You are on page 1of 48

PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ

KIẾN TRÚC
CHƯƠNG 2
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
1.KHÁI NIỆM KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC.

• Không gian là môi trường diễn ra quá trình sống (sinh thái học)

• Là nơi diễn ra những sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người

• Hình khối là hình dáng bên ngoài được bao bọc bởi các diện.
• Các thể loại không gian:

oKhông gian tuyến tính.

oKhông gian tập trung.

oKhông gian tán xạ.

oKhông gian (hợp) họp nhóm.

oKhông gian mạng


2.MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC KHÔNG GIAN

Những yêu cầu cho không gian của công trình kiến trúc phụ thuộc:
• Chức năng sử dụng của công trình, hoặc yêu cầu về hình thức thể hiện
của công trình.
• Những chức năng gần giống nhau có thể hợp nhóm lại hoặc lặp theo
một trình tự tuyến tính (một tổ chức tuyến tính).
• Những yêu cầu về ánh sáng, thông gió, tầm nhìn hoặc lối vào.
• Yêu cầu về sự độc lập, riêng tư.
• Yêu cầu về sự tiếp cận và tổ chức lối vào sao cho dễ dàng đi lại.
Lựa chọn kiểu tổ hợp không gian sẽ phụ thuộc

• Yêu cầu chức năng của công trình như:

oTính gần gũi về công năng của các bộ phận, yêu cầu về kích thước,

oTính chủ yếu và thứ yếu của không gian,

oCác yêu cầu về lối vào, ánh sáng, tầm nhìn.

• Các điều kiện bên ngoài của địa điểm có thể giới hạn được hình thức tổ
chức hoặc sự phát triển của không gian, hoặc có thể gợi ý về một số tổ
chức phù hợp với địa hình.
KHÔNG GIAN BÊN TRONG MỘT KHÔNG GIAN

KHÔNG GIAN LỒNG GHÉP


KHÔNG
GIAN KHÔNG GIAN KẾ CẬN

NHIỀU KHÔNG GIAN ĐƯỢC KẾT NỐI BỞI MỘT


KHÔNG GIAN CHUNG
2.1.Không gian trong một không gian
2.1.1.Khái niệm
• Một không gian lớn hơn có thể chứa đựng, bao bọc trong đó một không
gian nhỏ hơn. Không gian bên ngoài là không gian “chứa đựng” và
không gian nhỏ bên trong là không gian “được chứa đựng”.
2.1.2.Đặc điểm
• Hai không gian này cần có sự khác biệt về độ lớn.
• Hai không gian có thể tương đồng về hình thức và phương hướng,
nhưng cũng có thể khác.
2.2.Không gian kế cận
2.2.1.Khái niệm
• Là sự sắp xếp các không gian thành phần độc lập cạnh nhau. Mỗi
không gian được phép xác định rõ ràng tính chất công năng và tính chất
biểu tượng riêng của mình.
2.1.2.Đặc điểm
• Hạn chế sự lưu thông vật lý lẫn tầm nhìn giữa hai không gian kế cận,
tăng cường tính riêng lẻ của mỗi không gian và đáp ứng được sự khác
biệt giữa chúng.
• Xuất hiện như một chủ thể độc lập trong không gian tổng thể.
2.3.Không gian hòa nhập
2.2.1.Khái niệm
• Một sự hoà nhập không gian thể hiện ở việc hai không gian có một phần
“trường” của mình cài răng lược vào nhau, có nghĩa là có một không
gian chia sẻ chung.
2.1.2.Đặc điểm
• Khi hai không gian hoà nhập vào nhau thì các hình khối của nó hoặc là
vẫn giữ được bản sắc riêng hoặc tách rời ra thành một hệ không gian
có các không gian thành phần.
• Vùng không gian chung có thể chia đều cho mỗi không gian.
• Vùng không gian chung có thể kết hợp với một trong hai không gian để
tạo thành một thể trọn vẹn.
• Vùng không gian chung có thể phát triển thành một chủ thể độc lập
riêng biệt có tính năng nối kết hai không gian gốc
2.4.Hai không gian nối liền bởi không gian chung
2.2.1.Khái niệm
• Hai không gian đặt cách xa nhau một khoảng cách có thể được nối liền
với nhau bởi một không gian thứ ba.
• Sự liên hệ về tầm nhìn, về không gian giữa hai không gian phụ thuộc vào
bản chất của không gian thứ ba mà chúng kết nối này.
2.1.2.Đặc điểm
• Không gian gián tiếp có thể khác biệt về hình thức, chiều hướng so với hai
không gian kia.
• Hai không gian chính lẫn không gian kết nối có thể tương đương nhau về
kích thước, hình dáng, tạo nên một tuyến không gian liên tục.
• Không gian kết nối có thể trở thành một yếu tố tuyến hay một lạot các
không gian không có sự liên hệ trực tiếp nhau.
• Không gian kết nối có thể vược trội nếu đủ lớn, và có khả năng tập hợp
quanh nó nhiều không gian khác.
• Hình thức của không gian kết nối có thể là phần cón lại được xác định chỉ
bằng hình thể, phương hướng của hai không gian được kết nối.
3.CÁC HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KT

