You are on page 1of 2

Lâm Thụy Hoàng Yến- 10TH1- 31

Đề 2: Nhận xét về nhân vật Ngô Tử Văn trong tp Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
(trích Truyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ). La Nhâm Thìn khẳng định: “Đây là hình tượng
tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà.”
Anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Bài làm
Ông bà xưa đã có câu:” cây ngay không sợ chết đứng”. Thấu hiểu đạo lí ấy, chuyện
edchức phán sự đền Tản Viên dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ đã khắc họa nên câu chuyện
về Ngô Tử Văn và hành trình tìm lại công lí. Câu chuyện không chỉ thấm đẫm những triết lí
sâu sắc mà còn giống như nhà nghiên cứu La Nhân Thìn đã nói:”Đây là hình tượng tiêu
biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái và kiên quyết chống gian tà.”
Nguyễn Dữ quê ở Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, Hải
Dương. Gia đình ông là gia đình khoa bản, có cha làm quan. Trong số những tác phẩm của
ông, không thể không kể tới Truyền kì mạn luc. Truyền kì mạn lục không chỉ mang trong
mình những ý nghĩa sâu sắc mà đồng thời cũng đại diện cho quan điểm và tấm lòng của
ông đổi với đời. Truyền kì mạn lục thuộc thể loại truyền kì- một thể loại văn xuôi trung đại
được lòng ghép những yếu tố kì ảo, hoang đường mà trong đấy, cõi âm và cõi dương tồn
tại song song và tương giao. Nhưng đằng sau bức màn của những sự kì ảo đấy chính là
những vấn đề xã hội nhức nhói, phản ánh hiện thực khốc liệt mà qua đó, ta cũng có thể rút
ra được giá trị cốt lõi của con người.
Nhà nghiên cứu La Nhân Thìn trong câu nói của mình đã chỉ ra những phẩm chất
tiêu biểu của nhân vật trung tâm - Ngô Tử Văn. Đó chính là “cương trực, khảng khái, kiên
quyết chống gian tà.” Tính cách ấy được thể hiện qua không chỉ xuyên suất tác phẩm mà
còn ở lời bình sau cuối của Nguyễn Dữ.
Ngô Tử Văn được Nguyễn Dữ miêu tả:”vốn tính khẳng khái, nóng nảy, thấy được sự
gian tà thì không thể không chịu được”. Anh chính trực đến mức mà tiếng lành đồn xa,”
vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực.” Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn
của anh thể hiện rõ sự tức giận trước tên Bách hộ họ Thôi làm càng, quấy nhiễu nhân gian.
Ở thời kì nay, đền chính là nơi cư ngụ của thần linh, là hiện thân của thần và là nơi giao
thoa giữa thần và người. Vì vậy, hành động đốt đền là điều cấm kị. Ngô Tử Văn dám cả gan
đốt đền, được coi là không tôn trọng và bất kính với thần linh, khiến cho mọi người đều “lắc
đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn” mà chàng vẫn “vung tay như không cần gì cả”. Có thể
thấy Tử Văn không hề lo sợ và run rẩy mà đứng lên chống lại cái ác. Nhưng, liệu hành động
đốt đền của Ngô Tử Văn có phải quá nóng nảy, không nghĩ thông suốt và “giận quá mất
khôn hay không? Trong câu chuyện, trước khi đốt đền, Ngô Tử Văn “tắm rửa sạch sẽ, khấn
trời”, cho ta thấy rằng Tử Văn không chỉ không hề do dự đứng lên chống lại cái ác, mà chi
tiết tắm rửa và khấn trời cho thấy sự chân thành và tấm lòng trong sạch. Chàng khấn trời,
để mong trời cao có mắt, phù hộ cho chàng và mong ước được thần linh ủng hộ. Chỉ qua
hành động đốt đền, ta đã có thể thấy rõ ràng sự khảng khái trong tính cách của Ngô Tử
Văn. Anh là con người biết suy nghĩ trước sau, quang minh chính đại và là một con người
gan dạ, dũng cảm, có niềm tin với chính nghĩa.
Dù kẻ thù hiểm ác và có sức mạnh vô cùng lớn, nhưng Ngô Tử văn chẳng mảy may
mà run sợ. Đứng trước lời tên tướng giặc giả danh cư sĩ kia cùng lời đe dọa của hắn, anh
vẫn khong mảy may lo sợ, “ngồi ngất ngưởng tự nhiên.” Anh điềm nhiên, không hề khiếp sợ
tên Bách hộ vô lại kia, càng chứng tỏ anh có lòng tin vào chính nghĩa, vào công lí và không
hề khoan tay với tà gian. Mặt khác, bản lĩnh của chàng còn thể hiện qua thái độ biết ơn lời
chỉ dẫn của thổ thần. Câu hỏi của Tử Văn “hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho
tôi không?” không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là câu hỏi của người muốn
