và chạy. Hoạt động của hai chân là như nhau và luân phiên. Do giảm chấn động khi chống chân – thông qua việc giảm góc độ các
vậy chỉ phân tích hoạt động của một chân là đủ. Khi chạy mỗi chân khớp ở cổ chân, gối và hông, phản lực bị phân tán và chỉ còn một lực

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
không lớn tác động lên cơ thể. Hoãn xung tốt, bước chạy trở nên nhẹ của một người càng lớn thì sức mạnh đạp sau của người đó cũng càng
nhàng, thời gian chuyển từ trước sang đạp sau cũng nhanh hơn, việc lớn. Người ta cũng đã tổng kết rằng, những VĐV chạy CLN xuất sắc
đạp sau tiếp theo cũng hiệu quả hơn do các cơ có độ căng ban đầu đều có gân ASin dài và chu vi cổ chân nhỏ. Gân A Sin càng dài, cổ
nhất định, nhờ đó mà tăng hoặc duy trì được tốc độ chạy. chân càng nhỏ thì đạp sau càng mạnh, tốc độ đạp sau càng nhanh –

- Thẳng đứng: Là khi điểm đặt chân trùng với điểm dọi của những yếu tố rất có ý nghĩa đói với thành tích chạy.

TTCT – cũng là thời điểm kết thúc chống trước. Trong 1 chu kỳ, đây + Góc độ đạp sau (góc tạo bởi trục dọc của chân đạp sau với
là lúc TTCT ở điểm thấp nhất. Thực ra đây chỉ là thời điểm chuyển từ đường chạy tại điểm kết thúc đạp sau). Góc đó càng nhỏ, hướng đạp
chống trước sang đạp sau. Tốc độ chạy càng nhanh, TTCT càng thấp sau càng gần hướng chuyển động, hiệu quả đạp sau càng lớn (xuất
thì sự chuyển đó cũng càng nhanh. phát thấp nhanh hơn xuất phát cao cũng vì lí do này). Khi chạy, góc

- Đạp sau: Là khi điểm đặt chân ở phía sau của điểm dọi trọng độ đạp sau nhỏ 45-550, còn khi đi bộ góc độ đó lớn hơn (55 – 650).

tâm cơ thể. Chỉ đạp sau mới có tác dụng đưa cơ thể tiến về trước. Đạp + Cấu trúc của chân cũng ảnh hưởng tới hiệu quả đạp sau. Chân
sau tốt là đạp nhanh, mạnh, với góc độ phù hợp và đẩy được hông về chữ bát hoặc chân vòng kiềng đều khó chạy nhanh vì lực đạp sau bị
trước. Trong mỗi chu kỳ, chỉ có giai đoạn này mới có lực để đẩy cơ phân tán.
thể di chuyển về trước. Muốn chạy nhanh, phải khai thác triệt để hiệu + Chất lượng đường chạy cũng ảnh hưởng tới hiệu quả đạp sau.
quả của giai đoạn này. Mặt đường mềm, xốp hoặc trơn sẽ triệt tiêu lực đạp sau, hiệu quả đạp
* Hiệu quả đạp sau tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: sau giảm. (Chính vì vậy, người ta phải chuẩn hoá đường chạy và cho

+ Trước hết là sức mạnh đạp sau của chân (trực tiếp là sức mạnh các VĐV chạy được sử dụng giày đinh…).

của các cơ tham gia động tác duỗi chân; để tận dụng được sức mạnh Ngoài ra, khi chạy hai chân luân phiên đạp sau; nếu hai chân có
của chân, đạp sau phải duỗi được hết các khớp cổ chân, gối và hông). sức mạnh như nhau thì nhịp điệu chạy ổn định, nhưng thông thường ở
Sức mạnh đó càng lớn, đạp sau càng mạnh, càng nhanh. Sức mạnh mỗi người, luôn có một tay thuận và một chân thuận. Tay chân thuận
các cơ càng lớn khi mặt cắt sinh lí của nó càng lớn (mặt cắt sinh lí thường khoẻ hơn tay, chân kia. Sức mạnh của hai chân không đều là
của 1 cơ là mặt cắt ngang qua hết các sợi cơ của cơ đó). Thông nguyên nhân của độ dài bước chạy không đều, cản trở việc phát huy
thường, nếu không là người béo thì chu vi đùi và chu vi cẳng chân tốc độ chạy. Bởi vì cứ sau bước của chân thuận tốc độ được tăng thỡ

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
lại bị giảm vỡ bước của chân yếu sau đó. Để chạy tốt cũng cần phải hai chân cùng chống đất. Nếu khi đi bộ cũng có lúc hai chân cùng ở
khắc phục tình trạng trên. trên không thì tức là đã chuyển qua chạy và phạm quy.

Khi chạy, khớp hông không cố định, khi đạp sau có sự xoay
quanh trục dọc, khi chân ở vị trí thẳng đứng hông bên chân đưa lăng Nhìn hình trên cho thấy thời gian chống và đưa lăng khi đi và
thấp hơn – dẫn đến hiện tượng đầu gối của chân này thấp hơn gối chạy với tần số bước khác nhau. Khi đi bộ thường (với tần số 113
chân chống. bước mỗi phút, thời gian hai chân cùng chạm đất trong các chu kì đi
Khác với chạy, trong đi bộ, chân chống trước phải chống trước với kéo dài trên 0,1s. Khi đi với tần số 141 bước mỗi phút, thời gian trên
chân thẳng và phải đặt từ gót chân, nên khả năng hoãn xung luôn giảm xuống dưới 0,1s. Khi đi với tần số 195 bước mỗi phút là ta đã
thẳng từ khi chạm đất cho tới khi kết thúc đạp sau và rời khỏi mặt bắt đầu chuyển từ đi sang chạy, thời gian có hai chân cùng chạm đất
đất. Do phải hầu như không có, lực cản do chống trước là lớn. Để từ rất ngắn, thậm chí là không có. Bằng kĩ thuật đi bộ thể thao hoàn
chống trước sang đạp sau, cơ thể chỉ có thể nhờ vào sức mạnh đạp chỉnh, người ta vẫn có thể đi với tần số trên 195 bước mỗi phút (cụ
sau của chân kia và quán tính. Để hỗ trợ, chân chống trước phải tì thể là 200 bước mỗi phút), nhưng vẫn đảm bảo luôn có một hoặc hai
vững trên đất, làm điểm tựa để kéo hông về trước.Khi chân trước chân chạm đất (tức là không có lúc nào cơ thể bay trên không, không
chạm đất, cơ thể từ trạng thái một chân chống đất chuyển sang trạng phạm quy). Thời gian hai chân cùng chạm đất chỉ bằng 1/3 đến 1/2
thái hai chân chống đất. Thời gian đó kéo dài bao lâu là do chân sau thời gian đó khi đi với tần số 113-141 bước mỗi phút. Khi chạy với
hoàn thành đạp sau và rời đất nhanh hay chậm. Trong chạy có thời tần số càng lớn thì thời gian cho chân chạm đất càng ngắn. Đi với
gian cả hai chân đề ở trên hông, ngược lại trong đi bộ có thời gian cả chân chống luôn thẳng là đặc điểm kĩ thuật của đi bộ thể thao. Khi

