You are on page 1of 3

Cấu trúc của một bài báo khoa học

PHẦN NỘI DUNG


– Phương pháp nghiên cứu (Methods)

– Kết quả (Results)

– Bàn luận (Discussion)

Phương pháp nghiên cứu (Methods):


 Đây là phần cốt lõi của bài báo, nếu phương pháp đưa ra sơ sài, hoặc không rõ ràng
thì những gì bạn khẳng định trong phần kết quả không có ý nghĩa

 Phần này đi trả lời câu hỏi “Đã làm gì? Và làm như thế nào?” ( nghiên cứu đã sử dụng
phương pháp gì . Chẳng hạn như phân tích định tính, phân tích định lượng, mô tả, thực
nghiệm… )

 Phần này tác giả phải cân nhắc những gì cần phải đưa vào, không thể viết hết mọi thứ
đã làm ra, nhưng cũng không được quá cô đọng

 Đối với nghiên cứu lý thuyết: Cần đưa ra khái niệm, các định lý và chứng minh đầy đủ,
hoặc có dẫn chứng đầy đủ

 Đối với các nghiên cứu thực nghiệm: cần mô tả đầy đủ mọi khía cạnh của thí nghiệm.
Như cách thu thập và xử lý số liệu, lựa chọn tham số, chạy trên máy gì,…

 Tùy từng công trình, mục tiêu, lĩnh vực nghiên cứu để chọn cho phù hợp và số
liệu/dữ liệu nào. Đây là công cụ giúp tác giả trả lời câu hỏi nghiên cứu của bản thân đưa
ra.

Cách viết
• Có thể sử dụng biểu đồ, bảng biểu, hình vẽ để thể hiện các nội dung thay cho text
• Thiết kế các đối tượng này theo một thứ tự để tạo thành 1 câu chuyện, chứ không sắp xếp
lộn xộn, các đối tượng này cũng cần được giải thích rõ ràng
• Nếu một hình vẽ, biểu bảng được lấy từ 1 NC khác, thì cần ghi rõ
• Viết càng sớm càng tốt, ngay khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu là có thể phác thảo rồi làm
mịn dần
• Nên viết theo kiểu top-down (Tiếp cận từ trên xuống)
Kết quả (Results)
Phần này trình bày kết quả nghiên cứu, tức đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “đã phát hiện ra cái
gì?”
• Trong số các kết quả đạt được, tác giả cần xác định kết quả nào là kết quả chính, kết quả phụ,
rồi sắp xếp và trình bày chúng một cách logic
• Kết quả phải trả lời/đáp ứng được câu hỏi NC đặt ra ở phần dẫn nhập, những kết quả không
liên quan không nên đưa vào
• Phần kết quả chỉ viết “sự thật” và “sự thật” những gì đã phát hiện ra, kể cả những phát hiện
nằm ngoài dự đoán của tác giả
• Cần sử dụng các loại biểu đồ, bảng biểu, đồ thị để minh họa kết quả, làm cho người đọc dễ
theo dõi và dễ hình dung . Bảng/biểu có tiêu đề phù hợp, đối với bảng/biểu có trên 5-10 dòng,
nhóm số liệu theo mục tiêu/đặc điểm, dòng/cột không hiển thị. Đối với biểu/hình: tiêu đề ở
dưới, hạn chế màu, chú thích rõ ràng, dễ hiểu.
• Sử dụng các phương pháp đánh giá chung trong ngành
Cách viết
Khi trình bày kết quả, diễn giải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, không lặp lại (lời, bảng, biểu), đặc
biệt trung thực với kết quả (kể cả tiêu cực, mâu thuẫn), tuyệt đối không bình luận cao hay thấp,
xấu hay tốt… mà để nội dung này ở trong phần bàn luận.

Văn phong dùng thì quá khứ, dạng chủ động, đối với các thống kê (như tên của test, trị số P)
nên viết trong ngoặc cùng với kết quả chính.

Bàn luận (Discussion)


• Đây là phần khó viết nhất, không theo khuôn mẫu nào, bởi lẽ không biết bắt đầu như thế
nào? Không biết nhấn mạnh vào khía cạnh nào? Viết như thế nào cho thuyết phục? Viết
theo cấu trúc nào?
Phần này bàn luận về kết quả đưa ra trong phần trước, nhìn nhận mọi khía cạnh của kết
quả đạt được: tốt, xấu, những gì đạt được và chưa đạt được.
Tuy nhiên, những báo cáo hay thường cấu trúc 6 điểm tương đương 6 đoạn chính sau:
– Tóm lược bối cảnh, giả thuyết, mục tiêu, và phát hiện chính trong đoạn văn đầu tiên;

– So sánh những kết quả này với các nghiên cứu trước.  Đánh giá một cách vô tư;

– Giải thích kết quả bằng cách đề ra mô hình mới hay giả thuyết mới; giả định và dự đoán;

– Khái quát hóa (generalizeability) và ý nghĩa (implications) của kết quả;


– Bàn qua những ưu-nhược điểm của nghiên cứu (có ảnh hưởng đến kết quả không?)

– Một kết luận tổng hợp rút ra từ kết quả và bàn luận.

Tài liệu tham khảo


[1] Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. Phạm Thị Anh Lê – Trần
Đăng Hưng Khoa Công nghệ Thông Tin - ĐHSPHN. 

[2] Trịnh Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Hữu Cương và Nguyễn Chí
Thành. (2020). Cấu trúc phổ quát của bài báo khoa học quốc tế. Trong Nguyễn Thị Mỹ
Lộc, Trần Trung và Nguyễn Tiến Trung (chủ biên), Công bố khoa học giáo dục theo
hướng tiếp cận quốc tế (tr. 187-202). NXB Giáo dục Việt Nam.

You might also like