You are on page 1of 11

BÀI 1 : THÁP NHU CẦU MASLOW

1. Nhu cầu sinh lý: Đưa cho khách hàng chai nước khi khát, cung cấp đồ ăn khi họ đói
như bánh mì, xôi,…giường,ghế,
Công ty lavie, aqua ..có nội dung trang web nhấn mạnh hương vị tinh khiết, tươi mát của
nước => làm dịu cơn khát khách hàng
- Quạt điện: mát khi nóng, nồi cơm, choả,….
2. Nhu cầu an toàn
- Vietnam airline đánh mạnh vào nhu cầu an toàn, đảm bảo tính mạng, không gây lo lắng
- Trang thiết bị báo cháy, chống trộm
- Ăn thức ăn đảm bảo an toàn, chất lượng
- các trung tâm chăm sóc sức khoẻ: VJ Care, Medi Health Care, … tập trung vào chi phí
hợp lý, bảo vệ chất lượng, dịch vụ uy tín, đảm bảo sự hài lòng, an tâm của khách hàng
-
3. Nhu cầu xã hội-Trải nghiệm khách hàng
- Sự thân mật, tin tượng, trao tình cảm và sự liên kết
- Facebook, zalo, … kết nối mối quan hệ xã hội, nói chuyện, tình yêu
- Ví dụ : CLOSE UP tổ chức nhiều trò chơi thú vị, bổ ích, cuộc thi trực tuyến “ Tìm em
nơi đâu”, thu hút được hàng ngàn bạn trẻ tham dự. Mục đích lập ra chiến dịch này, họ muốn
đem tự tin đến cho giới trẻ để giúp họ gần nhau trao yêu thương. Sự kiện “Đêm hội tình nhân"
chốt hạ cho chiến dịch này được tổ chức vào ngày Valentine năm 2009 thu hút sự chú ý
của hàng loạt báo đài, giới truyền thông và công chúng khi các cặp đôi thể hiện tình cảm
công khai. CLOSE UP đã đáp ứng được nhu cầu kết nối, tạo dựng mối quan hệ.
- Hay Công ty Amazon là một ví dụ về trải nghiệm khách hàng thử sản phẩm điển hình.
Thế nhưng Amazon còn làm lớn hơn rất nhiều, chấp nhận lỗ để cho khách hàng có cảm nhận
ban đầu về sản phẩm, thực sự hài lòng thì sẽ mua. Điều này làm cho dịch vụ của khách hàng dễ
dàng hơn và tốt hơn giúp khách hàng ngày càng ưa chuộng và ủng hộ, gắn bó với dịch vụ
hơn. Đây được xem là cách tiếp thị truyền miệng mang thương hiệu của họ để nhiều người biết
đến hơn. Việc tạo ra một cộng đồng cho một dịch vụ sẽ giúp công ty Amazon quảng cáo hiệu
quả hơn
4. Sự kính trọng
- Xe hơi, đồng hồ sang trọng thường thu hút khách hàng ở tầng lớp thượng lưu. Đại diện
cho địa vị cao.
- Các chương trình dạy kĩ năng cho bạn cơ hội đạt được năng lực, thành thạo nhiều kĩ
năng => tự tin =>tăng lòng tự trọng
5. Thể hiện bản thân: khi có đầy đủ hết rồi, tạo động lực cho ai đó tự hoàn thiện bản
thân,
- Từ thiện, truyền cảm hứng cho người khác
- Nhiều phương tiện tiếp thị của Nike giúp khách hàng của họ đạt được sự tự nhận thức
về thể chất. Khẩu hiệu của họ là "Just Do It", truyền cảm hứng cho khách hàng tiến lên phía
trước, tiếp tục cố gắng, nói ngắn gọn là "hãy hành động". Việc quảng cáo thương hiệu của họ
không chỉ ảnh hưởng đến các vận động viên mà còn ảnh hưởng đến tất cả mọi người, bởi vì
mọi người đều khao khát trở nên vĩ đại,giúp cho chiến lược này có một sức hút gần như toàn
cầu..Nike giúp các cá nhân đạt được sự hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành nguồn cảm
hứng và cách họ kết nối với khán giả là một phần lý do khiến Nike rất thành công trong lĩnh
vực quảng cáo.

