You are on page 1of 22

Chương 2: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

Dễ
Câu 1: Khi đưa ra quan điểm vật chất là cái “đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh” V.I. Lênin đã khẳng định điều gì?
a/ Vật chất có trước ý thức và con người có khả năng nhận thức được thế giới
b/ Vật chất là cái vô cùng, vô tận, không mang tính giới hạn
c/ Vật chất và ý thức tồn tại một cách độc lập, song song với nhau
d/ Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người
Câu 2: Phương án nào là đúng đắn nhất trong các nhận định dưới đây?
a/ Vật chất là phạm trù rộng lớn, vô cùng, vô tận
b/ Vật chất là phạm trù chỉ những cái con người có thể nhìn thấy được
c/ Vật chất là phạm trù chỉ những cái đã xảy ra trên thực tế
d/ Vật chất là phạm trù mang tính hữu hạn, cụ thể
Câu 3 : Đâu là phương thức tồn tại của vật chất?
a/ Vận động
b/ Dịch chuyển
c/ Đứng im
d/ Bảo toàn về lượng
Câu 4: Hãy sắp xếp các hình thức vận động cơ bản của vật chất theo trình tự từ thấp đến cao?
a/ Vận động cơ học – Vận động vật lý – Vận động hóa học – Vận động sinh học – Vận động xã hội
b/ Vận động xã hội – Vận động vật lý – Vận động hóa học – Vận động sinh học – Vận động cơ học
c/ Vận động xã hội – Vận động sinh học – Vận động hóa học – Vận động vật lý – Vận động cơ học
d/ Vận động cơ học – Vận động xã hội – Vận động sinh học – Vận động vật lý – Vận động hóa học
Câu 5: Định nghĩa kinh điển về vật chất được V.I. Lênin nêu ra trong tác phẩm nào?
a/ Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
b/ Bút ký triết học
c/ Cách mạng vô sản và tên phản bội Causky
d/ Sáng kiến vĩ đại
Câu 6: Không gian theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là gì?
a/ Hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính
b/ Khoảng không bao chứa vật chất
c/ Nơi sự vật, hiện tượng được đặt, để
d/ Vũ trụ rộng lớn, vô cùng, vô tận
Câu 7: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về thời gian?
a/ Hình thức tồn tại của vật chất xét về độ dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá trình
b/ Những thứ quý báu như: vàng bạc
c/ Khái niệm chỉ năm, tháng, giờ, phút, giây
d/ Quảng tính của sự vật, hiện tượng
Câu 8: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thời gian có một chiều. Đó là chiều nào?
a/ Từ quá khứ đến hiện tại, tương lai
b/ Từ tương lai trở về quá khứ
c/ Từ hiện tại đến tương lai và quá khứ
d/ Từ tương lai đến hiện tại
Câu 9: Đâu là nguồn gốc tự nhiên của ý thức?
a/ Bộ óc người và sự phản ánh của thế giới khách quan vào bộ óc người
b/ Trái tim và bộ óc của con người
c/ Các giác quan có vai trò tiếp nhận thông tin từ thế giới khách quan
d/ Thế giới khách quan cung cấp thông tin cho con người
Câu 10: Trình độ phản ánh mang tính bản năng của các động vật bậc cao được gọi là gì?
a/ Tâm lý động vật
b/ Phản ánh sinh học
c/ Phản ánh sinh học
d/ Sự kích thích
Câu 11: Đâu là nguồn gốc xã hội của ý thức?
a/ Lao động và ngôn ngữ
b/ Hoạt động giao tiếp và nghiên cứu khoa học
c/ Sự hình thành các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
d/ Sự kế thừa, giao lưu văn hóa giữa các thế hệ trong xã hội
Câu 12: Những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng của con người vượt qua mọi trở
ngại để đạt mục đích đã đề ra được gọi là gì?
a/ Ý chí
b/ Niềm tin
c/ Khát vọng
d/ Lý tưởng
Câu 13: Ý thức dưới dạng tiềm tàng mà chủ thể đã có từ trước nhưng gần như đã trở thành bản năng,
kỹ năng được gọi là gì?
a/ Tiềm thức
b/ Vô thức
c/ Bản năng
d/ Tự ý thức
Câu 14: Phép biện chứng duy vật có những nguyên lý cơ bản nào?
a/ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển
b/ Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới và nguyên lý về sự vận động
c/ Nguyên lý về tính thống nhất giữa lý luận với thực tiễn
d/ Nguyên lý về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, ý thức và vật chất
Câu 15: Hãy cho biết các tính chất của mối liên hệ phổ biến?
a/ Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng
b/ Tính chủ quan, tính phổ biến và tính đa dạng
c/ Tính đơn nhất, tính khách quan và tính phổ biến
d/ Tính riêng biệt, tính khách quan và tính đa dạng
Câu 17: Sự tồn tại của nhiều mối liên hệ có vai trò, vị trí khác nhau trong những không gian, thời gian
khác nhau phản ánh tính chất gì của mối liên hệ phổ biến?
a/ Tính đa dạng, phong phú
b/ Tính khách quan
c/ Tính phổ biến
d/ Tính thực tiễn
Câu 18: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển là gì?
a/ Quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
b/ Mọi sự thay đổi nói chung từ sự thay đổi vị trí đơn giản đến tư duy
c/ Quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên, đi xuống hoặc vận động tuần hoàn
d/ Sự thay đổi về lượng theo chiều hướng đi lên của sự vật, hiện tượng
Câu 19: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, cái riêng là gì?
a/ Phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ
b/ Phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính của sự vật, hiện tượng
c/ Phạm trù triết học dùng để chỉ những cái không lặp lại ở bất kỳ sự vật, hiện tượng nào khác
d/ Phạm trù triết học dùng để chỉ những cái chỉ thuộc về một đối tượng nhất định
Câu 20: Phạm trù chỉ sự tác động giữa các mặt trong sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau gây ra một biến đổi nhất định được gọi là gì?
