You are on page 1of 83

CHƯƠNG III:

NGHIỆP VỤ TÀI CHÍNH DÀI HẠN

1
3.1. KHÁI NIỆM VỀ TƯ BẢN HÓA
Lãi gộp là một phương pháp tính lãi mà cứ sau một thời kỳ lãi của khoản vốn đầu tư được tính và nhập
vào vốn, ngay thời kỳ tiếp theo số lãi đó bắt đầu sinh lãi.
Người ta gọi đó là trường hợp lãi được tư bản hoá.

Như vậy một khoản vốn ban đầu 10.000 được gửi với lãi suất 5% đến cuối năm thứ nhất sẽ được
khoản lãi 500 để gộp vào khoản vốn ban đầu để thành:

10.000 + 500 = 10.500.

Khoản vốn 10.500 đến cuối năm thứ hai sẽ được khoản lãi 525 (với lãi suất 5%) và được gộp vào
khoản vốn đầu năm để thành 10.500 + 525 = 11.025.

Khoản vốn 11.025; đến cuối năm thứ ba sẽ được khoản lãi 551,25 (với lãi suất 5%).
Nếu khoản vốn ban đầu 10.000 được gửi theo lãi gộp với lãi suất 5% thì sau ba năm, người có vốn đó
sẽ nhận được khoản tiền là: 11.025 + 551,25 = 11.576,25

Nói ngắn gọn, tư bản hoá số lãi ở mỗi thời kỳ xác định (ví dụ 1 năm) là sự cộng số lãi đó vào vốn để
tiếp tục thu lãi.
2
3.2. SỐ TIỀN THU ĐƯỢC THEO LÃI GỘP
3.2.1. Công thức tổng quát
Số tiền thu được của một khoản vốn được gửi theo lãi gộp trong những thời kỳ đã xác định
là tổng số của số vốn đó và số lãi thu được.
Nếu ta gọi:
C0 = số vốn ban đầu
n = số thời kỳ gửi vốn
(Thời kỳ gửi vốn phải tương ứng với thời kỳ của lãi suất).
I= lãi suất của một đơn vị tiền tệ (lãi suất trong lãi đơn tính cho 100 đơn vị tiền tệ).
Ta có thể trình bày quá trình hình thành số tiền thu được theo bảng sau:

Số vốn ở
Thời Số lãi của
đầu mỗi thời Số tiền thu được ở cuối mỗi thời kỳ
kỳ mỗi thời kỳ
kỳ
1 C0 C0i C0 + c0i = C0(1 + i)

2 C0(i+i) C0(i+i)i C0(1 + i) + C0(1 + i)i = C0(1 + i)2


3 C0(i+i)2 C0(i+i)2i C0(1 + i)2 + C0(1 + i)2i = C0(1 + i)3

n-1 C0(1+i)n-2 C0(1+i)n-2i C0(1 + i)n-2 + C0(1 + i)n-2i = C0(1 + i)n-1


n C0(1+i)n-1 C0(1+i)n-1i C0(1 + i)n-1 + C0(1 + i)n-1i = C0(1 + i)n

3
3.2.1. Công thức tổng quát
Như vậy, công thức tổng quát tính số tiền thu được theo lãi gộp Cn sau n thời kỳ như sau:
Cn = C0*(1+i)n
Ta có thể viết công thức đó dưới dạng logarit:
logCn = logC0 + n*log(1+i)
Chú ý:
1. Công thức trên đây chỉ áp dụng khi lãi suất i tính cho một đơn vị tiền tệ về mặt thời gian tương ứng với thời gian tư bản hoá số lãi.
2. Cột 3 và cột 4 của bảng trên đây cho ta thấy số tiền thu được theo lãi gộp ở cuối các thời kỳ 1, 2,... n biến động theo Cấp số nhân với công bội (1+i).
3. Công thức tính lãi đơn cho ta biết trực tiếp số lãi của khoản tiền gửi, ngược lại, công thức tính số tiền thu được theo lãi gộp cho ta biết trực tiếp số tiền thu được.
(gốc và lãi), của khoản tiền gửi. Nói cách khác, số lãi gộp không thể tính trực tiếp. Cách tính như sau:
I = Cn - C0 = C0 *(1 + i)n - C0
Ta rút ra:
I = C0*[(1 + i)n - 1]

4
3.2.2. Toán ứng dụng
Trong thực tiễn để tính số tiền thu được theo lãi gộp với công thức tổng quát trên
đây có thể:
- Dùng bảng tài chính
- Hoặc dùng logarit

Phương pháp thông dụng là dùng bảng tài chính.


Bảng tài chính là bảng số tính sẵn giá trị của các biển thức toán học thường được
sử dụng trong hoạt động kình doanh của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, Trong số
đó có các biểu thức sau:
y = (1+i)n
y = (1+i) -n
(1+i)n -1
y= i

1-(1+i)-n
y= i
i
y = 1-(1+i)n
5
Bài toán 1: Một khoản vốn 10.000 được gửi theo lãi gộp, Lãi suất năm là 5%. Hãy tính số
tiền thu được trong 8 năm?
Theo đầu bài ta có:
C0 = 10.000; i = 0,05; n = 8
a. Tính theo logarit:
LogC8 = log10.000 + 8log1,05
log10.000 = 4
8log1,05 = 0,169514 C8= 14.774,60
b. Tính theo bảng tài chính:
C8 = 10.000.1,058
= 10.000.1,477455
= 14.774,55

6
Bài toán 2: Một người có khoản vốn 10.000 được gửi vào ngân hàng. Hỏi số tiền thu được
của người đó trong 8 năm. Biết rằng lãi suất 5% năm và số lãi gộp vào vốn 6 tháng một
lần.
Giải:
Theo đầu bài lãi suất 6 tháng tương đương i’ = 0,025 và số thời kỳ gộp lãi vào vốn là: 16..
a/Tính theo lôgarit:
logC16 = log10.000 + 161og1,025
log10.000 = 5; 16log1,025 = 0,17582
logCl6 = 4,171582
C16 = 14.845,06
b) Tính theo bảng tài chính:
C16 = 10.000.1,02516 = 10.000.1,484506 = 14.845,06.

7
Bài toán 5: Cho biết
n = 10 năm; C10 = 37006,10; i = 0,04
Hỏi C0?
Giải:
a. Tính theo logarit:
logC0 = logC10 - 10log(l+i)
logC0 = 4,56827 - (10x0,0170333)
= 4,39794
Rút ra: C0 = 25000.
b. Tính theo bảng tài chính:
37006,1 = C0.l,0410
370061
Rút ra: C0 =
10410
370061
=
1480244
= 25000
Cố thể tính C0 theo cách sau:
Cn
Cn = C0(l+i)n => C0 = (l+i)n

=> C0 = Cn(l+i)-n
= 37006,10.1,04-10
= 37006,10.0,675564 8
= 25000
Bài toán 4: Một người có khoản vốn cho vay là 4000 cứ 6 tháng lãi được
nhập vào vốn, lãi suất 6 tháng là 3,25% tức i = 0,0325. Sau một thời gian cho
vay người đó có số tiền thu được là 5334,22.
Tính thời gian cho vay theo 6 tháng?
Giải:
a) Tính theo lôgarit:
logCn - logC0
n= log(1 = i)
3727094 - 3602006
=
00138901
= 9 thời kỳ 6 tháng;
b) Tính theo bảng tài chính:
5334,22 = 4000.1,0325n
5334.22
Rút ra: 1,0325n = 400 = 1,33355
9
Tra bảng tài chính ta thấy 1,33355 tương ứng với 9, thời kỳ.
. TÍNH SỐ TIỀN THU ĐƯỢC KHI n LÀ PHÂN SỐ
Giả thiết một khoản vốn được gửi vào ngân hàng trong một thời gian bao
gồm K thời ký và u/v thời kỳ, trong trường hợp này:
u
n=K+v

Có hai phương pháp tư bản hoá khi n là phân số.


3.1. Phương pháp hợp lý
Gọi là phướng pháp hợp lý vì phương pháp này đảm bảo sự phản ánh
đầy đủ định nghĩa về lãi, Phương pháp này nhằm mục đích tính ra số tiền thu
được của phần nguyên K và cộng thèm vào đó số lãi đơn của số tiền thu được
đó trong u/v thời kỳ.
Các bước tiến hành như sau:
10
u
a. Tính lãi suất v thời kỳ:

u u
Lãi suất thời kỳ là i => lãi suất v thời kỳ là v . i
U/v b. Tính số tiền thu được Ck
K
Ck = C0(l+i)k
u
c. Tính số lãi đơn của số vốn Ck trong v thời kỳ (lãi suất năm)

u
I = Ck. v .i

Ck = C0(1 + i)k
u
Ta rút ra: I = C0(l+i)k(v .i)

d. Tính tổng số tiền thu được Công nghiệp:


Cnr=Ck+I
u
= C0(1 + i)k + C0(1 + i)k(v .i)

Rút ra:
u
Cn = C0(1 + i)k(1 + v .i)
11
Bài toán: Một người có số vốn l0000 được gửi vào ngân hàng trong 3
năm 9 tháng với lãi suất i = 0,08
U/v Hãy tính số tiền thu được theo phương pháp hợp lý.
K
Giải:
Theo đầu bài
u 9
C0 = 10000; K = 3; v = 12 ; i = 0,08

3
9
Cnr = 10000.(1,08) . (1 + 12 ) . 0,08)

= 10.000 . 1,259712 . 1,06


9
C312 = 13352,90

12
3.2. Phương pháp thương mại
Ta biết: n = K + u/v
- Số tiền thu được theo phương pháp thương mại C nc sẽ là:
U/v
K
Cnc = C0(1 + i)k+u/v
Bài toán: Ta vẫn sử dụng bài toán của phương pháp hợp lý
Giải:
Cnc = C0(l+i)k+u/v

= C0(1 + i)k(1 + i)u/v


= 10000.1,083.1,089/12
Tra bảng tài chính ta có:
1,083 = 1,259712
1,089/12 = 1,059419
Ta sẽ được:
Cnc = C3 = 10000 1,259712.1,059419 = 13345,62.

