You are on page 1of 9

Bài viết hướng dẫn phương pháp tìm điều kiện tham số liên quan đến bài toán

tương
giao của hàm phân thức hữu tỉ trong chương trình Giải tích 12: ứng dụng đạo hàm để
khảo sát và vẽ đồ thị hàm số.

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN


Cho hàm số có dạng: y=ax+bcx+d (điều kiện ad–bc≠0).
Đường thẳng d:y=mx+n.
Phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị là:
ax+bcx+d=mx+n (điều kiện x≠–dc).
⇔ax+b=(cx+d)(mx+n) ⇔g(x)=a1x2+b1x+c1=0 (1).
Hai đồ thị cắt nhau tại hai điểm phân biệt ⇔(1) có hai nghiệm phân biệt khác –
dc ⇔{a1≠0;Δ>0g(–dc)>0.
Nhận xét:
+ Nếu A, B là giao điểm của của hai đồ thị
thì A(x1;mx1+n) và B(x2;mx2+n) với x1, x2 là hai nghiệm phân biệt của phương
trình (1).
+ Nếu hai giao điểm A, B thuộc hai nhánh của đồ thị thì ta có xA<–dc<xB.
+ Nếu hai giao điểm A, B cùng thuộc một nhánh của đồ thị hàm số thì ta có xA, xB>–
dc hoặc xA, xB<–dc.

II. VÍ DỤ MINH HỌA


Ví dụ 1. Tìm điều kiện của tham số m để đường thẳng y=x+m cắt đồ thị hàm số y=x–
2x–1 tại hai điểm phân biệt A, B sao cho:
a) Hai điểm A, B thuộc về cùng một nhánh của đồ thị hàm số.
b) Độ dài đoạn thẳng AB=23.
c) Diện tích tam giác OAB bằng 43 với O là gốc tọa độ.

Xét phương trình hoành độ giao điểm: x–2x–1=x+m (điều kiện x≠1).


⇔x–2=(x+m)(x–1) ⇔x2+(m–2)x+2–m=0.
⇔x2+(m–2)x+2–m=0 (1).
Để đường thẳng d cắt đồ thị hàm số đã cho tại hai điểm phân biệt ⇔(1) có hai nghiệm
phân biệt khác 1.
⇔{Δ=(m–2)2–4(2–m)>012+m–2+2–m≠0 ⇔{Δ=m2–4>01≠0 ⇔[m>2m<–2.
Gọi x1, x2 là hai nghiệm phân biệt của phương trình (1).
Áp dụng định lí Vi-ét ta có: {x1+x2=2−mx1x2=2−m
a) Để đường thẳng d cắt đồ thị hàm số đã cho tại hai điểm thuộc cùng một nhánh của đồ
thị hàm số ⇔(1) có hai nghiệm phân biệt x1>1, x2>1 hoặc x1<1, x2<1 ⇔(x1–1)(x2–
1)>0 ⇔x1x2–(x1+x2)+1>0.
⇔(2–m)–(2–m)+1>0 ⇔1>0 (luôn đúng).
Vậy với [m>2m<–2 thì đường thẳng d luôn cắt đồ thị hàm số đã cho tại hai điểm thuộc
cùng một nhánh của đồ thị hàm số.
b) Ta có A(x1;x1+m) và B(x2;x2+m) do đó AB=(x2–x1)2+(x2–x1)2.
⇔AB2=2(x2–x1)2.
⇔AB2=2(x1+x2)2–8x2x1 =2(2–m)2–8(2–m) =2m2–8.
Theo giả thiết, ta có AB=23 ⇔AB2=12 ⇔12=2m2–8 ⇔m=±25.
c) Ta có SOAB=12d(O;AB).AB với AB:y=x+m ⇔x–y+m=0.
⇒d(O;AB)=|m|2.
Khi đó ta có 43=12.|m|2.2m2–8 ⇔83=|m|.m2–4.
⇔m4–4m2–192=0 ạ⇔[m2=16m2=–12(loại) ⇔m=±4.

Ví dụ 2. Cho hàm số y=x+3x+1 (C). Đường thẳng d:y=2x+m cắt (C) tại hai điểm phân


biệt A, B. Tìm điều kiện của tham số m sao cho:
a) Trọng tâm của tam giác OAB thuộc đường thẳng d1:y=–x+13 với O là gốc tọa độ.
b) Độ dài đoạn thẳng AB nhỏ nhất.

