You are on page 1of 20

MỤC LỤC

1 Không gian metric 2

1.1 Metric, hình cầu mở, hình cầu đóng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2

1.2 Tập hợp mở và lân cận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

1.3 Tập hợp đóng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

2 Không gian topo 11

2.1 Khái niệm về không gian topo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

2.2 So sánh hai topo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14

2.3 Cơ sở của topo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14

2.4 Lân cận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16

2.5 Tập hợp đóng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16

2.6 Bao đóng của một tập hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18

2.7 Phần trong của tập hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

2.8 Biên của một tập hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

1
CHƯƠNG 1

KHÔNG GIAN METRIC

1.1 Metric, hình cầu mở, hình cầu đóng

1.1.1 Định nghĩa. Giả sử X là tập khác rỗng và d : X × X → R thỏa mãn các điều kiện
sau với mọi x, y, z ∈ X .

(1) d(x, y) ≥ 0;

d(x, y) = 0 khi và chỉ khi x = y .

(2) d(x, y) = d(y, x);

(3) d(x, z) ≤ d(x, y) + d(y, z).

Khi đó,

• d được gọi là một metric trên X .

• Cặp (X, d) được gọi là một không gian metric.

• Mỗi phần tử của X được gọi là một điểm.

• d(x, y) được gọi là khoảng cách giữa x và y .

1.1.2 Nhận xét. Với mọi x, y, z ∈ X, ta có

◦ d(x, z) ≤ d(x, y) + d(y, z), kéo theo d(x, z) − d(y, z) ≤ d(x, y).

◦ d(y, z) ≤ d(y, x) + d(x, z), kéo theo −d(x, y) ≤ d(x, z) − d(y, z).

Như vậy, |d(x, z) − d(y, z)| ≤ d(x, y).

1.1.3 Định nghĩa. Giả sử (X, d) là một không gian metric, x ∈ X và r > 0. Khi đó,

2
3

(1) B(x, r) = {y ∈ X : d(x, y) < r} được gọi là hình cầu mở tâm x bán kính r.

(2) B[x, r] = {y ∈ X : d(x, y) ≤ r} được gọi là hình cầu đóng tâm x bán kính r.

1.1.4 Ví dụ. Giả sử X = Cn , và với mọi x = (x1 , . . . , xn ), y = (y1 , . . . , yn ) ∈ Cn ta đặt


v
u n
uX
d(x, y) = t |xi − yi |2 .
i=1

d1 (x, y) = max |xi − yi |.


i=1,n
n
X
d2 (x, y) = |xi − yi |.
i=1

Khi đó,

(1) d, d1 , d2 là các metric trên Rn . Ta nói rằng d là metric thông thường trên X .

(2) Hãy mô tả hình cầu mở trên (R, d), (R2 , d) và (R3 , d).

(3) Hãy vẽ B(O, 1) trong (R2 , d), (R2 , d1 ) và (R2 , d2 ), trong đó O(0, 0).

(1) Mỗi người chứng minh một metric (3 người)

(2) Một người làm hết câu 2

(3) Mỗi người một ý.

(4) Chứng minh rằng: max{A + B} ≤ max A + max B.

Chứng minh. (1) Ta có

♣ d là metric trên Cn .

Thật vậy, với mọi x = (x1 , . . . , xn ), y = (y1 , . . . , yn ), z = (z1 , . . . , zn ) ∈ Cn , ta có

• d(x, y) ≥ 0.
n
X
d(x, y) = 0 ⇔ |xi − yi |2 = |x1 − y1 |2 + |x2 − y2 |2 + · · · + |xn − yn |2 = 0
i=1

⇔ |x1 − y1 | = |x2 − y2 | = · · · = |xn − yn | = 0

⇔ x1 = y1 , x2 = y2 , . . . xn = xn ⇔ x = y.

v v
u n u n
u X uX
• d(x, y) = t 2
|xi − yi | = t |yi − xi |2 = d(y, x).
i=1 i=1
4

• Ta có
n
X n
X 2 Xn  2
2 2
d(x, z) = |xi − zi | = (xi − yi ) + (yi − zi ) ≤ |xi − yi | + |yi − zi |

i=1 i=1 i=1
v 2 v 2
u n u n n
uX uX X
= t |xi − yi |2  + t |yi − zi |2  + 2 |xi − yi ||yi − zi |
i=1 i=1 i=1
v 2 v 2 v v
u n u n u n u n
uX u X uX uX
≤  t |xi − yi | 2  + t |yi − zi | 2  +2 t 2
|xi − yi | t |yi − zi |2
i=1 i=1 i=1 i=1
v v 2
u n u n  2
uX uX
= t |xi − yi |2 + t |yi − zi |2  = d(x, y) + d(y, z)
i=1 i=1

♣ d1 là metric trên Cn .

