You are on page 1of 16

Web: http://bitexedu.com/ - Fanpage: https://www.facebook.

com/bitexedu/

TỔNG HỢP MỘT SỐ BÀI TOÁN THỰC TẾ THCS


Bài toán 1. Lúc 7 giờ sáng, bạn Bình đi xe đạp từ điểm A đến điểm C có lên dốc (đỉnh dốc là
D) và xuống dốc. Cho biết đoạn thẳng AC = 1234m , góc A = 70 và góc C = 30 . Tốc độ trung
bình khi lên dốc là 5km / h và tốc độ trung bình khi xuống dốc là 20km / h . Hỏi bạn Bình đến
nơi lúc mấy giờ (làm tròn kết quả đến phút)?

Hướng dẫn giải:


Đổi đơn vị AC = 1234m = 1.234km
Gọi x là độ dài cạnh AB, suy ra độ dài cạnh BC là 1.234 − x

Xét ABD vuông tại B ta có: BD = AB.tan A = x tan 70

Xét CBD vuông tại B ta có: BD = BC.tan C = (1.234 − x) tan 30

1.234  tan 30
Như vậy ta có: x tan 70 = (1.234 − x ) tan 30  x =  0.3691( m )
(tan 70 + tan 30 )

Sử dụng máy tính Casio để tìm giá trị x và lưu vào biến X

AB x
Xét ABD vuông tại B ta có: AD = 0
=
cos 7 cos 70
BC 1.234 − x
Xét CBD vuông tại B ta có: DC = =
cos C cos30
AD x
Thời gian Bình lên dốc từ A đến D là: t1 = = ( h)
5 5cos 70

1
Sưu tầm & Biên soạn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Giáo dục – 0938 52 54 56
Web: http://bitexedu.com/ - Fanpage: https://www.facebook.com/bitexedu/

DC 1.234 − x
Thời gian Bình xuống dốc từ D đến C là: t2 = = ( h)
20 20cos 30
Suy ra tổng thời gian di chuyển của Bình là:
x 1.234 − x 0.3691 1.234 − x
t = t1 + t2 = 0
+  +  0.1177 ( h )  7 p
5cos 7 20cos30 cos 70 cos30
Sử dụng máy tính Casio để tìm giá trị t

Vậy bạn Bình đến nơi lúc 7 giờ 7 phút

Bài toán 2. Màn hình ti vi là hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 40,7 cm, chu vi là
290,6 cm. Hỏi ti vi này là loại bao nhiêu inch? (Tính theo đường chéo của màn hình, 1 inch
= 2,54 cm). Làm tròn đến inch

Hướng dẫn giải

Gọi x ( cm ) là chiều rộng của hình chữ nhật (0  x  290,6)

Chiều dài hình chữ nhật x + 40.7 ( cm )

Chu vi hình chữ nhật:

2 ( x + x + 40.7 ) = 290.6

 2 x + 40.7 = 145.3
 2 x = 104.6
 x = 52.3

2
Sưu tầm & Biên soạn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Giáo dục – 0938 52 54 56
Web: http://bitexedu.com/ - Fanpage: https://www.facebook.com/bitexedu/

Chiều rộng của hình chữ nhật AD = 52,3cm

Chiều dài của hình chữ nhật AB = 52,3 + 40,7 = 93(cm)

ABD vuông tại A nên:

BD2 = AB2 + AD2 = 932 + 52.32 = 11384.29  BD = 106.6971883


106.6971883
Vậy màn hình tivi thuộc loại:  42 (inch)
2.54
Bài toán 3. Một con đò xuôi dòng đưa khách từ bến Ninh Kiều đi chợ nổi Cái Răng từ 4 giờ 45
phút, khoảng cách là 6km. Đến nơi, đò thả nổi tự do 30 phút để khách leo lên các ghe xuồng
tham quan rồi đón khách ngược dòng quay lại bến Ninh Kiều, về đến nơi đồng hồ chỉ 6 giờ
21 phút. Hãy tìm vận tốc của con đò trong nước yên lặng, biết vận tốc của nước chảy là
1km/giờ
Hướng dẫn giải
Thời gian di chuyển đi và về của con đò trên thực tế là:
(6 giờ 21 phút) - (4 giờ 45 phút) - 30 phút = 1 giờ 6 phút = 1.1 giờ

Gọi x ( km / h )( x  0 ) là vận tốc con đò

Khi đó:

