You are on page 1of 28

I.

Đặc trưng truyện ngắn


Đây là những tác phẩm tự sự cỡ nhỏ: ít nhân vật, ít sự kiện; thể hiện nét riêng
trong cách nắm bắt cuộc sống: hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện nét
bản chất nhất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người, nội dung
của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư,
thế sự hay sử thi... Để tiếp cận giá trị của các truyện ngắn trong chương trình, HS
cần hiểu được một số đặc trưng cơ bản sau của truyện ngắn:
1.1. Nhân vật
-Truyện ngắn thường ít nhân vật, nhân vật ít được khắc họa tỉ mỉ, toàn diện, đầy
đặn. Nhân vật trong truyện ngắn thường hiện thân cho một quan hệ xã hội, ý thức
xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.
-Truyện ngắn hiện đại thường chú ý diễn biến nội tâm, tính cách đậm nét; tâm lí
phù hợp với cá tính, lứa tuổi, giới tính…Truyện ngắn thường miêu tả tâm lí nhân
vật qua bút pháp ngoại hiện (miêu tả qua hành vi, biểu hiện bên ngoài, qua đối
thoại); bút pháp trực tiếp(diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật bằng trần thuật theo
điểm nhìn của nhân vật, sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm...)
- Qua nhân vật nhà văn thường thể hiện những tư tưởng, tình cảm, quan niệm về
cuộc đời
1.2. Cốt truyện
- Cốt truyện: là hệ thống sự kiện(biến cố) xảy ra trong đời sống của nhân vật
-Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một vài biến cố, mặt nào đó của đời sống,
các sự kiện tập trung trong một không gian, thời gian nhất định, nói như nhà văn
Nguyễn Kiên : Truyện ngắn thường chỉ phản ánh một khoảnh khắc, một mẩu nhỏ
nào đó của cuộc sống.
- Cốt truyện đóng vai trò quan trọng trong truyện ngắn Một truyện ngắn hay phải
có một cốt truyện kì lạ, hay nói cách khác nghệ thuật truyện ngắn đồng nghĩa với
nghệ thuật sáng tạo cốt truyện(Gớt).
1.3.Tinh huống truyện
-Tình huống truyện là hoàn cảnh chứa xung đột được nhà văn tạo lập để triển khai
cốt truyện. Tình huống truyện xét đến cùng là những sự kiện đặc biệt của đời sống
trong đó chứa đựng những diễn biến, mâu thuẫn được nhà văn triệt để khai thác
làm bật lên ý đồ nghệ thuật của mình. Trong truyện ngắn tình huống là “cái tình
thế xảy ra truyện” để diễn tả “một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất
đậm đặc”, là cái khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người” (Nguyễn Minh Châu)
- Các loại tình huống: tình huống hành động (hướng tới hành động có tính chất
bước ngoặt của nhân vật); tình huống tâm lí (chủ yếu tác động đến tâm tư, tình
cảm nhân vật hơn là đẩy họ vào tình thế phải lựa chọn hay quyết định những hành
động thích ứng) ; tình huống nhận thức (mang đến nhận thức cho nhân vật, chủ yếu
cắt nghĩa giây phút giác ngộ chân lí của nhân vật)
- Tình huống truyện là cơ sở để cốt truyện phát triển một cách tự nhiên, hợp lí; góp
phần thể hiện tư tưởng, tính cách của nhân vật, thể hiện chủ đề của tác phẩm.
1.4. Kết cấu
- Kết cấu là cách tổ chức tác phẩm: thể hiện ở phần mở đầu, kết thúc; sự lựa chọn,
sắp xếp các chi tiết đời sống, sắp xếp các chương đoạn...
- Trong truyện ngắn phần mở đầu và kết thúc đóng vai trò quan trọng Theo tôi, viết
truyện ngắn cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và kết luận(Sêkhôp). Sức mạnh của
cú đấm (nghệ thuật) là thuộc về đoạn cuối (Nhà văn Nga Phuôcmanôp) Để cho
độ mở của đoạn kết được rộng, tạo nên độ tin cậy và quyền chủ động của người
đọc theo lí thuyết đồng sáng tạo, trong truyện ngắn hiện đại thường có một khoảng
trống tự do ở cuối truyện. Lối kết thúc mở còn tạo ra sự bất ngờ làm cho câu truyện
vì thế ám ảnh và có dư ba.
1.5. Chi tiết
- Chi tiết là những tiểu tiết của tác phẩm có thể là về phong cảnh, môi trường, chân
dung, cử chỉ, phản ứng nội tâm, hành vi, lời nói…
- Chi tiết nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong truyện ngắn yếu tố có ý nghĩa
quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn (Lí luận văn
học). Không chỉ mang giá trị tạo hình, chi tiết còn mang sức khái quát lớn tô đậm
tính cách nhân vật, thể hiện điểm nhìn, nghệ thuật kể chuyện của tác giả… tạo ra
những tầng nghĩa sâu xa cho tác phẩm. Chi tiết cô đúc là bởi đây là những yếu tố
nhỏ trong tác phẩm nhưng lại mang sức chứa lớn về tư tưởng và cảm xúc. Những
chi tiết đặc sắc, độc đáo thường làm nên những truyện ngắn có giá trị, hấp dẫn Chi
tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn
- Để có được những chi tiết nghệ thuật hay nhà văn phải có sự tìm tòi, sáng tạo,
phải có vốn sống thực tế phong phú.
1.6. Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật:
a. Điểm nhìn
- Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với
cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả, chỉ vị trí để quan sát, cảm nhận, đánh
giá (bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lí, tâm
lí, văn hóa...)
- Các loại điểm nhìn: điểm nhìn của người trần thuật (điểm nhìn bên ngoài) và
của nhân vật (theo cá tính, địa vị tâm lí nhân vật); điểm nhìn không gian- thời gian
(là vị trí của chủ thể trong không gian và thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn,
khoảng cách nhìn, đặc điểm của khách thể được nhìn)
b. Giọng kể (hay chính là giọng điệu) là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo
đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách
xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành
kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị đa
dạng, nhiều sắc thái dựa trên một giọng điệu cơ bản chủ đạo.
- Giọng kể (giọng điệu) quan trọng trong tác phẩm văn học vì phản ánh lập trường
xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, là một biểu hiện của phong
cách nhà văn, có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Giọng điệu trong tác phẩm là
giọng riêng của tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối
tượng thể hiện
1.7. Ngôn ngữ
-Truyện ngắn là một thể loại yêu cầu rất cao về việc tổ chức ngôn ngữ. Ngôn ngữ
truyện ngắn thường mang tính chất đậm đặc, chắt lọc, trong sáng và dễ hiểu,
ngôn ngữ truyện ngắn, thứ ngôn ngữ cô đọng, chính xác, trong sáng và vang lên
theo cách của mình. Chính thứ ngôn ngữ này truyền đạt tư tưởng, xây dựng tính
cách, khiến cho truyện ngắn tràn đầy nhạc điệu (Nhà văn Liên Xô Vôrônin)
-> Ngôn ngữ truyện ngắn vừa mang đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi vì đặc trưng phản
ánh cuộc sống theo phương thức tự sự, vừa gần gũi với ngôn ngữ thơ ca, vì đòi
hỏi ngắn gọn, do yêu cầu của thể loại.
II. Đặc trưng thơ

1.Khái niệm thơ trữ tình

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thơ trữ tình là “thuật ngữ chỉ chung các thể
thơ thuộc loại trữ tình, trong đó, những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của
nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp.
Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là
những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có
khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ các cung bậc
tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học”

2. Đặc trưng thơ trữ tình

2.1.Tính chủ quan của thơ trữ tình

Có thể nói, tính chủ quan là đặc trưng nổi bật nhất của thơ trữ tình. Chính vì
vậy, trong Tuỳ viên thi thoại, Viên Mai, (nhà phê bình Trung Quốc đời Thanh) cho
rằng: “Làm thơ thì không thể không có cái tôi” (Tác thi, bất khả dĩ vô ngã), tức
không thể không có cách cảm nhận, đánh giá riêng của chủ thể. Tính chủ quan chi
phối tới mọi phương diện nghệ thuật của thơ trữ tình, từ nội dung tới hình thức thể
hiện và tạo nên mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ giữa các yếu tố cấu thành tác
phẩm. Nếu như trong truyện ngắn, tiểu thuyết, tác giả xây dựng bức tranh về cuộc
sống, trong đó, các nhân vật có đường đi và số phận của mình; trong kịch, tác giả
thể hiện tính cách và hành động của con người qua các mâu thuẫn xung đột, các lời
độc thoại và đối thoại, thì ở tác phẩm thơ trữ tình có khác. Ở thể loại này, thế giới
chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ được trình bày trực tiếp và làm
thành nội dung chủ yếu. Từ câu ca dao xưa tới những bài thơ hiện đại, dấu hiệu
chung của thơ trữ tình là sự biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người:
những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ... Như vậy, biểu hiện trực tiếp những cảm xúc,
suy tưởng của con người là cách phản ánh thế giới của tác phẩm trữ tình.

