You are on page 1of 10

Câu 1.

Động năng toàn phần của quả cầu rỗng bán kính R, khối lượng m lăn
không trượt có biểu thức như thế nào? Nêu tóm tắt cách xác định
Động năng toàn phần W=  Tổng động năng tịnh tiến ½.mv2 và động năng quay
½.I.ω2; 
trong đó I = 2/3. mR2, vật lăn không trượt v= ω.R; suy ra: W=5/6.mv2
Câu 2. Biểu thức độ lớn của lực ma sát trượt được xác định như thế nào? Nêu đặc
tính của lực ma sát trượt ?
Fmst= μ. N, 
hệ số masat trượt μ phụ thuộc vào bản chất của cặp mặt tiếp xúc, độ xù sì của bề
mặt
Câu 3. Moment quán tính của quả cầu đặc khối lượng M bán kính R đối với trục
tiếp tuyến với bề mặt quả cầu có biểu thức như thế nào? Nêu tóm tắt cách xác
định?
Moment quán tính của quả cầu đặc khối lượng M bán kính R đối với trục đi qua
tâm của quả cầu: 
Io= 2/5. mR2
Dùng công thức định lý Stene- Huyghen: I = Io + m.d2= 2/5.mR2+mR2 =7/5 mR2
Câu 4. Biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn được xác định như thế nào? Nêu rõ
các đại lượng và đặc tính lực hấp dẫn
Fhd= G.m1.m2/r2; G là hằng số hấp dẫn G= 6,68.10-11 Nm2/kg2;
Câu 5. Động năng toàn phần của quả cầu đặc bán kính R, khối lượng m lăn không
trượt có biểu thức như thế nào? Nêu tóm tắt cách xác định
Động năng toàn phần W= Tổng động năng tịnh tiến ½.mv2 và động năng quay
½.I.ω2; 
trong đó I = 2/5. mR2, vật lăn không trượt v= ω.R;       suy ra: W=7/10.mv2
Câu 6. Hai chất điểm chuyển động đều, cùng vận tốc dài trên hai đường tròn có
bán kính  R1 /R2 = 2 . Tỷ số gia tốc pháp tuyến của chúng an1 /an2 bằng bao nhiêu?
Nếu tóm tắt cách xác định
gia tốc pháp tuyến của chúng an1= v2/R1, an2= v2/R2;         suy ra: an1 /an2= R2/R1= ½.
Câu 7. Động năng toàn phần của hình trụ đặc bán kính R, khối lượng m lăn
không trượt có biểu thức như thế nào? Nêu tóm tắt cách xác định
Động năng toàn phần W= Tổng động năng tịnh tiến ½.mv2 và động năng quay
½.I.ω2; 
trong đó I = 1/2.mR2; vật lăn không trượt v= ω.R;         suy ra: W=3/4.mv2
Câu 8. Động năng toàn phần của hình trụ rỗng bán kính R, khối lượng m lăn
không trượt có biểu thức như thế nào? Nêu tóm tắt cách xác định
 Động năng toàn phần W =  Tổng động năng tịnh tiến ½.mv2 và động năng quay
½.I.ω2; 
trong đó I = mR2; vật lăn không trượt v= ω.R;        suy ra: W= mv2
Câu 9. Viết phương trình trạng thái khí lý tưởng của chất khí? Nêu các đại lượng
và đơn vị trong biểu thức
P.V= n.R.T= m/μ.R.T; trong đó P là áp suất (N/m2); V là thể tích (m3); R=8,31
J/mol.K; T nhiệt độ Kenvile; m là khôi lượng, μ khối lượng mol.
Câu 10. Viết biểu thức liên hệ giữa nhiệt độ theo thang đo Celsius và thang đo
Kelvin.
T(K)= t (oC) + 273
Câu 11. Viết biểu thức của nguyên lý I Nhiệt động lực học, nêu rõ các đại lượng
và đơn vị đo
ΔU= A + Q; 
ΔU là độ biến thiên nội năng (J); A, Q là công và nhiệt lượng mà hệ nhận được
(J), 
A>0 hệ nhận công, A<0 hệ sinh công, Q>0 hệ nhận nhiệt, Q<0 hệ truyền nhiệt ra
môi trường.
Câu 12. Công của n mol khí lí tưởng nhận được trong quá trình cân bằng từ trạng
thái (1) đến trạng thái (2) được xác định theo công thức nào?