a/ Nguyên nhân
b/ Nguyên cớ
c/ Tiền đề
d/ Cơ sở
Câu 21: Phạm trù chỉ sự biến đổi xuất hiện do tác động giữa các mặt trong sự vật, hiện tượng hoặc
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau được gọi là gì?
a/ Kết quả
b/ Kết luận
c/ Thành tựu
d/ Thành quả
Câu 22: Phạm trù nào chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng
quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra như thế chứ không thể khác?
a/ Tất nhiên
b/ Ngẫu nhiên
c/ Khả năng
d/ Hiện thực
Câu 23: Phạm trù nào chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định
nên có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc thế khác?
a/ Ngẫu nhiên
b/ Tất nhiên
c/ Hiện thực
d/ Khả năng
Câu 24: Phạm trù chỉ tổng thể các mặt, các yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng được gọi là gì?
a/ Nội dung
b/ Bản chất
c/ Cái chung
d/ Hiện thực
Câu 25: Phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương
đối bền vững giữa các yếu tố của nó được gọi là gì?
a/ Hình thức
b/ Hiện tượng
c/ Nội dung
d/ Cấu trúc
Câu 26: Cặp phạm trù nào của phép biện chứng duy vật phản ánh quan hệ giữa cái chắc chắn xảy ra
và cái có thể xảy ra hoặc không xảy ra?
a/ Tất nhiên và ngẫu nhiên
b/ Khả năng và hiện thực
c/ Bản chất và hiện tượng
d/ Nội dung và hình thức
Câu 27: Cặp phạm trù nào của phép biện chứng duy vật phản ánh quan hệ giữa cái tổng thể những
mặt, những mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong quy định sự vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng và biểu hiện ra bên ngoài của nó?
a/ Bản chất và hiện tượng
b/ Nội dung và hình thức
c/ Cái chung và cái riêng
d/ Tất nhiên và ngẫu nhiên
Câu 28: Phạm trù nào dùng để chỉ tổng thể những mặt, những mối liên hệ khách quan, tất nhiên,
tương đối ổn định bên trong quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng?
a/ Bản chất
b/ Nội dung
c/ Tất nhiên
d/ Hiện thực
Câu 29: Phạm trù nào của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ những gì hiện chưa có, nhưng sẽ có,
sẽ xuất hiện khi có các điều kiện tương ứng?
a/ Khả năng
b/ Ngẫu nhiên
c/ Tất nhiên
d/ Hiện thực
Câu 30: Phạm trù nào của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ những gì hiện có, hiện đang tồn tại?
a/ Hiện thực
b/ Tất nhiên
c/ Ngẫu nhiên
d/ Khả năng
Câu 31: Khái niệm nào dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự
thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, làm cho sự vật, hiện tượng là nó chứ không phải là cái khác?
a/ Chất
b/ Lượng
c/ Bản chất
d/ Đặc trưng
Câu 32: Khái niệm nào dùng để chỉ khoảng giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự
thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng?
a/ Độ
b/ Điểm nút
c/ Bước nhảy
d/ Thời điểm
Câu 34: Căn cứ vào quy mô và nhịp độ thực hiện, có thể chia bước nhảy ra thành những loại nào?
a/ Bước nhảy cục bộ và bước nhảy toàn bộ
b/ Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần
c/ Bước nhảy chủ yếu và bước nhảy thứ yếu
d/ Bước nhảy cơ bản và bước nhảy không cơ bản
Câu 35: Yếu tố nào cấu thành mâu thuẫn biện chứng?
a/ Mặt đối lập
b/ Mặt khác biệt
c/ Sự xung đột
d/ Sự khác chiều
Câu 36: Sự tác động qua lại theo khuynh hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập được
gọi là gì?
a/ Đấu tranh giữa các mặt đối lập
b/ Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập
c/ Thống nhất giữa các mặt đối lập
d/ Khác biệt giữa các mặt đối lập
Câu 37: Việc sự vật, hiện tượng mới ra đời nhưng vẫn giữ lại có chọn lọc và cải tạo những yếu tố còn
thích hợp của sự vật, hiện tượng cũ phản ánh tính chất gì của phủ định biện chứng?
a/ Tính kế thừa
b/ Tính khách quan
c/ Tính đa dạng
d/ Tính phổ biến
Câu 38: Thực tiễn gồm những hình thức cơ bản nào?
a/ Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học
b/ Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động sản xuất tinh thần, hoạt động nghiên cứu khoa học
c/ Hoạt động sản xuất tinh thần, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động chính trị - xã hội
d/ Hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động văn hóa – văn nghệ, hoạt động thể dục – thể thao
Câu 39: Có những loại hình biện chứng nào?
a/ Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan
b/ Biện chứng hoàn toàn và biện chứng không hoàn toàn
c/ Biện chứng phức tạp và biện chứng đơn giản
d/ Biện chứng nội dung và biện chứng hình thức
Câu 40: Giai đoạn nhận thức lý tính gồm những hình thức nào?
a/ Khái niệm, phán đoán, suy lý
b/ Cảm giác, tri giác, biểu tượng
c/ Khái niệm, biểu tượng, suy lý
d/ Tri giác, biểu tượng, phán đoán
Câu 41: Hình thức nào nào dưới đây không nằm trong giai đoạn nhận thức cảm tính?
a/ Phán đoán
b/ Cảm giác
c/ Biểu tượng
d/ Tri giác
Câu 42: Giai đoạn nào của nhận thức được gọi là trực quan sinh động?
a/ Nhận thức cảm tính
b/ Nhận thức lý tính
c/ Nhận thức thông thường
d/ Nhận thức khoa học
Câu 43: Hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng ở đó con người dựa trên cơ sở những tri thức đã biết
để rút ra tri thức mới được gọi là gì?