2.2.Cái tôi trong thơ trữ tình

Tính chất cá thể hoá của cảm xúc và chủ quan hoá trong sự thể hiện của thơ
trữ tình cho phép chúng ta nói tới khái niệm cái tôi trữ tình (rộng hơn là kiểu tác
giả). Cái tôi trữ tình trong thơ thường được khách quan hóa và thể hiện một cách
tập trung qua hình tượng nhân vật trữ tình. Đó là hình tượng trực tiếp thổ lộ suy
nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện mạo,
hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch nhưng nhân vật trữ
tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ trước vẻ đẹp của
thiên nhiên, cuộc sống hay con người...

2.3.Kết cấu thơ trữ tình

Kết cấu là một phương diện nghệ thuật hết sức quan trọng của thơ trữ tình.
Thơ có nhiều dạng kết cấu:
+ Về mặt kết cấu văn bản, văn bản thơ thường ngắn, được tạo thành từ các
yếu tố như tên bài thơ, câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ...

+ Về mặt kết cấu hình tượng, có lối kết cấu mang tính chất không gian khi
bài thơ nghiêng về phía tả cảnh, tả người, tả vật; có lối kết cấu mang tính chất
thời gian khi bài thơ nghiêng về phía thuật sự hay miêu tả dòng cảm xúc một cách
trực tiếp. Cũng có kiểu tổ chức hình tượng theo lối tương phản, đối chiếu, theo mối
quan hệ nhân quả, theo hình thức đối đáp. Kiểu “kết cấu không gian” chủ yếu gắn
liền với những hình tượng không gian, những phong cảnh và chân dung. Kiểu “kết
cấu thời gian” gắn liền với những hình tượng có sự phát triển trong thời gian (và dĩ
nhiên trong cả không gian nữa) như một câu chuyện, một dòng cảm xúc nào đó.
Tất cả những kiểu dạng kết cấu hình tượng này sẽ được nhận biết thông qua những
lối tổ chức văn bản ngôn từ phù hợp.

2.4.Ngôn ngữ thơ trữ tình

2.4.1.Ngôn ngữ thơ trữ tình hàm súc, cô đọng

Để có một vần thơ lắng đọng, các nhà thơ phải lao động hết mình để lựa
chọn ra những ngôn từ thơ tốt nhất diễn tả được cảm xúc tình cảm của mình. Đó là
sự gọt giũa về mặt ngôn từ để tạo ra những từ ngữ thơ mà đọc lên người đọc ấn
tượng và hiểu thấu nội dung tư tưởng nhà thơ gửi gắm.

2.4.2. Ngôn ngữ thơ trữ tình giàu tính nhạc, tính hoạ

- Bên cạnh tính biểu cảm, ngôn ngữ thơ rất giàu tính nhạc. Bởi vậy thơ ca
nhiều nước đã quy định khuôn nhịp – tức số chữ trong một dòng , nhịp điệu – là
nói về cách phối hợp âm thanh và cách ngắt nhịp và vần – tức là sự hiệp âm cuối
dòng hay giữa dòng. Nhìn chung nhạc tính trong thơ thể hiện rõ trên ba mặt sau
đây: sự cân đối, sự trầm bổng, sự trùng điệp. Cân đối là sự tương xứng, hài hòa
giữa các dòng thơ. Thơ cổ điển, thơ đường luật hết sức chú ý sự tương xứng, hài
hòa này, chẳng hạn: Gác mái ngư ông về viễn phố/ Gõ sừng mục tử lại cô thôn
(Cảnh chiều hôm, Bà huyện Thanh Quan). Thơ hiện đại phóng khoáng hơn, không
theo một quy định chặt chẽ nào. Trầm bổng là sự thay đổi những âm thanh cao
thấp khác nhau giữa thanh bằng và thanh trắc. Nó cũng được tạo thành bởi sự phối
hợp giữa các đơn vị ngữ âm tùy theo nhịp cắt để tạo nên nhịp. Bài thơ Tỳ bà của
Bích Khê được viết toàn thanh bằng, để gợi tả điệu nhạc du dương đưa tâm hồn
phiêu diêu bay bổng: Ô, hay buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi, vàng rơi thu
mênh mông...; Quang Dũng dùng nhiều thanh trắc để diễn tả cái gập ghềnh, khúc
khuỷu của núi đồi miền Tây bắc: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm... Sự trùng
điệp trong thơ được tạo nên bởi sự lặp lại cố ý của nhiều yếu tố như từ ngữ, hình
ảnh nhằm tạo nên nhạc tính. Vần thơ có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự
trùng điệp, luyến láy ấy. Nó kết nối các dòng thơ lại với nhau thành một đơn vị
thống nhất, có âm hưởng riêng, thuận lợi cho trí nhớ.

- Thơ được xây dựng bằng những hình tượng nghệ thuật có sức gợi cảm lớn.
Trong văn bản thơ trữ tình thường thể hiện những bức tranh hoàn mỹ về thiên
nhiên, về con người… mà người đọc có thể hình dung khi cảm nhận những hình
ảnh được khắc hoạ, đó là tính hoạ trong thơ.

3. Phân loại thơ trữ tình

Tùy theo truyền thống văn học cụ thể, người ta có thể phân loại thơ trữ tình
theo nhiều cách khác nhau.

+ Trước đây, trong văn học Châu Âu, người ta thường dựa vào cảm hứng
chủ đạo mà chia thơ trữ tình thành bi ca, tụng ca, thơ trào phúng. Ngày nay, người
ta dựa vào đối tượng đã tạo nên xúc cảm của nhà thơ hoặc nhân vật trữ tình để
phân chia thành thơ trữ tình tâm tình, thơ trữ tình phong cảnh, thơ trữ tình thế sự,
thơ trữ tình công dân.

+ Căn cứ vào phương thức phản ánh cuộc sống ta có thể chia ra thơ tự sự và
thơ trữ tình. Nếu như căn cứ vào hình thức ngôn ngữ, có thể chia ra thơ cách luật
(ngũ ngôn, lục bát...)., thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần.

+ Căn cứ vào đề tài, chủ đề có thể chia ra thơ tình yêu, thơ triết lý, thơ yêu
nước và thơ cách mạng. Nhiều khi người ta chia thơ trữ tình theo thời đại: thơ Lí
Trần, thơ Đường, thơ Tống... Các cách phân loại trên đều có tính tương đối.

+ Nếu phân chia theo tiêu chí loại hình lịch sử, ta có thể chia thơ trữ tình làm
ba loại lớn, gồm: thơ trữ tình dân gian, thơ trữ tình trung đại và thơ trữ tình hiện
đại.

Thơ trữ tình hiện đại là một khái niệm mang tính tương đối. Về mặt thời
gian, ở phương Tây, thơ hiện đại được tính từ mốc thế kỉ XIX về sau còn ở phương
Đông, trong đó có Việt Nam, được tính bắt đầu từ đầu thế kỉ XX. Riêng nước ta,
thơ hiện đại được tính chính thức từ sự ra đời của phong trào Thơ mới với những
cách tân, đổi mới táo bạo trên phương diện thi pháp theo hướng Tây hóa. Thơ trữ
tình hiện đại trên thực tế bao gồm nhiều loại hình nhỏ. GV cần hướng dẫn HS nắm
vững các tri thức về một số loại hình thơ trữ tình hiện đại cơ bản, gắn liền với
những tác phẩm được học trong nhà trường phổ thông hiện nay. Cụ thể là một số
loại hình sau:

+ Thơ lãng mạn

Thơ lãng mạn xuất hiện vào cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX ở Châu
Âu và khởi nguồn đầu tiên ở Pháp, với cảm hứng phủ định thực tại tầm thường,
yêu cầu giải phóng cá tính, phá bỏ khuôn khổ, ràng buộc của chế độ phong kiến, đề
cao khát vọng tự do và hạnh phúc riêng tư...

Với thơ lãng mạn, cái tôi cá nhân lên ngôi, trở thành trung tâm cảm nhận và
cắt nghĩa thế giới. Đào sâu vào cái tôi nội cảm, cảm xúc, phát huy cao độ những
rung động cá nhân, cá thể, kêu gọi giải phóng cá tính, vượt ra ngoài những ràng
buộc, khuôn phép... Tất cả những điều đó tạo nên đặc trưng nổi bật của thơ lãng
mạn với những chủ đề: nỗi buồn sầu, sự cô đơn, tình yêu đôi lứa.v.v... Ở Việt
Nam, các tác giả Thơ mới nổi bật đồng thời cũng là những nhà thơ lãng mạn điển
hình như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Thế Lữ, Nguyễn Nhược Pháp, Lưu Trọng Lư,
Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Tế Hanh... Nhiều bài Thơ mới trong chương trình THPT là
những bài thơ lãng mạn, như Vội vàng, Đây mùa thu tới, Thơ duyên (Xuân Diệu),
Tương tư (Nguyễn Bính), Tống biệt hành (Thâm Tâm), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc
Tử), Tràng giang (Huy Cận)...