"biết địch biết ta" để giành lấy thắng lợi. Ngô Tử Văn ở thời điểm này hoàn toàn toát lên tính
“khảng khái, chính trực” của một chàng áo vải, của một kẻ sĩ nước Việt mà ông ta cha đã
răng dạy từ lâu.
Không chỉ dừng lại ở đó, nhận định của nhà nghiên cứu La Nhân Thìn còn được
khẳng định thêm ở quá trình Ngô Tử Văn bị lôi xuống âm phủ.Cảnh địa phủ rùng rợn với
quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị
phán xét lạnh lùng là kẻ "tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm."Gặp quỷ
Dạ Xoa “mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác”, nhưng Tử Văn vẫn khôn lùi bước, kiên quyết
đòi công lý mà tuyên bố to rằng:”Ngô Soạn này là kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì
xin hãy bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng.” Đứng trước Diêm Vương,
tên tướng giặc hèn hạ đã quyết bẻ gãy ý chí của chàng, lươn lẹo mà lừa dối Diêm Vương
để giành phần thắng về phía hắn. Dẫu vậy, Ngô Tử Văn vẫn thẳng thắn mà kêu oan, kiên
cường đấu tranh để giành lại cô g lí cho mình và Thổ Công. Người xưa thường bảo: Vàng
thật không sợ lửa. Sự kiên cường của Tử Văn đã được đền đáp khi chàng đề nghị Diêm
Vương “đem tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi”, và lấy tính mạng mình ra để đảm bảo-
“không đúng như thế, tôi xin chịu thêm tội nói càng.” Tên tướng giặc gian xảo tái mặt, bị
vạch trần và bị trừng trị thích đáng cho những tội ác mà hắn đã gây ra. Giữa chốn công
đường nơi âm ti địa phủ, Tử Văn vẫn giữ cho mình tính bộc trực, khảng khái, vẫn một quyết
tâm sắt đá. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải, chàng tin vào chính nghĩa là chàng biết,
cái thiện sẽ luôn thắng. Cứ từng bước, Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng
cự của kẻ thù, cuối cùng là vạch trần hoàn toàn tên tướng giặc gian manh xảo trá. Chiến
thắng ấy của Ngô Tử Văn có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng
giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi chức vị cho thổ công, và giải trừ tai họa
cho nhân dân.
Sau cuối, Ngô Tử Văn được Thổ công tiến cử trở thàn phán sự đền Tản Viên. Dù
nhận công việc đấy cũng có nghĩa chàng phải chết đi, để lại thế giới dương gian đằng sau
nhưng Tử Văn vẫn “vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rồi không bệnh mà mất.” Chi tiết
này không chỉ cho ta thấy rằng Tử Văn là một chàng áo vải có lòng yêu dân, yêu cái thiện
mà còn làm rõ được tính cương trực và kiên quyết chống gian tà, đặt lợi ích chung lên trên
lợi ích của chính mình. Chức phán sự chính là món quà, là phần thưởng dành cho những
người dám đấu tranh với cái ác và lên án những điều xấu xa.
Qua cuộc đấu tranh cam go, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bật lên là người
chính trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ công lí đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước
Việt. Nguyễn Dữ trong lời bình của ông cũng đã để lại một thông điệp sâu sắc: “Kẻ sĩ chỉ lo
không cứng cỏi được, còn gãy hay không laf việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà
chịu đổi cứng ra mềm?”và đề cao nhân vật Ngô Tử Văn “vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền
tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả người. Bởi thế được nổi tiến và được giữ chức vụ
ở Minh Ti, thật là xứng đáng.” Qua đó cũng vừa nói lên bài học mà Nguyễn Dữ muốn truyền
tải- “kẻ sĩ, không nên kiên sợ sự cứng cỏi”, vừa thể hiện tấm lòng nhân đạo của ông, và vừa
củng cố niềm tin về chiến thắng của những điều thiện lương trước cái ác xấu xí
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, bằng trí tưởng tượng phong phú và bằng bút
pháp linh hoạt, Nguyễn Dữ đã lồng ghép những ý nghĩa sâu sắc: đề cao nhân vật Ngô Tử
Văn- một tri thức nước Việt với lòng bác ái, cương trực và tin vào chính nghĩa, thể hiện
niềm tin vào công lí và đúng như nhà nghiên cứu La Nhâm Thìn nói: ”Đây là hình tượng tiêu
biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái và kiên quyết chống gian tà.”

You might also like