You are on page 1of 18

1.

Kiểm toán nhà nước có thể trực thuộc:


○ Chính phủ.
○ Tòa án.
○ Quốc hội.
● Tất cả các câu trên.
2. Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc kiểm toán tuân thủ:
○ Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp…
○ Kiểm tra tình hình chấp hành chính sách, nghị quyết, quy chế…
● Kiểm tra kết quả hoạt động kinh doanh.
○ Kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán.
3. Trong các nguyên tắc sau đây, nguyên tắc nào không phù hợp với nguyên tắc
kiểm toán báo cáo tài chính?
○ Tuân thủ luật pháp.
○ Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
○ Tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán và kiểm toán viên có thái độ hoài nghi nghề nghiệp.
● Tuân thủ nguyên tắc công khai, thống nhất.
4. Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp, chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính
thuộc nội dung của loại kiểm toán nào?
● Tuân thủ.
○ Báo cáo tài chính.
○ Hoạt động
○ Không câu nào đúng.
5. Nếu lấy chức năng kiểm toán làm tiêu chí phân loại thì kiểm toán được phân
thành:
○ Kiểm toán tuân thủ.
○ Kiểm toán báo cáo tài chính.
○ Kiểm toán hoạt động.
● Bao gồm tất cả các câu trên.
6. Một cuộc kiểm toán được thiết kế để phát hiện ra những vi phạm pháp luật, các
chế định của nhà nước và các quy định của công ty tài chính là một cuộc kiểm toán:
○ Tài chính.
● Tuân thủ.
○ Hoạt động.
○ Tất cả đều sai.
7. Khi phân loại kiểm toán theo chủ thể tiến hành kiểm toán, loại kiểm toán nào
trong các loại kiểm toán dưới đây không thuộc phạm vi phân loại này?
● Kiểm toán báo cáo tài chính.
○ Kiểm toán nhà nước.
○ Kiểm toán độc lập.
○ Kiểm toán nội bộ.
8. Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào không thuộc kiểm toán nội bộ?
○ Kiểm toán báo cáo kế toán.
○ Kiểm toán hoạt động.
○ Kiểm toán tuân thủ.
● Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách.
9. Giai đoạn nào thuộc trình tự kiểm toán:
○ Lập kế hoạch kiểm toán.
○ Thực hiện kiểm toán.
○ Hoàn thành kiểm toán.
● Tất cả các câu trên.
10. Lập báo cáo kiểm toán thuộc giai đoạn nào của quá trình kiểm toán?
○ Lập kế hoạch kiểm toán.
● Hoàn thành kiểm toán.
○ Thực hiện kiểm toán.
○ Không câu nào đúng.
11. Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào không thuộc trình tự kiểm toán/
○ Lập kế hoạch kiểm toán.
● Sưu tầm, lựa chọn kiểm tra số liệu.
○ Thực hiện kiểm toán.
○ Hoàn thành kiểm toán (lập báo cáo kiểm toán)
12. Để tiến hành kiểm toán phai tôn trong giai đoạn nào?
○ Lập kế hoạch kiểm toán.
○ Thực hiện kiểm toán.
○ Hoàn thành kiểm toán (lập báo cáo kiểm toán).
● Tất cả các giai đoạn nói trên.
13. Để kết thúc (hoàn thành) công việc kiểm toán, kiểm toán viên phải tiến hành giải
quyết công việc nào?
○ Lập báo cáo tài chính
○ Hoàn thành hồ sơ kiểm toán
○ Giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán
● Tất cả các công việc nói trên
14. Trong các công việc dưới đây, công việc nào không thuộc công việc cần giải
quyết khi kiểm toán viên kết thúc công việc kiểm toán?
● Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách kiểm toán
○ Lập báo cáo kiểm toán
○ Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán
○ Giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán
15. Công việc nào thuộc giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
o Lập kế hoạch
o Lập kế hoạch chi tiết
o Sọan các chương trình kiểm toán
 Tất cả ý trên
16. Lập chương trình kiểm toán dựa trên cơ sở:
 Kế toán kiểm toán chi tiết
o Kế hoạch sản xuất kinh doanh
o Kế hoạch bán hàng
17. Thí dụ nào sao đây không phải là kiểm toán tuân thủ :
o Kiểm toán các đơn vị phụ thuộc vào việc chấp hành các quy chế
o Kiểm toán của các cơ quan thuế với các doanh nghiệp
o Kiểm toán của doanh nghiệp theo yêu cầu của ngân hàng về việc chấp hành các điều
khoản của hợp đồng tính dụng
 Kiểm toán để đánh giá hiệu quả hoạt động của một phân xưởng
18. Lĩnh vực đặc trưng nhất của kiểm toán nhà nước là
 Kiểm toán tuân thủ
o Kiểm toán hoạt động
o Kiểm toán tài chính
o Lĩnh vực khác
19. Lĩnh vực kiểm toán nội bộ quan tâm
o Kiểm toán tuân thủ
 Kiểm toán hoạt đông
o Kiểm toán báo cáo tài chính
o Cả 3 ý trên
20. Phương pháp phân tích tổng quát nên thực hiện vào giai đoạn nào của cuộc
kiểm toán:
o Giai đoạn chuẩn bị
o Giai đoạn kết thúc
o Giai đoạn thực hiện kiểm toán
 Cả 3 giai đoạn

