You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA ĐIỆN –ĐIỆN TỬ Độc lập -Tự do -Hạnh phúc


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ -VIỄN THÔNG

ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ 1
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Văn Phát

Sinh viên thực hiện: Trần Văn Hiếu SV: 1911505120113


Nguyễn Thanh Chương SV: 1911505120105
Lê Đoãn Triều SV: 19115051201

1. Tên đề tài: Thiết kế, thi côngmạch điều khiển quạt từ xa(Electronic Fan with
Remote Control)
2. Các số liệu, tài liệu ban đầu:
Sử dụng IC chuyện dụng PT2128A(Receiver) và PT 2268(Transmitter) của hãng
Princeton Technology
 IC PT2128A-C54 với các thông số cần biết:
 2 chân đầu ra swing và 1 chân đầu ra đèn báo light
 Bộ hẹn giờ tích luỹ: 0.5/1/2/4
 Khởi động không dùng bộ nhớ
 IC PT2268 được sử dụng với IC PT2128A được bắt đầu từ “00110011”
3. Nội dung chính của đồ án:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Chỉnh lưu
Một mạch chỉnh lưu là một mạch điện bao gồm các linh kiện điện - điện tử, dùng để biến
đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Mạch chỉnh lưu có thể được sử
dụng trong các bộ nguồn cung cấp dòng điện một chiều, hoặc trong các mạch tách sóng
tín hiệu vô tuyến điện trong các thiết bị vô tuyến. Phần tử tích cực trong mạch chỉnh lưu
có thể là các điốt bán dẫn, các đèn chỉnh lưu thủy ngân hoặc các linh kiện khác.

Mạch chỉnh lưu


Các tín hiệu điện xoay chiều
Mạch chỉnh lưu nửa sóng
Một mạch chỉnh lưu nửa sóng chỉ một trong nửa chu kỳ dương hoặc âm có thể dễ dàng đi
ngang qua điốt, trong khi nửa kia sẽ bị khóa, tùy thuộc vào chiều lắp đặt của điốt. Vì chỉ
có một nửa chu kỳ được chỉnh lưu, nên mạch chỉnh lưu nửa sóng có hiệu suất truyền
công suất rất thấp. Mạch chỉnh lưu nửa sóng có thể lắp bằng chỉ một đi ốt bán dẫn trong
các mạch nguồn một pha.

Mạch chỉnh lưu toàn sóng


Mạch chỉnh lưu toàn sóng biến đổi cả hai thành phần cực tính của dạng sóng đầu vào
thành một chiều. Do đó nó có hiệu suất cao hơn. Tuy nhiên trong mạch điện không có
điểm giữa của biến áp người ta sẽ cần đến 4 điốt thay vì một như trong mạch chỉnh lưu
nửa sóng. Điều này có nghĩa là đầu cực của điện áp ra sẽ cần đến 2 điốt để chỉnh lưu, thí
dụ như 1 cho trường hợp điểm X dương, và 1 cho trường hợp điểm X âm. Đầu ra còn lại
cũng cần chính xác như thế, kết quả là phải cần đến 4 điốt. Các điốt dùng cho kiểu nối
này gọi là cầu chỉnh lưu.

Bộ chỉnh lưu toàn sóng biến đổi cả 2 nửa chu kỳ thành một điện áp đầu ra có một chiều
duy nhất: dương (hoặc âm) vì nó chuyển hướng đi của dòng điện của nửa chu kỳ âm
(hoặc dương) của dạng sóng xoay chiều. Nửa còn lại sẽ kết hợp với nửa kia thành một
điện áp chỉnh lưu hoàn chỉnh.
Đối với nguồn xoay chiều một pha, nếu dùng biến áp có điểm giữa, chỉ cần 2 điốt nối đâu
lưng với nhau (nghĩa là anode-với-anode hoặc cathode-với-cathode)có thể thành một
mạch chỉnh lưu toàn sóng.

Chỉnh lưu toàn sóng dùng đèn chân không 2 a - nốt


Một mạch chỉnh lưu dùng đèn chân không thông dụng sử dụng một đèn có 1 cathode và 2
anode trong cùng một vỏ bọc; Trong trường hợp này, 2 điốt chỉ cần một bóng chân
không. Các đèn 5U4 và 5Y3 là những thí dụ thông dung nhất cho kiểu mạch này.