a/ Suy lý
b/ Khái niệm
c/ Suy diễn
d/ Phán đoán
Câu 44: Hình thức cơ bản nào của tư duy trừu tượng phản ánh khái quát, gián tiếp những thuộc tính
chung, bản chất của một nhóm sự vật, hiện tượng và được biểu thị bằng từ hoặc cụm từ?
a/ Khái niệm
b/ Suy lý
c/ Phán đoán
d/ Biểu tượng
Câu 45: Chân lý là gì?
a/ Tri thức phù hợp với hiện thực khách quan, đã được thực tiễn kiểm nghiệm
b/ Tri thức đã có từ lâu của con người
c/ Tri thức được truyền bá rộng rãi và có sự ảnh hưởng lớn đến con người
d/ Tri thức được nhiều người tin tưởng

Trung bình
Câu 46: Yếu tố nào đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức; là tiêu chuẩn để kiểm tra
chân lý?
a/ Thực tiễn
b/ Thực nghiệm
c/ Thực tế
d/ Thực hành
Câu 47: Phép biện chứng duy vật thuộc loại hình biện chứng nào?
a/ Biện chứng chủ quan
b/ Biện chứng hoàn toàn
c/ Biện chứng phức tạp
d/ Biện chứng nội dung
Câu 48: Đâu là đặc điểm chung của chủ nghĩa duy vật thời kỳ cổ đại?
a/ Quy vật chất về những vật thể hữu hình, cảm tính
b/ Không có một quan niệm cụ thể về vật chất
c/ Coi vật chất là sản phẩm của tinh thần thế giới
d/ Coi vật chất là thực tại khách quan
Câu 49: Trong thời kỳ nào chủ nghĩa duy vật đã đồng nhất vật chất với khối lượng; xem vật chất, vận
động, không gian, thời gian như những thực thể không có mối liên hệ nội tại với nhau?
a/ Thời kỳ cận đại
b/ Thời kỳ cổ đại
c/ Thời kỳ trung cổ
d/ Thời kỳ hiện đại
Câu 50: Thành tựu khoa học nào sau đây không dẫn đến sự khủng hoảng về thế giới quan vào cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX?
a/ Niutơn đưa ra các định luật về chuyển động
b/ Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ
c/ Tômxơn phát hiện ra điện tử
d/ Kaufman chứng minh khối lượng của điện tử không phải là bất biến
Câu 51: Hãy chọn phương án chính xác nhất trong các diễn đạt dưới đây về đứng im?
a/ Đứng im là sự biểu hiện của một trạng thái vận động – vận động trong thăng bằng
b/ Đứng tim là trạng thái diễn ra khi vật chất ngừng mọi hình thức vận động
c/ Đứng im là trạng thái không có sự dịch chuyển trong không gian của sự vật, hiện tượng
d/ Không bao giờ có trạng thái đứng im
Câu 52: Từ nào còn thiếu trong nhận định sau đây: “ý thức là hình ảnh… của thế giới khách quan”?
a/ Chủ quan
b/ Sinh động
c/ Khách quan
d/ Nguyên xi
Câu 53: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, yếu tố nào dưới đây là “vỏ vật chất” của tư duy?
a/ Ngôn ngữ
b/ Giao tiếp
c/ Văn hóa
d/ Đạo đức
Câu 54: Từ nào còn thiếu trong nhận định sau đây: “ý thức chẳng qua chỉ là… được đem chuyển vào
đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”?
a/ Vật chất
b/ Thế giới
c/ Hiện thực
d/ Cảm giác
Câu 55: Yếu tố nào là cơ bản, cốt lõi nhất trong kết cấu của ý thức?
a/ Tri thức
b/ Tình cảm
c/ Ý chí
d/ Khát vọng
Câu 56: Sức kích thích chủ yếu để biến bộ óc của loài vượn thành bộ óc của con người và tâm lý động
vật thành ý thức con người là gì?
a/ Lao động và ngôn ngữ
b/ Các quan hệ xã hội
c/ Thế giới khách quan và sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người
d/ Giao lưu văn hóa và nghiên cứu khoa học
Câu 57: Cấp độ ý thức nào không kiểm soát được, nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của lý trí?
a/ Vô thức
b/ Tri thức
c/ Ý chí
d/ Tự ý thức
Câu 58: Xét theo trình tự thời gian, vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức thể hiện ra sao?
a/ Vật chất có trước, ý thức có sau
b/ Vật chất quyết định nội dung của ý thức
c/ Vật chất quyết định bản chất của ý thức
d/ Vật chất thay đổi thì sớm hay muộn ý thức cũng thay đổi
Câu 59: Điều gì sẽ xảy ra với ý thức khi vật chất thay đổi?
a/ Khi vật chất thay đổi, sớm hay muộn ý thức cũng thay đổi theo
b/ Dù vật chất thay đổi nhưng ý thức có tính bảo thủ và sẽ luôn tồn tại bền vững
c/ Khi vật chất thay đổi ngay lập tức ý thức sẽ thay đổi theo
d/ Vật chất thay đổi không liên quan gì đến ý thức
Câu 60: Ý thức có thể tác động trở lại vật chất nhưng phải thông qua yếu tố nào?
a/ Hoạt động thực tiễn của con người
b/ Hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần của con người
c/ Hoạt động nói chung của mọi sự vật, hiện tượng
d/ Không phải thông qua yếu tố nào
Câu 61: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thế giới thống nhất ở chỗ nào?
a/ Tính vật chất
b/ Tính khách quan
c/ Tính hiện thực
d/ Sự tồn tại
Câu 62: Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người
diễn ra theo chiều hướng nào?