Thật vậy, với mọi x = (x1 , . . . , xn ), y = (y1 , . . . , yn ), z = (z1 , . . . , zn ) ∈ Cn , ta có

• d1 (x, y) ≥ 0.
n
X
d1 (x, y) = 0 ⇔ |xi − yi | = |x1 − y1 | + |x2 − y2 | + · · · + |xn − yn | = 0
i=1

⇔ |x1 − y1 | = |x2 − y2 | = · · · = |xn − yn | = 0

⇔ x1 = y1 , . . . , xn = yn ⇔ x = y.

n
X n
X
• d1 (x, y) = |xi − yi | = |yi − xi | = d1 (y, x).
i=1 i=1

• Ta có
n
X n
X X n  
d1 (x, z) = |xi − zi | = (xi − yi ) + (yi − zi ) ≤ |xi − yi | + |yi − zi |

i=1 i=1 i=1
n
X n
X
= |xi − yi | + |yi − zi | = d1 (x, y) + d1 (y, z).
i=1 i=1

♣ d2 là metric trên Cn .

Thật vậy, với mọi x = (x1 , . . . , xn ), y = (y1 , . . . , yn ), z = (z1 , . . . , zn ) ∈ Cn , ta có

• d2 (x, y) ≥ 0.
n o
d2 (x, y) = 0 ⇔ 0 ≤ |xi − yi | ≤ max |x1 − y1 |, |x2 − y2 |, . . . , |xn − yn | = 0 với mọi i ∈ 1, n

⇔ |x1 − y1 | = |x2 − y2 | = · · · = |xn − yn | = 0

⇔ x1 = y1 , . . . , xn = yn ⇔ x = y.

• d2 (x, y) = max |xi − yi | = max |yi − xi | = d2 (y, x).


i∈1,n i∈1,n
5

• Với mọi i ∈ 1, n ta có

|xi − zi | = |(xi − yi ) + (yi − zi )| ≤ |xi − yi | + |yi − zi |

≤ max |xi − yi | + max |yi − zi | = d2 (x, y) + d2 (y, z).


i∈1,n i∈1,n

Do đó,
d2 (x, z) = max |xi − zi | ≤ d2 (x, y) + d2 (y, z).
i∈1,n

(2) Ta có

• Trên R,

B(a, r) = {x ∈ R : d(x, a) = |x − a| < r} = {x ∈ R : a − r < x < a + r} = (a − r, a + r).

• Trên R2 , giả sử I(a, b). Khi đó,

B(I, r) = {M (x, y) ∈ R2 : d(I, M ) < r}


p
= {M (x, y) ∈ R2 : |x − a|2 + |y − b|2 < r}

= {M (x, y) ∈ R2 : (x − a)2 + (y − b)2 < r2 }.

• Trên R3 , giả sử I(a, b, c). Khi đó,

B(I, r) = {M (x, y, z) ∈ R3 : d(I, M ) < r}


p
= {M (x, y, z) ∈ R3 : (x − a)2 + (y − b)2 + (z − c)2 < r}

= {M (x, y, z) ∈ R2 : (x − a)2 + (y − b)2 + (z − c)2 < r2 }.

(3) Ta có

• Trên (R2 , d),

B(O, 1) = {M (x, y) ∈ R2 : d(O, M ) < 1}


p
= {M (x, y) ∈ R2 : |x − 0|2 + |y − 0|2 < 1}

= {M (x, y) ∈ R2 : x2 + y 2 < 1}.


6

• Trên (R2 , d1 ),

B1 (O, 1) = {M (x, y) ∈ R2 : d1 (O, M ) < 1}

= {M (x, y) ∈ R2 : max{|x − 0|, |y − 0|} < 1}

= {M (x, y) ∈ R2 : max{|x|, |y|} < 1}

= {M (x, y) ∈ R2 : |x| < 1, |y| < 1}

= (−1, 1) × (−1, 1).