Trắc nghiệm:
Câu 1: Những đặc điểm nào sau đây KHÔNG đúng với bản chất của NSNN
A. NSNN luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước
B. NSNN nhằm phục vụ lợi ích toàn xã hội
C. NSNN luôn vận động thường xuyên, liên tục
D. Hoạt động thu, chi nsnn luôn luôn được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả
trực tiếp
Câu 2: Quy trình chuẩn bị kiểm toán ngân sách địa phương gồm:
A. Khảo sát, thu thập thông tin
B. Phân tích, đánh giá HTKSNB và các thông tin đã thu thập
C. Lập kế hoạch kiểm toán
D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chính nhà nước được giao theo quy
định của pháp luật bao gồm: 

A. Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước 
B. Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước 
C. Quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nước 
D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung
ương theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 ? 

A. Bộ Tài chính 
B. Quốc Hội 
C. Chính phủ
D. Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hộ
Câu 5: Kinh phí hoạt động của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được cấp từ nguồn kinh
phí của: 

A. Bộ Tài chính và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật 
B. Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và các khoản thu khác theo quy định của pháp
luật 
C. Kho bạc Nhà nước và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật 
D. Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, UBND tỉnh và các khoản thu khác theo quy
định của pháp luật

Câu 6: Điền vào chỗ trống “……. là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được
dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước”

