You are on page 1of 2

Bối cảnh ra đời : Năm 1968, tại cao nguyên chè danh tiếng Bảo Lộc (Lâm Đồng),

Phúc Long
được ra đời với kỳ vọng mang đến những sản phẩm trà và cà phê chất lượng.
Vào những năm 80, Phúc Long khai trương ba cửa hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh trên
đường Lê Văn Sỹ, Trần Hưng Đạo và Mạc Thị Bưởi nhằm giới thiệu sản phẩm  trà và cà phê
thuần Việt đến với khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
Đặc biệt, cửa hàng Phúc Long Mạc Thị Bưởi toạ lạc tại trung tâm Quận 1 là cửa hàng đầu tiên
phục vụ các thức uống Trà pha chế đặc trưng của Phúc Long và Cà-phê pha máy cao cấp
thường chỉ được phục vụ tại các nhà hàng sang trọng vào giai đoạn đó.

Năm 2000, công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Phúc Long chính thức được thành lập.
Năm 2007, Phúc Long sở hữu đồi chè tại Thái Nguyên. Bởi chính bản thân tôi nhận thấy Trà Thái
Nguyên cạnh tranh được về hương vị, hình thức và chất nước đặc trưng nhưng cũng giống như
các loại trà ở các địa phương khác, việc kiểm soát các thành phần dư lượng theo tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn thực phẩm của thế giới thì trà Thái Nguyên vẫn chịu chung số phận “chưa phù hợp
tiêu chuẩn”.  Xác định rõ mục tiêu cần duy trì và bảo vệ chất lượng tự nhiên vốn có của trà Thái
Nguyên, chính vì vậy tôi nhanh chóng quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế biến trà ngay tại
Thái Nguyên. Phúc Long mong muốn qua việc đặt nhà máy ngay tại vùng nguyên liệu, chúng tôi
có thể duy trì được cái “chất” của trà Thái một cách trọn vẹn đồng thời hạn chế tối đa các điều
kiện nuôi trồng, thu hoạch và chế biến trà nhằm đảm bảo tốt nhất các vấn đề quản lý chất lượng
tổng thể. Đồng thời trong năm 2007, Phúc Long đầu tư nhà máy chế biến trà và cà phê tại Bình
Dương được trang bị nhiều thiết bị và máy móc hiện đại, có chứng nhận HACCP- quy trình đảm
bảo đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, với mục tiêu đảm bảo cung ứng nguồn sản phẩm
chất lượng, phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Cũng từ đây, Trà
Phúc Long đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để có mặt tại các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật
Bản, Indonesia, Philippines…
Năm 2012, cửa hàng Phúc Long Coffee & Tea tại TTTM Crescent Mall Quận 7 ra mắt đánh dấu
việc Phúc Long chính thức mở rộng vào ngành đồ ăn & thức uống (Food & Beverage) với cửa
hàng Phúc Long hoạt động theo mô hình tự phục vụ trong không gian hiện đại. Cùng với đội ngũ
cộng sự đắc lực của mình, chúng tôi làm nên sự kiện đánh dấu bước chuyển mình trong lịch sự
phát triển của Phúc Long.
Năm 2015, Phúc Long xây dựng được 10 cửa hàng tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Từng bước định
vị thương hiệu gắn liền với những sản phẩm và thức uống trà và cà phê đậm vị trong tâm trí
khách hàng.
Năm 2018, xây dựng nhà máy thứ 2 tại Bình Dương, sở hữu hai đồi chè Thái Nguyên và Bảo
Lộc. Đồng thời hơn 40 cửa hàng Phúc Long được xây dựng tại: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội. Năm 2018 cũng là năm tôi quyết định mở rộng thương
hiệu ra phía Bắc, sau thời gian tìm hiểu và khảo sát thị trường với cửa hàng đầu tiên của Phúc
Long đặt tại Hà Nội.
Năm 2019, phát triển 70 cửa hàng và tiếp tục định hướng phát triển mở rộng hệ thống cửa hàng
trải dài từ Nam ra Bắc. Bên cạnh đó, tăng độ phủ của sản phẩm trà và cà phê đến tất cả các hệ
thống: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, kênh thương mại điện tử…

Trải qua hơn 50 năm chắt chiu tinh hoa từ những búp trà xanh và hạt cà phê thượng hạng cùng
mong muốn mang lại cho khách hàng những trải nghiệm giá trị nhất khi thưởng thức, Phúc Long
liên tục là thương hiệu tiên phong với nhiều ý tưởng sáng tạo đi đầu trong ngành trà và cà phê.