• Vận tốc xuôi dòng của con đò là x + 1( km / h )


• Vận tốc ngược dòng của con đò là x − 1( km / h )

6 6
Suy ra thời gian lúc đi (xuôi dòng) là ( h ) và thời gian lúc về (ngược dòng) là ( h)
x +1 x −1
Như vậy ta có phương trình:
6 6 11
+ = 1.1 =
x +1 x −1 10

 60 ( x − 1) + 60 ( x + 1) = 11( x − 1)( x + 1)

 11x2 −120 x −11 = 0

 x = 11

 x = −1 ( L )
 11

3
Sưu tầm & Biên soạn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Giáo dục – 0938 52 54 56
Web: http://bitexedu.com/ - Fanpage: https://www.facebook.com/bitexedu/

Vậy vận tốc thực của con đò là 11( km / h )

Bài toán 4. Có hai hãng điện thoại cố định tính phí gọi cho các thuê bao như sau:
Hãng Thuê bao (ngàn đồng) Gọi nội hạt (ngàn đồng/30 phút)
Hãng A 10 6
Hãng B 15 5
Gọi y là giá tiền mà khách hàng phải trả sau x lần 30 phút ( x  )
*

Biết cước phí hàng tháng bằng tổng tiền thuê bao và cước phí gọi nội hạt. Hãy biểu diễn y
theo x của từng hãng. Hãy cho biết với cách tính phí như trên thì một khách hàng mỗi tháng
gọi bình quân trên 4 giờ nên sử dụng mạng của hãng nào sẽ rẻ hơn?
Hướng dẫn giải
Theo đề bài ta có x là bội của 30
Tiền cước phải trả cho hãng A mỗi tháng là y = 10 + 6 x

Tiền cước phải trả cho hãng B mỗi tháng là y = 15 + 5x

Vẽ đồ thị của hai hàm số trên lên trên cùng một hệ trục
tọa độ
Theo đồ thị ta nhận thấy tiền cước phải trả cho hai
nhãn hàng là đều bằng 40 ngàn khi x = 5
Khi x  5 thì đồ thị hàm số y = 6 x + 10 luôn cao hơn đồ
thị của hàm số y = 15 + 5x . Như vậy, nếu mỗi tháng sử
dụng trên 4 giờ tương đương với 8 lần gọi 30 phút thì
người dùng phải trả cho hãng A số tiền nhiều hơn so
với hãng B. Do đó, nếu mỗi tháng sử dụng nhiều hơn 4
giờ thì người dùng nên sử dụng điện thoại của hãng B

Bài toán 5. Một người có 100 triệu đồng muốn gửi vào ngân hàng với hai phương án sau:
• Phương án 1: Gửi bằng tiền đồng Việt Nam với lãi suất 5%/năm và 2000000 đồng tiền
thưởng
• Phương án 2: Gửi bằng đồng đô la Mỹ với lãi suất 2%/năm

4
Sưu tầm & Biên soạn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Giáo dục – 0938 52 54 56
Web: http://bitexedu.com/ - Fanpage: https://www.facebook.com/bitexedu/

Hỏi nếu người đó gửi có kỳ hạn 1 năm thì nên lựa chọn phương án nào (tính theo tiền đồng
Việt Nam). Biết rằng giá đô la Mỹ ở thời điểm gửi vào và lấy ra sau đúng một năm lần lượt là
21500 đồng/đô la và 21800 đồng/đô la
Hướng dẫn giải
• Phương án 1. Gửi bằng tiền đồng Việt Nam
Số tiền người đó sẽ nhận được sau một năm là:

P1 = 100000000  (1 + 5%) + 2000000 = 107000000 (đồng)

• Phương án 2. Gửi bằng tiền đôla Mỹ


100000000
Đổi 100 triệu đồng Việt Nam sang đôla Mỹ: = 4651 (đô la)
21500
Số tiền người đó sẽ nhận được sau 1 năm là

P2 = 4651(1 + 2%) = 4755 (đô la)

Đổi 4755 đô la Mỹ sang tiền đồng Việt Nam ở thời điểm rút tiền ra:
P2 = 4744  21800 = 103400000 (đồng)

Nhận thấy P1  P2 . Vậy ta nên chọn phương án 1 gửi bằng tiền đồng Việt Nam.

