You are on page 1of 13

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM – HÀN QUỐC CÀ MAU

BỘ MÔN CƠ BẢN
---------------

BÀI TIỂU LUẬN


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài
PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN TÔM THẺ SAU KHI
THU HOẠCH Ở HUYỆN CÁI NƯỚC
GVHD: THS. NGUYỄN RÔ BE SVTH: MAI THANH TRÚC
Ngành: CHẾ BIẾN & BQTS
Lớp: CK07-CBT-A1

Cà Mau, tháng 04 năm 2022

--------------------------------
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM – HÀN QUỐC CÀ MAU
BỘ MÔN CƠ BẢN
---------------

BÀI TIỂU LUẬN


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài
PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN TÔM THẺ SAU KHI
THU HOẠCH Ở HUYỆN CÁI NƯỚC
GVHD: THS. NGUYỄN RÔ BE SVTH: MAI THANH TRÚC
Ngành: CHẾ BIẾN & BQTS
Lớp: CK07-CBT-A1

Cà Mau, tháng 04 năm 2022

--------------------------------
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ths. Nguyễn Rô
Be. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Phương pháp Nghiên cứu khoa
học, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết
của thầy. Thầy đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc
và hoàn thiện hơn về môn học này. Từ những kiến thức mà thầy truyền tải, em
đã hiểu thêm nhiều điều mới trong cuộc sống. Đây chắc chắn là những kiến thức
quý báu và là hành trang để em vững bước sau này.
Bộ môn Nghiên cứu khoa học là môn học rất mới mẽ và thú vị, vô cùng
bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đầy đủ những kiến thức gắn
liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên do vốn kiến thức còn nhiều
hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã rất cố
gắng nhưng chắc chắn bài tiều luận này khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và
còn nhiều chỗ chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận
của em được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe và thành công trên con đường giảng dạy !
TIỂU LUẬN NCKH NTH: MAI THANH TRÚC

DANH MỤC HÌNH ẢNH

2
TIỂU LUẬN NCKH NTH: MAI THANH TRÚC

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

3
TIỂU LUẬN NCKH NTH: MAI THANH TRÚC

MỤC LỤC

4
TIỂU LUẬN NCKH NTH: MAI THANH TRÚC

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài: Ở Cà Mau hiện nay, quy trình bảo quản tôm sau khi thu
hoạch còn nhiều mặt hạn chế, dẫn đến những tổn thất của tôm sau khi đánh
bắt làm giảm giá trị của tôm. Vì vậy, việc tìm hiểu và đề ra những phương
pháp bảo quản tôm thẻ sau khi thu hoạch ở Cà Mau là điều rất cần thiết để
bảo quản tôm trong thời gian dài, và làm tăng giá trị của tôm thẻ. Từ đó làm
đời sống người dân ổn định hơn.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Thực trạng: hiện nay, các công đoạn bảo quản tôm thẻ sau khi thu
hoạch ở những vuông tôm cho thấy, những thương lái không sử dụng
công đoạn ướp muối mà chỉ sử dụng đá xay để ướp tôm.
- Mục đích: giúp hạn chế sự hao hút về số lượng và chất lượng của tôm
thẻ sau khi đánh bắt ở Cà Mau.
3. Đối tượng nghiên cứu: phương pháp bảo quản tôm thẻ sau khi thu hoạch ở
tỉnh Cà Mau.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: để thực hiện được mục đích trên, cần tập trung giải
quyết các vấn đề sau
- Xác định cơ sở lý luận của đề tài:
+ Khái niệm về tôm, thu hoạch và bảo quản tôm
+ vai trò của việc bảo quản tôm
- Nghiên cứu thực trạng của việc bảo quản tôm sau khi thu hoạch ở tỉnh Cà
Mau.
- Đề xuất các giải pháp để phát triển việc bảo quản tôm sau thu hoạch ở Cà
Mau.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
- Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh giữa việc không bảo quản với
việc bảo quản và đề ra ưu điểm của việc bảo quản tôm.
5
TIỂU LUẬN NCKH NTH: MAI THANH TRÚC

