You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

HỆ THỐNG PHÁT TÍN HIỆU S.O.S BẰNG


NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Sinh viên thực hiện: Võ Minh Vương


Nguyễn Thanh Hùng
Trịnh Nguyễn Anh Quốc
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Phạm Công Đức

Đà Nẵng, 22 tháng 06 năm 2020


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ................................................................................. 5

1.1 Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 5

1.2 Mục tiêu đề tài ........................................................................................................... 7

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 7

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 7

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 8

1.4. Cách tiếp cận – Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 8

1.4.1 Cách tiếp cận ...................................................................................................... 8

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 8

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ............................................................................... 9

2.1 Thiết kế hệ thống ....................................................................................................... 9

2.1.1 Sơ đồ khối hệ thống ............................................................................................ 9

2.1.1.1 Cấu tạo của sản phẩm: ................................................................................. 9

2.1.1.2 Sơ đồ khối chi tiết các hệ thống trong mô hình:........................................ 10

2.1.2 Linh kiện và công cụ nền tảng của hệ thống .................................................... 10

2.1.2.1 Blynk ......................................................................................................... 10

2.1.2.2 Module ESP8266 V1.0 ESP-12E .............................................................. 12

2.1.2.3 Module GPS NEO-6M V2 ........................................................................ 13

2.1.2.4 Hệ thống pin năng lượng Mặt Trời............................................................ 14

2.1.2.5 Hiệu ứng Seebeck từ Peltier TEC1-12715 ................................................ 15

2.1.2.6 Bộ phát wifi smartpro: ............................................................................... 17

2.1.2.7 Pin 18650 ................................................................................................... 19


2.1.2.8 Mạch hạ áp L2596 DC-DC........................................................................ 19

2.1.2.9 Mạch sạc cho pin 18650 ............................................................................ 20

2.2 Thiết kế phần cứng và phần mềm ............................................................................ 21

2.2.1 Nguyên lý làm việc của hệ thống ..................................................................... 22

2.2.2 Thiết lập phần mềm lập trình cho NodeMCU ESP8266 .................................. 23

2.2.3 Thiết lập chương trình ...................................................................................... 26

2.2.4 Thiết lập trên App Blynk .................................................................................. 31

2.2.5 Nguồn cấp cho mạch từ pin năng lượng mặt trời và Sò nóng lạnh .................. 38

2.2.5.1 Sơ đồ khối phần nguồn .............................................................................. 38

2.2.5.2 Sơ đồ kết nối các linh kiện ........................................................................ 39

2.3 Lưu đồ thuận toán của hệ thống: ............................................................................. 40

CHƯƠNG III: THỬ NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 41

3.1 Mô tả môi trường thử nghiệm ................................................................................. 41

3.2 Các tiêu đánh giá thử nghiệm .................................................................................. 41

3.3 Đưa ra thử nghiệm ................................................................................................... 41

3.3.1 Sai số về định vị GPS ....................................................................................... 41

3.3.2 Hiệu suất tái tạo năng lượng từ pin năng lượng mặt trời ................................. 41

3.3.3 Hiệu suất tái tạo năng lượng từ Sò nóng lạnh .................................................. 41

3.4 Kết quả thử nghiệm ................................................................................................. 41

3.4.1 Sai số về định vị GPS ....................................................................................... 41

3.4.2 Hiệu suất tái tạo năng lượng từ Pin năng lượng mặt trời ................................. 42

3.4.3 Hiệu suất tái tạo năng lượng từ Sò nóng lạnh .................................................. 42

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .................................................. 44

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 44


HƯỚNG PHÁT TRIỂN ................................................................................................ 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 45


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, du lịch sinh thái hay các dịch vụ trải nghiệm thám hiểm đang
dần quen thuộc và phát triển ở Việt Nam. Nhờ có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và sự
đa dạng địa hình, đặc biệt là rừng sinh thái đã thúc đẩy trào hoạt động du lịch này ngày
càng được nhiều người tham gia trải nghiệm. Tuy nhiên, là một lĩnh vực còn khá mới mẻ
trong ngành dịch vụ nước nhà, công tác quản lý và bảo đảm an toàn cho các du khách ở
các khu du lịch sinh thái hay khu bảo tồn thiên nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chế
vẫn chưa thể khắc phụ được như: đảm bảo an toàn cho du khách, đảm bảo về tìm kiếm và
cứu hộ kịp thời khi khách du lịch đi lạc hoặc gặp tai nạn, hoặc là thiếu về các thiết bị hỗ
trợ, cung cấp điện năng cho các đoàn thám hiểm dài ngày ở các khu bảo tồn thiên nhiên...