San bằng điện áp ra của mạch chỉnh lưu


Cả hai mạch chỉnh lưu nửa sóng và toàn sóng đều có nhược điểm là nó thay đổi theodạng
của sóng đầu vào, mà không cung cấp điện áp không đổi. Để tạo ra một dạng điện áp một
chiều đều đặn từ ngõ ra của bộ chỉnh lưu, cần phải có một mạch "san bằng", còn gọi là
mạch lọc. Mạch lọc đơn giản nhất dùng một tụ tích điện, hay tụ lọc hoặc tụ san bằng đặt
vào đầu ra của mạch chỉnh lưu. Mạch này vẫn còn lưu lại một ít thành phần điện áp xoay
chiều (gợn sóng) vì điện áp không hoàn toàn bằng phẳng.Kích thước của tụ điện thể hiện
tính kinh tế. Đối với một tải cho sẵn, tụ điện càng lớncàng làm giảm độ gợn sóng, nhưng
lại làm tăng giá thành, và làm tăng dòng điện đỉnh trên thứ cấp của cuộn dây thứ cấp máy
biến áp và mạch cấp nguồn cho nó. Trong những trường hợp đặc biệt, nhiều bộ chỉnh lưu
nối vào điểm phân phối nguồn, sẽ gây khó khăn cho sự bảo đảm dạng hình sin của điện
áp.
Với một hệ số gợn sóng cho trước, độ lớn của tụ lọc sẽ tỷ lệ với dòng điện tải, tỷ lệ
nghịch với tần số chỉnh lưu, và số lượng các đỉnh của dạng sóng trong mỗi chu kỳ. Dòng
điện tải và tần số nguồn cấp thường ngoài tầm kiểm soát của người thiết kế mạch chỉnh
lưu nhưng số lượng đỉnh trong mỗi chu kỳ lại có thể điều khiển được bằng cách chọn sơ
đồ chỉnh lưu thích hợp.
Mạch chỉnh lưu bán sóng cho 1 điện áp đỉnh trên mỗi chu kỳ, vì thế thường chỉ sử dụng
cho các ứng dụng có dòng điện nhỏ. Mạch chỉnh lưu toàn sóng một pha cho 2 đỉnh trên
mỗi chu kỳ, và đây là cách tốt nhất cho mạch chỉnh lưu một pha. Đối với chỉnh lưu ba
pha, có đến 6 đỉnh trên mỗi chu kỳ và có thể cao hơn nếu ta sử dụng các biến áp thích
hợp trước bộ chỉnh lưu nhằm tăng số pha lên.
Để làm giảm độ gợn sóng hơn nữa, người ta dùng một bộ lọc có đầu vào tụ điện và một
cuộn cảm lọc. Đôi khi cũng có thể kết hợp tụ lọc với cuộn cảm và tụ lọc phía sau, sao cho
điện áp ra tương đối đều đặn. Cuộn dây này sẽ cóp điện kháng lớn đối với thành phần
gợn sóng.
Nếu dòng điện tải phụ thuộc nhiều vào mức độ gợn sóng của nguồn, có thể dùng một bộ
ổn áp thay cho các tụ lọc cỡ lớn. Cả hai đều để giảm độ gợn sóng và để ngăn chặn sự thay
đổi của điện áp ra theo điện áp nguồn và theo dòng tải.
Một biến thể khác của mạch này là dùng các tụ điện nối tiếp nhau để làm mạch san
bằngdòng ngõ ra của cầu chỉnh lưu. Sau đó đặt một khóa chuyển mạch từ điểm giữa của
haitụ điện đến một trong các đầu AC ngõ vào. Khi khóa này mở, mạch hoạt động như

một mạch chỉnh lưu cầu bình thường. Nhưng khi đóng khóa, nó sẽ hoạt động như một
mạch nhân đôi điện áp. Nói cách khác, có thể tạo ra điện áp một chiều khoảng 320V một
cách dễ dàng từ bất kỳ nguồn nào để cấp cho các mạch ổn áp kiểu đóng cắt.

Ứng dụng

Một điốt chỉnh lưu và các phụ kiện giải nhiệt.


