You are on page 1of 57

BÀI GIẢNG

1 LUẬT VẬN TẢI

Giảng viên : Ths. Bùi Văn Hùng


Mobile : +84 909 533 667
Email : hung_kt@hcmutrans.edu.vn
11/9/2020
2 Chương 1. Những quy định chung

Ch1-Những qui định của Bộ luật HHVN 2015


1.1-Phạm vi điều chỉnh
1.2-Đối tượng áp dụng
1.4-Nguyên tắc áp dụng luật khi có xung độp pháp luật
1.5-Quyền vận tải nội địa

11/9/2020
Chương 1. Những quy định chung
3
1. Tàu quân sự, tàu cá, tàu công vụ có thuộc phạm vi điều chỉnh của
BLHHVN 2015 hay không?
2. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật thương mại 2005 và
BLHHVN 2015 về chuyển quyền sở hữu tàu biển thì sẽ áp dụng theo
quy định của luật nào?
3. Tàu biển VN tham gia trục vớt tài sản bị chìm đắm ở vùng biển quốc
tế, mà xảy ra xung đột pháp luật giữa chủ tàu VN và chủ tài sản bị
chìm đắm là Hà Lan, thì sẽ áp dụng theo pháp luật của quốc gia nào?
4. Trường hợp xảy ra tai nạn đâm va giữa tàu biển mang quốc tịch VN
và tàu biển mang quốc tịch Trung Quốc, xảy ra tại nội thủy của
Indonesia và xảy ra tranh chấp thì sẽ áp dụng theo pháp luật của
quốc gia nào?
5. Pháp luật nước ngoài có được áp dụng điều chỉnh quan hệ hợp đồng
liên quan đến hoạt động hàng hải hay không?
6. Một con tàu biển mang quốc tịch VN tham gia cứu hộ con tàu mang
quốc tịch Hà Lan tại vùng biển cách đường cơ sở của VN 1000 hải lý,
sau đó xảy ra tranh chấp liên quan đến hoạt động cứu hộ tàu biển;
11/9/2020
như vậy sẽ áp dụng theo pháp luật của quốc gia nào?
Chương 1. Những quy định chung
4

7. Một hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được ký
kết giữa chủ tàu VN và người thuê tàu TQ. Trong hợp đồng các
bên có thỏa thuận áp dụng pháp luật Hà Lan và chọn Trọng tài
quốc tế tại Trung Quốc để giải quyết tranh chấp. Hỏi rằng việc
này có phù hợp với BLHHVN 2015 hay không?
8. Có nhận định cho rằng tàu biển nước ngoài được phép tham
gia vận tải biển nội địa ở VN. Nhận định trên đúng hay sai theo
BLHHVN 2015
9. Trong một hợp đồng bảo hiểm hàng hải giữa các bên đều là
pháp nhân VN (đăng ký kinh doanh tại VN, có trụ ở tại VN, tàu
biển có quốc tịch VN, sự kiện bảo hiểm xảy ra trên lãnh thổ VN)
lại thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh. Khi
xảy ra tranh chấp thì pháp luật nước nào sẽ được áp dụng để giải
quyết tranh chấp?

11/9/2020
5 Chương 2: Tàu biển

2.1-Những qui định chung về tàu biển


2.2-Đăng kí tàu biển
2.3-Đăng ký tàu biển Việt Nam
2.4-Các giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển
2.5-Chuyển quyền sở hữu và thế chấp tàu biển
2.6-Quyền cầm giữ hàng hải

11/9/2020
6 Chương 2: Tàu biển
1. Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam
được đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm những nội
dung gì?
2. Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước
ngoài được đăng ký tàu biển Việt Nam hay không?
Điều kiện là gì?
3. Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhận Việt Nam
thuê có được đăng ký tàu biển VN hay không? Điều
kiện là gì?
4. Tàu biển đang được thế chấp có xóa đăng ký tàu biển
VN hay không?

11/9/2020
7 Chương 2: Tàu biển
1. Có quan điểm cho rằng BLHHVN năm 2015 điều chỉnh
hoạt động của tất cả các loại tàu biển bao gồm tàu biển
chở hàng hóa, hành khách, hành lý bằng đường biển và
tàu quân sự, tàu công vụ và tàu cá. Quan điểm như vậy
đúng hay sai?
2. Quy định tàu biển VN có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc
tịch VN nhằm mục đích gì và tại sao pháp luật lại quy
định chỉ có tàu biển VN mới được mang cờ quốc tịch VN
3. Khi nào tàu biển nước ngoài được đăng ký tại Việt Nam?
4. Trách nhiệm của chủ tàu về đăng ký tàu biển tại VN?
5. Pháp luật quy định các loại tàu biển nào phải đăng ký?
6. Đăng ký tàu biển đang đóng?
7. Tàu biển không đủ khả năng an toàn đi biển và giấy
chứng nhận, tài liệu của tàu biển hết hiệu lực?
11/9/2020
Câu hỏi ôn tập
8 1. Tàu biển nước ngoài được phép đăng ký mang cờ quốc tịch VN đúng hay
sai?
2. Tàu biển đang đóng có thể đăng ký tàu biển VN. Nhận định này đúng hay
sai?
3. Nếu tàu biển VN không còn tính năng tàu biển thì sẽ được xóa đăng ký
trong mọi trường hợp. Nhận định trên đúng hay sai?
4. Các giấy chứng nhận của tàu biển luôn được gia hạn tối đa là 90 ngày kể
từ ngày các GCN này bị hết hiệu lực. Nhận định trên đúng hay sai?
5. Tàu biển đang thế chấp thì có được chuyển quyền sở hữu hay không?
6. Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực khi nào?
7. Sự khác nhau cơ bản đối với nghĩa vụ của chủ tàu trong chuyển quyền sở
hữu và thế chấp tàu biển là gì?
8. Nếu có một khiếu nại hàng hải về tiền lương và một khiếu nại hàng hải về
thế chấp tàu biển thì khiếu nại nào được ưu tiên cao hơn?
9. Khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển và khiếu nại hàng hải về
tiền bồi thường tính mạng thì khiếu nại nào được ưu tiên giải quyết trước?
10. Một con tàu biển làm phát sinh khiếu nại về về tiền công cứu hộ tàu biển;
sau đó tiếp tục làm phát sinh khiếu nại về phí trọng tải; thì khiếu nại nào
được ưu tiên giải quyết trước?
11. Một con tàu biển làm phát sinh khiếu nại về phí trọng tải; sau đó tiếp tục
làm phát sinh khiếu nại về tiền công cứu hộ tàu biển; thì khiếu nại nào
được ưu tiên giải quyết trước?
11/9/2020
9 Tình huống 1
Công ty tàu biển X của VN đang đóng dở một tàu
biển. Do nhu cầu cần vốn để tiếp tục hoàn thiện
việc đống con tàu đó nên cty cần phải thực hiện
các thế chấp tàu biển đó. Muốn vậy, cty cần phẩi
đăng ký tàu biển đang đóng vào Sổ đăng ký tàu
biển quốc gia. Tuy nhiên, cty tàu biển X không biết
pháp luật hàng hải VN có cho phép đăng ký tàu
biển đang đóng không và nếu được thì phải có
những điều kiện gì?