13
Bài 2: Một thương phiếu 20000, có thời hạn 4 năm. Số tiền chiết khấu là
4742,10. Tính lãi suất chiết khấu?
U/v
K

Giá trị hiện tại của thương phiếu:


V’=C-e= 20.000-4.742,1= 15.257,9
V’= C/(1+i)n=15.257,9
(1+i)4=20.000/15.257,9= 1,31

14
Bài 1: Một thương phiếu 15000 có thời hạn5 năm, được chiết khấu theo
lãi suất chiết khấu 6,5%.

K
U/v Tính giá trị hiện tại của thương phiếu đó và số tiền chiết khấu?

Giá trị hiện tại của thương phiếu:


V’= C/(1+i)n
e= C-V’
V’=15.000/(1+0.065)5 = 10.948,2
e=15.000-10948,2=4.051,8

15
3.3. CHUỖI NIÊN KIM CỐ ĐỊNH
3.3.1. Số tiền thu được của chuỗi niên kim cố định
a. Định nghĩa và công thức:
Số tiền thu được Vn của một chuỗi niên kim cố định là tổng số tiền thu được của n niên kim và
được tính ngay khi thực hiện niên kim cuối cùng. (Trong quá trình nghiên cứu tiếp theo, ta giả thiết
niên kim được thực hiện ở cuối mỗi thời kỳ).
Như vậy, công thức tính Vn sẽ là:
(1+i)n - 1
Vn = a. i
(1+i)n - 1
- Trong biểu thức i nếu n không đổi và i biến đổi tăng lên thì

khi i càng lên sẽ dẫn đến số tiền thu được càng lớn.
(1+i)n - 1
- Trong biểu, thức i nếu i không đổi và n biến đổi tăng lên thì

số tiền thu được cũng tăng lên. 16


Bài toán 1: Một người vào cuối mỗi năm bỏ ra một số vốn là 10000, lãi suất năm 5,5%.
Hỏi sau 20 năm người đó có được số vốn là bao nhiêu?

Bài toán 2: Số tiền thu được của 15 niên kim cố định, mỗi niên kim 5000 là 100000. Hãy
xác định lãi suất i?

Bài toán 3: Một người muốn sau 14 năm có được số vốn là 400000, lãi suất 3 50%. Hỏi
người đó mỗi năm phải bỏ ra đều một số vốn la bao nhiêu?

Bài toán 4: Một người muốn sau 10 năm có được một khoản vốn là 1000000. Lãi suất
6% năm.
Hỏi người đó cứ 6 tháng phải bỏ ra một số tiền là bao nhiêu, biết rằng số tiền mỗi lần bỏ
ra đều bằng nhau;
17
3.3.2. Giá trị hiện tại của chuỗi niên kim cố định (giá trị ở thời điểm gốc)
a. Định nghĩa: Giá trị hiện tại V0 của một chuỗi niên kim cô cố định là giá trị của chuỗi
niên kim đó với lãi suất i và giá trị đó được xác định trước một thời kỳ trước khi niên kim
thứ nhất được thực hiện. Thời điểm xác định giá trị đó chính là thời điểm gốc.

Thời kỳ Thời kỳ bỏ Giá trị hiện tại


Số thời kỳ
vốn
chiết khấu
1 1 1 a(l+i)-1
2 2 2 a(l+i)-2
3 3 3 a(l+i)-3
.. .. .. a(l+i)-(n-1)
n-1 n-1 n-1 a(l+i)n =
n n n
18
Vo
Bài 1: Tính số tiền của chuỗi niên kim vào ngày 15/10/1982, biết rằng, số tiền của mỗi niên
kim là 12500, niên kim đầu tiên được thực hiện vào ngày 15/10/1983, niên kim cuối cùng được
thực hiện vào 15/10/1997. Lãi suất 10,5%.
Cùng câu hỏi a nhưng vào ngày 15/10/1980.

Bài 2: Số tiền ở thời điểm gốc của một chuỗi 10 niên kim cố định, lãi suất 4% là 20000. Hãy
tính số tiền của mỗi niên kim?

Bài 3: Giá trị hiện tại của một chuỗi 10 niên kim cố định, mỗi niên kim 12.500 là 100000.
Hãy tính lãi suất chiết khấu?

Bài 4: Giá trị hiện tại của một chuỗi n niên kim cố định, mỗi niên kim 125000 lâu suất chiết
khấu 5% là 1000000. Hãy tính n với điều kiện n là số nguyên.

19
Ta nhận thấy giá trị hiện tại của chuỗi niên kim là tổng của n số hạng
biến động theo cấp số nhân với công bội (1+i)-1 số hạng thứ nhất a(1+i)-1, và số
hạng cuối cùng a(l +i)-n.
Như vây ta sẽ có:
a.(l+i)-1 [(l+i)-n - l ]
V0 = (l+i)-1 - 1
Nhân cả tử số và mẫu số với (1+i) ta có;
1-(l+i)-n
V0 = a. (l+i) - 1

Ta rút ra:
1-(l+i)-n
V0 = a. i
20
3.3.3. Số tiền thu được của chuỗi niên kim sau d thời kỳ tính từ sau khi thực hiện niên kim
thứ n (không bỏ vốn tiếp kể từ sau hiện kim thứ n), d là một số nguyên.
Bài toán trên đây được đặt ra như sau: Một khoản vốn V n được, tạo ra bởi n niên kim cố

định, mỗi niên kim có số tiền là a. Khoản vốn Vn không được tiếp tục tăng thêm mà được giữ
nguyên để được hưởng lãi trong d thời kỳ.

Nếu ta gọi Vhd là số tiền thu được của số tiền Vn sau d thời kỳ, ta có công
thức sau:
n
d d
(1+i) -1 d
Vn = Vn(1+i) = a. i .(1+i)
n
d
(1+i) -1 d
Vn = a. i .(1+i) 21
Bài toán: Có 15 niên kim, mỗi niên kim 1000, lãi suất 5,5%. Hãy tính số tiền thu
được sau 6 năm của khoản vốn được tạo ra bởi 15 niên kim đó ?

22
3.3.4. Thời hạn trung bình của chuỗi niên kim cố định
Giả thiết ta có n niên kim cố định tương đương Với n thương phiếu, mỗi thương phiếu
mệnh giá là a với thời hạn tương ứng 1, 2,... n thời kỳ.
Ta lại giả thiết có một thương phiếu có mệnh giá na (tức tổng n mệnh giá, mỗi mệnh giá a)
và thời hạn tương ứng X thời kỳ tính từ thời điểm gốc của chuỗi niên kim.
Nếu ở thời điểm gốc của chuỗi niên kim ta có: Giá trị hiện tại của chuỗi niên kim = giá trị
hiện tại của thương phiếu có mệnh giá na, có nghĩa là, nếu ta có:

1-(1+i)-n -x -x
a 1-(1+i)-n
a. i = ma(1+i) => (1+i) = na . i

Bài toán: Một chuỗi 10 niên kim cố định, lãi suất chiết khấu 5%, thời kỳ; năm.

23
3.3.5. Thay thế một chuỗi niên kim bằng một chuồi niên kim khác
Sự thay thế chỉ có thể thực hiện được khi ở một thời điểm xác định, với cùng
lãi suất i, hai chuỗi niên kim có giá trị hiện tại bằng nhau.
Giả thiết một chuỗi niên kim gồm n niên kim, mỗi niên kim có số tiền là a bị
thay thế bởi một chuỗi niên kim khác n' niên kim, mỗi niên kim có số tiền là a'.
Trong trường hợp này ta phải có:
1-(1+i)-n 1-(1+i)-n'
a. i = a'. i

Bài toán: Một người mắc nợ 8 niên kim, mỗi niên kim 8000. Niên kim thứ nhất được thực hiện
vào cuối năm. Người đó muốn thực hiện việc trả nợ bằng cách tăng gấp đôi số lượng niên kim đã
thỏa thuận. Hãy xác định, số tiền của mỗi niên kim mới (niên kim thay thế)? Lãi suất 4%

24
3.3.6. Trường hợp chuỗi niên kim được thực hiện đầu mỗi thời kỳ
Trong trường hợp này, số tiền thu được và giá trị hiện tại của chuỗi niên kim sẽ không
thể là số tiền thu được và giá trị hiện tại của chuỗi niên kim được thực hiện cuối mỗi thời kỳ.
Thực hiện việc biện luận như trước đây, ta sẽ có các công thức áp dụng cho trường hợp
này như sau: - Số tiền thu được V’n:

(1+i)n - 1
V'n = a. i . (1+i)

- Giá trị hiện tai V’0


(1+i)-n - 1
V'0 = a. i . (1+i)

Bài toán: Một người vào đầu năm bỏ ra đều đặn một số vốn là l0000. Lãi suất 5%.
25
3.4. CHUỖI NIÊN KIM KHÔNG CỐ ĐỊNH
3.4.1. Chuỗi niên kim biến động theo cấp số cộng
a. Số tiền thu được:
Để tiện theo dõi, ta có sơ đồ sau:

(r là công sai và cố thể dương hay âm)


Số tiền thu được của chuỗi niên kim mà mỗi niên kim biến động theo cấp số cộng
là tổng số tiền thu được của các niên kim và được tính ngay sau khi thực hiện niên kim
cuối cùng.