Bài toán 6. Bạn Linh di chuyển từ cổng trường vào lớp học trên quãng đường dài 60m. Vừa
vào đến lớp thì Linh nhận ra mình đã để quên chai nước nên liền chạy ra cổng với vận tốc
nhanh hơn lúc đi vào là 0.5m/giây. Thời gian lúc chạy ra nhanh hơn lúc đi vào là 20 giây. Nhờ
đó, Linh kịp gặp mẹ để lấy chai nước. Hãy tính vận tốc lúc chạy ra của bạn Linh?
Hướng dẫn giải
Gọi x (m/s) là vận tốc lúc chạy ra của bạn Linh.
Suy ra vận tốc Linh chạy vào là x − 0.5 (m/s) x  0.5
60 60
Thời gian Linh chạy ra và chạy vào lần lượt là ( s ) và (s)
x x − 0.5
60 60
Theo đề bài ta có − = 20
x − 0.5 x

 60 x − 60 ( x − 0.5) = 20 x ( x − 0.5)

 2 x2 − x − 3 = 0

5
Sưu tầm & Biên soạn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Giáo dục – 0938 52 54 56
Web: http://bitexedu.com/ - Fanpage: https://www.facebook.com/bitexedu/

 3
 x=
 2

 x = −1( L )

3
Vậy vận tốc Linh chạy ra là (m / s)
2
Bài toán 7. Xe A và B cùng chuyển động đều trên một đường tròn với vận tốc không đổi. Xe A
chạy một vòng hết 10 phút, xe B chạy 1 vòng hết 50 phút. Hai xe cùng khởi hành tại điểm A
trên đường tròn. Trong các trường hợp sau, khi xe B chạy 1 vòng thì gặp xe A mấy lần?
a. Hai xe chuyển động cùng chiều
b. Hai xe chuyển động ngược chiều
Hướng dẫn giải.
Gọi:
• v vận tốc xe B thì vận tốc xe A là 5v
• t ( 0  t  50 ) là thời gian từ lúc 2 xe khởi hành đến khi 2 xe gặp nhau
• P là chu vi của đường tròn
• n là số lần gặp nhau
a. Hai xe chuyển động cùng chiều
Quãng đường xe A đi được: S A = 5vt

Quãng đường xe B đi được: S B = vt

Theo đề bài ta có: S A − SB = nP

 5vt − vt = 50vn
 5t − t = 50n
50n
t =
4
50n
Do 0  t  50 nên ta có 0   50  0  n  4
4
Vậy hai xe sẽ gặp nhau 4 lần khi chạy cùng chiều và xe B chạy được 1 vòng.

6
Sưu tầm & Biên soạn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Giáo dục – 0938 52 54 56
Web: http://bitexedu.com/ - Fanpage: https://www.facebook.com/bitexedu/

b. Hai xe chạy ngược chiều


Ta có S A + SB = nP

 5vt + vt = 50nv
 6t = 50m
25n
t =
3
25n
Do 0  t  50 nên ta có 0   50  0  n  6
3
Vậy nếu chạy ngược chiều và xe B chạy được 1 vòng thì hai xe sẽ gặp nhau 6 lần.
Bài toán 8. Một cano du lịch đi từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi theo đường sông dài 120
km. Khi về, cano chạy với vận tốc nhanh hơn vận tốc lúc đi là 10km/h. Tính vận tốc của cano
lúc đi, biết rằng thời gian lúc về nhanh hơn thời gian lúc đi là 24 phút. Giả sử vận tốc của
canoo không đổi trong lúc đi và trong lúc về.
Hướng dẫn giải
24 2
Đổi đơn vị 24 ( p ) = ( h) = ( h)
60 5

Gọi x ( km / h )( x  0 ) là vận tốc của cano lúc đi.