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
chưa quen với kĩ thuật này, khi hoạt động của hai chân chưa thành tự gian đưa lăng, do đó hạn chế được hậu quả của động tác không thể
động hoá thì người đi rất vất vả, ưu việt của kĩ thuật chưa được phát thiếu đó.
huy. - Động tác thu cẳng chân nếu được thực hiện một cách tự nhiên –
Kết thúc đạp sau, chân rời khỏi mặt đất và chuyển qua giai đoạn như một chuyển động theo quán tính – còn có tác dụng thả lỏng các
đưa lăng – giai đoạn chân ở trên không. Tuỳ thuộc vào vị trí của đùi cơ của chân vừa tham gia động tác đạp sau, nhờ vậy hoạt động của
chân lăng với đường thẳng từ TTCT hạ vuông góc với đường chạy chúng có hiệu quả và duy trì được trong khoảng hời gian dài hơn.
mà chân đưa lăng cũng bao gồm các giai đoạn nhỏ: đưa lăng sau, Trong các bài tập bổ trợ kĩ thuật chạy động tác đạp guồng gánh
thẳng đứng và đưa lăng trước. “Thẳng đứng” là thời điểm đùi chân xe và động tác chạy đánh gót chân chạm mông là các bài tập trực tiếp
đưa lăng chuyển từ đưa lăng sau sang đưa lăng trước, cũng là khi rèn luyện kĩ năng trên.
chân kia ở vị trí chống thẳng đứng. Kết thúc đưa lăng trước lại trở về
b) Hoạt động của tay
giai đoạn chống trước; hoàn thành 2 chu kì.
Trong kĩ thuật chạy, hoạt động của tay cũng đóng vai trò quan
Cũng theo nguyên tắc lực học, khi kết thúc đạp sau, bàn chân đạp
trọng nhất định: phải đánh tay để giữ thăng bằng, giữ cho trọng tâm
sau rời khỏi mặt đất, chân kia còn đang đưa lăng ở phía trước, chưa
ổn định và đánh tay cùng với nhịp thở còn có tác dụng điều chỉnh tần
“chống trước” toàn thân ở trên không, bay về trước theo quán tính,
số bước chạy. Tốc độ chạy càng cao, nhu cầu thăng bằng càng lớn;
với tốc độ chậm dẫn đều. Tốc độ chạy lại được tăng khi chân chống
khi đã mệt mỏi, hiệu quả hoạt động của chân đã giảm, khi đó nhịp
chuyên qua đạp sau và đạp sau tích cực. Động tác đưa lăng (sau và
đánh tay và nhịp thở tăng có tác dụng đối với việc duy trì hoặc tăng
trước) không có tác dụng làm tăng tốc độ chạy – do hướng của
hoạt động của hai chân theo tần số cần thiết – tức là vai trò của tay
chuyển động có ngược với hướng chạy – thậm chí còn cản trở do tạo
càng tăng.
lực cản lớn của không khí, khi đưa lăng nếu cẳng chân được thu về
gần sau đùi một cách tự nhiên vẫn có tác dụng tốt: Để phát huy tác dụng hai tay, phải đánh so le với chân. Chuyển
động chéo cả tay và chân làm cho TTCT ít bị dao động sang hai bên
- Đưa lăng chân từ sau – về trước là một chuyển động tròn, có
(đây là quy luật tự nhiên; ta có thể thấy có những học sinh đi cùng
tâm là trục ngang của khớp hông. Việc thu cẳng chân về gần đùi có
chân cùng tay, nhưng khi chạy các em không thể chạy được như vậy).
tác dụng giảm bán kính của chuyển động do vậy rút ngắn được thời
Do vậy đánh tay phải luân phiên về trước – ra sau. Để giữ thăng bằng
Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
đồng thời làm giảm lực cản của không khí, khi đánh về trước tay Trong chạy thân trên không trực tiếp tác động làm tăng tốc độ di
đánh hơi khép vào trong nhưng không vượt quá mặt phẳng chia đôi chuyển của cơ thể, tuy nhiên tư thế thân trên phù hợp lại có ý nghĩa
cơ thể thành hai nửa (phải –trái), khi đánh về sau hơi hướng ra ngoài. tận dụng triệt để hiệu quả hoạt động của các bộ phận khác, gián tiếp

Thực tế cho thấy, tuy chỉ là đánh tay trong không khí, ngoài việc làm tăng tốc độ chạy. Có tư thế của thân trên là khi ngả về trước,

giữ ổn định góc độ ở khuỷu tay, không phải mang thêm trọng lượng điểm dọi của TTCT chuyển về trước điểm chống, khiến phải bước

nào, nhưng nhiều khi tay vẫn mỏi, động tác đánh tay trở nên khó một chân lên để khỏi ngã. Tư thế đúng là khi đầu và thân trên cùng

khăn, không đảm bảo duy trì nhịp điệu phù hợp với tần số động tác trên một đường thẳng, các cơ mặt và cổ không bị căng thẳng (các

của chân. Do vậy, khi đánh tay về sau, khi cánh tay ở gần vị trí dọc VĐV chạy xuất sắc đều thả lỏng được cơ ở mặt khi chạy). Độ ngả

thân, góc ở khuỷu tay cần được mở rộng – tạo khoảng khắc cho các của thân trên càng lớn, TTCT càng thấp, càng xa điểm chống trước

cơ nâng tay lên cao được nghỉ ngơi. Khi cánh tay tiếp tục nâng lên thì góc đạp sau càng nhỏ, hướng của lực đạp sau càng gần hướng của

cao, về sau lại thu hẹp góc đó. Như vậy khi đánh tay, góc ở khuỷu tay chuyển động, hiệu quả đạp sau càng lớn (và ngược lại…). Mặt khác,

lớn nhất khi tay ở vị trí dọc thân và nhỏ nhất khi kết thúc đánh về sau khi ngả thân trên cũng chính là thu hẹp bề mặt cơ thể hứng chịu lực

và đánh về trước. cản trực tiếp của không khí, do vậy làm giảm được tác hại của lực
cản đó đối với tốc độ chạy. Tuy nhiên, không phải là cứ cố ngả thân
Trong trường hợp chạy với tốc độ chậm, nguy cơ mất thăng bằng
trên về trước là tốt. Độ ngả thân trên quá lớn sẽ làm giảm độ dài bước
không lớn, nhu cầu hỗ tợ để duy trì nhịp điệu chạy cần thiết không
và phải tốn năng lượng để duy trì nó (các cơ lưng phải chịu thêm
cao (thường chỉ ở chạy các CLD và quá dài), người chạy có thể thả
trọng tải). Nếu ngả về trước ít hoặc không ngả lại là cản trở sự di
lỏng hai vai và buông thả hai tay để chúng vung vẩy thả lỏng tự
chuyển về phía trước của cơ thể, dẫn tới ngả người về phía sau. Rất
nhiên; khi hết mỏi thì tiếp tục đánh tay như bình thường. Khác với ở
khó chạy nhanh ở tư thế này vì góc độ đạp sau sẽ quá lớn, lực để đẩy
chạy, khi đi bộ thể thao vai trò của tay rất lớn, tới mức không thể
người về trước còn không đáng kể.
ngừng đánh tay. Phải chăng do suốt quá trình chạm đất, chân chống
luôn phải giữ thẳng, người đi không tận dụng được hết sức mạnh của Dù thế nào đi nữa, khi chạy không được để tụt hông vì nếu vậy

chân trong đạp sau, bù vào đó cần có sự hỗ trợ của tay. hiệu quả đạp sau sẽ giảm.

c) Hoạt động của thân trên d) Sự di chuyển của trọng tâm cơ thể khi chạy

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
Khi chạy tức là đã di chuyển TTCT của mình từ vị trí này tới vị chạy). Để giảm dao động của TTCT theo chiều lên – xuống: Phải ổn
trí khác. Khi chạy hết một cự li nào đó cũng có nghĩa là TTCT của định góc độ đạp sau và đạp sau với góc độ nhỏ.
người chạy đã di chuyển được một cự li tương ứng – thường là dài Việc hạn chế được các di chuyển không cần thiết của TTCT
hơn cự li đã chạy – Bởi vì khi chạy TTCT không di chuyển trên một không chỉ rút ngắn cự li chạy xuống gần với cự li quy định mà còn
đường thẳng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, khi chạy, di tận dụng được sức mạnh đạp sau để đẩy TTCT tiến về phía trước (do
chuyển của TTCT có thể ví như một viên bi lăn ở một lòng máng để hạn chế phần sức lực sản sinh để đưa TTCT lên xuống hoặc qua 2
úp. TTCT ở vị trí thấp nhất (ở một bên mép của lòng máng) khi chân bên).
chống ở vị trí thẳng đứng (điểm dọi của TTCT vuông góc với mặt
e) Mối quan hệ giữa tần số và độ dài của bước chạy
đường chạy qua điểm chống). Khi chân chống bắt đầu đạp sau, TTCT
cũng đẩy lên cao. Sau khi đạp sau và rời chân khỏi mặt đất TTCT ở Trong chạy, tần số và độ dài của bước là 2 thành phần chủ yếu

vị trí cao nhất sau khi đạp sau, rồi bắt đầu xuống thấp và thấp nhất quyết định tốc độ chạy.