Ứng dụng cơ bản nhất của mạch chỉnh lưu là trích xuất thành phần điện một chiều hữu
dụng từ nguồn xoay chiều. Thực tra hầu hết các ứng dụng điện tử sử dụng nguồn điện
một chiều, nhưng nguồn cung cấp lại là dòng điện xoay chiều. Vì thế các mạch chỉnh lưu
được sử dụng bên trong mạch cấp nguồn của hầu hết các thiết bị điện tử.
Mạch biến đổi điện một chiều từ điện áp này sang điện áp khác sẽ phức tạp hơn. Một
trong những phương pháp đổi từ điện một chiều sang điện một chiều là: đầu tiên chuyển
từ một chiều thành xoay chiều, (dùng một mạch nghịch lưu)sau đó đưa qua máy biến áp
để thay đổi điện áp, và cuối cùng là chỉnh lưu lại thành điện một chiều.
Các mạch chỉnh lưu cũng được ứng dụng trong mạch tách sóng các tín hiệu vô tuyến điều
biến biên độ. Tín hiệu có thể cần hoặc không cần khuếch đại trước khi tách sóng.Nếu tín
hiệu nhỏ quá, phải sử dụng các điốt có điện áp rơi rất thấp. Trong trường hợp này các tụ
và điện trở tải phải lựa chọn cẩn thận cho phù hợp. Trị số tụ điện thấp quá sẽ làm cho
sóng cao tần lọt sang đầu ra. Chọn cao quá, nó có thể nạp đầy và giữ nguyên điện áp đã
được nạp.

Điện áp ra của một mạch chỉnh lưu toàn sóng với các thyristor được điều khiển.

Các mạch chỉnh lưu cũng được sử dụng để cấp điện có cực tính cho máy hàn điện. Các
mạch như thế này đôi khi thay thế các điốt trong cầu chỉnh lưu bằng các Thyristor. Các
mạch này sẽ có điện áp ra phụ thuộc vào góc kích mồi.

Chỉnh lưu công suất cao

Các đèn chân không, các dãy chỉnh lưu ô - xít kim loại và các đi - ốt bán dẫn thích hợp
cho dài ứng dụng từ cỡ mi - li - am - pe đến hàng nghìn am - pe trong mỗi linh kiện đơn
lẻ.
Một vài giải pháp cơ điện hấp dẫn đã được đề nghị và sử dụng trước khi phát minh ra các
linh kiện điện tử này. Thí dụ như bộ biến đổi từ điện xoay chiều thành một chiều trong
các tàu hỏa, người ta có thể dùng bộ chỉnh lưu đồng bộ. Nó gồm có một động cơđ ồng bộ
kéo một dãy các điện tải nặng. Động cơ này sẽ phải quay đồng thời gian với tần số điện
xoay chiều, và làm chuyển mạch các tiếp điểm ngay khi dòng điện hình sin giảm xuống
đến 0. Các tiếp điểm không phải chuyển mạch ở dòng cao, nhưng phải bảo đảm phải chịu
đựng được dòng tải lớn khi đang đóng để cung cấp nguồn cho các động cơ kéo đầu máy.
Ngày trước, những bộ rung sử dụng cho các mạch cấp nguồn một chiều điện áp cao từ
bình ắc quy thường bao gồm một bộ tiếp điểm thứ hai để thực hiện chỉnh lưu đồng bộ ở
phía điện áp cao.

Trong những năm gần đây, người ta thiết kế những bộ chỉnh lưu đồng bộ sử dụng các
tranzito MOSFET, nó có thể chỉnh lưu với điện áp thuận rất thấp và có những ưu điểm
khác để trở thành các bộ chuyển mạch với tốc độ rất cao. Các bộ chỉnh lưu đồng bộ bán
dẫn hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các khối cấp nguồn sử dụng điện áp rất thấp,khi
mà điện áp rơi trên linh kiện chỉnh lưu có thể có thể gây nên những nhiễu loạng không
chấp nhận được trên điện áp ra.

