You are on page 1of 94

TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠIĐẠI
HỌCHỌC
DÂNTHỦY LỢI LANG
LẬP VĂN
KHOABAN KHOA
CÔNG HỌC
NGHỆ CƠ BẢN
THÔNG TIN

Giảng viên: ThS. Đỗ Lư Công Minh

1 4/21/2022
1. Xác suất thống kê dành cho kỹ sư và các nhà
khoa học, Walpole.H.Myers, Bản dịch, Đại học
Thủy lợi, 2010.
2. Xác suất và thống kê ứng dụng, Lê Sỹ Đồng,
NXBGD, 2016.
3. Thống kê trong kinh tế và kinh doanh,
Hoàng Trọng (chủ biên dịch), NXB Kinh tế
TPHCM, 2021.

2 4/21/2022
❖CHƯƠNG 1: BIẾN CỐ NGẪU NHIÊN VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

❖CHƯƠNG 2: BIẾN NGẪU NHIÊN

❖CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHÂN PHỐI XÁC SUẤT THÔNG DỤNG

❖CHƯƠNG 4: LÝ THUYẾT MẪU

❖CHƯƠNG 5: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ

❖CHƯƠNG 6: KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ

❖CHƯƠNG 7: LÝ THUYẾT TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY TUYẾN TÍNH


3 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố

ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT

CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT

4 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
1. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT.
I. Phép thử và biến cố:
Phép thử là sự thực hiện một số điều kiện
xác định (thí nghiệm cụ thể hay quan sát hiện
tượng nào đó), có thể cho nhiều kết quả khác
nhau. Các kết quả này không thể dự báo
chắc chắn được. Một phép thử thường được
lặp lại nhiều lần.
5 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố

1. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT.


I. Phép thử và biến cố:
Biến cố là kết quả của phép thử.
Không gian mẫu () là tập hợp tất cả
các kết quả có thể xảy ra khi thực hiện
phép thử.

6 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố

Ví dụ 1:
Phép thử tung đồng xu: Biến cố là sấp hoặc ngửa.
Phép thử bật đèn: Biến cố là đèn sáng hoặc đèn
không sáng.

Phép thử bắn một viên đạn vào bia: Biến cố là


trúng bia, trật hoặc được điểm 10, …

7 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố

Ví dụ 1:
Phép thử kiểm tra sản phẩm: Biến cố
là chọn được thứ phẩm hay phế phẩm.
Phép thử nghiên cứu chiều cao của
cây: Biến cố là cây cao 1m, 1.5m, hoặc
2m, …
8 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
1. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT.
II. Một số loại biến cố.
1. Biến cố chắc chắn (): là biến cố
nhất định xảy ra khi thực hiện phép thử.

Ví dụ 2: Biến cố xuất hiện mặt có số chấm


nhỏ hơn 7 khi thực hiện phép thử gieo con
xúc xắc.
9 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
1. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT.
II. Một số loại biến cố.
2. Biến cố không thể (): là biến cố
nhất định không xảy ra khi thực hiện
phép thử.
Ví dụ 3: Biến cố xuất hiện tờ lịch ghi
ngày 30 tháng 2 khi thực hiện phép thử
bốc một tờ lịch từ lốc lịch.

10 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
1. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT.
II. Một số loại biến cố.
3. Biến cố ngẫu nhiên (A, B, C, …): là
biến cố có thể xảy ra cũng có thể không
xảy ra khi thực hiện phép thử.
Ví dụ 4: Biến cố chọn được 5 viên bi đỏ
khi thực hiện phép thử chọn 5 viên bi từ
hộp gồm 6 bi đỏ, 3 bi xanh.
11 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
1. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT.
II. Một số loại biến cố.
4. Biến cố kéo theo (A  B hoặc A → B):
Biến cố A được gọi là kéo theo biến cố B
nếu A xảy ra thì B cũng xảy ra.
Ví dụ 5: Biến cố A: xúc xắc xuất hiện mặt 4 chấm.
Biến cố B: xúc xắc xuất hiện mặt có số chấm chẵn.
12 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
1. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT.
II. Một số loại biến cố.
5. Biến cố tương đương (A  B hoặc A = B):
Biến cố A được gọi là tương đương với biến cố
B nếu A xảy ra thì B cũng xảy ra và ngược lại.
Ví dụ 6:
Biến cố A: xúc xắc xuất hiện mặt 2, 4, 6 chấm.
Biến cố B: xúc xắc xuất hiện mặt có số chấm chẵn.
13 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
1. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT.
II. Một số loại biến cố.
6. Biến cố sơ cấp: Biến cố “nhỏ nhất”,
không có một biến cố nào khác kéo theo nó.
Ví dụ 7: Khi gieo đồng xu: biến cố xuất
hiện mặt sấp, biến cố xuất hiện mặt ngửa.