Suy ra x + 10 ( km / h ) là vận tốc của cano lúc về

Như vậy:
120
• Thời gian lúc đi từ Cà Mau đến Đất Mũi là: (h)
x
120
• Thời gian lúc đi từ Đấtb Mũi về Cà Mau là: (h)
x + 10
2
Vì thời gian lúc về nhanh hơn thời gian lúc đi là (h) nên ta có phương trình:
5
120 120 2
− =
x x + 10 5

 300 ( x + 10) − 300 x = x ( x + 10)

 x2 + 10 x − 3000 = 0

7
Sưu tầm & Biên soạn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Giáo dục – 0938 52 54 56
Web: http://bitexedu.com/ - Fanpage: https://www.facebook.com/bitexedu/

 x = 50

 x = −60 ( L )

Vậy vận tốc cano lúc đi là 50 km/h, vận tốc cano lúc về là 60 km/h
Bài toán 9. Trước khi đi du học, A đổi 200 triệu đồng Việt Nam sang đồng Euro với tỉ giá là
1Euro=26500 đồng
a. Số tiền Euro châu Âu mà Huy nhận được là bao nhiêu?
b. Khi trở lại Việt Nam thăm nhà sau 6 tháng học A còn lại 3200 Euro và đổi ngược lại
tiền Việt Nam. Hỏi A sẽ nhận được bao nhiêu đồng Việt Nam, biết rằng tỷ lệ trao đổi
lúc này là 1Euro = 27000 đồng.
c. Với tỉ giá 27000 thay vì 26500, thì khi đổi từ đồng Euro châu Âu sang đồng Việt Nam,
A có lợi không khi nghỉ hè ở Việt Nam? Giải thích
Hướng dẫn giải

2 108
Số tiền theo đồng Euro châu Âu mà A nhận được là: = 7547 (Euro)
26500
Khi về Việt Nam nghỉ he, số tiền Euro Việt Nam mà A còn lại là: 3200  27000 = 86000000
(đồng)
Khi tỉ giá thay đổi từ 26500 sang 27000 thì khi đổi tiền A được hưởng số tiền đồng Việt Nam
nhiều hơn lúc đầu là 500 đồng cho mỗi Euro và A đang dùng tiền đồng Việt Nam cho kỳ nghỉ
hè này. Như vậy A có lợi khi đổi tiền Euro sang tiền đồng Việt Nam.
Số tiền Huy được lợi khi thay đổi tỉ giá là 500  3200 = 1600000 (đồng)
Bài toán 10.
Một cửa hàng điện máy đợt Noel giảm 15% trên giá bán tivi. Đến ngày tết Âm lịch, cửa hàng
tiếp tục giảm 10% so với đợt 1 nên giá của một tivi chỉ còn 7650000 đồng. Hỏi giá ban đầu
của một chiếc tivi bao nhiêu?
Hướng dẫn giải

Gọi giá tiền ban đầu của chiếc tivi là x ( x  0 ) đồng

Giá tiền của tivi sau khi giảm giá đợt Noel là: x −15%x = 0.85x (đồng)

Giá tiền của tivi sau khi giảm giá đợt tết là: 0.85x − 10% ( 0.85x ) = 0.765x (đồng)

8
Sưu tầm & Biên soạn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Giáo dục – 0938 52 54 56
Web: http://bitexedu.com/ - Fanpage: https://www.facebook.com/bitexedu/

Theo đề bài, giá của tivi trong dịp tết là 7650000 đồng, suy ra:
0.765x = 7650000  x = 10000000
Vậy giá tiền ban đầu của tivi này là 10000000 đồng
Bài toán 11.
Dựa trên số liệu về dân số, kinh tế, xã hội của 85 nước trên thế giới, người ta xây dựng được
hàm nêu lên mối quan hệ giữa tuổi thọ trung bình của phụ nữ ( y ) và tỷ lệ biết chữ của họ
( x ) như sau: y = 47.17 + 0.307 x . Trong đó y là số năm (tuổi thọ), x là tỷ lệ phần trăm biết
chữ của phụ nữ.
a. Theo một báo cáo vào năm 2015-2016, tỷ lệ biết chữ đã đạt 96.83% trong nhóm phụ
nữ Việt Nam tuổi từ 15 đến 60. Hỏi tỷ lệ biết chữ của phụ nữ Việt Nam như trên thì
nhóm này có tuổi thọ bao nhiêu?
b. Nếu muốn tăng tuổi thọ của phụ nữ 85 nước trên lên 77 tuổi thì tỷ lệ biết chữ của họ
phải đạt bao nhiêu %?
Hướng dẫn giải
a. Tuổi thọ của nhóm phụ nữ Việt Nam có tỷ lệ biết chữ đạt 96.83% là:
y = 47.17 + 0.307 x = 47.17 + 0.307  96.83 = 76.89 (tuổi)

b. Tỷ lệ biết chữ của nhóm phụ nữ muốn đạt tuổi thọ 77 là:
y = 47.17 + 0.307 x  77 = 47.17 + 0.307 x  x  0.9717 = 97.17%