Một số dạng chỉnh lưu khác được sử dụng trong truyền dẫn dòng điện một chiều điện áp
cao, và các ứng dụng công nghiệp khác trong những năm 1909 đến 1975 sử dụng những
bộ đèn chỉnh lưu thủy ngân còn gọi là các đèn van hồ quang thủy ngân. Linh kiện này có
thể đặt trong một bóng thủy tinh hay ống kim loại.Một điện cực, cathode, được ngập
trong bầu thủy ngân ở dưới đáy đèn. Có một hay nhiều thanh than chì độ tinh khiết cao
gọi là anode được lắp phía trên bầu. Có thể có một số điện cực phụ để mồi và duy trì
dòng hồ quang. Khi có hồ quang giữa bầu thủy ngân và điện cực than, sẽ có một dòng âm
điện tử chảy Cathode đến anode do hơi thủy ngân bị ion hóa, nhưng không thể theoc hiều
ngược lại. Linh kiện này có thể dùng ở công suất đến hàng trăm kilo watt và có thể dùng
để chỉnh lưu nguồn xoay chiều sáu pha.Các đèn chỉnh lưu thủy ngân sau này đã được
thay thế bằng các điốt bán dẫn kể từ những năm giữa của thập niên 70. Cácđèn công suất
lớn nổi tiếng được lắp đặt ở các dự án truyền dẫn điện áp cao một chiều Manitoba Hydro
Nelson River Bipole với định mức đến hàng triệu kilowatt và 450.000vôn.

Một dạng chỉnh lưu thứ ba, một bộ Động cơ - mát phát điện hoặc một bộ biến đổi
quay,không phải là một bộ bộ chỉnh lưu theo đúng nghĩa. Ở đây một động cơ xoay chiều
được kết nới cơ học với một máy phát điện một chiều. Máy phát điện một chiều sẽ tạo ra
trong cuộn dây của nó dòng điện xoay chiều nhiều pha. Một bộ cổ góp chuyển mạch và
biến đổi dòng điện xoay chiều này thành một chiều đầu ra, hoặc một máy phát đon cực,
cho ra trực tiếp dòng điện oay chiều mà không cần đến cổ góp. Các bộ này có thể cho ra
đến hàng nghìn am- pe với điện áp từ hàng chục đến hàng trăm vôn.

2. MẠCH ỔN ÁP
2.1 Chức năng của mạch ổn áp
- Mạch ổn áp là mạch có chức năng tạo ra hay duy trì một điện áp ổn định dù cho đầu vào
thay đổi ở một khoảng dài rộng nào đó. Ta có thể hiểu đơn giản mạch ổn áp luôn luôn có
điện áp đầu ra ổn định dù cho điện áp đầu vào có thay đổi như thế nào.
- Ví dụ như điện áp đầu vào thay đổi từ vài Vôn cho đến vài chục Vôn thì điện áp đầu ra
luôn luôn cố định giả sử là 5V, 3,3V, 12V…
- Ngoài nhiệm vụ chính là ổn định điện áp, thì tùy theo loại mà máy ổn áp còn có thêm
các tính năng hữu ích khác. Nhằm nâng cao an toàn trong sử dụng thiết bị, như: Bảo vệ
quá dòng; Bảo vệ quá áp; Mạch trễ; Mạch Autoreset.
2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mạch ổn áp
- Một linh kiện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mạch ổn áp là diode ổn áp (Diode
Zener).
- Mạch ổn áp cơ bản nhất bao gồm một điện trở và một diode ổn áp: Khi cho dòng điện
ngược cực qua nó, nó sẽ luôn ghim ở mức điện áp cố định. Để hiểu rõ hơn về mạch ổn áp
trên thực tế, chúng ta sẽ cùng xem thí nghiệm sau:
- Mắc điện trở với cực Catot của diode zener sau đó cấp dương nguồn vào điện trở. Sử
dụng đồng hồ đo để đo điện trở trên diode zener và cấp mát vào Anot. Kết quả, điện áp
cấp vào 20V, điện áp đầu ra gần 15V.
- Tăng điện áp đầu vào 25V thì điện áp vẫn ổn định và không chênh lệch nhiều. Trên thực
tế vì điện trở R có hạn dòng khá cao nên với những mạch điện tiêu thụ dòng điện lớn ta
cần sử dụng thêm một transistor. -- -Đây là mạch điện được sử dụng cực kỳ nhiều trên
thực tế. Hoạt động của mạch điện như sau:
- Điện áp tại chân B của transistor sẽ được ghim áp bằng mạch ổn áp vừa kể trên. Đặc
biệt, transistor có một đặc tính dẫn rất hay đó là nó có điện áp thế tại chân B luôn cao hơn
điện thế chân E khoảng 0.6V – chính là điện áp rơi trên diode BE trong mô hình diode
tương đương của transistor. Như thế nếu chúng ta cho điện áp đầu vào có dạng xV6 thì
chúng ta sẽ có điện áp đầu ra VB rất là tròn.
2.3 Phân Loại
2.3.1Mạch ổn áp cố định Diode Zener