- Phương pháp phỏng vấn bằng câu hỏi: kiểm chứng, lấy thông tin từ người
nuôi.
6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:

Vấn đề trên được Ks. Trần Thị Huyền Vân – phòng CGKT Thủy sản, nghiên cứu
đề tài bảo quản tôm sau khi thu hoạch bằng nước đá. Tôi kế thừa đi vào nghiên
cứu phương pháp bảo quản tôm thẻ sau khi thu hoạch ở Cà Mau.

7. Đóng góp mới của đề tài.


- Góp phần làm sáng tỏ khái niệm, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và tầm
quan trọng của bảo quản tôm sau khi thu hoạch
- Phân tích và đánh giá thực trạng nghiên cứu về bảo quản tôm ở cà mau
trên quan điểm thực tiễn và phát triển.
8. Giả thiết khoa học.
Nếu nghiên cứu đầy đủ cơ sở lý luận phương pháp bảo quản tôm sau khi
thu hoạch thì sẽ đề suất các giải pháp thiết thực, hiệu quả để góp phần
phát triển bảo quản tôm sau khi thu hoạch ra ĐBSCL nói riêng và Việt
Nam nói chung.
9. Cấu trúc đề tài

Có 3 cấu trúc chương.

- Chương 1. Cơ sở lí luận của đề tài


1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm về tôm
1.1.2. Khái niệm về tôm thẻ
1.1.3. Khái niệm về bảo quản
1.1.4. Khái niệm thu hoạch tôm
1.2. Vai trò của việc bảo quản tôm sau khi thu hoạch đối với kinh tế và
xã hội.
- Chương 2. Nghiên cứu thực trạng để bảo quản tôm sau khi thu hoạch ở
tỉnh cà mau.

6
TIỂU LUẬN NCKH NTH: MAI THANH TRÚC

2.1. Khái quát về địa lý dân cư ở tỉnh cà mau.


2.2. Thực trạng về bảo quản tôm sau thu hoạch ở tỉnh cà mau.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Về mặt tích cực
2.3.2. Về mặt hạn chế
2.2.3. Về nguyên nhân hạn chế
- Chương 3. Giải pháp bảo quản tôm sau khi thu hoạch ở tỉnh cà mau.
3.1. Nâng cao chất lượng bảo quản tôm sau thu hoạch
3.2. Nêu ra phương pháp bảo quản tôm
3.3. Phát triển hợp tác với các doanh nghiệp lớn
10. Kế hoạch nghiên cứu đề tài.

Thời gian Nội dung

25/3-5/4/2022 Chọn đề tài ,


viết lí do chọn đề tài

8/4-20/4/2022 Xây dựng đề


cương và thu thập
tài liệu

21/4/2022 Bắt đầu viết


chương 1,2

3/5-10/5/2022 Viết chương 3


và hoàn tất đề tài

7
TIỂU LUẬN NCKH NTH: MAI THANH TRÚC

B.PHẦN NỘI DUNG

Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Các khái niệm:


1.1.1. Khái niệm về tôm.
Tôm là từ chỉ phần lớn các loài động vật giáp xác trong bộ giáp xác mười
chân, ngoại trừ phân thứ bộ Cua bao gồm các loài cua, cáy và có thể là một phần
của cận bộ Anomura bao gồm các loài tôm ở nhờ (ốc mượn hồn).

Chúng đa phần là động vật ăn tạp sống ở dưới nước, bao gồm các loài
sống ở nước biển, như tôm hùm càng, và các loài sống ở vùng nước ngọt,
như tôm đồng, và nước lợ, như tôm càng xanh. Di chuyển trong nước, chúng có
thể bò bằng chân, bơi bằng khua chân, hoặc trong một số trường hợp bơi ngược
bằng cách gập người để thoát hiểm - một kiểu bơi rất đặc trưng của nhiều loài
tôm.