• Trên (R2 , d2 ),

B2 (O, 1) = {M (x, y) ∈ R2 : d2 (O, M ) < 1}

= {M (x, y) ∈ R2 : |x − 0| + |y − 0| < 1}

= {M (x, y) ∈ R2 : |x| + |y| < 1}.

Đây là hình vuông được giới hạn bởi các đường x + y = 1, x − y = 1, −x + y = 1,


−x − y = 1. 

1.1.5 Ví dụ. Cho X = R2 và với mọi x, y ∈ X ta đặt



 0 nếu x = y

d(x, y) =
 1 nếu x 6= y.

(1) Chứng minh rằng d là một metric trên X . Ta nói rằng d là metric rời rạc.

(2) Hãy tìm B(x, r) và B[x, r].

Chứng minh. (1) Rõ ràng rằng d thỏa mãn hai tiên đề đầu của không gian metric.
Bây giờ, với mọi x, y, z ∈ X , ta chứng minh d(x, z) ≤ d(x, y) + d(y, z).

• Nếu y 6= x hoặc y 6= z , thì d(x, y) = 1 hoặc d(y, z) = 1, kéo theo

d(x, z) ≤ 1 ≤ d(x, y) + d(y, z).

• Nếu y = x và y = z , nghĩa là x = y = z , thì d(x, z) = 0 = d(x, y) + d(y, z).

(2) Ta có 
 {x}

nếu r ≤ 1
B(x, r) = {y ∈ X : d(x, y) < r} =
nếu r > 1

X
7


 {x}

nếu r < 1
B[x, r] = {y ∈ X : d(x, y) ≤ r} =
nếu r ≥ 1

X

Như vậy, ví dụ được chứng minh. 

1.2 Tập hợp mở và lân cận

1.2.1 Định nghĩa. Giả sử (X, d) là một không gian metric và A ⊂ X . Khi đó,

(1) A được gọi là lân cận của x nếu tồn tại r > 0 sao cho B(x, r) ⊂ A.

(2) A được gọi là tập hợp mở nếu với mọi x ∈ A, tồn tại r = r(x) > 0 sao cho
B(x, r) ⊂ A.

1.2.2 Ví dụ. Trên R ta xét metric thông thường d(x, y) = |x − y| với x, y ∈ R. Khi đó,

(1) (a, b) là tập hợp mở với a, b ∈ R sao cho a < b.

(2) (a, +∞), (−∞, a) là mở với mọi a ∈ R.

(3) [a, b], [a, b), (a, b] không là các tập hợp mở.

Chứng minh. (1) Giả sử x ∈ (a, b), khi đó nếu ta lấy r = min{x − a, b − x}, thì r > 0 và
 
B(x, r) = (x − r, x + r) ⊂ x − (x − a), x + (b − x) = (a, b).

(2) Giả sử x ∈ (a, +∞), khi đó ta lấy r = x − a, thì r > 0 và


 
B(x, r) = (x − r, x + r) ⊂ x − (x − a), +∞ = (a, +∞).

(3) Giả sử ngược lại rằng [a, b] mở. Khi đó, vì a ∈ [a, b] nên tồn tại r > 0 sao cho

B(a, r) = (a − r, a + r) ⊂ [a, b].

Suy ra a − r ≥ a, kéo theo r ≤ 0. Điều này mâu thuẫn với r > 0. Chứng minh hoàn toàn
tương tự cho các trường hợp còn lại. 

1.2.3 Nhận xét. (1) A mở khi và chỉ khi A là lân cận của mọi điểm thuộc nó.

(2) Hình cầu mở là tập hợp mở.


8

Chứng minh.

(2) Giả sử B(x, r) là một hình cầu mở và y ∈ B(x, r). Ta đặt

δ = r − d(x, y),

khi đó δ > 0. Ta chỉ cần chứng tỏ rằng B(y, δ) ⊂ B(x, r).

Thật vậy, giả sử z ∈ B(y, δ), kéo theo d(y, z) < δ = r − d(x, y). Suy ra

d(x, z) ≤ d(x, y) + d(y, z) < r,

do đó z ∈ B(x, r). 

1.2.4 Định lí. Giả sử (X, d) là một không gian metric. Khi đó,

(1) ∅, X là các tập hợp mở;

(2) Hợp tùy ý các tập hợp mở là mở;

(3) Giao hai tập hợp mở là mở. Tuy nhiên, giao tùy ý các tập mở có thể không mở.

Mỗi người chứng minh một ý.

