You are on page 1of 175

Báo 

cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, ngành thủy sản nước ta đã và đang phát triển rất nhiều, đặt 
biệt là đối với ngành chế biến lạnh đông. Nhằm đáp ứng được nhu cầu của 
người tiêu dùng thì đòi hỏi ngành lạnh đông không chỉ  phát triển  ở  quy mô 
sản xuất mà nó còn phát triển cả về tính đa dạng của sản phẩm, chất lượng 
sản phẩm cũng như  là giá thành phải hợp lý. Để  đáp  ứng được điều đó thì 
đòi hỏi nhà sản xuất phải nắm rõ được quy trình sản xuất, các kỹ thuật, quy  
cách chế  biến làm sao để  cho ra một sản phẩm đảm bảo chất lượng, đem  
lại lợi nhuận đồng thời tạo được uy tín cho công ty.
Cho nên, với vai trò là một kỹ sư chế biến thủy sản khi về làm việc cho  
một công ty  thì về  mặt lý thuyết ta đã nắm vững còn phải thực hành tốt,  
biết được quy cách chế biết, thành thục về thao tác thực hiện cũng như phát 
hiện được các lỗi kỹ  thuật dẫn đến lý do cho ra một sản phẩm không đạt 
yêu cầu. Và đó cũng là lý do vì sao hôm nay chúng em cần phải tham gia học  
phần “Thực hành công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản”

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
CÁCH PHA CHẾ CHOLORINE

Áp dụng công thức: 

a = 
Trong đó :

a: số mg chlorine nguyên chất.

c: nồng độ dung dịch.

V: thể tích dung dịch.

F: Hoạt độ chlorine.

Về phần hoạt độ chlorine, hiện nay trên thị trường có 4 loại chlorine với 
4 hoạt độ khác nhau:
­ Chlorine do Mỹ sản xuất có hoạt độ 70%.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Chlorine do Nhật sản xuất có hoạt độ 60%.

­ Chlorine do Trung Quốc sản xuất có hoạt độ 40%.

­ Chlorine do Indonexia và Thái Lan sản xuất có hoạt độ 60%.

Dựa vào nồng độ, thể tích dung dịch và loại chlorine cần pha ta tính được 
số mg chlorine cần sử dụng. (Loại chlorine trong phòng thí nghiệm sử dụng 
là do Trung Quốc sản xuất có hoạt độ 40%).

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
BÀI 1: KỸ THUẬT CHẾ BIẾN TÔM HLSO VÀ PD, PUD 
ĐÔNG LẠNH IQF

Mục đích – yêu cầu.
Mục đích:
­ Trang bị cho sinh viên cách lột vỏ tôm, đầu tôm.
­ Hướng dẫn cho sinh viên kỹ  thuật chế  biến tôm HLSO và PD, PUD 
đông lạnh.
Yêu cầu: 
­ Sinh viên phải thành thạo trong việc bóc vỏ tôm nhưng không gãy thân 
tôm.
­ Phân biệt tôm sú, thẻ, sắt,…
­ Thành thạo cách xếp khuôn, xẻ lưng, cắt bụng tôm,…
­ Chế biến tôm HLSO và PD, PUD đông lạnh.
1.1. Tổng quan 
1.1. Một số loại tôm dùng trong chế biến hiện nay.
Có 12 loài thuộc 6 giống.
Giống tôm thẻ (Penaeus) gồm 4 loài:
Tôm thẻ.
Tên khoa học: Penaeus indicus.
Tên thương mại: White shrimp, ký hiệu W .
Còn gọi là tôm he. Đây là loài được ưa chuộng nhất trong mặt hàng tôm  
lạnh đông.
Tôm gân.
Tên khoa học: penaeus merguiensis.
Tên thương mại: Pink, ký hiệu P
Tôm sú
Tên khoa học: Penaeus monodon.
Tên thương mại: Tiger, ký hiệu T. 
Hiện là loài tôm có trữ lượng khai thác cao nhất và là đối tượng nuôi phổ 
biến nhất hiện nay.
Tôm bông
Tên khoa học: Penaeus canaliculatus.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Tên thương mại: Flower, ký hiệu F.

Giống tôm bạc (Metapenaeus)
Gồm 2 loài sau:
Tôm bạc nghệ
Tên khoa học: Metapenaeus brevilcornis.
Tên thương mại:Yellow, ký hiệu Y
Tôm chì.
Tên khoa học: Metapenaeus affinis
Tên thương mại: Pink, ký hiệu P
Giống tôm sắt (Para penaeopsis)
Gồm hai loài sau đây:
Tôm sắt
Tên khoa học: Para penaeopsis harwickii
Tên thương mại: Cat­Tiger, ký hiệu CT
Tôm choán
Tên khoa học: Para penaeopsis gracilima.
Tên thương mại: Rock tiger shrimp, ký hiệu RT
Giống tôm càng xanh (Macrobranchium).
Có 1 loài duy nhất
Tên khoa học: Macrobranchium rosenbergii
Tên thương mại: Scampi, ký hiệu SC. Hiện là loài có giá trị  xuất khẩu 
cao.
Giống tôm hùm (Panulirus)
Có 2 loài sau:
Tôm hùm gai
Tên khoa học: Panulirus ornatus
Tên thương mại: Spiny Lobster, ký hiệu SP
Tôm hùm điệp
Tên khoa học: Panulirus hormarus
Tên thương mại Spiny Lobster, ký hiệu: SL
Tôm hùm là loại có giá trị  kinh tế  nhất ( tại thị  trường Việt Nam hiện  
nay giá tôm hùm vào cỡ 500.000$/kg).
Tôm mũ ni (Ibacus)

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Tên khoa học: Ibacus ciliatus
Tên thương mại: Slipper lobster, ký hiệu SI

Giống tôm thẻ (Penaeus)

Giống tôm bạc (Metapenaeus)

     

Giống tôm sắt (Para penaeopsis)

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Giống   tôm   càng   xanh 
(Macrobranchium).
Giống tôm hùm (Panulirus)

Giống tôm hùm (Panulirus)

Tôm mũ ni (Ibacus) 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

1.2. Một số loại sản phẩm chế biến từ tôm
Tôm HOSO ­ Head On Shell­On : tôm nguyên con (còn đầu còn vỏ).
Tôm PTO ­ Peeled Tail­On: tôm lột vỏ, chừa đuôi.
Tôm PTO xẻ bướm.
Tôm PTO tẩm bột.
Tôm PTO Nobashi ­ Tôm được ép/duỗi thẳng ra.
Tôm PD ­ Peeled and Deveined: Tôm lột vỏ, lấy chỉ.
Tôm PUD ­  Peeled Undeveined Deveined: tôm lột vỏ nhưng không 
rút chỉ.
Tôm BM ­ Broken Meat: tôm thịt vụn.
Tôm U.C – Unclassified: Tôm cỡ xô.
1.3. Đặc điểm tôm thẻ chân trắng:
­ Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc,  
bình thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân  
trắng. Chuỳ là phần kéo dài tiếp với bụng. Dưới chuỳ có 2 ­ 4 răng cưa, đôi 
khi có tới 5 ­ 6 răng cưa ở phía bụng. Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới  
đốt thứ hai.
­ Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt 
và gai đuôi (gai telssm), không có rãnh sau mắt, đường gờ  sau chuỳ  khá dài  
đôi khi từ  mép sau vỏ  đầu ngực. Gờ  bên chuỳ  ngắn, chỉ  kéo dài tới gai  
thượng vị.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Có 6 đốt bụng,  ở  đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không 
có. Telsson (gai đuôi) không phân nhánh. Râu không có gai phụ  và chiều dài 
râu ngắn hơn nhiều so với vỏ  giáp. Xúc biện của hàm dưới thứ  nhất thon  
dài và thường có 3 ­ 4 hàng, phần cuối của xúc biện có hình roi. Gai gốc 
(basial) và gai ischial nằm ở đốt thứ nhất chân ngực.
Môi trường sống:
­ Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những 
vùng biển có độ  sâu 70 mét với nhiệt độ  26­28 độ  C, độ  mặn khá cao (35  
phần ngàn). Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loan quanh ở khu vực sâu này. Tới 
giai đoạn Potlarvae, chúng bơi vào gần bờ  và sinh sống  ở  đáy những vùng 
cửa sông cạn. Sau một vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra  
biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm chọn chu kỳ. Tôm chân 
trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với 
mật độ 100con/m2 tại Hawaii không kém gì tôm sú, sau khi đã đạt được 20g 
tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn 
tôm đực.
1.4. Giới thiệu về sản phẩm tôm HLSO, PD, PUD.
Tôm HLSO đông lạnh dạng block là sản phẩm chính số 2 sau sản phẩm  
tôm HOSO đông lạnh Block trong tất cả các sản phẩm  tôm đông lạnh được  
chế biến hiện nay trong các nhà chế biến tôm đông lạn của Việt Nam. Tôm 
HLSO đông lạnh Block được chế  biến từ  nguyên liệu tôm sú, tôm thẻ. Sử 
dụng nguyên liệu tôm có chất lượng hạng 1, hạng 2 để chế biến sản phẩm, 
cỡ  nguyên liệu từ  1/2 đến 71/90. Khối lượng tịnh của sản phẩm thường  ở 
các dạng sau: 1kg, 2kg
Bên cạnh đó, tôm PD, PUD đông lạnh block và IQF cũng là sản phẩm 
chính số  2 sau sản phẩm tôm HLSO đông lạnh trong tất cả  các sản phẩm 
tôm đông lạnh được chế biến hiện nay trong các nhà chế biến tôm đông lạn  
của Việt Nam. Tôm PD, PUD đông lạnh được chế biến từ nguyên liệu tôm 
sú, tôm thẻ  có chất lượng kém hơn so với tôm HLSO. Cỡ  nguyên liệu từ 
91/100 đến 200/300. Khối lượng tịnh của sản phẩm thường  ở các dạng sau:  
1 kg, 2 kg.
1.5.  Tình hình xuất nhập khẩu tôm
Tình hình xuất khẩu tôm 5 tháng đầu năm của Việt Nam từ  2011­
2015 (triệu USD)

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Nhìn chung tình hình xuất khẩu tôm ở Việt Nam qua các năm có sự  tăng  
trưởng không đồng đều.
Tình hình xuất khẩu tôm 5 tháng đầu năm, 2011­2015.

Xuất khẩu tôm 5 tháng đầu năm, 2011­2015  (triệu USD).

Thị trường nhập khẩu tôm 5 tháng đầu năm 2015.

Thị trường nhập khẩu tôm 5 tháng đầu năm 2015 (triệu USD)

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Bảng: Thị trường nhập khẩu tôm 5 tháng đầu năm 2015 (triệu USD).
So với  So với 
Tháng  Tháng  Từ 1/1 
Thị  Tỷ lệ  cùng  Tỷ lệ  cùng 
4/2015  5/2015  đến 
trườn giá trị  kỳ  giá trị  kỳ 
(triệu  (triệu  31/5/20
g (%) 2014  (%) 2014 
USD) USD) 15
(%) (%)
Mỹ 47,626 48,297 19,9 ­46,1 212,252 20,4 ­52,3
Nhật 
43,152 54,416 22,4 ­8,0 201,312 19,4 ­20,8
Bản
EU 38,086 45,846 18,9 ­22,4 192,487 18,5 ­13,8
Đức 7,870 7,863 3,2 ­30,0 44,169 4,2 ­13,3
Anh 7,688 9,442 3,9 +100,5 36,259 3,5 +50,9
Hà Lan 6,729 9,188 3,8 ­37,3 31,923 3,1 ­9,6
TQ và 
28,035 29,563 12,1 ­41,9 135,742 13,1 ­24,7
HK
Hồng 
7,163 7,515 3,1 ­12,9 35,564 3,4 ­3,5
Kong
Hàn 
18,157 19,697 8,1 ­16,4 89,193 8,6 ­18,2
Quốc
Canada 12,529 8,455 3,5 ­8,6 46,190 4,4 ­4,2
Oxtrayl
7,807 8,688 3,6 ­24,1 38,960 3,7 ­34,0
ia
Đài 
5,967 6,100 2,5 ­32,1 24,749 2,4 ­18,9
Loan
ASEA
3,322 5,125 2,1 ­22,6 22,887 2,2 ­3,1
N
Singap
2,121 2,571 1,1 ­33,8 14,608 1,4 +9,7
o
Malaix
0,338 1,282 0,5 +376,2 3,655 0,4 +25,3
ia
Thụy 
4,193 3,959 1,6 ­55,9 14,351 1,4 ­59,4

Các TT 
13,817 12,647 5,2 ­28,1 61,317 5,9 ­2,4
khác
Tổng  222,69 242,79 1.039,4
100 ­29,7 100 ­29,4
cộng 1 3 39

Hiện, Việt Nam là nước dẫn đầu về  cung cấp tôm chế  biến đông lạnh  


cho Mỹ. Đặc biệt, năm 2014 sản lượng tôm thẻ  chân trắng xuất khẩu tăng  

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
mạnh là do sản lượng tôm xuất khẩu của Thái Lan và Trung Quốc giảm.  
Mặt khác, nhiều thị  trường trên thế  giới chuyển sang nhập khẩu tôm thẻ 
chân trắng đã tạo cơ hội cho tôm thẻ Việt Nam tăng mạnh thị  phần tại các 
thị  trường truyền thống cũng như  thị  trường khó tính.  Tháng 9 năm 2014, 
xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 2,94 tỷ  USD, tăng 42% so với cùng 
kỳ. Đến cuối năm, xuất khẩu tôm đạt mức 3,8 tỷ USD tăng 22% so với năm 
2013 và cao kỷ lục.
6 tháng đầu năm 2015 theo thống kê của Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu 
tôm 6 tháng đầu năm  ước đạt 1,2 tỷ  USD, giảm 29,2% so với cùng thời kỳ 
năm 2014. 
Nguyên nhân khiến xuất khẩu tôm của Việt Nam 6 tháng đầu năm nay  
thấp hơn so với cùng kỳ  2014 là do sản lượng tôm thế  giới tăng, nhu cầu  
chủ yếu từ các thị trường chính ( Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc,…) và giá  
tôm giảm ở các nước sản xuất chính như Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador…
Thời điểm hiện tại mùa thu hoạch tôm ở Ấn Độ đã kết thúc trong khi các 
nước nhập khẩu đã vào mùa tiêu dùng. Với những lợi ích từ các FTA đã ký,  
cộng với những cải thiện về chất lượng và khả năng kết quả cuối cùng của  
đợt xem xét thuế  chống bán phá giá tôm công bố  vào tháng 7 có thể  thấp,  
xuất khẩu tôm Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng cao so với nửa đầu năm.  
Dự báo cuối tháng 10/2015, nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu chính tăng,  
giá tôm xuất khẩu có thể  tăng 5­10%, nhu cầu từ  thị  trường Mỹ  cao hơn,  
cùng với các yếu tố  vè nguồn cung và thuế  chống bán phá giá, xuất khẩu  
tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ 6 tháng cuối năm dự kiến tăng so với nửa  
năm đầu. 
Tại thị  trường Nhật Bản nhu cầu tôm dự  kiến vẫn thấp trong 6 tháng 
cuối năm do đồng yên giảm giá và suy thoái kinh tế  vẫn phải đối mặt với  
nhiều khó khăn. Xuất khẩu tôm sanh thị  trường này nửa cuối năm nay dự 
kiến đạt 345 triệu USD, giảm 20% so với cùng thời kỳ  năm ngoái. Xuất  
khẩu tôm cả  năm 2015 sang thị  trường Nhật dự  báo đạt 600 triệu USD,  
giảm 19% so với năm 2014.
Nhu cầu tôm từ thị trường EU dự kiến vẫn giảm trong 6 tháng cuối năm 
nay do suy thoái kinh tế  khu vực, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng nợ 
Hy Lạp, đồng eur giảm sâu. Xuất khẩu tôm 6 tháng cuố  năm nay sang EU  

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
dự kiến giảm 15% đạt 335 triệu USD. Xuất khẩu tôm sang EU cả năm 2015  
ước tính đạt 585 triệu USD, giảm 15%.
Dự báo tổng xuất khẩu tôm Việt Nam 6 tháng cuối năm 2015 đạt trên 1,9 
tỷ USD. Xuất khẩu tôm cả năm 2015 ước đạt 3,2 tỷ USD, giảm 17%.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
1.2. Nội dung bài thực hành
1.2.1. Quy trình chế biến sản phẩm tôm HLSO đông lạnh IQF:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

a. Nguyên liệu:  Thường sử  dụng nguyên liệu tôm sú, tôm thẻ  chân 


trắng.
Mục đích:
­ Chọn lựa nguyên liệu tôm có chất lượng phù hợp, chính xác để 
chế biến tôm HLSO đông lạnh block góp phần  nâng cao hiệu quả sử dụng,  
nâng cao giá trị kinh tế của nguyên liệu.
Chuẩn bị: 
­ 1/3 Thau nước đá có nhiệt độ ≤ 5oC để bảo quản nguyên liệu.
­ Rổ nhựa, khay nhựa.
Thao tác:
­ Nguyên liệu tôm sau khi mua được ướp đá trong các dụng cụ bằng 
nhựa, túi PE có nhiệt độ ≤ 5oC và được vận chuyển nhanh chóng vào phòng  
thực hành.
­ Nguyên liệu tôm được cho vào khay nhựa và tiến hành:
+ Xác định tên nguyên liệu: tôm thẻ.
+ Đánh giá cảm quan tôm: 
Mắt trong.
Vỏ sáng bóng.
Đầu dính chặt vào thân.
Vỏ dính chặt vào thân
Không bị biến đen, biến đỏ.
Cỡ tôm: 100/200
Khối lượng nguyên liệu: 850g. 
­ Cho tôm nguyên liệu đã cân, đã xác định cỡ/loại vào thau nước có 
nhiệt độ ≤ 50C để bảo quản.
­ Yêu cầu:
­ Nguyên liệu tôm dùng để chế biến tôm HLSO phải có chất lượng 
theo quy định.
b. Rửa 1:
Mục đích: 
­ Loại bỏ  tạp chất bẩn và 1 phần vi sinh vật trên bề  mặt nguyên 
liệu tôm trong quá trình đánh bắt và vận chuyển.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Chuẩn bị:
­ 2/3 Thau nước đá dung tích 5lit, có nhiệt độ ≤ 10 oC để rửa nguyên 
liệu.
­ 1/3 Thau nước đá dung tích 5lit, có nhiệt độ  < 5oC để  bảo quản  
nguyên liệu sau khi rửa.
­ Rổ nhựa.
Thao tác:
­ Cho nguyên liệu tôm vào thau nước đá đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành 
rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, tránh làm 
dập nát thân tôm: với tôm nguyên liệu cho vào rổ; cho rổ tôm vào thau nước  
đá có nhiệt độ < 5oC để bảo quản nguyên liệu.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ  nước rửa khi bẩn  
bằng cách cho thêm nước đá.
Yêu cầu:
­ Nguyên liệu sạch tạp chất bẩn, thân tôm không bị nát.
c. Xử lý:
Mục đích: 
­ Loại bỏ phần đầu tôm, nội tạng ở đầu và rút bỏ chỉ tôm (nếu có). 
Giữ lại phần thịt hàm tôm.
Chuẩn bị:
­ Thau nguyên liệu được ướp đá có nhiệt độ  ≤ 5oC, đặt ở  vị  trí tay  
nghịch của người thao tác.
­ Thao nước sạch để  thao tác, đặt  ở  vị  trí trước bụng người thao  
tác.
­ 1/3 thau nước có nhiệt độ ≤ 5oC, đặt ở vị trí phía trước thau nước  
sạch.
­ Dao Thái Lan cỡ nhỏ dài 15cm.
Thao tác:
­ Tay nghịch cầm úp tôm sao cho đầu tôm hướng về  phía trước;  
ngón tay nghịch đặt ở vị trí tiếp giáp giữa đầu đốt 1 và đầu tôm để cố định 
thân tôm.
­ Tay thuận cầm dao, đưa mũi dao vào phần  ức tôm (phần tiếp xúc  
giữa đầu và thân tôm), đẩy mạnh dao vào phía trước tách phần đầu ra và 
cạo sạch phần nội tạng, lấy chỉ tôm (nếu có). Rửa tôm trong thau nước.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Bán thành phẩm được cho vào thau nước đá bảo quản.
­ Đầu tôm và nội tạng cho vào thau nước xử lý.
Yêu cầu:
­ Bán thành phẩm (thân tôm) phải sạch nội tạng, chỉ tôm.
­ Thân tôm phải giữ được thịt hàm.
Khối lượng bán thành phẩm sau xử lý: 570g
Định mức bán thành phẩm công đoạn xử  lý là: 850/570 = 
1,49.
d. Rửa 2:
Mục đích:
­ Loại bỏ tạp chất, nội tạng trên thân trong quá trình xử lý.
­ Chuẩn bị:
­ 2/3 Thau nước đá dung tích 5lit, có nhiệt độ ≤ 10oC để rửa nguyên  
liệu.
­ 1/3 Thau nước đá dung tích 5lit, có nhiệt độ   ≤5oC để  bảo quản  
nguyên liệu sau khi rửa.
­ Rổ nhựa.
Thao tác:
­ Cho bán thành phẩm vào thau nước đá đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành  
rửa bằng cách dùng tay đải nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, tránh làm  
dập nát thân tôm; vớt bán thành phẩm tôm cho vào rổ và đẻ ráo lên kệ.
­ Để ráo bán thành phẩm cho đến khi quan sát từ 1 đến 2 giọt nước  
nhỏ cuống trong 2s.
­ Thau nước trước khi rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách 
cho thêm đá.
Yêu cầu:
­ Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn, thân tôm không bị dập nát.
e. Xếp mâm:
 Mục đích:
­ Đáp ứng yêu cầu công nghệ.
­ Tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn chế  biến: cấp đông, 
cân, mạ băng.
Chuẩn bị: 
­ Mâm/khay được vệ sinh sạch sẽ, ráo nước.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Tấm PE kích thước gấp 2 lần kích thước mâm/khay.
­ Bán thành phẩm tôm rửa sạch, để ráo.
­ Thẻ cỡ.
Thao tác: 
­ Lót tấm PE ở đáy mâm, dùng tay vuốt thẳng tấm PE.
­ Trãi mỏng, đều bán thành phẩm lên tấm PE cho đến khi đầy mâm. 
Các thân tôm không dính vào nhau. Gấp tấm PE lên bề măt khay.
Yêu cầu:
­ Bán thành phẩm trãi đều không dính vào nhau.
f. Cấp đông: 
Mục đích:
­ Hạ  nhiệt độ  sản phẩm tôm đến nhiệt độ  tối thiểu ­18 oC tại tâm 
sản phẩm, chuyển nước trong tôm từ dạng lỏng sang dạng rắn, kéo dài thời 
gian bảo quản sản phẩm.
Chuẩn bị:
­ Chạy tủ cấp đông đến nhiệt độ tủ 0oC.
­ Cho vào mỗi vỉ tôm 50ml nước.
­ Xếp các vỉ tôm đầy vào khay/mâm.
Thao tác: 
­ Cho lần lượt từng khay chứa bán thành phẩm vào ngăn của tủ cấp 
đông, cho từ ngăn trên xuống dưới cho đến khi đầy tủ. Đóng kín cửa tủ.
­ Tiến hành chạy hệ thống lạnh của tủ cấp đông cho đến khi nhiệt  
độ tủ đạt ­35oC kiểm tra sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu. Dừng chạy tủ. 
thời gian chạy tỉ 1h30/1mẻ. Lấy sản phẩm ra khỏi tủ.
Yêu cầu:
­ Nhiệt độ tại tâm sản phẩm đạt ­18oC.
­ Trạng thái sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu.
g. Cân­Mạ băng:
 Mục đích:
­ Cân: phân chia sản phẩm thành những đơn vị  có khối lượng bằng  
nhau để  đáp  ứng yêu cầu khách hàng và tạo điều kiện thuận tiện cho các  
công đoạn chế biến sau: xếp khuôn, cấp đông, bao gói, bảo quản.
­ Tạo 1 lớp băng bao phủ toàn bộ bề mặt sản phẩm.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Khắc phục các hiện tượng hư  hỏng trong quá trình cấp đông sản 
phẩm: trơ băng, mạ băng…
­ Tạo độ bóng, sáng cho sản phẩm.
Chuẩn bị:
­ 01  cân   đồng   hồ   có   phạm   vi   đo   2kg   đã   được   hiệu   chỉnh,   hiệu  
chuẩn.
­ 2/3 Thau nước đá dung tích 5lit, có nhiệt độ  ≤ 5oC.
­ Túi PE.
Thao tác: 
o Cân:
­ Cân trọng lượng tịnh tùy theo qui trình, yêu cầu của khách hàng. 
Trong quy mô phòng thí nghiệm tiến hành cân mỗi đơn vị 250g.
­ Cân lượng phụ trội 7%.
­ Tiến hành cân hết cỡ này rồi cân đến cỡ khác.
­ Kiểm tra trọng lượng tôm sau khi cân để đảm bảo cân chính xác.
­ Hiệu chỉnh cân sau 15 phút cân.
o Mạ băng:
­ Nhúng lần lượt từng đơn vị  sản phẩm vào thau nước đá có dung  
tích 5 lít, có nhiệt độ 5oC, thời gian 1 đến 2s.
­ Cho từng đơn vị sản phẩm vào túi PE.
Yêu cầu:
­ Khối lượng cân phải chính xác.
­ Sản phẩm có lớp băng bao phủ, liên kết chặt chẽ với bề mặt sản  
phẩm.
­ Sản phẩm rắn chắc, không mềm.

h. Bao gói­Bảo quản:
Mục đích:
­ Cách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài.
­ Giữ sản phẩm ở trạng thái đông lạnh và đảm bảo chất lượng sản  
phẩm khi phân phối.
Chuẩn bị:
­ Máy hàn kín miệng túi PE.
­ Thùng carton, dây đai.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Thao tác:
­ Tiến hành hàn kín miệng túi PE của từng đơn vị  sản phẩm trên 
máy hàn kín miệng.
­ Sắp xếp 24 đơn vị  sản phẩm cỡ/loại cho vào thùng carton. Ghi 
đầy đủ thông tin trên thùng.
­ Niền 2 dây đai ngang, 2 dây dai dọc.
­ Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh, nhiệt độ  kho ­18oC ±  
2oC thời gian lưu kho tối đa 24 tháng.
Yêu cầu:
­ Sản phẩm được bao gói đúng quy định, ghi đầy đủ thông tin.
­ Nhiệt độ kho ­18oC và ổn định.
Định mức sản phẩm: 850/570 = 1,49.
­

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
1.2.2. Chế biến sản phẩm tôm PD, PUD:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

a.   Nguyên liệu: Tôm thẻ.
Mục đích:
­ Lựa chọn nguyên liệu tôm có chất lượng phù hợp, chính xác để 
chế  biến tôm PD, PUD đông lạnh block góp phần   nâng cao hiệu quả  sử 
dụng, nâng cao giá trị kinh tế của nguyên liệu.
Chuẩn bị: 
­ 1/3 Thau nước đá có nhiệt độ ≤ 5oC để bảo quản nguyên liệu.
­ Rổ nhựa, khay nhựa.
Thao tác:
­ Nguyên liệu tôm sau khi mua tại các Cảng cá, Bến cá, Chợ  cá 
được  ướp đá trong các dụng cụ  bằng nhựa, túi PE có nhiệt độ  ≤ 5oC và  
được vận chuyển nhanh chóng vào phòng thực hành.
­ Nguyên liệu tôm được cho vào khay nhựa và tiến hành:
+ Xác định tên nguyên liệu: tôm thẻ.
+ Đánh giá cảm quan tôm: 
Mắt trong.
Vỏ sáng bóng.
Đầu dính chặt vào thân.
Vỏ dính chặt vào thân
Không bị biến đen, biến đỏ.
Cỡ tôm: 100/200
Khối lượng nguyên liệu: 850 g. 
+ Cho tôm nguyên liệu đã cân, đã xác định cỡ/loại vào thau nước có 
nhiệt độ ≤ 5oC để bảo quản.
Yêu cầu:
­ Nguyên liệu tôm dùng để  chế  biến tôm PD, PUD phải có chất  
lượng theo quy định.
b.  Rửa 1:
Mục đích: 
­ Loại bỏ  tạp chất bẩn và 1 phần vi sinh vật trên bề  mặt nguyên 
liệu tôm trong quá trình đánh bắt và vận chuyển.
Chuẩn bị:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ 2/3 Thau nước đá dung tích 5lit, có nhiệt độ ≤ 10 oC để rửa nguyên 
liệu.
­ 1/3 Thau nước đá dung tích 5lit, có nhiệt độ  < 5oC để  bảo quản  
nguyên liệu sau khi rửa.
­ Rổ nhựa.
Thao tác:
­ Cho nguyên liệu tôm vào thau nước đá đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành 
rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, tránh làm 
dập nát thân tôm: với tôm nguyên liệu cho vào rổ; cho rổ tôm vào thau nước  
đá có nhiệt độ < 5oC để bảo quản nguyên liệu.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ  nước rửa khi bẩn  
bằng cách cho thêm nước đá.
Yêu cầu:
­ Nguyên liệu sạch tạp chất bẩn, thân tôm không bị nát.
c.  Xử lý: lột đầu và lột vỏ tôm.
Lột đầu tôm:
Mục đích: 
­ Loại bỏ phần đầu tôm, nội tạng ở đầu và rút bỏ chỉ tôm (nếu có).  
Giữ lại phần thịt hàm tôm.
Chuẩn bị:
­ Thau nguyên liệu được ướp đá có nhiệt độ  ≤ 5oC, đặt ở  vị  trí tay  
nghịch của người thao tác.
­ Thao nước sạch để  thao tác, đặt  ở  vị  trí trước bụng người thao  
tác.
­ 1/3 thau nước có nhiệt độ ≤ 5oC, đặt ở vị trí phía trước thau nước  
sạch.
­ Dao Thái Lan cỡ nhỏ dài 15cm.
Thao tác:
­ Tay nghịch cầm úp tôm sao cho đầu tôm hướng về  phía trước;  
ngón tay nghịch đặt ở vị trí tiếp giáp giữa đầu đốt 1 và đầu tôm để cố định 
thân tôm.
­ Tay thuận cầm dao, đưa mũi dao vào phần  ức tôm (phần tiếp xúc  
giữa đầu và thân tôm), đẩy mạnh dao vào phía trước tách phần đầu ra và 
cạo sạch phần nội tạng, lấy chỉ tôm (nếu có). Rửa tôm trong thau nước.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Bán thành phẩm được cho vào thau nước đá bảo quản.
­ Đầu tôm và nội tạng cho vào thau nước xử lý.
­ Cân bán thành phẩm tôm để  xác định khối lượng, tính định mức  
công đoạn.
Khối lượng bán thành phẩm sau lột đầu: 570 g
Định mức bán thành phẩm: 850/570 = 1,49
Lột vỏ tôm:
­ Tay nghịch cầm úp tôm sao cho thân tôm nghiêng 60o, phần đầu 
tôm hướng về phía tay cầm dao; ngón cái tay nghịch đặt ở vị trí đầu đốt 3 để 
cố  định thân tôm. Tay thuận cầm dao đưa mũi dao vào phần vỏ  tôm (phần  
tiếp xúc giữa thân và bụng tôm), xoay dao xung quanh thân tôm đồng thời tay 
nghịch vẫn giữ nguyên để lột 2 đốt đầu vỏ tôm; tiếp tục thực hiện  thao tác 
như vậy để lột 2 đến 3 đốt tiếp theo.
­ Tay nghịch bóp nhẹ vào đốt thứ  6 và đuôi tôm để  cắt đứt liên kết 
giữa vỏ  tôm và thịt tôm, tay thuận kéo nhẹ  thân tôm về  thân tôm về  phía 
trước để loại bỏ đốt vỏ thứ 6 và đuôi tôm.
Yêu cầu:
­ Bán thành phẩm (thân tôm) phải sạch nội tạng, chỉ tôm.
­ Thân tôm phải giữ được thịt hàm và chóp đuôi nhọn.
Khối lượng bán thành phẩm sau công đoạn xử lý PUD:  300g
Định mức sản phẩm sau công đoạn xử lý: 500/300 = 1,67
d.  Rửa 2:
Mục đích:
­  Loại bỏ tạp chất, nội tạng trên thân trong quá trình xử lý.
Chuẩn bị:
­ 2/3 Thau nước đá dung tích 5lit, có nhiệt độ ≤ 10oC để rửa nguyên  
liệu.
­ 1/3 Thau nước đá dung tích 5lit, có nhiệt độ   ≤5oC để  bảo quản  
nguyên liệu sau khi rửa.
­ Rổ nhựa.
Thao tác:
­ Cho bán thành phẩm vào thau nước đá đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành  
rửa bằng cách dùng tay đải nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, tránh làm  