BÀI 3: CẢM GIÁC- NGƯỠNG CẢM GIÁC-VÍ DỤ


1. Ngưỡng cảm giác là gì- cho ví dụ
- Ví dụ: tai có thể nghe được âm thanh trong khoảng 16 đến 20000 Hz âm thành nghe đợc
tốt nhất ở 100 Hz, dưới 16 Hz và trên 20000 Hz âm thanh nhỏ quá hay to quá ta sẽ không nghe
được.
- Ngưỡng sai biệt: chênh lệch giữa hai kích thích ta cảm nhận được
- Ví dụ: bạn ôm chồng sach 100 quyển, ai đó đặt thêm 20 cuốn thì độ nặng trở nên nặng
hơn
- LƯU Ý: Ngưỡng cảm giác phía dưới càng nhỏ thì độ nhạy cảm càng cao. Độ nhạy cảm
của cảm giác tỉ lệ nghịch với ngưỡng cảm giác phía dưới.
- Ngưỡng sai biệt càng nhỏ thì độ nhạy cảm sai biệt càng cao
B- TRI GIÁC- QUY LUẬT GESTAL
1. Tính lựa chọn
- Ví dụ: khi xem một bức tranh, người ta có thể nhìn chi tiết này rồi chi tiết kia, sau
đó nhìn tổng quát toàn bộ bức tranh, hoặc ngược lại. Quá trình tri giác là quá
trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh.
- Nhiều hình ảnh khác nhau, từ 2 ý tưởng trở nên trong 1 bức ảnh.

2. Quy luật gần gũi

3. quy luật đóng cửa, khép kín: tự lấp đầy khoảng trống

3. Quy luật
tương tự
BÀI 4: LEARNING
1. Điều kiện hoá cổ điển: hiểu tín hiệu báo sắp có gì đó xảy ra để có phản xạ
 . Trong thực nghiệm, Ivan Pavlov phân biệt hai loại phản xạ:
 + Phản xạ không điều kiện: tiết nước bọt tự nhiên khi thức ăn chạm vào lưỡi.
 + Phản xạ có điều kiện: tiết nước bọt khi chỉ nghe chuông reo mà không được ăn. Phản
xạ này có được do luyện tập bằng cách phối hợp nhiều lần với một phản xạ không điều
kiện khác.
 VD: Chúng ta chạy xe ngang qua căn nhà đó, bỗng nhiên có con chó sủa to và rượt theo
chúng ta. Nhiều lần như vậy làm cho sau này khi chạy ngang căn nhà đó nữa, không có
con chó, nhưng phản xạ của mình là khi chạy ngang vẫn cảm thấy sợ và phải đề phòng.
Ứng dụng cho chiến dịch quảng cáo Coca Cola trong mùa Giáng Sinh.
 VÍ DỤ : CHÚNG TA NGHE 1 LOẠI NHẠC KHÁ PHỔ BIẾN ( KÍCH THÍCH VÔ
ĐK) TẠO RA CẢM XÚC TÍCH CỰC, NẾU LOẠI NHẠC NÀY ĐƯỢC SỬ DỤNG
TRONG QUẢNG CÁO SẢN PHẨM NÀO ĐÓ THÌ SẢN PHẨM SẼ TẠO ĐƯỢC
CẢM XÚC TÍCH CỰC (PƯCDK)
 Phản ứng sự hãi hình thành khi chó sủa nếu lần nào nó cúng cắn người, sủa
2. Điều kiện hoá thao tác: thưởng-tăng; phạt-giảm

Ví dụ: khi một con chuột trong phòng thí nghiệm, nhấn nút màu xanh, nó sẽ được nhận
viên thức ăn-phần thưởng, khi nhấn nút đỏ nó sẽ bị cú sốc điện-phạt.
Kết quả: nó sẽ học cách bấm nút màu xanh và tránh nút màu đỏ

 CỦNG CỐ TÍCH CỰC: Khi bạn làm tốt và sếp bạn thưởng cho bạn- động lực để cố gắng
về sau làm tốt như vậy để được thưởng. Một người mẹ mua cho đứa trẻ một món đồ chơi
(phần thưởng) mỗi khi cô đạt hơn 90 điểm cho môn toán (hành vi)