11/9/2020
10 Tình huống 2
 Khi tàu biển đang hoạt động trên các vùng biển VN
cần phải mang theo các tài liệu, giấy chứng nhận gì?
Khi các giấy chứng nhận an toàn của tàu biển đang
còn hiệu lực nhưng trên thưc tế tàu biển đó có những
hư hỏng nghiêm trọng không đảm bảo an toàn hàng
hải khi hoạt động thì tàu biển đó có được coi là vẫn đủ
khả năng an toàn đi biển không? Trong trường hợp
tàu biển đang hoạt động ngoài biển khơi mà các giấy
chứng nhận an toàn của tàu biển hết hiệu lực thì các
giấy chứng nhận an toàn đó có được đương nhiên gia
hạn không, nếu được gia hạn thì trong thời hạn tối đa
là bao lâu?

11/9/2020
CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU VÀ THẾ CHẤP TÀU BIỂN
QUYỀN CẦM GIỮ HÀNG HẢI
1. Sự khác nhau giữa chuyển quyền sở hữu và thế chấp
tàu biển?
2. Nguyên tắc thế chấp tàu biển VN?
3. Quyền cầm giữ hàng hải là gì? Ai là người có quyền
cầm giữ hàng hải? Được thực hiện như thế nào?
4. Thứ tự ưu tiên giải quyết các khiếu nại hàng hải làm
phát sinh quyền cầm giữ hàng hải?
12 Câu hỏi chương 2

1. Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực khi nào?
2. Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực
hiện nhiều nghĩa vụ hay không? Thứ tự ưu tiên
của các nghĩa vụ được xác định trên cơ sở nào?
3. Tàu biển đang được thế chấp thì có được chuyển
quyền so hữu hay không?
4. Quyền cầm giữ hàng hải có bị ảnh hưởng khi
thay đổi chủ tàu hay không?
5. Quyền cầm giữ hàng hải được thực hiện thông
qua cơ quan nào?

11/9/2020
13 Chương 3. Cảng biển

3.1-Quy định chung


3.2-Quản lý cảng biển
3.3-Thủ tục tàu thuyền đến và rời cảng biển
3.4-Cảng cạn

11/9/2020
Chương 4. Bắt giữ tàu biển
1. Có quan điểm cho rằng, hiện nay tàu biển VN có thể được dùng để
thế chấp hoặc cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nào đó. Quan
điểm đó đúng hay sai?
2. Trong trường hợp nào thì tàu biển có thể bị bắt giữ tại VN?
3. Có quan điểm cho rằng việc bắt giữ tàu biển VN có thể được tiến
hành bởi Tòa án, Giám đốc Cảng vụ hoặc bởi bất kỳ người nào khi
quyền lợi của họ bị chủ tàu xâm phạm. Quan điểm như vây đúng
hay sai?
4. Khi một người có khiếu nại hàng hải gửi Tòa án có thẩm quyền
yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm thực hiện khiếu nại của mình
thì họ có phải đặt một khoản tiền cho yêu cầu bắt giữ tàu biển của
minh hay không và nếu có thì số tiền đó là bao nhiêu?
5. Khi nào thì tàu biển bị bắt được thả?
6. Khi nào tàu biển đang bị bắt được thả để bảo đảm giải quyết khiếu
nại hàng hải?
7. Khi nào tàu biển bị bắt giữ lại?
Câu hỏi
1. Trường hợp tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động tại cảng có
nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương khác nhau thì cơ quan nào có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu
biển đó?
2. Trường hợp yêu cầu bắt giữ tàu biển là không đúng thì chủ tàu, người
thuê tàu, người khai thác tàu có trách nhiệm thanh toán mọi chi phí liên
quan đến việc duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ
hay không?
3. Tàu biển có thể được thả theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt
giữ; trong trường hợp này, mọi phí tổn liên quan đến việc duy trì hoạt
động an toàn của tàu biển ai sẽ chịu?
4. Khi thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết thì chủ
tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu có quyền yêu cầu thả tàu biển
đang bị bắt giữ đúng hay sai?
5. Tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải về tiền
lương đã được thả. Nhưng sau đó phát sinh khiếu nại hàng hải về tiền
công cứu hộ. Vậy tàu biển đó có bị bắt giữ lại hay không?
Tình huống 1
 Đã sau 3 tháng, chủ tàu của công ty kinh doanh vận
tải biển không trả lương cho 10 thuyền viên của tàu.
Qua nhiều lần thương lượng không thành, 10 thuyền
viên của chủ tàu quyết định đòi chủ tàu trả lương theo
các quy định của pháp luật. Tuy nhiên họ không biết
pháp luật quy định cho họ có quyền gì và họ không
biết phải làm như thế nào để đòi trả lương cho mình
theo đúng pháp luật? Anh (chị) hãy giải quyết tình
huống trên theo BLHHVN năm 2015.
Tình huống 2
Ngày 05/01/2006 công ty XK tổng hợp X VN ký hợp đồng với
công ty Y (Malaysia) thông qua công ty Z (VN) ở Hà Nội để
thuê tàu S (Trung Quốc) chở 15000 tấn gạo từ Cảng SG đi
Yemen. Do tàu bị hỏng vào giờ chót nên công ty Y điều tàu H
(Trung Quốc) có trọng tải 20.000 tấn đến thay thế. Tàu H đến
cảng SG vào ngày 20/02/2006, vệc xếp hàng lên tàu bắt đầu
thực hiện vào ngày 05/03/2006 đến ngày 10/03/2006, sau
khi xếp được 8000 tấn gạo thì tàu ngưng xếp hàng với lý do
không đảm bảo an toàn cho tàu,, đồng thời thuyền phó của
tàu ghi vào biên bản nhận hàng là tàu sẽ nhận hàng tại một
cảng ở Colombo. Do thấy hợp đồng vận chuyển hàng hóa
không thể thực hiện được nên ngày 10/04/2006, công ty XK
tổng hợp X có đơn yêu cầu TANDTP HCM bắt giữ tàu biển H.
Vậy yêu cầu trên của công ty XK tổng hợp X có hợp pháp
không?
18 Chương 5. Hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển

5.1-Các qui định chung


5.2-Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo
chứng từ vận chuyển
5.3-Hợp đồng vận chuyển theo chuyến
Charter party (C/P), Bill of lading (B/L)
5.4-Hợp đồng vận tải đa phương thức

11/9/2020
19 Chương 5. Hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển

1. Thế nào là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
và phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển? Charter party (C/P)
2. Trong một hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
thường có các bên tham gia nào?
3. Chứng từ vận chuyển bao gồm các loại nào và đặc điểm
pháp lý cơ bản của các loại chứng từ vận chuyển đó?
4. Trong những trường hợp nào thì người vận chuyển được
miễn trách nhiệm?
5. Hãy cho biết thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng vận
chuyển theo chứng từ vận chuyển và hợp đồng vận chuyển
theo chuyến?
6. Thế nào là hợp đồng vận tải đa phương thức và đặc điểm
11/9/2020

pháp lý cơ bản của chúng là gì?