Chúng tôi tin rằng từng sản phẩm trà và cà phê sẽ càng thêm hảo hạng khi được tạo ra từ sự
phấn đấu không ngừng cùng niềm đam mê. Và chính kết nối dựa trên niềm tin, sự trung thực và
tin yêu góp phần mang đến những nét đẹp trong văn hóa thưởng trà & cà phê ngày càng bay
cao và vươn xa. Tiếp nối nỗ lực, từ một cửa hàng đầu tiên, đến nay, Phúc Long xây dựng hơn
80 cửa hàng trên khu vực TP.HCM, Bình Dương, Biên Hòa, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hà
Nội phục vụ những thức uống tươi ngon từ trà và cà phê. Không dừng lại tại đó, chúng tôi tiếp
tục định hướng phát triển mở rộng hệ thống cửa hàng trải dài từ Nam ra Bắc. Tăng độ phủ của
sản phẩm đến tất cả các hệ thống: siêu thị, cửa hàng tiện lợi…
Hoạt động với phương châm “Chất lượng khởi nguồn từ đam mê”, cùng nhau, chúng tôi đã và
đang viết tiếp câu chuyện của một thương hiệu Việt giàu truyền thống, kết nối tinh túy của nhiều
thập niên kinh nghiệm và không ngừng chắt lọc, làm mới mình trong bước chuyển thời gian để
trở thành thương hiệu luôn gắn bó với nhiều thế hệ khách hàng.

Kỹ thuật : Cách thức pha Trà Ô long của người Việt không quá cầu kỳ, đó là cách pha trà bình
dị mà tinh tế. Tách trà sau khi pha phải giữ được màu vàng sánh trong xanh, hương thơm dạt
dào, vị đắng chát và hậu vị ngọt mát.

Để tạo nên tách Trà Ô long hoàn hảo cả hương lẫn vị, cần lưu ý ba yếu tố: nguồn nước, nhiệt độ
và thời gian hãm trà.

 Nguồn nước: suối thượng nguồn, nước giếng chùa cổ trên núi đá hay nước sương đọng
trên lá sen... là những loại nước đặc biệt mà trà nhân dùng để pha trà. Thực tế hơn, nếu
sống ở vùng quê thì có thể dùng nước mưa hoặc nước giếng trong lành để pha trà. Nếu
ở thành phố nước giếng đa số nặng mùi và có chứa hàm lượng ion kim loại nặng hay
các vi lượng trong nước máy sẽ làm mất đi hương vị trà.
 Nhiệt độ cần thiết: nước phải nóng ở trên 85°C, tùy loại có thể 92°C – 96°C, không dùng
nước bình thuỷ và nước không đủ nhiệt độ để pha, nếu làm vậy, trà sẽ không đủ độ để
bốc đầy đủ hương vị. Lưu ý nước phải đun đến đủ độ sôi già (100 °C). Bởi vì sau thời
gian thực hiện các thao tác làm nóng ấm chén, rửa trà thì lúc này nhiệt độ nước đã giảm
đến mức yêu cầu.
 Thời gian hãm trà: Trà Ô long thông thường có thể pha 4 – 6 lần, loại tốt hẳn 8-10 lần.
Thời gian hãm trà khoảng 30 giây đến dưới 1 phút.
Ngoài ra, trong quá trình pha chế cần lưu ý thêm bốn yếu tố quan trọng:

 Nên dùng chén tống để rót sạch nước Trà Ô Long trong ấm sau mỗi lần pha và giữ
nguyên xác trà khô trong ấm cho lần pha kế tiếp (xác trà này đảm bảo chất lượng trong
vòng 4 giờ).
 Không nên hãm trà quá lâu sẽ làm nước trà chuyển sang màu đỏ bầm, chát gắt và giảm
hương.
 Mở nắp ấm pha Trà Ô Long sau khi rót trà ra tống để tránh nhiệt độ cao trong ấm làm trà
tiếp tục bị oxy hóa.
 Nước sôi dùng một lần không hết thì đổ đi. Tuyệt đối không nên đem đi đun lại, bởi nước
như vậy đã nhạt, đã mất đi cái trong lành tươi mát của nước, do lượng oxy hòa tan trong
nước phần lớn đã mất đi khiến trà không bốc hương đầy đủ.

- Đối tượng : tất cả mọi người


-

You might also like