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
dập nát thân tôm; vớt bán thành phẩm tôm cho vào rổ,; cho rổ tôm vào thau  
nước đá có nhiệt độ ≤ 5oC để bảo quản. 
­ Thau nước trước khi rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách 
cho thêm đá.
Yêu cầu:
­ Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn, thân tôm không bị dập nát.
e.  Phân cỡ/loại: phân chia tôm thành cỡ/loại khác nhau.
Mục đích: 
­ Đáp ứng yêu cầu khách hàng.
­ Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghệ: cân/xếp khuôn, 
cấp đông, bao gói, bảo quản.
Chuẩn bị: 
­ 01  cân   đồng   hồ   có   phạm   vi   đo   2kg   đã   được   hiệu   chỉnh,   hiệu  
chuẩn.
­ Bán thành phẩm tôm được  ướp đá mỏng đổ  đống trên bàn chế 
biến.
­ Rổ nhựa, thẻ cỡ.
Thao tác:
­ Cỡ tôm PD, PUD được tính bằng số thân/pound. Cỡ tôm PD, PUD  
gồm các cỡ 100/200 đến 500UP.
­ Tiến hành phân cỡ như sau:
+ Xác định cỡ lô hàng: Chọn lựa bán thành phẩm tôm lớn nhất, nhỏ 
nhất của lô hàng. Cân 250g thân tôm PD, PUD, đếm số  thân với 2 để  xác 
định cỡ tôm lớn nhất , nhỏ nhất.
+ Tiến hành phân cỡ theo dây chuyền các cỡ tôm của lô hàng đã xác 
định.
+ Mỗi cỡ tôm dược phân cỡ cho vào 1 thẻ cỡ để nhận diện cỡ tôm.
+ Chia tôm thành 2 nhóm: nhóm 1 tôm có cỡ 100/200 đến 200/300 để 
chế biến PD. Nhóm 2 từ 300/500 đến 500UP để chế biến tôm PUD.
+ Sau khi phân cỡ  xong tiến hành thử  lại cỡ  để  kiểm tra đọ  chính  
xác của cỡ tôm.
+ Bán thành phẩm tôm phân cỡ xong nhanh chóng cho vào thau nước 
đá nhiệt độ ≤ 5oC để bảo quản.
­ Cỡ tôm PD, PUD phải đúng cỡ/loại và đồng điều, sạch tạp chất.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Các cỡ tôm sau 
g.  Xẻ lưng­ Rút chỉ tôm: áp dung cho sản phẩm tôm PD.
Mục đích: 
­ Loại bỏ chỉ tôm trong thân tôm. 
Chuẩn bị:
­ 2/3 Thau nước đá dung tích 5lit, có nhiệt độ ≤ 10oC.
­ 1/3 Thau nước đá dung tích 5lit, có nhiệt độ  ≤5oC.
­ Thớt nhựa, dao inox.
Thao tác:
­ Đặt thân tôm cố  định trên thớt, lưng tôm hướng lên trên, đuôi tôm 
hướng về tay cầm dao.
­ Tay thuận cố  định thân tôm, tay nghịch cầm dao xẻ trên thân tôm 
từ đầu đốt thứ 2 đến cuối đốt thứ 4, độ sâu xẻ vừa lộ chỉ tôm, dùng mũi dao  
lấy chỉ tôm(nếu có).
­ Cho bán thành phẩm tôm vào thau nước có nhiệt độ  ≤5oC để bảo  
quản.
Yêu cầu:
­ Vết xẻ theo đúng quy định, không làm gãy thân tôm.
Khối lượng sản phẩm trước khi đem xử lý PD: 300g
Khối lượng sản phẩm tsau khi đem xử lý PD: 290g
Định mức bán thành phẩm sau công đoạn xử lý PD: 300/290 = 1,03
h.  Rửa 3: đây là công đoạn rửa cuối cùng trong quy trình chế biến:
Mục đích:
­ Loại bỏ tạp chất, nội tạng trên thân trong quá trình xử lý.
Chuẩn bị:
­ 2/3 Thau nước đá dung tích 5lit, có nhiệt độ ≤ 10oC để rửa nguyên  
liệu.
­ 1/3 Thau nước đá dung tích 5lit, có nhiệt độ   ≤5oC để  bảo quản  
nguyên liệu sau khi rửa.
­ Rổ nhựa.
Thao tác:
­ Cho bán thành phẩm vào thau nước đá đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành  
rửa bằng cách dùng tay đải nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, tránh làm  
dập nát thân tôm; vớt bán thành phẩm tôm cho vào rổ và đẻ ráo lên kệ.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Để ráo bán thành phẩm cho đến khi quan sát từ 1 đến 2 giọt nước  
nhỏ cuống trong 2s.
­ Thau nước trước khi rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách 
cho thêm đá.
Yêu cầu:
­ Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn, thân tôm không bị dập nát.
i.  Xếp mâm:
Mục đích:
­ Đáp ứng yêu cầu công nghệ.
­ Tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn chế  biến: cấp đông, 
cân, mạ băng.
Chuẩn bị: 
­ Mâm/khay được vệ sinh sạch sẽ, ráo nước.
­ Tấm PE kích thước gấp 2 lần kích thước mâm/khay.
­ Bán thành phẩm tôm rửa sạch, để ráo.
­ Thẻ cỡ.
Thao tác: 
­ Lót tấm PE ở đáy mâm, dùng tay vuốt thẳng tấm PE.
­ Trãi mỏng, đều bán thành phẩm lên tấm PE cho đến khi đầy mâm. 
Các thân tôm không dính vào nhau. Gấp tấm PE lên bề măt khay.
Yêu cầu:
­ Bán thành phẩm trãi đều không dính vào nhau.
k.  Cấp đông
Mục đích:
­ Hạ  nhiệt độ  sản phẩm tôm đến nhiệt độ  tối thiểu ­18 oC tại tâm 
sản phẩm, chuyển nước trong tôm từ dạng lỏng sang dạng rắn, kéo dài thời 
gian bảo quản sản phẩm.
Chuẩn bị:
­ Chạy tủ cấp đông đến nhiệt độ tủ 0oC.
Thao tác: 
­ Cho lần lượt từng khay chứa bán thành phẩm vào ngăn của tủ cấp 
đông, cho từ ngăn trên xuống dưới cho đến khi đầy tủ. Đóng kín cửa tủ.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Tiến hành chạy hệ thống lạnh của tủ cấp đông cho đến khi nhiệt  
độ tủ đạt ­35oC kiểm tra sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu. Dừng chạy tủ. 
thời gian chạy tỉ 1h30/1mẻ. Lấy sản phẩm ra khỏi tủ.
Yêu cầu:
­ Nhiệt độ tại tâm sản phẩm đạt ­18oC.
­ Trạng thái sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu.
l.  Cân/Mạ băng:
Mục đích:
­ Cân: phân chia sản phẩm thành những đơn vị  có khối lượng bằng  
nhau để  đáp  ứng yêu cầu khách hàng và tạo điều kiện thuận tiện cho các  
công đoạn chế biến sau: xếp khuôn, cấp đông, bao gói, bảo quản.
­ Tạo 1 lớp băng bao phủ toàn bộ bề mặt sản phẩm.
­ Khắc phục các hiện tượng hư  hỏng trong quá trình cấp đông sản 
phẩm: trơ băng, mạ băng…
­ Tạo độ bóng, sáng cho sản phẩm.
Chuẩn bị:
­ 01  cân   đồng   hồ   có   phạm   vi   đo   2kg   đã   được   hiệu   chỉnh,   hiệu  
chuẩn.
­ 2/3 Thau nước đá dung tích 5lit, có nhiệt độ  ≤ 5oC.
­ Túi PE.
Thao tác: 
o Cân:
­ Cân trọng lượng tịnh tùy theo qui trình, yêu cầu của khách hàng. 
Trong quy mô phòng thí nghiệm tiến hành cân mỗi đơn vị 250g.
­ Cân lượng phụ trội 7%.
­ Tiến hành cân hết cỡ này rồi cân đến cỡ khác.
­ Kiểm tra trọng lượng tôm sau khi cân để đảm bảo cân chính xác.
­ Hiệu chỉnh cân sau 15 phút cân.
o Mạ băng:
­ Nhúng lần lượt từng đơn vị  sản phẩm vào thau nước đá có dung  
tích 5 lít, có nhiệt độ 5oC, thời gian 1 đến 2s.
­ Cho từng đơn vị sản phẩm vào túi PE.
Yêu cầu:
­ Khối lượng cân phải chính xác.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Sản phẩm có lớp băng bao phủ, liên kết chặt chẽ với bề mặt sản  
phẩm.
­ Sản phẩm rắn chắc, không mềm.
m.  Bao gói­Bảo quản:
Mục đích:
­ Cách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài.
­ Giữ sản phẩm ở trạng thái đông lạnh và đảm bảo chất lượng sản  
phẩm khi phân phối.
Chuẩn bị:
­ Máy hàn kín miệng túi PE.
­ Thùng carton, dây đai.
Thao tác:
­ Tiến hành hàn kín miệng túi PE của từng đơn vị  sản phẩm trên 
máy hàn kín miệng.
­ Sắp xếp 24 đơn vị  sản phẩm cỡ/loại cho vào thùng carton. Ghi 
đầy đủ thông tin trên thùng.
­ Niền 2 dây đai ngang, 2 dây dai dọc.
­ Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh, nhiệt độ  kho ­18oC ±  
2oC thời gian lưu kho tối đa 24 tháng.
Yêu cầu:
­ Sản phẩm được bao gói đúng quy định, ghi đầy đủ thông tin.
­ Nhiệt độ kho ­18oC và ổn định.
Định mức sản phẩm:
Tôm PUD là:  1.67
Tôm PD là:     1.72
Các cỡ tôm sau khi phân cỡ/phân loại:
Có 4 cỡ: 
­ 61/70
­ 71/90
­ 100/200
­ 300/500
1.3. Tiêu chuẩn đánh gia sản phẩm
Chỉ tiêu cảm quan lý tính
Trạng thái bên ngoài:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Độ đàn hồi: sản phẩm có độ đàn hồi tốt.
­ Màu sắc: có màu sáng, bóng.
Chỉ tiêu hóa lý
Hóa chât (Chất kháng sinh: Chloramphenicol, Nitrofuran).
­ Có giấy cam kết của người cung cấp, tuyệt đối không dùng 
chloramphenicol, nitrofuran để bảo quản nguyên liệu.
­ Không nhận những lô nguyên liệu không có giấy cam kết về chất 
kháng sinh, hoặc kết quả kiểm tra có chất kháng sinh tồn tại trong nguyên 
liệu.
­ Tần suất giám sát từng lô: tiến hành lấy mẫu phân tích kiểm tra 
chloramphenicol hàng ngày.
Vật lý:
­ Không cho phép vật lạ, tạp chất tồn tại trong nguyên liệu thủy 
sản
­ Không cho phép mảnh kim loại tồn tại trong sản phẩm ø mm
Chỉ tiêu hóa học
­ Xác định hàm lượng hidrosulphua.
­ Xác định hàm lượng amoniac
­ Xác định hàm lượng đạm của bazo bay hơi.
­ Xác định chỉ tiêu hóa học để đánh giá độ tươi và mức độ nhiễm 
khuẩn của nguyên liệu trong quá trình chế biến.
Chỉ tiêu vi sinh vật
Yêu cầu sản phẩm tôm đông lạnh sản xuất ra để làm thức ăn cho người 
cần có giá trị dinh dưỡng cao hợp vệ sinh và không có vi trùng gây bệnh.
Theo TCVN 4186­86, chỉ tiêu vi sinh vật cho tôm đông lạnh như sau:

Tên chỉ tiêu Mức

Tổng số vi sinh vật hiếu khí trong 1g sản phẩm, không  500.000
lớn hơn
Coliforms có trong 1g sản phẩm, không lớn hơn 200

Escherichia Coli có trong 1g sản phẩm Không cho 
phép
Staphylococcus aureus có trong 1g sản phẩm Không cho 
phép

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Salmonella, shigella có trong 1g sản phẩm Không cho 
phép

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
CÁC HÌNH ẢNH:
Tôm HLSO 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
BÀI 2: KỸ THUẬT CHẾ BIẾN TÔM PTO, PTO NOBASHI, PTO XẺ 
BƯỚM, PTO NOBASHI TẨM BỘT ĐÔNG LẠNH
Mục đích yêu cầu
Mục đích: 
­ Trang bị cho sinh viên kỹ thuật lột vỏ PTO, kỹ thuật xử lý 
NOBASHI, kỹ thuật xẻ bướm.
­ Hướng dẫn cho sinh viên kỹ thuật chế biến tôm PTO, PTO 
Nobashi, PTO xẻ bướm, tẩm bột đông lạnh
Yêu cầu
­ Sinh viên thành thạo trong việc lột vỏ PTO nhưng không làm gãy 
thân tôm
­ Phân biệt tôm su, thẻ, sắt,….
­ Thành thạo cách xếp vỉ, xử lý Nobashi, kỹ thuật xẻ bướm.
­ Chế biến được sản phẩm chế biến tôm PTO, PTO Nobashi, PTO 
xẻ bướm, tẩm bột đông lạnh
2.1.  Tổng quan
2.1.1. Giới thiệu tổng quát về tôm.
Chu kỳ sống của tôm.
Vòng   đời   phát   triển   của   tôm   thường   chia   thành   các   giai   đoạn:   trứng  
(phôi), ấu trùng, hậu ấu trùng, tôm giống, tiền trưởng thành và trưởng thành.
Giai đoạn trứng.
Được tính từ  khi trứng đẻ  đến khi trứng nở, trứng sau khi đẻ  sẽ  chìm  
xuống nước và khi trươg nnước sẽ nổi lơ lửng. Thời gian trứng nở từ 12÷18 
giờ sau khi đẻ, tùy thuộc vào nhiệt độ của nước.
Giai đoạn ấu trùng.
Được chia làm 3 giai đoạn là  ấu trùng nauplius, zoea, mysis. Mỗi giai  
đoạn ấu trùng được chia làm nhiều giai đoạn phụ. 
Ấu trùng nauplius: 
Gồm 6 giai đoạn được chia từ N1 đến N6. Trải qua 6 lần lột xác để biến  
thành  ấu trùng zoea, thời gian mất từ  2,5÷3 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ 
nước. Thời gian này chúng sống trôi nổi, không ăn thức ăn mà chủ  yếu nhờ 
vào noãn hoàn. 
Ấu  trùng zoea: 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Gồm 6 giai đoạn được chia từ Z1 đến Z6, trải qua 3 lần lột xác để biến 
thành ấu trùng, thời gian mất từ 3÷5 ngày tùy thuộc vào nhiệt  độ của nước. 
Thời gian này chúng sống trôi nổi, đặc trưng giai đoạn này là thả  ngửa, bơi 
ngược, thức ăn chủ yếu là thực vật.
Ấu trùng mysis
Gồm 3 giai đoạn được chia từ M1 đến M3, trải qua 3 lần lột xác để biến  
thành hậu ấu trùng, thời gian lột xác mất từ 3÷5 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ 
của nước, chúng sống trôi nổi, dặc trung của giai đoạn này là thả  ngửa bơi  
ngược, thức ăn chủ yếu là thực vật.
Giai đoạn hậu ấu trùng
Giai đoạn này chúng bắt đầu bơi phía trước, dần dần hoàn chỉnh các cơ 
quan, cơ  thể  gần giống tôm trưởng thành, sống trôi nổi, cuối giai đạn này  
người ta gọi là tôm bột, sống bám. Chúng rất háu ăn và thức ăn chủ  yếu 
trong giai đoạn này là những vi sinh vật phù du, thời gian của giai đoạn này 
thường kéo dài 8 ÷ 10 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ của nước.
Giai đoạn tôm giống
Lúc này hệ thống mang đã phát triển hoàn toàn và chúng thường ở dưới  
đáy. Thức ăn là động vật dưới đáy, mùn bã hữu cơ, xác động vật chết.  
Chúng di chuyển vào thủy vực nước lợ để sinh sống thời gian mất từ 20÷30 
ngày, thông thường tôm đạt kích cỡ 4÷5cm thì có thể phân biệt đực và cái.
Giai đoạn thiếu niên.
Cơ thể tôm phát triển cân đối, tôm đã có cơ quan sinh dục đực cái, chúng  
thường ở dưới đáy. Thức ăn là động vật dưới đáy, mùn bã hữu cơ, xác động 
vật chết…
Giai đoạn sắp trưởng thành
Tôm lúc này hoàn toàn thành thục sinh dục, tôm đực có tinh trùng trong 
nang, một số tôm cái đã nhân túi tinh từ con đực qua lột xác tiền giao vĩ. Giai  
đoạn này con cái lớn hơn con đực, đây là thời kỳ tôm từ  các ao đầm nuôi đi 
ra các bãi để ra ngoài khơi.
Giai đoạn trưởng thành
Đặc trưng cho sự chín muồi về sinh sản, chúng thực hiện giao phối ở các  
bãi và con cái đẻ trứng.
2.1.2.  Đặc điểm dinh dưỡng

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Tôm là loài ăn tạp, tập tính ăn và thức ăn mỗi giai đoạn cũng khác nhau 
theo từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển.
Giai đoạn ấu trùng
Do tập tính sống trôi nổi và bắt mồi thụ động nên thức ăn phải phù hợp 
với cỡ mồi trong tự nhiên. Trong tự nhiên ấu trùng thường sử dụng các thức 
ăn như  khuê tảo,  ấu trùng artemia, thịt tôm, cá, mực… xay nhuyễn cho tôm  
dạng ấu trùng ăn.
Giai đoạn từ tôm bột đến tôm trưởng thành.
Chúng ăn các loại động vật đáy như  giáp xác nhỏ, các nhuyễn thể  (thân  
mềm), giun nhiều tơ, các loại ấu trùng dưới đáy, xác chết động vật, mùn bã  
hữu cơ… Nhìn chung tôm là loại động vật háo ăn, chúng sử  dụng các đôi  
chân bò như các kẹp thức ăn và có bộ hàm chác để nghiền thức ăn. Ngoài ra  
tôm còn dùng bộ râu để tìm kiếm thức ăn.
Đặc điểm sinh trưởng.
Tôm là loại giáp xác được bao bọc lớp vỏ  kitin, vì vậy trong quá trình  
sống muốn phát triển thì tôm phải lột xác nhiều lần, tùy vào điều kiện dinh  
dưỡng, môi trường nước và giai đoạn phát triển thì tôm phải lột xác nhiều  
lần, tùy vào điều kiện dinh dưỡng, môi trường nước và giai đoạn phát triển  
mà tôm lột vỏ nhiều hay ít. Thông thường thời gian của hai lần lột xác ngắn 
nhất là giai đoạn tôm con và kéo dài trong thời kỳ  tôm trưởng thành. Thời 
gian tích lũy năng lượng để lột xác lâu, nhưng thời gian lột xác lại nhanh, chỉ 
mất khoảng 5÷10 phút. Sau khi lớp vỏ cũ được lột ra, lớp vỏ mới non mềm  
dưới áp suất của các khối mô lâu ngày bị  dồn ép sẽ lớn lên, sau 3÷6 giờ thì  
lớp vỏ mới đủ cứng để tôm hoạt động bình thường.
2.1.3.  Một số loại tôm dùng trong chế biến hiện nay.
Có 12 loài thuộc 6 giống.
Giống tôm thẻ (Penaeus) gồm 4 loài:
Tôm thẻ.
Tên khoa học: Penaeus indicus.
Tên thương mại: White shrimp, ký hiệu W .
còn gọi là tôm he. Đây là loài được ưa chuộng nhất trong mặt hàng tôm 
lạnh đông.
Tôm gân.
Tên khoa học: penaeus merguiensis.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Tên thương mại: Pink, ký hiệu P
Tôm sú
Tên khoa học: Penaeus monodon.
Tên thương mại: Tiger, ký hiệu T. 
Hiện là loài tôm có trữ lượng khai thác cao nhất và là đối tượng nuôi phổ 
biến nhất hiện nay.
Tôm bông
Tên khoa học: Penaeus canaliculatus.
Tên thương mại: Flower, ký hiệu F.
Giống tôm bạc (Metapenaeus)
Gồm 2 loài sau:
Tôm bạc nghệ
Tên khoa học: Metapenaeus brevilcornis.
Tên thương mại:Yellow, ký hiệu Y
Tôm chì.
Tên khoa học: Metapenaeus affinis
Tên thương mại: Pink, ký hiệu P
Giống tôm sắt (Para penaeopsis)
Gồm hai loài sau đây:
Tôm sắt
Tên khoa học: Para penaeopsis harwickii
Tên thương mại: Cat­Tiger, ký hiệu CT
Tôm choán
Tên khoa học: Para penaeopsis gracilima.
Tên thương mại: Rock tiger shrimp, ký hiệu RT
Giống tôm càng xanh (Macrobranchium).
Có 1 loài duy nhất
Tên khoa học: Macrobranchium rosenbergii
Tên thương mại: Scampi, ký hiệu SC. Hiện là loài có giá trị xuất khẩu 
cao.
Giống tôm hùm (Panulirus)
Có 2 loài sau:
Tôm hùm gai
Tôm hùm điệp

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Tên khoa học: Panulirus ornatus
Tên thương mại: Spiny Lobster, ký hiệu SP
Tên khoa học: Panulirus hormarus
Tên thương mại Spiny Lobster, ký hiệu: SL
Tôm hùm là loại có giá trị kinh tế nhất ( tại thị trường Việt Nam hiện 
nay giá tôm hùm vào cỡ 500.000$/kg).
Tên khoa học: Ibacus ciliatus
Tên thương mại: Slipper lobster, ký hiệu SIGiống tôm thẻ (Penaeus)
Tôm mũ ni (Ibacus)

Giống tôm thẻ (Penaeus) 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

Giống tôm bạc (Metapenaeus)

     

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

Giống tôm sắt (Para penaeopsis

Giống tôm càng xanh (Macrobranchium).

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

Giống tôm hùm (Panulirus)

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

Tôm mũ ni (Ibacus) 

Một số loại sản phẩm chế biến từ tôm
Tôm HOSO ­ Head On Shell­On : tôm nguyên con (còn đầu còn 
vỏ).
Tôm PTO ­ Peeled Tail­On: tôm lột vỏ, chừa đuôi.
Tôm PTO xẻ bướm.
Tôm PTO tẩm bột.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Tôm PTO Nobashi ­ Tôm được ép/duỗi thẳng ra.
Tôm PD ­ Peeled and Deveined: Tôm lột vỏ, lấy chỉ.
Tôm PUD ­  Peeled Undeveined Deveined: tôm lột vỏ nhưng không 
rút chỉ.
Tôm BM ­ Broken Meat: tôm thịt vụn.
Tôm U.C – Unclassified: Tôm cỡ xô.
 

2.2.   Nội dung bài thực hành
2.1.1. Quy trình chế biến sản phẩm tôm PTO

Thuyết minh quy trình
a. Nguyên liệu
Tôm thẻ
Mục đích:
Chọn lựa nguyên liệu tôm có chất lượng phù hợp, chính xác để chế biến  
tôm PTO Nobashi đông lạnh dạng vỉ góp phần nâng cao hiệu quả  sử dụng, 
nâng cao giá trị kinh tế của nguyên liệu.
Chuẩn bị:
­ 1/3 Thau nước đá có nhiệt độ ≤ 50C để bảo quản nguyên liệu.
­ Rổ nhựa, khay nhựa
Thao tác:
­ Nguyên liệu tôm sau khi được thu  mua tại các Chợ  cá được  ướp 
đá trong dụng cụ bằng nhựa, túi PE có nhiệt độ  ≤ 50C và được vận chuyển 
nhanh chóng về phòng thực hành.
­ Nguyên liệu tôm được cho vào khay nhựa và tiến hành:
+  Nguyên liệu: tôm thẻ
+ Đánh giá cảm quan: 
+ Màng nối đầu ức lỏng lẻo nhưng chưa bể. 
+ Vỏ bó sát mình tôm. Vỏ tôm có màu sáng bóng.
+ Thịt tôm có màu sắc đặc trưng và săn chắc.
+ Tôm có đầu dính vào thân và thân tôm không bị dập nát.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
+ Có mùi đặc trưng của tôm.
+ Khối lượng tôm nguyên liệu: 440g 
+ Cỡ  tôm nguyên liệu: 71/90 (con/kg).
­ Cho tất cả  tôm nguyên liệu vào thau nước có nhiệt độ  ≤ 50C để 
bảo quản.
Yêu cầu:
­ Nguyên liệu tôm dùng để  chế  biến tôm PTO phải có chất lượng  
theo quy định:
­ Tôm không có mùi ươn thối dù là ươn nhẹ.
­ Tôm không có điểm đen nào trên thân hoặc không quá 3 điểm đen 
và điểm đen không ăn sâu vào thịt.
­ Tôm không bị  bể  vỏ, nếu có chỉ  chấp nhận 3% trên tổng số, vết  
bể không quá 1/3 chu vi đốt. Vỏ tôm có màu tự nhiên sáng bóng.
­ Màng nối đầu ức lỏng lẻo nhưng chưa bể. Vỏ bó sát mình tôm.
­ Tôm không ôm trứng và không bị bệnh.
­ Thịt tôm có màu sắc đặc trưng và săn chắc
­ Tôm có đầu dính vào thân và thân tôm không bị dập nát.
­ Tôm không bị  nhiễm vi sinh vật hoặc kháng sinh, dư  lượng thuốc 
bảo vệ  thực vật, thuốc bảo quản ( hàn the, sulfite…), các chất làm tăng 
trọng và các tạp chất…
­ Nguyên liệu tôm phải ướp đá và nhiệt độ  ≤ 40C.
b. Rửa 1:
Mục đích:
Loại bỏ tạp chất bẩn và 1 phần vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu tôm  
trong quá trình đánh bắt, vận chuyển.
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ ≤ 100C để rửa nguyên 
liệu.
­ 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ  ≤ 50C để  bảo quản  
nguyên liệu sau rửa.
Rổ nhựa.
Thao tác:
­ Cho nguyên liệu tôm vào thau nước đá đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành 
rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, tránh làm 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
dập nát thân tôm; vớt tôm nguyên liệu cho vào rổ; cho rổ tôm vào thau nước  
đá có nhiệt độ ≤ 50C để bảo quản nguyên liệu.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách  
cho thêm nước đá.
Yêu cầu:
Nguyên liệu sạch tạp chất bẩn , thân tôm không bị dập nát.
c. Xử lý: 
Lột đầu tôm và lột vỏ tôm PTO
Mục đích:
Loại bỏ  phần đầu tôm, vỏ  tôm, nôi tạng  ở  đầu và rút bỏ  chỉ  tôm ( nếu  
có, giữa lại phần thịt hàm tôm.
Chuẩn bị:
­ Thau nguyên liệu tôm được ướp đá ở  nhiệt độ  ≤ 50C, đặt ở  vị  trí  
phái tay nghịch người thao tác.
­ Thau nước sạch để  thao tác, đặt vị  trí phá trước bụng người thao 
tác.
­ 1/3 thau nước đá có nhiệt độ  ≤ 50C, đặt  ở  vị  trí phía trước thau 
nước sạch.
­ Dao Thái Lan cỡ nhỏ dài 15cm.
Thao tác:
Lột đầu tôm:
­ Tay nghịch cầm úp tôm sao cho đầu tôm hướng về  phía trước, 
ngón tay cái nghịch đặt  ở  vị  trí tiếp giáp giữa đầu đốt 1vaf đầu tôm để  cố 
định thân tôm.
­ Tay thuận cầm dao, đưa mũi dao vào phần ức tôm, đẩy mạnh dao 
về phía trước tách phần đầu ra và cạo sạch phần nội tạng, lấy chỉ tôm ( nếu 
có) và rửa tôm trong thau nước.
­ Bán thành phẩm được cho vào thau nước đá bảo quản.
­ Đầu tôm và nội tạng cho vào thau nước xử lý.
­ Cân bán thành phẩm tôm để  xác định khối lượng, tính định mức  
công đoạn.
Lột vỏ tôm PTO:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Tay nghịch cầm úp tôm sao cho thân tôm nghiêng 600, phần đầu 
hướng về phía tay cầm dao; ngón tay cái, ngón tay trỏ nghịch đặt ở vị trí đầu 
đốt 3 để cố định thân tôm.
­ Tay thuận cầm dao, đưa mũi dao vào phần  vỏ tôm, xoay dao xung 
quanh thân tôm đồng thời tay nghich giữ  nguyên để  lột 2 đốt đầu vỏ  tôm; 
tiếp tục thực hiện thao tác như vậy để lột 2­3 đốt tôm tiếp theo. Giữ lại vỏ 
đốt thứ 6 và đuôi tôm.
­ Lật ngửa thân tôm, dùng dao cạo bỏ phần chân bơi.
­ Bán thành phẩm được cho vào thau nước đá bảo quản.
­ Vỏ, chân tôm cho vào thau nước xử lý.
Yêu cầu:
­ Bán thành phẩm phải sạch nội tạng, chỉ tôm.
­ Thân tôm phải giữ được phần thịt hàm.
Định mức:
Bán thành phẩm sau xử lý: 250g
Định mức bán thành phẩm sau công đoạn xử lý: 440/250 = 1,76.
d.  Rửa 2.
Mục đích:
Loại bỏ tạp chất bẩn, nội tạng trên thân trong quá trình xử lý.
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ  ≤ 100C để  rửa bán 
thành phẩm.
­ 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ  ≤ 50C để  bảo quản  
bán thành phẩm sau rửa.
­ Rổ nhựa.
Thao tác:
­ Cho bán thành phẩm vào thau nước đá đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành  
rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, tránh làm 
dập nát thân tôm; vớt tôm nguyên liệu cho vào rổ; cho rổ tôm vào thau nước  
đá có nhiệt độ ≤ 50C để bảo quản nguyên liệu.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách  
cho thêm nước đá.
Yêu cầu:
Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn , thân tôm không bị dập nát.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
 Cấp đông 1 tuần
e. Phân cỡ/loại: 
Phân chia tôm thành các cỡ/loại khác nhau.
Mục đích: 
­ Đáp ứng yêu cầu khách hàng.
­ Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghệ: cân/ xếp vỉ, cấp  
đông, bao gói, bảo quản.
Chuẩn bị:
­ 1 cân đồng hồ có phạm vi đo 2kg đã được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn.
­ Bán thành phẩm tôm được  ướp đá mỏng đổ  đống trên bàn chế 
biến.
­ Rổ nhựa, thẻ cỡ,
Thao tác:
­ Cỡ  tôm PTO được tính bằng số  thân/pound. Gồm các cỡ  tôm từ 
8/12 đến 61/70.
­ Tiến hành phân cỡ như sau:
+ Xác định cỡ lô hàng: Chọn lựa bán thành phẩm tôm lớn nhất, nhỏ 
nhất của lô hàng, Cân 225g thân tôm PTO, đém số thân tôm rồi nhân với 2 để 
xác định cỡ tôm lớn nhất, nhỏ nhất,…
+ Tiến hành phân cỡ theo dây chuyền các cỡ tôm của lô hàng đã xác 
định.
+ Mỗi cỡ tôm phân cỡ cho vào 1 thẻ cỡ để nhận diện cỡ tôm.
+ Sau khi phân cỡ xong, tiến hành thử lại cỡ để kiểm tra độ chính 
xác của cỡ tôm.
+ Bán thành phẩm tôm đã phân cỡ xong nhanh chóng cho vào thau 
nước đá nhiệt độ  ≤ 50C để bảo quản.
Yêu cầu:
Cỡ tôm PTO phải đúng cỡ/loại và đồng đều, sạch tạp chất.
f. Rửa 3­ để ráo.
Mục đích:
Loại bỏ tạp chất bẩn còn sót lại trên thân tôm.
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ  ≤ 100C để  rửa bán 
thành phẩm.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Rổ nhựa.
Thao tác:
­ Cho bán thành phẩm tôm vào thau nước đá đã chuẩn bị  sẵn. Tiến  
hành rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ  nhàng để  gạt bỏ  đá, tạp chất bẩn,  
tránh làm dập nát thân tôm; vớt bán thành phẩm tôm cho vào rổ  và để  ráo 
trên kệ.
­ Để  ráo bán thành phẩm cho đến khi quan sát có từ  1:2 giọt nước 
nhỏ xuống trong 2 giây.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, thân tôm không bị dập nát.
Yêu cầu:
Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn, thân tôm không bị dập nát.
g. Cân – Xếp vỉ.
Mục đích:
­ Cân: phân chia sản phẩm thành những đơn vị  có khối lượng bằng  
nhau để  đáp  ứng yêu cầu khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các 
công đoạn chế biến sau: xếp khuôn, cấp đông, bao gói, bảo quản.
­ Xếp vỉ: Sắp xếp bán thành phẩm vào vỉ  để  làm tăng giá trị  cảm 
quan của sản phẩm và tăng khả năng trao đổi nhiệt trong quá trình cấp đông.
Chuẩn bị:
­ 1 cân đồng hồ có phạm vi đo 2kg đã được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn.
­ Vỉ nhựa đã được vệ sinh sạch sẽ.
­ Thẻ cỡ.
Thao tác:
Cân:
­ Cân trọng lượng tịnh tùy theo quy trình, yêu cầu của từng khách 
hàng. Trong qui mô phòng thí nghiệm tiến hành cân mỗi đơn vị 250g.
­ Cân lượng phụ trội 3%. Mỗi đơn vị  cân cho vào 1 vỉ và cho vào 1  
thẻ cỡ.
­  Tiến hành cân hết cỡ này rồi đến cỡ khác.
­ Kiểm tra trọng lượng tôm sau khi cân để đảm bảo cân chính xác.
­ Hiệu chỉnh cân sau 15 phút cân.
Xếp vỉ:
­ Sau khi cân bán thành phẩm tôm được xếp theo từng cỡ. Xếp tôm 
theo đúng quy cách xếp 2 biên hoặc 2 giữa.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Xếp đủ số tôm trong 1 vỉ.
­ Kiểm tra chiều dài tôm.
­ Kiểm tra độ tươi của tôm.
­ Kiểm tra màu sắc tôm khi xếp vỉ phải đồng nhất nhau.
Yêu cầu:
­ Khối lượng cần phải chính xác.
­ Bán thành phẩm tôm được sắp xếp đúng quy định và đẹp.
h. Cấp đông.
Mục đích:
Hạ  nhiệt độ  sản phẩm tôm đến nhiệt độ  tối thiểu ­180C tại tâm sản 
phẩm, chuyển nước trong tôm từ dạng lỏng sang dạng rắn, kéo dài thời gian 
bảo quản sản phẩm.
Chuẩn bị:
­ Chạy tủ cấp đông đến nhiệt độ tủ 00C.
­ Xếp các vỉ tôm đầy khay/ mâm.
Thao tác:
­ Cho lần lượt từng khay chứa bán thành phẩm vào ngăn của tủ cấp 
đông, cho từ ngăn trên xuống dưới cho đến khi đầy tủ. đóng kín cửa tủ.
­ Tiến hành chạy hệ thống lạnh của tủ cấp dông cho đen khi nhiệt 
độ  tủ  đạt ­350C, kiểm tra sản phẩm bên trong tủ  đạt yêu cầu. Dừng chạy 
tủ. Thời gian chạy tủ 1h30 phút/1 mẻ. Lấy sản phẩm ra khỏi tủ.
Yêu cầu: 
­ Nhiệt độ tại tâm sản phẩm đạt ­180C.
­ Trạng thái sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu.
i. Bao gói – Bảo quản.
Mục đích:
­ Cách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài.
­ Giữ sản phẩm ở trạng thái đông lạnh và đảm bảo chất lượng sản  
phẩm khi phân phối.
Chuẩn bị:
­ Máy hàn kín miệng túi PE.
­ Thùng carton, dây đai.
Thao tác:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Tiến hành hàn kín miệng túi PE của từng đơn vị  sản phẩm trên 
máy hàn kín miệng.
­ Sắp xếp 24 đơn vị sản phẩm cùng cỡ/loại cho vào 1 thùng carton. 
Ghi đầy đủ thông tin trên thùng.
­ Niền 2 dây đai ngang, 2 dây đai dọc.
­ Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh, nhiệt  độ  kho ­180C 
±20C, thời gian kho tối đa 24 tháng.
Yêu cầu:
­ Sản phẩm được bao gói đúng quy định, ghi đầy đủ thông tin.
­ Nhiệt độ kho ­180C và ổn định.
Tiêu chuẩn bán thành phẩm
Chỉ tiêu cảm quan lý tính
­ Trạng thái bên ngoài:
­ Độ đàn hồi: sản phẩm có độ đàn hồi tốt.
­ Màu sắc: có màu sáng, bóng.
Chỉ tiêu hóa lý
Hóa chât (Chất kháng sinh: Chloramphenicol, Nitrofuran).
­ Có   giấy   cam   kết   của   người   cung   cấp,   tuyệt   đối   không   dùng 
chloramphenicol, nitrofuran để bảo quản nguyên liệu.
­ Không nhận những lô nguyên liệu không có giấy cam kết về chất  
kháng sinh, hoặc kết quả  kiểm tra có chất kháng sinh tồn tại trong nguyên 
liệu.
­ Tần suất giám sát từng lô: tiến hành lấy mẫu phân tích kiểm tra  
chloramphenicol hàng ngày.
Vật lý:
­ Không cho phép vật lạ, tạp chất tồn tại trong nguyên liệu thủy 
sản
­ Không cho phép mảnh kim loại tồn tại trong sản phẩm ø mm
Chỉ tiêu hóa học
­ Xác định hàm lượng hidrosulphua.
­ Xác định hàm lượng amoniac
­ Xác định hàm lượng đạm của bazo bay hơi.
­ Xác định chỉ  tiêu hóa học để  đánh giá độ  tươi và mức độ  nhiễm 
khuẩn của nguyên liệu trong quá trình chế biến.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Chỉ tiêu vi sinh vật
Yêu cầu sản phẩm tôm đông lạnh sản xuất ra để làm thức ăn cho người 
cần có giá trị dinh dưỡng cao hợp vệ sinh và không có vi trùng gây bệnh.
Theo TCVN 4186­86, chỉ tiêu vi sinh vật cho tôm đông lạnh như sau:
Tên chỉ tiêu Mức

Tổng số  vi sinh vật hiếu khí trong 1g sản phẩm, không  500.000


lớn hơn
Coliforms có trong 1g sản phẩm, không lớn hơn 200

Escherichia Coli có trong 1g sản phẩm Không cho 
phép
Staphylococcus aureus có trong 1g sản phẩm Không cho 
phép
Salmonella, shigella có trong 1g sản phẩm Không cho 
phép

Các biến đổi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và định 
mức sản phẩm.
Biến trong quá trình lạnh đông.
Biến đổi vi sinh vật
­ Khi hạ  nhiệt độ  thân tôm xuống đến điểm đóng băng, vi sinh vật  
hoạt động chậm lại. nhiệt độ  dưới ­150C sẽ  ngăn chặn được vi  trùng lẫn 
nấmm  ốc vì  ở  khoảng nhiệt độ  này lượng nước trong thân tôm chỉ  còn lại  
khoảng 10%.
­ Ngoài ra  ở  khoảng nhiệt độ  ­1÷ ­50C gần nh  ư  đa số  nước tự  do 
của tế bào thủy sản kết tinh thành đá. Nếu lạnh đông chậm, các tinh thể đá  
to, sắc làm vỡ  tế  bào vi trùng mạnh nhất  ở  giai đoạn này. Do đó phương 
pháp lạnh đông chậm tiêu diệt vi trùng hơn là phương pháp lạnh đông nhanh  
nhưng lại gây hại cho sản phẩm.
Biến đổi hóa học
Biến đổi chất đạm.
­ Ở  ­200C chất đạm bị  đông lại, sau 6 tháng bảo quản có sự  phân  
giải nhẹ.
­ Ở khoảng nhiệt độ ­1÷ ­50C protein bị  biến tính, đặc biệt myosin  
bị  kết tủa. Thời gian lạnh đông càng kéo dài thì protein càng bị  biến tính.  