khi chân kia ở vị trí thẳng đứng. Như vậy, khi chạyTTCT vừa di Nếu ta chạy một cự li với độ dài trung bình của 1 bước chạy là l
chuyển sang hai bên vừa di chuyển lên xuống. Sự dao động đó càng (m) và với tần số x bước trong 1s thì có thể tính tốc độ chạy (v) theo
lớn, đường di chuyển của TTCT càng dài so với cự li phải chạy, tốc công thức: V = xl (m/s)
độ chạy càng chậm và sức lực ta phải bỏ ra càng lớn.
Rõ ràng là để tăng tốc độ chạy ta phải tăng tần số và độ dài của
(Khác với chạy, khi đi bộ đường di chuyển của TTCT lại như di bước chạy.
chuyển của viên bi theo một lòng máng để ngửa; cao nhất khi ta
Nếu chạy được với bước chạy càng dài và với tần số bước (số
chống một chân ở vị trí thẳng đứng và thấp nhất là khi cơ thể đứng
bước chạy được trong một đơn vị thời gian) càng cao thì tốc độ chạy
đều trên hai chân).
cũng càng cao. Tuynhiên, giữa độ dài bước và tần số bước lại tỉ lệ
Muốn có thành tích chạy tốt ta cần chú ý giảm các dao động sang nghịch với nhau: Độ dài của bước chạy càng dài, càng khó chạy với
hai bên và dao động lên xuống của TTCT. Để giảm dao động của tần số cao, ngược lại khi ta cố chạy với tần số bước cao ta rất khó
TTCT sang hai bên, khi chạy phải đặt trên một đường thẳng hoặc hai chạy với độ dài bước lớn. Chạy ở các cự li khác nhau đòi hỏi chạy
bên của đường thẳng (đường thẳng đó chính là trục dọc của đường với các tốc độ khác nhau. Do đó không có một tiêu chuẩn chung cố
chạy hoặc một đường thẳng song song với đường trục đó trong ô định về tần số và độ dài bước chạy.
Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
Mặt khác, độ dài bước phụ thuộc vào tầm vóc của mỗi người: đổi theo cự li chạy và ngay trong một cự li chạy thì tần số và độ dài
người cao, có chân dài bước của họ sẽ dài ơn bước của những người bước ở các đoạn khác nhau của cự li (ở đầu cự li và ở cuối của cự li)
thấp, chân ngắn. Người có sức mạnh của đôi chân tốt hơn, bước chạy cũng khác nhau.
của họ cũng dài hơn bước chạy của những người có chân yếu. Nếu có Khác với chạy, trong đi bộ, việc tăng tần số và độ dài bước phải
chân ngắn và yếu lại cố chạy với bước dài là mắc sai lầm lớn. Để được thực hiện trên cơ sở kĩ thuật đi vẫn phải đúng quy cách (trong
bước dài, phải đạp sau tích cực, sức lực mau cạn kiệt, cơ thể phải quá trình chạm đất chân luôn thẳng, không có giai đoạn cơ thể bay
luôn ở trạng thái căng thẳng không cần thiết; do cố bước dài nên thời trên không…). Cố bước dài thì bước tiếp theo rất khó khăn, cố tăng
gian đưa chân cũng dài thêm làm cho tần số bước giảm dẫn tới tốc độ tần số bước – rất dễ chuyển thành chạy, đồng thời sẽ đạp sau không
chạy cũng giảm. điều cơ bản là mỗi người phải chọn tần số và độ dài hết – ảnh hưởng không tốt tới tốc độ đi.
bước phù hợp với tầm vóc, thẻ lực và tốc độ chạy của mình. Sao cho
Nhìn chung, việc tập để chạy đúng kĩ thuật, không căng thẳng
không phải quá cường điệu giai đoạn đạp sau, không phải kéo dài giai
trong trong sự phối hợp tối ưu giữa tần số và độ dài bước chạy là điều
đoạn bay trên không (như chạy đạp sau trong các bài tập bổ trợ
rất quan trọng cần có ở người chạy nói chung và các học sinh tập
chuyên môn chạy). Để có được sự phối hợp hài hoà đó cần có sự tập
chạy nói riêng.
luyện thường xuyên. Trong đó các bài tập chạy tăng tốc độ là rất có
hiệu quả. Chạy tăng tốc độ đúng là tốc độ được tăng dần (không bị Nghiên cứu một chu kì chạy, người ta thấy rằng: để tăng tốc độ

tăng đột ngột) do kết quả của việc tăng cả tần số và độ dài bước chạy chạy cần tăng hiệu quả đạp sau (đạp nhanh, mạnh với góc độ phù

nhịp nhàng (trong khi kĩ thuật chạy đúng vẫn được duy trì) cho tới hợp) và rút ngắn thời gian bay trên không.

khi không thể tăng được nữa. 5. Luật thi đấu điền kinh (nội dung chạy 100m).

Khác với đi bộ, khi chạy các cơ bắp của toàn thân (đặc biệt là các a) Kích thước đường chạy:

cơ bắp của hai chân) có điều kiện thả lỏng hơn (tức là được nghỉ để - Mỗi VĐV có một đường chạy riêng, với độ rộng tối thiểu là

hồi phục sau khi đã dùng sức tích cực) ở giai đoạn bay trên không. 1,22m ± 0,01m. Vạch giới hạn đường chạy, vạch xuất phát, vạch đích

Khi chạy tần số bước có thể lên tới 5 bước/giây và độ dài của bước rộng 5cm.Tất cả các ô chạy phải có độ rộng bằng nhau (Chỉ có vạch

chạy có thể lên tới 200cm và dài hơn… Ngoài việc phụ thuộc vào bên phía tay phải của mỗi ô chạy là nằm trong độ rộng của mỗi ô

điều kiện thể chất của mỗi người, tần số và độ dài bước chạy còn thay chạy).

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
b) Số lượng VĐV của một đợt chạy: - Trước khi có lệnh “tiếng súng nổ” (hoặc tín hiệu phát lệnh)
- Số VĐV mỗi đợt chạy tuỳ thuộc vào số đường chạy có trên VĐV đã có hành động xuất phát thì bị coi là phạm lỗi xuất phát và bị
sân, khi có đông VĐV chạy thì phải thi đấu loại (vòng loại, bán kết, loại ngay khỏi cuộc thi đấu. Trong trường hợp có nhiều VĐV phạm
trung kết). Chọn VĐV vào vòng trong dựa vào thành tích của các lỗi xuất phát thì trọng tài sẽ bắt lỗi xuất phát VĐV là nguyên nhân
VĐV. gây ra lỗi xuất phát.
- Ưu tiên các VĐV xuất sắc có thành tích tốt hơn chạy ở đường - VĐV phải chạy đúng đường chạy của mình từ khi xuất phát tới
chạy giữa. khi về đích. Sẽ bị chuất quyền thi đấu nếu trọng tài thấy việc làm đó
c) Xuất phát: là có lợi cho thành tích của VĐV đó hoặc làm ảnh hưởng đến kết quả
- Xuất phát trong chạy cự ly ngắn có 3 khẩu lệnh (“Vào chỗ” - thi đấu của VĐV khác.
“sẵn sàng” - “tiếng súng nổ”). d) Xác định thành tích:
- Trong cuộc thi đấu nội dung chạy 100m xuất phát thấp có sử - Có 2 cách xác định thời gian được công nhân chính thức là: Đo
dụng bàn đạp là yêu cầu bắt buộc. thời gian bằng đồng hồ bấm giây và đo thời gian tự động từ hệ thống
- Sau khi có lệnh “vào chỗ” các VĐV phải tiến tới vạch xuất chụp ảnh đích.
phát, chiếm vị trí hoàn toàn trong ô chạy của mình, phía sau vạch + Dùng đồng hồ bấm tay:
xuất phát. 2 bàn tay và 1 đầu gối phải tiếp xúc với mặt đất và 2 bàn - Thành tích của VĐV được ghi từ khi có tia lửa hoặc khói súng
chân tiếp xúc với bàn đạp xuất phát. (hoặc máy phát lệnh) phát ra tới khi có bất kỳ phần cơ thể nào của
- Khi có lệnh “sẵn sàng” các VĐV phải lập tức nâng lên tới tư VĐV (trừ đầu, trừ tay, trừ chân) chạm vào mặt phẳng tạo bởi vạch
thế xuất phát cuối cùng của mình trong khi vẫn giữ sự tiếp xúc của 2 đích và dây đích ở mép vạch gần vạch xuất phát nhất.
tay với đất và của 2 chân với bàn đạp. Phải có ít nhất 3 đồng hồ xác định thời gian của người về nhất
- Khi ở tư thế “vào chỗ” VĐV không được chạm vào vạch xuất mỗi đợt chạy.
phát hoặc đất phía trước vạch xuất phát bằng tay hoặc chân của mình. Mỗi trọng tài phải hoạt động độc lập và không được để lộ đồng
- Khi thực hiện lệnh “vào chỗ” hoặc “sẵn sàng” tất cả các VĐV hồ của mình, không bàn luận thời gian mình đã xác định với người
phải lập tức và không được chậm trễ ở vào tư thế đầy đủ và cuối cùng khác.
của mình.

