You are on page 1of 5

Phân tích đoạn trích "Thúy Kiều báo ân báo oán" ( Nguyễn Du )

Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ở
làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Sinh trưởng ở một gia đình đại
quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Sự nghiệp sáng tác văn
học của Nguyễn Du bao gồm nhiều tác phẩm có giá trị cao bằng chữ Hán và chữ
Nôm. Thơ chữ Hán có ba tập : "Thanh Hiên thi tập", "Nam trung tạp ngâm" và
"Bắc hành tạp lục". Sáng tác chữ Nôm nổi tiếng nhất là "Đoạn trường tân thanh"
và "Văn chiêu hồn".
Đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” được viết theo thể thơ lục bát, bản
gốc được viết bằng chữ Nôm. Nằm ở phần II của tác phẩm, mang tên “Gia biến và
lưu lạc”. Với mạch truyện kể về cuộc đời gian truân, bất hạnh của Thúy Kiều sau
khi bán mình chuộc cha, trích đoạn thơ trên tập trung miêu tả cảnh Kiều trả ân, báo
oán. Trước là đền ân nghĩa những người cưu mang, giúp đỡ bản thân trong lúc khó
khăn, sau là trừng trị những kẻ tàn ác hãm hại nàng trong bước đường lưu lạc.
Lần thứ hai rơi vào cảnh lầu xanh, đây là lần Thúy Kiều chới với nhất,
nhưng nàng đã gặp được Từ Hải. Từ Hải đã giải thoát Kiều khỏi thanh lâu dơ bẩn
và cưới nàng làm vợ. Từ vị trí thấp hèn của một con hát nơi chốn lầu xanh, Thúy
Kiều trở thành “mệnh phụ phu nhân” quyền quý và cao hơn nữa là địa vị của một
“quan tòa” thực thi công lý cho chính bản thân. Nàng rạch ròi phân minh, tuân theo
đạo lý “ơn đền oán trả”. Dưới ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du, người đọc có thể
thấy được tấm lòng vị tha, nhân nghĩa của nàng Kiều cùng ước mơ về lẽ phải, về
công lý của nhân dân.
Đoạn thơ chia làm hai phần. Mười hai câu đầu là cảnh Thuý Kiều báo ân.
Những câu thơ còn lại là cảnh Thuý Kiều báo oán. Trong đoạn Thuý Kiều báo ân
báo oán, tính cách nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại. Bằng ngôn ngữ
đối thoại, Nguyễn Du đã khắc hoạ tính cách Thuý Kiều và các nhân vật khác thật
tài tình.
Đúng với bản chất nhân hậu vốn có, Thúy Kiều nghĩ tới chuyện đền ơn trước
rồi mới báo oán sau. Người được mời đầu tiên là Thúc Sinh: Cho gươm mời đến
Thúc Lang. Trước cảnh uy nghiêm gươm lớn giáo dài, chàng Thúc hoảng sợ đến
mức Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run, mất cả thần sắc, bước đi không vững.
Hình ảnh tội nghiệp này hoàn toàn phù hợp với tính cách của Thúc Sinh, một con
người tốt bụng, đa tình nhưng nhu nhược, dám yêu nhưng không đủ dũng cảm để
bảo vệ người yêu. Kiều gọi Thúc Sinh vừa để trả ơn những ân tình trong ngày
tháng qua, cũng để tâm sự gợi lại những chuyện cũ một thời:
Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non,
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?…”
Kiều đưa lời dạm hỏi chàng Thúc Sinh còn nhớ người ngày nào đầu ấp tay
gối, nâng khăn sửa túi cho chàng ở Lâm Tri, phủ cũ nhà chàng hay không? Lời hỏi
thăm ân cần này cũng giúp trấn an chàng, một người đàn ông nhu nhược, nhát gan.
Câu nói “Nghĩa nặng nghìn non” thể hiện sự trân trọng, không thể quên hành động
đầy trách nhiệm và nghĩa hiệp của Thúc Sinh khi nàng đang trong cảnh hoạn nạn.
Chàng đã cứu nàng khỏi lầu xanh, giúp nàng thoát khỏi ô nhục đớn hèn. Dù có đôi
chút tủi hờn, buồn giận khi nhớ về những ngày tháng phải làm tôi tớ, “khi gác viết
kinh” tại nhà Hoạn Thư, nhưng nàng không phủ nhận những hạnh phúc khi ở cạnh
Thúc Sinh. Hơn nữa, Kiều hiểu được Thúc Sinh rất yêu nàng. Hai chữ người cũ
mang sắc thái thân mật, gần gũi, biểu hiện tấm lòng biết ơn chân thành của nàng.