26
Gọi (a) Vn là số tiền thu được đó, ta sẽ có:
(a)Vn = a(l+i)n-1 + (a+r)(l+i)n-2 + (a+2r)(l+i)n-3 + ... +
[a+(n-2)r](l+i)+[a+(n-l)r)]
(a)Vn = a(l+i)n-1 + (a+r)(l+i)n-2 + (a+2r)(l+i)n-3 + ... + a(l+i) + a +
r(l+i)n-2 + 2r(l+i)n-3 + ... + (n-2)r(l+i) + (n-l)r.
(1+i)n - 1
(a)Vn = a. i +S

Trong đó:
S = r(l+i)n-2 + 2r(l+i)n-3 + ... + (n-2)r(l+i) + (n-l)r (1)
Vì mục đích tính S ta nhân 2 vế của đẳng thức (1) với (1+i) ta có:
S(1+i) = r(l+i)n-1 + 2r(l+i)n-2 + ... + (n-2)r(l+i)2 + (n- l)r(l+i) (2)
Trừ đẳng thức (2) với đẳng thức ( 1) ta sẽ có:
S(l+i) - s = r(l+i)n-1 + r(l+i)n-1 + ... + r(l+i)2 + r(l+i) + r - nr
27
Hay là:
(1+i)n - 1 r (1+i)n - 1 nr
Si = r. i - nr Rút ra: Si = i . i - i

Như vậy:
(1+i)n - 1 r (1+i)n - 1 nr
(a) Vn = a. i + i . i - i
Hay là:
(1+i)n - 1 r nr
(a) Vn = i + (a+i ) - i

28
Bài toán 1: Tính số tiền thu được của một chuỗi niên kim theo cấp số cộng biết rằng
niên kim thứ nhất = 20000, công sai r = 1000, n =15 niên kim, i = 0,05.

Bài toán 2: Cho biết: a= 20000; r = -1000; n =s 15 niên kim


Tính (a) V15 theo cấp số cộng?

Bài toán 3:
Cho biết; a = 20000; r = 1000; n = 15 niên kim; i = 0,05. Tính giá trị hiện tại của chuỗi
niên kim theo cấp số cộng?

29
3.4.2. Chuỗi niên kim biến động theo cấp số nhân
a) Số tiền thu được:
Chuỗi niên kim có thể trình bày theo sơ đồ dưới đây:

Ta phải xác định số tiền thu được (g) Vn của chuỗi niên kim ngay sau khi thực hiện
niên kim thứ n.
(g) Vn = a(l+i)n-1 + aq(l+i)n-2 + ... + aqn-2(l+i) + aqn-1
Các số hạng ở vế thứ hai của đẳng thức trên biến động theo cấp số nhân với công
bội q(1+i)-1, hay là (các số hạng đọc từ trái sang phải) với số hạng thứ nhất a(1+i) n-1 và
30
với n số hạng.
Như vậy ta có:
q n qn-(1+i)n
(1+i) -1 (1+i)n
n-1 n-1
(g) Vn = a(l+i) . q = a(1+i) . q-(1+i)
(1+i) -1 1+i

n-1
qn-(1+i)n q-(1+i)
= a(1+i) . (1+i)n 1+i
qn-(1+i)n
(g)Vn = a q-(1+i)

Trường hợp đặc biệt khi q = (1+i) công thức (g) Vn trên đây sẽ có dạng
0
a0 . Để khắc phục tính vô định đó, ta trở lại dạng đầu tiên của (g) Vn.

(g) Vn = a(l+i)n-1 + aq(1+i)n-2 + ... + aqn-2(l+i) + aqn-1


thay thế q = (1+i) vào đẳng thức trên ta được:
(g) Vn = a(l+i)n-1 + a(l+i)n-1 + a(l+i)n-1 +... a(l+i)n-1 + a(l+i)n-1
Rút ra: (g)Vn = na(1+i)n-1 31
Bài toán 1: Một người bỏ ra năm thứ nhất một khoản vốn 5.000. Trong 15 năm tiếp theo
cứ mồi năm người đó tăng thêm 4% số tiền của nằm trước vào số vốn bỏ ra. Lãi suất 5%
năm. Hỏi số vốn người đó sẽ có được, biết rằng lãi được nhập vào vốn hàng năm?

Bài toán 2: Một hợp đồng tín dụng đã được ký kết với điều kiện hoàn trả như sau:
Cuối năm thứ nhất 5000
Cuối năm thứ hai 5200
Cuối năm thứ ba 5408
Và cứ tiếp tục như vậy trong thời gian 16 năm bằng cách mỗi năm tăng thêm 4% số trả
nợ năm trước vào khoản trả nợ tiếp theo, lãi suất 5%.
Hãy tính số tiền mà khách hàng đã vay được?

32
3.5. THANH TOÁN NỢ THÔNG THƯỜNG
3.5.1. Tổng luận
Khái quát về thanh toán Nợ
Trong chương này, ta nghiên cứu việc thanh toán nợ thông thường, tức khoản nợ chỉ liên
quan đến một chủ nợ để làm cơ sở cho việc nghiên cứu thanh toán nợ trái phiếu trong chương
tiếp theo.
Các khoản nợ thông thường có thể thanh toán một lần hoặc nhiều lần. Trường hợp thanh
toán nhiều lần thì có thể hoặc thanh toán theo chuỗi niên kim cố định hoặc theo chuỗi niên kim
không cố định.
a. Khái quát về tài khoản vãng lai theo lãi gộp
Trong phần một, ta đã nghiên cứu tài khoản vãng lai theo lãi đơn.
Để có thể nắm được kỹ thuật nghiệp vụ về thanh toán nợ thông thường trong kinh doanh
tiền tệ dài hạn, điểu cơ bản trước hết là nắm khái quật về tài khoản vãng lai theo lãi gộp.
33
Ta theo dõi thí dụ dưới đây:
Ngày 1/9/1982 1 cho B vay 3.000
Ngày 1/9/1985 trả cho A 1.000
Ngay 1/9/1986 B trả cho A 2.000
Lãi suất quy định 5% năm (TK cùng lãi suất).
Hãy xác định số dư nợ của B vào ngày 1/9/1987? (tức là ngày tất toán tài khoản).
Bài toán này có thề giải theo bá phương pháp như trong lãi đơn và cũng đều cho kết quả
như nhau. Ở đây ta chỉ sử dụng phương pháp trực tiếp.
Các nghiệp vụ phát sinh trên TK:
TK của B (do A quản lý)

Nợ Có
1/9/1982 3000 1/9/1985 1000
1/9/1986 2000.
34
Căn cứ vào số liệu, ta tính số tiền thu được bên Nơ và bên Có vào ngày tất toán tài
khoản, sau đó ta xác định dư Nợ của B.
TK của B Nợ Có
V5 vào ngày 1/9/1987 V2 từ 1/9/1985 - 1/9/1987
(1982-1987)

V2 = 1000.1,052 = 1102,500
V5 = 3000.1,055
= 3000.1,276282 = 3828,85 V1 từ 1/9/1986 - 1/9/1987
V1 = 2000.1,05= 2000,1,05 = 2100
V2 + V1 = 1102,50 + 2100 = 3202,50

Ngày 1/9/1987 TK của B dư Nợ là:


3828,85 - 3202,50 = 62635
Gọi D87 là số dư Nợ đó, ta có thể viết: D87 = (3000.1,055 ) - (1000.1,052) + (2000.1,05) 35
b. Tổng quát về kỹ thuật thanh toán nợ
Trong phần lớn các trường hợp, việc thanh toán nợ thường thực hiện trả từng định kỳ bằng
niên kim cố định:
a1, a2, a3 ... an
Số tiền mỗi niên kim bao gồm ngoài phần lãi là phần thanh toán nợ gốc:
V = m1 + m2 + m3 +... + mn
Để tiện theo dõi, ta xem xét thí dụ dưới đây:
Ví dụ một người vay một khoản tiền V (ta cũng có thể gọi là D 0 tức khoản nợ vào thời điểm
gốc 0) trong n thời kỳ (ví dụ thời kỳ là năm). Lãi suất i tính cho một đơn vị tiền tệ trong một năm.
Thanh toán nợ theo niên kim cố định.
Như vậy, cuối năm thứ nhất người đó phải thanh toán nợ bằng một niên kim a 1. Số tiền của

niên kim này không những để trả số lãi Vi mà còn phải để trả một phần nợ gốc m1.

36
Ta có: a1 = Vi + m1

m1 gọi là khoản thanh toán nợ gốc lần đầu (ở đây là năm thứ nhất) và như vậy số dư

nợ gốc D1 vào đầu năm thứ hai sẽ là D1 =D0-m1.

Và đến cuối năm thứ hai, người đó phải thanh toán nợ bằng một niên kim a 2. Số tiền

của niên kim này không những để trả số lãi D 1i mà còn để tiếp tục thanh toán một phần nợ

gốc m2.