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Làm lạnh đông nhanh sẽ đỡ bị biến tính protein. Dưới ­200C thì protein hầu 
như không bị biến tính.
Biến đổi chất béo
Chất béo bị  thủy phân và hàm lượng acid béo  ở  thể  tự  do phụ  thuộc  
nhiệt độ  và thời gian bảo quản. Nếu nhiệt độ  ­120C sau 10 tuần lễ  chỉ  số 
peroxit tăng lên rõ rệt, sau 30 tuần chỉ  số  này vượt quá quy định về  phẩm 
chất vệ sinh.
Biến đổi gluxit
Khi lạnh đông chậm, glycogen phân giải ra nhiều acid lactic  ở nhiệt độ 
thấp hơn là ở trường hợp lạnh đông nhanh.
Biến đổi sinh tố Vitamin 
­ Vitamin  ít bị mất trong giai đoạn lạnh đông, đa số bị mất trong lúc 
chế biến, rửa.
­ Ở  nhiệt độ  lạnh, vitamin A tỏ  ra bền vững. Vitamin B2, PP m ất  
một ít. Vitamin C mất nhiều khi sản phẩm mất nước, cháy lạnh. B ị  hao h  
ụt toàn bộ phải kể đến vitamin E, t ôm làm lạnh đông không còn vitamin E 
nữa.
Biến đổi chất khoáng
Nhiệt độ  lạnh không  ảnh hưởng lên chất khoáng nhưng do sự  biến đổi 
cơ  cấu sản phẩm khi làm lạnh đông khiến hao hụt một lượng lớn khoáng  
chất trong dịch tế bào chảy ra ngoài khi rã đông.
Biến đổi lý học
­ Tăng thể tích: nước trong thủy sản đóng băng làm tăng thể tích lên 
10%.
­ Thay đổi màu sắc:
Do mất nước, các sắc tố hemoglobin, mioglobin và hemoxyamin chuyển 
thành methmoglobin, motnioglobin và methmoxyanin làm sắc màu sậm lại. 
Trong quá trình cấp đông nhanh chất lượng sản phẩm không thay đổi đáng 
kể  về  màu sắc, cơ  cấu. Khi cấp đông chậm sự  giảm chất lượng về  màu 
sắc, cơ cấu trở nên rõ ràng hơn.
­ Sự giảm trọng lượng:
+ Sản phẩm đông lạnh bị giảm trọng lượng do bốc hơi nước hoặc 
do thiệt hại lý học trong quá trình làm lạnh đông.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
+  Thiệt hại lý học có thể do tác động trong khi lạnh đông khiến 
cho nhiều mảnh nhỏ bị vỡ vụn, chẳng hạn như khi sản phẩm bị hóa lỏng 
bởi luồng không khí mát. Hình thức thiệt hại khác là thủy sản bị dán chặt 
vào mâm cấp đông hoặc đai chuyền, làm tróc 1 phần trọng lượng khi tách 
khỏi mâm. Nếu xịt nước dưới mặt đáy để tách sẽ giảm được thiệt hại này.
+ Thiệt hại lý học trong cấp đông  không đáng kể và không hơn 
1% nếu thực hiện làm lạnh đông đúng cách.
+ Việc giảm trọng lượng thủy sản nhỏ cao hơn thủy sản lớn. Tỷ 
suất hao hụt tỷ lệ thuận với diện tích bề mặt, thủy sản nhỏ có tổng diện 
tích bề mặt lớn hơn thủy sản lớn. Ngoài ra, thủy sản đông rời hao hụt hơn 
thủy sản đông block.
+ Bao gói thủy sản khi lạnh đông cũng làm giảm hao hụt rất nhiều 
nhưng nếu bao gói không chặt trọng lượng vẫn bị hao hụt do bốc hơi bề 
mặt bên trong lớp bao gói.
 Sự thay đổi chất lượng sản phẩm trong quá trình trữ đông.

Các biến đổi hóa lý
Trong quá trình trữ đông, sản phẩm vẫn tiếp tục giảm sút chất lượng do  
một số hoạt động lý hóa diễn ra ở tốc độ chậm trong cơ thịt. Các hoạt động 
này gây ra các biến đổi thường gặp  ở  sản phẩm trong quá trình bảo quản 
kho trữ.
­ Sự biến đổi lipit: làm cho sản phẩm bị biến màu hồng nhạt.
­ Sự oxy hóa chất béo: đối với sản phẩm có hàm lượng chất béo 
cao, sự oxy hóa làm sản phẩm có mùi hôi, vị đắng, biến màu nâu nhạt và 
không còn dùng được.
­ Sự mất nước: làm cho sản phẩm bị khô mất trọng lượng.
+ Nếu tình trạng mất nước nặng, mặt sản phẩm sẽ bị xơ trắng, xốp 
thường gọi là “cháy lạnh”. Đặc biệt khi thời gian bảo quản dài thì hiện 
tượng cháy lạnh càng rõ rệt hơn.
+ Sự cháy lạnh làm giảm trọng lượng của lô hàng thể hiện như: trơ 
băng, cơ thịt khô, mất tính đàn hồi và có thể mất đi mùi vị đặc trưng của 
tôm.
+ Nguyên nhân: Khi đưa thành phẩm đông lạnh vào kho lưu trữ, nhiệt độ 
bề mặt sản phẩm thường thấp hơn nhiệt độ kho. Do đó xảy ra sự truyền 
nhiệt từ môi trường vào sản phẩm. Nguồn nhiệt từ môi trường vào sản 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
phẩm gây ra sự bốc ẩm liên tục như thăng hoa nước đá. Vì ẩm ở sản phẩm 
đều ở dạng tinh thể đá nên thực tế không có sự khuyếch tán ẩm. Trong sản 
phẩm và ở phần ngoài sẽ tạo dần nên một lớp xốp ngày càng sâu do mất 
nước vì đã thăng hoa và ngày càng dày lên.
 Tốc độ các biến đổi trên phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu 
sau đây:

­ Điều kiên hoạt động của kho trữ.
­ Nhiệt độ kho và sự dao động nhiệt độ kho.
­ Tốc độ gió và sự phân bố gió.
­ Cách sắp xếp hàng trong kho.
­ Chế độ mở cửa­ ra vào kho.
­ Cách bao gói sản phẩm.
 Sự mất trọng lượng

­ Yếu tố quyết định đến sự mất nước sản phẩm trong kho trữ đông 
là sự thay đổi nhiệt độ liên quan đến độ ẩm tương đối của không khí trên bề 
mặt sản phẩm. Nhiệt độ  trong kho tăng cao, sẽ làm  ẩm độ  tương đối thấp 
hơn 100%. Tại lúc này nước trong sản phẩm sẽ  thăng hoa vào không khí 
xung quanh hoặc vào phần không khí bên trong bao bì để đạt độ ẩm bão hòa. 
Quá trình này liên tục xảy ra mỗi khi nhiệt độ kho dao động do mở cửa, xuất 
nhập thành phẩm. Mặt bên trong bao bì sẽ xuất hiện các tinh thể đá tuyết do 
lượng nước bốc hơi đạt bão hòa ngưng tụ và đông thành đá khi nhiệt độ kho 
giảm xuống. Thời gian trữ đong càng dài sản phẩm càng bị mất trọng lượng  
đáng kể.
­ Ngoài ra tốc độ mất trọng lượng của sản phẩm còn phụ thuộc vào  
vị trí của sản ­ ­ phẩm trong kho.
­ Sản phẩm xếp trước dàn lạnh, nơi có tốc độ gió lớn nhất.
­ Sản phẩm xếp gần vị  trí cửa ra vào, của sổ, sát trên nóc kho, nơi  
có nhiệt độ dao động thường xuyên nhất.
­ Sản phẩm xa dàn lạnh, gần vách cũng có thể chịu sự  hao hụt cao  
do sự phân phối không kém và nhiệt xâm nhập qua tường.
­ Bao bì sản phẩm có tác dụng hạn chế  sự  mất nước do ngăn cản  
sự xâm nhập nhiệt, sự lưu thông của gió trên bề mặt sản phẩm. Bao bì phải  
bọc sát sản phẩm (hút chân không để hạn chế không khí bên trong bao bì và 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
bao bọc hết sản phẩm. Các sản phẩm đóng gói bao bì tạm, nhựa nếu không  
được bao bọc tốt sẽ bị mau mất trọng lượng và cháy lạnh.
( Nguồn: Công ty Thủy sản Cửu Long – 2004 – Giáo trình đào tạo Kỹ 
thật chế biến thủy sản đông lạnh).
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm 
định mức sản phẩm:

­ Cần kiểm tra chất lượng nguyên liệu tôm đầu vào nhằm đảm bảo 
ngay từ  đầu chất lượng sản phẩm. Xây dựng hệ  thống HACCP trong quá 
trình sản xuất nhằm giảm chi phí, đồng thời giảm giá sản phẩm nâng cao 
tính cạnh tranh trên thị  trường và làm tăng khả  năng xuất khẩu khi doanh  
nghiệp được cấp giấy chứng nhận HACCP.
­ Nâng cao tính cạnh tranh về giá cả sản phẩm bằng cách: nâng cao  
hiệu quả, sử dụng công suất của các nhà máy chế biến ổn định; phối hợp tổ 
chức sản xuất phụ  từ  phế liệu của tôm: snack tôm, bánh tôm chiên phồng, 
mì tôm…
­ Quản lý an toàn nguyên liệu thủy sản nhằm cung cấp nguyên liệu 
sạch cho chế biến:
­ Chủ  động hơn những yêu cầu của các nước nhập khẩu thủy sản  
nhằm cung cấp  những thông tin kịp thời cho các công ty chế biến cũng như 
người nuôi trồng thủy sản để  khi xuất khẩu hàng các doanh nghiệp không  
phải lo lắng: “không biết sản phẩm của doanh nghiệp mình có đáp  ứng 
được tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu không?”; Quản lý, kiểm tra chặt  
chẽ quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm cũng như  trong kiểm tra nguyên 
liệu trước khi đưa vào chếb iến, tránh kiểm tra sản phẩm cũng như  trong 
kiểm tra nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến, tránh kiểm tra sản phẩm ở 
khâu cuối cùng ­ thực hiện tốt quan điểm kiểm soát hệ thống”.
­ Nâng cao kiến thức cũng như  kinh nghiệm cho công nhân trong 
từng thao tác xử lý tôm nguyên liệu
­ Dầu tư nâng cao thiết b máy móc ở ngay khâu đánh bắt, bảo quản  
sản phẩm ở khâu chế biến.
­ Hạn chế việc đóng­ mở cửa khi ra vào kho cấp đông
­ Sắp xếp hàng vào kho đảm bảo khoa học nhất có thể.
­ Kiến nghị với nhà nước.
­ Chính sách về quản lý chất lượng sản phẩm.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Nhanh chóng phân cấp thẩm quyền, tập trung xây dựng năng lực  
các cơ  quan kiểm soát địa phương để  đủ  sức đảm nhận việc quản lý toàn 
bộ  các khâu sản xuất và ­kinh doanh nguyên liệu thủy sản khu vực trước  
chế biến.
­ Huy động các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn từng 
tỉnh và vận động giáo dục đấu tranh chống các hành vi gian lận, bơm tạp  
chất hoặc vi phậm các tiêu chuẩn, quy định vềa n toàn thực phẩm.
­ Xây dựng các tiêu chuẩn, các quy định về trình tự thủ tục kiểm tra  
công nhận để đưa vào hướng dẫn thực hiện, sớm sửa đổi, bổ  sung các văn 
bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính phù hợp với thực tiễn.
­ Xây dựng chương trình phát triển bền vững.
­ Chú trọng đến an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương  
mại thủy sản.
­ Ngành Thủy Sản cần có kế  hoạch   hỗ  trợ  về  kỹ  thuật, tổ  chức 
sản xuất và tín dụng, tăng.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

2.2.2. Quy trình chế biến sản phẩm tôm PTO NOBASHI

Thuyết minh quy trình
a. Nguyên liệu
Tôm thẻ
Mục đích:
Chọn lựa nguyên liệu tôm có chất lượng phù hợp, chính xác để chế biến  
tôm PTO Nobashi đông lạnh dạng vỉ góp phần nâng cao hiệu quả  sử dụng, 
nâng cao giá trị kinh tế của nguyên liệu.
Chuẩn bị:
­ 1/3 Thau nước đá có nhiệt độ ≤ 50C để bảo quản nguyên liệu.
­ Rổ nhựa, khay nhựa
Thao tác:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Nguyên liệu tôm sau khi được thu  mua tại các Chợ  cá được  ướp 
đá trong dụng cụ bằng nhựa, túi PE có nhiệt độ ≤ 50C và được vận chuyển  
nhanh chóng về phòng thực hành.
­ Nguyên liệu tôm được cho vào khay nhựa và tiến hành:
­ Đánh giá cảm quan: 
+ Màng nối đầu ức lỏng lẻo nhưng chưa bể. 
+ Vỏ bó sát mình tôm. Vỏ tôm có màu sáng bóng.
+ Thịt tôm có màu sắc đặc trưng và săn chắc.
+ Tôm có đầu dính vào thân và thân tôm không bị dập nát.
+ Có mùi đặc trưng của tôm.
+ Khối lượng tôm nguyên liệu: 440g 
+ Cỡ  tôm nguyên liệu: 51/60 (con/kg).
+ Cho tôm nguyên liệu đã cân, đã xác định cỡ/loại vào thau nước có 
nhiệt độ ≤ 50C để bảo quản.
Yêu cầu:
­ Nguyên liệu tôm dùng để  chế  biến tôm PTO phải có chất lượng  
theo quy định:
­ Tôm không có mùi ươn thối dù là ươn nhẹ.
­ Tôm không có điểm đen nào trên thân hoặc không quá 3 điểm đen 
và điểm đen không ăn sâu vào thịt.
­ Tôm không bị  bể  vỏ, nếu có chỉ  chấp nhận 3% trên tổng số, vết  
bể không quá 1/3 chu vi đốt. Vỏ tôm có màu tự nhiên sáng bóng.
­ Màng nối đầu ức lỏng lẻo nhưng chưa bể. Vỏ bó sát mình tôm.
­ Tôm không ôm trứng và không bị bệnh.
­ Thịt tôm có màu sắc đặc trưng và săn chắc
­ Tôm có đầu dính vào thân và thân tôm không bị dập nát.
­ Tôm không bị  nhiễm vi sinh vật hoặc kháng sinh, dư  lượng thuốc 
bảo vệ  thực vật, thuốc bảo quản ( hàn the, sulfite…), các chất làm tăng 
trọng và các tạp chất…
­ Nguyên liệu tôm phải ướp đá và nhiệt độ  ≤ 40C.
b. Rửa 1:
Mục đích:
Loại bỏ tạp chất bẩn và 1 phần vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu tôm  
trong quá trình đánh bắt, vận chuyển.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ ≤ 100C để rửa nguyên 
liệu.
­ 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ  ≤ 50C để  bảo quản  
nguyên liệu sau rửa.
­ Rổ nhựa.
Thao tác:
­ Cho nguyên liệu tôm vào thau nước đá đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành 
rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, tránh làm 
dập nát thân tôm; vớt tôm nguyên liệu cho vào rổ; cho rổ tôm vào thau nước  
đá có nhiệt độ ≤ 50C để bảo quản nguyên liệu.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách  
cho thêm nước đá.
Yêu cầu:
Nguyên liệu sạch tạp chất bẩn , thân tôm không bị dập nát.
c. Xử lý: 
Lột đầu tôm và lột vỏ tôm PTO
Mục đích:
Loại bỏ  phần đầu tôm, vỏ  tôm, nôi tạng  ở  đầu và rút bỏ  chỉ  tôm ( nếu  
có, giữa lại phần thịt hàm tôm.
Chuẩn bị:
­ Thau nguyên liệu tôm được ướp đá ở  nhiệt độ  ≤ 50C, đặt ở  vị  trí  
phái tay nghịch người thao tác.
­ Thau nước sạch để  thao tác, đặt vị  trí phá trước bụng người thao 
tác.
­ 1/3 thau nước đá có nhiệt độ  ≤ 50C, đặt  ở  vị  trí phía trước thau 
nước sạch.
­ Dao Thái Lan cỡ nhỏ dài 15cm.
Thao tác:
d. Lột đầu tôm:
­ Tay nghịch cầm úp tôm sao cho đầu tôm hướng về  phía trước, 
ngón tay cái nghịch đặt  ở  vị  trí tiếp giáp giữa đầu đốt 1và đầu tôm để  cố 
định thân tôm.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Tay thuận cầm dao, đưa mũi dao vào phần ức tôm, đẩy mạnh dao 
về phía trước tách phần đầu ra và cạo sạch phần nội tạng, lấy chỉ tôm ( nếu 
có) và rửa tôm trong thau nước.
­ Bán thành phẩm được cho vào thau nước đá bảo quản.
­ Đầu tôm và nội tạng cho vào thau nước xử lý.
­ Cân bán thành phẩm tôm để  xác định khối lượng, tính định mức  
công đoạn.
e. Lột vỏ tôm PTO:
­ Tay nghịch cầm úp tôm sao cho thân tôm nghiên 600, phần đầu 
hướng về phía tay cầm dao; ngón tay cái, ngón tay trỏ nghịch đặt ở vị trí đầu 
đốt 3 để cố định thân tôm.
­ Tay thuận cầm dao, đưa mũi dao vào phần  vỏ tôm, xoay dao xung 
quanh thân tôm đồng thời tay nghich giữ  nguyên để  lột 2 đốt đầu vỏ  tôm; 
tiếp tục thực hiện thao tác như vậy để lột 2­3 đốt tôm tiếp theo. Giữ lại vỏ 
đốt thứ 6 và đuôi tôm.
­ Lật ngửa thân tôm, dùng dao cạo bỏ phần chân bơi.
­ Bán thành phẩm được cho vào thau nước đá bảo quản.
­ Vỏ, chân tôm cho vào thau nước xử lý.
Yêu cầu:
­ Bán thành phẩm phải sạch nội tạng, chỉ tôm.
­ Thân tôm phải giữ được phần thịt hàm.
­ Khối lượng bán thành phẩm sau xử lý còn 250g.
­ Định mức sản phẩm sau xử lý: 440/250 = 1,76
f. Rửa 2.
Mục đích:
Loại bỏ tạp chất bẩn, nội tạng trên thân trong quá trình xử lý.
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ  ≤ 100C để  rửa bán 
thành phẩm.
­ 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ  ≤ 50C để  bảo quản  
bán thành phẩm sau rửa.
­ Rổ nhựa.
Thao tác:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Cho bán thành phẩm vào thau nước đá đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành  
rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, tránh làm 
dập nát thân tôm; vớt tôm nguyên liệu cho vào rổ; cho rổ tôm vào thau nước  
đá có nhiệt độ ≤ 50C để bảo quản nguyên liệu.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách  
cho thêm nước đá.
Yêu cầu:
Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn , thân tôm không bị dập nát.
g. Phân cỡ/loại: 
Phân chia tôm thành các cỡ/loại khác nhau.
Mục đích: 
­ Đáp ứng yêu cầu khách hàng.
­ Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghệ: cân/ xếp vỉ, cấp  
đông, bao gói, bảo quản.
Chuẩn bị:
­ 1 cân đồng hồ có phạm vi đo 2kg đã được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn.
­ Bán thành phẩm tôm được  ướp đá mỏng đổ  đống trên bàn chế 
biến.
­ Rổ nhựa, thẻ cỡ.
Thao tác:
­ Cỡ  tôm PTO được tính bằng số  thân/pound. Gồm các cỡ  tôm từ 
8/12 đến 61/70.
­ Tiến hành phân cỡ như sau:
+ Xác định cỡ lô hàng: Chọn lựa bán thành phẩm tôm lớn nhất, nhỏ 
nhất của lô hàng, Cân 225g thân tôm PTO, đém số thân tôm rồi nhân với 2 để 
xác định cỡ tôm lớn nhất, nhỏ nhất,…
+ Tiến hành phân cỡ theo dây chuyền các cỡ tôm của lô hàng đã xác 
định.
+ Mỗi cỡ tôm phân cỡ cho vào 1 thẻ cỡ để nhận diện cỡ tôm.
+ Sau khi phân cỡ xong, tiến hành thử lại cỡ để kiểm tra độ chính 
xác của cỡ tôm.
+ Bán thành phẩm tôm đã phân cỡ xong nhanh chóng cho vào thau 
nước đá nhiệt độ  ≤ 50C để bảo quản.
Yêu cầu:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Cỡ tôm PTO phải đúng cỡ/loại và đồng đều, sạch tạp chất.
h.  Xử lý NOBASHI
Mục đích:
­ Đáp ứng yêu cầu khác hàng.
­ Tạo hình sản phẩm đáp ứng yêu cầu công nghệ.
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ ≤ 100C.
­ 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ ≤ 50C.
­ Thớt nhựa, dao inox.
Thao tác:
­ Đặt thân tôm cố  định trên thớt, lưng tôm hướng về  phía người 
thao tác, đuôi tôm hướng về phía trước.
­ Tay thuận cố  định thân tôm, tay nghich cầm dao cắt bỏ  1/3 đuôi 
tôm hình chữ V.
­ Lật ngửa thân tôm lên, đầu tôm hướng về  phía trước. Dùng dao 
cắt 4 đường xéo và 1 đường ngang.
­ 4 xéo: độ sâu không quá 1/3 thân tôm ( từ đốt 1 đến đốt 4).
­ 1 ngang: độ sâu không quá ½ thân tôm ( 1 vết cắt ngang  ở dốt thứ 
5).
­ Kéo dãn thân tôm, tùy theo cỡ tôm có độ dãn khác nhau như:
+ Cỡ 26­30: 13­14cm.
+ Cỡ 31­40: 12­13cm.
­ Cho bán thành phẩm tôm vào thau nước đá có nhiệt độ  ≤ 50C để 
bảo quản.
Yêu cầu: 
­ Vết xẻ theo đúng quy định, không làm gãy thân tôm.
­ Thân tôm duỗi thẳng.
i.  Rửa 3­ để ráo.
Mục đích:
Loại bỏ tạp chất bẩn còn sót lại trên thân tôm.
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ  ≤ 100C để  rửa bán 
thành phẩm.
­ Rổ nhựa.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Thao tác:
­ Cho bán thành phẩm tôm vào thau nước đá đã chuẩn bị  sẵn. Tiến  
hành rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ  nhàng để  gạt bỏ  đá, tạp chất bẩn,  
tránh làm dập nát thân tôm; vớt bán thành phẩm tôm cho vào rổ  và để  ráo 
trên kệ.
­ Để  ráo bán thành phẩm cho đến khi quan sát có từ  1:2 giọt nước 
nhỏ xuống trong 2 giây.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, thân tôm không bị dập nát.
Yêu cầu:
Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn, thân tôm không bị dập nát.
j. Cân – Xếp vỉ.
Mục đích:
­ Cân: phân chia sản phẩm thành những đơn vị  có khối lượng bằng  
nhau để  đáp  ứng yêu cầu khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các 
công đoạn chế biến sau: xếp khuôn, cấp đông, bao gói, bảo quản.
­ Xếp vỉ: Sắp xếp bán thành phẩm vào vỉ  để  làm tăng giá trị  cảm 
quan của sản phẩm và tăng khả năng trao đổi nhiệt trong quá trình cấp đông.
Chuẩn bị:
­ 1 cân đồng hồ có phạm vi đo 2kg đã được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn.
­ Vỉ nhựa đã được vệ sinh sạch sẽ.
­ Thẻ cỡ.
Thao tác:
­ Cân:
+ Cân trọng lượng tịnh tùy theo quy trình, yêu cầu của từng khách 
hàng. Trong qui mô phòng thí nghiệm tiến hành cân mỗi đơn vị 250g.
+ Cân lượng phụ trội 3%. Mỗi đơn vị cân cho vào 1 vỉ và cho vào 1 
thẻ cỡ.
+ Tiến hành cân hết cỡ này rồi đến cỡ khác.
+ Kiểm tra trọng lượng tôm sau khi cân để đảm bảo cân chính xác.
+ Hiệu chỉnh cân sau 15 phút cân.
­ Xếp vỉ
+ Sau khi cân bán thành phẩm tôm được xếp theo từng cỡ. Xếp tôm 
theo đúng quy cách xếp 2 biên hoặc 2 giữa.
+ Xếp đủ số tôm trong 1 vỉ.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
+ Kiểm tra chiều dài tôm.
+ Kiểm tra độ tươi của tôm.
+ Kiểm tra màu sắc tôm khi xếp vỉ phải đồng nhất nhau.
Yêu cầu:
­ Khối lượng ccan phải chính xác.
­ Bán thành phẩm tôm được sắp xếp đúng quy định và đẹp.
k. Cấp đông.
Mục đích:
Hạ  nhiệt độ  sản phẩm tôm đến nhiệt độ  tối thiểu ­180C tại tâm sản 
phẩm, chuyển nước trong tôm từ dạng lỏng sang dạng rắn, kéo dài thời gian 
bảo quản sản phẩm.
Chuẩn bị:
­ Chạy tủ cấp đông đến nhiệt độ tủ 00C.
­ Xếp các vỉ tôm đầy khay/ mâm.
Thao tác:
­ Cho lần lượt từng khay chứa bán thành phẩm vào ngăn của tủ cấp 
đông, cho từ ngăn trên xuống dưới cho đến khi đầy tủ. đóng kín cửa tủ.
­ Tiến hành chạy hệ thống lạnh của tủ cấp dông cho đen khi nhiệt 
độ  tủ  đạt ­350C, kiểm tra sản phẩm bên trong tủ  đạt yêu cầu. Dừng chạy 
tủ. Thời gian chạy tủ 1h30 phút/1 mẻ. Lấy sản phẩm ra khỏi tủ.
Yêu cầu: 
­ Nhiệt độ tại tâm sản phẩm đạt ­180C.
­ Trạng thái sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu.
l.  Bao gói – Bảo quản.
Mục đích:
­ Cách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài.
­ Giữ sản phẩm ở trạng thái đông lạnh và đảm bảo chất lượng sản  
phẩm khi phân phối.
Chuẩn bị:
­ Máy hàn kín miệng túi PE.
­ Thùng carton, dây đai.
Thao tác:
­ Tiến hành hàn kín miệng túi PE của từng đơn vị  sản phẩm trên 
máy hàn kín miệng.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Sắp xếp 24 đơn vị sản phẩm cùng cỡ/loại cho vào 1 thùng carton. 
Ghi đầy đủ thông tin trên thùng.
­ Niền 2 dây đai ngang, 2 dây đai dọc.
­ Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh, nhiệt  độ  kho ­180C 
±20C, thời gian kho tối đa 24 tháng.
Yêu cầu:
Sản phẩm được bao gói đúng quy định, ghi đầy đủ thông tin.
­ Nhiệt độ kho ­180C và ổn định.
­
Tiêu chuẩn thành phẩm tôm PTO Nobashi.
Tiêu chuẩn cảm quan.
Bảng: Tiêu chuẩn cảm quan thành phần tôm Nobashi
Chỉ tiêu Yêu cầu
Yêu cầu khách 
Kích cỡ (g/con)
hàng
Yêu cầu khách 
Chiều dài (cm)
hàng
Yêu cầu khách 
Số nhát cắt
hàng
Yêu cầu khách 
Số con trên vỉ
hàng
Vết   cắt   sâu   quá 
3%
1/3 thân tôm
 Đen đuôi 3%
Mùi Tự nhiên
Biến màu Không
Mùi,   vị   sau   khi 
Thơm, ngọt
luộc
Hình dáng Cân đối
Chỉ tiêu cảm quan lý tính
­ Trạng thái bên ngoài:
­ Độ đàn hồi: tôm bên trong sản phẩm có độ đàn hồi tốt.
­ Màu sắc: có màu sáng, bóng.
­ Lớp bột bên ngoài đều. 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Độ dài của các thành phẩm ngang nhau và có khối lượng 
bằng nhau.
Chỉ tiêu hóa lý
­ Hóa chât (Chất kháng sinh: Chloramphenicol, Nitrofuran).
+ Có giấy cam kết của người cung cấp, tuyệt đối không dùng 
chloramphenicol, nitrofuran để bảo quản nguyên liệu.
+ Không nhận những lô nguyên liệu không có giấy cam kết về chất 
kháng sinh, hoặc kết quả kiểm tra có chất kháng sinh tồn tại trong nguyên 
liệu.
+ Tần suất giám sát từng lô: tiến hành lấy mẫu phân tích kiểm tra 
chloramphenicol hàng ngày.
­ Vật lý:
+ Không cho phép vật lạ, tạp chất tồn tại trong nguyên liệu thủy 
sản
+ Không cho phép mảnh kim loại tồn tại trong sản phẩm  có 
đường kính ø >1.5mm
Chỉ tiêu hóa học
­ Xác định hàm lượng hidrosulphua.
­ Xác định hàm lượng amoniac
­ Xác định hàm lượng đạm của bazo bay hơi.
­ Xác định chỉ tiêu hóa học để đánh giá độ tươi và mức độ nhiễm 
khuẩn của nguyên liệu trong quá trình chế biến.
Tiêu chuẩn vi sinh vật.
Bảng: Tiêu chuẩn vi sinh vật thành phẩm tôm Nobashi.
Chỉ tiêu Yêu cầu
TPC (cfu/g) ≤105
Colifom (cfu/g) ≤2.102
Staphylo NEG/g
E.coli NEG/g
Salmonella NEG/25g
Shigella NEG/25g
Vibrio NEG/25g
Llisteria mono (*) NEG/25g

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

Ghi chú:
NEG (Negative): không phát hiện.
(*) được kiểm tra theo yêu cầu của thị trường Mỹ, EU

