You are on page 1of 88

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC

ĐIỀU DƯỠNG DỤNG CỤ TRONG PHẪU THUẬT MỔ MỞ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2022

1
MỤC LỤC

STT NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH


1 Tên chương trình
2 Giới thiệu chương trình
3 Mục tiêu chương trình
4 Đối tượng đào tạo
5 Chương trình chi tiết
6 Tài liệu dạy học
7 Phương pháp dạy học
8 Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng
9 Thiết bị, học liệu cho khoá học
10 Lượng giá và cấp giấy chứng chỉ đào tao
11 Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình

2
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC
Tên chương trình: ĐIỀU DƯỠNG DỤNG CỤ TRONG PHẪU THUẬT MỔ MỞ

1. Tên chương trình: ĐIỀU DƯỠNG DỤNG CỤ TRONG PHÃU THUẬT
MỔ MỞ
2. Giới thiệu chương trình
Điều dưỡng phòng mổ là những thành viên trong nhóm phẫu thuật, có
trách nhiệm hỗ trợ các Phẫu thuật viên khi thực hiện ca phẫu thuật. Điều
dưỡng phòng mổ là cánh tay phải đắc lực của các Bác sĩ phẫu thuật góp phần
thành công cuộc phẫu thuật, do đó muốn trở thành một điều dưỡng phòng mổ
thì đòi hỏi người điều dưỡng cần phải có kiến thức chuyên môn riêng biệt
của phòng mổ, thái độ làm việc tích cực, kỹ năng chính xác và am hiểu vô
khuẩn cao để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Hiện nay, tại các bệnh viện phòng mổ có vai trò quan trọng. Bên cạnh
đó vai trò người Điều dưỡng phòng mổ cũng dần được chú trọng, đòi hỏi
trình độ và kiến thức của người Điều dưỡng phòng mổ phải được cập nhật
nâng cao kiến thức chuyên môn riêng biệt , kỹ năng sử dụng những dụng cụ
phẫu thuật tương ứng thành thạo chính xác và an toàn, do đó Bộ môn Điều
dưỡng của Viện nghiên cứu và Đào tạo Y dược An Sinh xây dựng chương
trình này nhằm mục đích cung cấp kiến thức, chuẩn hoá và nâng cao kỹ năng
chuyên môn dành cho một người Điều dưỡng phòng mổ.
3. Mục tiêu chương trình
Mục tiêu chung:
Sau chương trình, học viên được bổ sung nhiều kiến thức bệnh lý cần
điều trị phẫu thuật phức tạp. Học viên được hướng dẫn từng bước phẫu thuật,
học viên biết được nhiệm vụ của người Điều dưỡng dụng cụ cần làm gì,
chuẩn bị gì.. để nhanh chóng cung cấp cho Phẫu thuật viên kịp thời và phù
hợp.
Mục tiêu cụ thể:Sau khi hoàn thành khoá đào tạo này, học viên có khả năng:
1. Chuẩn bị người bệnh trước mổ, chuẩn bị đầy đủ bộ dụng cụ, trang thiết bị
cho từng ca phẫu thuật.
2. Học viên biết từng giai đoạn mổ của từng trường hợp phẫu thuật và tiếp
dụng cụ chính xác đạt yêu cầu.
3. Thực hiện kê tư thế người bệnh đúng yêu cầu phẫu thuật.
4. Biết được nhiệm vụ của Điều dưỡng trong an toàn phẫu thuật và thực
hiện đúng quy trình.
3
4. Số lượng và đối tượng đào tạo
 Học viên đã trải qua lớp Đào tạo Điều dưỡng phòng mổ.
 Học viên là Điều dưỡng phòng mổ mong muốn nâng cao kiến thức mổ
mở một cách chuyên nghiệp.
 Học viên là Điều dưỡng đang làm việc tại phòng mổ cần có chứng chỉ
đào tạo phòng mổ.
 20- 30 Điều dưỡng cho mỗi lớp học.
5. Chương trình chi tiết
5.1 Thời gian khoá học
Thời gian khoá học: 6 buổi
 Lý thuyết: 5 buổi ( mỗi buổi 2 bài 4 tiết  20 tiết)
 Thực hành: 1 buổi (4 tiết- kiến tập dụng cụ cơ bản tại phòng mổ
hoặc phòng học mô phỏng)
5.2 Đơn vị thời gian
 Thời gian khoá học được tính theo tiết và buổi học
 Mỗi buổi học 4 tiết, mỗi tiết là 45 phút
 Tổng thời gian thực hiện là 3 ngày, 24 tiết (20 tiết lý thuyết và 4
tiết thực hành)
5.3 Địa điểm học: Viện nghiên cứu và Đào tạo Y dược An Sinh, số 10 Trần
Huy Liệu phường 12, quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh.
5.4 Nội dung chi tiết

LÝ THUYẾT (20t)
STT TÊN BÀI HỌC SỐ TIẾT
Bài 1 An toàn người bệnh trong phòng mổ 02
ThS Nguyễn Thị Hiếu Phương
Bài 2 Dụng cụ, trang thiết bị hỗ trợ phẫu thuật 02
ThS Nguyễn Thị Hiếu Phương
Bài 3 Nhiệm vụ của Điều dưỡng trong phẫu thuật cắt 02
Trĩ
ThS Nguyễn Thị Hoài Thu
Bài 4 Nhiệm vụ của Điều dưỡng trong phẫu thuật 02
thoát vị bẹn
ThS Nguyễn Thị Hoài Thu
Bài 5 Nhiệm vụ của Điều dưỡng trong phẫu thuật cắt 02

4
amidan
ThS Nguyễn Thị Hoài Thu
Bài 6 Nhiệm vụ của Điều dưỡng trong phẫu thuật 02
bướu cổ
ThS Nguyễn Thị Hoài Thu
Bài 7 Nhiệm vụ của Điều dưỡng trong phẫu thuật cắt 02
dạ dày
ThS Nguyễn Thị Hiếu Phương
Bài 8 Nhiệm vụ của Điều dưỡng trong phẫu thuật cắt 02
đại tràng
ThS Nguyễn Thị Hoài Thu
Bài 9 Nhiệm vụ của Điều dưỡng trong phẫu thuật cắt 02
tử cung toàn phần
ThS Nguyễn Thị Hiếu Phương
Bài 10 Nhiệm vụ của Điều dưỡng trong phẫu thuật lấy 02
sỏi niệu quản.
ThS Nguyễn Thị Hiếu Phương
THỰC HÀNH (4t)
01 Kiến tập và chuẩn bị dụng cụ cho các ca phẫu 04
thuật: bướu cổ, thoát vị bẹn, ……
CNĐD Nguyễn Văn Chính

6. Tài liệu dạy- học


- Tài liệu đào tạo liên tục Điều dưỡng phòng mổ cơ bản của Viện nghiên
cứu và Đào tạo Y Dược An Sinh
Tài liệu tham khảo
1. Điều dưỡng ngoại khoa – 2019
2. Care of the Patient in Surgery – Alexander’s
3. Quyết định 3671/QĐ-BYT 2012
4. Hướng dẫn vệ sinh môi trường bệnh viện trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh (ban hành kèm theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của
Bộ trưởng Bộ Y tế).
5. Thông tư số 13/2012/TT-BYT của Bộ Y tế: Hướng dẫn công tác gây mê – hồi
sức
6. Bộ Y tế (2014), Tài liệu đào tạo an toàn người bệnh.

5
7. Bộ Y tế (2013), “Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện”. Thông tư số 19/2013/TT-BYT.
8. BBraun needle information
9. BBraun Range of Sutures & Needles
7. Phương pháp dạy- học
- Đọc tài liệu
- Thuyết trình ngắn tích cực hoá học viên
- Thảo luận nhóm
- Trình bày kết quả nhóm và cá nhân
- Bảng kiểm
8. Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng
- 02 Giảng viên chính
 Trình độ Đại học trở lên
 Có kinh nghiệm trong công tác lâm sàng
 Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm y học và nghiệp vụ giảng dạy Đại
học
 Áp dụng được phương pháp dạy học tích cực trong Đào tạo liên tục
cán bộ y tế
- 02 Giảng viên trợ giảng
 Có kinh nghiệm trong công tác lâm sàng
 Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm y học
9. Thiết bị, học liệu cho khoá học
- Bảng- phấn hoặc bảng trắng, bút dạ, bảng lật, giấy A0
- Giấy A4, kéo, băng dính, hồ dán, bút dạ
- Máy tính có kết nối máy chiếu đa năng + màn chiếu, bút laser
- Phòng học đủ rộng, bố trí bàn ghế linh hoạt để chia làm việc nhóm
- Băng Video, hình ảnh..
- Tài liệu học tập: tài liệu in ấn, photo…
- Địa điểm giảng dạy Hội trường và phòng mổ tại Bệnh viện An Sinh.
10.Lượng giá và cấp chứng chỉ đào tạo
Lượng giá:
1. Thực trạng kiến thức, kỹ năng của học viên để điều chỉnh trong quá trình
dạy- học cho phù hợp
2. Trong các buổi học thông qua các câu hỏi, bài tập và quan sát trong quá
trình làm việc nhóm tại lớp học

6
3. Lượng giá kỹ năng thực hành qua kiểm tra trong quá trình huấn luyện kỹ
năng
4. Kết quả lượng giá phản hồi ngay cho học viên
5. Kết quả lượng giá gồm 02 phần:
- Điểm quá trình (chiếm 40%): thời gian tham gia không vắng hơn 20% số
tiết, tham gia bài tập nhóm, trả lời câu hỏi ngắn)
- Điểm cuối kỳ (chiếm 60%): bài kiểm tra trắc nghiệm 30 câu
Cấp chứng chỉ
1. Học viên tham dự đầy đủ các nội dung của lớp học, nghỉ học không quá
20% số tiết
2. Điểm kết quả trên 50%
3. Chứng chỉ Đào tạo liên tục theo thông tư 26/2020/TT-BYT và được
hưởng các quyền lợi theo quy định.
11.Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình
1. Đối tượng: Điều dưỡng
2. Số lượng: 20- 30 HV
3. Nhóm giảng viên
- PGS. BS Phạm Mạnh Hùng
- TS. ĐD Huỳnh Thị Phượng
- ThS ĐD Nguyễn Thị Hiếu Phương
- ThS ĐD Nguyễn Thị Hoài Thu
- ThS ĐD Mai Mỹ Châu
- CNĐD Nguyễn Văn Chính
- CNĐD Ký Vĩnh Tường
4. Tổ chức lượng giá vào cuối buổi của chương trình

7
Bài 1
AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TRONG PHẪU THUẬT
Mục tiêu :
1. Thực hiện đúng quy trình chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật
2. Thực hiện đầy đủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật theo quy chế của bệnh viện
và quy định của Bộ Y tế

I. MỤC ĐÍCH :
An toàn phẫu thuật - thủ thuật xâm lấn là yêu cầu quan trọng của an toàn
người bệnh, được quy định tại điểm b khoản 1 điều 7 của Thông tư 19/2013/TT-
BYT, nhằm ngăn ngừa những nguy cơ sai sót xảy ra cho người bệnh trong
chuyên môn
II. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT :
1. Chuẩn bị người bệnh phẫu thuật có kế hoạch :
a. Nhiệm vụ của bác sỹ
- Nhận định tình trạng người bệnh: dấu hiệu và triệu chứng của bệnh,
tiền sử, bệnh lý kèm theo, thuốc đang sử dụng,….
- Khám lâm sàng toàn diện, kết hợp với xét nghiệm, cận lâm sàng để
đưa ra chẩn đoán trước mổ:
 Các xét nghiệm thường quy: huyết học toàn phần, đường máu,
chức năng gan - thận, XN nước tiểu, Xquang tim, phổi thẳng.
 Các xét nghiệm, cận lâm sàng giúp chẩn đoán, tiên lượng điều
trị : thời gian máu chảy - máu đông, Điện tâm đồ, siêu âm ổ
bụng, Test nhanh HIV, HbsAg, acid uric, protein máu,
triglycerid, cholesterol máu.
- Bác sĩ phải ghi chép bệnh án đầy đủ, chẩn đoán trước mổ, biên bản hội
chẩn (hội chẩn toàn viện, thành phần hội chẩn: Giám đốc chuyên môn,
Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phẫu thuật viên, Gây mê, bác sĩ điều trị và
1 số bác sĩ khác). Hoàn tất bệnh án trước khi chuyển lên phòng mổ.
- Giải thích bệnhcho người bệnh tình trạng bệnh lý trước mổ và hướng
xử trí bệnh, những rủi ro có thể xảy ra trong phẫu thuật. Hướng dẫn
người bệnh hoặc người nhà người bệnh viết cam đoan chấp nhận phẫu
thuật
b. Nhiệm vụ của Điều dưỡng:
- Chuẩn bị tinh thần cho người bệnh: giải thích để người bệnh biết mục
đích, lợi ích, phương thức phẫu thuật. Ảnh hưởng sau mổ (đau, khó
8
chịu khi có dẫn lưu), quan tâm chia sẻ, động viên người bệnh cùng
hợp tác chuẩn bị tốt trước mổ.
- Thủ tục hành chính: giấy cam đoan chấp nhận mổ của người bệnh
hoặc thân nhân của bệnh nhân, hồ sơ mổ, bảng tóm tắt bệnh lý, chữ ký
của người có chỉ định mổ, các phiếu xét nghiệm cận lâm sàng cần
thiết.
- Đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh: tổng trạng, tri giác,
DHST.
- Chuẩn bị các xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản: XN máu, Công thức
máu, dung tích hồng cầu, thời gian máu chảy - máu đông, đường
huyết. XN nước tiểu, chức năng gan - thận, hô hấp, tuần hoàn.
- Chuẩn bị vệ sinh cá nhân, vệ sinh da vùng mổ:
 Những ngày trước mổ người bệnh tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, vệ
sinh da tóc móng, bộ phận sinh dục.
 Chuẩn bị vùng da để mổ (thực hiện ngày trước mổ) làm sạch da,
rửa da, cạo lông vùng mổ. Lưu ý: tránh làm xây xát da vì đó là
cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập, cạo hết lông vùng mổ, báo cáo
các bất thường vùng da nơi sẽ mổ (u, nhọt, vết thương có sẵn),
vùng đầu mặt bệnh nhân nữ cần có chỉ định phẫu thuật viên cạo
hết tóc và lông mày.
- Phát hiện ổ nhiễm trùng trong cơ thể: đưa nhười bệnh đi khám tai mũi
họng, theo y lệnh. Phát hiện những dấu hiệu nhiễm trùng khác: tăng
thân nhiệt đột ngột, cảm cúm, sổ mũi báo bác sĩ xử trí kịp thời.
- Chế độ ăn uống:
 Người bệnh cần được bồi dưỡng đầy đủ nhiều ngày trước mổ.
 Nếu người bệnh ăn không được qua đường miệng cần báo Bác
sĩ để cho ăn qua sonde dạ dày, truyền dịch.
 Nhịn ăn 6-8 giờ trước mổ nếu mổ vùng tiêu hóa có thể có chỉ
định thụt tháo, rửa dạ dày.
- Chuẩn bị trước mổ:
 Lấy DHST
 Làm gọn tóc cho người bệnh, làm sạch các vết sơn móng tay,
móng chân, sơn môi.
 Tháo tư trang người bệnh gửi thân nhân hoặc ký gửi.
 Đeo bảng tên vào tay bệnh nhân.
 Thay quần áo sạch quy định cho bệnh nhân mổ.
 Căn dặn tháo bỏ tư trang quý giá, tháo bỏ răng giả cho người
nhà giữ trước khi vào phòng.
9
 Kiểm tra đầy đủ lại hồ sơ.
 Di chuyển bệnh nhân đến phòng mổ an toàn.
 Bàn giao bệnh nhân với nhân viên phòng mổ.
2. Chuẩn bị người bệnh phẫu thuật cấp cứu :
- Bác sĩ phải hồi sức bệnh nhân cho đến khi bệnh ổn định DHST.
- Cho thực hiện các xét nghiệm cơ bản trước mổ.
- Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và chẩn đoán trước mổ, thực hiện biên
bản hội chẩn ( hội chẩn khoa, hội chẩn với trực lãnh đạo và gây mê),
hoàn tất bệnh án trước khi chuyển lên phòng mổ.
- Đầy đủ giấy cam đoan chấp nhận mổ của người bệnh hoặc thân nhân
của người bệnh.
- Điều dưỡng thực hiện các y lệnh khẩn trương.
- Chuẩn bị vệ sinh cá nhân, vệ sinh da vùng mổ trước khi phẫu thuật.
- Trong trường hợp hồ sơ bệnh án Bác sĩ và điều dưỡng không làm kịp
sẽ hoàn chỉnh sau khi phẫu thuật.