Ta có: a2 = D1i + m2

Số dư nợ gốc D2 vào đầu năm thứ 3 sẽ là:

D 2 = D 1 - m2
và cứ tiếp tục như vậy.
Đến cuối năm thứ n (năm cuối cùng), người đó phải thanh toán một niên kim a n.

Ta có: an =Dn-1*i + mn
37
BẢNG THANH TOÁN
NỢ

Thời Số dư nợ đầu Lãi của thời Thanh toán


Niên kim (a)
kỳ thời kỳ (D) kỳ (D.i) nợ gốc (m)

1 D0 = V D0.i = V.i m1 a1 = D0.i + m1


2 D 1 = D 0 - m1 D1.i m2 a2 = D1.i + m2
3 D 2 = D 1 - m2 D2.i m3 a3 = D2.i + m3
... ... ... ... ..
p Dp-1 = Dp-2 - mp-1 Dp-1.i mp ap = Dp-1.i + mp
n-1 Dn-2 = Dn-3 - mn-2 Dn-2.i mn-1 an-1 = Dn-2.i + mn-1
n Dn-1 = Dn-2 - mn-1 Dn-1.i mn an = Dn-1.i + mn
D0 = V
38
Nếu xem xét việc thanh toán nợ theo tài khoản vãng lai theo lãi gộp ta cũng có thể lập được
bảng như sau:

Cuối Nợ Có Dư Nợ
thời kỳ
1 V(1+i) a1 V(1+i) - a1
2 V(1+i)2 a1(1+i)2 + a2 V(1+i)2 - [a1(1+i) + a2]
3 V(1+i)3 a1(1+i)2 + a2(1+i) + a3 V(1+i)3 - [a1(1+i)2 + a2(1+i) + a3]
n V(1+i)n a1(1+i)n-1 + a2(1+i)n-2 +... 0
+ an-1(1+i) + an
Qua bảng trên đây cho ta thấy số dư Nơ ở cuối một thời kỳ nào đó sẽ bằng số tiền thu
được của khoản nợ V trừ đi số tiền thu được của số niên kim đã thanh toán của thời kỳ đó.
Mặt khác, nếu người mắc nợ chấp hành nghiêm chỉnh những thỏa thuận, thì đến hết thời
hạn trả nợ, số dư nợ sẽ bằng 0. Cụ thể là: 39
V(1+i)n = a1(1+i)n-1 + a2(1+i)n-2 +... + an-1(1+i) + an
Chia 2 vế cho (l+i)n, ta sẽ có:
V = a1(1+i)-1 + a2(1+i)-2 + ... + an-1(1+i)-(n-1) + an(1+i)-n
Đẳng thức trên đây cho thấy số tiền vay V bằng tổng, giá trị hiện tại của những
niên kim mà người mắc nợ thỏa thuận thanh toán cho chủ nợ.

40
3.5.2. Thanh toán nợ thông thường theo chuỗi niên kim cố định
a. Công thức
Ta giữ nguyên những quy ước ký hiệu ở trên và giả thiết niên kim là cố định thì ta có thể
viết:
a = a1 = a2 = a3 =...
và:
V = a1(1+i)-1 + a2(1+i)-2 + ... + an-1(1+i)-(n-1) + an(1+i)-n
Ta nhận thấy vế thứ hai của đẳng thức trên tạo thành cấp số nhân. Tổng các số hạng sẽ
là: 1-(1+i)-n
V = a. i

Công thức trên có 4 đại lượng ta có thể tính được một trong 4 đại lượng trên nếu biết
được 3 đại lượng khác. .

41
Bài 1: Tính khoản nợ V?
Hãy xác định khoản tiền có thể cho vay biết rằng khoản tiền đó sẽ được trả bằng 15 niên kim, mỗi
niên kim 4.000 và cứ sáu tháng trả một lần. Niên kim thứ nhất được thực hiện sau 6 tháng. Lãi suất 6%
năm.
Bài 2: Tính số tiền của niên kim a?
Một khoản nợ 200000 được hoàn trả trong 10 năm bằng 40 niên kim cố định. Thời hạn mỗi niên
kim là 3 tháng. Niên kim thứ nhất được thực hiện sau 3 tháng.
Hãy xác định số tiền của mỗi niên kim, biết rằng lãi suất năm là 8,25%.

Bài 3. Tính số niên kim n


Hãy tính số lượng niên kim n cần thiết để trả một khoản nợ là 100000 (n là số nguyên) biết rằng mỗi
niên kim bằng 10000 và lãi suất năm là 4,5%?
Bài 4. Tính lãi suất i?
Một người có một khoản tiền 160000. Người đó muốn số tiền đó sau khi cho vay sẽ trả làm 12 lần
mỗi lần 15000 và cứ 6 tháng trả 1 lần, Khoản trả đầu tiên sẽ được thực hiện sau 6 tháng.
Muốn thực hiện các điều kiện trên, lãi suất năm sẽ là bao nhiêu? 42
3.5.3. Định luật về thanh toán nợ gốc
Như chúng ta đã biết các khoản thanh toán nợ gốc m 1 m2, m3, ..., mn đều được thực hiện ở
cuối mỗi thời kỳ thanh toán của khoản nợ, số lãi ở trong mỗi niên kim sẽ biến động theo
hướng giảm dần (vì lãi được tính trên số tiền nợ gốc chưa thanh toán ở đầu mỗi thời kỳ). Các
niên kim đều cố định, do vậy số tiền thanh toán nợ gốc sẽ biến động theo hướng tăng dần.

Dưới đây ta sẽ tìm hiểu xem các khoản thanh toán nợ gốc nối tiếp nhau có tuân theo một
định luật toán học nào không?
Giả thiết có hai thời kỳ thanh toán nợ nối tiếp nhau k và k+1. Giả thiết D là số dư nợ gốc ở
thời kỳ đầu trong hai thời kỳ đó và mk và mk+1 là số tiền thanh toán nợ gốc được thực hiện vào
cuối mỗi thời kỳ đó
- Như vậy niên kim ak thực hiện vào cuối thời kỳ k bao gồm:
+ Số lãi i của khoản nợ tức D.i
43
+ Số tiền trả nợ gốc m
Nói khác đi: ak = Di + mk

- Niên kim ak+1 thực hiện Vào cuối thời kỳ k+1 bao gồm:

+ Số lãi của khoản nợ tức (D - mk)i

+ Số tiền trả nợ gốc mk+1

Nói khác đi: ak+1 = (D-mk)i + mk+1


Vì việc thanh toán nợ được thực hiện bằng niên kim cố định nên ta có thể viết:
ak = ak+1
Hay là:
Di + mk = (D - mk)i + mk+1 Di + mk = Di - mki + mk+1

Di - Di + mk = -mki + mk+1 mk + mki = mk+1 Hay là: mk+1 = mk(1+i)

Nhận xét:
Khoản thanh toán nợ gốc ở cuối một thời kỳ nào đó sẽ bằng khoản thanh toán nợ gốc liền
trước nó nhân với nhi thức (1+i).
44
Khoản thanh toán nợ gốc ở cuối một thời kỳ nào đó sẽ bằng khoản thanh toán nợ gốc được
3.5.4. Tính số tiền thanh toán nợ gốc lần đầu
Vì các khoản thanh toán nợ gốc kế tiếp nhau tạo thành cấp số
nhân với công bội (1+i), do vậy tổng của chúng có thể tính từ khoản
thanh toán nợ gốc lần đầu.
(l+i)n - 1
m1 + m2.+ ... +mn = m1 i
Ta đã biết tổng của chúng là V, do vậy ta cũng có thể viết:
(l+i)n - 1 i
V = m1 . i Ta rút ra: m1 = V. (l+i)n - 1

i
(Cách xác định giá trị của biểu thức: (l+i)n - 1 đã được xem xét ở

phần trên, biểu thức này gọi là lãi suất thanh toán nợ gốc.
Ta cũng có thể tính m1 từ niên kim a:
i
m1 = a - Vi = V. 1-(l+i)-n - Vi 45
5.5.6. Tính số lãi phải trả ở cuối một thời kỳ nào đó
Nếu ta biết khoản trả nợ gốc ví dụ ở thời k thì ta có thể tính ngay được số lãi phải trả của thời kỳ đó: Ik = a
- mk
5.5.7. Tính tổng số tiền thanh toán nợ gốc sau khi thực hiện niên kim thứ hạng k
Gọi Rk là tổng số tiền thanh toán nợ gốc đó, ta có:
Rk = m1 + m2 + m3 +... + mk
(1+i)k - 1 i (1+i)k - 1
Hay là: Rk = m1. (1+i) - 1 = V. (1+i)n - 1 i
(1+i)k - 1
Rút ra: Rk = V. (1+i)n - 1

5.5.8. Tính số dư nợ gốc còn lại sau khi thực hiện niên kim thứ hạng k
Gọi Dk là số dư nợ đó, ta có;
Dk = V - Rk
i (l+i)k - 1 (1+i)k - 1
Hay là: Dk = V - V. (l+i)n - 1 . i = V [1 - (1+i)n - 1 ]