+ Thơ tượng trưng

Đây là loại hình thơ xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cùng sự
xuất hiện của trường phái tượng trưng Pháp, nó khá đa dạng, phong phú về nội
dung và hình thức. Các tác giả tượng trưng như Ch. Baudelaire, P. Verlaine, A.
Rimbaud, S. Mallarmé…Thơ tượng trưng đề cao yếu tố tư tưởng, triết luận và đặc
biệt coi trọng trực giác, biểu tượng, ám thị và âm nhạc. Với thơ tượng trưng, trực
giác, biểu tượng, âm nhạc, đấy là những công cụ hữu hiệu “để chọc thủng cái vỏ
quen thuộc hằng ngày nhằm vươn tới cái bản chất lí tưởng siêu thời gian của thế
giới – cái vẻ đẹp siêu nghiệm”. Sáng tác của nhiều nhà thơ theo chủ nghĩa tượng
trưng đã đưa ra một quan niệm mới về cái tôi hiện đại có ý nghĩa xã hội và nhân
văn.
Ở Việt Nam, những tìm tòi theo hướng tượng trưng, nhằm tìm kiếm “những
thi sĩ của cái tôi thầm kín”, cũng thể hiện trong một số sáng tác của Huy Cận, Bích
Khê, Chế Lan Viên, Nguyễn Xuân Sanh, Đinh Hùng...

+ Thơ siêu thực

Khuynh hướng thơ siêu thực xuất hiện ở phương Tây, vào đầu thế kỉ XX và
có ảnh hưởng rộng khắp trên toàn thế giới. Những nguyên tắc sáng tạo cơ bản của
thơ siêu thực, đó là: Đề cao cái ngẫu hứng, chú trọng việc ghi chép những cái xuất
hiện lướt qua trong đầu không qua sự kiểm soát của lí trí; Vứt bỏ sự phân tích
logic, đập tan các gông cùm của lí trí, đạo đức, tôn giáo và chỉ tin cậy ở trực giác,
giấc mơ, ảo giác, ở những linh cảm bản năng và sự tiên tri. Với những nguyên tắc
sáng tạo đã định, các nhà thơ viết theo lối tự do, không tuân thủ trật tự ngữ pháp, ít
sử dụng dấu câu, chú trọng đến mối liên tưởng giữa cái thực và cái ảo, giữa tỉnh và
mộng tạo nên sự khác biệt với các loại hình thơ khác về cả ngôn ngữ và tư tưởng.
Thơ siêu thực ảnh hưởng đến các nhà thơ Việt Nam khá rõ nét như thơ của Hàn
Mặc Tử, Hoàng Cầm, Hoàng Hưng, ngay cả trong thơ của Thanh Thảo với Đàn
ghita của Lorca cũng có yếu tố siêu thực kết hợp với tượng trưng.

+ Thơ Cách mạng

Thơ ca cách mạng xuất hiện cùng thời với cách mạng dân chủ tư sản và
được kế thừa phát triển trong cách mạng vô sản. Là thơ ca chính trị gắn chặt với
phong trào đấu tranh vì độc lập, tự do mang nội dung chống phong kiến, chống đế
quốc, chống xâm lược, ca ngợi tổ quốc, nhân dân, ca ngợi tự do, độc lập với những
thiên hướng nghệ thuật khác nhau. Một lĩnh vực thẩm mĩ mới trong tâm hồn con
người được phát hiện được khai thác: là tình đồng bào, đồng chí, đồng đội, tình
yêu làng quê, đất nước, sự gắn bó với lợi ích chung, sự nghiệp chung, tinh thần sẵn
sàng xả thân vì lí tưởng, vì nghĩa lớn. Tình yêu đôi lứa cũng đặt trong tình yêu Tổ
quốc. Trong thơ trữ tình cách mạng, hình tượng nhân vật trữ tình – là con người
(già trẻ, lớn bé, hay dù thuộc tầng lớp nào), là cảnh, là vật cũng đều sống trong một
cuộc đời chung khác thường, đó là một cuộc đời đầy lí tưởng, nhiệt huyết, xả thân
vì độc lập vì tự do. Trong chương trình Ngữ văn THPT, thơ cách mạng Việt Nam
được đưa vào khá nhiều, VD như: Chiều tối, Giải đi sớm, Lai Tân (Hồ Chí Minh),
Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Tây Tiến (Quang Dũng), Từ ấy, Việt Bắc (Tố
Hữu)...

III. Tiểu thuyết

1. Giới thiệu: Vị trí, vai trò của tiểu thuyết


Vấn đề đầu tiên mà Milan Kundera quan tâm là vị trí, vai trò và lí do tồn tại,
phát triển của thể loại tiểu thuyết trong đời sống văn học nhân loại. Ông cho rằng
cuộc sống con người trong Thời Hiện Đại đã bị triết học và khoa học nói chung
trong khi hướng sự quan tâm tới những đối tượng khác mà vô tình bỏ quên bản thể
con người. Ông viết: “nếu quả thật khoa học và triết học đã bỏ quên bản thể con
người, thì ngày càng rất rõ ràng là với Cervantes đã hình thành một nền nghệ thuật
châu Âu vĩ đại mà thực chất không có gì khác hơn là khảo sát chính cái bản thể bị
bỏ quên đó. Quả vậy, tất cả những đề tài hiện sinh lớn mà Heidegger phân tích
trong tác phẩm Bản thể và thời gian, cho rằng chúng đã bị toàn bộ nền triết học
châu Âu trước đó bỏ rơi, thì đã lại được khám phá, phô bày, soi sáng bởi bốn thế
kỷ tiểu thuyết châu Âu”.

Như vậy là ông khẳng định tiểu thuyết đã bù đắp vào chỗ thiếu hụt, khiếm
khuyết của triết học và khoa học. Hơn thế, ông cho rằng, khám phá, phô bày, soi
sáng chính là lý do tồn tại, là “đạo đức” của tiểu thuyết. Tiểu thuyết là người bạn
đồng hành chung thuỷ của con người, bảo vệ cuộc sống con người bằng việc
thường xuyên nhắc nhở, thức tỉnh, tôn vinh những giá trị nhân văn. Một cuốn tiểu
thuyết chân chính là một cuốn tiểu thuyết mang đến cho người đọc những am hiểu,
nhận thức về đời sống con người. Đó là phẩm chất tối cao của tiểu thuyết. Ngược
lại, nếu một cuốn tiểu thuyết không đáp ứng được đòi hỏi đó, nó chỉ là một tiểu
thuyết “vô đạo đức”. Milan Kundera nhấn mạnh: “Tiểu thuyết nhịp bước cùng con
người thường xuyên và trung thành từ buổi đầu sơ khởi của Thời Hiện Đại. Niềm
say mê được hiểu biết (mà Husserl coi là tinh chất của đời sống tinh thần châu Âu)
đã xâm chiếm lấy nó, khiến nó chăm chú dò xét cuộc sống cụ thể của con người và
bảo vệ cuộc sống này chống lại sự lãng quên con người; khiến nó luôn giữ cái thế
giới sự sống dưới một nguồn sáng rọi thường trực. Chính trong ý nghĩa đó mà tôi
đã hiểu biết và chia sẻ sự khăng khăng của Herman Broch khi ông lặp đi lặp lại:
khám phá ra cái mà chỉ có tiểu thuyết mới khám phá được, đó chính là lẽ sống duy
nhất của một cuốn tiểu thuyết. Cuốn tiểu thuyết nào không khám phá ra thêm được
một mẫu sự sống trước nay chưa từng biết đến là một cuốn tiểu thuyết vô đạo đức,
hiểu biết là đạo đức duy nhất của tiểu thuyết”.

Chúng tôi cho rằng đây là một luận điểm mang ý nghĩa nhân văn, nhân bản sâu
sắc của Milan Kundera, nhất là khi ta đặt nó vào bối cảnh thế kỉ XX, thế kỉ mà
những nhà nghiên cứu văn học, nhà tiểu thuyết nổi tiếng trên thế giới tranh luận về
số phận, tương lai của nền tiểu thuyết. Từ những năm ba mươi của thế kỷ XX, một
số nhà lý luận văn học nổi tiếng trong đó có George Lukacs, Pôxpêlốp theo quan
điểm của Hêghen về sự suy tàn của nghệ thuật trong xã hội hiện đại cho rằng tiểu
thuyết sẽ không có tương lai, tiểu thuyết đã lỗi thời. Theo các học giả này thì tiểu
thuyết đã trải qua thời hoàng kim của thể loại là khoảng từ đầu thế kỷ XIX đến
năm 1848. Sau thời điểm này tiểu thuyết bắt đầu khủng hoảng.

