You are on page 1of 106

Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014

Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ SÁP NHẬP - MUA LẠI DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

“Sáp nhập – mua lại doanh nghiệp” (nghĩa tiếng Anh – Merger and
Acquisition, thường được viết tắt là M&A)1 là một thuật ngữ được sử dụng rộng
rãi trong thực tiễn kinh doanh để chỉ hoạt động quản trị kinh doanh dưới hình thức
tái cấu trúc một số doanh nghiệp nhằm mục đích tạo một điều kiện cho sự phát
triển hay củng cố khả năng cạnh tranh. Giao dịch M&A sẽ liên quan tới việc mua,
bán, chia tách và hợp nhất các doanh nghiệp khác nhau qua đó hình thành một
thực thể kinh doanh lớn hơn cho phép nó có thể phát triển nhanh hơn trong ngành
kinh doanh hoặc tạo ra một vị thế trên thị trường liên quan.

Khái niệm M&A, như một hoạt động quản trị kinh doanh, bắt đầu được
hình thành tại Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XIX. Mặc dù, theo dòng lịch sử, sự hợp
nhất hay sáp nhập của các doanh nghiệp đã được ghi nhận trước đó tại các nước
Tây Âu. Chẳng hạn như năm 1708 đã ghi nhận vụ hai công ty của Anh, nguyên là
đối thủ cạnh tranh của nhau, Governor and Company of Merchants of London
Trading into the East Indies và United Company of Merchants of England
Trading to the East Indies đã hợp nhất thành công British East India Company
(Công ty Đông Ấn của Anh), để tạo ra một đế chế thương mại khổng lồ chi phối
hoạt động thương mại quốc tế trong nhiều thập niên sau đó.2 Hay vụ công ty
North West Company sáp nhập vào Hudson's Bay Company sáp nhập với vào
năm 1821 để hình thành nên tập đoàn kinh doanh sản phẩm lông thú lớn nhất thế
giới trong giai đoạn thế kỷ XIX tới giữa thế kỷ XX.3

1
“Merger and Acquisition” trong tiếng Anh nghĩa là “sáp nhập và thâu tóm”
2
Từ điển bách khoa Britanica (1990). Công ty British East India đã thiết lập độc quyền trong khai thác
thương mại giữa Anh và các thị trường Đông Nam Á, Đông Á và Ấn Độ. Công ty đã tham gia vào các hoạt
động chính trị và thậm chí là hoạt động quân sự tại các thị trường châu Á trong suốt thế kỷ XVIII và XIX
nhằm mở rộng ảnh hưởng của Đế quốc Anh tại đây.
3
Xem Canadian Encyclopedia, Hudso’s Bay Company,
[http://www.thecanadianencyclopedia.ca/en/article/hudsons-bay-company/#h3_jump_0] (truy cập:
28/4/2015]
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Hoạt động M&A đã bùng nổ tại Hoa Kỳ giai đoạn 1895 tới 19054 và được
coi là một hiện tượng kinh tế quan trọng trong thực tiễn kinh doanh. Trong giai
đoạn này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường Hoa Kỳ đã hợp nhất thành
các tập đoàn lớn (được biết dưới thậpthuật ngữ “tơ-rớt” (trust)) và qua đó đưa các
định chế kinh tế đó vị trí thống lĩnh các thị trường. Ước tính hơn 1.,800 doanh
nghiệp đã biến mất do các hoạt động M&A chỉ trong riêng hai năm 1902-1903 vả
tổng giá trị các doanh nghiệp bị thâu tóm hoặc sáp nhập tương đương 20% GDP
của Hoa Kỳ lúc bấy giờ.5 Sự phát triển của các hoạt động M&A ảnh hưởng mạnh
tới cấu trúc thị trường tới mức chính phủ Hoa Kỳ đã phải xây dựng những công
cụ chính sách pháp luật đặc biệt để kiểm soát các liên kết kinh tế làm hạn chế
cạnh tranh, như luật chống độc quyền (anti-trust law)6, để quản lý các hoạt động
M&A. Với sự phát triển quá trình tự do hóa thương mại, các giao dịch M&A
xuyên biên giới cũng đã trở nên phổ biến trên thới giới. Tại Việt Nam, khái niệm
M&A cũng đã dần trở thành phổ biến song hành với quá trình xây dựng nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nhà nước và hội nhập kinh tế
quốc tế.

Nhìn chung, khái niệm “Sáp nhập và mua lại” doanh nghiệp (“M&A”)
thường được xem xét dưới 2 góc độ: (i) dưới góc độ kinh tế (như một vấn đề của
quản trị chiến lược công ty và tài chính doanh nghiệp) và (ii) dưới góc độ pháp lý
(như khung pháp lý để thực hiện giao dịch M&A). Các quy định pháp luật về
M&A tạo ra hành lang pháp lý để các chủ thể trong giao dịch có thể thực hiện và
hoàn tất giao dịch kinh tế liên quan.

1.1.1. Khái niệm M&A dưới góc độ kinh tế

Từ góc độ kinh tế, việc quản trị doanh nghiệp sẽ được nghiên cứu trên cơ
sở khía cạnh cơ bản là quyền sở hữu và quyền quản lý doanh nghiệp. Mặc dù hai
cấu thành này độc lập, nhưng quyền sở hữu doanh nghiệp sẽ mang ý nghĩa quyết
định trong quản trị doanh nghiệp vì người nắm quyền sở hữu sẽ quyết định người
quản lý, cơ chế quản lý và chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh

4
Xem Naomi R. Lamoreaux (1988), “The Great Merger Movement in American Business”, Cambridge
University Press.
5
Naomi R. Lamoreaux (1988), tlđd, tr. 32
6
Sherman Antitrust Act 1890
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

nghiệp. Mục tiêu của M&A là hướng tới yếu tố tái cơ cấu quyền sở hữu và cấu
trúc quản lý của các doanh nghiệp liên quan.

M&A là tổng hợp của hai khái niệm trong quản trị kinh doanh là “sáp nhập”
(merger) và “mua lại” hay “thâu tóm” (acquisition) doanh nghiệp. Theo Từ điển về
các khái niệm, thuật ngữ tài chính Investopedia: Sáp nhập xảy ra khi hai công ty
(thường là các công ty có cùng quy mô) đồng ý tiến tới thành lập một công ty mới
mà không duy trì sở hữu và hoạt động của các công ty thành phần.7 Chứng khoán của
các công ty thành phần sẽ bị xoá bỏ và công ty mới sẽ phát hành chứng khoán thay
thế. Ví dụ: trường hợp vụ sáp nhập giữa Daimler-Benz và Chrysler đã dẫn tới
chấm dứt sự tồn tại của hai công ty này và hình thành một công ty mới có tên là
DaimlerChrysler. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, tùy thuộc vào vị thế của hai
công ty và thỏa thuận cụ thể của các bên, việc sáp nhập sẽ không tạo ra một công
ty mới mà thay vào đó một công ty sẽ nhập vào công còn lại (công ty sáp nhập) và
trở thành một phần của công sáp nhập.

Trong khi đó, khi một công ty thâu tóm công ty khác thông qua việc mua lại
cổ phần hoặc tài sản của công ty liên quan và trở thành chủ mới của công ty bị thâu
tóm (công ty mục tiêu) thì giao dịch đó được gọi là thâu tóm/mua lại doanh nghiệp.8
Khác với sáp nhập, các công ty mua lại sẽ mua công ty mục tiêu, không có sự thay
đổi về chứng khoán hoặc sự hợp nhất thành công ty mới.9

Theo từ điển Black’s Law, “mua lại công ty” (corporate acquisition) nghĩa là
việc một công ty thâu tóm [các cổ phần] một công ty khác nhưng hai cả hai chủ thể
đều duy trì tư cách pháp nhân độc lập sau khi hoàn tất giao dịch. Còn “sáp nhập”
công ty (merger) là sự hợp nhất của hai công ty trên cơ sở một thỏa thuận pháp lý để
hình thành một công ty có các nguồn lực, tài sản của hai công ty sáp nhập. Trong
giao dịch sáp nhập công ty, một công ty có thể sẽ bị sáp nhập vào công ty khác và
mất đị tư cách pháp nhân của mình, trong khi công ty còn lại vẫn duy trì tên kinh
doanh, các tài sản sản và trách nhiệm pháp lý của mình đồng thời tiếp nhận các tài

7
Investopedia (http://www.investopedia.com/university/mergers/mergers1.asp#ixzz3ZDHwLBb3) [truy
cập: 20/3/2015]
8
Investopedia (http://www.investopedia.com/university/mergers/mergers1.asp#ixzz3ZDHwLBb3) [truy
cập: 20/3/2015]
9
Xem Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức (2011), “Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam”, Nxb
Lao động – Xã hội, tr. 19.
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

sản, quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của công ty bị sáp nhập.10

Thông thường, khi một công ty đi thâu tóm một công ty khác và đóng vai
trò người chủ sở hữu mới thì công ty bị thâu tóm sẽ trở thành một phần của công
ty đầu tiên và sẽ ngừng tồn tại như một chủ thể kinh doanh độc lập. Mua lại/thâu
tóm doanh nghiệp, tuy nhiên, không nhất thiết làm chấm dứt sự tồn tại của công
ty mục tiêu. Doanh nghiệp có thể mua lại một phần hay toàn bộ cổ phần hay toàn
bộ tài sản của một doanh nghiệp khác, và biến công ty đó thành một chi nhánh
hay công ty con của mình và vẫn cho phép công ty mục tiêu tiếp tục hoạt động và
kinh doanh các sản phẩm và thương hiệu của công ty trước thời điểm bị mua lại.
Ở đây, doanh nghiệp đi mua lại và công ty mục tiêu vẫn tồn tại song song và độc
lập về mặt pháp lý. Mục đích của doanh nghiệp đi mua lại doanh nghiệp khác sẽ
là đạt được lợi thế quy mô kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh và tăng thị phần (VD: General Motors thâu tóm Cadilac và Chevrolet) hoặc
mở ra một thị trường kinh doanh mới (VD: tập đoàn Massan Consumer thâu tóm
Vinacaphe).

Trong khi đó, sáp nhập là hoạt động xảy ra khi các doanh nghiệp, thường
là các doanh nghiệp trong cùng một ngành, đồng ý hợp lại thành một doanh
nghiệp mới có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh cao hơn. Kết quả của việc
sáp nhập là cho ra đời một công ty mới. Công ty mới này có thể sử dụng một tên
hoàn toàn khác so với các công ty sáp nhập hoặc tên của công ty mới là sự kết
hợp tên của các công ty sáp nhập (VD: Daimler-Benz và Chrysler đã hợp nhất thành
DaimlerChrysler, hay Exxon và Mobil hợp nhất thành Exxon-Mobil). Trong trường
hợp sự sáp nhập diễn ra giữa hai doanh nghiệp “cùng cỡ” thường sẽ đảm bảo duy
trì và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp cũ.

Ở nghĩa rộng và được chấp nhận phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát
triển, một thương vụ được coi là sáp nhập (merger) hay mua lại (acquisition) phụ
thuộc vào việc, thương vụ đó có được diễn ra một cách thân thiện (friendly
takeover) giữa hai bên hay diễn ra một cách thù địch (hostile takeover).11 Giao

10
Black’s Law Dictionary 6th Ed. (1991), West Publishing.
11
Nguyễn Ngọc Bích (2008), “Cách dễ thương hay dễ giận, Doanh nhân và vấn đề quản trị doanh
nghiệp”, NXB Trẻ 2008, tr. 223-225. Cũng xem Edwin L. Miller Jr. (2008), “Mergers and Acquisitions: A
Step-by-Step Legal and Practical Guide”, John Willey & Sons, tr. 13-14
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

dịch sáp nhập và mua lại thù địch là khi một doanh nghiệp thực hiện sáp nhập,
mua lại mà doanh nghiệp đối tượng/mục tiêu không chấp nhận.12

Từ góc độ lý luận, hai khái niệm sáp nhập và mua lại doanh nghiệp có nội
hàm khác nhau cả về nội dung và hình thức. Tuy nhiên, trong thực tiễn kinh
doanh, hai hoạt động này có nhiều sự giao thoa và đôi khi rất khó phân biệt rạch
ròi. Chẳng hạn khi một công ty thâu tóm cổ phần của một công ty khác nhưng lại
trả cho các cổ đông của công ty mục tiêu bằng cổ phiếu của mình (stock swap) thì
giao dịch này thực chất không khác gì một giao dịch sáp nhập. 13 Công ty thực hiện
hoạt động sáp nhập không sử dụng thặng dư vốn của mình để mua cổ phần của
công ty mục tiêu, mà lại “trả” cho các cổ đông của công ty mục tiêu bằng cổ phiếu
của mình. Sự hoán đổi cổ phiếu giữa hai công ty trong giao dịch này sẽ làm cho
các cổ đông của công ty mục tiêu trở thành cổ đông của công ty sáp nhập.14 Giao
dịch này hàm chứa đặc điểm của cả sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp.

Tóm lại, sáp nhập diễn ra khi một doanh nghiệp nhập vào một doanh
nghiệp khác và chấm dứt sự tồn tại của mình. Ví dụ, khi doanh nghiệp A nhập
vào doanh nghiệp B, doanh nghiệp A sẽ không tồn tại nữa, cổ phiếu của doanh
nghiệp A sẽ được chuyển đổi sang cổ phiếu của doanh nghiệp B. Cách thức quản
lý điều hành doanh nghiệp sau sáp nhập khác với trường hợp mua lại doanh
nghiệp vì hai doanh nghiệp sáp nhập sẽ bắt tay nhau “đồng vai phải lứa” dù
rằng trên thực tế về mặt pháp lý có một bên bị sở hữu và một bên được sở hữu.
Nhìn rộng ra, hợp nhất doanh nghiệp cũng là một dạng đặc biệt của của sáp
nhập.15 Ví dụ doanh nghiệp A và doanh nghiệp B hợp nhất lại tạo nên doanh
nghiệp C, nghĩa là sẽ không còn tên doanh nghiệp A hay doanh nghiệp B nữa
sau khi hợp nhất diễn ra, mà chỉ còn tồn tại doanh nghiệp C và tất nhiên cổ phiếu
của doanh nghiệp A và doanh nghiệp B sẽ chuyển sang cổ phiếu của doanh
nghiệp C.

Trong khi đó, mua lại là hoạt động xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại

12
Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức (2011), tlđd, tr. 22-23
13
Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức (2011), tlđd, tr. 23.
14
Lưu Minh Đức, “Thâu tóm và hợp nhất từ khía cạnh quản trị công ty: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và
thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, Số 7,8, 2008.
15
Nguyễn Thị Minh Huyền (2009), Làm rõ khái niệm sáp nhập doanh nghiệp,Tạp chí kinh tế và dự báo số
6 (446) tháng 3 năm 2009.
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

một phần hay toàn bộ cổ phần của một doanh nghiệp khác, coi đó như một chi
nhánh của mình. Thương hiệu của doanh nghiệp bị mua lại có thể được giữ
nguyên hay bị thay đổi tùy theo quyết định của doanh nghiệp tiến hành mua lại.
Doanh nghiệp thực hiện việc mua lại một doanh nghiệp khác thường sẽ
nhắm tới việc tăng thị phần trên thị trường một cách cơ học và/hoặc tăng
quy mô sản xuất. Chiến lược mua lại một doanh nghiệp khác cũng có thể
được áp dụng nhằm chiếm hữu một công nghệ mới và cắt ngắn thời gian
và các chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ.

Việc mua lại doanh nghiệp có thể được thực hiện dưới dạng mua cổ phần
của công ty mục tiêu hoặc mua lại các tài sản của công ty mục tiêu. Hiệu quả
kinh tế của hai hình thức mua lại doanh nghiệp này đều là thâu tóm một
doanh nghiệp khác. Tuy nhiên hậu quản pháp lý của chúng lại rất khác nhau.
Trong trường hợp đầu tiên, công ty đi mua sẽ trở thành cổ đông của công ty
bị mua và vì vậy sẽ tiếp nhận toàn bộ các quyền lợi kinh tế của công ty bị
mua đồng thời cả các trách nhiệm pháp lý và tài chính của công ty đó.
Trường hợp thứ hai khi một công ty đi mua tất cả tài sản (bao gồm cả các tài
sản vô hình như thương hiệu, bộ máy quản lý, giây chuyền sản xuất, nhân sự,
mạng lưới kinh doanh…) của công ty khác bằng tiền mặt, thì công ty bán tài sản
sẽ có tiền mặt những vẫn phải chịu các trách nhiệm tài chính như các khoản nợ,
trách nhiệm nộp thuế và các trách nhiệm pháp lý khác (nếu có); trong khi đó
công ty đi mua sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý nào của công ty bán tài
sản. Ở đây, nếu công ty A đi thâu tóm toàn bộ tài sản của công ty B thì sau khi
hoàn tất giao dịch M&A, Công ty A sẽ có thể triển khai kinh doanh ngành nghề
của công ty B; còn Công ty B sau khi bán các tài sản sẽ phải giải thể hoặc chuyển
sang lĩnh vực kinh doanh khác. Trường hợp thứ hai xét về mặt pháp lý an toàn
hơn cho công ty đi mua, tuy nhiên xét về góc độ hiệu quả thì lại hạn chế hơn
trường hợp mua cổ phần vì nó sẽ đòi hỏi nhiều hoạt động kiểm định, nhiều loại
hợp đồng mua bán tài sản khác nhau (do đặc thù của các loại tài sản) và quy trình
đăng ký quyền sở hữu phức tạp.

M&A có thể tồn tại dưới dạng sáp nhập ngược - khi một công ty nhỏ
mua lại một doanh nghiệp lớn hơn (thường là các công ty đại chúng hoặc công ty
niêm yết trên sàn chứng khoán). Để thực hiện được giao dịch này công ty nhỏ
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

phải có một nguồn tài chính mạnh (có thể do sự hỗ trợ của một quỹ đầu tư, một
định chế tài chính hoặc của một chủ đầu tư mạnh) để có thể mua cổ phần, cổ
phiếu của công ty lớn trong một thời gian tương đối ngắn. Khi thâu tóm một
lượng cổ phiếu nhất định của công ty mục tiêu, công ty nhỏ sẽ trở thành cổ đông
chi phối hoặc thẩm chí chủ sở hữu của công ty lớn. Sau khi thương vụ diễn ra,
công ty tư nhân biến mình và được phát hành cổ phiếu.16 Ví dụ điển hình cho
trường hợp sáp nhập ngược này là thương vụ Sothern Bank thâu tóm Sacombank.

1.1.2. Khái niệm M&A theo quy định của pháp luật Việt Nam

Pháp luật các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thường
không quy định cụ thể một khái niệm chung về M&A. Khái niệm “sáp nhập” và
“mua lại” được định nghĩa dưới góc độ các quy trình độc lập trong các giao dịch
đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh. Giao dịch M&A liên quan tới nhiều đối tượng
và quan hệ pháp luật khác nhau vì vậy nó phải chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành
luật khác nhau, như luật đầu tư, luật công ty, luật kinh doanh chứng khoán, luật
cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ, luật lao động, luật thuế… Tại các quốc gia phát
triển vận hành trên nền tảng kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật điều chỉnh
M&A rất phức tạp và đồ sộ, vì M&A được coi là một trong những động lực phát
triển của các chủ thể kinh doanh trong một nền kinh tế vả đồng thời cũng có thể
bóp méo thị trường tác động tiêu cực tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về M&A chỉ mới được hình thành và vẫn
còn rời rạc. Hoạt động M&A được pháp luật xem xét riêng rẽ và phân thành ba
nhóm độc lập bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp và mua lại
doanh nghiệp. Hơn thế nữa, hệ thống pháp luật hiện hành cũng xem xét hoạt động
M&A dưới các góc độ kinh tế rất khác nhau: như một trong các hành vi tập trung
kinh tế trong Luật cạnh tranh hay như một trong các hình thức tổ chức lại doanh
nghiệp được điều chỉnh theo pháp luật về doanh nghiệp. Dưới góc độ hình thức
đầu tư M&A cũng được điều chỉnh gián tiếp bởi pháp luật về đầu tư và chứng
khoán dưới hình thức mua lại cổ phần, phần vốn góp.

16
Nguyễn Thường Lạng, Nguyễn Thị Quỳnh Thư (2008), “Một số vấn đề về sáp nhập, mua lại doanh
nghiệp và tình hình Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (15)
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Luật cạnh tranh17 tiếp cận M&A thông qua việc liệt kê và định nghĩa
riêng biệt các hành vi sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp như những
hành vi có thể dẫn tới tình trạng tập trung kinh tế hạn chế cạnh tranh. Cụ thể Điều
17 của Luật cạnh tranh quy định như sau:

- “Sáp nhập doanh nghiệp” là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh
nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập;

- “Hợp nhất doanh nghiệp” là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một
doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp
nhất.

- “Mua lại doanh nghiệp” là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc
một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc
một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Ở đây, khả năng “kiểm soát, chi
phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại” được hiểu là
trường hợp một doanh nghiệp (doanh nghiệp kiểm soát) giành quyền sở hữu tài
sản của doanh nghiệp khác đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội
đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc
điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối
chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được
lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.18

Có thể thấy, cách định nghĩa về M&A trong Luật cạnh tranh còn rất đơn
giản và chưa phản ánh hết tính chất kinh tế của hoạt động này. Thực chất, mối
quan tâm của Luật cạnh tranh là hậu quả kinh tế của các hoạt động M&A hơn là
chính khái niệm về M&A. Pháp luật cạnh tranh sẽ tập trung quản lý hoạt động
M&A khi nó tạo ra sự tập trung kinh tế gây ra hạn chế cạnh tranh.19

17
Luật 2 7 / 2 0 0 4 / Q H 1 1 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, thông qua ngày 03/12/2004 (Luật
cạnh tranh)
18
Điều 34 Nghị định 116/2005/NĐ-CP, ngày 15/9/2005, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Cạnh tranh (Nghị định 116/2005/CP).
19
Điều 20 Luật cạnh tranh. Đối tượng chị sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh ở đây chỉ bao gồm sự tập
trung kinh tế của các doanh nghiệp có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan.
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Với tư cách là một đạo luật điều chỉnh trực tiếp các hoạt động của doanh
nghiệp, Luật doanh nghiệp20 quy định về “sáp nhập doanh nghiệp” như sau: một
hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một
công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời
chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập (Điều 195). Trong khi đó, “hợp nhất
doanh nghiệp” được hiểu là hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị
hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp
nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất (Điều 194).

Có thể thấy, Luật doanh nghiệp hoàn toàn không quy định về trường hợp
“mua lại doanh nghiệp” mà chỉ quy định về “sáp nhập doanh nghiệp” và “hợp
nhất doanh nghiệp”. Thực ra, Luật doanh nghiệp quy định về việc chủ doanh
nghiệp tư nhân được quyền bán doanh nghiệp của mình cho một người khác
(Điều 187.1). Tuy nhiên, đây là một hình thức rất hạn chế về mặt chủ thể, ngoài ra
hậu quả củ việc bán một doanh nghiệp tư nhân sẽ dẫn tới chấm dứt hoàn toàn sự
tồn tại của doanh nghiệp đó, nhà đầu tư mua lại doanh nghiệp liên quan sẽ phải
tiến hành đăng ký kinh doanh trở lại. Cách tiếp cận này của pháp luật doanh
nghiệp cũng không tương thích về mặt nội dung đối với nội hàm kinh tế của khái
niệm M&A. Như vậy, khái niệm mua lại doanh nghiệp chỉ có thể được tiếp cận từ
quy định của Luật cạnh tranh.

Theo quy định của Điều 17.3 Luật Cạnh tranh, mua lại doanh nghiệp là
việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác
đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua
lại. Căn cứ vào quy định này có thể thấy khái niệm mua lại doanh nghiệp trong
pháp luật Việt Nam có những đặc điểm sau: thứ nhất, chủ thể của hoạt động mua
lại doanh nghiệp chỉ có thể là doanh nghiệp (những nhà đầu tư cá nhân không
thuộc đối tượng của quy định của Điều 17 Luật Cạnh tranh); thứ hai, đối tượng
được mua là một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Tài sản ở đây được
hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả các tài sản hữu hình, tài sản vô hình, quyền tài
chính và cổ phần, cổ phiếu của doanh nghiệp; thứ ba, khả năng kiểm soát và chi

20
Luật 68/2014/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 16/11/2014 (Luật Doanh nghiệp 2014).
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

phối21. Nếu căn cứ vào các tiêu chí trên thì hình thức đầu tư “mua lại doanh
nghiệp” là trường hợp nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần theo phương thức thông
thường trong Luật Doanh nghiệp mà đạt được số vốn hoặc cổ phần chi phối. Như
vậy, hình thức mua lại doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh
nghiệp sẽ không phải là một trong các hình thức “mua lại doanh nghiệp” theo nội
hàm khái niệm của Luật cạnh tranh vì hai lý do:

+ Về mặt chủ thể, tuy Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể chủ đầu tư
– người mua lại doanh nghiệp tư nhân là tổ chức hay cá nhân, nhưng căn cứ vào
quy định tại Điều 187 Luật Doanh nghiệp, có thể nhận thấy người mua lại doanh
nghiệp tư nhân trong trường hợp này chỉ có thể là cá nhân.

+ Hệ quả pháp lý của việc bán doanh nghiệp tư nhân là sự chấm dứt hoạt
động của doanh nghiệp đó, nhà đầu tư sẽ phải đăng ký kinh doanh lại đồng nghĩa
với việc thành lập một doanh nghiệp mới.

Vì vậy, sẽ không thể có việc “kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành
nghề của doanh nghiệp bị mua lại” như quy định của Luật cạnh tranh.

Trong thực tiễn kinh doanh hiện nay tại Việt Nam, giao dịch M&A được
các chủ thể kinh doanh hiểu rất đa dạng, bao gồm:

+ Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp thông qua việc góp vốn để tăng vốn
điều lệ công ty TNHH hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công
ty cổ phần.

+ Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ
đông của công ty.

21
Điều 34 Nghị định 116/2005/NĐ-CP “Kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh
nghiệp khác quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Cạnh tranh là trường hợp một doanh nghiệp (sau đây
gọi là doanh nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là
doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để
doanh nghiệp kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát
nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát”.
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

+ Mua, bán doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân và một số doanh nghiệp nhà
nước, một bộ phận của doanh nghiệp nhà nước (theo quy định của pháp luật về
giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước).

+ Sáp nhập doanh nghiệp.

+ Hợp nhất doanh nghiệp.

+ Mua lại tài sản doanh nghiệp (hoạt động mua tài sản này có thể là việc
một doanh nghiệp mua tài sản của một doanh nghiệp khác (từ máy móc, nhà
xưởng, mạng lưới phân phối, tiếp quản nhân sự, một số trường hợp có thể cả
thương hiệu sản phẩm, v.v.) để tiếp quản công việc kinh doanh của bộ phận được
mua lại như một phần của doanh nghiệp mình mà không trở thành một thành viên
của công ty bị mua như trường hợp góp vốn hay mua cổ phần. Một trong những ví
dụ điển hình cho loại hình M&A này tại Việt Nam là thương vụ ANCO mua lại
nhà máy sữa của Nestle tại Ba Vì, KIDO - Công ty cổ phần thành viên của Tập
đoàn Kinh Đô mua lại Nhà máy kem Wall’s của tập đoàn Unilever.

Nhìn vào những hình thức M&A đang diễn ra trong thực tiển kinh doanh tại
Việt Nam, có thể thấy, khái niệm “sáp nhập, mua lại doanh nghiệp” trong thực
tiễn chưa được khái quát hóa chính xác và đầy đủ trong các quy định của Luật
Doanh nghiệp và Luật Cạnh tranh. Có thể nói pháp luật Việt Nam hiện hành chưa
tiếp cận vấn đề M&A đúng với bản chất kinh tế của hoạt động này và cũng không
tương thích với thực tiễn kinh doanh quốc tế. ĐịnhPháp luật Việt Nam hoàn toàn
không quy định về các trường hợp thâu tóm mang tính thù địch giữa các đối thủ
cạnh tranh (hostile takeover). Việc thâu tóm một doanh nghiệp mục tiêu là đối thủ
cạnh tranh trên thị trường ngoài ý muốn của các cổ đông chính của doanh nghiệp
thông qua phương thức lôi kéo những cổ đông nhỏ hoặc dùng các đòn bẩy tài
chính khác để nắm được cổ phần chi phối không phải là “mua lại”. Tương tự, “sáp
nhập” cũng rất đa dạng và không chỉ thuần túy là việc một doanh nghiệp chuyển
toàn bộ tài sản của mình vào một doanh nghiệp khác. Sáp nhập trong pháp luật
doanh nghiệp chỉ bao gồm sự thâu tóm 100% công ty mục tiêu dẫn tới việc công
ty mục tiêu sẽ chấm dứt hoạt động; trong khi đó, thâu tóm công ty thông qua
phương thức hoán đổi cổ phần thì cũng có thể coi là một trường hợp sáp nhập,
nhưng không nhất thiết phải dẫn tới việc mua lại 100% cổ phần.
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Pháp luật Việt Nam hiện nay không coi các hoạt động mua cổ phần, phần
vốn góp trong vốn điều lệ của một doanh nghiệp (nhưng không dẫn tới việc sở hữu
100% doanh nghiệp) như những hình thức mua lại và sáp nhận doanh nghiệp. Tuy
nhiên, thực tế hiện nay bên cạnh các giao dịch mua toàn bộ tài sản của một công ty
thì cũng có rất nhiều giao dịch M&A tại Việt Nam được thực hiện dưới hình thức
mua cổ phần, phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty mục tiêu đủ để nắm
quyền chi phối hoặc kiểm soát (ví dụ Standard Chartered mua 15.4% cổ phần của
Ngân hàng ACB, Jardine Cycle & Carriage mua 30% cổ phần của công ty CP Ô tô
Trường Hải, Masan Consumer mua 53,5% vốn Vinacafé).

Pháp luật Việt Nam hiện chưa bám sát nội hàm của sáp nhập, mua lại
doanh nghiệp vì vậy việc tiếp cận các quy định pháp luật để giải thích khái niệm
liên quan đều tạo ra những bất hợp lý riêng của nó. Có lẽ cách tốt nhất để hạn chế
những cách hiểu sai lệch này là nhà lập pháp nên có một lý giải cụ thể về thuật
ngữ M&A dựa trên định nghĩa của khái niệm này từ góc độc kinh tế. Quy định của
pháp luật về M&A cần khái quát và mềm dẻo đủ để bao trùm các giao dịch mua
bán cổ phần, phần vốn góp trong vốn điều lệ. Còn việc tách ra các hình thức M&A
như hiện nay bao gồm hợp nhất, sáp nhập, mua lại như trong luật doanh nghiệp và
luật cạnh tranh sẽ chỉ phục vụ được mục đích quản lý nhà nước trong từng lĩnh
vực cụ thể, vá không phản ánh đầy đủ nội hàm của M&A trong thực tiễn kinh
doanh. Nếu không có định nghĩa mang tính bao quát thì sẽ rất khó có thể đưa ra cơ
chế quản lý và tổ chức thực hiện hiệu quả, đồng thời đánh giá được tỷ lệ thành
công hoặc thất bại của các giao dịch M&A tại Việt Nam.22

Từ những phân tích về M&A, chúng tôi cho rằng khái niệm pháp lý đầy đủ
về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp phải đảm bảo các nội dung như sau:

Đối với Sáp nhập doanh nghiệp:

- Một số doanh nghiệp từ bỏ tư cách pháp nhân của mình để nhập vào
một doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận toàn bộ tài
sản, quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Sau khi
việc sáp nhập hoàn thành doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của

22
Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức (2011), tlđd, tr.24
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

mình.
- Hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ
và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời
chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp trước sáp nhập. Như vậy, sáp nhập bao
hàm cả trường hợp hợp nhất doanh nghiệp.

