You are on page 1of 8

1.1.

Bộ dây

- Nhạc cụ: Violin, Viola, Violincello, Contrabass

- Có âm vực rộng, thường giữ vai trò giai điệu.ΠΠ

- Trong dàn nhạc:

Lớn: Violin1: 16 đàn, Violin2: 14 đàn, violin alto: 12 đàn, violoncelle: 10 đàn,
contrabass: 8-10 đàn

Trung bình: Violin1: 12 đàn, violin 2: 10 đàn, violin alto: 8 đàn, violoncelle: 6 đàn,
contrabass:4-6 đàn.

Nhỏ: Violin1: 8 đàn, violin2: 6đàn, violin alto: 4 đàn, violoncelle: 3 đàn contrabass: 2-
3 đàn.

1.1.1. Violin

-Có ưu thế nhất về mặt kỹ thuật, khả năng sắc thái, tình cảm

- Dây buông: GDAE lên dây theo quãng 5 đúng

-có âm khu cao nhất, thường được đảm nhận giai điệu

Được chia thành: violin 1 và violin 2

+Violin 1: dùng để đi giai điệu với mọi tốc độ, đảm nhiệm giai điệu một cách độc lập,
vững vàng với âm chất thuần nhất. Có thể phối hợp với viola, violoncelle đi đồng âm
hoặc cách quãng 8. Phối hợp với nhạc cụ bộ gỗ như flute, hautbois, clarinet đồng âm
hay cách quãng 8 để làm dịu tiếng kèn gỗ. Đôi khi kết hợp với kèn cor.

+Violin2:dùng đi bè hoà âm, có tính chất phụ hoạ. Violon 2 có thể kết hợp với nhạc
cụ khí cùng bộ, cả violin1 để đi các âm hình hoà âm, tiết tấu.

* Kĩ thuật:

- Arco: Sử dụng tay kéo arce. Thể hiện cường độ mạnh, yếu, sử dụng trong những nét
nhạc legato

+ Kí hiệu Π: kéo arce từ gốc đến ngọn


+ Kí hiệu Λ: đẩy arce từ ngọn về gốc

- Martele: nhấn ngắt arce vào từng nốt, tốc độ vừa, thường sử dụng ở sắc thái f trở
lên. Âm thanh như tiếng búa gõ.

+ Kí hiệu: dấu’

- Sautille: : nhấn ngắt arce vào từng nốt, tốc độ nhanh, thường sử dụng ở sắc thái yếu.

- Staccato: có hiệu quả nhẹ nhàng, tươi tắn, nhí nhảnh. Thường dùng ở tốc độ nhanh.

Kí hiệu: dấu . ở trên hay dưới nốt nhạc

- Giữ cường độ mạnh ngang nhau từ đầu đến cuối.

+ Kí hiệu: dấu – trên nốt nhạc

- Col legno: Dùng sống arce đập vào dây. Hiệu quả độc đáo, nhưng không mạnh lắm

- Sul ponticello: kéo arce sát ngựa đàn, âm thanh thô, có tính chất kim khí. Thường
dùng để tạo sự kịch tính.

- Sul tasto: kéo arce sát cần đàn, ông thanh dịu hơn ít vang, hơi lạnh lẽo.

- Dùng riêng dây

+ Kí hiệu: Sul A, Sul D,…

- Trille – t’ri: láy rền. Không dùng được ở dây buông, có thể dùng ở bất cứ âm vực
nào.

+ Kí hiệu: tr~~~

- Tremolo:

+ Loại 1: Nhắc đi nhắc lại thật nhanh một nốt

+ Loại 2: Do hai nốt có cao độ khác nhau tạo thành, gần giống t’ri

1.1.2. Viola:
- Có hình dáng, cấu trúc tương tự violin nhưng lớn hơn, âm thanh trầm và tối hơn
violin.

- Sử dụng khóa C3, chơi được cả khóa Sol. Dây buông: C – G – D – A, âm vực từ C
(quãng 8 nhỏ) đến A2.

- Trong dàn nhạc vai trò mờ nhạt hơn violin, chức năng chính là cầu nối giữa violin và
violoncelle, giữ vai trò phụ hoạ, dùng chơi các âm hình, làm đầy các bè hoà âm. Đôi
lúc đi giai điệu một mình hoặc kết hợp với haubois, clarinet, bassoon đi đồng âm hay
cách quãng 8, viola có tính trang trí màu sắc.

