You are on page 1of 7

Biên soạn và sưu tầm: Trung Kiên Trang 1

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 VẬT LÍ 10 

CHUYÊN ĐỀ: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT

A. TÓM TẮT CÔNG THỨC VÀ LÍ THUYẾT HOÀN CHỈNH


1. Công
a) Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát
- Nếu lực không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo
hướng hợp với hướng của lực góc α thì công của lực được tính theo công thức: A = F.s.cosα

b) Nhận xét
- Khi 0 ≤ α < 900 thì cosα > 0 ⇒ A > 0 ⇒ Lực thực hiện công dương hay công phát động.

- Khi α = 900 thì A = 0 ⇒ Lực không thực hiện công khi lực vuông góc với hướng chuyển động.

- Khi 900 < α ≤ 1800 thì cosα < 0 ⇒ A < 0 ⇒ Lực thực hiện công âm (công cản) chuyển động.

c) Công của các lực đặc biệt

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Kẻ thù lớn nhất của kiến thức không phải là sự ngu dốt, mà chính là ảo tưởng và đề cao quá mức về sự hiểu biết
của mình” – Stephen Hawking.
Biên soạn và sưu tầm: Trung Kiên Trang 2
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Công của trọng lực: AP = mgh = mg (h1 − h2 ) với h1, h2 là độ cao của vật lúc đầu, lúc sau.
+ Nếu vật chuyển động theo phương ngang thì h1 = h2  AP = 0
+ Nếu vật đi từ trên xuống (h1 > h2): h > 0  A  0
+ Nếu vật đi từ dưới lên (h1 < h2): h < 0  A  0
- Công của phản lực: AN = 0 (vì phản lực N luôn vuông góc với phương chuyển động).

- Công của lực ma sát: AF = − Fms .s với Fms =  N nên AFms < 0.
ms

d) Đơn vị công
- Trong hệ SI, đơn vị của công là jun (kí hiệu là J): 1 J = 1N.m
2. Công suất
- Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Kí hiệu là P
A
- Công thức tính công suất: P =
t
Trong đó: A là công thực hiện (J)
t là thời gian thực hiện công A (s)
P là công suất (W)
- Đơn vị công suất là Oát (kí hiệu là W). 1 W = 1 J/s
Chú ý:
- Trong thực tế người ta còn dùng:
+ Đơn vị công suất là mã lực hay ngựa (HP). 1 HP = 745,6 W
+ Đơn vị thực hành của công là oátgiờ (W.h). 1 W.h = 3600 J; 1 kW.h = 3600000 J
- Khái niệm công suất cũng được mở rộng cho các nguồn phát năng lượng không phải dưới dạng
sinh công cơ học. Ví dụ: Động cơ, đèn, đài phát sóng, lò nung...
- Cũng định nghĩa công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng là đại lượng đo bằng
năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian.
3. Hiệu suất
A
- Hiệu suất: H =  1 với A là công của lực phát động; A’ là công có ích ( A = A − AFms )
A
* Chú ý: Nếu vật chịu nhiều lực tác dụng thì công của hợp lực F bằng tổng công các lực tác
dụng lên vật: AF = AF1+ AF2+....+AFn

