You are on page 1of 9

cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

độc lập- tự do- hạnh phúc


I.Tên sáng kiến:
“’Phương pháp dạy toán rút gọn biểu thức cho học sinh lớp 9”
II.Tác giả sáng kiến:
Họ và tên:Trung Văn Đức
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác:Trường THCS lai Thành
III.Nội dung sáng kiến:
Chương 1: giải pháp cũ thường làm
Dạng toán rút gọn biểu thức là dạng toán cơ bản quan trọng và nằm trong nội
dung ôn thi vào lớp 10 THPT.
Trong thời gian đầu học sinh học dạng toán này,tôi ôn tập cho các em học sinh
theo trình tự các bài toán của tài liệu ôn tập ngay thì tôi thấy nhiều em không có khả
năng tiếp thu bài học. Bởi vì, nhiều em quên kiến thức đã học, chưa có kỹ năng áp
dụng hằng đẳng thức, khai triển tích cũng như qui đồng ...dẫn đến chất lượng thi môn
toán vào lớp 10 còn thấp.
Với những nguyên nhân trên tôi viết sáng kiến ‘‘phương pháp dạy toán rút
gọn biểu thức cho học sinh lớp 9” là cần thiết nó góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học toán trong nhà trường.

Chương 2;kết quả điều tra thực tiễn .


thống kê kết quả một số năm

sĩ số xếp loại
năm học giỏi khá trung bình yếu
ts % ts % ts % ts %
2006-2007 35 4 11,4 10 28,6 16 45,7 5 14,3
2007-2008 34 5 14,7 11 32,4 14 41.2 4 11,8
2008-2009 34 5 14,7 13 38,2 12 35,3 4 11,8

chương 3: giải pháp mới cải tiến


1. Khai triển tích
* Yêu cầu
- Học sinh nắm vững cách khai trển tích :
A(B+C)=AB +AC
(A+B)(C+D)=AC+AD+BC+BD

1
- Nắm vững các công thức biến đổi căn bậc hai, dấu của tích, qui tắc phá dấu
ngoặc, cách ước lượng các hạng tử đồng dạng.
* Bài tập: Khai triển tích rồi thu gọn biểu thức :
a)( 27  12  2 6 ).3 3
b) (5 2  4 3 )(2 3  6 2 )  3 (4 2  1)
c) 2 x ( x  3)  ( x  3)
d) ( x  1)(3 x  1)  (2 x  1)( x  2)
2. áp dụng hằng đẳng thức.
* Yêu cầu:
học sinh nắm vững 7 hằng đẳng thức, có kỹ năng nhận biết các biểu thức và áp
dụng thành thạo.
*Bài tập: Phân tích thành nhân tử :
4) x  2 xy  y
1)1  2 x  x
5)1  x x
2)a  2 a  1
6) x x  1
3)a  2 ab  b
7) a a  1

* Bài tập: Phân tích thành nhân tử :


1) x  1 4)ab  1
2)9 x  1 5) x x  8
3) x  y 6) x x  y y
7) a a  b b

Các câu trên thường nằm trong các biểu thức rút gọn, đòi hỏi học sinh có kỹ
năng phát hiện nhanh, vận dụng hằng đẳng thức chính xác.
3.phân tích biểu thức thành nhân tử.
* Yêu cầu:
Học sinh nắm vững các phương pháp phân tích biểu thức thành nhân tử .
* Bài tập 1: Phân tích thành nhân tử :
1)3  3  6
4) x x  x  x  1
2)8 x  4 x
5) x  5 x  6
3) x y  y x
6) x  x  2

2
*Hướng dẫn :Cho học sinh quan sát định hướng biến đổi. Đối với câu 1,2,3,
học sinh cần nhận ra nhân tử chung. Câu 4 áp dụng cách nhóm hạng tử. Câu 6 hướng
dẫn các em áp dụng phương pháp tách hạng tử có dạng tổng quát ax  b x  c :
- cách 1: nếu tìm được a.c=m.n sao cho b=m+n
Lúc đó tách b x  m x  n x
Cách 2:
Tìm nghiệm của phương trình: at2+bt+c=0 (t là ẩn). Nếu tìm được hai nghiệm
t1,t2 ta có: ax  b x  c  a( x  t1 )( x  t 2 )
Dạng ax  b x  c hay có trong bài toán rút gọn biểu thức và nhiều học sinh
không phân tích được thành nhân tử nên giáo viên cần luyện tập kỹ dạng này. Trong
quá trình đặt nhân tử chung ,giáo viên luôn phải hướng dẫn cho học sinh luôn tự biết
kiểm tra kết quả bằng cách khai triển tích, xem có bằng biểu thức ban đầu không.
Như thế các em sẽ tránh được sai sót không đáng có về dấu, thiếu ngoặc..
Bài tập 2;Phân tích đa thức thành nhân tử:

1)2 x ( x  3)  x ( x  3)  (3 x  3)
2)(9  x)  ( x  3)( x  3)  ( x  2)( x  2)
3)( x  2)( x  1)  ( x  1)( x  1)  ( x  1)( x  x  1)
4.Rút gọn biểu thức .
*yêu cầu: Học sinh nắm vững tính chất cơ bản của phân thức, quy tắc đổi dấu
1,2; cách quy đồng mẫu, cách thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia ,luỹ thừa
của biểu thức, thứ tực thực hiện các phép tính, cách tìm tập xác định của biểu thức .
Giáo viên hệ thống, phân dạng bài tập từ đơn giản đến phức tạp, dần dần hình
thành kỹ năng rút gọn cho học sinh. Trước hết khi rút gọn biểu thức, giáo viên yêu cầu
học sinh quan sát kỹ biểu thức xác định xem biểu thức thuộc dạng nào, cách biến đổi
ra sao. Học sinh nêu được đúng thứ tự thực hiện, phép tính, chỉ ra các đặc điểm mấu
chốt của bài toán như chỗ nào có dạng hằng đẳng thức, đổi dấu chỗ nào để nhân tử ở
mẫu giống nhau, đặt nhân tử chung,tìm mẫu thức chung. Nếu trong biểu thức có
những biểu thức rút gọn được thì tiến hành rút gọn rồi mới quy đồng mẫu. Một điều
nữa cần lưu ý học sinh hay quên đó là không tìm tập xác định của biểu thức, hoặc có
tìm nhưng chưa đày đủ ,chưa chính xác. Vấn đề này rất quan trọng trong viêc trả lời
các câu hỏi liên quan đến giá trị của biến làm cho giá trị của biểu thức có xác định hay
không? Giáo viên hướng dẫn học sinh đi tìm tập xác định của biểu thức là tìm các giá
trị của biến làm cho các căn thức bậc hai có nghĩa, làm cho các mẫu khác
không .Trước tiên giáo viên cho các em đi luyện tập rút gọn thành thạo những biểu
thức có dạng đơn giản là tổng đại số các biểu thức như sau.
*Dạng 1:

3
A C E
P  
B D F
- Yêu cầu học sinh nắm vững quá trình biến đổi:
+ Quy đồng mẫu .
+ Cộng trừ tử và giữ nguyên mẫu
+ Phá ngoặc ở tử rồi ước lượng các hạng tử đồng dạng.
+ Phân tích tử thành nhân tử,chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung nếu có.
Ví dụ áp dụng:
Bài tập 1: Rút gọn biểu thức:

y x x y x y
1) A   
2 x 2 y 2 x 2 y x y
2 x 1
2) B  
x x  x  x 1 x 1
x 1 1 3 x
3)C   
3 x  1 3 x  1 9x  1
x4 x x 3 x 2
4) D   
x x 2 x  2 1 x
các biểu thức trên học sinh cần phát hiện hằng đẳng thức x-y ở câu 1 và 9x-1
ở câu 3. Mẫu thức thứ nhất ở câu 4 có dạng a x +b x +c mà học sinh đã học cách phân
tích thành nhân tử ở mục (3).
Giáo viên phải khắc sâu cho học sinh là trong biểu thức thường có một mẫu
sau khi phân tích thành nhân tử lại chứa các nhân tử ở những mẫu còn lại và nó có thể
chính là mẫu chung. Cho nên,khi quy đồng mẫu học sinh phải chỉ ra được mẫu chính
đó.
Học sinh cần làm thành thạo dạng này thì mới có khả năng rút gọn được ở
dạng 2;Bởi vì, dạng 1 là một bộ phận cấu thành lên dạng 2 và khi đó học sinh đã có
những kỹ năng biến đổi nhất định .
Dạng 2: Biểu thức là tích hay thương hai biểu thức .
Giáo viên yêu cầu học sinh đặt biểu thức P=A.B hoặc P=A:B.
Rút gọn biểu thức A và B trước rồi mới thay kết quả vào biểu thức P để rút
gọn. Làm như vậy, giáo viên đã đơn giản hoá biểu thức để học sinh dễ làm,dễ hiểu, dễ
kiểm soát các chi tiết, tránh phải viết xuống dòng dở dang ở các bước biến đổi dài, hạn
chế được sự nhầm lẫn .
Ví dụ áp dụng:
Bài tập 2: Rút gọn biểu thức:

4
1 a a 1 a a
1) P  (  a )(  a)
1 a 1 a
 2 x 1   x 
2)Q    : 1 
 x x  x  x 1 x  1   x  1 
 x 1 1 3 x   3 x 
3) M      : 1 
  3 x  1