a/ Thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của điều kiện vật chất
b/ Thúc đẩy sự phát triển của điều kiện vật chất
c/ Kìm hãm sự phát triển của điều kiện vật chất
d/ Không thể làm thay đổi điều kiện vật chất
Câu 63: Từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, chúng ta có thể rút ra ý nghĩa
phương pháp luận nào?
a/ Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải tôn trọng tính khách quan, đồng thời phát huy
tính năng động chủ quan.
b/ Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải quán triệt quan điểm toàn diện
c/ Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể
d/ Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải quán triệt quan điểm phát triển
Câu 64: Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện trong triết học duy vật biện chứng là gì?
a/ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
b/ Nguyên lý về sự phát triển
c/ Tính thống nhất vật chất của thế giới
d/ Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại
Câu 65: Đâu là quan điểm đối lập với quan điểm toàn diện trong triết học duy vật biện chứng?
a/ Quan điểm phiến diện một chiều
b/ Quan điểm lịch sử - cụ thể
c/ Quan điểm thực tiễn
d/ Quan điểm khách quan
Câu 66: Tính chất nào của sự phát triển thể hiện ở việc mỗi sự vật, hiện tượng có quá trình phát triển
không giống nhau?
a/ Tính đa dạng, phong phú
b/ Tính khách quan
c/ Tính phổ biến
d/ Tính kế thừa
Câu 67: Tìm phương án đúng trong những nhận định dưới đây?
a/ Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau
b/ Cái đơn nhất chính là cái riêng
c/ Cái đơn nhất có thể lặp lại ở nhiều sự vật, hiện tượng
d/ Cái đơn nhất và cái chung không thể chuyển hóa lẫn nhau
Câu 68: Đáp án nào dưới đây phản ánh quan niệm hình thức với tư cách là phạm trù triết học?
a/ Phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững
giữa các yếu tố của sự vật đó
b/ Phạm trù chỉ hình dáng, màu sắc, kích thước… của sự vật, hiện tượng
c/ Phạm trù chỉ những biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, hiện tượng
d/ Phạm trù chỉ những gì có thể nhìn thấy được của sự vật, hiện tượng
Câu 69: Trong những nhận định dưới đây, nhận định nào không thật sự đúng đắn?
a/ Một nội dung được thể hiện dưới một hình thức
b/ Một nội dung có thể thể hiện dưới nhiều hình thức
c/ Nội dung quyết định hình thức
d/ Hình thức có thể thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển nội dung
Câu 70: Khi nội dung mới xuất hiện thì điều gì sẽ xảy ra đối với hình thức?
a/ Hình thức mới ra đời từng bước thay thế hình thức cũ
b/ Có nhiều hình thức đa dạng thể hiện nội dung
c/ Hình thức không có sự thay đổi gì
d/ Hình thức mở đường cho nội dung phát triển
Câu 71: Cặp phạm trù nào của phép biện chứng duy vật phản ánh quan hệ giữa cái chưa có nhưng sẽ
có, sẽ xuất hiện và cái hiện có, đang tồn tại thật sự?
a/ Khả năng và hiện thực
b/ Tất nhiên và ngẫu nhiên
c/ Bản chất và hiện tượng
d/ Nguyên nhân và kết quả
Câu 72: Các quy luật của phép biện chứng duy vật có đặc trưng gì?
a/ Là quy luật phổ biến tác động trong cả lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
b/ Là các quy luật chung tác động đến nhiều lĩnh vực của tự nhiên
c/ Là các quy luật tư duy có vai trò quan trọng đối với nhận thức con người
d/ Là các quy luật vạch ra sự vận động, phát triển của xã hội loài người
Câu 73: Điền từ còn thiếu trong định nghĩa về quy luật: “Quy luật là… bản chất, tất nhiên, phổ biến
và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau”?
a/ Mối liên hệ
b/ Cái
c/ Hiện tượng
d/ Biểu hiện
Câu 74: Hãy cho biết vị trí, vai trò của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến
những sự thay đổi về chất và ngược lại trong phép biện chứng duy vật?
a/ Chỉ ra cách thức của sự phát triển
b/ Chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển
c/ Chỉ ra xu hướng biến đổi của sự vật, hiện tượng
d/ Chỉ ra đường đi của sự phát triển
Câu 75: Trong những nhận định dưới đây, nhận định nào là chính xác?
a/ Mỗi sự vật, hiện tượng có rất nhiều chất
b/ Mỗi sự vật, hiện tượng có một chất nhất định
c/ Có sự vật, hiện tượng không tồn tại chất
d/ Chất của sự vật, hiện tượng là bản chất của nó
Câu 76: Khi đã tích lũy đủ về lượng con người cần thực hiện điều gì?
a/ Kiên quyết thực hiện bước nhảy, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ
b/ Tiếp tục tích lũy về lượng, đợi thời cơ để thực hiện bước nhảy
c/ Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội dễ dẫn đến sai lầm
d/ Không cần quan tâm bởi sự vật hiện tượng tất yếu sẽ vận động, phát triển
Câu 77: Đâu là hạt nhân của phép biện chứng?
a/ Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
b/ Quy luật phủ định của phủ định
c/ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
d/ Nguyên lý về sự phát triển
Câu 78: Quy luật nào của phép biện chứng duy vật chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển?
a/ Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
b/ Quy luật phủ định của phủ định
c/ Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về chất đến những sự thay đổi về lượng và ngược lại
d/ Quy luật về mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng
Câu 79: Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng trong
mỗi giai đoạn nhất định, có thể chia mâu thuẫn thành những loại nào?
a/ Mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thứ yếu
b/ Mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài
c/ Mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn không cơ bản
d/ Mâu thuẫn đối kháng, mẫu thuẫn không đối kháng
Câu 80: Trong các phương án dưới đây, đâu là các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh
với nhau?
a/ Cung – Cầu
b/ Bên trái – Bên phải
c/ Màu trắng – Màu đen
d/ Người khỏe – Người yếu
Câu 81: Nguyên tắc đầu tiên, mang tính chất nền tảng của lý luận nhận thức duy vật biện chứng là
gì?