Đặc biệt, theo nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong công trình Tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại, vào những năm sáu mươi của thế kỷ XX một cuộc toạ đàm về tiểu
thuyết được tổ chức ở Milan với chủ đề bàn về sự cáo chung của tiểu thuyết. ở đây
số người theo quan điểm của Hêghen được tăng thêm bởi tên tuổi của những học
giả: Lucien Godmann (Pháp), Edouardo Sangguineti (ý). Điều đáng chú ý là
Godmann đã đưa ra một hệ thống lập luận của mình để phủ định vị trí, giá trị của
cá nhân con người trong xã hội tư sản hiện đại và đi đến khẳng định một “thế giới
những vật thể” đã nảy sinh và tồn tại độc lập. Tư tưởng này lại phù hợp với tinh
thần của những nhà tiểu thuyết theo chủ nghĩa cấu trúc mà đại diện tiêu biểu nhất
là Alain Robbe Grillet với khuynh hướng loại bỏ tất cả những yếu tố, dấu hiệu
thuộc về con người trong tác phẩm nhằm tạo ra một thế giới nghệ thuật thuần tuý
đồ vật, đồ vật tự trị và có cấu trúc riêng của nó. Từ đó các học giả Lucien
Godmann và Roland Barthes đã đưa chủ nghĩa cấu trúc vào khoa nghiên cứu văn
học và phê bình văn học, với tinh thần cơ bản là phủ định những giá trị nhân văn,
nhân bản, phủ định niềm tin vào con người.
Trái ngược với quan điểm phủ định giá trị và sự hiện diện của con người trong tiểu
thuyết, Kundera đã khẳng định một luận điểm mang tính đề cao vai trò, ý nghĩa tồn
tại cao quý của tiểu thuyết đối với con người. Hơn thế nữa, khác với chủ nghĩa cấu
trúc, cũng như tinh thần của chủ nghĩa cấu trúc trong khoa nghiên cứu văn học là
phủ định sự liên quan của tiểu thuyết đối với con người, Milan Kundera khẳng
định tiểu thuyết là vì con người và cho con người.

a. Sơ lược về sự phát triển của tiểu thuyết

Trong khi giải thích thuật ngữ này Milan Kundera đã nêu lên quan niệm của
mình về thời điểm ra đời của tiểu thuyết. Thời Hiện Đại, theo ông, là thời kì thế
giới từ dạng nhất nguyên sang thế giới đa nguyên. Thế giới Thời Hiện Đại cùng
tồn tại nhiều chân lý, nhiều niềm tin. Chân lý thần thánh duy nhất bị tan rã thành
hàng trăm chân lý tương đối mà con người chia lấy cho nhau. Tiểu thuyết được ra
đời cùng với Thời Hiện Đại. Tiểu thuyết chính là hình ảnh và mô hình của Thời
Hiện Đại. Milan Kundera đã lấy một ví dụ hết sức sinh động là chàng Đôn Kihôtê
của Cervantes. Đôn Kihôtê ra đời khi Thượng đế đang dần dần dời khỏi vị trí tối
cao của mình trong vai trò của người điều khiển thế giới. Thế giới có Thượng đế là
thế giới mang tính nhất nguyên, có ngôi thứ, cái thiện và cái ác được phân biệt rõ
ràng, mỗi sự vật và con người được gán cho một ý nghĩa, một giá trị. Và chàng
Đôn Kihôtê là người từ thế giới đó bước ra, nhập vào một thế giới khác mang tính
đa nguyên; ở đây từ con người đến sự vật đều không chỉ đơn giản thuộc về một giá
trị, nên con người này đã không có khả năng nhận biết một cách chính xác tính
phức tạp của chúng. Đôn Kihôtê thường sống trong ảo mộng, nhầm lẫn, nhập
nhằng về các sự vật và con người là vì thế.

Thuật ngữ “tiểu thuyết” xuất hiện ở Trung Quốc sớm nhất trong sách của
Trang Tử, để chỉ các câu chuyện vặt, không có ý nghĩa là thể loại văn học. Đến đời
Đông Hán, với Ban Cố, “Tiểu thuyết” được hiểu là mọi chuyện kể đủ loại tạp
nham ngoài phạm vi lục kinh, tuy đã nói tới một đặc điểm quan trọng của tiểu
thuyết là ngoài phạm vi kinh sử, nhưng cũng chưa phải là thể loại văn học. Phải
đến đời Đường, Tống mới có hình thức tiểu thuyết thoại bản. Khái niệm tiểu thuyết
hiện đại phải đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mới có, gọi là tiểu thuyết trường
thiên, tiểu thuyết trung thiên, tiểu thuyết đoản thiên v.v…
ở phương Tây người ta dùng từ “Story” chỉ các truyện ngắn, còn từ “novel”
chỉ các truyện “mới” “lạ”, “tân kỳ”. Người ta dùng novel để chỉ tiểu thuyết trường
thiên, vì truyện dài ở Châu Âu gọi là “roman”, có cội nguồn từ thể loại romance
(truyện truyền kỳ thời trung đại).

Ở Việt Nam đến đầu thế kỷ XX người ta mới sử dụng thuật ngữ tiểu thuyết
như Trung Quốc. Nhưng đồng thời vẫn sử dụng thuật ngữ truyện. Truyện dài,
truyện vừa, truyện ngắn hoàn toàn đồng nghĩa với các thuật ngữ trường thiên tiểu
thuyết, trung thiên tiểu thuyết, đoản thiên tiểu thuyết. Tuy vậy thuật ngữ truyện có
cội nguồn sử học và phát triển từ thời trung đại. Thuật ngữ “tiểu thuyết” mang
nội hàm hiện đại của thể loại văn học Châu Âu. Có thể nói từ truyện đến tiểu
thuyết là hai giai đoạn phát triển của cùng một loại hình văn học. Trong tiếng Việt
hiện đại người ta dùng thuật ngữ tiểu thuyết để chỉ tác phẩm truyện có quy mô
lớn, còn quy mô nhỏ và vừa vẫn gọi là truyện.

1.2. Từ truyện cổ đại trung đại đến tiểu thuyết hiện đại
- ở Châu Âu tiểu thuyết bắt nguồn từ thần thoại, sử thi cổ đại, đặc biệt là Iliade
và Odyssée ở Hy Lạp, bài ca Rolland ở Pháp, Béowulf ở Anh, bài ca
Nibelungel ở Đức, Bài ca binh đoàn Igor ở Nga, kể chuyện các anh hùng và
các cuộc phiêu lưu, mạo hiểm của họ nhằm lập công, trừ hại hoặc làm gương
cho dân. Các tiểu thuyết Châu Âu hầu hết đều theo các khuôn phiên lưu,
mạo hiểm với rất nhiều ngẫu nhiên ấy. Ví dụ tiểu thuyết Con lừa vàng
(Biến hình) của nhà văn La Mã cổ đại Apuleius, tiểu thuyết Don Kihôte xứ
Mantra của M. Cervantes thời Phục hưng, nhưng nội dung của tiểu thuyết
thì khác với sử thi cổ đại. Ở châu Âu, tiểu thuyết xuất hiện vào thời kì xã hội
cổ đại tan rã, văn học cổ đại suy tàn. Cá nhân con người không còn cảm thấy
lợi ích và nguyện vọng của mình gắn liền với cộng đồng xã hội cổ đại, nhiều
vấn đề của đời sống riêng tư đặt ra gay gắt. Giai đoạn mới của tiểu thuyết
bắt đầu từ thời Phục Hưng khi xảy ra quá trình giải phóng con người khỏi
thần quyền, khi con người bắt đầu được ý thức như một thực thể xã hội
mang tính trần tục cụ thể trong các quan hệ xã hội và điều kiện xã hội. Đến
thế kỉ 19, thể loại tiểu thuyết đạt đến sự nảy nở trọn vẹn
- ở Trung Quốc và Việt Nam, tiểu thuyết đều chủ yếu bắt nguồn từ lịch sử, từ
lịch sử mà phát triển thành diễn nghĩa có tính hư cấu, tiểu thuyết chương hồi,
lấy hành trạng, sự tích nhân vật làm cốt lõi, như các truyện ngắn truyền kỳ, thần
thoại có nhiều ngẫu nhiên, kỳ ngộ như Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, Truyền
kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, hoặc truyện dài như Tam quốc diễn nghĩa, Truyện
Thuỷ hử, Tây du ký…- Ở Trung Quốc: mầm mống tiểu thuyết xuất hiện từ thế kỉ
III, IV dưới dạng truyện ghi chép những việc, những người ngoài kinh sử. Trong
lịch sử, tiểu thuyết Trung Quốc có các dạng như: “chí quái” “chí nhân” đời Nguỵ
Tấn; tiểu thuyết truyền kì đời Đường, tiểu thuyết thoại bản đời Tống, tiểu thuyết
chương hồi đời Minh Thanh.

- Ở Việt Nam, tiểu thuyết phát triển muộn. Từ thế kỉ 12- 13 mới xuất hiện
những truyện văn xuôi viết về đời tư của những con người bình thường, nhất là
phụ nữ (các thần phả - Việt điện u linh; các ghi chép truyền thuyết dân gian – Lĩnh
Nam chích quái, … Thánh tông di thảo, Truyền kì mạn lục.

Mãi tới thế kỉ 19, với sự xuất hiện của Hoàng Lê nhất thống chí, nước ta
mới có tác phẩm có quy mô tiểu thuyết: 17 hồi, hơn 300 nhân vật, bao quát một
khoảng thời gian dài (1867 – 1802). Tuy nhiên, xét về nhiều mặt, Hoàng Lê nhất
thống chí vẫn thuộc phạm trù tiểu thuyết cổ điển phương Đông.

Nhưng dù cội nguồn có khác nhau như thế nào thì tiểu thuyết phương Tây
hay phương Đông đều gặp nhau ở một điểm, đó là kể những chuyện tân kỳ, kỳ lạ,
nằm ngoài sức suy luận của kinh nghiệm thông thường. Đó là hàm ý của các từ
“novel”, “truyền kỳ”. Ví như người uống nhầm thuốc biến thành con lừa hoặc
người lấy tiên, lấy ma, người đi thăm địa ngục hoặc người điên rồ như Đon Kihôtê
v.v… Đó cũng là lý do để người phương Tây định nghĩa tiểu thuyết là một truyện
tưởng tượng, hư cấu (Fiction).
Nhưng vào thời cổ đại và trung đại (tiểu thuyết) theo đặc trưng của nó như
vừa nêu, không thể có được vai trò chủ đạo, thậm chí không được thừa nhận.
Truyện (tiểu thuyết) không có vị trí trong hệ thống thể loại văn học Trung
Quốc(1)(1) M.Bakhtin cũng viết : “Trong các thời cổ đại, trung đại, khi văn học là
một hệ thống các thể loại mang giá trị quan phương (cũng tức là ngoài kinh truyện)
thì “tiểu thuyết không bao giờ tham gia vào cái chỉnh thể đó, tiểu thuyết không
tham gia vào sự hài hoà của các thể loại. Trong các thời đại đó tiểu thuyết thực

(1)(1)
Trần Đình Sử. Thi pháp văn học trng đại Việt Nam, NXB ĐHQG, H. 2004, tr. 55
hiện một sự tồn tại phi quan phương, nằm ngoài ngưỡng cửa của nền văn học
lớn”(1)(1).