1.1.3. Violincelle:

- Kích thước lớn hơn hẳn viola, có chân chống đứng khi diễn tấu.có vị trí quan trọng
gần bằng violin và âm sắc cũng gần với violin hơn là viola.

- Âm sắc gần giọng hát nam tính, diễn cảm sâu sắc và phong phú về kĩ thuật.

- Sử dụng khóa Fa, C4 và Sol. Dây buông: C – G – D – A (lên dây theo quãng 5, thấp
hơn viola 1 quãng 8)

- Các kĩ thuật của cello giống violin và viola, nhưng có một số điểm mới lạ: Pizzicato
thường xuyên sử dụng kết hợp với Contrabass; Có thể bấm bằng ngón cái.

- Trong dàn nhạc, có chức năng làm bè trầm cho bộ dây, kết hợp với contra bass, có
thể độc tấu ở âm khu trầm, kết hợp với viola ở âm khu trung, hoặc violin 2 ở bè giữa
và violin 1 chơi giai điệu chính ở âm khu cao. Có thể kết hợp với cor, bassoon đi đồng
âm hoặc cách quãng 8.

1.1.4. Contrabass

- Viết ở khóa Fa nên âm thanh âm trầm không rõ rệt, những nốt cao nghe không rõ
tiếng.

- Có hai loại:

+ Loại1 (4 dây): E – A – D – G

+ Loại 2 (5 dây): C – E – A – D – G
- Nốt viết cách âm vang thực xuống 1 quãng 8 .

- Âm vực dùng trong dàn nhạc: E – B1

- Độ vang biểu hiện rõ ở những hợp âm kéo dài, độ vang hơi sỉn, không thích hợp với
các giai điệu rộng rãi. Đảm nhận âm khu trầm với Cello, thường đi đồng âm với tuba
hoặc fargot.

Kích thước lớn nhất và âm thanh trầm nhất bộ dây. Vai trò chủ yếu làm bè trầm cho cả
dàn nhạc, đảm nhận vai trò hòa âm, ít khi đi bè giai điệu (tốc độ chậm, mang tính ảm
đạm). Đi bè trầm, contrabass không cần nhạc cụ khác hỗ trợ. Thường kết hợp với
violoncelle cách 1 quãng tám hoặc các nhạc khí trầm của các bộ khác. Đi giai điệu,
chơi chậm rãi, nghiêm trang hoặc những giai điêụ tối tăm, đe doạ, kịch tính

1.2. Bộ gỗ

- Nhạc cụ: Flute (picollo, alto flute – fulte in G, bass flute, flute – flute in C); Oboe
(oboe, cor anglais – English Soll – Oboe alto – In G); Clarinet (B♭, A#, Bass); Fargot
(Fargot, contrafargot)

Bộ gỗ có âm thanh không đồng nhất như bộ dây, giữ vai trò trang điểm cho tác phẩm.
Oboe và fargot dùng dăm kép, mang âm hưởng của giọng mũi. Clarinet và flute dùng
dăm đơn mang âm hưởng tươi sáng. Các nhạc khí trong bộ gỗ đều chơi được cho tác
phẩm độc lập tập. Bộ gỗ có âm vực rộng nhất trong dàn nhạc giao hưởng: từ
contrafargot đến picollo. Ưu điểm của bộ gỗ là mang màu sắc êm ái, từng nhạc cụ có
màu âm sắc riêng. Nhược điểm: không thể chơi liên tục, phải có quãng lấy hơi, chỗ
nghỉ ở mỗi câu nhạc; không thể chơi to ffff được (Tầm cao mới thổi to được, nhưng
không thể kéo dài); kỹ xảo không phong phú bằng bộ dây, các thủ pháp, kỹ thuật hạn
chế hơn; bộ gỗ nghe lâu không hay bằng bộ dây; âm thanh của bộ gỗ không chơi
được các kỹ thuật phức tạp.

1.2.1. Nhóm Flute

1.2.1.1. Flute in C
- Âm vực trầm c1 – g1: sắc thái nhẹ, chỉ dùng khi độc tấu; âm vực quá độ g – c: âm
vực cầu nối; âm vực giữa d2 – d3 (d5 – d6): Âm vực đẹp nhất (chơi được mọi sắc
thái), âm vực cao d2 – c3 (d6 – c7) (1); âm vực cực cao cis3 – es3 (2)

(1), (2): Chơi sắc thái mạnh, âm thanh chói, dễ lệch, khó chính xác nốt cực cao, không
dùng được ở sắc thái nhẹ. Chạy với tốc độ nhanh, sử dụng được nhiều lối viết khác
nhau.