20 Chương 5. Hợp Đồng Vận Chuyển
Hàng Hóa Bằng Đường Biển (Tt)

1. Các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyểntheo chứng từ vận
chuyển/theo chuyến
2. Nếu các chức năng của vận đơn theo lệnh/vận đơn đích danh?
3. Tàu vận chuyển xi măng đang đi trên biển thì gặp sóng to gió lớn.
Thuyền trưởng ra lệnh cho thuyền viên đóng nắp hầm hàng,
nhưng hệ thống tự động đóng nắp hầm hàng không hoạt động. Hệ
quả làm hàng hóa bị ướt. Hỏi người vận chuyển có chịu trách
nhiệm với hàng hư hỏng nói trên hay không?
4. Hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển bắt nguồn từ
nguyên nhân là sự chểnh mảng của người nhận hàng thì người
vận chuyển có chịu trách nhiệm hay không?
5. Nếu người giao hàng cố tình khai báo không chính xác chủng loại
và giá trị hàng hóa khi bốc hàng thì người vận chuyển sẽ bồi
11/9/2020
thường mất mát, hư hỏng hàng hóa như thế nào?
Chương 5. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
21
1. Có một tỷ lệ cho phép đối với sự “thiếu hụt” của hàng rời đối
với hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển?
2. Những khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại chống lại người bốc
vác về thiệt hại đối với hàng hóa có được chấp nhận không?
3. Người vận chuyển có quyền cầm giữ hàng hóa hay không?
5. Có cần thiết phải nộp đơn lên Tòa án trong trường hợp sử
dụng đến biện pháp cầm giữ đối với hàng hóa hay không?
6. Quyền áp dụng biện pháp cầm giữ có phụ thuộc vào loại
hàng hóa hay không?
7. Nếu việc cầm giữ được áp dụng và hàng hóa được đưa lên bờ
vào kho lưu giữ hàng, bên bảo lãnh chịu trách nhiểm phí lưu
kho hay phí đó sẽ được thanh toán từ việc bán hàng hóa
được đem bảo lãnh?
8. Có bao nhiêu cách thanh toán tiền cước vận chuyển?
Đọc mục 1-4, chương 7 BLHHVN 2015= SDR, NW, GW 11/9/2020
GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN
22
Công ty A thuê công ty vận tải biển S vận chuyển một lô hàng với
khối lượng 5000 tấn từ HCM đi Hải Phòng. Sau khi dỡ hàng xong,
quyết toán thiếu 8 tấn và 5 tấn giảm giá trị 20%. Tính số tiền cty
vận tải biển S bồi thường cho công ty A, biết rằng khi giao hàng
công ty A đã khai báo giá trị 1,8.106 đ/T và được chấp nhận.
Giá hàng ở thời điểm dỡ hàng là 2,2.106 đ/T. Tỷ lệ hao hụt tự
nhiên là 0,1%. Số hàng thiếu ngoài phạm vi cho phép và giảm giá
trị thuộc trách nhiệm người vận chuyển.

SDR đơn vị tính toán

11/9/2020
GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN
23
5000T x 0.1% = 5T
- Thiếu 8T -5T = 3T (BT) x 1.800.000 =
- Giảm giá trị 5T giảm 20%
- 5T x 1.800.000 khai báo = 9.000.000 (1)
- Còn lại 5T x 80% = 4T x 2.200.000= 8.800.000 (2)
-  200.000 đ
- 2.5 x F (trả chậm) <= total F

11/9/2020
HỢP ĐỒNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
24
Ngày 10/02/2006 cty XNK X ký hợp đồng vận tải đa
phương thức với cty TNNHH đpt H về việc vận chuyển
một lô hàng từ địa điểm A đến địa điểm B. Trong quá
trình vận chuyển lô hàng này, cty TNNHH đpt H ký
hợp đồng với công ty vt P. Trong quá trình vận chuyển,
do cty vt P bố trí không đủ thuyền bộ và thuyền bộ
không đảm bảo tiêu chuẩn chức danh theo quy định
nên đã lái tàu đâm va vào tàu biển khác gây thiệt hại
cho lô hàng trên. Do đó, công ty XNK X đã khởi kiện
đòi cty TNHH đpt H phải bồi thường cho lô hàng trên.
Cty TNHH đpt từ chối bồi thường với lập luận, thiệt hại
lô hàng trên là do cty vt P gây ra, do vậy cty vt P phải
bồi thường còn cty TNHH đpt H không có nghĩa vụ bồi
thường đối với lô hàng bị tổn thất trên. Lập luận như
11/9/2020

vậy của cty TNHH đpt H có đúng hay không?


Câu hỏi ôn tập
1. Khi nào người vận chuyển có thể thay đổi cảng nhận hàng và nơi bốc hàng?
25
2. Người thuê vận chuyển có thể yêu cầu người vận chuyển thay đổi nơi bốc hàng hay
không?
3. Những thời gian nào không được tính vào thời hạn bốc hàng?
4. Hàng hóa trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến có thể được thay đổi bằng loại
hàng hóa khác hay không?
5. Ai là người chịu trách nhiệm bốc hàng và ai là người chịu chi phí đó?
6. Tàu có thể rời cảng nhận hàng trong những trường hợp nào?
7. Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển theo chuyến là bao lâu?
8. Khi nào thì chấm dứt hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến
mà không phải bồi thường?
9. Dỡ hàng và trả hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo
chuyến được quy định như thế nào?
10. Người thuê vận chuyển có buộc phải tuyên bố chấm dứt hợp đồng vận chuyển khi
tàu đến cảng không đúng thời hạn hay không?
11. Trong khi tàu biển đang thực hiện chuyến đi, người thuê vận chuyển tuyên 11/9/2020
bố chấm
dứt hợp đồng, thì giá dịch vụ vận chuyển được trả như thế nào? Ai là người bồi
thường chi phí liên quan.
CÂU HỎI CHƯƠNG 5
1. Điểm khác biệt giữa hợp đồng vận chuyển theo chứng từ và theo chuyến?
26
2. Các loại chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến và theo
chứng từ?
3. Các tổn thất đối với hàng hóa xảy ra mà người vận chuyển không có lỗi thì người
vận chuyển có chịu trách nhiệm hay không?
4. Vận đơn nào được ký hậu?
5. Người vận chuyển có được giảm trách nhiem khi vận chuyển hàng hóa trên boong
hay không?
6. Đại lý của người vận chuyển thực tế gây ra thiệt hại hàng hóa thì người vận chuyển
có chịu trách nhiệm hay không?
7. Trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến, người thuê vận chuyển có quyền thay
đổi nơi bốc hàng hay không?
8. Thời gian di chuyển tàu từ nơi bốc hàng trong hợp đồng đến nơi bốc hàng theo
yêu cầu có được tính vào thời hạn bốc hàng hay không?
9. Người thuê vận chuyển có quyền thay thế hàng hóa hay không và điều kiện là gì?
10. Nếu tàu biển đi chệch tuyến đường để cứu người gặp nạn trên biển thì người vận
chuyển có chịu trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa phát sinh hay không?
11/9/2020
27 Chương 6. Hợp đồng thuê tàu

