You are on page 1of 7

10 Câu Hỏi Ai Cũng Muốn Được Giải Đáp

 Câu 1: Một ngày học nên học mấy môn.

Đây là câu hỏi mà gần như tất cả các bạn đều thắc mắc.
Theo cá nhân mình, những bạn có học lực trung bình, khá thì một ngày bạn
nên học một môn mà thôi. Nếu như bạn học quá nhiều môn, thì não của bạn sẽ
bị choáng ngợp giữa dòng chảy của kiến thức. Mặc dù bộ não của chúng ta là
một ổ nhớ gần như không giới hạn, nhưng nó cũng không thể tiếp nhận quá
nhiều kiến thức cùng một lúc. Nếu bạn có khả năng học một ngày 2-3 môn thì
cũng tốt, không sao cả. Có thể bây giờ còn nhiều thời gian, bạn có thể học 2-3
môn. Tùy bạn. Ở đây mình sẽ nó về học 1 ngày 1 môn.
Nếu một ngày bạn học 1 môn và môn đó các bạn phải tự học ở nhà. Xin nhắc
lại là môn các bạn tự học ở nhà chứ không phải học trên trường, hay đi học
thêm.
Thêm một điều nữa, đối với các bạn đi học trên trường cả ngày thì một ngày
bạn phải dành ít nhất 3 tiếng tự học cho môn mà các bạn dự định thi xét tuyển
đại học.
Đối với những bạn có nhiều thời gian hơn thì tùy các bạn, nếu bạn cảm thấy
môn nào mình còn yếu thì dành thời gian nhiều hơn để học môn đó. Ví dụ như
mình trước kia, mình yếu môn Lý nhất, một ngày mình dành 5 tiếng tự học
môn lý, 3 tiếng cho toán và 3 tiếng cho hóa. Sau 3 tháng, kết quả môn vật lý của
mình thay đổi rõ dệt. Từ 3 điểm lên 8 điểm.

 Câu 2: Kiến thức còn chưa vững thì nên làm gì?
Bây giờ thời gian tuy không còn quá nhiều, nhưng cũng không ít. Bạn nên
học như sau:
Bạn nên mở video bài giảng của các thầy cô mà bạn mua khóa học online,
các bạn hãy mở ra và nghe thầy cô giảng bài. Bạn cứ từ từ nghe, đừng có vội
vàng để rồi tua nhanh. Có thể những bạn nghĩ trong đầu, chưa chắc đã chính
xác. Rồi đến khi thi, bạn sẽ sai những câu mà các bạn không ngờ tới.
Sau khi nghe giảng hết 1 chương , các bạn hãy đóng video bài giảng lại. Lấy
giấy và bút ra, ghi chép lại tất cả những gì bạn vừa được nghe giảng. Bạn nhớ
được gì cứ chép hết ra giấy, dù không hiểu cũng chép ra và thử xem mình nhớ
và đã hiểu được bao nhiêu phần trăm.
Sau khi chép ra tất cả những gì bạn nhớ, bạn hãy mở video lên và check lại
những gì mình vừa ghi, xem lại những phần bạn chưa nhớ, bạn chưa hiểu.
Nghe thêm vài lần cũng chẳng sao. Nếu có chỗ nào bạn xem nhiều rồi, mà
vẫn không hiểu, bạn nên đọc thêm tài liệu.
Nhắc đến tài liệu thì theo mình, tài liệu chuẩn nhất, chính xác nhất mà bạn
không cần cất công đi tìm ở đâu xa đó chính là Sách Giáo Khoa.
Học mình Sách Giáo Khoa không đủ để đi thi, nhưng bạn không học Sách
Giáo Khoa bạn không thể đi thi đươc. Vì sao?
Bởi vì tất cả đề thi hiện này đều bám sát chương trình Sách Giáo Khoa. Chỉ là
người ta phát triển thêm những dạng bài khó hơn, những dạng bài tổng hợp
mang tính tư duy và vận dụng cao. Chứ không có chuyện thi kiến thức nằm
ngoài Sách Giáo Khoa của Bộ Giáo Dục đâu.
Sau khi đã hiểu được kiến thức lý thuyết, thì bạn nên bắt đầu vào luyện đề.
Đề ở đây chính là những câu liên quan đến chương các bạn vừa học. Bạn cũng
nên lấy bài tập định tính riêng, bài tập định lượng riêng. Làm những bài tập
định tính trược, sau đó đến bài tập định lượng sau. Vướng ở đâu, quay lại nghe
bài giảng, đọc tài liệu phần đó.
Nhưng nếu làn gần thi, còn vài chục ngày nữa thì câu trả lời sẽ khác đi nhé!

 Câu 3: Một ngày nên luyện bao nhiêu đề? 1 đề nên luyện bao nhiêu lần.
 Dành cho các bạn đã học xong hết chương trình.

