You are on page 1of 3

Tinh thần và sức mạnh bất khuất của cả nước được nuôi dưỡng trong những cánh

rừng đại ngàn Tây Bắc. Sống với những ngọn thác dữ dội , những núi đá hùng vĩ, những
vạt rừng âm u là các dâm tộc thiểu số anh em. Đời sống sinh hoạt của họ khác nhau
nhưng tinh thần kháng Pháp là một. Đó là lời chia sẻ về cuộc sống những ngày đi thực tế
ở Tây Bắc đã để lại trong Tô Hoài những điều để thương để nhớ nhất. Những cảm xúc ấy
đã được kết tinh thành tập “ Truyện Tây Bắc” mà lấp lánh nhất có lẽ là truyện ngắn “ Vợ
chồng A Phủ” . Tác phẩm được tổ chức chặt chẽ, rất sinh động và tự nhiên, không cần
những nút thắt quá biến động nhưng vẫn thu hút người đọc. Tác phẩm vừa là bức tranh
chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới áp bức của chế độ thực
dân vừa là bài ca về sức sống và khát vọng tự do hạnh phúc của con người. Và thổn thức
hơn cả là diễn biến tâm trạng của MỊ trong đêm tình mùa xuân trong đoạn trích “ bây giờ
Mị cũng không nói…Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”
“ Vợ chồng A Phủ” được in trong tập truyện Tây Bắc viết vào năm 1952. Tập truyện
ra đời trong chuyến thâm gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc. Câu chuyện phản ánh chân
thực sự khốn khổ của người dân tộc Mèo trong những năm kháng chiến chống thực dân.
Nội dung kể về cuộc đời đày biến cố của đôi vợ chồng trẻ là Mị và Phủ. Mị là một cô gái
xinh đẹp, giỏi giang và được nhiều người theo đuổi. Chỉ vì cha mẹ nợ nhà thống lý Pá
Tra mà MỊ bị A Sử bắt về làm con dâu gạt nợ thay cha mẹ. Cuộc đời của Mị tăm tối tủi
nhục từ đây. A Phủ là chàng trai chăm chỉ , chân chất thật thà. Chỉ vì đánh A Sử vào hội
xuân mà bị trói lại đánh và bắt vạ 100 đồng bạc trắng. A Phủ phải ở lại làm thằng ở để trừ
nợ.Hôm nọ A Phủ không may để lạc mất con bò mà bị trói vào cột chờ chết. Mị thương
xót cho A Phủ có số phận giống mình nên cả hai đã cắt dây trói rồi cả hai cùng nhau chạy
trốn. Tác phẩm đã để lại nhiều dấu ấn cho người đọc hình tượng người phụ nữ khắc khổ
dưới chế độ phong kiến. Trong đó diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân
đã để lại nhiều suy nghĩ với ngư
Khát vọng sống thổn thức trong Mị nhưng hiện thực đã đẩy nó ra xa. Khi A Sử bất
ngờ vào buồng để thay áo mới, tiếp tục đi rình bắt thêm con gái nhà người ta đem về làm
vợ; Mị lặng lẽ, thản nhiên xắn thêm miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng, quấn lại tóc, với
tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo. A Sử nhìn Mị, Mị không thèm nói một lời. Những
hành động "nổi loạn" diễn ra trong khi tiếng sáo đang rập rờn trong đầu Mị. Tiếng sáo gọi
bạn tình như đem đến cho Mị một sức mạnh mới, khơi gợi khao khát yêu đương và hạnh
phúc. Khi với tay lấy váy hoa... là Mị đã thực sự sống lại thời con gái với bao ước mơ
tươi đẹp. Mị đã bừng tỉnh; quá khứ, hiện tại đan xen trong tâm hồn Mị. Hiện tại thì tăm
tối, ngột ngạt, mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lơ lửng bay ngoài đường, đánh thức quá khứ đẹp
đẽ chưa xa.Những hành động khác thường của Mị đã bị A Sử trấn áp phũ phàng. Sau câu
hỏi ngạc nhiên và giận dữ: "Mày muốn đi chơi à?", A Sử trói Mị bằng cả một thúng sợi
đay, quấn tóc lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Không có một
dòng nào miêu tả thái độ phản kháng của Mị. Suốt từ đầu đến cuối, Mị chỉ im lặng, âm
thầm cam chịu. Tuy vậy, ẩn chứa bên trong lại là một cô Mị hoàn toàn khác, một cô Mị
đang say mê sống với những kỉ niệm tình yêu. A Sử chỉ trói buộc được thể xác chứ không
thể trói buộc được tâm hồn Mị.

Miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân, Tô Hoài
dường như đã nhập thân vào nhân vật. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng như không biết
mình đang bị trói. Hơi rượu nồng nàn nâng đỡ tâm hồn Mị. Tai Mị vẫn nghe tiếng sáo
đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. Tuy Mị chưa giải thoát được thể xác
nhưng Mị đã giải thoát được tâm hồn. Lòng Mị bồi hồi theo tiếng sáo: Em không yêu,
quả pao rơi rồi, Em yêu người nào, em bắt pao nào... Những vết dây trói đau nhức đưa Mị
trở về với thực tại đau đớn, khổ nhục. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa
được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách... Mị
thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

Mị đang sống với con người bên trong của mình: Chừng đã khuya... Mị nín khóc, Mị
lại bồi hồi nhớ đến thời điểm trai bản đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra
rừng chơi. Lúc này, thực tại và quá khứ cứ đan xen vào nhau, giằng xé tâm hồn Mị. Càng
nhớ tới kỉ niệm cũ, Mị càng xót xa, đau khổ, phẫn uất trước thực tại phũ phàng : Cả đêm
ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại
nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu tỏa. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh.
Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.
Mị bàng hoàng tỉnh... Không một tiếng động. Mị thương những người đàn bà khốn khổ
sa vào nhà quan... Đời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài thì một đời con
người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng. Mị chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn
kể: Đời trước, ở nhà thống lí Pá Tra có một người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi,
khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Nhớ thế, Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay
chết, cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau dứt từng mảnh thịt. Cuộc đời Mị thổn
thức đau đớn, dù khát vọng sống cứ mải mê nhen nhóm là thế nhưng hiện thực phũ phàng
đớn đau. Dù bản than mong muốn đi tìm cái chết để giải thoát nhưng Mị không cam tâm.
Sự phẫn uất và bang hoàng hiện rõ khi Mị nhận ra mình cuộc đời và sự tủi nhục của mình
phải gánh chịu.Đêm tình mùa xuân khép lại với những tiếng lòng thổn thức của ngườu
con gái trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân. Mị đại diện cho hình ảnh tiêu biểu
của người phụ nữ với cuộc sống bi đát trong thời kỳ nghèo khó. Diễn biến tâm trạng của
Mị đã để lại nhiều thổn thức trong lòng người đọc. Tác giả Tô Hoài như sống trong nhân
vật mình viết lên, qua đó sự đau đớn và xót xa chân thực hơn cả. Đó là một thành công
vang dội của tác phẩm

Bằng ngòi bút tinh vi, miêu tả những biến chuyển tâm lí nhân vật đã cho nghệ thuật
thuật miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy của Tô Hoài. Đồng thời hai lần trỗi dậy đó cũng
cho thấy sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. Qua đó còn cho thấy nét mới trong chủ
nghĩa nhân đạo của Tô Hoài, ông phát hiện, trân trọng vẻ đẹp sức mạnh tiềm tàng, mãnh
liệt trong những con người khốn khổ. Đồng thời thể hiện niềm tin, sự lạc quan vào tương
lai tươi sáng cho những con người có số phận bất hạnh. Cách dựng cảnh sinh động. Cách
lột tả nội tâm nhân vật nhiều bất ngờ thú vị. Ngôn ngữ mộc mạc giản dị. Tất cả đã tạo nên
giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm, góp phần mang đến cho người đọc sự xúc động
mãnh liệt trước số phận của đồng bào miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chủ
nô và lũ Tây đồn.Vợ chồng A Phủ đã để lại trong lòng người đọc vẻ đẹp của lòng nhân
đạo, tình yêu thương đồng cảm sâu sắc với những kiếp người nghèo khổ. Qua nhân vật
Mị nhà văn đã làm hiện lên vẻ đẹp của một sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người phụ
nữ miền núi nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.

Sức sống tiềm tàng ấy giúp nhà văn khẳng định được sức mạnh của tâm hồn con
người Việt Nam và chân lí muôn đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh
để chống lại nó dù đó là sự vùng lên một cách tự phát như Mị. Đây chính là cuộc đấu
tranh đi lên từ tự phát đến tự giác theo ánh sáng của cách mạng. Đó là giá trị nhân văn
ngời sáng của tác phẩm. Tác giả Tô Hoài đã khéo léo khắc họa lên nhân vật Mị giàu tính
nhân văn và làm vang dội cả nền văn học Việt Nam.

You might also like