 Nhà tuyển dụng trao thưởng cho nhà tuyển dụng mỗi khi anh ta đạt được mục tiêu mong
muốn trong tiếp thị.
 Sau khi bạn trình diễn xong kịch, khán giả vỗ tay-khen thưởng . bạn sẽ tiếp tục đóng
thêm nhiều vai nữa
 đứa trẻ làm bài tập về nhà để tránh giáo viên nói chuyện với cha mẹ và trừng phạt anh ta
hoặc rời khỏi nhà sớm để tránh kẹt xe và đi làm sớm hơn.
 Quảng cáo thương mại cho một thức uống sức khỏe trình bày về việc tăng chiều cao, do
tiêu thụ nó, là một ví dụ về Tăng cường tích cực, theo đó, tăng chiều cao là yếu tố củng
cố để mua thức uống sức khỏe.
 Cơ quan Thuế thu nhập tặng quà cho người đánh giá chính hãng.
 Thăng chức như một sự củng cố dành cho nhân viên nếu họ đạt được mục tiêu doanh số
mong muốn.
- CỦNG CÓ TIÊU CỰC: khi đứa trẻ khóc ầm lên la hét giữa tiệm tạp hoá, nhưng ngưng lại
khi bạn đưa cho nó đồ ăn nó thích. Cứ như vậy mỗi lần nó khóc bạn ĐỀU ĐƯA CHO NÓ
NHỮNG THỨ TƯƠNG TỰ.
- ( Loại bỏ sự kiện khó chịu-la hét của đứa trẻ và ra tăng VIỆC ĐƯA NÓ THỨ NÓ THÍCH)
- Ví dụ bạn rầy la trẻ để trẻ tắm trước khi ăn sáng. Và để tránh bị bạn cằn nhằn (kết quả tiêu
cực), trẻ đã tắm xong trước bữa sáng (hành vi tích cực).
 Một người học cách mặc áo mưa, trong mùa mưa, để tránh bị ướt(ước- tiêu cực).
 Mọi người đội mũ bảo hiểm, để tránh bị thương(tiêu cực), trong trường hợp tai nạn trên
đường, hoặc bị cảnh sát phạt( tiêu cực).
 Một đứa trẻ vật lộn với việc tham dự một bảng tính thành công trong 5 phút mà không có
hành vi có vấn đề. Giáo viên sau đó cung cấp cho học sinh nghỉ ngắn từ bảng tính. Chất tăng
cường tiêu cực là sự phá vỡ từ bảng tính (kích thích gây khó chịu). Việc nghỉ được sử dụng
để tăng khả năng trẻ tham dự vào bảng tính trong tương lai.
 Một nhân viên làm việc chăm chỉ để tránh bị sa thải.
 Một đứa con trai dọn dẹp đồ chơi của mình để tránh bị mẹ mắng.
 Một cô gái đọc thuộc bảng chữ cái một cách chính xác để tránh bị cười nhạo.

- TRỪNG PHẠT TÍCH CỰC= bổ sung điều trẻ không thích- để ngăn chặn các hành vi
không mong muốn : Đánh vào mông trẻ khi chúng cư xử sai, không ăn trái ớt cay, sau khi
chơi xong, trẻ để đồ bừa bãi không dọn dẹp vì vậy bạn sẽ không mua đồ chơi cho bé nữa,

- Hay trẻ mải chơi không làm bài tập bố mẹ bắt trẻ ngồi học thêm 1giờ rồi mới đi chơi.( Ngồi
học thêm 1 giờ-trừng phạt tích cực, lần sau bé sẽ làm hết bài tập mới được đi chơi-tránh ngồi
thêm 1 giờ làm bài-giảm thời gian)
 . Bạn vượt đèn đỏ khi lưu thông trên đường vì sắp muộn làm. Thật không may, bạn đã bị
cảnh sát giao thông bắt và yêu cầu đóng phạt. Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ để lần sau
không phạm phải lỗi này nữa.
 Trẻ không làm bài tập về nhà, do đó cô giáo phạt trẻ đứng ngoài hành lang. Hình phạt
này sẽ giúp trẻ hiểu rằng mình phải làm bài tập về nhà.
 Hai đứa trẻ đánh lộn với nhau và hiệu trưởng quyết định đình chỉ học tập cả hai trẻ trong
một tuần.
 Đứa trẻ 5 tuổi giẫm phải đuôi con chó và con chó quay lại cắn bé. Hành động cắn của
chú chó đã ngăn đứa trẻ lặp lại hành vi không mong muốn này trong tương lai.
 Bạn đang ở siêu thị cùng với con của mình. Bỗng nhiên, trẻ bắt đầu tức giận, la hét và
ném đồ đạc. Bạn cực kỳ bực mình, chính vì vậy bạn đã nói với con rằng “Nếu con tiếp
tục cư xử như vậy thì chúng ta sẽ rời khỏi đây ngay lập tức”

- TRỪNG PHẠT TIÊU CỰC= cướp đi cái thích, loại bỏ thứ thích: lấy máy chơi
game(đồ là trẻ thích) khi trẻ cư xử sai, không đúng. Không nộp bài đúng hạn sếp sẽ phê bình
trừ lương (ai chả thích lương). Cô gái lười không dọn nhà bố mẹ tịch thu điện thoại(cô
thích).
- chàng trai trẻ đặt máy tính trong phòng để bố mẹ anh ta không làm phiền anh ta. Kích
thích gây khó chịu liên quan đến sự khó chịu về thể chất và tâm lý.
- một đứa trẻ thực hiện kém trong học tập và không cố gắng làm việc chăm chỉ. Anh ấy
chơi suốt ngày và hoàn toàn không quan tâm đến việc học. Phụ huynh quyết định cho con
mình một hình phạt bằng cách giới hạn giờ giải trí. Đây là một ví dụ về một hình phạt tiêu
cực vì một cái gì đó mà đứa trẻ thích (hoạt động chơi) đã bị xóa.
BÀI 5: TƯ DUY
1. Tư duy hình ảnh
• Cho trẻ các khối hình đơn giản và những ô trống tương ứng với các hình.
• Nhiệm vụ của bé là ghép các khối hình sao cho phù hợp.
• Trong quá trình chơi, bé vừa tiến hành phép thử các khối hình, vừa ghi nhớ hình dạng
của chúng. Sắp xếp các khối hình vào ô tương thích là bước đầu để các bé chuyển từ tư
duy trực quan – hành động sang hình ảnh.