6.1-Qui định chung


6.2-Thuê tàu định hạn
6.3-Thuê tàu trần

11/9/2020
Chương 6. Hợp đồng thuê tàu
28
Công ty dịch vụ vận tải A ký hợp đồng thuê tàu trần
với công ty vận tải biển B về việc thuê một chiếc tàu
biển, trong hợp đồng hai công ty này không thỏa
thuận về việc cho thuê lại tàu biển đó. Trong thời hạn
thuê tàu, công ty dịch vụ vận tải A đã dùng chiếc tàu
biển đi thuê đó cho Công ty vận tải biển C thuê lại mà
không có thỏa thuận gì với Công ty vận tải biển B. Hỏi
việc cho thuê lại tàu biển của Công ty dịch vụ vận tải A
là đúng hay sai?

11/9/2020
Chương 6. Hợp đồng thuê tàu
29
Ngày 06/02/2016 Công ty A ký hợp đồng thuê tàu
định hạn của công ty B. Sau khi thanh toán tiền thuê
tàu, Công ty B yêu cầu Công ty A phải thanh toán cả
tiền lương lao động cho đội ngũ thuyền bộ của tàu
trong thời hạn thuê tàu. Vậy yêu cầu đó của Công ty B
là đúng hay sai?

11/9/2020
Chương 6. Hợp đồng thuê tàu
30
Ngày 25/02/2006 công ty dịch vụ vận tải C ký hợp đồng thuê tàu
định hạn với Công ty vận tải biển D trong thời gian một tháng từ
ngày 26/02/2006 đến 26/03/2006, với số tiền thuê tàu là 120
triệu VND. Trong chuyến đi cuối cùng tàu đã về muộn nên cho
đến ngày 26/04/2006, công ty dịch vụ vận tải C mới giao tàu biển
đã thuê cho công ty vận tải biển D, biết rằng giá thuê tàu của thị
trường tại thời điểm bàn giao tàu đã thuê vẫn như giá thuê tàu đã
thỏa thuận trong hợp đồng thuê trước đây.
Tại thời điểm thanh toán, công ty vận tải biển D yêu cầu công ty
dịch vụ vận tải C phải thanh toán thêm một khoản tiền gấp hai
lần số tiền đã thỏa thuận thuê đối với thời hạn bị quá, với lý do
trong khoảng thời gian bị quá đó Công ty vận tải biển D có nhận
được đề nghị thuê tàu với giá là 240 triệu VND trong thời gian
một tháng. Vậy yêu cầu trên của công ty vận tải biển D có phù
hợp với quy định của BLHHVN 2015 không?

11/9/2020
31 Chương 7. Tổn thất chung

6.1-Khái niệm về tổn thất chung


6.2- Phân bổ tổn thất chung
6.3-Thời hiệu khởi kiện về TTC.

11/9/2020
Chương 7. Tổn thất chung
 Điểm khác biệt cơ bản giữa tổn thất chung và tổn thất
32 riêng đó là trong tổn thất chung:
 Hy sinh hoặc chi phí phải có tính chất đặc biệt chứ không phải là
những hy sinh hoặc chi phí thông thường.
 Ví dụ: Tiền công cứu hộ, các khoản chi phí do tàu phải vào cảng lánh
nạn, những thiệt hại do việc cứu hỏa gây ra, thiệt hại do việc đưa tàu
lên cạn.v.v…được xem là những tổn thất mang tính chất bất thường.
 Phải hành động cố ý hoặc tự nguyện chứ không phải là thông
thường.
 Tàu dầu X do sai sót về hàng hải đã mắc cạn ở khu vực có đá ngầm, bị
thủng một số lỗ ở vỏ tàu. Qua các lỗ thủng đó 1607 tấn dầu chuyên chở
trên tàu đã chảy ra biển. Để làm nhẹ tàu đưa tàu ra cạn thoát khỏi
nguy hiểm, không còn biện pháp nào khác, thuyền trưởng đã quyết
định bơm 500 tấn dầu ra biển. Mặc dù cả hai lượng dầu nói trên đều
góp phần làm nhẹ tàu, làm giảm lực của tàu lên chỗ mắc cạn, nhờ đó có
thể đưa tàu ra khỏi cạn để cứu tàu cùng số dầu còn lại trên tàu, nhưng
chỉ 500 tấn dầu do tàu bơm ra biển được xem là tổn thất chung mà
thôi.
 Phải có hiểm họa, mặc dù hiểm họa không nhất thiết phải là trước
mắt nhưng là một thực tế và có tầm quan trọng.
 Phải là hành động vì an toàn chung, không đơn thuần chỉ vì an
toàn cho một phần tài sản nào.
 Thiệt hại do vứt tất cả hàng hóa xuống biển để đưa tàu ra khỏi cạn; những
chi phí dùng để cứu một tàu rỗng; những chi phí do việc bất ngờ phải đưa
11/9/2020
tàu vào một cảng dọc đường đi để bán hoặc dỡ số hàng trên tàu bắt đầu bị
hỏng v.v…
PHÂN BỔ TỔN THẤT CHUNG
 Một tàu chở 9000 tấn xi măng và 3000 tấn sắt xây dựng đang hành trình gặp bão bị mắc
cạn, vỏ tàu bị thủng, nước chảy vào hầm hàng No1 làm ướt hỏng 260 tấn xi măng.
33
 Khi bão tan chủ tàu đã thuê sà lan đến dỡ bớt 700 tấn xi măng cho nhẹ tàu để ra cạn.
Thuyền trưởng sử dụng máy cái chạy lùi hết công suất để ra cạn nhưng không ra được,
máy bị hỏng nặng.
 Chủ tàu thuê hai tàu lai đến kéo tàu ra khỏi cạn và sau khi xếp hàng xi măng trên sà lan trở
lại tàu đã kéo tàu và hàng đưa về cảng đích gần đó.
 Trong quá trình dỡ 700 tấn xi măng qua sà lan và sau đó xếp lại tàu, 50 tấn trong số đó đã
bị hư hỏng mất giá trị sử dụng hoặc bị rơi mất xuống biển. Chi phí dỡ và xếp 700 tấn xi
măng (kể cả tiền thuê sà lan) hết 19.800 USD. Chi phí thuê hai tàu lai hết $24.000 (hai chi
phí trên chưa bao gồm 2% hoa hồng).
 Người ta xác định được ở cảng đích các số liệu sau:
• Giá trị tàu trước khi SC các hư hỏng là: 5.298.500USD; 1 tấn XM = 80USD, 1 tấn sắt XD = 450
USD,
• Tiền sửa chữa vỏ tàu thủng là 12.000 USD,
• Sửa máy cái là 14.000 USD;
• Cước phí mỗi tấn xi măng là 25 USD mỗi tấn sắt xây dựng là 22 USD;
• Chi phí mà người vận chuyển phải bỏ ra để đưa 1 tấn hàng từ chỗ tàu bị nạn đến cảng đích
cho đến lúc dỡ xong là 1 USD/1tấn.
11/9/2020