(1+i)n - (1+i)k
Dk = V. (1+i)n - 1
46
3.5.5. Tính số tiền thanh toán nợ gốc ở bất kỳ thời kỳ nào
Theo định luật nêu trên, ta có thể tính được số tiền thanh toán nợ gốc bất kỳ nếu ta
biết được thứ hạng của nó:
mk = m1(1+i)k-1 Ta cũng có thể tính mk từ niên kim a.
i 1-(l+i)-n
Ta đã biết: m1 = V. (l+i)n - 1 và V = a. i
i 1-(l+i)-n i
Như vậy: mk = m1 .(1+i)k-1 k-1
= V.(l+i)n - 1 (1+i) = a. i . (l+i)n - 1 (1+i)
k-1

Hay là: mk = a(l+i)n (l+í)k-1 = a(1+i)-[n-(k-1)]


Ta có thể suy từ mk để tính ra khoản tiền thanh toán nợ gốc lần cuối cùng
mn: mn = a(1+i)-1
Chú ý: Các mối quan hệ trong các đẳng thức mà ta vừa nghiên cứu ở trên đây có
thể sử dụng để.
Một là: Tiến, hành xây dựng bảng thanh toán nợ (phần dưới của chương này sẽ đề
cập đến) theo ý muốn, cụ thể là bảng đó có thể xây dựng từ trái sang phải và từ
trên xuống nhưng cũng có thể xây dựng từ phải sang trái và từ dưới nên. Các phép
tính cũng có thể thực hiện ở bất kỳ dòng nào của bảng.
Hai là. Cho phép kiểm tra sự chính xác của các phép tính đã ghi trong các cột và
47
dòng trong bảng thanh toán nợ.
Toán ứng dụng: Một công ty vay một khoản tiền 10.000.000 và phải trả bằng 18 niên
kim cố định. Niên kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6% hỏi:
a. Tính số tiền của mỗi niên kim.
b Tính số lãi và số nợ gốc phải thanh toán của niên kim thứ nhất và niên kim thứ 6.
c Tính tổng số nợ gốc đã thanh toán sau khi đã thực hiện niên kim thứ 10.
d. Tính số dư nợ gốc sau khi thực hiện niên kim thứ 17.

48
5.5.9. Lãi được thanh toán làm nhiều lần trong một thời kỳ
Có những trường hợp chủ nợ và khách nợ thống nhất với nhau rằng lãi sẽ được thanh toán hai hoặc
bốn lần hoặc nhiều lần hơn trong một thời kỳ.
Ví dụ: Lãi sẽ được thanh toán 6 tháng một lần, trong khi đó nợ gốc mỗi năm thanh toán một lần vào
cuối năm.
Tất nhiên việc thỏa thuận như trên là có lợi cho chủ nợ do lãi được thanh toán ngay trong kỳ. Nhưng
cách trả lãi như vậy không hề có ảnh hưởng đến cách tiến hành thanh toán nợ. Mỗi niên kim vẫn
bao gồm hai phần: Phần lãi và thanh toán nợ gốc chỉ có thay đổi về phương thức thanh toán lãi:
Dki
Thánh toán 2 lần 2 thay cho một lần Dk i Ở trong thời kỳ thứ hạng k+1.

Do vậy tất cả các phép tính đã nghiên cứu ở trên đều có thể áp dụng cho trường hợp này:
Có điều cần khẳng định là trong trường hợp này lãi suất thực tế đối với người đi vay sẽ cao hơn.
i
Trong ví dụ trên đây lãi suất năm tương đương với lãi suất 6 tháng 2 . Nếu gọi t là lãi suất thực tế ;

i 2 i2 i2 i
ta sẽ có: 1 + t = (1 + 2 ) = 1 + i + 4 Rút ra: t = i + 4 = i(1+ 4 )

Điều đó chứng tỏ: t > i Và như vậy giả thiết: i = 0,04 thì lãi suất thực tế t sẽ là: t = 0,0404, 49
5.5.10. Lập bảng thanh toán nợ theo chuỗi niên kim cố định
Nhằm mục đích làm rõ mối quan hệ vay, trả, người mắc nợ thường phải xây dựng một bảng gọi là
bảng thanh toán nợ. Trong bảng có một số cột cho ta biết các thông tin sau:
- Số năm vay tiền
- Khoản dư nợ ở đầu mỗi năm
- Số lãi phải thanh toán cuối mỗi năm
- Số tiền của mỗi niên kim và số lượng niên kim cần thực hiện
- Số tiền thanh toán nợ gốc trong niên kim.
Bài toán: Một khoản nợ 800.000 được thanh toán theo niên kim cố định trong 4 năm, lãi suất 6%.
Hãy lập bảng thanh toán nợ?

50
5.6. CÁC CHẾ ĐỘ KHÁC TRONG THANH TOÁN NỢ THÔNG THƯỜNG
5.6.1. Thanh toán nợ gốc một lần, thanh toán lãi từng thời kỳ

Theo sơ đồ trên đây thì cuối năm, số lãi Vi (tính trên số tiền nợ V) được trả cho chủ nợ. Đến năm
cuối cùng (hết kỳ hạn nợ) số lãi Vi cộng thêm vào toàn hộ nợ gốc được trả cho chủ nợ. Điều trở ngại đối
với người đi vay là phải trả nợ gốc 1 lần đặc biệt là trong trường hợp món vay lớn.
Vì vậy, để đảm bảo được các điều kiện trả nợ lãi và gốc như trên, người đi vay phải chuẩn bị vào
cuối mỗi năm, bắt đầu từ năm thứ nhất Quỹ trả nợ gốc (Sinking Fund) cố định m theo sơ đó dưới đây:

51
Quỹ trả nợ gốc hàng năm phải tính toán sao cho khi hết thời hạn nợ n năm, và sau
mỗi hằm tư bản hóa (tức lãi nhập vốn) quỹ đó với lãi suất năm t tính cho một đơn
vị tiền tộ hoàn toàn có thể bù đắp đầy đủ khoản nợ V.
Với điều kiên như trên V sẽ là số tiền thu được theo lãi suất năm t của n niên kim
cố định, mỗi niên kim là m, tức là:
(1 + t)n - 1 t
m. t = V Rút ra: m = V. (1 + t)n - 1

Do vậy niên kim cố định hàng năm mà người đi vay phải chuẩn bị là:
 t 
a' = m + V.i = V.  + i 
(1 + t)n - 1 
i i
Trường hợp t = i , thì a' = V . [(1 + i)n - 1 + i] Hay là a' = V. 1-(l+i)-n

Ta nhận thấy trường hợp t = i, thì niên kim ở đây là niên kim thông thường mà ta
đã tính ở phần trên đối với các khoản nợ được thanh toán theo niên kim cố định.
52
5.6.2. Thanh toán tiền nợ cả gốc và lãi một lần
Ở trường hợp này để chuẩn bị cho khoản trả nợ lớn như vậy, người đi vạy thường gửi định kỳ một khoản
vốn dưới dạng niên kim cố định vào ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính với lãi suất t (lãi suất t thường
là khác với lãi suất vay i).
Giả thiết V là khoản vốn vay, trong n thời kỳ với lãi suất i và a là niên kim cố định được gửi vào ngân hàng
cuối từng thời kỳ để chuẩn bị cho việc thanh toán nợ, lãi suất t.

Như vậy sau n thời kỳ, món vay sẽ là: V(1+i)n


(l+t)n - 1
và các niên kim a cũng tạo ra trong cùng n thời kỳ số vốn là: a. t
(l+t)n - 1
Nếu tính toán chính xác ta phải có: V(1 +1)n = a. t
Đẳng thức trên đây cho phép tính được một yếu tố khi đã biết các yêu tố khác:
t
Rút ra: a = V.(l+t)n - 1 (1 + i)n

53
Bài toán: Một công ty vay một khoản tiền 10000 và sẽ hoàn trả gốc và lãi một lẩn sau 4 năm.
Lãi suất 5%.
Để chuẩn bị cho việc trả nợ, Công ty thực hiện việc gửi vốn định kỳ vào ngân hàng theo niên
kim cố định, lãi suất 5%. Niên kim đầu tiên được thực hiện sau một năm kể từ ngày vay tiền
Tính số tiền của mỗi niên kim?

54
5.6.3. Niên kim cố định, nhưng lãi thanh toán vào đầu mỗi thời kỳ
Ta vẫn giữ những quy ước đã dùng ở mục II.3 về định luật thanh toán nợ gốc và giả
thiết có 2 thời kỳ nối tiếp nhau k và k+1
Niên kim ak gồm:
+ Tiền thanh, toán nợ gốc: mk
+ Lãi thời kỳ sau: (D-mk)i
Rứt ra: ak = mk + (D-mk)i
Niên kim ak+1 gồm:
+ Tiền thanh toán nợ gốc: mk+l
+ Lãi thời kỳ sau: (D - mk- mk+1)i
Rút ra: ak+1 = mk+1 + (D - mk - mk+1)i
Vì niên kim là cố định, ta có thể viết
mk + (D-mk)i = mk+i + (D - mk - mk+1)i
1
Rút ra: Mk= mk+1(1-i) và mk+1 = mk.1-i

1 1 i
Công bội là 1-i nếu 1+t = 1-i thì t = 1-i
55
Bài toán: Một khoản Nợ 10.000 với thời hạn 3 năm lãi suất 3% hãy lập bảng thanh toán
của khoản nợ trên biết rằng lãi được trả vào dầu hàng năm.