a/ Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức của con người
b/ Công nhận ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
c/ Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra tính đúng đắn của chân lý
d/ Khẳng định vật chất có trước và quyết định ý thức
Câu 82: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của nhận thức?
a/ Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, chủ động, sáng tạo hiện thực khách quan vào bộ óc con người
trên cơ sở thực tiễn
b/ Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan
c/ Nhận thức là sự hồi tưởng của linh hồn về những gì đã lãng quên trong quá khứ
d/ Nhận thức là việc di chuyển nguyên vẹn thế giới khách quan vào bộ óc con người
Câu 83: Trong tác phẩm nào, C. Mác đã vạch ra sai lầm của toàn bộ chủ nghĩa duy vật trước đó khi
nhận thức chưa thật sự đúng đắn về phạm trù thực tiễn?
a/ Luận cương về Phoiơbắc
b/ Biện chứng của tự nhiên
c/ Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
d/ Tư bản
Câu 84: Điền từ còn thiếu trong nhận định V.I. Lênin về con đường biện chứng của quá trình nhận
thức “Từ … đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện
chứng của sự nhận thức chân lý”?
a/ Trực quan sinh động
b/ Trực quan đa dạng
c/ Thế giới sinh động
d/ Nhận thức cảm tính
Câu 85: Việc cường điệu, tuyệt đối hóa vai trò của nhận thức cảm tính, phủ nhận nhận thức lý tính sẽ
rơi vào sai lầm nào?
a/ Chủ nghĩa duy cảm
b/ Chủ nghĩa duy lý
c/ Chủ nghĩa duy tâm
d/ Chủ nghĩa chiết trung
Câu 86: Phương án nào là đúng trong những nhận định dưới đây về quá trình nhận thức?
a/ Thực tiễn là cơ sở, điểm xuất phát, đồng thời cũng là khâu kết thúc của quá trình nhận thức
b/ Quá trình nhận thức bắt đầu từ tư duy trừu tượng và kết thúc ở tư duy trừu tượng
c/ Quá trình nhận thức bắt đầu từ trực quan sinh động và kết thúc ở trực quan sinh động
d/ Quá trình nhận thức sẽ chấm dứt sau khi con người có được tri thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng
Câu 87: Nhận định nào dưới đây về chân lý là sai?
a/ Chân lý là phạm trù trừu tượng
b/ Chân lý có tính tương đối và tuyệt đối
c/ Chân lý có tính cụ thể
d/ Chân lý đã được thực tiễn kiểm nghiệm
Câu 88: Hình thức cao nhất, phức tạp nhất của nhận thức cảm tính là gì?
a/ Biểu tượng
b/ Suy lý
c/ Cảm giác
d/ Tri giác
Câu 89: Phương pháp suy luận nào được thực hiện bằng cách đi từ những tri thức mang tính khái
quát đến những tri thức riêng lẻ?
a/ Diễn dịch
b/ Quy nạp
c/ Tương tự
d/ Loại suy
Câu 90: Đâu là cơ sở của nhận thức lý tính?
a/ Nhận thức cảm tính
b/ Thực tiễn
c/ Nhận thức thông thường
d/ Biểu tượng
Câu 91: Dựa trên mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào
đó không cần thiết, con người cần phải làm gì?
a/ Loại bỏ nguyên nhân sinh ra sự vật, hiện tượng
b/ Loại bỏ chính bản thân sự vật, hiện tượng
c/ Loại bỏ những yếu tố xung quanh sự vật, hiện tượng
d/ Loại bỏ những điều kiện tác động đến sự vật, hiện tượng
Câu 92: Chất được tổng hợp từ những thuộc tính nào của sự vật, hiện tượng?
a/ Thuộc tính cơ bản
b/ Thuộc tính không cơ bản
c/ Cả thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản
d/ Chất không được biểu hiện thông qua thuộc tính nào
Câu 93: Để nhận thức và chỉ ra được đâu là tất nhiên, con người phải làm gì?
a/ Nghiên cứu những ngẫu nhiên mà tất nhiên phải đi qua
b/ Nghiên cứu những hiện tượng trong thế giới khách quan
c/ Nghiên cứu những sự kiện có thể là tất nhiên
d/ Nghiên cứu bất kỳ một ngẫu nhiên nào
Câu 94: Khi nào con người nên tìm cách để biến cái chung trở thành cái đơn nhất?
a/ Cái chung là cái lạc hậu, bất lợi
b/ Cái chung là cái tiến bộ, có ích
c/ Cái chung có mặt ở nhiều sự vật, hiện tượng
d/ Cái chung có mặt ở ít sự vật, hiện tượng
Câu 95: Hoạt động thực tiễn nhằm hướng tới mục đích gì?
a/ Cải tạo tự nhiên và xã hội, phục vụ con người
b/ Nhận thức tự nhiên và xã hội
c/ Chứng tỏ vai trò của con người
d/ Hoàn thiện năng lực tư duy của con người

Khó
Câu 96: V.I. Lênin đã sử dụng phương pháp nào để định nghĩa vật chất?
a/ Định nghĩa thông qua quan hệ với cái đối lập với vật chất là ý thức
b/ Định nghĩa bằng cách liệt kê các yếu tố vật chất cụ thể
c/ Định nghĩa bằng cách đưa khái niệm vật chất về khái niệm rộng hơn rồi chỉ ra đặc trưng của nó
d/ Định nghĩa bằng cách chỉ ra nguồn gốc hình thành vật chất
Câu 97: Đặc điểm nổi bật nhất diễn ra xuyên xuốt lịch sử triết học là gì?
a/ Sự đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
b/ Sự tranh luận giữa các luồng ý kiến trái chiều
c/ Sự điều hòa giữa các trường phái triết học nhằm bảo vệ lợi ích của mình
d/ Sự hình thành nhiều trào lưu triết học đa dạng và phong phú
Câu 98: Xác định phương án đúng trong các nhận định dưới đây?