14 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
1. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT.
II. Một số loại biến cố.
6. Biến cố sơ cấp: Biến cố “nhỏ nhất”,
không có một biến cố nào khác kéo theo nó.
Ví dụ 8: Khi gieo một lần một con xúc
xắc: biến cố xuất hiện mặt 1 chấm, biến cố
xuất hiện mặt 2 chấm, …, biến cố xuất
hiện mặt 6 chấm.
15 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
1. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT.
II. Một số loại biến cố.
7. Biến cố đồng khả năng: Các biến cố có
khả năng khách quan để xuất hiện như nhau.
Ví dụ 9: Khi chọn 1 trong 10 viên bi to
nhỏ như nhau, nặng nhẹ như nhau, nhẵn
nhụi như nhau; khả năng chọn được các
viên bi như nhau.
16 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
1. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT.
III. Định nghĩa xác suất.
1. Định nghĩa xác suất theo lối đồng khả năng:

A
P( A) =

17 4/21/2022
Xác suất của biến cố
1 Chắc
◼ Xác suất chắn
xảy ra
Khả năng một biến cố
sẽ xảy ra.
0.5

0 ≤ P(A) ≤ 1
với mọi biến cố A
0 Không thể
xảy ra

18 4/21/2022
Định nghĩa xác suất theo lối đồng khả năng
A
P( A) =

Ví dụ 10: Xét phép thử gieo con xúc xắc.


Tính xác suất xuất hiện mặt chẵn.
Ví dụ 11: Một hộp có 7 quả cầu đỏ và 4
quả cầu xanh. Chọn ngẫu nhiên 3 quả cầu.
Tính xác suất chọn được 2 quả cầu đỏ và 1
quả cầu xanh.
19 4/21/2022
Các tính chất cơ bản của xác suất

Giá trị của xác suất: 0  P( A)  1

Xác suất của : P ( ) = 1

Xác suất của : P() = 0

Xác suất của


A  B  P( A)  P( B)
biến cố kéo theo:
20 4/21/2022
Định nghĩa xác suất theo lối đồng khả năng

Ưu điểm 1: Không cần tiến hành phép


thử (chỉ tiến hành một cách giả định).

Ưu điểm 2: Tìm được một cách chính


xác giá trị của xác suất.

21 4/21/2022
Định nghĩa xác suất theo lối đồng khả năng

Nhược điểm 1: Tất cả các kết quả phải


cùng khả năng xảy ra.

Nhược điểm 2: Không gian mẫu phải


hữu hạn.

22 4/21/2022
III. Định nghĩa xác suất.
2. Định nghĩa xác suất theo Thống kê:
m( A)
P( A) = lim f n ( A) = lim
n→ n→ n
n Số lần lặp lại phép thử

m( A) Số lần xảy ra biến cố A (tần số của A)

f n ( A) Tần suất của biến cố A


23 4/21/2022
III. Định nghĩa xác suất.
2. Định nghĩa xác suất theo Thống kê:

m( A)
P( A) = lim f n ( A) = lim
n→ n→ n

Giới hạn của tần suất xảy ra biến cố A


trong một số phép thử rất lớn

24 4/21/2022
Định nghĩa theo quan điểm Thống kê
Ví dụ 12: Khi tung đồng xu thì xác suất
xuất hiện mặt sấp hoặc ngửa là 1/2.
Người thí nghiệm Số lần tung Số lần sấp Tần suất

Buffon 4040 2048 0.5069


Pearson 12000 6019 0.5016
Pearson 24000 12012 0.5005

25 4/21/2022
Định nghĩa xác suất theo thống kê

Ưu điểm 1: Các biến cố không cần đồng khả năng.

Ưu điểm 2: Không gian mẫu không cần hữu hạn.

Ưu điểm 3: Xác suất được tính dựa trên quan


sát thực tế nên có thể ứng dụng rộng rãi.

26 4/21/2022
Định nghĩa xác suất theo thống kê

Nhược điểm 1: Phép thử phải lặp lại


nhiều lần.

Nhược điểm 2: Tính xác suất theo công


thức giới hạn nên không thể tính một cách
hoàn toàn chính xác.

