You are on page 1of 10

Tài liệu Vật lý 10

CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM


Chủ đề 1: MỔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Chuyển động cơ – Chất điểm


1. Chuyển động cơ
- Là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác (vật làm mốc) theo thời gian.
- Tính chất: chuyển động cơ có tính tương đối.
2. Chất điểm
Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập
đến), được coi là chất điểm.
Khi một vật được coi là chất điểm thì khối lượng của vật coi như tập trung tại chất điểm đó.
3. Quỹ đạo
- Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.
- Dạng quỹ đạo: quỹ đạo thẳng, quỹ đạo cong, quỹ đạo tròn.
II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
1. Vật làm mốc và thước đo
Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng
thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.
2. Hệ toạ độ
a) Hệ toạ độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng):
Toạ độ của vật ở vị trí M là: x = OM
b) Hệ toạ độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng): Toạ độ
của vật ở vị trí M:
x = OM x
y = OM y

III. Cách xác định thời gian trong chuyển động .


1. Mốc thời gian và đồng hồ.
- Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian và đo
thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.
- Mốc thời gian thường chọn là thời điểm ban đầu (thời điểm vật bắt đầu chuyển động).
2. Thời điểm và thời gian.
- Vật chuyển động đến từng vị trí trên quỹ đạo vào những thời điểm nhất định còn vật đi từ vị trí này đến
vị trí khác trong những khoảng thời gian nhất định.
- t = t – t0: t0: thời điểm ban đầu; t: thời điểm sau; t: thời gian chuyển động
IV. Hệ qui chiếu. M2

Một hệ qui chiếu gồm : .


+ Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc.
M1 .
+ Một mốc thời gian và một đồng hồ
V. ĐỘ DỜI:

1. Véc tơ độ dời:
Véc tơ M 1 M 2 gọi là véc tơ độ dời của chất điểm trong khoảng thời gian t = t2 - t1
2. Độ dời trong chuyển động thẳng:
- Véc tơ độ dời trong chuyển động thẳng có:
+ Phương trùng đường thẳng quỹ đạo, chiều là chiều chuyển động.
+ Giá trị đại số: x = x2 – x1
- Độ dời trong chuyển động thẳng: là giá trị đại số của véc tơ độ dời ( x).
3. Độ dời và quãng đường đi:
- x = S: Khi chất điểm chuyển động theo một chiều và lấy chiều đó làm chiều dương của trục tọa
độ.
- x ≠ S: trong các trường hợp khác.
VI. VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG:
1. Vận tốc trung bình:
Tổ Vật lí – trường THPT Trần Phú – Đà Lạt
Tài liệu Vật lý 10
M1 M2
M1 M2
- Véc tơ vận tốc trung bình: vtb = O x1
t x2 x
+ Phương: trùng đường thẳng quỹ đạo (cùng phương véc tơ độ dời)
+ Chiều: Cùng chiều chuyển động ( cùng chiều véc tơ độ dời)
x x2 − x1
+ Giá trị đại số của véc tơ vận tốc trung bình: v = =
tb
t t 2 − t1
x 0 vtb 0 Chiều dương của trục Ox cùng chiều với véc tơ vtb x 0 vtb 0
Chiều dương của trục Ox ngược chiều với véc tơ vtb
x x2 − x1
- Vận tốc trung bình: là giá trị đại số của véc tơ vận tốc trung bình: vtb = =
t t 2 − t1
2. Tốc độ trung bình:
s
- Công thức: Tốc độ trung bình = t là giá trị số học.
- Trong chuyển động thẳng theo một chiều, chiều dương là chiều chuyển động thì x = s nên tốc độ trung
bình bằng vận tốc trung bình.
- Nếu vật chuyển động theo một chiều, cùng trên một quỹ đạo có nhiều giai đoạn chuyển động với các
s + s + ...
vận tốc khác nhau, thì vận tốc trung bình: vtb = 1 2

t1 + t2 + ...
Chú ý:- Tốc độ trung bình khác trung bình cộng của vận tốc.
- Nếu t1 = t 2 = t3 = .....tn thì tốc độ trung bình bằng trung bình cộng của vận tốc
3. Vận tốc tức thời:
M1 M2
- Véc tơ vận tốc tức thời: v = (khi t rất nhỏ)
t
+ Phương: trùng đường thẳng quỹ đạo (cùng phương véc tơ độ dời)
+ Chiều: Cùng chiều chuyển động ( cùng chiều véc tơ độ dời)
x x2 − x1
+ Giá trị đại số của véc tơ vận tốc tức thời: v = = (khi t rất nhỏ)
t t 2 − t1
x 0 v 0 Chiều dương của trục Ox cùng chiều với véc tơ v x 0 v 0
Chiều dương của trục Ox ngược chiều với véc tơ v
x x2 − x1
- Vận tốc tức thời: là giá trị đại số của véc tơ vận tốc tức thời: v = =
t t 2 − t1