2. Tư duy trực giác hành động-linh cảm


 VD: Con chó không thể vào nhà sau khi mình khóa cửa chính, nó sẽ tìm cách thử vào cửa phụ
hoặc vào bằng đường cửa sổ,... Một võ sĩ giỏi, qua thời gian dài luyện tập, thi đấu nhiều nên có
nhiều kinh nghiệm. Võ sĩ đó trở nên có những suy đoán chính xác về quyết định ra đòn khi nhìn
đối phương.

- Tư duy trừu tượng:


 VD: Nếu như bé đang chơi và muốn lấy đồ chơi được treo ở vị trí trên cao mà bé không thể với
tới. Hôm trước bé đã thấy ba mẹ lấy vật trên cao bằng cách dùng gậy khều xuống. Với khả năng
suy nghĩ trừu tượng thì bé có thể thực hiện tương tự. Tự lấy đồ chơi bằng cách dùng gậy khều
xuống. Điều này dựa trên sự tương đồng giữa 2 trường hợp để tìm được cách giải quyết chính
xác, nhanh chóng.
Ví dụ: cô ra 1 đề thì trực mình sẽ phán đoán ra những kiểu đề tiếp theo cô có thể ra
 Khi người ta đọc 1 bài thơ ví dụ bài Kiều ở lần ngưng bích của Nguyễn Du người ta đọc có thể
hình dung ra cảnh Kiều đứng ở lầu ngưng bích và nét đẹp của nàng Kiều
 Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” là một phán đoán vì có sự liên kết khái niệm “dân
tộc Việt Nam” với khái niệm “anh hùng”.
 một nghệ sĩ có thể chọn màu sắc tốt nhất cho bức tranh của mình, và một nhạc sĩ có thể chọn
nốt tốt nhất để hoàn thành một bản giao hưởng.
 Khi nhìn thấy một con mèo đen, chúng ta có thể nghĩ về các loại mèo khác nhau, về mèo nói
chung hoặc về lý do tại sao mọi người mê tín.
 chúng ta có thể bắt đầu tìm kiếm nguyên nhân của những gì đã xảy ra, tìm ra chúng và quyết
định tìm hiểu về trải nghiệm này để không mắc phải những sai lầm tương tự trong tương lai.
 , trong nhiều trường hợp, ý tưởng tiềm ẩn trong quảng cáo là mua một sản phẩm mà cuộc sống
của bạn sẽ được cải thiện và bạn sẽ hạnh phúc hơn.
 : nếu bạn có một giá sách đầy sách, bạn có thể chọn giữa một số hệ thống để sắp xếp chúng:
theo màu sắc, theo thứ tự bảng chữ cái, trong số các hệ thống khác.
Ví dụ: trong quảng cáo- suy nghĩ ẩn dụ mà trong quảng cáo đưa ra, ý tưởng tiềm ẩn là mua
một sản phẩm mà cuộc sống của bạn được cải thiẹn và bạn sẽ hạnh phúc hơn.
Nếu bạn có một kệ sách, bạn có thể chọn xếp chúng theo :màu sắc, theo bảng chữ cái, …
tạo ra nhiều thể loại
Cố gắng giải câu đó-tìm ý nghĩa ẩn giấu, …
- Nếu bị kẹt xe, bạn có thể phản ánh về nguyên nhân khác nhau có
thể gây ra
Bài 5: NGÔN NGỮ
Nghe thấy tiếng âm thánh =>tiếp nhận và truyền =>từ vùng thính giác chính( nghe được âm) =>
qua vùng Wernicke ( hiểu được ý nghĩa từ) => rồi bó cung=> đến vùng Broca( hình thành kế
hoahcj vận động để lặp lại âm) => chuyển thông tin đến vùng vận động thanh quản lưỡi môi
má-các vùng vận động chính.