27 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
1. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT.
III. Định nghĩa xác suất.
3. Định nghĩa xác suất theo hình học:

 ( A)
P( A) =
 ()

28 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
1. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT.
III. Định nghĩa xác suất.
4. Định nghĩa xác suất theo hệ tiên đề Kolmogorov

 0  P( A)  1, A

 P() = 1, P() = 0
 A  A =   P( A + A + ...) = P ( A ) + P ( A ) + ...
 i j 1 2 1 2

29 4/21/2022
Nguyên lí xác suất nhỏ
Một biến cố có xác suất bằng  rất nhỏ (gần
bằng 0) thì có thể cho rằng trong thực tế nó
không xảy ra trong một phép thử nào đó.

Ví dụ 13: Mỗi chiếc máy bay đều có một xác


suất rất nhỏ để xảy ra tai nạn. Khi đi máy bay ta
tin rằng sự kiện máy bay rơi sẽ không xảy ra.

30 4/21/2022
Nguyên lí xác suất lớn
Một biến cố có xác suất bằng  rất lớn (gần
bằng 1) thì có thể cho rằng trong thực tế nó nhất
định xảy ra trong một phép thử nào đó.

Ví dụ 14: Mỗi chiếc máy tính xách tay đều có


một xác suất rất lớn để sử dụng tốt (phần cứng)
trước khi hết hạn bảo hành. Khi mua một sản
phẩm loại này ta tin rằng luôn có thể sử dụng tốt.
31 4/21/2022
Tìm xác suất theo quan điểm đồng khả năng

A
P( A) =

Ví dụ 15: Xếp ngẫu nhiên 5 người vào


một bàn dài có 5 chỗ ngồi. Tính xác suất:
a/ A và B ngồi đầu bàn.
b/ A và B ngồi cạnh nhau.
32 4/21/2022
Tìm xác suất theo quan điểm đồng khả năng

A
P( A) =

Ví dụ 16: Bỏ ngẫu nhiên 5 lá thư vào 5 phong bì.


Tính xác suất:
a/ Cả 5 lá thư đến đúng người nhận.
b/ Lá thư thứ nhất đến đúng người nhận.

33 4/21/2022
Tìm xác suất theo quan điểm đồng khả năng
Ví dụ 17: Một hộp có 7 chính phẩm và 3 phế phẩm.
a/ Lấy ngẫu nhiên 1 sản phẩm từ hộp kiểm tra,
tính xác suất lấy được phế phẩm.
b/ Lấy ngẫu nhiên có hoàn lại lần lượt từng
sản phẩm ra 2 sản phẩm, tính xác suất lấy
được 2 phế phẩm.
c/ Lấy ngẫu nhiên 2 sản phẩm từ hộp, tính xác
suất lấy được 2 phế phẩm.
34 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT.
I. Mối liên hệ giữa các biến cố.
1. Biến cố tổng (A + B hoặc A  B): Biến cố
C được gọi là biến cố tổng của hai biến cố A
và B nếu C xảy ra khi và chỉ khi ít nhất một
trong hai biến cố A và B xảy ra.

35 4/21/2022
1. Biến cố tổng: C = A + B hoặc C = A  B

A B A+B

Ví dụ 18: Giả sử có 2 thợ săn cùng bắn 1 con thú.


Biến cố A: người thứ nhất bắn trúng.
Biến cố B: người thứ hai bắn trúng.

36 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT.
I. Mối liên hệ giữa các biến cố.
2. Biến cố tích (AB hoặc A  B): Biến cố C
được gọi là biến cố tích của hai biến cố A và
B nếu C xảy ra khi và chỉ khi cả hai biến cố A
và B cùng xảy ra.

38 4/21/2022
2. Biến cố tích: C = AB hoặc C = A  B

A AB B

Ví dụ 19: Giả sử có 2 thợ săn cùng bắn 1 con thú.


Biến cố A: người thứ nhất bắn trật.
Biến cố B: người thứ hai bắn trật.
39 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT.
I. Mối liên hệ giữa các biến cố.
3. Hai biến cố xung khắc: Hai biến cố
A và B được gọi là xung khắc nhau nếu
chúng không thể cùng xảy ra trong một
phép thử.
AB = 
41 4/21/2022
3. Biến cố xung khắc: AB = 

AB = 

A B

Ví dụ 20: Bắn 1 viên đạn vào bia.


