You are on page 1of 8

Chương II: Ngữ âm tiếng Việt

1. Khái niệm âm tiết


2. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt
2.1. Hệ thống thanh điệu
2.2. Hệ thống âm đầu
2.3. Hệ thống âm đệm
2.4. Hệ thống âm chính
2.5. Hệ thống âm cuối
Học liệu
2. Đoàn Thiện Thuật (2016), Ngữ âm tiếng Việt, Tái bản lần thứ năm,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Để học chương 2, các bạn xem bảng Âm vị và sự thể hiện bằng chữ
Quốc ngữ.

1. Khái niệm âm tiết (HL2 [Trg 18])


Là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói, được thể hiện bằng một luồng hơi,
trong đó hạt nhân là nguyên âm, bao xung quanh nó là bán nguyên âm hoặc phụ
âm.
2. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt (HL 2[Trg 49-62])
 Đặc điểm âm tiết tiếng Việt
- Âm tiết tiếng Việt phần lớn có nghĩa
- Âm tiết tiếng Việt = hình vị = hình tiết
Hình tiết: Hình vị có hình thức của 1 âm tiết
- Âm tiết tiếng Việt được phát âm đầy đủ, rõ ràng.
- Âm tiết tiếng Việt có hình thức cấu tạo xác định và ổn định, gồm 5 thành phần:
+ Âm đầu (onset).
+ Âm đệm (glide).
+ Âm chính (nucleu).
+ Âm cuối (coda).
+ Thanh điệu (tone).
Âm vị zero /Ø/
Đơn vị ngữ âm không được biểu hiện bằng âm thanh thực tế nhưng có ý nghĩa
âm vị học trong sự đối lập với các âm vị hiện diện bằng âm thanh trong cùng trục
đối vị.
 Lược đồ âm tiết tiếng Việt

 Cấu trúc 2 bậc 5 thành phần

Âm tiết

Bậc 1: Âm đầu Vần Thanh điệu

Bậc 2: Âm đệm Âm chính Âm cuối

 Khả năng phân xuất âm tiết thành các thành tố cấu tạo
- Phương thức lặp và những từ láy
- Hiện tượng hiệp vần
- Hiện tượng nói lái
- Hiện tượng iếc hóa
- Hiện tượng đánh vần
2.1. Hệ thống thanh điệu (HL2 [Trg 75-84])

 Các nét khu biệt của thanh điệu


- Âm vực: Độ cao tương đối của âm thanh mà người nghe nhận được (Thanh cao,
thanh thấp)
- Âm điệu: Sự biến thiên của cao độ trong thời gian (thanh bằng, thanh trắc).
- Đường nét: Sự phức tạp/đơn giản, đổi hướng/không đổi hướng của thanh điệu
(đường nét gãy/không gãy)
 Kết quả phân loại thanh điệu: thanh cao, thanh thấp; thanh bằng, thanh trắc;
thanh gãy, thanh không gãy.

Thanh điệu Nét khu biệt


Thanh ngang (T1) Cao, bằng, không gãy
Thanh huyền (T2) Thấp, bằng, không gãy
Thanh ngã (T3) Cao, trắc, gãy
Thanh hỏi (T4) Thấp, trắc, gãy
Thanh sắc (T5) Cao, trắc, không gãy
Thanh nặng (T6) Thấp, trắc, không gãy

2.2. Hệ thống âm đầu (HL2 [Trg 109-122])


Âm đầu: Là thành tố ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc âm tiết và mở đầu âm
tiết.
- Loại âm: phụ âm.
- 22 âm vị âm đầu.
 Các tiêu chí khu biệt âm đầu
- Vị trí cấu âm; Phương thức cấu âm; Tính thanh
- Vị trí cấu âm: bộ phận khác nhau của bộ máy phát âm, liên quan đến việc cấu tạo
phụ âm.
- Phương thức cấu âm: sự cản trở của luồng hơi khi phát.
+ Phương thức tắc: luồng hơi bị cản trở hoàn toàn rồi thoát ra ngoài.
+ Phương thức xát: luồng hơi bị cản trở một phần
- Tính thanh: dây thanh rung hay không rung khi luồng hơi đi qua thanh môn.
2.3. Hệ thống âm đệm (HL2 [Trg 127-131])
Âm đệm: Là thành tố đứng sau âm đầu, có chức năng tu chỉnh âm sắc âm tiết (trầm
hóa âm sắc âm tiết).
- Loại âm: bán nguyên âm.
- 2 âm vị âm đệm: /-w-/ và zero.
VD: tuấn, loan, huệ, quần
2.4. Hệ thống âm chính (HL2 [Trg 139-144]; [Trg 155-156])
Âm chính là những âm đóng vai trò chính tạo âm sắc âm tiết, là hạt nhân của âm
tiết. Âm chính đứng sau âm đệm, trước âm cuối.
- Loại âm: nguyên âm.
- 16 âm chính: 9 nguyên âm dài, 4 nguyên âm ngắn và 3 nguyên âm đôi.
 Các tiêu chí khu biệt âm chính
- Theo vị trí của lưỡi
- Theo độ mở của miệng
- Theo hình dáng của môi
- Trường độ
2.5. Hệ thống âm cuối (HL2 [Trg 163-165]; [Trg 170-171])
Âm cuối: Là những âm đứng cuối âm tiết, có chức năng kết thúc âm tiết
của tiếng Việt.
- Loại âm đảm nhiệm: phụ âm hoặc bán nguyên âm.
- 9 âm cuối: 6 phụ âm, 2 bán nguyên âm, 1 âm zero
 Các tiêu chí khu biệt âm cuối
- Vị trí phát âm; Phương thức phát âm.
3. Phân loại âm tiết tiếng Việt dựa vào âm cuối
- Âm tiết mở: kết thúc bằng âm vị zero: bi bô, ta cứ đi,…
- Âm tiết khép: kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh: học tập tốt, các bác,…
- Âm tiết hơi mở: kết thúc bằng bán nguyên âm: sao, tôi, kêu, gọi…
- Âm tiết hơi khép: kết thúc bằng phụ âm vang: sóng gợn Tràng Giang, ánh trăng .
Hướng dẫn sinh viên tự học
- Nghiên cứu các nội dung liên quan đến âm tiết, cấu trúc âm tiết, các
thành phần cấu trúc âm tiết tiếng Việt trong học liệu.
- Hoàn thành các bài tập giảng viên giao;
- Trả lời được các câu hỏi:
(1) Âm tiết tiếng Việt có những đặc trưng gì?
(2) Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc như thế nào?
(3) Chức năng của từng thành tố trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt là gì?
(4) Thanh điệu phân bố trong từ láy tiếng Việt theo nguyên tắc nào?
(5) Các âm vị trong tiếng Việt được thể hiện ra bằng chữ viết như thế nào?

You might also like