You are on page 1of 5

Chuyện Phán sự đền Tản Viên

I. Khái quát
1. Tác giả
- Sống ở TK 16, là học trò xuất sắc và ưu tua của Tuyết Giang phu tử Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
- Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, chịu ảnh hưởng lớn bởi Nho giáo nhưng
ông cũng mang những tư tưởng rất tiến bộ khi đã chỉ ra được những nhược điểm
bất cập của Nho giáo lúc bấy giờ cũng như sự hủ lậu của xã hội phong kiến đã có
nhiều sự suy thoái như tầng lớp quan lại, quan liêu, đặc biệt là sự bất công của xã
hội đối với người phụ nữ. Trong số các nhà văn, nhà thơ của thời kì văn học trung
đại, có thể nói ND là một trong số những người đầu tiên đã đóng góp tiếng nói
bênh vực cho người phụ nữ trong xã hội.
Ông cũng là một nhà Nho có cốt cách trong sáng, không chấp nhận, không thỏa
hiệp với xã hội phong kiến khủng hoảng đương thời, đã cáo quan về quê ở ẩn sau
một thời gian làm quan ngắn ngủi.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- Truyện thứ tám trong “Truyền kì mạn lục”, viết về người tri thức bất mãn với
thời cuộc
- Tập truyện thể hiện cái nhìn và sự suy ngẫm của tác giả về hiện thực đời sống
b. Thể loại
- Truyền kì có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa, sáng tác bằng chữ Hán. Nội dung
thường phản ánh hiện thực của xã hội. Nghệ thuật đặc sắc của truyện truyền kì là
sử dụng những yếu tố đặc sắc hoang đường kì ảo để phản ánh thế giới quan của
tác giả, qua đó tái hiện lại bức tranh về hiện thực cuộc sống.

II. Đọc hiểu


1. Trước khi đốt đền
- Nhân vật chính trong tác phẩm được giới thiệu một cách trực tiếp bằng giọng
văn khách quan của người kể truyện. Đây là cách giới thiệu quen thuộc trong
các tác phẩm truyền kì nhằm tăng tính tin cậy cho người đọc, định hình nhân
vật trong tác phẩm. Nhân vật chính của truyện là NTV. Nhân vật không chỉ
được gt về tên tuổi, quê quán mà còn được giới thiệu một thông tin quan
trọng là tính cách và phẩm chất. Nhu lời giới thiệu NTV là 1 người khảng khái,
cương trực, thấy tà gian thì không thể chịu được. Những tính cách ấy cho thấy
đây là một người tri thức có tài, có đức, không chấp nhận sự an phận thủ
thường mà sẽ có thái độ cứng rắn, quyết liệt với cái ác, cái xấu. Đây chính là
những thông tin quan trọng để định hướng, lí giải số phận của NTV
b. Sự kiện đốt đền tà
- Thoạt đầu, ai cũng thấy việc đốt đền của NTV là một hành động ngông cuồng,
vô lý, thâm chí khiến cho người dân ở trong truyện còn phải kinh ngạc mà “lắc
đầu lè lưỡi” thế nhưng dựa trên tính cách của chàng, ta sẽ hiểu hành động của
NTV có những ý nghĩa sâu sắc của nó.
- Nguyên nhân của việc đốt đền: Đền thờ vốn di linh thiêng và được con người
trân trọng sở dĩ là bởi đó là nơi thờ những bậc thánh hiền, những vị anh hùng
có công lao đối với đất nước, nhân dân. Đền thờ phải là một điểm tựa tinh
thần, là nơi có thể đem đến được sự bình yên cho con người. NTV đốt đền vì
ngôi đền ấy bị hồn ma tên tướng bại trận của Bắc triều chiếm giữ và tác quái.
- Hành động: Chàng đã làm việc này một cách cẩn trọng, công khai, quyết liệt:
“tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. Sự cẩn trọng ấy đã cho thấy
thực chất việc đốt đền của NTV không phải một hành động bộc phát, cũng
không phải vì chàng coi thường hay không sợ thần thánh mà bởi TV tin tưởng
vào hành động chính nghĩa của mình.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần khảng khái, cương trực của kẻ sĩ, quyết vì dân trừ hại
+ Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn ma tên tướng giặc
hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lý Nam Đế
chống ngoại xâm
c. Tử Văn gặp hồn ma Bách hộ họ Thôi
Qua cuộc giao tiếp với viên Bách hộ họ Thôi, NTV đã lại càng khẳng định được
bản lĩnh cứng cỏi của mình. Trong một hoàn cảnh éo le, khi trực tiếp nhận phải
hậu quả của việc đốt đền là ốm sốt, hôn mê, lại đối diện với những lời hăm dọa
ghê gớm của viên tướng giặc, vậy mà NTV lại không mảy may để tâm. Chính sự
tự tin cùng tinh thần bảo vệ chính nghĩa đến cùng đã giúp cho NTV có được
một bản lĩnh tuyệt vời đến vậy.
d. Tử Văn gặp Thổ công
=> Lời than “Sao mà nhiều thần quá vậy” trước hết đã phản ánh một hiện thực
đương thời trong xã hội về sự cồng kềnh trong bộ máy quan liêu của quan lại,
tệ nạn ấy đã sinh ra những người làm quan nhưng lại không ý thức được bổn
phận và trách nhiệm phụ mẫu của mình với nhân dân, thậm chí còn nhiễu
nhương làm cho đời sống nhân dân chịu nhiều khổ cực. Từ đó gây ra một hệ
quả làm đảo lộn những giá trị trong cuộc sống. Minh chứng là một kẻ sĩ như
NTV cũng khó phân biệt được thật giả, tốt xấu khi nó đang nhiễu nhương và
hỗn loạn
=> Đồng thời qua lời bộc bạch của viên Thổ công, ta lại càng hiểu rõ hơn sự bất
công và những tệ nạn trong xã hội thời điểm đó. Như những nạn đút lót, tham
ô. Giá trị của đồng tiền và quyền lực lúc này đã được đề cao hơn cả những giá
trị tốt đẹp như trí tuệ hay nhân phẩm