Đối với Mua lại doanh nghiệp là một hình thức đầu tư trong đó cổ phiếu
hoặc tài sản của một bên sẽ được chuyển giao và thuộc sở hữu của bên mua.
Giao dịch mua bán doanh nghiệp có thể tồn tại ở dạng mua tài sản hoặc mua cổ
phần, phần vốn góp.

1.1.3. Phân loại các hình thức M&A

Dựa theo mối quan hệ cạnh tranh giữa các bên, có thể phân loại M&A
thành ba hình thức sau: M&A ngang (horizontal M&A), M&A dọc (Vertical
M&A) và sáp nhập tổ hợp (Mixed M&A):23

+ Sáp nhập theo chiều ngang: là sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai công ty
kinh doanh và cạnh tranh trên cùng một dòng sản phẩm, trong cùng một thị
trường. Ví dụ, giữa hai công ty sản xuất ôtô PSA Peugoet – Citroen là sự sáp
nhập giữa hai nhà sản xuất xe hơi nổi tiếng của Pháp và đối thủ của họ là một nhà
khổng lồ Pháp sáp nhập với với một tập đoàn sản xuất xe hơi khổng lồ Nhật Bản
để trở thành Renault – Nissan. Kết quả từ những vụ M&A theo dạng này sẽ đem
lại cho bên sáp nhập cơ hội mở rộng thị trường, kết hợp thương hiệu, giảm chi
phí cố định, gia tăng khả năng trao đổi kỹ thuật công nghệ, tăng cường
hiệu quả của hệ thống phân phối và hậu cần. Rõ ràng, khi hai đối thủ cạnh tranh
trên thương trường kết hợp lại với nhau (dù sáp nhập hay hợp nhất) họ không
những giảm bớt cho mình một đối thủ mà còn tạo nên một sức mạnh lớn hơn để
đương đầu với các đối thủ còn lại. Mặc dù vậy, cũng có trường hợp công ty bị
sáp nhập trở thành gánh nặng cho công ty mua lại, như trong vụ Daimler –
Chrysler.
23
Nguyễn Đình Cung - Lưu Minh Đức (2008), “Thâu tóm và hợp nhất nhìn từ khía cạnh quản trị công ty:
Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (Số 7+8)
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

+ Sáp nhập theo chiều dọc: là sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai công ty
nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau
của công ty sáp nhập trên chuỗi giá trị đó. Ví dụ: công ty may mặc mua lại
chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo hoặc công ty sản xuất sữa mua lại công ty bao bì,
đóng chai hoặc công ty chăn nuôi bò sữa… Sáp nhập theo chiều dọc đem lại cho
công ty tiến hành sáp nhập lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn
hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng
hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh.

+ Sáp nhập tổ hợp: bao gồm tất cả các loại sáp nhập khác (thường
hiếm khi có hình thức hợp nhất). Sáp nhập tổ hợp được phân thành 3 nhóm:

i) sáp nhập tổ hợp thuần túy, hai bên không hề có mối quan hệ nào với
nhau, như một công ty thiết bị y tế mua công ty thời trang;

ii) sáp nhập bành trướng về địa lý, hai công ty sản xuất cùng một loại sản
phẩm nhưng tiêu thụ trên hai thị trường hoàn toàn cách biệt về địa lý, chẳng hạn
một tiệm ăn ở Hà Nội mua một tiệm ăn ở Singapore;

iii) sáp nhập đa dạng hóa sản phẩm, hai công ty sản xuất hai loại sản phẩm
khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc tiếp thị gần giống
nhau, ví dụ một công ty sản xuất bột giặt mua một công ty sản xuất thuốc tẩy vệ
sinh. Sáp nhập tổ hợp không phổ biến bằng hai loại hình trước.

Dựa vào cấu trúc của doanh nghiệp, có khá nhiều hình thức sáp nhập khác
nhau. Dưới đây là một số hình thức sáp nhập được phân biệt dựa vào mối quan hệ
giữa hai công ty tiến hành sáp nhập24:

+ Sáp nhập cùng ngành (hay còn gọi là sáp nhập chiều ngang): diễn ra đối
với hai công ty cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị
trường.

+ Sáp nhập dọc: diễn ra đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng như
giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của công ty đó.

24
Nguyễn Thường Lạng, Nguyễn Thị Quỳnh Thư (2008), “Một số vấn đề về sáp nhập, mua lại doanh
nghiệp và tình hình Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (15)
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

+ Sáp nhập mở rộng thị trường: diễn ra đối với hai công ty bán cùng loại
sản phẩm, nhưng ở những thị trường khác nhau.

+ Sáp nhập mở rộng sản phẩm: diễn ra đối với hai công ty bán những sản
phẩm khác nhau, nhưng có liên quan với nhau trong cùng một thị trường.

+ Sáp nhập kiểu tập đoàn: diễn ra khi hai công ty không có cùng lĩnh vực
kinh doanh, nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh đa ngành đa nghề.

Dựa trên cách thức cơ cấu tài chính, có hai hình thức sáp nhập là:25

+ Sáp nhập mua: loại hình này xảy ra khi một công ty mua lại một công
ty khác. Việc mua công ty được tiến hành bằng tiền mặt hoặc thông qua một số
công cụ tài chính.

+ Sáp nhập hợp nhất: cả hai công ty được hợp nhất dưới một pháp nhân
mới và một thương hiệu công ty mới được hình thành. Tài chính của hai công ty
sẽ được hợp nhất trong công ty mới.

Xét ở góc độ quyền của doanh nghiệp, các quy định của pháp luật Việt Nam
đã công nhận quyền thực hiện các giao dịch M&A của các nhà đầu tư trong Luật
doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng… Quyền này thể hiện
thông qua một số quyền như: quyền được chào bán cổ phần, hoặc giá trị phần vốn
góp của người sở hữu vốn, hoặc giá trị phần vốn góp được quyền chào bán của
doanh nghiệp, quyền bán doanh nghiệp (bao gồm bán tài sản của doanh nghiệp,
chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đang sở hữu, hoặc bán toàn bộ doanh
nghiệp Nhà nước), quyền mua lại doanh nghiệp của các tổ chức kinh tế Việt Nam.
Với sự công nhận như trên, một số chuyên gia cho rằng tại Việt Nam đã có các
hình thức M&A như sau:26

+ Mua lại toàn bộ doanh nghiệp;

+ Mua lại và hợp nhất doanh nghiệp;

25
Nguyễn Thường Lạng, Nguyễn Thị Quỳnh Thư (2008), tlđd.
26
Nguyễn Hưng Quang (2011), Pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A, Đặc san báo đầu tư, Bộ kế hoạch và
đầu tư (Vietnam M&A Outlook 2011), tr.12
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

+ Mua lại và sáp nhập doanh nghiệp;

+ Mua, bán, hoán đổi cổ phiếu của các công ty cổ phần;

+ Chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
hợp danh;

+ Mua và thâu tóm hợp tác xã thông qua hình thức chuyển nhượng phần vốn
góp của xã viên;

+ Mua và thâu tóm doanh nghiệp tư nhân;

+ Thâu tóm thông qua mua lại tài sản doanh nghiệp (không bao gồm bất động sản);

+ Thâu tóm doanh nghiệp thông qua mua lại tài sản doanh nghiệp (bao gồm
bất động sản);

+ Thâu tóm doanh nghiệp thông qua mua nợ;

+ Thâu tóm doanh nghiệp đối với một số doanh nghiệp đặc thù, như công ty
chứng khoán, công ty bảo hiểm, ngân hàng.

Dù được phân loại dựa trên tiêu chí nào thì hoạt động M&A ở Việt Nam nên
bao gồm cả hợp nhất và mua lại cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp.

1.2. Lợi ích và rủi ro trong M&A

1.2.1. Lợi ích của hoạt động M&A đối với sự phát triển của nền kinh tế

Hoạt động M&A có hai vai trò chính đối với sự phát triển của nền kinh tế:
Thứ nhất: hoạt động M&A không chỉ có vai trò tái cấu trúc lại doanh nghiệp mà
còn tái cấu trúc lại nền kinh tế, thông qua hoạt động M&A các doanh nghiệp yếu
kém sẽ bị đào thải, hoặc được tổ chức lại một cách hiệu quả hơn, do đó đối với
cả nền kinh tế hoạt động M&A không những nâng cao năng lực sản suất mà còn
giúp tiết kiệm được nhiều chi phí. Thứ hai: M&A xuyên quốc gia cũng là một
hình thức của đầu tư trực tiếp (FDI), tuy rằng đây không phải là hình thức đầu
tư xây dựng mới nhưng nó cũng có những vai trò đối với sự phát triển của nền
kinh tế như:
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

i) Gia tăng nguồn vốn cho nền kinh tế.

ii) Chuyển giao công nghệ, kỹ thuật.

iii) Nâng cao trình độ quản lý, văn hóa doanh nghiệp.

iv) Thông qua hình thức M&A với những ưu điểm trong việc tiết kiệm
và chủ động về mặt thời gian sẽ khuyến khích gia tăng vốn đầu tư FDI.

1.1.4.2. Lợi ích của M&A đối với doanh nghiệp

Động cơ nào thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia M&A? Tất cả các động
cơ của M&A là đều xuất phát từ những lợi ích mà các doanh nghiệp thu
được. Các nhóm lợi ích phổ biến của M&A có thể kể đến:

a) Cộng hưởng trong M&A

Cộng hưởng là động cơ quan trọng và kỳ diệu nhất, giải thích cho mọi
thương vụ mua lại hay sáp nhập. Cộng hưởng sẽ cho phép nâng cao hiệu quả và
giá trị của doanh nghiệp mới:

Giảm nhân viên làm việc không hiệu quả: Thông thường, khi hai hay
nhiều doanh nghiệp sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công
việc gián tiếp như: công việc văn phòng, tài chính kế toán hay marketing… Việc
giảm thiểu vị trí công việc cũng đồng thời với đòi hỏi tăng năng suất lao động.
Đây cũng là dịp tốt để các doanh nghiệp sa thải những vị trí làm việc kém hiệu
quả.

Chiếm hữu tri thức và tài sản con người: để tiếp cận và có được một đội
ngũ “nhân công có tri thức” cùng với những bản quyền, sáng chế, nhiều
doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ luôn tìm cách theo đuổi M&A
như một phương tiện để chiếm lĩnh được nguồn tài nguyên đặc biệt này;

Giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường: chắc chắn số lượng “người
chơi” sẽ giảm đi khi có một vụ sáp nhập giữa các công ty vốn là đối thủ của nhau
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

trên thương trường. Tại Việt Nam, hãng Navigos đã mua lại mảng tuyển dụng
nhân sự của Earsnt & Young nhằm giảm bớt một đối thủ “nặng ký” trong lĩnh vực
“săn đầu người”;

Đạt được hiệu quả dựa vào quy mô: Một doanh nghiệp lớn sẽ có ưu thế hơn
khi tiến hành giao dịch hoặc đàm phán với các đối tác. Mặt khác, quy mô lớn cũng
giúp doanh nghiệp đó giảm thiểu được các chi phí phát sinh không cần thiết.

Trang bị công nghệ mới: Để duy trì lợi thế cạnh tranh, bản thân các
doanh nghiệp luôn cần sự đầu tư về kỹ thuật và công nghệ để vượt qua các đối
thủ khác. Thông qua M&A, các doanh nghiệp có thể chuyển giao kỹ thuật và
công nghệ cho nhau, từ đó, doanh nghiệp mới có thể tận dụng công nghệ được
chuyển giao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.

Tăng cường thị phần và danh tiếng trong ngành: Một trong những mục
tiêu của M&A là nhằm mở rộng thị trường mới, tăng trưởng doanh thu và thu
nhập. Sáp nhập cho phép mở rộng các kênh marketing và hệ thống phân phối.
Bên cạnh đó, vị thế của công ty mới sau khi sáp nhập sẽ tăng lên trong mắt
cộng đồng đầu tư: công ty lớn hơn, có lợi thế hơn và có khả năng tăng vốn dễ
dàng hơn một công ty nhỏ.

Trên thực tế, sự cộng hưởng sẽ không tự đến nếu không có hoạt động
M&A. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, khi hai công ty tiến hành sáp nhập
lại có hiệu ứng ngược lại. Đó là trường hợp một cộng một lại nhỏ hơn hai. Do
đó, việc phân tích chính xác mức độ cộng hưởng trước khi tiến hành những
thương vụ M&A là rất quan trọng. Khá nhiều nhà quản lý doanh nghiệp đã cố
tình vẽ ra bức tranh cộng hưởng để tiến hành các vụ M&A nhằm trục lợi từ việc
định giá doanh nghiệp.

b) Sức ép cạnh tranh

Theo đánh giá và quan điểm cá nhân của một số chuyên gia một động cơ
mang tính chất trung tính, đó là nhu cầu M&A để tồn tại trong môi trường cạnh
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

tranh khốc liệt. Những người ủng hộ quan điểm này 27 đã chia hoạt động M&A
thành các nhóm lợi ích sau:

Nâng cao hiệu quả: Thông qua M&A các công ty có thể tăng cường hiệu
quả kinh tế nhờ quy mô khi nhân đôi thị phần, giảm chi phí cố định, chi phí nhân
công, hậu cần, phân phối. Các công ty còn có thể bổ sung cho nhau về nguồn lực
và thế mạnh khác của nhau như thương hiệu, thông tin, bí quyết, dây chuyền
công nghệ, cơ sở khách hàng, hay tận dụng những tài sản mà mỗi công ty chưa
sử dụng hết giá trị. Ngoài ra, còn có trường hợp công ty thực hiện M&A để đạt
được thị phần khống chế nhằm áp đặt giá cho thị trường.

Hợp lực thay cạnh tranh: Hoạt động M&A diễn ra, tất yếu sẽ làm giảm đi
số lượng “người chơi” vốn dĩ là các đối thủ cạnh tranh của nhau trên thương
trường. Điều đó đồng nghĩa với sức nóng cạnh tranh không những giữa các
bên liên quan mà cả thị trường nói chung sẽ được hạ nhiệt. Thêm vào đó, tư
duy cùng thắng (win-win) đang ngày càng chiếm ưu thế đối với tư duy cũ thắng -
thua (win - lose), các công ty hiện đại không còn theo mô hình công ty của một
chủ sở hữu - gia đình sáng lập, mang tính chất “đóng” như trước, mà các cổ đông
bên ngoài ngày càng có vị thế lớn hơn do công ty luôn thiếu vốn. Chủ sở hữu
chiến lược của các công ty đều có thể dễ dàng thay đổi, và việc nắm sở hữu
chéo của nhau đã trở nên phổ biến. Thực chất, đứng đằng sau các tập đoàn
hùng mạnh về sản xuất công nghiệp hay dịch vụ đều là các tổ chức tài chính
khổng lồ.

Do đó, xét về bản chất các công ty đều có chung một chủ sở hữu. Họ đã
tạo nên một mạng lưới công ty không có xung lực cạnh tranh đối lập với
nhau, mà ngược lại, tất cả chỉ cùng một mục tiêu phục vụ tốt khách hàng và
giảm chi phí để tạo lợi nhuận cao và bền vững hơn” 28.

Tham vọng bành trướng tổ chức và tập trung quyền lực thị trường: các
công ty đã thành công thường nuôi tham vọng rất lớn trong việc phát triển

27
Jacalyn Sherrinton trong cuộc phỏng vấn bởi Tạp chí Ẻntepreneur, Nguyễn Đình Cung , Lưu Minh Đức
theo trích dẫn của Nguyễn Đình Cung - Lưu Minh Đức (2008), “Thâu tóm và hợp nhất nhìn từ khía cạnh
quản trị công ty: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (Số 7+8)
28
Nguyễn Đình Cung - Lưu Minh Đức (2008), “Thâu tóm và hợp nhất nhìn từ khía cạnh quản trị công ty:
Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (Số 7+8)
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

công ty của mình ngày càng lớn mạnh, thống trị không những trong phân khúc và
dòng sản phẩm hiện tại mà còn lan sang cả những lĩnh vực khác. Hoạt động sáp
nhập sẽ là công cụ để các nhà quản lý thu mua gia tăng quyền lực và thu nhập.

Giảm chi phí gia nhập thị trường: ở những thị trường có sự điều tiết mạnh
của Chính phủ, việc gia nhập thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều
điều kiện khắt khe, từ đó các doanh nghiệp chỉ thuận lợi trong một giai đoạn nhất
định, do đó những công ty đến sau chỉ có thể gia nhập thị trường thông qua việc
thâu tóm những công ty đã hoạt động trước. Điều này rất phổ biến đối với
đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, đặc biệt là ngành ngân hàng, tài chính, bảo
hiểm.Ví dụ: Theo cam kết của Việt Nam với WTO, nước ngoài chỉ được lập ngân
hàng con 100% từ tháng 4/2007, lập chi nhánh nhưng không được lập chi nhánh
phụ, không được huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ người Việt Nam trong
5 năm. Công ty chứng khoán 100% nước ngoài chỉ được thành lập sau 5 năm
(2012). Như vậy, rõ ràng nếu các ngân hàng, công ty chứng khoán nước ngoài
không muốn chậm chân trong việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ và giành thị phần
trong giai đoạn phát triển rất mạnh của thị trường ngân hàng tài chính Việt Nam,
cách hay nhất là dùng chiến lược M&A. Lúc này, hoạt động M&A không những
giúp bên mua tránh được các rào cản về thủ tục đăng ký thành lập (vốn pháp
định, giấy phép), mà còn giảm được chi phí cũng như rủi ro trong quá trình xây
dựng cơ sở vật chất và cơ sở khách hàng đầu tiên.

Nếu sáp nhập một công ty đang ở thế yếu trên thị trường, những lợi ích
nhận được sẽ lớn hơn nhiều giá trị thương vụ chuyển nhượng, và chứng minh
quyết định gia nhập thị trường theo cách này của người “đến sau” là một quyết
định đúng đắn. Trong một số trường hợp mục đích chính của người thực hiện
M&A không chỉ là gia nhập thị trường mà còn nhằm mua lại một ý tưởng
kinh doanh có nhiều triển vọng.

Thực hiện chiến lược đa dạng hóa và dịch chuyển trong chuỗi giá trị: Nhiều
công ty chủ động thực hiện M&A để hiện thực hóa chiến lược đa dạng hóa sản
phẩm hoặc mở rộng thị trường. Khi thực hiện chiến lược này, công ty sẽ xây dựng
được cho mình một danh mục đầu tư cân bằng hơn nhằm tránh rủi ro phi hệ thống.

* Từ lợi ích phong phú trên M&A đem đến những ưu điểm chính sau:
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

i) M&A giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường và cơ sở vật chất.
So với các hình thức đầu tư khác thì hình thức M&A có ưu điểm là giúp tiết kiệm
được thời gian từ khi xây dụng tới khi đưa vào sản xuất.

ii) Giúp tiết kiệm chi phí marketing khi tiếp quản thị phần của doanh
nghiệp bị mua, bị sáp nhập.

iii) Giúp doanh nghiệp đi mua có được đội ngũ cán bộ và công nhân về
một lĩnh vực sản xuất trong thời gian ngắn nhất và do đó, tiết kiệm được chi phí
đào tạo.

iv) Tạo ra sự tích tụ các nguồn lực sản xuất và vốn để tăng tính cạnh
tranh trên thị trường.

v) Trong nhiều trường hợp, việc sáp nhập tạo ra được lợi thế quy mô
cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

* So với hình thức đầu tư mới, M&A có những ưu điểm sau:

i) Công ty có thể nhanh chóng hiện diện tại một thị trường nước ngoài
hơn là đầu tư mới.

ii) Bằng hình thức này, công ty có thể ngăn cản các đối thủ cạnh tranh,
nhất là trong các thị trường toàn cầu hóa nhanh chóng.

iii) Công ty mua lại có thể gia tăng hiệu quả các công ty được mua lại
bằng cách chuyển giao công nghệ, vốn là kinh nghiệm quản lý.

iv) M&A có thể ít rủi ro hơn đầu tư mới và có thể tận dụng được các tài
sản giá trị của công ty được mua như mối quan hệ khách hàng, hệ thống phân
phối, nhãn hiệu, hệ thống sản xuất.

1.2.2. Rủi ro trong M&A

a) Tác động xấu đến sự phát triển của nền kinh tế

Không phải hoạt động M&A nào cũng làm gia tăng năng lực sản suất và
giá trị thị trường, hoạt động M&A tràn lan không suy tính kỹ càng, không có
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

chiến lược quản lý hiệu quả có thể là con đường dẫn đến sự phá sản, gây ra
những hoang mang, sự suy sụp cho ngành nghề lĩnh vực mà nó tham gia.

Mặc dù M&A xuyên quốc gia cũng là một hình thức đầu tư FDI, nhưng
M&A không phải là đầu tư xây dựng mới, do đó không những không tạo ra
thêm công việc, nghề nghiệp, trái lại còn tinh giản bộ máy hoạt động, đôi khi còn
thay đổi cơ cấu, đào thải những lao động không phù hợp, chính vì vậy làm
tăng gánh nặng quản lý của Nhà nước.

Hoạt động M&A tạo ra sân chơi không công bằng cho các doanh nghiệp
nhỏ, thông qua M&A các công ty lớn, công ty đa quốc gia có thể thao túng dễ dàng
một thị trường nào đó, làm gia tăng tính độc quyền. Đặc biệt với hình thức thao
túng cổ phần sẽ là nỗi lo âu của các doanh nghiệp vốn cổ phần còn thấp.

Hoạt động M&A còn mang một nguy cơ tiềm tàng rất nguy hiểm, một
nền kinh tế có được động lực tăng trưởng, phát triển không phải nhờ vào sự
đóng góp của những công ty, tổ chức lớn, mà đấy chính là nhờ vào sự năng
động của những doanh nghiệp vừa và nhỏ với sự quản lý của những cá nhân ít
tên tuổi muốn khẳng định mình. Chính hoạt động M&A sẽ giết đi những cá
nhân và công ty đó, làm mất đi động lực, sức sáng tạo của quá trình phát triển
kinh tế. Đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển, hoạt động M&A sẽ
triệt tiêu nội lực phát triển của những quốc gia này và biến chúng trở thành cái
bóng theo sự quản lý cho những quốc gia giàu có.

b) Tác động bất lợi đến hoạt động của các doanh nghiệp

M&A trong nhiều trường hợp sẽ làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường
khi những doanh nghiệp sau sáp nhập có vị trí thống lĩnh trên thị trường.

M&A thường tạo ra các vấn đề xã hội liên quan đến việc người lao động
bị dôi dư do cơ cấu lại hoạt động doanh nghiệp.

Bên mua lại có thể đánh giá công ty được mua với giá quá cao, thường là
do họ qua lạc quan về lợi ích do sự cộng hợp giữa công ty đi mua và công ty
được mua.
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Sự khác biệt về văn hóa tổ chức và cách vận hành sẽ tạo ra sự mâu thuẫn
dẫn đến tính hiệu quả kinh tế thấp.

1.3. Lịch sử phát triển của cơ chế M&A tại Việt Nam

1.3.1. Hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian qua

Hoạt động M&A tại Việt Nam nhìn chung còn rất mới mẻ. Thực tế, các giao
dịch M&A chỉ bắt đầu xuất hiện sau khi nhà nước triển khai xây dựng nền kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nền tảng đầu tiên cho hoạt động M&A được hình thành với sự ra đời của các văn
bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các chủ thể kinh tế tư (ngoài khu vực nhà
nước), như Luật công ty 1990 và Luật doanhn nghiệp tư nhân 1990. Tuy nhiên
hoạt động M&A chỉ bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam sau khi nước ta gia nhập
ASEAN, APEC và đặc biệt khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Hoạt động M&A
giai đoạn đầu hầu hết đều liên quan tới các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo dòng lịch sử, giao dịch M&A đầu tiên được ghi nhận là vụ Colgate -
Palmolive mua toàn bộ cổ phần của Dạ Lan, nhà sản xuất kem đánh răng lớn
của Việt Nam vào thời điểm đó (chiếm gần 30 % thị phần kem đánh răng tại Việt
Nam),29 với giá 3 triệu USD. Tại thời điểm đó, giao dịch M&A này đã gặp rất
nhiều khó khăn về mặt pháp lý bởi Việt Nam chưa có những quy định cụ thể điều
chỉnh hoạt động M&A.

Năm 2005, cùng với chủ trương cổ phần hóa DNNN và tích cực xây dựng
hành lang pháp lý cho đầu tư đáp ứng yêu cầu hội nhập, nền tảng pháp lý cơ bản cho
thị trường M&A Việt Nam được thiết lập thông qua các quy định về mua lại,
sáp nhập của Luật Doanh nghiệp (2005). Liên tiếp sau đó, các văn bản Luật
khác như Luật đầu tư ( 2005), Luật chứng khoán (2006) ra đời cũng đã góp
phần thúc đẩy hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ hơn.

Kể từ năm 2006 thị trường M&A Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ.
trong gia đoạn 2009-2012, tổng giá trị các giao dịch M&A đã tang gấp 5 lần từ
29
Nguyễn Mạnh Thái (2009), Phát triển thị trường mua bán sáp nhập – Hướng đi mới cho Việt Nam, Luận
văn Thạc Sỹ kinh tế.
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

1,08 tỷ USD năm 2009 lên mức kỷ lục mới 5,1 tỷ USD trong năm 2012. 30Các
thương vụ lớn đều có yếu tố nước ngoài, chiếm tới 66% giá trị các giao dịch. Giai
đoạn 2008-2010, thương vụ liên quan đến doanh nghiệp nội chiếm đa số (77%).
Nhưng bắt đầu từ năm 2011 đến nay, thị trường M&A bắt đầu xuất hiện ngày
càng nhiệu những thương vụ lớn có sự tham gia của các nhà đầu tư quốc tế.
Chẳng hạn như vụ Diageo mua lại 25% cổ phần của Công ty cổ phần Cồn rượu
Hà Nội (Halico), TH Milk nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công ty Mía đường
Nghệ An Tate & Lyle, Jollibee Foods Corp đạt được thỏa thuận với Viet Thai
International (VTI) để mua lại 49% bộ phận kinh doanh của VTI tại Việt Nam với
giá trị công bố 25 triệu USD31.

Việt Nam cũng đã chứng kiến sự trưởng thành mạnh mẽ của giới doanh
nghiệp Việt Nam trong việc chủ động tiếp cận và làm chủ hoạt động M&A. Số
liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò là
người đi mua ngày càng tăng, từ 22% năm 2008 lên 45% năm 2012.32

Từ năm 2009, các doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu thực hiện các giao
dịch M&A tại nước ngoài. Chẳng hạn như vụ ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV) mua lại một ngân hàng tại Campuchia. Một cái tên khá
nổi bật khác là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng âm thầm tiến hành
hàng loạt giao dịch M&A trong vai trò "ông chủ", khi mua lại cổ phần của Ngân
hàng TMCP Quân đội, mua 18,9% cổ phần của Tổng công ty XNK Xây dựng
Việt Nam (Vinaconex)... 33

Tập đoàn Massan cũng là một chủ thể kinh doanh tích cực trong hoạt động
M&A tại Việt Nam. Trong 2 năm qua, Masan đã thực hiện các giao dịch có giá trị
kỷ lục đối với thị trường M&A của Việt Nam, điển hình là việc mua lại
Nuphaovica và thâu tóm Vinacaphe. Vụ giao dịch M&A giữa công ty quản lý Quỹ
30
Duy Anh, “Thâu tóm BĐS: Tranh nhau miếng bánh 4 tỷ USD”, Vietnamnet
[http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/131440/thau-tom-bds--tranh-nhau-mieng-banh-4-ty-usd.html] (truy cập:
20/4/2015).
31
http://www.vca.gov.vn/Web/Content.aspx?distid=4071&lang=vi-VN Những vấn đề đằng sau các thương
vụ M&A.
32
AVM, Báo cáo thống kê hoạt động M&A tại Việt Nam, Diễn đàn M&A Việt Nam 2013 (8/8/2013).
Cũng xem: Duy Anh, “Thâu tóm BĐS: Tranh nhau miếng bánh 4 tỷ USD”, Vietnamnet
[http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/131440/thau-tom-bds--tranh-nhau-mieng-banh-4-ty-usd.html] (truy cập:
20/4/2015)
33
AVM, Báo cáo thống kê hoạt động M&A tại Việt Nam, Diễn đàn M&A Việt Nam 2013 (8/8/2013
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Kohlberg Kravis Robert & Co và Công ty hàng tiêu dùng Massan (Massan
Consumer) có giá trị tới hơn 159 triệu USD hiện nay là giao dịch vốn lớn nhất
trong lịch sử Việt Nam và thể hiện sự thu hút đầu tư theo định hướng tiêu dùng
tại Việt Nam34.

Trong các điển hình khác, phải nhắc đến các công ty, như Kinh Đô, Thủy
sản Hùng Vương, Viettel, Vingroup... Theo các chuyên gia dự báo, những thương
vụ "bom tấn" M&A có thể diễn ra trong tương lai sẽ đến từ nỗ lực cổ phần hóa và
tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty lớn. Đối với lĩnh vực ngân hàng, BIDV sau
khi phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng, cũng đang tìm kiếm và lựa chọn đối
tác nước ngoài. Trong lĩnh vực viễn thông, việc sáp nhập hoặc cổ phần hóa
MobiFone và VinaPhone chắc chắn sẽ tạo những thương vụ lớn. Hay như việc cổ
phần hóa Vietnam Airlines cũng sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đại gia
quốc tế. 35

Theo thống kê, Nhật Bản đứng đầu các quốc gia có doanh nghiệp thực hiện
M&A vào Việt Nam, xét cả về số lượng và giá trị. Chỉ tính riêng trong hai năm
2011 - 2012, các tập đoàn từ Nhật Bản có đóng góp nhiều nhất vào dòng tiền
M&A cho thị trường Việt Nam, với tổng giá trị thương vụ lên đến 1,5 tỷ USD. 36
Nhà đầu tư Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư mạnh vào 2 ngành hàng tiêu dùng
và tài chính. Đây là 2 lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm gần
đây và cũng là mục tiêu đầu tư của nhiều định chế tài chính nước ngoài. Chỉ tính
riêng ngành hàng tiêu dùng, tổng giá trị thương vụ đã lên đến 1 tỷ USD, chiếm
25% tổng giá trị M&A tại Việt Nam. Có thể kể đến các thương vụ như Unicharm
mua lại 95% cổ phần của Diana với giá trị ước khoảng 129 triệu USD; Kirin
Holding mua lại cổ phần chi phối tại Công ty cổ phần Thực phẩm quốc tế -
Interfood (IFS); Daio Paper mua cổ phần của Giấy Sài Gòn, Glico mua 10,5% vốn
điều lệ của Kinh Đô, Marico - ICP, Carlsberg - Bia Huế...