Mình xin chia sẻ với các bạn như sau:


Một ngày bạn nên luyện ít nhất 2 đề, tùy vào khả năng của bạn. Lưu ý: Đề ở
đây là để tổng hợp tất cả kiến thức, khác với đề mình nói ở câu hỏi số 2 nhé!
Đề này có cấu trúc giống đề minh họa của Bộ Giáo Dục vừa công bố.
Nếu bạn có khả năng tiếp thu tốt, xử lý nhanh thì một ngày nên luyện nhiều
hơn 2 đề. Còn không thi cứ 1 ngày 2 đề thôi nhé! Và nhớ! 2 đề cho 1 môn. Một
ngày học 1 môn, vậy thì luyện ít nhất 2 đề của môn đó. Và cố gắng thì cho mình
những đề thi thật là tốt, chất, sát với cấu trúc đề thi của Bộ.
Trong 2 đề đó, phải có 1 đề bạn cần bấm thời gian như đi thi thật. 50 phút,
40 câu. Và một đề còn lại bạn có thể tự luyện, tự làm. Nếu cảm thấy tự tin thì
cả 2 đề cùng bấm thời gian. Hãy nhớ! Khi luyện đề bấm giờ, cố gắng đừng có
khoanh bừa, khoanh lụi. Câu nào làm được thì phải chắc đúng, đã chắc chắn thì
phải quyết đoán. Bạn mà khoanh lụi khi luyện đề sẽ không đánh giá chính xác
được năng lực của bạn ở đâu.
Bạn phải hiểu rằng, khi bạn luyện đề, đáng lẽ bạn chỉ làm được 3 điểm thôi,
nhưng bạn khoanh bừa, khoanh lụi mà lên dc 5 điểm. Rõ ràng 2 cảnh giới khác
nhau. 1 bên là mất gốc, một bên làm kiến thức non yếu. Từ đó dẫn đến cách
học cũng sẽ khác nhau.
 Vậy! 1 đề nên làm lại mấy lần.

Với mình, thì mình không có quan tâm đến việc làm lại bao nhiên lần. Nếu là
đề chất lượng, sát sườn. Mình sẽ làm đi làm lại đến khi nào mình nhớ cả để, cả
từng con số, làm cho đến khi nào chỉ cần nhìn đề và viết lời giải ra giấy chỉ
trong vòng 25s hoặc bấm máy trong vòng 25s.
Bởi vì bây giờ còn nhiều thời gian, bạn nên lặp đi lặp lại nhiều lần cho nó
quen tay. Kiến thức cũng tự nhiên chạy trong đầu của bạn.
Nếu là còn ít thời gian thì bạn hãy cân nhắc nhé!

 Câu 4: Có nên học nhóm hay không?

Theo cá nhân mình, từ lúc mình thi xong năm 2017, và bắt đầu làm việc với
học sinh khóa 2k. Mình luôn khuyên các bạn nên tổ chức tham gia học nhóm
và bớt đi học thêm những nơi không cần thiết, dành thật nhiều thời gian tự
học.
Nếu bạn cứ đi học thêm các thầy cô quá nhiều, sẽ không có thời gian để xem
cũng như ôn lại kiến thức vừa được học. Kiến thức nó cũng giống món ăn, để
qua đêm sẽ bị hư.
Khi học nhóm, hãy chọn cho mình những người bạn có cùng quyết tâm, nên
chọn thêm 1-2 bạn có học lực ngang ngửa mình hoặc giỏi hơn mình, để họ có
thể giải đáp những điều bạn còn vướng. Chứ bạn mà chứ chọn à um là chỉ
được 10 15 phút lại ngồi tán chuyện, buôn dưa lê với nhau thì cũng bằng
không! “Học thày không tày học bạn” mà!
Khi học nhóm, có công thức gì hay, tài liệu gì hay, hãy chia sẻ cho nhau để cùng
nhau cố gắng các bạn nhé!

 Câu 5: Có nên tin vào mấy cái khóa ôn thi cấp tốc hay không?

Bạn đã boa giờ nghe đến khóa xóa mất gốc trong 1 tuần, 10 đề nắm chắc 8
điểm chưa? Rồi đúng không?
Bạn có tin vào nó không?
Hoàng xin thưa với các bạn, câu trả lời nằm ở các bạn. Nếu bạn tin tưởng
thầy cô đó, bạn tin tưởng vào khóa học đó. Khi bạn đặt niềm tin đủ lớn cho vấn
đề đó, bạn sẽ đưa ra cho mình một quyết định.
Chính vì vậy, câu trả lời này Hoàng xin dành cho bạn. Còn mình sẽ không nói
nó tốt hay xấu, đúng hay sai. Hoàng chỉ khuyên các bạn, nên cân nhắc thật kỹ
để tránh trường hợp mất tiền oan mà không được gì! Tránh việc học lan man,
dẫn đến lúc gần thi trong đầu bạn không biết nên định hướng ra sao.
Nếu bạn cảm thấy không tìn thì đừng nên đăng ký, vì bạn quá áp lực, từ phía
ra đình, bạn bè, thầy cô…mà đi tin vào những điều mà bạn còn lo sợ thì quả là
không nên. Nên ngồi lại, suy nghĩ cho kỹ bạn nhé!