Hãy tính toán phân bổ các tổn thất nói trên.


34 CÁC BƯỚC TÍNH TOÁN PHÂN BỔ TTC

 Bước 1: Tính tổng giá trị tổn thất chung:


Chuyên viên phân bổ tổn thất chung phải tách các khoản thiệt
hại và chi phí thành hai thành phần tổn thất chung và tổn thất
riêng, nếu trong vụ tai nạn có cả tổn thất chung và tổn thất
riêng, phải tính được tổng giá trị tổn thất chung
 Bước 2: Tính giá trị tài sản chịu phân bổ đóng góp tổn thất
chung.
Sau khi tính được tổng giá trị tổn thất chung chuyên viên phân
bổ tổn thất chung phải tính tổng giá trị tài sản chịu phân bổ
đóng góp tổn thất chung.Việc này được thực hiện bằng cách lấy
giá trị của tàu, hàng, cước phí vào lúc chấm dứt hành trình cộng
với những giá trị tài sản đã hy sinh trong tổn thất chung. Những
chi phí tổn thất chung không được cộng vào. Đồng thời những
thiệt hại và chi phí thuộc tổn thất riêng cũng không được tính
11/9/2020
vào giá trị tài sản chịu phân bổ đóng góp tổn thất chung.
 Bước 3: Tính tỷ lệ đóng góp tổn thất chung.
35 Tỷ lệ đóng góp tổn thất chung được xác định bằng cách lấy tổng giá trị
tổn thất chung (tìm được ở bước 1) chia cho tổng giá trị tài sản chịu
phân bổ đóng góp tổn thất chung (tìm được ở bước 2). Tỷ lệ này
thường được thể hiện dưới dạng phần trăm
 Bước 4: Tính phần đóng góp của mỗi bên vào tổn thất chung.
Phần đóng góp của mỗi bên vào tổn thất chung được xác định bằng
cách lấy giá trị tài sản chịu phân bổ đóng góp tổn thất chung của từng
bên nhân với tỷ lệ đóng góp tổn thất chung.
 Bước 5: Tính kết quả thanh toán tài chính.
Bước cuối cùng là tính kết quả tài chính phải thanh toán giữa các
bên. Lúc này phải so sánh giữa giá trị các hy sinh và chi phí tổn thất
chung mà từng bên đã gánh chịu trong tai nạn và phần phải đóng góp
tổn thất chung của các bên đó theo nghĩa vụ. Bên nào đã chịu quá
phần nghĩa vụ phải đóng góp của mình thì được nhận thanh toán. Bên
nào chịu hy sinh và chi phí trong tổn thất chung ít hơn phần nghĩa vụ
phải đóng góp thì phải bỏ tiền ra thanh toán cho các bên đã chịu quá
phần đóng góp.
11/9/2020
BÀI TẬP
 Bước 1: Tính tổng giá trị tổn thất chung
 Việc sửa chữa vỏ tàu thủng do mắc cạn 12.000 USD là tổn thất riêng. Giá trị 260
tấn xi măng bị ướt hỏng do nước biển vào hầm hàng qua lỗ thủng vỏ tàu là tổn thất
riêng. Phần cước phí bị mất của 260 tấn xi măng bị hỏng nói trên xảy ra do lực bất
khả kháng (bão), vì vậy gây ra cho bên nào thì bên ấy phải tự gánh chịu.
 Tiền sửa chữa máy tàu bị hỏng do làm việc quá tải khi ra cạn 14.000 USD là hy
sinh tổn thất chung.
 Giá trị 50 tấn xi măng bị hư hỏng và rơi xuống biển trong quá trình bốc xếp sang
sà lan 700 tấn xi măng làm nhẹ tàu là hy sinh tổn thất chung: 80 USD/tấn x50
tấn = 4.000 USD
 Phần cước phí chủ tàu bị mất do 50 tấn hàng bị hỏng và rơi xuống biển nói trên là
hy sinh tổn thất chung: (25 USD/tấn -1 USD/tấn) x 50 tấn = 1.200 USD
 Chi phí thuê hai tàu lai kể cả 2% hoa hồng được tính là chi phí tổn thất chung:
24.000 USD + 24.000 USD x 0,02 = 24.480 USD
 Chi phí dỡ 700 tấn xi măng qua sà lan và xếp lại tàu sau đó, kể cả 2% hoa hồng
được tính là chi phí tổn thất chung: 19.800 USD + 19.800 USD x 0,02 = 20.196
USD
 Vậy tổng giá trị tổn thất chung là:
14.000USD + 4.000USD + 1200USD + 24.480USD + 20.196USD = 63.876USD.
11/9/2020
36
 Bước 2: Tính giá trị tài sản chịu phân bổ đóng góp tổn thất chung.
Giá trị tài sản chịu phân bổ đóng góp tổn thất chung của phía chủ tàu gồm:
 Giá trị của tàu:
5.298.500 USD + 14.000 USD = 5.312.500 USD.
 Giá trị cước phí lô hàng xi măng:
25 USD/tấn x (9.000 - 260 - 50) tấn + 1.200 USD = 218.450 USD
 Giá trị cước phí lô hàng sắt xây dựng:
22 USD/tấn x 3.000 tấn = 66.000 USD
Cộng: 5.596.950 USD
 Giá trị tài sản chịu phân bổ đóng góp tổn thất chung của phía chủ hàng xi măng.
 80 USD/tấn x (9.000 - 260 - 50) tấn + 4.000 USD = 699.200 USD
 Giá trị tài sản chịu phân bổ đóng góp tổn thất chung của phía chủ hàng sắt xây
dựng:
450 USD/tấn x 3.000 tấn = 1.350.000 USD
 Tổng giá trị tài sản chịu phân bổ đóng góp tổn thất chung là:
 5.596.950 USD + 699.200 USD + 1.350.000 USD = 7.646.150 USD
11/9/2020