LẮNG NGHE LUÔN LUÔN CÓ SẴN


• Tôi biết./ Tôi biết rồi./ Tôi biết hơn • Tin/ không tin. Thích/ không thích.
(bạn/ họ…) Tôi đúng./ Tôi không sai./ Điều đó • Được gì khi nghe điều này.
đúng/ Điều đó sai..Bạn có tôn trọng tôi không? • Tôi là sếp./ Tôi là thầy… Tôi đang bận,…
• BÀI 7 TRÍ NHỚ- VÍ DỤ- PHÂN LOẠI CÁC LOẠI TRÍ NHỚ

1. Trí nhớ cực ngắn: HÌNH ẢNH VÀ ÂM THANH


Ví dụ: mình nhìn các toà nhà, cây cối khi đi đường, mình sẽ quen ngay lập tức khi mình đi
qua, nếu muốn nhớ thì cần phải chú ý tập trung
2. Trí nhớ ngắn hạn: 1- 3ngayf-lưu giữ thông tin và trương tác trong óc
- Khi đi thi mình học thuộc bài thi xong thì mình quên hết sạch
- Ghi nhớ số điện và sẽ quên ngay sau khi cuộc gọi kế thúc
- 35+49=84 không cần giấy bút hoặc máy tính- vận động óc
- Nhớ số điện thoạit trong lúc nghe, bấm số điện thoại, nhớ chỉ dẫn lái xe trong lúc
kiếm mốc ranh giới
- Bạn chỉ kịp nhìn biển số xe người đàn ông vừa cướp và phóng đi rất nhanh-nếu
không củng cố lặp lại thf bạn sẽ quên khi đến đồn.
- Hỏi tên đi qua xong quay lại lại quên ngay tên.
- Để xem quảng cáo trên tivi hay mua đồ ở cửa hàng
-
3. Trí nhớ dài hạn
- Mercedes giúp khách hàng ghi nhớ xe thuộc”hãng xe cao cấp”
 TRÍ NHỚ TÌNH TIẾT VÀ NHỚ NGỮ CẢNH:
- Khi bạn cần nhớ về một câu chuyện một bộ phim, hay trả lời các câu hỏi tôi ăn gì
tối qua, tôi làm gì trong lần sinh nhật gần đây nhất,...Kể chi tiết về bộ phim
 TRÍ NHỚ NGỮ NGHĨA: IN SÂU TRONG NÃO KHÔNG CẦN NGHĨ NHIỀU
 Ví dụ như 1 năm có 12 tháng, sự khác nhau giữa cái lược và cái nĩa,...
 Ví dụ: bạn học thủ đô việt nam chính là Hà Nội. Phân biệt cái lược với cái dĩa –cái lược
làm gì, cái dĩa làm gì.Ăn một nhà hàng thấy tóc trong bát sẽ ngăn cản bạn đến lần sau
- Ví dụ: người hiểu chi tiết về luật bóng đá (nhớ
ngữ nghĩa) có khả năng nhớ chi tiết một trận
bóng cụ thể mà họ chú ý (nhớ tình tiết) – khác
với người không biết về luật bóng đá.
→ Đôi khi khó phân biệt giữa nhớ ngữ nghĩa và
nhớ tình tiết.
 TRÍ NHỚ KỸ NĂNG Là những thông tin giúp bạn có thể làm việc mà không cần suy
nghĩ như lái xe, bấm nhắn tin điện thoại (mà không cần nhìn bàn phím), đánh răng,....
Đánh son không cần nhìn gương, đánh răng, buộc dây giầy, đi xe đạp mà không ý thức
về hoạt động đó

 BÀI 7 CẢM XÚC


1.Hạnh phúc
 Sự mãn nguyên Nụ cười
Niềm vui Tư thế thoải mái
Hài lòng Giọng nói tươi vui
Thỏa mãn
Sự khỏe mạnh

2. Buồn
Biểu hiện:  Tâm trạng chán nản
 Sự trầm lặng
 Thất vọng
 Sự thờ ơ
 Đau buồn
 Cô lập bản thân với
 Tuyệt vọng
 hững người khác
 Mất hứng thú
 Khóc
3. Sợ hãi: Cơ bắp của bạn sẽ căng ra, nhịp tim và nhịp thở tăng và tâm trí của bạn sẽ trở
nên cảnh giác hơn, thúc đẩy cơ thể bạn chạy xa khỏi sự nguy hiểm hoặc đứng lên và
chống lại.
Biểu hiện:
 Mở to mắt và thu cằm lại  chối bỏ những mối đe dọa
 Cố gắng che giấu hoặc  Thở gấp và tim đập nhanh
4. Ghê tởm: gây cảm xúc rất khó chịu và khiến họ muốn tránh xa.
Biểu hiện
 Tránh xa những điều  Gây buồn nôn, ói
 chúng ta không thích,  Nhăn mũi và môi trên cong lên
 gây độc hại

5.Tức giận : cảm giác thù địch, kích động, thất vọng và sự phản kháng đối với những
người khác. Đòi hỏi quyền lợi/ an toàn/ công bằng
Biểu hiện
 Thù địch  né tránh một số người
 Kích động  Nói chuyện cộc cằn, la hét
 Thất vọng  Đổ mồ hôi, đỏ mặt
 Phản kháng với những người khác  Hành vi gây hấn: đánh, đá, ném đồ
 Cau mày và trừng mắt vật
 Tư thế đứng nặng nề hoặc

