You are on page 1of 20

CÁC DẠNG BÀI TẬP THI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

I. BÀI TẬP VỀ LÃI SUẤT, DÒNG TIỀN


1. Cho biết lãi tiết kiệm 1 năm tính lãi kép n năm
AD CT tính lãi gộp = (1+r)n – 1
VD: Ngân hàng bạn công bố lãi suất gửi tiết kiệm 1 năm là 8,4%, lãi suất này tương đương với
lãi suất kép 3 năm là: (1+0.084)3 – 1 = 27.4%
2. Cho lãi suất tiết kiệm tháng -> Tính lãi kép năm
(1+r)nx12 – 1
VD; Ngân hàng công bố lãi suất gửi tiết kiệm tháng là 1%, lãi suất này tương đương với lãi suất
kép năm là: (1+0.01)12 – 1 = 12.68%

3. Cho lãi suất tiết kiệm năm -> Tính lãi tháng

√1+r n −1
12

4. Cho lãi suất tiết kiệm năm -> Tính lãi ngày:
√1+r n−1
365/ n

VD: Lãi suất năm 14,5%/năm  ls 45 ngày = 365/ 45√ 1.145 -1 = 1.68%

5. Tính lãi suất trả sau, trả trước:


L ã i su ấ t tr ả sau
L ã i su ấ t tr ả tr ướ c=
1+ L ã i su ấ t tr ả sau
Lãi suất trả sau= Lãi suất trả trước (1+ Lãi suất trả trước) n
0.1
VD1: Khi lãi suất trả sau là 10% thì lãi suất trả trước là: x= =9.09 %
1+0.1
VD2: NH công bố LS gửi tiết kiệm trả trước là 10%, lãi suất này tương đương với LS trả sau là:
0.1 (1+ 0.1) = 11%
6. Lãi gộp liên tục là 20%, tính lãi đơn.
ADCT: 1+R = er  R = er – 1 = e0.2 = 22.14% (Shift Ln 0.2 -1)

7. Tính dòng tiền tương lai


a. Cho số tiền gửi tiết kiệm, sau n năm, lãi suất r
FVn = PV (1+r) n
VD: Gửi tiết kiệm 8000$ trong 15 năm với lãi suất 15%, sau 15 năm đó ta có:
FV15 = 8.000 (1+0.15 )15 = 65.096$

b. Cho số tiền tương lai, lãi suất năm, số năm (n)


Hỏi mỗi tháng gửi bao nhiêu tiền để n năm nhận được số tiền đó
FV∗r
PV r= n
(1+r )¿
((1+ r ) – 1)¿
VD2: Năm nay Minh 4 tuổi, bố mẹ Minh dự định năm 9 tuổi sẽ đăng ký cho Minh học trường
QT, học phí đóng khi nhập học là 150.000$. Giả sử lãi suất tiết kiệm hàng năm k đổi là 5%, vậy
hàng tháng bố mẹ Nam phải gửi tiết kiệm bao nhiêu tiền để khi nhập học có đủ tiền đóng
II. BÀI TẬP VỀ BẢO CHỨNG
1. BT về bảo chứng 1: Tính giá trị thực có trên TK bảo chứng
VD1: Vào ngày 15/4/2008, một khách hàng mua 100 cổ phần XYZ trên tài khoản bảo chứng với số tiền
là 5.000$. Cùng ngày khách hàng gửi 4.000$ để thanh toán. Dư nợ là 1.000$.
Giá đóng cửa của cổ phiếu XYZ trong ngày 15/4/2008 là 52$/1CP và trong ngày 16/4/2008 là 48$/1CP.
Hỏi giá trị chứng khoán thực có trên tài khoản bảo chứng của khách hàng vào ngày 15/4, 16/4 và
17/4/2008 tương ứng là bao nhiêu? Lựa chọn 1 trong các phương án sau:
Đáp án: 4.000$; 4.200$; 3.800$
2. Ngày 1: NĐT mua 1.000 CP giá 100, thanh toán 50tr, vay 50tr
Ngày 2: Vay bảo chứng, giá CP còn 90tr
Ngày 3: Giá CP còn 92tr
Tính giá trị thực có cuối ngày 1, 2, 3 của NĐT
Đáp án: Ngày 1: Gía trị thực có = Vốn ĐT = 50tr
Ngày 2: Gía trị thực có = 1000 x 90tr – 50tr = 40tr
Ngày 3: Gía trị thực có = 1000 x 92tr – 50tr = 42tr
2. BT về bảo chứng 2: Tính giá trị thị trường hiện hành
Vào ngày 15/4/2008, một khách hàng mua 100 cổ phần XYZ trên tài khoản bảo chứng với số tiền là
5.000$. Cùng ngày khách hàng gửi 4.000$ để thanh toán. Dư nợ là 1.000$.
Giá đóng cửa của cổ phiếu XYZ trong ngày 15/4/2008 là 52$, trong ngày 16/4/2008 là 48$.
Hỏi giá trị thị trường hiện hành của chứng khoán đó tương ứng trong ngày 15,16 và 17/4/2008 là bao
nhiêu. Lựa chọn 1 trong các phương án sau:
Đáp án: 5.000$; 5.200$; 4.800$
4. BT về bảo chứng 3: Gọi ký quỹ
1. Tỷ lệ KQ TK Bảo chứng 50%, Tỷ lệ KQ duy trì 40%. KH mua 2.000 CP giá 100k/1 CP. Sau khi
mua hôm sau giá còn 75k/1CP. Người MG phải gọi ký quỹ là bao nhiêu?
Đáp án: Khoản tiền thực giảm còn 1 nửa là: 50tr
Gtri CP: 75k x 2.000 = 150 tr
TK KDT: 150tr x 40% = 60tr
 Phải bổ sung: 60tr – 50tr = 10 triệu
2. Khách hàng mua cổ phiếu trên tài khoản bảo chứng với tổng giá trị là 16.000$ bằng cách vay 8.000$ từ
công ty môi giới và trả 8.000$ còn lại bằng tiền. Giả sử giá trị thị trường hiện hành của cổ phiếu giảm
xuống còn 12.000$ và giả sử theo qui định pháp luật mức duy trì ký quỹ bắt buộc là 25%, hỏi khách hàng
cần phải có ít nhất bao nhiêu tiền trong tài khoản để đảm bảo mức ký quỹ duy trì? Hãy chọn phương án
đúng trong số các phương án sau: 3.000$; 4.000$; 2.000$; 3.500$
3. Giả sử Tỷ lệ ký quỹ 26%, KH mua 16.000$ (thanh toán 8.000$, vay 8.000$), nếu giá CP giảm xuống
còn 12.000$,
a. Hỏi KH phải ký quỹ duy trì bao nhiêu: => 12.000$ x25% = 3.000$
b. Nếu tỷ lệ Ký quỹ quy trì 40% ,MG sẽ gọi KH ký quỹ duy trì bao nhiêu:
GT thực có: 12.000$ – 8.000$ = 4.000$
Ký quỹ quy trì 40% -> 12.000$ x 40% = 4.800$
 KH phải ký quỹ duy trì thêm 800$