37
Bước 3: Tính tỷ lệ đóng góp tổn thất chung
TGTTTC/TGTTSCPBTTC=63.876USD/7.646.150 USD=0.008354
Bước 4: Tính phần đóng góp của mỗi bên vào tổn thất chung.
 Phía chủ tàu phải đóng góp: 5.596.950 USD x 0,008354 = 46.757 USD
 Phía chủ hàng xi măng phải đóng góp: 699.200 USD x 0,008354 = 5.841 USD
 Phía chủ hàng sắt xây dựng phải đóng góp: 1.350.000 USD x 0,008354 = 11.278
USD
Bước 5: Tính kết quả thanh toán tài chính
 Phía chủ tàu đã chịu hy sinh tài sản và chi phí trong tổn thất chung là:
14.000 USD + 1.200 USD + 24.480 USD + 20.196 USD = 59.876 USD
Vậy chủ tàu được thanh toán:
59.876 USD - 46.757 USD = 13.119 USD
 Phía chủ hàng xi măng đã chịu hy sinh tài sản trong tổn thất chung là 4.000 USD,
vậy còn phải bỏ ra đóng góp thêm: 5.841 USD - 4.000 USD = 1.841 USD
 Phía chủ hàng sắt xây dựng chưa chịu hy sinh chi phí nào trong tổn thất chung,
vậy phải đóng góp vào thanh toán tổn thất chung 11.278 USD.

11/9/2020

38
Tình huống
Một39con tàu trị giá 3.106 USD bị hy sinh do hành động tổn thất chung là
100.000USD. Hàng chở trên tàu có trị giá 900.000 USD bị hy sinh tổn thất chung
50.000 USD. Cước phí của chủ tàu là 100.000USD bị mất 10.000USD. Tính số tiền
các bên phải đóng góp.

CT vs CH

B1: CT 100.000 + 10.000= 110.000 USD

CH 50.00USD 160.000 USD

B2: 2.900.000 + 100.000= 3.000.000

90.000 + 10.000 = 100.000

850.000 + 50.000 = 900.000  4.000.000 USD

B3: 160.000 / 4.000.000 = 0.04

B4: CT3.100.000 x 0.04 = 124.000


11/9/2020

CH 900.000 x 0.04= 36.000


Chương 8. Giới hạn trách nhiệm dân
40
sự đối với các khiếu nại hàng hải

8.1-Đối tượng được áp dụng GHTNDS


8.2-Các khiếu nại được và không được áp dụng GHTNDS
8.3-Mức GHTNDS
1. Đối tượng nào được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm dân sự?
2. Các khiếu nại áp dụng và không áp dụng giới hạn trách nhiệm
dân sự?
3. Mức giới hạn trách nhiệm dân sự?
Tình huống:
Một tàu biển có 45.000 GT. Khi neo đậu tại vùng nước cảng biển, chuẩn
bị cập cầu thì đã va phải cầu tàu, làm cầu tàu bị hư hỏng nặng. Vậy chủ
tàu có được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự hay không? Nếu có thì
mức giới hạn trách nhiệm dân sự đối với khiếu nại hàng hải trên là bao
nhiêu? 11/9/2020
Bài tập
Một tàu biển có 45.000 GT. Khi neo đậu tại vùng nước cảng biển, chuẩn bị cập cầu thì đã va
phải cầu tàu, làm cầu tàu bị hư hỏng nặng. Vậy chủ tàu có được quyền giới hạn trách nhiệm
dân41sự hay không? Nếu có thì mức giới hạn trách nhiệm dân sự đối với khiếu nại hàng hải
trên là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Điều 299:
“1. Khiếu nại về chết, bị thương hoặc các tổn hại khác về sức khỏe con người; mất mát, hư hỏng đối với tài
sản, kể cả hư hỏng công trình cảng, vùng neo đậu, luồng hàng hải, ….những tổn thất là hậu quả phát sinh
từ các hoạt động đó.”
Điều 301:
3. Mức giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải khác được
quy định như sau:
a) 83.000 đơn vị tính toán đối với tàu biển không quá 300 GT;
b) 167.000 đơn vị tính toán đối với tàu biển từ trên 300 GT đến 500 GT;
c) Đối với tàu biển từ trên 500 GT thì ngoài quy định tại điểm b khoản này áp
dụng cho 500 GT đầu tiên, giới hạn trách nhiệm sẽ được tính thêm như sau:
167 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 501 đến GT thứ 30.000; 125 đơn
vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 30.001 đến GT thứ 70.000; 83 đơn vị tính
toán cho mỗi GT, từ GT thứ 70.001 trở lên.
= 167.000SDR(500GT) + 29500GT x 167SDR(từ GT thứ 501 đến GT thứ 30.000) +
+ 15000GT x 125SDR(thứ 30.001 đến GT thứ 45.000GT) = ….(SDR)
11/9/2020
CÂU HỎI ÔN TẬP
42 1. Trong thời gian cho thuê tàu trần, ai là người có nghĩa vụ kiểm
tra, bảo dưỡng và sửa chữa tàu?
2. Trong hợp đồng thuê định hạn, chủ tàu có quyền cầm giữ tài sản
trên tàu hay không?
3. Trong hợp đồng thuê tàu định hạn, tàu không khai thác được do
thuyền bộ không đủ năng lực cần thiết thì ai là người trả chi phí
duy trì tàu trong thời gian này?
4. Trong hợp đồng thuê tàu trần, ai là người trả tiền chi phí bảo
hiểm cho tàu?
5. Người đã sử dụng quyền giới hạn trách nhiệm dân sự là người đã
thừa nhận mọi trách nhiệm về mình. Đúng hay sai?
6. Người vận chuyển chậm trả hàng gây ra thiệt hại đối với hàng
hóa thì có được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự hay không?
7. Khiếu nại hàng hải về hư hỏng công trình cảng, vùng neo đậu và
khiếu nại hàng hải về mất mát tài sản thì khiếu nại nào được ưu
tiên giải quyết trước khi chủ tàu được quyền giới hạn trách
nhiệm dân sự?
11/9/2020
43 Chương 9. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải

9.1-Những qui định chung


9.2-Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
9.3-Chuyển nhượng quyền theo hợp đồng bảo hiểm hàng hải
9.4-Bảo hiểm bao
9.5-Thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải
9.6-Chuyển quyền đòi bồi thường
9.7-Từ bỏ đối tượng BHHH