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
Thời gian sẽ được đọc tới 1/10 giây tiếp sau đó. VD: 10”11 đọc nhất so với khả năng của mình. Dưới đây là chi tiết kĩ thuật của từng
là 10”02. giai đoạn trong chạy 100m:
Nếu 2 trong số 3 đồng hồ có thời gian khớp nhau và đồng hồ thứ a) Giai đoạn xuất phát:
3 không khớp thì thời gian của 2 đồng hồ khớp sẽ là thời gian chính
Giai đoạn này bắt đầu từ khi người chạy vào bàn đạp đến khi rời
thức. Nếu cả 3 đồng hồ có thời gian không khớp nhau thì thời gian
khỏi bàn đạp. Nhiệmn vụ của giai đoạn này là tận dụng mọi khả năng
của đồng hồ ở giữa sẽ là thời gian chính thức. Nếu chỉ có 2 đồng hồ
để xuất phát nhanh và đúng luật. Trong chạy 100m, để xuất phát
xác định được thời gian nhưng lại không khớp nhau thì thời gian dài
được nhanh, phải dùng kĩ thuật xuất phát thấp (kĩ thuật xuất phát thấp
hơn sẽ là thời gian chính thức.
có từ năm 1887) với bàn đạp - Hình 18a, b. Xuất phát thấp giúp ta tận
dụng được lực đạp sau để cơ thể xuất phát nhanh (do góc đạp sau gần
với góc di chuyển).
B/ THỰC HÀNH: - Sử dụng bàn đạp: Bàn đạp giúp ta ổn định kĩ thuật và có điểm
1. Kĩ thuật chạy cư li 100m: Chạy ở các cự ly 60m và 80m cũng là tựa vững để đạp chân lao ra khi xuất phát. Nên dùng bàn đạp tách rời
chạy ở cự li ngắn (CLN). Về kĩ thuật, so với chạy ở cự li 100m về cơ từng chiếc để tiện điều chỉnh khoảng cách giữa hai bàn đạp theo
bản không có gì khác, ở đây chỉ đi sâu phân tích kĩ thuật chạy 100m. chiều ngang. Thông thường, có 3 cách bố trí bàn đạp:

Mặc dù chạy ở bất cứ một cự li nào, đều là một quá trình liên tục
từ khi xuất phát cho tới khi về đích, nhưng để tiện cho việc phân tích
kĩ thuật, trong chạy CLN, người ta vẫn chia quá trình đó thành 4 giai
đoạn: Xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng và về đích.
Riêng đối với chạy ở cự li 100m, sự khác biệt trong kĩ thuật ở 4 giai
đoạn đó là khá rõ ràng và đều có vai trò quan trọng đối với thành tích
của người chạy. Chính vì vậy, chỉ khi hiểu và thực hiện tốt kĩ thuật
Cách đóng bàn đạp kiểu phổ thông
của 4 giai đoạn đó, người ta mới có thể đạt được thành tích chạy cao
+ Cách phổ thông:

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
Bàn đạp trước đặt sau vạch xuất phát 1 – 1,5 độ dài bàn chân và (hướng sang hai bên do hai bàn đạp xa nhau quá). Bàn đạp đặt trước
bàn đạp sau cách bàn đạp trước một khoảng bằng độ dài một cẳng dùng cho chân thuận (chân khoẻ hơn).
chân (gần hai bàn chân) của người chạy. Cách này phù hợp với Các đinh của bàn đạp cần được đóng xuống mặt đường chạy, sao
những người mới tập chạy cự ly ngắn. cho bàn đạp không bị bung khỏi đường khi VĐV xuất phát.
+ Cách “Xa” (còn gọi là cách “Kéo dài” hay “Kéo dãn”: Góc độ của mặt bàn đạp: Góc giữa mặt bàn đạp trước với mặt
Các bàn đạp được đặt xa vạch xuất phát hơn: Bàn đạp trước đặt đường chạy phía sau là 45 - 500; bàn đạp sau là 60 - 800. Cần nắm
sau vạch xuất phát gần hai ban chân và đạp bàn đạp sau cách bàn đạp quy luật bàn đạp càng xa vạch xuất phát, thể lực của người chạy càng
trước một bàn chân hoặc gần hơn. Cách này thường phù hợp với kém thì góc độ đó càng giảm (nếu ngược lại, người chạy rễ xuất phát
người cao, sức mạnh của chân và tay bình thường. Đóng bàn đạp theo sớm và bị phạm quy).
cách này, cự li chạy dài hơn cự li thi đấu hai bàn chân. * Kĩ thuật xuất phát thấp:
+ Cách “Gần” còn gọi là cách “làm gần” Trong thi đấu, sau khi đóng bàn đạp và thử xuất phát…. VĐV về
Cả hai bàn đạp được đặt gần vạch xuất phát hơn - bàn đạp trước vị trí chuẩn bị đợi lệnh xuất phát. Có 3 lệnh, kĩ thuật sau mỗi lệnh
đặt cách vạch xuất phát độ dài một bàn chân (hoặc ngắn hơn), bàn như sau:
đạp sau cách bàn đạp trước chỉ còn 1-1,5 bàn chân. Bằng cách này, + Sau lệnh “Vào chỗ!”
tận dụng được sức mạnh của cả hai chân khi xuất phát nên xuất phát
ra nhanh, nhưng thường phù hợp hơn với những người thấp, có chân
tay khoẻ. Việc chân rời bàn đạp gần như đồng thời sẽ khó cho ta khi
chuyển qua dùng sức đạp sau luân phiên từng chân (ở trình độ thấp,
rễ xảy ra hiện bị dừng sau bước hai chân cùng nhảy ra khỏi bàn đạp).
Dù theo cách nào, trục dọc của hai bàn đạp cũng phải song song với
Người chạy đi hoặc chạy nhẹ nhàng lên đứng trước bàn đạp của
trục dọc của đường chạy.Khoảng cách giữa hai bàn đạp theo chiều
mình, ngồi xuống, chống hai tay xuống đường chạy (phía trước vạch
ngang thường là 1 - 15cm sao cho hoạt động của hai đùi không cản
xuất phát); lần lượt đặt chân thuận vào bàn đạp trước, rồi chân kia
trở nhau (do hai bàn đạp gần nhau quá), cũng không mất bình thường

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
vào bàn đạp sau – hai mũi bàn chân đều phải chạm mặt đường chạy
(để không phạm quy). Hai chân nên nhún trên bàn đạp để kiểm bàn
đạp có vững vàng không, để có chỉnh sửa kịp thời. Tiếp đó hạ đầu gối
chân phía sau xuống đường chạy, thu hai tay về sau vạch xuất phát,
chống trên các ngón tay như đo gang. Khoảng cách giữa hai bàn tay Xuất phát được bắt đầu bằng đạp mạnh hai chân. Hai tay rời mặt

rộng bằng vai. Kết thúc, cơ thể ở tư thế quỳ trên gối chân phía sau đường, đánh so le với chân (vừa để giữ thăng bằng, vừa để hỗ trợ lúc

(đùi chân đó vuông góc với mặt đường chạy), lưng thẳng tự nhiên, đạp sau của hai chân). Chân sau không đạp hết, mà mau chóng đưa

đầu cũng thẳng, mắt nhìn về phía trước, vào một điểm trên đường về trước để hoàn thành bước chạy thứ một. Chân phía trước phải đạp

chạy cách vạch xuất phát 40 - 50cm; TTCT dồn lên hai tay, bàn chân duỗi thẳng hết các khớp rồi mới rời khỏi bàn đạp, đưa nhanh về trước

trước và đầu gối chân sau. ở tư thế đó, người chạy chú ý nghe lệnh để thực hiện và hoàn thành bước chạy thứ hai. Khi đưa lăng, các mũi

tiếp. bàn chân không chúc xuống để không bị vấp ngã.

+ Sau lệnh “Sẵn sàng” b) Giai đoạn chạy lao:

Người chạy từ từ chuyển người về trước, đồng thời cũng từ từ Giai đoạn này bắt đầu từ khi người chạy rời khỏi bàn đạp tới khi

nâng mông lên cao hơn hai vai (từ 10cm trở lên tuỳ khả năng mỗi chạy đạt tốc độ cao nhất của mình. Nhiệm vụ của giai đoạn này là

người). Gối chân sau rời mặt đường và tạo thành góc 115 - 138 0 trong mau chóng đạt được tốc độ tối đa để chuyển sang chạy giữa quãng.

khi góc này ở chân trước nhỏ hơn - chỉ là 92 - 105 0, hai cẳng chân Về mặt lí thuyết, đoạn chạy lao là đoạn chạy từ khi cơ thể ở trạng
hầu như song song với nhau. Hai vai có thể nhô về trước vạch xuất thái tĩnh (v = 0) tới khi chạy với tốc độ tối đa của bản thân (v =
phát 5 - 10cm tuỳ khả năng chịu đựng của hai tay. Cơ thể có bốn vmax). Đoạn chạy này càng ngắn thì người chạy càng sớm đạt tới tốc
điểm chống trên mặt đường chạy là hai bàn tay và hai bàn chân. Giữ độ chạy tối đa của mình và đoạn đường được chạy với tốc độ cao
nguyên tư thế đó và lập tức lao ra khi nghe lệnh xuất phát (H.7b). càng dài, do vậy thành tích càng tốt (và ngược lại...). Với Sinh viên,

+ Sau lệnh “Chạy!” - hoặc tiếng súng lệnh. đoạn này nên chỉ dùng 12- 15 bước (tối đa là 17 bước) và khi đó phải
đạt 90 – 95% tốc độ tối đa của mình. Trong chạy lao, điểm đặt chân
trước luôn ở sau điểm dọi của TTCT (khoảng cách đó giảm dần sau
mỗi bước) rồi tiến lên ngang và sau thì vượt lên trước. Cùng với việc
Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
tăng tốc độ chạy, độ ngả về trước của thân trên giảm dần, mức độ c) Giai đoạn chạy giữa quãng:
dùng sức trong đánh tay cũng giảm dần. Trong những bước đầu, hai Tiếp sau chạy lao là chạy giữa quãng. Nhiệm vụ chủ yếu của
chân đặt trên đường chạy hơi tách rộng rồi giảm dần cho tới kết thúc chạy giữa quãng là duy trì tốc độ cao đã đạt được ở kết thúc chạy lao
chạy lao mới ổn định gần thành một đường thẳng. (mà không phải là tiếp tục tăng tốc độ chạy). Trong giai đoạn này, kĩ
thuật chạy khá ổn định. Kĩ thuật của từng bộ phận cơ thể trong chạy
giữa quãng như sau:

