You are on page 1of 3

TRƯỜNG THPT KHOA HỌC GIÁO DỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021- 2022


MÔN NGỮ VĂN 11
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
I. VĂN BẢN: Học sinh học thuộc và nắm được đặc sắc nội dung, nghệ thuật của các văn bản:
1. Tự tình (bài II) - Hồ Xuân Hương
2. Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
3. Thương vợ - Trần Tế Xương
II. TIẾNG VIỆT VÀ LÀM VĂN: Học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản để vận dụng làm bài
đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học.
1. Các biện pháp tu từ
2. Phong cách ngôn ngữ
3. Phương thức biểu đạt
4. Các thao tác lập luận (đã học)
5. Kĩ năng làm văn nghị luận
B. CẤU TRÚC ĐỀ THI
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Học sinh vận dụng kĩ năng đọc - hiểu văn bản để trả lời các câu hỏi về các đặc điểm của một văn
bản ngoài chương trình (Phương thức biểu đạt/ thao tác lập luận, biện pháp tu từ, những nét chính về
nội dung, nghệ thuật của văn bản…)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Học sinh vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận để viết đoạn nghị luận xã hội và bài nghị luận văn
học.
Một số vấn đề gợi ý
1. Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình (Bài II).
2. Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo: Bà là nhà thơ nữ
viết về người phụ nữ với tiếng nói cảm thương sâu sắc cùng sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát
vọng mãnh liệt của họ. Phân tích bài thơ Tự tình (Bài II) để làm nổi bật nét đặc sắc ấy.
3. Bức tranh mùa thu và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Câu cá mùa thu.
4. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu.
5. Chân dung bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.
6. Nỗi niềm của Trần Tế Xương gửi gắm trong bài thơ Thương vợ.
C. ĐỀ THI MINH HỌA
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
TRƯỜNG THPT KHOA HỌC GIÁO DỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Đừng vội vã trôi qua cuộc đời, vì một ngày, khi bạn nhận ra mình đã trôi quá nhanh và bạn muốn
quay lại, thì cũng muộn rồi. Không ai có thể quay ngược thời gian để bạn trở lại nhìn ngắm những
thứ bạn đã bỏ lỡ. Bạn sẽ nhận ra mình đã ngốc nghếch đến thế nào. Đánh đổi tất cả thời gian và sự
sống để giành những thứ bạn không thể mang theo khi lìa đời. Hãy tưởng tượng, nếu bạn sắp lìa đời,
như vị học giả kia, bạn sẽ làm gì? Sẽ muốn sống lại những kí ức tốt đẹp đã qua hay muốn quay
ngược thời gian để làm những điều mình đã bỏ lỡ? Bạn có nhận ra không? Bạn đang bỏ lỡ rất nhiều
thứ.
[…] Bạn có bỏ lỡ không? Giọt nước mắt của con gái bạn hay từng khoảnh khắc chúng lớn lên.
Nụ cười của chúng khi vui đùa bên bạn, sự hãnh diện chờ đợi một lời khen khi vừa vẽ xong một bức
tranh…
Bạn có bỏ lỡ không? Gương mặt hạnh phúc của người vợ khi chuẩn bị bữa ăn ngon lành cho cả
gia đình, sự ghen tị của người bạn đời khi nhìn thấy cô bạn thân được chồng tặng cho một bó hoa
chẳng vì dịp gì cả…
Bạn có lỡ không? Sự mệt mỏi hằn trên đôi mắt của cha mẹ, bạn có biết món ăn cha mẹ mình
thích nhất?
Bạn có bỏ lỡ gì không? Hay bạn đã bỏ lỡ tất cả những khoảnh khắc ngập tràn cảm xúc của cuộc
sống, vì một cuộc chạy đua mà bạn đua chỉ vì tất cả mọi người có vẻ đều đang đua.
[…] Hãy thôi ngay quan niệm “Đời là một cuộc đua”, thay vào đó hãy dùng quan niệm: “Đời là
một món quà”. Tận hưởng nó như thể nó là món quà dành riêng cho bạn. Và chia sẻ nó như thể nó là
bất tận. Trong một khoảnh khắc, bạn sẽ nhận ra, mình là người may mắn nhất trên đời.
(Trích Tại sao chúng ta không hạnh phúc?, Phi Tuyết, NXB Thế giới, 2018, tr.323)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0.5 điểm)
Câu 2. Vì sao tác giả lại đưa ra lời khuyên “Đừng vội vã trôi qua cuộc đời”? (0.5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn
trích trên. (1.0 điểm)
Câu 4. Anh/ chị có đồng ý với quan niệm: Đời không phải là cuộc đua mà là một món quà hay
không? Vì sao? (1.0 điểm)
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh/ chị về niềm hạnh phúc hiện diện trong từng khoảnh khắc của cuộc sống
Câu 1. (5.0 điểm)
Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ sau:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
TRƯỜNG THPT KHOA HỌC GIÁO DỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,


Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
(Tự tình, Hồ Xuân Hương, Ngữ văn 11, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.19)

- HẾT -

You might also like