A: Ngân sách nhà nước


B: Kho bạc nhà nước
C: Quỹ tài chính nhà nước
D: Quỹ tài chính ngoài ngân sách
Câu 7: Hoạt động kiểm toán tuân thủ nhà nước gồm:
A: Kiểm toán tuân thủ trong công tác quản lý, điều hành Ngân sách nhà nước
B: Kiểm toán báo cáo quyết toán Ngân sách nhà nước các cấp
C: Kiểm toán việc tuân thủ pháp luật, sử dụng Ngân sách nhà nước các cấp
D: Tất cả đều đúng
Câu 8: Ai có quyền quyết định dự toán Ngân sách nhà nước, phần bổ Ngân sách
trung ương và phê chuẩn quyết toán Ngân sách nhà nước:
A: Hội đồng nhân dân
B: Quốc hội
C: Các bộ, ngành
D: Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 9: Chọn đáp án đúng đâu là Chi ngân sách nhà nước
A. Chi dự trữ quốc gia
B. Chi đầu tư phát tiển
C. Chi viện trợ
D. Tất cả đều đúng
Câu 10: Trong những câu sau câu nào thể hiện tính tuân thủ tình hình tài chính của
đơn vị bộ ngành
A. Dự toán và quyết toán ngân sách
B. Thay đổi về tổ chức bộ máy tại các cơ quan, đơn vị
C. Quyết toán ngân sách của năm sau thời kỳ kiểm toán
D. Tổ chức công tác kế toán và tình hình chấp hành chế độ kế toán
Câu 11: Câu nào không đúng về Tổ chức khảo sát và thu thập thông tin của đơn vị
bộ , ngành
A. Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản về quy chế hoạt động, về hệ thống
kiểm soát nội bộ, các báo cáo tài chính và các thông tin liên quan tại các cơ quan, đơn
vị thuộc bộ, ngành;
B. Quan sát, ghi chép quy trình, thủ tục về hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc
bộ, ngành
C. Phân tích, đánh giá tình hình thu, chi ngân sách bộ, ngành có tuân thủ theo các
quy định đã đề ra không
D. Trao đổi, phỏng vấn các nhà quản lý và chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị thuộc
bộ, ngành;
Câu 12: Trong Thực hiện kiểm toán lập và xét duyệt hồ sơ kiểm toán gồm mấy bước
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 13: Mục tiêu của lập, xét duyệt kế hoạch kiểm toán là gì ?
A. Đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế trong lập, chấp
hành, quyết toán ngân sách nhà nước và trong các hoạt động có liên quan của các cấp dự
toán;
B. Kiểm tra tính tuân thủ trong hoạt động quản lý, điều hành ngân sách và các hoạt
động có liên quan tại các đơn vị dự toán cấp i và cấp ii của bộ, ngành;
C. Xác định những nội dung trọng tâm kiểm toán
D. Đánh giá việc tổ chức công tác kế toán của đơn vị.
Câu 14: Khảo sát và thu thập thông tin kiểm toán ngân sách bộ ngành có mấy nội
dung:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 15: Chọn đáp án đúng trong kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm
toán ngân sách bộ, ngành đâu là công việc kiểm toán viên phải làm:
A. Lập, phê duyệt và thông báo kế hoạch kiểm tra
B. Thông báo kết quả kiểm toán
C. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
D. Đáp án a và c
Câu 16: Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tài chính, Ngân sách quốc hội về ngân sách
nhà nước
A. Bổ sung dự toán gia tăng ngân sách nhà nước; bổ trợ, sử dụng số tăng thu, số tiết
kiệm của ngân sách trung ương, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
B. Giám sát việc thực hiện luật, quyết định của Quốc hội; pháp lệnh, quyết định của
Ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách
C. Thẩm định dự án luật, dự án pháp lệnh và các báo cáo, dự án khác về lĩnh vực tài
chính - ngân sách do Quốc hội, Ban thường vụ Quốc hội giao
D. Tất cả đáp án trên
Câu 17: Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
A. Đổi mới, linh hoạt
B. Tập trung dân chủ
C. Chính xác
D. Thẩm quyền đúng
Câu 18: Chọn đáp án đúng câu nào sau đây không phải là kiểm toán tuân thủ
A. Kiểm toán các đơn vị phụ thuộc vào các việc chấp hành các quy chế
B. Kiểm toán của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp
C. Kiểm toán của doanh nghiệp theo yêu cầu của ngân hàng về việc chấp hành các
điều khoản của hợp đồng tín dụng
D. Kiểm toán để đánh giá hiệu quả hoạt động của 1 phân xưởng
Câu 19: Kiểm toán Ngân sách Bộ, Ngành gồm mấy giai đoạn:
A: 2
B: 3
C: 4
D: 5

Câu 20: : Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước về ngân sách nhà nước
A. Trình quốc hội báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước để quốc hội xem
xét, phê bình chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
B. Yêu cầu Chính phủ họp bàn về hoạt động tài chính - ngân sách nhà nước khi cần
thiết.
C. Giám sát việc thực hiện luật, quyết định của Quốc hội, pháp lệnh, quyết định của
Ban Thường vụ Quốc hội về tài chính - ngân sách; giám sát việc thực hiện ngân sách
nhà nước và chính sách ngân sách trong lĩnh vực phụ trách.
D. Tất cả đều đúng