2.2.3.  Chế biến sản phẩm tôm PTO Xẻ bướm
Sơ đồ quy trình công nghệ

Thuyết minh quy trình
a. Nguyên liệu
Tôm thẻ
Mục đích:
Chọn lựa nguyên liệu tôm có chất lượng phù hợp, chính xác để chế biến  
tôm PTO Nobashi đông lạnh dạng vỉ góp phần nâng cao hiệu quả  sử dụng, 
nâng cao giá trị kinh tế của nguyên liệu.
Chuẩn bị:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ 1/3 Thau nước đá có nhiệt độ ≤ 50C để bảo quản nguyên liệu.
­ Rổ nhựa, khay nhựa
Thao tác:
­ Nguyên liệu tôm sau khi được thu  mua tại các Chợ  cá được  ướp 
đá trong dụng cụ bằng nhựa, túi PE có nhiệt độ ≤ 50C và được vận chuyển  
nhanh chóng về phòng thực hành.
­ Nguyên liệu tôm được cho vào khay nhựa và tiến hành:
­ Nguyên liệu: tôm thẻ
­ Đánh giá cảm quan: 
+ Màng nối đầu ức lỏng lẻo nhưng chưa bể. 
+ Vỏ bó sát mình tôm. Vỏ tôm có màu sáng bóng.
+ Thịt tôm có màu sắc đặc trưng và săn chắc.
+ Tôm có đầu dính vào thân và thân tôm không bị dập nát.
+ Có mùi đặc trưng của tôm.
+ Khối lượng tôm nguyên liệu: 440g.
+ Cỡ  tôm nguyên liệu: 51/60 (con/kg).
+ Cho tôm nguyên liệu đã cân, đã xác định cỡ/loại vào thau nước có 
nhiệt độ ≤ 50C để bảo quản.
Yêu cầu:
­ Nguyên liệu tôm dùng để  chế  biến tôm PTO phải có chất lượng  
theo quy định:
­ Tôm không có mùi ươn thối dù là ươn nhẹ.
­ Tôm không có điểm đen nào trên thân hoặc không quá 3 điểm đen 
và điểm đen không ăn sâu vào thịt.
­ Tôm không bị  bể  vỏ, nếu có chỉ  chấp nhận 3% trên tổng số, vết  
bể không quá 1/3 chu vi đốt. Vỏ tôm có màu tự nhiên sáng bóng.
­ Màng nối đầu ức lỏng lẻo nhưng chưa bể. Vỏ bó sát mình tôm.
­ Tôm không ôm trứng và không bị bệnh.
­ Thịt tôm có màu sắc đặc trưng và săn chắc
­ Tôm có đầu dính vào thân và thân tôm không bị dập nát.
­ Tôm không bị  nhiễm vi sinh vật hoặc kháng sinh, dư  lượng thuốc 
bảo vệ  thực vật, thuốc bảo quản ( hàn the, sulfite…), các chất làm tăng 
trọng và các tạp chất…
­ Nguyên liệu tôm phải ướp đá và nhiệt độ  ≤ 40C.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
b. Rửa 1:
Mục đích:
Loại bỏ tạp chất bẩn và 1 phần vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu tôm  
trong quá trình đánh bắt, vận chuyển.
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ ≤ 100C để rửa nguyên 
liệu.
­ 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ  ≤ 50C để  bảo quản  
nguyên liệu sau rửa.
­ Rổ nhựa.
Thao tác:
­ Cho nguyên liệu tôm vào thau nước đá đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành 
rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, tránh làm 
dập nát thân tôm; vớt tôm nguyên liệu cho vào rổ; cho rổ tôm vào thau nước  
đá có nhiệt độ ≤ 50C để bảo quản nguyên liệu.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách  
cho thêm nước đá.
Yêu cầu:
Nguyên liệu sạch tạp chất bẩn , thân tôm không bị dập nát.
c.  Xử lý: 
Lột đầu tôm và lột vỏ tôm PTO
Mục đích:
Loại bỏ  phần đầu tôm, vỏ  tôm, nôi tạng  ở  đầu và rút bỏ  chỉ  tôm ( nếu  
có, giữa lại phần thịt hàm tôm.
Chuẩn bị:
­ Thau nguyên liệu tôm được ướp đá ở  nhiệt độ  ≤ 50C, đặt ở  vị  trí  
phái tay nghịch người thao tác.
­ Thau nước sạch để  thao tác, đặt vị  trí phá trước bụng người thao 
tác.
­ 1/3 thau nước đá có nhiệt độ  ≤ 50C, đặt  ở  vị  trí phía trước thau 
nước sạch.
­ Dao Thái Lan cỡ nhỏ dài 15cm.
Thao tác:
Lột đầu tôm:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Tay nghịch cầm úp tôm sao cho đầu tôm hướng về  phía trước, 
ngón tay cái nghịch đặt  ở  vị  trí tiếp giáp giữa đầu đốt 1vaf đầu tôm để  cố 
định thân tôm.
­ Tay thuận cầm dao, đưa mũi dao vào phần ức tôm, đẩy mạnh dao 
về phía trước tách phần đầu ra và cạo sạch phần nội tạng, lấy chỉ tôm ( nếu 
có) và rửa tôm trong thau nước.
­ Bán thành phẩm được cho vào thau nước đá bảo quản.
­ Đầu tôm và nội tạng cho vào thau nước xử lý.
­ Cân bán thành phẩm tôm để  xác định khối lượng, tính định mức  
công đoạn.
Lột vỏ tôm PTO:
­ Tay nghịch cầm úp tôm sao cho thân tôm nghiên 600, phần đầu 
hướng về phía tay cầm dao; ngón tay cái, ngón tay trỏ nghịch đặt ở vị trí đầu 
đốt 3 để cố định thân tôm.
­ Tay thuận cầm dao, đưa mũi dao vào phần  vỏ tôm, xoay dao xung 
quanh thân tôm đồng thời tay nghich giữ  nguyên để  lột 2 đốt đầu vỏ  tôm; 
tiếp tục thực hiện thao tác như vậy để lột 2­3 đốt tôm tiếp theo. Giữ lại vỏ 
đốt thứ 6 và đuôi tôm.
­ Lật ngửa thân tôm, dùng dao cạo bỏ phần chân bơi.
­ Bán thành phẩm được cho vào thau nước đá bảo quản.
­ Vỏ, chân tôm cho vào thau nước xử lý.
Yêu cầu:
­ Bán thành phẩm phải sạch nội tạng, chỉ tôm.
­ Thân tôm phải giữ được phần thịt hàm.
Định mức:
Sử dụng bán thành phẩm ở phần tôm PTO
d.  Rửa 2.
Mục đích:
Loại bỏ tạp chất bẩn, nội tạng trên thân trong quá trình xử lý.
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ  ≤ 100C để  rửa bán 
thành phẩm.
­ 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ  ≤ 50C để  bảo quản  
bán thành phẩm sau rửa.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Rổ nhựa.
Thao tác:
­ Cho bán thành phẩm vào thau nước đá đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành  
rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, tránh làm 
dập nát thân tôm; vớt tôm nguyên liệu cho vào rổ; cho rổ tôm vào thau nước  
đá có nhiệt độ ≤ 50C để bảo quản nguyên liệu.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách  
cho thêm nước đá.
Yêu cầu:
Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn , thân tôm không bị dập nát.
e. Phân cỡ/loại: 
Phân chia tôm thành các cỡ/loại khác nhau.
Mục đích: 
­ Đáp ứng yêu cầu khách hàng.
­ Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghệ: cân/ xếp vỉ, cấp  
đông, bao gói, bảo quản.
Chuẩn bị:
­ 1 cân đồng hồ có phạm vi đo 2kg đã được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn.
­ Bán thành phẩm tôm được  ướp đá mỏng đổ  đống trên bàn chế 
biến.
­ Rổ nhựa, thẻ cỡ.
Thao tác:
­ Cỡ  tôm PTO được tính bằng số  thân/pound. Gồm các cỡ  tôm từ 
8/12 đến 61/70.
­ Tiến hành phân cỡ như sau:
+ Xác định cỡ lô hàng: Chọn lựa bán thành phẩm tôm lớn nhất, nhỏ 
nhất của lô hàng, Cân 225g thân tôm PTO, đém số thân tôm rồi nhân với 2 để 
xác định cỡ tôm lớn nhất, nhỏ nhất,…
+ Tiến hành phân cỡ theo dây chuyền các cỡ tôm của lô hàng đã xác 
định.
+ Mỗi cỡ tôm phân cỡ cho vào 1 thẻ cỡ để nhận diện cỡ tôm.
­ Sau khi phân cỡ  xong, tiến hành thử  lại cỡ  để  kiểm tra độ  chính  
xác của cỡ tôm.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Bán thành phẩm tôm đã phân cỡ  xong nhanh chóng cho vào thau  
nước đá nhiệt độ  ≤ 50C để bảo quản.
Yêu cầu:
Cỡ tôm PTO phải đúng cỡ/loại và đồng đều, sạch tạp chất.
f. Xẻ bướm
Mục đích:
­ Đáp ứng yêu cầu khác hàng.
­ Tạo hình sản phẩm đáp ứng yêu cầu công nghệ.
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ ≤ 100C.
­ 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ ≤ 50C.
­ Thớt nhựa, dao inox.
Thao tác:
­ Đặt thân tôm nghiên trên thớt, đuôi tôm hướng về  tay cầm dao,  
thân tôm quay về phía người thao tác, tiến hành cắt bỏ 1/3 đuôi tôm hình chữ 
V.
­ Đặt thân tôm úp cố  định trên thớt, lưng tôm quay lên phía trên,  
phần đầu tôm hướng về phía tay nghịch.
­ Xẻ thân tôm từ đầu đốt 1 đến cuối đốt 5, độ sâu vết xẻ không quá  
2/3 chu vi thân tôm, không được rách thân tôm, tạo hình bướm cho thân tôm. 
Dùng mũi dao lấy bỏ chỉ tôm.
­ Bán thành phẩm cho vào thau nước đá bảo quản.
g. Rửa 3­ để ráo.
Mục đích:
Loại bỏ tạp chất bẩn còn sót lại trên thân tôm.
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ  ≤ 100C để  rửa bán 
thành phẩm.
­ Rổ nhựa.
Thao tác:
­ Cho bán thành phẩm tôm vào thau nước đá đã chuẩn bị  sẵn. Tiến  
hành rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ  nhàng để  gạt bỏ  đá, tạp chất bẩn,  
tránh làm dập nát thân tôm; vớt bán thành phẩm tôm cho vào rổ  và để  ráo 
trên kệ.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Để  ráo bán thành phẩm cho đến khi quan sát có từ  1:2 giọt nước 
nhỏ xuống trong 2 giây.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, thân tôm không bị dập nát.
Yêu cầu:
Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn, thân tôm không bị dập nát.

h. Cân – Xếp vỉ.
Mục đích:
­ Cân: phân chia sản phẩm thành những đơn vị  có khối lượng bằng  
nhau để  đáp  ứng yêu cầu khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các 
công đoạn chế biến sau: xếp khuôn, cấp đông, bao gói, bảo quản.
­ Xếp vỉ: Sắp xếp bán thành phẩm vào vỉ  để  làm tăng giá trị  cảm 
quan của sản phẩm và tăng khả năng trao đổi nhiệt trong quá trình cấp đông.
Chuẩn bị:
­ 1 cân đồng hồ có phạm vi đo 2kg đã được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn.
­ Vỉ nhựa đã được vệ sinh sạch sẽ.
­ Thẻ cỡ.
Thao tác:
Cân:
­ Cân trọng lượng tịnh tùy theo quy trình, yêu cầu của từng khách 
hàng. Trong qui mô phòng thí nghiệm tiến hành cân mỗi đơn vị 250g.
­ Cân lượng phụ trội 3%. Mỗi đơn vị  cân cho vào 1 vỉ và cho vào 1  
thẻ cỡ.
­ Tiến hành cân hết cỡ này rồi đến cỡ khác.
­ Kiểm tra trọng lượng tôm sau khi cân để đảm bảo cân chính xác.
­ Hiệu chỉnh cân sau 15 phút cân.
­ Xếp vỉ
­ Sau khi cân bán thành phẩm tôm được xếp theo từng cỡ. Xếp tôm 
theo đúng quy cách xếp 2 biên hoặc 2 giữa.
­ Xếp đủ số tôm trong 1 vỉ.
­ Kiểm tra chiều dài tôm.
­ Kiểm tra độ tươi của tôm.
­ Kiểm tra màu sắc tôm khi xếp vỉ phải đồng nhất nhau.
Yêu cầu:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Khối lượng ccan phải chính xác.
­ Bán thành phẩm tôm được sắp xếp đúng quy định và đẹp.
i. Cấp đông.
Mục đích:
Hạ  nhiệt độ  sản phẩm tôm đến nhiệt độ  tối thiểu ­180C tại tâm sản 
phẩm, chuyển nước trong tôm từ dạng lỏng sang dạng rắn, kéo dài thời gian 
bảo quản sản phẩm.
Chuẩn bị:
­ Chạy tủ cấp đông đến nhiệt độ tủ 00C.
­ Xếp các vỉ tôm đầy khay/ mâm.
Thao tác:
­ Cho lần lượt từng khay chứa bán thành phẩm vào ngăn của tủ cấp 
đông, cho từ ngăn trên xuống dưới cho đến khi đầy tủ. đóng kín cửa tủ.
­ Tiến hành chạy hệ thống lạnh của tủ cấp dông cho đen khi nhiệt 
độ  tủ  đạt ­350C, kiểm tra sản phẩm bên trong tủ  đạt yêu cầu. Dừng chạy 
tủ. Thời gian chạy tủ 1h30 phút/1 mẻ. Lấy sản phẩm ra khỏi tủ.
Yêu cầu: 
­ Nhiệt độ tại tâm sản phẩm đạt ­180C.
­ Trạng thái sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu.
j. Bao gói – Bảo quản.
Mục đích:
­ Cách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài.
­ Giữ sản phẩm ở trạng thái đông lạnh và đảm bảo chất lượng sản  
phẩm khi phân phối.
Chuẩn bị:
­ Máy hàn kín miệng túi PE.
­ Thùng carton, dây đai.
Thao tác:
­ Tiến hành hàn kín miệng túi PE của từng đơn vị  sản phẩm trên 
máy hàn kín miệng.
­ Sắp xếp 24 đơn vị sản phẩm cùng cỡ/loại cho vào 1 thùng carton. 
Ghi đầy đủ thông tin trên thùng.
­ Niền 2 dây đai ngang, 2 dây đai dọc.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh, nhiệt  độ  kho ­180C 
±20C, thời gian kho tối đa 24 tháng.
Yêu cầu:
­ Sản phẩm được bao gói đúng quy định, ghi đầy đủ thông tin.
­ Nhiệt độ kho ­180C và ổn định.
Tiêu chuẩn bán thành phẩm
Chỉ tiêu cảm quan lý tính
Trạng thái bên ngoài:
­ Độ đàn hồi: sản phẩm có độ đàn hồi tốt.
­ Màu sắc: có màu sáng, bóng.
­ Vết xẻ từ đầu đốt 1 đến cuối đốt 5, độ  sâu vết xẻ  không quá 2/3  
chu vi thân tôm, thân tôm có hình bướm và không bị rách.
Chỉ tiêu hóa lý
­ Hóa chât (Chất kháng sinh: Chloramphenicol, Nitrofuran).
+ Có giấy cam kết của người cung cấp, tuyệt đối không dùng 
chloramphenicol, nitrofuran để bảo quản nguyên liệu.
+ Không nhận những lô nguyên liệu không có giấy cam kết về chất 
kháng sinh, hoặc kết quả kiểm tra có chất kháng sinh tồn tại trong nguyên 
liệu.
+ Tần suất giám sát từng lô: tiến hành lấy mẫu phân tích kiểm tra 
chloramphenicol hàng ngày.
­ Vật lý:
+ Không cho phép vật lạ, tạp chất tồn tại trong nguyên liệu thủy 
sản
+ Không cho phép mảnh kim loại tồn tại trong sản phẩm ø mm
Chỉ tiêu hóa học
­ Xác định hàm lượng hidrosulphua.
­ Xác định hàm lượng amoniac
­ Xác định hàm lượng đạm của bazo bay hơi.
­ Xác định chỉ tiêu hóa học để đánh giá độ tươi và mức độ nhiễm 
khuẩn của nguyên liệu trong quá trình chế biến.
Chỉ tiêu vi sinh vật
Yêu cầu sản phẩm tôm đông lạnh sản xuất ra để làm thức ăn cho người 
cần có giá trị dinh dưỡng cao hợp vệ sinh và không có vi trùng gây bệnh.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Theo TCVN 4186­86, chỉ tiêu vi sinh vật cho tôm đông lạnh như sau:
Tên chỉ tiêu Mức

Tổng số vi sinh vật hiếu khí trong 1g sản phẩm, không  500.000
lớn hơn
Coliforms có trong 1g sản phẩm, không lớn hơn 200

Escherichia Coli có trong 1g sản phẩm Không cho 
phép
Staphylococcus aureus có trong 1g sản phẩm Không cho 
phép
Salmonella, shigella có trong 1g sản phẩm Không cho 
phép

2.2.3.  Chế biến sản phẩm tôm PTO tẩm bột
Sơ đồ quy trình công nghệThuyết minh quy trình
a. Nguyên liệu
Tôm thẻ
Mục đích:
Chọn lựa nguyên liệu tôm có chất lượng phù hợp, chính xác để chế biến  
tôm PTO Nobashi đông lạnh dạng vỉ góp phần nâng cao hiệu quả  sử dụng, 
nâng cao giá trị kinh tế của nguyên liệu.
ướp đá và Chuẩn bị:
­ 1/3 Thau nước đá có nhiệt độ ≤ 50C để bảo quản nguyên liệu.
­ Rổ nhựa, khay nhựa
Thao tác:
­ Nguyên liệu tôm sau khi được thu  mua tại các Chợ  cá được  ướp 
đá trong dụng cụ bằng nhựa, túi PE có nhiệt độ ≤ 50C và được vận chuyển  
nhanh chóng về phòng thực hành.
­ Nguyên liệu tôm được cho vào khay nhựa và tiến hành:
­ Đánh giá cảm quan: 
+ Màng nối đầu ức lỏng lẻo nhưng chưa bể. 
+ Vỏ bó sát mình tôm. Vỏ tôm có màu sáng bóng.
+ Thịt tôm có màu sắc đặc trưng và săn chắc.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
+ Tôm có đầu dính vào thân và thân tôm không bị dập nát.
+ Có mùi đặc trưng của tôm.
­ Cho tôm nguyên liệu đã cân, đã xác định cỡ/loại vào thau nước có 
nhiệt độ ≤ 50C để bảo quản.
Yêu cầu:
­ Nguyên liệu tôm dùng để  chế  biến tôm PTO phải có chất lượng  
theo quy định:
­ Tôm không có mùi ươn thối dù là ươn nhẹ.
­ Tôm không có điểm đen nào trên thân hoặc không quá 3 điểm đen 
và điểm đen không ăn sâu vào thịt.
­ Tôm không bị  bể  vỏ, nếu có chỉ  chấp nhận 3% trên tổng số, vết  
bể không quá 1/3 ­ chu vi đốt. Vỏ tôm có màu tự nhiên sáng bóng.
­ Màng nối đầu ức lỏng lẻo nhưng chưa bể. Vỏ bó sát mình tôm.
­ Tôm không ôm trứng và không bị bệnh.
­ Thịt tôm có màu sắc đặc trưng và săn chắc
­ Tôm có đầu dính vào thân và thân tôm không bị dập nát.
­ Tôm không bị  nhiễm vi sinh vật hoặc kháng sinh, dư  lượng thuốc 
bảo vệ  thực vật, thuốc bảo quản ( hàn the, sulfite…), các chất làm tăng 
trọng và các tạp chất…
­ Nguyên liệu tôm phải nhiệt độ  ≤ 40C.
b. Rửa 1:
Mục đích:
Loại bỏ tạp chất bẩn và 1 phần vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu tôm  
trong quá trình đánh bắt, vận chuyển.
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ ≤ 100C để rửa nguyên 
liệu.
­ 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ  ≤ 50C để  bảo quản  
nguyên liệu sau rửa.
Rổ nhựa.
Thao tác:
­ Cho nguyên liệu tôm vào thau nước đá đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành 
rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, tránh làm 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
dập nát thân tôm; vớt tôm nguyên liệu cho vào rổ; cho rổ tôm vào thau nước  
đá có nhiệt độ ≤ 50C để bảo quản nguyên liệu.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách  
cho thêm nước đá.
Yêu cầu:
Nguyên liệu sạch tạp chất bẩn , thân tôm không bị dập nát.
c.  Xử lý: 
Lột đầu tôm và lột vỏ tôm PTO
Mục đích:
Loại bỏ  phần đầu tôm, vỏ  tôm, nôi tạng  ở  đầu và rút bỏ  chỉ  tôm ( nếu  
cos0, giữa lại phần thịt hàm tôm.
Chuẩn bị:
­ Thau nguyên liệu tôm được ướp đá ở  nhiệt độ  ≤ 50C, đặt ở  vị  trí  
phái tay nghịch người thao tác.
­ Thau nước sạch để  thao tác, đặt vị  trí phá trước bụng người thao 
tác.
­ 1/3 thau nước đá có nhiệt độ  ≤ 50C, đặt  ở  vị  trí phía trước thau 
nước sạch.
­ Dao Thái Lan cỡ nhỏ dài 15cm.
Thao tác:
Lột đầu tôm:
­ Tay nghịch cầm úp tôm sao cho đầu tôm hướng về  phía trước, 
ngón tay cái nghịch đặt  ở  vị  trí tiếp giáp giữa đầu đốt 1vaf đầu tôm để  cố 
định thân tôm.
­ Tay thuận cầm dao, đưa mũi dao vào phần ức tôm, đẩy mạnh dao 
về phía trước tách phần đầu ra và cạo sạch phần nội tạng, lấy chỉ tôm ( nếu 
có) và rửa tôm trong thau nước.
­ Bán thành phẩm được cho vào thau nước đá bảo quản.
­ Đầu tôm và nội tạng cho vào thau nước xử lý.
­ Cân bán thành phẩm tôm để  xác định khối lượng, tính định mức  
công đoạn.
Lột vỏ tôm PTO:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Tay nghịch cầm úp tôm sao cho thân tôm nghiên 600, phần đầu 
hướng về phía tay cầm dao; ngón tay cái, ngón tay trỏ nghịch đặt ở vị trí đầu 
đốt 3 để cố định thân tôm.
­ Tay thuận cầm dao, đưa mũi dao vào phần  vỏ tôm, xoay dao xung 
quanh thân tôm đồng thời tay nghich giữ  nguyên để  lột 2 đốt đầu vỏ  tôm; 
tiếp tục thực hiện thao tác như vậy để lột 2­3 đốt tôm tiếp theo. Giữ lại vỏ 
đốt thứ 6 và đuôi tôm.
­ Lật ngửa thân tôm, dùng dao cạo bỏ phần chân bơi.
­ Bán thành phẩm được cho vào thau nước đá bảo quản.
­ Vỏ, chân tôm cho vào thau nước xử lý.
Yêu cầu:
­ Bán thành phẩm phải sạch nội tạng, chỉ tôm.
­ Thân tôm phải giữ được phần thịt hàm.
d. Rửa 2.
Mục đích:
Loại bỏ tạp chất bẩn, nội tạng trên thân trong quá trình xử lý.
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ  ≤ 100C để  rửa bán 
thành phẩm.
­ 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ  ≤ 50C để  bảo quản  
bán thành phẩm sau rửa.
Rổ nhựa.
Thao tác:
­ Cho bán thành phẩm vào thau nước đá đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành  
rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, tránh làm 
dập nát thân tôm; vớt tôm nguyên liệu cho vào rổ; cho rổ tôm vào thau nước  
đá có nhiệt độ ≤ 50C để bảo quản nguyên liệu.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách  
cho thêm nước đá.
Yêu cầu:
Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn , thân tôm không bị dập nát.
e. Phân cỡ/loại: 
Phân chia tôm thành các cỡ/loại khác nhau.
Mục đích: 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Đáp ứng yêu cầu khách hàng.
­ Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghệ: cân/ xếp vỉ, cấp  
đông, bao gói, bảo quản.
­ Chuẩn bị:
­ 1 cân đồng hồ có phạm vi đo 2kg đã được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn.
­ Bán thành phẩm tôm được  ướp đá mỏng đổ  đống trên bàn chế 
biến.
­ Rổ nhựa, thẻ cỡ.
Thao tác:
­ Cỡ  tôm PTO được tính bằng số  thân/pound. Gồm các cỡ  tôm từ 
8/12 đến 61/70.
­ Tiến hành phân cỡ như sau:
+ Xác định cỡ lô hàng: Chọn lựa bán thành phẩm tôm lớn nhất, nhỏ 
nhất của lô hàng, Cân 225g thân tôm PTO, đém số thân tôm rồi nhân với 2 để 
xác định cỡ tôm lớn nhất, nhỏ nhất,…
+ Tiến hành phân cỡ theo dây chuyền các cỡ tôm của lô hàng đã xác 
định.
+ Mỗi cỡ tôm phân cỡ cho vào 1 thẻ cỡ để nhận diện cỡ tôm.
+ Sau khi phân cỡ xong, tiến hành thử lại cỡ để kiểm tra độ chính 
xác của cỡ tôm.
+ Bán thành phẩm tôm đã phân cỡ xong nhanh chóng cho vào thau 
nước đá nhiệt độ  ≤ 50C để bảo quản.
Yêu cầu:
Cỡ tôm PTO phải đúng cỡ/loại và đồng đều, sạch tạp chất.
f. Xử lý NOBASHI
Mục đích:
­ Đáp ứng yêu cầu khác hàng.
­ Tạo hình sản phẩm đáp ứng yêu cầu công nghệ.
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ ≤ 100C.
­ 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ ≤ 50C.
­ Thớt nhựa, dao inox.
Thao tác:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Đặt thân tôm cố  định trên thớt, lưng tôm hướng về  phía người 
thao tác, đuôi tôm hướng về phía trước.
­ Tay thuận cố  định thân tôm, tay nghich cầm dao cắt bỏ  1/3 đuôi 
tôm hình chữ V.
­ Lật ngửa thân tôm lên, đầu tôm hướng về  phía trước. Dùng dao 
cắt 4 đường xéo và 1 đường ngang.
­ 4 xéo: độ sâu không quá 1/3 thân tôm ( từ đốt 1 đến đốt 4).
­ 1 ngang: độ sâu không quá ½ thân tôm ( 1 vết cắt ngang  ở dốt thứ 
5).
­ Kéo dãn thân tôm, tùy theo cỡ tôm có độ dãn khác nhau như:
+ Cỡ 26­30: 13­14cm.
+ Cỡ 31­40: 12­13cm.
­ Cho bán thành phẩm tôm vào thau nước đá có nhiệt độ  ≤ 50C để 
bảo quản.
Yêu cầu: 
­ Vết xẻ theo đúng quy định, không làm gãy thân tôm.
­ Thân tôm duỗi thẳng.
g. Rửa 3
Mục đích:
Loại bỏ tạp chất bẩn còn sót lại trên thân tôm.
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ  ≤ 100C để  rửa bán 
thành phẩm.
­ Rổ nhựa.
Thao tác:
­ Cho bán thành phẩm tôm vào thau nước đá đã chuẩn bị  sẵn. Tiến  
hành rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ  nhàng để  gạt bỏ  đá, tạp chất bẩn,  
tránh làm dập nát thân tôm; vớt bán thành phẩm tôm cho vào rổ  và để  ráo 
trên kệ.
­ Để  ráo bán thành phẩm cho đến khi quan sát có từ  1:2 giọt nước 
nhỏ xuống trong 2 giây.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, thân tôm không bị dập nát.
Yêu cầu:
Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn, thân tôm không bị dập nát.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
h. Tẩm bột
Mục đích:
­ Đáp ứng yêu cầu khách hàng.
­ Tạo hình sản phẩm đáp ứng yêu cầu công nghệ.
Chuẩn bị:
­ Một thau bột khô, một thau bột  ướt và một thau bột khô­ bột xù.  
Cách chuẩn bị bột ướt theo chỉ dẫn trên bao bì. Lượng sử dụng từ theo khối  
lượng tôm tẩm bột.
­ Khay/ mâm chứa.
Thao tác:
­ Thao tác: tay nghịch cầm nhẹ  đuôi và đốt thứ    của thân tôm, tay  
thuận cầm đũa, đưa nhẹ thân tôm vào bột khô, xoay đều. Tiếp theo cho vào 
dịch bột  ướt, xoay đều thân tôm vào dịch bột để  bột dính đều thân tôm. 
Chuyển thân tôm sang phần bột xù để tạo lớp áo bột xù bên ngoài.
­ Chú ý: Không để bột bám vào đốt thứ  và đuôi.
­ Khối lượng bán thành phẩm sau khi tẩm bột: 35g/thân ( tùy theo 
cỡ tôm, khối lượng sau khi tẩm bột có thể lớn hay nhỏ hơn 35g/thân.
Yêu cầu:
Thân tôm thẳng đều, bột bám chặt vào thân tôm.
i. Xếp vỉ/ Hút chân không/ Hàn kín miệng.
Mục đích:
­ Tạo hình dạng đẹp cho sản phẩm.
­ Loại bỏ không khí trong sản phẩm, hạn chế quá trình oxy hóa.
­ Cách ly sản phẩm với môi trường ngoài.
Chuẩn bị:
­ Vỉ nhựa.
­ Máy hút chân không/ hàn kín miệng.
Thao tác:
­ Sau khi tẩm bột tôm. Tùy theo yêu cầu khách hàng và cỡ tôm. Tiến 
hành đếm số thân tôm và xếp tôm vào vỉ nhựa đã chuẩn bị sẵn.
­ Tiến hành xếp tôm theo quy cách xếp 2 biên hoặc hai giữa nhưng 
đảm bảo sao cho thân tôm nằm úp trên vỉ. Xếp đủ số tôm trong 1 vỉ.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Hút chân không: Sau khi xếp vỉ  xong, các vỉ  tôm được tiến hành  
hút chân không và hàn kín miệng bằng thiết bị hút chân không chuyên dùng  
trong chế biến thủy sản đông lạnh.
j. Cấp đông.
Mục đích:
Hạ nhiệt độ sản phẩm tôm đến nhiệt độ tối thiểu ­180C tại tâm sản 
phẩm, chuyển nước trong tôm từ dạng lỏng sang dạng rắn, kéo dài thời gian 
bảo quản sản phẩm.
Chuẩn bị:
­ Chạy tủ cấp đông đến nhiệt độ tủ 00C.
­ Xếp các vỉ tôm đầy khay/ mâm.
Thao tác:
­ Cho lần lượt từng khay chứa bán thành phẩm vào ngăn của tủ cấp 
đông, cho từ ngăn trên xuống dưới cho đến khi đầy tủ. đóng kín cửa tủ.
­ Tiến hành chạy hệ thống lạnh của tủ cấp dông cho đen khi nhiệt 
độ  tủ  đạt ­350C, kiểm tra sản phẩm bên trong tủ  đạt yêu cầu. Dừng chạy 
tủ. Thời gian chạy tủ 1h30 phút/1 mẻ. Lấy sản phẩm ra khỏi tủ.
Yêu cầu: 
­ Nhiệt độ tại tâm sản phẩm đạt ­180C.
­ Trạng thái sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu.
k. Bao gói – Bảo quản.
Mục đích:
­ Cách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài.
­ Giữ sản phẩm ở trạng thái đông lạnh và đảm bảo chất lượng sản  
phẩm khi phân phối.
Chuẩn bị:
­ Máy hàn kín miệng túi PE.
­ Thùng carton, dây đai.
Thao tác:
­ Tiến hành hàn kín miệng túi PE của từng đơn vị  sản phẩm trên 
máy hàn kín miệng.
­ Sắp xếp 24 đơn vị sản phẩm cùng cỡ/loại cho vào 1 thùng carton. 
Ghi đầy đủ thông tin trên thùng.
­ Niền 2 dây đai ngang, 2 dây đai dọc.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh, nhiệt  độ  kho ­180C 
±20C, thời gian kho tối đa 24 tháng.
Yêu cầu:
­ Sản phẩm được bao gói đúng quy định, ghi đầy đủ thông tin.
­ Nhiệt độ kho ­180C và ổn định.
Tiêu chuẩn bán thành phẩm

Chỉ tiêu cảm quan lý tính
Trạng thái bên ngoài:
­ Độ đàn hồi: tôm bên trong sản phẩm có độ đàn hồi tốt.
­ Màu sắc: có màu sáng, bóng.
­ Lớp bột bên ngoài đều. 
­ Độ  dài của các thành phẩm ngang nhau  và có khối lượng bằng 
nhau.
Chỉ tiêu hóa lý
­ Hóa chât (Chất kháng sinh: Chloramphenicol, Nitrofuran).
+ Có giấy cam kết của người cung cấp, tuyệt đối không dùng 
chloramphenicol, nitrofuran để bảo quản nguyên liệu.
+ Không nhận những lô nguyên liệu không có giấy cam kết về chất 
kháng sinh, hoặc kết quả kiểm tra có chất kháng sinh tồn tại trong nguyên 
liệu.
+ Tần suất giám sát từng lô: tiến hành lấy mẫu phân tích kiểm tra 
chloramphenicol hàng ngày.
­ Vật lý:
+ Không cho phép vật lạ, tạp chất tồn tại trong nguyên liệu thủy 
sản
+ Không cho phép mảnh kim loại tồn tại trong sản phẩm ø mm
Chỉ tiêu hóa học
­ Xác định hàm lượng hidrosulphua.
­ Xác định hàm lượng amoniac
­ Xác định hàm lượng đạm của bazo bay hơi.
­ Xác định chỉ  tiêu hóa học để  đánh giá độ  tươi và mức độ  nhiễm 
khuẩn của nguyên liệu trong quá trình chế biến.
Chỉ tiêu vi sinh vật

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Yêu cầu sản phẩm tôm đông lạnh sản xuất ra để làm thức ăn cho người 
cần có giá trị dinh dưỡng cao hợp vệ sinh và không có vi trùng gây bệnh.

Theo TCVN 4186­86, chỉ tiêu vi sinh vật cho tôm đông lạnh như sau:
Tên chỉ tiêu Mức

Tổng số vi sinh vật hiếu khí trong 1g sản phẩm, không  500.000
lớn hơn
Coliforms có trong 1g sản phẩm, không lớn hơn 200

Escherichia Coli có trong 1g sản phẩm Không cho 
phép
Staphylococcus aureus có trong 1g sản phẩm Không cho 
phép
Salmonella, shigella có trong 1g sản phẩm Không cho 
phép

CÁC HÌNH ẢNH

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Bài 3: 
KỸ 
THUẬT 
CHẾ 
BIẾN 
MỰC 
ỐNG 

NGUYÊN CON LÀM SẠCH ĐÔNG LẠNH 
IQF VÀ 
MỰC ỐNG 
CẮT 
KHOANH 
ĐÔNG 
LẠNH 
IQF.

Mục đích­Yêu cầu
 Mục đích
­ 

Trang bị cho sinh viên khả năng nhận 
biết các loại mực: mực nang, mực ống, mực lá,…

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Kỹ thuật chế biến sản phẩm mực ống nguyên con làm sạch, mực ống 
cắt khoanh đông lạnh IQF.
Yêu cầu: sau khi học xong bài này sinh viên phải:
­ Phân biệt và nhận biết các loại nguyên liệu mưc: mực nang, mực  
ống, mực lá,…
­ Thực hiện chế biến được mực ống cắt khoanh đông lạnh IQF và  
mực ống nguyên con làm sạch đông lạnh IQF.
3.1. Giới thiệu
3.1.1.  Các loài mực có giá trị kinh tế
Bộ Mực nang (danh pháp hai phần: Sepiida) là một bộ động vật nhuyễn 
thể  thuộc lớp Cephalopoda (trong đó cũng bao gồm mực  ống, bạch tuộc và 
ốc anh vũ).
Mực nang có một lớp vỏ  bên lớn, con ngươi hình chữ  W, tám vòi và 2 
xúc tu có các miệng hút có răng cưa để  giữ  chặt con mồi của chúng. Mực 
nang có kích thước từ 15 cm (5.9) đến 25 cm (9,8 in), với loài lớn nhất, Sepia 
apama, có áo đạt chiều dài 50 cm (20 in) và nặng hơn 10,5 kg.
Mực nang ăn động vật thân mềm nhỏ, cua, tôm, cá, bạch tuộc, giun và 
mực nang khác. Động vật ăn thịt mực nang bao gồm cá heo, cá mập, cá, hải 
cẩu, chim biển và mực nang khác. Tuổi thọ  của chúng là khoảng 1­2 năm.  
Những nghiên cứu gần đây chỉ  ra rằng mực nang là một trong những động 
vật không xương sống thông minh nhất. Mực nang cũng có tỷ lệ kích thước  
não so với cơ thể thuộc dạng lớn nhất trong số tất cả các động vật không  
xương sống.