Hình 1. Khách du lịch đi lạc nhiều ngày ở bán đảo Sơn Trà
Hình 2. Tiêu chí an toàn tại các khu du lịch sinh thái vẫn luôn được đặt lên hàng đầu
Hiểu được những khó khăn và hạn chế còn tồn đọng, các thành viên trong nhóm đã
cho ra ý tưởng về một thiết bị hỗ trợ báo hiệu cứu hộ dành cho các khu du lịch, các thiết bị
này sẽ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời hoặc năng lượng từ nhiệt
đốt trong các trường hợp khẩn cấp. Nhờ vào khả năng định vị từ GPS, cho kết quả vị trí
hiện tại của du khách khi cần sự hỗ trợ của đội ngũ cứu hộ chính xác, ổn định. Hiện tại trên
thị trường vẫn chưa có nhiều sản phẩm ứng dụng các công nghệ với mục đích đảm bảo sự
an toàn cho du khách.
Hình 3. Sammy và Mohamed, hai du khách người Anh bị lạc ở phía núi rừng Sơn Trà khi
đang du lịch dã ngoại ở đây
1.2 Mục tiêu đề tài
- Thiết bị cung cấp tín hiệu cứu hộ về khu vực trạm kiểm soát, kèm theo đó là vị trí
định vị của du khách cũng được ban quản lý nắm được thông qua google map để kịp thời
triển khai cứu hộ.
- Thiết bị có cấu tạo hoạt động đơn giản, dễ sử dụng nhờ vào thao tác kích hoạt cứu
hộ đơn giản thông qua một nút nhấn.
- Thiết bị cung cấp thêm một nguồn năng lượng dự phòng khẩn cấp. Trên thiết bị còn
được cung cấp những cổng usb để cho người dùng có thể sạc lại các thiết bị điện cá nhân
cho trường hợp khẩn cấp như đèn pin, điện thoại,...
- Thiết bị có thể tồn tại trong thời gian dài mà không cần phải bảo trì bảo dưỡng và
có thể tự nạp năng lượng hay nặp năng lượng gián tiếp từ tác động của người dùng.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu về Blynk, Plaform được sử dụng cho các ứng dụng về IoT, hiểu được cách
thức truyền dữ liệu và nhận dữ liệu thông qua điện toán đám mây.
- Nghiên cứu về cách thức hoạt động, nguyên lý làm việc của NodeMCU EPS8266
và GPS 6M v2.
- Nghiên cứu cách thức truyền tín hiệu và cách thức nhận tín hiệu, thiết bị có thể nhận
tín hiệu qua những thiết bị nào.
- Nghiên cứu cách tích hợp nhanh tọa độ vào trong google map ngay lập tức.
- Nghiên cứu độ chính xác của tọa độ mà thiết bị gửi về với sai số trong khoảng cách
rộng hay hẹp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thiết bị sau khi được kích hoạt sẽ gửi một chuỗi mã cho người quản ký sau đó người
quản lý sẽ gửi mã vào một trang web của thiết bị cho phép quy đổi ra toạn độ của thiết bị
trên google map. Ngoài ra du khách có thể sử dụng điện khẩn cấp từ thiết bị mà thiết bị có
thể tự sạc lại hoặc sạc lại nhờ trợ giúp một phần từ người dùng.
- Thiết bị sẽ gửi tín hiệu đến một trang web rồi từ đó đổi ra tọa độ trên google map.
- Kiểm thử và đánh giá tốc độ gửi tín hiệu, độ chính xác của tọa độ và khả năng sạc
của thiết bị.

1.4. Cách tiếp cận – Phương pháp nghiên cứu


1.4.1 Cách tiếp cận

Tiếp cận từ nhu cầu thực tiễn, từ những trường hợp thương tâm đã xảy ra, từ đó đưa
ra giải pháp phù hợp để sử lý vấn đề
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm đã thực hiện nhiều phương pháp nghiên cứu:
Cách tiếp cận: Sử dụng kiến thức đã học trên lớp, các bài thực hành, kinh nghiệm
bản thân, học hỏi kinh nghiệp từ những người có chuyên môn.
Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên vấn đề đã đặt ra ta có các phương pháp để
hoàn thành tốt đề tài:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập tài liệu nghiên cứu, bao gồm tài liệu
lý thuyết và thực nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm: Khảo sát thực tế các yếu tố liên quan đến thực
nghiệm như cơ sở vật chất, địa hình môi trường, mặt bằng kỹ thuật và công nghệ,
thiết bị sẵn có, linh kiện có mặt trên thị trường.
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1 Thiết kế hệ thống
2.1.1 Sơ đồ khối hệ thống
2.1.1.1 Cấu tạo của sản phẩm:

Hình 4. Sơ đồ khối cấu tạo sản phẩm


* Trong đó chức năng của các khối hệ thống như sau:
- Hệ thống thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu vị trí hiện tại của hệ thống thông qua
module GPS và dữ liệu báo hộ SOS.
- Hệ thống truyền dữ liệu: Khi thu thập được dữ liệu về tọa độ và dữ liệu báo hộ thì sẽ
được truyền lên Blynk Server.
- Hệ thống truyền dữ liệu lên thư viện Blynk: Dữ liệu truyền về thư viện sẽ là thông báo
SOS và dữ liệu tọa độ hiện tại.
- Hiển thị tín hiệu trên App Blynk: Thông báo SOS được truyền về sẽ thông báo ngay
trên smartphone và có thể nhìn thấy vị trí từ dữ liệu tọa đồ được xử lý thành vị trí trên tính
năng Map của AppBlynk.
2.1.1.2 Sơ đồ khối chi tiết các hệ thống trong mô hình:

Hình 5. Sơ đồ khối chi tiết các sản phẩm


Như đã thấy, trong sơ đồ mạch điện của sản phẩm các linh kiện cấu tạo hết sức đơn
giản, gọn nhẹ, mỗi bộ phận đều đảm nhận một chức năng riêng biệt nhưng đồng bộ trong
hoạt động và hiệu quả sử dụng cao, đó chính là ưu điểm vượt trội so với các thiết bị cồng
kềnh khác, hơn nữa thao tác sử dụng lại rất dễ dàng, ai cũng có thể tiếp cận và sử dụng
được. Điều này cho phép sản phẩm có khả năng thương mại hóa rất cao.
Việc thiết kế và chế tạo sản phẩm tương đối đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian
và công sức. Tiếp theo sẽ là trình bày sơ lược về việc thiết kế, cấu hình, chế tạo để tạo nên
một mô hình hoàn chỉnh.

2.1.2 Linh kiện và công cụ nền tảng của hệ thống


2.1.2.1 Blynk
a)Blynk là gì ?
Blynk là một ứng dụng trên iOS và Android hỗ trợ lập trình viên viết các ứng dụng di
động cho thiết bị thông minh – IoT chỉ trong vài phút. Ứng dụng này dễ dàng kết nối với
các mạch tích hợp và nền tảng thông dụng như Arduino, Raspberry Pi, Esp8266, Particle
(Photon/ SparkCore) thông qua Internet. Với Blynk Cloud, người dùng có thể đồng bộ dữ
liệu với ứng dụng di động từ thư viện ở các nền tảng khác nhau.
Đây là Platform mà người dùng có thể tự tạo một sản phẩm IOT do it yourself (DIY)
một cách dễ dàng nhất.
b) Blynk hoạt động như thế nào ?

Hình 4. Cách thức hoạt động


Có ba thành phần chính trong nền tảng:
- Blynk App - cho phép tạo giao diện cho sản phẩm của bạn bằng cách kéo thả các
widget khác nhau mà nhà cung cấp đã thiết kế sẵn.
- Blynk Server - chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu trung tâm giữa điện thoại, máy tính
bảng và phần cứng. Chúng ta có thể sử dụng Blynk Cloud của Blynk cung cấp hoặc tự
tạo máy chủ Blynk riêng của bạn. Vì đây là mã nguồn mở, nên bạn có thể dễ dàng
intergrate vào các thiết bị và thậm chí có thể sử dụng Raspberry Pi làm server của bạn.
- Library Blynk – support cho hầu hết tất cả các nền tảng phần cứng phổ biến - cho
phép giao tiếp với máy chủ và xử lý tất cả các lệnh đến và đi.
Có thể dễ dàng hình dung qua ví dụ sau: mỗi khi chúng ta nhấn một nút trong ứng
dụng Blynk, yêu cầu sẽ chuyển đến server của Blynk, server sẽ kết nối đến phần cứng
của bạn thông qua library . Tương tự thiết bị phần cứng sẽ truyền dữ liệu ngược lại đến
server.
2.1.2.2 Module ESP8266 V1.0 ESP-12E
a) Giới thiệu chung
Module WiFi ESP8266 NodeMCU v1.0 ESP-12E là phiên bản mới nhất và có thể
được sử dụng làm thay thế WiFi cho Arduino trong nhiều ứng dụng.
Module ESP8266 V1.0 ESP-12E thường được sử dcho các ứng dụng IOT ( Internet
of Things). Module này đã được nạp sẵn firmware giúp người dùng giao tiếp với wifi rất
dễ dàng qua tập lệnh AT thông qua giao tiếp UART ( baudrate mặc định 9600) quen thuộc.
b) Thông số kỹ thuật và cấu hình