Bàn chân đặt xuống mặt đường chạy có hoãn xung bằng cách đặt
từ nửa trước của bàn chân.Điểm đặt chân thường ở phía trước của
điểm dọi TTCT 30 - 40cm tuỳ theo tốc độ chạy. Tiếp đó chân chống
trước chuyển sang chống thẳng đứng rồi thành đạp sau; đồng thời với
Xuất phát và chạy lao sau xuất phát động tác đạp sau là động tác đưa chân kia về trước. Khi chân đạp sau

Tốc độ khi chạy lao tăng được chủ yếu là nhờ tăng độ dài bước duỗi hết, cũng là lúc hoàn thành đưa lăng chân kia (đùi chân này

chạy (còn do tăng tần số bước là không nhiều). Bước sau nên dài hơn được nâng đủ cao - gần song song với mặt đất). Tốc độ chạy phụ

bước trước 1/2 bàn chân và sau 9 - 11 bước thì ổn định. thuộc chủ yếu vào hiệu quả đạp sau nên động tác đó cần được thực
hiện chủ động nhanh về tốc độ, mạnh và đúng hướng khi dùng sức.
Người ta đề xuất sự tăng tốc độ trong chạy lao như sau: Sau giây
Để hỗ trợ cho đạp sau, chân đưa lăng cũng phải đưa nhanh và đúng
thứ nhất phải đạt 55% tốc độ tối đa. ở giây thứ hai đạt 76%; ở giây
hướng. Để đưa chân lăng được nhanh, sau khi đạp sau, cẳng chân
thứ ba: 91%; ở giây thứ tư: 95% va giây thứ năm là 99%.
được thu về phía đùi, vừa thu bán kính động tác, vừa giúp thả lỏng
So sánh thành tích khi chạy 30m với xuất phát thấp có lệnh và các cơ vừa hải dùng sức tích cực trong chống tựa và đạp sau. Cần cố
khi chạy 30m tốc độ cao của cùng một người, thì chạy tốc độ cao gắng đưa đùi chân lăng về trước - chứ không phải là lên cao, để
nhanh hơn 0,8 đến 1s, điều đó có nghĩa là: Chỉ cần có 0,8 - 1s để xuất không giảm hiệu quả của lực đạp sau.
phát và tăng tốc độ chạy đến mức tối đa; nếu chênh lệch giữa chạy
Do sức mạnh của hai chân thường không đều nên tốc độ chạy
tốc độ và chạy có xuất phát thấp của ta là hơn 1s, có nghĩa là kĩ thuật
khó ổn định (vì tần số và độ dài bước không ổn định, khi chân khoẻ
xuất phát và chạy lao của ta chưa hoàn thiện.
Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
đạp sau - bước chạy sẽ dài hơn), cần chú ý tập cho hai chân khoẻ đều thở, nhưng cũng có những người lại cố nhịn thở. Dù theo cách nào
để hạn chế ảnh hưởng xấu đó. cũng không được vì vậy mà làm rối loạn nhịp điệu chạy.

Ngay khi chân chống trước chạm mặt đường, vai và hông phải
chủ động chuyển về trước (giúp cơ thể chuyển nhanh từ chống trước
sang đạp sau). Chuyển động của vai so với hông cũng so le như của
tay với chân.

Thân trên cần được giữ ở độ ngả về trước nhất định (khoảng 5 0
so với phương thẳng đứng) tuy vẫn có sự thay đổi trong từng bước
chạy: ngả nhiều hơn khi đạp sau và ít ngả hơn khi cơ thể bay trên
không…)
Kỹ thuật chạy giữa quãng trong chạy cự ly ngắn
Cũng như ở chạy lao, hai tay gập ở khuỷu, đánh so le và phù hợp
Nhìn chung, do đoạn chạy giữa quãng là dài so với các đoạn khác
với nhịp điệu hoạt động của hai chân. Góc gập không cố định: nhỏ
nên thành tích chạy 100m phụ thuộc rất lớn vào thành tích ở đoạn
khi kết thúc đánh trước hoặc đánh sau, lớn khi qua vị trí thẳng đứng.
chạy giữa quãng. Chạy giữa quãng tốt là chạy được với tần số và độ
Khi đánh tay hai vai phải thả lỏng, khi đánh về trước hơi khép vào
dài bước lớn nhưng phù hợp với đặc điểm của mỗi người. Phối hợp
trong, khi đánh ra sau hơi mở (nhưng không phải là đánh sang hai
nhuần nhuyễn giữa dùng sức và thả lỏng, đảm bảo cho cơ bắp được
bên) để giữ thăng bằng cho cơ thể. Hai bàn tay nắm hờ (hoặc duỗi
hoạt động với hiệu suất cao nhất. Cần chạy nhẹ nhàng, thả lỏng,
các ngón tay). Không được dùng sức để duỗi thẳng các ngón tay hoặc
không có các động tác thừa.
cũng không nắm chặt bàn tay; cả hai đều gây căng thẳng ảnh hưởng
Do cự li 60m và 80m ngắn hơn nên đoạn chạy giữa quãng ở các
xấu tới tần số và nhịp điệu chạy.
cự li đó cũng phải rút ngắn tương ứng. Cần sớm vào giai đoạn rút về
Khi chạy giữa quãng (cũng như chạy trên toàn cự li) việc thở vẫn
đích, tránh tình trạng sau khi qua đích vẫn còn rất sung sức trong khi
tiến hành, thậm chí cần thở tích cực hơn lúc bình thường. Tuy nhiên
thành tích chạy lại kém.
phải đảm bảo rằng việc thở đó không làm rối loạn kĩ thuật và nhịp
d) Giai đoạn chạy về đích.
điệu chạy. Để tăng tốc độ chạy, có nhiều người chủ động tăng nhịp

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
Tùy khả năng của người chạy, khi cách đích khoảng 15 -20m 2.1. Không tận dụng hiệu quả khi sử dụng bàn đạp.
cần chuyển từ chạy giữa quãng sang rút chạy về đích. Tập trung Không đóng bàn phù hợp với bản thân, sử dụng bàn đạp đóng
hết sức lực để tận dụng hiệu quả đạp sau. Người chạy hoàn thành sẵn...
cự li 100m khi có một bộ phận của thân trên (trừ tay) chạm vào * Nguyên nhân: Chưa nhận thức đúng tác dụng của bàn đạp.
mặt phẳng thẳng đứng tạo bởi vạch đích và dây đích. Không nắm vững quy cách đóng bàn đạp.
* Tác hại: Xuất phát chậm
* Cách sửa: GV phải nhấn mạnh lại ưu điểm của xuất phát thấp
với bàn đạp. Giảng giải lại quy cách đóng bàn đạp, nói rõ tại sao phải
như vậy...
2.2 Xuất phát sớm khi chưa có lệnh.
* Nguyên nhân: Có nhiều lí do có thể dẫn tới xuất phát sớm:
Kĩ thuật đánh đích
- Sau lệnh “Sẵn sàng!” nâng mông và chuyển trọng tâm về trước
Bởi vậy, ở bước chạy cuối cùng, người chạy phải chủ động
đột ngột và nhiều dẫn tới mất thăng bằng mà thành xuất phát sớm.
gập thân trên về phía trước để chạm ngực vào dây đích (hoặc mặt
- Đoán lệnh “Chạy!”, nhưng đoán sai nên bị xuất phát trước.
phẳng đích)- đậy là cách đánh đích bằng ngực ( Cũng có thể kết
- Do thể lực chuyên môn yếu không đủ sức chống đỡ để chờ cho
hợp vừa gập thân trên về trước vừa xoay để một vai chạm đích -
tới khi có lệnh chạy.
đây là cách đánh đích bằng vai. Không “nhảy” về đích. Sau khi về
- Do tâm lí sợ thua.
đích, nếu dừng đột ngột, dễ bị “sốc trọng lực” cú thể gây ngất, do
* Tác hại: Xuất phát sớm là phạm quy.
vậy cần chạy tiếp vài bước theo quán tính và chú ý giữ thăng bằng
* Cách sửa: Tuỳ nguyên nhân cụ thể để sửa cho đúng. Phải tập
để không ngã và không va chạm với những người cùng về đích
thuần thục kĩ thuật sau mỗi lệnh. Động tác chính xác, không vội
Thực ra, động tác đánh đích chỉ có ý nghĩa khi cần phân thứ hạng vàng. Không đoán lệnh vì xuất phát cùng với tiếng súng lệnh (“đè
giữa những người có cùng thành tích. Bình thường chỉ là chạy qua súng”) cũng vẫn là phạm quy. Nếu tay yếu thì thu hẹp khoảng cách
đích. giữa hai tay một chút và không nhô vai về trước vạch xuất phát
2. Một số sai lầm thường mắc và cách sửa: nhiều; thân trên cũng phải dùng sức để duy trì tư thế, không dồn hết