 Câu 6: Nên tự học hãy đi học thêm

Như mình đã phân tích, chúng ta nên dành nhiều thời gian tự học ở nhà. Một
ngày bạn nên dành ít nhất 9 tiếng tự học ở nhà. Còn đi học thêm là để bạn có
những câu hỏi nào đó, bạn có thể nhờ giáo viên giải đáp. Hoặc bạn có thể nhờ
thầy cô định hướng cho bạn nên ôn bộ đề nào tốt, nên học làm sao để hiệu quả
hơn nữa… Nếu học hết kiến thức rồi, hãy tự vận động, đừng ỉ lại thầy cô.

 Câu 7: Nên học đến mấy giờ thì đi ngủ?

À! Mình để ý thấy có rất nhiều bạn học rất khuya. Có bạn học đến tận 3h sáng.
Vậy có phải là thượng sách?
Theo mình, không nên đi ngủ sau 11h đêm và nên thức dậy sau 3h sáng.
Khoảng thời gian từ 11h đến 3h sáng là khoảng thời gian não của bạn cần
được nghỉ ngơi, cơ quan tiêu hóa, nội tạng cũng cần nghỉ ngơi. Nếu bạn bắt
chúng làm việc vào thời gian đó sẽ sinh ra rất nhiều bệnh, ngoài ra còn thêm
áp lực cho bản thân nữa.
Có rất nhiều bạn học rất nhiều, nhưng khi đi thi chẳng được nhiêu điểm. Lý do
là các bạn này có thói quen ngủ rất muộn, trí nhớ dễ bị suy giảm, vì vậy khi đi
thi dễ bị quên.
Một vấn đề khác nữa, nhiều bạn thắc mắc: Có nên sửa dụng cafe khi học
không?
Mình xin trả lời các bạn là nên uống. Nhưng uống như thế nào mới đạt hiệu
quả, uống như thế nào mới là đúng thì lại là chuyện khác
Theo mình, bạn nên uống café lúc bạn cảm thấy thoải mái nhất, thư giãn
nhất. Cụ thể là lúc ăn cơm xong và trước khi ngồi vào bàn học. Sau khi ăn, bạn
không phải lao động nên đầu óc thư giãn, hãy uống vào lúc đó để khi bạn bắt
đầu vào làm việc, học tập sẽ cảm thấy có năng lượng hơn nhé!
Tuyệt đối không uống vào lúc đang học nhé! Khi học não của bạn đã rất
căng thẳng rồi, Café lại là chất kích thích nữa, nếu uống sẽ làm cho não và tinh
thần bạn càng căng thẳng hơn mà thôi. Vì vậy khả năng tiếp thu sẽ giảm

 Câu 8:Làm sao để có sức khỏe và tinh thần tốt?

Đầu tiên bạn cần phải ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ.
Tiếp theo không nên học quá nhiều, cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi,
giải trí.
Bạn đừng có tạo cho mình quá nhiều áp lực, kẻo đến khi thi mà áp lực thì coi
như xong.
Chia sẽ thêm với các bạn, trước kia mình đi thi, khi chuẩn bị vào phòng thi
môn lý, hóa, mình đánh mất thẻ dự thi. Theo lệ, mất thẻ dự thi sẽ không được
vào phòng thi. Cũng may là mình được thầy hiểu trường giúp đỡ nên mới được
thi bình thường. Những lúc đó mình thật sự rất run, vào phòng thi áp lực
chồng thêm áp lực. Được cái và thầy giám thi cũng tâm lý, đã xuống và động
viên, nên cũng yên tâm làm bài hơn. Mặc dù vậy, mình vẫn tính toán và ấn máy
sai, dẫn đến kết quả không mong muốn.
Tinh thần là điều quan trọng nhất, đừng để bạn luôn phải sống trong áp lực
nhé!
Một điều nữa, tập thói quen ăn uốn điều độ, kẻo đến khi thi, vào phòng thi lại
đau đầu, đau bụng… thì mệt!

 Câu 9: Làm sao để nhớ lý thuyết tốt hơn.

Câu hỏi này mình xin dành cho tất cả các bạn.
Ngày xưa, cách mình học lý thuyết như sau:
Mỗi khi mình cảm thấy tinh thần sảng khoái nhất, có thể là buổi sáng sớm. Bạn
hãy mở một bản nhạc không lời. Đeo tai nghe vào và bắt tay vào làm những
câu hỏi trắc nghiêm lý thuyết, lưu ý là làm chứ không phải đọc nhé! Cứ làm đi
làm lại nhiều lần, lặp đi lặp lại. Bạn cứ làm một cái gì đó nhiều lần, khi bạn làm
đủ số lần, nó sẽ trở thành phản xạ, ăn sâu vào tiềm thức.
Lời cuối, mình xin cảm ơn tất cả các bạn đã dành thời gian đọc những điều
mình chia sẻ. Mình xin chúc cho tất cả các bạn lựa chọn chính xác con đường
mà các bạn muốn và nhanh chóng đạt được những thành công nhé!

Hoàng Minh Quân

You might also like