34
Peter R.Ryder (2011), Việt Nam là thị trường mới nổi của hoạt động M&A, Đặc san báo đầu tư - Bộ kế
hoạch và đầu tư (Vietnam M&A Outlook 2011), tr.72-73.
35
Duy Anh, “Thâu tóm BĐS: Tranh nhau miếng bánh 4 tỷ USD”, Vietnamnet
[http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/131440/thau-tom-bds--tranh-nhau-mieng-banh-4-ty-usd.html] (truy cập:
20/4/2015)
36
Duy Anh, “Thâu tóm BĐS: Tranh nhau miếng bánh 4 tỷ USD”, Vietnamnet
[http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/131440/thau-tom-bds--tranh-nhau-mieng-banh-4-ty-usd.html] (truy cập:
20/4/2015)
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Sự tăng trưởng của các hoạt động M&A tại Việt Nam cả về số lượng và giá
trị giao dịch trong hơn 10 năm trở lại đây được cho là xuất phát từ việc Việt Nam
chính thức gia nhập WTO (Việt Nam hoàn tất gia nhập WTO ngày 07 tháng 11
năm 2006 và chính thức là thành viên ngày 11 tháng 01 năm 2007) . Sự
kiện này cũng là một bảo đảm quan trọng cho sự thay đổi về khung pháp lý cho
các hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam phù hợp với những
tiêu chuẩn cơ bản của cộng đồng quốc tế. Việc thực hiện các cam kết quốc tế tại
WTO trong những năm qua đã loại bỏ dần các rào cản thương mại, kinh doanh cho
nhà đầu tư nước ngoài, thiết lập một hành lang pháp lý minh bạch hơn cho các hoạt
động đầu tư nói chung… qua đó cải thiện môi trường đầu tư cho nhà đầu tư trong
nước và ngoài nước (các thành viên WTO). Việt Nam đang dần trở thành một thị
trường M&A tiềm năng, với tốc độ phát triển lên tới 30-40%/năm và đang hút
mạnh các nhà đầu tư nước ngoài so với trước thời điểm Việt Nam trở thành thành
viên WTO37.

Hoạt động M&A gia tăng tại Việt Nam trong thời gian qua cũng có thể
được xem là kết quả phục hồi kinh tế mạnh mẽ tại khu vực Châu Á từ sau cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu, so với sự phục hồi yếu hơn tại những thị trường
phát triển. Do tính thanh khoản của thị trường giảm, các doanh nghiệp trong
nước sẽ có động cơ tìm kiếm các nhà đầu tư tài chính và chiến lược để hỗ trợ tài
chính cho các hoạt động kinh doanh của mình, không phân biệt ngành hay khu
vực kinh tế nào.

Bên cạnh đó, sự yếu kém hiệu quả của thị trường vốn của Việt Nam cũng
tác động các công ty đi tìm nguồn tài chính thay thế bằng việc phát hành trái
phiếu doanh nghiệp hoặc thông qua các quan hệ đối tác chiến lược. Nên xu
hướng này sẽ tiếp tục khi Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu,
các doanh nghiệp trong nước thể hiện được những thương vụ mua lại hấp dẫn và
là đối tác cho các tập đoàn đa quốc gia và các nhà đầu tư tài chính. Bên mua sẽ
tiếp tục quan tâm và tìm cách thâm nhập thị trường bằng cách mua lại cổ phần
của các công ty Việt Nam có vị trí trên thị trường, đã sở hữu mạng lưới kinh
doanh toàn quốc, như một cách để gia tăng sự thâm nhập của họ vào một trong

37
Christopher B.Kummer (2011), M&A Việt Nam trong năm 2011: Sẽ có những kỷ lục mới, Đặc san báo
đầu tư, Bộ kế hoạch và đầu tư, tr.71
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

các thị trường năng động nhất Đông Nam Á.

Có thể nói hoạt động M&A tại Việt Nam trở nên nhộn nhịp bắt nguồn từ
nhu cầu thực tế của cả bên mua và bên bán. Đối với nhà đầu tư nước ngoài,
M&A thực chất là con đường ngắn nhất để họ có thể tiếp cận thị trường trong
nước của Việt Nam mà không mất chi phí xây dựng thương hiệu, thị phần và các
mạng lưới kinh doanh.

1.3.2. Đặc điểm của các giao dịch M&A và những hình thức giao dịch M&A
phổ biến tại Việt Nam

1.3.2.1. Đặc điểm các giao dịch M&A tại Việt Nam

Nhìn chung, M&A Việt Nam l à thị trường tiềm năng cho các công ty
đa quốc gia nhắm đến đặc biệt khi Việt Nam và phải thực thi các nghĩa vụ và
cam kết WTO về mở cửa thị trường. Trong thời gian qua có thể liệt kê một
số các đặc điểm sau:

Hoạt động M&A ở Việt Nam mang đậm chất mua lại hơn là hợp nhất,
cách thức và tác nghiệp M&A còn sơ khai. Các thương vụ M&A ở Việt Nam
thời gian qua, chủ yếu là mua bán doanh nghiệp (toàn bộ hoặc một phần). Hầu
như chưa có trường hợp hợp nhất do trình độ quản lý của các doanh nghiệp Việt
Nam chưa thể đáp ứng được mức độ hợp tác cao mà hoạt động hợp nhất đòi hỏi.
Bên cạnh đó, hoạt động M&A đa số diễn ra với một bên là đối tác nước ngoài
và hình thức M&A mà các nhà ĐTNN tham gia là mua lại. Nhiều thương vụ
được coi là M&A nhưng thực chất là hoạt động đầu tư tài chính, mua lại cổ phần
để trở thành đối tác chiến lược như Indochina Capital – Mai Linh Corp, hay là
Vina Capital và Phở 24,… Hiện nay, Luật Việt Nam vẫn đang hạn chế quyền
nắm giữ cổ phần của các nhà ĐTNN đối với doanh nghiệp đại chúng hoạt động
sản xuất là 49% và các Ngân hàng là 30%.

Hình thức M&A của Việt Nam mang tính chất hợp tác và “thân thiện”
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

nhiều hơn38. Các thương vụ M&A của Việt Nam thể hiện rõ sự hợp tác và ở một
góc độ nào đó có thể nói, các thương vụ vẫn mang hơi hướng của hình thức liên
doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN trước đây. Những năm qua
các công ty trong nước thường sử dụng phương thức kêu gọi nhà đầu tư
chiến lược nước ngoài đầu tư vào công ty mình, đây là một hình thức hoạt động
M&A tại Việt Nam dần dần thay thế cho hình thức IPO, nó mang lại cho nhà đầu
tư những lợi ích nhất định. Lịch sử của thị trường M&A trong suốt những năm
qua, chưa có một thương vụ nào mang tính chất thù địch rõ rệt.

Ngoài ra, rất nhiều thương vụ được xếp vào M&A nhưng thực chất thiên
về đầu tư tài chính. Đó chỉ là trường hợp nắm vốn của nhau, mua lại cổ phần lớn
để trở thành đối tác chiến lược mà không nhắm đến việc khống chế sở hữu và
điều hành công ty. Mặc dù vậy, trong một số lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng,
doanh nghiệp nước ngoài cũng không có cách lựa chọn nào khác do những hạn
chế mua cổ phần không quá 30% (Ngân hàng), 49% (doanh nghiệp niêm yết),
như trường hợp ANZ - SSI, Sacombank; Standard Chatter - Ngân hàng ACB…

Hoạt động M&A có khuynh hướng gắn liền với sự phát triển của TTCK
: Khi TTCK Việt Nam khởi sắc từ năm 2005, hoạt động M&A đã có khuynh
hướng gắn liền với sự phát triển của thị trường. Các vụ mua bán cổ phần điển
hình như Kinh Đô mua cổ phiếu của Tribeco, Gạch Đồng Tâm mua cổ phần
của công ty Đá Vĩnh Cửu, công ty Gốm sứ Thiên Thanh đã trở thành phổ
biến… Những công ty dễ trở thành công ty mục tiêu là những công ty có thị
phần tốt nhưng hệ thống quản lý yếu kém, thường xuyên được đánh giá dưới giá
trị thực.

38
Nguyễn Đình Cung - Lưu Minh Đức (2008), “Thâu tóm và hợp nhất nhìn từ khía cạnh quản trị công ty:
Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (Số 7+8).
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG CẤU TRÚC GIAO DỊCH M&A

Các khái niệm

Sáp nhập (Merger)

Sáp nhập (Merger) xảy ra khi hai công ty (thường là các công ty có cùng quy mô)
đồng ý tiến tới thành lập một công ty mới mà không duy trì sở hữu và hoạt động của các
công ty thành phần.39 Chứng khoán của các công ty thành phần sẽ bị xoá bỏ và công ty mới
sẽ phát hành chứng khoán thay thế.

Thâu tóm/mua lại (Acquisition)

Thâu tóm/mua lại (Acquisition) xảy ra khi một công ty thâu tóm công ty khác thông
qua việc mua lại cổ phần hoặc tài sản của công ty liên quan và trở thành chủ mới của công ty
bị thâu tóm (công ty mục tiêu)40. Khác với sáp nhập, các công ty mua lại sẽ mua công ty
mục tiêu, không có sự thay đổi về chứng khoán hoặc sự hợp nhất thành công ty mới.41

Phương pháp tiếp cận


Như trên đã phân tích, mục đích của M&A là nhằm gia tăng hiệu quả của hoạt
động kinh doanh hoặc giảm bớt/ loại bỏ sức ép cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh. Các
mục đích này có thể là các mục đích mang tính đơn lẻ, nhưng đôi khi cũng có thể song
hành với nhau. Nhìn từ góc độ chuỗi sản xuất, một qui trình sản xuất được bắt đầu từ
nguyên liệu đầu vào, sản xuất, phân phối và bán lẻ đến tay người tiêu dùng. Để tối ưu hoá
chi phí và bảo đảm sự ổn định của chuỗi cung ứng, một doanh nghiệp sản xuất có thể
thôn tính một doanh nghiệp phân phối. Nhưng đôi khi, doanh nghiệp cũng có thể thôn
tính hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp đối thủ của mình để loại bỏ sức ép về cạnh
tranh. Qua đó, doanh nghiệp có thể cắt giảm sản lượng, tăng giá sản phẩm.
Từ đó, cần phải thấy M&A không phải là một chế định pháp luật. Nói cách khác,
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng không có một luật, bộ luật hoặc một chế định
M&A để điều chỉnh hoạt động này. Về bản chất M&A là giải pháp, công cụ pháp lý mà
luật sư sử dụng để hiện thức hoá yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp.

Cũng vì thế, pháp luật các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

39
Investopedia (http://www.investopedia.com/university/mergers/mergers1.asp#ixzz3ZDHwLBb3) [truy
cập: 20/3/2015]
40
Investopedia (http://www.investopedia.com/university/mergers/mergers1.asp#ixzz3ZDHwLBb3) [truy
cập: 20/3/2015]
41
Xem Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức (2011), “Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam”, Nxb
Lao động – Xã hội, tr. 19.
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

thường không quy định cụ thể một khái niệm chung về M&A. Khái niệm “sáp nhập” và
“mua lại” được định nghĩa dưới góc độ các quy trình độc lập trong các giao dịch đầu tư
giữa các chủ thể kinh doanh. Giao dịch M&A liên quan tới nhiều đối tượng và quan hệ
pháp luật khác nhau vì vậy nó phải chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau,
như luật đầu tư, luật công ty, luật kinh doanh chứng khoán, luật cạnh tranh, luật sở hữu
trí tuệ, luật lao động, luật thuế… Tại các quốc gia phát triển vận hành trên nền tảng kinh
tế thị trường, hệ thống pháp luật điều chỉnh M&A rất phức tạp và đồ sộ, vì M&A được
coi là một trong những động lực phát triển của các chủ thể kinh doanh trong một nền
kinh tế vả đồng thời cũng có thể bóp méo thị trường tác động tiêu cực tới sự phát triển
bền vững của nền kinh tế.
Với xuất phát điểm như vậy, tất cả các hình thức M&A được trình bày trong
chương này được nghiên cứu dựa trên các công cụ mà pháp luật doanh nghiệp và pháp
luật hợp đồng cung cấp nhằm đáp ứng cho mục tiêu gia tăng hiệu quả của hoạt động kinh
doanh và/hoặc giảm bớt/ loại bỏ sức ép cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh. Nhìn từ góc
độ kinh tế, người quản trị không cần quan tâm đến hoạt động này được định danh là Thâu
tóm hay sáp nhập. Cái mà họ quan tâm, đó là:
Doanh nghiệp họ đang điều hành đang muốn mở rộng qui mô và/hoặc
muốn loại bỏ sức ép cạnh tranh
Nguồn lực mà họ đang có là bao nhiêu tiền
Giảm thiểu các rủi ro trong quá trình hiện thực hoá mục tiêu
Tương quan về qui mô và tiềm lực giữa họ và các doanh nghiệp mục tiêu
là gì
Vậy là, giải pháp cho bài toán mà người quản trị doanh nghiệp sẽ được giải đáp
thông qua việc lựa chọn hình thức mua cổ phần hay mua tài sản, sáp nhập hay hợp nhất,
hoán đổi cổ phiếu hay chi trả tiền mặt...

Như vậy, mặc dù từ góc độ lý luận, hai khái niệm sáp nhập và mua lại doanh
nghiệp có nội hàm khác nhau cả về nội dung và hình thức. Tuy nhiên, trong thực tiễn
kinh doanh, hai hoạt động này có nhiều sự giao thoa và đôi khi rất khó phân biệt rạch ròi.
Chẳng hạn khi một công ty thâu tóm cổ phần của một công ty khác nhưng lại trả cho các
cổ đông của công ty mục tiêu bằng cổ phiếu của mình (stock swap) thì giao dịch này thực
chất không khác gì một giao dịch sáp nhập.42 Công ty thực hiện hoạt động sáp nhập
không sử dụng thặng dư vốn của mình để mua cổ phần của công ty mục tiêu, mà lại “trả”
cho các cổ đông của công ty mục tiêu bằng cổ phiếu của mình. Sự hoán đổi cổ phiếu giữa
hai công ty trong giao dịch này sẽ làm cho các cổ đông của công ty mục tiêu trở thành cổ
đông của công ty sáp nhập.43 Giao dịch này hàm chứa đặc điểm của cả sáp nhập và hợp
nhất doanh nghiệp.

42
Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức (2011), tlđd, tr. 23.
43
Lưu Minh Đức, “Thâu tóm và hợp nhất từ khía cạnh quản trị công ty: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và
thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, Số 7,8, 2008.
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Đồng thời, một thực tế pháp lý được chấp nhận phổ biến ở các nước có nền kinh
tế phát triển, một thương vụ được coi là sáp nhập (merger) hay mua lại (acquisition) phụ
thuộc vào việc, thương vụ đó có được diễn ra một cách thân thiện (friendly takeover)
giữa hai bên hay diễn ra một cách thù địch (hostile takeover). 44 Giao dịch sáp nhập và
mua lại thù địch là khi một doanh nghiệp thực hiện sáp nhập, mua lại mà doanh nghiệp
đối tượng/mục tiêu không chấp nhận.45 Tuy vậy, cần lưu ý rằng câu chuyện “thân thiện”
hay “thù địch” về bản chất không liên quan gì đến M&A và cũng không phải là hình
thức của M&A. Dưới góc độ pháp lý, khi đề cập đến “thân thiện” hay “thù địch”,nó chỉ
là một trong các yếu tố để người luật sư cân nhắc đến trong việc kiểm soát rủi ro. Có
nghĩa là, với việc “phản kháng” hoặc “hợp tác” của các cổ đông/ người quản lý của
doanh nghiệp tiềm năng,nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc đạt được mục tiêu đặt ra
khi tiến hành M&A cũng như rủi ro (nếu có) sẽ như thế nào. Từ đó, hoàn cảnh “thân
thiện” hay “thù địch” sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn hoán đổi cổ phiếu hay mua tài sản là
giải pháp tối ưu.

Do đó, trong phần này chúng tôi sẽ trình bày các hình thức M&A thuộc nhóm
Sáp nhập hoặc Thâu tóm với các đặc trưng chung nhất, lợi ích và rủi ro mà các bên phải
xử lí khi tiến hành giao dịch. Đồng thời, với việc kết hợp hoặc loại bỏ một/ một vài các
yếu tố sẽ hình thành nên những hình thức nằm giao thoa giữa Sáp nhập hoặc Thâu tóm.

Đồng thời, nhìn góc độ ngành nghề kinh doanh và quan hệ cạnh tranh, một vài
tác giả phân M&A thành ba hình thức: M&A ngang (horizontal M&A), M&A dọc
(Vertical M&A) và sáp nhập tổ hợp (Mixed M&A):46

+ Sáp nhập theo chiều ngang: là sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai công ty kinh
doanh và cạnh tranh trên cùng một dòng sản phẩm, trong cùng một thị trường. Ví dụ,
giữa hai công ty sản xuất ôtô PSA Peugoet – Citroen là sự sáp nhập giữa hai nhà sản
xuất xe hơi nổi tiếng của Pháp và đối thủ của họ là một nhà khổng lồ Pháp sáp nhập với
với một tập đoàn sản xuất xe hơi khổng lồ Nhật Bản để trở thành Renault – Nissan. Kết
quả từ những vụ M&A theo dạng này sẽ đem lại cho bên sáp nhập cơ hội mở rộng thị
trường, kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, gia tăng khả năng trao đổi k ỹ
thuật công nghệ, tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối và hậu cần. Rõ ràng,
khi hai đối thủ cạnh tranh trên thương trường kết hợp lại với nhau (dù sáp nhập hay hợp
nhất) họ không những giảm bớt cho mình một đối thủ mà còn tạo nên một sức mạnh lớn

44
Nguyễn Ngọc Bích (2008), “Cách dễ thương hay dễ giận, Doanh nhân và vấn đề quản trị doanh
nghiệp”, NXB Trẻ 2008, tr. 223-225. Cũng xem Edwin L. Miller Jr. (2008), “Mergers and Acquisitions: A
Step-by-Step Legal and Practical Guide”, John Willey & Sons, tr. 13-14
45
Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức (2011), tlđd, tr. 22-23
46
Nguyễn Đình Cung - Lưu Minh Đức (2008), “Thâu tóm và hợp nhất nhìn từ khía cạnh quản trị công ty:
Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (Số 7+8)
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

hơn để đương đầu với các đối thủ còn lại. Mặc dù vậy, cũng có trường hợp công ty bị
sáp nhập trở thành gánh nặng cho công ty mua lại, như trong vụ Daimler – Chrysler.

+ Sáp nhập theo chiều dọc: là sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai công ty nằm trên
cùng một chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của công ty sáp
nhập trên chuỗi giá trị đó. Ví dụ: công ty may mặc mua lại chuỗi cửa hàng bán lẻ quần
áo hoặc công ty sản xuất sữa mua lại công ty bao bì, đóng chai hoặc công ty chăn nuôi
bò sữa… Sáp nhập theo chiều dọc đem lại cho công ty tiến hành sáp nhập lợi thế về đảm
bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung
gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh.

+ Sáp nhập tổ hợp: bao gồm tất cả các loại sáp nhập khác (thường hiếm khi
có hình thức hợp nhất). Sáp nhập tổ hợp được phân thành 3 nhóm:

i) sáp nhập tổ hợp thuần túy, hai bên không hề có mối quan hệ nào với nhau, như
một công ty thiết bị y tế mua công ty thời trang;

ii) sáp nhập bành trướng về địa lý, hai công ty sản xuất cùng một loại sản phẩm
nhưng tiêu thụ trên hai thị trường hoàn toàn cách biệt về địa lý, chẳng hạn một tiệm ăn ở
Hà Nội mua một tiệm ăn ở Singapore;

iii) sáp nhập đa dạng hóa sản phẩm, hai công ty sản xuất hai loại sản phẩm khác
nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc tiếp thị gần giống nhau, ví dụ
một công ty sản xuất bột giặt mua một công ty sản xuất thuốc tẩy vệ sinh. Sáp nhập tổ
hợp không phổ biến bằng hai loại hình trước.

Tuy vậy, theo chúng tôi, việc phân loại M&A dựa trên ngành nghề kinh doanh
giữa các bên của M&A để chi thành Ngang, dọc hay hỗn hợp là chưa chính xác. Bởi lẽ,
ngang hay học, hay hỗn hợp chỉ nói lên đó là giao dịch này sẽ diễn ra giữa ai và ai.
Thông qua đó, ta có thể suy đoán mục đích của doanh nghiệp khi tiến hành M&A là gì:
nhằm loại bỏ đối thủ hay tối ưu hoá chi phí sản xuất...Điều quan trọng là cho dù ngang
hay dọc, thì trước hết các bên vẫn phải lựa chọn Hợp nhất doanh nghiệp hay sáp nhập
doanh nghiệp, hoá đổi cổ phiếu hay mua lại cổ phần... Đó mới chính là các hình thức của
M&A. Nói cách khác, các hình thức của M&A được hiểu là cấu trủa giao dịch diễn ra
như thế nào, chứ không phải là đi trả lời châu câu hỏi các doanh nghiệp tham gia giao
dịch có phải là đối thủ của nhau hay không?. Chứ việc cùng ngành hay khác ngành,
không phải là hình thức của M&A. Với mục tiêu bảo vệ cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh
của Việt Nam, xác định chỉ các giao dịch M&A giữa các doanh nghiệp cùng ngành mới
là giao dịch M&A chịu sự kiểm soát. Nhưng đi trả lời cho câu hỏi, M&A là gì, thì luật
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

cạnh tranh vẫn dựa vào các hình thức sáp nhập, hợp nhất, mua tài sản...47

Hợp nhất doanh nghiệp


Hợp nhất doanh nghiệp là trường hợp điển hình của merger (sáp nhập)48. Theo đó,
hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một
công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty
bị hợp nhất49.
Luật cạnh tranh cũng qui định: Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều
doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để
hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị
hợp nhất50.

Như vậy, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, khái niệm hợp nhất doanh nghiệp
được hiểu khá là nhất quán. Kết quả của hoạt động này là sau khi đăng ký doanh nghiệp,
các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi
ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và
các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. Ví dụ doanh nghiệp A và doanh
nghiệp B hợp nhất lại tạo nên doanh nghiệp C, nghĩa là sẽ không còn tên doanh nghiệp
A hay doanh nghiệp B nữa sau khi hợp nhất diễn ra, mà chỉ còn tồn tại doanh nghiệp C
và tất nhiên cổ phiếu của doanh nghiệp A và doanh nghiệp B sẽ chuyển sang cổ phiếu
của doanh nghiệp C.

Tình huống: (PVFC) và Western Bank


Ngày 8/9/2013, Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và
Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Tây (Western Bank) tổ chức Đại hội đồng cổ
đông hợp nhất.
Ngân hàng hợp nhất có tên gọi là Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng
Việt Nam, tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Public Bank, tên viết tắt là PVcomBank.
Tại thời điểm hợp nhất, PVcomBank có quy mô tài sản trên 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ
9.000 tỷ đồng được duy trì trong 2 năm 2013 và 2014; tiếp tục tăng vốn lên 12.000 tỷ
đồng trong năm 2015 để đảm bảo sự phát triển liên tục và đạt tỷ lệ an toàn vốn tối ưu51

47
Điều 16 luật cạnh tranh.
48
Trong phần này, thuật ngữ Sáp nhập doanh nghiệp và Sáp nhập (Merger) được hiểu với ngữ nghĩa khác
nhau hoàn toàn. Theo đó, sáp nhập doanh nghiệp là một biện pháp tái cấu trúc doanh nghiệp được luật
doanh nghiệp Việt Nam qui định. Trong khi đó, Sáp nhập là thuật ngữ bằng tiếng Việt của khái niệm
merger. Do vậy, để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi sẽ ghi là Sáp nhập doanh nghiệp và Merger, để tránh
sự nhầm lẫn từ phía người đọc
49
§194.1 luật doanh nghiệp 2014
50
§17.2 luật cạnh tranh 2004
51
Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/pvfc-va-western-bank-sap-nhap-thanh-pvcombank/219539.vnp truy
cập ngày 18/06/2015
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

[Nguồn: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/western-bank-pvfc-ngua-bai-thuong-vu-sap-
nhap-on-ao-705921.htm]52
Theo đánh giá của Thanh tra Ngân hàng nhà nước, tiền gửi liên ngân hàng có
1.118 tỷ đã quá hạn tại 4 ngân hàng: Đệ Nhất, Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa, Đại Tín và
phải trích lập dự phòng 50%, tương đương 559 tỷ đồng.
Trong khi đó, khoản đầu tư vào trái phiếu 1.800 tỷ chưa có tài sản đảm bảo. Khoản
đầu tư vào cổ phiếu KBC (của Kinh Bắc) phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán xấp
xỉ 88 tỷ đồng. Trong mục lãi dự thu có gần 51 tỷ dự thu lãi cho các khoản tiền gửi tại 4 ngân

52
Truy cập ngày 16/08/2015
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

hàng: Đệ Nhất, Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa, Đại Tín. Khoản lãi dự thu này phải xuất toán
khỏi mục phải thu của Western Bank.
Vốn chủ sở hữu sau khi điều chỉnh số liệu trích lập dự phòng bổ sung giảm xuống
còn 2.310 tỷ đồng, thiếu 690 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ tối thiểu mà NHNN quy định.
Tại 29/2/2012, tổng tài sản của Western Bank đã giảm từ 16.598 tỷ còn 15.667 tỷ, đồng
thời gây khoản lỗ lũy kế trên hạch toán kế toán là 761 tỷ đồng.
Tuy Western Bank vẫn có thể duy trì khả năng thanh khoản trong ngắn hạn (trong
vòng 6 tháng tới) nhưng ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong trung và dài hạn nếu không có
những điều chỉnh về cơ cấu nguồn và tài sản. Cụ thể, trên 360 ngày thì ngân hàng sẽ bị
mất cân đối thanh khoản trên 6.000 tỷ đồng.
Cấu trúc của PvcomBank sau hợp nhất

[Nguồn: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/western-bank-pvfc-ngua-bai-thuong-vu-
sap-nhap-on-ao-705921.htm]53

Vấn đề sở hữu và quản trị sau Hợp nhất


Về cơ bản hợp nhất doanh nghiệp là quá trình “cộng gộp” của các doanh nghiệp
để hình thành nên doanh nghiệp mới hoàn toàn. Hệ quả của quá trình này là các cổ đông

53
Truy cập ngày 16/08/2015
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

của các công ty bị hợp nhất đều trở thành đồng chủ sở hữu của công ty mới. Là cổ
đông54, có nghĩa các cổ đông của công ty bị hợp nhất sẽ được hưởng các quyền của một
cổ đông trong công ty do pháp luật doanh nghiệp qui định tương ứng với tỉ lệ sở hữu
phần vốn góp/ cổ phần mà họ sở hữu.

Như trong tình huống (PVFC) và Western Bank ở trên, các cổ đông của Tổng
công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương
Tây đều trở thành cổ đông của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam.
Vấn đề quản lý sẽ được tiến hành dựa trên cấu trúc của mô hình công ty hợp nhất.
Tuy vậy, nền tảng cơ bản về quản trị trong quá trình hợp nhất đó là tương quan về sở hữu
giữa các công ty bị hợp nhất. Nếu như tỷ lệ sở hữu cổ phần của của Tổng công ty Tài
chính cổ phần Dầu khí Việt Nam nổi trội hơn họ sẽ có nhiều cơ hội để quyết định các
chức danh thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc tại cuộc họp đại hội đồng cổ
đông.
Tuy vậy, thông thường cấu trúc quản trị trong công ty hợp nhất không nhất thiết
phải đợi đến khi tiến hành cuộc họp đại hội đồng cổ đông của công ty hợp nhất, mà nó đã
được các bên thoả thuận trong quá trình đàm phán hợp nhất.

Ưu điểm và nhược điểm của Hợp nhất doanh nghiệp

Với bản chất là hai hay nhiều doanh nghiệp hợp nhất thành một doanh nghiệp
mới, biện pháp hợp nhất doanh nghiệp đòi hỏi sự hợp tác ở mức độ rất cao giữa các bên
bị hợp nhất. Cũng vì lẽ đó, cũng có thể coi hợp nhất doanh nghiệp theo qui định của luật
doanh nghiệp Việt Nam là một hình thức M&A “thân thiện”.

Ưu điểm

Hầu như ngay lập tức sau khi tiến hành Hợp nhất, qui mô và năng lực
cạnh tranh của các bên bị hợp nhất được nâng lên một cách đáng kể. Như
trong tình huống của (PVFC) và Western Bank tại thời điểm hợp nhất,
PVcomBank có quy mô tài sản trên 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ
đồng được duy trì trong 2 năm 2013 và 2014

Nhược điểm

Biện pháp hợp nhất doanh nghiệp yêu cầu sự đồng thuận cao giữa các
công ty bị hợp nhất. Trên thực tế, ở những công ty cổ phần có qui mô
lớn, việc đạt được sự chấp thuận của toàn bộ hoặc phần lớn cổ đông
trong ty liên quan đến vấn đề hợp nhất/ sáp nhập không phải là vấn đề dễ

54
Thuật ngữ cổ đông ở đây được hiểu là cổ đông trong công ty cổ phần, thành viên trong công ty TNHH,
công ty hợp danh
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

dàng.
Mặc dù có sự hợp tác giữa các bên bị hợp nhất, nhưng cái khó nhất của
giao dịch hợp nhất chính là xác định giá trị của các bên bị hợp nhất. Bởi
Hợp nhất doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một phép cộng gộp tài
sản của các bên, mà điều quan trọng là phải xác định giá trị của tài sản
mà mỗi bên đang sở hữu, tổng khoản nợ và nghĩa vụ mà họ phải thanh
toán, giá trị tài sản vô hình. Khi đã xác định được tất cả những yếu tố
trên, mới qui đổi được tỉ lệ cổ phiếu mà mỗi bên sẽ sở hữu trong công ty
hợp nhất,
Cấu trúc quản trị và ngăn ngừa rủi ro sau hợp nhất. Bởi một khi đã tiến
hành hợp nhất doanh nghiệp, các cổ đông của các công ty bị hợp nhất
đều trở thành đồng chủ sở hữu của công ty mới. Hệ quả là, tỷ lệ sở hữu
của các cổ đông/ nhóm cổ đông bị loãng đi. Mặt khác, các vị trí quản lý
cũng phải thay đổi. Điều này tạo nên những xáo trộn về quản trị công ty,
cũng như khả năng không hợp tác của các chức danh quản lý trong công
ty.