BÀI 8 : TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC


- cấu trúc-chia 5 phần gì
1. Khả năng am hiểu bản thân- Biết mình muốn gì, làm gì,thích gì, đâu là điểm
mạnh điểm yếu của mình, nhận thức và tư duy niềm tin của mình. HIỂU BẢN
THÂN SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI KHÁC

2. Khả năng kiểm soát bản thân- “kiểm soát cảm xúc, hành động và lời nói” ,”kiềm
chế những bốc đồng, cảm xúc, hoặc ham muốn của bản thân.” KIỂM SOÁT ĐƯỢC SUY
NGHĨ ,LỜI NÓI, HÀNH ĐỘNG ÍT GÂY TỔN THƯƠNG CHO NGƯỜI KHÁC.
Ví dụ: Thay vì ăn 1 thanh socola khi muốn , thì bạn kiểm soát sự ham muốn của mình là
chỉ ăn 1 lần 1 tuần.
3. Động lực:-Tự tạo động lực cho bản thân, thiết kế mục tiêu đặt ra BIẾT CÁCH
SUY NGHĨ TẠO RA ĐỘNG LỰC ĐỂ LÀM VIỆC
a. Cảm thông:-Biết đặt mình vào người khác, sẵn sàng đứng lên giả quyết khi có
phân biệt đối xử, biết phản hồi mang tính xây dựng, lắng nghe.
5. Kỹ năng xã hội: Sự thành thạo trong việc gợi ra những phản ứng mong muốn bên
trong người khác.

 THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ- 8 LOẠI LÀ GÌ HIỂU ĐẶC ĐIỂM.


1. Trí thông minh toán học: Con số, logic, liên kết đến năng lực suy luận logic và giải các
bài toán
2. Trí thông minh về ngôn ngữ/lời nói (verbal/linguistic):
- thông qua việc nói và viết, thích đọc, chơi ô chữ,… bằng lời nói và ngôn ngữ thể hiện bằng
những từ ngữ, cách nói hoặc viết. Họ thường giỏi đọc, viết, kể chuyện, và ghi nhớ từ và ngày
tháng
3.Trí thông minh âm nhạc;
- giai điệu, âm nhạc, thích chơi nhạc cụ, hát, đọc truyền cảm các tác phẩm,… Đây
là vùng trí tuệ phải làm với các giai điệu, âm nhạc và thính giác.
4.Trí thông mình thị giác/ không gian:
- tập thông qua hình ảnh, đồ vật, sử dụng tốt bản đồ và định hướng tốt trong không gian,…
5.Trí thông minh vận động:sự chuyển động cơ thể
thông qua cách vận động và sử dụng động tác, cảm thấy thích thú khi vận động cơ thể,
chơi thể thao…  
6.Trí thông minh hướng ngoại/ Trí thông minh tương tác giao tiếp (interpersonal):
- sử dụng các kỹ năng xã hội, giao tiếp, hợp tác làm việc với người khác, thích gặp gỡ và trò
chuyện, có khả năng thông hiểu người khác,…  khả năng hợp tác, làm việc với người khác
như một phần của nhóm.
7. Trí thông minh hướng nội /nội tâm(intrapersonal): phản chiếu năng lực của chính bản thân
mình. 
- ý thức tự giác cao và có khả năng hiểu được cảm xúc, mục tiêu và động cơ của bản thân
- thích làm việc một mình
8.Trí thông minh thiên nhiên:
- Cả việc hiểu biết về thế giới tự nhiên như động thực vật
- Việc quan sát sâu sắc về môi trường tự nhiên xung quanh
-  Khám phá thiên nhiên, làm cho bộ sưu tập cho các loài,  nghiên cứu chúng, và nhóm chúng
lại với nhau.
-Có kỹ năng sắc bén về cảm giác - tầm nhìn, âm thanh, mùi, vị và xúc giác. Quan sát một cách
sắc bén về sự thay đổi của tự nhiên và các mối liên hệ giữa các mẫu.