 3 x  1 3 x  1 9 x  1   
 x ( x  2) 2
4 8 x  32   2 
4) N      : 1  
 x2 x 4 x  2 x x 8   x  2

2 x x 4x  2 x  4   2 x 3 
5)S=    : 
 2 x 2 x  x

 2  x 2  x x  4   
 x3 x   9 x x 3 x 2
6)H=   1 :    

 x  9   x  x  6 2  x x  3 
Đáp số:
1 x x x
P=(1-a)2; Q= ;M=
1 x  x 3 x 1

N=
 x 2  2

; S=
4x
; H=
3
x x 3 x 2

Giáo viên cho học sinh nêu cách làm.Trong khi biến đổi ,giáo viên chú ý uốn
nắn những sai lầm của học sinh thường mắc như:viết thiếu ngoặc, trừ tử không đổi dấu
hết các hạng tử đó, thiếu điều kiện không kiểm tra kết quả ...
Dạng 3: Biểu thức phối hợp các phép toán cộng trừ, nhân, chia, luỹ thừa ở
trong hay ngoài ngoặc .
Dạng này yêu cầu học sinh định hướng và chỉ ra đúng thứ tự thực hiện phép
tính .
Ví dụ áp dụng:
Bài tập 3: Rút gọn biểu thức:
2
 1
2 1  x y
1) A= :  
xy  x y   x y 
2

Đáp số : A=-1

5
a a _1 a a 1  1  3 a 2  a 
2) B=    a   
a a a a  a  a  1 a  1 

Đáp số :B=
2 a 1  
2

a
3x  9 x  3 x 1 x 2 1 
3)N=     1
x x 2 x 2 x 1 x 
x 1
Đáp số :N=
x 1
Đối với các biểu thức phức tạp có chứa căn bậc hai giáo viên có thể hướng
dẫn học sinh hữu tỉ hoá bằng cách đặt căn bậc hai của biến đã cho bằng một biến khác.
Qua thực tế cho thấy, biểu thức sau khi hữu tỉ hoá, học sinh biến đổi dễ dàng hơn.
Ví dụ rút gọn biểu thức :
 2x  1  x 2x x  x  x  x  x 1  x
P=1-   
  
1  x x  x x  2 x 1
 
Đặt x  aa  o  suy ra x=a2 ta có
 2a 2  1  a 2a 3  a 2  a  a 2  a 1  a   
p=1-  2
 
 1 a 1  a3  2a  1
rút gọn cuối cùng ta được
1 1
p= a 2  a  1  p 
x  x 1
Trong quá trình dạy học sinh rút gọn biểu thức,tôi luôn khuyến khích các em
tự nghĩ ra các biểu thức tương tự hoăc phát triển tiếp biểu thức đã cho thành biểu
thức mới để cho ra kết quả mới, từ đó tìm ra được những câu hỏi mới. Thông thường
tôi hướng dẫn các em muốn có một câu hỏi thuộc dạng toán gì thì kết quả của biểu
thức rút gọn thì phải có dạng như thế nào. Từ đó, tôi gợi ý các em đi xây dựng biểu
thức bằng cách chọn các mẫu, các tử, phối hợp các phép toán cho thích hợp. Kết quả
thu được là nhiều em đã sáng tác ra được nhiều bài toán mới rất hay. Các em hiểu sâu
sắc kiến thức hơn, kỹ năng biến đổi nhanh nhẹn, linh hoạt hơn ,chủ động tích cực,
hứng thú học tập và phát triển được tư duy sáng tạo.
Ví dụ: Tôi yêu cầu học sinh nêu một biểu thức dạng tích và có một em nêu
biểu thức sau :  x  3 x  4
Tôi hỏi tiếp: Các em hãy lập ra biểu thức có dạng tổng đại số các biểu thức
sao cho chúng nhận  x  3 x  4 làm mẫu chung? Học sinh nêu được nhiều biểu
thức khác nhau thoả mãn yêu cầu trên. Có một em lập được biểu thức như sau:
 x 1  x 3 x 4
A=   
  x 3  x  4   x 4 x 3

6
Hay:
x 1 x 3 x 4
A=  
x  x  12 x 4 3 x

Tôi yêu cầu học sinh rút gọn biểu thức A và thu được kết quả là:
x6
A= ( x  3)( x  4)
Tiếp tục tôi nêu vấn đề :Biểu thức A chia cho biểu thức nào để được kết quả là :
x x6
? . Học sinh chỉ ngay được biểu thức A chia cho biểu thức:
x 3 x ( x  4)