A được gọi là tập hợp mở nếu với mọi x ∈ A, tồn tại r = r(x) > 0 sao cho B(x, r) ⊂ A.

Chứng minh. (1) Ta có

◦ ∅ mở vì thỏa mãn định nghĩa tập hợp mở.

◦ X mở vì với mọi x ∈ X , ta lấy r > 0, thì rõ ràng rằng

B(x, r) = {z ∈ X : d(z, x) < r} ⊂ X.

S
(2) Giả sử {Vα }α∈I là họ gồm các tập mở. Ta chứng minh rằng Vα là tập hợp mở.
α∈I
S
Thật vậy, giả sử x ∈ Vα . Khi đó, tồn tại α0 ∈ I sao cho x ∈ Vα0 . Bởi vì Vα0 là tập
α∈I
hợp mở nên tồn tại r > 0 sao cho
 [  [
B(x, r) ⊂ Vα0 ⊂ Vα0 ∪ Vα = Vα .
α∈I\{α0 } α∈I

S
Như vậy, Vα là tập hợp mở.
α∈I

(3) Giả sử U, V là hai tập hợp mở. Ta chứng minh U ∩ V là tập hợp mở.
9

Thật vậy, giả sử x ∈ U ∩ V . Khi đó, tồn tại r1 , r2 > 0 sao cho B(x, r1 ) ⊂ U và
B(x, r2 ) ⊂ V . Ta đặt r = min{r1 , r2 } ta thu được r > 0 và

B(x, r) ⊂ B(x, r1 ) ∩ B(x, r2 ) ⊂ U ∩ V.

Như vậy, U ∩ V là tập hợp mở. 

Chứng minh B(x, r) ⊂ B(x, r1 ).

Thật vậy, lấy y ∈ B(x, r). Khi đó, d(y, x) < r ≤ r1 , kéo theo y ∈ B(x, r1 ).

1.3 Tập hợp đóng

1.3.1 Định nghĩa. Tập con F trong không gian metric (X, d) được gọi là đóng nếu X \ F
là tập hợp mở.

1.3.2 Nhận xét. (1) Hình cầu đóng là tập hợp đóng;

(2) ∅, X là các tập hợp đóng;

(3) Giao tùy ý các tập hợp đóng là một tập hợp đóng;

(4) Hợp hai tập hợp đóng là đóng. Hợp tùy ý các tập đóng có thể không đóng;

(5) Chứng minh công thức De Morgan


!
[ \
X\ Aα = (X \ Aα ).
α∈I α∈I
!
\ [
X\ Aα = (X \ Aα ).
α∈I α∈I

Một người ý (1)

Một người ý (2)+(3)

Một người ý (4)

Chứng minh.

(2) Ta có

X \ X = ∅ và ∅ mở nên X đóng.

X \ ∅ = X và X mở nên ∅ đóng.
10

(3) và (4) được suy từ Định lí 1.2.4 và công thức De Morgan.


T
(3) Giả sử {Vα }α∈I là họ gồm các tập đóng. Ta chứng minh rằng α∈I Vα là tập
đóng.

Thật vậy, ta có !
\ [
X\ Vα = (X \ Vα ).
α∈I α∈I
S
Bởi vì Vα đóng với mọi α ∈ I nên X \ Vα mở trong X với mọi α ∈ I . Do đó, α∈I (X \ Vα )
T
mở, kéo theo α∈I Vα là tập đóng.

(4) Giả sử U , V là các tập đóng. Ta phải chứng minh U ∩ V là tập hợp đóng.

Thật vậy, vì U và V là các tập hợp đóng nên X \ U và X \ V là các tập hợp mở. Do
đó, từ công thức De Morgan ta có

X \ (U ∩ V ) = (X \ U ) ∪ (X \ V )

là tập hợp mở. Do đó, U ∩ V là tập hợp đóng.

(5) Ta có
!
[ [
• Lấy x ∈ X \ Aα , khi đó x ∈
/ Aα . Suy ra x ∈
/ Aα với mọi α ∈ I , kéo theo
α∈I α∈I
\
x ∈ X \ Aα với mọi α ∈ I . Như vậy, x ∈ (X \ Aα ).
α∈I
\
• Lấy x ∈ (X \ Aα ), khi đó x ∈ X \ Aα với mọi α ∈ I . Suy ra x ∈
/ Aα với mọi α ∈ I ,
α∈I
[ [
kéo theo x ∈
/ Aα . Như vậy, x ∈ X \ (X \ Aα ). 
α∈I α∈I

1.3.3 Bài tập. Cho (X, d) là một không gian metric, E và F là hai tập con đóng rời
nhau trong X . Chứng minh rằng, tồn tại các tập hợp mở U và V trong X sao cho

E ⊂ U, F ⊂ V, U ∩ V = ∅.
CHƯƠNG 2

KHÔNG GIAN TOPO

Quy ước N = {1, 2, 3, . . . }, ω = {0, 1, 2, 3, . . . }.