III. BÀI TẬP TÍNH GIÁ TRỊ CUỘC GỌI


1. Công ty môi giới trả lương cho người môi giới cố định 1 năm là 60,49 triệu đồng. Biết ngày làm
việc trong 1 năm là 263 ngày. Trong một ngày môi giới dự kiến gọi 100 cú điện thoại (không tính
cước cuộc gọi). Hãy xác định giá trị của 1 cuộc gọi tìm khách hàng: Đáp án: 60,49tr/263/100
=2300 đ
2. Hãy chọn phương án đúng về giá trị của một cuộc gọi điện thoại tìm kiếm khách hàng trong số
các lựa chọn sau khi biết: Người MG được hưởng lương cố định năm là 100trđ/năm; Ngày làm
việc trong năm là 263 ngày; Trong 1 ngày MG dự kiến gọi 100 cuộc điện thoại; Không tính cước
phí cuộc gọi
a. 3.802 đồng
b. 3.000 đồng
c. 5.000 đồng
d. 2.000 đồng
Đáp án: a (100 tr/ 263 ngày/ 100 cuộc ĐT)

IV.BÀI TẬP VỀ P/E


1. Cty A có SLCP đang lưu hành là 288 triệu CP, Doanh thu 932 tỷ, Nợ phải trả 109tỷ, Thuế
TNDN: 41 tỷ. Giá CP trên thị trường là 25.000đ
Tính P/E của cty A
Đáp án: P/E = Giá Thị trường/EPS; EPS = Lợi nhuận sau thuế/Tổng SLCP đang lưu hành
LNST = 932 – 109 – 41 = 782tr
EPS = 782/288 = 2.71
P/E = 25/2.71 = 9.22

IV. BÀI TẬP VỀ TÍNH CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN


Kết quả giao dịch các loại CK trong các ngày như sau:
Ngày 1/2/N: Ngày đầu tiên chứng khoán A, B được niêm yết và giao dịch

STT MÃ CK Khối lượng niêm yết (triệu cổ phiếu) Giá giao dịch (nghìn đồng)

1 A 10 20

2 B 12 21
Ngày 2/2/N: Chứng khoán C được niêm yết và giao dịch phiên đầu tiên, kết quả cụ thể

STT MÃ CK Khối lượng niêm yết (triệu cổ phiếu) Giá giao dịch (nghìn đồng)

1 A 10 21

2 B 12 25

3 C 10 10

Hãy xác định chỉ số giá chứng khoán ngày 2/2/N theo phương pháp bình quân gia quyền giá trị, với
quyền số là chứng khoán niêm yết.