Hình 5. Sơ đồ chân cắm NodeMCU ESP-12 development kit V1.0

Thông số cơ bản:
• Chip: ESP8266EX
• WiFi: 2.4 GHz hỗ trợ chuẩn 802.11 b/g/n
• Điện áp hoạt động: 3.3V
• Điện áp vào: 5V thông qua cổng USB
• Số chân I/O: 11 (tất cả các chân I/O đều có Interrupt/PWM/I2C/One-wire, trừ chân
D0)
• Số chân Analog Input: 1 (điện áp vào tối đa 3.3V)
• Bộ nhớ Flash: 4MB
• Giao tiếp: Cable Micro USB
• Hỗ trợ bảo mật: WPA/WPA2
• Tích hợp giao thức TCP/IP
• Lập trình trên các ngôn ngữ: C/C++, Micropython, NodeMCU – Lua

2.1.2.3 Module GPS NEO-6M V2

Hình 6. Module GPS NEO-6M V2


Thông số kỹ thuật cơ bản:
- 50 kênh, GPS L1(1575.42Mhz)
- Nguồn cấp: 3,3 - 5V DC
- Độ nhạy điều hướng: -161dBm
- Giao thức giao tiếp: NMEA, UBX Binary, RTCM
- Tốc độ Baud: hỗ trợ từ 4800bps đến 230400bps ( mặc định 9600bps )
- Có 2 loại: loại có công micro USB gắn liền anten, và loại không có cổng micro USB
và dùng anten rời.
- Điện năng tiêu thụ: 45mA
- Nhiệt độ hoạt động: -40°C ~ 85°C
- Trở kháng TXD / RXD: 510Ω

2.1.2.4 Hệ thống pin năng lượng Mặt Trời

Hình 7. Tấm pin năng lượng mặt trời

Thông số cơ bản:
• Kích thước: 220 x 120mm
• Công suất tối đa (Pmax) : 3W
• Điện áp mạch hở (Voc) : 10.8V
• Dòng điện ngắn mạch (Isc ): 0.37A
• Điện áp tối đa (Vmp) : 9V
• Dòng điện ra tôi đa (Imp) : 0.34A
• Sai số tất cả các thông số kỹ thuật điện : ± 3%
• Nhiệt độ hoạt động lý tưởng : 48 ± 3ºC
• Phạm vi nhiệt độ hoạt động: -40ºC +85ºC

2.1.2.5 Hiệu ứng Seebeck từ Peltier TEC1-12715

Hình 8. Sò nóng lạnh TEC1-12715


a) Thông số kỹ thuật:

b) Lý thuyết về hiệu ứng Seebeck

Hình 9. Hiệu ứng Seebeck


Về cơn bản, hiệu ứng nhiệt điện hay hiệu ứng Peltier-Seebeck, là sự chuyển nhiệt
năng trực tiếp thành điện năng và ngược lại, trên một số kết nối giữa hai vật dẫn điện khác
nhau. Kết nối này thường gọi là cặp nhiệt điện. Cụ thể, chênh lệch nhiệt độ giữa hai bên
kết nối sinh ra một hiệu điện thế giữa hai bên kết nối và ngược lại.
Đối với trong ứng dụng với sò nóng lạnh, thì cơ cấu tạo ra điện sẽ ngược với cơ cấu
hoạt động của nó. Khi Sò nóng lạnh được cấp một hiệu điện thế, mặt lạnh của nó sẽ làm
hút nhiệt và thải qua bề mặt nóng của chip. Do đó, lượng nhiệt năng ở bề mặt nóng sẽ bằng
tổng nhiệt năng hút từ bề mặt lạnh và lượng nhiệt năng chuyển từ điện năng mà ta đặt vào
2 đầu dây của miếng bán dẫn này.
Tuy nhiên, nhóm sẽ ứng dụng một hiệu ứng khác ngược với cơ cấu thông thường của
sò nóng lạnh, đó là hiệu ứng Seebeck. Đưa mặt nóng của sò nóng lạnh vào nguồn nhiệt
cao, phần mặt còn lại chúng ta sẽ tản nhiệt cho nó. Từ đây, một hiệu điện thế xuất hiện
trong tấm bán dẫn và biến sò nóng lạnh trở thành một nguồn điện có thể cấp ngược lại cho
thiết bị.

2.1.2.6 Bộ phát wifi smartpro:


- Bộ phát wifi smartpro là thiết bị phát sóng wifi di động từ sim 4G. Hỗ trợ tối đa 10
thiết bị kết nối cùng lúc sử dụng. Là phiên bản quốc tế nên hỗ trợ tất cả các mạng 3G/4G
trong nước cũng như quốc tế chỉ cần cắm Sim 4G và bật nguồn là chạy không cần phải
thiết lập gì thêm.
- Tốc độ 4G HSPA download 150Mbps và upload 50 Mbps.
- Tốc độ 3G download 21.5Mbps và upload 7.2 Mbps.
- Cổng sạc micro USB rất thông dụng với các đầu sạc của smartphone hiện nay.
- Khi cắm cáp USB kết nối với máy tính sẽ đồng thời sạc Pin và trở thành 1 USB 4G
phát wifi (Sử dụng luôn được cho PC ko có card wifi)
- Pin có dung lượng 1500mAh cho phép sử dụng liên tục 7 giờ và thời gian chờ lên tới
300 giờ.
- Thiết bị wifi 4G có chức năng chỉnh thời gian tự động tắt khi không có thiết bị sử
dụng (tiết kiệm Pin)
- Kích thước 102 x 50 x 14.9mm
- Trọng lượng: 78g cả Pin.