Sáp nhập doanh nghiệp


Sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công
ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp
nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty
nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập55

Theo qui định của luật doanh nghiệp Việt Nam, sáp nhập doanh nghiệp là một
trường hợp điển hình của Thâu tóm (Acquisition). Như vậy, sáp nhập doanh nghiệp
diễn ra khi một doanh nghiệp nhập vào một doanh nghiệp khác và chấm dứt sự tồn tại
của mình. Ví dụ, khi doanh nghiệp A nhập vào doanh nghiệp B, doanh nghiệp A sẽ
không tồn tại nữa, cổ phiếu của doanh nghiệp A sẽ được chuyển đổi sang cổ phiếu của
doanh nghiệp B. Cách thức quản lý điều hành doanh nghiệp sau sáp nhập khác với
trường hợp mua lại doanh nghiệp vì hai doanh nghiệp sáp nhập sẽ bắt tay nhau “đồng
vai phải lứa” dù rằng trên thực tế về mặt pháp lý có một bên bị sở hữu và một bên được
sở hữu.

Thông thường, doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ là doanh nghiệp lớn mạnh hơn
doanh nghiệp bị sáp nhập. Dẫu vậy, M&A có thể tồn tại dưới dạng sáp nhập ngược -
tức là khi một công ty nhỏ mua lại một doanh nghiệp lớn hơn (thường là các công ty
đại chúng hoặc công ty niêm yết trên sàn chứng khoán). Để thực hiện được giao dịch
này công ty nhỏ phải có một nguồn tài chính mạnh (có thể do sự hỗ trợ của một quỹ đầu
tư, một định chế tài chính hoặc của một chủ đầu tư mạnh) để có thể mua cổ phần, cổ

55
§195.1 luật doanh nghiệp 2014
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

phiếu của công ty lớn trong một thời gian tương đối ngắn. Khi thâu tóm một lượng cổ
phiếu nhất định của công ty mục tiêu, công ty nhỏ sẽ trở thành cổ đông chi phối hoặc
thẩm chí chủ sở hữu của công ty lớn. Sau khi thương vụ diễn ra, công ty tư nhân biến
mình và được phát hành cổ phiếu.56

Tình huống: Đường Biên Hòa & Đường Ninh Hòa


Ngày 12/06/2014, Công ty CP Đường Ninh Hòa (HOSE: NHS) tổ chức Đại hội
cổ đông thường niên năm 2014. Đại hội đã thông qua phương án sáp nhập Công ty cổ
phần Đường Ninh Hòa (NHS) vào Công ty cổ phần Đường Biên Hòa (BHS).
Theo đó, BHS sẽ sở hữu 100% NHS theo phương thức phát hành thêm cổ
phiếu BHS để hoán đổi lấy toàn bộ số cổ phiếu NHS đang lưu hành theo tỷ lệ 1:1. Sau
khi hoán đổi cổ phiếu, Công ty cổ phần Đường Biên Hòa sẽ trở thành chủ sở hữu duy
nhất 100% vốn điều lệ của NHS và Công ty cổ phần Đường Ninh Hòa sẽ được đăng ký
chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên. Đại hội cũng đã thông qua đề xuất thay
đổi niên độ kế toán của công ty Đường Ninh Hòa57

Vấn đề sở hữu và quản trị sau Sáp nhập doanh nghiệp

Ưu điểm và nhược điểm của Sáp nhập doanh nghiệp


THÀNH LẬP CÔNG TY ĐỂ BÁN CÓ TRÁI LUẬT?
Phạm Hoài Huấn
Thời gian gần đây, xuất hiện hiện tượng nhiều doanh nghiệp thành lập công ty con để bán,
chuyển nhượng dự án, đặc biệt là các dự án kinh doanh bất động sản cho các doanh nghiệp nước
ngoài, tăng vốn điều lệ hoặc thậm chí là để tái cơ cấu nợ. Trong bối cảnh thành phố HCM vừa
tiến hành truy thu thuế đối với các doanh nghiệp Phở 24, Hoàn Mỹ đã dấy lên lo ngại đây là một
trong những thủ thuật trốn thuế. Sự thật có phải vậy không?

Việc công ty thành lập một công ty con hình dung một cách đơn giản tựa như chuyện của
một cây lớn. Theo thời gian, cây ngày càng lớn thì gốc cây nẩy ra cây con. Như vậy, xuất phát
điểm lúc đầu, cây con có nguồn gốc từ cây mẹ. Tuy vậy, sau khi nẩy ra từ cây mẹ, cây con lại
phát triển một cách độc lập. Mối liên kết giữa cây mẹ và cây con chỉ còn là mối liên kết giữa các
rễ cây của cây mẹ và cây con mà thôi.

56
Nguyễn Thường Lạng, Nguyễn Thị Quỳnh Thư (2008), “Một số vấn đề về sáp nhập, mua lại doanh
nghiệp và tình hình Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (15)
57
http://dddn.com.vn/dau-tu/sap-nhap-duong-ninh-hoa-vao-duong-bien-hoa-20140612021853121.htm
,Truy cập ngày 07/06/2015
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Theo thời gian, cây mẹ và cây con có thể vẫn ở chung. Từ chỗ lúc đầu chỉ có một cây, lúc
này thành một bụi cây hoặc có thể cây con sẽ bị tách riêng thành một cây hoàn toàn độc lập và
không có mối liên hệ nào với cây mẹ.
Nhìn từ góc độ pháp luật doanh nghiệp, tựa như từ cây mẹ nẩy ra cây con, công ty cũng có
quyền thành lập ra các công ty con của mình bằng việc chuyển một phần quyền và nghĩa vụ cho
công ty mới được thành lập. Nhóm công ty hay tập đoàn cũng từ đó mà ra. Thoạt nhìn, tập đoàn
gồm nhiều công ty có mối quan hệ với nhau, nhưng về mặt pháp lý các công ty này là độc lập với
nhau. Khi thành lập công ty con, nghĩa vụ của công ty mẹ là phải chuyển quyền sở hữu tài sản
cho các công ty này. Công ty mẹ mất quyền định đoạt đối với tài sản đã góp vốn. Việc chuyển
giao tài sản từ công ty mẹ sang công ty con nhằm bảo đảm rằng tài sản của hai chủ thể này là độc
lập với nhau.
Việc thành lập ra công ty con nhằm hai mục đích:
Một là: Giới hạn rủi ro cho công ty mẹ trong quá trình thực hiện các dự án. Trong bối cảnh
các công ty có nhiều dự án hoặc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, rủi ro mà doanh nghiệp
phải đối mặt là điều không tranh khỏi. Băng việc thành lập công ty mới và giao cho công ty này
thực hiện chức năng kinh doanh trong ngành hoặc dự án, công ty mẹ cũng tự phân tách toàn bộ
quyền và nghĩa vụ cho doanh nghiệp mới được thành lập. Do vậy, nếu có rủi ro trong quá tình
kinh doanh phát sinh trong lĩnh vực mà doanh nghiệp mới đảm nhận, người chịu rủi ro là doanh
nghiệp mới mà không phải là công ty mẹ. Nhìn nhận từ góc độ quản trị rủi ro, việc thành lập công
ty con có những khác biệt so với việc công ty mẹ phải tự mình kinh doanh đa ngành. Trong
trường hợp cây mẹ có nhiều nhánh cây, trong trường hợp có một nhánh cây bị sâu bệnh, sâu bệnh
có thể lây lan ra toàn bộ cả cây lớn. Trong khi đó, nếu cây con mới thành lập (sở hữu một dự án/
ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ lúc đầu) mà bị sâu bệnh, thậm chí là cây con có chết đi
chăng nữa thì cũng không ảnh hưởng gì đến cây mẹ. Nguyên lí này áp dụng trong pháp luật về
công ty qui định: pháp nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Chủ sở hữu
không chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân.
Hai là: Thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc quản trị. Bằng việc thành lập một doanh
nghiệp mới, công ty mẹ buộc phải thiết lập một bộ máy quản lý riêng đối với công ty mẹ. Trong
bối cảnh mảng kinh doanh cần phải tiến hành các biện pháp tái cấu trúc nhằm đáp ứng các thay
đổi của thị trường hoặc điều kiện kinh doanh bị thay đổi, điều này càng trở nên cần thiết. Khi tiến
hành các thay đổi về bộ máy quản lý, việc thay đổi này có thể là tốt lên hoặc thậm chí là tệ hại.
Nhưng dù có tác động tích cực hay tệ hại, một điều chắc chắn là quá trình tái cấu trúc hầu như
không ảnh hưởng gì đến bộ máy nhân sự và quản trị tại công ty mẹ.
Nhìn từ thực tế của Việt Nam hiện nay, phần nhiều các doanh nghiệp lớn đều hoạt động đa
ngành. Các doanh nghiệp này tựa như một cây có nhiều nhánh. Trong bối cảnh điều kiện kinh tế
không có “gió bão” các doanh nghiệp này không cần quan tâm đến những nhánh cây nặng trĩu.
Nhưng khi nền kinh tế gặp cơn sóng gió, việc một cây cao lớn lại có quá nhiều nhánh làm cho cây
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

này có nguy cơ bị gãy đổ hơn so với một cây có ít nhánh. Do đó đặt ra yêu cầu thay đổi. Việc
thay đổi này phải bảo đảm rằng cây doanh nghiệp phải trở nên “thon gọn” hơn.
Lựa chọn tách các nhánh cây từ cây công ty lúc đầu và đem các nhánh này trồng thành
những cây con là một giải pháp phù hợp. Khi tách các nhánh cây đem đi trồng thành những cây
mới, chủ cây công ty (các cổ đông) có hai lựa chọn: (i) Cung cấp phân bón cho cả cây công ty mẹ
và cả các cây con mới được hình thành từ các nhánh (ii) Từ bỏ các lĩnh vực ngành nghề mới bằng
việc bán cho các nhà đầu tư khác.
Nhìn từ góc độ mua bán doanh nghiệp, khi một doanh nghiệp muốn bán một mảng kinh
doanh/ dự án doanh nghiệp buộc phải tách mảng kinh doanh này thành một doanh nghiệp độc lập.
Trong trường hợp không tiến hành tách doanh nghiệp, khi tiến hành bán/ chuyển giao dự án cho
bên thứ ba, các bên mua bán phải tiến hành rà soát toàn bộ tài sản cũng như nghĩa vụ của công ty
bán. Việc phải rà soát này làm cho các bên trong quá trình mua bán mất nhiều công sức hơn.
Với việc tách mảng kinh doanh thành một doanh nghiệp độc lập, sự khác biệt nằm ở chỗ
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động định giá doanh nghiệp cũng như xác định rõ nghĩa vụ trả nợ
đối với bên thứ ba sau quá trình mua bán. Bởi vì về mặt pháp lý, đã có một công ty độc lập đang
sở hữu dự án. Cái mà các bên mua bán chính là mua bán TOÀN BỘ công ty con sở hữu dự án
này chứ không phải là mua MỘT PHẦN của công ty mẹ.
Do đó, nhìn từ góc độ quản trị, việc thành lập các công ty con để tiến hành các biện pháp
tái cấu trúc hay để bán cho bên thứ ba đơn thuần chỉ là một kĩ thuật quản trị. Nói cách khác không
có vấn đề gì bất thường gì trong trường hợp này. Tuy vậy, xét về mặt quản lý nhà nước, điều cần
quan tâm chính là trong quá trình thành lập các công ty con, công ty liên kết có thể xuất hiện hiện
tượng chuyển giá giữa các công ty trong nhóm công ty. Cái cầm kiểm soát (nếu có) chính là việc
chuyển giá trong quá trình hoạt động sau này chứ không phải việc thành lập các công ty con. Vì
như các phân tích trên, với việc thành lập mới này, nó mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
nhìn từ góc độ quản trị rủi ro.
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài gòn ngày 01/05/2014
[Hộp số..]

Mua cổ phần, phần vốn góp


Mua cổ phần, phần vốn góp là một dạng của thâu tóm58. Mua cổ phần có thể hiểu
là mua cổ phần của các cổ đông hiện hữu hoặc mua cổ phần mới phát hành của công ty
tiềm năng. Cùng là hành vi mua cổ phần, nhưng để được coi là M&A, cần phải lưu ý đến
thời điểm mua và tổng số cổ phần được mua. Cụ thể:
Thứ nhất: Thời điểm mua cổ phần phải là sau khi công ty tiềm năng đã được
thành lập. Nếu hành vi mua cổ phần xảy ra khi thành lập công ty, thì hành vi này chỉ là
hành vi góp vốn thành lập mà không coi là M&A;

58
Sau đây gọi tắt là mua cổ phần
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Thứ hai: Bản chất của M&A là hướng đến việc kiểm soát công ty tiềm năng. Trên
thực tế, khái niệm “kiểm soát” là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Theo pháp luật kế
toán Việt Nam, khái niệm kiểm soát là một bộ phận của khái niệm các bên có liên quan59
Các bên liên quan: Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm
soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách
tài chính và hoạt động
Kiểm soát: Là quyền sở hữu trực tiếp hay gián tiếp thông qua các công ty
con, đối với hơn nửa quyền biểu quyết của một doanh nghiệp hoặc có vai
trò đáng kể trong quyền biểu quyết và quyền quyết định các chính sách tài
chính và hoạt động của ban quản lý doanh nghiệp (theo luật hoặc theo thỏa
thuận).
Ảnh hưởng đáng kể: Là quyền được tham gia vào việc đưa ra các quyết
định về chính sách tài chính và hoạt động của một doanh nghiệp,
nhưng không kiểm soát các chính sách đó. Ảnh hưởng đáng kể có thể
được thực hiện thông qua một số cách như: có đại diện trong Hội đồng
quản trị, tham gia trong quá trình lập chính sách, tham gia vào các giao
dịch quan trọng giữa các công ty cùng tập đoàn, trao đổi nội bộ các nhân
viên quản lý, hoặc phụ thuộc về các thông tin kỹ thuật. ảnh hưởng đáng kể
có thể có được qua việc sở hữu cổ phần, theo luật hoặc theo thỏa thuận.
Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một
ngành nghề của doanh nghiệp khác là trường hợp một doanh nghiệp (sau đây gọi là
doanh nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (sau
đây gọi là doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại
hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc
điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các chính
sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế
từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát60.
Theo qui định của luật doanh nghiệp, để có thể chi phối hoạt động của doanh
nghiệp khác, cổ đông/ thành viên phải sở hữu tối thiểu 65% vốn điều lệ (trong công ty
TNHH), 51% cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần61.
Như vậy, mặc dù trên thực tế có thể có nhiều tiêu chí để xác định khả năng chi
phối/ kiểm soát doanh nghiệp khác, nhưng tỷ lệ sở hữu cổ phần vẫn là yếu tố căn bản và
quan trọng nhất. Do vậy, trong trường hợp mua cổ phần nhưng tỷ lệ sở hữu cổ phần của
công ty thâu tóm lại không đủ để kiểm soát công ty tiềm năng theo qui định của pháp luật
doanh nghiệp và/ hoặc điều lệ công ty, thì trường hợp này cũng chỉ coi là hành vi góp vốn
hoặc nhận chuyển nhượng cổ phần theo luật doanh nghiệp mà không phải là M&A.

59
Đoạn 5, Chuẩn mực kế toán số 26, được ban hành bởi 234/2003/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày
30/12/2003
60
§34 Nghị định 116/2005/NĐ-CP
61
§ 60.3 và §144 luật doanh nghiệp 2014
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Vấn đề sở hữu và quản trị sau Sáp nhập doanh nghiệp


Sở dĩ ta xếp mua cổ phần vào nhóm Thâu tóm, vì với việc mua cổ phần công ty
thâu tóm trở thành một cổ đông trong công ty tiềm năng, hai công ty cùng song song tồn
tại. Mặc dù trên thực tế, vẫn có thể xảy ra trường hợp, công ty thâu tóm mua toàn bộ cổ
phần trong công ty tiềm năng và trở thành chủ sở hữu duy nhất của công ty này. Sau đó,
công ty thâu tóm tiến hành sáp nhập công ty tiềm năng vào công ty mình. Nhưng ngày cả
trong trường hợp này, tại thời điểm tiến hành mua cổ phần, công ty thâu tóm và công ty
tiềm năng vẫn là hai pháp nhân cùng song song tồn tại. Điều quan trọng là, khi công ty
thâu tóm mua toàn bộ cổ phần và sáp nhập công ty này vào mình, thì cấu trúc quản trị và
tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty thâu tóm vẫn không thay đổi. Trong khi đó, nếu tiến
hành biện pháp sáp nhập doanh nghiệp, các cổ đông của công ty bị sáp nhập sẽ trở thành
cổ đông của công sáp nhập, kéo theo đó là tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty sẽ thay đổi
so với trước khi tiến hành sáp nhập.
Hệ quả pháp lý của việc mua cổ phần đó là công ty thâu tóm sẽ có các quyền của
cổ đông trong công ty tiềm năng theo qui định của pháp luật và điều lệ công ty. Tuy
nhiên, là một cổ đông, công ty tiềm năng cũng phải gánh chịu các nghĩa vụ tài chính
trong công ty tiềm năng tương ứng với tỷ lệ cổ phần mà họ sở hữu.
Tại thời điểm tiến hành mua cổ phần, cấu trúc quản trị trong công ty tiềm năng
không thay đổi. Do vậy nếu muốn thay đổi các thành viên quản lý trong công ty như
thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc hoặc thậm chí là
cấu trúc quản trị trong công ty, công ty thâu tóm phải thực hiện thông qua các cuộc họp
của Đại hội đồng cổ đông/ Hội đồng thành viên.
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Tình huống: Ngân hàng Sacombank


Năm 2011, Eximbank mua 9,73% cổ phần Sacombank. Đồng thời, Eximbank
đã tập hợp được các cổ đông khác để thâu tóm Samcombank. Kết quả là nhóm cổ
đông Eximbank đã sở hữu đến 51% cổ phần biểu quyết trong Sacombank. Việc
đầu tiên khi đạt đến tỉ lệ sở hữu này là họ yêu cầu triệu tập đại hội đồng cổ đông
để thay đổi các thành viên trong Hội đồng quản trị của Sacombank62

Hội đồng quản trị trong công ty


Câu chuyện của Sacombank cũng giống như câu chuyện giữa người chủ chiếc xe
và tài xế lái xe.
Theo đó, các ông chủ cùng nhau mua một chiếc xe chở khách để kiếm lời. Vấn đề
là các ông chủ không rành lắm về việc lái xe. Tốt nhất là cứ giao xe cho người tài xế. Vì
muốn kiếm lời, nên các ông chủ phải lựa người nào biết lái xe để thuê. Các ông chủ giao
xe cho người tài xế chạy và quản lí. Trong ngân hàng Sacombank cũng thế. Các cổ đông
thành lập ra ngân hàng (sau đây để giản tiện gọi là công ty). Công ty được thành lập bởi
nhiều người. Thứ nhất số lượng cổ đông của công ty thì nhiều. Thêm nữa, không phải
tất cả các cổ đông đều giỏi kĩ thuật quản trị công ty. Cũng tương tự như mấy ông chủ xe,
tốt nhất là các giao công ty cho những người được đào tạo tốt về quản trị để họ quản lí.
Đó chính là HĐQT. Luật lệ về công ty gọi đó là sự tách bạch giữa sở hữu và quản lí.

Do đó, nếu một ngày người lái xe chạy xe ẩu hoặc bê trễ công việc tất nhiên là các
ông chủ xe phải thay một người lái xe mới. Xe là của họ. Việc lựa chọn người nào lái xe
là quyền của chủ xe. Nhưng giả xử người tài xế vẫn làm việc mẫn cán, xe vẫn được
người này quản lí tốt, các ông chủ xe vẫn có quyền đuổi việc người tài xế nếu thích mà
không ai nói gì được. Bởi vì xe là của họ mà. Cũng tương tự về bản chất HĐQT chỉ là
người thừa hành ĐHĐCĐ (ông chủ), giúp ĐHĐCĐ quản lí công ty. Nói cách khác,
HĐQT không phải là ông chủ, nên bất cứ lúc nào cũng sẽ có khả năng bị các ông chủ
thay đổi giống như các ông chủ xe thay đổi tài xế.
Về lí thuyết là như thế. Trên thực tế mặc dù có quyền nhưng các ông chủ xe chả
dại gì mà thay đổi tài xế khi mà người tài xế khi họ làm tốt công việc và mang lợi lại cho
họ. Chỉ khi nào người tài xế này không làm tốt việc chạy xe, các ông chủ sẽ thay thế
người khác. Nhưng vì lái xe đã lâu, được hưởng lương và có lợi ích từ việc lái xe, tất
nhiên là người tài xế sẽ cảm thấy không vui, thậm chí là phản đối quyết định của các
ông chủ xe. Nhưng biết sao được, dù sao thì họ cũng là ông chủ, nên việc phản đối của

62
Nguồn: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/an-so-thuong-vu-sacombank-khong-chi-la-cuoc-chien-giua-hai-
dai-gia-567914.htm, truy cập ngày 14/06/2015
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

người tài xế tất nhiên là không được chấp thuận rồi.


Lề thói quản trị tại Việt nam
Ở Việt nam, lề thói về công ty có sự khác biệt. Thường người nào có nhiều vốn
trong công ty, người đó sẽ giành quyền quản lí. Nói cách khác, quyền sở hữu và quản lí
song hành với nhau. Lâu dần trở thành một thói quen. Cũng vì thói quen này mà nó dẫn
đến sự khác nhau rất lớn về vai trò của HĐQT trong công ty giữa xứ người và ta. Ở các
nước, có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quản lí. Bởi vậy HĐQT ngay từ đầu được
xác định là cơ quan thừa hành và chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ. HĐQT hoạt động
luôn vì mục tiêu mang lại lợi ích cho công ty (lưu ý là trong khuôn khổ của pháp luật).
Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho công ty chính là điểm mấu chốt để các thành viên
HĐQT ở lại công ty. Bất cứ lúc nào mà ĐHĐCĐ thấy HĐQT không đáp ứng được mục
tiêu lợi nhuận đề ra, họ sẽ thay thế ngay bằng một HĐQT khác. Vì lẽ đó mà HĐQT ở xứ
người đứng trước áp lực luôn phải hoạt động hiệu quả, nếu không muốn bị thay thế.
Thật là một sức ép ghê gớm! Trong khi đó ở ta, người bỏ vốn nhiều cũng lại là người
quản lí nên mục tiêu hoạt động cũng sẽ khác so với các nước. Vì chiếm phần lớn vốn
nên lợi ích công ty cũng chính là lợi ích của cổ đông vốn lớn. Như vậy, HĐQT từ chỗ
hoạt động vì lợi ích của công ty, nay trở thành cơ quan hoạt động vì lợi ích của cổ đông
lớn.
Thị trường chứng khoán
Công ty từ chỗ chỉ là mối làm ăn giữa những người trong gia đình, khi lên sàn
chứng khoán kêu gọi vốn, người ngoài đã bắt đầu tham gia vào công ty. Trong công ty
lúc này về cơ bản có hai nhóm cổ đông là cổ đông gia đình và cổ đông ngoài. Nhưng cho
dù có người ngoài tham gia vào công ty, về đại thể các cổ đông trong gia đình vẫn chiếm
đa số. Mọi chuyện vẫn như cũ và người quản lí công ty vẫn có cảm giác công ty này là
thuộc sở hữu của mình. Người quản lí (HĐQT) không cần phải quan tâm đến chuyện
mình đang hành xử với hai tư cách: (i) Chủ của công ty (ii) Người quản lí của công ty. Nói
cách khác, sức ép thay đổi cái quyền quản lí là không có bởi vì đơn giản là vì họ chiếm
phần lớn vốn, những cổ đông ngoài khác không thể làm khác được.
Nhưng khi qui mô công ty càng lớn, lượng cổ đông ngoài ngày càng nhiều. Tương
quan giữa cổ đông gia đình và cổ đông lớn cũng khác đi.
Yêu cầu của “cổ đông ngoài” Eximbank
Có ý kiến cho rằng, Hội đồng quản trị của Sacombank chưa hết nhiệm kì nên
không thể bị thay thế. Điều này là hoàn toàn vô căn cứ. Vì Đại hội đồng cổ đông có
quyền lập ra Hội đồng quản trị nên ĐHĐCĐ cũng có quyền bãi miễn HĐQT bất cứ lúc
nào mà không cần phải chờ hết nhiệm kì. Với tính cách là người bỏ tiền thành lập công
ty, pháp luật ghi nhận quyền của ĐHĐCĐ trong việc quyết định ai là người sẽ thay mặt
họ quản lí tài sản của họ. Nhìn từ bản chất sở hữu, ta sẽ dễ dàng thấy việc thay thế các
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

thành viên HĐQT hoặc thậm chí là cả HĐQT là một việc rất bình thường như trên đã
phân tích.
Cần lưu ý ĐHĐCĐ sẽ chỉ quyết định các vấn đề được nêu trong chương trình họp.
Trong tình huống của Sacombank, ĐHĐCĐ của Sacombank có quyền bãi miễn HĐQT
để lập ra HĐQT mới nếu như chương trình họp có đưa ra vấn đề này. Muốn vậy, nhóm
cổ đông Eximbank phải có đơn kiến nghị chương trình họp và gởi trước đến công ty. Để
làm được điều này, Eximbank phải liên kết với cổ đông khác để thỏa mãn điều kiện
(i) Nhóm cổ đông Eximbank phải nắm giữ trên 10% cổ phần phổ thông (ii) Tỉ lệ này phải mang
tính liên tục ít nhất 6 tháng.
Theo Nghị định 102/2010/NĐ-CP, nếu như quả thật nhóm cổ đông Eximbank nắm
giữ trên 51% cổ phần, họ có quyền đề cử 5 người vào HĐQT. Lưu ý rằng không hẳn cả 5
người này đều có thể trở thành thành viên của HĐQT mà kết quả phải do ĐHĐCĐ bỏ
phiếu. Nhưng với một tỉ lệ cao như vậy, nhóm cổ đông Eximbank sẽ dễ dàng đạt được
mục tiêu nắm giữ đa số trong HĐQT. Đến lượt mình, các thành viên HĐQT sẽ bầu ra
chủ tịch HĐQT theo nguyên tắc đa số. Do đó, việc đương kim chủ tịch của Sacombank
muốn giữ nguyên vị trí hiện tại cần phải được sự ủng hộ của các thành viên HĐQT mới
được bầu, mà đa số đều là người đại diện của nhóm cổ đông Eximbank. Quả là rất khó.
Tóm lại, sự việc nhóm cổ đông Eximbank yêu cầu thay đổi HĐQT nếu nhìn từ góc
độ pháp luật công thì rất đỗi bình thường. Cái bất thường ở đây chính là tâm lí quyền
quản lí luôn gắn liền không tách rời với quyền sở hữu. Đã đến lúc luật chơi phải được
tái lập lại theo đúng bản chất vốn có của nó. Phải tách bạch giữa quyền quản lí và quyền
sở hữu. Có như vậy mới tạo nên áp lực cần thiết lên cơ quan quản lí trong công ty, tạo
nên động lực phát triển.

[Nguồn: Báo Diễn đàn doanh nghiệp ngày 01/03/2012]

Ưu điểm và nhược điểm của Mua cổ phần

Mua lại là hoạt động xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại một phần hay toàn bộ
cổ phần của một doanh nghiệp khác, coi đó như một chi nhánh của mình. Thương hiệu
của doanh nghiệp bị mua lại có thể được giữ nguyên hay bị thay đổi tùy theo quyết
định của doanh nghiệp tiến hành mua lại. Doanh nghiệp thực hiện việc mua lại một
doanh nghiệp khác thường sẽ nhắm tới việc tăng thị phần trên thị trường một
cách cơ học và/hoặc tăng quy mô sản xuất. Chiến lược mua lại một doanh
nghiệp khác cũng có thể được áp dụng nhằm chiếm hữu một công nghệ mới và
cắt ngắn thời gian và các chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) công
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

nghệ.
Việc mua lại doanh nghiệp có thể được thực hiện dưới dạng mua cổ phần của
công ty mục tiêu hoặc mua lại các tài sản của công ty mục tiêu. Hiệu quả kinh tế của
hai hình thức mua lại doanh nghiệp này đều là thâu tóm một doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên hậu quản pháp lý của chúng lại rất khác nhau. Trong trường hợp đầu
tiên, công ty đi mua sẽ trở thành cổ đông của công ty bị mua và vì vậy sẽ tiếp nhận
toàn bộ các quyền lợi kinh tế của công ty bị mua đồng thời cả các trách nhiệm
pháp lý và tài chính của công ty đó.

Mua tài sản

Mua tài sản của doanh nghiệp là một dạng thâu tóm, với đặc trưng là sự tồn tại
song song của cả hai bên bán và bên mua. Mua lại tài sản doanh nghiệp (hoạt động mua
tài sản này có thể là việc một doanh nghiệp mua tài sản của một doanh nghiệp khác (từ
máy móc, nhà xưởng, mạng lưới phân phối, tiếp quản nhân sự, một số trường hợp có thể
cả thương hiệu sản phẩm, v.v.) để tiếp quản công việc kinh doanh của bộ phận được mua
lại như một phần của doanh nghiệp mình mà không trở thành một cổ đông/ thành viên
của công ty bị mua như trường hợp mua cổ phần.

Tình huống: Vinamilk và Trung Nguyên


Năm 2010 Vinamilk ký hợp đồng chuyển nhượng Nhà máy Cà phê Sài Gòn cho
Công ty Cổ phần Trung Nguyên. Nhà máy này chuyên sản xuất các sản phẩm cà phê hòa
tan các loại, cà phê rang xay và cà phê đóng lon uống liền.
Vinamilk cho biết lý do chuyển nhượng là “để tập trung phát huy thế mạnh của
mình vào ngành công nghiệp sản xuất sữa”. Theo đó, sau thương vụ này, Vinamilk sẽ rút
lui hoàn toàn khỏi thị trường sản xuất các sản phẩm cà phê hòa tan.
Vào tháng 5/2008, Vinamilk từng công bố sẽ bỏ ra 2 triệu USD để quảng bá cho
sản phẩm cà phê hòa tan nhãn hiệu Moment, với mục tiêu đưa thị phần của sản phẩm này
từ 5% lên 30% trên thị trường cà phê hòa tan ở Việt Nam vào năm 2010.
Thông tin từ phía Trung Nguyên cho biết, vụ mua lại Nhà máy Cà phê Sài Gòn
nằm trong chiến lược hoàn thiện hệ thống nhà máy công nghệ và bí quyết của công ty
này. Tính đến thời điểm thực hiện thương vụ mua nhà máy chế biến của Vinamilk, Trung
Nguyên đang có 4 nhà máy chế biến cà phê lớn nhất trên thị trường, gồm 2 nhà máy chế
biến cà phê rang xay và 2 nhà máy chế biến cà phê hòa tan63.