Biến cố A: được 5 điểm.
Biến cố B: được 10 điểm.
42 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT.
I. Mối liên hệ giữa các biến cố.
4. Biến cố đối lập: Biến cố “không xảy ra
biến cố A” được gọi là biến cố đối lập với
biến cố A.
 A + A = 

 A. A = 
43 4/21/2022
4. Biến cố đối lập: A + A = , A. A = 

A
A

Ví dụ 21: Kiểm tra 3 sản phẩm từ một lô hàng.


Biến cố A: Có ít nhất 1 sản phẩm tốt.
Biến cố B: Không có sản phẩm nào tốt.

44 4/21/2022
4. Biến cố đối lập: A + A = , A. A = 
Chú ý 3
1. Hai biến cố đối lập thì xung khắc.
2. Hai biến cố xung khắc chưa chắc đối lập.

Ví dụ 22: Có 10 cháu bé sắp được sinh ra.


Biến cố A: Cả 10 đều là trai.
Biến cố B: Cả 10 đều là gái.
45 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT.
I. Mối liên hệ giữa các biến cố.
5. Biến cố hiệu (A \ B hoặc A - B):
Biến cố C được gọi là biến cố hiệu của
hai biến cố A và B nếu C xảy ra khi và
chỉ khi A xảy ra nhưng B không xảy ra.

46 4/21/2022
Mối liên hệ giữa các biến cố
Ví dụ 24: Tung 1 lần con xúc xắc cân đối, đồng chất.

* Không gian mẫu:  ={1, 2, 3, 4, 5, 6}


* Biến cố A: Xuất hiện mặt có số chấm là số chẵn.
* Biến cố B: Xuất hiện mặt có số chấm ít nhất là 4.

49 4/21/2022
Mối liên hệ giữa các biến cố

 ={1, 2, 3, 4, 5, 6} A ={2, 4, 6} B ={4, 5, 6}


* Biến cố đối lập: A = {1, 3, 5} B = {1, 2, 3}
* Biến cố tích: AB = {4, 6}

* Biến cố tổng: A + B = {2, 4, 5, 6}

A + A = {1, 2, 3, 4, 5, 6} = 

50 4/21/2022
Biểu diễn biến cố qua các biến cố đơn giản hơn

Ví dụ 25: Có 3 xạ thủ cùng bắn vào cùng 1 mục tiêu.


a/ Biến cố A: Có 1 viên trúng.
b/ Biến cố B: Có 2 viên trúng.
c/ Biến cố C: Có 3 viên trúng.
d/ Biến cố D: Mục tiêu không bị bắn trúng.
e/ Biến cố E: Mục tiêu trúng đạn.
51 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT.
II. Công thức cộng.
1. Công thức cộng thứ nhất.
AB =   P( A + B) = P( A) + P( B)

Nếu hai biến cố xung khắc nhau thì xác


suất của biến cố tổng bằng tổng xác suất của
từng biến cố.
52 4/21/2022
II.1. Công thức cộng thứ nhất.

AB =   P( A + B) = P( A) + P( B)

Ví dụ 26: Có 10 viên bi: 4 đỏ, 6 xanh.


Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi. Tính xác suất
lấy được 1 hoặc 2 viên bi đỏ.

53 4/21/2022
Mở rộng công thức cộng thứ nhất.

Ai Aj =  i  j
 P( A1 + ... + An ) = P( A1 ) + ... + P( An )

Ví dụ 27: Có 10 viên bi: 4 đỏ, 6 xanh.


Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi. Tính xác suất
lấy được ít nhất 1 viên bi đỏ.
54 4/21/2022
Mở rộng công thức cộng thứ nhất.

A1 A2 = , A1 A3 = , A2 A3 = 
 P( A1 + A2 + A3 ) = P( A1 ) + P( A2 ) + P( A3 )

Ví dụ 27: Có 10 viên bi: 4 đỏ, 6 xanh.


Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi. Tính xác suất
lấy được ít nhất 1 viên bi đỏ.
55 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT.
II. Công thức cộng.
2. Công thức cộng thứ hai.
P( A + B) = P( A) + P( B) − P( AB)
Xác suất của hai biến cố bất kỳ bằng tổng
hai xác suất của từng biến cố trừ đi xác suất
của biến cố tích.
56 4/21/2022
II.2. Công thức cộng thứ hai.

P( A + B) = P( A) + P( B) − P( AB)

Ví dụ 28: Một cửa hàng bán một loại TV


trong đó tỉ lệ có chất lượng tiếng kém là
5%, tỉ lệ có chất lượng hình kém là 7%, tỉ
lệ kém chất lượng của cả hai loại là 4%.
Mua một TV của cửa hàng. Tính xác suất
mua nhầm TV bị mắc một trong hai
khuyết điểm trên.
57 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT.
II. Công thức cộng.
3. Xác suất của biến cố đối lập.