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
cho hai tay phải chịu đựng. Phải chú ý tập phát triển sức mạnh hai 2.5. Kéo dài giai đoạn chạy lao sau xuất phát
tay. * Nguyên nhân: HS muốn có thành tích tốt, nghĩ rằng vẫn có thể
2.3. Bị dừng sau xuất phát tăng được tốc độ chạy (Thực ra tốc độ không tăng mà còn giảm do
* Nguyên nhân: - Do sợ bị phạm quy nên dừng lại. thể lực giảm sút nhanh).
- Hai chân cùng nhảy ra khỏi bàn đạp. * Tác hại: Tự làm mất sức, ảnh hưởng tởi thành tích.
- Khi chạy đầu tiên, hai tay cùng đánh về phía sau. * Cách sửa: Làm cho HS rõ: Khả năng tăng tốc độ của mỗi
* Tác hại: Giảm thành tích, không tận dụng được hiệu quả của người là có hạn, khi đã đạt mức tối đa, thì dù có gắng sức đến đâu
xuất phát thấp. cũng không tăng thêm được nữa (cho xem quy luật diễn biến tốc độ
* Cách sửa: trong chạy 100m của các VĐV xuất sắc để HS cũng phấn đấu theo
- Tập nhiều để hình thành thói quen chạy lao sau xuất phát tích quy luật đó - Hình 27). Cần tập để có cảm giác tốc độ để kịp thời
cực nếu không có lệnh dừng chạy. chuyển sang chạy với kĩ thuật chạy giữa quãng sau khi đã đạt xấp xỉ
- Đánh tay so le với chân. Chú ý thực hiện đạp duỗi thẳng chân tốc độ tối đa của mình. Tập chạy tốc độ cao các đoạn ngắn....
đặt ở bàn đạp trước rồi mới rời khỏi bàn đạp. 2.6. Không chạy thẳng đường
- Đánh dấu các điểm đặt của từng chân sau xuất phát để đặt chân * Nguyên nhân: Phương hướng dùng sức (của chân và tay) không
đúng vị trí. đúng, thiếu tập trung vào đích. Cũng có khi do sợ bạn chạy bên cạnh
2.4. Sau xuất phát, thân trên lên cao sớm vượt được mình nên chạy lệch sang để cản....
* Nguyên nhân: Do thể lực chuyên môn kém, không đủ khả năng * Tác hại: phải chạy cự ly dài hơn, lực đạp sau bị phân tán, ảnh
duy trì chạy với độ ngả thân trên lớn, sức mạnh của hai chân cũng hưởng xấu tới tốc độ chạy.
chưa đủ để thắng một lực cản lớn do hạ thấp TTCT. * Cách sửa: Phân tích tác hại của sai sót trên (giảm thành tích,
* Tác hại: Làm giảm tác dụng của chạy lao sau xuất phát - giảm phạm quy...). Vẽ đường thẳng yêu cầu chạy đặt chân trên đường
thành tích. thẳng đó.....
* Cách sửa: Làm HS thấy rõ tác hại của sai sót trên, quyết tâm 2.7. Dừng đột ngột sau khi tới đích (cũng có khi chưa tới đích đã
thực hiện đúng kĩ thuật, đồng thời tập phát triển sức mạnh thân trên giảm tốc độ chạy....)
và hai chân.

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
* Nguyên nhân: Chủ yếu là do nhận thức, HS nghĩ rằng đã chạy - Động tác: Chuyển TTCT lên một chân (cả bàn chân tiếp xúc
tới đích rồi nên có quyền nghỉ. mặt đường chạy) đồng thời nâng đầu gối chân kia về trước, lên trên,
* Tác hại: Có thể gây sốc trọng lực nguy hiểm cho bản thân (bị khi mũi bàn chân đó vừa rời khỏi mặt đường thì lập tức chủ động
ngất); nếu vì dừng đột ngột, người cùng về đích không kịp tránh sẽ dùng sức đùi hạ bàn chân đó xuống và có miết mũi chân về phía sau.
xảy ra và chạm mạnh có thể nguy hiểm cho cả mình và cả bạn. Bàn chân này đặt xuống mặt đường từa nửa phía trước rồi xuống cả
* Cách sửa: Yêu cầu HS phải chạy tiếp sau khi đã qua đích với bàn chân. Cùng với việc hạ bàn chân này là động tác nâng đầu gối
tốc độ giảm dần. chân kia…tập như trên liên tục tại chỗ hoặc di chuyển. Nếu di

Sau khi qua đích chạy; tuy nhiên đó là việc nguy hiểm. HS phải chuyển thì mỗi bước chỉ dài 1/2 bàn chân hoặc với bước dài dần cho

thấy rõ tác hại để có thói quen, sau khi qua đích vẫn chạy tiếp, giảm tới bằng độ đài bước bình thường. Tuy nhiên, dù theo cách nào cũng

tốc độ từ từ và tránh được va chạm với những người xung quanh. phải đảm bảo tần số tăng dần cho tới khi không thể tăng được nữa.
Thông thường nên tập theo tín hiệu của giáo viên (vỗ tay nhanh dần).
3. Một số bài tập bổ trợ, bài tập kỹ thuật, trò chơi. Động tác ở các khớp gối và cổ chân phải linh hoạt, mềm mại (nhất là
ở khớp cổ chân).
3.1 Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật chạy:
Khi chưa thuần thục, chưa yêu cầu làm nhanh và nên tập tại chỗ.
Ngoài mục đích bổ trợ kĩ thuật chạy, có thể khai thác sử dụng các Khi tương đối nhịp nhàng mới yêu cầu di chuyển. Thường cự li chạy
bài tập này trong khởi động và cả trong phát triển thể lực chuyên là 25 - 30m cuối cự li, thân trên ngả về trước nhiều và chuyển thành
môn. chạy tiếp 5 - 8m. Kĩ thuật tốt là việc chuyển thành chạy bình thường
không đột ngột. Khi chưa phối hợp tốt động tác giữa hai chân, không
* Bài tập 1: Chạy bước nhỏ (Bước ngắn)
nên cho phối hợp với hai tay ngay. Khi đó hai tay để thả lỏng, vung
- Mục đích: Tập phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các bộ phận vẩy tự nhiên (hai vai cũng thả lỏng). Khi tập phối hợp với chân, có
cơ thể khi chạy, đặc biệt là khi chạy nhanh. Phát triển tần số động tác thể dùng tần số động tác tay để điều chỉnh tần số chân. Chỉ phối hợp
hai chân (và cả của cả hai tay, nếu có đánh tay). dùng sức và thả lỏng tốt, mới chạy được với tần số cao.
- Chuẩn bị: Đứng thẳng bình thường (hoặc kiễng gót), hai tay để
dọc thân tự nhiên (hoặc gập ở khuỷu).
Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
* Bài tập 2: Chạy nâng cao đùi - Chuẩn bị: Đứng thẳng bình thường

- Mục đích: Ngoài mục đích như ở bài tập 1, chú trọng nâng đùi - Động tác: Chạy với sự nhấn mạnh động tác đạp sau của chân
cao khi chạy để có độ dài bước cần thiết. phía sau và động tác nâng đùi của chân phía trước. Chân phía sau đạp

- Chuẩn bị: Đứng thẳng, trên nửa trước hai bàn chân, hai tay co ở với góc nhỏ, duỗi hết các khớp cổ chân và khớp gối. Trong từng bước

khuỷu (hoặc để hai bàn tay ở phía trước làm chuẩn sao cho khi nâng có giai đoạn bay trên không ở tư thế kết thúc đạp sau. Cuối giai đoạn

đùi chạm lòng bàn tay thì đùi song song với mặt đường). bay, phải chủ động hạ bàn chân trước xuống dưới – về sau để đạp sau
tiếp, trong khi đó tích cực rút chân sau, đưa đùi chân đó về trước, lên
- Động tác: Luân phiên đứng trên một chân, khi chân đó duỗi hết
trên. Hai tay đánh rộng, mạnh, so le với chân; về cuối cũng chuyển
các khớp cổ chân, gối và hông (đùi và thân trên) thì đùi chân kia (gập
thành chạy một số bước.
ở gối) được đưa lên cao nhất (trên hoặc song song với mặt đường.
Ban đầu thực hiện chậm, sau nhanh dần cho tới hết khả năng. Có kết Chú ý phương hướng dùng sức của chân và tay để cơ thể không

hợp đánh tay hoặc không. Ban đầu nên tập tại chỗ, sau khi khá thuần bị lệch qua hai bên, các bước chạy đề phải dài hơn mức bình thường

thục mới tập có di chuyển; khi di chuyển cũng không nên dùng bước (do đạp sau tích cực hơn và cố kéo dài hơn thời gian bay trên không

dài (20 -30cm là vừa). Do là nâng cao đùi, mức độ dùng sức lớn hơn hơn. Vượt cự li quy định bằng độ dài bước là chính).

khi chạy bước nhỏ, nên mỗi lần chỉ thực hiện trên cự li 15- 20m về * Bài tập 4: Chạy hất gót chân chạm mông
cuối ngả người về trước, bước dài dần để chuyển thành chạy nhanh - - Mục đích: Tập động tác thu cẳng chân về sát đùi sau khi đạp
quá trình chuyển này không được đột ngột. Trong quá trình chạy sau. Tập động tác này có lợi là khi không chủ động dùng sức, nhưng
nâng cao đùi, cố không để hạ thấp trọng tâm. cẳng chân vẫn được thu lên theo quán tính và thói quen, nhờ đó các
Khi tập chạy bước nhỏ và chạy nâng cao đùi, việc hoàn thành cự cơ vừa tham gia đạp sau có điều kiện thả lỏng. Mặt khác do thu gọn
li phải do tăng tần số bước, không phải là tăng độ dài bước. bán kính nên động tác đưa chân về trước được nhanh hơn.