11/9/2020
44
CHƯƠNG 9. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI
1. Thế nào là hợp đồng bảo hiểm hàng hải và hợp đồng bảo
hiểm hàng hải bao gồm những loại nào?
2. Quy trình ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải được diễn
ra như thế nào?
3. Các trường hợp miễn trách nhiệm của người bảo hiểm
được pháp luật VN quy định như thế nào?
4. Theo văn bản pháp luật nào?Thời hiệu khởi kiện liên
quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải được BLHHVN
năm 2015 quy định như thế nào? Trong trường hợp có sự
mâu thuẫn giữa BLHHVN và văn bản pháp luật khác về
thời hiệu khởi kiện thì áp dụng
5. Các loại thời hiệu khởi kiện và cách xác định thời hiệu
khởi kiện theo BLHHVN năm 2015?
*
11/9/2020
A= C + I + F -> A= C + I + F + a
Biết rằng I= A x R
45 a= (C+I+F) x r(%)
-> A=(C+F) x (1+r)/(1-R)
A là giá trị bảo hiểm
R là tỷ lệ phí bảo hiểm
a là lãi dự tính
r là % lãi dự tính
C giá hàng hóa ở nơi bốc hàng (FOB)
F là giá dịch vụ vận chuyển

 Xác định giá trị bảo hiểm một lô hàng xuất


khẩu theo điều kiện CIF với khối lượng
3.000 T. Giá FOB của hàng là 17USD/T.
Cước phí vận chuyển là 15USD/T. Tỷ lệ phí
bảo hiểm là 5%. Lãi dự tính bằng 10%.
11/9/2020
Tình huống 1
47
Ngày 09/01/2006, công ty vận tải biển X ký hợp đồng
bảo hiểm thân tàu với công ty bảo hiểm M cho tàu biển
K. Trong thời hạn bảo hiểm, tàu biển K bị chìm đắm làm
thiệt hại nghiêm trọng cho tàu biển đó. Vì thỏa thuận về
đền bù thiệt hại bảo hiểm không được giải quyết thỏa
đáng nên cty vận tải biển đã kiện công ty bảo hiểm M
tại tòa án. Trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ
được biết con tàu K không đủ các giấy tờ chứng nhận
cần thiết, tàu biển đã bị xuống cấp nghiêm trọng không
còn khả năng đi biển. Tuy nhiên, các thông tin này
không được công ty vận tải biển X khai báo đầy đủ và
trung thực cho công ty bảo hiểm M. Do vậy, tòa án có
giải quyết yêu cầu công ty bảo hiểm M bồi thường thiệt
hại tổn thất thân tàu cho công ty vận tải biển X không?
11/9/2020
Tình huống 2
48 Ngày 12/02/2006 cty vận tải và đóng tàu biển K ký
hợp đồng bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm
dân sự chủ tàu với cty bảo hiểm Y. Đến ngày
20/02/2006 cty bảo hiểm Y nhận được thông báo là tàu
biển mà cty nhận bảo hiểm đã bị hư hỏng nghiêm
trọng, sau đó cty vận tải và đóng tàu biển K yêu cầu cty
bảo hiểm Y thanh toán tiền bồi thường bảo hiểm cho
toàn bộ số chi phí mà cty vận tải và đóng tàu biển K đã
bỏ ra để sửa chữa tàu. Tuy nhiên, qua điều tra, tìm hiểu
thì cty bảo hiểm Y được biết là việc tàu biển hư hỏng
đã xảy ra trước khi cty vận tải và đóng tàu biển K ký
hợp đồng bảo hiểm và công ty bảo hiểm Y hoàn toàn
không biét gì về sự kiện này nên cty bảo hiểm Y đã từ
chối bồi thường. Vậy lý do từ chối bồi thường của cty
bảo hiểm Y có hợp pháp không? Và công ty bảo hiểm Y
11/9/2020
có quyền thu phí bảo hiểm hay không?
49 Bài tập 1
 Công ty vtb D mua bảo hiểm cho tàu F tại 3 cty BH
với cùng một hiểm họa. Trong quá trình khai thác
tàu gặp rủi ro thuộc hiểm họa được bảo hiểm. Biết
tau F có giá trị 3 triệu USD. Công ty D mua bảo
hiểm cho tàu tại công ty BH 1 với số tiền BH 1,5
triệu USD, tại công ty BH 2 là 2 triệu USD, tại công
ty BH 3 là 3 triệu USD. Tính số tiền 3 công ty BH bồi
thường cho công ty vtb D?
 STBT=(STBH/∑STBH)*GTBH=1.5/6.5*3=
STBT=(STBH/GTBH)*GTTT=

11/9/2020
50 Bài tập 2
 Công ty vtb X mua bảo hiểm cho tàu B tại Bảo
Việt. Trong quá trình khai thác tàu gặp rủi ro thuộc
phạm vi trách nhiêm BH, taù bị hư hỏng phải sửa
chữa hết 60 triệu. Xác định số tiền Bảo Việt bồi
thường cho công ty vtb X biết rằng công ty mua
BH cho tàu với số tiền bằng 50% giá trị bảo hiểm.
Mức miễn thường là 10 triệu.

 GTTTBP = 60

11/9/2020
51 Bài tập 3
 Một con tàu trị giá 2 triệu USD bị hư hỏng
do hành động tổn thất chung là
100.000USD. Hàng chở trên tàu có trị giá
900.000USD bị hy sinh tổn thất chung
45.000USD. Cước phí của chủ tàu là
100.000 USD bị mất 5.000 USD. Tính số
tiền công ty bảo hiểm bồi thường cho các
bên biết rằng: Chủ hàng mua bảo hiểm cho
hàng với số tiền 600.000USD, chủ tàu mua
bảo hiểm cho tàu 1,5 triệu USD, cho cước
phí 120.000USD.