Công của nhận được trong quá trình cân bằng: A= 
Câu 13. Hệ thức Maye biểu diễn mối liên hệ giữa nhiệt dung mol đẳng áp và nhiệt
dung mol đẳng tích là gì?
Nhiệt dung mol đẳng áp: Cp= (i+2)R/2
Nhiệt dung mol đẳng tích: Cv= iR/2
Hệ thức Maye: Cp - Cv = R = 8,31
Câu 14. Viết biểu thức tính độ biến thiên nội năng của n mol khí lý tưởng đơn
nguyên tử biến đổi từ trạng thái (1) sang trạng thái (2)?

 Nội năng của n mol khí lý tưởng đơn nguyên tử (J)

độ biến thiên nội năng


Câu 15. Công thức tính nhiệt lượng trong quá trình biến đổi đẳng tích của n mol
khí là gì?

Nhiệt lượng nhận vào trong quá trình biến đổi đẳng tích: (J)
Câu 16. Hiệu suất của động cơ nhiệt H nhận nhiệt Q 1 từ nguồn nóng và truyền
nhiệt Q’2 cho nguồn lạnh được xác định bởi công thức nào?

Câu 17. Với T1 : nhiệt độ tuyệt đối của nguồn nóng; T2 : nhiệt độ tuyệt đối của
nguồn lạnh, hiệu suất của động cơ nhiệt lý tưởng (hoạt động theo chu trình các nô)
được biểu diễn theo công thức nào?
Câu 18. Bậc tự do là gì? Nêu giá trị của bậc tự do của khí đơn nguyên tử, lưỡng
nguyên tử và đa nguyên tử?
Là số tọa độ độc lập cần thiết để xác định trạng thái chuyển động của phân tử. 
Phân tử đơn nguyên tử: i =3
Phân tử lưỡng nguyên tử ( 2 nguyên tử):i =5
Phân tử nhiều nguyên tử (có từ 3 nguyên tử trở lên): i =6
Câu 19. Véc tơ lực tĩnh điện do điện tích điểm q tác dụng lên một điện tích điểm
q0 đặt cách nó một khoảng r xác định bằng công thức nào? Nêu rõ các đại lượng.

Câu 20. Vectơ cường độ điện trường do điện tích điểm q gây ra tại một điểm xác
định bởi bán kính véctơ xác định bằng công thức nào? Nêu rõ các đại lượng.

;        độ lớn V/m
Câu 21. Công của lực tĩnh điện của điện tích điểm q làm dịch chuyển điện tích
điểm qo từ điểm M đến điểm N được xác định bằng công thức nào? Tính chất của
lực tĩnh điện?

(J), Lực tĩnh điện có tính chất thế, Công của lực tĩnh điện
không phụ thuộc vào dạng ũy đạo và độ dài qũy đạo.
Câu 22. Điện thế do điện tích q gây ra tại điểm M nào đó cách điện tích một
khoảng r được xác định bởi công thức nào? Nó là đại lượng vô hướng hay véc tơ?

  (Vôn), là đại lượng vô hướng, giá trị phụ thuộc vào mốc điện thế
hoặc mốc thế năng.
Câu 23. Công thức để tính năng lượng điện trường trong tụ điện là gì? Nêu ý nghĩa
các đại lượng và đơn vị của chúng

Năng lượng điện trường trong tụ điện (J), C đơn vị Fara (F), Q
là độ lớn điện tích trên một bản tụ đơn vị Culoong (C), U hiệu điện thế giữa hai
bản tụ (V)
Câu 24. Tụ điện là gì? Điện dung của một tụ điện phẳng có diện tích bản tụ S, cách
nhau khoảng d xác định bới công thức nào? Nêu rõ các đại lượng, đơn vị của nó
Tụ điện là là hệ gồm 2 vật dẫn đặt gần nhau, cách điện so với nhau sao cho xảy ra
điện hưởng toàn phần.