III. THỰC HIỆN BẢNG KIỂM AN TOÀN PHẪU THUẬT :


1. Mục đích:
- Thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật nhằm đảm bảo kiểm tra đầy đủ
các nội dung cần thực hiện trước, trong và sau phẫu thuật nhằm không bỏ
sót các công việc cần thực hiện cho một cuộc phẫu thuật
- Tạo sự phối hợp đồng bộ và kết nối giữa các thành viên nhóm phẫu thuật
trong quá trình thực hiện phẫu thuật giúp giảm thiểu các sai sót trong
phẫu thuật, sai sót trong gây mê
- Giảm thiểu số ca tai biến – biến chứng và tử vong, nâng cao chất lượng
điều trị và bảo đảm an toàn cho người bệnh.
2. Mục tiêu về an toàn trong phẫu thuật theo hướng dẫn của WHO:
- Phẫu thuật đúng NB, đúng vị trí.
- Sử dụng đúng phương pháp để phòng ngừa biến chứng trong gây mê.
- Nhận biết, phòng ngừa biến chứng tắc nghẽn đường thở hoặc chức năng
hô hấp.
- Nhận biết, phòng ngừa và chuẩn bị hiệu quả khi có nguy cơ mất máu.
- Đề phòng phản ứng dị ứng thuốc
- Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
- Ngăn ngừa bỏ sót gạc và dụng cụ phẫu thuật.
- Nhận diện chính xác & an toàn mẫu bệnh phẫm.
- Giao tiếp và trao đổi thông tin cần thiết.
3. Trách nhiệm thực hiện :

10
3.1Trưởng khoa các khoa có thực hiện phẫu thuật:
- Bảo đảm tất cả nhân viên của khoa được hướng dẫn và huấn luyện thường
xuyên về cách thực hiện quy trình này.
- Bảo đảm rằng tất cả những bác sĩ hợp tác và bác sĩ cộng tác được thông
báo và huấn luyện về quy trình này.
- Bảo đảm bất cứ sự sai lệch nào so với quy trình này đều phải được báo
cáo cho lãnh đạo khoa và Trưởng phòng kế hoạch, Ban giám đốc trong
giờ hành chính hoặc trưởng kíp trực và trực Lãnh đạo trong giờ trực.
3.2 Điều dưỡng phòng mổ:
- Bảo đảm tất cả điều dưỡng, kỹ thuật viên phòng mổ biết và được huấn
luyện quy trình này.
- ĐD khoa điều trị kiểm tra, ghi vào BẢNG KIỂM TRƯỚC PHẪU
THUẬT.
- ĐD phòng mổ nhận bệnh và ghi vào SỔ NHẬN BỆNH PHẪU THUẬT
3.3Phẫu thuật viên :
- Tham gia kiểm tra An toàn phẫu thuật.
- Tuân thủ quy trình này trong tất cả những ca phẫu thuật.
- Báo cho Trưởng khoa liên quan hoặc trưởng kíp trực nếu có bất thường
về an toàn phẫu thuật
- Trưởng kíp trực báo cho trực lãnh đạo những trường hợp bất thường về
an toàn phẫu thuật.
3.4Điều dưỡng gây mê
- Kiểm tra an toàn phẫu thuật, ghi hoặc đánh dấu “x” vào BẢNG KIỂM
AN TOÀN PHẪU THUẬT tại phòng mổ.
- Báo cáo nếu có bất cứ khác biệt nào trong quá trình kiểm tra an toàn phẫu
thuật cho phẫu thuật viên và lãnh đạo khoa trong giờ hành chính hoặc
trưởng kíp trực trong giờ trực.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN :
- Khi nhận hồ sơ và bệnh nhân (SIGN IN), kiểm tra: KTV gây mê có trách
nhiệm kiểm tra:
 Họ, tên bệnh nhân;
 Giới tính;
 Tuổi;
 Khoa điều trị;
 Chẩn đoán;
 Biên bản hội chẩn;
 Giấy cam đoan phẫu thuật;
 Bảng kiểm ATPT;
11
 Các kết quả cận lâm sàng liên quan;
- Ngay trước khi bắt đầu phẫu thuật (TIME OUT):
 Điều dưỡng gây mê của kíp mổ đọc to và tất cả thành viên của
kíp mổ đểu phải phối hợp kiểm tra:
 Họ - Tên bệnh nhân, tuổi;
 Chẩn đoán trước mổ và phương pháp phẫu thuật;
 Bộ phận, vị trí và bên phẫu thuật (đối với phẫu thuật những cơ
quan đối xứng như tay, chân, thận,buồng trứng, mắt…), đánh
dấu vị trí phẫu thuật nếu cần;
 Nêu tên Ê kíp phẫu thuật viên;
 Sự sẵn sàng máy móc vật tư và thuốc cần cho cuộc mổ.
- Sau phẫu thuật ( SIGN OUT):
 Điều dưỡng dụng cụ xác nhận đếm đầy đủ thiết bị, gạc và dụng
cụ, bệnh phẩm…ghi vào BẢNG KIỂM SAU PHẪU THUẬT
 Phẫu thuật viên, bác sỹ gây mê xác định đã kiểm tra những vấn
đề chính liên quan đến hồi sức và chăm sóc hậu phẫu cho người
bệnh.
4. Nội dung bảng kiểm ATPT (Theo mẫu WHO):
4.1 Hướng dẫn thực hiện bảng kiểm ATPT :
Hướng dẫn chung:
- Bảng kiểm được thực hiện trong 3 giai đoạn:
 Giai đoạn tiền mê.
 Giai đoạn gây mê và trước khi rạch da.
 Giai đoạn trong suốt quá trình phẫu thuật, ngay sau khi đóng da
và chuẩn bị chuyển người bệnh ra khỏi phòng mổ.
- Tất cả các thành viên phải phối hợp kiểm tra bằng lời nói trong từng giai
đoạn.
- Đánh dấu “x” vào bảng kiểm sau khi kiểm tra đầy đủ các mục.
- Đối với giai đoạn tiền mê:
 Trao đổi trực tiếp với người bệnh.
 Trường hợp người bệnh không ý thức, không tỉnh táo, không nói
được…: Trao đổi thông tin với người nhà người bệnh.
 Trong trường hợp cấp cứu mà không có người nhà: cả nhóm hội
ý để thống nhất thực hiện.
- Phẫu thuật viên có trách nhiệm:
 Giám sát việc thực hiện đầy đủ bảng kiểm ATPT: không cho tiến
hành các giai đoạn tiếp theo nếu chưa hoàn thành các giai đoạn
trước đó.

12
 Báo cáo khi có sự sai lệch, khó khăn trong việc thực hiện bảng
kiểm ATPT theo quy định.
4.2 Các giai đoạn thực hiện: (Có bảng kèm theo)
4.3 Giám sát và kiểm tra thực hiện :
- Trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa thực hiện việc phẫu thuật
chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình này.
- Đoàn kiểm tra bệnh viện kiểm tra định kỳ theo quy định.
4.4 Hồ sơ:
- “Bảng kiểm trước phẫu thuật” và “Bảng kiểm an toàn phẫu thuật” là
một phần không thể thiếu của bệnh án phẫu thuật. Bảng kiểm này
được dán vào trước Phiếu phẫu thuật, thủ thuật và được lưu trữ theo
quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án.

Tài liệu tham khảo :


1. WHO guidelines for safe surgery, safe surgery saves lives.
2. Bộ Y tế (2014), Tài liệu đào tạo an toàn người bệnh.
3. Bộ Y tế (2013), “Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện”. Thông tư số 19/2013/TT-BYT.

Câu hỏi lượng giá :


1. Những sai sót thường gặp trong phòng mổ :
a. Sai vị trí, sai bệnh nhân, mất máu, sai chỉ định
b. Nhầm thuốc, Sót gạc, sót dụng cụ
c. Nhiễm trùng vết mổ
d. A và b
2. Người bệnh được nhịn ăn uống trong bao lâu để phẫu thuật tiêu hóa?
a. 4-6 giờ
b. 5-7 giờ
c. 6-8 giờ
3. Thực hiện bảng kiểm An toàn phẫu thuật, với mục đích gì?
a. Tạo sự liên kết giữa các nhóm ê kíp trong phòng mổ
b. Tạo sự phân định rỏ rang nhiệm vụ những thành viên trong kíp
c. Tạo sự phân chia công việc của từng thành viên trong kíp
4. Bảng kiểm An Toàn phẫu thuật gồm các giai đoạn :
a. Sing Out
b. Time Out
c. Cả 2 đều đúng
d. Cả 2 đều sai
13
5. Time Out là thực hiện trong giai đoạn nào ?
a. Trong lúc mổ
b. Trước khi rạch da
c. Sau khi rạch da
d. Sau khi kết thúc

Bài 2
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG DỤNG CỤ, THIẾT BỊ HỔ TRỢ PHẪU
THUẬT MỞ

Mục tiêu :
1. Vận hành được các thiết bị hổ trợ phẫu thuật của mỗi chuyên khoa khác
nhau
2. Sử dụng chính xác mục đích chức năng của dụng cụ hổ trợ mổ mở

I. ĐẠI CƯƠNG:
Phòng mổ được thiết kế cho phẫu thuật viên và đội hỗ trợ thực hiện ca mổ
đòi hỏi thời gian dài, sự kiên trì, tập trung cao mà vẫn đảm bảo an toàn.
Vì vậy một số lượng lớn thiết bị cần thiết được yêu cầu để dùng trong
phòng mổ với mục đích hổ trợ, đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu của kỷ thuật
điều trị giúp ca phẫu thuật không kéo dài thời gian, chóng hồi phục, tiện lợi
và an toàn
II. DỤNG CỤ KHÂU NỐI HỔ TRỢ TRONG PHẪU THUẬT :
Stappler :
1. Định nghĩa :
- Stapler là thiết bị khâu đầu tiên trên thế giới. Nó đã được sử dụng
cho bệnh lý đường tiêu hóa trong gần một thế kỷ. Mãi đến năm
1978, kim bấm ống được sử dụng rộng rãi trong phẫu thuật đường
tiêu hóa.
- Stapler là một thay thế cho khâu thủ công trong y học. Nguyên tắc
chính của kim bấm là sử dụng đinh titan để phá vỡ bấm mô, tương
tự như kim bấm. Theo phạm vi ứng dụng, nó có thể được chia
thành kim bấm da, kim bấm tiêu hóa tròn, kim bấm trực tràng, kim
bấm trĩ tròn, kim bấm cắt bao quy đầu, kim bấm mạch máu, kim
bấm thoát vị, ghim rạch phổi, vv.
2. Các loại kim Stapler

14
1) Stapler khâu da sử dụng 1 lần : Skin Stappler
- Hổ trợ khâu nhanh bằng cách bấm da như bấm giấy trong các
trường hợp đường mổ quá dài, nhằm tiết kiệm thời gian.
- Tuy nhiêm phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối để không bị nhiễm
khuẩn vết mổ
- Khi cắt kim : cần có 1 dụng cụ chuyên biệt khác đi kèm

2) Stapler thẳng khâu cắt mô : Kim khâu phẫu thuật mở và nội


soi
- Sử dụng để cắt và khâu cầm máu mô
- Thiết kế có thể áp dụng được cho nhiều vị trí mô khác nhau
- Thường hay thấy phẫu thuật nhiều chuyên khoa sử dụng

- Mỗi cán dụng cụ đều được lắp sẵn 1 reload ( Cardtrige ) hay còn
goj là đạn. Khi bấm xong đạn trong cán, có thể lắp 1 reload
khác vào
15
- Nhà sản xuất khuyến cáo : sử dụng cán bấm được 3-4 lần

Dụng cụ này chỉ sử dụng khâu nối tiêu hóa đợn đại trực tràng thấp

3) Linner Cutter và Cartrige

4) Máy cắt thẳng : endoGIA


16
- Thường thấy trong phẫu thuật tiêu hóa
- Có nhiều size ( 60mm  100mm) và Cardtrige khác nhau, mỗi
màu ghi nhớ cho 1 chức năng khác

5) Kim bấm khâu thẳng, sử dụng trong phẫu thuật nội soi

6) Echelon 60 Flexeble

17
7) Tacker Clip : Kim bấm khâu đính lưới thoát vị :

8) Stapler vòng : Kim bấm khâu phẫu thuật hình vòng (Circular
Staplers)
a. Dụng cụ phẫu thuật Longo

- Chỉ sử dụng 1 lần

18
b. Dụng cụ khấu nối tiêu hóa
- Sử dụng khâu nối bên trong ống tiêu hóa, thực quản, ruột
- Điều chỉnh xoay để các khớp nối chính xác khi cắt
- Nhiều đường kính để phù hợp với các cơ quan như : hậu môn,
thực quản, ruột…
- Chỉ sử dụng 1 lần, không có Cartrige

c. Dụng cụ cắt bao da quy đầu


- Công nghệ kỷ thuật đơn giãn mới không cần khâu mô
- Không gây đau
- Thẩm mỹ, không để sẹo
- Hồi phục nhanh
- Dụng cụ chỉ sử dụng 1 lần
-

19
III. CÁC THIẾT BỊ HỔ TRỢ CHO PHẪU THUẬT
1. Đèn đầu – Surgical Headlight

- Sử dụng tập trung vào các vị trí phẫu thuật trong sâu
- PTV forcus ánh sáng để có thể một mình nhìn thấy các vị trí
mong muốn và chính xác

2. Kính hiển vi :
- Sử dụng trong vi phẫu, phẫu thuật thần kinh
- Nhìn thấy chi tiết và xử lý qua kính phóng đại
- 2 bác sỹ mổ cùng sử dụng 1 lúc

3. Kính lúp
- Sử dụng trong phẫu thuật vi phẫu
- PTV chỉ sử dụng 1 mình

20
4. Các dụng cụ banh – Retractors Surgical
4.1 Banh 3 chiều
- Banh rộng phẫu trường ra 3 hướng
- Thường trong phẫu thuật mở vùng chậu

4.2 Banh rộng 4 chiều


- Tùy vị trí và tính chất ca mổ cần banh nhiều hướng khác nhau
- Các dụng cụ này có thể đặt làm thêm các nhánh phụ trên 1
Ecarteur cơ bản
- Đôi khi có cả 1 hệ thống Valves và khung cố định vào bàn mổ

4.3 Lonne Stars Valve


- Sử dụng trong phẫu thuật
niệu, hậu môn trực tràng

21
- Có nhiều dạng Lonne Star khác nhau

5. Khung kê đầu mổ sọ não – Khung Mayfied


- Cố định đầu người bệnh vào bàn mổ giúp phẫu thuật vi phẫu an
toàn
- Có nhiều loại khác nhau, tùy theo giá và cấu hình bàn mổ

22
6. Hand Port : cổng dụng cụ
- Bảo vệ vùng mổ
- Là cổng thao tác trong nội soi
- Sử dụng 1 lần

7. Ống soi mềm:


7.1 Ống soi đường mật
- Ống xoay được 4 chiều : Trái- Phải – Lên – Xuống
- Đừơng kính 5mm
- Bảo quản phải thật cẩn thận

23
7.2 Ống soi niêu quản
- Ống xoay 2 chiều : Up- Down
- Đường kính 3mm, ngắn hơn ống đường mật
- Sử dụng cho soi thận – niệu quản

24
7.3 Ống soi mềm thăm khám buồng tử cung

7.4 Ống soi mềm buồng tử cung trong sản khoa :

7.5 Ống soi mềm soi phế quản


- Chiều dài 900mm
- Hướng lên 180 độ - hướng xuống 130 độ
- Đường kính : 2,2 mm

25
8. Máy tán sỏi:
8.1 Tán sỏi thủy lực:
- Sử dụng tán sỏi đường mật
- Tán trực tiếp qua phẫu thuật mở OMC hay tán sỏi qua đường
dẫn lưu Kerh

26
8.2 Tán sỏi Laser

27
9. Hệ thống C.Arm
- Chụp X Quang tại bàn mổ mà không cần gọi CĐHA
- PTV và bs phụ có thể sử dụng theo dõi vị trí cần phẫu thuật hay
định vị
- Sử dụng rộng rãi cho nhiều chuyên khoa
- Hiện nay hầu hết các BV đề trang bị hệ thống này vì tiện lợi

10.Máy cắt đốt bằng song siêu âm – Harmonic Scalpel


- Cắt và đốt bằng sóng siêu âm
- Có nhiều tay dao cho phẫu thuật mổ mở và nội soi

28
-

11. Hệ thống Ligasure


- Hệ thống đốt điện lưỡng cực với dòng điện ngắt quảng, có bộ
phận cảm biến điện trở
- Khi đốt không tạo than và tạo khói
- Giảm tổn thương mô do nhiệt chung quanh
- An toàn cho mạch máu 7mm
- Có nhiều loại dao cho phẫu thuật mở và nội soi

12.Máy bào mô :
- Sử dụng bào nhỏ mô trong ổ bụng và lấy ra ngoài
- Ít sử dụng sau này vì dễ gây tai biến

29
13. Dụng cụ nâng đẩy cổ tử cung ngã âm đạo:
- Sử dụng để đẩy tử cung nhỏng lên cao trong ổ bụng phẫu thuật
nội soi

14.Máy Cusa :
- Lấy và hút mô của khối u bên trong màng với 3 chức năng :
Khoan – Tưới rửa - Hút
- Đường kính đầu nhỏ để cải thiện hình ảnh và khả năng tiếp cận
vị trí phẫu thuật.
- Có thể thay đổi các đầu tip ( handpiece) để tiếp cận mô
- Các lỗ hút trước giúp giảm phun sương trong phẫu trường và
làm mát đầu hút.