∑ P1∗Q1 ∗100 %=( 10∗21+12∗25+10∗10 )∗100 %=135 %


Đáp án: ∑ P0∗Q0 10∗20+12∗21

V. BÀI TẬP KHỚP LỆNH


VD1: Giả sử có bảng lệnh như sau
Giá tham chiếu: 100

Stt Thời gian đặt Nhà đầu Loại lệnh Khối lượng Giá Khối lượng bán Giá bán
lệnh tư mua mua

1 9h05 B LO 1000 101

2 9h07 A MP 5000

9h50 C LO 2000 102

10h10 D 1000 102

Hãy xác định số tiền nhà đầu tư A phải trả, biết rằng phí giao dịch là bằng 0?
Đáp án: 101*1000+102*2000=305000, D hết giờ
VD2: Giả sử có các lệnh mua và bán một loại chứng khoán của các nhà đầu tư trong khớp lệnh liên
tục như sau:

Stt Thời gian đặt Nhà đầu tư Lệnh Giá Khối lượng Giá tham
lệnh chiếu

1 9h00 A Bán 101000 1000 100000

2 9h05 B Mua 102000 300

3 9h06 C mua 103000 200

Hãy xác định kết quả giao dịch (giá và khối lượng) của các nhà đầu tư (A, B và C)?
A: bán 500; B: mua 300; C: mua 200
Bài 4
Giả sử có bảng lệnh như sau: Giá tham chiếu bằng 100
STT Thời gian Nhà Đtư Lọai lệnh KL mua Gía mua KL bán Giá bán
nhập lệnh

1 9h05 B LO 1000 101

2 9h07 A MP 5000

9h50 C LO 2000 102

10h10 D LO 1000 103

Hãy xác định số tiền Nhà Đtư A phải trả? Biết rằng phí giao dịch là bằng 0.
NĐtư A mua được 1000 CP giá 101
2000 CP giá 102
So tien phai tra là 305.000=1000*101+2000*102
30. Giả sử có các lệnh mua và bán 1 lọai CK của các nđtư trong khớp lệnh liên tục như sau:

STT Thời gian Nđtư Lệnh Giá KL Giá tham


đặt lệnh chiếu

1 9h00 A Bán 101.000 1.000 100.000

2 9h05 B Mua 102.000 300

3 9h06 C Mua 103.000 200

Hãy xác định kết quả giao dịch ( giá và KLượng) của các Nđtư ( A,B,C)?
Nđtư A bán được 500 CP giá 101.000
Nđtư B mua được 300 CP giá 101.000
Nđtư C mua được 200 CP giá 101.000
VD3: cho hai tình huống giao dịch cùng một loại cổ phiếu trong thời gian khớp lệnh liên tục như
sau:
Tình huống 1:

Stt Thời gian đặt Lệnh Giá Khối lượng Giá tham
lệnh chiếu

1 9h00 Bán 101000 1000 100000

9h05 Mua 102000 1000

Khớp lệnh 1000 giá 101.000


Tình huống 2:

Stt Thời gian đặt Lệnh Giá Khối lượng Giá tham
lệnh chiếu
1 9h00 Mua 102000 1000 100000

9h05 Bán 101000 1000

Khớp lệnh 1000 giá 102.000


Hãy so sánh kết quả khớp lệnh giữa tình huống 1 so với tình huống 2 qua các phương án sau:
a. cao hơn
b. thấp hơn
c. bằng nhau
d. không xác định được
VD4. Số lệnh của cổ phiếu XXX với giá đóng cửa trước đó là 30,5 như sau:

Mua Giá Bán


1.100 (H) 30,9 200 (B)
500 (A) 30,8 -
300 (C) 30,6 500 (I)
- 30,5 1000 (E)
600 (D) 30,4 700 (F)
500 (G) 30,3 -
ATO 500 (J)
Hãy xác định giá và khối lượng giao dịch: 30,4
11.Dạng bài tập về chứng quyền
Quyền chọn mua CP số lượng 2.000cp, giá 4$/1cp, thời hạn 6 tháng. Giá hiện tại 100$/1cp; giá quyền
mua 103$/cp. Ngày đáo hạn 103$/cp. NĐT lãi, lỗ?
12. Tính ngày giao dịch k hưởng quyền, ngày Đăng ký cuối cùng
13. Tính ngày tiền bán CP về tài khoản nếu GD T+2
Trong tháng 7 chúng ta không có ngày nghỉ lễ, giả sử lệnh bán chứng khoán của bạn đã được thực hiện
thành công vào phiên giao dịch ngày 16 tháng 7 (thứ 6). Trong thời gian thanh toán theo quy định
hiện hành là T + 2. Thời gian tiền được chuyển vào tài khoản của bạn là: Chủ nhật 18/7; Thứ hai
19/7; Thứ ba 20/7; Thứ tư 21/7;
14. BT về vòng quay vốn
Các TIPS: Liên quan đến EPS, P/e thì cứ đáp án nào nhỏ nhất, hoặc giảm là chọn
Liên quan đến Quyền chọn thì cứ đáp án nào lỗ nhiều nhất thì chọn
Sóng Eliot: thì sóng 4 so với sóng 3 là 38%; Sóng 2 so sóng 1 là 61,8 %
Liên quan đến bé Minh thì đáp án có đuôi: 24, 09, 51,53,58 mà chọn

CÂU HỎI LÝ THUYẾT


Câu 1: Thanh tra chứng khoán có quyền phạt tiền + cảnh cáo; Ủy ban phạt được quyền phạt tiền +
cảnh cáo +phạt bổ sung (Luật 70)
Điều 120. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chánh Thanh tra chứng khoán có các quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có các quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2
và khoản 3 Điều 119 của Luật này.
Câu 2, Nhân viên môi giới vi phạm quy định đặt lệnh của mình trước khách hàng thì bị phạt ntn?
Phạt bổ sung?