Từ Hégel tiểu thuyết được coi là “sử thi” của thời hiện tại. M.Bakhtin nói
tiểu thuyết là thể loại chủ đạo của văn học hiện đại. Jan Watt trong sách Sự trỗi
dậy của tiểu thuyết (1957) đã viết : “Tiểu thuyết (novel) trỗi dậy từ thời hiện đại,
mà do phương hướng lý tính tổng thể của thời hiện đại là chống lại các khái niệm
chung, hoặc ít nhất là chống lại việc thực hiện ý đồ và lấy đó làm tiêu chí phân biệt
với các truyền thống cổ điển và trung đaị. (2)(2). Bắt đầu từ Descarter với câu danh
ngôn : “Tôi tư duy thức là tôi tồn tại”, sự trung cầu chân lý trở thành công việc
thuần tuý cá nhân, tức là nằm ngoài các truyền thống lý thuyết, đó cũng là tư tưởng
của tiểu thuyết : tiểu thuyết là “hình thức văn học phản ánh đầy đủ nhất cái phương
hướng đã được xác định lại của chủ nghĩa cá nhân giàu tính sáng tạo”, phản ánh
“xu thế kinh nghiệm cá nhân thay thế cho truyền thống tập thể và tư cách là người
làm trọng tài quyền uy nhất ngày càng gia tăng. Sự thay đổi đó là một bộ phận
quan trọng nhất của bối cảnh văn hoá chung làm cho tiểu thuyết trỗi dậy” (3)(3).Gần
đây nhà văn Pháp gốc Tiệp M. Kundera cho rằng đặc trưng của thời hiện đại là
sự thay thế thế giới nhất nguyên bằng thế giới đa nguyên, thế giới cùng tồn tại
nhiều niềm tin, nhiều chân lí. Đó là cơ sở tinh thần của tư duy tiểu thuyết.

Do các bối cảnh trên mà từ truyện đến tiểu thuyết là hai giai đoạn của một
loại hình văn học. Từ địa vị một thể loại nằm ngoài hệ thống, tiểu thuyết trở thành
thể loại chủ đạo của nền văn học hiện đại lấy kinh nghiệm cá nhân, ý thức đa chân
lí làm nền tảng. Sau đây xét tiểu thuyết như một loại hình tự sự hiện đại, trong
đó thuật ngữ tiểu thuyết được hiểu là thể loại có dung lượng lớn, bên cạnh đó,
cùng loại với nó còn có truyện ngắn và truyện dài.

b. Đặc trưng của thể loại tiểu thuyết

(1)(1)
M.Bakhtin. Sử thi và Tiểu thuyết, trong sách Những vấn đề văn học và mĩ học. Nxb Văn học nghệ thuật,
M.1975, tr.449 (tiếng Nga)
(2)(2)
Jan watt : Sự trỗi dậy của tiểu thuyết; Nxb. Tam Liên, BK, 1992, tr. 4
(3)(3)
Tlđd, tr 7.
Xét về mặt lịch sử, tiểu thuyết là loại hình của thời hiện đại, nó có một loạt
đặc trưng phân biệt với các thể loại văn học trước nó. Đây là điều mà các nhà
nghiên cứu tiểu thuyết như M. Bakhtin, A. Chichêrin, J. Watt, M. Kundera… đều
nhận ra
- Nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư.

b.1.Đặc trưng này được hình thành ngay trong tiểu thuyết cổ đại, càng về
sau càng trở thành tiêu điểm để miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết. Tuỳ theo
từng thời kì, cái nhìn đời tư được thể hiện ở mức độ khác nhau, nhưng chất đời tư
càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng.

b.2. Tái hiện cuộc sống không thi vị hoá, lãng mạn hoá, lý tưởng hoá

Tiểu thuyết tái hiện cuộc sống như một thực tại cùng thời, đang sinh thành,
không thi vị hoá, lãng mạn hoá, lí tưởng hoá. Miêu tả cuộc sống như một thực tại
cùng thời đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thu vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn
ngang bề bộn của cuộc đời, bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và
buồn cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ. Các thể loại truyện thơ, trường ca, thơ
trường thiên và sử thi nói chung, không thể dung nạp chất văn xuôi như một đặc
trưng của nội dung thể loại, mặc dầu trên quỹ đạo của văn học hiện đại, các thể loại
ấy có thể bị “tiểu thuyết hoá” và dung nạp ít nhiều chất văn xuôi. So với tiểu thuyết
của Thanh Tâm tài nhân, Truyện Kiều của Nguyễn Du ít chất tiểu thuyết hơn, mặc
dù nhà thơ chúng ta đã gạt bỏ nhiều chất văn xuôi tự nhiên chủ nghĩa của nguyên
tác để tái tạo lại nàng Kiều trong chất văn xuôi trong sáng hơn, nhưng mặt khác, để
trở thành nhân vật của truyện thơ cổ điển, Kiều đã được lý tưởng hoá, thi vị hoá
nhiều hơn.
Chất văn xuôi như vậy thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết của Balzac, Stendhal,
Flaubert, Dostoievski, Tolstoi, Chekhov, Sholokhov, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn
Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Khải… Chính chất văn xuôi đã mở ra
một “vùng tiếp xúc tối đa” với thời hiện tại đang sinh thành làm cho tiểu thuyết
không bị giới hạn nào trong nội dung phản ánh. Trong Truyện cũ viết lại, để biến
những huyền thoại, truyền thuyết cổ xưa thành tiểu thuyết, Lỗ Tất đã “viết lại” qua
lăng kính đời tư của nhân vật và đặt nó vào thế giới văn xuôi vốn hoàn toàn xa lạ
với thế giới truyền thuyết và huyền thoại.
B3. Nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải.
trong khi các nhân vật kia thường là nhân vật hành động. Hứng thú của nhân
vật kịch và nhân vật truyện cổ là ở chỗ nhân vật làm gì, nói gì, nghĩ gì. Nhân vật
tiểu thuyết cũng hành động, nhưng với tư cách là đặc trưng thể loại, nhân vật ấy
xuất hiện như là con người nếm trải cảm nhận, tư duy, chịu khổ đau dằn vặt của
đời. Tiểu thuyết miêu tả con người trong hoàn cảnh, không tách nó khỏi hoàn cảnh
một cách nhân tạo, không cô lập nó cũng như không cường điệu sức mạnh của nó.
Nó miêu tả nhân vật như một con người đang trưởng thành, biến đổi và do đời dạy
bảo. Trong khi hành động, nhân vật tiểu thuyết “lãnh đủ” mọi tác động của đời.
Những Luyxiêng Xoren, những Gôriô, những Pétsôrin, Raxcônniốp, những Anna,
Carênina, những Grigôri Mêlêkhốp, những Têlêghin, Đasa, những Paven
Corsaghin, những Thứ, những cha Thư… đều là những con người nếm trải và tư
duy, và vì vậy mà rất “tiểu thuyết”. M. Bakhtin nhận xét, con người trong tiểu
thuyết, khác với sử thi là thường không đồng nhất với chính nó. Một người có địa
vị cao nhưng hành vi rất thấp, trái lại, một người ở dưới đáy xã hội lại có hành vi
rất cao thượng. Cô Kiều “tiểu thuyết” hơn các nhân vật truyện nôm bởi cô không
đồng nhất với chính mình. Khi là tiểu thư cô đa tình và mang mặc cảm bạc mệnh,
khi bán mình trong lầu xanh cô không như một gái đĩ, khi gặp lại Kim Trọng cô
không như phụ nữ thông thường. Trong kịch cũng có những “nhân vật nếm trải”,
chẳng hạn như Prômêtê trong Prômêtê bị xiềng hay Hămlét trong Hăm lét, nhưng
vì hạn chế của thời gian sân khấu, lại thiếu lời người trần thuật, nói chung kịch
không tái hiện trọn vẹn quá trình nếm trải nhiều mặt của con người. Chính vì vậy,
miêu tả thế giới bên trong, phân tích tâm lý là một phương diện rất đặc trưng cho
tiểu thuyết, mặc dù nói chung, loại văn học nào cũng không thể bỏ qua được khía
cạnh tâm lý.
Tiểu thuyết mô tả con người trong hoàn cảnh, không cường điệu sức mạnh
của nó. Nhân vật tiểu thuyết là con người đang trưởng thành, biến đổi và chịu
nhiều sự tác động của đời: Lão Gôriô; Raxcônnicôp, Grigôri Mêlêkhốp, Thứ…

