You are on page 1of 5

ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG 10

(NGÀY 11/3/2022)
Thời gian: 180 phút

Câu 1 (3,0 điểm):


a. Trong các phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 3 hoặc cấu trúc bậc 4, nhóm R của các
amino axit có thể tham gia hình thành nên các loại liên kết nào?
b. Cho các chất sau: Ca2+, CO2, ethanol, glucose, ARN, H2O. Hãy sắp xếp các chất đó
theo thứ tự giảm dần khả năng khuếch tán qua lớp phospholipid kép của màng sinh chất.
Giải thích cơ sở của sự sắp xếp đó.
c. Hình 1 thể hiện lớp phôtpholipit kép của 3 loại màng tế bào khác nhau (cấu trúc màng theo
mô hình khảm lỏng của S.J.Singer, G.Nicolson - 1972). Ở cùng điều kiện nhiệt độ, hãy sắp
xếp độ lỏng của các màng A, B và C theo thứ tự tăng dần. Giải thích.

Hình 1
Câu 2 (2,0 điểm):
1. Tại sao hô hấp tế bào lại bao gồm một chuỗi các phản ứng sinh hóa chứ không
phải là một phản ứng duy nhất?
2. Hai tế bào nhân tạo, màng có tính đàn hồi và thấm chọn lọc (thấm nước và đường
đơn nhưng không thấm với các đường đôi) được ngâm vào ống A và B chứa dung
dịch của các loại chất tan khác nhau:

Hãy cho biết:


a. Môi trường ngoài tế bào ở ống A và B là đẳng trương, ưu trương hay nhược trương so
với dung dịch bên trong tế bào? Giải thích.
b. Sau khi đặt vào môi trường, kích thước của tế bào trong ống A và B sẽ thay đổi như
thế nào so với ban đầu? Giải thích.
Câu 3 (2,0 điểm) 1
7
a. Hình bên mô tả cấu trúc đơn giản của một tế bào động vật 1 2
điển hình với một số cấu trúc được đánh số từ (1) đến (7).
Hãy xác định tên của từng cấu trúc và cho biết những cấu trúc
6 3
nào thuộc hệ thống màng nội bào? Giải thích.
b. Bảng dưới đây thể hiện kết quả của một thí nghiệm điển
hình về sự dung hợp tế bào của người và chuột trong các điều
5 4
kiện khác nhau:
Thí Mô tả Nhiệt Kết quả
nghiệm độ
Dung hợp tế bào người và Các prôtêin màng
1 370C
chuột trộn lẫn với nhau
Dung hợp tế bào người và Các prôtêin màng
2 chuột, bổ sung chất ức chế 37 C
0
trộn lẫn với nhau
tổng hợp ATP
Dung hợp tế bào người và Không có sự trộn
3 40C
chuột lẫn prôtêin màng
Từ kết quả trên có thể rút ra những kết luận gì? Giải thích.
Câu 4. (2,0 điểm) Phân lập và chuyển các ti thể vào môi trường đệm thích hợp, có O 2. Sau
đó, lần lượt bổ sung các chất hóa học vào môi trường đệm và đo lượng O 2. Dựa vào kết quả
thí nghiệm ở hình 2, hãy xác định mỗi câu sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a. Sau khi bổ sung malat, lượng O2 giảm vì malat không được chuyển vào ti thể.
b. Bổ sung ADP, lượng O2 giảm mạnh hơn so với trước đó.
c. Khoảng 3 đến 4 và 5 đến 6, lượng O2 giảm do màng tăng tính thấm với H+.
d. Khoảng 2 đến 3 và 6 đến 7 có độ sụt giảm O 2 tương tự nhau chứng tỏ xianua có tác
dụng giống với malat. Malat (µmol)