Ta có phương trình hoành độ giao điểm:


x+3x+1=2x+m (điều kiện x≠–1) ⇔x+3=(x+1)(2x+m).
⇔2x2+(m+1)x+m–3=0 (1).
Để đường thẳng d cắt đồ thị (C) tại hai điểm phân biệt khi và chỉ khi phương
trình (1) có hai nghiệm phân biệt khác −1.
⇔{Δ=(m+1)2–4.2.(m–3)>02(–1)2+(m+1)(–1)+m–3≠0.
⇔{Δ=m2–6m+25>0–2≠0 ⇔(m–3)2+16>0 (luôn đúng).
Gọi x1, x2 là hai nghiệm phân biệt của phương trình (1).
Áp dụng định lí Vi-et, ta có: {x1+x2=–(m+1)2x1x2=m–32.
a) Giả sử A(x1;2x1+m) và B(x2;2x2+m) do đó trọng tâm G của tam
giác OAB là G(x1+x2+03;2(x1+x2)+2m3) ⇔G(–(m+1)6;m–13).
Theo bài ra ta có G∈d1:y=–x+13.
⇒m–13=m+16+13 ⇔2m–2=m+1+2 ⇔m=5.
b) Ta có AB2=(x2–x1)2+(2x2+m–2x1–m)2.
=5(x2–x1)2 =5(x2+x1)2–20x2x1 =5.(m+1)24–20.m–32.
=54.[m2–6m+25] =54[(m–3)2+16] ≥54.16=20.
Do đó ABmin=25 khi m=3.

III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Bài 1. Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đường thẳng d:y=−x+m cắt đồ thị hàm
số y=x+2x–1 tại hai điểm phân biệt?
A. (–∞;2–23)∪(2+23;+∞).
B. (2–23;2+23).
C. (–∞;2–23].
D. (–23;23).
Ta có phương trình hoành độ giao điểm: x+2x–1=–x+m (điều kiện x≠1).
⇔x+2=–x2+(m+1)x–m ⇔x2–mx+m+2=0 (1).
Để đường thẳng d cắt đồ thị hàm số đã cho tại hai điểm phân biệt ⇔(1) có hai nghiệm
phân biệt khác 1.
⇔{Δ=m2–4(m+2)>012–m.1+m≠0 ⇔m2–4m–8>0 ⇔[m>2+23m<2–23.
Chọn đáp án A.

Bài 2. Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đường thẳng d:y=–2x+m cắt đồ thị hàm
số y=2x–1x–2 tại hai điểm phân biệt thuộc về cùng một nhánh của đồ thị.
A. [m>6+26m<6–26.
B. [m>6+23m<6–23.
C. [m>6m<6.
D. –6<m<6.

Phương trình hoành độ giao điểm: 2x–1x–2=–2x+m (điều kiện x≠2).


⇔2x–1=–2x2+(m+4)x–2m.
⇔2x2–(m+2)x+2m–1=0 (1).
Để đường thẳng d cắt đồ thị hàm số đã cho tại hai điểm ⇔(1) có hai nghiệm phân
biệt x1, x2 khác 2.
⇔{Δ=(m+2)2–4.2(2m–1)>02.22–(m+2)2+2m–1≠0 ⇔{Δ=m2–12m+12>03≠0 
⇔[m>6+26m<6–26.
Áp dụng định lí Vi-et, ta có {x1+x2=m+22x1x2=2m–12.
Để hai giao điểm thuộc về cùng một nhánh của đồ thị:
⇔(x1–2)(x2–2)>0 ⇔x1x2–2(x1+x2)+4>0 ⇔2m–12–2.m+22+4>0.
⇔32>0 (luôn đúng).
Chọn đáp án A.

Bài 3. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m∈[–10;10] để đồ thị hàm số y=2xx–
1 cắt d:y=−x+m tại hai điểm phân biệt.
A. 15.
B. 16.
C. 20.
D. 21.

Phương trình hoành độ giao điểm:


2xx–1=–x+m ⇔2x=–x2+(m+1)x–m ⇔x2+(1–m)x+m=0 (1).
Để đường thẳng d cắt đồ thị hàm số đã cho tại hai điểm phân biệt ⇔(1) có hai nghiệm
phân biệt khác 1 ⇔{Δ=(1–m)2–4m>012+1–m+m≠0 ⇔{m2–6m+1>02≠0.
Mà m∈Z, m∈[–10;10] nên m∈{–10;–9;…;0;6;7;8;9;10}.
Chọn đáp án B.
Bài 4. Tính tổng các giá trị nguyên của tham số m∈(–6;10) biết đường
thẳng d:y=−x+m cắt đồ thị hàm số y=x–3x+1 tại hai điểm phân biệt.
A. 30.
B. 40.
C. 34.
D. 21.