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Kẻ thù lớn nhất của kiến thức không phải là sự ngu dốt, mà chính là ảo tưởng và đề cao quá mức về sự hiểu biết
của mình” – Stephen Hawking.
Biên soạn và sưu tầm: Trung Kiên Trang 3
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
B. TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH
Câu 1. Đơn vị của công trong hệ SI là
A.W. B. mkg. C. J. D. N.
Câu 2. Đơn vị của công suất
A.J.s. B. kg.m/s. C. J.m. D. W.
Câu 3. Hiệu suất của một quá trình chuyển hóa công được kí hiệu là H. Vậy H luôn có giá trị
A.H>1. B. H=1. C. H<1. D. 0  H  1 .
Câu 4. Đơn vị đo công suất ở nước Anh được kí hiệu là HP. Nếu một chiếc máy có ghi 50HP thì công suất của
máy là
A.36,8kW. B. 37,3kW. C. 50kW. D. 50W.
Câu 5. Công suất được xác định bằng
A. tích của công và thời gian thực hiện công. B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
C. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài. D. giá trị công thực hiện được.
Câu 6. Đáp án nào sau đây là đúng?
A. Lực là đại lượng véc tơ nên công cũng là đại lượng véc tơ
B. Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có cả hai yếu tố: lực và độ dời của vật
C. công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số
D. một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không vì có độ dời của vật
Câu 7. Một vật thực hiện công khi
A.giá của lực vuông góc với phương chuyển động.
B.giá của lực song song với phương chuyển động.
C.lực đó làm vật biến dạng.
D. lực đó tác dụng lên một vật làm vật đó chuyển dời.
Câu 8. Lực F tác dụng vào một vật không sinh công khi
A.cùng hướng chuyển động của vật. B. có tác dụng cản chuyển động của vật.
C. hợp với hướng chuyển động của vật góc lớn hơn 90 . 0
D.vuông góc với chuyển động của vật.
Câu 9. Công suất là đại lượng đo bằng
A.lực tác dụng trong một đơn vị thời gian. B. công sinh ra trong thời gian vật chuyển động.
C. công sinh ra trong một đơn vị thời gian. D. lực tác dụng trong thời gian vật chuyển động.
Câu 10. Chọn phát biểu sai?. Công suất của một lực
A.là công lực đó thực hiện trong 1 đơn vị thời gian. B. đo tốc độ sinh công của lực đó.
C.đo bằng N/m.s . D. là công lực đó thực hiện trên quãng đường 1m.
Câu 11. 1Wh bằng
A.3600J. B. 1000J. C. 60J. D. 1CV.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng theo định nghĩa công của lực?
A.Công thành danh toại. B. Ngày công của một công nhân là 200 000 đồng.
C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Công ty trách nhiễm hữu hạn ABC.
Câu 13. Công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Kẻ thù lớn nhất của kiến thức không phải là sự ngu dốt, mà chính là ảo tưởng và đề cao quá mức về sự hiểu biết
của mình” – Stephen Hawking.
Biên soạn và sưu tầm: Trung Kiên Trang 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
A.là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian.
B. luôn đo bằng mã lực (HP).
C. chính là lực thực hiện công trong thiết bị đó lớn hay nhỏ.
D. là độ lớn của công do thiết bị sinh ra.
Câu 14. Trong ôtô, xe máy vv... có bộ phận hộp số (sử dụng các bánh xe truyền động có bán kính to nhỏ khác
nhau) nhằm mục đích
A.thay đổi công suất của xe.
B. thay đổi lực phát động của xe.
C. thay đổi công của xe.
D. duy trì vận tốc không đổi của xe.
Câu 15. Chọn phát biểu sai?.Công của lực
A. là đại lượng vô hướng. B. có giá trị đại số.
C. được tính bằng biểu thức F.s.cosα. D. luôn luôn dương.
Câu 16. Lực thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang là
A. lực ma sát. B. lực phát động. C. lực kéo. D. trọng lực.
Câu 17. Công của lực tác dụng lên vật bằng không khi góc hợp giữa lực tác dụng và chiều chuyển động là
A. 00 B. 600. C. 1800. D. 900.
Câu 18. Khi lực F cùng chiều với độ dời s thì
A. công A > 0 B. công A < 0. C. công A ≠ 0. D. công A = 0
Câu 19. Khi một vật trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc  . Công do lực
ma sát thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là
A. Ams = μ.m.g.sinα. B. Ams = - μm.g.cosα. C. Ams = μ.m.g.sinα.S. D. Ams = - μ.m.g.cosα.S.
Câu 20. Khi một vật trượt đi lên trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc. Công do trọng
lực thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là
A. Ap = m.g.sinα.S. B. Ap = m.g.cos.S. C. Ap = - m.g.sinα.S. D. Ap = - m.g.cosα.S.
Câu 21. Ki lô óat giờ là đơn vị của
A. Hiệu suất. B. Công suất. C. Động lượng. D. Công.
Câu 22. Chọn phát biểusai?.Khi vật chuyển động trượt xuống trên mặt phẳng nghiêng
A. lực ma sát sinh công cản.
B. thành phần tiếp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực sinh công phát động.
C. phản lực của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật sinh công cản.
D. thành phần pháp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực không sinh công.
Câu 23. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?
A. Oát (W). B. Kilôoat (kW). C. Kilôoat giờ (kWh). D. Mã lực (HP).
Câu 24. Chọn phát biểu sai?
A. Hiệu suất cho biết tỉ lệ giữa công có ích và công toàn phần do máy sinh ra khi hoạt động.
B. Hiệu suất được tính bằng hiệu số giữa công có ích và công toàn phần.
C. Hiệu suất được tính bằng thương số giữa công có ích và công toàn phần.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Kẻ thù lớn nhất của kiến thức không phải là sự ngu dốt, mà chính là ảo tưởng và đề cao quá mức về sự hiểu biết
của mình” – Stephen Hawking.
Biên soạn và sưu tầm: Trung Kiên Trang 5
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
D. Hiệu suất có giá trị luôn nhỏ hơn 1 và lớn hơn 0.
Câu 25. Một động cơ có công suất không đổi, công của động cơ thực hiện theo thời gian có đồ thị nào sau đây?