Trắc nghiệm:
1.Nội dung kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán dự án đầu tư có mấy phần ?
a.1
b.2
c.3
d.4
2. Trong những đáp án sau đây, đáp án nào liên quan đến việc thu thập thông tin dự
án đầu tư ?
a. Nguồn vốn đầu tư được duyệt
b. Thuyết minh và bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án đầu tư;
c. lập báo cáo
d. cả a và b đều đúng
3. thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ có mấy bước ?
a. 1
b. 2
c. 4
d. 5
4. “Cơ quan đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trước đó” thuộc phần nào
trong nguồn thông tin và phương pháp thu thập thông tin ?
a. Thông tin từ đơn vị quản lý dự án
b. thông tin ngoài đơn vị quản lý dự án
c. Phương pháp thu thập thông tin

5. Nội dung và phương pháp đánh giá thông tin về đầu tư dự án được thực hiện theo
quy định của ?
a. báo cáo kiểm toán
b. quy trình kiểm toán
c. đối tượng kiểm toán
d. hình thức kiểm toán
6. “Xem xét mức độ hợp lý của giải pháp kết cấu, giải pháp thi công, hệ số an toàn
trong thiết kế, dây chuyền sử dụng; lựa chọn nguyên vật liệu; việc thiết kế có tuân
thủ nhu cầu của bên sử dụng đặt ra không” thuộc vấn đề nào trong xác định trọng
yếu kiểm toán ?
a. Xác định nhu cầu đầu tư
b. Tính kinh tế của phương án thiết kế
c. Chất lượng công tác khảo sát
d. Tính tuân thủ của dự án
7. Những vấn đề nào liên quan đến rủi ro tiềm tàng cao đối với dự án đầu tư ?
a. Những khối lượng công việc phát sinh do mức độ phức tạp của công tác quản lý
dự án đưa lại
b. Trùng lắp hoặc chồng chéo trong điều hành
c. Những vấn đề nổi cộm trong quá trình quản lý dự án, bao gồm cả quản lý tài
chính, kế toán.
d. Vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng; ảnh hưởng của môi trường, sự xuống cấp
của công trình, dự án…
8. “Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư và thành lập ban quản lý dự án, hợp đồng
thuê tư vấn quản lý dự án” thuộc phần nào trong Kiểm toán công tác lập, thẩm
định, phê duyệt dự án đầu tư.
a. Căn cứ kiểm toán
b. Nội dung kiểm toán
c. Sai sót và gian lận thường gặp
9. Ý nào sau đây liên quan đến căn cứ kiểm toán trong kiểm toán công tác thực hiện
dự án đầu tư ?
a. Giấy phép kinh doanh của đơn vị nhận thầu
b. Trình tự thiết kế công trình theo các bước đã quy định;
c. Thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán phải được thẩm định trước khi phê duyệt
d. Hồ sơ khảo sát không đầy đủ, chưa đủ căn cứ để thiết kế
10. Trình tự, thủ tục tiến hành bước lập và gửi báo cáo kiểm toán dự án đầu tư
được thực hiện theo Quy trình kiểm toán. Báo cáo kiểm toán dự án đầu tư được lập
theo mẫu quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước, gồm những nội dung cơ bản theo
trình tự nào ?
a. Căn cứ kiểm toán – nội dung kiểm toán – phạm vi và giới hạn kiểm toán
b. nội dung kiểm toán – phạm vị và giới hạn kiểm toán – căn cứ kiểm toán
c. phạm vị và giới hạn kiểm toán – căn cứ kiểm toán – nội dung kiểm toán
d. phạm vi kiểm toán – giới hạn kiểm toán – nội dung kiểm toán
11. Việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được thực hiện theo hai
hình thức nào ?
a. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện kết luận,
kiến nghị kiểm toán
b. Tổ chức kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại đơn vị được kiểm
toán và tổ chức, cơ quan có liên quan.
c. cả a và b đều đúng
d. cả a và b đều sai
12. trong nội dung kiểm toán chi phí đầu tư gồm có mấy bước ? nếu rõ 3 bước đó là
gì ?
a. 4
b. 6
c. 5
d. 3
13. “Căn cứ tầm quan trọng của các kết luận, kiến nghị kiểm toán, độ tin cậy của