Hình 10. Bộ phát wifi smart pro


2.1.2.7 Pin 18650

Hình 11. Pin 18650


• Điện áp danh định: 3.7V
• Dung lượng định mức: 6600mAh
Nhóm lựa chọn pin 18650 Lithium bởi vì nó có kích thước nhỏ gọn, dung lượng vừa
đủ và không quá ít. Với dung lượng định mức là 6600mAh thì khi được sạc đầy có thể
cung cấp đủ nguồn điện cho hệ thống hoạt động từ 2-3 tuần. Ngoài ra khi hết pin chúng tôi
có thể sạc lại được một cách dễ dàng chỉ với cổng sạc micro usb. Vậy sạc nó như thế nào
chúng ta cùng tìm hiểu tiếp theo.

2.1.2.8 Mạch hạ áp L2596 DC-DC


Mạch có chức năng là hạ áp và ổn định áp đầu ra để cấp cho thiết bị.
• Điện áp đầu vào: Từ 3V đến 30V.
• Điện áp đầu ra: Điều chỉnh được trong khoảng 1.5V đến 30V.
• Dòng đáp ứng tối đa là 3A.
• Hiệu suất : 92%
• Công suất : 15W
• Kích thước: 45 (dài) * 20 (rộng) * 14 (cao) mm

Hình 12. Mạch hạ áp LM 2596 DC-DC

2.1.2.9 Mạch sạc cho pin 18650


Bộ vi mạch bảo vệ pin lithium tích hợp, điện áp quá dòng, quá áp, bảo vệ dưới điện
áp; ngõ ra USB kép;
• Cổng đầu vào: MicroUSB (cổng Android)
• Điện áp đầu vào yêu cầu: 5V không đổi
• Bộ sạc phù hợp nhất là 5V-1A hoặc nhiều hơn
• Cổng đầu ra: USB Các tham số đầu ra: 5V-1A / 5V-2A
• kích thước bo mạch chủ: Độ dày 8mm -31mm -68.5mm.

Hình13 . Mạch sạc dự phòng và cấp điện cho ESP8266 hoạt động
2.2 Thiết kế phần cứng và phần mềm
Để nắm được kết nối của các phần cứng, nhóm đã vẽ ra sơ đồ nối chân giữa GPS-
NEO-6MV2 với NodeMCU V1.0 (ESP 12E module) và một nút bấm chân. Đây chính là
nhận dữ liệu và truyền dữ liệu lên server nhận và hiển thị.
Hình 14. Sơ đồ cắm dây kết nối GPS-NEO-6MV2 với NodeMCU V1.0 (ESP 12E module)
và một nút bấm chân.
D16 Pin 1
Button 4 Pin
GND Pin 2
NodeMCU V1.0 D1 (TXD) RXD
(ESP 12E module)
D2 (RXD) TXD
Vin VCC GPS-NEO-6MV2

GND GND

2.2.1 Nguyên lý làm việc của hệ thống


• Cảm biến GPS hoạt động độc lập và chỉ nhận nhiệm vụ thu thập dữ liệu tọa độ.
• Tọa độ thu được sẽ được cập nhật liên tục và thông qua NodeMCU gửi về AppBlynk
sau mỗi 5s (tùy theo thiết lập chương trình).
• Khi có tín hiệu được nhấn từ nút bấm, một mức trạng thái cao được gửi về vi xử lý
của ESP8266 và sau đó một thông báo được gửi lên trên AppBlynk.
• Nguồn cấp cho hệ thống đến từ Pin năng lượng mặt trời và nhiệt điện từ Sò nóng
lạnh.
• Khách du lịch có thể sạc các thiết bị các nhân từ chính nguồn pin sạc dự phòng này,
nó luôn được sạc liên tục vào pin nhờ tấm pin năng lượng mặt trời và sò nóng lạnh.
2.2.2 Thiết lập phần mềm lập trình cho NodeMCU ESP8266
Trong project này, NodeMCU được lập trình bằng Arduino IDE, vì vậy bạn cần phải
thêm Board NodeMCU vào Arduino IDE. Để làm điều này, hãy mở Arduino IDE lên:

Bước 1: Tệp >> Tùy chọn

Bước 2: Sau đó, một cửa sổ mới sẽ bật lên, bạn phải thêm cái đường dẫn phía dưới này
vào phần “Additional Board Manager URL’s” và click “OK”.
http://arduino.esp8266.com/stable/package_esp8266com_index.json

Bước 3: Tiếp tục Tools>>Board>>Boards Manager


Bước 4: Và tìm “ESP8266”, sau đó thì cài đặt “ESP8266 by ESP8266 community” bằng
cách click chuột vào nút ‘Install’ (Hình phía dưới là đã được cài đặt sẵn trước đó)

Bước 5: Sau khi cài đặt xong thì bạn lựa chọn Board mà mình dùng, trong dự án này
mình dùng NodeMCU 1.0 (ESP-12E Module)
2.2.3 Thiết lập chương trình
Đây là phần code giúp cho GPS có thể định vị được và gửi tọa độ cũng như gửi
thông báo SOS về Blynk.
Trước tiên, mình sẽ lập trình để màn hình Serial có thể hiển thị Tọa độ của GPS.
Bước 1: Tiến hành nạp Code:
#include <TinyGPS++.h>
#include <SoftwareSerial.h>
#define BLYNK_PRINT Serial
#include <ESP8266WiFi.h>
#include <BlynkSimpleEsp8266.h>

static const int RXPin = 4, TXPin = 5; // GPIO 4=D2(conneect Tx of GPS) and GPIO
5=D1(Connect Rx of GPS
static const uint32_t GPSBaud = 9600; //if Baud rate 9600 didn't work in your case then
use 4800

TinyGPSPlus gps; // The TinyGPS++ object


WidgetMap myMap(V0); // V0 for virtual pin of Map Widget

SoftwareSerial ss(RXPin, TXPin); // The serial connection to the GPS device

BlynkTimer timer;

float spd; //Variable to store the speed


float sats; //Variable to store no. of satellites response
String bearing; //Variable to store orientation or direction of GPS

char auth[] = "c98768c4c60c45b5bb1f0a1e2f358a26"; //Your Project


authentication key
char ssid[] = "YourSSIDName"; // Name of your network
(HotSpot or Router name)
char pass[] = "YourPassword"; // Corresponding Password
//unsigned int move_index; // moving index, to be used later
unsigned int move_index = 1; // fixed location for now

void setup()
{
Serial.begin(115200);
Serial.println();
ss.begin(GPSBaud);
Blynk.begin(auth, ssid, pass);
timer.setInterval(5000L, checkGPS); // every 5s check if GPS is connected, only really
needs to be done once
}

void checkGPS(){
if (gps.charsProcessed() < 10)
{
Serial.println(F("No GPS detected: check wiring."));
Blynk.virtualWrite(V4, "GPS ERROR"); // Value Display widget on V4 if GPS not
detected
}
}

void loop()
{

while (ss.available() > 0)


{
// sketch displays information every time a new sentence is correctly encoded.
if (gps.encode(ss.read()))
displayInfo();
}
Blynk.run();
timer.run();
}

void displayInfo()
{

if (gps.location.isValid() )
{

float latitude = (gps.location.lat()); //Storing the Lat. and Lon.


float longitude = (gps.location.lng());

Serial.print("LAT: ");
Serial.println(latitude, 6); // float to x decimal places
Serial.print("LONG: ");
Serial.println(longitude, 6);
Blynk.virtualWrite(V1, String(latitude, 6));
Blynk.virtualWrite(V2, String(longitude, 6));
myMap.location(move_index, latitude, longitude, "GPS_Location");
sats = gps.satellites.value(); //get number of satellites
Blynk.virtualWrite(V4, sats);

bearing = TinyGPSPlus::cardinal(gps.course.value()); // get the direction

Serial.println();
}
Dữ liệu hiển thị trên màn hình
Bước 2: Sau khi nhập chương trình và cho chạy biên dịch, GPS trả tín hiệu về cho màn
hình Vĩ độ (LAT: Latitude) và Kinh độ (LONG: Longitude). Từ số liệu này, chúng ta tra
qua Google Map, có thể thấy được vị trí hiện tại.
Như vậy là thiết bị hoạt động chính xác và ổn định.
2.2.4 Thiết lập trên App Blynk
Bước 1:

Bước 2:
Bước 3:

Bước 4:
Bước 5:

Bước 6:
Bước 7:

Bước 8:
Bước 9:

Bước 10:
Bước 11:

Bước 12:
Khi nhấn nút button, sẽ có 1 tín hiệu được gửi về điện thoại.