Câu 3, Các mốc phạt tiền của công ty chứng khoán khi vi phạm
Điều 21, Nghị định Số: 108/2013/NĐ-CP
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán thực hiện một trong
những hành vi vi phạm sau:
a) Không ban hành đầy đủ hoặc không tuân thủ quy trình nội bộ, quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát
nội bộ và quản trị rủi ro, quy tắc đạo đức hành nghề phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh của công ty;
b) Không tuân thủ quy định của Luật chứng khoán, Luật doanh nghiệp và quy định pháp luật khác về
quản trị, điều hành công ty;
c) Lập, xác nhận hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến có thông tin không
chính xác hoặc không sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội
dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ;
d) Không thu thập, cập nhật đầy đủ thông tin về khách hàng, trừ trường hợp khách hàng không cung cấp
đầy đủ thông tin; không cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, trung thực cho khách hàng;
đ) Không tách biệt về văn phòng làm việc, nhân sự, hệ thống dữ liệu, báo cáo giữa các bộ phận nghiệp vụ;
không thiết lập bộ phận thông tin liên lạc với khách hàng và giải quyết khiếu nại của khách hàng.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán thực hiện một trong
những hành vi vi phạm sau:
a) Không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng từ liên quan đến hoạt động của công ty; hồ sơ, tài liệu,
chứng từ lưu giữ không phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch của khách hàng và của công ty;
b) Mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho khách hàng, nhận lệnh của khách hàng và thực hiện lệnh giao
dịch của khách hàng không đúng quy định pháp luật;
c) Vi phạm quy định về trách nhiệm của công ty chứng khoán trong việc thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu
tư chứng khoán, tư vấn tài chính; thực hiện hành vi bị cấm trong nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, tư
vấn tài chính;
d) Nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trái quy định pháp luật;
đ) Không thiết lập, duy trì hệ thống kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro theo quy định pháp
luật; không giám sát, ngăn ngừa xung đột lợi ích giữa các khách hàng hoặc giữa công ty chứng khoán,
người hành nghề chứng khoán và khách hàng theo quy định pháp luật;
e) Đưa ra nhận định hoặc đảm bảo với khách hàng về mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên khoản
đầu tư của mình hoặc đảm bảo khách hàng không bị thua lỗ, trừ trường hợp đầu tư vào chứng khoán có
thu nhập cố định.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán thực hiện một
trong những hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán;
b) Thỏa thuận hoặc đưa ra lãi suất cụ thể hoặc chia sẻ lợi nhuận hoặc thua lỗ với khách hàng để lôi kéo
khách hàng tham gia giao dịch;
c) Thanh toán giao dịch với người khác không phải là người đứng tên tài khoản giao dịch mà không có ủy
quyền bằng văn bản của người đứng tên tài khoản;
d) Tiết lộ thông tin khách hàng, trừ trường hợp được pháp luật quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn
các thông tin về khách hàng theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
đ) Vi phạm quy định về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán; vi phạm quy định về điều kiện, hạn chế bảo
lãnh phát hành chứng khoán; vi phạm quy định về hạn chế đầu tư của công ty chứng khoán;
e) Thực hiện giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp không đúng quy định pháp
luật; thực hiện tăng, giảm vốn điều lệ không đúng quy định pháp luật;
g) Vi phạm quy định về giao dịch ký quỹ chứng khoán;
h) Thực hiện mua hoặc cho khách hàng mua chứng khoán khi không có đủ tiền theo quy định, trừ trường
hợp pháp luật quy định khác.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán thực hiện một
trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không xây dựng hệ thống quản lý tách bạch tiền của khách hàng hoặc không quản lý tách bạch tiền gửi
giao dịch chứng khoán của từng khách hàng hoặc không quản lý tách bạch tiền của khách hàng với tiền
của công ty chứng khoán; trực tiếp nhận và chi trả tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng; nhận ủy
quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của khách hàng;
b) Vi phạm quy định về quản lý chứng khoán của khách hàng;
c) Vi phạm quy định về hạn chế vay nợ hoặc về hạn chế cho vay;
d) Sử dụng vốn và tài sản của công ty để cho vay trái quy định pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng
đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm c, đ, g Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Câu 4 Khi công ty phát hành CP thưởng thì: EPS, P/E thay đổi ntn
Về mặt định giá, việc phát hành thêm cổ phiếu sẽ khiến lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên dẫn đến lãi cơ
bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) giảm theo tỷ lệ tương ứng. Do đó, khi thị giá điều chỉnh, P/E của cổ phiếu
sẽ không thay đổi.

Câu 5, Lệnh ATO , ATC là gì?


1. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO):
 Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới
hạn trong khi so khớp lệnh.
 Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATO
trên sổ lệnh
 Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa
và sẽ tự động tự hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không
được thực hiện hết.
2. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC):
 Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới
hạn trong khi so khớp lệnh.
 Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATC
trên sổ lệnh
 Lệnh sẽ tự động tự hủy bỏ sau khi hết phiên nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện
hết.