BÀI 10 NHÂN CÁCH


1. Cơ chế chối bỏ: Chối bỏ thực tế coi như không tồn tại
- Người nghiệm ma tuý thường chối bỏ mình đang gặp vấn đề, còn nạn nhân sang
chấn lại chối bỏ sự thật.
Ví dụ: Một đôi vợ chồng vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe, sau khi kiểm tra bác sĩ thông báo
rằng bà vợ bị ung thư giai đoạn cuối, cần nhập viên điều trị. Ông chồng chuẩn bị giấy tờ nhập
viện điều trị cho vợ tuy nhiên bà vợ khăng khăng đi về và nói rằng mình không bị bệnh gì cả.
Chỉ là mệt mỏi một chút, nghỉ ngơi sẽ khỏe lại.
- Bà vợ bị sốc khi nghe tin mình bị ung thư giai đoạn cuối và không chấp nhận
được sự thật là khối ung thư đang xâm lấn cơ thể và gây tổn hại đến sức khỏe và tính
mạng của bà. Cho nên bà chối bỏ tất cả và nghĩ rằng mình vẫn khỏe mạnh.
 Ví dụ: Có người đổ vỡ trong tình cảm không tin rằng họ bị phản bội. Không chấp nhận
sự ra đi của người thân. Bệnh nhân không chấp nhận bệnh.
 Đổ vỡ trong tình cảm, bị phản bội coi như chuyện đó chưa từng xảy ra
 Bà mẹ bị xẩy thai nhưng bà chối bỏ tự ưởng tượng con vẫn luôn bên mình, bồng bế.
 Sinh viên không dám tra cứu điểm thi vì sợ rớt môn
 Thấy mối quan hệ của mình không ổn nhưng vẫn chối bỏ vì không muốn đổ vỡ

2. Cơ chế dồn nén: cố cất giấu nó đi nhưng hậu quả vẫn còn ở hiện tại, gây ảnh hưởng
lên hành vi.
o Ví dụ: một người đè nén ký ức bị bạo hành khi còn nhỏ có thể sẽ gặp khó khăn trong
việc tạo dựng những mối quan hệ sau này khi lớn lên.
o Bị ba mẹ la lúc nhỏ, la oan không được biện mình.Nó không được dãi bày dồn nén
cảm xúc tức giận vào bên trong nhiều lần như vậy thì KHI LỚN LÊN NÓ SẼ CẢM
THẤY LO LẮNG, KHÔNG DÁM NÊU LÊN TIẾNG NÓI.
o Khi chia tay ng yêu, họ dồn nén cảm xúc nhớ thương vào trong. Trong vô thức khi
nghe thấy tiếng còi, tiếng xe đi qua sẽ cảm thấy tự nhiên buồn, chán nản, không muốn làm
cái gì.
o một người ức chế ký ức bị lạm dụng khi còn nhỏ sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng
mối quan hệ.
o Bị phản bội nỗi đau cố giấu, nhắc tới sẽ khó chịu, biết bị phản bội cố nén cảm xúc, gặp
bạn bè nhưng vẫn giữ trong lòng.
o Tức giận dồn nén cảm xúc, bên ngoài mặt vui vẻ như không có chuyện gì nhưng bên
trong rất tức dồ nén cảm xúc.
o Gặp người mình ghét nhưng ngoài mặt rất vui vẻ nhưng dồn nén cảm xúc ghét vào bên
trong
o Nói một gì đó bị xếp gạt bỏ, tức nhưng vẫn phải dồn nén vì sợ mất việc
o Hay là làm việc nhóm ý kiến bị bác bỏ dù tức nhưng vẫn dồn nén để giữ cho nhóm
không cãi nhau
o Ký ức bị bắt nạn dồn nén khi đi học sẽ cảm thấy khó tạo dựng mối quan hệ

3.Cơ chế hồi quy/ thoái lui: QUAY TRỞ LẠI VỚI NHỮNG HÀNH VI TRƯỚC ĐÂY
Ví dụ: một người bị cắm chốt ở giai đoạn phát triển tâm lý tính dục ban đầu có thể sẽ
khóc lóc hoặc hờn dỗi khi nghe được thông tin không mấy dễ chịu.
 một người lưu luyến giai đoạn phát triển sớm có thể khóc hoặc hờn dỗi khi nghe
tin không hay.
 Trước kì thì căng thẳng biểu hiện tâm lí trước đó: đang Đại HỌC thoái lui về
C2,3 như giẫm chân, cắn móng tay
 Trong công ty, sếp dù lớn rồi nhưng khi nhân viên làm sai tức quá, nổi cơn giận,
giậm chân,la hét.
 Căng thẳng khi ngủ mút ngón tay
 Đá banh bị thổi phạt hay ai bị phạm lỗi, cầu thủ méc trong tài, giải thích,
 Lớn rồi đòi, muốn thế này thế kia, nhõng nhẽo đòi ba mẹ mua đồ cho
4. Cơ chế chuyển dịch/thay thế:”GIẬN CÁ CHÉM THỚT”
Ví dụ: Chị A đi làm bị sếp mắng, nhưng chị không thể cãi lại. Ngay khi về nhà, chị đổ
hết sự bực dọc lên chồng mình.
o Bị sếp mắng về la mắng con
o Tức cô giáo xé sách, xe vở, vẽ lung lên ảnh cô, không cãi được ngồi đạp bàn đập
ghế, ném sách ném vở
o Bị điểm thấp, tức ai hỏi cũng chửi, cãi nhau với họ.
o Người thân ra ngoài làm việc về nhà họ thường kiếm chuyện với con cái
o Khi tức giận ai đó thay vì cãi nhau với họ thì mình truts giận nên vật nuôi nhà
mình.