Bộ Mực ống (danh pháp khoa học: Teuthida) là một nhóm động vật biển 
thuộc   siêu   bộ   Mười   chân   (Decapodiformes)   của   lớp   Chân   đầu 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
(Cephalopoda). Mực  ống có phần thân và phần đầu rõ ràng. Thân cân xứng  
hai phía, có da và có 8 tay và một cặp xúc tu. Mực  ống có chứa hợp chất 
mực màu đen trong cơ thể, khi gặp nguy hiểm, mực phun ra tạo màn đen dày 
đặc, qua đó lẫn trốn khỏi nguy cơ đe dọa.

Mực lá
Mực lá (danh pháp hai phần: Sepioteuthis lessoniana) là một loài mực ống  
quan   trọng   về   thương   mại.   Giống   như   các   thành   viên   khác   của   chi  
Sepioteuthis, mực là dễ dàng để phân biệt với mực khác ở chỗ chúng có vây  
dày hình bầu dục khỏe mở  rộng xung quanh gần như toàn bộ  lớp áo. Vây 
mở  rộng khoảng 83­97% chiều dài áo và  67­70% chiều rộng lớp  áo.  Vì 
những cái vây này, mực lá đôi khi bị  nhầm lẫn với mực nang, một thực tế 
phản ánh bằng tên khoa học của nó. Lớp áo của mực lá có hình trụ, thon dần  
đến một hình nón cùn  ở  phía sau. Lớp áo thường là dài 4–33 cm  ở  con đực 
và 3,8­25,6 cm  ở con cái. Cả con đực và con cái có thể đạt chiều dài lớp áo  
tối đa 38 cm, con đực cân nặng 403,5 đến 1.415 g (0,890­3,12 lb), trong khi 
con cái trưởng thành là từ 165 đến 1.046 g. Cả con đực và con cái có thể đạt 
được trọng lượng tối đa 1,8 kg đã được ghi nhận trong văn bản. Các chế độ 
ăn uống của mực lá bao gồm cá chủ  yếu là động vật giáp xác và cá nhỏ.  
Chúng được tìm thấy ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới của Thái Bình Dương  
và  Ấn Độ  Dương, và gần đây đã được du nhập vào Địa Trung Hải. Chúng  
thường được tìm thấy gần bờ biển, gần tảng đá, và các rạn san hô. Chúng bị 
được đánh bắt với số  lượng lớn cho con người  ở  châu Á. Do tốc độ  tăng 
trưởng nhanh chóng của chúng, vòng đời ngắn, và dễ chuyên chở và dễ sống 
trong điều kiện nuôi nhốt, mực lá được coi là một trong những loài có triển 
vọng nhất cho nuôi trồng hải sản.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

­ Mực ống nguyên con làm sạch đông lạnh block là sản phẩm được 
chế biến từ nguyên liệu mực ống có chất lượng tốt nhất, do vậy sản phẩm 
này là sản phẩm mực ống có chất lượng cao nhất trong tất cả các sản phẩm 
mực đông lạnh đang chế biến trong các nhà máy chế biến lạnh đong của 
Việt Nam. 
­ Thường sử dụng nguyên liệu mực ống hạn 1, có kích cỡ từ 12cm/ 
thân trở lên để chế biến. khối lượng tịnh của sản phẩm mực ống nguyên 
con làm sạch đông lạnh IQF thường ở các dạng sau: 1,8, 2kg.
­ Mực ống cắt khoanh đông lạnh IQF là sản phẩm được chế biến 
từ nguyên liệu mực ống có chất lượng kém hơn, kích cỡ nhỏ hơn so với 
mực ống nguyên con.
­ Thường sử dụng nguyên liệu mực ống dạng 2, có kích cỡ từ 4:12 
cm/thân để chế biến. khối lượng tịnh của sản phẩm mực ống cắt khoanh 
đông lạnh IQF thường là 1kg.
3.1.2.   Tình hình xuất nhập khẩu:
So với quý I/2014, XK mực, bạch tuộc 3 tháng đầu năm nay đã có dấu 
hiệu hồi phục. Tính đến hết giữa tháng 4/2014, tổng giá trị  XK mực, bạch 
tuộc đạt 111,8 triệu USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ  năm trước. Trong đó, 
trong tháng 3, giá trị  XK đạt 38,9 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ  năm  
2013.
Mặc dù, giá trị  XK tăng so với cùng kỳ  năm trước nhưng tình hình XK  
sang 3 thị trường chính vẫn chưa thực sự tốt (nhất là sang Nhật Bản và EU)  
do các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe. Trong khi đó, giá trị  XK sang các thị 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
trường XK tiềm năng lớn là: Nga, Đài Loan, Australia và Mỹ  vẫn tiếp tục 
nằm trong mức tăng trưởng âm.
Tính đến giữa tháng 4/2014, Hàn Quốc là thị  trường NK lớn nhất của 
mực, bạch tuộc Việt Nam, chiếm gần 36,1% tổng giá trị  XK với giá trị  XK 
đạt 40,35 triệu USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Chiếm tỷ lệ này, 
Hàn Quốc  đã vượt xa thị  trường Nhật Bản trong cơ  cấu thị  trường XK  
nhuyễn thể  chân đầu của Việt Nam. Tuy nhiên do bị  đánh thuế  cao, sản  
lượng của Việt Nam vẫn kém Trung Quốc tại đây.
Trong quý I/2014, thì có đến 2 tháng liên tiếp giá trị XK sang 4 thị trường  
đều giảm từ 
5,8 ­ 56% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, trong quý II/2014, giá trị XK  
sang Nga và Australia tăng dần, tuy nhiên XK sang Đài Loan chững. Do sự 
bấp bênh của những “hướng đi” đi này nên nhiều DN XK nhuyễn thể chân 
đầu Việt Nam vẫn tiếp tục chọn 3 thị trường chính là: Hàn Quốc, Nhật Bản  
và EU để đẩy mạnh hoạt động XK và gia tăng kim ngạch.

3.2. Nội dung thực hành
3.2.1. Chế biến sản phẩm mực ống nguyên con làm sạch đông lạnh 
IQF
Sơ đồ quy trình công nghệ

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Thuyết minh quy trình công nghệ:
a. Nguyên liệu:
Mục đích: 
Chọn lựa nguyên liệu mực có chất lượng phù hợp, chính xác để chế biến 
mực  ống nguyên con làm sạch đông lạnh IQF góp phần nâng cao hiệu quả 
sử dụng, nâng cao giá trị kinh tế của nguyên liệu.
Chuẩn bị:
­ 1/3 thau nước đá có nhiệt độ <50C để bảo quản nguyên liệu.
­ Rổ nhựa, khay nhựa.
Thao tác:
­ Nguyên liệu mực sau khi thu mua  được  ướp đá trong dụng cụ 
bằng nhựa, túi PE có nhiệt độ  <50 C và được vận chuyển nhanh chóng về 
phòng thực hành.
­ Nguyên liệu mực được cho vào khay nhựa và tiến hành:
Xác định tên nguyên liệu: mực ống.
Phân loại mực ống thành hai hạng chất lượng
Xác định cỡ  mực nguyên liệu: cỡ  mực nguyên liệu được 
tính bằng chiều dài thân mực (cm/thân). Gồm các cỡ từ 4/6 đến  
25 UP.
Phân chia mực thành các cỡ khác nhau, dùng thước đo chiều 
dài thân mực (từ  chóp đuôi nhọn đên viền cổ  thân mực). Xác  
định cỡ của lô nguyên liệu mực sử dụng.
­ Cân toàn bộ khối lượng mực nguyên liệu của từng nhóm chuẩn bị. 
Cỡ  mực lớn 12 cm/thân trở lên dùng để chế  biến mực  ống nguyên con làm 
sạch đông lạnh, cỡ nhỏ dùng để chế biến mực ống cắt khoanh đông lạnh.
­ Cho mực nguyên liệu đã cân, đã xác định cỡ/loại vào thau nước có 
nhiệt độ <50 C để bảo quản.
Yêu cầu:
Nguyên liệu mực dùng để chế biến phải có chất lượng theo quy định.
b. Sơ chế 1:
 Mục đích:
Loại bỏ nội tạng, túi mực đen, lột da, chích mắt, lấy răng đen mực.
Chuẩn bị:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Thau nguyên liệu mực được ướp nước đá có nhiệt độ <5 0C, đặt ở 
vị trí phái tay nghịch của người thao tác.
­ Thau nước sạch để thao tác, đặt ở vị trí phía bụng người thao tác.
­ 1/3 thau nước đá có nhiệt độ  < 50C, đặt  ở  vị  trí trước thau nước 
sạch.
­ Dao thái lan cỡ nhỏ dài 15 cm.
Thao tác:
­ Tay nghịch cầm mực nguyên liệu tiếp giáp giữa đầu mực và thân 
mực, chóp đuôi nhọn quay về phía trước, tay thuận giữ đầu mực kéo nhẹ về 
phía trước để  tách đầu mực . Dùng dao tách bỏ  nội tạng trong phần đầu, 
trong bụng mực, bảo quản riêng phần đầu mực.
­ Lột da mực: lột da mực từ  chóp đuôi nhọn đến phần đầu thân  
mực.
­ Bán thành phẩm sau khi sơ  chế  cho vào thau nước đá bảo quản,  
phế liệu mực cho vào thau nước sơ chế.
Yêu cầu:
­ Thân mực sạch da, sạch nội tạng.
­ Khối lượng bán thành phẩm sau sơ chế 1: 250 g
­ Định mức công đoạn sơ chế 1: 500/250 = 2
c. Rửa 1:
Mục đích:
Loại bỏ  tạp chất và một phần vi sinh vật trên bề  mặt bán thành phẩm 
trong quá trình sơ chế.
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ <100 C.
­ 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ <50 C.
­ Rổ nhựa.
Thao tác
­ Cho mực bán thành phẩm mực vào thau nước chuẩn bị  sẵn. Tiến  
hành rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ  nhàng để  gạt bỏ  đá, tạp chất bẩn,  
tránh làm rớt đầu mực; vớt bán thành phẩm cho vào rổ, cho rổ mực vào thau 
nước đá có nhiệt độ <50 C để bảo quản.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách  
cho thêm nước đá.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Yêu cầu
­ Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn.
d. Đánh khuấy
Mục đích:
Loại bỏ nhớt, tạp chất và tạo độ săn chắc cho bán thành phẩm.
Chuẩn bị:
Cho vào 1/3 thau nhựa dung tích 5 lít dung dịch muối nồng độ 2,5%, cho  
nước đá vảy vào để nhiệt độ nước <100 C.
Thao tác:
Dùng đũa tre đánh khuấy trong thời gian 15 – 30 phút tùy theo chất lượng  
bán thành phẩm. Tốc độ khuấy 60 vòng/phút.
Yêu cầu: thân mực săn chắc và trắng, sạch nhớt, tạp chất.
e. Rửa 2
Mục đích:
Loại bỏ tạp chất bẩn, nhớt còn sót lại trên thân mực.
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, nhiệt độ <100 C để rửa bán thành  
phẩm.
­ 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, nhiệt độ < 50 C, để bảo quản bán  
thành phẩm sau rửa.
­ Rổ nhựa
­ Thao tác:
­ Cho mực bán thành phẩm vào thau nước chuẩn bị sẵn. Tiến hành 
rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn; vớt bán  
thành phẩm cho vào rổ, cho rổ mực vào thau nước đá có nhiệt độ <50 C để 
bảo quản.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách  
cho thêm nước đá.
Yêu cầu
­ Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn.
f. Phân cỡ/loại
Mục đích:
­ Đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Tạo điều kiện cho quá trình công nghệ: xếp mâm, cấp đông, cân, 
bao gói, bảo quản.
Chuẩn bị
­ 1 cân đồng hồ có phạm vi đo 2 kg đã được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn.
­ Bán thành phẩm mực đã được ướp đá mỏng đổ  đống trên bàn chế 
biến.
­ Rổ nhựa, thẻ cỡ.
Thao tác  
­ Cỡ  mực  ống nguyên con làm sạch được tính bằng số  con/kg và 
được phân thành các cỡ sau: 12 ­15, 16 – 20, 21­ 25, 26 – 30, 30 UP.
­ Phân loại: yêu cầu thân mực phải trắng, săn chắc, không mùi hôi 
thối.
Yêu cầu
Đúng cỡ, loại
g. Rửa 3 – để ráo
Mục đích:
Loại bỏ tạp chất bẩn còn sót lại trên thân mực
Chuẩn bị:
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ  <100  C, để  rửa bán 
thành phẩm.
­ Rổ nhựa.
Thao tác:
­ Cho mực bán thành phẩm mực vào thau nước chuẩn bị  sẵn. Tiến  
hành rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn; vớt  
bán thành phẩm cho vào rổ và để ráo.
­ Để  ráo bán thành phẩm cho đến khi quan sát có từ  1 đến 2 giọt 
nước nhỏ xuống trong 2 giây.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách  
cho thêm nước đá.
Yêu cầu:
­ Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn.
h. Xếp mâm
Mục đích
­ Tạo hình dạng sản phẩm IQF

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Đáp ứng yêu cầu công nghệ
Chuẩn bị
­ Khay inox hoặc nhựa đã được vệ sinh sạch sẽ, tấm PE có kích 
thước gấp 2 lần kích thước khay, rổ nhựa vệ sinh sạch.
Thao tác
­ Mực phải được rửa sạch và để ráo. Lót tấm PE dưới đáy khay, 
vuốt thẳng tấm PE, trải các thân mực lên tấm PE, rời không dính lại nhau.
Yêu cầu
­ Các thân mực không dính lại với nhau và được trãi đều trên khay.
i. Cấp đông
Mục đích
Hạ nhiệt độ sản phẩm đến nhiệt độ tối thiểu ­180 C tại tâm sản phẩm, 
chuyển nước trong mực từ dạng lỏng sang dạng rắn, kéo dài thời gian bảo 
quản sản phẩm..
Chuẩn bị:
­ Chạy tủ cấp đông đến nhiệt độ tủ 00 C.
Thao tác:
­  Cho lần lượt từng khay chứa bán thành phẩm vào ngăn tủ cấp 
đông, cho tủ ngăn trên xuống ngăn dưới cho đến khi đầy tủ, đóng cửa tủ.
­ Tiến hành chạy hệ thống lạnh của tủ cấp đông cho đến khi nhiệt 
độ tủ đạt ­350C, kiểm tra sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu. Dừng chạy tủ. 
Thời gian chạy tủ từ 1h30/mẻ. Lấy sản phẩm ra khỏi tủ.
Yêu cầu
­ Nhiệt độ tâm sản phẩm đạt ­180C.
­ Trạng thái sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu.
j. Cân­Mạ băng
 Mục đích
­ Cân: phân chia thành phẩm thành những đơn vị có khối lượng 
bằng nhau để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
­ Tạo một lớp băng bao phủ toàn bộ bề mặt sản phẩm.
­ Khắc phục những hư hỏng trong quá trình cấp đông sản phẩm: trơ 
băng,  rổ băng, mặt băng,…
­ Tạo độ bóng, sáng cho sản phẩm.
Chuẩn bị

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ 1 cân đồng hồ có phạm vi đo 2 kg đã được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn.
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ <50C.
­ Túi PE.
Thao tác
Cân:
­ Cân trọng lượng tùy theo quy trình, yêu cầu của từng khách hàng. 
Trong quy mô phòng thí nghiệm tiến hành cân mỗi đơn vị 500g.
­ Cân phụ trội 5%. Mỗi đơn vị cân cho vào 1 khuôn và cho vào 1 thẻ 
cỡ.
­ Tiến hành cân hết cỡ này đến cỡ khác.
­ Kiểm tra trọng lượng mực sau khi cân để đảm bảo chính xác.
­ Hiệu chỉnh cân sau 15 phút cân.
Mạ băng
­ Nhúng lần lượt từng đơn vị bán thành phẩm vào thau nước đá có 
dung tích 5 lít, có nhiệt độ <50 C, thời gian từ 1­2 giây.
­ Cho từng đơn vị bán thành phẩm vào túi PE.
Yêu cầu
­ Khối lượng cân phải chính xác.
k. Bao gói – Bảo quản
Mục đích
­ Cách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài.
­ Giữ sản phẩm ở trạng thái đông lạnh và đảm bảo chất lượng sản 
phẩm khi phân phối.
Chuẩn bị
­ Máy hàn kín miệng túi PE.
­ Thùng carton, dây đai
Thao tác
­ Tiến hành hàn kín miệng túi PE của từng đơn vị sản phẩm trên 
máy hàn kín miệng.
­ Sắp xếp 24 đơn vị sản phẩm cùng cỡ/loại cho vào một thùng 
carton. Ghi đầy đủ thông tin trên thùng.
­ Niền 2 dây đai ngang, 2 dây đai dọc
­ Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh, nhiệt độ kho  ­ 180 C ± 
20 C, thời gian lưu trong kho tối đa 24 tháng.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Yêu cầu
­ Sản phẩm được bao gói đúng quy định, ghi đầy đủ thông tin.
­ Nhiệt độ kho ­180 C và ổn định.

3.2.2. Quy trình chế biến mực ống cắt khoanh đông lạnh IQF

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

Thuyết minh quy trình công nghệ:
a. Nguyên liệu:
Mục đích: 
Chọn lựa nguyên liệu mực có chất lượng phù hợp để chế biến mực ống  
cắt khoanh đông lạnh IQF, góp phần nâng cao hiệu quả  sử  dụng, nâng cao  
giá trị kinh tế của nguyên liệu.
Chuẩn bị:
­ 1/3 thau nước đá có nhiệt độ <50C để bảo quản nguyên liệu.
­ Rổ nhựa, khay nhựa.
Thao tác:
­ Đánh giá cảm quan : Mực ống
Thịt đàn hồi, thơm tự nhiên của mực.
Đầu dính chặt vào thân.
Cỡ nguyên liệu: 12 cm 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Khối lượng: 500 g (12 con).
­ Nguyên liệu mực sau khi thu mua được ướp đá trong dụng cụ 
bằng nhựa, túi PE có nhiệt độ <50C và được vận chuyển nhanh chóng về 
phòng thực hành.
­ Nguyên liệu mực được cho vào khay nhựa và tiến hành:
Xác định tên nguyên liệu: mực ống.
Phân loại mực ống thành hai hạng chất lượng
Xác định cỡ mực nguyên liệu: cỡ mực nguyên liệu được tính 
bằng chiều dài thân mực (cm/thân). Gồm các cỡ từ 4/6 đến 25 
UP.
Phân chia mực thành các cỡ khác nhau, dùng thước đo chiều dài 
thân mực (từ chóp đuôi nhọn đên viền cổ thân mực). Xác định 
cỡ của lô nguyên liệu mực sử dụng.
Cân toàn bộ khối lượng mực nguyên liệu của từng nhóm chuẩn 
bị. Cỡ mực lớn 12 cm/thân trở lên dùng để chế biến mực ống 
nguyên con làm sạch đông lạnh, cỡ nhỏ dùng để chế biến mực 
ống cắt khoanh đông lạnh.
­ Cho mực nguyên liệu đã cân, đã xác định cỡ/loại vào thau nước có 
nhiệt độ <50C để bảo quản.
Yêu cầu:
Nguyên liệu mực dùng để chế biến phải có chất lượng theo quy định.
b. Sơ chế 1:
Mục đích:
Loại bỏ nội tạng, túi mực đen, lột da, chích mắt, lấy răng đen mực.
Chuẩn bị:
­ Thau nguyên liệu mực được ướp nước đá có nhiệt độ <50C, đặt ở 
vị trí phái tay nghịch của người thao tác.
­ Thau nước sạch để thao tác, đặt ở vị trí phía bụng người thao tác.
­ 1/3 thau nước đá có nhiệt độ < 50C, đặt ở vị trí trước thau nước 
sạch.
­ Dao thái lan cỡ nhỏ dài 15 cm.
Thao tác:
­ Tay nghịch cầm mực nguyên liệu tiếp giáp giữa đầu mực và thân 
mực, chóp đuôi nhọn quay về phía trước, tay thuận giữ đầu mực kéo nhẹ về 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
phía trước để tách đầu mực . Dùng dao tách bỏ nội tạng trong phần đầu, 
trong bụng mực, bảo quản riêng phần đầu mực.
­ Lột da mực: lột da mực từ chóp đuôi nhọn đến phần đầu thân 
mực.
­ Bán thành phẩm sau khi sơ chế cho vào thau nước đá bảo quản, 
phế liệu mực cho vào thau nước sơ chế.
Yêu cầu:
­ Thân mực sạch da, sạch nội tạng.
Khối lượng bán thành phẩm sau sơ chế 1: 250 g
Định mức công đoạn sơ chế 1: 500/250 = 2
c. Rửa 1:
Mục đích
Loại bỏ tạp chất và một phần vi sinh vật trên bề mặt bán thành phẩm 
trong quá trình sơ chế.
Chuẩn bị
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ <100C.
­ 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ <50C.
­ Rổ nhựa.
Thao tác
­ Cho mực bán thành phẩm vào thau nước chuẩn bị sẵn. Tiến hành 
rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn; vớt bán thành 
phẩm cho vào rổ, cho rổ mực vào thau nước đá có nhiệt độ <50C để bảo 
quản.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách 
cho thêm nước đá.
Yêu cầu
­ Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn, đầu mực không bị rớt khỏi 
thân.
d. Đánh khuấy
Mục đích
Loại bỏ nhớt, tạp chất và tạo độ săn chắc cho bán thành phẩm.
Chuẩn bị
Cho vào 1/3 thau nhựa dung tích 5 lít dung dịch muối nồng độ 2,5%, cho  
nước đá vào để nhiệt độ nước <100 C.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Thao tác
Dùng đũa tre đánh khuấy trong thời gian 15 – 30 phút tùy theo chất lượng  
bán thành phẩm. Tốc độ khuấy 60 vòng/phút.
Yêu cầu: thân mực săn chắc và trắng, sạch nhớt, tạp chất.
e. Cắt khoanh
Mục đích:
­ Cắt bỏ phần chóp đuôi nhọn, viền cổ.
­ Đáp ứng yêu cầu công nghệ.
Chuẩn bị
­ Thau bán thành phẩm mực ống được ướp đá có nhiệt độ <50C, đặt 
ở vị trí phía tay ngịch người thao tác.
­ 1/3 thau nước đá có nhiệt độ <50C, đặt ở phía thớt người thao tác.
­ Dao, thớt nhựa.
Thao tác
­ Đặt thân mực cố định trên thớt, chóp đuôi quay về phía tay thuận, 
dùng dao cắt bỏ phần chóp đuôi nhọn ( không quá 2 cm), quay thân mực lại 
cắt bỏ phần viền cổ thân mực (không quá 2 cm). Tiến hành cắt khoanh, 
chiều dài 1­1,2 cm.
Yêu cầu: vết cắt phải phẳng, các khoanh phải đồng đều.
Khối lượng bán thành phẩm sau cắt khoanh: 220g
Định mức bán thành phẩm trong cắt khoanh: 1,14.
f. Rửa 2 – để ráo
Mục đích
Loại bỏ tạp chất bẩn còn sót lại trên thân mực.
Chuẩn bị
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ <100C, để rửa bán 
thành phẩm.
­ Rổ nhựa.
Thao tác
­ Cho mực bán thành phẩm vào thau nước chuẩn bị sẵn. Tiến hành 
rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn; vớt bán thành 
phẩm cho vào rổ và để ráo.
­ Để ráo bán thành phẩm cho đến khi quan sát có từ 1 đến 2 giọt 
nước nhỏ xuống trong 2 giây.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách 
cho thêm nước đá.
­ Yêu cầu
­ Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn.
g. Xếp mâm
Mục đích
­ Tạo hình dạng sản phẩm IQF
­ Đáp ứng yêu cầu công nghệ
Chuẩn bị
­ Khay inox hoặc nhựa đã được vệ sinh sạch sẽ, tấm PE có kích 
thước gấp 2 lần kích thước khay, rổ nhựa vệ sinh sạch.
Thao tác
­ Mực sau khi cắt khoanh phải được rửa sạch và để ráo. Lót tấm PE 
dưới đáy khay, vuốt thẳng tấm PE, trãi các khoanh mực lên tấm PE, rời 
không dính lại nhau, tạo dáng cho các khoanh mực như các chiếc nhẫn.
Yêu cầu
Các khoanh mực không dính lại với nhau và được trãi đều trên khay.
h. Cấp đông
Mục đích
Hạ  nhiệt độ  sản phẩm đến nhiệt độ  tối thiểu ­18 0C tại tâm sản phẩm, 
chuyển nước trong mực từ dạng lỏng sang dạng rắn, kéo dài thời gian bảo  
quản sản phẩm..
Chuẩn bị:
­ Chạy tủ cấp đông đến nhiệt độ tủ 00C
Thao tác
­ Cho lần lượt từng khay chứa bán thành phẩm vào ngăn tủ cấp 
đông, cho tủ ngăn trên xuống ngăn dưới cho đến khi đầy tủ, đóng cửa tủ.
­ Tiến hành chạy hệ thống lạnh của tủ cấp đông cho đến khi nhiệt 
độ tủ đạt ­350C, kiểm tra sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu. Dừng chạy tủ. 
Thời gian chạy tủ từ 1h30/mẻ. Lấy sản phẩm ra khỏi tủ.
Yêu cầu
­ Nhiệt độ tâm sản phẩm đạt ­180C.
­ Trạng thái sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu.
i. Cân ­ Mạ băng

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Mục đích
­ Cân: phân chia thành phẩm thành những đơn vị có khối lượng 
bằng nhau để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
­ Tạo một lớp băng bao phủ toàn bộ bề mặt sản phẩm.
­ Khắc phục những hư hỏng trong quá trình cấp đông sản phẩm: trơ 
băng,  rổ băng, mặt băng,…
­ Tạo độ bóng, sáng cho sản phẩm.
Chuẩn bị
­ 1 cân đồng hồ có phạm vi đo 2 kg đã được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn.
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ <50C.
­ Túi PE.
Thao tác
Cân:
­ Cân trọng lượng tùy theo quy trình, yêu cầu của từng khách hàng. 
Trong quy mô phòng thí nghiệm tiến hành cân mỗi đơn vị 500g.
­ Cân phụ trội 5%. Mỗi đơn vị cân cho vào 1 khuôn và cho vào 1 thẻ 
cỡ.
­ Tiến hành cân hết cỡ này đến cỡ khác.
­ Kiểm tra trọng lượng mực sau khi cân để đảm bảo chính xác.
­ Hiệu chỉnh cân sau 15 phút cân.
Mạ băng
­ Nhúng lần lượt từng đơn vị bán thành phẩm vào thau nước đá có 
dung tích 5 lít, có nhiệt độ <50 C, thời gian từ 1­2 giây.
­ Cho từng đơn vị bán thành phẩm vào túi PE.
­ Yêu cầu
­ Khối lượng cân phải chính xác.
­ Sản phẩm có lớp băng bao phủ, liên kết chặt chẽ với bề mặt sản 
phẩm.
­ Sản phẩm rắn chắc không mềm.
j. Bao gói – Bảo quản
Mục đích
­ Cách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài.
­ Giữ sản phẩm ở trạng thái đông lạnh và đảm bảo chất lượng sản 
phẩm khi phân phối.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Chuẩn bị
­ Máy hàn kín miệng túi PE.
­ Thùng carton, dây đai
Thao tác
­ Tiến hành hàn kín miệng túi PE của từng đơn vị sản phẩm trên 
máy hàn kín miệng.
­ Sắp xếp 24 đơn vị sản phẩm cùng cỡ/loại cho vào một thùng 
carton. Ghi đầy đủ thông tin trên thùng.
­ Niền 2 dây đai ngang, 2 dây đai dọc
­ Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh, nhiệt độ kho  ­ 180C ± 
20C, thời gian lưu trong kho tối đa 24 tháng.
Yêu cầu
­ Sản phẩm được bao gói đúng quy định, ghi đầy đủ thông tin.
­ Nhiệt độ kho ­180C và ổn định.
3.3. Tiêu chuẩn sản phẩm
3.3.1. Chỉ tiêu cảm quan

Tên chỉ tiêu Yêu cầu

Hạng 1 Hạng 2

1. Màu sắc Thịt trắng tự nhiên tươi  Thịt hơi phớt hồng hay phớt 


sáng. vàng.
2. Mùi Mùi đặc trưng tự nhiên của  Mùi kém đặc trưng, không có 
mực tươi. mùi ươn hoặc mùi lạ.
3. Vị Vị ngọt tự nhiên của mực  Vị kém ngọt, không có vị lạ 
tươi không có vị lạ, nước  nước luộc vẩn đục nhẹ.
luộc trong.
4. Trạng thái cơ thịt Thịt săn chắc, đàn hồi, sau  Thịt hơi mềm, kém đàn hồi, 
khi luộc ăn giòn. sau khi luộc ăn kém giòn.
5. Mức độ nguyên vẹn  Mực ống: Thân nguyên vẹn. Cho phép không quá 5% số 
và tạp chất Mực nang: Vết cắt thẳng,  miếng bị thùng rách, mỗi 
nhẵn, không sót da, màng  miếng thùng rách không quá 
nhầy, mực đen và nội tạng. 2 vết, diện tích vết không 
lớn hơn 1cm2. Không sót da, 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
màng nhầy, mực đen và nội 
tạng.
6. Lớp băng bọc ngoài  Đồng  đều  và  phủ   kín  toàn 
sản phẩm. bộ sản phẩm.
7. Tạp chất lạ Không cho phép.