P( A) = 1 − P( A)

Xác suất của một biến cố bằng 1 trừ đi xác


suất của biến cố đối lập với nó.
60 4/21/2022
II.3. Xác suất của biến cố đối lập.

P( A) = 1 − P( A)

Ví dụ 30: Một lô sản phẩm gồm 100 sản


phẩm trong đó có 40 phế phẩm. Lấy ngẫu
nhiên 20 sản phẩm. Tính xác suất để lấy
được ít nhất một phế phẩm.

61 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT.
III. Công thức nhân.
1. Xác suất có điều kiện.
Xác suất có điều kiện của biến cố A
với điều kiện biến cố B là xác suất của
biến cố A được tính sau khi B đã xảy ra.
Kí hiệu P(A | B).

62 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT.
III. Công thức nhân.
1. Xác suất có điều kiện.

P ( AB )
P( A | B) =
P( B)

63 4/21/2022
III.1. Xác suất có điều kiện.

Ví dụ 31: Một hộp có 10 vé trong đó có 3


vé có thưởng. Tính xác suất người thứ hai
bốc được vé có thưởng, biết rằng người
đầu tiên đã bốc được vé trúng thưởng
(mỗi người chỉ bốc một vé).

64 4/21/2022
III.1. Xác suất có điều kiện.
Ví dụ 32: Một cuộc điều tra về sở thích mua sắm
quần áo của dân cư trong vùng. Trong số 500
người được điều tra có 136 người trong 240 nam
và 224 người trong số 260 nữ trả lời “thích”.
a/ Giả sử chọn được 1 người nữ của vùng.
Tính xác suất người đó không thích mua sắm.
b/ Giả sử chọn được 1 người thích mua sắm.
Tính xác suất người đó là nam.

65 4/21/2022
Các tính chất của xác suất có điều kiện
Giá trị của xác suất: 0  P( A | B)  1

Xác suất của B: P( B | B) = 1

Xác suất của


P( A | B ) = 1 − P ( A | B )
biến cố đối lập:
Xác suất của biến cố tổng:
A1 A2 =   P( A1 + A2 | B) = P( A1 | B) + P( A2 | B)
66 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT.
III. Công thức nhân.
2. Các biến cố độc lập.
Hai biến cố A và B được gọi là độc lập nếu
sự xảy ra hay không của biến cố này không
ảnh hưởng đến xác suất của biến cố kia.

67 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT.
III. Công thức nhân.
2. Các biến cố độc lập.

P ( A | B ) = P ( A)

P ( B | A) = P ( B )
68 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT.
III. Công thức nhân.
3. Công thức nhân thứ nhất.
P ( A | B ) = P ( A)  P ( AB ) = P ( A) P ( B )

Nếu hai biến cố độc lập nhau thì xác suất


của biến cố tích bằng tích xác suất của từng
biến cố.
69 4/21/2022
III.3. Công thức nhân thứ nhất.

P ( A | B ) = P ( A)  P ( AB ) = P ( A) P ( B )
Ví dụ 33: Một xưởng có 2 máy hoạt động
độc lập. Trong một ngày làm việc xác suất
để 2 máy này bị hỏng tương ứng là 0,1;
0,05. Tính xác suất trong một ngày làm
việc xưởng:
a/ có 1 máy hỏng; b/ có máy hỏng.
70 4/21/2022
Mở rộng công thức nhân thứ nhất.

Nếu ba biến cố A1, A2, A3 độc lập nhau thì:

P( A1 A2 A3 ) = P ( A1 ) P ( A2 ) P ( A3 )

Nếu các biến cố A1, A2, …, An độc lập nhau:

P( A1. A2 ... An ) = P( A1 ) P( A2 )... P( An )


71 4/21/2022
Mở rộng công thức nhân thứ nhất.

P( A1 A2 A3 ) = P ( A1 ) P ( A2 ) P ( A3 )

Ví dụ 34: Gieo 3 con xúc xắc. Tính xác


suất để chúng đều xuất hiện mặt 6 chấm.

72 4/21/2022
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT.
III. Công thức nhân.
4. Công thức nhân thứ hai.

P( A1 A2 ) = P( A1 ) P ( A2 | A1 )
Xác suất của tích hai biến cố bất kỳ bằng
xác suất của biến cố thứ nhất nhân với xác
suất có điều kiện của biến cố thứ hai với
điều kiện biến cố thứ nhất đã xảy ra.
73 4/21/2022
III.4. Công thức nhân thứ hai.