56
5.6.4. Thanh toán nợ theo khoản thanh toán nợ gốc cố định
Giả thiết có hai thời kỳ nối tiếp nhau k và k+1 và m là khoản thanh toán nợ gốc trong mỗi niên kim a k và

ak+1 ta sẽ có:
- Niên kim ak bao gồm: + Số lãi của dư nợ D tức Di
+ Khoản thanh toán nợ gốc m ak = Di + m
- Niên kim ak+l bao gồm: + Số lãi của dư nợ D-m, tức (D-m)i
+ Khoản thanh toán nợ gốc m ak+1 = (D-m)i + m ak+i = Di + m - mi
Ta nhận thấy các niên kim biến động theo cấp số cộng, công sai = -mi. Vì các khoản
thành toán nợ gốc đều cố định nên ta có thể viết:
V
V = n.m Rút ra m = n

Nếu diễn đạt theo đặc điểm của khoản nợ, thì công sai trên đây có thể viết:
Vi V 1
b = - n Niên kim thứ nhất sẽ bằng: a1 = Vi + m = Vi + n = V(i + n )

Khi biết được niêu kim thứ nhất ta có thể tính được bất kỳ niên kim nào:
Vi 1 Vi
ak = a1 + (k-1)(- n ) = V(i + n ) - n (k-1)

1 i
ak = V.[i + n - n (k-1)] Tất cả các yếu tố của khoản nợ như vậy đều được biết. 57
Bài toán: Một khoản nợ 1.000.000 với lãi suất 5% phải thanh toán trong 4 năm. Hãy lập
bảng thanh toán nợ đó biết rằng các niên kim được thực hiện theo thanh toán nợ gốc cố định.

58
6. Nghiệp vụ sở giao dịch chứng khoán
6.1. Tổng luận
Sở giao dịch chứng khoán là nơi mà người mua, người bán gặp nhau để mua, bán chứng
khoán. Đó là một thị trường có tổ chức chặt chẽ, tại đó chỉ những thành viên của sở mới được
mua, bán cho bản thân mình hoặc cho người khác. Việc mua, bán được tiến hành theo những
thể lệ nhất định. Người môi giới chứng khoán và người kinh doanh chứng khoán là các thành
viên quan trọng nhất của Sở giao dịch chứng khoán. Người môi giới chứng khoán hoạt động, với
tứ cách là người đại lý mua hoặc bán chứng khoán cho người khác: cho công chúng, cho một
môi giới chứng khoán khác hoặc cho một người kinh doanh chứng khoán. Người môi giới không
được mua chứng khoán cho mình. Người môi giới tiến hành mua, bán chứng khoán trực tiếp với
người kinh doanh chứng khoán (ví dụ ở Anh) người môi giới cũng có thể mua, bán chứng khoán
với người môi giới khác (ví dụ ở Pháp). Người môi giới được hưởng hoa hồng theo quy định của
Sở giao dịch!.
59
Người kinh doanh chứng khoán hoạt động không, phải với tư cách là người đại lý trung
gian như người môi giới chứng khoán mà mua, bán chứng khoán cho bản thân mình.
Hàng ngày, sở giao dịch chứng khoán công bố giá cả của những giao dịch mua bán
chứng khoán đã diễn ra trong ngày, trong đó bao gồm giá mở cửa và giá đóng cửa, giá thấp
nhất và giá cao nhất. Thông thường giá chứng khoán được xác định cho một chứng khoán.
Tất cả các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán đều phải chịu các chi phí dù là đối với
người bán hay là đối với người mua. Các chi phí đó được phân ra:
- Hoa hồng môi giới dành cho những người môi giới.
- Thuế của sở giao dịch.
- Lệ phí tính trên hoa hồng môi giới.

60
6.2. Nghiệp vụ trao ngay
6.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ trao ngay trên thị trường chứng khoán.
Việc chuyển giao chứng khoán của người bán thông qua môi giới của người bán và việc người mua trả
tiền thông qua môi giới của người mua được thực hiện tức thời hoặc trong thời hạn rất ngắn. Việc chuyển
giao chứng khoán và thanh toán tiền chứng khoán cũng có thể thực hiệu trực tiếp giữa người môi giới với
người kinh doanh chứng khoán. Phương thức khác nhau như trên phụ thuộc vào thông lệ của mỗi nước.
Đôi khi những người môi giới yêu cầu ký gửi trước một số chứng khoán (đối với người bán) Và ký gửi
trước một sổ vốn (đối với người mua).
Người, môi giới trao cho khách hàng một bảng kê mua chứng khoán hoặc bảng kê bán chứng khoán,
nói chi tiết về số tiền, về hoa hồng môi giới và; những chi phí khác.

61
6.2.2. Toán ứng dụng
Bài 1: Một người mua theo nghiệp vụ trao ngay 50 cổ phiếu của công ty X. Giá mỗi cổ phiếu
108. Hỏi người đó phải thanh toán bao nhiêu tiền?
Giải:
- Tiền 50 cổ phiếu 108.50 = 5400
Cộng thêm:
- Hoa hồng môi giới tính 7% trên số tiền cổ phiếu = 37,80
- Lệ phí địa phương tính 2,83% trên số tiền hoa hồng = 1,07
- Thuế sở giao dịch tính 6% trên số tiền hoa hồng = 32,4
Tổng cộng: 5472,27
Số tiền người đó phải thanh toán là: 5472,27

Bài 2: Một người bán theo nghiệp vụ trao ngay 240 RFR với lãi suất thu lợi 3%, giá mỗi
đơn vị thu lợi là 105,40. Hỏi số tiền mà người bán nhận được?
62
6.3. Nghiệp vụ có kỳ hạn
Trọng nghiệp vụ có kỳ hạn của thị trường chứng khoán, mặc dầu người bán và người mua đã
thoả thuận tức thời tính chất, số lượng, giá cả của chứng khoán những việc trao chứng khoán và
thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm trong tương lai gọi là ngày thanh toán.
Sau việc thanh toán, người môi giới chứng khoán có trách nhiệm trình bày với khách hàng của
mình về tài khoản thanh toán đã thực hiện.
Thị trường có kỳ hạn là lĩnh vực đầu cơ. Mỗi nhà đầu cơ đều hy vọng có sự biến động về giá
cả chứng khoán có lợi cho mình diễn ra giữa thời kỳ kết thúc giao dịch và thời kỳ thanh toán và
như vậy họ sẽ kiếm được một khoản lời do chênh lệch giá cả mà không cần bỏ vốn.
Về nghiệp vụ có kỳ hạn của thị trường chứng khoán người ta phân biệt các nghiệp vụ sau:
- Nghiệp vụ có kỳ hạn dứt điểm
- Nghiệp vụ có kỳ hạn bù hoãn mua
- Nghiệp vụ có kỳ hạn có tiền cược
- Nghiệp vụ phối hợp 63
Toán ứng dụng:
Ngày 8/3 có 100 cổ phiếu của Công ty Z, giá cổ phiếu là 125,40 đã được thực hiện
bằng nghiệp vụ có kỳ hạn dứt điểm ngày thanh toán 23/3.
Yên cầu:
a. Điều kiện cụ thể để người mua có thể trở thành người đầu cơ giá lên và người bán
có thể trở thành người đầu cơ giá xuống
b. Lập tài khoản thanh toán của người mua và của người bán.
Giải:
Nhắc lại:
Những điều kiện của nghiệp vụ không được thay đổi, ngày thanh toán người bán phải
trao 100 cổ phiếu của Công ty z và người mua phải thanh toán theo giá cổ phiếu 125,40.
Để đảm bảo yêu cầu của bài toán ta nghiên cứu nghiệp vụ về phương diện người mua
và về phương diện người bán.
64
A. Về phương diện người mua: Ngày 8/3, ngày kết thúc phiên giao dịch, người mua không
thanh toán tiền cho khoản giao dịch đã thoả thuận (anh ta là một nhà đầu cơ, anh ta hy vọng
rằng, trong khoảng thời gian: từ 8/3 đến 23/3 (ngày thanh toán) sẽ có sự lên giá cổ phiếu của
Công ty Z. Và nếu được vậy, anh ta sẽ bán lại vào ngày thanh toán theo nghiệp vụ trao ngay số
cổ phiếu mua được để lấy tiền thanh toán số cổ phiếu đã mua. Dưới đây lần lượt cụ thể hoá
các khía cạnh:
a) Ngày 23/3 việc thanh toán được thực hiện bằng cách bán số cổ phiếu Z với giá X mỗi cổ
phiếu để lấy tiền thanh toán số cổ phiếu đã thoả thuận ngày 8/3 theo giá 125,40.
Như vậy, anh ta sẽ được một khoản lãi Y, là khoản chênh lệch giữa số tiền bán cổ phiếu và
số điểm mua cổ phiếu và được thể hiện dưới hình thức một hàm số của X:
Y = 100(X - 125,40)
Chưa tính những chi phí đối với việc bán và việc mua)