* Bài tập 3: Chạy đạp sau - Chuẩn bị: Đứng thẳng bình thường.

- Mục đích: Hình thành và ổn định kĩ thuật đạp sau (góc độ, sức - Động tác: Chạy với tố độ trung bình, sau khi đạp, chủ động hất
mạnh đạp sau và sự phối hợp giữa các bộ phận cơ thể khi chạy). cẳng chân lên cao để gót chân chạm mông cùng bên (thân trên ít ngả
về trước hơn so với khi chạy bình thường).
Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
3.2 Một số bài tập để học và hoàn thiện kĩ thuật chạy 100m - Mục đích: Ôn và hoàn thiện kĩ thuật chạy giữa quãng.

* Bài tập 1: Đứng tại chỗ tập động tác đánh tay - Chuẩn bị: Xác định các cự li 50m, 60m và 70m.

- Mục đích: Hình thành và ổn kĩ thuật đánh tay chính xác (đánh - Thực hiện: Xuất phát cao, tăng tốc nhịp nhàng, khi đạt 3/4 sức
tay chính xác vừa giúp cho cơ thể thăng bằng khi chạy, vừa hỗ trợ thì duy trì tốc độ đó cho tới hết cự li quy định. Chú ý thực hiện đúng
năng lực và tốc độ động tác hai chân và vừa có thể tạo tần số bước kĩ thuật chạy giữa quãng, ở bước cuối cùng có chủ động làm động tác
chạy cần thiết). đánh đích (gập người về trước, dướn ngực hoặc đưa một vai về trước)

- Chuẩn bị: Đứng hai chân so le, hơi hạ thấp trọng tâm (để có thể để chạm dây đích tưởng tượng (cũng có thể bố trí dây đích sẽ thuận tiện

đứng vững kể cả khi đánh tay tích cực); thân trên hơi ngả về trước cho học sinh đánh đích hơn. Nên tổ chức chạy nhiều người mỗi đợt, để

(như khi đang chạy); hai tay gập ở khuỷu, so le với hai chân. học sinh dùng kĩ thuật đánh đích phân hơn- kém.

- Thực hiện: Đánh tay đũng kĩ thuật, theo nhịp vỗ tay nhanh dần Do việc chỉ phải dùng 3/4 sức nên cần phối hợp giữa các bộ phận

của giáo viên (khi đạt tần số tối đa cần cho người tập đánh tiếp 50 – của cơ thể và thở nhịp nhàng, thoải mái. Mỗi lần lặp lại 2 -4 cự li 50-

60 nhịp hoặc trong 10-15s là đủ. 70m; nghỉ giữa 2 lần chạy - Không để vì mệt mỏi do lần chạy trước
mà ảnh hưởng xấu tới kĩ thuật của lần chạy sau.
* Bài tập 2: Chạy tăng tốc độ
* Bài tập 4: Hoàn thiện các kĩ thuật sau các lệnh ở xuất phát thấp có
- Mục đích: Củng cố kĩ thuật chạy. Tập tăng tốc độ nhịp nhàng,
bàn đạp
không đột ngột.
- Mục đích: Ôn, hoàn thiện kĩ thuật đóng bàn đạp và kĩ thuật sau
- Chuẩn bị: Đứng thẳng bình thường.
2 khẩu lệnh “Vào chỗ!”, “Sẵn sàng” và “Chạy”.
- Thực hiện: Chạy với kĩ thuật hoàn chỉnh, tốc độ tăng dần do tần
- Chuẩn bị: Học sinh tự đóng bàn đạp cho phù hợp với bản thân.
số và đọ dài bước tăng dần. Khi kết thúc cự li quy định cũng là lúc
đạt tốc độ cao nhất. Cần phải chạy đúng kĩ thuật, chạy nhanh nhưng - Thực hiện: Giáo viên (hoặc học sinh do giáo viên cử) hô các

không thấy căng thẳng, gò bó hoặc không muốn chạy. lệnh để các học sinh thực hiện kĩ thuật sau mỗi lệnh. Sau lệnh
“Chạy!” chỉ cần mau chóng thực hiện bước chạy thứ nhất đúng kĩ
* Bài tập 3: Chạy lắp lại các đoạn 50-70m với tốc độ gần tối đa và kĩ
thuật chạy giữa quãng, có đánh đích
Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
thuật là hoàn thành nhiệm vụ. Các học sinh chưa đến lượt tập, phải Trò chơi 1: Ai nhanh tay hơn?
chú ý quan sát, nhận xét và sửa các kĩ thuật sau của bạn. - Mục đích: Phát triển tốc độ phản xạ.
* Bài tập 5: Xuất phát thấp theo lệnh chạy 10 - 30m - Chuẩn bị: Từng đôi, đối diện, ở tư thế nằm sấp chống tay cao
- Mục đích: Hoàn thiện kĩ thuật xuất phát thấp phối hợp chạy lao (hoặc quỳ chống hai tay) sau vạch giới hạn cách nhau 60cm hoặc
sau xuất phát. 80cm; giữa 2 vạch, trước mặt 2 người để 1 vật nhỏ.

- Chuẩn bị: Đóng bàn đạp. - Cách chơi: Khi có tín hiệu (tiếng còi hoặc lời hô) lập tức dùng

- Thực hiện: Học sinh theo lệnh để xuất phát và chạy lao (tăng một tay đoạt lấy (hoặc chỉ dùng bàn tay đè lên vật). Giáo viên quy

tốc độ) đến hết cự li quy định. Các học sinh chưa đến lượt có nhiệm định tay được dùng để lấy vật (nên quy định dùng tay không thuận

vụ quan sát, nhận xét và sửa sai cho bạn. nhiều hơn), số lần chơi và hình thức thưởng - phạt. Có thể tiến hành
thi vô địch của lớp (nam riêng, nữ riêng) - theo hình thức loại trực
* Bài tập 6: Tập phối hợp kĩ thuật 4 giai đoạn trong chạy 100m
tiếp, sau mỗi lần phân định được người, thắng, chỉ những người thắng
- Mục đích: Hoàn thiện kĩ thuật chạy 100m. mới được thi tiếp.
- Chuẩn bị: Đóng bàn đạp, xác định các cự li 60, 70 và 80m. Có Chú ý: Chơi theo 3 lệnh như trong cho xuất phát chạy ở CLN.
sử dụng dây đích. Không dùng trò chơi này khi tay của học sinh đã mỏi.
- Thực hiện: Xuất phát theo 3 lệnh, chạy hế các cự li quy định với Trò chơi 2: Đứng lên, ngồi xuống
70 – 100% tốc độ tối đa; chủ động thực hiện động tác đánh đích. Có
- Mục đích: Phát triển tốc độ phản xạ, tập trung chú ý.
xác định thành tích mỗi lần chạy. Giáo viên và các học sinh còn lại
quan sát và sau đó có nhắc nhở ưu, nhược điểm cho người chạy. Nên - Chuẩn bị: Học sinh đứng thành vòng tròn hoặc từng đôi đối

cho các học sinh có thành tích tương đương chạy cùng 1 đợt. diện.

3.3 Một số trò chơi phát triển sức nhanh - Cách chơi: Thi đổi tư thế theo lệnh nhanh hơn và đứng lệnh
hơn. Khi đang ngồi, chỉ với lệnh “Đứng lên!” mới được đứng lên, còn
* Các trò chơi phát triển tốc độ phản xạ:
với các lệnh khác vần phải ngồi (nếp nhấp nhổm hoặc đứng lên là
phạm quy).