Ta có phương trình hoành độ giao điểm:


x–3x+1=–x+m (điều kiện x≠–1) ⇔x–3=–x2+(m–1)x+m.
⇔x2+(2–m)x–m–3=0 (1).
Để đường thẳng d cắt đồ thị hàm số tại hai điểm phân biệt ⇔(1) có hai nghiệm phân
biệt khác −1 ⇔{Δ=(2–m)2–4(–m–3)>0(–1)2–2+m–m–3≠0 ⇔{m2+16>0–4≠0 (luôn
đúng).
Theo bài ra ta có m∈(–6;10) ⇒m∈{–5;–4;–3;…;0;1;…;9}.
Do đó tổng các giá trị cần tìm của m là S=(–5)+(–4)+…+0+1+…+9=30.
Chọn đáp án A.

Bài 5. Tính tổng bình phương các giá trị của tham số m sao cho đường
thẳng d:y=−x−m cắt đồ thị hàm số y=x–2x–1 tại hai điểm phân biệt M, N sao
cho MN=26.
A. 26.
B. 25.
C. 17.
D. 10.

Ta có phương trình hoành độ giao điểm là:


x–2x–1=–x–m (điều kiện x≠1) ⇔x–2=–x2+(1–m)x+m.
⇔x2+mx–m–2=0 (1).
Để đường thẳng d cắt đồ thị hàm số đã cho tại hai điểm phân biệt ⇔(1) có hai nghiệm
phân biệt x1, x2 khác 1.
⇔{Δ=m2+4(m+2)>01+m–m–2≠0 ⇔{(m+2)2+4>0–1≠0 (luôn đúng).
Áp dụng định lí Vi-et, ta có: {x1+x2=–mx1x2=–m–2.
Khi đó gọi M(x1;–x1–m), N(x2;–x2–m) ⇒MN2=(x2–x1)2+(–x2+x1)2.
=2(x2–x1)2 =2[(x2+x1)2–4x2x1] =2(m2+4m+8).
Theo bài ra ta có 2(m2+4m+8)=26 ⇔m2+4m–5=0 ⇔[m=1m=–5.
Do đó tổng cần tìm là S=12+(–5)2=26.
Chọn đáp án A.

Bài 6. Cho hàm số y=x+1x–1 và đường thẳng d đi qua điểm M(52;4) có hệ số


góc m. Tìm giá trị của m để đường thẳng d cắt đồ thị hàm số đã cho tại hai điểm phân
biệt A, B sao cho M là trung điểm AB.
A. m=−3.
B. m=−2.
C. m=2.
D. m=1.

Phương trình đường thẳng d:y=m(x–52)+4.


Ta có phương trình hoành độ giao điểm: x+1x–1=m(x–52)+4.
⇔2x+2 =2mx2–(7m–8)x+5m–8 ⇔2mx2–(7m–6)x+5m–10=0 (1).
Để đường thẳng d cắt đồ thị hàm số đã cho tại hai điểm phân biệt ⇔(1) có hai nghiệm
phân biệt x1, x2 khác 1.
⇔{m≠0Δ=(7m–6)2–4.2m.(5m–10)>02m–(7m–6)+5m–10≠0.
Áp dụng định lí Vi-et, ta có: x1+x2=7m–62m.
Khi đó A(x1;y1), B(x2;y2).
Vì M là trung điểm AB nên:
x1+x2=2xM=5 ⇔7m–62m=5 ⇔m=–2 (thỏa mãn).
Chọn đáp án B.

Bài 7. Cho hàm số y=2x+1x+1. Tìm m để đường thẳng d:y=−2x+m cắt đồ thị hàm số đã


cho tại hai điểm M, N sao cho SOMN=3174 với O là gốc tọa độ.
A. ±1.
B. ±12.
C. ±3.
D. ±2.