Bài toán 12. Kính lão đeo mắt của một người già thường là một thấu kính hội tụ. Bạn Nam đã
dùng một chiêc kính lão của ông ngoại để tạo ra hình ảnh của một cây nến trên một tấm màn.
Cho rằng cây nến là một loại vật sáng có hình dạng đoạn thẳng AB đặt vuông góc với trục
chính của một thấu kính hội tụ cách thấu kính đoạn OA = 2m. Thấu kính có quang tâm O và

9
Sưu tầm & Biên soạn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Giáo dục – 0938 52 54 56
Web: http://bitexedu.com/ - Fanpage: https://www.facebook.com/bitexedu/

tiêu điểm F. Vật AB cho ảnh thật AB gấp 3 lần AB (có đường đi của tia sáng được mô tả
như hình vẽ). Tính tiêu cự OF của thấu kính

Hướng dẫn giải


Xét AOB và AOB ta có:

OAB = OAB = 900

AOB = AOB (2 góc đối đối đỉnh)


 AOB AOB (g-g)
AB OA 1
 = = (1)
AB OA 3

OA = 3OA = 6 ( m )

Xét COF và BAF ta có:

COF = BAF = 900


CFO = BFA (2 góc đối đỉnh)
 COF BAF (g-g)
OC OF
 =
AB AF
AB OC OF OF
Mà AB = OC nên ta có = = = (2)
AB AB AF OA − OF

10
Sưu tầm & Biên soạn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Giáo dục – 0938 52 54 56
Web: http://bitexedu.com/ - Fanpage: https://www.facebook.com/bitexedu/

OA OF
Từ (1) và (2) ta có: =  OA.OA − OA.OF = OA.OF
OA OA − OF
OA.OA 2 6
 OF = = = 1.5
OA + OA 2 + 6

Vậy tiêu cự OF của thấu kính là 1.5 ( m )

Bài toán 13. Một vật sáng AB có dạng mũi tên cao 5cm đặt vuông góc trục chính của thấu kính
hội tụ, cách thấu kính một đoạn OA = 12 ( cm ) . Thấu kính có tiêu cự OF = OF  = 8 ( cm ) . Xác
định kích thước AB và vị trí OA

Hướng dẫn giải

Xét BAF và HOF ta có BAF = HOF = 900 và BFA = HFO (2 góc đối đỉnh)
Suy ra BAF HOF (g-g)
AF AB OF . AB OF . AB 85
 =  AB = = = = 10 ( cm )
OF AB AF OA − OF 12 − 8

Xét F OD và F AB ta có F OD = F AB = 900 và DF O = AF B (2 góc đối đỉnh)
Suy ra F OD F AB (g-g)
OF  OD OF  AB AB.OF  10  8
 =  =  OA = + OF  = + 8 = 24 ( cm )
AF  AB OA − OF  AB AB 5
Bài toán 14. Việt và các bạn trong lớp đang thử nghiệm một dự án nuôi cá trong một hồ nước
lợ. Ban đầu Việt đổ vào hỗ rỗng 1000kg nước biển (là một loại nước mặn chứa muối với nồng
độ dung dịch 3.5%). Để có một hồ chứa nước lợ (nước trong hồ là dung dịch 1% muối). Việt

11
Sưu tầm & Biên soạn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Giáo dục – 0938 52 54 56
Web: http://bitexedu.com/ - Fanpage: https://www.facebook.com/bitexedu/

phải đổ thêm vào hồ một khối lượng nước ngọt (có khối lượng muối không đáng kể) là bao
nhiêu? Khối lượng được tính theo đơn vị kg. (kết quả gần đúng chính xác đến hàng đơn vị)
Bình luận.
Đối với các bài toán Hóa học liên quan đến nồng độ dung dịch, các bạn cần nhớ công thức
m 100
sau: C % = ct %
mdd

Hướng dẫn giải


Khối lượng muối có trong 1000kg nước biển 3.5%
mct
C% =  mct = 1000  3.5% = 35kg
mdd

Tổng khối lượng nước lợ 1% sau khi Việt pha thêm nước ngọt là:
mct 35
mdd 2 = = = 3500kg
C2 % 1%