63
Nguồn: http://vneconomy.vn/doanh-nhan/vinamilk-ban-lai-nha-may-ca-phe-cho-trung-nguyen-
20100913011827204.htm, truy cập ngày 18/06/2015
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Vấn đề sở hữu và quản trị sau mua tài sản

Sự khác biệt cơ bản giữa mua cổ phần và mua tài sản là tư cách của bên mua sau
khi tiến hành M&A. Theo đó, nếu mua cổ phần bên mua sẽ trở thành cổ đông của công
ty tiềm năng. Hệ quả là, ngoài việc có các quyền của một cổ đông, điều quan trọng là
bên mua sẽ phải gánh chịu mọi nghĩa vụ của bên bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần mà họ
sở hữu. Khi một công ty đi mua tất cả tài sản (bao gồm cả các tài sản vô hình như
thương hiệu, bộ máy quản lý, giây chuyền sản xuất, nhân sự, mạng lưới kinh doanh…)
của công ty khác bằng tiền mặt, thì công ty bán tài sản sẽ có tiền mặt những vẫn phải
chịu các trách nhiệm tài chính như các khoản nợ, trách nhiệm nộp thuế và các trách
nhiệm pháp lý khác (nếu có); trong khi đó công ty đi mua sẽ không chịu bất cứ trách
nhiệm pháp lý nào của công ty bán tài sản. Ở đây, nếu công ty A đi thâu tóm toàn bộ tài
sản của công ty B thì sau khi hoàn tất giao dịch M&A, Công ty A sẽ có thể triển khai
kinh doanh ngành nghề của công ty B; còn Công ty B sau khi bán các tài sản sẽ phải giải
thể hoặc chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác.

Xét về mặt pháp lý, sẽ an toàn hơn cho công ty đi mua. Tuy nhiên xét về góc độ
hiệu quả thì lại hạn chế hơn trường hợp mua cổ phần vì nó sẽ đòi hỏi nhiều hoạt động
kiểm định, nhiều loại hợp đồng mua bán tài sản khác nhau (do đặc thù của các loại tài
sản) và quy trình đăng ký quyền sở hữu phức tạp.

Hoán đổi cổ phiếu


Hoán đổi cổ phiếu, là một hình thức mang tính hỗn hợp của Sáp nhập và Thâu tóm. Trên
thực tế, sẽ có hai dạng hoán đổi cổ phiến phổ biến sau đây:

Tình huống: Avago & Broadcom


Bên mua: Avago - SX chất bán dẫn
Bên bán: Broadcom- SX chip không dây
Giá: 37 tỷ USD
Avago sẽ trả 17 tỷ USD bằng tiền mặt và 20 triệu USD bằng CP (khoảng 140
triệu CP).
Các cổ đông của Broadcom sẽ sở hữu 32% cổ phần của công ty sau khi kết hợp.
Giá mỗi CP của Broadcom được định giá ở mức 54,5 USD/CP bằng tiền mặt so
với mức giá tại phiên đóng cửa là 57,16 USD vào thứ 4.

Avago - hãng sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới đã đồng ý mua lại nhà sản
xuất chip không dây Broadcom với giá 37 tỷ USD. Đây được cho là thương vụ mua bán
có giá trị lớn nhất trong lịch sử làng công nghệ thế giới.
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Cụ thể, Avago sẽ trả 17 tỷ USD bằng tiền mặt và 20 tỷ USD bằng cổ phiếu
(khoảng 140 triệu cổ phiếu). Các cổ đông của Broadcom sẽ sở hữu khoảng 32% cổ phần
của công ty sau khi kết hợp. Thỏa thuận này dự kiến có thể kết thúc vào quý đầu tiên của
năm 2016.

Giá trị trên mỗi cổ phiếu của Broadcom được định giá ở mức 54,5 USD/1 cổ
phiếu bằng tiền mặt so với mức giá tại phiên đóng cửa là 57,16 tỷ USD vào thứ 4. Cùng
ngày hôm đó, giá cổ phiếu của Broadcom đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm
2001. Trong khi đó, cổ phiếu của Avago cũng tăng 7,8% sau khi tuyên bố thương vụ mua
bán.

Thương vụ mua lại Broadcom - nhà sản xuất chip wifi lớn nhất cho các thiết bị
kết nối tầm ngắn trên điện thoại đi dộng sẽ tạo ra nhà sản xuất chip lớn thứ 6 thế giới xét
về doanh thu. Thoả thuận này diễn ra trong bối cảnh chi phí sản xuất trong ngành công
nghiệp trị giá tới 300 tỷ USD ngày một tăng cao buộc các hãng phải tính đến phương án
kết hợp lại với nhau. Trước đó, danh mục sản phẩm của Avago cũng bao gồm các thiết bị
mạng lưới và chuột quang.

Việc mua lại Broadcom thể hiện một mục tiêu vô cùng lớn của Avago. Hiện giá
trị thị trường của Avago là 36,3 tỷ USD và đạt doanh số bán hàng năm ở mức 8,4 tỷ
USD, cao hơn so với con số tương tự 4,9 USD của Broadcom64.

64
Nguồn: http://money.cnn.com/news/newsfeeds/articles/globenewswire/10136316.htm, truy cập ngày
12/06/2015
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG CẤU TRÚC GIAO DỊCH M&A

Các khái niệm

Sáp nhập (Merger)

Sáp nhập (Merger) xảy ra khi hai công ty (thường là các công ty có
cùng quy mô) đồng ý tiến tới thành lập một công ty mới mà không duy trì sở
hữu và hoạt động của các công ty thành phần.1 Chứng khoán của các công ty
thành phần sẽ bị xoá bỏ và công ty mới sẽ phát hành chứng khoán thay thế.

Thâu tóm/mua lại (Acquisition)

Thâu tóm/mua lại (Acquisition) xảy ra khi một công ty thâu tóm công
ty khác thông qua việc mua lại cổ phần hoặc tài sản của công ty liên quan và
trở thành chủ mới của công ty bị thâu tóm (công ty mục tiêu)2. Khác với sáp
nhập, các công ty mua lại sẽ mua công ty mục tiêu, không có sự thay đổi về
chứng khoán hoặc sự hợp nhất thành công ty mới.3

Phương pháp tiếp cận


Như trên đã phân tích, mục đích của M&A là nhằm gia tăng hiệu
quả của hoạt động kinh doanh hoặc giảm bớt/ loại bỏ sức ép cạnh tranh từ
các đối thủ cạnh tranh. Các mục đích này có thể là các mục đích mang tính
đơn lẻ, nhưng đôi khi cũng có thể song hành với nhau. Nhìn từ góc độ
chuỗi sản xuất, một qui trình sản xuất được bắt đầu từ nguyên liệu đầu

1 Investopedia
(http://www.investopedia.com/university/mergers/mergers1.asp#ixzz3ZDHwLBb3) [truy cập:
20/3/2015]
2 Investopedia

(http://www.investopedia.com/university/mergers/mergers1.asp#ixzz3ZDHwLBb3) [truy cập:


20/3/2015]
3 Xem Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức (2011), “Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam”,

Nxb Lao động – Xã hội, tr. 19.


Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

vào, sản xuất, phân phối và bán lẻ đến tay người tiêu dùng. Để tối ưu hoá
chi phí và bảo đảm sự ổn định của chuỗi cung ứng, một doanh nghiệp sản
xuất có thể thôn tính một doanh nghiệp phân phối. Nhưng đôi khi, doanh
nghiệp cũng có thể thôn tính hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp đối thủ
của mình để loại bỏ sức ép về cạnh tranh. Qua đó, doanh nghiệp có thể cắt
giảm sản lượng, tăng giá sản phẩm.
Từ đó, cần phải thấy M&A không phải là một chế định pháp luật.
Nói cách khác, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng không có một
luật, bộ luật hoặc một chế định M&A để điều chỉnh hoạt động này. Về bản
chất M&A là giải pháp, công cụ pháp lý mà luật sư sử dụng để hiện thức
hoá yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp.

Cũng vì thế, pháp luật các nước trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng thường không quy định cụ thể một khái niệm chung về
M&A. Khái niệm “sáp nhập” và “mua lại” được định nghĩa dưới góc độ
các quy trình độc lập trong các giao dịch đầu tư giữa các chủ thể kinh
doanh. Giao dịch M&A liên quan tới nhiều đối tượng và quan hệ pháp
luật khác nhau vì vậy nó phải chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật
khác nhau, như luật đầu tư, luật công ty, luật kinh doanh chứng khoán,
luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ, luật lao động, luật thuế… Tại các quốc
gia phát triển vận hành trên nền tảng kinh tế thị trường, hệ thống pháp
luật điều chỉnh M&A rất phức tạp và đồ sộ, vì M&A được coi là một trong
những động lực phát triển của các chủ thể kinh doanh trong một nền kinh
tế vả đồng thời cũng có thể bóp méo thị trường tác động tiêu cực tới sự
phát triển bền vững của nền kinh tế.
Với xuất phát điểm như vậy, tất cả các hình thức M&A được trình
bày trong chương này được nghiên cứu dựa trên các công cụ mà pháp luật
doanh nghiệp và pháp luật hợp đồng cung cấp nhằm đáp ứng cho mục
tiêu gia tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh và/hoặc giảm bớt/ loại bỏ
sức ép cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh. Nhìn từ góc độ kinh tế, người
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

quản trị không cần quan tâm đến hoạt động này được định danh là Thâu
tóm hay sáp nhập. Cái mà họ quan tâm, đó là:
Doanh nghiệp họ đang điều hành đang muốn mở rộng qui mô
và/hoặc muốn loại bỏ sức ép cạnh tranh
Nguồn lực mà họ đang có là bao nhiêu tiền
Giảm thiểu các rủi ro trong quá trình hiện thực hoá mục tiêu
Tương quan về qui mô và tiềm lực giữa họ và các doanh nghiệp mục
tiêu là gì
Vậy là, giải pháp cho bài toán mà người quản trị doanh nghiệp sẽ
được giải đáp thông qua việc lựa chọn hình thức mua cổ phần hay mua tài
sản, sáp nhập hay hợp nhất, hoán đổi cổ phiếu hay chi trả tiền mặt...

Như vậy, mặc dù từ góc độ lý luận, hai khái niệm sáp nhập và mua
lại doanh nghiệp có nội hàm khác nhau cả về nội dung và hình thức. Tuy
nhiên, trong thực tiễn kinh doanh, hai hoạt động này có nhiều sự giao thoa
và đôi khi rất khó phân biệt rạch ròi. Chẳng hạn khi một công ty thâu tóm
cổ phần của một công ty khác nhưng lại trả cho các cổ đông của công ty
mục tiêu bằng cổ phiếu của mình (stock swap) thì giao dịch này thực chất
không khác gì một giao dịch sáp nhập.4 Công ty thực hiện hoạt động sáp
nhập không sử dụng thặng dư vốn của mình để mua cổ phần của công ty
mục tiêu, mà lại “trả” cho các cổ đông của công ty mục tiêu bằng cổ phiếu
của mình. Sự hoán đổi cổ phiếu giữa hai công ty trong giao dịch này sẽ
làm cho các cổ đông của công ty mục tiêu trở thành cổ đông của công ty
sáp nhập.5 Giao dịch này hàm chứa đặc điểm của cả sáp nhập và hợp nhất
doanh nghiệp.

Đồng thời, một thực tế pháp lý được chấp nhận phổ biến ở các nước
có nền kinh tế phát triển, một thương vụ được coi là sáp nhập (merger)
hay mua lại (acquisition) phụ thuộc vào việc, thương vụ đó có được diễn

4Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức (2011), tlđd, tr. 23.
5Lưu Minh Đức, “Thâu tóm và hợp nhất từ khía cạnh quản trị công ty: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và
thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, Số 7,8, 2008.
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

ra một cách thân thiện (friendly takeover) giữa hai bên hay diễn ra một
cách thù địch (hostile takeover).6 Giao dịch sáp nhập và mua lại thù địch
là khi một doanh nghiệp thực hiện sáp nhập, mua lại mà doanh nghiệp
đối tượng/mục tiêu không chấp nhận.7 Tuy vậy, cần lưu ý rằng câu
chuyện “thân thiện” hay “thù địch” về bản chất không liên quan gì đến
M&A và cũng không phải là hình thức của M&A. Dưới góc độ pháp lý,
khi đề cập đến “thân thiện” hay “thù địch”,nó chỉ là một trong các yếu tố
để người luật sư cân nhắc đến trong việc kiểm soát rủi ro. Có nghĩa là, với
việc “phản kháng” hoặc “hợp tác” của các cổ đông/ người quản lý của
doanh nghiệp tiềm năng,nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc đạt được
mục tiêu đặt ra khi tiến hành M&A cũng như rủi ro (nếu có) sẽ như thế
nào. Từ đó, hoàn cảnh “thân thiện” hay “thù địch” sẽ ảnh hưởng đến lựa
chọn hoán đổi cổ phiếu hay mua tài sản là giải pháp tối ưu.

Do đó, trong phần này chúng tôi sẽ trình bày các hình thức M&A
thuộc nhóm Sáp nhập hoặc Thâu tóm với các đặc trưng chung nhất, lợi ích
và rủi ro mà các bên phải xử lí khi tiến hành giao dịch. Đồng thời, với việc
kết hợp hoặc loại bỏ một/ một vài các yếu tố sẽ hình thành nên những
hình thức nằm giao thoa giữa Sáp nhập hoặc Thâu tóm.

Đồng thời, nhìn góc độ ngành nghề kinh doanh và quan hệ cạnh
tranh, một vài tác giả phân M&A thành ba hình thức: M&A ngang
(horizontal M&A), M&A dọc (Vertical M&A) và sáp nhập tổ hợp (Mixed
M&A):8

+ Sáp nhập theo chiều ngang: là sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai
công ty kinh doanh và cạnh tranh trên cùng một dòng sản phẩm, trong

6
Nguyễn Ngọc Bích (2008), “Cách dễ thương hay dễ giận, Doanh nhân và vấn đề quản trị doanh nghiệp”,
NXB Trẻ 2008, tr. 223-225. Cũng xem Edwin L. Miller Jr. (2008), “Mergers and Acquisitions: A Step-by-
Step Legal and Practical Guide”, John Willey & Sons, tr. 13-14
7 Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức (2011), tlđd, tr. 22-23

8 Nguyễn Đình Cung - Lưu Minh Đức (2008), “Thâu tóm và hợp nhất nhìn từ khía cạnh quản trị công

ty: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (Số 7+8)
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

cùng một thị trường. Ví dụ, giữa hai công ty sản xuất ôtô PSA Peugoet –
Citroen là sự sáp nhập giữa hai nhà sản xuất xe hơi nổi tiếng của Pháp và
đối thủ của họ là một nhà khổng lồ Pháp sáp nhập với với một tập đoàn
sản xuất xe hơi khổng lồ Nhật Bản để trở thành Renault – Nissan. Kết quả
từ những vụ M&A theo dạng này sẽ đem lại cho bên sáp nhập cơ hội mở
rộng thị trường, kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, gia tăng
khả năng trao đổi kỹ thuật công nghệ, tăng cường hiệu quả của hệ
thống phân phối và hậu cần. Rõ ràng, khi hai đối thủ cạnh tranh trên
thương trường kết hợp lại với nhau (dù sáp nhập hay hợp nhất) họ không
những giảm bớt cho mình một đối thủ mà còn tạo nên một sức mạnh lớn
hơn để đương đầu với các đối thủ còn lại. Mặc dù vậy, cũng có trường
hợp công ty bị sáp nhập trở thành gánh nặng cho công ty mua lại, như
trong vụ Daimler – Chrysler.

+ Sáp nhập theo chiều dọc: là sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai công
ty nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc
phía sau của công ty sáp nhập trên chuỗi giá trị đó. Ví dụ: công ty may
mặc mua lại chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo hoặc công ty sản xuất sữa
mua lại công ty bao bì, đóng chai hoặc công ty chăn nuôi bò sữa… Sáp
nhập theo chiều dọc đem lại cho công ty tiến hành sáp nhập lợi thế về
đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm,
giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ
cạnh tranh.

+ Sáp nhập tổ hợp: bao gồm tất cả các loại sáp nhập khác (thường
hiếm khi có hình thức hợp nhất). Sáp nhập tổ hợp được phân thành 3
nhóm:

i) sáp nhập tổ hợp thuần túy, hai bên không hề có mối quan hệ nào
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

với nhau, như một công ty thiết bị y tế mua công ty thời trang;

ii) sáp nhập bành trướng về địa lý, hai công ty sản xuất cùng một
loại sản phẩm nhưng tiêu thụ trên hai thị trường hoàn toàn cách biệt về
địa lý, chẳng hạn một tiệm ăn ở Hà Nội mua một tiệm ăn ở Singapore;

iii) sáp nhập đa dạng hóa sản phẩm, hai công ty sản xuất hai loại sản
phẩm khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc tiếp
thị gần giống nhau, ví dụ một công ty sản xuất bột giặt mua một công ty
sản xuất thuốc tẩy vệ sinh. Sáp nhập tổ hợp không phổ biến bằng hai loại
hình trước.

Tuy vậy, theo chúng tôi, việc phân loại M&A dựa trên ngành nghề
kinh doanh giữa các bên của M&A để chi thành Ngang, dọc hay hỗn hợp
là chưa chính xác. Bởi lẽ, ngang hay học, hay hỗn hợp chỉ nói lên đó là
giao dịch này sẽ diễn ra giữa ai và ai. Thông qua đó, ta có thể suy đoán
mục đích của doanh nghiệp khi tiến hành M&A là gì: nhằm loại bỏ đối
thủ hay tối ưu hoá chi phí sản xuất...Điều quan trọng là cho dù ngang hay
dọc, thì trước hết các bên vẫn phải lựa chọn Hợp nhất doanh nghiệp hay
sáp nhập doanh nghiệp, hoá đổi cổ phiếu hay mua lại cổ phần... Đó mới
chính là các hình thức của M&A. Nói cách khác, các hình thức của M&A
được hiểu là cấu trủa giao dịch diễn ra như thế nào, chứ không phải là đi
trả lời châu câu hỏi các doanh nghiệp tham gia giao dịch có phải là đối thủ
của nhau hay không?. Chứ việc cùng ngành hay khác ngành, không phải
là hình thức của M&A. Với mục tiêu bảo vệ cạnh tranh, pháp luật cạnh
tranh của Việt Nam, xác định chỉ các giao dịch M&A giữa các doanh
nghiệp cùng ngành mới là giao dịch M&A chịu sự kiểm soát. Nhưng đi trả
lời cho câu hỏi, M&A là gì, thì luật cạnh tranh vẫn dựa vào các hình thức
sáp nhập, hợp nhất, mua tài sản...9

9 Điều 16 luật cạnh tranh.


Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Hợp nhất doanh nghiệp


Hợp nhất doanh nghiệp là trường hợp điển hình của merger (sáp
nhập)10. Theo đó, hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp
nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp
nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất11.
Luật cạnh tranh cũng qui định: Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai
hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời
chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất12.

Như vậy, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, khái niệm hợp nhất
doanh nghiệp được hiểu khá là nhất quán. Kết quả của hoạt động này là
sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại;
công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách
nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa
vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. Ví dụ doanh nghiệp A và
doanh nghiệp B hợp nhất lại tạo nên doanh nghiệp C, nghĩa là sẽ không
còn tên doanh nghiệp A hay doanh nghiệp B nữa sau khi hợp nhất diễn
ra, mà chỉ còn tồn tại doanh nghiệp C và tất nhiên cổ phiếu của doanh
nghiệp A và doanh nghiệp B sẽ chuyển sang cổ phiếu của doanh nghiệp
C.

Tình huống: (PVFC) và Western Bank


Ngày 8/9/2013, Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam
(PVFC) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Tây (Western Bank) tổ
chức Đại hội đồng cổ đông hợp nhất.

10 Trong phần này, thuật ngữ Sáp nhập doanh nghiệp và Sáp nhập (Merger) được hiểu với ngữ
nghĩa khác nhau hoàn toàn. Theo đó, sáp nhập doanh nghiệp là một biện pháp tái cấu trúc doanh
nghiệp được luật doanh nghiệp Việt Nam qui định. Trong khi đó, Sáp nhập là thuật ngữ bằng
tiếng Việt của khái niệm merger. Do vậy, để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi sẽ ghi là Sáp nhập
doanh nghiệp và Merger, để tránh sự nhầm lẫn từ phía người đọc
11 §194.1 luật doanh nghiệp 2014

12 §17.2 luật cạnh tranh 2004


Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Ngân hàng hợp nhất có tên gọi là Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đại Chúng Việt Nam, tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Public Bank, tên
viết tắt là PVcomBank. Tại thời điểm hợp nhất, PVcomBank có quy mô tài
sản trên 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng được duy trì trong 2
năm 2013 và 2014; tiếp tục tăng vốn lên 12.000 tỷ đồng trong năm 2015 để
đảm bảo sự phát triển liên tục và đạt tỷ lệ an toàn vốn tối ưu13

Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/pvfc-va-western-bank-sap-nhap-thanh-
13

pvcombank/219539.vnp truy cập ngày 18/06/2015


Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

[Nguồn: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/western-bank-pvfc-ngua-bai-thuong-vu-sap-
nhap-on-ao-705921.htm]14

Theo đánh giá của Thanh tra Ngân hàng nhà nước, tiền gửi liên
ngân hàng có 1.118 tỷ đã quá hạn tại 4 ngân hàng: Đệ Nhất, Sài Gòn, Việt
Nam Tín Nghĩa, Đại Tín và phải trích lập dự phòng 50%, tương đương 559
tỷ đồng.

14 Truy cập ngày 16/08/2015


Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Trong khi đó, khoản đầu tư vào trái phiếu 1.800 tỷ chưa có tài sản
đảm bảo. Khoản đầu tư vào cổ phiếu KBC (của Kinh Bắc) phải trích lập dự
phòng giảm giá chứng khoán xấp xỉ 88 tỷ đồng. Trong mục lãi dự thu có gần
51 tỷ dự thu lãi cho các khoản tiền gửi tại 4 ngân hàng: Đệ Nhất, Sài Gòn, Việt
Nam Tín Nghĩa, Đại Tín. Khoản lãi dự thu này phải xuất toán khỏi mục phải
thu của Western Bank.
Vốn chủ sở hữu sau khi điều chỉnh số liệu trích lập dự phòng bổ sung
giảm xuống còn 2.310 tỷ đồng, thiếu 690 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ tối
thiểu mà NHNN quy định. Tại 29/2/2012, tổng tài sản của Western Bank đã
giảm từ 16.598 tỷ còn 15.667 tỷ, đồng thời gây khoản lỗ lũy kế trên hạch
toán kế toán là 761 tỷ đồng.
Tuy Western Bank vẫn có thể duy trì khả năng thanh khoản trong
ngắn hạn (trong vòng 6 tháng tới) nhưng ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong
trung và dài hạn nếu không có những điều chỉnh về cơ cấu nguồn và tài
sản. Cụ thể, trên 360 ngày thì ngân hàng sẽ bị mất cân đối thanh khoản
trên 6.000 tỷ đồng.
Cấu trúc của PvcomBank sau hợp nhất
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

[Nguồn: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/western-bank-pvfc-ngua-bai-thuong-
vu-sap-nhap-on-ao-705921.htm]15

Vấn đề sở hữu và quản trị sau Hợp nhất


Về cơ bản hợp nhất doanh nghiệp là quá trình “cộng gộp” của các
doanh nghiệp để hình thành nên doanh nghiệp mới hoàn toàn. Hệ quả của
quá trình này là các cổ đông của các công ty bị hợp nhất đều trở thành
đồng chủ sở hữu của công ty mới. Là cổ đông16, có nghĩa các cổ đông của
công ty bị hợp nhất sẽ được hưởng các quyền của một cổ đông trong công
ty do pháp luật doanh nghiệp qui định tương ứng với tỉ lệ sở hữu phần
vốn góp/ cổ phần mà họ sở hữu.

Truy cập ngày 16/08/2015


15

Thuật ngữ cổ đông ở đây được hiểu là cổ đông trong công ty cổ phần, thành viên trong công ty
16

TNHH, công ty hợp danh


Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Như trong tình huống (PVFC) và Western Bank ở trên, các cổ đông
của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng
Thương mại cổ phần Phương Tây đều trở thành cổ đông của Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam.
Vấn đề quản lý sẽ được tiến hành dựa trên cấu trúc của mô hình
công ty hợp nhất. Tuy vậy, nền tảng cơ bản về quản trị trong quá trình hợp
nhất đó là tương quan về sở hữu giữa các công ty bị hợp nhất. Nếu như tỷ
lệ sở hữu cổ phần của của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt
Nam nổi trội hơn họ sẽ có nhiều cơ hội để quyết định các chức danh thành
viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc tại cuộc họp đại hội đồng cổ
đông.
Tuy vậy, thông thường cấu trúc quản trị trong công ty hợp nhất
không nhất thiết phải đợi đến khi tiến hành cuộc họp đại hội đồng cổ đông
của công ty hợp nhất, mà nó đã được các bên thoả thuận trong quá trình
đàm phán hợp nhất.

Ưu điểm và nhược điểm của Hợp nhất doanh nghiệp

Với bản chất là hai hay nhiều doanh nghiệp hợp nhất thành một
doanh nghiệp mới, biện pháp hợp nhất doanh nghiệp đòi hỏi sự hợp tác ở
mức độ rất cao giữa các bên bị hợp nhất. Cũng vì lẽ đó, cũng có thể coi
hợp nhất doanh nghiệp theo qui định của luật doanh nghiệp Việt Nam là
một hình thức M&A “thân thiện”.

Ưu điểm

Hầu như ngay lập tức sau khi tiến hành Hợp nhất, qui mô và
năng lực cạnh tranh của các bên bị hợp nhất được nâng lên
một cách đáng kể. Như trong tình huống của (PVFC) và
Western Bank tại thời điểm hợp nhất, PVcomBank có quy
mô tài sản trên 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng
được duy trì trong 2 năm 2013 và 2014
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Nhược điểm

Biện pháp hợp nhất doanh nghiệp yêu cầu sự đồng thuận
cao giữa các công ty bị hợp nhất. Trên thực tế, ở những công
ty cổ phần có qui mô lớn, việc đạt được sự chấp thuận của
toàn bộ hoặc phần lớn cổ đông trong ty liên quan đến vấn đề
hợp nhất/ sáp nhập không phải là vấn đề dễ dàng.
Mặc dù có sự hợp tác giữa các bên bị hợp nhất, nhưng cái
khó nhất của giao dịch hợp nhất chính là xác định giá trị của
các bên bị hợp nhất. Bởi Hợp nhất doanh nghiệp không chỉ
đơn thuần là một phép cộng gộp tài sản của các bên, mà điều
quan trọng là phải xác định giá trị của tài sản mà mỗi bên
đang sở hữu, tổng khoản nợ và nghĩa vụ mà họ phải thanh
toán, giá trị tài sản vô hình. Khi đã xác định được tất cả
những yếu tố trên, mới qui đổi được tỉ lệ cổ phiếu mà mỗi
bên sẽ sở hữu trong công ty hợp nhất,
Cấu trúc quản trị và ngăn ngừa rủi ro sau hợp nhất. Bởi một
khi đã tiến hành hợp nhất doanh nghiệp, các cổ đông của các
công ty bị hợp nhất đều trở thành đồng chủ sở hữu của công
ty mới. Hệ quả là, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông/ nhóm cổ
đông bị loãng đi. Mặt khác, các vị trí quản lý cũng phải thay
đổi. Điều này tạo nên những xáo trộn về quản trị công ty,
cũng như khả năng không hợp tác của các chức danh quản lý
trong công ty.

Sáp nhập doanh nghiệp


Sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là một hoặc một số công ty (sau
đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau
đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản,
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng
thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập17

Theo qui định của luật doanh nghiệp Việt Nam, sáp nhập doanh
nghiệp là một trường hợp điển hình của Thâu tóm (Acquisition). Như
vậy, sáp nhập doanh nghiệp diễn ra khi một doanh nghiệp nhập vào
một doanh nghiệp khác và chấm dứt sự tồn tại của mình. Ví dụ, khi
doanh nghiệp A nhập vào doanh nghiệp B, doanh nghiệp A sẽ không tồn
tại nữa, cổ phiếu của doanh nghiệp A sẽ được chuyển đổi sang cổ phiếu
của doanh nghiệp B. Cách thức quản lý điều hành doanh nghiệp sau sáp
nhập khác với trường hợp mua lại doanh nghiệp vì hai doanh nghiệp
sáp nhập sẽ bắt tay nhau “đồng vai phải lứa” dù rằng trên thực tế về
mặt pháp lý có một bên bị sở hữu và một bên được sở hữu.

Thông thường, doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ là doanh nghiệp lớn
mạnh hơn doanh nghiệp bị sáp nhập. Dẫu vậy, M&A có thể tồn tại dưới
dạng sáp nhập ngược - tức là khi một công ty nhỏ mua lại một doanh
nghiệp lớn hơn (thường là các công ty đại chúng hoặc công ty niêm yết
trên sàn chứng khoán). Để thực hiện được giao dịch này công ty nhỏ phải
có một nguồn tài chính mạnh (có thể do sự hỗ trợ của một quỹ đầu tư,
một định chế tài chính hoặc của một chủ đầu tư mạnh) để có thể mua cổ
phần, cổ phiếu của công ty lớn trong một thời gian tương đối ngắn. Khi
thâu tóm một lượng cổ phiếu nhất định của công ty mục tiêu, công ty
nhỏ sẽ trở thành cổ đông chi phối hoặc thẩm chí chủ sở hữu của công ty lớn.
Sau khi thương vụ diễn ra, công ty tư nhân biến mình và được phát hành
cổ phiếu.18

17§195.1 luật doanh nghiệp 2014


18Nguyễn Thường Lạng, Nguyễn Thị Quỳnh Thư (2008), “Một số vấn đề về sáp nhập, mua lại doanh
nghiệp và tình hình Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (15)
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Tình huống: Đường Biên Hòa & Đường Ninh Hòa


Ngày 12/06/2014, Công ty CP Đường Ninh Hòa (HOSE: NHS) tổ
chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2014. Đại hội đã thông qua phương
án sáp nhập Công ty cổ phần Đường Ninh Hòa (NHS) vào Công ty cổ
phần Đường Biên Hòa (BHS).
Theo đó, BHS sẽ sở hữu 100% NHS theo phương thức phát hành
thêm cổ phiếu BHS để hoán đổi lấy toàn bộ số cổ phiếu NHS đang lưu
hành theo tỷ lệ 1:1. Sau khi hoán đổi cổ phiếu, Công ty cổ phần Đường
Biên Hòa sẽ trở thành chủ sở hữu duy nhất 100% vốn điều lệ của NHS và
Công ty cổ phần Đường Ninh Hòa sẽ được đăng ký chuyển đổi thành
Công ty TNHH một thành viên. Đại hội cũng đã thông qua đề xuất thay
đổi niên độ kế toán của công ty Đường Ninh Hòa19

Vấn đề sở hữu và quản trị sau Sáp nhập doanh nghiệp

Ưu điểm và nhược điểm của Sáp nhập doanh nghiệp


THÀNH LẬP CÔNG TY ĐỂ BÁN CÓ TRÁI LUẬT?
Phạm Hoài Huấn
Thời gian gần đây, xuất hiện hiện tượng nhiều doanh nghiệp thành lập công ty
con để bán, chuyển nhượng dự án, đặc biệt là các dự án kinh doanh bất động sản cho
các doanh nghiệp nước ngoài, tăng vốn điều lệ hoặc thậm chí là để tái cơ cấu nợ. Trong
bối cảnh thành phố HCM vừa tiến hành truy thu thuế đối với các doanh nghiệp Phở 24,
Hoàn Mỹ đã dấy lên lo ngại đây là một trong những thủ thuật trốn thuế. Sự thật có phải
vậy không?