3.3.2. Chỉ tiêu vi sinh

1.4. Tên chỉ tiêu 1.5. Mức

1. Tổng số  VSV  hiếu khí,  tính bằng số  khuẩn  lạc  trong  1  g  sản   1.6. 106
phẩm,  không lớn hơn. 1.7.
2. Tổng số Coliforms, tính bằng số khuẩn lạc trong 1 g sản phẩm, không   1.8. 200
lớn hơn.
3. Staphylococus Aureus, tính bằng số  khuẩn lạc trong 1 g sản phẩm,   1.9. 100
không lớn hơn.
4. E. Coli, tính bằng số khuẩn lạc trong 1 g sản phẩm. 1.10. Không 
cho phép
5. Salmonella, tính bằng số khuẩn lạc trong 25 g sản phẩm. 1.11. Không 
cho phép
6. Vibrio cholera, tính bằng số khuẩn lạc trong 25 g sản phẩm. 1.12. Không 
cho phép

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
CÁC HÌNH ẢNH

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
BÀI 4: KỸ THUẬT CHẾ BIẾN BẠCH TUỘC NGUYÊN CON LÀM SẠCH 
ĐÔNG LẠNH IQF VÀ MỰC CẮT TRÁI THÔNG ĐÔNG LẠNH IQF
Mục đích – yêu cầu:
Mục đích: 
­ Trang bị cho sinh viên cách lựa chọn nguyên liệu bạch tuộc đạt 
yêu cầu về chất lượng để chế biến sản phẩm đạt yêu cầu.
­ Kỹ thuật chế biến bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh IQF 
và mực cắt trái thông đông lạnh IQF.
Yêu cầu:
­ Chọn lựa được nguyên liệu bạch tuộc đạt yêu cầu về chất lượng 
để chế biến sản phẩm đạt yêu cầu.
­ Chế biến sản phẩm bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh 
IQF và mực cắt trái thông đông lạnh IQF.
4.1. Tổng quan
­ Tổng quan về bạch tuộc:
­  Tên thương mại:Dollfus Octopus.
­ Tên khoa học:Octopus Dollpus. 
­ Bạch tuộc là động vật thân mềm thuộc lớp chân đầu. Đầu có 
miệng và đôi mắt, quanh miệng có 8 tua, trên tua có các giác bám phát triển 
… 
­ Bạch tuộc sống ở đại dương, nó thường có kích cơ nhỏ khi ở 
cùng nước ấm nhiệt đới, lớn hơn khi ở vùng nhiệt đới lạnh hơn. 
­ Bạch tuộc có não và thị giác phát triển. Hệ tuần hoàn có tim chia 
ngăn. Hệ thần kinh theo kiểu các phân hạch phân tán ở khắp cơ thể. 
­ Thân bạch tuộc được gọi là khoang áo. Trong khoang áo có chứa 
nội tạng. Khoang áo là bộ phận di chuyển khi bạch tuộc thở. Mỗi khi bạch 
tuộc hít vào, khoang áo phình ra hút nước rồi co bóp lại phụt nước qua phễu 
bụng, giúp cơ thể chuyển động ngược lại theo kiểu phản lực. 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

4.2.  Nội dung thực hành
4.2.1. Quy trình chế biến bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh 
IQF

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

Thuyết minh quy trình công nghệ:
a. Nguyên liệu:
Mục đích: 
Chọn lựa nguyên liệu bạch tuộc có chất lượng phù hợp, chính xác để 
chế biến bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh IQF, góp phần nâng cao  
hiệu quả sử dụng, nâng cao giá trị kinh tế của nguyên liệu.
Chuẩn bị:
­ 1/3 thau nước đá có nhiệt độ <50C để bảo quản nguyên liệu.
­ Rổ nhựa, khay nhựa.
Thao tác:
­ Nguyên liệu bạch tuộc  sau khi được thu mua được ướp đá trong 
dụng cụ bằng nhựa, túi PE có nhiệt độ <50 C và được vận chuyển nhanh 
chóng về phòng thực hành.
­ Nguyên liệu bạch tuộc  được cho vào khay nhựa và tiến hành:
Xác định tên nguyên liệu: bạch tuộc 1 da
Xác định cỡ  bạch tuộc  nguyên liệu: cỡ  bạch tuộc nguyên liệu  
được tính bằng số con trên kg. Gồm các cỡ từ 10/20 đến 61/80.
Phân chia bạch tuộc   thành các cỡ  khác nhau, cân 250g hoặc 
500g, đếm số con x4 hoặc x2, biết số con trên 1 kg. Xác định cỡ 
của lô nguyên liệu bạch tuộc sử dụng.
­ Cân toàn bộ khối lượng bạch tuộc  nguyên liệu của từng nhóm 
chuẩn bị.
­ Cho bạch tuộc  nguyên liệu đã cân, đã xác định cỡ/loại vào thau 
nước có nhiệt độ <50 C để bảo quản.
Yêu cầu:
Nguyên liệu bạch tuộc  dùng để chế biến phải có chất lượng theo quy 
định.
b. Sơ chế 1:
Mục đích:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Loại bỏ nội tạng, chích mắt, lấy răng đen bạch tuộc.
Chuẩn bị:
­ Thau nguyên liệu bạch tuộc được ướp nước đá có nhiệt độ <50 C, 
đặt ở vị trí phái tay nghịch của người thao tác.
­ Thau nước sạch để thao tác, đặt ở vị trí phía bụng người thao tác.
­ 1/3 thau nước đá có nhiệt độ < 50 C, đặt ở vị trí trước thau nước 
sạch.
­ Dao thái lan cỡ nhỏ.
Thao tác:
­ Tay nghịch cầm ngửa thân bạch tuộc  nguyên liệu, đầu bạch tuộc  
hướng về phía trước; tay thuận dùng dao xẻ 1 đường ở phần cổ, lấy nhẹ 
nhàng  nội tạng bên trong.
­ Bán thành phẩm sau khi sơ chế cho vào thau nước đá bảo quản, 
phế liệu cho vào thau nước sơ chế.
Yêu cầu:
­ Thân bạch tuộc sạch, sạch nội tạng.
c. Rửa 1:
Mục đích
Loại bỏ  tạp chất và một phần vi sinh vật trên bề  mặt bán thành phẩm 
trong quá trình sơ chế.
Chuẩn bị
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ <100 C.
­ 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ <50 C.
­ Rổ nhựa.
Thao tác
­ Cho bán thành phẩm bạch tuộc vào thau nước chuẩn bị sẵn. Tiến 
hành rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn; vớt 
bán thành phẩm cho vào rổ, cho rổ bạch tuộc vào thau nước đá có nhiệt độ 
<50 C để bảo quản.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách 
cho thêm nước đá.
Yêu cầu
­ Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn.
d. Đánh khuấy

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Mục đích
Loại bỏ nhớt, tạp chất và tạo độ săn chắc cho bán thành phẩm.
Chuẩn bị
Cho vào 1/3 thau nhựa dung tích 5 lít dung dịch muối nồng độ 2,5%, cho  
nước đá vào để nhiệt độ nước <100 C.
Thao tác
Dùng đũa tre đánh khuấy trong thời gian 15 – 30 phút tùy theo chất lượng  
bán thành phẩm. Tốc độ khuấy 60 vòng/phút.
Yêu cầu: thân bạch tuộc săn chắc và sạch nhớt, tạp chất.
e. Rửa 2
Mục đích
Loại bỏ tạp chất bẩn, nhớt còn sót lại trên thân bạch tuộc.
Chuẩn bị
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, nhiệt độ <100 C để rửa bán thành 
phẩm.
­ 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, nhiệt độ < 50 C, để bảo quản bán 
thành phẩm sau rửa.
­ Rổ nhựa
Thao tác
­ Cho bạch tuộc bán thành phẩm  vào thau nước chuẩn bị sẵn. Tiến 
hành rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, vớt 
bán thành phẩm cho vào rổ, cho rổ bạch tuộc vào thau nước đá có nhiệt độ 
<50 C để bảo quản.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách 
cho thêm nước đá.
Yêu cầu
­ Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn.
f. Phân cỡ/loại
Mục đích
­ Đáp ứng yêu cầu của khách hàng
­ Tạo điều kiện cho quá trình công nghệ: xếp mâm, cân, cấp đông, 
bao gói, bảo quản.
Chuẩn bị
­ 1 cân đồng hồ có phạm vi đo 2 kg đã được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Bán thành phẩm bạch tuộc đã được ướp đá mỏng đổ đống trên 
bàn chế biến.
­ Rổ nhựa, thẻ cỡ.
Thao tác  
­ Cỡ bạch tuộc nguyên con làm sạch được tính bằng số con/kg và 
được phân thành các cỡ sau: 10 – 20, 21 – 30, 31 – 40, 41 – 60, 61 – 80.
­ Phân loại: yêu cầu thân bạch tuộc săn chắc, không mùi hôi thối.
Yêu cầu
Đúng cỡ, loại
g. Rửa 3 – để ráo
Mục đích
Loại bỏ tạp chất bẩn còn sót lại trên thân bạch tuộc.
Chuẩn bị
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ <100C, để rửa bán 
thành phẩm.
­ Rổ nhựa.
Thao tác
­ Cho bán thành phẩm bạch tuộc vào thau nước chuẩn bị sẵn. Tiến 
hành rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, vớt 
bán thành phẩm cho vào rổ và để ráo trên kệ.
­ Để ráo bán thành phẩm cho đến khi quan sát có từ 1 đến 2 giọt 
nước nhỏ xuống trong 2 giây.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách 
cho thêm nước đá.
Yêu cầu
­ Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn.
h. Xếp mâm
 Mục đích
­ Tạo hình dạng sản phẩm IQF
­ Đáp ứng yêu cầu công nghệ
Chuẩn bị
­ Khay inox hoặc nhựa đã được vệ sinh sạch sẽ, tấm PE có kích 
thước gấp 2 lần kích thước khay, rổ nhựa vệ sinh sạch.
Thao tác

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Bạch tuộc sau khi rửa phải được để ráo. Lót tấm PE dưới đáy 
khay, vuốt thẳng tấm PE, trãi các thân bạch tuộc lên tấm PE, rời không dính 
lại nhau.
Yêu cầu
Các thân bạch tuộc không dính lại với nhau và được trãi đều trên khay.
i. Cấp đông
 Mục đích
Hạ  nhiệt độ  sản phẩm đến nhiệt độ  tối thiểu ­18 0C tại tâm sản phẩm, 
chuyển nước trong bạch tuộc từ dạng lỏng sang dạng rắn, kéo dài thời gian  
bảo quản sản phẩm..
Chuẩn bị:
­ Chạy tủ cấp đông đến nhiệt độ tủ 00C
Thao tác
­ Cho lần lượt từng khay chứa bán thành phẩm vào ngăn tủ cấp 
đông, cho tủ ngăn trên xuống ngăn dưới cho đến khi đầy tủ, đóng cửa tủ.
­ Tiến hành chạy hệ thống lạnh của tủ cấp đông cho đến khi nhiệt 
độ tủ đạt ­350C, kiểm tra sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu. Dừng chạy tủ. 
Thời gian chạy tủ từ 1h30/mẻ. Lấy sản phẩm ra khỏi tủ.
Yêu cầu
­ Nhiệt độ tâm sản phẩm đạt ­180C.
­ Trạng thái sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu.
j. Cân­Mạ băng
 Mục đích
­ Cân: phân chia thành phẩm thành những đơn vị có khối lượng 
bằng nhau để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
­ Tạo một lớp băng bao phủ toàn bộ bề mặt sản phẩm.
­ Khắc phục những hư hỏng trong quá trình cấp đông sản phẩm: trơ 
băng,  rổ băng, mặt băng,…
­ Tạo độ bóng, sáng cho sản phẩm.
Chuẩn bị
­ 1 cân đồng hồ có phạm vi đo 2 kg đã được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn.
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ <50C.
­ Túi PE.
Thao tác

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Cân:
­ Cân trọng lượng tùy theo quy trình, yêu cầu của từng khách hàng. 
Trong quy mô phòng thí nghiệm tiến hành cân mỗi đơn vị 500g.
­ Cân phụ trội 5%. Mỗi đơn vị cân cho vào 1 khuôn và cho vào 1 thẻ 
cỡ.
­ Tiến hành cân hết cỡ này đến cỡ khác.
­ Kiểm tra trọng lượng bạch tuộc sau khi cân để đảm bảo chính 
xác.
­ Hiệu chỉnh cân sau 15 phút cân.
Mạ băng
­ Nhúng lần lượt từng đơn vị bán thành phẩm vào thau nước đá có 
dung tích 5 lít, có nhiệt độ <50 C, thời gian từ 1­2 giây.
­ Cho từng đơn vị bán thành phẩm vào túi PE.
Yêu cầu
­ Khối lượng cân phải chính xác.
­ Sản phẩm có lớp băng bao phủ, liên kết chặt chẽ với bề mặt sản 
phẩm.
­ Sản phẩm rắn chắc không mềm.
k. Bao gói – Bảo quản
Mục đích
­ Cách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài.
­ Giữ sản phẩm ở trạng thái đông lạnh và đảm bảo chất lượng sản 
phẩm khi phân phối.
Chuẩn bị
­ Máy hàn kín miệng túi PE.
­ Thùng carton, dây đai
Thao tác
­ Tiến hành hàn kín miệng túi PE của từng đơn vị sản phẩm trên 
máy hàn kín miệng.
­ Sắp xếp 24 đơn vị sản phẩm cùng cỡ/loại cho vào một thùng 
carton. Ghi đầy đủ thông tin trên thùng.
­ Niền 2 dây đai ngang, 2 dây đai dọc
­ Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh, nhiệt độ kho  ­ 180 C ± 
20 C, thời gian lưu trong kho tối đa 24 tháng.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Yêu cầu
­ Sản phẩm được bao gói đúng quy định, ghi đầy đủ thông tin.
­ Nhiệt độ kho ­180 C và ổn định.

4.2.2. Quy trình chế biến mực cắt trái thông đông lạnh IQF

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

Thuyết minh quy trình công nghệ:
a. Nguyên liệu:
Mục đích: 
Chọn lựa nguyên liệu mực có chất lượng phù hợp, chính xác để chế biến 
mực cắt trái thông đông lạnh IQF góp phần nâng cao hiệu quả  sử  dụng,  
nâng cao giá trị kinh tế của nguyên liệu. Trong điều kiện thực hành, nguyên  
liệu mực nang rất kho mua, do vậy có thể sử dụng nguyên liệu mực ống để 
thực hiện thực hành cho phần 2 của bài thực hành này.
Chuẩn bị:
­ 1/3 thao nước đá có nhiệt độ <50C để bảo quản nguyên liệu.
­ Rổ nhựa, khay nhựa.
Thao tác:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Nguyên liệu mực sau khi được thu mua được  ướp đá trong dụng 
cụ bằng nhựa, túi PE có nhiệt độ <5 0 C và được vận chuyển nhanh chóng về 
phòng thực hành.
­ Nguyên liệu mực được cho vào khay nhựa và tiến hành:
Xác định tên nguyên liệu: mực ống.
Phân loại mực ống thành 2 hạng chất lượng 1, 2 (dựa vào lý 
thuyết đã học)
Phân chia mực thành các cỡ khác nhau, dùng thước đo chiều 
dài thân mực (từ  chóp đuôi nhọn đến viền cổ  thân mực). Xác 
định cỡ của lô nguyên liệu mực sử dụng.
­ Cân toàn bộ khối lượng mực nguyên liệu của từng nhóm chuẩn bị. 
Cỡ  mực nhỏ  12 cm trở  xuống để  chế  biến mực cắt trái thông đông lạnh  
IQF.
­ Cho mực nguyên liệu đã cân, đã xác định cỡ/loại vào thau nước có 
nhiệt độ <50 C để bảo quản.
Yêu cầu:
Nguyên liệu mực dùng để chế biến phải có chất lượng theo quy định.
b. Sơ chế :
Mục đích:
Tách phần đầu mực, loại bỏ nội tạng, túi mực đen, lột da, chích mắt, lấy 
răng đen mực. Giữ lại phần dè mực.
Chuẩn bị:
­ Thau nguyên liệu mực được ướp nước đá có nhiệt độ <50 C, đặt ở 
vị trí phái tay nghịch của người thao tác.
­ Thau nước sạch để thao tác, đặt ở vị trí phía bụng người thao tác.
­ 1/3 thau nước đá có nhiệt độ < 50 C, đặt ở vị trí trước thau nước 
sạch.
­ Dao thái lan cỡ nhỏ dài 15 cm .
Thao tác:
­ Tay nghịch cầm ngửa thân mực nguyên liệu, chóp đuôi nhọn quay 
về phái trước; tay thuận cầm đầu mực kéo nhẹ về phía trước để tách đầu 
mực. Dùng dao tách bỏ phần nội tạng ở phần đầu, trong ổ bụng mực, bảo 
quản riêng phần đầu mực.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Lột da mực: lột da mực từ chóp đuôi nhọn đến phần đầu thân 
mực, tách dè mực bảo quản riêng.
­ Bán thành phẩm sau khi sơ chế cho vào thau nước đá bảo quản, 
phế liệu mực cho vào thau nước sơ chế.
Yêu cầu:
­ Thân mực sạch da, không rách.
c. Rửa 1:
Mục đích
Loại bỏ tạp chất và một phần vi sinh vật trên bề mặt bán thành phẩm 
trong quá trình sơ chế.
Chuẩn bị
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ <100 C.
­ 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ <50 C.
­ Rổ nhựa.
Thao tác
­ Cho mực bán thành phẩm mực vào thau nước chuẩn bị sẵn. Tiến 
hành rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, 
tránh làm rớt đầu mực; vớt bán thành phẩm cho vào rổ, cho rổ mực vào thau 
nước đá có nhiệt độ <50 C để bảo quản.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách 
cho thêm nước đá.
Yêu cầu
­ Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn.
d. Đánh khuấy
Mục đích
Loại bỏ nhớt, tạp chất và tạo độ săn chắc cho bán thành phẩm.
Chuẩn bị
Cho vào 1/3 thau nhựa dung tích 5 lít dung dịch muối nồng độ 2,5%, cho  
nước đá vảy vào để nhiệt độ nước <100 C.
Thao tác
Dùng đũa tre đánh khuấy trong thời gian 15 – 30 phút tùy theo chất lượng  
bán thành phẩm. Tốc độ khuấy 60 vòng/phút.
Yêu cầu: thân mực săn chắc và trắng, sạch nhớt, tạp chất.
e. Cắt trái thông

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Mục đích
­ Tạo hình dạng sản phẩm
­ Đáp ứng yêu cầu công nghệ.
Chuẩn bị
­ Thau bán thành phẩm mực ống được ướp đá có nhiệt độ <50 C, 
đặt ở vị trí phía tay nghịch người thao tác.
­ 1/3 thau nước có nhiệt độ <50 C, đặt ở vị trí phía thớt người thao 
tác.
­ Dao thớt có kẻ vạch 1 cm.
Thao tác
­ Mổ open thân mực, cắt bỏ chóp đuôi nhọn
­ Cắt trái thông: đặt úp thân mực trên thớt (phần lưng thân mực 
quay lên trên), dùng dao cắt xéo trên thân mực các đường cắt song song với 
nhau, cách nhau 0,8 cm; độ sâu vết cắt không quá 1/3 độ dày của thân mực, 
cứ tiếp tục như vậy cho đến hết miếng mực. Sau đó tiến hành cắt xéo 
miếng mực ngược lại để tạo các vết cắt thành hình thoi trên thân mực.
­ Bán thành phẩm sau khi cắt trái thông được cho vào thau nước bảo 
quản
Yêu cầu:
Vết cắt phải thẳng, các khoanh phải đồng đều, không rách thân mực.
f. Chần/ làm nguội
Mục đích
­ Tạo mực thành hình trái thông
­ Tiêu diệt vi sinh vật, giữ màu, mùi sản phẩm.
Dụng cụ
­ Thau nhựa nước đá nhiệt độ 50 C, bếp, nồi, vợt inox.
­ Bán thành phẩm cắt trái thông được ướp đá bảo quản.
Thao tác
­ Cho nước vào ½ nồi, đun sôi.
­ Cho lần lượt từng thân mực vào nồi nước đun sôi, chần trong thời 
gian 10 – 15 giây, vớt thân mực trái thông cho ngay vào thau nước lạnh đã 
chuẩn bị sẵn để làm nguội.
­ Thay nước khi nước chần bẩn.
Yêu cầu

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Bán thành phẩm sau khi chần/làm nguội không mềm nhũng, không 
rách thân tạo thành hình trái thông đẹp.
g. Rửa 3 – Để ráo
Mục đích
Loại bỏ tạp chất bẩn còn sót lại trên thân mực.
Chuẩn bị
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ <100 C, để rửa bán 
thành phẩm.
­ Rổ nhựa.
Thao tác
­ Cho mực bán thành phẩm mực vào thau nước chuẩn bị sẵn. Tiến 
hành rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, 
tránh làm rớt đầu mực; vớt bán thành phẩm cho vào rổ và để ráo trên kệ.
­ Để ráo bán thành phẩm cho đến khi quan sát có từ 1 đến 2 giọt 
nước nhỏ xuống trong 2 giây.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách 
cho thêm nước đá.
Yêu cầu
­ Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn.
h. Xếp mâm
Mục đích
­ Tạo hình dạng sản phẩm IQF
­ Đáp ứng yêu cầu công nghệ.
Chuẩn bị
­ Khay inox hoặc nhựa, tấm PE có kích thước gấp 2 lần kích thước 
khay, rổ nhựa vệ sinh sạch.
Thao tác
­ Mực sau khi chần/ làm nguội được rủa sạch và để ráo. Lót tấm PE 
ở đáy khay, vuốt thẳng, sắp xếp các thân mực cuôn tròn tạo thành hình trái 
thông lên tấm PE, rời, không dính lại nhau.
Yêu cầu
Các thân mực cuộn tròn thành hình trái thông không dính lại với nhau và 
được rãi đều trên khay.
i. Cấp đông

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Mục đích
Hạ  nhiệt độ  sản phẩm đến nhiệt độ  tối thiểu ­180 C tại tâm sản phẩm, 
chuyển nước trong mực từ dạng lỏng sang dạng rắn, kéo dài thời gian bảo  
quản sản phẩm..
Chuẩn bị:
­ Chạy tủ cấp đông đến nhiệt độ tủ 00 C
­ Cho vào mỗi khuôn mực 100 ml nước.
­ Xếp các khuôn mực đầy vào khay/mâm.
Thao tác
­ Cho lần lượt từng khay chứa bán thành phẩm vào ngăn tủ cấp 
đông, cho tủ ngăn trên xuống ngăn dưới cho đến khi đầy tủ, đóng cửa tủ.
­ Tiến hành chạy hệ thống lạnh của tủ cấp đông cho đến khi nhiệt 
độ tủ đạt ­350 C, kiểm tra sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu. Dừng chạy 
tủ. Thời gian chạy tủ từ 1h30/mẻ. Lấy sản phẩm ra khỏi tủ.
Yêu cầu
­ Nhiệt độ tâm sản phẩm đạt ­180 C.
­ Trạng thái sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu.
j. Cân – mạ băng
Mục đích
­ Cân: phân chia thành phẩm thành những đơn vị có khối lượng 
bằng nhau để đáp ứng kêu cầu của khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi 
cho các công đoạn sau: xếp khuôn, cấp đông, bao gói, bảo quản.
­ Tạo một lớp băng bao phủ toàn bộ bề mặt sản phẩm.
­ Khắc phục những hư hỏng trong quá trình cấp đông sản phẩm: trơ 
băng,  rổ băng, mặt băng,…
­ Tạo độ bóng, sáng cho sản phẩm.
Chuẩn bị
­ 1 cân đồng hồ có phạm vi đo 2 kg đã được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn.
­ 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ <50 C.
­ Túi PE.
Thao tác
Cân:
­ Cân trọng lượng tùy theo quy trình, yêu cầu của từng khách hàng. 
Trong quy mô phòng thí nghiệm tiến hành cân mỗi đơn vị 500g.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Cân phụ trội 5%. Mỗi đơn vị cân cho vào 1 khuôn và cho vào 1 thẻ 
cỡ.
­ Tiến hành cân hết cỡ này đến cỡ khác.
­ Kiểm tra trọng lượng mực sau khi cân để đảm bảo chính xác.
­ Hiệu chỉnh cân sau 15 phút cân.
Mạ băng
­ Nhúng lần lượt từng đơn vị bán thành phẩm vào thau nước đá có 
dung tích 5 lít, có nhiệt độ <50 C, thời gian từ 1­2 giây.
­ Cho từng đơn vị bán thành phẩm vào túi PE.
Yêu cầu
­ Khối lượng cân phải chính xác.
­ Sản phẩm có lớp băng bao phủ, liên kết chặt chẽ với bề mặt sản 
phẩm.
­ Sản phẩm rắn chắc không mềm.
k. Bao gói – Bảo quản
Mục đích
­ Cách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài.
­ Giữ sản phẩm ở trạng thái đông lạnh và đảm bảo chất lượng sản 
phẩm khi phân phối.
Chuẩn bị
­ Máy hàn kín miệng túi PE.
­ Thùng carton, dây đai
Thao tác
­ Tiến hành hàn kín miệng túi PE của từng đơn vị sản phẩm trên 
máy hàn kín miệng.
­ Sắp xếp 24 đơn vị sản phẩm cùng cỡ/loại cho vào một thùng 
carton. Ghi đầy đủ thông tin trên thùng.
­ Niền 2 dây đai ngang, 2 dây đai dọc
­ Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh, nhiệt độ kho  ­ 180C ± 
20C, thời gian lưu trong kho tối đa 24 tháng.
Yêu cầu
­ Sản phẩm được bao gói đúng quy định, ghi đầy đủ thông tin.
­ Nhiệt độ kho ­180C và ổn định

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

BÀI 5: KỸ THUẬT CHẾ BIẾN CÁ FILLET ĐÔNG LẠNH IQF
Mục đích­Yêu cầu
Mục đích 
­ Trang bị cho sinh viên khả năng nhận biết các loại cá nguyên liệu: 
cá tra, cá basa, cá ngân, cá bạc má,…
­ Hướng dẫn sinh viên kỹ  thuật chế  biến sản phẩm cá fillet đông 
lạnh IQF
Yêu cầu
­ Nhận biết các loại cá nguyên liệu: cá tra, cá basa, cá ngân, cá bạc 
má.
­ Thực hiện được các thao tác: xử  lý, fillet, chỉnh hình trong quy  
trình chế biến cá fillet đông lạnh IQF.
5.1  Giới thiệu
5.1.1. Các loài cá có giá trị kinh tế
Cá có giá trị kinh tế rất nhiều nhưng ở đây không nêu hết chỉ nêu vài loài 
điển hình như: Cá tra, cá basa, cá bạc má.
Họ  Cá tra (danh pháp khoa học: Pangasiidae) là tên gọi một họ  chứa  
khoảng 28 loài cá nước ngọt đã biết thuộc bộ Cá da trơn (Siluriformes). Các 
loài trong họ này được tìm thấy trong các vùng nước ngọt và nước lợ, dọc 
theo miền nam châu Á, từ  Pakistan tới Borneo. Trong số 28 loài của họ  này 
thì loài cá tra dầu (Pangasianodon gigas), một loài cá ăn rong cỏ  và đang  ở 
tình trạng nguy cấp, là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất đã biết. 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

Cá ba sa, tên khoa học Pangasius bocourti, còn có tên gọi là cá giáo, cá sát 
bụng, là loại cá da trơn trong họ Pangasiidae có giá trị kinh tế cao, được nuôi 
tập trung tại nhiều nước trên thế giới. Loài này là loài bản địa ở Đồng bằng 
sông Cửu Long tại Việt Nam và lưu vực sông Chao Phraya ở Thái Lan. Loài  
cá này là thực phẩm quan trọng  ở  thị  trường quốc tế. Chúng thường được  
gắn nhãn ở Bắc Mỹ và Úc với tên là "cá basa" hay "bocourti".

Cá bạc má (danh pháp hai phần: Rastrelliger kanagurta) là một loài cá 
trong họ Cá thu ngừ, còn được gọi là cá thu Ấn Độ. Cá bạc má thường được  
tìm thấy  ở   Ấn Độ  và Tây Thái Bình Dương, và các vùng biển của xung 
quanh. Nó là một loại cá thực phẩm quan trọng và thường được sử  dụng ở 
Nam và Đông Nam ẩm thực châu Á.
Cá bạc má được tìm thấy ở vùng biển ấm áp nông dọc theo bờ biển của  
đại dương Thái Bình Dương Ấn Độ và phương Tây. Phạm vi của nó kéo dài 
từ Biển Đỏ và Đông Phi ở phía tây Indonesia ở phía đông, và từ Trung Quốc 
và quần đảo Ryukyu  ở  phía bắc Úc, Melanesia và Samoa  ở  phía nam. Nó 
cũng đã bước vào Địa Trung Hải qua kênh đào Suez.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

Cá ngân (danh pháp hai phần: Atule mate), còn gọi là cá ngân bột hay cá  
róc, là một loài cá biển thuộc họ Carangidae phân bố rộng rãi trong khu vực 
Ấn Độ­Thái Bình Dương từ phía đông châu Phi ở phía tây đến tận quần đảo 
Hawaii,  ở  phía đông được phân bố  về  phía bắc Nhật Bản và phía nam tới  
Úc. Cá ngân sinh sống khu vực ven biển như vịnh và rặng san hô, săn bắt cá 
nhỏ và động vật giáp xác. Đến mùa sinh sản, cá có thể đẻ 161.000 trứng.
 Cá ngân là loại cá rất thơm ngon, nên được dùng làm thực phẩm để chế 
biến nhiều món ăn như  món cá ngân chiên sả   ớt là món ăn rất mới và lạ 
miệng. Một số món ăn khác từ cá ngân như cá ngân xào thập cẩm.
Ở Việt Nam, cá ngân được khai thác nhiều ở vùng biển Vũng Tàu, Bến  
Tre và Kiên Giang, và ở Phú Quốc có cá ngân cỡ bằng bắp tay loài cá này có 
hình thức khai thác tương tự như cá chỉ vàng, và phương thức chế biến cũng 
tương tự cá chỉ. Tuy cá ngân không phải là loại thực phẩm phổ biến nhưng  
nó lại có cách chế biến khá đơn giản.
Cá fillet đông lạnh là một trong những sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ 
lực   của   việt   nam.   Tổng   kim   ngạch   xuất   khẩu   của   mặt   hàng   cá   đông 
lạnh( trong đó cá fillet đông lạnh, đặc biệt là cá tra, cá basa fillet đông lạnh)  

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
năm 2014 của nước ta đạt 2,245 tỷ USD (cá tra, cá basa đạt 1,8 tỷ USD và cá  
ngừ đạt 0,445 tỷ USD).
Cá fillet đông lạnh chủ yếu  ở dạng IQF và thường chia thành 2 loại: cá 
biển fillet đông lạnh và cá basa cá tra đông lạnh. Cá fillet đông lạnh IQF đang  
được chế biến trong các nhà máy chế biến đông lạnh của việt nam ở 2 dạng  
sản phẩm chính: fillet còn da và fillet bỏ da.
Đối với sản phẩm fileet từ  nguyên liệu cá biển: sử  dụng cá có chất 
lượng loại 1, các loại cá biển thường sử  dụng là: cá thu, cá mú, cá ngừ,… 
khối lượng tịnh cảu sản phẩm fillet từ  nguyên liệu cá biển là: 1kg hoăc 
10kg/PE.
Đối với sản phẩm fillet từ  cá nguyên liệu cá tra, basa: nguyên liệu cá 
phải còn sống, cá được thu mua từ  các ao nuôi được kiểm soát nguồn gốc 
xuất xứ. Khối lượng tịnh của sản phẩm là: 1kg hoặc 10kg/PE.
5.1.2. Tình hình xuất nhập khâu
Xuất khẩu (XK) thủy sản của cả  nước trong tháng 4 tiếp tục tăng hơn 
9,53% về  kim ngạch so với tháng 3, đạt 672,48 triệu USD; đưa tổng kim 
ngạch  xuất  khẩu thủy  sản 4 tháng đầu  năm  đạt  trên  2,28 tỷ   USD,  tăng 
31,97% so với cùng kỳ.
Trong tháng 4/2014, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị  trường lớn 
đều tăng mạnh,nhưng xuất khẩu giảm mạnh  ở  các thị  trường kim ngạch  
nhỏ. XK tôm chân trắng vẫn duy trì tăng trưởng khả quan 151% trong tháng 
4 với 185 triệu USD, đưa tổng XK 4 tháng lên 666 triệu USD, tăng 192% so  
với cùng kỳ  năm ngoái. Trong khi đó, XK tôm sú tăng 15,5% trong tháng 4,  
đạt 121 triệu USD, tổng XK 4 tháng đạt 381 triệu USD, tăng 14%.Trừ cá ngừ 
và nhuyễn thể hai mảnh vỏ, XK các mặt hàng hải sản khác đều tăng.
XK mực,bạch tuộc có xu hướng phục hồi mạnh, tăng 36% trong tháng 4  
đạt gần 45 triệu USD. XK 4 tháng đầu năm tăng 14% đạt 136,5 triệu USD. 
XK cua ghẹ và giáp xác khác cùng tăng trưởng 2 con số: tháng 4 tăng 19%, 4  
tháng đầu năm tăng 14% đạt trên 26 triệu USD. XK các loại cá biển khác 
cũng tăng 23% trong tháng 4 và tăng 20,5% trong 4 tháng đạt 292 triệu USD. 
XK cá ngừ  tiếp tục giảm không chỉ   ở  phân khúc sản phẩm cá nguyên liệu  
mà cả  sản phẩm cá hộp. Tổng XK cá ngừ  4 tháng giảm 21% đạt 163 triệu 
USD, trong đó cá ngừ  hộp giảm11,4%, cá nguyên liệu giảm 27%. Nguyên 
nhân: sản lượng khai thác cá ngừ  giảm trong quý I, thiếu cá ngừ  cho chế 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
biến sản phẩm phẩm cấp cao. XK cá tra giảm gần 6% trong tháng 4 và 4  
tháng tăng 2,1% đạt 546 triệu USD. 
Diện tích và sản lượng cá tra giảm đang tác động đến kết quả XK. Theo 
báo cáo của Bộ  NN và PTNT, diện tích nuôi cá tra của các tỉnh đồng bằng  
sông Cửu Long 4 tháng đầu năm  ước đạt 5.300 ha với sản lượng 243 ngàn 
tấn. Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long, 
diện tích và sản lượng cá tra một số  tỉnh giảm so với cùng kỳ  năm ngoái: 
Vĩnh   Long   diện  tích  419   ha   (­3,6%),   sản  lượng   30.400   tấn   (­27,8%),   An  
Giang diện tích 476 ha (­38,9%), sản lượng 45.689 tấn (­ 30,8%), Đồng Tháp  
diện tích 1.149 ha (0,7%), sản lượng83.102 tấn (­7,9%).
5.2. Nội dung thực hành
5.2.1.  Sơ đồ quy trình công nghệ 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

5.2.2. Thuyết minh quy trình
a. Nguyên liệu 
Mục đích:
Chọn lựa nguyên liệu cá có chất lượng, chính xác để chế biến sản phẩm  
phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả  sử  dụng, nâng cao giá trị  kinh tế  của 
nguyên liệu.
Chuẩn bị:
­ Thau nước đá có đá có nhiệt độ ≤ 50 C để bảo quản nguyên liệu
­ Rỗ nhựa, khay nhựa.
 Thao tác:
­ Đánh giá cảm quan nguyên liệu: Cá ngân
Mắt trong.
Cơ thịt đàn hồi
Mang màu đỏ tươi
Nhãn cầu lồi
Bụng không bị vỡ
Hậu môn có mùi đặc trưng
Kết luận: cá tươi
Khối lượng nguyên liệu: 1700g (8 con)

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Nguyên liệu cá sau khi được thu mua vận chuyển về  phòng thực 
hành được bảo quản ở nhiệt độ ≤50C.
­ Nguyên liệu cá được cho vào thau nhựa và tiến hành:
­ Xác định tên nguyên liệu:
+   Phân loại cá
+   Phân cỡ cá nguyên liệu:
+   Cân toàn bộ khối lượng nguyên liệu của nhóm:
­ Cho cá nguyên liệu đã cân vào thau bảo quản ở nhiệt độ ≤50C.
 Yêu cầu:
­ Chỉ nhận những nguyên liệu đạt chất lượng:
­ Nguyên liệu còn tươi:
­ Có mùi tanh tự nhiên 
b. Rửa 1:
Mục đích:
Loại bỏ tạp chất bẩn và một phần vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu cá 
trong quá trình đánh bắt vận chuyển.
Chuẩn bị:
­ Chuẩn bị 3 thau nước mỗi thau chứa 2/3 thau nước đá dung tích 5 
lít, có nhiệt độ ≤100C, nước rửa có chứa clorin theo các nồng độ giảm dần 
50ppm, 30ppm, 0ppm để rửa nguyên liệu.
­ Chuẩn bị :1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ ≤50C để 
bảo quản nguyên liệu sau rửa. 
­ Rổ nhựa
Thao tác:
­ Cho nguyên liệu cá vào tuần tự 3 thau nước đá đã chuẩn bị sẵn. 
tiến hành rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, 
tránh làm dập nát thân cá. Cho rổ cá vào thau nước đá ở nhiệt độ ≤50C để 
bảo quản nguyên liệu.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách 
cho thêm đá vào.
Yêu cầu:
Cá được rửa được loại bớt nhớt, tạp chất.
c. Fillet:
Mục đích:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Tách rời xương và thịt để thu hồi thịt.
Chuẩn bị:
­ Thau nguyên liệu cá được ướp nước đá có nhiệt độ≤50C, đặt ở vị 
trí phía tay nghịch người thao tác. 
­ Thau nước sạch để rửa sơ bộ sau khi fillet, đặt ở  vị  trí phía trước  
người thao tác.
Chuẩn bị 1/3 thau nước đá có nhiệt độ ≤5 0C, đặt ở vị trí phía trước người 
thao tác.
­ Dao fillet.
Thao tác:
­ Để  cá nằm trên thớt, quay đầu về  tay nghịch, lưng quay về  phía  
người thao tác. 
­ Tay nghịch nắm giữ vây và phần đầu cá.
­ Tay thuận cầm dao cắt một đường xéo từ vây đến hết lườn.
­ Cắt một đường từ vây đến hết phần thịt đầu, dao nghiêng 450, cắt 
xuống đụng xương sống. 
­ Cắt mở  một đường từ  cơ  thịt đầu đến hết đuôi, đảo dao ngược  
lại từ đuôi đến đầu.
­ Thao tác tương tự như vậy đến hết phần bụng cá, ta được miếng 
cá fillet.
­ Úp miếng fillet vào thân cá lúc như lúc chưa fillet.
­ Lật cá lại làm tương tự đối với miếng thứ hai, cắt lấy miếng fillet  
ra khỏi xương, tương tự lấy miếng thứ hai, miếng fillet được nhúng rửa qua  
thau nước sạch trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo.
Yêu cầu:
­ Không bỏ sót thịt.
­ Không làm gãy xương sống.
­ Không làm vỡ nội tạng.
­ Bề mặt fillet láng, đẹp không thủng.
­ Khối lượng bán thành phẩm sau Fillet: 1000 g
­ Định mức bán thành phẩm sau Fillet: 1700/1000 = 1,7
d. Rút xương­chỉnh hình
 Mục đích:
Rút sạch xương làm miếng fillet sạch, gọn gàng.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
 Chuẩn bị:
­ Chuẩn bị 1/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ≤50C để bảo 
quản.
­ Thớt, dao fillet.
 Thao tác:
Nếu sản phẩm cá fillet không còn da:
Đặt miếng cá fillet lên thớt, tay nghịch nắm phần da đuôi miếng cá, tay 
thuận nắm dao cắt sát phần thịt tiếp giáp giữa da và miếng fillet, cắt từ đuôi 
đến hết miếng fillet. Dùng nhíp nhổ xương dọc theo chiều dọc xương sống, 
phần bụng của miếng fillet.
Nếu sản phẩm cá fillet còn da:
cá phải được đánh vẩy trước khi fillet, đến công đoạn này dùng nhíp nhỗ 
xương dọc theo chiều dọc xương sống, phần bụng của miếng fillet.
Dùng dao cắt tỉa những phần da, cơ thịt thừa gây mất thẩm mỹ. loại bỏ 
những phần thịt bị vàng, đỏ, đen.
Yêu cầu:
Miếng fillet phải sạch da, không sót xương, gọn gàng, đẹp.
e. Rửa 2
 Mục đích:
Nhằm giảm bớt lượng vi sinh vật và tạp chất trên bề mặt thành phẩm.
 Chuẩn bị:
­ Chuẩn bị 3 thau nước, mỗi thau 2/3 thau nước rửa có nhiệt độ 
≤5 C, các thau nước rửa có chứa clorin theo các nồng độ 30ppm, 10ppm, 
0