Mạch ổn áp tạo áp 33V cố định cung cấp cho mạch dò kênh trong Ti vi
- Từ nguồn 110V không cố định thông qua điện trở hạn dòng R1 và gim trên Dz 33V để
lấy ra một điện áp cố định cung cấp cho mạch dò kệnh
- Khi thiết kế một mạch ổn áp như trên ta cần tính toán điện trở hạn dòng sao cho dòng
điện ngược cực đại qua Dz phải nhỏ hơn dòng mà Dz chịu được, dòng cực đại qua Dz là
khi dòng qua R2 = 0
- Như sơ đồ trên thì dòng cực đại qua Dz bằng sụt áp trên R1 chia cho giá trị R1 , gọi
dòng điện này là I1 ta có I1 = (110 – 33 ) / 7500 = 77 / 7500 ~ 10mA. Thông thường ta
nên để dòng ngược qua Dz ≤ 25 mA
2.3.2 Mạch ổn áp cố định dùng Transistor, IC ổn áp

Mạch ổn áp có Transistor khuyếch đại


- Ở mạch trên điện áp tại điểm A có thể thay đổi và còn gợn xoay chiều nhưng điện áp tại
điểm B không thay đổi và tương đối phẳng.
- Nguyên lý ổn áp : Thông qua điện trở R1 và Dz gim cố định điện áp chân B của
Transistor Q1, giả sử khi điện áp chânE đèn Q1 giảm => khi đó điện áp UBE tăng =>
dòng qua đèn Q1 tăng => làm điện áp chân E của đèn tăng , và ngược lại …
- Mạch ổn áp trên đơn giản và hiệu quả nên được sử dụng rất rộng dãi và người ta đã sản
xuất các loại IC họ LA78.. để thay thế cho mạch ổn áp trên, IC LA78.. có sơ đồ mạch
như phần mạch có mầu xanh của sơ đồ trên.
3. MẠCH KHUYẾCH ĐẠI
3.1 Khái niệm về mạch khuyếch đại
- Mạch khuyếch đại được sử dụng trong hầu hết cácthiết bị điện tử, như mạch khuyếch
đại âm tần trong Cassete, Âmply, Khuyếch đại tín hiệu video trong Ti vi mầu v.v …
3.2 Phân loại
Có ba loại mạch khuyếch đại chính là:
- Khuyếch đại về điện áp: Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có biên độ nhỏ vào, đầu ra ta
sẽ thu được một tín hiệu có biên độ lớn hơn nhiều lần.
- Mạch khuyếch đại về dòng điện :Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có cường độ yếu vào,
đầu ra ta sẽ thuđược một tín hiệu cho cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần.
- Mạch khuyếch đại công suất : Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có công xuất yếu vào ,
đầu ra ta thu đượctín hiệu có công xuất mạnh hơn nhiều lần, thực ra mạch khuyếch đại
côngxuất là kết hợp cả hai mạch khuyếch đại điện áp và khuyếch đại dòng điện làm mộ
3.3 Các chế độ hoạt động của mạch khuyếch đại.
-Các chế độ hoạt độngcủa mạch khuyếch đại là phụ thuộc vào chế độ phân cực
choTransistor, tuỳ theo mục đích sử dụng mà mạch khuyếch đại được phân cực để KĐ ở
chế độ A, chế độ B, chế độ AB hoặc chế độ C
3.3.1 Mạch khuyếch đại ở chế độ A.

