You are on page 1of 4

Thầy đơn giản chỉ là VNA − Tài liệu của thầy đơn giản chỉ là ĐỈNH

CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG CƠ


★★★★★

ĐẠI CƯƠNG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

I LÝ THUYẾT

I. DAO ĐỘNG CƠ

Dao động cơ học: Dao động tuần hoàn:


là chuyển động lặp đi lặp lại quanh một vị trí là dao động cơ mà trạng thái của vật được gặp
xác định. Vị trí xác định đó được gọi là vị trí cân đi lặp lại như cũ trong những khoảng thời gian
bằng. xác định.
Ví dụ về dao động:
• Bông hoa lay động trên cành cây khi có gió nhẹ.
• Trên mặt hồ gợn sóng, chiếc phao nhấp nhô lên xuống.
• Dây đàn rung lên khi gảy đàn.

II. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

Dao động điều hòa: là dao động mà tọa độ của vật được biểu diễn theo một hàm cos (hoặc sin) theo thời gian.
Phương trình tổng quát: x = A cos ( ωt + φ0 )

Trong đó:
• x: là li độ của chất điểm so với vị trí cân bằng
• A: là biên độ dao động
(quỹ đạo dao động là đoạn thẳng có độ dài: L = 2A) x
• ω: là tần số góc (rad/s) −A O +A
• φ0: là pha ban đầu (rad)
• ωt + φ0: là pha dao động
(giúp ta xác định trạng thái dao động)
2. Chu kì, tần số
Chu kì: là khoảng thời gian ngắn nhất để vật lặp lại Tần số: là số dao động toàn phần vật thực hiện được
một trạng thái dao động. trong 1 giây.
2π 1 ω
T= (s) f= = (Hz)
ω T 2π

Trạng thái cũ gồm: vị trí cũ và chiều chuyển động cũ

Trang 1
Thầy đơn giản chỉ là VNA − Tài liệu của thầy đơn giản chỉ là ĐỈNH

II BÀI TẬP

Câu 1: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O . Gọi A , ω và φ
lần lượt là biên độ, tần số góc và pha ban đầu của dao động. Biểu thức li độ của vật là
A. x = A cos ( ωt + φ ) cm . B. x = ω cos ( tφ + A ) cm .
C. x = t cos ( φA + ω ) cm . D. x = φ cos ( Aω + t ) cm .
Câu 2: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = A cos ( ωt + φ ) . Đại lượng x được
gọi là
A. tần số dao động. B. chu kì dao động. C. li độ dao động. D. biên độ dao động.
Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω . Chu kì dao động của vật được tính bằng công thức

2π ω 1
A. T = . B. T = . C. T = . D. 2πω .
ω 2π 2πω
 π
Câu 3: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4 cos  2πft +  cm ( f  0 ) . Đại
 2
lượng f được gọi là
A. tần số góc của dao động. B. chu kì của dao động.
C. tần số của dao động. D. pha ban đầu của dao động.
Câu 4: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = A cos ( ωt + φ ) ; trong đó A , ω là
các hằng số dương. Pha của dao động ở thời điểm t là
A. ωt + φ . B. ω . C. φ . D. ωt .
Câu 5: [VNA] Một chất điểm dao động theo phương trình x = 6 cos ( ωt ) cm . Dao động của chất điểm
có biên độ là
A. 2cm . B. 6cm . C. 3cm . D. 12cm .
Câu 6: [VNA] Một chất điểm dao động có phương trình x = 10 cos ( 15t + π ) ( x tính bằng cm , t tính
bằng s ). Chất điểm này dao động với tần số góc là
A. 15πrad / s . B. 10 rad / s . C. πrad / s . D. 15 rad / s .
 π
Câu 7: [VNA] Một vật nhỏ dao động theo phương trình x = 5 cos  ωt +  cm ( ω  0 ) . Pha ban đầu
 2
của dao động là
π π 3π
A. π . B. . C. . D. .
2 4 2
Câu 8: [VNA] Một chất điểm dao động theo phương trình x = −5 sin ( 2πt ) cm có pha tại thời điểm t

π π
A. 2π . . B. 2πt + C. . D. π .
2 2
Câu 9: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = A cos ( 10t ) ( t tính bằng s ), A
là biên độ. Tại t = 2s , pha của dao động là
A. 10 rad . B. 40 rad . C. 5 rad . D. 20 rad .