11/9/2020
B1: Tong gia tri hy sinh TTC
Chu tau: 100000+5000= 105000 Chu hang: 45000

52 Tong= 105000+45000= 150000


B2: Tong gia tri tai san chiu phan bo dong gop vao trong TTC
Chu tau: 2 trieu + 100000= 2100000 Chu hang: 900000
Tong= 2100000+900000= 3 trieu
B3: Tinh ti le dong gop vao TTC = 150000/3 trieu=0.05
B4: Tinh so tien nghia vu phai dong gop vao TTC
Chu tau: 2100000 x 0.05 = 105.000 Chu hang: 900000 x 0.05= 45.000
B5: Tinh so tien thanh toan tai chinh
Chu tau: 105.000-105.000= 0 Chu hang: 45000-45.000=0
-> Phan nghia vu phai dong gop vao TTC= Gia tri hy sinh TTC cho nen cac ben se khong phai dong gop vao
TTC. Ton that xay ra doi voi ben nao thi ben do tu ganh chiu->Khong co chi phi dong gop vao TTC-> Nguoi
bao hiem (tàu, hàng hóa) se khong phai boi hoan cho chi phi dong gop vao trong TTC.
K2 Dieu 312. STBH<GTBH TTBP tau=100000
STBH tau=1.5 trieu GTBH tau=2 trieu
->STBTchu tau=1.5/2 x 100.000= 75.000
TTBP hang= 45.000 STBH hang=600.000
GTBH hang=900.000 -> STBT chu hang= 600.000/900.000 x 45.000= 30.000
K3 Điều 312 STBH>GTBH thi phan vuot qua khong duoc cong nhan.
STBH cuoc phi=120.000
GTBH cuoc phi= 100.000 -> vuot qua 120.000-100.000=20.000 khong duoc tinh.
Nhu vay nguoi bao hiem se boi thuong = STBH/GTBH x TTBP= (120.000-20.000)/100.000 x 5000= 5000

11/9/2020
Bài tập 4
Một con tàu trị giá 3.106 USD bị hy sinh do hành
động tổn thất chung là 100.000USD. Hàng chở
trên tàu có trị giá 900.000 USD bị hy sinh tổn
thất chung 50.000 USD. Cước phí của chủ tàu là
100.000USD bị mất 10.000USD.
Tính số tiền công ty bảo hiểm bồi thường cho các
bên biết rằng: Chủ hàng mua bảo hiểm cho lô
hàng với số tiền 600.000 USD. Chủ tàu mua bảo
hiểm cho tàu 1,5 triệu USD, cho cước phí
120.000 USD.
54 CÂU HỎI
1. Ai là người có quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm? Quyền
và nghĩa vụ của các bên sẽ như thế nào trong hợp
đồng bảo hiểm hàng hải?
2. Trường hợp người bảo hiểm đã trả tiền bồi thường mà
sau đó tàu biển lại thoát khỏi rủi ro hàng hải thì người
bảo hiểm có quyền gì?
3. Trong trường hợp nào thì người được bảo hiểm có thể
đòi người bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiền bảo
hiểm mà không phải tuyên bố bỏ đối tượng bảo hiểm?
4. Người bảo hiểm có chịu trách nhiệm bồi thường tổn
thất phát sinh do lỗi của thuyền bộ hay không?
5. Người bảo hiểm có phải bồi thường tổn thất với Tổng
giá trị bồi thường lớn hơn số tiền bảo hiểm hay
không?

11/9/2020
55 Phần II. Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
không, đường sông, đường sắt, đường bộ và vận
tải đa phương thức.

C10-Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng


không
C11-Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt
C12-Vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội
địa
C13-Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
C14-Vận tải đa phương thức

11/9/2020
Câu hỏi
56
1. Hợp đồng vận chuyển hàng không là gì?
2. Các loại chứng từ được sử dụng trong vận chuyển hàng không?
3. Trách nhiệm bồi thường khi hàng hóa bị mất mát, hư hỏng và
chậm trả hàng theo vận chuyển bằng đường hàng không?
4. Thời gian khiếu nại và khởi kiện trong vận chuyển hàng hóa
bằng đường hàng không?
5. Trách nhiệm của người gửi hàng và người nhận hàng trong vận
chuyển hàng hóa bằng đường hàng không?
6. Hợp đồng vận tải đa phương thức là gì?
7. Các loại chứng từ được sử dụng trong vận tải đa phương thức?
8. Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức?
9. Thời gian khiếu nại và khởi kiện trong vận tải đa phương thức?
10.Nghĩa vụ của người đại lý, người vận chuyển thực tế trong vận
tải đa phương thức?
11/9/2020
57 Phần III. Một số văn bản pháp luật quốc tế liên
quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

C15-Công ước Quốc tế về thống nhất một số


điều luật liên quan đến vận đơn đường biển
(Brussel-1924); Hague-Visby

C16-Công ước của LHQ về vận chuyển hàng


hóa bằng đường biển-(Hamburg rules 1978)

11/9/2020
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Nội thủy? Chế độ pháp lý? Phân định vùng nội thủy? Liên hệ luật biển VN 2012
Câu 2: Khái niệm, cách xác định lãnh hải? Chế độ pháp lý. Liên hệ luật biển VN 2012
Câu 3: Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp. Liên hệ luật biển VN 2012
Câu 4: Khái niệm chế độ pháp lý thềm lục địa. Liên hệ luật biển VN 2012
Câu 5: Khái niệm, chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế. Liên hệ luật biển VN 2012
Câu 7: Định nghĩa tàu biển là gì, những quy định đối với tàu biển VN
Câu 8: Địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của thuyền trưởng
Câu 9: Khái niệm cảng biển, các loại cảng biển
Câu 10: Khái niệm và Nhiệm vụ, quyền hạn của cảng vụ hàng hải
Câu 11: Khái niệm hợp đồng vận chuyển, các loại hợp đồng vận chuyển
Câu 12: Khái niệm người vận chuyển, người thuê vận chuyển? Phân biệt người vận chuyển và chủ tàu, người thuê vận
chuyển và chủ hàng.
Câu 13: Trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người vận chuyển
Câu 14: Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển đối với tổn thất hang hóa
Câu 15: Khái niệm hợp đồng thuê tàu, các loại hình thức thuê tàu
Câu 16: Trách nhiệm nghĩa vụ các bên trong hợp đồng cho thuê tàu định hạn, tàu trần.
Câu 17: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng vận chuyển đối với người thuê vận chuyển, người vận chuyển, chấm dứt
hợp đồng không phải bồi thường. Hợp đồng đương nhiên chấm dứt
Câu 18: Khái niệm, các loại chứng từ vận chuyển đường biển
Câu 19: Khái niệm, phân loại các vận đơn (B/L) theo luật hàng hải VN. Nội dung của B/L
Câu 20: Quy định cách giải quyết khi tàu đến cảng không có người nhận hàng, có nhiều người xuất trình BL gốc để
nhận hàng.
Câu 21: Nội dung dịch vụ đại lý tàu biển
Câu 22: Môi giới hàng hải? Sự khác nhau giữa Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải
Câu 23: Nguyên tắc xác định giá trị bảo hiểm của các đối tượng bảo hiểm
Câu 24: Rủi ro trong bảo hiểm hàng hải, các nguyên nhân gây ra rủi ro.
Câu 25: Khái niệm tổn thất, phân loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hải
Câu 26: Khái niệm tổn thất chung, tổn thất riêng. Sự khác nhau giữa chúng
Câu 27: Cách tính tiền bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hải.
Câu 28: Các nguyên tắc bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hải.
Câu 29: Các loại tàu biển phải đăng ký. Điều kiện đăng ký tàu biển ở VN

You might also like