- Là các mạch khuyếch đại cần lấy ra tín hiệu hoàn toàn giốn với tín hiệu ngõ vào
- Mạch khuyếch đại ở chế độ A được sử dụng trong các mạch trung gian như khuyếch đại
cao tần, khuyếch đại trung tần, tiền khuyếch đại
3.3.2 Mạch khuyếch đại ở chế độ B.
- Mạch khuyếch đại chế độ B là mạch chỉ khuyếch đại một nửa chu kỳ củatín hiệu, nếu
khuyếch đại bán kỳ dương ta dùng transistor NPN, nếukhuyếch đại bán kỳ âm ta dùng
transistor PNP, mạch khuyếch đại ở chế độ B không có định thiên.
- Mạch khuyếch đại chế độ B thường được sử dụng trong các mạch khuếch đại công xuất
đẩy kéo như công xuất âm tần, công xuất mành của Ti vi, trong các mạch công xuất đẩy
kéo , người ta dùng hai đèn NPN và PNP mắc nối tiếp , mỗi đèn sẽ khuyếch đại một bán
chu kỳ của tín hiệu, hai đèn trong mạch khuyếch đại đẩy kéo phải có các thông số kỹ
thuật như nhau
3.3.3 Mạch khuyếch đại ở chế độ AB.
- Mạch khuyếch đại ở chế độ AB là mạch tương tự khuyếch đại ở chế độ B, nhưng có
định thiện sao cho điện áp UBE sấp sỉ 0,6 V, mạch cũng chỉ khuyếch đại một nửa chu kỳ
tín hiệu và khắc phục hiện tượng méo giao điểm của mạch khuyếch đại chế độ B, mạch
này cũng được sử dụng trong các mạch công suất đẩy kéo.
3.3.4 Mạch khuyếch đại ở chế độ C
- Là mạch khuyếch đại có điện áp UBEđược phân cự ngược với mục đích chỉ lấy tín hiệu
đầu ra là một phần đỉnh của tín hiệu đầu vào, mạch này thường sử dụng trong các mạch
tách tín hiệu: Thí dụ mạch tách xung đồng bộ trong ti vi mầu.
3.3.5 Transistor mắc theo kiểu E chung.
-Mạch mắc theo kiểu E chung có cực E đấu trực tiếp xuống mass hoặc đấu qua tụ xuống
mass để thoát thành phần xoay chiều, tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực C, mạch
có sơ đồ như sau :

*Đặc điểm của mạch khuếch đại E chung.


– Mạch khuếch đại E chung thường được định thiên sao cho điện áp UCE khoảng 60% ÷
70 % Vcc.
– Biên độ tín hiệu ra thu được lớn hơn biên độ tín hiệu vào nhiều lần, như vậy mạch
khuếch đại về điện áp.
– Dòng điện tín hiệu ra lớn hơn dòng tín hiệu vào nhưng không đáng kể.
– Tín hiệu đầu ra ngược pha với tín hiệu đầu vào : vì khi điện áp tín hiệu vào tăng =>
dòng IBE tăng => dòng ICE tăng => sụt áp trên Rg tăng => kết quả là điện áp chân C
giảm , và ngược lại khi điện áp đầu vào giảm thì điện áp chân C lại tăng => vì vậy điện
áp đầu ra ngược pha với tín hiệu đầu vào.
– Mạch mắc theo kiểu E chung như trên được ứng dụng nhiều nhất trong thiết bị điện tử.
3.3.6 Transistor mắc theo kiểu C chung
- Mạch mắc theo kiểu C chung có chân C đấu vào mass hoặc dương nguồn ( Lưu ý : về
phương diện xoay chiều thì dương nguồn tương đương với mass ) , Tín hiệu được đưa
vào cực B và lấy ra trên cực E , mạch có sơ đồ như sau:

*Đặc điểm của mạch khuếch đại C chung .


– Tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực E
– Biên độ tín hiệu ra bằng biên độ tín hiệu vào : Vì mối BE luôn luôn có giá trị khoảng
0,6V do đó khi điện áp chân B tăng bao nhiêu thì áp chân C cũng tăng bấy nhiêu => vì
vậy biên độ tín hiệu ra bằng biên độ tín hiệu vào .
– Tín hiệu ra cùng pha với tín hiệu vào : Vì khi điện áp vào tăng => thì điện áp ra cũng
tăng, điện áp vào giảm thì điện áp ra cũng giảm.
– Cường độ của tín hiệu ra mạnh hơn cường độ của tín hiệu vào nhiều lần : Vì khi tín
hiệu vào có biên độ tăng => dòng IBE sẽ tăng => dòng ICE cũng tăng gấp β lần dòng
IBE vì ICE = β.IBE giả sử Transistor có hệ số khuếch đại β = 50 lần thì khi dòng IBE
tăng 1mA => dòng ICE sẽ tăng 50mA, dòng ICE chính là dòng của tín hiệu đầu ra, như
vậy tín hiệu đầu ra có cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần so với tín hiệu vào.
– Mạch trên được ứng dụng nhiều trong các mạch khuếch đại đêm (Damper), trước khi
chia tín hiệu làm nhiều nhánh , người ta thường dùng mạch Damper để khuếch đại cho tín
hiệu khoẻ hơn . Ngoài ra mạch còn được ứng dụng rất nhiều trong các mạch ổn áp nguồn
( ta sẽ tìm hiểu trong phần sau )
3.3.7 Transistor mắc theo kiểu B chung
– Mạch mắc theo kiểu B chung có tín hiệu đưa vào chân E và lấy ra trên chân C , chân B
được thoát mass thông qua tụ.
– Mạch mắc kiểu B chung rất ít khi được sử dụng trong thực tế.

