You are on page 1of 3

BÀI TẬP LUẬT BIỂN

Bài 1:
Vì cho rằng chiếc tàu A (tàu dân sự mang cờ nước A) đã có hành vi vi
phạm nghiêm trọng pháp luật trong vùng nội thuỷ nước mình, tàu B (tàu quân
sự nước B) đã bất ngờ tiến hành cuộc truy đuổi để bắt giữ tàu A. Cuộc truy đuổi
kéo dài từ nội thuỷ nước B đến tận vùng biển quốc tế. Khi tàu A chạy vào lãnh
hải nước C, tàu B tiếp tục truy đuổi đồng thời phát tín hiệu yêu cầu nước C giúp
đỡ để bắt giữ tàu A. Nước C đã cử lực lượng Hải quân bắt giữ cả 2 tàu A và B.
Anh (chị) hãy đánh giá pháp lý các sự kiện nêu trên theo CƯ 1982 của
Liên Hiệp quốc về Luật Biển. Nêu hướng giải quyết.

Bài 2:
Trong thời gian neo đậu trong nội thủy của quốc gia A, trên chiếc tàu X
treo cờ của quốc gia B đã xảy ra một vụ xô xát giữa thủy thủ của tàu và một
nhóm thanh niên do uống rượu say. Trong trường hợp này, quốc gia A có quyền
tài phán không?
a. Nếu chiếc tàu X là tàu dân sự.
b. Nếu chiếc tàu X là tàu buôn Nhà nước
c. Giả sử, cùng thời điểm đó, xảy ra một vụ tranh chấp giữa một công dân
của nước A với công ty M của nước B. Nhưng do chiếc tàu Y thuộc sở hữu của
công ty M đã vừa ra khỏi nội thủy của quốc gia A nên cơ quan có thẩm quyền
nước A đã quyết định cầm giữ chiếc tàu X để đảm bảo cho vụ kiện. Việc cầm
giữ đó có đúng pháp luật không?

Bài 3:
Quốc gia Lama thiết lập quan hệ lãnh sự với quốc gia Pico và đặt trụ sở
Lãnh sự quán tại thủ đô của Pico. Ông X (có quốc tịch của Lama) được bổ
nhiệm làm người đứng đầu Lãnh sự quán của Lama. Lợi dụng chức vụ của
mình, ông X đã nhiều lần tiến hành vận chuyển và mua bán trái phép chất ma
túy vào lãnh thổ Pico mà không bị phát hiện. Ngày 13-3-2011, trước khi kết
thúc nhiệm kỳ công tác, ông X đã quyết định sử dụng tàu du lịch Goodbye, treo
cờ Lama, để vận chuyển lần cuối chất ma túy. Khi tàu đang ở vùng lãnh hảỉ của
quốc gia Pico, lực lượng cảnh sát biển Pico đã tiến hành khám xét và thu được
2kg heroin. Cơ quan có thẩm quyền của Pico quyết định truy tố ông X với tội
danh tang trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy (tội nghiêm trọng theo quy định
của Luật hinh sự Pico).
Ông X cho rằng hành vi khám xét, bắt giữ tàu và xét xử của cơ quan có
thẩm quyền của Pico là bất hợp pháp với những lý do sau: (i) Tàu treo cờ Lama
nên chỉ quốc gia này mới có thẩm quyền; (ii) Với tư cách là người đứng đầu
Lãnh sự quán, ông được hưởng quyền miển trừ nên không thể bị xét xử bởi tòa
án của Pico. Hãy cho biết:
a. Hành vi khám xét và bắt giữ tàu của lực lượng cánh sát biển Pico có phù
hợp với quy định của Công ước luật biển 1982 hay không? Vì sao?
b. Ông X có được hưởng quyền miển trừ xét xử về hình sự theo quy định
của Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự hay không? Vì sao?