3.1.Không gian tuyến tính


3.1.1.Khái niệm
• Là sự sắp xếp hằng loạt các không gian thành phần (các không gian
giống hoặc gần giống nhau) theo một hướng nhất định.
• Bố cục dạng tuyến về bản chất bao gồm một loạt nhiều không gian.
Các không gian này có thể được liên kết trực tiếp hoặc nhờ vào một
không gian dạng tuyến riêng biết khác.
3.1.2.Đặc điểm
• Các không gian thành phần thường đều nhau (diện tích, kích thước, khối
tích) và có công năng tương thích nhau.
• Các không gian quan trọng về chức năng về tính biểu tượng thì một
không gian thành phần có thể xuất hiện dọc trên tuyến và thay đổi đột
ngột về kích thước và hình thể. tầm quan trọng còn được thể hiện ở vị trí:
oKết thúc bố cục.
oTách khỏi tổ chức tuyến và đổi hướng.
oNằm tại các điểm cơ bản của phân đoạn
• Hình thể của bố cục dạng tuyến rất linh hoạt, có khả năng tương thích
có tính biểu cảm rất cao.
• Tổ chức dạng tuyến thể hiện tính chiều hướng rất mạnh. Mô tả sự
chuyển động, di chuyển và phát triển.
3.1.3.Ý nghĩa
• Tổ chức KG dạng tuyến có thể được nối kết với các thành phần khác
oLiên kết, tổ chức nó theo chiều dài của bố cục.
oTạo một bức tường, một hàng rào nhằm tách rời chúng thành hai khu
vực riêng biệt.
oBao quanh, đóng kín bên trong một vùng không gian.
3.2.Không gian tập trung
3.2.1.Khái niệm
• Khi có một không gian thành phần được xác định là không gian hạt (trung
tâm). Các không gian khác thứ cấp được bố trí được bố trí xung quanh
không gian hạt nhân.
3.2.2.Đặc điểm
• Không gian hạt nhận thường có độ lớn hơn (diện tích, khối tích) rõ ràng so
với các không gian thành phần và là không gian chính, tổ chức, chế ngự,
là trung tâm trong tổng thể để kết nối các không gian thứ cấp xung quanh
chu vi của nó.
• Tổ chức không gian trung tâm có thể là hướng tâm, tán xạ hoàn
hoành, hoặc xoáy ốc
• Các không gian thành phần của bố cục có thể tương đương nhau
hoặc khác nhau về chức năng, kích thước và hình thức tạo nên một
tổng thể cân xứng và đối xứng qua hai hay nhiều trục.
• Vì hình thể của kiểu tổ chức không gian tập trung vốn không có
phương hướng, do vậy mà việc tổ chức một lối vào thường là sự phát
triển của một không gian thành phần phát triển lên được sử dụng như
một cổng đón.
• Tổ chức tập trung có tính ổn định, liên kết chặc chẽ, đậm đặc, tính
hình học cân xứng có thể đước sử dụng để:
oThiết lập một điểm trong không gian
oKết thúc một trạng thái dạng tuyến.
oLàm một chủ thể xác định bên trong không gian.
3.3.Không gian tán xạ
3.3.1.Khái niệm
• Là hệ thống không gian kết hợp các thành phần của hai loại tổ chức
không gian tập trung và không gian tuyến tính. Bao gồm một không