Phương trình hoành độ giao điểm:


2x+1x+1=–2x+m (điều kiện x≠–1) ⇔2x+3 =–2x2+(m–2)x+m.
⇔2x2–(m–4)x+1–m=0 (1).
Để đường thẳng d cắt đồ thị hàm số đã cho tại hai điểm phân biệt ⇔(1) có hai nghiệm
phân biệt x1, x2 khác −1.
⇔{Δ=(m–4)2–4.2.(1–m)>02.(–1)2–(m–4)(–1)+1–m≠0 ⇔{m2+8>0–1≠0 (luôn đúng).
Áp dụng định lí Vi-et, ta có: {x1+x2=m–42x1x2=1–m2.
Gọi M(x1;–2x1+m), N(x2;–2x2+m).
Khi đó MN2=(x2–x1)2+(–2x2+2x1)2 =5(x2–x1)2 =5(x2+x1)2–20x1x2.
=5(m–42)2–20.1–m2 =54[m2+8].
Ta có d(O;MN) =d(O;d) =|m|5 ⇒SOMN=12.|m|5.52.m2+8.
⇔4.3174=|m|.m2+8 ⇔m4+8m2–153=0 ạ⇔[m2=9m2=–17(loại) ⇔m=±3.
Chọn đáp án C.

Bài 8. Cho hàm số y=2x+1x–1 có đồ thị (C) và đường thẳng d:y=mx+2–m. Tìm giá trị


của tham số m để đường thẳng d cắt (C) tại hai điểm phân biệt A và B sao cho tam
giác ABC cân tại C(2;−1).
A. m=43.
B. m=–53.
C. m=–23.
D. m=13.

Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị là:


2x+1x–1=mx+2–m (điều kiện x≠1) ⇔mx2–2mx+m–3=0 (1).
Để đường thẳng d cắt đồ thị hàm số đã cho tại hai điểm phân biệt ⇔(1) có hai nghiệm
phân biệt x1, x2 khác 1.
⇔{m≠0Δ‘=m2–m(m–3)>0m–2m+m–3≠0 ⇔m>0.
Áp dụng định lí Vi-et, ta có: {x1+x2=2x1x2=m–3m.
Gọi I là trung điểm AB thì xI=x1+x22=1 mà I∈AB ⇒I∈d ⇒I(1;2).
Ta có đường thẳng IC có hệ số góc là kIC=yC–yIxC–xI=–3.
Theo giả thiết ΔABC cân tại C nên IC⊥AB.
⇔kIC.kd=–1 ⇔m.(–3)=–1 ⇔m=13.
Chọn đáp án D.

Bài 9. Cho hàm số y=2x–4x+1. Tìm tất cả các giá trị của tham số m sao cho đường
thẳng y=−x+m cắt đồ thị hàm số đã cho tại hai điểm phân biệt B, C sao cho tứ
giác OABC là hình bình hành với A(−5;5) và O là gốc tọa độ.
A. m=2.
B. [m=0m=2.
C. [m=1m=3.
D. m=−2.

Ta có phương trình hoành độ giao điểm:


2x–4x+1=–x+m (điều kiện x≠–1) ⇔x2+(3–m)x–4–m=0 (1).
Để đường thẳng d cắt đồ thị hàm số đã cho tại hai điểm phân biệt ⇔(1) có hai nghiệm
phân biệt x1, x2 khác −1.
⇔{Δ=(3–m)2–4(–4–m)>0(–1)2+(3–m)(–1)–4–m≠0 ⇔{m2–2m+25>0–6≠0 (luôn
đúng).
Áp dụng định lí Vi-ét, ta có: {x1+x2=m–3x1x2=–4–m.
Giả sử B(x1;–x1+m), C(x2;–x2+m) thì:
BC2=2(x2–x1)2 =2(x2+x1)2–8x1x2 =2m2–4m+50.
Ta có đường thẳng OA:y=–x và OA=50 mà CB:y=–x+m.
Do đó theo yêu cầu bài toán ta có OA//CB và OA=CB.
⇔{m≠02m2–4m+50=50 ⇔{m≠0[m=0m=2 ⇔m=2.
Chọn đáp án A.

Bài 10. Cho hàm số y=x1–x có đồ thị (C) và điểm thỏa mãn A(−1;1). Tìm m để đường


thẳng d:y=mx–m–1 cắt (C) tại hai điểm phân biệt M, N sao cho AM2+AN2 đạt giá trị
nhỏ nhất.
A. m=−2.
B. m=−1.
C. m=1.
D. m=−3.