Hầu hết các loài tôm đều có thể là nguồn thức ăn giàu protein cho con
người, trong đó có nhiều loại là thủy hải sản có giá trị thương mại rất cao.

1.1.2. Khái niệm về tôm thẻ


Tại miền Nam nước ta, tôm thẻ là một loài được nuôi rất phổ biến, chiếm
khoảng 90% ở khu vực miền Nam. Đây là một loài khá dễ nuôi, tuy đặc điểm
sinh học của chúng có hơi đặc biệt. Tôm thẻ thuộc loại tôm nhiệt đới, thích nghi
được với môi trường có nhiệt độ và độ mặn cao. Môi trường kiềm và tôm có thể
sống được có độ kiềm khoảng 150, PH từ 60-80, nhiệt độ nước từ 24-35 độ C.
Khoảng giới hạn nhiệt độ để tôm phát triển khỏe mạnh nhất từ 29-35 độ C.

8
TIỂU LUẬN NCKH NTH: MAI THANH TRÚC

Hình 1.1.2. Tôm thẻ tại Cà Mau


Để tôm thẻ phát triển tốt nhất nên nuôi trong môi trường có nhiệt độ từ
29-35 độ C
Như chúng ta thường thấy, tôm thẻ có màu trắng đục, thân không có đốm
vằn, chân bơi màu hơi vàng, và chân bò màu trắng. Vành đuôi của tôm có màu
đỏ nhạt hoặc xanh. Vỏ của chúng thường mỏng, râu tôm thường dài gấp rưỡi
chiều dài thân tôm và có màu đỏ gạch. Bụng tôm có khoảng 2 răng cưa và 8-9
răng cưa ở lưng. Ở các đốt răng cưa thường dùng để mang trứng.

1.1.3. Khái niệm về thu hoạch tôm ở tỉnh cà mau.

Thu hoạch tôm là khâu cuối cùng của quá trình nuôi tôm, đây được coi là
khâu quan trọng dù nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Việc thu hoạch tôm đều
có thể thực hiện dễ dàng với cả phương pháp thủ công hay máy móc, chỉ cần
làm đúng những quy hoạch và các biện pháp phòng ngừa là được.

9
TIỂU LUẬN NCKH NTH: MAI THANH TRÚC

Hình 1.1.3. Người dân thu hoạch tôm bằng phương pháp thủ công
Khi thu hoạch tôm cần phải đảm bảo khu vực thu hoạch tôm phải được che
chắn tránh cho tôm và người thu hoạch chịu tác động trực tiếp của ánh nắng mặt
trời . Việc thu hoạch ban ngày cũng giúp việc vận chuyển sản phẩm giữa địa
điểm thu hoạch tới nơi bảo quản được nhanh chóng. Ưu điểm vượt trội của việc
thu hoạch tôm ban ngày sẽ cho phép kiểm soát liên tục được quá trình thu hoạch
và chất lượng tôm .

Thu hoạch tôm thủ công bằng tay đang là phương pháp được các hộ nuôi
sử dụng phổ biến, ngoài ra nhiều trang trại nuôi tôm lớn đã chuyển sang sử dụng
máy móc vào trong việc nuôi tôm. Các loại máy thu hoạch cho phép bà con rút
ngắn thời gian thu hoạch.

1.1.4. Khái niệm về bảo quản tôm.

Bảo quản tôm sau thu hoạch là một khâu quan trọng nhằm làm tăng giá trị sản
phẩm. Trước khi thu hoạch tôm cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật liệu như
tấm bạt bằng nhựa, rổ và xô nhựa, thùng cách nhiệt, nước sạch để rửa tôm, nước
đá sạch để gây chết và bảo quản tôm.
10
TIỂU LUẬN NCKH NTH: MAI THANH TRÚC

1.2. Vai trò của việc bảo quản tôm sau khi thu hoạch đối với kinh tế và
xã hội.

11

You might also like