Câu 6: Biên độ giá sàn HNX, HOSE, Upcom

Câu 7: Doanh nghiệp NN được nắm giữ tối đa bao nhiêu % cổ phần của công ty VN
Doanh nghiệp có vốn nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước đầu tư, góp vốn một phần hoặc toàn bộ vốn
điều lệ. Ở các doanh nghiệp này, nhà nước là một chủ đầu tư, một cổ đông nắm giữ phần vốn góp từ 0%
đến 100% vốn điều lệ. Nhà nước có thể là chủ sở hữu duy nhất hoặc đồng sở hữu đối với các tổ chức, cá
nhân khác. Phụ thuộc vào phần vốn góp của nhà nước là dưới 50%, trên 50% hay 100% vốn điều lệ mà
quyền và nghĩa vụ của nhà nước với doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau.
Câu 8: Ủy ban chứng khoán có quyền và nghĩa vụ gì?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về
chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan
trọng về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
a) Dự thảo thông tư và các văn bản khác về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán hàng năm.
3. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc
phạm vi quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự
án, đề án thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán sau khi được cấp có thẩm quyền ban
hành hoặc phê duyệt.
5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
6. Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận liên quan đến
hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi liên quan đến hoạt
động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
7. Quản lý, giám sát hoạt động của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán
và các tổ chức phụ trợ; tạm đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu ký của các Sở Giao dịch
chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; chấp thuận các quy định, quy chế của các Sở Giao dịch chứng
khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán; chấp thuận việc đưa vào giao dịch các loại chứng khoán
mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới.
8. Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động
chứng khoán và thị trường chứng khoán.
9. Thực hiện công tác thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; tổ chức
quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và thị
trường chứng khoán.
10. Tổ chức nghiên cứu khoa học; tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi
dưỡng cho đội ngũ công chức, viên chức quản lý chứng khoán và nhân viên hành nghề chứng khoán; phổ
cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng.
11. Thực hiện hợp tác quốc tế, xây dựng và triển khai chính sách hội nhập trong lĩnh vực chứng khoán và
thị trường chứng khoán theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
12. Hướng dẫn, kiểm tra các hiệp hội chứng khoán trong thực hiện mục đích, tôn chỉ và Điều lệ hoạt
động; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của các hiệp hội
chứng khoán theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
13. Thực hiện chế độ báo cáo về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật và
phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi
đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi
quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của
pháp luật; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc
sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ
trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
16. Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác, tài sản được giao; thực hiện
chế độ tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động theo quy định của cấp có thẩm quyền.
17. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp
luật.
Câu 9, Hồ sơ thành lập ngân hàng lưu ký gồm những gì?
Ngân hàng lưu ký là cách gọi ngắn gọn để chỉ ngân hàng thương mại hoạt động lưu ký chứng khoán và
được xác định là thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 56, Luật Chứng khoán, ngân hàng lưu ký là ngân hàng thương
mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán
và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên lưu ký.
Ngân hàng thương mại được đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
(Khoản 1, Điều 57 Luật Chứng khoán)
Thứ nhất, có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, trong đó có hoạt động lưu ký chứng
khoán.
Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam là văn bản pháp lý quyết định đến sự ra đời hợp pháp của
ngân hàng, đây là văn bản do ngân hàng nhà nước cấp cho ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện thành lập. Nội
dung về hoạt động lưu ký chứng khoán cũng được thể hiện trong văn bản này. Ví dụ: Trong Giấy phép
thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam có ghi nhận nội
dung hoạt động của ngân hàng này là: “Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh
doanh khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng theo văn bản chấp thuận của ngân hàng nhà nước Việt
Nam và các quy định của pháp luật.”
Thứ hai, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng, hoạt động
kinh doanh có lãi trong năm gần nhất.
Tỷ lệ an toàn vốn trong tiếng anh là “Capital Adequacy Ratio (CAR)”, Tỷ lệ an toàn vốn được sử dụng
như một chỉ số để ngân hàng và nhà đầu tư nhận biết mức độ rủi ro của từng ngân hàng. Tỷ lệ này thường
được sử dụng để báo hiệu cho người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và cũng nhằm mục đích tăng tính
ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống ngân hàng thương mại. Điều 9, Thông tư 22/2019/TT-NHNN
quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
riêng lẻ: Từng ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ 9%.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ (%) = (Vốn tự có riêng lẻ/Tổng tài sản Có rủi ro riêng lẻ) x 100%.
Thứ ba, có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán.
Đây là các điều kiện vật chất đảm bảo thực hiện cơ bản, hiệu quả hoạt động lưu ký chứng khoán và
thanh toán giao dịch chứng khoán. Việc đáp ứng điều kiện này khá đơn giản và một khi ngân hàng
đã có ý thức hoạt động lưu ký chứng khoán thì đây là điều hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng
Câu 10, Sau bao nhiêu ngày được chấp nhận niêm yết CP thì phải hoàn tất phát hành?
Căn cứ Khoản 11 Điều 9 Thông tư 202/2015/TT-BTC: “Tổ chức được chấp thuận niêm yết phải đưa
chứng khoán vào giao dịch trong vòng chín mươi (90) ngày, kể từ ngày được Sở giao dịch chứng khoán
chấp thuận
Câu 11, Trường hợp nào chào mua công khai phải báo cáo ngoại trừ?
Các đối tượng quy định trên không phải chào mua công khai nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
i) Mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng mới phát hành dẫn đến việc sở hữu đạt các mức quy định trên theo
phương án phát hành đã được Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng, Ban đại diện quỹ đóng thông qua;
ii) Nhận chuyển nhượng cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành dẫn đến việc
sở hữu đạt các mức theo quy định trên đã được Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng, Ban đại diện quỹ
đóng thông qua. Trong các trường hợp này, Đại hội đồng cổ đông, Ban đại diện quỹ đóng phải xác định
rõ đối tượng chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng;
iii) Chuyển nhượng cổ phiếu giữa các công ty hoạt động theo nhóm công ty bao gồm tập đoàn kinh tế,
tổng công ty, công ty mẹ, công ty con và không dẫn đến trường hợp sở hữu chéo theo quy định của Luật
Doanh nghiệp;
iv) Tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phiếu trong các đợt đấu giá chứng khoán chào bán ra công chúng, các đợt
chào bán khi chuyển nhượng vốn nhà nước hoặc vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
khác;
v) Tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phiếu từ hoạt động chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;
vi) Tặng cho, thừa kế cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng;
vii) Chuyển nhượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật, quyết định của Trọng tài.
Câu 12. Mượn, thuê chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc cho mượn, cho thuê chứng chỉ hành nghề
chứng khoán bị phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng
2. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng
3.Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng
Câu 13: Thay đổi thứ tự ưu tiên đối với lệnh đặt của khách hàng
1. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
2. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng
3.Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng

(Sửa đổi năm 2021: Cảnh cáo; phạt tiền; đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 12
tháng; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề
chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng)
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày quyết
định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, b, c và
d Khoản 6 Điều này.)
Câu 14.
Vi phạm thao túng thị trường chứng khoán
Theo Nghị định, “thao túng thị trường chứng khoán” là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt
động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán, gồm
một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:
1. Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục
mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo.
2. Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao
dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu
chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo.
3. Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị
trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường.
4. Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng
khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán.
5. Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại
chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó
sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó.
6. Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự
thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
Căn cứ Điều 35 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, hành vi thao túng thị trường chứng khoán mà chưa đến
mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không thấp hơn
mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.( Mức phạt tiền tối đa
trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là
3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân.)
Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn
mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định
tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này để xử phạt.
Ngoài ra, đối tượng có hành vi thao túng thị trường chứng khoán có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt
bổ sung là đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng
hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 18 tháng đến 24 tháng…
Đáng chú ý, đối với hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm Nghị định số 156/2020/NĐ-CP có hiệu lực
mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định số 156/2020/NĐ-CP đã có hiệu lực thì
áp dụng quy định của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm
pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.
Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành trước ngày Nghị định số 156/2020/NĐ-
CP có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy
định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 108/2013/NĐ-CP và Nghị định số 145/2016/NĐ-
CP để giải quyết.

Câu 15: Câu hỏi về điều kiện thành lập chi nhánh của 1 công ty chứng khoán
- Duy trì điều kiện cấp phép kinh doanh hiện tại cho trụ sở chính và các chi nhánh, phòng giao dịch hiện
tại (nếu có);
- Tại thời điểm thành lập chi nhánh, không bị đặt vào tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ
hoạt động theo quy định pháp luật;
- Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong
vòng 06 tháng tính đến thời điểm UBCKNN nhận được hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh;
- Phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán được ủy quyền tại chi nhánh: Có đủ cơ sở vật chất, kỹ
thuật, trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính, phần mềm phục vụ cho hoạt động phân tích đầu tư,
phân tích và quản lý rủi ro, lưu trữ, bảo quản chứng từ, tài liệu và các thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh
cho trụ sở làm việc của công ty theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị.
- Giám đốc chi nhánh phải đáp ứng các tiêu chuẩn:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật;
+ Không bị xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng mười hai (12)
tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
+ Có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh mà chi nhánh được thực hiện,
có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán ít nhất hai (02) năm và có
kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu một (01) năm;
- Có tối thiểu hai (02) người hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh thực hiện tại
chi nhánh.
• Lưu ý: Chi nhánh công ty chứng khoán phải chính thức triển khai hoạt động trong vòng ba (03) tháng kể
từ ngày được UBCKNN chấp thuận thành lập. Quá thời hạn trên, UBCKNN thu hồi quyết định chấp
thuận thành lập chi nhánh

Câu 16 Mệnh giá trái phiếu

- Trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, mệnh giá là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam
hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam.
Câu 17 Tách Gộp cổ phiếu

Tách và gộp cổ phiếu là việc làm tăng hoặc giảm số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty cổ phần mà
không làm thay đổi vốn điều lệ, vốn cổ phần hay toàn bộ giá trị thị trường tại thời điểm tách hoặc gộp cổ
phiếu

Tách cổ phiếu sẽ làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành và làm giảm mệnh giá cổ phiếu tương
ứng với tỷ lệ tách, do đó giá cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ giảm tương ứng

Gộp cổ phiếu sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành, mệnh giá cổ phiếu tăng lên và giá thị
trường của cổ phiếu cũng tăng lên tương ứng với tỷ lệ gộp cổ phiếu

Câu 18 Quy trình sau giao dịch

Câu 19 Công ty chứng khoán được cung cấp thông tin khách hàng cho những ai
Sở giao dịch ck

VSD

UBCK

Cơ quan quản lý khác

Câu 20: Công ty chứng khoán có những nhiệp vụ nào Có được tư vấn tranh chấp hợp đồng ko?

1. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau
đây:a) Môi giới chứng khoán;b) Tự doanh chứng khoán;c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán;d) Tư vấn
đầu tư chứng khoán.

2. Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán khi được cấp phép
thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.

3. Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được
cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán."

4.Các nghiệp vụ hỗ trợ khác:

a.Tư vấn tài chính: bao gồm các dịch vụ sau:

-Tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp, thâu tóm, sáp nhập DN, tư vấn quản trị công ty cổ phần.

-Tư vấn chào bán, niêm yết chứng khoán

-Tư vấn cổ phần hoá, xác định giá trị DN

-Tư vấn tài chính khác phù hợp với quy định pháp luật.

b.Lưu ký chứng khoán

Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gởi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hang, giúp
khách hang thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán; là công việc đầu tiên để các chứng
khoán có thể giao dịch trên thị trường tập trung.

Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán bao gồm các dịch vụ sau:

-Cung cấp dịch vụ lưu ký và thanh toán các giao dịch chứng khoán cho khách hang.

-Cung cấp dịch vụ đăng ký chứng khoán đối với các chứng khoán phát hành riêng lẻ.

-Làm đại lý chuyển nhượng theo yêu cầu của tổ chức phát hành đối với các chứng khoán phát hành riêng
lẻ.

Câu 21 Cổ phiếu Lô lẻ thì mua bán như thế nào


Câu 22 Các giao dịch Cổ phiếu lô lớn CCQ đóng, CC ETF

từ ngày 04/01/2021 HOSE triển khai áp dụng tăng đơn vị giao dịch lô chẵn là 100 đối với cổ phiếu, chứng
chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền có đảm bảo

Lô chẵn:là bội số của 100, từ 100 – 500.000 cp và áp dụng cho GD khớp lệnh

Lô lớn > 500.000 và áp dụng cho GD thỏa thuận

Khối lượng đặt giao dịch thỏa thuận >= 20.000 CP

Câu 11: Sóng elliot với fibonaci

Đo sóng (dựa trên sự thoái lùi hay mở rộng của các tỷ lệ fibonacci)
+ Sóng 2: thường thoái lùi 50% - 60% so với sóng 1.
+ Sóng 3: thường gấp 1.62-2.62 lần sóng 1.
+ Sóng 4: thường thoái lùi 30%-50% lần sóng 3.
+ Sóng 5: sẽ bằng: 1 hoặc 1.62 hoặc 2.62 lần chiều dài sóng 1.

Câu 23 Quy định thành lập kiểm toán nội bộ


Nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Người làm việc bộ phận này không phải là người đã từng bị xử phạt từ mức phạt tiền trở lên đối với các
hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm trong vòng 05 năm gần nhất tính tới
năm được bổ nhiệm;
- Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ phải là người có trình độ chuyên môn về luật, kế toán, kiểm toán; Có
đủ kinh nghiệm, uy tín, thẩm quyền để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao;
- Không phải là người có liên quan đến các trưởng bộ phận chuyên môn, người thực hiện nghiệp vụ, Tổng
Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Giám đốc chi nhánh trong công ty chứng
khoán;
- Có chứng chỉ chuyên môn Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc Chứng
chỉ hành nghề chứng khoán, và chứng chỉ chuyên môn Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng
khoán;
- Không kiêm nhiệm các công việc khác trong công ty chứng khoán.

Câu 24 .ĐIỀU KIỆN PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU

Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành trong nước sẽ không vượt quá 100 nhà đầu tư trong vòng 1
năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành. Sau thời gian nêu trên, số lượng nhà đầu tư là không giới hạn.
-Doanh nghiệp phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn;
-Có thời gian hoạt động tối thiểu 1 năm;
-Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đầy đủ
điều kiện;
-Ký hợp đồng với tổ chức tư vấn về phát hành hồ sơ trái phiếu theo đúng quy định;
-Đảm bảo tuân thủ số lượng nhà đầu tư khi phát hành;
-Có phương án phát hành được phê duyệt;
-Thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi của trái phiếu đã phát hành trong 3 đợt liên tiếp trước đó;
-Đáp ứng đủ các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định pháp luật;
-Đảm bảo số dư nợ trái phiếu riêng lẻ tại thời điểm phát hành không vượt quá 5 lần vốn sở hữu, căn cứ
theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
-Mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong vòng 90 ngày kể từ ngày công bố tin tức. Đợt phát hành sau
phải cách đợt trước tối thiểu 6 tháng

Câu 25 : Khi công ty sát nhập cổ phiếu có làm tăng SL cổ đông, SL CP của cty k?