Tụ phẳng: ; ε là hằng số điện môi của lớp cách điện giữa 2 vật dẫn,
εo=8,86.10-12 C2/Nm2 là độ điện thẩm tuyệt đối của chân không.
Câu 25. Với một tụ điện xác định, nếu hiệu điện thế hai đầu tụ giảm 2 lần thì năng
lượng điện trường của tụ như thế nào? Tại sao? 

  hiệu điện thế hai đầu tụ giảm 2 lần thì năng lượng điện
trường giảm 4 lần 
Câu 26. Xét một dòng điện thẳng dài vô hạn, cường độ I. Cảm ứng từ B do dòng
điện tạo ra ở vị trí cách dòng một khoảng R được xác định bằng công thức nào?
Nêu rõ các đại lượng trong công thức
Cảm ứng từ B do dòng điện thẳng dài vô hạn tạo ra ở vị trí cách dòng một khoảng

R: ; 
μ là độ thấm từ tương đối của môi trường đặt dây dẫn, μo =4π.10-7 H/m, Phương
của véc tơ B vuông góc với mặt phẳng chứa dây và điểm khảo sát, chiều xác định
theo quy tắc nắm bàn tay phải
Câu 27. Hạt tích điện q chuyển động với vận tốc v trong từ trường B sẽ chịu tác
dụng của lực Lorentz có biểu thức như thế nào. Lực này sẽ có những tính chất
nào ?

, lực luôn vuông góc với vận tốc và từ trường.


Câu 28. Từ thông gửi qua diện tích dS là đại lượng được xác định bởi biểu thức
nào? Nêu rõ các đại lượng và đơn vị của nó.
Biểu thức từ thông: dΦ= B.dS.cos(B,n);  đơn vị vê be (Wb)
Câu 29. Công thức xác định năng lượng từ trường của ống dây như thế nào? Nêu
rõ các đại lượng và đơn vị của nó.
năng lượng từ trường của ống dây W= ½.LI2;  L là hệ số tự cảm của ống dây, đơn
vị Henry (H), I cường độ dòng điện.
Câu 30. Dòng điện cảm ứng chạy trong một mạch kín có điện trở R, khi từ thông ф
thay đổi thì cường độ dòng cảm ứng ở mỗi thời điểm xác định bằng công thức nào?

Dòng cảm ứng trong mạch điện kín:


Câu 31. Suất điện động tự cảm tức thời được xác định bởi biểu thức nào? Nêu các
đại lượng trong biểu thức.

Suất điện động tự cảm ; L là hệ số tự cảm của ống dây, đơn vị
Henry (H), I cường độ dòng điện.
Câu 32. Bức xạ nhiệt là gì ? Nêu một số đặc trưng sự phát xạ nhiệt của vật đen
tuyệt đối.
Là quá trình một vật phát ra các sóng điện từ khi được cung cấp nhiệt lượng. Các
đại lượng đặc trưng cho phát xạ của vật đen tuyệt đối:
Năng suất phát xạ toàn phần, hệ số phát xạ đơn sắc, hệ số hấp thụ toàn phần, hệ số
hấp thụ đơn sắc=1. 
Câu 33. Phát biểu định luật Kirchhoff và giải thích ý nghĩa các đại lượng vật lý
trong định luật. 
Tỷ số giữa hệ số phát xạ đơn sắc và hệ số hấp thụ đơn sắc của các vật chỉ phụ
thuộc vào nhiệt độ và bước sóng, không phụ thuộc vào bản chất hóa học của vật.
Hệ quả: 
1, Năng suất phát xạ đơn sắc của các vật nhỏ hơn năng suất phát xạ đơn sắc của vật
đen tuyệt đối ở cùng nhiệt độ và bước sóng
2, Ở cùng một điều kiện, nếu vật không hấp thụ bước sóng nào thì cũng không phát
xạ bước sóng đó
Câu 34. Phát biểu 2 định luật phát xạ của vật đen tuyệt đối. Viết công thức, gọi tên
các đại lượng vật lý và đơn vị của chúng.
Định luật stefant-Bolzman:  
Năng suất phát xạ toàn phần vật đen tuyệt đối tỷ lệ với lũy thừa 4 của nhiệt đọ
tuyệt đối.      
εT= σ. T4                (σ = 5,67.10-8 W/m2K4 )
định luật Wien:
Bước sóng tại cực đại của năng suất phát xạ đơn sắc của vật đen tuyệt đối tỷ lệ
nghịch với nhiệt độ tuyệt đối của vật. λ = b/T   (b = 2,9.10-3 m.K)
Câu 35. Trình bày nội dung thuyết lượng tử của Einstein.