Việc công ty thành lập một công ty con hình dung một cách đơn giản tựa như
chuyện của một cây lớn. Theo thời gian, cây ngày càng lớn thì gốc cây nẩy ra cây con.
Như vậy, xuất phát điểm lúc đầu, cây con có nguồn gốc từ cây mẹ. Tuy vậy, sau khi nẩy
ra từ cây mẹ, cây con lại phát triển một cách độc lập. Mối liên kết giữa cây mẹ và cây con
chỉ còn là mối liên kết giữa các rễ cây của cây mẹ và cây con mà thôi.

19http://dddn.com.vn/dau-tu/sap-nhap-duong-ninh-hoa-vao-duong-bien-hoa-
20140612021853121.htm ,Truy cập ngày 07/06/2015
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Theo thời gian, cây mẹ và cây con có thể vẫn ở chung. Từ chỗ lúc đầu chỉ có một
cây, lúc này thành một bụi cây hoặc có thể cây con sẽ bị tách riêng thành một cây hoàn
toàn độc lập và không có mối liên hệ nào với cây mẹ.
Nhìn từ góc độ pháp luật doanh nghiệp, tựa như từ cây mẹ nẩy ra cây con, công ty
cũng có quyền thành lập ra các công ty con của mình bằng việc chuyển một phần quyền
và nghĩa vụ cho công ty mới được thành lập. Nhóm công ty hay tập đoàn cũng từ đó mà
ra. Thoạt nhìn, tập đoàn gồm nhiều công ty có mối quan hệ với nhau, nhưng về mặt
pháp lý các công ty này là độc lập với nhau. Khi thành lập công ty con, nghĩa vụ của
công ty mẹ là phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho các công ty này. Công ty mẹ mất
quyền định đoạt đối với tài sản đã góp vốn. Việc chuyển giao tài sản từ công ty mẹ sang
công ty con nhằm bảo đảm rằng tài sản của hai chủ thể này là độc lập với nhau.
Việc thành lập ra công ty con nhằm hai mục đích:
Một là: Giới hạn rủi ro cho công ty mẹ trong quá trình thực hiện các dự án. Trong
bối cảnh các công ty có nhiều dự án hoặc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, rủi ro
mà doanh nghiệp phải đối mặt là điều không tranh khỏi. Băng việc thành lập công ty
mới và giao cho công ty này thực hiện chức năng kinh doanh trong ngành hoặc dự án,
công ty mẹ cũng tự phân tách toàn bộ quyền và nghĩa vụ cho doanh nghiệp mới được
thành lập. Do vậy, nếu có rủi ro trong quá tình kinh doanh phát sinh trong lĩnh vực mà
doanh nghiệp mới đảm nhận, người chịu rủi ro là doanh nghiệp mới mà không phải là
công ty mẹ. Nhìn nhận từ góc độ quản trị rủi ro, việc thành lập công ty con có những
khác biệt so với việc công ty mẹ phải tự mình kinh doanh đa ngành. Trong trường hợp
cây mẹ có nhiều nhánh cây, trong trường hợp có một nhánh cây bị sâu bệnh, sâu bệnh
có thể lây lan ra toàn bộ cả cây lớn. Trong khi đó, nếu cây con mới thành lập (sở hữu
một dự án/ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ lúc đầu) mà bị sâu bệnh, thậm chí là
cây con có chết đi chăng nữa thì cũng không ảnh hưởng gì đến cây mẹ. Nguyên lí này
áp dụng trong pháp luật về công ty qui định: pháp nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình. Chủ sở hữu không chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân.
Hai là: Thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc quản trị. Bằng việc thành lập một
doanh nghiệp mới, công ty mẹ buộc phải thiết lập một bộ máy quản lý riêng đối với
công ty mẹ. Trong bối cảnh mảng kinh doanh cần phải tiến hành các biện pháp tái cấu
trúc nhằm đáp ứng các thay đổi của thị trường hoặc điều kiện kinh doanh bị thay đổi,
điều này càng trở nên cần thiết. Khi tiến hành các thay đổi về bộ máy quản lý, việc thay
đổi này có thể là tốt lên hoặc thậm chí là tệ hại. Nhưng dù có tác động tích cực hay tệ
hại, một điều chắc chắn là quá trình tái cấu trúc hầu như không ảnh hưởng gì đến bộ
máy nhân sự và quản trị tại công ty mẹ.
Nhìn từ thực tế của Việt Nam hiện nay, phần nhiều các doanh nghiệp lớn đều hoạt
động đa ngành. Các doanh nghiệp này tựa như một cây có nhiều nhánh. Trong bối cảnh
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

điều kiện kinh tế không có “gió bão” các doanh nghiệp này không cần quan tâm đến
những nhánh cây nặng trĩu. Nhưng khi nền kinh tế gặp cơn sóng gió, việc một cây cao
lớn lại có quá nhiều nhánh làm cho cây này có nguy cơ bị gãy đổ hơn so với một cây có
ít nhánh. Do đó đặt ra yêu cầu thay đổi. Việc thay đổi này phải bảo đảm rằng cây doanh
nghiệp phải trở nên “thon gọn” hơn.
Lựa chọn tách các nhánh cây từ cây công ty lúc đầu và đem các nhánh này trồng
thành những cây con là một giải pháp phù hợp. Khi tách các nhánh cây đem đi trồng
thành những cây mới, chủ cây công ty (các cổ đông) có hai lựa chọn: (i) Cung cấp phân
bón cho cả cây công ty mẹ và cả các cây con mới được hình thành từ các nhánh (ii) Từ bỏ
các lĩnh vực ngành nghề mới bằng việc bán cho các nhà đầu tư khác.
Nhìn từ góc độ mua bán doanh nghiệp, khi một doanh nghiệp muốn bán một
mảng kinh doanh/ dự án doanh nghiệp buộc phải tách mảng kinh doanh này thành một
doanh nghiệp độc lập. Trong trường hợp không tiến hành tách doanh nghiệp, khi tiến
hành bán/ chuyển giao dự án cho bên thứ ba, các bên mua bán phải tiến hành rà soát
toàn bộ tài sản cũng như nghĩa vụ của công ty bán. Việc phải rà soát này làm cho các
bên trong quá trình mua bán mất nhiều công sức hơn.
Với việc tách mảng kinh doanh thành một doanh nghiệp độc lập, sự khác biệt nằm
ở chỗ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động định giá doanh nghiệp cũng như xác định rõ
nghĩa vụ trả nợ đối với bên thứ ba sau quá trình mua bán. Bởi vì về mặt pháp lý, đã có
một công ty độc lập đang sở hữu dự án. Cái mà các bên mua bán chính là mua bán
TOÀN BỘ công ty con sở hữu dự án này chứ không phải là mua MỘT PHẦN của công
ty mẹ.
Do đó, nhìn từ góc độ quản trị, việc thành lập các công ty con để tiến hành các
biện pháp tái cấu trúc hay để bán cho bên thứ ba đơn thuần chỉ là một kĩ thuật quản trị.
Nói cách khác không có vấn đề gì bất thường gì trong trường hợp này. Tuy vậy, xét về
mặt quản lý nhà nước, điều cần quan tâm chính là trong quá trình thành lập các công ty
con, công ty liên kết có thể xuất hiện hiện tượng chuyển giá giữa các công ty trong nhóm
công ty. Cái cầm kiểm soát (nếu có) chính là việc chuyển giá trong quá trình hoạt động
sau này chứ không phải việc thành lập các công ty con. Vì như các phân tích trên, với
việc thành lập mới này, nó mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhìn từ góc độ quản
trị rủi ro.
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài gòn ngày 01/05/2014
[Hộp số..]
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Mua cổ phần, phần vốn góp


Mua cổ phần, phần vốn góp là một dạng của thâu tóm20. Mua cổ
phần có thể hiểu là mua cổ phần của các cổ đông hiện hữu hoặc mua cổ
phần mới phát hành của công ty tiềm năng. Cùng là hành vi mua cổ phần,
nhưng để được coi là M&A, cần phải lưu ý đến thời điểm mua và tổng số
cổ phần được mua. Cụ thể:
Thứ nhất: Thời điểm mua cổ phần phải là sau khi công ty tiềm năng
đã được thành lập. Nếu hành vi mua cổ phần xảy ra khi thành lập công ty,
thì hành vi này chỉ là hành vi góp vốn thành lập mà không coi là M&A;
Thứ hai: Bản chất của M&A là hướng đến việc kiểm soát công ty tiềm
năng. Trên thực tế, khái niệm “kiểm soát” là một khái niệm gây nhiều
tranh cãi. Theo pháp luật kế toán Việt Nam, khái niệm kiểm soát là một bộ
phận của khái niệm các bên có liên quan21
Các bên liên quan: Các bên được coi là liên quan nếu một bên có
khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc
ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động
Kiểm soát: Là quyền sở hữu trực tiếp hay gián tiếp thông qua
các công ty con, đối với hơn nửa quyền biểu quyết của một
doanh nghiệp hoặc có vai trò đáng kể trong quyền biểu quyết
và quyền quyết định các chính sách tài chính và hoạt động
của ban quản lý doanh nghiệp (theo luật hoặc theo thỏa
thuận).
Ảnh hưởng đáng kể: Là quyền được tham gia vào việc đưa ra
các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của
một doanh nghiệp, nhưng không kiểm soát các chính
sách đó. Ảnh hưởng đáng kể có thể được thực hiện thông qua
một số cách như: có đại diện trong Hội đồng quản trị, tham
gia trong quá trình lập chính sách, tham gia vào các giao dịch

20Sau đây gọi tắt là mua cổ phần


21Đoạn 5, Chuẩn mực kế toán số 26, được ban hành bởi 234/2003/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày
30/12/2003
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

quan trọng giữa các công ty cùng tập đoàn, trao đổi nội bộ các
nhân viên quản lý, hoặc phụ thuộc về các thông tin kỹ thuật.
ảnh hưởng đáng kể có thể có được qua việc sở hữu cổ phần,
theo luật hoặc theo thỏa thuận.
Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, kiểm soát hoặc chi phối toàn
bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác là trường hợp một doanh
nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu
tài sản của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh nghiệp bị kiểm soát)
đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội
đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của
doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các
chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu
được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm
soát22.
Theo qui định của luật doanh nghiệp, để có thể chi phối hoạt động
của doanh nghiệp khác, cổ đông/ thành viên phải sở hữu tối thiểu 65% vốn
điều lệ (trong công ty TNHH), 51% cổ phần phổ thông trong công ty cổ
phần23.
Như vậy, mặc dù trên thực tế có thể có nhiều tiêu chí để xác định
khả năng chi phối/ kiểm soát doanh nghiệp khác, nhưng tỷ lệ sở hữu cổ
phần vẫn là yếu tố căn bản và quan trọng nhất. Do vậy, trong trường hợp
mua cổ phần nhưng tỷ lệ sở hữu cổ phần của công ty thâu tóm lại không
đủ để kiểm soát công ty tiềm năng theo qui định của pháp luật doanh
nghiệp và/ hoặc điều lệ công ty, thì trường hợp này cũng chỉ coi là hành vi
góp vốn hoặc nhận chuyển nhượng cổ phần theo luật doanh nghiệp mà
không phải là M&A.

22 §34 Nghị định 116/2005/NĐ-CP


23 § 60.3 và §144 luật doanh nghiệp 2014
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Vấn đề sở hữu và quản trị sau Sáp nhập doanh nghiệp


Sở dĩ ta xếp mua cổ phần vào nhóm Thâu tóm, vì với việc mua cổ
phần công ty thâu tóm trở thành một cổ đông trong công ty tiềm năng, hai
công ty cùng song song tồn tại. Mặc dù trên thực tế, vẫn có thể xảy ra
trường hợp, công ty thâu tóm mua toàn bộ cổ phần trong công ty tiềm
năng và trở thành chủ sở hữu duy nhất của công ty này. Sau đó, công ty
thâu tóm tiến hành sáp nhập công ty tiềm năng vào công ty mình. Nhưng
ngày cả trong trường hợp này, tại thời điểm tiến hành mua cổ phần, công
ty thâu tóm và công ty tiềm năng vẫn là hai pháp nhân cùng song song tồn
tại. Điều quan trọng là, khi công ty thâu tóm mua toàn bộ cổ phần và sáp
nhập công ty này vào mình, thì cấu trúc quản trị và tỷ lệ sở hữu cổ phần
trong công ty thâu tóm vẫn không thay đổi. Trong khi đó, nếu tiến hành
biện pháp sáp nhập doanh nghiệp, các cổ đông của công ty bị sáp nhập sẽ
trở thành cổ đông của công sáp nhập, kéo theo đó là tỷ lệ sở hữu cổ phần
trong công ty sẽ thay đổi so với trước khi tiến hành sáp nhập.
Hệ quả pháp lý của việc mua cổ phần đó là công ty thâu tóm sẽ có
các quyền của cổ đông trong công ty tiềm năng theo qui định của pháp
luật và điều lệ công ty. Tuy nhiên, là một cổ đông, công ty tiềm năng cũng
phải gánh chịu các nghĩa vụ tài chính trong công ty tiềm năng tương ứng
với tỷ lệ cổ phần mà họ sở hữu.
Tại thời điểm tiến hành mua cổ phần, cấu trúc quản trị trong công ty
tiềm năng không thay đổi. Do vậy nếu muốn thay đổi các thành viên quản
lý trong công ty như thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm
soát, tổng giám đốc hoặc thậm chí là cấu trúc quản trị trong công ty, công
ty thâu tóm phải thực hiện thông qua các cuộc họp của Đại hội đồng cổ
đông/ Hội đồng thành viên.
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Tình huống: Ngân hàng Sacombank


Năm 2011, Eximbank mua 9,73% cổ phần Sacombank. Đồng thời,
Eximbank đã tập hợp được các cổ đông khác để thâu tóm Samcombank.
Kết quả là nhóm cổ đông Eximbank đã sở hữu đến 51% cổ phần biểu
quyết trong Sacombank. Việc đầu tiên khi đạt đến tỉ lệ sở hữu này là họ
yêu cầu triệu tập đại hội đồng cổ đông để thay đổi các thành viên trong
Hội đồng quản trị của Sacombank24

Hội đồng quản trị trong công ty


Câu chuyện của Sacombank cũng giống như câu chuyện giữa người chủ chiếc xe
và tài xế lái xe.
Theo đó, các ông chủ cùng nhau mua một chiếc xe chở khách để kiếm lời. Vấn đề
là các ông chủ không rành lắm về việc lái xe. Tốt nhất là cứ giao xe cho người tài xế. Vì
muốn kiếm lời, nên các ông chủ phải lựa người nào biết lái xe để thuê. Các ông chủ giao
xe cho người tài xế chạy và quản lí. Trong ngân hàng Sacombank cũng thế. Các cổ đông
thành lập ra ngân hàng (sau đây để giản tiện gọi là công ty). Công ty được thành lập bởi
nhiều người. Thứ nhất số lượng cổ đông của công ty thì nhiều. Thêm nữa, không phải
tất cả các cổ đông đều giỏi kĩ thuật quản trị công ty. Cũng tương tự như mấy ông chủ xe,
tốt nhất là các giao công ty cho những người được đào tạo tốt về quản trị để họ quản lí.
Đó chính là HĐQT. Luật lệ về công ty gọi đó là sự tách bạch giữa sở hữu và quản lí.

Do đó, nếu một ngày người lái xe chạy xe ẩu hoặc bê trễ công việc tất nhiên là các
ông chủ xe phải thay một người lái xe mới. Xe là của họ. Việc lựa chọn người nào lái xe
là quyền của chủ xe. Nhưng giả xử người tài xế vẫn làm việc mẫn cán, xe vẫn được
người này quản lí tốt, các ông chủ xe vẫn có quyền đuổi việc người tài xế nếu thích mà
không ai nói gì được. Bởi vì xe là của họ mà. Cũng tương tự về bản chất HĐQT chỉ là
người thừa hành ĐHĐCĐ (ông chủ), giúp ĐHĐCĐ quản lí công ty. Nói cách khác,
HĐQT không phải là ông chủ, nên bất cứ lúc nào cũng sẽ có khả năng bị các ông chủ
thay đổi giống như các ông chủ xe thay đổi tài xế.
Về lí thuyết là như thế. Trên thực tế mặc dù có quyền nhưng các ông chủ xe chả
dại gì mà thay đổi tài xế khi mà người tài xế khi họ làm tốt công việc và mang lợi lại cho
họ. Chỉ khi nào người tài xế này không làm tốt việc chạy xe, các ông chủ sẽ thay thế

24Nguồn: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/an-so-thuong-vu-sacombank-khong-chi-la-cuoc-
chien-giua-hai-dai-gia-567914.htm, truy cập ngày 14/06/2015
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

người khác. Nhưng vì lái xe đã lâu, được hưởng lương và có lợi ích từ việc lái xe, tất
nhiên là người tài xế sẽ cảm thấy không vui, thậm chí là phản đối quyết định của các
ông chủ xe. Nhưng biết sao được, dù sao thì họ cũng là ông chủ, nên việc phản đối của
người tài xế tất nhiên là không được chấp thuận rồi.
Lề thói quản trị tại Việt nam
Ở Việt nam, lề thói về công ty có sự khác biệt. Thường người nào có nhiều vốn
trong công ty, người đó sẽ giành quyền quản lí. Nói cách khác, quyền sở hữu và quản lí
song hành với nhau. Lâu dần trở thành một thói quen. Cũng vì thói quen này mà nó dẫn
đến sự khác nhau rất lớn về vai trò của HĐQT trong công ty giữa xứ người và ta. Ở các
nước, có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quản lí. Bởi vậy HĐQT ngay từ đầu được
xác định là cơ quan thừa hành và chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ. HĐQT hoạt động
luôn vì mục tiêu mang lại lợi ích cho công ty (lưu ý là trong khuôn khổ của pháp luật).
Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho công ty chính là điểm mấu chốt để các thành viên
HĐQT ở lại công ty. Bất cứ lúc nào mà ĐHĐCĐ thấy HĐQT không đáp ứng được mục
tiêu lợi nhuận đề ra, họ sẽ thay thế ngay bằng một HĐQT khác. Vì lẽ đó mà HĐQT ở xứ
người đứng trước áp lực luôn phải hoạt động hiệu quả, nếu không muốn bị thay thế.
Thật là một sức ép ghê gớm! Trong khi đó ở ta, người bỏ vốn nhiều cũng lại là người
quản lí nên mục tiêu hoạt động cũng sẽ khác so với các nước. Vì chiếm phần lớn vốn
nên lợi ích công ty cũng chính là lợi ích của cổ đông vốn lớn. Như vậy, HĐQT từ chỗ
hoạt động vì lợi ích của công ty, nay trở thành cơ quan hoạt động vì lợi ích của cổ đông
lớn.
Thị trường chứng khoán
Công ty từ chỗ chỉ là mối làm ăn giữa những người trong gia đình, khi lên sàn
chứng khoán kêu gọi vốn, người ngoài đã bắt đầu tham gia vào công ty. Trong công ty
lúc này về cơ bản có hai nhóm cổ đông là cổ đông gia đình và cổ đông ngoài. Nhưng cho
dù có người ngoài tham gia vào công ty, về đại thể các cổ đông trong gia đình vẫn chiếm
đa số. Mọi chuyện vẫn như cũ và người quản lí công ty vẫn có cảm giác công ty này là
thuộc sở hữu của mình. Người quản lí (HĐQT) không cần phải quan tâm đến chuyện
mình đang hành xử với hai tư cách: (i) Chủ của công ty (ii) Người quản lí của công ty. Nói
cách khác, sức ép thay đổi cái quyền quản lí là không có bởi vì đơn giản là vì họ chiếm
phần lớn vốn, những cổ đông ngoài khác không thể làm khác được.
Nhưng khi qui mô công ty càng lớn, lượng cổ đông ngoài ngày càng nhiều. Tương
quan giữa cổ đông gia đình và cổ đông lớn cũng khác đi.
Yêu cầu của “cổ đông ngoài” Eximbank
Có ý kiến cho rằng, Hội đồng quản trị của Sacombank chưa hết nhiệm kì nên
không thể bị thay thế. Điều này là hoàn toàn vô căn cứ. Vì Đại hội đồng cổ đông có
quyền lập ra Hội đồng quản trị nên ĐHĐCĐ cũng có quyền bãi miễn HĐQT bất cứ lúc
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

nào mà không cần phải chờ hết nhiệm kì. Với tính cách là người bỏ tiền thành lập công
ty, pháp luật ghi nhận quyền của ĐHĐCĐ trong việc quyết định ai là người sẽ thay mặt
họ quản lí tài sản của họ. Nhìn từ bản chất sở hữu, ta sẽ dễ dàng thấy việc thay thế các
thành viên HĐQT hoặc thậm chí là cả HĐQT là một việc rất bình thường như trên đã
phân tích.
Cần lưu ý ĐHĐCĐ sẽ chỉ quyết định các vấn đề được nêu trong chương trình họp.
Trong tình huống của Sacombank, ĐHĐCĐ của Sacombank có quyền bãi miễn HĐQT
để lập ra HĐQT mới nếu như chương trình họp có đưa ra vấn đề này. Muốn vậy, nhóm
cổ đông Eximbank phải có đơn kiến nghị chương trình họp và gởi trước đến công ty. Để
làm được điều này, Eximbank phải liên kết với cổ đông khác để thỏa mãn điều kiện
(i) Nhóm cổ đông Eximbank phải nắm giữ trên 10% cổ phần phổ thông (ii) Tỉ lệ này phải mang
tính liên tục ít nhất 6 tháng.
Theo Nghị định 102/2010/NĐ-CP, nếu như quả thật nhóm cổ đông Eximbank nắm
giữ trên 51% cổ phần, họ có quyền đề cử 5 người vào HĐQT. Lưu ý rằng không hẳn cả 5
người này đều có thể trở thành thành viên của HĐQT mà kết quả phải do ĐHĐCĐ bỏ
phiếu. Nhưng với một tỉ lệ cao như vậy, nhóm cổ đông Eximbank sẽ dễ dàng đạt được
mục tiêu nắm giữ đa số trong HĐQT. Đến lượt mình, các thành viên HĐQT sẽ bầu ra
chủ tịch HĐQT theo nguyên tắc đa số. Do đó, việc đương kim chủ tịch của Sacombank
muốn giữ nguyên vị trí hiện tại cần phải được sự ủng hộ của các thành viên HĐQT mới
được bầu, mà đa số đều là người đại diện của nhóm cổ đông Eximbank. Quả là rất khó.
Tóm lại, sự việc nhóm cổ đông Eximbank yêu cầu thay đổi HĐQT nếu nhìn từ góc
độ pháp luật công thì rất đỗi bình thường. Cái bất thường ở đây chính là tâm lí quyền
quản lí luôn gắn liền không tách rời với quyền sở hữu. Đã đến lúc luật chơi phải được
tái lập lại theo đúng bản chất vốn có của nó. Phải tách bạch giữa quyền quản lí và quyền
sở hữu. Có như vậy mới tạo nên áp lực cần thiết lên cơ quan quản lí trong công ty, tạo
nên động lực phát triển.

[Nguồn: Báo Diễn đàn doanh nghiệp ngày 01/03/2012]

Ưu điểm và nhược điểm của Mua cổ phần

Mua lại là hoạt động xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại một phần
hay toàn bộ cổ phần của một doanh nghiệp khác, coi đó như một chi
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

nhánh của mình. Thương hiệu của doanh nghiệp bị mua lại có thể được
giữ nguyên hay bị thay đổi tùy theo quyết định của doanh nghiệp tiến
hành mua lại. Doanh nghiệp thực hiện việc mua lại một doanh
nghiệp khác thường sẽ nhắm tới việc tăng thị phần trên thị trường
một cách cơ học và/hoặc tăng quy mô sản xuất. Chiến lược mua lại
một doanh nghiệp khác cũng có thể được áp dụng nhằm chiếm
hữu một công nghệ mới và cắt ngắn thời gian và các chi phí cho
nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ.
Việc mua lại doanh nghiệp có thể được thực hiện dưới dạng mua cổ
phần của công ty mục tiêu hoặc mua lại các tài sản của công ty mục tiêu.
Hiệu quả kinh tế của hai hình thức mua lại doanh nghiệp này đều là
thâu tóm một doanh nghiệp khác. Tuy nhiên hậu quản pháp lý của
chúng lại rất khác nhau. Trong trường hợp đầu tiên, công ty đi mua
sẽ trở thành cổ đông của công ty bị mua và vì vậy sẽ tiếp nhận toàn
bộ các quyền lợi kinh tế của công ty bị mua đồng thời cả các trách
nhiệm pháp lý và tài chính của công ty đó.

Mua tài sản

Mua tài sản của doanh nghiệp là một dạng thâu tóm, với đặc trưng
là sự tồn tại song song của cả hai bên bán và bên mua. Mua lại tài sản
doanh nghiệp (hoạt động mua tài sản này có thể là việc một doanh nghiệp
mua tài sản của một doanh nghiệp khác (từ máy móc, nhà xưởng, mạng
lưới phân phối, tiếp quản nhân sự, một số trường hợp có thể cả thương
hiệu sản phẩm, v.v.) để tiếp quản công việc kinh doanh của bộ phận được
mua lại như một phần của doanh nghiệp mình mà không trở thành một cổ
đông/ thành viên của công ty bị mua như trường hợp mua cổ phần.

Tình huống: Vinamilk và Trung Nguyên


Năm 2010 Vinamilk ký hợp đồng chuyển nhượng Nhà máy Cà phê
Sài Gòn cho Công ty Cổ phần Trung Nguyên. Nhà máy này chuyên sản
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

xuất các sản phẩm cà phê hòa tan các loại, cà phê rang xay và cà phê đóng
lon uống liền.
Vinamilk cho biết lý do chuyển nhượng là “để tập trung phát huy
thế mạnh của mình vào ngành công nghiệp sản xuất sữa”. Theo đó, sau
thương vụ này, Vinamilk sẽ rút lui hoàn toàn khỏi thị trường sản xuất các
sản phẩm cà phê hòa tan.
Vào tháng 5/2008, Vinamilk từng công bố sẽ bỏ ra 2 triệu USD để
quảng bá cho sản phẩm cà phê hòa tan nhãn hiệu Moment, với mục tiêu
đưa thị phần của sản phẩm này từ 5% lên 30% trên thị trường cà phê hòa
tan ở Việt Nam vào năm 2010.
Thông tin từ phía Trung Nguyên cho biết, vụ mua lại Nhà máy Cà
phê Sài Gòn nằm trong chiến lược hoàn thiện hệ thống nhà máy công nghệ
và bí quyết của công ty này. Tính đến thời điểm thực hiện thương vụ mua
nhà máy chế biến của Vinamilk, Trung Nguyên đang có 4 nhà máy chế
biến cà phê lớn nhất trên thị trường, gồm 2 nhà máy chế biến cà phê rang
xay và 2 nhà máy chế biến cà phê hòa tan25.

Vấn đề sở hữu và quản trị sau mua tài sản

Sự khác biệt cơ bản giữa mua cổ phần và mua tài sản là tư cách của
bên mua sau khi tiến hành M&A. Theo đó, nếu mua cổ phần bên mua sẽ
trở thành cổ đông của công ty tiềm năng. Hệ quả là, ngoài việc có các
quyền của một cổ đông, điều quan trọng là bên mua sẽ phải gánh chịu
mọi nghĩa vụ của bên bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần mà họ sở hữu.
Khi một công ty đi mua tất cả tài sản (bao gồm cả các tài sản vô
hình như thương hiệu, bộ máy quản lý, giây chuyền sản xuất, nhân sự,
mạng lưới kinh doanh…) của công ty khác bằng tiền mặt, thì công ty bán

Nguồn: http://vneconomy.vn/doanh-nhan/vinamilk-ban-lai-nha-may-ca-phe-cho-trung-
25

nguyen-20100913011827204.htm, truy cập ngày 18/06/2015


Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

tài sản sẽ có tiền mặt những vẫn phải chịu các trách nhiệm tài chính như
các khoản nợ, trách nhiệm nộp thuế và các trách nhiệm pháp lý khác
(nếu có); trong khi đó công ty đi mua sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm
pháp lý nào của công ty bán tài sản. Ở đây, nếu công ty A đi thâu tóm
toàn bộ tài sản của công ty B thì sau khi hoàn tất giao dịch M&A, Công ty
A sẽ có thể triển khai kinh doanh ngành nghề của công ty B; còn Công ty
B sau khi bán các tài sản sẽ phải giải thể hoặc chuyển sang lĩnh vực kinh
doanh khác.

Xét về mặt pháp lý, sẽ an toàn hơn cho công ty đi mua. Tuy nhiên xét
về góc độ hiệu quả thì lại hạn chế hơn trường hợp mua cổ phần vì nó sẽ
đòi hỏi nhiều hoạt động kiểm định, nhiều loại hợp đồng mua bán tài sản
khác nhau (do đặc thù của các loại tài sản) và quy trình đăng ký quyền sở
hữu phức tạp.

Hoán đổi cổ phiếu


Hoán đổi cổ phiếu, là một hình thức mang tính hỗn hợp của Sáp nhập và
Thâu tóm. Trên thực tế, sẽ có hai dạng hoán đổi cổ phiến phổ biến sau đây:

Tình huống: Avago & Broadcom


Bên mua: Avago - SX chất bán dẫn
Bên bán: Broadcom- SX chip không dây
Giá: 37 tỷ USD
Avago sẽ trả 17 tỷ USD bằng tiền mặt và 20 triệu USD bằng CP
(khoảng 140 triệu CP).
Các cổ đông của Broadcom sẽ sở hữu 32% cổ phần của công ty sau
khi kết hợp.
Giá mỗi CP của Broadcom được định giá ở mức 54,5 USD/CP bằng
tiền mặt so với mức giá tại phiên đóng cửa là 57,16 USD vào thứ 4.
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn, 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

Avago - hãng sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới đã đồng ý
mua lại nhà sản xuất chip không dây Broadcom với giá 37 tỷ USD. Đây
được cho là thương vụ mua bán có giá trị lớn nhất trong lịch sử làng công
nghệ thế giới.

Cụ thể, Avago sẽ trả 17 tỷ USD bằng tiền mặt và 20 tỷ USD bằng cổ


phiếu (khoảng 140 triệu cổ phiếu). Các cổ đông của Broadcom sẽ sở hữu
khoảng 32% cổ phần của công ty sau khi kết hợp. Thỏa thuận này dự kiến
có thể kết thúc vào quý đầu tiên của năm 2016.

Giá trị trên mỗi cổ phiếu của Broadcom được định giá ở mức 54,5
USD/1 cổ phiếu bằng tiền mặt so với mức giá tại phiên đóng cửa là 57,16 tỷ
USD vào thứ 4. Cùng ngày hôm đó, giá cổ phiếu của Broadcom đã tăng lên
mức cao nhất kể từ năm 2001. Trong khi đó, cổ phiếu của Avago cũng tăng
7,8% sau khi tuyên bố thương vụ mua bán.