2.1 Khái niệm về không gian topo

2.1.1 Định nghĩa. Cho X là một tập hợp và τ là họ nào đó gồm các tập con của X
thỏa mãn các điều kiện sau.

(1) ∅, X ∈ τ .
S
(2) Nếu {Uα }α∈Λ ⊂ τ , thì Uα ∈ τ .
α∈Λ

(3) Nếu U , V ∈ τ , thì U ∩ V ∈ τ .

Khi đó,

• τ được gọi là một topo trên X .

• Cặp (X, τ ) được gọi là một không gian topo.

• Mỗi phần tử của τ được gọi là một tập hợp mở.

• Mỗi phần tử của X được gọi là một điểm của nó.

2.1.2 Ví dụ. (1) Giả sử (X, d) là một không gian metric. Ta đặt
n o
τ = U ⊂ X : U mở trong (X, d) .

Khi đó, theo Định lí 1.2.4, τ là một topo trên X . Ta nói rằng τ là topo được sinh bởi d.

Như vậy, V mở trong (X, τ ) khi và chỉ khi V ∈ τ , khi và chỉ khi V mở trong (X, d).

11
12

(2) Cho tập hợp X và τ1 = {∅, X}, τ2 = P(X) là họ gồm tất cả các tập con của X .
Khi đó, τ1 và τ2 là các topo trên X . Ta nói rằng τ1 là topo thô và τ2 là topo rời rạc.

(3) Cho X = {a, b, c} và


n o
τ1 = ∅, X, {a}, {a, b}, {c} ,
n o
τ2 = ∅, X, {a}, {a, b}, {a, c} ,
n o
τ3 = {a, b}, {b, c} .

Khi đó, τ1 và τ3 không là topo, τ2 là topo.

Một người chứng minh (1), cụ thể: τ là một topo;

Một người chứng minh (2): τ1 là một topo;

Một người chứng minh (2): τ2 là một topo;

Một người chứng minh (3): τ1 , τ3 không là topo.

Chứng minh. (1) Ta có

• Theo Định lí 1.2.4, ta có ∅, X là các tập mở trong (X, d) nên ∅, X ∈ τ .

• Giả sử {Uα }α∈Λ ⊂ τ , khi đó Uα mở trong (X, d) với mọi α ∈ Λ. Theo Định lí 1.2.4,
S S
Uα mở trong (X, d), do đó Uα ∈ τ .
α∈Λ α∈Λ

• Giả sử U, V ∈ τ , khi đó U, V mở trong (X, d). Theo Định lí 1.2.4, U ∩ V mở trong


(X, d), do đó U ∩ V ∈ τ .

(2) Chứng minh τ1 = {∅, X} là một topo.

• Rõ ràng ∅, X ∈ τ1 .

• Giả sử {Vα }α∈I ⊂ τ1 . Khi đó,


S
Trường hợp 1. Nếu Vα = ∅ với mọi α ∈ I , thì Vα = ∅ ∈ τ1 .
α∈I

Trường hợp 2. Nếu tồn tại α0 ∈ I sao cho Vα0 6= ∅, thì Vα0 = X . Do đó,
[
X = V α0 ⊂ Vα ⊂ X,
α∈I
S
kéo theo Vα = X ∈ τ1 .
α∈I

• Giả sử A, B ∈ τ1 . Khi đó,


13

Trường hợp 1. Nếu A = ∅ hoặc B = ∅, thì A ∩ B = ∅ ∈ τ1 .

Trường hợp 2. Nếu A 6= ∅ và B 6= ∅, thì A = B = X , kéo theo A ∩ B = X ∈ τ1 .

Chứng minh τ2 = P(X) = 2X (họ gồm tất cả các tập con của X ) là một topo.

• ∅, X là các tập con của X nên ∅, X ∈ τ2 .