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
Chú ý: Ngoài mục đích tập phản xạ, còn có thể dùng để thu hút - Chuẩn bị: Kẻ 2 vạch giới hạn song song, cách nhau 5 - 15m.
sự chú ý của học sinh. Không làm nhiều lần quá, chân mỏi sẽ ảnh Các đội chơi có số lượng người đều nhau. Mỗi đội chia đôi đứng 2
hưởng việc tập các nội dung khác. Để hấp dẫn hơn và có tác dụng bên đối diện sau vạch. Khi có lệnh bắt đầu, người đầ hàng bên trái
hơn, quy định phải làm ngược với lệnh. Thí dụ: Nếu hô “Đứng lên!” của mỗi đội chạy sang vỗ tay vào tay người đầu hàng của đội mình -
thì phải ngồi xuốn và ngược lại... Nếu hô “Quay trái!” thì phải quay đối diện, rồi vòng về đứng cuối hàng đó. Người đầu hàng bên phải,
phải và ngược lại.. Các lệnh cần ngắn gọn, dễ hiểu và dễ thực hiện. đứng sau vạch giới hạn, đưa tay về trước để đồng đội chạy đến vỗ.

Trò chơi này cũng có thể tiến hành dưới dạng di chuyển theo Sau khi vỗ, mới được vượt qua vạch giới hạn để chạy sang vỗ vào tay

vòng tròn, khi có lệnh thì di chuyển ngược lại hoặc đứng lại hoặc tiếp đồng đội ở hàng đối diện… Liên tục như vậy cho tới khi 2 hàng đối

tục di chuyển như cũ. Người sai lệnh sẽ phải phạt theo quy định.. diện của mỗi đội hoàn thành việc chuyển vị trí cho nhau, nửa đội bên
phải chuyển hết sang bên trái và nửa đội bên trái chuyển hết sang bên
Trò chơi 3: Đứng lên quay người nhanh
phải. Đội thắng là đội hoàn thành việc chuyển vị trí trước, không
- Mục đích: Phát triển tốc độ phản xạ. phạm quy (xuất phát trước, xuất phát khi bạn chưa vỗ vào tay mình
- Chuẩn bị: Tư thế ban đầu: ngồi xổm, ngồi bệt, ngồi quay lưng hoặc vỗ trượt, giẫm lên hoặc vượt vạch giới hạn trước khi xuất phát)
lại đích.. Cách đích có thể là 4 phương Đông - Tây - Nam - Bắc hoặc và giữ được hàng ngũ chỉnh tề.
các vật chuẩn: cây cổ thụ, cột cờ, toà nhà, giáo viên.. Tác dụng của trò chơi có thể thay đổi do thu hẹp hoặc tăng
- Cách chơi: Từ tư thế ban đầu bất kì, khi nghe tín hiệu quy định, khoảng cách giữa 2 vạch giới hạn.
lập tức đứng lên đồng thời xoay người hướng về đích được quy định Cần lưu ý học sinh, nếu sẽ dùng tay phải để vỗ tay bạn thì phải
trước. Thi cá nhân hoặc theo đội. Đứng lên chậm, quay người không chạy sang bên trái bạn và bạn kia phải đưa sẵn tay trái mình để đón…
đúng hướng là thua. Khi chạy sang không nhằm thẳng hàng, mà phải lệch sang phải hoặc
* Các trò chơi phát triển tốc độ chạy: lệch sang trái để không xô vào bạn hoặc cản trở việc di chuyển của
bạn. Chạy ngược chiều với tốc độ lớn, nếu va đập sẽ rất nguy hiểm…
Trò chơi 4: Chạy tiếp sức
Trò chơi 5: Đội nào nhanh hơn?
- Mục đích: Phát triển tốc độ chạy.
- Mục đích: Phát triển tốc độ chạy.

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
- Chuẩn bị: lệnh hoặc trước khi có người đứng thêm vào cuối hàng mình) và giữ

+ Trên sân kẻ 2 vạch xuất phát cách nhau 1,5 - 2m sau vạch xuất đội hình ngay ngắn là đội thắng cuộc.

phát 15m, kẻ 1 vạch đích. Phương án khác: 2 đội có số người bằng nhau, điểm số thứ tự từ

+ Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm chia thành 2 đội và đứng đối một đến hết, đứng thành một vòng tròn (mỗi đội ở 1/2 vòng). Từng số

diện với nhau theo từng đôi một. Mỗi đội mang 1 tên quy định. của đội này phải nhớ người cùng số với số của mình ở đội kia. Khi
giáo viên hô một số nào đó thì 2 người ở 2 đội mang số đó phải mau
- Cách chơi: Khi có lệnh, đội phải chạy lập tức quay người 180 0
chóng chạy sang đứng vào chỗ của người kia. Người đứng vào đúng
và chạy thật nhanh về vạch đích của mình; đội kia lập tức đuổi theo
vị trí sớm hơn là người thắng; sau một số lần thay đổi, đội nào có số
và cố vỗ nhẹ (vỗ chứ không phải là đẩy) vào người đối phương khi
người thắng nhiều hơn sẽ là đội thắng.
họ chưa vượt qua vạch đích. Phân biệt hơn kém bằng số người bị vỗ
của mỗi đội sau một số lần chạy như nhau. 3.4. Bài tập phát triển sức nhanh

Trò chơi 6: Thi đổi chổ nhanh- Bài tập phát triển sức nhanh cũng rất phong phú. Dưới đây chỉ
chọn giới thiệu những bài tập đơn giản, có tính khả thi (kể cả thi tự
- Mục đích: Phát triển tốc độ chạy.
tập ở nhà) và có hiệu quả tốt.
- Chuẩn bị:
Bài tập 11: Tại chỗ đánh tay nhanh (một dạng khác của bài tập 5)
+ Trên sân kẻ 2 vạch cách nhau 15 - 20m.
- Mục đích: Tập phát triển tần số động tác đánh tay, kết hợp hoàn
+ Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm chia thành 2 đội đứng đối thiện kĩ thuật đánh tay trong chạy.
diện nhau sau vạch giới hạn (theo hàng dọc). Số lượng người của các
- Chuẩn bị: đứng chân trước chân sau, thân trên hơi ngả về trước,
đội như nhau.
hai tay co ở khuỷu như khi chạy, hai bàn tay nắm hờ, đánh so le chân.
- Cách chơi: Khi có lệnh, những người ở đầu hàng mau chóng Đầu thẳng với thân trên, mắt nhìn thẳng tự nhiên.
chạy sang đứng vào cuối hàng đối diện. Khi người đó đã đứng vào
- Động tác: Theo lệnh của giáo viên đánh tay nhanh hết sức; khi
hàng, người thứ hai của hàng lập tức chạy sang đứng vào cuối hàng
đánh về sau, hơi mở, khuỷu tay nâng cao ngang vai. Khi đánh về
đối diện… cứ như vậy cho tới khi 2 hàng của đội đổi xong chỗ cho
trước, bàn tay không cao hơn cằm, không vượt quá mặt cắt chia
nhau. Đội xong trước mà không phạm luật (không xuất phát trước
Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
người thành hai nửa phải - trái. Làm theo đơn vị thời gian - xấp xỉ
thời gian chạy 100m (15-20s) hoặc theo số lần (50 - 55 lần) xấp xỉ số
bước khi chạy 100m). Không cứng hai vai, không dụt cổ, không nắm
chặt hai bàn tay, không nhún nhảy người theo nhịp đánh tay… vì tất
cả đều cản trở đánh tay với tần số cao.

Bài tập 12: Chạy nhanh tại chỗ.

- Mục đích: Phát triển tần số động tác và phối hợp hoạt động của
hai chân.

- Chuẩn bị: Đứng thẳng tự nhiên.

- Động tác: Chạy nhanh tại chỗ - có hoặc không vịn, có hoặc
không đánh tay phối hợp; theo thời gian hoặc số lần (như ở bài tập 5).
Nếu khó thực hiện tốt ngay, ban đầu chỉ tập chuyển TTCT từ chân nọ
sang chân kia; nửa trước của hai bàn chân không rời khỏi mặt đất:
Khi đã quen, chỉ nâng đùi về trước để bàn chân rời khỏi mặt đường là
lập tức hạ xuống ngay nhờ vậy mà tăng được tần số.

MỤC LỤC
Nội dung: Trang
Phần I THỂ DỤC 5

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh
A/ Lý thuyết. 5
1. Vị trí của môn Thể dục trong hệ thống GDTC ….. 5
2. Mục đích – ý nghĩa của thể dục cơ bản 7
B/ Thực Hành. 11
1. Bài thể dục phát triển chung tay không. 11
2. Bài tập Đội hình – Đội ngũ thông thường. 13
Phần II ĐIỀN KINH 22
A/ Lý thuyết. 22
1. Khái niệm và phân loại môn Điền kinh 22
2. Sơ lược lịch sử phát triển môn Điền kinh. 23
3. Ý nghĩa và vị trí môn Điền kinh trong hệ thống GDTC.. 27
4. Nguyên lý kỹ thuật chạy 28
5. Luật thi đấu điền kinh (nội dung chạy 100m). 42
B/ Thực Hành. 45
1. Kĩ thuật chạy cư ly 100m 45
2. Một số sai lầm thường mắc và cách sửa 56
3. Một số bài tập bổ trợ, bài tập kỹ thuật, trò chơi 59

Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 3 4 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh

You might also like