1 2 ADP (µmol) + Pi (µmol)


môi trường đệm (µmol)
Lượng oxi (O2) trong

3
2,4-đinitrophenol
(1mmol)
4
5
Xianua
(1mmol)
6 7 Thời gian

Ghi chú: kí hiệu 2, 3, 5, 6 trên hình là các thời điểm cho


chất hóa học tương ứng vào môi trường đệm

Hình 2
Câu 5 (2,0 điểm)
Trong một thí nghiệm, ti thể được nuôi trong môi trường chứa đệm phosphate,
succinate (nguồn cho e-), ADP, sau đó là chất ức chế được bổ sung vào môi trường. Mức
O2 môi trường được theo dõi trong suốt quá trình nghiên cứu. Bảng dưới đây cho biết
một số chất ức chế và tác động của chúng, đồ thị bên cạnh thể hiện 3 dạng tác động của
các chất ức chế với mức O2 môi trường.
Chất ức chế Tác động Ti thể
Chất
ADP
(1)FCCP Tăng tính thấm của màng trong với proton ức chế

(2)Malonate Ngăn cản oxi hóa succinate Mức O2


a
(3)Cyanide Ức chế chuỗi truyền e-
b
(4)Atractyloside Ức chế protein vận chuyển ADP vào trong ti
c
thể
Chỉ ra đường phù hợp thể hiện tác động của mỗi chất ức chế.
Câu 6 (2,0 điểm)
Các nhà khoa học tách riêng tilacoit của lục lạp và đưa vào môi trường tương tự
như chất nền của lục lạp. Theo dõi pH của môi trường chứa tilacoit ở các điều kiện khác
nhau và thu được kết quả thể hiện ở hình bên. Trong đó, (i) là thời điểm bắt đầu chiếu
sáng, (ii) là thời điểm một chất X được thêm vào môi trường đang được chiếu sáng.
a) Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính
từ khi bắt đầu thí nghiệm, pH của môi trường chứa
tilacoit thay đổi như thế nào so với trước khi chiếu
sáng? Giải thích.
b) Chất X có thể là chất ức chế quá trình nào
dưới đây? Giải thích.
(1) Quá trình photphorin hóa oxi hóa.
(2) Quá trình tổng hợp enzim rubisco.
(3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và
II.
(4) Quá trình phân hủy NADPH.
Câu 7 (2,0 điểm):
Nghiên cứu về sự điều hoà chu kỳ tế bào ở người cho thấy protein p16 (khối lượng
phân tử 16kDa) có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển tiếp từ pha G 1 sang pha S,
làm chậm sự tiến triển của chu kỳ tế bào. Bản chất của protein p16 là một chất ức chế
enzim kinaza phụ thuộc cyclin (Cdk). Khi không có p16, Cdk4 kết hợp với cyclin D và
tạo thành phức hệ protein có hoạt tính, phức hệ này photphorin hoá một protein có tên là
retinolastoma, làm giải phóng yếu tố phiên mã E2F1 (vốn bình thường ở trạng thái liên
kết với retinolastoma).
a) Tại sao sự chuyển tiếp từ pha G 1 sang S lại là mấu chốt quan trọng nhất trong
điều hoà chu kỳ tế bào?
b) Yếu tố phiên mã E2F1 có thể có vai trò gì trong sự diễn tiến của chu kỳ tế bào?
c) Các phát hiện gần đây cho thấy hàm lượng protein p16 trong tế bào người già cao
hơn hơn so với người trẻ tuổi. Ý nghĩa của điều này đối với hiện tượng lão hóa là gì?
d) Thuốc điều trị ung thư thường được dùng phối hợp không chỉ một loại để tác
động tới nhiều giai đoạn của chu kỳ tế bào. Tại sao điều này là một cách điều trị tốt hơn
so với việc sử dụng một loại thuốc duy nhất?
Câu 8 (2,0 điểm):
Lớp tế bào biểu mô ruột gấp nếp thành các đỉnh gọi là nhung mao và những rãnh
tương ứng xung quanh được gọi là các xoang. Những tế bào trong vùng rãnh tiết ra một
loại protein gọi là Netrin-1, làm nồng độ của chúng tương đối cao trong các rãnh. Netrin-
1 là phối tử (ligand) của một protein thụ thể được tìm thấy trên bề mặt của tất cả các tế
bào biểu mô ruột, giúp khởi phát một con đường truyền tin nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng
và phân chia tế bào. Tế bào biểu mô ruột sẽ trải qua apoptosis (sự tự chết theo chương
trình) trong trường hợp không được phối tử Netrin-1 liên kết.
a. Ví dụ này đặc trưng cho kiểu truyền tin nào (nội tiết, cận tiết, tự tiết)? Giải thích.
b. Dự đoán vị trí tế bào tăng trưởng và chết nhiều nhất trong biểu mô và giải thích.
Câu 9 (2,0 điểm):
a. Một đột biến trong gen làm thay đổi sản phẩm mà gen đó mã hóa, từ đó ảnh hưởng đến
sự phân ly không bình thường của nhiễm sắc thể về hai cực tế bào. Đột biến đó có khả
năng xảy ra ở gen mã hóa loại protein nào?
b. Đem tế bào đang ở pha M của chu kì tế bào nuôi chung với tế bào ở pha G 2 và tạo điều
kiện cho chúng dung hợp với nhau tạo thành tế bào lai có hai nhân. Nhân ở pha G 2 sẽ bắt
đầu nguyên phân hay dừng nguyên phân? Giải thích.
Câu 10 (1,0 điểm)
Khi được nuôi cấy trong môi trường lỏng, các tế bào bám dính thường mọc thành lớp đơn. Đĩa tế
bào sẽ vào pha bão hòa khi số lượng tế bào không tăng lên và độ che phủ khoảng 90-100% bề
mặt nuôi cấy. Thực tế, tế bào được lấy từ đĩa nuôi cấy đang ở pha tăng trưởng (tế bào đang phân
chia mạnh và độ che phủ dưới 80% bề mặt nuôi cấy) để cấy chuyển thường nhanh chóng tăng
sinh trở lại. Ngược lại, nếu cấy chuyển tế bào từ đĩa đang ở pha bão hòa thì thời gian để tăng sinh
trở lại lâu hơn nhiều. Kết quả thí nghiệm với nguyên bào sợi và tế bào biểu mô ruột được biểu thị
ở hình dưới đây. Điều kiện nuôi tế bào trước và sau cấy chuyển đều như nhau và tối ưu cho mỗi
loại tế
bào. 25000
Nguyên bào sợi
25000
Tế bào biểu mô ruột