x s

- Tốc độ tức thời: Độ lớn của vận tốc tức thời => = (khi t rất nhỏ)
t t
VII. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU:
1.Định nghĩa: Là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có vận tốc tức thời không đổi
2. Đặc điểm:
- v = hằng số.
- a=0
3. Quãng đường trong chuyển động thẳng đều: s = v. t = v (t − t0 )
*Chú ý: v 0 (chiều chuyển động là chiều dương của trục tọa độ); t là thời gian chuyển động thẳng
đều. Nếu t0 = 0 thì t = t công thức là: s = v.t
4. Phương trình chuyển động thẳng đều:
- Tổng quát: : x = x0 + v (t − t0 ) + x0 tọa độ ban đầu
+ t0 thời điểm ban đầu
- Dạng đơn giản: Nếu t0 = 0, ta có: x = x0 + v.t
• Chú ý: Nếu chọn trục Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo khi đó: + v 0 véc tơ vận tốc cùng chiều
với chiều dương của trục tọa độ.
+ v 0 véc tơ vận tốc ngược chiều với chiều dương của trục tọa độ.
*Các trường hợp riêng:

Tổ Vật lí – trường THPT Trần Phú – Đà Lạt


Tài liệu Vật lý 10
- Nếu chọn gốc O trùng với vị trí ban đầu của vật: x = v (t − t0 )
- Nếu trọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động: x = x0 + s = x0 + vt
- Nếu chọn gốc O trùng với vị trí ban đầu của vật, và trọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển
động: x = v.t
* Quãng đường đi được của vật: s = x − x0
5. Đồ thị của chuyển động thẳng đều:
a. Đồ thị tọa độ - thời gian:
-Đồ thị toạ độ theo thời gian là một nửa đường thẳng, có độ dốc (hệ số góc) là v, được giới hạn bởi
điểm có toạ độ (t0; x0)
x
v0 x

x0 v 0
x0
0 t0 t
0 t0 t

v
b. Đồ thị vận tốc – thời gian:
-Đồ thị vận tốc theo thời gian là một nửa
đường thẳng song song với trục thời gian. v0
- Độ dời của vật được tính bằng diện tích hình chữ s = v(t – t0)
nhật có cạnh là v0 và cạnh kia là (t – t0)
0 t0 t t

B. BÀI TẬP:
I. BÀI TẬP TỰ LUẬN:
Dạng 1: Xác định vận tốc trung bình – tốc độ trung bình trong chuyển động thẳng
* Cách giải: Vật chỉ đi theo một chiều và chiều chuyển động làm chiều dương trục tọa độ thì
- Sử dụng công thức trong chuyển động thẳng đều: S = v.t
S S + S + ... + S
- Công thức tính vận tốc trung bình. vtb = = 1 2 n

t t1 + t 2 + ... + tn
Ví dụ: Một xe đi nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ trung bình v1=12km/h và nửa đoạn đường sau
với tốc độ trung bình v2 =20km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường.
Hướng dẫn giải:
S
1 S S
Thời gian đi nửa đoạn đường đầu: t = = =
1
v1 2.12 24
S
2 S S
Thời gian đi nửa đoạn đường cuối: t = = =
2

v2 2.20 40
S 15.S
Tốc độ trung bình: v = = = 15km / h
tb t
1 +t2 S
DẠNG 2:(Bài toán thuận) VIẾT PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG TÌM THỜI ĐIỂM, VỊ
TRÍ GẶP NHAU CỦA HAI VẬT BẰNG PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG: *Phương pháp

-B1: Chọn HQC


+Trục tọa độ Ox trùng với quỹ đạo chuyển động
+Gốc tọa độ (thường gắn với vị trí ban đầu của vật 1 hoặc 2)
+Gốc thời gian (Lúc vật 1 hoặc vật 2 bắt đầu chuyển động)
+Chiều dương (thường chọn là chiều chuyển động của vật được chọn làm gốc)
- B2: Từ hệ quy chiếu vừa chọn, xác định các yếu tố sau cho mỗi vật:
Tọa độ đầu x0 = ? vận tốc v0 = (bao gồm cả dấu)? Thời điểm đầu t0 = ?