gian chính làm không gian hạt nhân, các không gian dạng tuyến được
tổ chức xung quanh.
3.2.2.Đặc điểm
• Các không gian thành phần có thể bằng hoặc khác nhau về độ lớn,
công năng tương thích.
• Các không gian thành phần tập trung quanh không gian hạt nhân và
phát triển từ không gian trung tâm theo một hệ thống.
• Tổ chức không gian tán xạ mang tính hướng ngoại
• Những hình thức tán xạ kếp hợp nhau, sẽ khuyết trương lên thành một
hệ mạng kiểu tổ ong.
3.4.Tổ chức không gian họp nhóm
3.4.1.Khái niệm
• Tổ chức không gian họp nhóm sử dụng việc ghép liên tục một cách dàn
trãi để kết hợp giữa không gian nọ với cũng không gian kia (là các
không gian thành phần được nhóm họp lại tạo thành một tổ hợp mới
3.4.2.Đặc điểm
• Nó có thể là tập hợp bởi những không gian có những nét thị cảm
chung, tương thích về hình dáng, về hính thức và về hướng.
• Một tổ chức họp nhóm cũng có thể tiếp cận các không gian thành phần
khác nhau về độ lớn, hình thức, công năng, nhưng liên hệ giữa cái nọ
và cái kia bằng một trục đối xứng hay một sư cân bằng quay.
• Tổ chức họp nhóm mềm dẽo, có thể thêm hoặc bớt một số hình thức.
• Tính đối xứng và tính trục có thể được sử dụng để nhấn mạnh sự liên
kết và có tính quan trọng nhất định trong việc nhận biết tầm quan trọng
chủ yếu hay thứ yếu.
3.5.Tổ chức không gian mạng lưới ô vuông
3.5.1.Khái niệm
• Là các không gian thành phần được sắp xếp đều đặn theo hai hay ba
phương vuông góc theo một luật nhất định.
• Một mạng điển hình là một đơn vị không gian mang tính mô đun nhắc đi
nhắc lại. Mạng có thể được thêm bớt hay tổ hợp chồng chéo mà vẫn giữ
được tính nhất quán và tính nguyên dạng về mặt tổ chức không gian.
3.5.2.Đặc điểm
• Mạng có thể được cấu tạo lệch theo một chiều hay hai chiều, tạo ra một
quần thể đa cấp với các mô đun khác nhau về quy mô và tỷ lệ.
• Các không gian (không gian thành phần) trong tổ hợp mạng có sự đồng
đều về độ lớn (diện tích và khối tích) và có chức năng tương thích.
• Tổ chức không gian mạng tạo ra một tổ hợp có sức hút lớn, có mức
căng thị giác.
• Tuy nhiên việc tổ chức không gian mạng không khéo dễ đưa đến tình
trang bố cục nhàm chán, đơn điệu.
• Trong mạng lưới không gian, những yêu cầu về kích thước không gian,
yêu cầu kết nối không gian lưu thông, không gian dịch vụ mà một số
không gian thành phần có thể thay đổi kích thước không theo chính
thống hoặc thay đổi chiều hướng.
• Để tránh sự đơn điệu, đôi khi trong tổng thể hệ thống có sự dịch
chuyển, thay đổi hướng, hoặc thêm bớt các không gian thành phần
nhằm làm điểm nhấn.

You might also like