Tế bào cấy chuyển từ đĩa ở pha tăng trưởng Tế bào cấy chuyển từ đĩa ở pha tăng trưởng
Tế bào cấy chuyển từ đĩa ở pha bão hòa Tế bào cấy chuyển từ đĩa ở pha bão hòa
20000 20000
Số lượng tế bào

Số lượng tế bào

15000 15000

10000
10000

5000
5000 0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 44 48
0 4 8 12 16 20 24 28 32
Thời gian nuôi cấy (giờ) Thời gian nuôi cấy (giờ)
Hãy cho biết:
a) Trong thí nghiệm trên, nguyên bào sợi có tốc độ phân chia nhanh hay chậm hơn so với tế
bào biểu mô ruột? Giải thích.
b) Dựa vào hiểu biết về tương tác tế bào và chu kỳ tế bào, giải thích tại sao tế bào được cấy
chuyển từ đĩa ở pha bão hòa có thời gian cần để tăng sinh trở lại lâu hơn so với tế bào được
cấy chuyển từ đĩa ở pha tăng trưởng.
c) Tại sao trong thời gian đầu sau khi được cấy chuyển, số lượng tế bào từ đĩa ở pha tăng
trưởng lại giảm đi nhiều hơn so với đĩa ở pha bão hòa?
d) Nếu muốn lưu giữ tế bào ở nhiệt độ -178°C để đảm bảo sinh trưởng tốt trong các thí
nghiệm về sau thì nên chọn thời điểm đĩa tế bào đang ở pha tăng trưởng hay ở pha bão
hòa? Giải thích.
-------Hết--------

You might also like