a/ Vật chất là tất cả những gì tồn tại khách quan
b/ Vật chất là thực tế khách quan
c/ Vật chất là khách quan
d/ Vật chất là tồn tại khách quan
Câu 99: Diễn đạt nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I. Lênin?
a/ Đấu tranh chống lại các thế lực áp bức, bóc lột, đối kháng với nhân dân
b/ Giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường triết học duy vật biện chứng
c/ Khuyến khích các nhà khoa học đi sâu tìm hiểu thế giới vật chất
d/ Là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội
Câu 100: Con người mắc phải sai lầm gì khi trông chờ, ỷ lại, phụ thuộc vào yếu tố khách quan?
a/ Không phát huy tính sáng tạo của ý thức.
b/ Không nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong những mối liên hệ
c/ Không nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động thực tiễn
d/ Không tôn trọng khách quan và xuất phát từ thực tế khách quan
Câu 101: Con người đã mắc phải căn bệnh nào của tư duy khi có thái độ “cố đấm ăn xôi”, bất chấp
khách quan trong nhận thức và hành động?
a/ Chủ quan, duy ý chí
b/ Chủ nghĩa kinh nghiệm
c/ Thực dụng
d/ Phiến diện, một chiều
Câu 102: Con người đã tuân thủ theo nguyên tắc phương pháp luận nào của triết học Mác – Lênin khi
nỗ lực nắm bắt, phản ánh chân thực sự vật, hiện tượng và hành động theo quy luật?
a/ Tôn trọng tính khách quan của sự vật, hiện tượng
b/ Tôn trọng tính chủ quan của sự vật, hiện tượng
c/ Tôn trọng tính đa dạng của sự vật, hiện tượng
d/ Tôn trọng, phát huy nhân tố con người
Câu 103: Hiện tượng nói mớ (nói thành tiếng khi đang ngủ), mộng du thuộc cấp độ nào của ý thức?
a/ Vô thức
b/ Tự ý thức
c/ Tiềm thức
d/ Tâm thức
Câu 104: Câu thơ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” phản ánh đặc điểm nào dưới đây của ý
thức?
a/ Chủ quan
b/ Khách quan
c/ Sáng tạo
d/ Bảo thủ
Câu 105: Quan điểm về tính không thể tạo ra và không thể bị tiêu diệt của vận động đã được các nhà
khoa học tự nhiên chứng minh bằng thành tựu khoa học nào?
a/ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
b/ Định luật vạn vật hấp dẫn
c/ Thuyết Nhật Tâm
d/ Định luật tương tác điện từ
Câu 106: Phương án nào chính xác nhất trong những nhận định dưới đây về phép biện chứng duy
vật?
a/ Phép biện chứng duy vật hình thành từ sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp
luận biện chứng
b/ Phép biện chứng duy vật là phép cộng giữa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc và phép biện chứng duy tâm
của Hêghen
c/ Phép biện chứng duy vật là phạm trù chỉ biện chứng của bản thân thế giới tồn tại khách quan, độc lập với
ý thức con người
d/ Phép biện chứng duy vật là bao hàm tất cả các phương pháp nhận thức, cải tạo thế giới, cụ thể: phương
pháp phổ biến, phương pháp chung và phương pháp cụ thể
Câu 107: Cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ là gì?
a/ Tính thống nhất vật chất của thế giới
b/ Tính phổ biến của thế giới
c/ Tính vô cùng, vô tận của thế giới
d/ Tính khách quan của thế giới
Câu 108: Câu nói “sau cơn mưa trời lại sáng” thể hiện nội dung nào trong mối liên hệ giữa các sự vật,
hiện tượng của thế giới?
a/ Chuyển hóa lẫn nhau
b/ Quy định lẫn nhau
c/ Tác động qua lại
d/ Thâm nhập vào nhau
Câu 109: Trong những nhận định dưới đây, nhận định nào là không chính xác?
a/ Cái chung bao quát cái riêng
b/ Cái chung nằm trong cái riêng
c/ Cái chung có mối quan hệ chặt chẽ với cái riêng
d/ Cái chung được lặp lại trong nhiều cái riêng
Câu 110: Câu tục ngữ “Không có lửa làm sao có khói” phản ánh mối quan hệ giữa các phạm trù nào?
a/ Nguyên nhân và kết quả
b/ Nội dung và hình thức
c/ Cái chung và cái riêng
d/ Tất nhiên và ngẫu nhiên
Câu 111: Câu tục ngữ “Gieo gió gặt bão” phản ánh mối quan hệ giữa các phạm trù nào?
a/ Nguyên nhân và kết quả
b/ Bản chất và hiện tượng
c/ Tất nhiên và ngẫu nhiên
d/ Khả năng và hiện thực
Câu 112: Tìm phương án đúng trong những nhận định dưới đây?
a/ Tất nhiên vạch đường đi cho mình thông qua vô số ngẫu nhiên
b/ Giữa tất nhiên và ngẫu nhiên có một ranh giới tuyệt đối
c/ Chỉ tất nhiên mới có vai trò đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng
d/ Trong mỗi sự vật, hiện tượng chỉ xuất hiện một trong hai cái: tất nhiên hoặc ngẫu nhiên
Câu 113: Câu nói “Cái áo không làm nên thầy tu” phản ánh vấn đề gì trong mối quan hệ giữa nội
dung và hình thức?
a/ Hình thức không thể quyết định nội dung
b/ Hình thức quyết định nội dung
c/ Nội dung quyết định hình thức
d/ Nội dung không quyết định hình thức
Câu 114: Phương án nào là không chính xác trong những nhận định dưới đây về mối quan hệ giữa
bản chất và hiện tượng?