Nhấn vào thông báo để có thể xem vị trí của thiết bị hiện tại.
2.2.5 Nguồn cấp cho mạch từ pin năng lượng mặt trời và Sò nóng lạnh
2.2.5.1 Sơ đồ khối phần nguồn

Hình 16. Tấm pin năng lượng mặt trời và sò nóng lạnh là những thiết bị tái tại năng
lượng tuyệt vời

Hình 17. Sơ đồ khối bộ nguồn năng lượng tái tạo

Phần nguồn cấp được mắc nối tiếp thay vì mắc song song vì điện áp từ tấm pin và từ Sò
nóng lạnh chênh lệch lớn, nên cần mắc nối tiếp để trở kháng thấp, an toàn khi sử dụng.
Mạch sạc dự phòng cho pin cần mức điện áp đầu vào 5V không đổi, trong khi đó điện áp
từ pin NLMT và sò nóng lạnh có sự biến thiên và không ổn định nên phải cho 2 thiết bị đi
qua mạch ổn áp LM2596 để có thể có mức điện áp mong muốn để cấp vào mạch sạc là
5V.
Sau đó kết nối pin 18650 với 2 đầu B+ và B- của mạch sạc và ta đã hoàn thiện phần
nguồn của hệ thống. Thêm vào đó, các du khách có thể sạc các thiết bị của mình từ 2
cổng USB 5V-1A và 5V-2A. Đây chính ta yếu tố chính giúp cho hệ thống có thể hoạt
động liên tục trong khoảng thời gian dài với nguồn năng lượng tái tạo vô cùng thuận tiện.

2.2.5.2 Sơ đồ kết nối các linh kiện

Hình 18. Sơ đồ kết nối các linh kiện bộ nguồn năng lượng tái tạo
2.3 Lưu đồ thuận toán của hệ thống:

Hình 15. Lưu đồ thuật toán hệ thống thu thập dữ liệu và hiển thị thông báo, vị trí GPS
CHƯƠNG III: THỬ NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN
3.1 Mô tả môi trường thử nghiệm
Trong phạm vi nghiên cứu, nhóm chúng tôi tiến hành đặt thiết bị ở khu vực có điều
kiện về tự nhiên cũng như hạ tầng viễn thông tương đương các khu rừng sinh thái. Thiết bị
cần đến chỉ cần một chiết Smartphone có kết nối Internet và có sẵn phần mềm Blynk.
3.2 Các tiêu đánh giá thử nghiệm
• Thời gian nhận được tín hiệu SOS về điện thoại kể từ khi nhấn nút
• Khoảng cách từ smartphone cho tới thiết bị
• Vị trí hiển thị trên google so với thực tế sai số bao nhiêu
• Lượng điện năng tạo ra được từ tấm pin năng lượng mặt trời
• Lượng điện năng tạo ra được từ sò nóng lạnh
3.3 Đưa ra thử nghiệm
3.3.1 Sai số về định vị GPS
Nội dung: Sau mỗi lần di chuyển hộp đi đến một vị trí khác, sẽ tiến hành đo đạc xem
vị trí trên Map và trên thực tế chênh lệch bao nhiêu.
Mục tiêu: Đánh giá độ chính xác của hệ thống.
3.3.2 Hiệu suất tái tạo năng lượng từ pin năng lượng mặt trời
Nội dung: Đo đạt các thông số về I, U dưới ánh sáng ban ngày.
Mục tiêu: Đo được hiệu suất của pin năng lượng mặt trời.
3.3.3 Hiệu suất tái tạo năng lượng từ Sò nóng lạnh
Nội dung: Đo đạt các thông số về I,U dưới những mức chênh lệch nhiệt độ khác nhau.
Mục tiêu: Đo được hiệu suất của sò nóng lạnh.
3.4 Kết quả thử nghiệm
3.4.1 Sai số về định vị GPS
Bảng 3.1
Lần thử Khoảng chênh lệch Hướng lệch
1 ~5m Tây Nam
2 ~8m Tây
3 ~5m Đông Nam
4 ~10m Đông Nam
5 ~7m Đông Bắc
6 ~5m Tây Bắc
7 ~0m
8 ~5m Đông Bắc
9 ~5m Bắc
10 ~3m Nam

=> Vẫn còn sự chênh lệnh về hiển thị GPS trên Map so với thực tế, tuy nhiên là không
đáng kể và ảnh hưởng đối với ứng dụng của hệ thống cứu hộ SOS.
3.4.2 Hiệu suất tái tạo năng lượng từ Pin năng lượng mặt trời
Mức giá trị khảo sát của pin năng lượng mặt trời tùy thuộc vào cường độ sáng mà
tấm pin hứng được, việc khảo sát là vô cùng khó khăn. Trong vòng 30p quan sát:
Bảng 3.2
Umax = 10.05 V Imax = 0.33A
Umin = 3.95 V Imin = 0.12A

3.4.3 Hiệu suất tái tạo năng lượng từ Sò nóng lạnh


Tường minh ký hiệu
• Thot : Nhiệt độ mặt nóng của sò nóng lạnh (K)