Phương trình hoành độ giao điểm là:


x1–x=mx–m–1 (điều kiện x≠1) ⇔mx2–2mx+m+1=0 (1).
Để đường thẳng d cắt đồ thị hàm số đã cho tại hai điểm phân biệt ⇔(1) có hai nghiệm
phân biệt khác 1 ⇔{m≠0Δ=m2–m(m+1)>0m–2m+m+1≠0 ⇔m<0.
Giả sử xM, xN là nghiệm của (1), theo định lý Vi-et, ta có: {xM+xN=2xMxN=m+1m.
Gọi I là trung điểm của MN suy ra {xI=xM+xN2=1yI=mxI–m–1=–1.
Ta có AM2+AN2=2AI2+MN22 nên AM2+AN2 nhỏ nhất khi MN2 nhỏ nhất.
MN2 =(xM–xN)2 +((mxM–m–1)–(mxN–m–1))2 =(m2+1)(xM–xN)2.
=(m2+1)((xM+xN)2–4xMxN) =(m2+1)(4–4m+1m) =4(–m+1–m)≥8.
Dấu bằng xảy ra khi –m=1–m và m<0 suy ra m=−1.
Chọn đáp án B.

IV. BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Bài 1. Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đường thẳng d:y=x+m cắt đồ thị hàm
số y=2x–3x–1 tại hai điểm phân biệt.
A. (–∞;–1)∪(3;+∞).
B. (4;+∞).
C. (-1 ;+\infty)
D. ∀m.

Bài 2. Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đường thẳng d:y=2x+m cắt đồ thị hàm
số y=x–1x–2 tại hai điểm phân biệt.
A. (–∞;1)∪(3;+∞).
B. ∀m.
C. (1;3).
D. [0;+∞).

Bài 3. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m∈[–12;12] để đường
thẳng d:y=2mx+1 cắt đồ thị hàm số y=x–3x–1 tại hai điểm phân biệt thuộc về cùng một
nhánh của đồ thị hàm số.
A. 22.
B. 8.
C. 7.
D. 25.
Bài 4. Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đường thẳng d:y=mx+2 cắt đồ thị hàm
số y=2x–1x–2 tại hai điểm phân biệt M, N sao cho I(1;3) là trung điểm MN.
A. m=−4.
B. m=1.
C. m=2.
D. m=−1.

Bài 5. Tính tổng bình phương các giá trị của tham số m để đường thẳng d:y=2x–m cắt
đồ thị hàm số y=3x–1x+2 tại hai điểm phân biệt A, B sao cho AB=10.
A. 226.
B. 25.
C. 149.
D. 65.

Bài 6. Tính tổng tất cả các giá trị thực của m để đường thẳng y=x+m–1 cắt đồ thị hàm
số y=2x+1x+1 tại hai điểm phân biệt A, B sao cho AB=23.
A. 8.
B. 6.
C. 4.
D. 10.

Bài 7. Cho hàm số y=x+3x+1 có đồ thị (C). Tìm tất cả các giá trị của tham số m sao cho
đường thẳng d:y=x−m cắt (C) tại hai điểm phân biệt A và B thỏa mãn điểm G(2;−2) là
trọng tâm của tam giác OAB.
A. m=4.
B. m=−3.
C. m=6.
D. m=7.

Bài 8. Cho hàm số y=x+3x+1 (C). Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đường
thẳng d:y=2x+m cắt (C) tại hai điểm phân biệt M, N sao cho MN đạt giá trị nhỏ nhất.
A. m=−2.
B. m=3.
C. m=4.
D. m=−1.

Bài 9. Cho hàm số y=x+3x+2 có đồ thị (C). Biết có hai giá trị tham số m để đường
thẳng d:y=2x+m cắt đồ thị (C) tại hai điểm phân biệt A, B và cắt tiệm cận đứng
của (C) tại điểm M sao cho MA2+MB2=25 là m1, m2. Tính tổng S=m12+m22.
A. S=61.
B. S=146.
C. S=37.
D. S=269.

Bài 10. Có bao nhiêu số nguyên m sao cho đường thẳng y=x+m cắt đồ thị hàm
số y=2x–1x+1 tại hai điểm phân biệt M, N và MN≤6?
A. 10.
B. 11.
C. 4.
D. 3.

V. ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN


1. A.
2. B.
3. C.
4. B.
5. A.
6. A.
7. C.
8. B.
9. B.
10. C.

You might also like