65
Ta có thể diễn đạt kết quả hoạt động của anh ta bằng đồ thị dưới đây:

Nhận xét:
- Đây là một hàm số tuyến tính với hệ số góc dương.
- Đồ thị chứng tỏ rằng, người mua sẽ có lãi nếu vào ngày thanh toán giá cổ phiếu Z sẽ
cao hơn 125,40. Đây là nghiệp vụ đầu cơ giá lên. 66
b. Tính đầy đủ các chi phí đối với nghiệp vụ mua bán chứng khoán ký hạn như sau:
Mua
1. Số tiền giao dịch: 12540.100 = 12540
2. Hoa hồng môi giới 5%0 tính trên số tiền g.dịch 12540.5% = 62,70
3. Lệ phí 2,83% tính trên số tiền hoa hồng 62,70.2,83%.= 1,77
4. Thuế 3% tính trên số tiền giao dịch 12540 .3%= 37,62
Tổng số chi phí cho việc mua =102,09
Bán:
l. Số tiền giao dịch: X.100=100.X
2. Hoa hồng 5%0 tính trên số tiền giao dịch 100X.5% = 0,5X
3. Lệ phí 2,83% tính trên số tiền hoa hồng 0,5X .2,83%= 0,014X
4. Thuế 3% tính trên số tiền giao dịch 100X.3% = 0,3X
Tổng cộng chi phí cho việc bán: = 0,814X
Tổng cộng chi phí bán và mua sẽ là: 102,09 + 0,814X
Như vậy, ta sẽ có phương trình diễn đạt kết quả hoạt động của anh ta, có tính đến các chi phí như sau:
Y = 100(X-125,40) - (102,09 + 0,814X) = 99.186X - 12642,09
Nhận xét: Người mua muốn có lãi, thì ngày thanh toán, bán cổ phiếu Z phải cao hơn >= 127,46 tức X phải cao hơn
67
hoặc bằng 127,46 (X >= 127,46)
c. Tài khoản thanh toán do môi giới của người mua lập và giả thiết việc bán trao ngay số cổ phiếu Z vào ngày
thanh toán theo giá 128,20. Ta sẽ có tài khoản đó dưới đây:
Tài khoản của người mua lập, thanh toán ngày 23/3
Nợ

Ngày Số lượng cổ
Khoản mục Giá Số vốn Hoa hồng Lệ phí Thuế
tháng phiếu

8/3 Cổ phiếu Z 100 125,4 12540 62,7 1,77 37,62

Tổng hoa hồng 126,8

Lệ phí 3,58

Thuế 70,08

Dư có 73,54

12820

Ngày Số lượng cổ
Khoản mục Giá Số vốn Hoa hồng Lệ phí Thuế
tháng phiếu

23/3 Cổ phiếu Z 100 128,2 12820 64,1 1,81 38,46

12820
68
Chỉ dẫn đối với tài khoản thanh toán:
- Chi phí (hoa hồng, lệ phí, thuế) "có liên quan đến việc mua cổ phiếu được ghi bên Nợ tài khoản
thanh toán của người mua.
- Chi phí (hoa hồng, lệ phí, thuế) có liên quan đến việc bán cổ phiếu ghi bên: Nợ tài khoản thanh
toán của người bán.
- Tuy nhiên, khi thanh, toán, chi phi về mua và bán cổ phiếu đều được gộp lại và phải ghi bên Nợ
tài khoản, phản ánh đúng tính chất của chúng.
- Dư có tài khoản thanh toán là 73,54. Đó cũng chính là số lãi thu được từ nghiệp vụ đầu cơ.
Đúng vậy, nếu thay X = 128,20 ta tìm thấy lãi đó:
Y = 99,186X- 12642,09
= (99,186x128,20) - 12642,09
= 73,54

69
B. Về phương diện người bán
Ngày 8/3, ngày kết thúc phiên giao dịch, người bán (một nhà đầu cơ) không có những cổ phiếu để trao
cho người mua vào ngày thanh toán 23/3. Như vậy, trên thực tế người đó đã bán khống. Nhà đầu cơ hy
vọng rằng trong khoảng thời gian từ 8/3 đốn 23/3 (ngày thanh toán) sẽ có sự xuống giá cổ phiếu của công ty
Z và nếu được như vây, họ sẽ mua vào ngày thanh toán theo nghiệp vụ trao ngay số cổ phiếu mà nhà đầu
cơ phải giao bằng việc sử dụng tiền thanh toán vào ngày 23/3 để mua số cổ phiếu đó. Quá trình kinh doanh
được thể hiện cụ thể theo các bước sau đây.
a, Ngày 23/3 người đầu cơ (người kinh doanh) mua số cổ phiếu Z theo giá X mỗi cổ phiếu bằng việc sử
dụng số tiền thanh toán vào ngày 23/3 của người mua được thoả thuận vào ngày 8/3 với giá 125,40 mỗi cổ
phiếu. Như vậy người đầu cơ sẽ được một khoản lãi Y, là chênh lệch giữa số tiền mua cổ phiếu (23/3) và
bán cổ phiếu (8/3) và được thể hiện dưới một hàm số của X:
Y = 100(125,40-X)
(chưa tính chi phí cho việc bán và mua)

70
Ta có thể diễn đạt kết quả hoạt động của anh ta bằng đồ thị dưới đây

Nhận xét:
Đồ thị chứng tỏ rằng, người đầu cơ sẽ có lãi nếu vào ngày thanh toán, giá cổ phiếu Z sẽ
xuống thấp hơn 125,40. Đây là người đầu cơ giá xuống.

71
c) Tài khoản thanh toán do môi giới của người bán lập và ta giả thiết rằng việc mua trao ngay số cổ phiếu Z vào
ngày thanh toán theo giá 122,90. Ta sẽ có tài khoản đó dưới đây:
Tài khoản của Người bán thanh toán ngày 23/3
Nợ

Ngày Số lượng
Khoản mục Giá Số vốn Hoa hồng Lệ phí Thuế
tháng cổ phiếu
23/3 Cổ phiếu Z 100 122,9 12290 61,45 1,74 36,87
Tổng hoa hồng 124,15
Lệ phí 3,51
Thuế 74,49
Dư có 47,85
12540

Ngày Số lượng
Khoản mục Giá Số vốn Hoa hồng Lệ phí Thuế
tháng cổ phiếu
8/3 Cổ phiếu Z 100 125,4 12540 62,7 1,77 37,62
12540

Số dư có tài khoản là 47,85, đó chính là số lãi mà người bán thu được. Đúng vậy, nếu thay X = 122,90 vào
phương trình ta sẽ có được lãi đó:
72
Y = 124.37,91 - 100,814X = 12437,91 - (100,814x122,90)= 47,85.
b. Tính đẩy đủ chi phi về việc bán có kỳ hạn và về việc mua trao ngay, ta sẽ thấy như sau:
Bán số tiền giao dịch 125,40.100 = 12540
Hoa hồng môi giới 5% tính trên số tiền giao dịch 12540.5% = 62,70
Lệ phí 2,83% tính trên số tiền hoa hồng 62,70.2,83% = 1,77
Thuế 3% tính trên số tiền giao dịch 12540.3% = 37,62
Tổng cộng chi phí cho việc bán: = 102,09
Mua: Số tiền giao dịch X.100 = 100X
Hoa hồng 5% tính trên số tiền giao dịch . 100X.5% = 0,5X
Lệ phí 2,83% tính trên số tiền hoa hồng 0,5X .2,83.%= 0,014X
Thuế 3% tính trên số tiền giao dịch 100X.3% = 0,3X
Tổng cộng cho việc mua: = 0.814X
Tổng cộng chi phí bán và mua sẽ là: 102,09 + 0,814X
Ta có phương trình diễn đạt kết quả hoạt động của anh ta, có tính đến chi phí như sau:
Y = 100.(125,40-X) - 0.814X - 102,09 = 12473,91 - 100,814X
Nhận xét: Người bán muốn có lãi thì ngày thanh toán giá mua cổ phiếu Z phải thấp hơn =< 123,37
tức X =< 123,37.
VD1: Một người muốn có một khoản vốn 125.779 bằng cách mỗi năm người đó gửi đều đặn
vào ngân hàng 10.000 với lãi suất 5,00% năm. Hỏi người đó phải gửi vào ngân hàng bao
nhiêu niên kim để có được số vốn trên với điều kiện số niên kim n là số nguyên.
A. 10 B. 11 C. 12 D. 13
ANSWER: A

VD2: Một người muốn có một khoản vốn 157.203 bằng cách mỗi năm người đó gửi đều đặn
vào ngân hàng 10.500 với lãi suất 6,00% năm. Hỏi người đó phải gửi vào ngân hàng bao
nhiêu niên kim để có được số vốn trên với điều kiện số niên kim n là số nguyên.
A. 11 B. 12 C. 13 D. 14
ANSWER: A

VD3: Một người muốn có một khoản vốn 196.773 bằng cách mỗi năm người đó gửi đều đặn
vào ngân hàng 11.000 với lãi suất 7,00% năm. Hỏi người đó phải gửi vào ngân hàng bao
nhiêu niên kim để có được số vốn trên với điều kiện số niên kim n là số nguyên.
A. 12 B. 13 C. 14 D. 15

ANSWER: A 74
VD1: Hãy xác định khoản tiền có thể cho vay biết rằng khoản tiền đó sẽ được trả bằng 15 niên
kim, mỗi niên kim 4.000 và cứ 6 tháng trả 1 lần. Niên kim thứ nhất được thực hiện sau 6 tháng.
Lãi suất năm là 6,25% năm. (chú ý: lãi suất 6 tháng được làm tròn 2 con số sau dấu phẩy)
A. 47.476,60 B. 48.426,13 C. 49.394,65 D. 50.382,54