4. AC (TRIAC)
4.1 Cấu tạo
Triac là một linh kiện bán dẫn có ba cực năm lớp, làm việc như 2 Thyristor mắc song
song ngược chiều, có thể dẫn điện theo hai chiều.
4.2 Đặc tuyến
- Đặc tuyến Volt – Ampe gồm hai phần đối xứng nhau qua gốc O, mỗi phần tương tự đặc
tuyến thuận của Thyristor.

4.3 Ứng Dụng


- Đây là mạch điều khiển dòng điện qua tải dùng triac, diac kết hợp với quang trở Cds để
tác động theo ánh sáng. Khi quang trở Cds được chiếu sáng sẽ có trị số điện trở nhỏ làm
điện thế nạp được trên tụ C thấp và diac không dẫn điện, triac không được kích nên
không có dòng qua tải.
- Khi quang trở Cds bị che tối sẽ có trị số điện trở lớn làm điện thế trên tụ C tăng đến
mức đủ để triac dẫn điện và triac được kích dẫn điện cho dòng điện qua tải. Tải ở đây có
thể là các loại đèn chiếu sáng lối đi hay chiếu sáng bảo vệ, khi trời tối thì đèn tự động
sáng. TRIAC hoạt động trong mạch này như một công tắc điều khiển điện áp.
- Chú ý khi sử dụng: Những dụng cụ điện tải thuần trở làm việc tốt với các giá trị trung
bình nhờ tác dụng san làm đồng đều. Nhưng các dụng cụ điện tải điện kháng sẽ bị ảnh
hưởng đáng kể, ví dụ động cơ sẽ bị phát nóng hơn mức bình thường, tiêu tốn năng lượng
cao hơn.
- Kết luận: Triac có ưu điểm trong mọi vấn đề như gọn nhẹ, rẻ tiền … Dùng Triac làm
biến dạng sin là nhược điểm chính trong sử dụng.
 Triac dùng trong mạch điều khiển quạt (BT131):

Imax = 1A (dòng chịu được lớn nhất)


Vmax = 600V (điện áp chiệu được lớn nhất)
CHƯƠNG 2:TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠCH NGUỒN TRỰC TIẾP:
 Tính toán:

Ta có:
Điện trở R1 : Có tác dụng như là một điện trở xả điện cho tụ C2. (Ví dụ : Khi ta cấp
điệnvào mạch điện sau đó rút điện ra, lúc đó điện áp vẫn còn tích trên con tụ C2, nếu ta
sờ vào đầu phích cắm thì ta sẽ bị giật do điện áp ở tụ C2 phóng ra, Vì vậy điện trở R1 sẽ
là tải để triệt tiêu điện áp đó của tụ C2)Thông thường ta chọn R1 có giá trị hàng kilo ohm
=> R1 t chọn 220K
Tụ C2: Tụ có giá trị càng lớn thì dòng điện đi qua càng lớn, tụ có giá trị nhỏ thì dòng
điện đi qua càng nhỏ. Tại vị trí này nên chọn tụ có điện áp chịu đựng lớn hơn điện áp vào
tụ ví dụ tụ 400V hoặc 630V.
Công thức: dòng ra 50mA
220 220
U
I = Zc = 1 = 1 = 0.05
2∗pi∗f ∗C 2∗3.14∗50∗C

 I = 1.45*10-6 = 1.5 Uf
 Linh Kiện:
-Tụ 1.5Uf/400V
-Trở công suất 220K
-Tụ hoá 100Uf/16V và 470Uf/16V

-Diode zener 1N4742 (12V/1W)


-Diode zener 1N4734 (5.6V/1W)
-Diode 1N4007 (Imax = 1A, Umax = 1000V)
-PNP 2SA1015 (VCB=-50V; VCE=-50V;
VEB=-5V)
-Varistor
- Đầu ra -5V DC

You might also like