30
15.Dụng cụ thắt trĩ vòng cao su :
- Không xâm lấn, không đau
- Thời gian phục hồi nhanh
- Kỷ thuật dễ làm
- Chi phí thấp

IV. KẾT LUẬN


31
Ngày nay với sự phát triển cúa khoa học, ngành y tế được hổ trợ nhiều
phương tiện, thiết bị, dụng cụ… giúp ca phẫu thuật kết thúc an toàn, thời
gian rút ngắn lại, an toàn nhiều hơn cho người bệnh
Tuy nhiên có 1 số thiết bị cần bảo quản thận trọng, chi tiết …Điều dưỡng
phải được đào tạo kiến thức và ý thức mới giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị
đặc biệt này

Tài liệu tham khảo :


1. Bệnh học ngoại khoa, NXBYH tập 1, 2 phần bụng 1985
2. Care of the Patient in Surgery
3. Thiết bị y tế : công ty J&J, công ty Convidence, Công ty Olympus, Công ty
Karl Storz

Câu hỏi lượng giá :


1. Hệ thống máy nào sử dụng được cho cắt đốt trong phẫu thuật mở
a. Ligasure system
b. Harmonic Scalpel
c. Cusa system
d. Cả 3 ý đều đúng
2. Hệ thống máy đốt nào sử dụng được cho cắt đốt phẫu thuật nội soi:
a. Ligasure system
b. Harmonic Scalpel
c. Cusa system
d. Câu C sai
3. Ống soi mềm có 4 kênh : Trái – Phải – Lên – xuống, sử dụng cho :
a. Soi niệu quản
b. Soi phế quản
c. Soi đường mật chính
d. Soi tử cung
4. Ống soi mềm niệu quản gồm các kênh
a. Trái phải lên xuống
b. Trái và Phải
c. Lên và xuống
5. Tán sỏi đường mật sử dụng loại máy nào :
a. Tán sỏi cơ học
b. Tán sỏi thủy lực
c. Tán sỏi Laser
d. Tán sỏi ngoài da

32
6. Tán sỏi niệu quản sử dụng loại máy tán nào
a. Tán sỏi cơ học
b. Tán sỏi thủy lực
c. Tán sỏi Laser
d. Tán sỏi ngoài da

33
BÀI 3
NHIỆM VỤ ĐIỀU DƯỠNG DỤNG CỤ TRONG
PHẪU THUẬT CẮT TRĨ

MỤC TIỆU
1. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trang thiết bị cho ca phẫu thuật
2. Thực hiện được cách kê tư thế cho người bệnh
3. Nắm được các tăng thì trong phẫu thuật trĩ và các biến chứng có thể
xảy ra trong khi phẫu thuật
PHẪU THUẬT LONGO

1. ĐẠI CƯƠNG
Là phương pháp phẫu thuật sử dụng máy cắt nối tự động niêm mạc trực
tràng, nhằm treo các búi trĩ vào lại ống hậu môn, đảm bảo chức năng sinh lý
của các búi trĩ.
2. PHÂN LOẠI
Trĩ nội: được hình thành do giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ trong nằm
trên đường lược. Lúc đầu búi trĩ còn nhỏ, nằm trên đường lược, về sau dần
dần to lên và sa xuống. Tùy theo kích thước và độ sa, trĩ nội được chia làm 4
độ:
 Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn
 Trĩ độ 2: lúc thường thì búi trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đại
tiện thì búi trĩ thập thò ở lỗ hậu môn hay lòi ít ra ngoài, khi đại tiện
xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào

34
 Trĩ độ 3: mỗi lần đâị tiện hay đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì
búi trĩ lại xa ra ngoài. Khi đã xa ra ngoài thì phải nằm nghỉ một lúc búi
trĩ mới tụt vào hay phải dung tay ấn nhẹ mới vào
 Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn. Lúc
này các búi trĩ khá to, thường lien kết với nhau tạo thành trĩ vòng
Trĩ ngoại
 Bao giờ cũng nằm ngoài ống hậu môn
 Phủ trên búi trĩ là da quanh hậu môn
Trĩ hỗn hợp
 Lúc đầu trĩ nội nằm trong ống hậu môn trên đường lược, trĩ ngoại nằm
dưới đường lược, ở đây có dây chằng Parks. Lâu ngày dây chằng
Parks chùng ra, khi đó trĩ nội và trĩ ngoại gặp nhau tạo thành trĩ hỗn
hợp
Trĩ vòng
 Thường vị trí của trĩ là vị trí của các đám rối tĩnh mạch trĩ. Lúc mới
phát sinh các búi trĩ còn nhỏ, phân cách riêng biệt. Về sau giữa các búi
trĩ chính xuất hiện các búi trĩ phụ. Sau nữa các búi trĩ chính và búi trĩ
phụ tụt ra và gặp nhau tạo thành trĩ vòng. Tuy là vòng nhưng có chỗ to
chỗ nhỏ, là dấu hiệu để phân biệt trĩ vòng với sa trực tràng.
3. CHỈ ĐỊNH:
- Trĩ độ 3
- Có thể độ IV
- Trĩ hỗn hợp có tạo vòng
4. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện
- Dụng cụ kê tư thế người bệnh
- Máy đốt điện: đơn cực, lưỡng cực, cao tần ( harmonic, ligasure..)
- Máy hút
35
- Bộ dụng cụ phẫu thuật trĩ
- Van nong hậu môn
- Bộ champ vải và áo phẫu thuật
2. Vật tư y tế tiêu hao
- Găng, gạc phẫu thuật
- Dây hút dịch
- Dao điện
- Chỉ Nylon 2/0, Prolene 2/0, Vicryl 3/0
- Spongostan hoặc Surgicel cầm máu
- Máy khâu tự động nối
3. Người bệnh
- Giải thích rõ cho người bệnh trước khi kê tư thế
- Dán plaque cách điện lên vùng da đùi của người bệnh
- Kiểm lại hệ thống thông số của máy đốt
- Lấy 2 ghế cho Phẫu thuật viên chính và người phụ ngồi
- Chuẩn bị mâm rửa da
- Sau khi người bệnh được gây tê xong, DỤNG CỤ VIÊN vòng ngoài
chuẩn bị kê hai chân NB lên dụng cụ kê chân đã gắn sẵn trước đó.
TIẾN HÀNH
1. Sau khi NB được vô cảm bằng gây tê tuỷ sống
2. DCV vòng ngoài hỗ trợ PTV kê tư thế NB
3. Đặt người bệnh ở tư thế sản phụ khoa, mông kéo ra khỏi rìa bàn 10-
15cm
4. Rửa da: rửa rộng lên trên xương mu ra hai bên vùng bẹn xuống mông NB
5. Dụng cụ viên vòng trong phải rửa tay vào trước Phẫu thuật viên để chuẩn bị
dụng cụ của mình, sắp đặt dụng cụ sẵn sàng dể nhìn thấy, dể lấy.
6. Trải săng: khác với cách trải săng mổ bụng : lót tấm săng nhỏ dưới mông NB –
trải 2 tấm săng lớn phủ 2 chân – trải thêm lớp săng lớn phía trên bụng. Phẫu
36
trường sẽ có hình tam giác.
7. Cố định vị trí dao đốt và gạc
8. PTV dùng CAD33 nong và cố định hậu môn, dùng prolene 2/0 khâu mũi túi
dưới niêm (thường bắt đầu và kết thúc 6h), trên đường lược 2cm
9. Đặt Anvil máy qua mũi túi, cột mũi túi
10. Kiểm tra thành sau âm đạo nếu là NB nữ (PTV mang thêm 1 găng thấm bôi
trơn vào ngón tay để kiểm tra)
11. Bấm máy cắt nối tự động
12. Lấy máy ra, nong hậu môn kiểm tra miệng cắt
13. Khâu cầm máu bằng Vicryl 3/0
14. Kiểm tra lại phần niêm mạc bị cắt
15. Có thể cắt thêm da thừa nếu có
16. Có thể chích Xanh Methylene giảm đau sau mổ nếu cần
17. Nhét 1 miếng spongostan anal vào HM băng ép đề phòng chảy máu.
18. Băng ép vết thương
19. DCV vòng trong kiểm tra và bàn giao dụng cụ đầy đủ
20. DCV vòng ngoài ghi chép hồ sơ, bảng kiểm, bảng thu viện phí
21. Rửa và trả lại máy cắt tự động cho người nhà NB
22. Trả NB về tư thế ban đầu và chuyển NB ra phòng hồi tỉnh
23. Kết thúc cuộc mổ.
PHẪU THUẬT CẮT TỪNG BÚI TRĨ
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phương pháp phẫu thuật ứng dụng nhiều nhất nhằm cắt bỏ từng búi trĩ riêng
rẽ, trước khi cắt phải thấy tam giác da niêm. Cố gắng chừa cầu da niêm để tránh
hẹp hậu môn, nhất là trĩ vòng
II. CHỈ ĐỊNH
- Trĩ độ III, IV, trĩ hỗn hợp
- Trĩ ngoại tắt mạch, huyết khối
- Trĩ đã điều trị bằng phương pháp khác thất bại
- Trĩ có kèm các bệnh khác cần phẫu thuật ở hậu môn: nứt hậu môn, dò, áp xe
37
hậu môn,…
III. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện
- Dụng cụ kê tư thế người bệnh
- Máy đốt điện: đơn cực, lưỡng cực, cao tần ( harmonic, ligasure..)
- Máy hút
- Bộ dụng cụ phẫu thuật trĩ
- Van nong hậu môn
- Bộ săng vải và áo phẫu thuật
4. Vật tư y tế tiêu hao
- Găng, gạc phẫu thuật
- Dây hút dịch
- Dao điện
- Vicryl 3/0
- Spongostan hoặc Surgicel cầm máu
5. Người bệnh
- Giải thích rõ cho người bệnh trước khi kê tư thế
- Dán plaque cách điện lên vùng da đùi của người bệnh
- Kiểm lại hệ thống thông số của máy đốt
- Lấy 2 ghế cho Phẫu thuật viên chính và người phụ ngồi
- Chuẩn bị mâm rửa da
- Sau khi người bệnh được gây tê xong, DỤNG CỤ VIÊN vòng ngoài
chuẩn bị kê hai chân NB lên dụng cụ kê chân đã gắn sẵn trước đó.
IV. TIẾN HÀNH
1. Sau khi NB được vô cảm bằng gây tê tuỷ sống
2. DCV vòng ngoài hỗ trợ PTV kê tư thế NB
3. Đặt người bệnh ở tư thế sản phụ khoa, mông kéo ra khỏi rìa bàn 10-
15cm
38
4. Rửa da: rửa rộng lên trên xương mu ra hai bên vùng bẹn xuống mông NB
5. Dụng cụ viên vòng trong phải rửa tay vào trước Phẫu thuật viên để chuẩn bị
dụng cụ của mình, sắp đặt dụng cụ sẵn sàng dể nhìn thấy, dể lấy.
6. Trải săng: khác với cách trải săng mổ bụng : lót tấm săng nhỏ dưới mông NB –
trải 2 tấm săng lớn phủ 2 chân – trải thêm lớp săng lớn phía trên bụng. Phẫu
trường sẽ có hình tam giác.
7. Cố định vị trí dao đốt và gạc
8. Phẫu thuật viên sẽ dùng anuscope (có vaselin) banh rộng hậu môn theo 4
chiều
9. DỤNG CỤ VIÊN chuẩn bị kẹp hình tim kẹp sẵn tampon có vaseline đưa Phẫu
thuật viên để nhét vào trong hậu môn BN và đẩy kéo búi trĩ ra ngoài
10. Phẫu thuật viên dùng kelly để nắm lấy búi trĩ
11. Phẫu thuật viên dùng dao đốt điện vừa cắt vừa đốt cầm máu búi trĩ cho đến
gốc và cơ thắt hậu môn.
12. Đưa kelly cho người phụ kẹp : 2 kelly kẹp sát gốc búi trĩ
13. Phẫu thuật viên sử dùng kéo metzenbaum để cắt búi trĩ rời ra.
14. Đưa kim chỉ và nhíp để Phẫu thuật viên khâu búi trĩ và kéo cắt chỉ cho người
phụ cắt chỉ
15. Tiếp tục thao tác y như vậy cho các búi trĩ khác được cắt
16. Sau khi tất cả các búi trĩ được mổ xong, Phẫu thuật viên sẽ dùng gạc xếp dài
để nhét vào hậu môn, lau thấm khô và kiểm tra cầm máu lại lần nữa bằng dao
điện.
17. Đặt Spongostan hoặc Surgicel (nếu cần)
18. Đắp gạc gòn bao và dán băng keo
19. Đưa NB về tư thế thoải mái ban đầu. Che chắn NB kín đáo trước khi chuyển
sang giường.
20. Kết thúc cuộc mổ
21. Thu dọn và bàn giao dụng cụ
NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý

39
 Người bệnh mổ trĩ được gây tê do đó họ nghe biết được mọi việc xung
quanh khi kê tư thế phơi bày phẫu trường NB dễ nhạy cảm  không được
cười nói lớn tiếng cho dù vô tình .
 Kim và dao phải được để riêng và xử lý theo vật bén nhọn, tránh không để
kim trên bàn dụng cụ vì khi cuốn săng nhân viên y tế sẽ vô tình bị kim đâm
 Phẫu thuật kết thúc, chân NB phải hạ xuống thật nhẹ nhàng : NB tê tủy dể bị
tụt HA.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gíao trình giảng dạy bệnh học Ngoại khoa tiêu hóa, nhà xuất bản y học 2021
2. Bộ y tế (2009), Tư vấn hướng dẫn người bệnh trước và sau phẫu thuật cắt
trĩ (Ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Người bệnh sau khi mổ trĩ được chuyển đến phòng hồi tĩnh cho nằm tư thế
đầu cao?

a. Đúng

b. Sai

2. Trước khi bấm máy khâu tự động PTV cần làm gì để đảm bảo an toàn NB

a. Kiểm tra máy hoạt động tốt

b. Kiểm tra gạc, dụng cụ đầy đủ

c. Kiểm tra thành sau âm đạo

d. Kiểm tra tư thế người bệnh

40
Bài 4
VAI TRÒ ĐIỀU DƯỠNG DỤNG CỤ TRONG MỔ
THOÁT VỊ BẸN

Mục tiêu :
1. Chuẩn bị đầy đủ 1 mâm dụng cụ cho ca phẫu thuật thoát vị bẹn
2. Hiểu được phương pháp phẫu thuật và chuẩn bị kim chỉ khâu hay mãnh ghép
để phẫu thuật viên thực hiện ca mổ
3. Thực hiện thao tác tiếp dụng cụ theo từng giai đoạn phẫu thuật
I. ĐỊNH NGHĨA:

Thoát vị bẹn là hiện tượng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài qua
điểm yếu ở thành sau ống bẹn. Bệnh thường gây khó chịu, ảnh hưởng tới
cuộc sống sinh hoạt cũng như công việc, đôi khi cũng gây nguy hiểm tới tính
mạng của người bệnh.
II. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU :
- Ống bẹn: Dài 2 – 4cm, có 2 lỗ bẹn nông và sâu.
- Các hố bẹn:
– Các thành phần liên quan đến tạo hố bẹn:
 Động mạch thương vị
 Thừng động mạch rốn
 Dây treo bàng quang
41
- Các hố bẹn gồm :
o Trong
o Giữa
o Ngoài
- Lỗ bẹn, hố bẹn liên quan đến phân loại thoát vị bẹn theo vị trí giải phẫu
III. PHÂN LOẠI THOÁT VỊ BẸN:

1. Theo nguyên nhân:


- Có thoát vị bẩm sinh: Do tồn tại ống phúc tinh mạc
- Thoát vị mắc phải: Do thành bụng yếu + tăng áp lực ở bụng
2. Theo giải phẫu:
- Thoát vị chéo ngoài
- Thoát vị trực tiếp
- Thoát vị chéo trong
Thoát vị chéo ngoài đi qua hố bẹn ngoài, trong bao sơ thừng tinh thường là
thoát vị bẩm sinh. (Thoát vị trực tiếp hay mắc phải có ít nhưng phải có điều
kiện), rất thường gặp, trẻ tuổi.
Các thoát vị khác đi qua hố bẹn giữa và trong nằm ngoài bao sơ, và thường
là thoát vị mắc phải, ít gặp hơn và thường gặp ở người già yếu.
3. Theo mức độ:
- Thoát vị chỏm Khối thoát vị năm ở lỗ bẹn sâu
- Thoát vị kẽ Khối thoát vị nằm ở trong ống bẹn
- Thoát vị mu Khối thoát vị ở mức lỗ bẹn nông
- Thoát vị thừng tinh Khối thoát vị ở gốc bìu
- Thoát vị bẹn bìu Khối thoát vị xuống tới bìu
IV. CHẨN ĐOÁN VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
1. Chẩn đoán
Với các đặc điểm sau:
42
- Khối u vùng bẹn bìu
- Khối u đó có đặc điểm:
o To lên khi gắng sức
o Có thể đẩy vào ổ bụng được
o Khi đẩy lên thì thấy sờ thấy lỗ bẹn nông to
Tùy loại thoát vị và mức độ mà khối vồng vùng bẹn bìu có hình dáng
khác nhau.
2. Chẩn đoán phân biệt:
2.1Khi thoát vị còn ở cao (TV kẽ, chỏm, mu) cần phân biệt với:
- U nang thừng tinh: Tròn, nắn không nhỏ lại
- U mạch: có mạch đập.
- Tình hoàn ẩn: ấn tức, tinh hoàn cùng bên không có ở bìu
- Hạch viêm: Ấn đau, tại chỗ ở viêm nề
2.2Khi thoát vị đã xuống đến bìu cần phân biệt với:
- Bệnh lý của chính tinh hoàn: K, lao, viêm
- Tràn dịch màng tinh hoàn:
- Dãn tĩnh mạch thừng tinh: Sờ cảm giác như búi giun, thường gặp
bên trái.
V. PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT :

Thoát vị bẹn được điều trị bằng nhiều phương pháp phẫu thuật : phẫu
thuật chỉ cắt bỏ túi thoát vị, phẫu thuật cắt bỏ túi thoát vị kèm phục hồi thành
bụng sau ống bẹn,...
Được chia làm 3 dạng đó là:
- Herniotomy: Phẫu thuật chỉ cắt bỏ túi thoát vị bẹn.
- Herniorrhaphy: Phẫu thuật loại bỏ túi thoát vị kèm phục hồi thành
bụng sau ống bẹn (Phương pháp Bassini , Shouldice)

43
- Hernioplasty: Phẫu thuật cắt bỏ túi thoát vị kèm phục hồi thành
bụng sau ống bẹn bằng tấm lưới nhân tạo. ( Lichten-stein )
VI. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ PHẪU THUẬT:
1. Phương tiện
- Máy đốt
- Bộ săng phẫu thuật
- Bộ dụng cụ rửa da, đặt thông tiểu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật thoát vị bẹn
2. Dụng cụ
Bộ dụng cụ gồm
- Bồn hạt đậu : 01
- Chén chun : 01
- Kelly sát khuẩn da : 02 cây ( có thể sử dụng kềm hình tim hay Kocher)
- Cán dao : số 10 hoặc số 7
- Nhíp có mấu : 1 cây
- Nhíp không mấu : 2 cây
- Allis : 2 cây
- Kéo Mayo : 01 cây
- Kéo Metzenbaum : 01 cây
- Kéo cắt chỉ : 01 cây
- Kềm cặp kim : 02 cây
- Farabeuf : 02 cái
- Ecarteur Gosset nhỏ : 01 hoặc có thể sử dụng Weitlanner để banh da
vùng mổ
- Dao đốt điện
- Kelly cầm máu : 10 cây
- Kềm kẹp khăn (Fixe Champs) : 06 cây
3. Vật tư y tế tiêu hao
44
- Găng tay vô trùng
- Gạc
- Dao 10
- Chỉ khâu túi thoát vị: Silk 2/0 hoặc Vicryl 2/0
- Chỉ khâu da: nylon 3/0 hoặc chỉ khâu thẩm mỹ
- Khâu cân cơ và khâu mô: Vicryl 3/0
- Chỉ tái tạo thành bẹn : Prolene 2.0 ( thành phần là loại Polypropylene,
chỉ không tan) nếu đặt lưới
- Lưới
- Băng dán
4. Người bệnh
- Dán plaque cách điện lên vùng da đùi của người bệnh
- Kiểm lại hệ thống thông số của máy đốt
- Chuẩn bị mâm rửa da và bộ đặt thông tiểu
- Sau khi người bệnh được gây tê xong, DỤNG CỤ VIÊN vòng ngoài
giải thích và đặt thông tiểu cho người bệnh
- Rửa vùng da phẫu thuật, rửa rộng xuống vùng đùi.
VII. TIẾN HÀNH

* Phẫu thuật phục hồi thành bụng băng phương pháp Basini:

- Chuẩn bị sau khi trải khăn phẫu thuật che chắn đầy đủ : cố định các
dao đốt điện, dây hút ( nếu có )
- Trải gạc bụng gần vị trí phẫu thuật
- Đưa dao khi PTV rạch da : Rạch da: theo lằn nếp bụng thấp nhất
khoảng 2-3 cm trên và ngoài lồi củ xương mu.
- Đưa dao đốt và nhíp có mấu để PTV vừa cắt đốt lớp mỡ, mô cân
bên trong.
- Đưa người phụ cặp Farabeuf để banh rộng phẫu trường
45
- Rạch qua các tổ chức dưới da, cân nông, cân cơ chéo ngoài rồi tìm
và giải phóng vòng thắt của túi thoát vị
- Dùng 1 dây vải ngắn nhúng nước, luồn dưới khối mô và kẹp giữ lại
bằng Kelly khi PTV Tìm và giải phóng vòng thắt của túi thoát vị:
Di động thừng tinh kết hợp với cơ nâng bìu, dây thần kinh chậu bẹn
và dây thần kinh sinh dục đùi, bó mạch thừng tinh; tất cả những cấu
trúc này được bao bọc xung quanh bởi 1 dải băng.
- Thấm 1 miếng gạc ướt đưa PVT dùng để bóc tách túi thoát vị ra
khỏi các dải băng bao bọc
- Đưa người phụ và PVT keely để cặp 2 bên túi thoát vị để :
o Đưa kéo Met để mở túi thoát vị: dùng nhíp không mấu đẩy
ruột vào ổ bụng và xử trí (tách mạch máu và ống dẫn tinh)
o Đưa Kelly để cột cắt ống phúc tinh mạc sát lỗ bẹn sâu
o Đưa chỉ cột ( bằng chỉ Silk không tan): dùng Kelly kẹp đuôi
chỉ và đưa cho người phụ
- Đưa nhíp để PTV kiểm tra và cầm máu
- Khâu tái tạo thành bẹn :
o Khâu cân cơ chéo ngoài : dể khâu
o Chuẩn bị chỉ Prolene 2.0; kẹp kim và đặt vào tay PTV cùng
với nhíp có mấu
o Người phụ dùng Farabeuf banh rộng vết mổ và dùng kéo cắt
chỉ để cắt mối chỉ khi PTV đã khâu cột xong
o Chuẩn bị chỉ Vicryl 3.0 để PVT khâu cân nông và tổ chức
dưới da
o Khâu đóng da bằng Nylon 2.0
o Lau sạch và băng vết mổ.

* Phẫu thuật đặt mãnh lưới phục hồi thành bụng :


46
Mâm dụng cụ phẫu thuật, mâm rửa da và VTTH đều giống như
phương pháp trên, tuy nhiên chỉ có khác là bổ sung 1 miếng lưới thoát vị 6x6
cm vô khuẩn
Lưu ý :
- Miếng lưới này không được xé ra sẵn trên bàn mổ như các loại chỉ
khác
- Khi đến giai đoạn đặt lưới :
o Dụng cụ vòng ngoài :
 Xé lớp ngoài của miếng lưới
 Dùng kềm gắp miếng lưới ra đặt trên khay vô khuẩn
 Dán các tem của miếng lưới vào : Tường trình phẫu
thuật và HSBA
o Dụng cụ vòng trong : dọn sẵn 1 vị trí trống trên bàn vô khuẩn
để đặt miếng lưới vào
o Phẫu thuật viên :
 Thay găng vô khuẩn để lấy miếng lưới
 Dùng kéo vô khuẩn, không dính máu cắt bớt miếng
lưới ( nếu dài quá)
- Đưa chỉ khâu Prolene 2.0 để đính miếng lưới vào thành bụng
- Thay gạc bụng mới để thấm máu, không sử dụng gạc đã xài rồi : để
tránh nhiễm khuẩn mãnh ghép
- Các giai đoạn khác đều như nhau
VIII. KẾT THÚC CUỘC MỔ :
- Băng vết mổ và lau sạch sẽ người bệnh
- Tháo các dây đã cố định trên người của người bệnh
- Đếm lại dụng cụ trước khi tháo khăn trãi
- Tháo khăn trãi cho vào túi rác nhiễm màu vàng

47
- Đắp người bệnh kín đáo trước khi di chuyển ra phòng hồi tỉnh
- Xử lý dụng cụ ban đầu
- Ghi chép hồ sơ và Vật tư tiêu hao đã sử dụng

Tài liệu tham khảo :


1. Bệnh học ngoại khoa, NXBYH tập 1, 2 phần bụng 1985
2. Care of the Patient in Surgery

Câu hỏi lượng giá :


1. Thoát vị bẹn là hiện tượng :
a. Khối u vùng bẹn
b. Các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài thành bẹn
c. Dãn tĩnh mạch bẹn
2. Phẫu thuật thoát vị bẹn là phương pháp :
a. Cắt bỏ túi thoát vị
b. Phục hồi thành bẹn
c. Cả 2 đề đúng

48
3. Khi sử dụng miếng lưới thoát vị, lý do phải thay găng mới vô khuẩn
( chọn câu đúng nhất )
a. Tránh máu dính vào miếng lưới
b. Nguy cơ nhiễm trùng mãnh ghép do máu khô
c. Do tay phẫu thuật viên bị bẩn
4. Hành động nào là đúng của Điều dưỡng vòng ngoài khi PTV cần đặt lưới
thoát vị :
a. Dán tem của miếng lưới vào TTPT
b. Xé miếng lưới để sẵn trên bàn
c. Bỏ các tem, nhãn của miếng lưới vào túi rác sinh hoạt
5. Tại sao phải sử dụng chỉ không tan để phục hồi thành bẹn :
a. Giúp người khâu yên tâm
b. Giúp thành bẹn vững chắc không bị tái thoát vị
c. Giúp người bệnh an toàn

49
BÀI 5
VAI TRÒ ĐIỀU DƯỠNG DỤNG CỤ TRONG PHẪU
THUẬT CẮT AMIDAN

MỤC TIỆU
1. Thực hiện được quy trình chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật
2. Nắm được tăng thì ca phẫu thuật
1. KHÁI NIỆM
 Viêm amidan là một trong những bệnh lý thường gặp ở cả người lớn
lẫn trẻ em và nhiều độ tuổi khác nhau. Amidan có vai trò quan trọng
trong hệ thống miễn dịch, giúp các bộ phận mũi và họng chống lại các
virus gây hại.
 Nếu không điều trị sớm bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy
hiểm: viêm khớp cấp, viêm cầu thận cấp..v..v..
 Bệnh tái đi tái lại, điều trị nội không hiệu qủa -.> phẫu thuật

II. PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT


Hiện có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt amidan, tùy tình hình của mỗi
Bệnh viện
50
- Phẫu thuật bóc tách cắt amidan
- Phẫu thuật cắt amidan bằng đốt điện đơn cực (monolar)
- Phẫu thuật cắt amidan bằng đốt lưỡng cực (bipolar)
- Phẫu thuật cắt amidam bằng máy đốt Coblator
- Phẫu thuật cắt amidan bằng plasma
III. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh
Nhận người bệnh từ phòng tiền phẫu
Kiểm tra 5 đúng:
- Đúng tên
- Đúng tuổi
- Đúng chẩn đoán
- Đúng phương pháp phẫu thuật
- Đúng phẫu thuật viên
2. Tư thế người bệnh
- Sau khi người bệnh được mê nội khí quản
- Đặt người bệnh tư thế nằm ngữa, đầu bằng
- Kê 1 gối dài dưới vai giúp người bệnh ngữa cổ tối đa, hay hạ đầu
bàn mổ giúp ngữa cổ
- Đặt dưới đầu 1 gối tròn có lỗ giúp cố định vùng đầu không dịch
chuyển khi thao tác phẫu thuật

3. Phương tiện
- Máy đốt ( cắt đốt bằng dòng điện đơn cực, hoặc lưỡng cực, laser...
tùy phẫu thuật viên)
- Máy đốt được đặt cạnh bên của người bệnh
- Máy đốt bằng sóng cao tầng (ưu điểm: không làm tổn thương các
mô xung quanh

51
- Đèn clar (đội đầu)
• Đèn đầu có dây (nối với ổ điện)
• Đèn không dây( sử dụng pin)

4. Dụng cụ
4.1 Dụng cụ phẫu thuật:
Mâm dụng cụ cắt Amydal:

- Banh miệng David 3 kích cỡ


- Thòng lọng (anse)
- Allis
- Currete(nếu cần)
- Ống hút
- Cán dao
- Kéo mayo cong
- Kéo metzenbaun

52
- Kiềm mang kim
- Statyl –vén trụ
- Van đè lưỡi
- Chén chum đựng nước
- Bộ champ phẫu thuật amidan
4.2 Vật tư y tế tiêu hao
- Gạc vuông nhỏ 10x10
- Dây hút dịch
- Dao 12/15
- Chỉ chromic 3/0 hoặc vicryl 2/0
- Bơm tiêm 5ml ( nếu có chích thuốc tê)
- Dây đốt điện 3 chấu
- Dây bipolar
- Dây Coblator + dây dịch truyền

IV. TIẾN HÀNH

1. Soạn bàn dụng cụ


2. DCV vòng ngoài hỗ trợ PTV kê tư thế người bệnh
3. Sát trùng rộng rãi vùng mũi, môi, miệng, có thể đổ dung dịch Betadin
pha loãng vào họng rồi hút ra
4. PTV và DCV vòng trong rửa tay , mặc áo, mang găng
5. Tiến hành trải săng trên người bệnh
6. PTV đội đèn clar ngồi phía trên đầu người bệnh
53
7. DCV vòng trong đứng bên cạnh PTV
8. DCV vòng ngoài hỗ trợ lắp các dây có liên quan phẫu thuật
9. Tùy theo phương pháp cắt amidan nào mà sử dụng phương tiện khác
nhau, bóc tách thì dùng anse + cột chỉ (spatule), đốt điện thì dùng
monopolar, bipolar hay tùy các phương tiện hiện đại như dao siêu âm,
dao cắt hút (Micro debrider), Coblation, Laser.
10.Nếu cắt amidan theo phương pháp bóc tách cột chỉ:
 Gây tê bằng xylocain 2% hoặc lidocain 2% có pha adrenalin
1/100000 tại cuống amidan, hố amidan (gây tê bóc tách) có thể
thêm trụ trước trụ sau
 Tách cực trên: Dùng Allis kẹp gần cực trên Amidan kéo nhẹ vào
trong
 Dao 12 rạch nhẹ niêm mạc trụ trước cách bờ tự do khoảng 2mm
 Dùng bóc tách (Spatyl, Currette) bóc tách nhẹ niêm mạc tới bao
amidan, tiếp tục bóc tách lên cực trên. Chú ý cực trên có một số
động mạch dễ chảy máu
 Bóc tách khối amidan: tách trụ trước ra khỏi amidan kế đến PTV sẽ
tách thành sau, sau đó tách trụ sau đến phần cực dưới amidan, xong
bước này khối amidan chỉ còn dính với hố mổ ở cuống
 Cắt cực dưới bằng thòng lọng (anse): lấy allis kẹp amidan qua
thòng lọng
 DCV kẹp tampon tẩm oxy già ấn nhanh chỗ vừa cắt
 Thắt vòng nơ chỉ kẹp sát đầu kiềm mang kim
 Hỗ trợ PTV đánh vòng nơ chỉ qua Allis
 Siết nơ chỉ và dùng kéo cắt chỉ
 Tiến hành cột đến khi cầm được máu và thực hiện bên còn lại
 Dùng vén trụ kiểm tra lại và kết thúc cuộc mổ
11.Nếu cắt amidal theo phương pháp đốt đơn cực, lưỡng cực, cao tần
 Các thì cắt giống như bằng phương pháp bóc tách
 Các kỹ thuật cắt bằng thòng lọng thay bằng dao điện đơn cực,
lưỡng cực, coblator…
 Cầm máu kỹ đảm bảo hai hố amidan khô tốt
54
V. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
 Khi đặt tư thế bệnh nhân cổ bệnh nhân phải ưỡn ra( gối phải được
đặt ở vai bệnh nhân, không để gối thừa ra phần cổ)
 Dưới đầu phải luôn chêm vòng đầu
 Nếu sử dụng đốt đơn cực phải dán tấm cách điện( tấm plaque)
 Kiểm tra hệ thống hút trước khi tiến hành phẫu thuật, phải đảm bảo
hoạt động tốt
 Kiểm tra gạc trước khi kết thúc phẫu thuật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế (2009), Tư vấn hướng dẫn người bệnh trước và sau phẫu thuật
cắt amidan (Ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BYT của Bộ
trưởng Bộ Y tế)

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Phẫu trường Amidan dễ nhìn nên không cần kiểm tra gạc sau mổ?
a. Đúng
b. Sai
2. Tư thế người bệnh mổ amidan
a. Nằm thẳng đầu bằng
b. Nằm thẳng nghiêng sang P
c. Nằm thẳng nghiêng sang trái
d. Nằm thẳng ngửa cổ

55
BÀI 6
NHIỆM VỤ ĐIỀU DƯỠNG DỤNG CỤ TRONG
PHẪU THUẬT BƯỚU CỔ
MỤC TIÊU
1. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trang thiết bị cho ca phẫu thuật
2. Thực hiện được cách kê tư thế cho người bệnh
3. Nắm được các tăng thì trong phẫu thuật bướu cổ và các biến chứng có thể
xảy ra trong khi phẫu thuật
I. KHÁI NIỆM
Bướu giáp nhân là biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh lý tuyến giáp khác
nhau và là một rối loạn nội tiết phổ biến nhất đặc biệt ở những vùng có thu nhận iot
thấp.