báo cáo thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm toán để lập
kế hoạch kiểm tra trình lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước phê duyệt” thuộc công việc
nào trong Việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán ?
a. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
b. Tiến hành kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
c. Lập kế hoạch kiểm tra và thông báo cho đơn vị được kiểm toán
d. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán.
14. “Đánh giá việc chấp hành pháp luật và chính sách, chế độ của nhà nước về quản
lý đầu tư và xây dựng; tài chính kế toán, quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn của
dự án” thuộc nội dung nào trong lập kế hoạch kiểm toán ?
a. mục tiêu kiểm toán
b. nội dung kiểm toán
c. phạm vi kiểm toán
d. giới hạn kiểm toán
15. ý nào sau đây nói về sai sót thường gặp trong Kiểm toán công tác lập, thẩm định,
phê duyệt dự án đầu tư ?
a. Những công việc tư vấn có quy định về định mức chi phí nhưng không lập, duyệt
dự toán hoặc lập, duyệt với đơn giá cao.
b. Xác định tổng mức đầu tư chính xác và đủ cơ sở.
c. Hồ sơ thiết kế cơ sở có đầy đủ, phù hợp với chủ trương, mục tiêu đầu tư
d. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án không đúng về trình tự, thẩm quyền và
thời gian.
16. Trong Kiểm toán công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư căn cứ kiểm
toán dựa trên cái gì ?
a. Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (đối với công trình
xây dựng cơ bản sử dụng vốn hỗ trợ của nước ngoài).
b. Dự toán kinh phí được phê duyệt.
c. Văn bản thẩm định phê duyệt dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế, kỹ thuật.
d. tất cả đều đúng
17. nội dung nào sau đây thuộc Nội dung của báo cáo tổng hợp kết quả thực
hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán?
a. Đánh giá việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm tra
b. Kiến nghị xử lý những đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết
luận, kiến nghị kiểm toán;
c. Thông báo cho đơn vị kiểm tra biết về kế hoạch kiểm tra và tổ chức triển khai
công tác kiểm tra.
d. cả a và b đều đúng
18. đối tượng nào sau đây không được áp dụng kiểm toán đối với quy trình
kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước ?
a. Các dự án đầu tư xây dựng không sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
b. Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
c. Các công trình xây dựng thuộc các dự án vay nợ, viện trợ Chính phủ
d. các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và các chương trình, dự án khác của
Nhà nước.
19. Nội dung nào sau đây nói đến Nội dung kiểm tra thực hiện báo cáo kết luận,
kiến nghị kiểm toán ?
a. Kiểm tra thời hạn nộp báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán so
với quy định tại Biên bản kiểm toán và Báo cáo kiểm toán.
b. Thông báo cho đơn vị kiểm tra biết về kế hoạch kiểm tra và tổ chức triển khai
công tác kiểm tra.
c. Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (đối với công trình
xây dựng cơ bản sử dụng vốn hỗ trợ của nước ngoài).
d. Kiến nghị xử lý những đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết
luận, kiến nghị kiểm toán
20. Trọng yếu kiểm toán trong kiểm toán dự án đầu tư thường tập trung vào
các vấn đề nào ?
a. Xác định nhu cầu đầu tư
b. Chất lượng công tác khảo sát
c. Các vấn đề gây tác động lớn tới chính sách xã hội, môi trường, nền kinh tế;
d. cả 3 đều đúng