Không

Câu 26 . ĐK phát hành CP của CTy đại chúng

Công ty đại chúng là công ty cổ phần nếu thuộc trong các loại hình dưới đây:

– Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu
quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;

– Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật chứng khoán.

Như vậy, để công ty đại chúng là công ty cổ phần phải đáp ứng điều kiện trên

Công ty đại chúng phải có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng

– Khả năng sản xuất kinh doanh phải có lãi, lãi được tính là 1 năm trước khi chào bán

– Nhà đầu tư nắm giữ ( không kể các tổ chức tài chính) công ty đại chúng yêu cầu phải có tối thiều là 100
nhà đầu tư

– Thời gian các thành viên trong ban lãnh đạo công ty nắm giữ cổ phiếu không quy định tỷ lệ và thời gian

Ngoài ra, công ty đại chúng muốn được niêm yết trên sàn chứng khoán phải đáp ứng yêu cầu dưới
đây:

+ Công ty đại chúng phải có vốn điều lệ trên 80 tỷ đồng

+ Khả năng sản xuất kinh doanh phải có lãi, lãi được tính là 2 năm trước khi niêm yết

+ Nhà đầu tư nắm giữ ( không kể các tổ chức tài chính) công ty đại chúng yêu cầu phải có tối thiều là 100
nhà đầu tư, điều kiện 100 cổ đông nắm giữ ít nhất 20% cổ phiếu

+ Ban lãnh đạo nắm giữ 100% trong 6 tháng đầu tiên và 50% trong 6 tháng tiếp theo.
Câu 27 Quyền hạn, Nghĩa vụ của Trung tâm lưu ký

Ban hành các quy chế hoạt động nghiệp vụ sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận theo
quy định của pháp luật về thị trường chứng khoán.

- Chấp thuận, giám sát và hủy bỏ tư cách thành viên của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán theo quy chế
của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.

- Cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán và các dịch vụ khác theo yêu cầu
của khách hàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán theo quy định
của pháp luật và phân công của chủ sở hữu.

- Lập Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ và Quỹ dự phòng rủi ro thanh toán theo quy định của pháp luật
chứng khoán.

- Thu tiền cung cấp dịch vụ chứng khoán theo quy định của pháp luật và các khoản thu khác.

- Nghiên cứu và đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền việc sửa đổi, ban hành các cơ chế,
chính sách liên quan đến hoạt động chứng khoán.

- Hợp tác quốc tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhằm mục tiêu phát triển thị trường chứng
khoán theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các quyền khác theo quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy
phạm pháp luật khác.

2.Nhiệm vụ của TTLK:

Tiếp nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước theo chế độ tài chính đối
với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.

- Cung cấp các dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và các dịch vụ khác có liên quan
đến chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng và quy định của pháp luật.

- Tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh
năm (05) năm, hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Câu 28 Quyền hạn của chủ tịch UBCKNN? Có bao gồm yêu cầu khởi tố hay thanh tra khí có dấu
hiệu vi phạm k?
a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản
3 Điều 119 của Luật này (Luật 70CK)

(2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều
hình thức xử phạt bổ sung bao gồm đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến
hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, Chứng chỉ hành nghề chứng khoán; tịch thu toàn bộ
các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có và số chứng khoán được sử dụng để vi phạm.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn
phải thực hiện các biện pháp bao gồm buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật; buộc huỷ bỏ, cải
chính những thông tin sai lệch, thông tin sai sự thật; buộc phải thu hồi số chứng khoán đã phát hành, hoàn
trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua chứng khoán cho nhà đầu tư.)

TỔNG HỢP

6. Các mức phạt tiền và hình thức phạt khi cho thuê, mượn CCHNCK; đặt sai lệnh
7. Hành vi thao túng giá cổ phiếu
8. Tính chỉ số VNindex của 3 cp A,B, C vào ngày niêm yết
9. Tính P/E
10. Tính ngày gd k hưởng quyền; ngày tiền về TK nếu giao dịch T+2
11. Quyền chọn mua CP số lượng 2.000cp, giá 4$/1cp, thời hạn 6 tháng. Giá hiện tại 100$/1cp; giá quyền
mua 103$/cp. Ngày đáo hạn 103$/cp. NĐT lãi, lỗ?
12. Gd chứng khoán lô lẻ?
13. Đkien phát hành trái phiếu
14. Thâu tóm CP gồm các thủ tục?
15. Đk phát hành CP của cty đại chúng
16. Quyền hạn của chủ tịch UBCKNN? Có bao gồm yêu cầu khởi tố hay thanh tra khí có dấu hiệu vi
phạm k?
17. Quyền hạn, nghĩa vụ Trung tâm lưu ký
18. BT về xoay vòng CK
19. BT về tính giá trị cuộc gọi
20.Giao dịch bảo chứng, bài tập về bảo chứng
21. Xoay vòng chứng khoán
22.Bán khống chứng khoán
23.Thanh toán bù trừ: VN hiện nay áp dụng các loại thanh toán BT nào.
24.Phân biệt giữa tư vấn chứng khoán và môi giới chứng khoán
25.Phẩm chất của người MGCK
26.Các đối tượng đc mở TK tại VSD
27.Thanh tra phạt tnao?

You might also like