You are on page 1of 2

Kỹ năng khám tim:

Mục tiêu: để phát hiện ra các ổ đập, tiếng tim bất thường, rung miu
Nguyên tắc: ánh sáng tiếp tuyến giúp ta phát hiện ổ đập. Gan bàn tay là nơi
nhạy cảm nhất phát hiện rung miu, các đầu xa ngón tay phát hiện và phân tích
các ổ đập. Sờ tìm chỗ đập bằng gan các đốt xa ngón tay, ấn nhẹ tìm T3, T4, ấn
mạnh tìm T1, T2. Ấn mạnh vùng gan bàn tay để tìm rung miu. Cần bắt mạch
cảnh để xác định tâm thu, tâm trương khi sờ.
Trình tự:

Valve ĐM chủ: tìm ổ đập, rung miu (hẹp valve ĐM chủ), rung do đóng valve
động mạch chủ trong tăng huyết áp
*Rung miu: phản ánh sự có mặt của âm thổi với cường độ lớn (từ 4/6 trở lên),
khi có rung miu phải mô tả vị trí và thì của nó.
*Ổ đập tâm thu liên sườn 2 phải: phình ĐMC.
Valve ĐM phổi: tìm ổ đập, rung miu do hẹp valve ĐMP
Ổ đập tâm thu liên sườn 2 trái: giãn ĐMP, tăng áp lực ĐMP
Valve 3 lá: liên sườn 3,4,5 bờ trái ức. Tư thế BN nằm ngửa, đầu cao 30o, đặt các
đầu ngón tay lên khoang liên sườn, có thể yêu cầu bệnh nhân thở mạnh ra rồi
nín thở trong vài giây để dễ khám. Khi sờ được ổ đập, thì phải xác định được vị
trí, biên độ và thời gian. Khi có dày thất phải thì có thể thấy ổ đập kéo dài trong
thì tâm thu. Ta có thể sờ thấy rung miu trong trường hợp thông liên thất.
Vùng mỏm tim: đây là ổ đập mạnh nhất vùng trước tim lúc bình thường. Bình
thường mỏm tim ở liên sườn 4 hoặc 5 đường trung đòn trái. Dùng gan bàn tay
để sờ diện đập tim, từ từ khu trú lại trên 1 ngón tay ổ đập mỏm tim. Một khi
phát hiện được mỏm tim, phải xác định rõ vị trí, đường kính, biên độ và thời
gian.
Định vị trí: phải ở tư thế nằm ngửa, thông thường nó nằm trong khoang liên
sườn 4 hoặc 5 đường trung đòn trái
Định đường kính: bình thường, mỏm tim có đường kính <2.5cm, nằm gọn trong
một khoang liên sườn
Biên độ mỏm tim: là độ nảy của mỏm tim
Thời gian mỏm tim: xác định bằng cách nghe tim cùng lúc với sờ mỏm tim.
Mỏm tim nảy lên ngay khi bắt đầu T1 và không kéo dài vượt quá 2/3 đầu tâm
thu
Tìm rung miu tại mỏm tim
Tìm T3, T4 tại mỏm tim: đánh dấu vị trí mỏm tim, rồi cho bệnh nhân nghiêng
trái, thở ra rồi nín thở, ta có thể nhìn và sờ được những cử động của thất tương
ứng T3, T4
Vùng thượng vị: tìm ổ đập do động mạch chủ hay do thất phải. Trên bệnh nhân
có tăng đường kính trước sau ở lồng ngực, nên sờ thất phải ở vùng thượng vị
hoặc mỏm mũi kiếm, ta có thể yêu cầu người bệnh hít sâu rồi nín thở, đặt bàn
tay phải lên bụng, ấn ngón trỏ nơi mỏm mũi kiếm, ta sẽ cảm nhận được thất
phải đập. Nếu do động mạch chủ đập thì cảm nhận đập từ dưới, còn do thất phải
thì cảm nhận đập từ trên xuống.

You might also like