Khối lượng nước ngọt được thêm vào hồ là: mthem = 3500 − 1000 = 2500kg

Bài toán 15. Chất béo là một thành phần cơ bản trong thức ăn con người và động vật. Khi bị
oxi hóa, chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể nhiều hơn so với chất đạm và chất bột.
Trong công nghiệp chất béo chủ yếu được dùng để điều chế glixerol và xà phòng. Để thủy
phân hoàn toàn 8.58g một chất béo cần vừa đủ 1.2kg NaOH, thu được 0.92kg glixerol và
m(kg) hỗn hợp muối và axit béo.
a. Tính m?
b. Tính khối lượng xà phòng bánh có thể thu được từ m(kg) hỗn hợp các muối nói trên,
biết muối của axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng.
Hướng dẫn giải

a. Đổi đơn vị: 1.2kg = 1200 g ; 0.92kg = 920 g


Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mcbeo + mNaOH = mglixerol + mmuoi +axitbeo

 8.58 + 1200 = 920 + m

 m = 288.6 g = 0.2886 ( kg )

100
b. Khối lượng xà phòng bánh thu được là: mxaphong = 0.2886 = 0.5 ( kg )
60

12
Sưu tầm & Biên soạn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Giáo dục – 0938 52 54 56
Web: http://bitexedu.com/ - Fanpage: https://www.facebook.com/bitexedu/

Bài toán 16. Biển Chết là hồ nước mặn nhất trên trái đất. Đây là nơi hoàn toàn bị bao bọc mà
không có nước biển thoát ra ngoài. Điểm đặc biệt của Biển Chết là sở hữu độ mặn cao gấp 9.6
lần so với nước biển thường. Biết rằng, nước biển thường có độ mặn là 3.5%. Thầy Tưởng
lấy 500g nước biển Chết và 400g nước biển thường đổ chung vào một cái thùng. Sau đó, thầy
cho thêm vào thùng 10 lít nước ngọt nữa. Hỏi nước trong thùng có thể là nước lợ được không?
17
Biết nước lợ có độ mặn dao động từ 0.5% − % , xem lượng muối trong nước ngọt không
30
đáng kể.
Hướng dẫn giải
Nồng độ muối có trong nước biển Chết là: CBC % = 9.6C % = 9.6  3.5% = 33.6%

Khối lượng muối có trong 500g nước Biển Chết là mmuoiBC = mdd  CBC % = 500  33.6% = 168g

Khối lượng muối có trong 400g nước biển thường là :

mmuoiBT = mdd  CBT % = 400  3.5% = 14 ( g )

Tổng khối lượng muối có trong nước khi cho nước Biển Chết vào nước biển thường là:

mmuoi = mmuoiBC + mmuoiBT = 168 + 14 = 182 ( g )

Nồng độ muối sau khi đã cho thêm vào thùng 10 lít nước ngọt là:
mmuoi 182 17
C% = .100% = 100% = 1.67%  %
mdd 10000 + 500 + 100 30

Vậy nước trong thùng không phải nước lợ

Bài toán 17. Bạn A muốn có 1 lít nước ở nhiệt độ 350 C . Hỏi bạn cần phải đổ bao nhiêu lít nước
đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 150 C . Lấy nhiệt dung riêng của nước là
4190 J / kgK

Hướng dẫn giải

Gọi x ( l ) là lượng nước ở 150 C và y ( l ) là lượng nước đang sôi ( x, y  0 )

Theo đề bài ta có: x + y = 1 (1)

Khối lượng riêng của nước bằng D = 1000 ( kg / m3 ) = 1( kg / l )

Nhiệt lượng x ( kg ) nước ở nhiệt độ 150 C hấp thụ để nóng lên 350 C là:

Q1 = 4190  ( 35 − 15)  x = 4190  20  x ( J )

13
Sưu tầm & Biên soạn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Giáo dục – 0938 52 54 56
Web: http://bitexedu.com/ - Fanpage: https://www.facebook.com/bitexedu/

Nhiệt lượng y ( kg ) nước đang sôi tỏa ra:

Q2 = 4190  (100 − 35)  y = 4190  65  y ( J )