ANSWER: A
VD2: Hãy xác định khoản tiền có thể cho vay biết rằng khoản tiền đó sẽ được trả bằng 16 niên
kim, mỗi niên kim 4.200 và cứ 6 tháng trả 1 lần. Niên kim thứ nhất được thực hiện sau 6 tháng.
Lãi suất năm là 6,35% năm. (chú ý: lãi suất 6 tháng được làm tròn 2 con số sau dấu phẩy)
A. 52.236,11 B. 53.280,84 C. 54.346,45 D. 55.433,38

ANSWER: A
VD3: Hãy xác định khoản tiền có thể cho vay biết rằng khoản tiền đó sẽ được trả bằng 17 niên
kim, mỗi niên kim 4.400 và cứ 6 tháng trả 1 lần. Niên kim thứ nhất được thực hiện sau 6 tháng.
Lãi suất năm là 6,45% năm. (chú ý: lãi suất 6 tháng được làm tròn 2 con số sau dấu phẩy)
A. 57.145,83 B. 58.288,74 C. 59.454,52 D. 60.643,61

75
ANSWER: A
VD4: Một người muốn có một khoản vốn 144.646 bằng cách mỗi năm người đó gửi đều
đặn vào ngân hàng 11.500 với lãi suất 5,00% năm. Hỏi người đó phải gửi vào ngân hàng
bao nhiêu niên kim để có được số vốn trên với điều kiện số niên kim n là số nguyên.
A. 10 B. 11 C. 12 D. 13

ANSWER: A
VD5: Một người muốn có một khoản vốn 179.660 bằng cách mỗi năm người đó gửi đều
đặn vào ngân hàng 12.000 với lãi suất 6,00% năm. Hỏi người đó phải gửi vào ngân hàng
bao nhiêu niên kim để có được số vốn trên với điều kiện số niên kim n là số nguyên.
A. 10 B. 11 C. 12 D. 13

ANSWER: B
VD6: Một người muốn có một khoản vốn 223.606 bằng cách mỗi năm người đó gửi đều
đặn vào ngân hàng 12.500 với lãi suất 7,00% năm. Hỏi người đó phải gửi vào ngân hàng
bao nhiêu niên kim để có được số vốn trên với điều kiện số niên kim n là số nguyên.
A. 11 B. 12 C. 13 D. 14
76
ANSWER: B
VD4: Hãy xác định khoản tiền có thể cho vay biết rằng khoản tiền đó sẽ được trả bằng 18
niên kim, mỗi niên kim 4.600 và cứ 6 tháng trả 1 lần. Niên kim thứ nhất được thực hiện sau 6
tháng. Lãi suất năm là 6,55% năm. (chú ý: lãi suất 6 tháng được làm tròn 2 con số sau dấu
phẩy)
A. 62.105,28 B. 63.347,38 C. 64.614,33 D. 65.906,62
ANSWER: A
VD5: Hãy xác định khoản tiền có thể cho vay biết rằng khoản tiền đó sẽ được trả bằng 19
niên kim, mỗi niên kim 4.800 và cứ 6 tháng trả 1 lần. Niên kim thứ nhất được thực hiện sau 6
tháng. Lãi suất năm là 6,65% năm. (chú ý: lãi suất 6 tháng được làm tròn 2 con số sau dấu
phẩy)
A. 63.110,94 B. 67.139,30 C. 68.482,08 D. 69.851,72
ANSWER: B
VD6: Hãy xác định khoản tiền có thể cho vay biết rằng khoản tiền đó sẽ được trả bằng 20
niên kim, mỗi niên kim 5.000 và cứ 6 tháng trả 1 lần. Niên kim thứ nhất được thực hiện sau 6
tháng. Lãi suất năm là 6,75% năm. (chú ý: lãi suất 6 tháng được làm tròn 2 con số sau dấu
phẩy)
A. 67.899,46 B. 72.233,47 C. 73.678,14 D. 75.151,70
77
VD1: Một công ty vay một khoản tiền 10.510.000 và phải trả bằng 10 niên kim cố định. Niên
kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính số tiền của mỗi niên kim.
A. 1.427.972,24 B. 1.456.531,69 C. 1.485.662,32 D. 1.515.375,57

ANSWER: A
VD2: Một công ty vay một khoản tiền 11.040.000 và phải trả bằng 11 niên kim cố định. Niên
kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính số tiền của mỗi niên kim.
A. 1.399.794,04 B. 1.427.789,92 C. 1.456.345,72 D. 1.485.472,63

ANSWER: A
VD3: Một công ty vay một khoản tiền 11.590.000 và phải trả bằng 12 niên kim cố định. Niên
kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính số tiền của mỗi niên kim.
A. 1.382.420,77 B. 1.410.069,19 C. 1.438.270,57 D. 1.467.035,98

ANSWER: AVD
78
VD4: Một công ty vay một khoản tiền 12.170.000 và phải trả bằng 13 niên kim cố định. Niên
kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính số tiền của mỗi niên kim.
A. 1.374.724,48 B. 1.402.218,97 C. 1.430.263,35 D. 1.458.868,62

ANSWER: A
VD5: Một công ty vay một khoản tiền 12.780.000 và phải trả bằng 14 niên kim cố định. Niên
kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính số tiền của mỗi niên kim.
A. 1.333.687,08 B. 1.374.935,14 C. 1.402.433,84 D. 1.430.482,52

ANSWER: B
VD6: Một công ty vay một khoản tiền 13.420.000 và phải trả bằng 15 niên kim cố định. Niên
kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính số tiền của mỗi niên kim.
A. 1.340.307,48 B. 1.381.760,29 C. 1.409.395,50 D. 1.437.583,41

ANSWER: B
79
VD1: Một công ty vay một khoản tiền 10.510.000 và phải trả bằng 10 niên kim cố định.
Niên kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính số lãi phải trả của
niên kim thứ 6.
A. 360.908,31 B. 368.126,48 C. 375.489,01 D. 382.998,79

ANSWER: A
VD2: Một công ty vay một khoản tiền 11.040.000 và phải trả bằng 11 niên kim cố định.
Niên kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính số lãi phải trả của
niên kim thứ 6.
A. 412.994,48 B. 421.254,37 C. 429.679,45 D. 438.273,04

ANSWER: A
VD3: Một công ty vay một khoản tiền 11.590.000 và phải trả bằng 12 niên kim cố định.
Niên kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính số lãi phải trả của
niên kim thứ 6.
A. 463.032,00 B. 472.292,64 C. 481.738,50 D. 491.373,27
80
VD4: Một công ty vay một khoản tiền 12.170.000 và phải trả bằng 13 niên kim cố định.
Niên kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính số lãi phải trả của
niên kim thứ 6.
A. 512.205,33 B. 522.449,44 C. 532.898,43 D. 543.556,40

ANSWER: A
VD5: Một công ty vay một khoản tiền 12.780.000 và phải trả bằng 14 niên kim cố định.
Niên kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính số lãi phải trả của
niên kim thứ 6.
A. 533.057,48 B. 561.113,14 C. 572.335,40 D. 583.782,11

ANSWER: B
VD6: Một công ty vay một khoản tiền 13.420.000 và phải trả bằng 15 niên kim cố định.
Niên kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính số lãi phải trả của
niên kim thứ 6.
A. 579.682,93 B. 610.192,56 C. 622.396,41 D. 634.844,34

ANSWER: B 81
VD1: Một công ty vay một khoản tiền 10.510.000 và phải trả bằng 10 niên kim cố định.
Niên kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính tổng số nợ gốc
đã thanh toán sau khi thực hiện xong niên kim thứ 8.
A. 7.891.966,17 B. 8.049.805,49 C. 8.210.801,60 D. 8.375.017,63

ANSWER: A
VD2: Một công ty vay một khoản tiền 11.040.000 và phải trả bằng 11 niên kim cố định.
Niên kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính tổng số nợ gốc
đã thanh toán sau khi thực hiện xong niên kim thứ 8.
A. 7.298.333,81 B. 7.444.300,49 C. 7.593.186,50 D. 7.745.050,23

ANSWER: A
VD3: Một công ty vay một khoản tiền 11.590.000 và phải trả bằng 12 niên kim cố định.
Niên kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính tổng số nợ gốc
đã thanh toán sau khi thực hiện xong niên kim thứ 8.
A. 6.799.766,03 B. 6.935.761,35 C. 7.074.476,58 D. 7.215.966,11
ANSWER: A
82
VD4: Một công ty vay một khoản tiền 12.170.000 và phải trả bằng 13 niên kim cố định.
Niên kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính tổng số nợ gốc đã
thanh toán sau khi thực hiện xong niên kim thứ 8.
A. 6.379.160,38 B. 6.506.743,58 C. 6.636.878,46 D. 6.769.616,03

ANSWER: A
VD5: Một công ty vay một khoản tiền 12.780.000 và phải trả bằng 14 niên kim cố định.
Niên kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính tổng số nợ gốc đã
thanh toán sau khi thực hiện xong niên kim thứ 8.
A. 5.718.048,10 B. 6.018.998,00 C. 6.139.377,96 D. 6.262.165,52

ANSWER: B
VD6: Một công ty vay một khoản tiền 13.420.000 và phải trả bằng 15 niên kim cố định.
Niên kim thứ nhất được thực hiện ngay sau 1 năm. Lãi suất 6%. Tính tổng số nợ gốc đã
thanh toán sau khi thực hiện xong niên kim thứ 8.
A. 5.421.162,64 B. 5.706.486,99 C. 5.820.616,73 D. 5.937.029,06

83
ANSWER: B

You might also like