Trang 2
Thầy đơn giản chỉ là VNA − Tài liệu của thầy đơn giản chỉ là ĐỈNH

Câu 10: [VNA] Chu kì của vật dao động điều hòa là
A. thời gian để vật thực hiện được nửa dao động toàn phần.
B. thời gian ngắn nhất để vật đi từ biên này đến biên kia.
C. thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần.
D. thời gian ngắn để vật đi từ vị trí cân bằng ra biên.
Câu 11: [VNA] Một vật dao động điều hòa thì pha của dao động
A. là hàm bậc nhất của thời gian. B. biến thiên điều hòa theo thời gian.
C. không đổi theo thời gian. D. là hàm bậc hai của thời gian.
Câu 12: [VNA] Tần số của vật dao động điều hòa là
A. số dao động toàn phần thực hiện được trong 0, 5 s .
B. số lần vật đi từ biên này đến biên kia trong 1s .
C. số dao động toàn phần thực hiện được trong 1s .
D. số lần vật đi từ vị trí cân bằng ra biên trong 1s .
Câu 13: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 8cm . Vật dao động trên đoạn thẳng dài
A. 4cm . B. 8cm . C. 16cm . D. 32cm .
Câu 14: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa thực hiện 2020 dao động toàn phần trong 1010 s .
Tần số dao động là
A. 2Hz . B. 0,5 Hz . C. 1Hz . D. 4π Hz .
Câu 15: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 10 cm, chu kì 2 s. Tại thời điểm t1, vật có
li độ là 6 cm. Tại thời điểm t2 = t1 + 1,5 s, vật có li độ là
A. 8 cm B. −8 cm C. ±8 cm D. −6 cm
Câu 16: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa với chu kì 4 s. Tại thời điểm t1, vật có li độ là 4 cm.
Tại thời điểm t2 = t1 + 6 s, vật có li độ là
A. 4 cm B. −4 cm C. ±8 cm D. −2 cm
Câu 17: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 10 cm, chu kì 2 s. Tại thời điểm t1, vật có
li độ là 5 cm. Tại thời điểm t2 = t1 + 1/3 s, vật có li độ là
A. 10 cm B. −5 cm C. ±5 cm D. 10 cm hoặc −5 cm
Câu 18: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ A. Tại thời điểm t, vật có li độ là 5 3
cm. Tại thời điểm 2t, vật có li độ 5 cm. Giá trị của A là
A. 10 cm B. 15 cm C. 8 cm D. 12 cm
Câu 19: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ A = 8 cm. Tại thời điểm t, vật có li độ là
4 cm. Tại thời điểm 3t, vật có li độ là
A. −4 cm B. 4 cm C. −8 cm D. 4 3 cm
Câu 20: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân Φ (π rad)
bằng O có pha dao động Φ phụ thuộc vào thời gian t theo đồ thị hình 1

bên. Biết quĩ đạo dao động là 10 cm . Tại thời điểm t = 3,2 s thì li độ của 3

chất điểm là bao nhiêu ?


O
A. 7,43cm . B. 3,71cm . 1 1 t (s )
C. 4,89cm . D. −4,57 cm . 12 4

Trang 3
Thầy đơn giản chỉ là VNA − Tài liệu của thầy đơn giản chỉ là ĐỈNH

Câu 21: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí Φ (rad)
cân bằng O có pha dao động Φ phụ thuộc vào thời gian t theo đồ thị
hình bên. Biết biên độ dao động là 5cm . Phương trình dao động là
 5π 2π 
A. x = 5 cos  t+ cm .
 3 3  2π
 10π  3
B. x = 5 cos  t + π  cm .
 9  O 0,4 t (s )
 10π 2π 
C. x = 5 cos  t+ cm .
 9 3 
 5π 2π 
D. x = 5 cos  t+ cm .
 6 3 

−−− HẾT −−−

Nếu học đến bài sau


mà các em đã quên đi kiến thức của bài cũ
thì coi như các em đã THẤT BẠI !!!

Trang 4

You might also like