2. Cuộc đấu tranh giành lại công lý ở Minh Ti


a. Không gian âm u, lạnh lẽo dưới âm ti địa ngục
- Không gian Minh ti địa ngục trong quan niệm của dân gian là nơi để trừng
phạt nhưng người có tội lỗi đặc biệt khi còn sống
Nhưng chi tiết mà ND miêu tả cũng phần nào gợi ta một không khí ghê rợn đến
lạnh người ở chốn âm ti địa ngục: “...”
=> Cuộc đấu tranh của NTV dưới Minh ti là một cuộc đấu tranh cam go và đầy
quyết liệt, không gian âm u dưới Minh ti vốn đã là một sức ép ghê gớm đối với
người thường thế nhưng NTV chẳng những không nao núng mà vẫn khẳng khái,
kiên quyết bảo vệ niềm tin vào hành động của mình khi hét lớn: “...”
- Trong cuộc kiện tụng, NTV cũng là người yếu thế hơn khi không chỉ có tên tướng
giặc họ Thôi quy tội cho chàng mà đến ngay cả Diêm Vương cũng nhiết mắng gay
gắt để định tội chàng. Vậy nhưng TV đã bình tĩnh, khôn khéo, từng bước chứng
minh cho sự đúng đắn của hành động bằng cách vạch trần tội ác của tên tướng
giặc với những luận điểm chính nghĩa không thể chối cãi. Lời đề nghị Diêm Vương
đến đề Tản Viên để xác minh sự việc chính là minh chứng cao nhất để thể hiện
bản lĩnh của Tử Văn, đồng thời cũng là bước ngoặt đẩy tên tướng giặc vào thế bí,
khiến hắn phải cúi đầu nhận tội.

3. NTV nhận chức Phán sự đền Tản Viên


- Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm đấu tranh cho chính nghĩa, NTV đã:
+ Diệt trừ tai họa do sự “hưng yêu tác quái” của hung thần, đem lại an lành cho
nhân dân
+ Làm sáng tỏ nỗi oan ức, phục hồi danh vị cho Thổ công nước Việt
+ Trở thành người đảm nhiệm trọng trách giữ gìn công lí hay biểu tượng của công
lí, chính nghĩa được bất tử hóa...
* Ý nghĩa
- Minh chứng cho quy luật tất yếu cái thiện sẽ thắng cái ác, chính nghĩa sẽ tháng
gian tà...
+ Tạo niềm tin cho con người, đề cao khát vọng trừ ác, trừ tà,...
* Ngụ ý phê phán
- Việc NTV được giữ chức Phán sự đền Tản Viên còn có một dụng ý phê phán sâu
sắc của tác giả. Vốn đây là chức vụ trong một thế giới tưởng tượng không có thật,
NTV cũng không còn tồn tại ở trên dương gian. Điều đó chứng tỏ thực tế không
phải chốn dung thân có tài đức như chàng, đó cũng là một lời phê phán cho chũng
bất công, hủ lậu khi xã hội không biết trân trọng những kẻ sĩ chính trực, chạy theo
giá trị của đồng tiền và quyền lực

III. Tổng kết


1. Nghệ thuật
- Vận dụng hài hòa các yếu tố hiện thực và kì ảo đan xen, tạo nên tính hấp dẫn
đặc trưng cho thể loại truyền kì
- Nghệ thuật kể truyện giàu kịch tính:
+ Các chi tiết thắt nút, mở nút được sắp xếp hợp lý, đẩy xung đột đến căng thẳng
+ Lời bình cuối truyện đã thể hiện quan điểm sâu sắc của tác giả
2. Nội dung
- Ngợi ca nhân cách cao đẹp của kẻ sĩ, dũng cảm, khảng khái, cương trực
- Thể hiện niềm tin vào chính nghĩa

You might also like