Tỷ lệ bướu giáp nhân sờ thấy khoảng 4% - 5% ở những vùng có thu nhận iot
bình thường, trong đó một nửa là đơn nhân và một nửa là đa nhân.

Tỷ lệ bướu giáp nhân lên tới 50% nếu phát hiện bằng siêu âm hay khi mổ
xác.

56
Đa số bướu giáp nhân là lành tính, tỷ lệ ác tính chiếm khoảng 10% - 30%
trong các trường hợp bướu giáp nhân.

Đánh giá bướu giáp nhân dựa vào thăm khám lâm sàng, xét nghiệm chức
năng tuyến giáp, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm tế bào học.

Điều trị bướu giáp nhân phụ thuộc bệnh lý, có thể điều trị nội khoa, phẫu thuật,
phóng xạ.

II. CHỈ ĐỊNH


- Bướu giáp đa nhân + đơn nhân
- Basedow
- Ung thư giáp
- Nang giáp
III. CHUẨN BỊ
a. Phương tiện
 Máy đốt điện đơn thuần
 Máy harmonic hoặc Ligasure
 Hộp dụng cụ phẫu thuật bướu cổ
 Bộ champ phẫu thuật
 Gối kê vai
b. Vật tư y tế tiêu hao
 Găng
 Gạc phẫu thuật ổ bụng
 Gạc gòn
 Gạc vuông
 Dao đốt 3 chấu
 Dao số 10
 Chỉ Silk 2/0 kim tam giác hoặc nylon
 Chỉ Silk 3/0 không kim
 Vicryl 3/0 hoặc chromic 3/0
 Nylon 4/0 hoặc vicryl trắng 4/0
 Bình dẫn lưu áp lực âm
c. Người bệnh
 Tư thế người bệnh nằm ngửa, 2 tay dọc theo thân người
 Đặt gối kê dưới vai giúp đầu người bệnh ngữa ra
57
 Dùng 1 gối tròn có lỗ cố định đầu người bệnh tránh di chuyển trong
khi phẫu thuật
 Dán plaque cách điện vùng đùi người người bệnh
 Đặt máy đốt bên phải, mở và kiểm tra thông số máy đốt
 Kiểm tra lại hệ thống máy hút (nếu cần)
 Dùng một champ phẫu thuật 60x60 gấp tam giác che chắn tóc cho
người bệnh
 Soạn mâm rửa da
 Rửa da vùng cổ : rửa rộng từ trên cằm, rộng ra hai bên cổ xuống ngang 2
xương đòn.
 Lau khô và đặt miếng khăn lau dưới cổ người bệnh
VI. TIẾN HÀNH
Dụng cụ viên vòng trong phải rửa tay vào trước Phẫu thuật viên để chuẩn bị
dụng cụ của mình, sắp đặt ngăn nắp, đúng vị trí , gọn, đẹp mắt, gắn các lưỡi dao
vào cán dao, kẹp sẵn tampon vào kềm, kim chỉ chuẩn bị sẵn sàng khi cần sẽ có
ngay. Gạc vuông được xếp sẵn thành meche dài.

Sau khi trải champs che chắn, phơi bày phẫu trường cần phẫu thuật, DỤNG CỤ
VIÊN vòng trong cố định vị trí các dây đốt, dây hút sao cho vừa tầm tay Phẫu thuật
viên , không bị vướng.
1. Phẫu thuật viên lấy 1 sợi silk 000 để làm dấu lằn rạch ngang cổ.
2. Rạch da : DỤNG CỤ VIÊN đưa dao số 10 để Phẫu thuật viên rạch da,
kế tiếp đưa dao đốt điện
3. Cũng như tất cả các loại phẫu thuật khác, giai đoạn đi lớp da, vào lớp
cân, mỡ như nhau.
4. Người phụ luôn sẵn sàng trên tay Farabeuf để banh rộng phẫu trường
cho Phẫu thuật viên nhìn được bên trong.
5. Phẫu thuật viên khâu 2 mép da lên trên và dưới của champs mổ để
rộng phẫu trường ra thêm.
6. Phẫu thuật viên sẽ sử dụng kelly và nhíp không mấu để bóc tách lớp
58
cơ và mô
7. Sau khi bóc tách nhìn thấy được mô bướu, PHẪU THUẬT VIÊN sẽ
tiến hành khống chế tĩnh mạch giáp trên và cặp cực trên của bướu
8. DỤNG CỤ VIÊN chuẩn bị right angle , và 3 kelly chắc chắn .
9. Khi kẹp Phẫu thuật viên sẽ kẹp 2 cây ở phía trên và 1 cây ở phía dưới
bướu
10.Dùng kéo Metzenbaum để cắt
11.Chỉ cột mạch máu phải để dài và luôn luôn được kẹp giữ sẵn ở đầu
kelly.
12.Người phụ sẽ cột silk 00 trước rồi đến silk 000. Tuỳ trường hợp Phẫu
thuật viên sẽ khâu cột mạch máu cực trên .
13.Phẫu thuật viên tiếp tục bóc tách cực dưói của bướu, ở vùng này khi
bóc tách Phẫu thuật viên rất thận trọng để tìm recurrent (dây TK quặc
ngược). Khi thấy được dây Tk này mới yên tâm tiếp tục phẫu tích
khống chế các tĩnh mạch cực dưới và mạch máu nuôi mô bướu .
14.DỤNG CỤ VIÊN luôn luôn chuẩn bị cho người phụ kelly để kẹp mạch
máu,và chuẩn bị kéo metzenbaum cho Phẫu thuật viên tiến hành cắt
bướu rời ra.
15.Mang bướu ra khỏi phẫu trường và để vào mâm ở bàn dụng cụ phía
dưới
16.Đưa chỉ silk 000 cho người phụ cột và kéo cắt chỉ.
17.Phẫu thuật viên sẽ thám sát lại phẫu trường và cầm máu lại bằng dao
đốt điện
18.Đổ nước ấm vào hố mổ.
19.Đưa gạc meche khô cho Phẫu thuật viên thấm khô nước và kiểm tra
lại lần nữa
20.Chuẩn bị ống dẫn lưu : Phẫu thuật viên sẽ dẫn lưu hố mổ bằng ống
silicon đưa ra ngoài vết mổ.
59
21.Chuẩn bị chỉ chromic 000 cho Phẫu thuật viên khâu lại lớp cân, cơ.
22.Khâu lớp mỡ bằng chỉ vicryl trắng 4.0 và khâu dưới da cũng với chỉ
này.
23.Cố định ống dẫn lưu
24.Câu dây dẫn lưu ra chai dịch truyền đã hết (bóp xẹp trước để tạo áp lực
chân không) với dây dịch truyền.
25.Làm 2 cuốn băng (chả giò) nếu bướu 2 bên hoặc 1 cuốn để ép chặt lên
vết mổ trước khi băng.
26.Đắp gạc và dán băng cho bệnh nhân
27.Lau sạch máu và betadin nơi vùng cổ trước khi chuyển BN sang
giường
28.BN sẽ được chuyển sang giường sau khi lấy champs mổ ra khỏi người
BN, gở plaque dán và kéo áo BN ngay ngắn trở lại.
IV. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
- Sử dụng thấm máu trong mổ bướu cổ là gạc vuông xếp thành chiều
dài
- Bệnh phẩm lấy ra sẽ được cho vào bao dán tên tuổi BN- Chẩn
đoán- Phẫu thuật viên và bảo quản bằng Formol 10%
- Kim và dao phải được để riêng và xử lý theo vật bén nhọn, tránh
không để kim trên bàn dụng cụ vì khi cuốn champs nhân viên y tế
sẽ vô tình bị kim đâm
- Nếu có sử dụng gạc xếp chèn vào hố mổ để cầm máu, phải nhớ
nhắc Phẫu thuật viên lấy ra và đếm lại gạc trên ban
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế (2009), Tư vấn hướng dẫn người bệnh trước và sau phẫu thuật
bướu giáp (Ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BYT của Bộ trưởng
Bộ Y tế)

60
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Phẫu trường mổ bướu cổ dễ nhìn nên không cần kiểm tra gạc sau mổ?
a. Đúng
b. Sai
2. Tư thế người bệnh mổ bướu cổ
a. Nằm thẳng đầu bằng
b. Nằm thẳng nghiêng sang P
c. Nằm thẳng nghiêng sang trái
d. Nằm thẳng ngửa cổ

Bài 7
VAI TRÒ ĐIỀU DƯỠNG DỤNG CỤ TRONG PHẪU THUẬT MỞ
CẮT DẠ DÀY

Mục tiêu :
1. Chuẩn bị đầy đủ 1 bộ dụng cụ cho ca phẫu thuật cắt dạ dày
2. Chuẩn bị tư thế người bệnh phù hợp
3. Thực hiện thao tác tiếp dụng cụ theo từng giai đoạn phẫu thuật

I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật mổ mở cắt dạ dày : Đây là phương pháp truyền thống được thực
hiện bằng cách, bác sĩ dùng dao mổ cắt một đường dài giữa bụng để tiếp cận dạ
dày trực tiếp bằng tay. Phẫu thuật mổ mở thường để lại vết sẹo lớn hơn và thời
gian phục hồi lâu hơn so với phẫu thuật ít xâm lấn.tràng ngang bên phải. Lập lại
lưu thông ống tiêu hóa bằng miệng nối hồi đại tràng ngang.

II. CÁC KỸ THUẬT PHẪU THUẬT


1. Cắt đoạn 3/4 dạ dày:

61
- Phía bờ cong nhỏ: Cắt trên chỗ tiếp giáp động mạch vành vị với
thành dạ dày, cách tâm vị 3-4 cm.
- Phía bờ cong lớn: Cắt đến khoảng giữa của mạc nối vị tỳ.
2. Cắt đoạn 4/5 dạ dày:
- Phía bờ cong bé: cách tâm vị 2-2,5 cm
- Phía bờ cong lớn: Cắt hết bờ trên của mạc nối vị tỳ. Như vậy phần dạ
dày còn lại, phía bờ cong lớn không còn mạc nối bám vào.
- Phía tá tràng: Cắt dưới môn vị 1,5- 2 cm.

III. CHỈ ĐỊNH :


- Loét hành tá tràng có biến chứng thủng, hẹp, chảy máu, điều kiện cho
phép (tại chỗ hoặc toàn thân)
- Khi khối ung thư vùng môn vị hang vi.
- Tổn thương còn ở mức độ cho phép cắt 3/4 mà vẫn bảo đảm cách xa bờ
- Khối u từ 5-6 cm..

IV. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN


1. Phương tiện :
- 1 gối nhỏ
- 1 dây cố định người bệnh trên bàn mổ
- Máy đốt điện
- Máy đốt bằng sóng siêu âm ( nếu có)
- Máy hút
2. Dụng cụ :
- Bồn hạt đậu lớn
- Chén chun : 2 cái
- Kẹp khăn ( Fixe champs ) : 8-10 cái
- Malleable : 01 cái
- Valve Richardson : 02
- Ecarteur Gosset bụng : 01 cái
- Ống hút : 01 cái
- Cán dao số 4
- Cán dao số 7
- Kẹp tim : 02 cây
- Kẹp Duval : 02 cây
- Allis : 02 cây
- Babcock : 02 cây
- Kéo Metzenbaum : 01 cái ( 22 cm ) và 01 cái ( 18 cm)

62
- Kéo Mayo : 01 cây
- Kéo cắt chỉ 18cm : 01 cây
- Kềm kẹp kim : 01 cây (22cm) và 01 cây 18 cm
- Kelly cong dài 22cm : 02 cây
- Kelly cong dài 18 cm
- Right Angle phẫu tích dài 22cm : 01 cây
- Nhíp có mấu : 01 cây 22cm và 01 cây 18cm
- Nhíp không mấu : 02 cây 22cm
- Clamp ruột cứng : 02 cây
- Clamp ruột mềm : 02 cây
- Pays Clams nếu có
- Bộ đặt thông tiểu và rửa vùng da trước mổ
3. Vật tư tiêu hao :
- Lưỡi dao số 20 và số 15
- Chỉ khâu Silk 2.0 và 3.0 kim tròn
- Chỉ cột bỏ : Silk 3.0 và 2.0
- Chỉ khâu nối ruột : Polydixanon 3.0
- Chỉ Vicryl 2/0, 3/0
- Chỉ đóng thành bụng : 1 vòng kim 40 cm
- Chỉ khâu da : Nylon 2/0 kim tam giác
- Gạc bụng : 5-10 miếng
- Gạc vuông đắp băng vết mổ
- Gạc tampon : sát khuẩn vết mổ
- Opsite dán vết mổ ( Ioban )
- Cuộn meche lớn
- Ống dẫn lưu 28-30 Fr và chỉ khâu cố định kim tam giác
4. Chuẩn bị bệnh nhân:
- Người bệnh và người nhà được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh
và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về
những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật,
do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Trước mổ vài ngày, người bệnh cần khám tiền mê bao gồm làm các xét
nghiệm máu và đánh giá sức khỏe tổng quát.
- Vào đêm trước ngày mổ và sáng ngày mổ, bệnh nhân cần tắm bằng dung
dịch sát trùng Chlorhexidine 4%.
- Bệnh nhân cần nhịn ăn uống từ đêm trước ngày mổ nhưng được uống các
loại thuốc bác sĩ chỉ định vào sáng ngày mổ.