a/ Bản chất phản ánh cái riêng, hiện tượng phản ánh cái chung
b/ Bản chất bộc lộ qua hiện tượng, hiện tượng là biểu hiện của bản chất
c/ Bản chất sâu sắc hơn hiện tượng, hiện tượng phong phú hơn bản chất
d/ Bản chất là mặt bên trong, hiện tượng là mặt bên ngoài
Câu 115: Phạm trù nào của phép biện chứng duy vật diễn đạt việc một sinh viên ngành luật sau này
có thể trở thành luật sư hoặc chính trị gia?
a/ Khả năng
b/ Hiện thực
c/ Ngẫu nhiên
d/ Tất nhiên
Câu 116: Điều gì tạo ra sự khác biệt về chất giữa than chì và kim cương (đều cấu thành bởi Các bon)?
a/ Sự khác biệt về phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành kim cương và than chì
b/ Sự khan hiếm của kim cương so với than chì
c/ Sự yêu thích của con người đối với kim cương
d/ Sự khác biệt về màu sắc giữa kim cương và than chì
Câu 117: Bên cạnh việc đo, đếm bằng những con số cụ thể, lượng còn được nhận biết bằng phương
thức nào?
a/ Năng lực trừu tượng
b/ Chất
c/ Độ
d/ Điểm nút
Câu 118: Phạm trù triết học nào phản ánh thời điểm một sinh viên đại học chính thức trở thành tân
cử nhân sau một thời gian dài phấn đấu, học tập?
a/ Điểm nút
b/ Bước nhảy
c/ Độ
d/ Chuyển hóa
Câu 119: Câu tục ngữ “Góp gió thành bão, góp cây nên rừng” thể hiện quy luật nào của phép biện
chứng duy vật?
a/ Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại
b/ Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
c/ Quy luật phủ định của phủ định
d/ Quy luật về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng
Câu 120: Khi chưa tích lũy đủ lượng, con người cần thực hiện điều gì?
a/ Tiếp tục tích lũy về lượng, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội
b/ Kiên quyết thực hiện bước nhảy
c/ Chống tư tưởng bảo thủ, không dám thực hiện bước nhảy
d/ Để mặc cho sự vật, hiện tượng phát triển
Câu 121: Câu nói “nhập gia tùy tục” phù hợp với quan điểm mang tính phương pháp luận nào của
triết học Mác - Lênin?
a/ Quan điểm lịch sử cụ thể
b/ Quan điểm toàn diện
c/ Quan điểm phát triển
d/ Quan điểm thực tiễn
Câu 122: Trong lĩnh vực xã hội, khi mọi điều kiện đã chín muồi, cần phải giải quyết ngay vấn đề cấp
bách đặt ra trước mắt, con người nên sử dụng loại bước nhảy nào?
a/ Bước nhảy đột biến
b/ Bước nhảy dần dần
c/ Bước nhảy chủ yếu
d/ Bước nhảy thứ yếu
Câu 123: Đảng và Nhà nước Việt Nam đã sử dụng loại bước nhảy nào trong sự nghiệp đổi mới đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?
a/ Bước nhảy dần dần
b/ Bước nhảy đột biến
c/ Bước nhảy cơ bản
d/ Bước nhảy không cơ bản
Câu 124: Hãy tìm phương án đúng cho quan niệm về mâu thuẫn biện chứng dưới đây?
a/ Mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
b/ Mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất giữa các mặt đối lập
c/ Mâu thuẫn biện chứng là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
d/ Mâu thuẫn biện chứng là sự xung đột giữa các sự vật, hiện tượng
Câu 125: Đáp án nào dưới đây không phải là các mặt đối lập với nhau?
a/ Mùa Đông – Mùa Hè
b/ Đồng hóa – Dị hóa
c/ Sản xuất – Tiêu dùng
d/ Điện tích âm – Điện tích dương
Câu 126: Đường nào dưới đây phản ánh khuynh hướng của sự phát triển?
a/ Đường xoáy trôn ốc
b/ Đường tròn
c/ Đường thẳng
d/ Đường gấp khúc
Câu 127: Theo phép biện chứng duy vật, kế thừa biện chứng khác với kế thừa siêu hình ở điểm nào?
a/ Kế thừa biện chứng tiếp nhận và cải tạo cái cũ còn kế thừa siêu hình giữ lại nguyên xi cái cũ
b/ Kế thừa biện chứng giữ lại toàn bộ cái cũ còn kế thừa siêu hình bác bỏ hoàn toàn cái cũ
c/ Kế thừa biện chứng bác bỏ hoàn toàn cái cũ còn kế thừa siêu hình tiếp nhận, cải tạo cái cũ
d/ Kế thừa biện chứng giữ lại nguyên xi cái cũ còn kế thừa siêu hình bác bỏ hoàn toàn cái cũ
Câu 128: Ý nghĩa phương pháp luận nào dưới đây được rút ra từ việc nghiên cứu quy luật phủ định
của phủ định?
a/ Ủng hộ sự vật, hiện tượng mới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp quy luật
b/ Tìm ra nguồn gốc, động lực phát triển của sự vật, hiện tượng
c/ Kiên quyết thực hiện bước nhảy, thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển
d/ Giải quyết mâu thuẫn chứ không được điều hòa mâu thuẫn
Câu 129: Con người sẽ mắc phải căn bệnh nào khi cường điệu hóa lý luận, coi nhẹ thực tiễn?
a/ Bệnh giáo điều
b/ Bệnh nóng vội
c/ Bệnh thành tích
d/ Bệnh mệnh lệnh
Câu 130: Câu thành ngữ “sống lâu nên lão làng” phản ánh sai lầm nào trong tư duy con người?