Bài 4:
Ngày 1/10/2010, tàu thương mại X, treo cờ quốc gia Lada tiến hành đổ rác thải
công nghiệp tại vùng biển cách đường cơ sở của quốc gia Viva 40 hải lý. Khi
lực lượng bảo vệ bờ biển của quốc gia Viva phát hiện, tàu X đã bỏ chạy và Viva
đã cử tàu quân sự truy đuổi. Khi tàu X ở cách đường cơ sở của Viva 200 hải lí
thì bị tàu quân sự của Viva đuổi kịp và bắt giữ. Sau khi thu thập đầy đủ chứng
cứ, cơ quan có thẩm quyền của Viva quyết định đưa thuyền trưởng và đoàn thủy
thủ ra xét xử theo quy định của pháp luật nước mình đồng thời quyết định hình
phạt tù giam trong thời hạn 6 tháng đối với thuyền trưởng. Theo quy định của
Công ước luật biển 1982, hãy cho biết:
a. Hành vi truy đuổi và bắt giữ của Viva có hợp pháp không? Vì sao?
b. Việc xét xử và quyết định hình phạt đối với thuyền trưởng và đoàn thủy
thủ tàu X của Viva có hợp pháp không? Vì sao?

Bài 5:
Tàu thương mại X thuộc quyền sở hữu của công ty Golden mang quốc tịch
Java. Ngày 15/2/2011, lực lượng cảnh sát biển của Kata phát hiện tàu X đang
khai thác một số lượng lớn cá hồi tại vùng tiếp giáp lãnh hải của Kata mà không
có giấy phép khai thác. Cảnh sát biển của Kata đã bắt giữ con tàu cùng thuyền
trưởng và toàn bộ đoàn thủy thủ để giải quyết vụ việc. Nhận được thông báo từ
phía công ty Golden, Java đã nộp một khoản tiền là 200.000 USD để bảo lãnh
cho các thuyền viên trên tàu. Tuy nhiên, Kata vẫn tiến hành tạm giữ và 2 tháng
sau, thuyền trưởng cùng các thủy thủ bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt 6 tháng
tù giam, đồng thời phải bồi thường thiệt hại tổng cộng 50.000USD do hành vi
khai thác trái phép vào mùa sinh sản, gây hậu quả nghiêm trọng đối với nguồn
lợi cá hồi tại quốc gia này. Ngay lập tức Java đã lên tiếng phản đối vì cho rằng
Kata không có thẩm quyền xét xử và phạt tù với các thành viên của thuyền X,
đồng thời Kata đã vi phạm Công ước Quốc tế về luật biển năm 1982 khi đã tạm
giữ các thành viên của tàu X sau khi Java đã nộp tiền bảo lãnh. Hãy cho biết:
a. Hành vi bắt giữ con tàu cùng thuyền trưởng và toàn bộ đoàn thủy thủ của
Kata có phù hợp với Công ước luật biển năm 1982 hay không? Tại sao?
b. Quan điểm cá nhân về lập luận của Java trên cơ sở các quy định của Công
ước luật biển năm 1982?

Bài 6:
Hai quốc gia Mada và Tesa đàm phán ký điều ước quốc tế về khai thác tài
nguyên, trong đó, Mada cho phép Tesa khai thác cá trong vùng đặc quyền kinh
tế của mình. Trong điều ước quốc tế cũng quy định hiệu lực của điều ước sẽ
phát sinh ngay khi đại diện có thẩm quyền của các bên ký chính thức. Tháng
10/2009, đại diện của hai quốc gia đã tiến hành ký chính thức điều ước quốc tế
tại thủ đô của Mada.
Tháng 2/2010, trong chuyến thăm của tổng thống Mada tới Geva, đại diện
của Mada lại ký một điều ước quốc tế khác với Geva, trao cho Geva quyền khai
thác cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Sau khi điều ước này phát sinh
hiệu lực, tháng 4/2010, Mada đã gửi công hàm cho Tesa yêu cầu tất cả các tàu
đánh cá của Tesa phải ngừng các hoạt động khai thác tại vùng đặc quyền kinh tế
của Mada. Lý do Mada đưa ra là điều ước quốc tế đã ký có nội dung không phù
hợp với pháp luật của Mada về khai thác tài nguyên, do đó, điều ước mà Mada
đã ký vào tháng 10/2009 với Tesa không có hiệu lực. Hãy cho biết:
a. Hành vi của Mada ký điều ước quốc tế với Geva có phù hợp với pháp luật
quốc tế hay không? Vì sao?
b. Lập luận của Mada đưa ra khi yêu cầu Tesa ngừng các hoạt động khai
thác tại vùng đặc quyền kinh tế của Mada có phù hợp với quy định của
Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế hay không? Vì sao?

You might also like