Tổ Vật lí – trường THPT Trần Phú – Đà Lạt


Tài liệu Vật lý 10
-B3: Thiết lập phương trình của chuyển động cho mỗi vật. Đối với chuyển động thẳng đều, ta có
công thức :
Vật 1 : x1 = x01 + v (t − t01) (1)
Vật 2 : x2 = x02 + v (t − t02 ) (2)
-B4: Viết phương trình khi hai xe gặp nhau, ta có : x1 = x2 (*)
-B5: Giải phương trình (*) ta tìm được t, là thời gian tính từ gốc thời gian cho đến thời điểm hai xe
gặp nhau. Thay lại t vào (1) hoặc (2) ta tìm lại được vị trí mà tại đó hai xe gặp nhau.
* Chú ý: Khoảng cách giữa hai vật: b = x2 − x1
*Bài tập mẫu.
Có hai xe chuyển động thẳng đều, xuất phát cùng lúc từ hai vị trí A, B cách nhau 60 km. Xe thứ nhất khởi
hành từ A đi đến B với vận tốc v1 = 20 km/h. Xe thứ hai khởi hành từ B đi đến A với vận tốc v 2 =
40 km/h.
a. Thiết lập phương trình chuyển động của hai xe?
b. Tìm vị trí và thời điểm mà hai xe gặp nhau.
60km
Tóm tắt:
v1 = 20km/h v2 = - 40km/h
+
x
A ,O B
Giải :
(B1 : Chọn hệ quy chiếu cho cả hai chuyển động)
Chọn gốc tọa độ 0 là tại vị trí A, chiều dương là chiều từ A đến B (như hình trên). Gốc thời
gian là lúc hai xe bắt đầu xuất phát.
(B2 : Xác định các yếu tố của mỗi chuyển động)
Đối với xe 1 : x01 = 0 km ; v1 = 20 km/h ; t01 = 0
Đối với xe 2 : x02 = 60 km ; v2 = - 40 km/h (do xe 2 chuyển động ngược chiều dương) ; t02 = 0
(B3 : Thiết lập phương trình chuyển động của các xe)
Phương trình chuyển động của các xe : x = x0 + v(t – t0)
Xe 1 : x1 = x01 + v (t − t01 ) → x1 = 20t (km, h) (1)
Xe 2: x2 = x02 + v (t − t02 ) → x2 = 60 – 40t (km, h) (2)
(B4: Viết phương trình khi hai xe gặp nhau: x1 = x2 ; 20t = 60 – 40t
(B5 : giải phương trình, tìm thời điểm hai xe gặp nhau) → 20t = 60 – 40t → t = 1
Tìm vị trí hai xe gặp nhau:
Thay t = 1h vào (1). Ta có : x1 = 20 km.
Vậy, hai xe gặp nhau sau 1h chuyển động tại vị trí cách gốc tọa độ, A, một khaỏng là 20
km. DẠNG 3: CHO PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG- XÁC ĐỊNH x0; t0; s; v
Bài 1: Cho phương trình chuyển động của 1 chất điểm: x = 18 - 6t (km)
a. Xác định x0 ; t0?
b. Xác đinh vị trí của chất điểm lúc t= 4h?
c. Tính quãng đường của chất điểm đi được sau 2h kể từ thời điểm đầu?
GIẢI
a. x0 = 18km; t0 = 0
b. thay t = 4h vào phương trình chuyển động ta có x = 18 – 6.4 = - 6km. Vị trí của chất điểm cách vị
trí ban đầu 24km.
c. t = 2h => x = 6km; s = x − x0 = 12km
DẠNG 4:VIẾT PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG TÌM VỊ TRÍ THỜI ĐIÊM HAI VẬT GẶP
NHAU BẰNG ĐỒ THỊ CHUYỂN ĐỘNG
Chú ý:
1.Dạng đồ thị tọa độ thời gian có dạng là đường thẳng.
Tổ Vật lí – trường THPT Trần Phú – Đà Lạt
Tài liệu Vật lý 10
2.Cách vẽ: Xác định ít nhất 2 điểm
3.Đặc điểm chuyển động theo đồ thị:
+ v 0Đồ thị dốc lên.
+ v 0Đồ thị dốc xuống.
+Nếu 2 đồ thị song song thì hai vật có cùng vận tốc.
+Nếu hai đồ thị cắt nhau tại M : - Hoành độ của điểm M cho ta biết thời điểm hai vật gặp nhau.
- Tung độ của điểm M cho ta biết vị trí hai vật gặp nhau.
x − x
4.Công thức vận tốc: v = 2 1

t 2 − t1
BÀI TẬP :Bài 1. Đồ thị chuyển động của người đi bộ a. Lập phương trình chuyển động
và người đi xe đạp được biểu diễn như hình bên dưới. của từng người.
b. Dựa vào đồ thị, xác định vị trí và
thời điểm mà 2 người gặp nhau.
GIẢI
a. Người đi xe đạp: x1 = x01 + v1t = t
Người đi bộ: x2 = x02 + v2t = 20 + 0,5t
b. Hai người gặp nhau tại vị trí cách gốc
tọa độ 40km.
Thời điểm hai người gặp nhau: sau khi
xuất phát 40 h.