Bức xạ điện từ (ánh sáng) được cấu tạo bởi vô số các hạt gọi các lượng tử
ánh sáng hay  các photon


Với mỗi ánh sáng đơn sắc nhất định, các photon đều giống nhau và mang

một năng lượng xác định:                     

Trong môi trường chân không tất cả các photon đều truyền đi với cùng một

vận tốc:

Khi một vật phát xạ hay hấp thụ bức xạ điện từ thì có nghĩa là vật đó phát xạ
hay hấp thụ các photon.

Cường độ của chùm bức xạ tỷ lệ với số photon phát ra từ nguồn trong một
đơn vị thể tích.

Câu 36. Mô tả hiện tượng quang điện và các định luật liên quan (cả định tính và
định lượng).
Hiệu ứng quang điện là hiện tượng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim
loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào. Các electron bị bật ra ngoài gọi là các
electron quang điện. Có 3 định luật quang điện

Đối với mỗi kim loại, hiệu ứng quang điện chỉ xẩy ra khi tần số kích thích

lớn hơn tần số giới hạn đối với kim loại đó. .

Khi ánh sáng chiếu vào có tần số thích hợp, số điện tử bật ra khỏi kim loại
trong một đơn vị thời gian tỷ lệ thuận với cường độ chiếu sáng

Vận tốc cực đại của các điện tử quang điện không phụ thuộc vào cường độ
chiếu sáng mà chỉ phụ thuộc vào tần số ánh sáng kích thích và bản chất kim
loại

Câu 37. Mô tả hiện tượng Compton, vẽ hình minh họa. Năng lượng và động lượng
của các hạt photon và điện tử trong hiện tượng Compton đã thay đổi như thế nào
sau tán xạ. Gọi θ là góc tán xạ của photon, độ tăng bước sóng của photon sau tán
xạ được xác định như thế nào? 

;  

Trong đó: là 1 hằng số chung cho mọi chất, gọi là bước sóng Compton:

còn là góc tán xạ của chùm tia X

Câu 38. So sánh sự khác nhau giữa hiệu ứng quang điện và hiệu ứng Compton.
Hiệu ứng quang điện là hiện tượng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại khi
có ánh sáng thích hợp chiếu vào (photon bị hấp thụ giải phóng điện tử)
Hiệu ứng compton là do sự va chạm của photon với điện tử làm thay đổi năng
lượng của photon sau va chạm
Câu 40.  a) Hệ số phát xạ đơn sắc và hệ số hấp thụ đơn sắc là gì ? Trình bày mối
liên hệ giữa 2 đại lượng vật lý này.

;
b) Hai khối kim loại đồng và sắt được nung nóng đến nhiệt độ 300oK. So sánh tỉ số
giữa hệ số phát xạ đơn sắc và hệ số hấp thụ đơn sắc của hai vật.
Giống nhau vì tỷ số không phụ thuộc vào bản chất của vật

You might also like