You are on page 1of 4

GỢI Ý CÂU TRẢ LỜI (CÁC EM NHỚ THAM KHẢO THÊM SÁCH

NHA)
1. Dược liệu học là gì? Đối tượng nghiên cứu? Mục tiêu?

Khái niệm: là môn khoa học nghiên cứu về các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên
hoặc sinh học.

 Đối tượng: động vật, thực vật, khoáng vật, sinh học

 Mục tiêu: Đánh giá chất lượng dược liệu, hướng dẫn sử dụng dược liệu trong điều trị an toàn,
hợp lí.

2. Nêu các nhà y học Trung hoa và tác phẩm nổi tiếng?

Thần Nông (2700 tcn): Thần Nông bản thảo

Hoàng đế (2637 tcn): Nội kinh

Lương Trọng Cảnh (142-220): Thương hàn luận 

Lý Thời Trân (1518-1593): bản thảo cương mục 

3. Tổ sư ngành y học hiện đại phương Tây?

Hippocrates

4. Thuật dưỡng (Yoga), thuật ướp xác xuất hiện từ nền y học nào?

Thuật dưỡng sinh (yoga): nền y học Ấn Độ 

Thuật ướp xác: nền y học Ai Cập 

5. Người nổi tiếng nhất trong y học Ai Cập cổ đại?

Imhotep ( 2667_2648 tcn) 

6. Khái niệm chất tinh túy của ai?

Paracelsus ( 1490_1541)

7. Nêu các quan điểm trong y học thời Phục Hưng của Paracelsus?

Chiết hoạt chất

Sử dụng độc vị

8. Trình bày tóm tắt tiểu sử, quan điểm y học, tác phẩm nổi tiếng của Tuệ tĩnh và Hải Thượng
Lãn Ông?
Tuệ Tĩnh (1330-1400): Tên thật Nguyễn Bá Tĩnh, quê quán Hải Dương

Quan điểm y học: Nam dược trị nam nhân

Tác phẩm: Nam dược thần hiệu, Hồng Nghĩa giác tư y thư

Hải thượng Lãn Ông (1720-1791): Tên thật: Lê Hữu Trác; Quê quán Hải Dương

Quan điểm y học: Dùng thuốc nam chữa bệnh cho người Nam

Tác phẩm: Hải Thượng y tông tâm lĩnh

9. Các lĩnh vực chính của ngành Dược liệu?

         _ Tạo nguồn nguyên liệu 

         _ Chiết xuất dược liệu 

         _ Kiểm nghiệm và tiêu chuẩn hóa

         _ Nghiên cứu thuốc mới

10. Nêu các GPs trong tạo nguồn nguyên liệu dược liệu?

         _ Trồng trọt (GAP)

         _ Thu hái (GCP)

         _ Bảo quản (GMP)

11. Nêu quy tắc “3 đúng” trong thu hái dược liệu?

Đúng dược liệu, đúng bộ phận dùng, đúng thời vụ.

12. Thời điểm thu hái thích hợp của rễ, Lá, Hoa?

_ Rễ : khi cây tàn lụi / cuối thu hay đầu đông

_ Lá : khi cây chớm ra hoa

_ Hoa: khi hoa sắp nở ( nụ)

13. Sự khác nhau dược giữa ổn định và làm khô dược liệu

Ổn định dược liệu là diệt men (enzym) gồm có Cồn sôi, Nhiệt ẩm, Nhiệt khô

Làm khô dược liệu: ức chế men (enzym) gồm có phơi, sấy thường, sấy áp suất giảm, đông khô

14. Kể tên các phương pháp phơi? Ưu nhược điểm của phơi so với sấy?
Các phương pháp phơi: phơi nắng trên sân, phơi bóng râm, phơi trên giàn, phơi giàn cao ,che
màn vải.

Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, rẻ tiền  

 Nhược: phụ thuộc vào thời tiết, không kiểm soát nhiệt, độ dễ bám bụi, ruồi nhặng

15. Theo Dược điển Việt Nam V độ ẩm tối đa cho phép của dược liệu? 13%

16. Nêu phương pháp phơi phù hợp với dược liệu chứa Tinh dầu? Phơi trong bóng râm (phơi
âm can)

Dược liệu mỏng manh, dễ dập nát? Phơi trên giàn

17. Nhiệt độ sấy đối với các dược liệu chứa tinh dầu? <40oC

18. Trình bày nguyên tắc phương pháp sấy chân không và đông khô? Đối tượng áp dụng?

Sấy chân không: Sấy chân không là phương pháp sấy ở môi trường áp suất cực thấp, gần như là
chân không. Trong môi trường này, nước sẽ sôi ở nhiệt độ thấp hơn rất nhiều so với nhiệt độ sôi thông
thường. Khi nước sôi, các phân tử nước hoạt động mạnh nhất đồng nghĩa với sự bốc hơi diễn ra nhanh
nhất sẽ làm tăng tốc độ sấy lên nhiều lần so với sấy khô thông thường. (Nên nhiệt độ sấy sẽ thấp hơn
bình thường) – Áp dụng cho dược liếu kém bền với nhiệt

Đông khô (sấy thăng hoa): Sấy đông khô là quá trình loại bỏ băng hoặc dung môi đông lạnh
khác ra khỏi vật liệu thông qua quá trình thăng hoa ở nhiệt độ thấp, áp suất giảm. Trước hết
nguyên liệu được làm lạnh thật nhanh ở nhiệt độ rất thấp (-80 0C) để nước chứa bên trong
nguyên liệu kết tinh nhanh ở dạng tinh thể nhỏ. Nguyên liệu được giữ ở nhiệt độ thấp trong quá
trình đông khô và được đặt ở trong buồng thật kín có nối với máy hút chân không.

19. 3 quá trình của sự chiết xuất?

       _ Thẩm thấu 

       _ Hòa tan

       _ Khuyêch tán

20. Nguyên tắc lựa chọn dung môi trong chiết xuất?

Các chất kém phân cực tan trong dung môi kém phân cực  dùng các dung môi kém
phân cực để chiết

Các chất phân cực tan trong dung môi phân cực  dùng các dung môi phân cực để
chiết
21. Trình bày phương pháp chiết ngấm kiệt? (slide 42, sgk 69)

22. Trình bày tóm tắt các kỹ thuật chiết đặc biệt? sgk 69

_ Chiết với sự hổ trợ của siêu âm

_ Chiết cới sự hổ trợ của vi sóng

_ Chiết bằng chất lỏng siêu tới hạn 

_ Chiết dưới áp suất cao

23. Nêu các phương pháp phân lập? Phương pháp nào thường được sử dụng nhất?

_ Kết tinh phân đoạn

_ Thăng hoa

_ Chưng cất phân đoạn

_Sắc ký

 Phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất: Sắc ký

24. Phương pháp xác định khối lượng phân tử của chất? Phổ khối lượng MS/ slide 61

25. Phương pháp xác định được cấu trúc hóa học của chất? Phổ NMR/slide 62

You might also like