0ppm.
­ Rổ.
 Thao tác:
­ Cho bán thành phẩm cá đã được rút xương chỉnh hình vào tuần tự 
các thau nước đá đã chuẩn bị sẵn. tiến hành rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ 
để gạt bỏ đá, tạp chất bẩn, tránh làm dập nát cá. 
­ Để ráo bán thành phẩm cho đến khi quan sát 1:2 giọt nước nhỏ 
xuống trong hai giây.
­ Thay nước khi nước rửa bẩn, duy trì nhiệt độ nước rửa bằng cách 
cho thêm nước đá.
 Yêu cầu:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Bán thành phẩm sạch tạp chất bẩn, cá không bị dập nát.
f.  Phân cỡ­ phân loại
 Mục đích:
­ Chọn ra những miếng cá đồng đều về kích cỡ cũng như thành 
từng màu riêng biệt, tạo sự đồng nhất màu cho sản phẩm.
­ Loại bỏ những miếng  cá không đạt yêu cầu chất lượng.
 Chuẩn bị:
Cân, rổ, thẻ cỡ.
Thao tác:
­ Cá sau khi rửa lần 3 được chứa đựng trong các rổ  tiến hành phân 
cỡ­ phân loại ngay, phân cỡ theo dây chuyền dây chuyền hoặc 1 người, quan  
sát bằng mắt thường, tiến hành theo các cỡ, nếu miếng fillet nào ta nghi ngờ 
không đúng cỡ  thì đặt lên bàn cân để thử  lại và những miếng cá không đạt 
yêu cầu chất lượng phải được bỏ riêng ra.
­ Cá sau khi phân cỡ được tiến hành phân loại, cá phân loại chủ yếu  
dựa vào màu sắc, trạng thái cơ thịt, mức độ hư hỏng.
Yêu cầu:
Các miếng fillet phải được phân đúng cỡ, không được bắt sai cỡ.
Các miếng fillet phải được phân đúng màu, đúng chất lượng.
g. Rửa 3: thực hiện giống công đoạn rửa 2
h. Xếp mâm
 Mục đích:
Xếp những miếng rời và tạo hình cho miếng cá tạo điều kiện thuận lợi  
cho quá trình cấp đông. 
 Chuẩn bị:
Mâm inox hoặc nhựa, tấm PE, rổ nhựa.
 Thao tác:
Cá fillet sau khi phân cỡ  được rửa sạch và để  ráo. Lấy khay, dùng tấm  
PE lót ở đáy khay, tiến hành xếp các miếng fillet lên tấm PE, quay mặt lưng  
lên trên, dùng bàn tay vuốt da cá thẳng xếp rời nhau, xếp hết mâm. Sau đó 
lót 1 tấm PE khác lên trên rồi tiếp tục xếp mâm, trên cùng lót một tấm PE.
 Yêu cầu:
Các miếng fillet không dính lại với nhau và được trãi đều trên khay.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
i.  Cấp đông
 Mục đích:
Hạ  nhiệt độ  tại tâm sản phẩm cá đến nhiệt độ  tối thiểu ­18 0C, chuyển 
nước trong cá từ  dạng lỏng sang dạng rắn, kéo dài thời gian bảo quản sản  
phẩm.
Chuẩn bị:
Chạy tủ cấp đông đến nhiệt độ 00C.
Thao tác:
­ Cho lần lượt từng mâm bán thành phẩm vào năn của tủ cấp đông, 
cho từ ngăn trên xuống dưới cho đến khi dầy tủ. đóng kín cửa tủ.
­ Tiến hành chạy hệ thống lạnh của tủ cấp đông cho đến khi nhiệt 
độ tủ đạt ­350C, Kiểm tra sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu. dừng chạy tủ. 
thời gian chạy tủ 1h30/l mẻ. Lấy sản phẩm ra khỏi tủ.
Yêu cầu:
­ Nhiệt độ tại tâm sản phẩm đạt­180C.
­ Trạng thái bên trong tủ đạt yêu cầu.
j. Mạ băng
Mục đích:
­ Tạo một lớp băng bao phủ toàn bộ bề mặt sản phẩm.
­ Khắc phục các hiện tượng hư hỏng trong quá trình cấp đông sản 
phẩm: trơ băng, rổ mặt băng…
­ Tạo độ bóng sáng cho sản phẩm.
Chuẩn bị: 
­ Chuẩn bị 2/3 thau nước đá dung tích 5 lít, có nhiệt độ≤50C.
­ Túi PE. 
Thao tác:
­ Nhúng lần lượt từng đơn vị sản phẩm vào thau nước đá dung tích 
5 lít, có nhiệt độ≤50C, thời gian 1:2 giây.
­ Cho từng đơn vị sản phẩm vào túi PE.
Yêu cầu:
­ Sản phẩm có lớp băng bao phủ, liên kết chặt chẽ với bề mặt sản 
phẩm.
­ Sản phẩm không rắn chắc, không mềm.
k. Bao gói­bảo quản

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Mục đích
­ Cách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài.
­ Giữ sản phẩm ở trạng thái đông lạnh và đảm bảo chất lượng sản 
phẩm khi phân phối.
Chuẩn bị:
­ Máy hàn kín miệng túi PE.
­ Thùng carton, dây đai.
Thao tác:
­ Tiến hành hàn kín miệng túi PE của đơn vị sản phẩm trên túi hàn 
kín miệng.
Sắp xếp 24 đơn vị sản phẩm cùng cỡ/loại cho vào 1 thùng carton. Ghi 
đầy đủ thông tin trên thùng.
­ Niền 2 dây đai ngang, 2 dây đai dọc.
­ Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh, nhiệt độ kho 18:200C 
thời gian lưu kho tối đa 24 tháng.
Yêu cầu:
­ Sản phẩm được bao gói đúng quy định, ghi đầy đủ thông tin.
­ Nhiệt độ kho­180C và ổn định.

5.3. Tiêu chuẩn sản phẩm
 Tiêu chuẩn cảm quan của sản phẩm phải theo đúng các yêu cầu quy 
định trong Bảng

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Bảng 1 : Chỉ Tiêu Cảm Quan
1.13. Tên chỉ tiêu 1.14. Yêu cầu

1.  Màu sắc ­ Trắng tự nhiên đặc trưng của sản phẩm, không có màu lạ.

2.   Mùi ­ Thơm đặc trưng của sản phẩm, không có mùi lạ.

3.  Vị ­ Đặc trưng của sản phẩm, không có vị lạ.

4.  Trạng thái Cơ  thịt mịn, săn chắc, có tính đàn hồi, vết cắt nhẵn, không sót  
xương, da, mỡ, cơ  thịt đỏ,phần thịt bụng được xử  lý sạch, cho 
phép tối đa 2 điểm máu hoặc đường gân máu trên thịt.
­ Băng được mạ đều trên bề mặt sản phẩm.
5.  Tạp chất ­ Không cho phép.

6. Khối lượng ­ Khối lượng tịnh của mỗi đơn vị  sản phẩm trên mẫu kiểm sau  


khi rã đông nhanh để ráo nước, cho phép sai khác 2,5%; song giá trị 
trung bình của tổng số mẫu kiểm, phải đạt giá trị ghi trên bao bì.
  

Tiêu chuẩn hoá học của sản phẩm phải theo  đúng mức quy  định 


trong Bảng 2:
Bảng 2 : Chỉ Tiêu Hoá Học
 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
1.15. Tên chỉ tiêu 1.16. M
ức
1. Hàm lượng tổng số Nitơ bazơ bay hơi, tính bằng  25
số mg trong một 100g sản phẩm, không lớn hơn.
2. Hàm lượng Borat, tính bằng số mg trong 1kg sản  Không 
phẩm. cho phép
2. Dư lượng kháng sinh, tính bằng số mg trong  Không 
1kg sản phẩm cho phép
4. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tính bằng  Không 
số mg trong 1kg sản phẩm. cho phép
 
 Chỉ  tiêu vi sinh của sản phẩm phải theo đúng mức quy định trong 
Bảng 3 :
Bảng 3 : Chỉ Tiêu Vi Sinh
 
1.17. Tên chỉ tiêu 1.18. M
ức
1. Tổng số VSV hiếu khí, tính bằng số khuẩn  106
lạc trong 1 g sản phẩm,  không lớn hơn.
2. Tổng số Coliforms, tính bằng số khuẩn lạc trong   200
1 g sản phẩm, không lớn hơn.
3.  Staphylococus  Aureus,  tính bằng số  khuẩn  lạc  100
trong 1 g sản phẩm, không lớn hơn.
4. E. Coli, tính bằng số  khuẩn lạc trong 1 g sản   Không 
phẩm. cho phép
5. Salmonella, tính bằng số  khuẩn lạc trong 25 g   Không 
sản phẩm. cho phép
6. Vibrio cholera, tính bằng số khuẩn lạc trong 25 g   Không 
sản phẩm. cho phép
 
4.  Ký sinh trùng phát hiện bằng mắt : Không cho phép.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

CÁC HÌNH ẢNH

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
BÀI 6: KỸ THUẬT CHẾ BIẾN GHẸ ĐÔNG LẠNH
Mục đích – yêu cầu
Mục đích
­ Trang bị cho sinh viên khả năng nhận biết các loài ghẹ nguyên 
liệu: ghẹ xanh, ghẹ ba chấm, ghẹ đá và ghẹ lông.
­ Cách chọn lựa nguyên liệu ghẹ đạt yêu cầu chất lượng để đưa 
vào chế biến.
­ Hướng dẫ sinh viên kỹ thuật chế biến ghẹ đông lạnh .
Yêu cầu
­ Nhận biết các loài ghẹ nguyên liệu: ghẹ xanh, ghẹ ba chấm, ghẹ 
đá và ghẹ lông.
­ Chọn lựa nguyên liệu ghẹ đạt yêu cầu chất lượng để đưa vào chế 
biến.
­ Thực hiện các thao tác trong kỹ thuật chế biến ghẹ đông lạnh .
6.1. Tổng quan về nguyên liệu ghẹ ở Việt Nam
6.1.1. Tổng quan về nguyên liệu ghẹ
Ghẹ là một loại cua biển thuộc họ cua ghẹ ( Portunidae) vỏ trắng có hoa,  
càng dài, thịt nhiều và ngọt hơn cua.
Phân bố:các vùng biển đến độ sâu 50 – 100m và cửa sông, đáy cát bùn từ 
Bắc vào Nam, nguồn lợi khá phong phú.
Hoạt động: Ban đêm ghẹ sống sát đáy, ngày bơi lên. Ghẹ là loài rất nhạy 
cảm với những thay đổi thời tiết.
Năng suất khai thác ghẹ bằng lưới giã cào ở  độ  sâu 20­50m đạt khoảng 
0,3­1,3 kg/giờ,  ở  độ  sâu 50­100m đạt khoảng 1,3­2,9 kg/giờ.  Ở  vùng biển  
phía Nam năng suất có thể tới 6,9 kg/giờ kéo lưới.
Một số loại ghẹ có giá  trị kinh tế:

Ghẹ xanh
- Tên tiếng Anh: Green crab.
- Tên khoa học: Portunus pelagicus (Linaeus, 1766).

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Hình 1. Ghẹ xanh

- Ghẹ   xanh   xuất   hiện   khá   phổ   biển   ở   khắp   các   vùng   biển   của  
Việt Nam. Ghẹ  xanh  ưa thích sống  ở  vùng nước có độ  mặn 25­31‰ và 
thường sống ở độ  sâu từ  4 đến 10m nước ở những vùng biển có đáy là cát,  
cát bùn và cát bùn có san hô chết.
- Mùa sinh sản của ghẹ  kéo dài quanh năm, nhưng thời gian ghẹ 
xanh ôm trứng nhiều nhất là tháng 2­4  ở  vùng biển miền Trung. Cũng như 
các loài cua biển, sau khi nở ấu trùng ghẹ xanh phải qua nhiều lần lột vỏ và  
biến thái mới trở  thành ghẹ  giống. Đến màu sinh sản ghẹ  xanh kết thành 
đàn ra biển, nơi có độ mặn 30 ­ 34‰ để đẻ trứng.
- Đặc điểm hình thái: Ghẹ  thường có vỏ  màu xanh, có các chấm  
trắng. 
- Cỡ khai thác ở trong vịnh/đầm, trung bình là 80­120 g/con; Cỡ khai 
thác ngoài biển khoảng 150 ­ 250g/con.
- Mùa vụ khai thác: tháng 5 – 2 năm sau.
- Ngư cụ khai thác: Lưới ghẹ, lưới kéo, câu, lồng bẫy.
- Kích thước khai thác: 6,5­9 cm.
- Khả năng nuôi: Ghẹ xanh được nuôi nhiều bằng giống tự nhiên ở 
khu vực phía Bắc như  Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định. Hiện nay đã có 
thể  sản xuất được giống ghẹ  nhân tạo, góp phần thúc đẩy nghề  nuôi ghẹ 
phục vụ xuất khẩu.
- Hình thức nuôi: chủ  yếu nuôi quảng canh cải tiến trong các đầm  
nước lợ và nuôi ghép với các đối tượng khác trên lồng bè ở vịnh Hạ Long và 
vịnh Cát Bà.
- Dạng sản phẩm: Sống, tươi, đông lạnh.
 Đặc điểm nổi bật của ghẹ xanh:
Ghẹ biển có nhiều loài như ghẹ hoa, ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm,.. nhưng ghẹ 
xanh được đánh giá là có giá trị hơn cả do thịt của nó ngọt như cua xanh Đại  
Tây Dương. So với những loại ghẹ khác thì ghẹ xanh có kích thước lớn hơn.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Ghẹ xanh sinh sống  ở vùng biển cạn thềm lục địa, ở  độ  sâu từ  10­15m,  
khắp khu vực  Ấn Độ  Dương và Tây Thái Bình Dương. Ghẹ  xanh  ở  Việt 
Nam phân bố ở các vùng biển, hải đảo với một số lượng lớn. Khi còn nhỏ,  
con đực và con cái có màu xanh nhạt giống nhau. Tuy nhiên, khi trưởng  
thành, màu sắc của con đực thay đổi có nhiều đốm trắng tạo nên những hoa 
văn sặc sỡ   ở  trên mai ghẹ, các đôi chân bò có màu tím xanh còn ghẹ  cái có  
màu xanh vàng sáng.
Ghẹ  đực có vỏ  màu lam sáng với các đốm trắng và các càng dài đặc  
trưng, trong khi ghẹ cái có màu nâu hoặc lục xỉn màu hơn và mai thuôn tròn  
hơn. Mai và càng ghẹ  xanh đều có màu xanh lơ  và lốm đốm trắng. Bụng  
trắng tinh, ngoe thon và dài.
Ghẹ xanh đi kiếm ăn khi thủy triều lên. Thức ăn của chúng khá đa dạng, 
từ các động vật hai mảnh vỏ, cá tạp cho đến các loại rêu, tảo…
 Giá trị dinh dưỡng:
Trong   100g   ghẹ   ăn   được   có:   93Kcal,   75,5g   nước,   19,9g   protein,   2,2g  
glucid,   1,9g  tro,   134mg  canxi,   180mg   phốtpho,   0,04mg  vitamin   B1,   0,07G  
vitamin B2,…
Phần tập trung nhiều thịt nhất chính là đùi ghẹ  rồi mới đến thân lớn.  
Phần gạch  ẩn trong mai của ghẹ khi chế biến vừa có vị  béo lại vừa có tác 
dụng làm ngọt, bùi và tăng hương vị cho món ăn.
Ghẹ đốm (ghẹ cát).
­ Tên tiếng Anh: Gazami crab.
­ Tên khoa học: Portunus trituberculatus (Mier, 1876).

Hình 2. Ghẹ đốm

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

­ Phân bố: Vịnh Bắc Bộ, ven biển miền Trung.
­ Mùa vụ khai thác: Tháng 5 – 3 năm sau.
­ Ngư cụ khai thác: Lưới kéo.
­ Kích thước khai thác: 7,5 – 14 cm.
­ Khả năng nuôi: Có thể nuôi.
­ Dạng sản phẩm: Sống, tươi, đông lạnh.
Ghẹ ba chấm (ghẹ ba mắt).
­ Tên tiếng Anh: Three spots swimming crab.

Hình 3. Ghẹ ba chấm
­ Tên khoa học: Portunus sanguinolentus (Herbst, 1796).
­ Phân bố: Vịnh Bắc Bộ và ven biển miền Trung.
­ Mùa vụ khai thác: Tháng 7 – 3 năm sau.
­ Ngư cụ khai thác: Lưới ghẹ hoặc lưói kéo, lồng bẫy, câu.
­ Kích thước khai thác: 7 – 14,5 cm.
­ Khả năng nuôi: Có thể nuôi.
­ Dạng sản phẩm: Sống, tươi, đông lạnh.
6.1.2. Tình hình  xuất khẩu ghẹ ở nước ta
Sau khi tăng trong tháng 1, xuất khẩu cua  ghẹ  của  Việt  Nam tháng 2 
giảm trở lại so với cùng kỳ  năm 2013. Theo số liệu thống kê của Hải quan  

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Việt Nam, xuất khẩu cua ghẹ  của Việt Nam trong tháng 2 chỉ  đạt gần 4 
triệu USD, giảm 1,1%.
Các mặt hàng cua ghẹ chế biến và đóng hộp tiếp tục có sự  tăng trưởng  
tốt, tăng hơn 3% so với tháng 2 năm ngoái.  Còn các  sản phẩm cua ghẹ 
khô/muối/đông lạnh lại giảm liên tục từ đầu năm tới nay, giảm hơn 8,5%.
Tính đến hết tháng 2, Mỹ  tiếp tục là thị  trường nhập khẩu cua ghẹ  lớn  
nhất của Việt Nam với tổng giá trị trong 2 tháng đạt hơn 5,4 triệu USD. Sau  
khi sụt giảm hồi giữa năm ngoái, XK cua ghẹ  của Việt Nam sang Mỹ  đã  
tăng trưởng trở lại và tiếp tục duy trì xu hướng này cho tới nay, tăng hơn 40  
% so với cùng kỳ  năm 2013. Còn XK sang 2 thị  trường chính khác là EU và  
Nhật Bản vẫn tiếp tục có xu hướng sụt giảm như cùng kỳ năm ngoái. Trong  
khi đó, XK cua ghẹ  của Việt Nam sang thị  trường Trung Quốc và Hồng 
Kong lại có sự  sụt giảm liên tục từ  đầu năm sau khi tăng trưởng khá trong 
năm ngoái.
Đài Loan và Canada tiếp tục là hai thị trường nhập khẩu đáng chú ý của 
Việt Nam từ   đầu   năm   tới   nay.   Với   tốc   độ   tăng   trưởng   lên   tới   3   con  
số, Canada đã vượt qua ASEAN giữ vị trí thứ 5, tiếp đến là Đài Loan.
Với tốc độ tăng trưởng tốt như hiện nay, rất có khả năng vị  trí của 2 thị 
trường này sẽ tiếp tục tăng lên trong bảng xếp hạng. Và trong thời gian tới, 
Đài Loan sẽ  tiếp tục tăng cường NK cua ghẹ  từ  các nước lân cận, nhất là 
sau khi nước này áp dụng lệnh giới hạn về sản lượng khai thác cua ghẹ. 
Năm 2014: 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

Hình 5. Báo cáo tình hình xuất khẩu ghẹ của Việt Nam, T1­
8/2013/2014
Tính từ đầu năm tới hết tháng 8/2014, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam  
tăng liên tục so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng giá trị  xuất khẩu cua ghẹ của  
Việt Nam 8 tháng đầu năm nay đạt hơn 72 triệu USD, tăng hơn 20% so với  
cùng kỳ.
Hiện cua  ghẹ  của Việt Nam đang được xuất sang 32 thị  trường, tăng  
thêm 1 thị  trường so với năm ngoái. Tốp 8 thị  trường nhập khẩu chính của 
Việt Nam gồm có Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN, Canada, Đài  
Loan và Australia, chiếm 97,5% tổng giá trị XK.
Mỹ: Sau sự sụt giảm XK hồi tháng 2, XK cua ghẹ và giáp xác khác của 
Việt Nam sang Mỹ  liên tục có sự  tăng trưởng đều qua các tháng,  nâng tỷ 
trọng giá trị  XK sang Mỹ lên 54%. Và Mỹ  tiếp tục là thị  trường NK nhiều  
nhất các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay với 
tổng giá trị đạt hơn 39,6 triệu USD.
Theo số  liệu thống kế của Trung tâm Thương mại Quốc tế  (ITC), năm 
nay NK mặt hàng cua ghẹ  đông lạnh của Mỹ  đang có xu hướng sụt giảm, 
thay vào đó NK các mặt hàng cua ghẹ chế biến tăng. Và hiện Việt Nam đang 
đứng thứ 6 về XK cua ghẹ cho thị trường Mỹ. So với năm 2013, NK các mặt 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
hàng cua ghẹ của Mỹ từ Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh hơn từ các  
nước khác.
EU: Xuất khẩu cua ghẹ  và giáp xác khác của Việt Nam sang EU  sau sự 
sụt giảm hồi đầu năm đã tăng trưởng trở lại, đặc biệt trong tháng 8 vừa qua  
tăng hơn 100% so với cùng kỳ, nâng tổng giá trị  XK sang đây đạt gần 14,5 
triệu USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ.
Hiện nay, Pháp đang là nước NK nhiều nhất cua ghẹ của Việt Nam trong  
khối EU, với tỷ  trọng chiếm hơn 9%, tiếp đến là Anh với hơn 6,4%. Theo 
số  liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị  XK cua ghẹ  sang 2 nước  
này đang có xu hướng tăng, trong khi Hà Lan và Bỉ  lại đang có xu hướng 
giảm so với cùng kỳ.
Theo số  liệu thống kế của Trung tâm Thương mại Quốc tế  (ITC), nếu  
không tính các nước trong nội khối EU, Việt Nam hiện đang đứng đầu về 
XK các mặt hàng cua ghẹ sang EU trong 5 tháng đầu năm nay về giá trị, với  
thị phần 6,5%. Trong khi Indonesia, nước đứng ngay sau đó chỉ có 5,8%.
Hiện các DN Việt Nam chủ yếu XK các mặt hàng cua ghẹ chế biến sang  
EU. Và đây cũng là mặt hàng so với các nước đối thủ, chúng ta đang có lợi 
thế về mặt giá.
Nhật Bản: Xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam sau sự phục hồi  trong quý 
II, lại đang có xu hướng sụt giảm. Tổng giá trị  XK cua ghẹ  của Việt Nam 
sang đây trong 8 tháng đầu năm chỉ đạt hơn 8,9 triệu USD, giảm hơn 7% so  
với cùng kỳ.
Nhập khẩu cua ghẹ của Nhật Bản từ các nước trên thế  giới cũng đang 
có xu hướng giảm. Hiện chỉ có Hàn Quốc và Mỹ là có sự tăng trưởng về XK 
mặt hàng này sang đây, tăng lần lượt là 0,7% và 21,4%.
Với tình hình nguyên liệu sản xuất trong nước vẫn khó khăn như  hiện 
nay, dự  báo XK cua ghẹ  của Việt Nam nhưng tháng cuối năm vẫn sẽ  tăng  
nhưng tốc độ tăng không nhiều.
Năm 2015:
Theo tổng cục Hải quan: trong quý I năm 2015 xuất khẩu cua ghẹ  của  
Việt Nam đạt 21,9 triệu USD, giảm 50,4 % so với quý trước đó, tuy nhiên 
tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Trong quý đầu năm nay, số thị trường nhập khẩu cua ghẹ của Việt Nam  
không đổi so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị 
trường dẫn đầu về nhập khẩu cua ghẹ của Việt Nam, chiếm 83%.
Cụ  thể,  Mỹ  là thị  trường nhập khẩu   lớn nhất cua ghẹ  của Việt Nam,  
chiếm gần 45% tổng xuất khẩu mặt hàng này. Trong quý đầu năm nay, xuất 
khẩu cua ghẹ  của Việt Nam sang Mỹ  đạt 9,8 triệu USD, tăng 11% so với  
cùng kỳ năm ngoái.
Trong khối ASEAN, Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp cua ghẹ cho Mỹ 
sau   Indonesia   và   Philippines.   Xuất   khẩu   các   sản   phẩm   cua   ghẹ   của 
Indonesia, Philippines và Việt Nam sang đây đều tăng.
Các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam đang có mức giá cạnh tranh hơn so  
với các sản phẩm của Philippines và Indonesia. Giá xuất khẩu của Việt Nam 
đạt 20.957 USD/tấn trong khi giá xuất khẩu của Indonesia và Philippines lần 
lượt là 25.656 USD/tấn và 26.713 USD/tấn.
Tại thị  trường EU, quý I­2015 xuất khẩu cua ghẹ  của Việt Nam đạt 5 
triệu USD, tăng 1,7% so với quý I­2014 tuy nhiên giảm 36,7% so với quý quý 
IV­2014.
Việt Nam vẫn đang dẫn đầu các nước ASEAN về  xuất khẩu cua ghẹ 
sang EU, đứng ngay sau đó là Indonesia và các sản phẩm của Việt Nam cũng 
chủ yếu cạnh tranh với các sản phẩm của nước này.
Đối với thị  trường Nhật Bản, trong 3 thị  trường nhập khẩu chính cua  
ghẹ của Việt Nam, Nhật Bản có mức tăng trưởng mạnh nhất 32% trong quý 
đầu năm nay. Tổng giá trị  xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang đây  
trong quý I đạt 3,4 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ 2014, tuy nhiên giảm  
61,5% so với quý IV­2014.
Indonesia và Việt Nam tiếp tục là 2 nước dẫn đầu về xuất khẩu cua ghẹ 
trong khối sang thị  trường này tính đến nay. Tuy xuất khẩu của Việt Nam  
sang   Nhật   Bản   đã   ngày   càng   tăng   nhưng   các   sản   phẩm   cua   ghẹ   của  
Indonesia vẫn chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản.
Theo Hiệp hội Chế  biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP),  
năm 2015 sẽ là một năm khởi sắc của hầu hết các nhà kinh doanh cua ghẹ.  
Tồn kho tất cả  các mặt hàng  ở  mức khá tốt do hạn ngạch tăng, giá nhiên 
liệu cho các nhà chế  biến giảm và giá thị  trường đang đạt các mức có lợi 

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
cho dịch vụ thực phẩm và bán lẻ. Đây cũng là cơ hội cho các nhà xuất khẩu  
cua ghẹ của Việt Nam tăng xuất khẩu.
Đặc biệt Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu ghẹ xanh tươi vào Nhật Bản
Tháng 7 Việt Nam đã xuất khẩu vào Nhật Bản trên 11.000 tấn ghẹ xanh 
tươi, chiếm trên 60% tổng khối lượng nhập khẩu của nước này
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn thống  
kê của Hải quan Nhật Bản cho thấy, Việt Nam hiện dẫn đầu cả  về  khối 
lượng và giá trị  xuất khẩu sản phẩm ghẹ xanh tươi cho Nhật Bản, tính từ 
tháng 1 đến hết tháng 7/2013.
Theo đó Việt Nam đã xuất khẩu vào Nhật Bản   trên 11.000 tấn ghẹ xanh 
tươi, chiếm trên 60% tổng khối lượng nhập khẩu của Nhật Bản, trị giá 20,7 
triệu yên. Giá nhập khẩu trung bình 1.871 yên/kg.
Sản phẩm ghẹ xanh tươi của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao tại Nhật Bản 
một phần nhờ  giá bán cạnh tranh hơn so với một số  thị  trường lớn khác  
như Trung Quốc, Philippines và Bangladesh.
Trung Quốc là thị trường có giá xuất khẩu ghẹ xanh tươi cho Nhật Bản  
cao   nhất   trong   7   tháng   qua   với   3.815   yên/kg,   tiếp   đến   Philippines   2.656 
yên/kg, Bangladesh 2.194 yên/kg.
Khối lượng sản phẩm ghẹ xanh đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang  
Nhật Bản vẫn đứng sau Trung Quốc và Bahrain ­ vốn chiếm ưu thế nhờ giá 
xuất khẩu sản phẩm của họ  sang Nhật Bản 7 tháng đầu năm thấp nhất  
trong số 9 nguồn cung cấp khác, tương ứng 456 yên/kg và 409 yên/kg. Trong  
khi đó, Hàn Quốc, Việt Nam và Indonesia là 3 nước có giá xuất khẩu trung  
bình đạt cao nhất, từ 1.300 ­ 2.700 yên/kg. 
Trong 7 tháng qua, Nhật Bản đã nhập gần 7,5 nghìn tấn, trị  giá 4,45 tỷ 
yên, giảm 1% về khối lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Trong đó, Nhật Bản NK nhiều nhất sản phẩm cua huỳnh đế  tươi sống 
từ Nga với 6,7 nghìn tấn, chiếm gần 90% tổng khối lượng NK cua ghẹ tươi  
sống của Nhật Bản trong giai đoạn này, trị giá 3,67 tỷ yên. 
6.1.3. Một số sản phẩm từ ghẹ đông lạnh

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

6.2. Nội dung thực hành
6.2.1. Quy trình công nghệ chế biến ghẹ cắt mảnh

Thuyết minh quy trình chế biến ghẹ cắt mảnh
a. Nguyên liệu: sử dụng nguyên liệu ghẹ xanh
­ Đánh giá cảm quan nguyên liệu ghẹ xanh:
+Ghẹ đã chết, màu biến đổi và có mùi hôi.
+Thịt ghẹ nhớt và nhão.
+Kết luận: ghẹ ươn
­ Size: 9 con/1kg
­ Khối lượng ghẹ : 750g.
­ Sử dụng nguyên liệu là ghẹ xanh
Mục đích
chọn lựa nguyên liệu ghẹ  có chất lượng phù hợp, kích thước đồng đều  
nhau để  chế  biến ghẹ  cắt mảnh đông lạnh block góp phần nâng cao hiệu  
quả sử dụng, nâng cao giá trị kinh tế của nguyên liệu
Chuẩn bị
Thau nước đá để bảo quản nguyên liệu, rổ nhựa và khay nhựa
Thao tác
Nguyên liệu ghẹ sau khi mua về ta đem ướp đá để bảo quản, sau đó tiến 
hành xác định tên của nguyên liệu, phân cỡ­ phân loại và xác định cỡ ghẹ mà  
ta tiến hành thực hành là bao nhiêu.
Yêu cầu

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Nguyên liệu ghẹ dùng để chế biến phải có chất lượng theo quy định đối 
với từng loại sản phẩm. Không sử  dụng ghẹ  đã hư  hỏng, bốc mùi hôi để 
chế  biến. Ghẹ  chế biến còn sống và tươi thì sản phẩm sẽ  đạt chất lượng  
cao.
b. Rửa lần 1: 
Mục đích
Để   loại  bỏ   tạp   chất   bẩn   và   một   phần   vi  sinh   vật   bám   trên  bề   mặt 
nguyên liệu ghẹ trong quá trình đánh bắt và vận chuyển.
Chuẩn bị
­ 3 thau nước và mỗi thau chứa 2/3 lượng nước đá theo dung tích 
của thau, có nhiệt độ <100C, nước rửa có chứa clorin pha theo nồng độ giảm 
dần: 50ppm, 30ppm, 0ppm để rửa nguyên liệu.
­ 1/3 thau nước đá có nhiệt độ <50C để bảo quản nguyên liệu sau 
khi rửa.
Thao tác:
Cho nguyên liệu ghẹ vào thau nước đá đã  chuẩn bị sẵn. Ta tiến hành rửa 
bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ tạp chất bẩn, nên chú ý tránh  
làm dập nát thân ghẹ, vớt ghẹ  nguyên liệu cho vào rổ  sau đó cho vào thau  
nước đá để bảo quản nguyên liệu. sau nhiều lần rửa ta thấy nước bị bẩn thì  
tiến hành thay nước và bổ sung thêm đá vào để duy trì nhiệt độ nước rửa.
Yêu cầu: ghẹ sau khi rửa phải sạch hết tạp chất bẩn
c. Xử lý:
Mục đích
 Tách mai, yếm, phổi ra khỏi thân ghẹ
Chuẩn bị:
­  Thau nhựa chứa nước đá, dao, thớt, kéo, rổ nhựa, 1 bàn chải đánh 
răng
­ 1 thau nước để sơ chế
Thao tác: 
­ Dùng dao ta cắt bỏ dây thun cột trên ghẹ
­ Tay nghịch ta nắm giữ phần thân ghẹ, tay thuận ta tách rời phần 
mai ghẹ
­ Tách bỏ phần yếm ghẹ ở dưới bụng
­ Dùng dao lấy sạch phổi, nội tạng và gạch ghẹ( nếu có)