* Kĩ thuật:

- Chạy gam 7 cung, ½ cung, nhảy quãng 8 dễ dàng, chơi được staccato ở tốc độ trung
bình, chơi được chùm ba các nốt nhắc lại.

- Kĩ thuật Frullato: rung + nhấn + tremollo nhưng không chơi được quá lâu; kĩ thuật
trille dùng tốt ở sắc thái ff; âm bồi ít được sử dụng.

- Legato, Staccato, Foranto

- Dùng được tremollo 1 nốt, không nên dùng nhiều vì tốn hơi.

- Có thể đi đối vị, phức điệu, hòa âm với các nhạc khí cùng bộ.

- Sử dụng trong dàn nhạc: dịu dàng, trong suốt, mềm mại, huyền bí, khó đoán, chơi
phần giai điệu, cảm giác bao la. Chức năng đệm: chơi các nốt trong hợp âm, rải, nốt
nhắc lại, nốt kéo dài

1.2.1.2. Flute Alto

- Dùng khóa sol nhưng nốt thực tế thấp hơn nốt viết 1 quãng 4Đ

- Âm vực trầm: dùng tốt, tiếng ấm; âm vực quá độ gis1 - cis2; m vực giữa d2 - d3: là
âm vực tốt nhất, rất hiệu quả về mặt âm sắc, bài chơi được mọi sắc thái; âm vực cao ít
dùng.

- Kỹ thuật: giống flute in C

- Sử dụng trong dàn nhạc: bộ flute mở rộng phần trầm, chơi cùng flute C, tạo bè quãng
5 quãng 8.

1.2.1.3. Piccolo
- Âm vực tương tự Flute nhưng hiệu quả hơn 1 quãng 8.

- Âm vực trầm d1 – g1 yếu, ít sử dụng giai điệu ở âm vực này; âm vực quá độ gis1 –
cis2; âm vực giữa tốt nhất, xử lí được mọi sắc thái, âm vực cao dis3 – gis3 chói, sắc;
âm vực cực cao tiếng nghe rít ở trên cao.

- Âm vực cao không thể chơi nhỏ, chỉ chơi được sắc thái mạnh. Sắc thái yếu thường
viết ở âm vực trầm, âm vực trầm không nên dùng để chơi giai điệu chính. Có thể chơi
được âm bồi, láy rền (trille). Đi giai điệu kèm nhạc khí khác như flute: đồng âm quãng
8.

1.2.2. Nhóm Oboe

Có Oboe và Cor anglais (Oboe trữ tình) là hai thành phần chính sử dụng trong dàn
nhạc giao hưởng. Sử dụng dăm kép, là loại nhạc khí thổi dọc => âm sắc giọng mũi, có
tính chất ca xướng, trữ tình, bình ổn.

- Tác dụng: chủ yếu là pha màu sắc các nhạc cụ với nhau.

- Khi muốn định biên thì xác định vào bộ gỗ.

- Kỹ thuật và tốc độ: không bằng clarinet và flute

- Cao độ âm vực h – a3: âm vực trầm h – f1 nặng hơn, âm thanh thô, chỉ chơi được sắc
thái nhẹ; âm vực quá độ fis1 – gis 1; âm vực trung a1 – a2 ( chơi được giai điệu, mọi
sắc thái, kĩ thuật; âm vực cao d3 – f3: chói, dễ lệch, nên tránh; âm vực cực cao: Phải
thổi rất mạnh nén hơi, T/C rất căng thẳng, nốt không xác định (hay dùng ở đương đại).

- Kỹ thuật: Thổi nặng hơn(do dùng dăm kép) nhưng ít tốn hơi hơn và có thể dùng
được dài hơn.Không thể chạy nhanh như flute.

- Giai điệu kèn oboe viết dài hơn kèn flute, nhưng không nên viết quá dài vì khó lấy
hơi. Không nhảy xa(rất kém). Nhảy lên thuận lợi hơn nhảy xuống. Tiếng legato không
ngắt được.

- Chạy gam, hợp âm rải thuận tiện trong phạm vi ♩ = 120. Chơi được chùm 6 móc tam,
♩ =100
- Tremolo: thường sử dụng hai nốt; Láy rền (trille) thường sử dụng ở khoảng giữa.