• ΔT: Nhiệt độ chênh lệch giữa hai mặt (K)


• I : Dòng điện đầu ra (μA)
• U : Điện áp đầu ra (V)
• W : Công suất (mW)
Bảng 3.3

=> Mức chênh lệch nhiệt độ càng cao, áp ra và dòng ra càng lớn. Tăng nhiệt độ mặt nóng
và tản nhiệt thật tốt mặt lạnh chính là cách hữu hiệu nhất.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu và tìm tòi, nhóm chúng tôi đã tạo ra sản phẩm đó là Hệ
thống phát tín hiệu SOS bằng năng lượng tái tạo dựa trên platform Blynk, ứng dụng
của quang điện năng và nhiệt điện năng. Thiết bị này giúp cho việc thu thập và truyền
tín hiệu trở nên dễ dàng hơn, sử dụng ít điện năng hơn và tái tạo được lương năng
lượng ngoài tự nhiên để phục vụ cho các nhu cầu của khách du lịch cũng như hỗ trợ
quản lý, cứu hộ, đảm bảo an toàn cho du khách ở các khu du lịch có phạm vi to lớn.
Việc sử dụng năng lượng tái tạo từ ánh sáng và nhiệt đốt , bên cạnh đó là sự tối ưu
trong thiết kế phần cứng và phần mềm sẽ giúp cho hệ thống có thể vận hành liên tục
và vô cùng ổn định.

Thông qua đề tài này, nhóm chúng tôi đã học hỏi và nâng cao được rất hiều kiến thức,
kỹ năng chuyên môn. Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi đã nắm rõ được các giao
thức truyền tín hiệu, các kiến thức về tái tạo năng lượng như hiệu ứng Seebeck, hiệu
ứng chuyển photon ánh sáng thành điện năng.

HƯỚNG PHÁT TRIỂN


Để có thể hoạt động hiệu quả thì hệ thống phải được nghiên cứu và cải tiến, hoàn thiện
tốt hơn nữa như:

- Giải quyết được vấn đề sai số về định vị GPS trên Map so với thực tế.
- Liên kết được với các trạm cứu hộ quốc gia, các khu vực quản lý của quân sự quân
đội để nâng cao tính ứng dụng của sản phẩm.
- Hoàn thiện hơn về tính thẩm mỹ của sản phẩm.
- Phát triển hơn để có thể ứng dụng sản phẩm không chỉ trong rừng mà còn trên
biển.
- Phân tích thêm về phần cứng, về chương trình, làm thế nào để tối ưu kinh tế nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: T. Seetawan , U. Seetawan, A. Ratchasin, S. Srichai, K. Singsoog, W. Namhongsa,


C. Ruttanapun, S. Sỉidejachai – Analysis for Thermoelectric Generator by Finite Element
Method - Procedia Engineering [1]
[2]: Rucinski & Artur Rusowicz – Thermoelectric generation of current – theoretical and
experimental analysis – Adan Devision of Refrigeration and Energy in Buildings,
Institute of Heat Engineering, Falcuty of Power and Aeronautical Engineering,
Nowowiejska 21/25, 00-665 Warsaw, Poland [2]
[3]: Marco Nesarajah, and Georg Frey – Thermoelectric Power Generation: Peltier
Element versus Thermoelectric Generator (TEC & TEG) – Saarland University, Dept. of
Mechatronics Engineering, Chair of Automation and Energy Systems, D-66123
Saarbrucken, Germany [3]
[4]: Lý Ngọc Thắng – Nghiên cứu, thiết kế hệ thống tự động thích ứng với vị trí mặt trời
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị dùng năng lượng mặt trời – Viện Năng
lượng, Bộ Công Thương[4]
[5]: [https://hocarm.org/dieu-khien-va-giam-sat-qua-dien-thoai-voi-esp8266-va-
blynk/][5]
[6]:[https://www.arduino.cc/][6]
[7]: [https://hshop.vn/products/so-nong-lanh-peltier-tec-12715-40x40mm][7]
[8]: [https://www.sunrom.com/p/dc-dc-step-down-switching-regulator-based-on-
lm2596][8]
[9]: http://machtudong.vn/sanpham/gps-neo-6m-v2-module-dinh-vi.html[9]
[10]: https://thermoelectricsolutions.com/how-thermoelectric-generators-work/[10]
[11]: https://vogiasolar.com/so-do-cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong-cua-he-thong-dien-
nang-luong-mat-troi-ap-mai/[11]
[12]: https://tapit.vn/dong-bo-giua-dieu-khien-bang-tay-va-tu-xa-su-dung-ung-dung-
blynk/[12]

[13]: https://arduinokit.vn/cai-dat-esp8266-voi-blynk[13]

You might also like