Trắc nghiệm:
Câu 1: Đâu không phải là quy trình trong lập kế hoạch kiểm toán tuân thủ tổ
chức tín dụng ?
A. Phương pháp kiểm toán
B. Nội dung kiểm toán
C. Kế hoạch nguồn nhân lực, thời gian, địa điểm kiểm toán
D. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Câu 2: Đâu là mục tiêu kiểm toán trong kiểm toán tuân thủ của tổ chức tín
dụng ?
A. Đánh giá tính tuân thủ, tính kinh tế trong quản lý, sử dụng tài sản, vốn nhà
nước tại đơn vị
B. Kiểm toán việc tuân thủ, chấp hành pháp luật; chính sách, chế độ quản lý tài
chính, kế toán, tín dụng của đơn vị được kiểm toán.
C. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
D. Đánh giá mức sai sót có thể chấp nhận được
Câu 3: Đâu là đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán
tuân thủ của tổ chức tín dụng ?
A. Tính đầy đủ và hiệu lực của hệ thống KSNB
B. Tính đầy đủ và hiệu lực của những quy định, quy trình KSNB
C. Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 4: Có mấy bước trong quy trình lập kế hoạch kiểm toán tuân thủ của tổ
chức tín dụng?
A. 3
B. 5
C. 7
D. 9
Câu 5: Việc kiểm toán của các khoản đầu tư, phương pháp kiểm toán nào là
ĐÚNG:
A. Kiểm tra tính hợp pháp của từng hợp đồng góp vốn.
B. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước liên quan đến nghiệp vụ
đầu tư.
C. Kiểm tra tính hợp lệ các điều khoản của hợp đồng và thực hiện hợp đồng.
D. Tất cả các câu trên
Câu 6: Trong phương pháp kiểm toán của kiểm toán TSCĐ và BĐS đầu tư,
thì KTV tính toán xác định đầu tư TSCĐ để đảm bảo phạm vi không vượt
quá bao nhiêu % vốn tự có?
A. 30% vốn tự có
B. 50% vốn tự có
C. 60% vốn tự có
D. 45% vốn tự có
Câu 7 Câu nào sau đây SAI trong việc thực hiện phương pháp kiểm toán các
nguồn vốn chủ sở hữu và các quỹ?
A. Kiểm tra việc hạch toán tăng/giảm nguồn vốn chủ sở hữu trong kỳ
B. Kiểm tra việc trích lập, sử dụng các quỹ và đánh giá lại tài sản tỷ giá có
đúng với các quy định Nhà nước.
C. Kiểm tra hồ sơ; Đối chiếu về mặt giá trị với sổ kế toán chi tiết
D. Cả ba câu đều sai
Câu 8: Mục đích kiểm toán của tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN là gì?
A. Kiểm tra tính hợp pháp việc sử dụng các hoá đơn, chứng từ thuế GTGT và
phân loại các đối tượng để áp dụng các phương pháp thính thuế GTGT phù
hợp
B. Kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý đầu tư tài sản cố định và bất động
sản đầu tư trong các bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và quyết toán
vốn đầu tư
C. Xác định các khoản mục vốn, quỹ được ghi nhận theo đúng nguyên tắc kế
toán, tài chính
D. Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định và nguyên tắc về đầu tư của đơn vị
và cơ quan quản lý cấp trên
Câu 9: Khi kiểm toán của tình hình thu nộp với NSNN ta nên chia ra bao
nhiêu thời kỳ?
A. 4 thời kỳ
B. 3 thời kỳ
C. 2 thời kỳ
D. 1 thời kỳ
Câu 10: Để kết thúc (hoàn thành) công việc kiểm toán tuân thủ tổ chức tín
dụng , kiểm toán viên phải tiến hành giải quyết công việc nào?
A. Lập báo cáo tài chính
B. Hoàn thành hồ sơ kiểm tra
C. Giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán
D. Tất cả các công việc nói trên
Câu 11: Báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính cần đảm bảo các nội dung chủ
yếu nào?
A. Tên tiêu đề báo cáo “báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính”
B. Tên địa chỉ của công ty
C. Tên địa chỉ và xác định báo cáo tài chính được kiểm toán
D. Tất cả nội dung nói trên
Câu 12.Trong các công việc dưới đây, công việc nào không thuộc công việc
cần giải quyết khi kiểm toán viên kết thúc công việc kiểm toán tuân thủ trong