B4. Tiểu thuyết chứa nhiều yếu tố “thừa” so với truyện vừa và truyện
ngắn trung cổ.
Ngoài hệ thống sự kiện, biến cố và những chi tiết về tính cách, tiểu thuyết
mô tả suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người; phân tích cặn kẽ các diễn biến
tình cảm; trình bày tường tận về tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết về đồ vật…điều
làm cho tiểu thuyết khác với truyện ngắn trung đại, truyện vừa, “tiểu thuyết đoản
thiên” (novella) như Mười ngày của Bôcaxiô là ở chỗ trong các truyện ấy, cốt
truyện đóng vai trò chủ yếu cùng với nhân vật. Mọi yếu tố tác phẩm được tổ chức
sít sao với sự vận động của cốt truyện và tính cách, hầu như không có gì “thừa”, tất
cả nằm trọn trong các liên hệ nhân quả. Lời nói nhân vật cũng chỉ là một khâu thúc
đẩy cốt truyện phát triển, hoặc mở nút. Xét từ phương diện này thì những Bước
đường cùng, những Tắt đèn… tuy gọi là tiểu thuyết, nhưng thực chất gần với
truyện vừa. Những tiểu thuyết Đất nước đứng lên, Con trâu, Xung đột… cũng đều
là truyện vừa. Xa xưa hơn, những bộ Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Tây du ký
thực chất là sự xâu chuỗi của những truyện kể mà chất anh hùng sử thi đậm đà hơn
chất tiểu thuyết. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng không vượt xa tính chất của
“truyện vừa” nhiều lắm.
Nhưng Sống mòn của Nam Cao, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi… là tiểu
thuyết. Những suy nghĩ đủ các loại của Thứ : về nghề, về đồng nghiệp, về ước mơ,
về sự đói, về thói thành kiến nghi kỵ, về bản thân, về tính yếu đuối v.v…, những
tình tiết về San, về Mô, về Oanh, về ông Học, về u em, về đôi vợ chồng nhà lá, về
bữa ăn đều không thiết thực cho một cốt truyện nào, nhưng nó phơi bày ra toàn bộ
sự đầy đặn của tồn tại như một trạng thái và quá trình. ở Vỡ bờ, theo quan điểm
truyện vừa thì những chi tiết như sau sẽ xem là thừa. Chẳng hạn, cảnh những người
phụ nữ yếu đuối, mảnh khảnh cầm càng xe ba gác chở gỗ nặng nề xiên xẹo lao ầm
ầm xuống dốc cầu Long Biên. Chỉ cần một chút sẩy chân là con người tan xác dưới
bánh xe, nhưng người ta vẫn sống, dũng cảm và sáng tạo (T. I, tr. 230 - 232); hay
cảnh một em bé chừng lên bốn năm tuổi bị bệnh bại liệt teo cả đôi chân, nhưng để
được chơi, nó đã phải trèo qua bậc cửa cao hơn nó để ra ngoài sân. Nó lấy hết gân
sức du người lên cái bậc cửa ghê gớm ấy, úp bụng xuống nghỉ lấy hơi, rồi lại quay
người, lấy tay cầm đôi chân teo lủng lẳng vắt qua bên kia bậc cửa, xong lại thả
mình ra ngoài… (T. II, tr. 131). Những chi tiết loại ấy không thể tìm thấy trong
truyện vừa, trong Truyện Kiều hoặc trong các bộ tiểu thuyết Trung Quốc đồ sộ đời
Minh, vì chúng không gắn với cốt truyện mà gắn với sự suy nghĩ triết lý về cuộc
đời.

B5. Tiểu thuyết xoá bỏ khoảng cách về giá trị giữa người trần thuật và
nội dung trần thuật của anh hùng ca để miêu tả hiện thực như một cái hiện tại
đương thời của người trần thuật

Từ những năm ba mươi của thế kỷ XX, Mikhain Bakhtin khi nghiên cứu về
Rabelaise đã đề cập đến mối quan hệ giữa tiểu thuyết và tiếng cười. Theo Bakhtin,
nhờ tiếng cười mà nhà tiểu thuyết có thể thân mật hoá mọi mối quan hệ, kể cả
những quan hệ tôn nghiêm nhất, kéo đối tượng thể hiện lại gần, sờ mó, lật ngửa,
lộn trái, chia cắt, mổ xẻ... Nhân vật tiểu thuyết nhờ thế mà trở nên gần gũi, đời
thường, khác hẳn nhân vật cao quý, thiêng liêng trong sử thi. Tiểu thuyết đã ra đời
trong quá trình thân mật hoá giữa con người và thế giới như vậy.
Cái mới của Milan Kundera trong luận điểm này là gì? Ông đã bổ sung ý của
Bakhtin về tiếng cười, sự vui vẻ trong tiểu thuyết ở giai đoạn khởi đầu của nó. Sự
hài hước không chỉ là phương tiện, phương thức tiếp cận, phân tích nhân vật trong
quan hệ thân mật mà là mục đích của những tiểu thuyết thời kỳ khởi đầu. Một cuốn
tiểu thuyết ra đời vì đơn giản nó muốn làm vui cho người đọc bằng sự hài hước và
vui vẻ mà thô

, tiểu thuyết cho phép người trần thuật tiếp xúc, nhìn nhận các nhân vật một
cách gần gũi như những người bình thường, thường tình, có thể hiểu họ bằng kinh
nghiệm của mình. Chính khoảng cách gần gũi này làm cho tiểu thuyết trở thành
một thể loại dân chủ, nó cho phép người trần thuật có thể có thái độ thân mật, thậm
chí suồng sã đối với nhân vật của mình. Và từ đó, có thể nhìn hiện tượng từ nhiều
chiều, sử dụng nhiều giọng nói. tiểu thuyết hấp thu mọi loại lời nói khác nhau của
đời sống, san bằng ngăn cách lời trong văn học và ngoài văn học, tạo nên sự đối
thoại giữa các giọng khác nhau. Cuộc sống trong tiểu thuyết là một cái gì chưa
xong xuôi. Ngay lời trần thuật, dòng ý thức nhân vật cũng là một quá trình chưa
xong xuôi. Chẳng hạn như văn của Nam Cao trong Sống mòn. Chúng ta nhận xét
thấy lời văn Nam Cao xây dựng theo nguyên tắc chồng chất, lặp lại có biến đổi
những chi tiết cùng loại hay nhóm từ đồng nghĩa. Điểm đó không có nghĩa là nhà
văn thiếu khả năng miêu tả đối tượng qua một định ngữ hay tính từ duy nhất phù
hợp, mà thực chất là sự chồng chất có tác dụng tái hiện dòng ý nghĩ đang mở ra,
đang là quá trình. Dĩ nhiên đó không phải là cách duy nhất của văn tiểu thuyết. Có
nhiều lối văn diễn tả quá trình, chẳng hạn loại văn miêu tả pha phân tích của
L.Tônxtôi, văn dùng nhiều “bỗng nhiên… nhưng” của Dostoievski, văn dùng nhiều
câu đối lập với chữ “nhưng” của Chekhốv… Kết cấu của tiểu thuyết cũng thường
là kết cấu để ngỏ.

B6. Tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các
khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác

Tiểu thuyết thế kỷ XIX - XX đã cung cấp nhiều mẫu mực về sự tổng hợp
đó(1)(1). Chẳng hạn tiểu thuyết sử thi - tâm lý của L.Tôlstôi (Chiến tranh và hoà
bình), tiểu thuyết - kịch của Marcel Proust (Đi tìm thời gian đã mất), tiểu thuyết
thế sự - trữ tình của Gorki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của
tôi), tiểu thuyết sử thi - trữ tình của Hemingway (Chuông nguyện hồn ai), truyện
trữ tình của Chekhov, tiểu thuyết sử thi của Sholokhov, tiểu thuyết trí tuệ của
T.Mann, tiểu thuyết huyền thoại cảu Marquez. Ngoài ra còn có thể kể đến tiểu
thuyết tư liệu, tiểu thuyết chính luận… Những hiện tượng tổng hợp đó làm cho bản
thân thể loại tiểu thuyết cũng đang vận động, không đứng yên. So với sử thi, bi
kịch, hài kịch, tức là các thể loại đã trở nên cũ xưa, thì theo Bakhtin, tiểu thuyết là
“thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi” (2)(2). Dĩ nhiên không nên
tuyệt đối hoá các ý kiến trên, bởi lẽ, hiện tượng tổng hợp cũng có cả trong thơ và
trong kịch. Chẳng hạn thơ trữ tình chính trị - sử thi của Tố Hữu, kịch tự sự của
Bertol Brescht. Về mặt nào đó, các thể loại khác vẫn đang hình thành và chưa xong
xuôi. Tuy nhiên, ở tiểu thuyết, các khả năng tổng hợp và năng động lớn hơn.
Các nhà “cách tân” phương Tây đề xuất cái gọi là “phản tiểu thuyết”, chủ
trương một kiểu “tiểu thuyết mới không cốt truyện, không nhân vật, lấy dòng ý
thức làm cơ sở, lấy đồ vật làm đối tượng, đổi thay bản thân ngôn ngữ của tiểu
thuyết, vượt qua lối tiểu thuyết truyền thống mà đại diện là Balzac. Hiện tượng tiểu
thuyết đồ vật của Alain Robbe-Grillet, phản tiểu thuyết của Samuen Béckét, tiểu