63
- Đối với trường hợp người bệnh bị hẹp môn vị thì bác sĩ cần tiến hành rửa
dạ dày trước khi phẫu thuật. Đã được khám tiền mê trước mổ.
- Hồ sơ bệnh án: Hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định: bệnh
án chi tiết, biên bản hội chẩn, biên bản khám trước khi gây mê, giấy cam
đoan đồng ý phẫu thuật.
V. TIẾN HÀNH :
* Sau khi người bệnh được gây mê hoàn toàn :
1. Kê tư thế người bệnh : Người bệnh nằm ngửa, có thể kê gối độn dưới
lưng vùng thượng vị
2. Vệ sinh da vùng mổ :
* Điều dưỡng vòng ngoài chuẩn bị đặt thông tiểu và rửa da cho người bệnh
3. Chuẩn bị phẫu thuật :
3.1 Vòng ngoài :
- Dán tấm cách điện vào mặt trước đùi của người bệnh
- Khởi động máy đốt và standby
- Chuẩn bị hệ thống hút tường : kết nối dây, mở khóa…
- Cột áo cho PTV, bs phụ mổ và Điều dưỡng vòng trong
- Kết nối dây đốt điện
- Kết nối hệ thống hút
- Chuẩn bị nước nóng
- Chỉnh đèn vào vị trí vùng phẫu thuật chính xác
- Ghi trên bảng đếm gạc số lượng gạc đã bỏ ra trên bàn mổ và xác
nhận của vòng trong
- Cùng người vòng trong đếm gạc khi chuẩn bị đóng bụng
3.2 Vòng trong :
- Phụ đi găng cho PTV và bs phụ mổ
- Dùng kẹp tim kẹp tampon và chén chun đựng betadin cho bs
phụ sát khuẩn da trước khi trải khăn
- Phụ trải khăn vô khuẩn che kín phẫu trường
- Đưa Ioban cho 2 bác sỹ cùng dán
- Đưa kẹp khăn để kẹp 4 góc phẫu trường
- Tra lưỡi dao số 20 vào cán dao số 4 và dao số 15 vào cán dao số
7
- Cố định dây đốt điện và cố định dây hút vào khăn vải trên người
bệnh
- Đặt 2 gạc bụng vào 2 bên phẫu trường
- Sắp xếp dụng cụ cần thiết lên bàn Mayo
- Vị trí đứng :
 Phẫu thuật viên đứng bên phải người bệnh,

64
 bác sĩ phụ 1 đứng bên trái,
 Điều dưỡng dụng cụ đứng cùng bên với PTV
4. Phẫu thuật :

4.1 Bước 1 : mở bụng: rạch da đường trắng giữa từ dưới mũi xương
ức đến rốn
- Đưa dao : đưa cán dao đã được gắn lưỡi 20 vào lòng bàn tay
PTV
- Đưa dao đốt và nhíp có mấu cho PTV
- Dùng gạc bụng thấm máu ( có thể sử dụng tampon thấm máu
dọc đường mổ)
- Vào ổ bung và PTV cầm máu đưới da
4.2 Bước 2 : thăm dò ổ bụng để phát hiện tổn thương ở các cơ quan
khác.
- Đưa người phụ E. Richardson để họ kéo thành bụng giúp PTV
thám sát tổng thể vị trí và đánh giá mức độ tổn thương
- Đưa PTV nhíp không mấu dài và 1 miếng gạc bụng đã thấm
nước để lau và kiểm tra, thám sát các cơ quan khác vùng bụng
dưới
- Lúc này có thể PTV sẽ sử dụng banh tự động để banh bụng :
đưa E. Gosset ( chú ý các ốc vặn, khóa…bị bong, lỏng …rơi ra )
4.3 Bước 3 : Lấy bỏ mạc nối lớn và giải phóng bờ cong lớn dạ dày.
Công việc này không khó nhưng chú ý:
- Tránh tổn thương cung mạch của mạc treo đại tràng ngang.

65
- Bóc mạc nối lớn vể phía trái không kéo căng quá dễ làm rách
lách.
- PTV sẽ dùng nhíp đốt và dao đốt điện để bóc tách mạc nối lớn,
đi đến các mạch máu lớn : sử dụng 2 kelly kẹp 2 bên và kéo
Metzenbaum cắt, sau đó dùng chỉ Silk 2/0 cột bỏ và khâu cột để
cầm máu :
 Lấy mạc nối lớn phía bên phải khi gần tới tá tràng nên dùng
kéo tách giữa mạc treo đại tràng vơí mạc nối lớn, tới sát môn
vị.
 Ở đây trong lớp tổ chức lỏng lẻo sẽ thấy: nhiều hạch bạch
huyết mà cần cắt bỏ, thấy gốc động mạch vị mạc nối phải,
kẹp, cắt và buộc động mạch này cùng với cụm hạch còn lại
sát đầu tụy.
4.4 Bước 4: Gỡ dính mặt sau hành tá tràng rồi dùng một ngón tay từ
phía sau dạ dày phá vỡ mạc nối nhỏ. Tìm buộc và cắt động mạch môn vị.
- Các tăng thì này đều sử dụng dụng cụ như nhau, tuy nhiên có
phát sinh :
 Sử dụng Kelly để kẹp những động mạch mạc treo lớn hay
kẹp bỏ những đoạn mạc nối
 Sử dụng Right Angle để bóc tách vùng tá tràng, môn vị
 Sử dụng chỉ bỏ cột mạc nối
 Sử dụng chỉ 2.0 cột mạch máu lớn, đôi khi PTV cũng muốn
khâu và cột cho chắc chắn
4.5 Bước 5: Cắt và đóng mỏm tá tràng.
- Đưa kim chỉ 2/0 khâu 2 mối ngay góc tá tràng và đưa Clams
cứng kẹp đoạn trên dạ dày tá tràng
- Đưa kéo Mayo cắt rời dạ dày ra khỏi tá tràng – Dùng 1 miếng
meche dài có tẩm betadine lau dịch tiết bên trong mỏm tá tràng
– Rút bỏ trước khi đóng
- PTV chuẩn bị đóng mỏm tá tràng : chuẩn bị Vicryl 2/0 kim tròn
để khâu đóng
4.6 Bước 6 : Cắt bỏ mạc nối nhỏ và lấy hạch vùng bờ cong nhỏ dạ
dày:
- PTV nắm kéo dạ dày lên trên sẽ thấy gốc động mạch vành vị.
 Bộc lộ động mạch bằng Righ Angle : cột, buộc động mạch
sát với tụy bằng chỉ Silk.
 Sau đó đưa Kelly kẹp và kéo cắt, khâu cầm máu bổ xung
bằng Silk 2/0 kim tròn ở đây sẽ thấy hạch to nằm sát ngay

66
gốc mạch máu, PTV nhẹ nhàng lấy bỏ nó bằng kéo
Metzenbaum và nhíp đốt
- Sử dụng dao điện, PTV tiếp tục cắt mạc nối nhỏ tới tâm vị rồi
bóc mạc nối này từ phía tâm vị dọc bờ cong bé xuống quá vị trí
dự định đường cắt dạ dày sẽ đi qua. Như vậy phần bờ cong bé
để lại không có mạc nối nhỏ, để lộ lớp cơ, cần khâu vúi lại bằng
một vài mối chỉ Silk 2/0
- PTV cần kim chỉ khâu Silk 2/0 kim tròn : khâu 2 bên , đoạn dạ
dày cắt bỏ, dùng Kelly giữ 2 mối chỉ lại
- Lót miếng gạc bụng sạch dưới dạ dày để không làm dịch dạ dày
rơi vào ổ bụng khi cắt
- Đưa Clamps cứng kẹp 1 đầu và Clamps mềm kẹp kế bên
Clamps cứng khoảng 0,5 cm
- Đưa dao số 10 hoặc 15 để PTV rạch lớp niêm mạc bên ngoài
thân dạ dày : rạch giữa 2 Clamps
- Đưa dao đốt điện cầm máu.
- PTV lật mặt sau dạ dày và rạch lớp niêm mạc bên ngoài – Cầm
máu
- Tiếp tục đưa kéo Metzenbaum để PTV cắt lớp niêm mạc trong :
2 bên mặt trước và sau dạ dày
- Lúc này Điều dưỡng lấy tấm gạc bụng đang lót phía dưới dạ dày
: bọc kín lại dạ dày vừa cắt rời ra và mang ra ngoài phẫu trường
- Điều dưỡng chuẩn bị Tampon tẩm betadine lau sạch miệng dạ
dày để lau sạch dày trước khi nối
4.7 Bước 7 : Nối lưu thông phần dạ dày còn lại với hỗng tràng
kiểu Polya hoặc
*Finsterer.
- PTV dùng tay hoặc sử dụng Babcock tìm đoạn hổng tràng :
khâu 2 bên bằng Silk 3/0 – kẹp giữ lại
- Đưa dao để rạch lớp niêm bên ngoài hổng tràng, bs phụ kéo 2
mối chỉ giúp căng hổng tràng cho PTV dễ rạch lớp bên ngoài
- Dùng dao điện cầm máu hoặc khâu bằng chỉ tan
- Sử dụng kéo Metzenbaum cắt lớp niêm mạc bên trong
- Chuẩn bị kim chỉ khâu nối dạ dày hổng tràng : Vicryl 3/0 kim
tròn, có thể khâu 2 lớp ( lớp trong 3/0)
4.8 Bước 8 : Dẫn lưu ổ bụng và Đóng lại vết mổ
- Sau khi kiểm tra và lau sạch ổ bụng, chuẩn bị đóng bụng
- Cùng với Điều dưỡng vòng ngoài đếm gạc
- Đặt dẫn lưu ổ bụng
67
- Đưa ống dẫn lưu cho PTV và chỉ khâu đóng bụng theo từng lớp
5. Kết thúc cuộc mổ :
- Băng vết mổ và lau sạch sẽ người bệnh
- Tháo các dây đã cố định trên người của người bệnh
- Đếm lại dụng cụ và gạc bụng trước khi tháo khăn trãi
- Tháo khăn trãi cho vào túi rác nhiễm màu vàng
- Đắp người bệnh kín đáo trước khi di chuyển ra phòng hồi tỉnh
- Quản lý và bảo quản bệnh phẩm để gởi Giải phẫu bệnh
- Xử lý dụng cụ ban đầu
- Ghi chép hồ sơ và tổng kết vật tư tiêu hao đã sử dụng
Tài liệu tham khảo :
1. Bệnh học ngoại khoa, NXBYH tập 1, 2 phần bụng 1985
2. Care of the Patient in Surgery
3. Quy trình kỹ thuật ung bướu tiêu hóa 2017
Câu hỏi lượng giá :
1. Để bác sỹ khỏi bận tay khi cần banh rộng ổ bụng trong phẫu thuật mở,sử
dụng loại dụng cụ nào?
a. Richardson
b. Ecarteur Weitlanner
c. Ecarteur Gosset
d. Ecarteur Army
2. Các loại Clamps kẹp ruột, Clamps nào không gây sang chấn để bảo tồn đoạn
mô:
a. Clamps cứng
b. Clamps mềm
c. Clamps vuông góc
d. Pays Clamps
3. Để bộc lộ động mạch môn vị tá tràng, Điều dưỡng sẽ chuẩn bị dụng cụ gì
a. Right Angle
b. Kelly cong
c. Kell dài
d. Pilitair
4. Có cần thay đổi dụng cụ khâu khi lau sạch miệng dạ dày không?
a. Rất cần thiết
b. Không cần thiết
c. Có thể cần thay
5. Tại sao cần dẫn lưu ổ bụng trước khi đóng bụng?

68
a. Kiểm soát miệng nối sau mổ
b. Phát hiện kịp thời tai biến
c. Kiểm soát ổ bụng sau mổ
d. Tất cả các ý trên

Bài 8
VAI TRÒ ĐIỀU DƯỠNG DỤNG CỤ TRONG PHẪU
THUẬT CẮT ĐẠI TRÀNG

Mục tiêu :
1. Chuẩn bị đầy đủ 1 mâm dụng cụ cho ca phẫu thuật cắt đại tràng
2. Chuẩn bị tư thế người bệnh phù hợp
3. Thực hiện thao tác tiếp dụng cụ theo từng giai đoạn phẫu thuật

69
I. ĐẠI CƯƠNG
Đại tràng là phần ruột lớn ở đoạn cuối của đường tiêu hóa nối tiếp với ruột
non. Đại tràng bao gồm 3 phần: Đại tràng lên ở phía bên phải tiếp theo là đại
tràng ngang và đại tràng xuống ở phía bên trái rồi đổ vào đại tràng sigma, đại
tràng sigma tiếp nối với phần cuối cùng của đường tiêu hóa gọi là trực tràng.
Cắt đại tràng phải là phẫu thuật cắt bỏ khoảng 10cm hồi tràng, manh
tràng, đại tràng lên và đại tràng ngang bên phải. Lập lại lưu thông ống tiêu
hóa bằng miệng nối hồi đại tràng ngang.

II. MỤC ĐÍCH


Phẫu thuật đại tràng nhằm để điều trị các bệnh lành tính ở đại tràng
(Polypes, viêm túi thừa đại tràng Sigma…) hoặc các bệnh ác tính(ung thư).
Những nguy cơ phẫu thuật liên quan đến các chất cặn bã nhiễm khuẩn ở
trong đại tràng(Phân), và liên quan đến mức độ rối loạn vận mạch, có thể dẫn
đến phẫu thuật lớn hơn dự kiến.
Người ta chia ra làm nhiều loại cắt đại tràng khác nhau: cắt đại tràng phải,
đại tràng trái, đại tràng sigma, đại tràng ngang, và đôi khi là cắt toàn bộ đại
tràng tùy thuộc vào tổn thương cần lấy bỏ.
Việc khôi phục lưu thông tiêu hóa, gọi là miệng nối, có thể được thực hiện
nối tay hoặc nối máy cơ học. Miệng nối được mang tên của các phần của
đường ống tiêu hóa với nhau.: miệng nối hồi- đại tràng, đại- đại tràng hoặc
đại -trực tràng.
Việc làm hậu môn nhân tạo tạm thời : (Hồi tràng hoặc đại tràng) đôi khi là
cần thiết nhất là trong trường hợp phẫu thuật cấp cứu (tắc ruột, hoặc viêm
phúc mạc do thủng ruột) hoặc khi miệng nối có nguy cơ dò cao.

III. CHỈ ĐỊNH :


- Các khối u lành tính của đại tràng phải
- Bệnh lý túi thừa đại tràng có biến chứng (xuất huyết tiêu hóa, thủng)…
- Đa polyp đại tràng có nguy cơ ác tính.

IV. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN


1. Phương tiện
- 1 gối nhỏ kê vùng bụng bên phải
- 1 dây rang cố định người bệnh trên bàn mổ
- Máy đốt điện
- Máy đốt bằng sóng siêu âm
- Máy hút
2. Dụng cụ
70
- Bồn hạt đậu lớn
- Chén chun : 2 cái
- Kẹp khăn ( Fixe champs ) : 8-10 cái
- Malleable : 01 cái
- Valve Richardson : 02
- Ecarteur Gosset bụng : 01 cái
- Ống hút : 01 cái
- Cán dao số 4
- Cán dao số 7
- Kẹp tim : 02 cây
- Kẹp Duval : 02 cây
- Allis : 02 cây
- Babcock : 02 cây
- Kéo Metzenbaum : 01 cái ( 22 cm ) và 01 cái ( 18 cm)
- Kéo Mayo : 01 cây
- Kéo cắt chỉ 18cm : 01 cây
- Kềm kẹp kim : 01 cây (22cm) và 01 cây 18 cm
- Kelly cong dài 22cm : 02 cây
- Kelly cong dài 18 cm
- Right Angle phẫu tích dài 22cm : 01 cây
- Nhíp có mấu : 01 cây 22cm và 01 cây 18cm
- Nhíp không mấu : 02 cây 22cm
- Clamp ruột cứng : 02 cây
- Clamp ruột mềm : 02 cây
- Bộ đặt thông tiểu và rửa vùng da trước mổ
3. Vật tư tiêu hao :
- Lưỡi dao số 20 và số 15
- Chỉ khâu Silk 3.0
- Chỉ cột bỏ : Silk 3.0 và 2.0
- Chỉ khâu nối ruột : Polydixanon 3.0
- Chỉ Vicryl 2/0, 3/0 khâu mô mềm và cân cơ
- Chỉ đóng thành bụng : 0 vòng kim 40 cm
- Chỉ khâu da : Nylon 2/0 kim tam giác
- Gạc bụng : 5-10 miếng
- Gạc vuông đắp băng vết mổ
- Gạc tampon : sát khuẩn vết mổ
- Opsite dán vết mổ ( Ioban )
- Cuộn meche lớn
71
- Ống dẫn lưu 28-30 Fr và chỉ khâu cố định kim tam giác
4. Chuẩn bị bệnh nhân:
- Người bệnh và người nhà được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh
và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về
những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật,
do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Trước mổ vài ngày, người bệnh cần khám tiền mê bao gồm làm các xét
nghiệm máu và đánh giá sức khỏe tổng quát
- Được chuẩn bị đại tràng sạch trước mổ.
- Đã được khám tiền mê trước mổ.
- Hồ sơ bệnh án: Hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định: bệnh
án chi tiết, biên bản hội chẩn, biên bản khám trước khi gây mê, giấy cam
đoan đồng ý phẫu thuật.
VI. TIẾN HÀNH :
* Sau khi người bệnh được gây mê hoàn toàn :
1. Kê tư thế người bệnh : Người bệnh nằm ngửa, có thể kê gối độn dưới hông
phải cho vùng hông phải ưởn lên cao. Tay phải dạng, tay trái khép.
2. Vệ sinh da vùng mổ :
* Điều dưỡng vòng ngoài chuẩn bị đặt thông tiểu và rửa da cho người bệnh
3. Chuẩn bị phẫu thuật :
3.1 Vòng ngoài :
- Dán tấm cách điện vào mặt trước đùi của người bệnh
- Khởi động máy đốt và standby
- Chuẩn bị hệ thống hút tường : kết nối dây, mở khóa…
- Cột áo cho PTV, bs phụ mổ và Điều dưỡng vòng trong
- Kết nối dây đốt điện
- Kết nối hệ thống hút
- Chuẩn bị nước nóng
- Chỉnh đèn vào vị trí vùng phẫu thuật chính xác
- Ghi trên bảng đếm gạc số lượng gạc đã bỏ ra trên bàn mổ và xác nhận
của vòng trong
- Cùng người vòng trong đếm gạc khi chuẩn bị đóng bụng
3.2 Vòng trong :
- Phụ đi găng cho PTV và bs phụ mổ
- Dùng kẹp tim kẹp tampon và chén chun đựng bestadin cho bs phụ sát
khuẩn da trước khi trải khăn
- Phụ trải khăn vô khuẩn che kín phẫu trường
- Đưa Ioban cho 2 bác sỹ cùng dán
72
- Đưa kẹp khăn để kẹp 4 góc phẫu trường
- Tra lưỡi dao số 20 vào cán dao số 4 và dao số 15 vào cán dao số 7
- Cố định dây đốt điện và cố định dây hút vào khăn vải trên người bệnh
- Đặt 2 gạc bụng vào 2 bên phẫu trường
- Sắp xếp dụng cụ cần thiết lên bàn Mayo
- Vị trí đứng :
o Phẫu thuật viên đứng bên phải người bệnh,
o bác sĩ phụ 1 đứng bên trái,
o Điều dưỡng dụng cụ đứng cùng bên với PTV
4. Phẫu thuật :

