You are on page 1of 2

#Slide 8

Và ngay sau đây, chúng ta sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu đầu tiên: Trong trường hợp
thâu tóm, lợi ích của các bên liên quan và nhóm cổ đông khác nhau có thể có sự phân
tán. Trong trường hợp của ASX-SGX, những bên có lợi ích liên quan nào có thể ủng
hộ việc sáp nhập và nhóm nào không? Vì sao?

Chúng tôi chia phần trình bày của chúng tôi thành 2 phần rõ ràng để trả lời câu hỏi
này, về quan điểm ủng hộ và quan điểm phản đối. Tôi – Phạm Hoàng Yến Nhi sẽ trình
bày về các bên đã ủng hộ thương vụ sáp nhập và thâu tóm này. Liệu có nguyên nhân
nào đứng sau hành động này của họ?

#Slide 9

Vào ngày 23 tháng 10 năm 2010, SGX đã đề xuất mua lại toàn bộ cổ phần của ASX
trong một thương vụ M&A mà SGX lập luận đây là một sự hợp nhất tiềm năng vì lợi
ích tốt nhất của hai bên. Khi thông tin được công bố trên khắp mọi phương tiện truyền
thông, ngay lập tức xuất hiện các ý kiến trái chiều. Trong đó, lực lượng ủng hộ đến từ:
Về phía SGX là toàn bộ cổ đông SGX, về phía ASX là nhóm cổ đông lớn của ASX và
CEO ASX Robert Elstone. Và dường như, lực lượng ủng hộ này đã nhìn thấy khả năng
tối đa hóa giá trị cho 2 bên.

#Slide 10

Từ khi được thành lập và niêm yết, SGX liên tục mở rộng vô cơ, đến năm 2010, kết
quả của việc mở rộng nhanh chóng là SGX niêm yết 774 công ty với tổng vốn hóa thị
trường là 650 tỷ đô la Singapore. Tuy vậy, SGX vẫn chưa thỏa mãn tham vọng mở
rộng, vẫn luôn tìm kiếm đối tác (liên minh) và các cơ hội mua lại mà điều này sẽ giúp
nó phát triển và cạnh tranh với các sàn giao dịch lân cận. Và ASX là mục tiêu nhắm
đến, giúp SGX nâng tầm vị thế. Để thực hiện thương vụ, SGX đã thật sự được ủng hộ
bởi toàn bộ cổ đông công ty, bởi vì họ nhận ra được, khi hợp nhất, SGX có thể đạt
được các mục tiêu

(1) Thứ nhất, Nâng tầm vị thế, khi trở thành Sở GDCK lớn thứ hai Châu Á về giá
trị vốn hóa, chỉ xếp sau Sở GDCK Hong Kong với giá trị vốn hóa tăng lên 12,3 tỷ
USD; Trở thành Sàn GDCK lớn thứ hai trong khu vực về số lượng công ty niêm yết
sau Sở GDCK Bombay với 2700 công ty niêm yết từ hơn 20 quốc gia.
(2) Thứ hai, Chủ tịch hội đồng quản trị SGX tiếp tục trở thành hội đồng quản trị
của thực thể kết hợp mặc dù đã có sự nhượng bộ về cơ cấu thành viên HĐQT. Điều
này có thể đảm bảo định hướng chiến lược của SGX tiếp tục được duy trì.
(3) Thứ ba, SGX có thể thu được giá trị thặng dư sau sáp nhập, bởi họ cho rằng
ASX đang bị định giá thấp hơn so với giá trị nội tại thực sự của bản thân Sở GDCK
này.

#Slide 11

Đi cùng với công ty mua lại, tiếng nói ủng hộ đến từ công ty mục tiêu đến từ thông
qua các cổ đông lớn của ASX và CEO ASX là Robert Elstone. CEO ASX Robert
Elstone đã cố gắng thuyết phục các cổ đông của ASX và các cơ quan quản lý có liên
quan về giá trị của thương vụ. Ông cho rằng việc sáp nhập sẽ mang lại lợi ích cho cả
ASX và đất nước bởi đây chính là bước đi khởi đầu cho việc Chính phủ Australia cho
phép các thực thể khác tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ giao dịch. Cụ thể,
Chi-X Global sẽ tham gia thị trường vào năm 2011, sau 3 năm xin cấp phép hoạt động
tại Australia. Đứng trước nguy cơ mất vị thế độc quyền cung cấp dịch vụ giao dịch,
thương vụ M&A này mang lại cho cổ đông ASX những lợi ích như sau:

(1) Thứ nhất, thương vụ giúp nâng cao quy mô và vị thế công ty nhằm tiếp tục
duy trì vị thế độc quyền trước sự đe dọa từ các đối thủ mới, cụ thể là Chi-X Global.
(2) Thứ hai, Quốc tế hóa sàn giao dịch, giúp ASX có thể hút thêm khách hàng từ
thị trường thế giới và từ đó gia tăng doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ cho các công
ty này.
(3) Thứ ba, bảo vệ độc quyền khi thương vụ giữ vững quyền lực của một công ty
độc quyền trước nguy cơ nó bị chuyên giao bắt buộc cho chính phủ.

You might also like