P( A1 A2 ) = P( A1 ) P ( A2 | A1 )

Ví dụ 35: Một lô hàng có 20 sản phẩm,


trong đó có 5 phế phẩm. Lấy liên tiếp 2 sản
phẩm. Tính xác suất để cả hai đều hỏng.

74 4/21/2022
Mở rộng công thức nhân thứ hai.

P ( A1. A2 ... An )
= P ( A1 ) P ( A2 | A1 ) P ( A3 | A1 A2 ) ... P ( An | A1 A2 ... An −1 )

Ví dụ 36: Một lô hàng có 20 sản phẩm,


trong đó có 5 phế phẩm. Lấy liên tiếp 3 sản
phẩm. Tính xác suất để cả ba đều hỏng.

75 4/21/2022
Mở rộng công thức nhân thứ hai.

P( A1 A2 A3 ) = P ( A1 ) P ( A2 | A1 ) P ( A3 | A1 A2 )

Ví dụ 36: Một lô hàng có 20 sản phẩm,


trong đó có 5 phế phẩm. Lấy liên tiếp 3 sản
phẩm. Tính xác suất để cả ba đều hỏng.

76 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT.
IV. Công thức xác suất đầy đủ - Bayes.
1. Hệ biến cố đầy đủ, xung khắc từng đôi.
Hệ biến cố {Ai} được gọi là hệ biến cố đầy
đủ, xung khắc từng đôi nếu trong phép thử
bắt buộc phải có một và chỉ một biến cố Ai
được xảy ra.

81 4/21/2022
IV. Công thức xác suất đầy đủ - Bayes.

1. Hệ biến cố đầy đủ, xung khắc từng đôi:


Hệ biến cố {Ai} được gọi là hệ biến cố
đầy đủ, xung khắc từng đôi nếu các
điều kiện sau được thỏa mãn:

 A1 + A2 + ... + An = 

 A i . A j =  , i  j
82 4/21/2022
1. Hệ biến cố đầy đủ, xung khắc từng đôi.

Ví dụ 39: Gieo một lần một đồng xu.


Biến cố A1: Xuất hiện mặt sấp.
Biến cố A2: Xuất hiện mặt ngửa.
83 4/21/2022
1. Hệ biến cố đầy đủ, xung khắc từng đôi.

Ví dụ 40: Gieo một lần một con xúc xắc.


Biến cố Ai: Xuất hiện mặt có i chấm.
(i = 1, 2, 3, 4, 5, 6)
84 4/21/2022
1. Hệ biến cố đầy đủ, xung khắc từng đôi.

Ví dụ 41: Một bình có 10 viên bi đỏ và 5


viên bi xanh. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi.
Tìm hệ biến cố đầy đủ, xung khắc từng đôi.
Biến cố Ai: Chọn được i viên bi đỏ (i = 0, 1, 2, 3).

85 4/21/2022
IV.1. Hệ biến cố đầy đủ, xung khắc từng đôi.

Ví dụ 42: Công ty có 3 kho chứa hàng sao cho


khoảng cách giữa mỗi kho hàng đến Cửa hàng
giới thiệu sản phẩm đều bằng nhau. Cửa hàng
chọn ngẫu nhiên 1 trong 3 kho hàng để nhập hàng
mới. Tìm hệ biến cố đầy đủ, xung khắc từng đôi.
Biến cố Ai: Cửa hàng nhập hàng

86
từ kho thứ i (i = 1, 2, 3).
4/21/2022
IV.1. Hệ biến cố đầy đủ, xung khắc từng đôi.

Ví dụ 43: Một người muốn gửi tiết kiệm vào ngân


hàng. Ông tham khảo lãi suất của 4 ngân hàng:
Vietcombank, Agribank, Vietinbank, DongAbank
và quyết định gửi tiền vào 1 trong 4 ngân hàng
trên. Tìm hệ biến cố đầy đủ, xung khắc từng đôi.
Ai: Người khách gửi tiền tại ngân hàng thứ i.
(i = 1, 2, 3, 4)
87 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT.
IV. Công thức xác suất đầy đủ - Bayes.
2. Công thức xác suất đầy đủ.
P( A) = P( A1 ).P( A | A1 ) + P( A2 ).P( A | A2 ) + ... +
+ P( An ).P( A | An )

88 4/21/2022
2. Công thức xác suất đầy đủ.