(1)(1)
Về tính chất tổng hợp của tiểu thuyết, xin xem : Đnheprốp. Những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực. Nxb Nhà văn
Xô viết, Lêningrat, 1961;Tư tưởng của thời đại, hình thức của thời đại. Nxb Nhà văn Xô viết, Matxcơva, 1982.
(2)(2)
Bakhtin. Những vấn đề văn học và mĩ học. Nxb Văn học nghệ thuật, Mátxcơva, 1975, tr. 447 (tiếng Nga).
thuyết về ngôn từ của Natali Sarốt… chứng tỏ sự phản ứng trước các hình thức văn
học đại chúng thấp kém của xã hội tư sản, thể hiện cuộc tìm tòi những thi pháp tiểu
thuyết mới phù hợp với ý thức hệ tư sản, ý thức triết học và nghệ thuật hiện đại,
con người hiện đại. Tuy nhiên những cách tân ấy đã góp phần làm nên sự vận động
của tiểu thuyết thế kỷ XX”(1)(1).
Bức tranh tiểu thuyết thế kỷ chúng ta cho thấy thể loại chủ chốt của văn học
hiện đại không cáo chung, mà trái lại chỉ chứng tỏ tiểu thuyết là thể loại chưa biết
đến sự hoàn tất trong hình thức của nó. ở phương Tây có khuynh hướng giảm bớt
tính ước lệ của người trần thuật “toàn năng”, đã trao quyền trần thuật hoàn toàn
cho nhân vật với nhãn quan nhân vật. Bên cạnh đó còn có khuynh hướng tiểu
thuyết tư liệu, xây dựng bằng biện pháp ghép nối tư liệu như văn xuôi Mĩ những
năm 20 - 39. Có khuynh hướng tìm tòi miêu tả phương diện bề ngoài của hiện thực
khách quan hoặc của dòng ý thuức, ký ức. Cùng với loại tiểu thuyết “phi cốt
truyện” là tiểu thuyết có cốt truyện gây cấn… Trong văn học các nước xã hội chủ
nghĩa, những tìm tòi của tiểu thuyết gắn với việc phát huy truyền thống của thế kỷ
trước, với việc vận dụng các hình thức dân tộc, huyền thoại… Bên cạnh việc sử
dụng các hình thức trần thuật truyền thống, còn có khuynh hướng sử dụng các hình
thức kết cấu liên tưởng, mở rộng khung thời gian tiểu thuyết, phát triển lối trần
thuật mang ý tiềm ẩn (podtekst). Câu văn phân tích đã phát triển trong tiểu thuyết
thế kỷ trước, nay được phát triển thêm. Chẳng hạn trong tác phẩm của V.Wolf
(1882 - 1911), T. Mann, câu văn phân tích đầy những bổ sung, rào đón, giới hạn
làm cho ấn tượng về tính chân xác của trần thuật tăng lên… Tóm lại, tiểu thuyết là
thể loại tự sự dân chủ, năng động và giàu khả năng phản ánh đời sống nhiều mặt
bậc nhất trong các thể loại văn học. Thực tế, trong văn học nhân loại từ giữa thế kỷ
XX đến nay, thể loại tiểu thuyết không hề suy tàn, không hề bị đồng hoá mà ngược
lại, ngày càng có nhiều thành tựu lớn, xứng đáng được gọi là sự kế thừa và phát
triển của những thành tựu tiểu thuyết trước đó. Thậm chí, nói như cách nói của
Mikhain Bakhtin, tiểu thuyết đã không ngừng lớn mạnh, đủ sức giễu nhại các thể
loại khác, lấn át thể loại này, thu hút và chuyển hoá thể loại kia vào cấu trúc của
mình.
2.2. Đặc trưng hình thức của tiểu thuyết
Xét tiểu thuyết như một thể loại tự sự có dung lượng lớn, hình thức tiểu
thuyết có những thay đổi quan trọng. Mặc dù đúng như nhận định của M. Bakhtin,
hình thức của tiểu thuyết không đông cứng thành những quy phạm của thể loại đã
hoàn thành, song bốn yếu tố cơ bản mà tác phẩm tự sự nào cũng có như nhân vật,
(1)(1)
Xin xem : Số phận của tiểu thuyết. Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1983.
cốt truyện, hoàn cảnh, lời văn đến tiểu thuyết lại được phát triển phong phú
nhất.

Nhân vật tiểu thuyết được miêu tả nhiều mặt, tinh tế chi tiết như con
người sống. Từ tính cách, cá tính đến số phận, từ hành động đến tâm lý, từ các loại
quan hệ đến ngôn ngữ đều được các nhà tiểu thuyết quan tâm khám phá. Các thuộc
tính của nhân vật được miêu tả trong quá trình, trong tổng hoà mọi bình diện, từ ý
thức đến vô thức, từ tư tưởng đến bản năng, từ mặt xã hội đến mặt sinh vật…Sự
miêu tả nhân vật ở đây đạt được tính lập thể, toàn vẹn.

Tiểu thuyết không chỉ viết về một số người, mà còn viết cả gia tộc, cả thế hệ,
thậm chí nhiều thế hệ. Bức tranh tiểu thuyết không biết đến sự giới hạn. Số lượng
nhân vật trong tác phẩm có thể đạt tới 500 - 600 người như trong Chiến tranh và
hoà bình của L.Tolstoi hay Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cầu.

Cách tiếp cận nhân vật cũng hết sức đa dạng. Nhà tiểu thuyết có thể miêu
tả nhân vậtqua hành động và tâm lý như tiểu thuyết thế kỷ XIX, nhưng cũng có thể
miêu tả thuần tuý qua hồi ức hay dòng ý thức như nhiều tiểu thuyết thế kỷ XX.
Nhân vật tiểu thuyết có thể là con người khách thể đầy đặn, có thể chỉ là
một dòng nội tâm, có thể chỉ là một tượng trưng, ký hiệu như Jozef K. hay Grégoa
trong tác phẩm của F. Kafka.
Cốt truyện tiểu thuyết có thể đơn tuyến hay nhiều tuyến, đan bện nhiều
quãng thời gian. Cốt truyện có thể giàu kịch tích như tiểu thuyết của Dostoievski,
cốt truyện cũng có thể pha loảng để thể hiện chất triết lý hoặc chất trữ tình như của
L. Tolstoi. Cách trần thuật của tiểu thuyết cũng đa dạng : có thể kể theo ngôi thứ
nhất, thứ hai, thứ ba. Có thể sử dụng nhiều loại điểm nhìn để khắc hoạ nhân vật từ
nhiều góc độ.
Nhìn chung cốt truyện tiểu thuyết hiện đại khá tự do, linh hoạt trong việc
chọn điểm mở đầu, điểm kết thúc.
Hoàn cảnh trong tiểu thuyết được khắc hoạ, phân tích rất chi tiết. Đó có
thể là hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh chiến tranh, môi trường
phong tục, văn hoá, thậm chí là hoàn cảnh tưởng tượng… Chức năng của hoàn
cảnh trong tiểu thuyết rất đa dạng. Ngoài việc cung cấp không gian cho nhân vật
hoạt động, hoàn cảnh còncó tác dụng thúc đẩy nhân vật hành động, làm phương
tiện bộc lộ tính cách, phân tích tâm lý, phân tích xã hội, tạo không khí chung của
tác phẩm. Ví dụ việc miêu tả hoàn cảnh trong tiểu thuyết Lão Gôriô của Balzac,
hoàn cảnh trong tiểu thuyết Bà Bovary của G.Flaubert, trong tiểu thuyết Đồi gió hú
của Emily Brontê…
Ngôn từ trong tiểu thuyết là một hiện tượng rất phong phú. Lời trần thuật
trong tiểu thuyết mang tính chất đối thoại, nó có nhiều hình thức đa giọng, đa
thanh như lời văn nhại, lời mỉa mai, lời văn nửa trực tiếp… Trong tiểu thuyết
ngôn từ trở thành đối tượng miêu tả của nhà văn. Nhà văn miêu tả ngôn từ của
nhân vật như những sản phẩm cá thể hoá cao độ, phù hợp với đặc điểm cá nhân
của từng nhân vật, ứng với nhu cầu miêu tả cá tính của nhân vật.
Các đặc điểm nói trên làm cho hình thức của tiểu thuyết đạt được trình độ
phát triển cao nhất trong loại tự sự.