BÀI TẬP LUYỆN TẬP:

Bài 1: Một người bơi dọc theo chiều dài 50 m của bể bơi hết 20 s, rồi quay lại chỗ xuất phát trong 22 s.
Xác định vận tốc trung bình và tốc độ trung bình:
a. Trong lần bơi đầu tiên theo chiều dài bể bơi.
b. Trong lần bơi về.
c. Trong suốt quãng đường bơi đi và về.
Bài 2: Một xe đạp đi trên đoạn đường thẳng MN. Trên 1/3 đoạn đường đầu với tốc độ trung bình v 1 = 15
km/h ; 1/3 đoạn đường tiếp theo với tốc độ trung bình v 2 = 10 km/h và 1/3 đoạn đường cuối với tốc độ
v3= 5km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường.
Bài 3: Một ô tô chuyển động trên đường thẳng AB. Tính vận tốc trung bình của xe biết
a. Trong nửa thời gian đầu xe đi với vận tốc v1 = 60km/h, trong nửa thời gian cuối xe đi với vận
tốc v2 = 18km/h
b. Trong nửa quãng đường đầu xe đi với vận tốc 12km/h và trong nửa quãng đường cuối v2 = 18km/h
c. Trong nửa phần đầu đoạn đường AB xe đi với vận tốc 60km/h. Trong nửa đoạn đường còn lại ô tô đi
nửa thời gian đầu với vận tốc 40km/h và nửa thời gian sau 20km/h

Bài 4: Lúc 7h sáng một xe ô tô khởi hành từ điểm A, chuyển động đều với vận tốc v 1 = 20km/h đi về
phia B cách A 60km. Cùng lúc đó một xe thứ hai khởi hành từ B đi về phía A với vận tốc không đổi v 2 =
40km/h.
a. Tìm thời điểm và vị trí 2 xe gặp nhau?
b. Thời điểm và vị trí khi hai xe cách nhau 3,6km?
Bài 5: Cùng một lúc, từ hai tỉnh A và B cách nhau 20 km có hai xe chuyển động thẳng đều theo chiều từ
A đến B. Sau 2 giờ chuyển động thì chúng gặp nhau. Biết xe thứ nhất, xuất phát từ A có vận tốc 20 km/h.
Bằng cách lập phương trình chuyển động, tìm vận tốc của xe thứ hai.
Bài 6: Hai xe khởi hành cùng lúc ở hai bến xe cách nhau 40 km. Biết hai xe chuyển động thẳng đều với
vận tốc lần lượt là v1 và v2. Nếu chúng đi cùng chiều thì sau 2 giờ chuyển động, hai xe này sẽ đuổi kịp
nhau. Nếu chúng đi ngược chiều, thì sau 24 phút chúng sẽ gặp nhau. Tính độ lớn vận tốc của mỗi xe?
Bài 7: Một xe máy chuyển động dọc theo trục OX có p/trình tọa độ dạng x= 60 – 45(t – 7) với x(km);
t(h).
a) Xe máy chuyển động theo chiều dương hay chiều âm của trục OX.
b) Xác định thời điểm xe máy đi qua gốc tọa độ.
c) Xác định quãng đường và vận tốc xe máy đi được trong 30phút kể từ lúc bắt đầu chuyển động.

Tổ Vật lí – trường THPT Trần Phú – Đà Lạt


Tài liệu Vật lý 10
Bài 8: Một chất điểm chuyển động thẳng đều dọc theo trục tọa độ OX có phương trình chuyển động
dạng:
x= 40 + 5t. với x tính bằng (m), t tính bằng (s).
a)xácđịnh tính chất chuyển động?(chiều ?vị trí ban đầu?và vận tốc đầu?)
b) Định tọa độ chất điểm lúc t= 10s.
c) Định qung đường trong khoảng thời gian từ t1= 10s đến t2= 30s.
Bài 9. Lúc 10 h, một người đi xe đạp với vận tốc 10 km/h thì gặp một người đi bộ ngược chiều với vận
tốc 5 km/h trên cùng một đường thẳng. Lúc 10 h 30 min, người đi xe đạp ngừng lại nghỉ 30 min rồi quay
trở lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc như ban đầu. Coi chuyển động của hai người là chuyển động
thẳng đều.
a. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai chuyển động nói trên.
b. Căn cứ vào đồ thị, xác định thời điểm mà hai người gặp nhau lần thứ hai.