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Dùng bàn chải đành răng chà sạch mai ghẹ
­ Khi thấy nước bẩn ta tiến hành thay nước
Yêu cầu: ghẹ sau khi xử lý phải sạch, không còn nội tạng và mai ghẹ 
không còn những vất bẩn bám vào.
Khối lượng bán thành phẩm sau xử lý: 610g
Định mức bán thành phẩm sau công đoạn xử lý: 750/610 = 1,230
d. Rửa lần 2: 
Mục đích:
 Nhằm loại bỏ chất bẩn còn bám lại trong quá trình xử lý, giảm bớt 
lượng vi sinh vật trên bề mặt bán thành phẩm
Chuẩn bị: 
­ Rổ nhựa
­ 3 thau nước, mỗi thau chứa 2/3 thau nước rửa có nhiệt độ <100C, 
pha clorin theo các nồng độ giảm dần: 30ppm, 10ppm, 0ppm.
Thao tác: 
­ Bán thành phẩm ghẹ được đựng trong rổ, và được rửa theo thứ tự 
các thau nước đã chứa hàm lượng clorin theo thứ tự giảm dần. Tiến hành 
rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để loại bỏ chất bẩn.
­ Khi nước rửa bẩn ta tiến hành thay nước, nhớ bỏ đá vào để duy trì 
nhiệt độ nước rửa.
Yêu cầu: bán thành phẩm phải sạch, thân ghẹ không dập nát.
e. Cắt mảnh và chỉnh hình: 
Mục đích
Cắt ghẹ thành hai mảnh, và tạo hình dáng cho miếng ghẹ đẹp.
Chuẩn bị: kéo, rổ, dao( nếu không có kéo), nước đá để bảo quản bán 
thành phẩm, thớt.
Thao tác
Ghẹ sau khi xử lý được bảo quản bằng nước đá, sau đó ta tiến hành dùng 
dao( do trong quá trình thực hành không có kéo) cắt ghẹ thành 2 mảnh. Tay 
trái ta cầm thân ghẹ, tay phải ta cầm dao rồ  đặt thân ghẹ  lên thớt và tiến  
hành cắt ghẹ  thành 2 mảnh. Sau đó ta tiến hành chỉnh cho miếng ghẹ đẹp, 
cắt bỏ xương giữa, các xương dư trên miếng ghẹ.
f. Phân loại­ phân cỡ: miếng/pound
Mục đích

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Chọn ra các miếng ghẹ có kích thước nhau và đồng nhất về màu 
sắc cho sản phẩm.
­ Loại bỏ những miếng ghẹ không đạt yêu cầu chất lượng
Chuẩn bị: rổ, cân
Thao tác: 
­ Ghẹ được bảo quản sau khi cắt mảnh­ chỉnh hình chuyển sang 
công đoạn phân cỡ­ phân loại ngay, tại đây phân cỡ theo dây chuyền hoặc 1 
người.
­ Đối với ghẹ cắt mảnh gồm các cỡ sau: U10,11 ­ 15, 16 ­ 20, 21 ­ 
25, 26 ­ 30,31­ 40,41­   50, 51­60.
­ Tùy vào lô bán thành phẩm mà có cách phân cỡ khác nhau: lựa 
chọn miếng lớn đến miếng nhỏ hoặc ngược lại, yêu cầu miếng ghẹ phải có 
kích cỡ đều nhau.
­ Kiểm tra cỡ bằng cách cân một lượng miếng ghẹ đúng 
453,67gam, sau đó đếm số miếng, xác định những miếng ghẹ ở size nào? 
Nếu chưa đúng size thì phải chọn lại thao tác tương tự để có kích cỡ phù 
hợp. 
­ Ghẹ sau khi phân cỡ được tiến hành phân lọa, ghẹ phân loại chủ 
yếu dựa vào màu sắc, ghẹ có 2 màu( xanh, xám) trạng thái cơ thịt, mức độ 
hư hỏng…
Yêu cầu: 
­ Các miếng ghẹ phải được phân đúng cỡ, không được bắt sai cỡ.
­ Các miếng fillet phải được phân đúng màu, đúng chất lượng.
­ Khối lượng bán thành phẩm: 600g
­ Định mức công đoạn: 610/600 = 1,017.
g. Cân­ xếp khuôn
Mục đích: 
­ Cân: phân chia sản phầm thành những đơn vị có khối lượng bằng 
nhau để đáp ứng yêu cầu khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các công 
đoạn chế biến sau: cấp đông, bao gói, bảo quản.
­ Xếp khuôn: sắp xếp bán thành phẩm vào khuôn để làm tăng giá trị 
cảm quan của sản phẩm và tăng khả năng trao đổi nhiệt trong quá trình cấp 
đông.
Thao tác:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Cân trọng lượng tịnh theo từng yêu cầu của quy trình công nghệ và 
theo nhu cầu khách hàng. Theo bài thực hành thì ta cân để biết được khối 
lượng của ghẹ. Phạm vi phòng thí nghiệm thường tiến hành cân 250g mỗi 
đơn vị.
­ Cân lượng phụ trội 2­3% , mỗi đơn vị cân cho vào một khuôn và 
cho theo 1 cỡ.
­ Tiến hành cân hết cỡ này đến cỡ khác.
­ Kiểm tra trọng lượng ghẹ sau khi cân để đảm bảo cân chính xác.
­ Hiệu chỉnh cân sau 15 phút cân.
Xếp khuôn:
Sau khi cân bán thành phẩm ghẹ được xếp theo từng cỡ, từng loại. xếp 
ghẹ theo qui cách chiều dọc khuôn. Chia ghẹ làm 2 phần, xếp 1 lớp dưới hai 
hàng đối nhau 
Yêu cầu: 
­ Khối lượng cân phải chính xác.
­ Bán thành phẩm ghẹ được sắp xếp theo đúng qui định và đẹp.
h. Cấp đông: 
Mục đích:
 Hạ nhiệt độ sản phẩm ghẹ đến nhiệt độ tối thiếu ­180C tại tâm sản 
phẩm, chuyển nước trong ghẹ từ dạng lỏng sang dạng rắn, kéo dài thời gian 
bảo quản sản phẩm.
Chuẩn bị:
 Chạy tủ cấp đông đến nhiệt độ 00C.
Thao tác: 
­ Cho lần lượt từng khay bán thành phẩm vào ngăn của tủ cấp đông, 
cho từ ngăn trên xuống dưới cho đến khi đầy tủ. đóng kín cửa tủ.
­ Tiến hành chạy hệ thống lạnh của tủ cấp đông cho đến khi nhiệt 
độ tủ đạt ­350C. Kiểm tra sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu, dừng chạy tủ. 
thời gian chạy tủ 1h30/ mẻ. Sau đó lấy sản phẩm ra khỏi tủ
Yêu cầu: nhiệt độ tại tâm sản phẩm đạt ­180C
i. Mạ băng
Mục đích: 
­ Tạo 1 lớp băng bao phủ toàn bộ bề mặt sản phầm

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Khắc phục các hiện tượng hư hỏng trong quá trình cấp sản phẩm: 
trơ băng, rỗ mặt băng…
­ Tạo độ bóng cho sản phẩm, tăng giá trị cảm quan.
Thao tác: 
Nhúng lần lượt từng đơn vị  sản phẩm vào thau nước đá dung tích 5 lít ,  
có nhiệt độ 50C, thời gian 1­2 giây. Sau đó cho từng đơn vị sản phẩm vào túi 
PE.
Yêu cầu: sản phẩm có lớp mạ băng bao phủ, liên kết chặt chẽ với bề 
mặt sản phẩm, sản phẩm rắn chắc không mềm.
j. Bao gói­ bảo quản
Mục đích: 
Cách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài, giữ  sản phẩm ở  trạng thái 
đông lạnh và đảm bảo chất lượng sản phẩm khi phân phối.
Chuẩn bị: máy hàn kín miệng túi PE, thùng carton, dây đai.
Thao tác: 
­ Tiến hành hàn kín miệng túi PE của từng đơn vị sản phẩm trên 
máy hàn kín miệng. Sắp xếp 24 đơn vị sản phẩm cùng cỡ/ loại cho vào 
thùng carton. Ghi đầy đủ thông tin trên thùng. 
­ Niền 2 dây đai ngang, 2 dây đai dọc.
­ Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh, nhiệt độ kho 18oC  2oC, 
thời gian lưu kho tối đa 24 tháng.
Yêu cầu:
­ Sản phẩm được bao gói đúng quy định, ghi đầy đủ thông tin.
­ Nhiệt độ kho –18oC, ổn định

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
6.2.2. Quy trình công nghệ chế biến ghẹ faci

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Thuyết minh quy trình công nghệ chế biến ghẹ Faci
a. Nguyên liệu: sử dụng nguyên liệu ghẹ xanh
Mục đích: 
Chọn lựa nguyên liệu ghẹ có chất lượng phù hợp, kích thước đồng đều 
nhau để  chế  biến ghẹ  cắt mảnh đông lạnh block góp phần nâng cao hiệu  
quả sử dụng, nâng cao giá trị kinh tế của nguyên liệu
Chuẩn bị: 
Thau nước đá để bảo quản nguyên liệu, rổ nhựa và khay nhựa
Thao tác:
 Nguyên liệu ghẹ sau khi mua về ta đem ướp đá để bảo quản, sau đó tiến 
hành xác định tên của nguyên liệu, phân cỡ­ phân loại và xác định cỡ ghẹ mà  
ta tiến hành thực hành là bao nhiêu.
Yêu cầu: 
Nguyên liệu ghẹ dùng để chế biến phải có chất lượng theo quy định đối 
với từng loại sản phẩm. Không sử  dụng ghẹ  đã hư  hỏng, bốc mùi hôi để 
chế  biến. Ghẹ  chế biến còn sống và tươi thì sản phẩm sẽ  đạt chất lượng  
cao.
b. Rửa lần 1: 
Mục đích: 
Để   loại  bỏ   tạp   chất   bẩn   và   một   phần   vi  sinh   vật   bám   trên  bề   mặt 
nguyên liệu ghẹ trong quá trình đánh bắt và vận chuyển.
Chuẩn bị: 
­ 3thau nước và mỗi thau chứa 2/3 lượng nước đá theo dung tích 
của thau, có nhiệt độ <100C, nước rửa có chứa clorin pha theo nồng độ giảm 
dần: 50ppm, 30ppm, 0ppm để rửa nguyên liệu.
­ 1/3 thau nước đá có nhiệt độ <50C để bảo quản nguyên liệu sau 
khi rửa.
Thao tác:
Cho nguyên liệu ghẹ vào thau nước đá đã  chuẩn bị sẵn. Ta tiến hành rửa 
bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ tạp chất bẩn, nên chú ý tránh  
làm dập nát thân ghẹ, vớt ghẹ  nguyên liệu cho vào rổ  sau đó cho vào thau  
nước đá để bảo quản nguyên liệu. sau nhiều lần rửa ta thấy nước bị bẩn thì  
tiến hành thay nước và bổ sung thêm đá vào để duy trì nhiệt độ nước rửa.
Yêu cầu: ghẹ sau khi rửa phải sạch hết tạp chất bẩn

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
c. Xử lý:
Mục đích: tách mai, yếm, phổi ra khỏi thân ghẹ
Chuẩn bị: thau nhựa chứa nước đá, dao, thớt, kéo, rổ nhựa, 1 bàn chải 
đánh răng
1 thau nước để sơ chế
Thao tác: 
­ Dùng dao ta cắt bỏ dây thun cột trên ghẹ
­ Tay nghịch ta nắm giữ phần thân ghẹ, tay thuận ta tách rời phần 
mai ghẹ
­ Tách bỏ phần yếm ghẹ ở dưới bụng
­ Dùng dao lấy sạch phổi, nội tạng và gạch ghẹ( nếu có)
­ Dùng bàn chải đành răng chà sạch mai ghẹ
­ Khi thấy nước bẩn ta tiến hành thay nước
yêu cầu: ghẹ sau khi xử lý phải sạch, không còn nội tạng và mai ghẹ 
không còn những vất bẩn bám vào.
d. Rửa lần 2: 
Mục đích: nhằm loại bỏ chất bẩn còn bám lại trong quá trình xử lý, giảm 
bớt lượng vi sinh vật trên bề mặt bán thành phẩm
Chuẩn bị: 
­ Rổ nhựa
­ 3 thau nước, mỗi thau chứa 2/3 thau nước rửa có nhiệt độ <100C, 
pha clorin theo các nồng độ giảm dần: 30ppm, 10ppm, 0ppm.
Thao tác: 
­ Bán thành phẩm ghẹ được đựng trong rổ, và được rửa theo thứ tự 
các thau nước đã chứa hàm lượng clorin theo thứ tự giảm dần. Tiến hành 
rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để loại bỏ chất bẩn.
­ Khi nước rửa bẩn ta tiến hành thay nước, nhớ bỏ đá vào để duy trì 
nhiệt độ nước rửa.
Yêu cầu: bán thành phẩm phải sạch, thân ghẹ không dập nát.
e. Cấp đông
Mục đích: hạ  nhiệt độ  sản phẩm ghẹ  đến nhiệt độ  tối thiếu ­180C tại 
tâm sản phẩm, chuyển nước trong ghẹ từ dạng lỏng sang dạng rắn, kéo dài 
thời gian bảo quản sản phẩm.
Chuẩn bị: chạy tủ cấp đông đến nhiệt độ 00C.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Thao tác: 
­ Cho lần lượt từng khay bán thành phẩm vào ngăn của tủ cấp đông, 
cho từ ngăn trên xuống dưới cho đến khi đầy tủ. đóng kín cửa tủ.
­ Tiến hành chạy hệ thống lạnh của tủ cấp đông cho đến khi nhiệt 
độ tủ đạt ­350C. Kiểm tra sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu, dừng chạy tủ. 
thời gian chạy tủ 1h30/ mẻ. Sau đó lấy sản phẩm ra khỏi tủ
Yêu cầu: nhiệt độ tại tâm sản phẩm đạt ­180C
f. Đóng thùng:
Mục đích: 
Bảo quản bán thành phẩm.
Tạo cho cấu trúc cơ thịt chắc  và thuận lợi cho công đoạn tách thịt sau 
này
Thao tác: giống như phần cấp đông
g. Xả đông:  xả đông tự nhiên 
h. Tách thit­ kiểm xương
Mục đích: tách thịt ra khỏi xương và thu hồi thịt.
Chuẩn bị: thau nước chứa đá, dao, thớt, mâm, kẹp gắp inox(nếu có)
Thao tác:
 Tách thịt: vì trong phòng thực hành không có kéo nên ta dùng dao cắt tất  
cả que ghẹ, để riêng càng ghẹ, mình, que ghẹ riêng ra.
Mình ghẹ: 
­ Dùng dao cắt bỏ phần khớp nối giữa phần mình ghẹ và que ghẹ.
­ Dùng mũi dao tách giữa miếng ghẹ vừa cắt khớp nối, dùng mũi 
dao lấy phần thịt mình ghẹ.
Tương tự như vậy ta thực hiện đến hết các miếng ghẹ còn lại.
Càng ghẹ: 
­ Càng ghẹ được đặt lên thớt, dùng dao chặt làm 3 phần ( chặt 
không để càng ghẹ bị tách rời).
­ Dùng kẹp gắp, gắp hết phần thịt càng ghẹ ra khỏi vỏ càng. Trong 
bài thực hành không có kẹp nên ta sử dụng mũi dao thái lan và chủ yếu làm 
bằng tay.
Que
­ Dùng phần thịt của ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp lấy phần thịt 
que.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Lưu ý: khi tách lấy thịt ghẹ thì phần thịt mình, càng, que để riêng.
Kiểm xương: 
Ghẹ sau khi được lấy thịt ta đổ  ra mâm để kiểm xương, gắp bỏ xương 
dăm còn xót trong thịt ra.
Yêu cầu: ghẹ được tách thịt hết, xương không còn lẫn trong thịt ghẹ.
i. Cân­ nhồi mai:
­ Cân: phân chia sản phẩm thành những đơn vị có khối lượng bằng 
nhau để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các 
công đoạn chế biến sau: cấp đông, bao gói, bảo quản.
­ Định hình: làm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.
Thao tác: 
­ Lựa chọn mai ghẹ có kích thước đồng đều nhau, dùng muỗng inox 
xúc lấy thịt ghẹ cho vào mai theo tỉ lệ thịt mình:thịt càng: thịt que là 3:2:1. 
Cho thịt càng vào mai trước, lớp giữa là thịt que và lớp trên cùng là thịt mình.
­ Cân mai ghẹ đúng khối lượng theo yêu cầu, dùng muỗng và dao 
định hình mai ghẹ thịt.
Yêu cầu: mai ghẹ thịt có kích thước đều nhau, đúng khối lượng qui định. 
Mai ghẹ gọn gàng và đẹp.
j. Cấp đông: 
Mục đích: hạ nhiệt độ sản phẩm ghẹ đến nhiệt độ tối thiếu ­180C tại 
tâm sản phẩm, chuyển nước trong ghẹ từ dạng lỏng sang dạng rắn, kéo dài 
thời gian bảo quản sản phẩm.
Chuẩn bị: chạy tủ cấp đông đến nhiệt độ 00C.
Thao tác: 
­ Cho lần lượt từng khay bán thành phẩm vào ngăn của tủ cấp đông, 
cho từ ngăn
trên xuống dưới cho đến khi đầy tủ. đóng kín cửa tủ.
­ Tiến hành chạy hệ thống lạnh của tủ cấp đông cho đến khi nhiệt 
độ tủ đạt ­350C. Kiểm tra sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu, dừng chạy tủ. 
thời gian chạy tủ 1h30/ mẻ. Sau đó lấy sản phẩm ra khỏi tủ
Yêu cầu: nhiệt độ tại tâm sản phẩm đạt ­180C
k. Bao gói­ bảo quản
Mục đích: cách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài, giữ  sản phẩm ở 
trạng thái đông lạnh và đảm bảo chất lượng sản phẩm khi phân phối.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Chuẩn bị: máy hàn kín miệng túi PE, thùng carton, dây đai.
Thao tác: 
­ Tiến hành hàn kín miệng túi PE của từng đơn vị sản phẩm trên 
máy hàn kín miệng. Sắp xếp 24 đơn vị sản phẩm cùng cỡ/ loại cho vào 
thùng carton. Ghi đầy đủ thông tin trên thùng. 
­ Niền 2 dây đai ngang, 2 dây đai dọc.
­ Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh, nhiệt độ kho 18oC  2oC, 
thời gian lưu kho tối đa 24 tháng.
Yêu cầu:
­ Sản phẩm được bao gói đúng quy định, ghi đầy đủ thông tin.
­ Nhiệt độ kho –18oC, ổn định.

6.2.3. Quy trình công nghệ chế biến ghẹ thịt chín

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Thuyết minh quy trình sản xuất thịt ghẹ chín
a. Nguyên liệu: sử dụng nguyên liệu ghẹ xanh
Mục đích: chọn lựa nguyên liệu ghẹ có chất lượng phù hợp, kích thước 
đồng đều nhau để  chế  biến ghẹ  cắt mảnh đông lạnh block góp phần nâng 
cao hiệu quả sử dụng, nâng cao giá trị kinh tế của nguyên liệu
Chuẩn bị: thau nước đá để bảo quản nguyên liệu, rổ nhựa và khay nhựa
Thao tác: nguyên liệu ghẹ  sau khi mua về ta đem  ướp đá để  bảo quản,  
sau đó tiến hành xác định tên của nguyên liệu, phân cỡ­ phân loại và xác định 
cỡ ghẹ mà ta tiến hành thực hành là bao nhiêu.
Yêu cầu: nguyên liệu ghẹ dùng để chế biến phải có chất lượng theo quy  
định đối với từng loại sản phẩm. Không sử  dụng ghẹ đã hư  hỏng, bốc mùi 
hôi để chế biến. Ghẹ chế biến còn sống và tươi thì sản phẩm sẽ  đạt chất  
lượng cao.
b. Rửa lần 1: 
Mục đích: để loại bỏ tạp chất bẩn và một phần vi sinh vật bám trên bề 
mặt nguyên liệu ghẹ trong quá trình đánh bắt và vận chuyển.
Chuẩn bị: 
­  3 thau nước và mỗi thau chứa 2/3 lượng nước đá theo dung tích 
của thau, có nhiệt độ <100C, nước rửa có chứa clorin pha theo nồng độ giảm 
dần: 50ppm, 30ppm, 0ppm để rửa nguyên liệu.
­ 1/3 thau nước đá có nhiệt độ <50C để bảo quản nguyên liệu sau 
khi rửa.
Thao tác:
Cho nguyên liệu ghẹ vào thau nước đá đã  chuẩn bị sẵn. Ta tiến hành rửa 
bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để gạt bỏ tạp chất bẩn, nên chú ý tránh  
làm dập nát thân ghẹ, vớt ghẹ  nguyên liệu cho vào rổ  sau đó cho vào thau  
nước đá để bảo quản nguyên liệu. sau nhiều lần rửa ta thấy nước bị bẩn thì  
tiến hành thay nước và bổ sung thêm đá vào để duy trì nhiệt độ nước rửa.
Yêu cầu: ghẹ sau khi rửa phải sạch hết tạp chất bẩn
c. Xử lý:
Mục đích: tách mai, yếm, phổi ra khỏi thân ghẹ
Chuẩn bị:
­ Thau nhựa chứa nước đá, dao, thớt, kéo, rổ nhựa, 1 bàn chải đánh 
răng

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ 1 thau nước để sơ chế
Thao tác: 
­ Dùng dao ta cắt bỏ dây thun cột trên ghẹ
­ Tay nghịch ta nắm giữ phần thân ghẹ, tay thuận ta tách rời phần 
mai ghẹ
­ Tách bỏ phần yếm ghẹ ở dưới bụng
­ Dùng dao lấy sạch phổi, nội tạng và gạch ghẹ( nếu có)
­ Dùng bàn chải đành răng chà sạch mai ghẹ
­ Khi thấy nước bẩn ta tiến hành thay nước
yêu cầu: ghẹ sau khi xử lý phải sạch, không còn nội tạng và mai ghẹ 
không còn những vất bẩn bám vào.
d. Rửa lần 2: 
Mục đích: nhằm loại bỏ chất bẩn còn bám lại trong quá trình xử lý, giảm 
bớt lượng vi sinh vật trên bề mặt bán thành phẩm
Chuẩn bị: 
­ Rổ nhựa
­ 3 thau nước, mỗi thau chứa 2/3 thau nước rửa có nhiệt độ <100C, 
pha clorin theo các nồng độ giảm dần: 30ppm, 10ppm, 0ppm.
Thao tác: 
­ Bán thành phẩm ghẹ được đựng trong rổ, và được rửa theo thứ tự 
các thau nước đã chứa hàm lượng clorin theo thứ tự giảm dần. Tiến hành 
rửa bằng cách dùng tay đảo nhẹ nhàng để loại bỏ chất bẩn.
­ Khi nước rửa bẩn ta tiến hành thay nước, nhớ bỏ đá vào để duy trì 
nhiệt độ nước rửa.
Yêu cầu: bán thành phẩm phải sạch, thân ghẹ không dập nát.
e. Luộc­ làm nguội
Mục đích: làm chín thịt ghẹ, tạo điều kiện cho các công đoạn sau
Chuẩn bị: bếp ga, nồi, thau rổ.
Thau nước đá lạnh nhiệt độ <50C.
Thao tác: 
­ Luộc: nước đã đun sôi cho ghẹ vào luộc đến khi nước sôi trở lại 
thời gian là 3 phút (ghẹ chuyển sang màu đỏ đều là được).
­ Làm nguội: vớt ghẹ ra cho vào thau nước có nhiệt độ <50C làm 
nguội ngay, vớt ra để ráo chuyển qua công đoạn tiếp theo.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Sau khi luộc thịt ghẹ xong, ta bỏ mai đã làm sạch vào luộc đến khi 
mai chuyển sang màu đỏ đều hết mai là được, tiến hành làm nguội tương tự 
như trên.
Yêu cầu: ghẹ và mai phải được luộc chín và có màu đỏ đều, và được làm 
nguội trước khi tách lấy thịt.
f. Tách thit­ kiểm xương
Mục đích: tách thịt ra khỏi xương và thu hồi thịt.
Chuẩn bị: thau nước chứa đá, dao, thớt, mâm, kẹp gắp inox(nếu có)
Thao tác:
­ Tách thịt: vì trong phòng thực hành không có kéo nên ta dùng dao 
cắt tất cả que ghẹ, để riêng càng ghẹ, mình, que ghẹ riêng ra.
­ Mình ghẹ: 
+ Dùng dao cắt bỏ phần khớp nối giữa phần mình ghẹ và que ghẹ.
+ Dùng mũi dao tách giữa miếng ghẹ vừa cắt khớp nối, dùng mũi dao lấy 
phần thịt mình ghẹ.
+ Tương tự như vậy ta thực hiện đến hết các miếng ghẹ còn lại.
­ Càng ghẹ: 
+ Càng ghẹ được đặt lên thớt, dùng dao chặt làm 3 phần ( chặt không để 
càng ghẹ bị tách rời).
+ Dùng kẹp gắp, gắp hết phần thịt càng ghẹ ra khỏi vỏ càng. Trong bài 
thực hành không có kẹp nên ta sử dụng mũi dao thái lan và chủ yếu làm 
bằng tay.
­ Que
+ Dùng phần thịt của ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp lấy phần thịt que.
Lưu ý: khi tách lấy thịt ghẹ thì phần thịt mình, càng, que để riêng.
Kiểm xương: 
Ghẹ sau khi được lấy thịt ta đổ ra mâm để kiểm xương, gắp bỏ xương 
dăm còn xót trong thịt ra.
Yêu cầu: ghẹ được tách thịt hết, xương không còn lẫn trong thịt ghẹ.
Khối lượng bán thành phẩm sau tách thịt: 240g
Định mức công đoạn: 500/240 = 2,083.
g. Cân­ xếp khuôn:

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
­ Cân: phân chia sản phẩm thành những đơn vị có khối lượng bằng 
nhau để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các 
công đoạn chế biến sau: cấp đông, bao gói, bảo quản.
­ Ép khuôn:tạo hình cho sản phẩm, làm tăng giá trị cảm quan cho 
sản phẩm.
h. Cấp đông: 
Mục đích: hạ nhiệt độ sản phẩm ghẹ đến nhiệt độ tối thiếu ­180C tại 
tâm sản phẩm, chuyển nước trong ghẹ từ dạng lỏng sang dạng rắn, kéo dài 
thời gian bảo quản sản phẩm.
Chuẩn bị: chạy tủ cấp đông đến nhiệt độ 00C.
Thao tác:
­  Cho lần lượt từng khay bán thành phẩm vào ngăn của tủ cấp 
đông, cho từ ngăn trên xuống dưới cho đến khi đầy tủ. đóng kín cửa tủ.
­ Tiến hành chạy hệ thống lạnh của tủ cấp đông cho đến khi nhiệt 
độ tủ đạt ­350C. Kiểm tra sản phẩm bên trong tủ đạt yêu cầu, dừng chạy tủ. 
thời gian chạy tủ 1h30/ mẻ. Sau đó lấy sản phẩm ra khỏi tủ
Yêu cầu: nhiệt độ tại tâm sản phẩm đạt ­180C
i. Bao gói­ bảo quản
Mục đích: cách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài, giữ sản phẩm ở 
trạng thái đông lạnh và đảm bảo chất lượng sản phẩm khi phân phối.
Chuẩn bị: máy hàn kín miệng túi PE, thùng carton, dây đai.
Thao tác: 
­ Tiến hành hàn kín miệng túi PE của từng đơn vị sản phẩm trên 
máy hàn kín miệng. Sắp xếp 24 đơn vị sản phẩm cùng cỡ/ loại cho vào 
thùng carton. Ghi đầy đủ thông tin trên thùng. 
­ Niền 2 dây đai ngang, 2 dây đai dọc.
­ Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh, nhiệt độ kho 18oC  2oC, 
thời gian lưu kho tối đa 24 tháng.
Yêu cầu:
­ Sản phẩm được bao gói đúng quy định, ghi đầy đủ thông tin.
­ Nhiệt độ kho –18oC, ổn định.
6.3. Các chỉ tiêu đánh gia chất lượng sản phẩm và nhận xét 
sản phẩm 
6.3.1. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Bảng 1. Các chỉ tiêu cảm quan
Bao  Quy cách bao gói phù hợp với giấy đăng ký; bao bì 
gói, ghi  nguyên vẹn, sạch; có đủ thông tin theo quy định của 
nhãn thị trường nhập khẩu; quy định của Việt Nam áp 
dụng cho một số thị trường đặc biệt
Trạng  Nguyên vẹn không co dấu hiệu tan giá, tỷ lệ cháy 
thái lạnh không quá 10% diện tích bề mặt, cơ thịt đàn hồi.
Khối  Phù hợp với nội dung ghi nhãn.
lượng tịnh
Kích cỡ Phù hợp với ghi nhãn, hồ sơ kèm theo.

Màu  Đặc trưng, không có mùi vị lạ
sắc, mùi vị
Ký sinh  Không có ký sinh trùng nhìn thấy bằng mắt.
trùng
Tạp  Không có tạp chất lạ.
chất

Bảng 2. Các chỉ tiêu vi sinh
S Chỉ tiêu phải  Mức giới hạn tối đa 
TT kiểm tra cho phép
1 Vi khuẩn

Tổng tạp khuẩn 2.104 cfu/g

Coliform Không phát hiện trong 
0,1g
S. aureus Không phát hiện trong 1 
g

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
Salmonella Không phát hiện trong 1 
g
V.   ≤ 100 cfu/g
parahaemolyticus
2 Kí sinh trùng

Sán lá Không phát hiện ấu 
trùng sống

Bảng3. Chỉ tiêu hóa học
S Hóa học ( kim  Mức giới hạn tối đa 
TT loại nặng) cho phép
1 Pb 10 mg/kg

2 As 5 mg/kg

3 Cd 2 mg/kg

4 Hg 0,2 mg/kg

5 Cu 30 mg/kg

6 Zn 200 mg/kg

Bảng4. Chỉ tiêu dư lượng kháng sinh
S Kháng  Mức giới hạn tối đa cho 
TT sinh phép
1 Levamisol Không cho phép, LOD = 0,01 
mg/kg

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
2 Nhóm  Không cho phép, LOD = 0,01 
tetracyclin mg/kg
3 Grizin Không cho phép, LOD = 0,5 
mg/kg
4 Batsitratsin Không cho phép, LOD = 0,02 
mg/kg

6.3.2. Các phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng
Đối với chỉ tiêu cảm quan
Kiểm tra nhiệt độ  trung tâm sản phẩm được xác định bằng cách khoan 
sâu từ ngoài vào đến vị trí trung tâm sản phẩm đặt nhiệt kế vào để xác định  
nhiệt   độ,   đường   kính   lỗ   khoan,   lớn   hơn   đường   kính   nhiệt   kế   từ   0,3   – 
0,5mm.
Xác định khối lượng tịnh: Cho sản phẩm vào túi PE kín nước, dùng dây 
buộc chặt miệng túi, bỏ  vào thùng, chậu thích hợp rồi cho dòng nước máy 
chảy từ dưới lên với lưu lượng không lớn hơn 20 lít/phút. Khi băng vừa tan  
hết đổ sản phẩm lên rây hoặc khay chuyên dùng, nghiêng rây, khay một góc 
30 độ trong 2 phút rồi xác định khối lượng.
Kiểm tra tạp chất bằng cách xem xét lượng tạp chất nằm lẫn trong sản 
phẩm và tạp chất ở trong nước tan băng.
Đối với chỉ tiêu vi sinh
Phương pháp kiểm tra vi sinh vật theo TCVN 4186 – 86.
Ngoài ra, ta còn sử dụng các phương pháp như :
Phương  pháp   PCR   (Polymerase   Chain   Reaction)   là   một   phương   pháp 
invitro để tổng hợp DNA dựa trên khuôn là một trình tự đích DNA ban đầu,  
khuếch đại nhân số lượng bản sao của khuôn này thành hàng triệu bản sao  
nhờ  hoạt động của enzyme polymerase và một cặp mồi đặc hiệu cho đoạn  
DNA này.
Phương pháp nay thường dùng để phát hiện các mầm vi sinh vật có trong 
sản phẩm thủy sản.
Phương  pháp   ELISA   (Enzyme­   Linked   Immuno   Sorbent   Assay)   là   sử 
dụng kháng thể  đơn dòng phủ  bên ngoài những đĩa giếng. Nếu có sự  hiện  

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
diện của kháng nguyên mục tiêu trong mẫu, kháng nguyên này sẽ  được giữ 
lại trên bề  mặt giếng. Bằng cách theo dõi sự  đổi màu có thể  phát hiện dự 
hiện diện và định lượng kháng nguyên.
Đối với chỉ tiêu hóa học
Xác định hàm lượng arsen bằng phương pháp bạc 
dietyldithiocacbama.
Xác định hàm lượng chì bằng phương pháp quang phổ hấp thụ 
nguyên tử.
Xác định hàm lượng cadmi, kẽm, đồng và sắt bằng phương pháp 
quang phổ hấp thụ nguyên tử sau khi đã phân hủy bằng vi sóng.
Xác định hàm lượng thuỷ ngân bằng phương pháp quang phổ hấp 
thụ nguyên tử không ngọn lửa.
Đối với chỉ tiêu dư lượng chất kháng sinh
Phân tích dư lượng kháng sinh trong thủy sản và thực phẩm bằng 
phương pháp miễn dịch đặc tính sinh học, tập trung vào việc sử dụng kháng 
thể đơn dòng, sự khuếch tán – di chuyển của kháng nguyên hoặc kháng thể. 
Phương pháp sử dụng enzyme hoặc vi sinh vật  hướng tới các 
điều kiện phản ứng tối ưu trong các quá trình sử dụng enzyme, vi sinh vật 
để phát hiện sự hiện diện của kháng sinh. 
Phương pháp hấp phụ, trao đổi ion như phương pháp sắc ký bản 
mỏng, HPLC .
Phương pháp quang học.

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung
CÁC HÌNH ẢNH

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

KẾT LUẬN

Sau khi hoàn thành xong học phần qua sự chỉ dẫn của thầy chúng em đã 
hiểu rõ hơn về quy cách chế biến cũng như là các thao tác thực hiện của các  
sản phẩm lạnh đông.  Mặc dù đã cố gắng hoàn thành bài một cách tốt nhất 
nhưng chúng em vẫn còn nhiều thiếu xót và còn nhiều chỗ chưa hoàn thiện.  
Chúng em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa! 
Chúng em chân thành cảm ơn thầy đã tận tình hướng dẫn chúng em hoàn  
thành xong học phần của mình!

Nhóm 7
Báo cáo thực hành: Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản       GVHD: Thi Thanh 
Trung

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].  Phạm Viết  Nam, Bài  giảng  thực  hành công  nghệ   chế   biến  lạnh  
đông, Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM, 2015.
[2]. Phạm Viết Nam, Bài giảng công nghệ  chế  biến lạnh đông, Trường 
Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM, 2014.

Nhóm 7

You might also like