III. Các thể loại của tiểu thuyết


3.1. Sự phân biệt tiểu thuyết theo hình thức và dung lượng :
Sự đa dạng của tiểu thuyết làm cho mọi sự phân loại không dễ dàng. Cho đến
nay vẫn chưa có một cách phân loại nào bao quát được hết các thể của tiểu thuyết.
Dựa vào hình thức người ta nói đến tiểu thuyết thể nhật kí, tiểu thuyết thể thư tín,
tiểu thuyết bằng thơ, tiểu thuyết chương hồi… Nhưng quan trọng hơn cả là phân
chia theo dung lượng: tiểu thuyết trường thiên, thường gọi là tiểu thuyết và truyện
vừa, truyện ngắn.
Truyện vừa là thể loại văn xuôi tự sự cỡ trung bình. Các truyện vừa nổi
tiếng như Dubrôpxki, Con đầm pích của Puskin, Taras Bulba của Gôgôl, Khát gi
Murát của L.Tôlstôi, Cácmen của P. Mérimée, Gôpxếch, Gia đình của nhà ngân
hàng Niuxigien của Balzac, AQ Chính truyện của Lỗ Tấn, Con tàu trắng, Vĩnh biệt
Gunxarư của Aitmatốp. Gắng sống đến bình minh của Bưcốp, Sống mà nhớ lấy
của Rasputin. Các tiểu thuyết Việt Nam như Đất nước đứng lên, Bên kia biên giới,
Vùng mỏ đều gần với truyện vừa hơn là tiểu thuyết xét về dung lượng. Điều đó
chứng tỏ ranh giới truyện vừa và tiểu thuyết là rất tương đối. Bêlinski phân biệt hai
thể loại này chủ yếu theo dung lượng. Tuy nhiên không nên hiểu dung lượng chỉ là
độ dài ngắn của văn bản. Các “tiểu thuyết truyền kì” đời Đường, các “thoại bản”
Tống, Nguyên, các truyện ngắn trung đại Việt Nam như Truyền kì mạn lục, Truyền
kì tân phá tuy là ngắn nhưng lại gần truyện vừa hơn truyện ngắn.
Có lẽ không nên hiểu truyện vừa như là sự thu hẹp phạm vi tái hiện đời sống.
Nhiều truyện như Người con gái viên đại uý,Taras Bunba, Khátgi Murát… đã
chứng tỏ phạm vi phản ánh hiện thực rất rộng. Dung lượng truyện vừa thể hiện ở
bình diện trần thuật. So với tiểu thuyết, trần thuật của truyện vừa thường cô đọng,
hàm súc hơn, bám sát sự phát triển của cốt truyện và đặc điểm nhân vật hơn. Thế
giới truyện vừa nói chung được tái hiện trong một khoảng cách xa hơn tiểu thuyết.
Chính vì vậy, phương diện đồ vật, tâm lý, ý nghĩ, ngôn ngữ… của đời sống không
được tái hiện chi tiết, tường tận như tiểu thuyết. Phân tích các truyện vừa của
Puskin, Gôgôl, L.Tôlstôi, có thể cho thấy rất rõ đặc điểm đó.
Chính vì như vậy mà người ta nhận thấy sự trần thuật của truyện vừa gần
với anh hùng ca cổ đại ở tràan thuật trầm tĩnh, ít xoáy sâu vào các tình thế bi
thảm mang tính kịch gay gắt. Đặc điểm đó của truyện vừa bộc lộ rõ trong các tác
phẩm mang tính chất tiểu sử, tự truyện. Chẳng hạn bộ ba tự truyện của Gorki. Các
truyện anh hùng chiến sĩ của ta cũng thuộc loại này. ở đây, yếu tố “thuật” nhiều
hơn yếu tố “tả”. Các truyện vừa mang đậm kịch tính như Đại lộ Nêva, Nhật ký
người điên của Gôgôl, hay phân tích tâm lý nổi bật như Người dịu dàng của
Đôstôiévski, người ta thấy gần tiểu thuyết hơn và gọi là “tiểu thuyết cỡ nhỏ”.
Nhưng câu văn truyện vừa thường giản dị, gọn gàng sáng rõ, ít trang sức
và độ “đục mờ” làm cho tiết độ trần thuật nói chung “nhanh” hơn tiểu thuyết.
Điều đó còn gắn với đối tượng tái hiện của truyện vừa là các sự kiện, các cuộc đời
thường là đặc sắc, khác thường, hoặc các hiện tượng đời sống nổi bật. Truyện vừa
ít miêu tả quá trình vận động của tính cách, quan hệ hơn tiểu thuyết.
Những điều nói trên cho thấy truyện vừa có một phạm vi miêu tả đời sống
khác với tiểu thuyết, và điều đó quy định đặc trưng thể loại của nó. Với các đặc
trưng đó, truyện vừa có vị trí đắc lực trong việc tái hiện các tấm gương anh
hùng, các sự kiện có ý nghĩa lớn của đời sống. Các tác phẩm của ta được ghi là
“truyện” thường có đặc điểm gần với truyện vừa hơn là tiểu thuyết. Không phải
ngẫu nhiên mà các tác phẩm viết về chiến tranh trong văn học Xô viết và ở ta
thường dùng hình thức truyện vừa.
Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ. Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho
truyện ngắn có vẻ gần gũi với cáchình thức truyện kể dân gian như truyện cổ, giai
thoại, truyện cười, hoặc gần với những bài ký ngắn. Nhưng thực ra không phải. Nó
gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời.
Nội dung thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau: đời tư, thế sự, hay sử thi,
nhưng cái độc đáo của nó lại là ngắn. Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời
hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng
cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện, mà ở cái nhìn tự sự đối
với cuộc đời. Truyện ngắn trung đại cũng là truyện ngắn nhưng gần với truyện
vừa. Truyện ngắn hiện đại khác hẳn. Đó là một kiểu tư duy khá mới, vì vậy nói
chung, truyện ngắn đích thực xuất hiện muộn trong lịch sử văn học. ở nhiều nước
trên thế giới, truyện ngắn gắn liền với báo chí: khuôn khổ báo chí không cho phép
dài. Truyện ngắn nói chung không phải vì “truyện” của nó “ngắn”, mà vì cách
nắm bắt cuộc sống của thể loại. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc hoạ
một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời
sống tâm hồn con người. Chính vì vậy trong truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít
sự kiện phức tạp. Chỗ khác biệt quan trọng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn là, nếu
nhân vật chính của tiểu thuyết thường là một thế giới, thì nhân vật truyện ngắn là
một mảnh nhỏ của thế giới. Truyện ngắn thường không nhằm tới việc khắc hoạ
những tính cách điển hình có cá tính đầy đặn và nhiều mặt trong tương quan với
hoàn cảnh. Nhân vật truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan
hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Mặt khác, do đó
truyện ngắn lại có thể mở rộng diện nắm bắt các kiểu loại nhân vật đa dạng của
cuộc sống, chẳng hạn như chức nghiệp, xuất thân, gia hệ, bạn bè… những kiểu loại
mà trong tiểu thuyết thường hiện ra thấp thoát trong các nhân vật phụ.
Nghiên cứu các truyện ngắn xuất sắc của L.Tôlstôi, Gorki, Chekhốv,
Shôlôkhôv, Paustốvski, hoặc các truyện ngắn của Daudet, Mérimée , Maupassant,
O’Henri, Jac London, các truyện ngắn của Lỗ Tấn, hoặc các truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài trước Cách
mạng Tháng Tám, hay như truyện ngắn của Nguyễn Khải, Đỗ Chu, Nguyễn Huy
Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài… đều thấy các đặc điểm đó.
Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn, nhưng chức năng
của nó nói chung là để nhận ra một điều gì. Cái chính của truyện ngắn là gây
một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người.
Kết cấu của truyện ngắn thường là một sự tương phản, liên tưởng.
Bút pháp trần thuật thường là chấm phá.
Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung
lượng lớn và hành văn mang ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói
hết.
Ngoài ra, giọng điệu, cái nhìn cũng hết sức quan trọng, làm nên cái hay của
truyện ngắn. Truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống hằng ngày,
lại súc tích, dễ đọc, gắn liền với hoạt động báo chí, có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời
trong đời sống.
3.2. Sự phân chia thể loại theo nội dung, đề tài
Sự phân chia thể loại theo nội dung đề tài đã phổ biến từ xưa. ở Trung Quốc
người ta nói đến tiểu thuyết chí quái, kể những chuyện quái dị; tiểu thuyết chí
nhân, ghi về lời nói, việc làm của người thường; tiểu thuyết thần ma như Tây du ký
kể những chuyện hoang đường; tiểu thuyết tình đời như Kim Bình Mai, kể những
chuyện trong quan hệ bè bạn, nam nữ, gia đình; tiểu thuyết châm biếm như Chuyện
làng Nho kể chuyện nhà nho khốn khổ với công danh; tiểu thuyết công án như
Long đồ công án kể chuyện Bao Thanh Thiên đề cao công lí, tiểu thuyết vũ hiệp
như truyện kiếm hiệp, tiền thân của tiểu thuyết ‘chưởng” Kim Dung sau này; tiểu
thuyết tài tử giai nhân những mối tình của trai tài, gái sắc, thể hiện khát vọng hạnh
phúc lứa đôi; tiểu thuyết phê phán vạch trần mọi ung nhọt xã hội, đặc biệt là quan
trường…
ở phương Tây tiểu thuyết có những dòng khác, chẳng hạn, tiểu thuyết du
đãng, kể chuyện những kẻ bợm nghịch, lưu manh như Gil Blas ở Santillane của
Alain - René Lesage; tiểu thuyết đen như của Edgar Allan Poe với nhiều ma quái,
cạm bẫy; tiểu thuyết trinh thám như của Conan Doyle, tiểu thuyết luận đề, xây
dựng nhân vật nhằm nêu các vấn đề xã hội, có ý vị tuyên truyền, minh hoạ; tiểu
thuyết tâm lý đặt trọng tâm ở miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật, tiểu thuyết tự
truyện, nhà văn tự kể chuyện đời mình, như bộ ba Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những
trường đại học của tôi của M.Gorki…
Sự phân biệt về nội dung như trên không tránh khỏi có sự chồng chéo, nhưng dù
sao cũng cung cấp một bức tranh hết sức đa dạng của tiểu thuyết

You might also like