Ta có nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào: Q1 = Q2

 4190  20  x = 4190  65  y

 4 x = 13 y (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

 13
 x = 1 − y =  0.7647
x + y = 1 −4 x − 4 y = −4 x + y = 1 17
   
4 x − 13 y = 0 4 x − 13 y = 0 17 y = 4  y = 4  0.2353
 17

Vậy để có 1 lít nước ở nhiệt độ 350 C ,bạn A cần phải đổ 0.2353 lít nước đang sôi vào 0.7647
lít nước 150 C
Bài toán 18. Một vật rơi ở độ cao so với mặt đất là 200m . Quãng đường chuyển động h (mét)
của vật rơi phụ thuộc vào thời gian t (giây) bởi công thức h = 4t 2 − 100t + 197 . Hỏi sau bao
lâu vật này cách mặt đất 3m?
Hướng dẫn giải

Để vật cách mặt đất thì quãng đường vật rơi được là: h = 200 − 3 = 197 ( m )

Theo công thức liên hệ giữa quãng đường chuyển động và thời gian t là:

t = 0 ( L )
4t 2 −100t + 197 = 197  4t 2 − 100t = 0  4t ( t − 25 ) = 0  
t = 25

Như vậy sau 25s thì vật rơi cách mặt đất 3m

Bài toán 19. Một vật có khối lượng 244g và thể tích 46cm3 là hợp kim của đồng và kẽm. Tính
xem trong đó có bao nhiêu gam đồng và bao nhiêu gam kẽm, biết rằng cứ 90g đồng thì có
thể tích 11cm3 và 8g kẽm có thể tích 3cm3 .
Hướng dẫn giải

Gọi x ( g ) , y ( g ) lần lượt là khối lượng của đồng và kẽm trong hợp kim ( x  0, y  244 )
14
Sưu tầm & Biên soạn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Giáo dục – 0938 52 54 56
Web: http://bitexedu.com/ - Fanpage: https://www.facebook.com/bitexedu/

Theo đề, khối lượng của vật là 244 ( g ) nên ta có phương trình: x + y = 244 ( g ) (1)

Vì cứ 90g đồng thì có thể tích 11cm3 , suy ra x ( gam ) đồng thì có thể tích là
11x
90
( cm3 )

Vì cứ 8g kẽm thì có thể tích là 3cm3 , suy ra y ( gam ) kẽm thì có thể tích là
3y
8
( cm3 )

11x 3 y
Do tổng thể tích của vật bằng 46cm3 nên ta có phương trình + = 46 (2)
90 8
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

 x + y = 244  y = 244 − x  y = 244 − x


    y = 64
 11 3   11 3   −91 −91  
 x + y = 46  x + ( 244 − x ) = 46  x=  x = 180
 90 8  90 8  360 2

Vậy: khối lượng của đồng và kẽm trong hợp kim lần lượt là 180 ( gam ) và 64 ( gam )

Bài toán 20. Đặt một hiệu điện thế U = 18V có giá trị không đổi vào hai đầu đoạn mạch chứa
R1 , R2 . Các bạn bố trí vị trí lắp Ampe kế để đo cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch. Khi
hai điện trở R1 , R2 mắc nối tiếp thì các bạn thấy số chỉ của Ampe kế là 0.2A , khi mắc song
song R1 , R2 thì số chỉ của Ampe kế là 0.9A . Tìm giá trị điện trở R1 , R2

Hướng dẫn giải.


Xét trường hợp R1 và R2 mắc nối tiếp

✓ Chỉ số của Ampe kế là 0.2A  I1 = 0.2 A


U 18
✓ Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng: Rtd1 = R1 + R2 = = = 90 (1)
I1 0.2

Xét trường hợp R1 và R2 mắc song song

✓ Chỉ số của Ampe kế là 0.9 A  I 2 = 0.9 A


R1 R2 U 18
✓ Điện trở tương đương của đoạn mạch : Rtd 2 = = = = 20
R1 + R2 I 2 0.9

R1R2 RR 1800
Rtd 2 = = 20  1 2 = 20  R1R2 = 1800  R1 = (2)
R1 + R2 90 R2
15
Sưu tầm & Biên soạn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Giáo dục – 0938 52 54 56
Web: http://bitexedu.com/ - Fanpage: https://www.facebook.com/bitexedu/

1800  R2 = 60
Thay (2) vào (1) ta có phương trình: + R2 = 90  R22 − 90 R2 + 1800 = 0  
R2  R2 = 30

Nếu R2 = 60 thì R1 = 90 − R2 = 30

Nếu R2 = 30 thì R1 = 90 − R2 = 60

16
Sưu tầm & Biên soạn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Giáo dục – 0938 52 54 56

You might also like