tổ chức tín dụng ?
A. Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách kiểm toán
B. Lập báo cáo kiểm toán
C. Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán
D. Giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán
Câu 13. Theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Kiểm toán nhà nước và Quy
trình kiểm toán .Việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được
thực hiện theo mấy hình thức ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 14: Câu nào sau đây không phải phương pháp thu thập thông tin về đơn
vị được kiểm toán trong tổ chức tín dụng?
A. Trực tiếp tiếp xúc, phỏng vấn, trao đổi với các nhà quản lý, các cán bộ có
trách nhiệm của đơn vị.
B. Nghiên cứu các hồ sơ kiểm toán trước đó ( các năm trước)
C. Tìm hiểu năng lực chuyên môn của kiểm toán viên nội bộ cũng như những
hoạt động và hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ.
D. Thông qua các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, Hiệp hội…
Câu 15: ” Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán, đánh giá mức sai sót có
thể chấp nhận được” thuộc phần nào trong lập kế hoạch kiểm toán trong tổ
chức tín dụng?
A. Phạm vi và giới hạn kiểm toán
B. Phương pháp kiểm toán
C. Kế hoạch nguồn lực, thời gian, địa điểm kiểm toán
D. Kinh phí kiểm toán và các điều kiều vật chất khác\
Câu 16: Nội dung chuẩn bị kiểm toán tuân thủ trong tổ chức tín dụng là?
A. Nêu những lĩnh vực hoạt động cần phải kiểm toán; Danh sách các đơn vị
được kiểm toán; quy mô, tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu được kiểm
toán so với tổng thể của đơn vị được kiểm toán;
B. Kiểm toán việc tuân thủ, chấp hành pháp luật; chính sách, chế độ quản lý tài
chính, kế toán, tín dụng của đơn vị được kiểm toán.
C. Nêu những giới hạn kiểm toán không thực hiện được bởi những lý do khách
quan (nêu rõ lý do).
D. Đánh giá tính tuân thủ, tính kinh tế trong quản lý, sử dụng tài sản, vốn nhà
nước tại đơn vị;
Câu 17: Nếu môi trường kiểm soát yếu thì KTV cần thực hiện:
A. Nhiều thử nghiệm cơ bản
B. Kiểm tra, đánh giá chi tiết các nghiệp vụ về mức độ tuân thủ quy trình
KSNB
C. Cả A,B đều sai
D. Cả A,B đều đúng
Câu 18: Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về nghiệp vụ tín dụng
chủ yếu sử dụng phương pháp nào?
A. Đối chiếu các hướng dẫn cụ thể trong quy chế, quy trình nghiệp vụ của đơn
vị với quy định trong văn bản pháp quy.
B. Trao đổi, lấy ý kiến của cơ quan quản lý trực tiếp, bộ máy thanh tra của
Chính phủ, NHNN.
C. Kiểm toán tuân thủ, kiểm tra đánh giá hệ thống KSNB về tín dụng, đối
chiếu; phỏng vấn; phân tích số liệu tổng hợp.
D. Phân chia tài khoản thu nhập theo từng nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết
Câu 19: Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm KTV cần lưu ý các khoản nào khi
phải điều chỉnh tăng doanh thu?
A. Phí bảo hiểm đã thu, đã phát sinh trách nhiệm bảo hiểm chưa hạch toán
doanh thu.
B. Các khoản nợ phí bảo hiểm Công ty đã phải chịu trách nhiệm bảo hiểm
nhưng chưa thu được nợ, chưa xuất hoá đơn thu phí bảo hiểm.
C. Khách hàng đã nhận nợ phí bảo hiểm và đã phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
chưa hạch toán doanh thu.
D. Cả 3 ý trên
Câu 20:” Xác nhận tính tuân thủ, kịp thời các khoản thu của đơn vị theo chế
độ kế toán và tài chính được áp dụng.” Là nội dung kiểm toán nào trong tổ
chức tín dụng?
A. Kiểm toán chi phí
B. Kiểm toán doanh thu
C. Kiểm toán hoạt động tín dụng
D. Kiểm toán tài sản

You might also like