S
• Giả sử {Uα }α∈Λ ⊂ τ2 . Khi đó, Uα là tập con của X với mọi α ∈ Λ. Suy ra Uα
α∈Λ
S
cũng là tập con của X , do đó Uα ∈ τ2 .
α∈Λ

• Giả sử U, V ∈ τ2 , khi đó U, V là tập con của X . Suy ra U ∩ V cũng là tập con của
X , do đó U ∩ V ∈ τ2 .

2.1.3 Nhận xét. Đối với không gian topo (X, τ ), ta có

(1) ∅, X là các tập hợp mở trong X .

(2) Hợp tùy ý các tập hợp mở trong X là tập hợp mở trong X .

(3) Giao hữu hạn các tập hợp mở trong X là tập hợp mở trong X . Tuy nhiên, giao
tùy ý tập hợp mở trong X có thể không mở trong X .

Chứng minh. Ta chứng minh giao tùy ý các tập mở có thể không mở.

Thật vậy, giả sử R là tập số thực với metric thông thường (topo thông thường). Ta
đặt
 
1 1
An = − , với mọi n ∈ N.
n n

Khi đó,

• An là tập mở với mọi n ∈ N.


T
• An = {0}.
n∈N
T
Thật vậy, vì {0} ⊂ An với mọi n ∈ N nên {0} ⊂ An .
n∈N
T
Bây giờ, giả sử x ∈ An , khi đó
n∈N

1
0 ≤ |x| < với mọi n ∈ N.
n
14

T
Qua giới hạn khi n → ∞ ta suy ra x = 0. Như vậy, An ⊂ {0}.
n∈N

• {0} không là tập mở trong R.

Thật vậy, giả sử ngược lại rằng {0} là mở. Khi đó, tồn tại r > 0 sao cho B(0, r) ⊂ {0},
kéo theo (−r, r) ⊂ {0}. Đây là một mâu thuẫn.

Như vậy, nhận xét được chứng minh. 

2.2 So sánh hai topo

2.2.1 Định nghĩa. Giả sử τ1 và τ2 là hai topo trên X. Ta nói rằng τ1 mịn hơn (mạnh hơn)
τ2 hay τ2 thô hơn (yếu hơn) τ1 nếu τ2 ⊂ τ1 .

2.2.2 Nhận xét. (1) Hai topo bất kỳ có thể không so sánh được với nhau.

(2) Trên một tập hợp X , topo rời rạc là mạnh nhất và topo thô là yếu nhất.

Một người chứng minh ý (1)

Chứng minh. (1) Giả sử X = {a, b, c} và


n o
τ1 = ∅, X, {b} ,
n o
τ2 = ∅, X, {c} ,
n o
τ3 = ∅, X, {a}, {c}, {a, c} .

Rõ ràng rằng τ1 , τ2 , τ3 là các topo trên X , τ3 mạnh hơn τ2 , và τ1 không so sánh được
với τ2 và τ3 .

(2) Rõ ràng. 

2.3 Cơ sở của topo

2.3.1 Định nghĩa. Giả sử (X, τ ) là một không gian topo. Ta nói B là cơ sở của τ nếu

(1) B ⊂ τ .

(2) Mỗi phần tử của τ là hợp nào đó các phần tử của B.


15

2.3.2 Nhận xét. Giả sử (X, τ ) là một không gian topo, và B ⊂ τ . Khi đó,

(1) Nếu B là cơ sở của τ , thì mỗi phần tử của B là một tập hợp mở. Tuy nhiên, mỗi tập
hợp mở có thể không thuộc B.

(2) B là cơ sở của τ khi và chỉ khi với mọi U ∈ τ và với mọi x ∈ U , tồn tại B ∈ B sao cho
x ∈ B ⊂ U.

Mỗi người chứng minh một ý.

Chứng minh. (1) Bởi vì B ⊂ τ nên mỗi phần tử của B là mở. Bây giờ, giả sử X = {a, b, c},
n o
τ = ∅, X, {a}, {b}, {c}, {a, b}, {b, c}, {c, a} là topo rời rạc. Ta đặt


B = ∅, {a}, {b}, {c} .

Khi đó, (X, τ ) là không gian topo, B là cơ sở của X . Tuy nhiên, X ∈ τ nhưng X ∈
/ B.

(2) Điều kiện cần. Giả sử B là cơ sở của τ , U ∈ τ và x ∈ U . Khi đó, tồn tại
{Bα }α∈Λ ⊂ B sao cho

S
U= {Bα : α ∈ Λ}.