Bài 10 : Đồ thị tọa độ – thời gian chuyển động của hai xe được biểu diễn
như hình vẽ.
a.Nêu đặc điểm chuyển động của mỗi xe (vị trí khởi hành, chiều chuyển
động, độ lớn vận tốc).
b. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe.

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:


Câu 1. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng? Chuyển động cơ là:
A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.
B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.
C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian .
D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian .
Câu 2. Hãy chọn câu đúng.
A. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian.
B. Hệ quy chiếu bao gồm hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
C. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.
D. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
Câu 3. Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Chọn trục toạ độ ox có phương trùng với phương
chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một khoảng OA
= x0 . Phương trình chuyển động của vật là:
1
A. x = x0 + v0 t − at 2 . B. x = x0 + vt.
2
1 1
C. x = v0 t + at 2 . D. x = x0 + v0 t + at 2
2 2
Câu 4. Chọn đáp án sai.
A.Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trong mọi quãng đường là như nhau.
B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức: s =v.t
C. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: v = v0 + at .
D. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là: x = x0 + vt.
Câu 5. Trường hợp nào sau đây không thể coi vật như là chất điểm?
A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một toà nhà xuống mặt đất.
D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Câu 6. Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường
thẳng? A. Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang.
B. Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Một viên bi rơi tự do từ độ cao 2m xuống mặt đất.
D. Một chiếc lá rơi từ độ cao 3m xuống mặt đất.
Câu 7. Trường hợp nào sau đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm?
Tổ Vật lí – trường THPT Trần Phú – Đà Lạt
Tài liệu Vật lý 10
A. Chiếc máy bay đang chạy trên đường băng.
B. Chiếc máy đang bay từ Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh.
C. Chiếc máy bay đang đi vào nhà ga.
D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sâ n bay.
Câu 8. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5+ 60t (x: km, t: h). Chất điểm đó xuất

phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
x(m)
A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.
B. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h.
C. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5khm/h.
25
D. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h.
Câu 9 Trên hình là đồ thị tọa độ-thời gian của một vật chuyển động

thẳng. Cho biết kết luận nào sau đây là sai?


10
A. Toạ độ ban đầu của vật là xo = 10m.
B. Trong 5 giây đầu tiên vật đi được 25m.
C. Vật đi theo chiều dương của trục toạ độ. O 5 t(s)
D. Gốc thời gian được chọn là thời điểm vật ở cách gốc toạ độ 10m .
x(m)
Câu 10.Vật chuyển động thẳng đều có đồ thị toạ độ – thời gian như hình vẽ.

Sau 10s vận tốc của vật là: 20


A.v = 20m/s ; B. v = 10m/s ;
C.v = 20m/s ; D. v = 2m/s ;

o
10 t(s)
Câu 11. Một chiếc xe máy chạy trong 3 giờ đầu với vận tốc 30 km/h, 2 giờ kế tiếp với vận tốc 40 km/h.
Vận tốc trung bình của xe là:
A. v = 34 km/h. B. v = 35 km/h. C. v = 30 km/h. D. v = 40 km/h
Câu12. Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = 4t – 10 (x: km, t: h). Quãng
đường đi được của chất điểm sau 2h là:
A. 4,5 km. B. 2 km. C. 6 km. D. 8 km.
Câu13. Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = 4t – 10 (x: km, t: h). Tọa
độ của chất điểm sau 2h là:
A. 4,5 km. B. -2 km. C. 6 km. D. 8 km.
Câu 14:Điều nào sau đây là sai với vật chuyển động thẳng đều?
a. quỹ đạo là đường thẳng,vận tốc không thay đổi theo thời gian.
b. vectơ vận tốc không thay đổi theo thời gian.
c. vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
d. vectơ vận tốc của vật thay đổi theo thời gian.
Câu 15. Một ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc bằng 80 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường và xe
ô tô xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 3km. Chọn bến xe làm vật mốc, thời điểm ô tô xuất phát làm
mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô
tô trên đoạn đường thẳng này là:
A. x = 3 + 80t. B. x = (80 -3)t. C. x = 3 – 80t. D. x = 80t.


===== ====
Tổ Vật lí – trường THPT Trần Phú – Đà Lạt

You might also like