P( A) = P( A1 ).P( A | A1 ) + P( A2 ).P( A | A2 ) + ... +


+ P( An ).P( A | An )

Công thức xác suất đầy đủ cho ta tính xác


suất của một biến cố tùy ý theo xác suất
có điều kiện của nó đối với một hệ biến cố
đầy đủ, xung khắc từng đôi có liên quan.
89 4/21/2022
2. Công thức xác suất đầy đủ.

P( A) = P( A1 ).P( A | A1 ) + P( A2 ).P( A | A2 ) + ... +


+ P( An ).P( A | An )

Sự kiện xảy ra trước thường dùng để xác


định hệ biến cố đầy đủ, xung khắc từng
đôi. Sự kiện xảy ra sau thường dùng để
xác định các xác suất có điều kiện.

90 4/21/2022
P( A) = P( A1 ).P( A | A1 ) + P( A2 ).P( A | A2 ) + ... +
+ P( An ).P( A | An )

Ví dụ 44a: Có 2 hộp sản phẩm, hộp thứ


nhất có 10 sản phẩm trong đó có 3 phế
phẩm; hộp thứ hai có 15 sản phẩm trong đó
có 6 phế phẩm. Một khách hàng lấy ngẫu
nhiên 1 hộp, từ đó lấy ngẫu nhiên 2 sản
phẩm để kiểm tra, nếu toàn chính phẩm thì
mua hộp đó. Tính xác suất hộp sản phẩm
được mua.
91 4/21/2022
P( A) = P( A1 ).P( A | A1 ) + P( A2 ).P( A | A2 )
IV.2. Công thức xác suất đầy đủ.
Ví dụ 44a: Có 2 hộp sản phẩm, hộp thứ
nhất có 10 sản phẩm trong đó có 3 phế
phẩm; hộp thứ hai có 15 sản phẩm trong đó
có 6 phế phẩm. Một khách hàng lấy ngẫu
nhiên 1 hộp, từ đó lấy ngẫu nhiên 2 sản
phẩm để kiểm tra, nếu toàn chính phẩm thì
mua hộp đó. Tính xác suất hộp sản phẩm
được mua.
92 4/21/2022
Biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT.
IV. Công thức xác suất đầy đủ - Bayes.
3. Công thức Bayes.
P( Ak ).P( A | Ak ) P( Ak ).P( A | Ak )
P( Ak | A) = = n
 P( Aj ).P( A | Aj )
P( A)
j =1

93 4/21/2022
3. Công thức Bayes.
P( Ak ).P( A | Ak ) P( Ak ).P( A | Ak )
P( Ak | A) = = n
 P( Aj ).P( A | Aj )
P( A)
j =1

Công thức Bayes cho phép xem xét xác suất


của các biến cố trong nhóm đầy đủ sẽ thay
đổi như thế nào sau khi đã tiến hành thực
nghiệm. Do đó công thức Bayes còn được
gọi là công thức xác suất hậu nghiệm.
94 4/21/2022
P( Ak ).P( A | Ak ) P( Ak ).P( A | Ak )
P( Ak | A) = = n
 P( Aj ).P( A | Aj )
P( A)
j =1

Ví dụ 44b: Có 2 hộp sản phẩm, hộp thứ nhất có


10 sản phẩm trong đó có 3 phế phẩm; hộp thứ
hai có 15 sản phẩm trong đó có 6 phế phẩm.
Một khách hàng lấy ngẫu nhiên 1 hộp, từ đó lấy
ngẫu nhiên 2 sản phẩm để kiểm tra, nếu toàn
chính phẩm thì mua hộp đó.
Giả sử khách hàng quyết định mua. Tính xác
suất hộp sản phẩm được chọn là hộp thứ nhất.
95 4/21/2022
P( A1 ).P( A | A1 )
P( A1 | A) =
P( A1 ).P( A | A1 ) + P( A2 ).P( A | A2 )

Ví dụ 44b: Có 2 hộp sản phẩm, hộp thứ nhất có


10 sản phẩm trong đó có 3 phế phẩm; hộp thứ
hai có 15 sản phẩm trong đó có 6 phế phẩm.
Một khách hàng lấy ngẫu nhiên 1 hộp, từ đó lấy
ngẫu nhiên 2 sản phẩm để kiểm tra, nếu toàn
chính phẩm thì mua hộp đó.
Giả sử khách hàng quyết định mua. Tính xác
suất hộp sản phẩm được chọn là hộp thứ nhất.
96 4/21/2022
IV. Công thức xác suất đầy đủ - Bayes.
P( A) = P( A1 ).P( A | A1 ) + P( A2 ).P( A | A2 ) + ... +
+ P( An ).P( A | An )