Bởi vì x ∈ U nên tồn tại α ∈ Λ sao cho x ∈ Bα . Như vậy, tồn tại B = Bα ∈ B sao cho

x ∈ B ⊂ U.

Điều kiện đủ. Giả sử với mọi U ∈ τ và với mọi x ∈ U , tồn tại B ∈ B sao cho
x ∈ B ⊂ U . Ta chứng minh rằng B là cơ sở của τ .

Thật vậy, giả sử W ∈ τ , khi đó với mọi x ∈ W , tồn tại Vx ∈ B sao cho x ∈ Vx ⊂ W .
Do đó,

S S
W = {x} ⊂ Vx ⊂ W .
x∈W x∈W

S
Như vậy, W = Vx , do đó W là hợp nào đó các phần tử của B . 
x∈W

2.3.3 Định lí. Giả sử B là một cơ sở của τ . Khi đó,

(1) Với mọi x ∈ X , tồn tại U ∈ B sao cho x ∈ U ;

(2) Nếu U , V ∈ B, thì với mọi x ∈ U ∩ V , tồn tại W ∈ B sao cho


16

x ∈ W ⊂ U ∩ V.

Mỗi người chứng minh một ý.

Chứng minh. (1) Giả sử x ∈ X , khi đó vì x ∈ X ∈ τ và B là cơ sở của τ nên theo Nhận


xét 2.3.2, ta suy ra tồn tại U ∈ B sao cho x ∈ U ⊂ X .

(2) Giả sử U , V ∈ B và x ∈ U ∩ V . Khi đó, vì B ⊂ τ nên U , V ∈ τ , kéo theo


U ∩ V ∈ τ . Mặt khác, vì B là cơ sở của X nên theo Nhận xét 2.3.2, tồn tại W ∈ B sao
cho x ∈ W ⊂ U ∩ V . 

2.4 Lân cận

2.4.1 Định nghĩa. Cho A là tập con khác rỗng của không gian topo (X, τ ). Khi đó, tập
con U của X được gọi là một lân cận của tập A nếu tồn tại V ∈ τ sao cho

A ⊂ V ⊂ U.

Ngoài ra, nếu U ∈ τ , thì ta nói rằng U là lân cận mở của A. Đặc biệt, nếu A = {x}, thì
ta nói rằng U là lân cận của x.

2.4.2 Nhận xét. Giả sử (X, τ ) là một không gian topo. Khi đó,

(1) Lân cận của một tập không nhất thiết là một tập mở. Tuy nhiên, mỗi tập mở
là lân cận của mọi điểm thuộc nó.

(2) Giao hữu hạn các lân cận của A cũng là một lân cận của A. Tuy nhiên, giao tùy
ý các lân cận của A có thể không là lân cận của A.

2.4.3 Bổ đề. Giả sử (X, τ ) là không gian topo. Khi đó, các mệnh đề sau tương đương.

(1) U là tập hợp mở;

(2) U là lân cận của mọi điểm thuộc nó;

(3) Với mọi x ∈ U , tồn tại lân cận Vx của x sao cho x ∈ Vx ⊂ U .

2.5 Tập hợp đóng

2.5.1 Định nghĩa. Tập con A của không gian topo (X, τ ) được gọi là tập hợp đóng trong
X nếu X\A ∈ τ .
17

2.5.2 Nhận xét. (1) ∅, X là các tập hợp đóng.

(2) Hợp hữu hạn các tập hợp đóng là tập hợp đóng. Tuy nhiên, hợp tùy ý các tập
con đóng có thể không đóng.

(3) Giao tùy ý các tập hợp đóng là tập hợp đóng.

2.5.3 Ví dụ. Cho X = {a, b, c},


n o
τ = ∅, X, {a}, {a, b}, {a, c}, {b} .

Khi đó, τ là một topo trên X .

Các tập hợp đóng trong X là X , ∅, {b, c}, {c}, {b}, {a, c}.
18

2.6 Bao đóng của một tập hợp

2.6.1 Định nghĩa. Giả sử A là tập con của không gian topo (X, τ ). Khi đó, giao của tất
cả các tập con đóng trong X chứa A được gọi là bao đóng của A và ký hiệu A. Như vậy,
T
A= {F ⊂ X : F đóng, A ⊂ F }.