Từ đó học sinh sáng tác ra biểu thức sau

x 1 x 3 x 4 x6
P=(   ):( )
x  x  12 x 4 3 x x4 x

x
Mà rút gọn biểu thức P sẽ được kết quả như mong muốn là p=
x 3
để có thể hỏi tiếp các câu hỏi dạng khác như: Tìm giá trị x nguyên để giá trị
tương ứng của P nguyên ? Tìm x để p>0 ; p<0; p>1 ;p<1 ?...
Lúc này các em rất phấn khởi do các em vừa tìm ra được biểu thức p .Tôi hỏi
x6
tiếp học sinh: Các em có thể thay biểu thức bằng tổng các biểu thức nào ?
x4 x
x6 4 x 6
nhiều em chỉ ra ngay được =1- . Từ đó các em đã xây dựng được biểu
x4 x x4 x
thức p phối hợp được nhiều phép toán hơn như sau:
x 1 x 3 x 4 4 x 6
p=(   )(1- ).
x  x  12 x 4 3 x x4 x

Đối với học sinh khá, giỏi, tôi cho các em tiếp tục sáng tạo bằng cách lấy biểu
x 1 M
thức P cộng lấy biểu thức nào đó để được kết quả là . Tức là tìm biểu thức
x 3 N
x M x 1
sao cho : + = .
x 3 N x 3

M x  x  1 ( x  x  1)( x  1) x x 1
Nhiều em tìm được : = =  . Từ đó
N x 3 ( x  3)( x  1) x2 x 3
học sinh sáng tác được biểu thức rất hay như sau;

7
x 1 x 3 x 4 4 x 6 x x 1
Q=(   ):(1- )+
x  x  12 x 4 3 x x4 x x2 x 3

x 1
Mà sau khi rút gọn biểu thức Q sẽ được kết quả như mong muốn là Q=
x 3

Để có thể đặt ra các dạng câu hỏi khác. Qua nhưng tiết luyện tập, tôi cho các
em tập sáng tạo các biểu thức từ dạng đơn giản đến dạng phức tạp, tổng hợp được
nhiều kiến thức và kỹ năng biến đổi. Các em rất tích cực tham gia, có nhiều em tự
mình sáng tác ra được nhiều bài toán rút gọn độc đáo, hoàn toàn không có trong sách.
Các em hiểu sâu sắc mối liên quan giữa các bộ phận trong biểu thức, quá trình biến
đổi. Khả năng rút gọn biểu thức của các em tiến bộ rất nhanh.
IV.những kết quả đạt được
Qua quá trình nghiên cứu, trực tiếp giảng dạy và ôn tập cho học sinh dự thi
vào các trường PTTH, sáng kiến “Phương pháp dạy toán rút gọn biểu thức cho học
sinh lớp 9” đã phát huy được tính tích cực ,sáng tạo của học sinh. Học sinh đã biết vận
dụng kiến thức cơ bản vào việc giải toán rút gọn đạt kết quả cao.
Thống kê kết qủa bồi dưỡng đã đạt được
xếp loại
năm học sĩ số giỏi khá trung bình yếu
ts % ts % ts % ts %
2007-2008 32 7 21,9 12 37,5 11 34,4 2 6,3
2008-2009 30 8 26,7 12 40 8 26,7 2 6,6
V.điều kiện và khả năng áp dụng
*Điều kiện
Đối với học sinh cần có đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo. Cần phải có
tinh thần tích cực chủ động tiếp thu kiến thức .
Đối với giáo viên cần có đủ tài liệu nghiên cứu, có tinh thần học hỏi, tự nghiên
cứu tích luỹ kinh nghiệm.Qua quá trình giảng dạy cần tổ chức cho học sinh sáng tạo
tìm tòi các lời giải hay, biết khắc sâu kiến thức cơ bản, các bài tập điển hình cần tổng
quát hoá.
Đối với các cấp quản lý cần tạo điệu kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình
độ, hỗ trợ kinh phí cho thư viện các trường mua các đầu sách có giá trị, đúng trọng
tâm để giáo viên có tài liệu tham khảo.
* áp dụng
-áp dụng cho tất cả các đồng chí giáo viên dạy toán trong bậc THCS.
Lai Thành, ngày 19 tháng 3 năm 2010
Cơ quan chủ quản Tác giả sáng kiến

8
Trung Văn Đức

phòng gd&đt huyện kim sơn cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
trường thcs lai thành Độc lập -tự do- hạnh phúc

sáng kiến kinh nghiệm


phương pháp dạy toán
rút gọn biểu thức cho học sinh lớp 9

Họ và tên: Trung Văn Đức


chức vụ: giáo viên
Đơn vị công tác: trường thcs lai thành

lai thành, 19 tháng 3 năm 2010

You might also like