4.1 Bước 1 : mở bụng: rạch da đường trắng giữa dưới rốn hoặc đường dọc
hông phải :
- Đưa dao : đưa cán dao vào long bàn tay PTV
- Đưa dao đốt và nhíp có mấu cho PTV
- Dùng gạc bụng thấm máu
4.2 Bước 2 : thăm dò ổ bụng để phát hiện tổn thương ở các cơ quan khác.
- Đưa người phụ E. Richardson để họ kéo thành bụng giúp PTV thám
sát tổng thể vị trí và đánh giá mức độ tổn thương
- Đưa PTV nhíp không mấu dài và 1 miếng gạc bụng đã thấm nước để
lau và kiểm tra, thám sát các cơ quan khác vùng bụng dưới
4.3 Bước 3 : Giải phóng đại tràng ngang và góc gan:
- Người bệnh nằm đầu cao, hơi nghiêng sang trái. Bắt đầu phẫu tích từ
đoạn giữa đại tràng phải đến đại tràng góc gan. Chú ý tránh làm tổn
thương tá tràng.
73
- Điều dưỡng vòng ngoài hay gây mê quay bàn mổ : cho đầu người
bệnh hơi cao và bàn nghiêng sang trái
- Đưa PVT nhíp không mấu dài và dao đốt điện. Nếu PTV thích sử dụng
dao cắt sóng siêu âm thì chuẩn bị gắn tay dao vào dây kết nối
- Đưa cho bs phụ 2 cây Richardson để kéo banh rông phẫu trường
4.4 Bước 4: Giải phóng đại tràng lên.
- Người bệnh nằm đầu cao, nghiêng trái. Phẫu thuật viên dùng tay trái
kéo đại tràng phải sang trái để bộc lộ mạc Told, tay phải dùng móc
điện mở mạc Told bên phải để giải phóng đại tràng lên. Phẫu tích đến
khi nhìn rõ tá tràng.
- Các tăng thì này đều sử dụng dụng cụ như nhau, tuy nhiên có phát
sinh:
 Sử dụng Kelly để kẹp những động mạch mạc treo lớn hay kẹp
bỏ những đoạn mạc nối
 Sử dụng Right Angle để bóc tách vùng trong sâu
 Sử dụng chỉ bỏ cột mạc nối
 Sử dụng chỉ 2.0 cột mạch máu lớn, đôi khi PTV cũng muốn
khâu và cột cho chắc chắn
4.5 Bước 5: Phẫu tích giải phóng góc hồi manh tràng:
- Người phụ dùng 1 Clamp kẹp ruột kẹp vào đáy manh tràng, nâng lên
và kéo lên phía trên, sang trái.
- PTV tiếp tục phẫu tích giải phóng đoạn cuối hồi tràng và góc hồi manh
tràng bằng dao điện hoặc dao hàn mạch. Giải phóng góc hồi manh
tràng đến sát gối dưới tá tràng.
4.6 Bước 6: Cắt mạc treo đại tràng phải.
- Phẫu tích mạch mạc treo, cắt bằng dao hàn mạch hoặc kẹp Kelly cột
rồi cắt. Vì đây là phẫu thuật cắt đại tràng phải áp dụng cho các tổn
thương lành tính do đó không cần thắt các nhánh mạch sát gốc.
- Đưa Kelly, chỉ cột và cắt chỉ
4.7 Bước 7: Cắt đại tràng và làm miệng nối.
- Làm miệng nối hồi đại tràng ngang tận bên hoặc bên – bên ( có thể
dùng dụng cụ khâu nối ) hoặc nối bằng tay.
 Dùng Clamps ruột mềm kẹp phần trên hồi tràng và dùng 1
Clamps cứng kẹp cạnh bên Clamps mềm ( với mục đích ngăn
không cho phân trào ra khi cắt )
 Tiếp tục dùng 1 Clamps mềm kẹp phần đoạn đại tràng ngang và
Clamps cứng tương tự

74
 Đưa chỉ Silk 2/0 cho PTV khâu 2 mũi đoạn hồi tràng và 2 mũi ở
đoạn đại tràng ngang
 Đưa Kelly cho người phụ để kẹp giữ 4 mối chỉ lại
 Trải gạc bụng lên vùng phẫu trường
 Đặt đoạn đại tràng chuẩn bị cắt lên
 Chuản bị 6 đoạn meche lớn tẩm bétadin
 Đưa dao số 10 cho PTV rạch lớp niêm mạc đại tràng ( lưu ý
rạch giữa 2 Clamps cứng và mềm)
 Dùng đốt điện cầm máu và đi tiếp cho đến khi cắt hẵn miệng đại
tràng
 Tương tự như đoạn đại tràng còn lại
 Lúc này Điều dưỡng vòng trong gói hẵn khối đại tràng trong
gạc bụng và mang ra ngoài
 Chuẩn bị làm sạch miệng đại tràng bằng meche tẩm betadin :
lau mỗi đầu 3 lần cho sạch phân
 Đổi nhíp và Kelly sạch. Lót 1 tấm gạc bụng sạch và để 2 đầu đại
tràng lên để khâu nối
 Đưa kim chỉ 3.0 để khâu nối 2 đầu ruột lại với nhau
- Kiểm tra lại miệng nối
- Khâu lại lỗ mạc treo hồi - đại tràng,
- Hút sạch ổ bụng,
4.8 Bước 8 : Dẫn lưu ổ bụng và Đóng lại vết mổ
- Sau khi kiểm tra hoàn toàn ổ bụng, hút sạch lần cuối
- Cùng với Điều dưỡng vòng ngoài đếm gạc
- Đặt dẫn lưu ổ bụng ngay rãnh đại tràng
- Đưa ống dẫn lưu cho PTV và chỉ khâu đóng bụng theo từng lớp
5. Kết thúc cuộc mổ :
- Băng vết mổ và lau sạch sẽ người bệnh
- Tháo các dây đã cố định trên người của người bệnh
- Đếm lại dụng cụ và gạc bụng trước khi tháo khăn trãi
- Tháo khăn trãi cho vào túi rác nhiễm màu vàng
- Đắp người bệnh kín đáo trước khi di chuyển ra phòng hồi tỉnh
- Quản lý và bảo quản bệnh phẩm để gởi Giải phẫu bệnh
- Xử lý dụng cụ ban đầu
- Ghi chép hồ sơ và tổng kết vật tư tiêu hao đã sử dụng
Tài liệu tham khảo :
1. Bệnh học ngoại khoa, NXBYH tập 1, 2 phần bụng 1985

75
2. Care of the Patient in Surgery
Câu hỏi lượng giá :
1. Thường sử dụng dụng cụ gì để kéo thành bụng, thám sát tổng thể ổ bụng
a. Farabeuf
b. Richardson
c. Valve LeRich
2. Các loại Clamps kẹp ruột, Clamps nào không gây sang chấn để bảo tồn đoạn mô:
e. Clamps cứng
f. Clamps mêm
g. Clamps vuông góc
3. Phẫu thuật cắt đại tràng là phẫu thuật vô khuẩn hay phẫu thuật dơ :
e. Vô khuẩn
f. Nhiễm
g. Dơ
4. Tại sao phải đổi dụng cụ khâu khi lau sạch miệng đại tràng
d. Ngăn ngừa ruột bị tổn thương
e. Ngăn ngừa xì phân
f. Ngăn ngừa nhiễm miệng nối
5. Tại sao cần dẫn lưu ổ bụng trước khi đóng bụng?
e. Kiểm soát miệng nối
f. Phát hiện kịp thời tai biến
g. Kiểm soát ổ bụng

Bài 9
VAI TRÒ ĐIỀU DƯỠNG DỤNG CỤ TRONG
PHẪU THUẬT CẮT TỬ CUNG TOÀN PHẦN
Mục tiêu :
1. Chuẩn bị đầy đủ 1 mâm dụng cụ cho ca phẫu thuật cắt tử cung
76
2. Chuẩn bị tư thế người bệnh phù hợp
3. Thực hiện thao tác tiếp dụng cụ theo từng giai đoạn phẫu thuật

I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối tử cung,
bao gồm thân tử cung, cổ tử cung, vòi tử cung, buồng trứng. Tuy nhiên cũng có
những trường hợp cắt tử cung hoàn toàn để lại một hoặc hai phần phụ
II. CHỈ ĐỊNH ;
Bệnh lý liên quan đến sản khoa
Bệnh lý liên quan đến phụ khoa
III. CHUẨN BỊ:
1. Phương tiện :
- Máy đốt điện
- Máy hút
2. Dụng cụ
- Bồn hạt đậu lớn
- Chén chun : 1 cái
- Kẹp khăn ( Fixe champs ) : 8-10 cái
- Malleable : 01 cái
- Valve Richardson : 02
- Ecarteur Balfour bụng : 01 cái
- Ống hút : 01 cái
- Cán dao số 4
- Kẹp tim : 02 cây
- Allis : 04 cây
- Kéo Metzenbaum : 01 cây ( 22 cm )
- Kéo Mayo : 01 cây
- Kéo cắt chỉ 18cm : 01 cây
- Kềm kẹp kim : 02 cây (20cm)
- Kelly cong dài 22cm : 04 cây
- Kelly cong dài 18 cm : 10 cây
- Kelly cong dài và cứng : 04 cây
- Heaney Clamps : 04 cây
- Vulsellum : 02 cây
- Nhíp có mấu : 01 cây 20cm và 01 cây 18cm
- Nhíp không mấu : 02 cây 20cm
- Bộ đặt thông tiểu và rửa vùng âm đạo trong sâu
- Bộ rửa da vùng mổ
77
3. Vật tư tiêu hao :
- Chỉ Vicryl số 1 – kim 40
- Chỉ Vicryl 0 không kim
- Chỉ Vicryl 2/0
- Chỉ Catgut 3/0
- Chỉ Nylon khâu da 3/0
- Gạc bụng : 10 miếng
- Gạc vuông băng vết mổ
- Gạc Tampon : gói 5 viên
- 1 đoạn meche lớn
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Thì 1: Mở thành bụng
Thường sử dụng đường rạch Pfannenstiel, đối với trường hợp cấp cứu hoặc khó
khăn thì sử dụng đường trắng giữa dưới rốn
- Đưa dao số 20 rạch da
- Đưa dao điện và nhíp có mấu để rạch tiếp theo vào cân cơ
- Người phụ : Kelly và gạc bụng hay tampon để thấm máu đường mổ và
dùng Farabeuf để vén cân
- Kẹp 2 kelly vào phúc mạc : đưa kéo Metzenbaum cho PVT nhấp phúc
mạc và cắt hẵn bộc lộ ổ bụng
2. Thì 2: Cắt các dây chằng
- Đưa Balfour để banh rộng ổ bung
Kẹp và cắt dây chằng thắt lưng – buồng trứng, tử cung – vòi tử cung và các
cuống mạch, cắt dây chằng tròn hai bên, cắt hai lá dây chằng rộng.
- Đưa Kelly cứng và chắc kẹp 2 bên dây chằng và đưa kéo Mayo cắt
- Đưa chỉ cột trước ( Vicryl 0 không kim ) sau đó đưa kim khâu ( Vicryl
2/0 kim tròn 30cm )
- PTV sử dụng dao điện cắt 2 lá chằng rộng hoặc dùng kelly kẹp 2 bên và
kéo Met cắt dần dần dần. Sử dụng chỉ cột các Kelly đã kẹp và cắt
- Khâu lại các cuống mạch và mỏm cắt : Đưa chỉ khâu các cuống mach đã
cắt rời ( Vicryl 0 kim 30 )
3. Thì 3: Tách và cắt phúc mạc tử cung- bàng quang
- Dùng kéo Metzenbaum mở phúc mạc ngang với chỗ bám di động ở eo tử
cung và cắt ngang trước đoạn dưới tử cung
- Đưa gạc vuông đã thấm ướt để PVT dùng gạc đẩy phúc mạc xuống sâu,
giúp đẩy bàng quang ra trước, bộc lộ cổ tử cung và túi cùng âm đạo trước
4. Thì 4: Cắt dây chằng tử cung – cùng và phúc mạc mặt sau

78
- Kéo tử cung ra trước, bộc lộ hai dây chằng tử cung – cùng và mặt sau cổ
tử cung: đưa kẹp Vulsellum để PTV nắm và kéo bật tử cung ra phía trư.
- Cắt hai dây chằng tử cung – cùng gần chỗ bám ở cổ tử cung : PTV dùng 2
Clamps cứng để kẹp và cắt, tiếp theo đưa chỉ khâu cột ( Vicryl 0 có kim )
- Tách phúc mạc sau vòng quanh cổ tử cung phía trên và đẩy xuống ngang
mức cắt âm đạo : đưa nhíp không mấu và kéo Metzenbaum
5. Thì 5: Cặp các cuống mạch đi vào tử cung
- Chuẩn bị Heaney để kẹp song song cùng Kelly cứng để PTV :
o Cặp các động mạch tử cung từng bên. Cắt và khâu cuống mạch
o Cặp nhánh động mạch cổ TC, cắt và khâu cuống mạch
6. Thì 6: Cắt mỏm âm đạo
- Tay trái phẫu thuật viên kéo mạnh tử cung lên trên, tay phải dùng kéo mở
cùng đồ trước hoặc cùng đồ sau : đưa kéo Mayo
- Chuẩn bị cho bs phụ 4 Allis răng chắc để kẹp giữ mép trước âm đạo
- PTV tiếp tục cắt vòng quanh sát với chỗ bám âm đạo và cổ tử cung từ
phía trước sang phải, ra sau và qua trái ; lúc này người phụ tiếp tục kẹp
lấy mép cùng đồ sau bằng Allis
- Điều dưỡng chuẩn bị : 1 dải meche ngắn, tẩm betadine nhét vào mỏm âm
đạo vừa cắt bằng nhíp không mấu và đẩy sâu xuống dưới âm đạo – bỏ
nhíp này ra ngoài không sử dụng trong mổ nửa
7. Thì 7: Đóng mỏm âm đạo
- PTV dùng kim và chỉ tiêu khâu qua lớp tổ chức dưới niêm mạc và niêm
mạc âm đạo bằng mũi khâu vắt hoặc mũi rời chữ X : Vixryl 0 kim 40
8. Thì 8: Phủ phúc mạc tiểu khung:
- Chuẩn bị chỉ khâu phúc mạc : Chromic 2/0 kim tròn
- PTV lau lại bụng bằng gạc bụng thấm nước; bs Phụ dùng Richardson kéo
thành bụng để PTV kiểm tra ổ bụng, kiểm tra niệu quản
- Lấy Balfour ra ngoài: lưu ý kiểm tra các loại khóa hay ốc vặn còn nguyên
vẹn hay đã rơi ở đâu
- Điều dưỡng vòng ngoài và vòng trong cùng đếm gạc, tampon, kim chỉ
9. Thì 9: Đóng thành bụng:
- Chuẩn bị chỉ khâu đóng :
o Phúc mạc : Chromic 2/0 kim tròn
o Cân cơ : Vicryl 0 kim tròn
o Mô dưới da : Plain hay Vicryl 3/0 kim tròn
o Khâu da bằng chỉ tiêu : Vicryl 4/0 trắng kim tam giác ( không cần rút
chỉ )
o Nếu khâu da bằng Nylon : 2/0 kim tam giác ( cần rút chỉ )
79
V. KẾT THÚC CUỘC MỔ
- Băng vết mổ và lau sạch sẽ người bệnh
- Tháo các dây đã cố định trên người của người bệnh
- Đếm lại dụng cụ và gạc bụng trước khi tháo khăn trải
- Tháo khăn trải cho vào túi rác nhiễm màu vàng
- Rút meche âm đạo
- Đắp người bệnh kín đáo trước khi di chuyển ra phòng hồi tỉnh
- Xử lý dụng cụ ban đầu
- Quản lý và bảo quản bệnh phẫm trước khi gởi giải phẫu bệnh
- Ghi chép hồ sơ và tổng kết vật tư tiêu hao đã sử dụng
-
Tài liệu tham khảo :
1. Bệnh học ngoại khoa, NXBYH tập 1, 2 phần bụng 1985
2. Care of the Patient in Surgery – Alexxander’s
3. Quy trình kỹ thuật phụ sản của Bộ y tế năm 2017