a/ Bệnh kinh nghiệm
b/ Bệnh giáo điều
c/ Bệnh thành tích
d/ Bệnh chủ quan
Câu 131: Điền vào chỗ trống để hoàn thiện nhận định sau đây của V.I. Lênin về chân lý: “tư duy của
con người có thể cung cấp và đang cung cấp cho chúng ta chân lý tuyệt đối mà chân lý này là tổng số
những…”?
a/ Chân lý tương đối
b/ Tri thức đúng đắn
c/ Tri thức phù hợp hiện thực khách quan
d/ Chân lý cụ thể
Câu 132: Nhận định nào dưới đây về chân lý là không thật sự chính xác?
a/ Chân lý luôn có tính tương đối
b/ Chân lý có tính cụ thể
c/ Chân lý có tính khách quan
d/ Chân lý là tri thức phù hợp hiện thực khách quan, đã được thực tiễn kiểm nghiệm
Câu 133: Căn bệnh nào của tư duy biểu hiện qua việc áp dụng máy móc, rập khuôn kinh nghiệm của
địa phương khác vào địa phương mình, nước khác vào nước mình?
*a/ Giáo điều kinh nghiệm
b/ Giáo điều lý luận
c/ Hình thức, mệnh lệnh
d/ Duy cảm
Câu 134: Điều gì không nên thực hiện khi nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập?
a/ Điều hòa mâu thuẫn
b/ Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn
c/ Phân tích, xem xét vai trò, vị trí của mâu thuẫn
d/ Nghiên cứu phát hiện mâu thuẫn
Câu 135: Điền từ bị thiếu trong nhận định sau đây của V.I. Lênin “Quan điểm về đời sống, về thực
tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của….”?
a/ Lý luận về nhận thức
b/ Lý luận về tư duy
c/ Lý luận về cảm giác
d/ Lý luận về năng lực nhận thức
Câu 136: Thông thường, chúng ta đề cập phạm trù triết học nào khi nói vận tốc ánh sáng đi được
300.000 km/s, mật độ dân số của tỉnh A là 10.000 người/km2?
a/ Lượng
b/ Chất
c/ Độ
d/ Điểm nút
Câu 137: Hãy cho biết phương án nào là chính xác trong những nhận định dưới đây?
a/ Trong một điều kiện nhất định tồn tại một số khả năng
b/ Mỗi điều kiện tồn tại một khả năng tương ứng
c/ Khả năng nhất định sẽ trở thành hiện thực
d/ Khả năng không thể chuyển hóa thành hiện thực
Câu 138: Để khả năng trở thành hiện thực, con người cần làm gì?
a/ Chuẩn bị mọi điều kiện cần và đủ để khả năng có thể trở thành hiện thực
b/ Tin tưởng vào sự hiện thực hóa của khả năng
c/ Đi sâu nghiên cứu mọi khả năng và mối liên hệ giữa nó với hiện thực
d/ Khả năng sẽ tự chuyển hóa thành hiện thực mà không cần sự can thiệp của con người
Câu 139: Vì sao sự phát triển mang tính khách quan?
a/ Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân của sự vật, hiện tượng
b/ Nguồn gốc của sự phát triển nằm bên ngoài của sự vật, hiện tượng
c/ Phát triển là khuynh hướng chung của sự vật, hiện tượng
d/ Phát triển là xu thế tất yếu không thể thay thế được
Câu 140: Để tìm hiểu bản chất của sự vật con người cần phải làm gì?
a/ Nghiên cứu nhiều hiện tượng và tìm bản chất từ chính sự vật
b/ Nghiên cứu một hiện tượng điển hình của sự vật
c/ Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài có liên hệ chặt chẽ với sự vật
d/ Nghiên cứu điều kiện, hoàn cảnh tồn tại, phát sinh, phát triển của sự vật
Câu 141: Tìm phương án sai trong các nhận định dưới đây?
a/ Một nguyên nhân tất yếu dẫn đến một kết quả nhất định
b/ Nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ, chuyển hóa cho nhau
c/ Một nguyên nhân có thể tạo ra nhiều kết quả
d/ Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân tạo ra
Câu 142: Con người đã quán triệt nguyên tắc phương pháp luận nào của chủ nghĩa duy vật biện
chứng khi nắm bắt bản chất của sự vật, hiện tượng thông qua việc xem xét quá trình hình thành, tồn
tại và phát triển của chúng trong những môi trường, hoàn cảnh nhất định?
a/ Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
b/ Nguyên tắc toàn diện
c/ Nguyên tắc tôn trọng khách quan
d/ Nguyên tắc thống nhất giứa lý luận với thực tiễn
Câu 143: Con người đã quán triệt nguyên tắc phương pháp luận nào của chủ nghĩa duy vật biện
chứng khi đặt đối tượng nghiên cứu trong trạng thái vận động, không chỉ nhận thức nó trong trạng
thái hiện tại mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển trong tương lai?
a/ Nguyên tắc phát triển
b/ Nguyên tắc tôn trọng khách quan
c/ Nguyên tắc toàn diện
d/ Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
Câu 144: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, điều kiện nào cho phép “lý luận cũng sẽ trở thành lực
lượng vật chất”?
a/ Lý luận thâm nhập vào quần chúng
b/ Lý luận có tính khoa học cao
c/ Lý luận được nhiều người biết đến
d/ Lý luận có chiều dài lịch sử
Câu 145: Tính chất nào khẳng định “chân lý không phụ thuộc vào con người và loài người” ?
a/ Tính khách quan
b/ Tính cụ thể
c/ Tính tương đối
d/ Tính tuyệt đối
Câu 146: Nhận định nào dưới đây về phủ định biện chứng là đúng đắn?
a/ Phủ định biện chứng là phủ định tự thân
b/ Phủ định biện chứng là sự thay thế toàn bộ sự vật cũ bằng sự vật mới
c/ Phủ định biện chứng diễn ra theo vòng tròn khép kín
d/ Phủ định biện chứng do các tác nhân bên ngoài chi phối.

You might also like