You are on page 1of 5

NGUYÊN TẮC PHẢN ĐỐI XỨNG

NỘI DUNG:

a) Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng - phản đối xứng (nói chung,
làm giảm bậc đối xứng của đối tượng).

b) Nếu đối tượng phản đối xứng, tăng mức độ phản đối xứng (giảm bậc đối xứng).

GIẢI THÍCH:

Có nhiều loại đối xứng: đối xứng qua tâm, đối xứng qua trục, đối xứng qua mặt phẳng. Tổng số
các phép đối xứng có thể có của đối tượng cho trước là bậc đối xứng của đối tượng đó. Các hình
cầu, hình tròn là những hình có bậc đối xứng cao nhất.

CÁC THÍ DỤ:

1) Các xe ôtô du lịch loại nhỏ có cửa mở ở cả hai phía nhưng các xe lớn (ôtô buýt chẳng hạn),
chỉ mở phía tay phải, sát với lề đường.

2) Theo dõi sự tiến hóa của cái kéo, ta thấy cái kéo ban đầu có dạng đối xứng cao, sau đó hai lỗ
xỏ các ngón tay có kích thước khác nhau: lỗ lớn, lỗ bé. Tiếp theo, cả phần tay cầm nằm lệch hẳn
một bên so với trục của cái kéo: kéo dùng cho thợ may.

3) Chân chống xe đạp đặt dưới trục giữa, có hình dạng đối xứng, nhưng ở xe gắn máy: một chân
có hình thước thợ nhô ra, làm nơi người đi xe dẫm chân lên để dễ thực hiện các động tác chống
xe. Hoặc, từ chỗ chân chống xe đặt chính giữa chuyển sang loại chân chống đặt ở phía trái xe,
giữ xe không phải trong tư thế đứng thẳng (đối xứng) mà hơi nghiêng.

4) Để tăng độ tin cậy và làm công việc đóng, mở cống được dễ dàng, chỉ cần một người cũng
làm được, nắp đậy cống làm hình ôvan thay vì có hình tròn (xem hình).

5) Chỗ ngồi của lái xe trong ôtô không ở chính giữa mà ở bên trái hay bên phải, tùy theo luật
giao thông cho phép lưu thông phía phải hay phía trái.

6) Ở xe gắn máy, vỏ xe bánh trước và bánh sau có các vết khía khác nhau, không như xe đạp.

7) Các đồ trang sức, trang trí, mốt quần áo, kiến trúc cũng có khuynh hướng chuyển từ đối xứng
sang phản đối xứng.

8) Từ rất lâu, người ta đã biết dùng compa để vẽ đường tròn. Điều này được chứng minh qua các
bức tranh vẽ cái compa, có từ thời trung cổ tại nhiều nước châu Âu.
Xí nghiệp Kovopol của Tiệp Khắc sản xuất loại compa mới, chỉ có chiều dài 120 mm nhưng có
thể vẽ được đường tròn đường kính tới 600 mm vì một chân của compa được ghép nối, dài thêm
ra bằng một cái chân phụ (xem hình). Compa loại này được nhận huy chương vàng tại Hội chợ
quốc tế, tổ chức tại Brno.

9) Các thống kê cho thấy, 50% các tai nạn ôtô thường xảy ra vào ban đêm, trong đó, 60% có
người chết, mặc dù tốc độ của các xe đi ngược chiều lúc tránh nhau, nhiều khi, chỉ bằng 25 - 30
km/giờ. Trong đêm tối, ngay cả ánh đèn chiếu gần (đèn cốt) đủ làm người lái xe phía ngược
chiều bị lóa mắt, đến nỗi mất định hướng và lái xe ép sát lề hoặc đụng vào xe phía ngược chiều.
Trong các điều kiện như vậy, để nhìn rõ hố (thậm chí hố được che chắn bằng các hàng rào báo
hiệu) hoặc các vật lạ nằm trên đường cũng rất khó khăn. Các chuyên gia cho rằng, tốt nhất,
không nên chiếu vào xe đi ngược lại bằng bất kỳ ánh sáng nào, trừ những đèn nhỏ, thực sự
không làm chói mắt và chỉ nên chiếu sáng phía bên phải đường. Công ty Thụy Điển “Remark
AV” đề nghị gắn đèn pha ở tấm chắn bùn bên phải, phía trước để chiếu sáng đường đi mà không
làm lóa mắt lái xe phía ngược lại.

10) Khi nói đến những chiếc khoan, người ta thường nghĩ ngay tới việc tạo ra các lỗ tròn. Trong
khi đó, yêu cầu kỹ thuật, nhiều khi, đòi hỏi phải có những lỗ vuông hoặc hình chữ nhật. Các
chuyên gia của một công ty Mỹ đã chế tạo ra loại khoan đáp ứng yêu cầu trên. Đó là chiếc khoan
cầm tay, dùng pin hoặc ắc quy (đủ dùng cho 3 giờ), có tốc độ khoan 84 mm/phút đối với các tấm
bêtông. Khoan sử dụng nguyên tắc cắt xọc để tạo lỗ vuông nhờ bộ rung cao tần.