Câu hỏi lượng giá :


1. Đường mổ nào hay sử dụng trong phẫu thuật này :
a. Đường giữa dưới rốn
b. Đường chậu hông
c. Đường ngang Pfannenstiel
2. Trong phẫu thuật cắt tử cung, sử dụng dụng cụ banh bụng tự động nào:
a. Ecarteur Gosset
b. Ecarteur Balfour
c. Ecarteur Finochietto
3. 2 loại dụng cụ đặc biệt nào thường sử dụng trong cắt tử cung :
a. Richardson, Farabeuf
b. Kéo Mayo, kéo Metzenbaum
c. Heaney, Vulsellum
4. Sử dụng loại dụng cụ nào để kẹp mỏm âm đạo :
a. Allis rang chắc
b. Allis ngắn, rang cùn
c. Babcock
5. Tại sao phải dùng 1 meche tẩm betadin đặt vào mỏm âm đạo trước khi đóng:
a. Vì là ranh giới giữa ổ bụng và âm đạo
b. Sát khuẩn mép mỏm cắt
c. Sát khuẩn vách cùng đồ sau

80
Bài 10

81
VAI TRÒ ĐIỀU DƯỠNG DỤNG CỤ TRONG
PHẪUTHUẬT MỞ LẤY SỎI NIỆU QUẢN ĐƠN
THUẦN
Mục tiêu :
1. Chuẩn bị đầy đủ 1 mâm dụng cụ cho ca phẫu thuật mở lấy sỏi niệu quản
2. Chuẩn bị tư thế người bệnh phù hợp
3. Thực hiện thao tác tiếp dụng cụ theo từng giai đoạn phẫu thuật

I. ĐẠI CƯƠNG
Niệu quản là 1 đường ống dài khoảng 25cm dẫn nước tiểu từ thận xuống
bàng quang, càng xuống cuối niệu quản càng hẹp lại. Sỏi niệu quản là sỏi
thường di chuyển từ thận xuống niệu quản, dạng nguy hiểm nhất trong các bệnh
về sỏi tiết niệu. Sỏi nằm trong lòng niệu quản và gây cản trở dòng nước tiểu từ
thận xuống bàng quang. Do sự tắc nghẽn này mà thận bị ứ đọng nước tiểu và
gây ra các biến chứng.
Sỏi có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của niệu quản nhưng hay gặp nhất là 3 vị trí
hẹp sinh lý của niệu quản:
- Đoạn nối thận vào niệu quản
- Đoạn nối niệu quản vào bàng quang
- Đoạn niệu quản nằm phía trước động mạch chậu.
Số lượng thường là 1 viên, đôi khi nhiều viên hay thành một chuỗi sỏi. Đoạn
niệu quản có sỏi thường viêm dính dày lên, đoạn niệu quản trên dãn to, đoạn
niệu quản dưới teo nhỏ, chít hẹp….
II. CHỈ ĐỊNH
- Sỏi nhiều viên ở nhiều vị trí
- Sỏi niệu quản đi kèm hẹp niệu quản dưới sỏi
- Sỏi thận và niệu quản kết hợp ở nhiều vị trí
III. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện
- Máy đốt
- Máy hút
- Bộ dụng cụ kê tư thế nằm nghiêng
 Gối kê lưng
 Gối ôm dài
 Dây ràng cố định người bệnh

- Bàn mổ có khe đặt phim XQ (nếu không có C.Arm)


82
- Chuẩn bị C.Arm
2. Dụng cụ
- Chuẩn bị bộ dụng cụ đặt thông tiểu
- Chuẩn bị bộ rửa da vùng mổ
- Chuẩn bị bộ dụng cụ phẫu thuật Thận – niệu, gồm :
 Bồn hạt đậu lớn
 Chén chun : 2 cái
 Kẹp khăn ( Fixe champs ) : 8-10 cái
 Malleable : 01 cái
 Valve Richardson : 02
 Ecarteur Finochietto dành cho niệu : 01 cái
 Ống hút : 01 cái
 Cán dao số 4
 Cán dao số 7
 Kẹp tim : 02 cây
 Kocher : 02 cây
 Allis : 02 cây
 Babcock : 02 cây
 Kéo Metzenbaum : 01 cái ( 22 cm ) và 01 cái ( 18 cm)
 Kéo Mayo : 01 cây
 Kéo cắt chỉ 18cm : 01 cây
 Kềm kẹp kim : 01 cây (22cm) và 01 cây 18 cm
 Kelly cong dài 22cm : 02 cây
 Kelly cong dài 18 cm
 Right Angle phẫu tích dài 22cm : 01 cây
 Nhíp có mấu : 01 cây 22cm và 01 cây 18cm
 Nhíp không mấu : 02 cây 22cm
 Kẹp Rendall thẳng : 01 cây
 Kẹp Rendall cong 30 độ
 Dụng cụ nạy sỏi Spatul 2 đầu : 01 cây
3. Vật tư tiêu hao :
- Sonde Foley 14
- Túi nước tiểu
- Lưỡi dao số 20 và số 15
- Feeding tube 12 Fr : 02 ống
- Ống dẫn lưu 20 hoặc 28 Fr : 01 ống
- Gạc vuông đắp vết mổ
- Gạc bụng : 5-10 miếng
83
- Vicyl 4/0 khâu niệu quản
- Vicryl 3/0 và 2/0 khâu cầm máu và cân cơ
- Vicryl 0 kim 40 đóng thành bụng
- Nylon 3/0 kim tam giác khâu da
4. Chuẩn bị bệnh nhân :
- Đầy đủ các xét nghiệm tiền phẫu cơ bản
- Các hình ảnh chẩn đoán chính xác đầy đủ
- Đã được khám tiền mê và chỉ định phương pháp vô cảm
- Đánh dấu vết mổ trước khi chuyển NB vào phòng mổ
- Có thể chụp x quang trước khi lên bàn mổ ( C. Arm ) và bệnh nhân phải
nằm yên trên bàn mổ không thay đổi tư thế nhiều để tránh sỏi dịch
chuyển
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
* Sau khi người bệnh được gây mê hoàn toàn :
- ĐD Vòng ngoài đặt thông tiểu trước
- Nhóm gây mê : gắn phim ảnh của người bệnh lên đèn đọc phim
- Cả kíp mổ phối hợp nghiêng bệnh nhân về phía đối diện bên có sỏi
( trước đó kiểm tra phim và vị trí đánh dấu vết mổ):
o Sử dụng bộ dụng cụ kê tư thế nghiêng cài vào bàn mổ
o Kê gối vào vị trí hông lưng – cho người bệnh ôm gối ôm
o Khóa các dụng cụ thật chắc chắn
o Ràng dây cố định bệnh nhân
- PTV, bs phụ, ĐD vòng trong đi rửa tay chuẩn bị vào mổ
- ĐD vòng ngoài :
o Rửa da vùng mổ
o Dán tấm Plaque cách điện vào đùi người bệnh; đặt pedan máy đốt
dưới chân PTV. Nếu có sử dụng C.Arm chụp trong mổ thì cũng
chuẩn bị sẵn sàng
o Chuẩn bị khởi động máy đốt điện và máy hút
o Cột áo cho ĐD vòng trong, PTV, bs phụ mổ
o Chỉnh đèn tập trung vào vị trí rạch da

o Ghi trên bảng đếm gạc số lượng gạc đã bỏ ra trên bàn mổ và xác
nhận của ĐD vòng trong
o Cùng người ĐD vòng trong đếm gạc khi chuẩn bị đóng bụng
1. Phương pháp mổ lấy sỏi niệu quản 1/3 trên:
84
* ĐD vòng trong có nhiệm vụ :
- Phụ đi găng cho PTV và bs phụ mổ
- Dùng kẹp tim kẹp tampon và chén chun đựng bestadin cho bs phụ sát
khuẩn da trước khi trải khăn vô khuẩn
- Phụ trải khăn vô khuẩn che kín phẫu trường
- Đưa Ioban cho 2 bác sỹ cùng dán vị trí mổ
- Đưa kẹp khăn để kẹp 4 góc phẫu trường
- Tra lưỡi dao số 20 vào cán dao số 4 và dao số 15 vào cán dao số 7
- Cố định dây đốt điện và cố định dây hút vào khăn vải trên người bệnh
- Đặt 2 gạc bụng vào 2 bên phẫu trường
- Sắp xếp dụng cụ cần thiết lên bàn Mayo
- Vị trí đứng :
o Phẫu thuật viên đứng bên vị trí mổ
o Bác sĩ phụ 1 đứng đối diện,
o Điều dưỡng dụng cụ đứng cùng bên với PTV
* Bắt đầu phẫu thuật :
- ĐD vòng trong đưa dao 20 để rạch da, đồng thời đưa :
o Dây đốt điện và nhíp có mấu cho PTV rạch tiếp tục vào các mô cân
cơ đến khoang phúc mạc hông lưng
o Đưa nhíp có mấu cho bs phụ và gạc bụng để thấm máu trên đường
đi của PTV ( có thể sử dụng tampon để thấm )
Bước 1: Sau khi vào khoang phúc mạc, tìm thấy niệu quản thì phải xác định
ngay vị trí sỏi:
- Đưa PTV nhíp không mấu và Right Angle để bóc tách và bộc lộ niệu
quản
- Đưa 2 sonde Feeding tube : Để tránh sỏi dịch chuyển, cần dùng 2 ống
luồn sau niệu quản ở trên và dưới sỏi, đặc biệt là phía trên vì niệu quản
đã bị dãn.
Bước 2: Trước khi mở niệu quản,
- Đưa gạc bụng đã thấm nước và nhíp không mấu cho PTV : phải nhét
meche hay gạc nhét vào khu mổ để đề phòng nước tiểu (thường bị
nhiễm khuẩn) từ trong niệu quản chảy ra.
- Nên dùng ống nghiệm vô khuẩn để lấy nước tiểu mang đi cấy khuẩn và
làm kháng sinh đồ giúp cho việc điều trị tiếp theo.

85
- Sử dụng dao số 15 đưa PTV rạch 1 đường dọc theo niệu quản ngay trên
sỏi. Đường rạch phải đủ dài để gắp viên sỏi dễ dàng không gây dập nát
niệu quản, nguy cơ gây chít hẹp niệu quản về sau.
- Đưa cây nạy sỏi, tách sỏi : Nếu sỏi dính cắm lâu ngày vào thành niệu
quản thì phải nạy viên sỏi bong ra khỏi thành niệu quản rồi mới gắp.
Phải gắp gọn, không làm vỡ sỏi.
- Lấy Rendall thẳng đưa để gắp sỏi . ĐD vòng trong dùng chén chun nhỏ
để đựng sỏi khi PTV gắp bỏ vào ( trong chén chung có 1 ít nước)
- Đưa Rendall 30 độ để PTV kiểm tra đoạn niệu quản
Bước 3: Sau khi gắp được sỏi phải kiểm tra sự lưu thông niệu quản bằng 1
sonde Nélaton.
- Đưa 1 sonde nelaton đã nhúng nước cho PTV luồn vào niệu quản để
kiểm tra sự lưu thông của niệu quản
Bước 4: Đóng niệu quản:
- Đưa chỉ khâu đóng : vicryl 4/0 kim tròn để đóng niệu quản : đóng các
mối rời chỉ tự tiêu. Chỉ cần khâu thanh mạc là đủ.
- Người phụ dung nhíp không mấu rút gạc chèn, lau khô hố mổ
- PTV đặt dẫn lưu hố mổ, khâu cố định ống bằng kim tam giác
- Đếm gạc và tam pon, dụng cụ cùng ĐD vòng ngoài
- Đưa kim chỉ khâu đóng thành bụng từng lớp.
2. Phương pháp mổ lấy sỏi niệu quản 1/3 giữa.
Phẫu thuật không có gì đặc biệt, cũng tươnng tự như mổ sỏi niệu quản 1/3
trên.
Chuẩn bị phương tiện dụng cụ đều như nhau
3. Phương pháp mổ lấy sỏi niệu quản 1/3 dưới.
Có nhiều đường vào để bộc lộ niệu quản đoạn 1/3 dưới. Dưới đây là 1 số
đường hay dùng
- Đường chếch từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới theo hướng đi của
niệu quản ở vùng hố chậu. Tìm niệu quản ở sau phúc mạc. Một số mốc
giúp tìm niệu quản là bó mạch chậu và ống dẫn tinh ở nam giới. Bộc lộ
niệu quản tới vị trí sỏi và mở niệu quản như đã mô tả ở trên.
- Đường qua bàng quang: đường này dùng cho những sỏi nằm trong
thành bàng quang

86
- Giải phóng cả 2 niệu quản sau khi đã bộc lộ toàn bộ bàng quang ngoài
phúc mạc (phương pháp Voelker): phương pháp này áp dụng khi cả
đoạn cuối của 2 niệu quản đều có sỏi. Đường vào có thể là đường trắng
giữa dưới rốn hay đường ngang. Sau khi mở phúc mạc, 1 phần phúc
mạc dính chặt vào thành sau bàng quang được cắt đi. Phần còn lại của
phúc mạc được đẩy lùi dễ dàng. Ổ phúc mạc được đóng lại. Việc tìm
đoạn cuối 2 niệu quản rất dễ dàng. Việc mở niệu quản là hoàn toàn nằm
ngoài phúc mạc. Trường hợp khó khăn quá mới phải mở bàng quang.

Tất cả các phương pháp trên đều sử dụng dụng cụ và thực hiện giống nhau,
ĐD vòng trng chỉ cần hiểu phương pháp để đoán ý PTV và đưa dụng cụ cho đúng.
Nếu trong quá trình gắp sỏi có gây tổn thương nặng lỗ niệu quản thì phải đặt
catheter từ bàng quang lên niệu quản và để lưu khoảng 10 ngày và đưa catheter qua
bàng quang : lúc này tùy thuộc vào PTV sử dụng loại Catheter niệu quản hay sonde
JJ thì sẽ yêu cầu và ĐD vòng ngoài sẽ đi lấy.

V. KẾT THÚC PHẪU THUẬT


- Băng vết mổ và lau sạch sẽ người bệnh
- Tháo các dây đã cố định trên người của người bệnh
- Cả ê kíp cùng nhau trả lại tư thế ban đầu cho người bệnh : xoa nắn các vị trí
đã bị chèn ép quá lâu
- Đếm lại dụng cụ và gạc bụng trước khi tháo khăn trãi
- Tháo khăn trãi cho vào túi rác nhiễm màu vàng
- Đắp người bệnh kín đáo trước khi di chuyển ra phòng hồi tỉnh
- Xử lý dụng cụ ban đầu
- Ghi chép hồ sơ và tổng kết vật tư tiêu hao đã sử dụng
- Bảo quản sỏi và đưa cho người nhà

Tài liệu tham khảo :


1. Bệnh học ngoại khoa, NXBYH tập 1, 2 phần bụng 1985
2. Quy trình ngoại khoa (2008)
3. Care of the Patient in Surgery- Alexander’s

Câu hỏi lượng giá :


1. Trong bài hướng dẫn đã sử dụng bao nhiêu lưỡi dao mổ và số bao nhiêu :
87
a. 3 lưỡi số 10
b. 2 lưỡi sô 20
c. 2 lưỡi số 20 và 15
2. Lưỡi dao mổ sô 15 sử dụng trong tăng thì nào?
a. Rạch da
b. Rạch niệu quản
c. Cắt mô cân
3. Khi bộc lộ niệu quản, cần sử dụng gì để nâng niệu quản lên :
a. Feeding tube
b. Nelaton
c. Foley
4. Tại sao phải nâng niệu quản lên trước khi rạch niệu quản :
a. Tránh sỏi chạy mất
b. Tránh sỏi tìm không thấy
c. Tránh sỏi chạy lên bể thận
5. Tại sao trước khi mở niệu quản phải chèn gạc phía dưới ( chọn câu đúng
nhất)
a. Tránh sỏi rơi trong ổ bụng
b. Tránh nước tiểu chảy ra làm bẩn ổ bụng
c. Nước tiểu bẩn sẽ ngấm vào gạc không làm dơ ổ bụng

88

You might also like