Thương vụ mua lại Broadcom - nhà sản xuất chip wifi lớn nhất cho
các thiết bị kết nối tầm ngắn trên điện thoại đi dộng sẽ tạo ra nhà sản xuất
chip lớn thứ 6 thế giới xét về doanh thu. Thoả thuận này diễn ra trong bối
cảnh chi phí sản xuất trong ngành công nghiệp trị giá tới 300 tỷ USD ngày
một tăng cao buộc các hãng phải tính đến phương án kết hợp lại với nhau.
Trước đó, danh mục sản phẩm của Avago cũng bao gồm các thiết bị mạng
lưới và chuột quang.

Việc mua lại Broadcom thể hiện một mục tiêu vô cùng lớn của
Avago. Hiện giá trị thị trường của Avago là 36,3 tỷ USD và đạt doanh số
bán hàng năm ở mức 8,4 tỷ USD, cao hơn so với con số tương tự 4,9 USD
của Broadcom26.

Nguồn: http://money.cnn.com/news/newsfeeds/articles/globenewswire/10136316.htm, truy cập


26

ngày 12/06/2015
Bản thảo sách của Trần Việt Dũng và Phạm Hoài Huấn , 10/12/2014
Chỉ sử dụng cho môn học M&A, không sao chép sử dụng cho mục đích khác khi không có sự đồng ý của tác giả

CHƯƠNG 5

SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI DOANH NGHIỆP

PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN

5.1. Vai trò của luật cạnh tranh đối với các giao dịch M&A
Tiếp cận từ mặt trái của thị trường, luật cạnh tranh có mục tiêu bảo đảm
cấu trúc cạnh tranh trên thị trường và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
trước các hành vi phản cảnh trạnh. Việc đầu tư chéo, mua các doanh nghiệp
trong chuỗi cung ứng là hành vi mang tính thường xuyên của doanh nghiệp
trong quá trình kinh doanh. Bên cạnh những khía cạnh tích cực, quá trình M&A
cũng bao hàm nguy cơ gây ra hậu quả sai lệch đối với cạnh tranh trên thị trường.
Nguy cơ đó được đánh giá thông qua khả năng hình thành nên một sức mạnh thị
trường một cách đột ngột, làm gia tăng khoảng cách về thị phần giữa các doanh
nghiệp trên thị trường liên quan. Quá trình này cũng có thể tác động một cách
mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng mà các doanh nghiệp tham gia vào thương vụ
M&A đang hoặc sẽ sở hữu. Khi đã đạt đến sức mạnh thị trường đủ lớn, doanh
nghiệp đã có đủ những điều kiện thuận lợi cho việc tạo nên ưu thế nổi trội của
mình so với các doanh nghiệp khác trên thị trường liên quan thông qua việc tạo
ra các rào cản đối với việc gia nhập thị trường. Vì nói như Mác vĩ đại: Cạnh tranh
là con đường dẫn đến độc quyền, nhưng đây lại là con đường một chiều. Nói
cách khác, khi doanh nghiệp đạt vị trí thống lĩnh, độc quyền trên thị trường,
chính các doanh nghiệp này lại là các nhân tố kìm hãm cạnh tranh.

Làm thế nào để hài hoà mục tiêu tôn trọng quyền tự do kinh doanh và bảo
vệ cạnh tranh trong quá trình kiểm soát các giao dịch M&A, để bảo đảm rằng các
giao dịch này mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế thông qua quá trình tập
trung tư bản một cách nhanh chóng, tận dụng được yếu tố lợi thế qui mô nhưng
vẫn bảo đảm M&A không gây hại cho các đối thủ và người tiêu dùng thông qua
việc thay đổi cấu trúc thị trường? Vấn đề khó khăn mà cơ quan cạnh tranh phải
đối mặt đó là tại thời điểm ra quyết định kiểm soát giao dịch M&A, các nguy cơ
mà giao dịch M&A mang lại (nếu có) chỉ là những nguy cơ manh tính tiềm ẩn.
Nói cách khác, khi doanh nghiệp tiến hành M&A, hậu quả hạn chế cạnh tranh là
mang tính giả định mà chưa xảy ra trên thực tế.

Kết hợp tất cả những yếu tố trên,vai trò của luật cạnh tranh nhìn từ góc độ
kiểm soát M&A có thể hình dung:

Thứ nhất: Luật cạnh tranh có vai trò bảo vệ quyền tự do kinh doanh
Như trên đã đề cập, hệ quả pháp lý của các giao dịch M&A là hình thành
nên một sức mạnh thị trường trên thị trường liên quan. Chính điều này tạo nên
những quan ngại nhất định đối với các cơ quan quản lý. Việc thiếu vắng những
tiêu chí, nguyên tắc và ngưỡng kiểm soát sẽ dẫn đến khả năng lạm dụng việc
kiểm soát giao dịch, xâm phạm đến các quyền tự do kinh doanh của doanh
nghiệp.

Với sự hiện diện của mình, pháp luật cạnh tranh kiểm soát các giao dịch
M&A thông qua hệ thống các qui định ngưỡng điều chỉnh, nguyên tắc kiểm soát, căn
cứ đánh giá tính hạn chế cạnh tranh và tiêu chí miễn trừ đã góp phần ngăn ngừa
những nguy cơ lạm dụng.

Thứ hai: Pháp luật cạnh tranh có vai trò bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ
thông qua việc đánh giá nguy cơ gây hạn chế cạnh tranh của giao dịch
Theo UNCTAD, mục tiêu của luật cạnh tranh là nhằm kiểm soát hoặc loại
bỏ các thoả thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các hành vi tập
trung kinh tế hoặc các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường, qua đó cản trở
việc gia nhập thị trường hoặc tạo ra sự hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể 1.

Có nhiều lí do để các doanh nghiệp thực hiện giao dịch M&A. Nhìn từ góc
độ vị thế của doanh nghiệp trong chiến lược cạnh tranh, có hai nguyên nhân để
các doanh nghiệp cân nhắc việc thực hiện giao dịch:

Một là: Các doanh nghiệp M&A là các doanh nghiệp nhỏ. Quá trình M&A
mang lại cho các doanh nghiệp sức mạnh bằng tổng thị phần của tất cả các

1
UNCTAD, Model law on competition, Chapter 1 Objectives or purposes of the law, Pg. 13, xem
http://unctad.org/en/Pages/DITC/CompetitionLaw/The-Model-Law-on-Competition.aspx. Truy cập ngày 30 tháng
04 năm 2015

1
doanh nghiệp tham gia. Quá trình M&A được đánh giá như một chiến lược
mang tính “tự vệ”. Bằng việc liên kết, các doanh nghiệp có thể có được nguồn
lực mạnh hơn để cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn trên thị trường.

Hai là: Các doanh nghiệp đang có vị trí tương đồng hoặc nổi trội trên thị
trường. M&A mang lại cho các doanh nghiệp tham gia giao dịch sức mạnh nổi
trội hơn các doanh nghiệp còn lại trên thị trường.

Sức mạnh thị trường được tạo ra sau giao dịch M&A, tạo nên sự chênh
lệch giữa các doanh nghiệp tham gia với các doanh nghiệp còn lại trên thị
trường. Sự thay đổi dẫn đến sự chênh lệch về qui mô trong một thời gian ngắn,
nhìn từ chiến lược cạnh tranh làm cho các doanh nghiệp còn lại trên thị trường,
đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ rơi vào hoàn cảnh bất lợi.

Như vậy, bằng việc kiểm soát các giao dịch trong nhóm thứ hai, đánh giá
sự thay đổi cấu trúc thị trường, về mức độ gây hạn chế cạnh tranh và khả năng
thích nghi của các doanh nghiệp đối thủ không tham gia giao dịch, cơ quan quản
lý cạnh tranh sẽ quyết định phê duyệt các giao dịch hay không. Chính trong quá
trình này, quyền lợi của các doanh nghiệp nhỏ sẽ được đánh giá như là một
trong những căn cứ phê duyệt.

Thứ ba: Thông qua việc bảo vệ cấu trúc thị trường, pháp luật cạnh tranh
cũng đồng thời bảo vệ cho quyền lợi của người tiêu dùng

Mô hình: Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả (Structure – Conduct –


Performance - SCP)

Đã từng có thời gian, người ta coi mục tiêu quan trọng nhất của pháp luật
cạnh tranh là bảo vệ cấu trúc thị trường2. Bởi vì cấu trúc thị trường được coi là
xuất phát điểm của tất cả các vấn đề khác trong cạnh tranh. Thị trường độc
quyền, bị kiểm soát bởi một hoặc một nhóm doanh nghiệp. Trong bối cảnh thị
trường như vậy, doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng hạn chế việc sản xuất để

2
Nguồn: Em sẽ tra cứu lại cho chính xác

2
nâng giá, bóc lột khách hàng, các khoản ngân sách cho nghiên cứu và phát triển
bị cắt giảm. Một khi doanh nghiệp hành xử như vậy, người tiêu dùng sẽ là người
bị thiệt hại nặng nề. Họ sẽ không được hưởng mức giá cạnh tranh và các thành
tực công nghệ mà quá trình cạnh tranh mang lại.

Thị trường viễn thông của Việt nam những ngày đầu chính là một minh
họa đầy sinh động. Giai đoạn đầu, chỉ có VNPT cung cấp dịch vụ điện thoại di
động tại Việt nam với hai đầu số 091 (Vinaphone) và 090 (Mobifone). Cách tính
cước của VNPT giai đoạn này là Block 60 giây 3. Giới truyền thông Việt nam luôn
đặt ra câu hỏi tại sao mức sống cũng như thu nhập của người Việt nam không
cao nhưng giá cước di động luôn ở hàng cao so với giá cước của các nước trong
khu vực và trên thế giới 4. Khi giá cả cao thì cũng là một trong những nguyên
nhân làm tăng lượng cung. Sfone (đầu số 095) ra đời trên cơ sở liên doanh của SK
Telecom và SPT Việt nam. Chiến lược cạnh tranh của hãng này là dựa vào công
nghệ CDMA cùng với mức giá và cách tính cước ấn tượng. Trong bối cảnh đó,
cách tính cước của VNPT cũng thay đổi từ block 60 giây thành block 30 giây và
giá cước cũng thay đổi theo hướng có lợi cho người tiêu dùng

Một khi cấu trúc thị trường thay đổi, sẽ dẫn đến hành vi của doanh nghiệp
trong thị trường cũng phải thay đổi. Trong ví dụ trên, VNPT bắt buộc phải thay
đổi giá cước và cách tính cước vì thị trường lúc này không chỉ có VNPT cung cấp
dịch vụ. Câu chuyện còn tiến xa hơn nữa trong giai đoạn Viettel Telecom tham
gia cung cấp dịch vụ trên thị trường. Kết quả là hiệu quả mà cạnh tranh mang lại
là thay đổi theo hướng tích cực.

Như vậy, thông qua việc kiểm soát các giao dịch M&A, bảo đảm được cấu
trúc cạnh tranh tốt trên thị trường, pháp luật cạnh tranh cũng đã bảo vệ cho
quyền lợi của người tiêu dùng. Các lợi ích mà người tiêu dùng có được có thể kể

3
Khách hàng gọi 3 giây đầu không tính tiền, từ giây thứ 4 đến giây thứ 60 cũng sẽ bị tính cước cho cả block là 60
4
Bao giờ cước di động của Việt nam rẻ như nước ngoài, Báo pháp luật Tp.HCM ngày 09.11.2010

http://phapluattp.vn/2010110901034732p1059c1047/bao-gio-cuoc-di-dong-viet-nam-re-nhu-nuoc-ngoai.htm

Truy cập ngày 30 tháng 04 năm 2015

3
đến là: được hưởng mức giá cạnh tranh, dịch vụ bán hàng tốt hơn cùng với các
sản phẩm công nghệ mới...

Thứ tư: Pháp luật cạnh tranh góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp Việt Nam trong thương mại quốc tế
Là bộ phận quan trọng của chính sách cạnh tranh, mục tiêu của pháp luật
cạnh tranh luôn đặt trong sự vận động cùng với sự thay đổi của chính sách. Mục
tiêu dài hạn của pháp luật cạnh tranh là bảo vệ cạnh tranh thông qua một cấu
trúc cạnh tranh hiệu quả, ngăn ngừa các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường
và các thoả thuận hạn chế cạnh tranh, bảo vệ sự lành mạnh của cạnh tranh và
quyền lợi của người tiêu dùng. Mặt khác, nhìn từ góc độ quản lý vĩ mô, cạnh
tranh không chỉ được giới hạn trong phạm vi các doanh nghiệp trong phạm vi
một quốc gia. Cùng với quá trình toàn cầu hoá, với việc gia nhập WTO cùng với
việc kí kết hàng loạt các Hiệp định tự do thương mại với các nước, các doanh
nghiệp Việt Nam đứng trước sức ép từ các doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối
cảnh đó, chính sách cạnh tranh phải xác định thứ tự ưu tiên giữa hai khu vực:

Cạnh tranh trong nội bộ quốc gia

Cạnh tranh trong thương mại quốc tế

Trong bối cảnh của những quốc gia như Việt Nam, xác định trật tự ưu tiên
cho cạnh tranh quốc gia hay trong thương mại quốc là điều không dễ dàng.Để
doanh nghiệp của quốc gia có thể phát triển mạnh mẽ, cần phải có sự hỗ trợ từ
phía nhà nước. Với đặc thù tạo lập một sức mạnh thị trường nhanh chóng trong
một khoảng thời gian ngắn, M&A là công cụ giúp doanh nghiệp lớn mạnh để
vươn ra cạnh tranh trong thương mại quốc tế. Cái khó là, để doanh nghiệp tạo
lập một vị trí đủ mạnh trong thương mại quốc tế, có nghĩa nhà quản lý phải hi
sinh cấu trúc cạnh tranh trong nội bộ quốc gia.

Kinh nghiệm của những quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời về luật cạnh
tranh chỉ ra rằng ưu tiên cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia vì
hai lí do sau:

Thứ nhất: Trong quá trình toàn cầu hoá, các nước không thể không tham
gia vào nền kinh tế thế giới. Nói cách khác, việc giao lưu thương mại quốc tế là
một khuynh hướng mang tính tất yếu trong bối cảnh hiện nay.

4
Thứ hai: Một thị trường cạnh tranh qui mô nhỏ chưa hẳn đã tốt hơn một thị
trường độc quyền nhưng ở qui mô lớn. Tư tưởng cứng nhắc trong quản lý cạnh
tranh sẽ dẫn đến hệ quả là những thị trường manh mún với những doanh
nghiệp tiềm lực kinh tế thấp cùng với công nghệ lạc hậu được bảo hộ quá lâu.
Như vậy, khi đối diện với cạnh tranh từ những đối thủ mạnh hơn từ các khu vực
thị trường cạnh tranh khốc liệt với qui mô lớn, các doanh nghiệp này sẽ có rất ít
cơ hội để tồn tại và phát triển. Bài học về các liên doanh đầu tiên của Việt Nam
khi vừa mở cửa như liên doanh Chương Dương – Coca Cola, kem đánh răng Dạ
Lan... vẫn còn nguyên tính thời sự.

Các vụ việc hạn chế cạnh tranh giai đoạn 2006 – 2014

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thường niên của Cục quản lý cạnh tranh Việt Nam
năm 20145)

5
Xem http://www.vca.gov.vn/uploads/file/2015/04_02/VCA%20Annual%20Report%202014-Vn-0204.pdf , truy
cập ngày 15 thàng 05 năm 2014

5
Theo báo cáo hoạt động thường niên của Cục quản lý cạnh tranh Việt Nam
năm 20146, Cục QLCT đã kết thúc quá trình điều tra bổ sung lần 2 đối với vụ
việc hạn chế cạnh tranh đối với Công ty TNHH Truyền thông Megastar về hành
vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Kết thúc quá trình điều tra, Cục QLCT
đã chuyển Báo cáo điều tra cùng toàn bộ Hồ sơ vụ việc sang Hội đồng cạnh
tranh để xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, trong năm 2014 Cục
QLCT đã ban hành quyết định điều tra sơ bộ và sau đó là điều tra chính thức đối
với 01 vụ việc hạn chế cạnh tranh liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh trên thị trường du lịch.

Nhìn vào hình trên, có thể thấy việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh
tranh nói chung và các hoạt động M&A nói riêng khá khiêm tốn không chỉ trong
năm 2014 mà đó là kết quả xuyêt suốt của cả quá trình thực thi pháp luật cạnh
tranh kể từ khi đạo luật này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2005.
Bên cạnh lí do Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực thi pháp luật
cạnh tranh thì một lí do quan trọng mà chúng tôi đánh giá thông qua quá trình
qua sát sự vận động của pháp luật cạnh tranh từ những ngày đầu của Việt Nam
cũng như từ kinh nghiệm của các nước, đó chính là mục tiêu nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thương mại quốc tế7.

Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, nhưng
đồng thời để doanh nghiệp (được hình thành từ quá trình M&A) không lạm
dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền cần phải đặt chính sách cạnh tranh trong mối
tương quan với pháp luật về đầu tư. Chính sách đầu tư cần phải xác định hai
mục tiêu lớn:

Một là: Việt Nam mong muốn đẩy mạnh đầu tư quốc tế và giao lưu
thương mại thông qua việc hiện diện hoặc không hiện diện thương mại tại Việt
Nam

Hai là: Chính sách đầu tư sẽ mang tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước
ngoài.

6
Sau đây gọi tắt là Cục QLCT
7
Chúng tôi sẽ bình luận về vấn đề này trong các căn cứ miễn trừ ở phần sau của Chương này

6
Như vậy, bằng chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài gia
nhập thị trường Việt Nam, lúc này cấu trúc cạnh tranh trên thị trường lại thay
đổi theo hướng tích cực. Doanh nghiệp Việt Nam là một bên trong quá trình đó
với đối trọng là các doanh nghiệp nước ngoài mới tham gia. Trật tự cạnh tranh
lại được thiết lập nhưng với qui mô lớn hơn.

5.2. Các giao dịch thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh
5.2.1. Dẫn nhập
Theo qui định tại điều 16 luật cạnh tranh, tập trung kinh tế là hành vi của
doanh nghiệp bao gồm:

Sáp nhập doanh nghiệp;


Hợp nhất doanh nghiệp;
Mua lại doanh nghiệp;
Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Mặc dù tên gọi là khác nhau, nhưng xét về mặt hình thức, tập trung kinh
tế chính là hoạt động M&A.

Thực tiễn hoạt động M&A nhìn từ góc độ chủ thể, có thể chia thành ba
nhóm:

Nhóm giao dịch M&A giữa các đối thủ của nhau (M&A theo hàng ngang)
Nhóm giao dịch M&A giữa các doanh nghiệp ở hai khu vực thị trường
khác nhau trong chuỗi sản xuất, cung ứng. Ví dụ giữa doanh nghiệp sản
xuất và phân phối (M&A theo hàng dọc)
Nhóm giao dịch M&A mang tính hỗi hợp, có nghĩa các bên tham gia hoạt
động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau hoặc các doanh
nghiệp không cùng sản xuất một loại sản phẩm và cũng không có mối quan
hệ mua – bán hiện hữu hoặc tiềm năng8.

Với mục tiêu bảo vệ tính lành mạnh của cạnh tranh và cấu trúc cạnh tranh
của thị trường, pháp luật cạnh tranh Việt Nam không điều chỉnh mọi giao dịch

8
Xem thêm UNCTAD, sđd, Pg. 50

7
M&A. Trong ba nhóm M&A ở trên, luật cạnh tranh chỉ điều chỉnh đối với các
giao dịch trong nhóm thứ nhất, tức là hành vi tập trung kinh tế giữa các đối thủ
cạnh tranh của nhau9. Các giao dịch M&A theo hàng dọc hoặc hỗn hợp, mặc dù
có thể tác động đến cạnh tranh ở một phương diện nào đó, nhưng về bản chất
các giao dịch này không tác động trực tiếp đến cấu trúc cạnh tranh trên thị
trường. Do vậy, nó (các giao dịch hàng dọc & tổng hợp) không thuộc phạm vi
điều chỉnh của luật cạnh tranh10. Các doanh nghiệp được coi là đối thủ cạnh
tranh của nhau, theo đó giao dịch M&A giữa các đối thủ thuộc phạm vi điều
chỉnh của luật cạnh tranh Việt Nam khi các doanh nghiệp này cùng nằm trên
một thị trường liên quan.

5.2.2. Thị trường liên quan


Theo Luật mẫu về cạnh tranh, thị trường liên quan được hiểu là các điều
kiện chung, theo đó người bán và người mua trao đổi hàng hoá, và hàm nghĩa
một ranh giới xác định các nhóm người bán và người mua hàng hoá mà trong
đó cạnh tranh là khả năng bị hạn chế. Nó đòi hỏi sự phân định các sản phẩm và khu
vực địa lý trong đó các nhóm hàng hóa cụ thể, người mua và người bán tương tác
để thiết lập giá cả và sản lượng. Nó sẽ bao gồm tất cả sản phẩm/ dịch vụ thay thế
hợp lý và các đối thủ cạnh tranh kế cận, mà người tiêu dùng trong ngắn hạn có
thể chuyển sang nếu có sự hạn chế hoặc lạm dụng tăng giá với một chi phí
không đáng kể 11. Nói một cách dễ hiểu, để coi là cùng nằm trên thị trường liên
quan, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm giống nhau hoặc tương tự nhau
và khu vực mà họ kinh doanh có đủ gần nhau hay không.

Theo luật cạnh tranh Việt Nam, thị trường liên quan bao gồm thị trường
sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.

9
Trong phần trình bày ở chương này, thuật ngữ Tập trung kinh tế và M&A được hiểu cùng một nghĩa
10
Tuy vậy, trong quan niệm của các nước, tập trung kinh tế có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn Việt Nam, bao hàm cả
tập trung kinh tế theo chiều ngang và theo chiều dọc. Về vấn đề này, xem thêm UNCTAD, Model law on
competition, Chapter VI, Notification, examination and prohibition of mergers affecting concentrated markets, Pg.
49
11
UNCTAD, Model Law on Competition, Chapter II, Definitions and scope of application

Xem địa chỉ: http://unctad.org/en/Pages/DITC/CompetitionLaw/The-Model-Law-on-Competition.aspx

8
Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hoá,
dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và
giá cả.
Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có
những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện
cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân
cận12.

5.2.2.1. Thị trường sản phẩm liên quan


a) Các yếu tố cấu thành của sản phẩm liên quan
Theo qui định tại §4 Nghị định 116/2005/NĐ-CP thị trường sản phẩm liên
quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau cả về đặc tính,
mục đích sử dụng và giá cả.

Như vậy, khi xác định hai sản phẩm có phải là sản phẩm liên quan hay
không, cần thiết phải xác định

Đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được xác định theo một hoặc một số
căn cứ như: Tính chất vật lý; Tính chất hóa học; Tính năng kỹ thuật;
Tác dụng phụ đối với người sử dụng; Khả năng hấp thụ.
Mục đích sử dụng của hàng hóa, dịch vụ được xác định căn cứ vào
mục đích sử dụng chủ yếu nhất của hàng hóa, dịch vụ đó
Giá cả của hàng hóa, dịch vụ là giá ghi trong hóa đơn bán lẻ.

b) Phương pháp xác định


Có nhiều cách để xác định thị trường liên quan. Tuy nhiên, cách được sử
dụng nhiều nhất đó là xác định thị trường sản liên quan dựa trên sự thay đổi về
cầu. Theo cách xác định này, xuất phát điểm là khảo sát hành vi của người tiêu
dùng. Cơ quan cạnh tranh sẽ làm một bài kiểm tra, theo đó liệu người tiêu dùng
sẽ chuyển sang mua sản phẩm B để đáp ứng cho nhu cầu của mình hay không,
nếu giá của sản phẩm A mà người này đang dùng gia tăng quá một ngưỡng xác
định. Như vậy, nhu cầu của người dùng là không đổi. Do đó, muốn đáp ứng

12
§3.1 luật cạnh tranh

9
nhu cầu của người dùng, yêu cầu mang tính logic là hai phẩm A & B phải có đặc
tính vật lí, hoá học, sinh học, công dụng là giống nhau.

Thị trường sản phẩm là yếu tố đầu tiên phải xác định khi điều tra thị
trường liên quan. Trên thực tế, hai khía cạnh được áp dụng trong xác định các
thị trường sản phẩm liên quan là (i) khả năng hoán đổi hợp lý của việc sử dụng và
(ii) độ co giãn chéo của cầu.

 Khả năng hoán đổi hợp lý của việc sử dụng

Áp dụng tiêu chí đầu tiên, hai yếu tố thường được khảo sát là (i) có hay
không tính năng sử dụng cuối cùng các sản phẩm và sản phẩm thay thế của nó
về cơ bản là giống nhau, hoặc (ii) các đặc tính vật lý (hoặc phẩm chất kỹ thuật) là
đủ giống nhau để cho phép khách hàng chuyển đổi dễ dàng từ sản phẩm này
đến sản phẩm kia.

 Độ co giãn chéo của cầu

Áp dụng bài kiểm tra co giãn chéo, giá là yếu tố trung tâm. Nó liên quan
đến việc gia tăng lượng cầu đối với một hàng hoá được xác định mà việc gia
tăng này được xác định là kết quả của việc tăng một mức giá nhất định của một
loại hàng hoá khác. Trong một thị trường mà tính co giãn của đường cầu cao, sự
tăng giá nhẹ của một sản phẩm sẽ khiến khách hàng chuyển đổi sang sản phẩm
khác. Điều đó chỉ ra rằng các sản phẩm đang được khảo sát cùng nằm trên cùng
thị trường sản phẩm liên quan. Trong thị trường mà tính co giãn của đường cầu
thấp, việc tăng giá không làm cho người dùng thay đổi sang sản phẩm khác,
chúng ta nói rằng hai sản phẩm này nằm ở hai khu vực thị trường khác nhau13.

Tuy vậy, khi áp dụng nguyên lí này vào thực tế, các cơ quan cạnh tranh
đối diện với một khó khăn là ít khi nào các doanh nghiệp tăng giá cùng một lúc.
Việc tăng giá một cách đột ngột, sẽ gây ra phản ứng tiêu cực từ khách hàng, qua
đó tạo điều kiện cho đối thủ gia tăng thị phần. Do vậy doanh nghiệp sẽ chia nhỏ
việc tăng giá thành nhiều lần và tiến hành trong một khoảng thời gian dài. Để

13
Xem thêm UNCTAD, Model Law on Competition, tr. 17,http://unctad.org/en/Docs/tdrbpconf5d7.en.pdf

10
khắc phục tình trạng này các cơ quan cạnh tramh của Hoa Kỳ và Châu Âu thực
hiện thông qua bài kiểm tra SSNIP (small but significant and non-transitory increase
in price) 14.

Tại Việt Nam, SSNIP test được ứng dụng thành qui định tại §4.5.c nghị
định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật cạnh tranh. Theo đó hàng hóa,
dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho nhau về giá cả nếu trên 50% của một
lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên
quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính,
mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý
định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10%
và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp.

Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan quy
định tại điểm này không đủ 1000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác định
tối thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng đó.

5.2.2.2. Thị trường địa lí liên quan


Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có các
hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự
và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận. Thị trường địa lí có thể
được xác định theo tỉnh, thành phố, khu vực hoặc thậm chí là quốc gia.

14 S U.S. Department of Justice and the Federal Trade Commission, Horizontal Merger Guidelines, xem
http://www.justice.gov/atr/public/guidelines/hmg-2010.html (thường trong yêu cầu về citation của nước ngoài đối
với thông tin trên mạng sẽ yêu cầu dẫn chiếu ngày truy cập.

Tác giả (năm) “tác phẩm”, (xem tại http://www.....) [tru cập lần cuối:…..]

Panagiotis N. Fotis, Price - based techniques for Market definition & Buying Power Index, xem
http://ssrn.com/abstract=2118502

OECD, Market Definition, xem http://ssrn.com/abstract=2084658

11
Việc xác định thị trường địa lý, cách tiếp cận theo hướng sự thay đổi về
cầu cũng cũng có thể được áp dụng. Thông qua phương pháp này, thị trường địa
lý liên quan là khu vực mà người tiêu dùng hoặc người mua hợp lý có thể đáp
ứng các nhu cầu của mình.

Có nhiều tiêu chí để xác định thị trường địa lí liên quan như sự bất lợi về
mặt giá cả do sự gia tăng chi phí vận chuyển, sự bất tiện khi mua hàng hoá, sử
dụng dịch vụ, khả năng lựa chọn của khách hàng...15

Theo pháp luật cạnh tranh của Việt Nam, ranh giới của khu vực địa lý
được khảo sát có phải là cùng nằm trên một khu vực địa lí liên quan hay không
được xác định theo các căn cứ:

Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối
sản phẩm liên quan;
Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận
đủ gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a khoản này để có thể tham gia
phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó;
Chi phí & Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Rào cản gia nhập thị trường.

Phương pháp xác định


Khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt
đáng kể với các khu vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau
đây:

Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá bán lẻ hàng hóa
tăng không quá 10%;
Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập thị trường

Rào cản gia nhập thị trường

1. Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn
15
Xem thêm UNCTAD, Model Law on Competition, Pg. 18, xem http://unctad.org/en/Docs/tdrbpconf5d7.en.pdf
hiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về sở hữu công

nghiệp.
12
2. Các rào cản về tài chính bao gồm chi phí đầu tư vào sản xuất,

phân phối, xúc tiến thương mại hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn
5.3. Cơ chế kiểm soát các giao dịch M&A

Quyền tự do kinh doanh thừa nhận khả năng doanh nghiệp được phép
hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm cũng như
thừa nhận doanh nghiệp quyền được tự chủ trong quá trình hoạt động của mình.
Trong quá trình tiến hành một giao dịch M&A, ngoài việc chịu sự điều chỉnh của
pháp luật doanh nghiệp, giao dịch M&A còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật
cạnh tranh với tư cách là mảng pháp luật kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh
tranh.

Lí do là, khi tiến hành các giao dịch M&A, các doanh nghiệp tham gia vào
giao dịch cũng đồng thời tác động (thay đổi) đến cấu trúc cạnh tranh trên thị
trường liên quan. Kết quả là số lượng doanh nghiệp trên thị trường bị giảm
13
xuống hoặc tính độc lập giữa các doanh nghiệp bị thay đổi so với trước đó. Mặt
khác, kết quả của hoạt động M&A sẽ làm hình thành nên một doanh nghiệp có
tiềm lực bằng tổng các doanh nghiệp tham gia cộng lại. Điều này làm cho tương
quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bị thay đổi một cách đột ngột. Sự khác
biệt của tích tụ tư bản và tập trung kinh tế chính là ở chỗ này. Nếu như kết quả
của tích tụ tư bản cũng hình thành nên doanh nghiệp có qui mô ngày càng lớn,
nhưng để đạt được sự thay đổi về thị phần, quá trình tích tụ tư bản phải diễn ra
trong một khoảng thời gian dài. Trong quá trình đó, các doanh nghiệp còn lại
trên thị trường có đủ thời gian để có những giải pháp để thích nghi và đưa ra
những chiến lược cạnh tranh thích hợp. Trong khi đó, quá trình tập trung kinh
tế, không phải là quá trình tăng trưởng tự thân mang tính nội sinh của doanh
nghiệp. Sự gia tăng sức mạnh thị trường của doanh nghiệp hình thành sau quá
trình tập trung kinh tế, đơn thuần chỉ mang tính “cộng dồn” sức mạnh của các
doanh nghiệp tham gia giao dịch M&A. Vì lẽ đó, về mặt lí thuyết, giao dịch
M&A có thể tạo ra những doanh nghiệp lớn chỉ “sau một đêm”16. Cũng chính vì
vậy, nhằm bảo đảm cho cấu trúc cạnh tranh của thị trường, phải đặt ra nhu cầu
kiểm soát các hành vi M&A.