NHẬN XÉT:

1) Từ “hình dạng”, phát biểu trong thủ thuật này có thể và cần hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ
thuần túy theo nghĩa hình học có trong thực tế. Ví dụ, hình dạng trong một không gian biểu diễn
nào đó mang tính quy ước.

2) Tương tự như vậy, các từ “đối xứng”, “phản đối xứng” cũng có thể và cần hiểu theo nghĩa
rộng: đối xứng và phản đối xứng không chỉ theo các đường nét hình học mà còn có thể là các
chức năng nói riêng, tính chất nói chung.

3) Giảm bậc đối xứng, ví dụ, chuyển từ hình tròn sang hình ôvan, hình vuông sang hình chữ
nhật…

4) Thủ thuật này rất có tác dụng trong việc khắc phục tính ì tâm lý, cho rằng các đối tượng phải
luôn có các hình dạng đối xứng.

5) Khi đối tượng chuyển sang dạng ít đối xứng hơn (bậc đối xứng thấp hơn), có thể làm xuất
hiện những tính chất mới, lợi hơn. Ví dụ, tận dụng được những nguồn dự trữ về không gian (nói
chung là các khả năng tiềm ẩn), làm đối tượng ổn định hơn, bền vững hơn…

6) Nguyên tắc phản đối xứng, có thể nói, là trường hợp riêng của 3. Nguyên tắc phẩm chất cục
bộ, có mục đích làm tăng tính tương hợp (tương ứng và phù hợp) giữa các phần của đối tượng
với nhau và với môi trường bên ngoài, nhằm thực hiện chức năng của từng phần một cách tốt
nhất.
DIỄN GIẢI:

1) Các từ xuất phát dùng tra từ điển, liên tưởng, tưởng tượng để tìm ra các từ, ngữ đồng nghĩa,
gần nghĩa về mọi loại nghĩa là: “đối tượng”, “đối xứng”, “bậc đối xứng”, “phản đối xứng”,
“không đối xứng”.

2) Nguyên tắc này còn đòi hỏi sử dụng cả các công cụ nghiên cứu và các kiến thức thu được nhờ
những nghiên cứu khoa học về đối xứng, bất đối xứng. Ví dụ, trong toán học có các phép biến
đổi đối xứng, lý thuyết nhóm..., trong vật lý có tinh thể học, các định luật bảo toàn các loại...

3) Không nên chỉ hiểu đối xứng, bất đối xứng theo nghĩa hình dạng hình học. Ví dụ, đối xứng về
mặt hình học nhưng không đối xứng về mặt phẩm chất; đối xứng về mặt hình thức nhưng không
đối xứng về mặt nội dung...

TƯ DUY HỆ THỐNG:

Hình 160: Phản đối xứng đối với dạng hình học và biểu diễn của hệ thống

1) Bạn cần xem xét thêm hệ thống cụ thể có trong bài toán một cách trừu tượng, khái quát, chứ
không phải chỉ theo hình dạng hình học thực tế của hệ thống. Ví dụ, xem xét “biểu diễn của hệ
thống” thay vì chính hệ thống (xem Hình 123 và văn bản kèm theo trong mục nhỏ 10.2.1. Một số
khái niệm cơ bản và ý tưởng chung về hệ thống của quyển ba). Hình 160 dành cho biểu diễn hệ
thống.

2) Sử dụng nguyên tắc phản đối xứng, người ta có thể phải cùng một lúc thay đổi cả các yếu tố
và các mối liên kết.

3) Có thể xem nguyên tắc phản đối xứng là trường hợp riêng, khá phổ biến của nguyên tắc phẩm
chất cục bộ.

TƯ DUY BIỆN CHỨNG:

Hệ cải tiến so với hệ tiền thân có thể có cả sự thay đổi về lượng và về chất, là những điều người
giải cần chú ý trong ngữ cảnh giải bài toán cho trước.

CÁCH XEM XÉT:

a) Hình dạng hình học của hệ trên thực tế có bậc đối xứng cao không? Bậc đối xứng cao như vậy
có phải do tính hệ thống (chức năng của hệ) quy định hay không, hay do tính ì tâm lý của người
thiết kế, chế tạo?

b) Có những khả năng nào làm giảm bậc đối xứng để hệ hoạt động tốt hơn không? Nếu có, hãy
tìm cách thực hiện.

c) Tương tự như vậy, bạn hãy đặt câu hỏi cho “biểu diễn của hệ thống”.

KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:

Hệ thống cho trước có thể phát triển theo hướng giảm bậc đối xứng của
a) Hình dạng hình học hoặc / và phẩm chất các phần của hệ có trên thực tế;
b) Hình dạng hình học hoặc / và phẩm chất của “biểu diễn hệ thống”.

You might also like