4. Hợp lý hoá/giải biện-Giải thích những cái sai hợp lí, logic
  Một sinh viên có điểm bài kiểm tra tệ hại có thể sẽ đổ lỗi cho người hướng dẫn thay vì
thừa nhận mình thiếu sự chuẩn bị, đổ lỗi chắc cô giáo ghét mình nên mới cho điểm thất.
 -Ví dụ: Bạn hát dở bị người khác chê mình bảo biên nay giọng bị khàn không hát hay
được.
 - xe chở bia bị đổ xong có người ra lấy lúc phỏng vấn bà nói tôi không lấy thì người
khác cũng lấy
 - khi bị điểm thấp, mình nói chắc giáo viên đó ghét mình nên mới chấm như vậy hoặc do
hôm qua chưa ôn kĩ phần này,
 -Nhân viên đi muộn bị sếp la đuổi việc nếu tái phạm. Mình sẽ nói là chắc sếp ghét mình
kiếm lỗi để phạt mình
 - “chùm nho chua” và “những trái ngọt”
 Ví dụ: khi cô gái bị người yêu bỏ rơi biện mình anh ta không phải mẫu người đàn ông lí
tưởng, không đúng gu. Trái ngọt: đây là dịp mình có thể quen người mới tốt hơn
 một người bị từ chối hẹn hò có thể hợp lý hóa tình huống bằng cách nói rằng dù sao thì
họ cũng không thích đối phương
 Bị phát hiện ăn cắp thì biện mình do tao nghèo quá, khốn khổ quá tao mới vậy
 Bị nghiện thì họ nói cái đó bình thường, không có vấn đề gì

6.Cơ chế phóng chiếu: “Suy bụng ta ra bụng người.”-Áp đặt mình lên người khác.
 Ví dụ, nếu rất ghét một ai đó, bạn lại có thể cho rằng người đó cũng không thích bạn.
 Người chồng ngoại tình nên cũng nghi ngờ vợ mình không chung thủy.
 A căm thù B nhưng anh ta không dám công nhận điều đó mà luôn cho rằng người khác
căm thù B chứ không phải anh A

7.Hình thành phản ứng ngược:”nói một đằng làm một nẻo”-che giấu cảm xúc thật
- Ví dụ: Có suy nghĩ ngoại tình rồi, thì người đó tỏ ra ân cần, quan tầm với người vợ
mình.
- Một người trong thâm tâm rất quan tâm mình nhưng hành động thì người lại luôn la
mắng
- Cô gái thích chàng trai này nhưng trước mặt không tỏ ra quan tâm, thích thú, nói
chuyện cọc cằn, kiếm chuyện ném giấy.
- Rất thương nhưng cố tỏ ra lạnh lùng, la không làm như vậy
- Phụ huynh trong lòng rất đau nhưng cố gắng tỏ như vậy để la không làm như vậy.
- Đứa trẻ làm sai, trong lòng rất quan tâm nhưng ngoài mặt mình vẫn phải lơ đi cho nó
sửa đổi hành vi của nó tỏ ra lạnh lùng.
- Bạn ghét một ai đó nhưng bạn đối xử cực kì tốt với đó để che giấu cảm xúc thật của
mình.

8. Thăng hoa: BIẾN CÁI KHÔNG CHẤP NHẬN THÀNH CÁI CHẤP NHẬN ĐƯỢC
-  Ví dụ, một người đang rất giận dữ có thể chọn môn đấm bốc làm công cụ trút giận.
- một người có khả năng hiếu chiến, họ trở thành một võ sĩ quyền anh được giải được mọi
người tung hô
- Gia đình có nhiều chuyện khó tháo gỡ, lục đục đổ vỡ không thay đổi được, sẽ có một thành
viên trong gia đình sẽ trở thành một người nhiệt tâm đi tình nguyện giúp đỡ người, tham gia
hoạt động xã hội.
- Một người đang tức giận thay vì la hét, bạo lực thì sẽ vô phòng tập gym đánh bốc-sing, đánh
vào bao cát.
- khi nhạc sĩ buồn quá thay vì họ đi kể thì họ sẽ viết bài hát bày tỏ lòng mình
- Người tội phạm sau khi ra tù thì họ sẽ làm bảo vệ được xã hội chấp nhận
- một người đang kích động có thể tập kick-boxing giải toả cơn giận.
- Khi tức giận với bạn mình, thay vì đấm bạn thì mình đấm bao cát trong phòng tập.

You might also like