A A A A

t t
O O O O
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4

A.Hình 4. B. Hình 1. C. Hình 2. D. Hình 3.

C. TRẮC NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG


DẠNG 1: TÍNH CÔNG, CÔNG SUẤT, HIỆU SUẤT
Câu 1. Người ta kéo một cái thùng nặng 30kg trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương nằm ngang một
góc 450, lực tác dụng lên dây là 150N. Tính công của lực đó khi thùng trượt được 15m. Khi thùng trượt công của
trọng lực bằng bao nhiêu?
Câu 2. Một xe tải khối lượng 2,5T, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 144m thì
vận tốc đạt được 12m/s. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μ = 0,04. Tính công của các lực tác dụng lên xe
trên quãng đường 144m đầu tiên. Lấy g = 10m/s2.
Câu 3. Một ôtô có khối lượng m = 1,2 tấn chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36km/h.
Biết công suất của động cơ ôtô là 8kW. Tính lực ma sát của ôtô và mặt đường.
Câu 4. Một vật có khối lượng m = 0,3kg nằm yên trên mặt phẳng nằm không ma sát. Tác dụng lên vật lực kéo
F = 5N hợp với phương ngang một góc  = 300 .
a) Tính công do lực thực hiện sau thời gian 5s. b) Tính công suất tức thời tại thời điểm cuối.
c) Giả sử giữa vật và mặt phẳng có ma sát trượt với hệ số  = 0,2 thì công toàn phần bằng bao nhiêu ?
Câu 5. Một vật có khối lượng 2kg chịu tác dụng của một lực: F = 10(N) có phương hợp với độ dời trên mặt phẳng
nằm ngang một góc: α = 45°. Giữa vật và mặt phẳng có hệ số ma sát µ = 0,2. Lấy g = 10m/s2
a. Tính công của ngoại lực tác dụng lên vật khi vật dời một quãng đường 2m. Công nào là công dương, công âm?
b. Tính hiệu suất trong trường hợp này.
Câu 6. Một ô tô khối lượng m = 2 tấn lên dốc có độ nghiêng α = 30° so với phương ngang, vận tốc đều 10,8km/h.
Công suất của động cơ là 60kW. Tìm hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường.
3 2 3 2
A. B. C. D.
3 3 4 6
Câu 7. Một ô tô, khối lượng là 4 tấn đang chuyển động đều trên con đường thẳng nằm ngang với vận tốc 10m/s,
với công suất của động cơ ô tô là 20kW. Tính hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường.
A. 0,04 B. 0,06 C. 0,05 D. 0,03
Câu 8. Một ô tô khối lượng là 4 tấn đang chuyển động đều trên con đường thẳng nằm ngang với vận tốc 10m/s,
với công suất của động cơ ô tô là 20kW. Sau đó ô tô tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi thêm
được quãng đường 250m vận tốc ô tô tăng lên đến 54 km/h. Tính công suất trung bình của động cơ ô tô trên
quãng đường này và công suất tức thời của động cơ Ô tô ở cuối quãng đường. Lấy g = 10m/s2.
A. 675000(W) B. 345000(W) C. 365000(W) D. 375000(W)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Kẻ thù lớn nhất của kiến thức không phải là sự ngu dốt, mà chính là ảo tưởng và đề cao quá mức về sự hiểu biết
của mình” – Stephen Hawking.
Biên soạn và sưu tầm: Trung Kiên Trang 6
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DẠNG 2: TÍNH CÔNG CỦA TRỌNG LỰC
Câu 1. Công của trọng lực trong 2 giây cuối khi vật có khối lượng 8kg được thả rơi từ độ cao 180m là bao nhiêu?
Lấy g = 10m/s2.
A. 8000J B. 7000J C. 6000J D. 5000J
Câu 2. Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.103kg, sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là
1440m. Lấy g = 10m/s2. Tính công của động cơ, xem chuyển động của máy bay là chuyển động thẳng đều.
A. 70.106 J B. 82.106 J C. 62.106 J D. 72.106 J
Câu 3. Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.103kg, sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là
1440m. Lấy g = 10m/s2. Tính công của động cơ, biết máy bay chuyển động nhanh dần đều.
A. 70.106 J B. 63,44.106 (J) C. 73,44.106 (J) D. 75.106 (J)
Câu 4. Một thang máy khối lượng 600kg được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 150m lên mặt đất bằng lực căng T của
một dây cáp quấn quanh trục một động cơ. Công cực tiểu của lực căng T là:
A. 600kJ B. 900kJ C. 800kJ D. 700kJ
Câu 5. Một thang máy khối lượng 600kg được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 150m lên mặt đất bằng lực căng T của
một dây cáp quấn quanh trục một động cơ. Khi thang máy đi xuống thì lực tăng của dây cáp bằng 5400N. Muốn
cho thang xuống đều thì hệ thống hãm phải thực hiện công bằng bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2
A. 90kJ B. 100kJ C. 150kJ D. 250kJ
Câu 6. Muốn bơm nước từ một giếng sâu 15m lên mặt đất người ta dùng một máy bơm có công suất 2cv (mã
lực), hiệu suất 50%. Tính lượng nước bơm được trong 1 giờ. Cho biết lcv = 736W. Lấy g = 10m/s2.
A. 12,664m3 B. 13,664m3 C. 14,664m3 D. 17,664m3
Câu 7. Cho một vật có khối lượng 8kg rơi tự do. Tính công của trọng lực trong giây thứ tư. Lấy g = 10m/s2.
A. 3800(J) B. 2800(J) C. 4800(J) D. 6800(J)
DẠNG 3: TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP
Câu 1. Một người nhấc một vật có m = 6kg lên độ cao lm rồi mang vật đi ngang được một độ dời 30m. Công
tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2
A. 1680J B. 1860J C. 1670J D. 1250J
Câu 2. Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội nâng tạ có khối lượng 80kg lên cao 60cm trong
t = 0,8s. Trong trường hợp học sinh đã hoạt động với công suất là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2
A. 400W B. 500W C. 600W D. 700W
Câu 3. Một xe ô tô khối lượng m = 2 tấn chuyển động nhanh dần đều trên đường nằm ngang với vận tốc ban đầu
bằng không, đi được quãng đường s = 200m thì đạt được vận tốc v = 72km/h. Tính công do lực kéo của động cơ
ô tô và do lực ma sát thực hiện trên quãng đường đó. Cho biết hệ số ma sát lăn giữa ô tô và mặt đường 0,05. Lấy
g = 10m/s2.
A. – 200 kJ B. –500kJ C. –300kJ D. –100kJ
Câu 4. Một thang máy có khối lượng m = 1 tấn chuyên động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2m/s. Tính công
mà động cơ thang máy đã thực hiện trong 5s đầu. Lấy g = 10m/s2.
A. 400 kJ B. 500kJ C. 200kJ D. 300kJ
Câu 5. Một đoàn tàu có khối lượng m = 100 tấn chuyển động nhanh dần đều từ địa điểm A đến địa điểm B cách
nhau 2km, khi đó vận tốc tăng từ 15m/s (tại A) đến 20m/s (tại B). Tính công suất trung bình của đầu máy tàu trên
đoạn đường AB. Cho biết hệ số ma sát là 0,005. Lấy g = 9,8m/s2.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Kẻ thù lớn nhất của kiến thức không phải là sự ngu dốt, mà chính là ảo tưởng và đề cao quá mức về sự hiểu biết
của mình” – Stephen Hawking.
Biên soạn và sưu tầm: Trung Kiên Trang 7
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
A. 142,4kW B. 122,4kW C. 140,4kW D. 132,4kW
Câu 6. Động cơ của một đầu máy xe lửa khi chạy với vận tốc 20m/s cần có công suất p = 800kW . Cho biết hiệu
suất của động cơ là H = 0,8. Hãy tính lực kéo của động cơ.
A. 14000N B. 8500N C. 32000N D. 12000N
Câu 7. Một nhà máy thủy điện có công suất phát điện 200000kW và có hiệu suất bằng 80%. Mực nước ở hồ chứa
nước có độ cao 100m so vói tua bin của máy phát điện. Tính lưu lượng nước trong đường ống dẫn nước từ hồ
chứa nước đến tua bin của máy phát điện (m3/giây). Lấy g = 10m/s2.
A. 12 m3/s B. 15 m3/s C. 20 m3/s D. 25m3/s
Câu 8. Cho một thang máy có khối lượng 2 tấn đi lên với gia tốc 2m/s2. Tìm công suất thang máy trong 5s đầu
tiên. Lấy g = 10m/s2
A. 140kW B. 120kW C. 102kW D. 104kW
Câu 9. Một đoàn tàu có khối lượng 100 tấn chuyển động nhanh dần đều đi qua hai địa điểm A và B cách nhau
3km thì vận tốc tăng từ 36km/h đến 72km/h. Tính công suất trung bình của đầu máy trên đoạn đường AB. Cho
biết hệ số ma sát 0,005. Lấy g = 10m/s2
A. 150kW B. 120kW C. 102kW D. 104kW

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Kẻ thù lớn nhất của kiến thức không phải là sự ngu dốt, mà chính là ảo tưởng và đề cao quá mức về sự hiểu biết
của mình” – Stephen Hawking.

You might also like