2.6.2 Nhận xét. (1) A luôn tồn tại;

(2) A là tập hợp đóng nhỏ nhất chứa A;

(3) A đóng khi và chỉ khi A = A;

(4) Nếu A ⊂ B , thì A ⊂ B .

2.6.3 Ví dụ. Cho X = {a, b, c}, A ⊂ X và một topo trên X là


n o
τ = ∅, X, {a}, {a, b}, {a, c}, {b} .

Hãy tìm A trong các trường hợp sau: A = {a}, A = {a, b}, A = {b, c}.

2.6.4 Ví dụ. Xét R với topo thông thường, A ⊂ R. Hãy tìm A biết

A = [a, b]; A = (a, b); A = (a, b]; A = [a, b).

2.6.5 Bổ đề. Giả sử (X, τ ) là không gian topo. Khi đó,

(1) A ∪ B = A ∪ B ;
S S
(2) Aα ⊂ Aα , đẳng thức không xẩy ra;
α∈I α∈I

(3) A ∩ B ⊂ A ∩ B , đẳng thức không xẩy ra.

2.6.6 Định lí. Giả sử (X, τ ) là một không gian topo, F ⊂ X . Khi đó, x ∈ F khi và chỉ
khi với mọi lân cận mở V của x ta đều có V ∩ F 6= ∅.

2.6.7 Hệ quả. x ∈ F khi và chỉ khi với mọi lân cận V của x ta đều có V ∩ F 6= ∅.

2.6.8 Định nghĩa. Giả sử (X, d) là một không gian metric, {xn } ⊂ X . Ta nói dãy {xn }
hội tụ đến x nếu d(xn , x) → 0, nghĩa là với mọi ε > 0, tồn tại N ∈ N sao cho

d(xn , x) < ε với mọi n ≥ N.

Lúc này ta ký hiệu xn → x hoặc lim xn = x.


n→∞
19

2.6.9 Định lí. Giả sử (X, d) là một không gian metric, F ⊂ X . Khi đó, x ∈ F khi và chỉ
khi tồn tại dãy {xn } ⊂ F sao cho xn → x.

2.6.10 Định lí. Giả sử (X, d) là một không gian metric, F ⊂ X . Khi đó, F đóng trong
X khi và chỉ khi nếu với mọi dãy {xn } ⊂ F mà xn → x, ta đều có x ∈ F .

2.7 Phần trong của tập hợp

2.7.1 Định nghĩa. Giả sử A là tập con của không gian topo (X, τ ). Khi đó, hợp của
tất cả các tập con mở nằm trong A được gọi là phần trong của A, và ký hiệu IntA.
Như vậy,
S
IntA = {V ∈ τ : V ⊂ A}.

2.7.2 Nhận xét. Giả sử A, B là các tập con của không gian topo (X, τ ). Khi đó,

(1) IntA là tập con mở lớn nhất nằm trong A;

(2) A mở khi và chỉ khi IntA = A;

(3) Nếu A ⊂ B , thì IntA ⊂ IntB .

2.7.3 Ví dụ. Cho X = {a, b, c}, τ = {∅, X, {a}, {a, b}, {a, c}, {b}} là một topo trên X và
M ⊂ X . Hãy tìm IntM trong các trường hợp sau: M = {b, c}, M = {a, b}.

2.7.4 Ví dụ. Xét R với topo thông thường, A ⊂ R. Hãy tìm IntA biết

A = [a, b]; A = (a, b); A = (a, b]; A = [a, b).

2.7.5 Định lí. Giả sử (X, τ ) là không gian topo. Khi đó,

(1) Int(A ∩ B) = IntA ∩ IntB ;

(2) IntA ∪ IntB ⊂ Int(A ∪ B), đẳng thức không xẩy ra;

(3) IntA = X \ X \ A.

2.8 Biên của một tập hợp

2.8.1 Định nghĩa. Giả sử A là tập con của không gian topo (X, τ ). Khi đó, biên của A
là tập hợp được ký hiệu ∂A = A ∩ X \ A.
20

2.8.2 Định lí. Giả sử (X, τ ) là một không gian topo, A ⊂ X . Khi đó,

(1) IntA = A \ ∂A;

(2) A = A ∪ ∂A;

(3) ∂(A ∪ B) ⊂ ∂A ∪ ∂B , đẳng thức không xẩy ra;

(4) ∂(A ∩ B) ⊂ ∂A ∪ ∂B , đẳng thức không xẩy ra.

You might also like