Việc thiết lập chế định kiểm soát các hành vi mua bán, sáp nhập doanh
nghiệp với tư cách là một bộ phận của pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế
tranh là một điều không có hề có sự bàn cãi. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng bên
cạnh những tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh hành vi mua bán, sáp
nhập doanh nghiệp còn được nhìn nhận ở những tác động tích cực đối với sự
phát triển kinh tế cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
nam trong quá trình hội nhập.

Nhìn từ góc độ đó không phải mọi trường hợp M&A đều có hại cho cạnh
tranh trên thị trường mà trong một số trường hợp những giao dịch này cũng
mang lại những lợi ích nhất định. Những lợi ích đó có thể là kết quả của các giao
dịch M&A góp phần giúp cho một bên của giao dịch thoát khỏi nguy cơ bị phá

16
Tất nhiên là trên thực tế, để hoàn tất các thủ tục, đôi khi các bên phải mất vài tháng thậm chí là cả năm.

14
sản, hoặc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp quốc nội trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế…Do đó, việc cân nhắc giữa tác hại và lợi ích mà
các giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp mang lại phải đặt trong tương
quan với chính sách cạnh tranh và điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia trong
từng giai đoạn nhất định. Trên tinh thần đó, pháp luật cạnh tranh qui định các
giao dịch mua bán sáp nhập doanh nghiệp mặc dù rơi vào trường hợp bị cấm
nhưng nếu thỏa mãn những điều kiện do luật cạnh tranh qui định thì có thể
được xem xét để được miễn trừ

5.3.1. Nguyên tắc kiểm soát


Quyền tự do kinh doanh là quyền được pháp luật Việt Nam công nhận
trong nhiều văn bản pháp lý quan trọng. Luật doanh nghiệp 2014 qui định
doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật
không cấm, tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ
động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh
quy mô và ngành, nghề kinh doanh17.

Tiến hành các hoạt động tập trung kinh tế là một trong những biểu hiện
của quyền tự do kinh doanh. Tuy vậy, hoạt động M&A của doanh nghiệp phải
đặt trong khuôn khổ của pháp luật. Việc kiểm soát các giao dịch M&A bị kiểm
soát dựa trên các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất: Bảo đảm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ hai: Không làm tổn hại cấu trúc cạnh tranh trên thị trường

Thứ ba: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thương
mại quốc tế

Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, phương pháp kiểm soát các giao
dịch M&A là dựa vào thị phần và qui mô của doanh nghiệp sau tập trung kinh
tế. Theo đó, dựa trên ngưỡng kiểm soát mà pháp luật ấn định, cơ quan cạnh
tranh cũng như các bên tiến hành giao dịch sẽ biết được giao dịch có thuộc
trường hợp bị cấm hoặc kiểm soát hay không.

17
§7.1 luật doanh nghiệp

15
5.3.2. Ngưỡng kiểm soát đối với M&A
Theo qui định của pháp luật cạnh tranh, dựa vào kết quả của giao dịch
M&A, mà chia thành hai nhóm với hai cách thức kiểm soát khác nhau:

Một là: Kết quả của giao dịch, doanh nghiệp mới được hình thành vẫn là
doanh nghiệp nhỏ và vừa thì được tự do tiến hành mà không kể đến mức độ tác
động của giao dịch đến thị trường như thế nào18.

Hai là: Kết quả của giao dịch, doanh nghiệp mới được hình thành là doanh
nghiệp lớn. Đây là trường hợp pháp luật cạnh tranh sẽ kiểm soát. Theo đó, thị
phần là tiêu chí cơ bản nhất để kiểm soát đối với các hoạt động M&A.

Trên cơ sở đó, pháp luật cạnh tranh chia M&A thành ba nhóm sau

a. Nhóm các giao dịch M&A bị cấm


Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập
trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan19.

Dẫu vậy, nguyên tắc kiểm soát soát đối với M&A là cấm có chọn lọc. Cho
dù có thị phần kết hợp trên 50% trên thị trường liên quan, hoạt động M&A giữa
các doanh nghiệp vẫn có thể được thực hiện nếu đáp ứng được các điều kiện luật
định và được người có thẩm quyền ra quyết định cho hưởng miễn trừ.

Vấn đề miễn trừ

Các trường hợp miễn trừ theo qui định của pháp luật cạnh tranh Việt nam
đối với các giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp bị cấm đó là:

Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải
thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;
Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát
triển kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ20

18
Cụ thể sẽ được bình luận trong tiểu mục c của mục 5.3.2.
19
§18 luật cạnh tranh

16
Cơ chế miễn trừ không đương nhiên áp dụng đối với các giao dịch mua
bán sáp nhập doanh nghiệp bị cấm khi các giao dịch này thỏa mãn các điều kiện
được qui định tại điều 19 của luật cạnh tranh. Đó chỉ là những tiêu chí để cơ
quan cạnh tranh của Việt nam xem xét khi có đơn xin hưởng miễn trừ của các
doanh nghiệp.

Vấn đề tưởng chừng như rất rõ ràng, nhưng trên thực tế, với các tiêu chí
được qui định tại điều 19 luật cạnh tranh đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho cả
doanh nghiệp và cơ quan cạnh tranh trong quá trình áp dụng miễn trừ đối với
các giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp bị cấm. Cụ thể:

Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể
hoặc lâm vào tình trạng phá sản

Điều kiện để xem xét cho phép doanh nghiệp được hưởng miễn trừ trong
trường hợp này đó là một hoặc nhiều bên tham gia vào giao dịch mua bán, sáp
nhập doanh nghiệp phải đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng
phá sản. Vấn đề đặt ra là thế nào là nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng
phá sản? Pháp luật cạnh tranh hầu như không có qui định nào để giải thích cho
hai khái niệm trên.

Theo qui định tại điều 201 luật doanh nghiệp 2014, giải thể doanh nghiệp
có hai trường hợp là giải thể tự nguyện hoặc giải thể bắt buộc. Nhưng cho dù là
giải thể tự nguyện hay giải thể bắt buộc thì điều kiện đặt ra là doanh nghiệp phải
có khả năng thanh toán được các nghĩa vụ tài chính của mình. Đây cũng chính là
một trong những yếu tố để phân biệt giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp.
Theo đó Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác
xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ
ngày đến hạn thanh toán 21

20
§19 luật cạnh tranh
21
§4.1 luật phá sản

17
Nói cách khác, theo qui định của pháp luật doanh nghiệp, việc giải thể
doanh nghiệp có thể xuất phát từ nhiều lí do. Nhưng chung qui lại, việc giải thể
doanh nghiệp hầu như không liên quan một cách trực tiếp đến tài chính của
doanh nghiệp. Nhưng luật cạnh tranh 2004 không có một định nghĩa hoặc giải
thích rõ ràng hơn về khái niệm “nguy cơ bị giải thể”. Nếu phân tích theo tư duy
logic thì khoản 1 điều 19 luật cạnh tranh đang đề cập đến tình trạng tài chính bị
mất cân đối ở doanh nghiệp tham gia vào giao dịch mua bán, sáp nhập. Xuất
phát từ đó, người ta nhìn nhận rằng nếu không có giao dịch mua bán hợp nhất
này thì doanh nghiệp đó phải chấm dứt hoạt động (thông qua việc giải thể hoặc
phá sản). Cơ sở để được hưởng miễn trừ trong trường hợp này xuất phát từ:

Một là: doanh nghiệp này đang nằm trong nguy cơ bị giải thể hoặc phá
sản. Nói cách khác, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp này trên thị trường
liên quan hầu như là không đáng kể. Cho nên việc có sáp nhập hay không sáp
nhập thì cũng không làm thay đổi cấu trúc cạnh tranh trên thị trường một cách
đột ngột.

Hai là: Với việc cho phép doanh nghiệp được tiến hành các giao dịch mua
bán, sáp nhập doanh nghiệp đang nằm trong nguy cơ giải thể hoặc phá sản có
thể không phải chấm dứt sự tồn tại. Vì thế quyền lợi cho các đối tác, chủ nợ,
người lao động của doanh nghiệp…sẽ không bị tác động lớn như trong trường
hợp doanh nghiệp bị phá sản.

Nhưng luật cạnh tranh không có một chỗ nào thể hiện một cách minh thị
cho suy luận trên. Khi xem xét áp dụng miễn trừ, một nguyên tắc đặt ra là cơ
quan có thẩm quyền phải tuân thủ qui định của pháp luật. Trong trường hợp
này, theo qui định của luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật, rõ ràng khái
niệm doanh nghiệp rơi vào tình trạng giải thể phải được hiểu theo qui định của
điều 201 luật doanh nghiệp22 tức là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp
không xuất phát một cách trực tiếp từ nguyên nhân tình trạng tài chính của
doanh nghiệp. Trong trường hợp này, về mặt lí luận rất khó lí giải cho nguyên

22
§83 luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật

18
do được hưởng miễn trừ của doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện các giao
dịch mua bán sáp nhập doanh nghiệp nhưng lại rơi vào các trường hợp bị cấm
theo pháp luật cạnh tranh.

Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển
kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ

Theo đó, để có thể được hưởng cơ chế miễn trừ các bên có liên quan phải
chứng minh rằng kết quả của giao dịch mua bán sáp nhập có tác dụng tốt đối với
xã hội thông qua việc mở rộng xuất khẩu hoặc phát triển kinh tế xã hội hoặc góp
phần phát triển tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Có hai nhận xét xoay quanh qui định này:

Một là với tư cách là cơ sở để áp dụng miễn trừ đối với các giao dịch mua
bán, sáp nhập doanh nghiệp bị cấm nhưng lại thiếu đi các tiêu chí cụ thể để áp
dụng trên thực tế. Về mặt câu chữ, thì có cảm giác khoản 2 điều 19 rất dễ hiểu,
nhưng khi áp dụng vào thực tế các bên có liên quan sẽ rất khó khăn trong việc lí
giải thế nào là có tác dụng mở rộng xuất khẩu. Giả sử các bên tham gia vào giao
dịch mua bán sáp nhập đều là những doanh nghiệp chuyên kinh doanh mặt xuất
khẩu thì liệu thị phần kết hợp của các bên sau khi sáp nhập có phải là một sự mở
rông xuất khẩu hay không? Tương tự như vậy, cũng sẽ rất khó khăn khi phải
giải thích thế nào là góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ kỹ thuật công
nghệ.

Hai là kết quả của việc thiếu vằng hệ thống các tiêu chí để lượng hóa các
trường hợp miễn trừ các giao dịch mua bán sáp nhập doanh nghiệp theo qui
định tại §29.2 dễ dẫn đến một trong hai khuynh hướng sau trong cách hành xử
của cơ quan cạnh tranh với các bên có liên quan trong việc xem xét cho hưởng
miễn trừ đối với các giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp bị cấm: 1) Dễ dãi
trong việc cho hưởng miễn trừ, 2) Không cho hưởng miễn trừ mặc dù có thể giao
dịch mua bán sáp nhập có nhiều lợi ích đối với nền kinh tế hơn là những tác hại
mà chúng mang lại.

19
Bình luận

Như trên đã phân tích, các tiêu chí hưởng miễn trừ có vai trò rất quan
trọng trong việc kiểm soát tập trung kinh tế nói chung và trong các giao dịch
mua bán, sáp nhập nói riêng. Bởi vì nó không chỉ giúp cho việc thực thi chính
sách cạnh tranh của quốc gia trong mỗi gia đoạn lịch sử nhấ định mà nó còn có ý
nghĩa rất lớn đối với các bên trong việc thực hiện các giao dịch mua bán sáp
nhập.

Thứ nhất: Cần phải có định nghĩ rõ ràng thế nào là đang trong nguy
cơ giải thể

Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt học thuật mà nó còn có ý nghĩa rất
lớn về mặt thực tiễn khi các bên liên quan tiến hành việc giải trình với cơ quan
cạnh tranh về vấn đề miễn trừ

Thứ hai: Các tiêu chí miễn trừ qui định tại khoản 2 điều 19 luật cạnh
tranh

Một trong những cơ sở xem xét để quyết định việc miễn trừ đối với giao
dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đó là liệu các giao dịch này có tác dụng
mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật,
công nghệ hay không? Tuy vậy, trong những phần sau của luật cạnh tranh và
nghị định 116/2005/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành một số điều của luật cạnh
tranh lại chưa có được những qui chuẩn cụ thể cho việc nhận diện các yếu tố
trên.

Chính sách cạnh tranh theo nghĩa hẹp, theo đó nó bao gồm các quy tắc và
quy định nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong một nền kinh tế quốc dân, một phần
thông qua việc phân bổ có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên 23. Theo đó, chính sách
cạnh tranh cũng được nhìn nhận trong tiến trình chuyển động cùng với sự thay
đổi của các điều kiện kinh tế xã hội trong mỗi thời kì nhất định. Cụ thể, trong bối

23
ĐH kinh tế luật, Giáo trình luật cạnh tranh, tr27

20
cảnh kinh tế hiện thời, chính sách cạnh tranh của Việt nam gắn chặt với quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Năm năm sau ngày gia nhập WTO, cùng với việc hàng
hóa Việt nam gia nhập vào thị trường các nước thì mặt trái của nó là hàng hóa
của các nước cũng sẽ được nhập vào thị trường Việt nam một cách tương ứng.
Các doanh nghiệp Việt nam đứng trước thách thức là phải có bước trưởng thành
để có thể tồn tại tạ chính thị trường Việt nam và xa hơn nữa là phải vươn mạnh
ra thị trường thế giới. Từ đó, cơ quan quản lí về cạnh tranh của Việt nam sẽ phải
cân nhắc giữa yếu tố bảo vệ cấu trúc thị trường hiện tại hay là tạo lập nên những
doanh nghiệp có tiềm lực đủ mạnh trước sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp
khác đến từ các quốc gia thành viên.

b. Nhóm các giao dịch M&A bị kiểm soát


Các giao dịch M&A mà các doanh nghiệp tham gia có thị phần kết hợp từ 30%
đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải
thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế24.

Tiêu chí đánh giá


Khi đánh giá tác động cạnh tranh, các cơ quan cạnh tranh thường cân nhắc
hệ quả của vụ việc TTKT có khả năng dẫn đến các hành vi lạm dụng mang tính
đơn phương hoặc kết hợp hay không25. Thông thường, kinh nghiệm đánh giá
khả năng hạn chế cạnh tranh ở các nước thông qua Thị phần, chỉ số Herfindahl-
Hirschman Index và Concentration Ratio.

Thị phần
Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định
là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh
thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị
trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp

24
§20.1 luật cạnh tranh
25
Cục quản lý cạnh tranh (2012), Báo cáo tập trung kinh tế, Tr.39

21
này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại
hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm26

Nhìn từ góc độ kinh tế học, thị phần được hiểu chính là khả năng của
doanh nghiệp trong việc chi phối đầu vào hoặc đầu ra của sản phẩm. Nói như
thế, để thấy nguyên lí căn bản là nếu doanh nghiệp nắm giữ, chi phối đầu vào
hoặc đầu ra của sản phẩm, doanh nghiệp đó sẽ chi phối hoặc tác động mạnh mẽ
đến cạnh tranh trên thị trường.

Chỉ số Herfindahl-Hirschman Index (HHI)


Thuật ngữ "HHI" có nghĩa là Herfindahl-Hirschman Index, thước đo được
chấp nhận một cách rộng rãi khi xác định mức độ tập trung của thị trường. HHI
được tính bằng tổng bình phương thị phần của mỗi công ty cạnh tranh trên thị
trường. Ví dụ, trong một thị trường có 04 công ty có thị phần lần lượt là: 30, 30,
20, và 20 phần trăm. Vậy chỉ số HHI là 2.600 (302 + 302 + 202 + 202 = 2.600).

Chỉ số HHI dùng để đo qui mô của doanh nghiệp trong một thị trường.
Cách tiếp cận là HHI bằng o điểm khi một thị trường tồn tại một số lượng lớn các
doanh nghiệp có quy mô tương đối bằng nhau và đạt tối đa là 10.000 điểm khi
thị trường bị kiểm soát bởi một công ty duy nhất.

Chỉ số HHI tăng cả khi số lượng doanh nghiệp trên thị trường giảm và
cũng như sự chênh lệch về kích thước giữa các doanh nghiệp này tăng lên27.

Các cơ quan thường xem xét thị trường mà chỉ số HHI dao động giữa
1.500 và 2.500 điểm: Thị trường tập trung vừa phải và HHI vượt quá 2.500 điểm
thị trường tập trung cao độ.

[Nguồn: http://www.justice.gov/atr/public/guidelines/hhi.html]

26
§3.5 luật cạnh tranh
27
http://www.justice.gov/atr/public/guidelines/hhi.html

22
Khi xác định hệ số tập trung của thị trường, cơ quan Cạnh tranh thường sử dụng chỉ số
Herfindahl-Hirschman Index (“HHI”). HHI được xác định bằng tổng bình phương của thị phần
các doanh nghiệp trên thị trường.
Theo đó, thị trường được chia thành ba loại:
Thị trường phi tập trung: HHI dưới 1500
Thị trường tập trung vừa phải: HHI giữa 1500 và 2500
Thị trường tập trung cao độ: HHI trên 2500
Các cơ quan sử dụng các tiêu chuẩn chung sau đây cho các thị trường liên quan mà họ
đã xác định
Thay đổi nhỏ trong tập trung kinh tế: Sáp nhập liên quan đến sự gia tăng trong HHI dưới
100 điểm là dường như không có tác dụng cạnh tranh bất lợi và thường không cần phân tích
thêm
Thị trường tập trung vừa phải: Kết quả của giao dịch Tập trung kinh tế tại thị trường
tập trung vừa phải dẫn đến sự gia tăng của HHI hơn 100 điểm. Trường hợp này được coi là gia
tăng sự quan ngại về cạnh tranh và cần phải thường xuyên theo dõi.
Thị trường tập trung cao độ: Kết quả của giao dịch Tập trung kinh tế tại thị trường tập
trung cao độ dẫn đến sự gia tăng của HHI từ 100 điểm và 200 điểm: Trường hợp này được coi
là gia tăng sự quan ngại về cạnh tranh một cách đáng kể và phải được thường xuyên giám sát.
HHI tăng hơn 200 điểm sẽ được coi là có khả năng tăng cường sức mạnh thị trường.
Nguồn: U.S. Department of Justice and the Federal Trade Commission (2010),
Horizontal Merger Guidelines, Pg. 19
Có thể tải về từ: http://www.justice.gov/atr/public/guidelines/hmg-2010.html#5c

Thông qua sự gia tăng chỉ số HHI, có thể xác định được mức độ tập
trung của thị trường, bằng cách nhân đôi thị phần của các doanh nghiệp tham
gia tập trung kinh tế.

Ví dụ, việc sáp nhập được tiến hành giữa hai doanh nghiệp với thị phần
là 7% và 13% sẽ là làm gia tăng chỉ số HHI lên (7 x 13 x 2 = 182).

Có sự gia tăng này là vì trước khi tiến hành tập trung kinh tế, chỉ số HHI
được tính bằng công thức (a)2 + (b)2. Sau tập trung kinh tế, tổng thị phần sẽ là (a +

23
b)2, cũng có nghĩa chính bằng a2 + 2ab + b2 . Vì thế độ gia tăng của HHI so với
trước khi tập trung kinh tế là 2ab.

Chỉ số Concentration Ratio (CR)

Trong đó
Si là thị phần của doanh nghiệp lớn thứ i trong ngành
N = 3 hoặc 5 tùy trường hợp cần xác định CR3 hay CR5.
Ví dụ, CR3 = 70% hàm ý rằng 3 doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường đã
chiếm tới 70% thị phần.

Mặc dù có 3 tiêu chí để đánh giá về tập trung kinh tế là Thị phần, chỉ số
Herfindahl-Hirschman Index và Concentration Ratio như trên đã đề cập. Dẫu
vậy, luật cạnh tranh Việt Nam chỉ căn cứ vào một tiêu chí duy nhất là thị phần
của doanh nghiệp sau M&A. Việc dựa vào tiêu chí thị phần làm cho hoạt động
kiểm soát M&A chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Mặc dù Cục Quản lý
cạnh tranh đang có khuynh hướng tiếp nhận việc kiểm soát thông qua các chỉ số
HHI hoặc CR thay vì chỉ dừng lại ở việc dựa vào Thị phần, nhưng chí ít là cho
đến thời điểm này, thị phần vẫn là tiêu chí duy nhất 28

c. Nhóm các giao dịch M&A được tự do tiến hành


Có hai tiêu chí để xác định các bên có được tự do tiến hành các giao dịch
M&A hay không:

Thứ nhất: Qui mô doanh nghiệp


Theo đó, nếu sau khi thực hiện M&A vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và
vừa theo quy định của pháp luật thì các bên được tự do tiến hành mà không cần

28
Cục quản lý cạnh tranh, Báo cáo tập trung kinh tế 2012, Tr. 60

Xem http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1414&CateID=157, truy cập ngày 15 thàng 05 năm 2014

24
phải quan tâm là thị phần của doanh nghiệp là bao nhiêu trên thị trường liên
quan.

Quy mô Doanh Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp


nghiệp vừa
siêu nhỏ

Số lao Tổng Số lao Tổng Số lao


động nguồn động nguồn động
Khu vực vốn vốn

I. Nông, lâm 10 người 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên từ trên


nghiệp và thủy trở xuống trở xuống người đến 20 tỷ 200
sản 200 người đồng người
đến 100 đến 300
tỷ đồng người

II. Công 10 người 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên từ trên


nghiệp và xây trở xuống trở xuống người đến 20 tỷ 200
dựng 200 người đồng người
đến 100 đến 300
tỷ đồng người

III. Thương 10 người 10 tỷ đồng từ trên 10 từ trên từ trên


mại và dịch vụ trở xuống trở xuống người đến 10 tỷ 50 người
50 người đồng đến 100
đến 50 người
tỷ đồng

[Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát


triển DN nhỏ và vừa]

Thứ hai: Thị phần của doanh nghiệp


Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung
kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan

25
HỘP [.....] THAM KHẢO: ĐƯỢC GÌ KHI MUA EVN TELECOM

............

Tại sao VNM quyết liệt tranh mua EVN Telecom?

VNM có nhiều lí do để theo đuổi thương vụ mua EVN Telecom.

Thứ nhất: muốn tồn tại, VNM phải có một hướng đi mới ngoài việc kinh
doanh gói cước gọi nội mạng giá cực rẻ.

Thứ hai: VNM và EVN Telecom chia nhau một dải băng tần. Theo đó, nếu
như cả hai cùng hợp tác sử dụng chung dải băng tần này, đồng nghĩa với việc chi
phí đầu tư ban đầu sẽ rẻ hơn rất nhiều. Hai mạng này sẽ không lo mạng quá tải.
Bởi vì trong thời gian trước mắt và trung hạn, số thuê bao hai mạng này sẽ
không nhiều tới mức gây ra nghẽn mạng. Cũng vì lẽ đó đã thôi thúc hai bên
cùng nhau liên danh tham gia đăng kí 3G.

Khi EVN rời bỏ thương trường, VNM đứng trước hai lựa chọn:

(1) Tự kinh doanh trên nửa dải băng tần mà hãng này có. Với lựa chọn này cũng
đồng nghĩa hãng này phải tự đầu tư toàn bộ cho dải băng tần này. Hệ quả là phần đầu tư
sẽ cực lớn.

(2) Kinh doanh trên toàn bộ băng tần, bao gồm cả phần mà EVN sở hữu. Điều đó
có nghĩa là EVN hoặc phải mua nửa dải băng tần này hoặc là phải hợp tác với người mua
được nửa dải băng tần này.

Dưới góc độ của Viettel, hầu như lợi ích mà hãng này đạt được trước mắt
khá mờ nhạt nếu hãng này mua được EVN Telecom. Vì dải băng tần mà Viettel
và EVN khai thác là khác nhau, mối quan hệ hỗ tương như trường hợp EVN và
VNM là không có. Với cơ sở vật chất và tiềm lực hiện tại Viettel hoàn toàn có thể
phát triển mạng 3G một cách hiệu quả mà không cần đến việc mua lại EVN. Lợi
ích lớn nhất và sâu xa của thương vụ này là Viettel sẽ có giấy phép kinh doanh
3G của EVN. Thông qua đó, VNM hay hãng nào muốn phát triển mạng 3G phải
26
hợp tác với Viettel. Đến đây, hiện tượng trục lợi từ việc roaming mà VNPT đã
từng áp dụng với Sfone hoặc với Viettel trong những ngày đầu sẽ được tái lập.

Ai sẽ là người được mua EVN Telecom?

Đến đây chúng ta phải chờ xem ai sẽ là người được mua EVN Telecom.
Nhà quản lí viễn thông Việt nam đứng trước hai lựa chọn:

Một là: Cho VNM mua EVN. Như vậy, VNM sẽ có cơ hội xây dựng hệ
thống 3G. Tiền đề cho những giai đoạn cạnh tranh mới của viễn thông ra đời. Ích
lợi của quá trình này không cần phải bàn cãi nhiều.

Hai là: loại bỏ sự manh mún và cuộc cạnh tranh hủy diệt trong viễn thông.
Thực tế cho thấy không phải là lúc nào việc có nhiều nhà cung cấp cũng luôn là
lựa chọn tối ưu. Vì rằng nếu như nhiều nhà cung cấp qui mô nhỏ, cung cấp các
dịch vụ giá trị thấp chưa hẳn đã là hay hơn việc chỉ có một số ít nhà cung cấp
nhưng nhà cung cấp có đủ tiềm lực để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Cũng
cần phải bàn thêm đó là liệu rằng với việc Viettel mua EVN, mục tiêu này có đạt
được hay không hay đó chỉ là ước vọng mà chúng ta đang hướng đến?

Tuy nhiên theo quan sát của người viết, nhiều khả năng EVN Telecom sẽ
được bán cho Viettel. Bởi vì ngoài các yếu tố khác, có một vấn đề rất quan trọng
mà không thể không kể đến đó là VNM chỉ có nhu cầu và khả năng mua phần
3G của EVN Telecom. Mục đích này không đáp ứng được cho nhu cầu thoái vốn
và rút lui khỏi thị trường viễn thông của EVN Telecom. Trong khi đó Viettel lại
sẵn sàng mua toàn bộ EVN Telecom (bao gồm cả 2G và 3G). Đây chính là một
trong những yếu tố quan trọng giúp cho Viettel chiếm ưu thế trong cuộc tranh
mua với VNM.

.....

[Nguồn: Phạm Hoài Huấn, Nhữ Ngọc Tiến: Bài đăng trên Tạp chí doanh
nhân ngày 14.11.2011]

27
5.4. Miễn trừ trong M&A
5.4.1. Cơ quan quản lý cạnh tranh
Việc quản lý đối với hoạt động M&A xét ở khía cạnh của luật cạnh tranh
bao gồm việc quản lý đối với các giao dịch bị kiểm soát và giao dịch bị cấm.
Tương ứng đó, sẽ có hai hệ thống cơ quan quản lý:

Thứ nhất: Cục quản lý cạnh tranh


Cục Quản lý cạnh tranh là tổ chức trực thuộc Bộ Công thương có chức năng
giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh29.

Trong lĩnh vực M&A, cơ quan này có hai quyền cơ bản sau đây

Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế: thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn
trừ theo các quy định của pháp luật để trình Bộ trưởng Bộ Thương mại
quyết định hoặc trình Thủ trướng Chính phủ quyết định
Tổ chức điều tra xử lý đối với các giao dịch M&A vi phạm pháp luật cạnh
tranh30.

Như vậy, mặc dù Cục quản lý cạnh tranh không trực tiếp quyết định việc
cho hưởng miễn trừ hoặc xử lí đối với các giao dịch vi phạm pháp luật cạnh
tranh, nhưng trên thực tế vai trò của cơ quan này trong việc kiểm soát đối với
giao dịch M&A là rất lớn. Vai trò thể hiện ở khía cạnh đây là cơ quan đưa ra
nhận định, kết luận ban đầu về vụ việc. Bản chất của quá trình thẩm định hoặc
điều tra sẽ là kết quả để trên cơ sở đó (i) Bộ trưởng, Thủ tướng quyết định cho
hưởng miễn trừ (ii) Hội đồng cạnh tranh ra quyết định xử lí đối với các doanh
nghiệp tham gia M&A.

Thứ hai: Hội đồng cạnh tranh


Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập. Hội
đồng này có từ 11 đến 15 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn
nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương31.

29
§1.1 Nghị định 06/2006/NĐ-CP
30
§2.4 Nghị định 06/2006/NĐ-CP
31
§4.1 Nghị định 05/2006/NĐ-CP

28
Thẩm quyền quan trọng nhất của Hội đồng cạnh tranh trong kiểm soát
M&A chính là xử lí các giao dịch M&A vi phạm pháp luật cạnh tranh.

5.4.2. Thủ tục miễn trừ về tập trung kinh tế


Miễn trừ được hiểu là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép các
giao dịch M&A bị cấm vẫn được tiến hành khi đáp ứng những điều kiện do
pháp luật qui định.

Để có thể được hưởng miễn trừ, các bên tiến hành giao dịch M&A phải đáp
ứng hai điều kiện:

Thứ nhất: Đáp ứng các điều kiện miễn trừ tại §19 luật cạnh tranh32

Thứ hai: Phải tiến hành thủ tục xin miễn trừ

Qui trình xin miễn trừ

Bước 1 – Nộp đơn Bước 2 –Thẩm định Bước 3 – Quyết định


Hồ sơ gồm Cơ quan thẩm định: Cơ quan ra quyết
Đơn (theo mẫu) Cục quản lý Cạnh định
Bản sao giấy chứng nhận tranh Bộ trưởng Bộ Công
ĐKDN Nội dung thẩm định: thương: Một hoặc
Báo cáo tài chính trong 2 năm Xác định thị phần nhiều bên tham gia
gần nhất (có kiểm toán) Xác định các tiêu M&A đang trong
Báo cáo thị phần chí được qui định nguy cơ bị giải thể
trong hai năm liên tiếp gần tại §19 hoặc lâm vào tình
nhất của từng doanh nghiệp trạng phá sản
tham gia tập trung kinh tế Thủ tướng: Việc tập
trung kinh tế có tác
dụng mở rộng xuất
khẩu hoặc góp phần
phát triển kinh tế - xã
hội, tiến bộ kỹ thuật,
công nghệ

32
Xem lại các tiêu chí miễn trừ được trình bày trong mục 5.3.2(a)

29
30

You might also like