- Sử dụng trong dàn nhạc: Âm thanh cá tính, màu sắc đặc biệt, hay đi giai điệu khoan
thai, đẹp đẽ. Pha màu tốt (không pha được với hệ đồng) muốn phải qua kèn cor.
Thường đi đồng quãng với flute tạo giai điệu trữ tình, mang hơi hướng đồng quê.
Không hợp với Clarinet, Fargot và bộ dây. Trong trường hợp cần âm sắc thuần khiết,
oboe thường độc tấu. Chơi giai điệu, hòa âm rất hiệu quả.

* Cor anglais – English Soll – Oboe alto – In G

- Viết ở khóa Sol, âm sắc mang tính chất giai điệu.

- Dịch giọng nốt viết cao hơn thực tế một quãng 5Đ. Âm vực giống oboe.

1.2.3. Nhóm Clarinet

- Âm sắc:

- Là kèn dăm đơn, có nhiều kỹ xảo biểu hiện các sắc thái và là nhạc cụ duy nhất trong
bộ gõ Có thể khống chế tốt được cường độ.

- Âm vực trầm: tính chất hơi lạnh, ở sắc thái pp có tính kim khí; âm vực quá độ âm
thanh loãng dần; âm vực giữa: thiếu ổn định, mờ đục, hơi xỉn, tránh dùng; âm vực quá
độ: chuyển nhanh sang âm vực cao; âm vực cao: tính chất giọng nữ cao, rất đẹp, ít tốn
hơi, phù hợp mọi sắc thái; âm vực cực cao: rất vang nhưng chỉ dùng được ở sắc thái
mạnh.

- Trong dàn nhạc, clarinet có ba loại: clarinet ib C, Clarinet in Bb, clarinet ibA. phổ
biến hơn cả là clarinet ib Bb và Clarinet in A. Ở âm vực trầm, clarinet mang kịch tính,
đe dọa. nên không dùng để đi giai điệu. Âm vực Cao, clarinet , mang giọng nữ, ít tốn
hơi.

- Trong dàn nhạc phẩm clarinet có thể kết hợp với flute, hautbois, cor anglais,
bassoon, hay cùng violin, viola. Ngoài ra clarinet cũng cùng với các nhạc khi bộ gõ
giữ vai trò hòa thanh đệm.

- Kỹ thuật: láy rền, tremollo


- Còn có clarinet bass, clarinet picollo, clarinet alto, clarinet contrebasse, trong đó,
clarinet contrabasse là nhạc khí trầm nhất trong nhóm nhưng ít sử dụng, thay vào đó
clarinet bass xuất hiện thường xuyên làm kèm trầm của nhóm và là thành viên cố định
trong dàn nhạc.

1.2.4. Nhóm Fargot

- Fargot hay còn gọi là Basson, là nhóm nhạc khí trầm nhất trong bộ gỗ.

- Âm vực trầm: âm thanh dày, nặng, chỉ dùng ở sắc thái mf trở lên, âm vực quá độ: âm
sắc thay đổi dần, hơi mờ; âm vực giữa: dày dặn, mềm mại, hơi có âm sắc giọng mũi, ít
tốn hơi; âm vực quá độ: càng lên cao càng sắc; âm vực cao: căng thẳng, khó chơi,
không chơi được ở sắc thái nhẹ, càng lên cao càng tốn hơi; âm vực cực cao: ít dùng,
rất căng thẳng.

- Có kích thước lớn hơn nhiều so với clarinet, xuất hiện và tham gia dàn nhạc giao
hưởng trước clarinet, có mặt cùng với flute và hautbois từ thế kỉ 18. Âm thanh của jun
hơi tối gợi kịch tính hoặc châm biếm hài hước. Ở âm vực trầm, Basson đặc dày và tốn
hơi. Âm vực giữa đầy đặn, mềm mại.lên âm vực cao bị nén và căng thẳng. Các nốt
cực cao khổ thổi nên ít sử dụng.

- Tuy cồng kềnh nhưng basson lại có kỹ thuật linh hoạt. Trong dàn nhạc Bác do được
phối hợp với violoncelle, đôi khi với cả contrabass để đẩy phần trầm cho dàn nhạc.
Với âm thanh tối, basson dùng để đi các giai điệu nghẹn ngào, xót xa.

Dịch giọng cho cla in c giáng: lên quãng 2T

Clarinwr in c, trumpet, cor inlais, trombone, cor

You might also like