Ví dụ 45: Có 3 xí nghiệp sản xuất bóng đèn,


trong đó XN1 chiếm 30%, XN2 chiếm 50%,
XN3 chiếm 20%. Tỉ lệ hỏng bóng đèn của
XN1 là 1%, XN2 là 3%, XN3 là 5%.
a/ Mua ngẫu nhiên một bóng đèn. Tính xác
suất để bóng đèn bị hỏng.
97 4/21/2022
IV. Công thức xác suất đầy đủ - Bayes.

P( A) = P( A1 ).P( A | A1 ) + P( A2 ).P( A | A2 ) + P( A3 ).P( A | A3 )

Ví dụ 45: Có 3 xí nghiệp sản xuất bóng đèn,


trong đó XN1 chiếm 30%, XN2 chiếm 50%,
XN3 chiếm 20%. Tỉ lệ hỏng bóng đèn của
XN1 là 1%, XN2 là 3%, XN3 là 5%.
a/ Mua ngẫu nhiên một bóng đèn. Tính xác
suất để bóng đèn bị hỏng.
98 4/21/2022
P( Ak ).P( A | Ak ) P( Ak ).P( A | Ak )
P( Ak | A) = = n
 P( Aj ).P( A | Aj )
P( A)
j =1

Ví dụ 45: Có 3 xí nghiệp sản xuất bóng đèn,


trong đó XN1 chiếm 30%, XN2 chiếm 50%,
XN3 chiếm 20%. Tỉ lệ hỏng bóng đèn của
XN1 là 1%, XN2 là 3%, XN3 là 5%.
b/ Mua ngẫu nhiên một bóng đèn và gặp
bóng hỏng. Theo bạn nhiều khả năng nhất
bóng đèn do XN nào sản xuất?
99 4/21/2022
P( Ai ).P( A | Ai )
P( Ai | A) =
P( A1 ).P( A | A1 ) + P( A2 ).P( A | A2 ) + P( A3 ).P( A | A3 )

Ví dụ 45: Có 3 xí nghiệp sản xuất bóng đèn,


trong đó XN1 chiếm 30%, XN2 chiếm 50%,
XN3 chiếm 20%. Tỉ lệ hỏng bóng đèn của
XN1 là 1%, XN2 là 3%, XN3 là 5%.
b/ Mua ngẫu nhiên một bóng đèn và gặp
bóng hỏng. Theo bạn nhiều khả năng nhất
bóng đèn do XN nào sản xuất?
100 4/21/2022
Xác suất vui
Ví dụ 46: Một người thỏa thuận với vợ sắp
cưới như sau: Anh ta chỉ cần có con trai, và
nếu vợ anh sinh cho anh 1 đứa con trai thì
lập tức dừng lại và không cần sinh thêm
nữa. Giả sử một người phụ nữ chỉ có thể tối
đa sinh n lần, và xác suất sinh con trai ở
mỗi lần là 1/2. (khả năng sinh con trai ở các
lần sinh không ảnh hưởng nhau)
a/ Hỏi khả năng anh này có con trai là bao nhiêu?
101 4/21/2022
Xác suất vui
Ví dụ 46: Một người thỏa thuận với vợ sắp cưới
như sau: Anh ta chỉ cần có con trai, và nếu vợ
anh sinh cho anh 1 đứa con trai thì lập tức dừng
lại và không cần sinh thêm nữa. Giả sử một
người phụ nữ chỉ có thể tối đa sinh n lần, và xác
suất sinh con trai ở mỗi lần là 1/2. (khả năng sinh
con trai ở các lần sinh không ảnh hưởng nhau)
b/ Hỏi n phải là bao nhiêu để khả năng anh
này có con trai lớn hơn hoặc bằng 99%?
102 4/21/2022
Xác suất và cuộc sống
Ví dụ 47: Trong một thùng vé bốc thăm
trúng thưởng tại CoopMart có 100 vé,
trong đó có 5 vé có thưởng.
a/ Giả sử bạn là 1 trong 2 khách hàng
được bốc thăm. Bạn có nên giành bốc
thăm trước không?
b/ Nếu có thêm khách hàng thứ 3 được bốc
thăm và trong 100 vé chỉ có 3 vé có thưởng
thì bạn có nên là người bốc sau cùng?
103 4/21/2022

You might also like