Trong lời tâm sự với Thúc Sinh, Kiều cũng sử dụng rất nhiều từ hán việt như
“nghĩa”, “tòng”, “phụ”, “cố nhân”. Đã thể hiện cái tài và học thức của Kiều, khi đại
diện cho một vị “phu nhân” xứng thực, với sự hiểu biết về những khái niệm đạo
đức thời phong kiến như chữ “nghĩa”, chữ “tòng”. “Nghĩa” ở đây là những ơn
nghĩa của Thúc Sinh đối với Kiều, là nghĩa vụ của Kiều với Thúc Sinh như một
người vợ. “Tòng” là tam tòng tứ đức, một tiêu chuẩn của phụ nữ có chồng thời
xưa.
Qua cách sử dụng từ của Nguyễn Du, hình ảnh Thúy Kiều được gợi lên là
một người luôn nhớ về những ân nghĩa, tình cảm sâu nặng. Lời nói của nàng cho
thấy Kiều luôn nhớ tới tấm lòng cùng sự giúp đỡ của Thúc Sinh trong buổi hoạn
nạn năm nào. Với Kiều, Thúc Sinh là cố nhân, là người cũ không thể phụ lòng.
Sau đó Thúy Kiều ban cho Thúc Sinh hậu hĩnh, với những gấm vóc lụa là,
vàng bạc đầy rương:
“Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân.
Tạ lòng để xứng báo ân gọi là.”
Nàng thấu hiểu cho Thúc Sinh khi không ngăn cản được người vợ cả đày
đọa mình, dù yêu nhưng không đủ sức bảo vệ nàng. Kiều cho rằng, những nỗi đau
nàng phải chịu đựng đều do một chữ “ghen”, là do một tay người đàn bà “quỷ quái
tinh ma” tạo ra. Thúy Kiều không oán trách chàng mà ban tặng thật nhiều gấm vóc,
tiền bạc. Đây là hành động chứng tỏ nàng là người trọng ân nghĩa thủy chung,
trước sau như một. Dù nay đã giàu sang phú phý, trở thành mệnh phụ phu nhân
nhưng không vì thế mà quên đi “nghĩa nặng nghìn non”. Ngoài ra, Thúy Kiều còn
là người hết sức khiêm nhường, công tư tách bạch. Nàng không “giận cá chém
thớt”, không “chỉ cây dâu mắng cây hòe” mà phân định rạch ròi ai là người sai
người đúng.
Dù đang tạ ơn với Thúc Sinh, nàng vẫn không quên nhắc tới Hoạn Thư,
cùng những câu từ dự đoán trước cho sự báo oán của nàng dành cho người phụ nữ
“quỷ quái tinh ma” này. Nàng có ý trả oán và nói thẳng với Thúc Sinh về những gì
Hoạn Thư đã gây ra cho mình:
“Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.”
Kiều sử dụng cách nói bình dân, sâu cay để nói về người phụ nữ tai quái
này; khác với lối nói chuyện trang trọng, lịch sự khi bình về ân nghĩa của Thúc
Sinh. Sử dụng câu từ bình dị và nhiều thành ngữ như “kẻ cắp bà già gặp nhau”,
“kiến bò miệng chén”, tác giả đã cho thấy rõ thái độ xem thường và khinh rẻ Hoạn
Thư của Kiều. Hẳn trong lòng nàng vẫn còn oán giận những gì mà người phụ nữ
quỷ quái tinh ma này làm với mình.
Thúy Kiều không chỉ là người trọng nghĩa, với trái tim nhân hậu thuần
lương, mà còn là người tự biết đứng lên bảo vệ mình và đòi lại công bằng cho
chính bản thân. Nói với Thúc Sinh về dự định báo oán Hoạn Thư không phải để
chàng cầu xin khoan thứ, mà để cho chàng hiểu lý do tại sao Kiều lại báo oán Hoạn
Thư, một người quỷ kế đa đoan, ranh ma tinh quái.
Thúy Kiều gặp Hoạn Thư nhưng đã ở vị thế khác nhau, trở thành người xét
xử cho những tủi nhục, đớn đau mà Hoạn Thư gây ra cho nàng:
“Thoắt trông nàng đã chào thưa
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!”
Kiều vẫn gọi Hoạn Thư là tiểu thư, đưa lời chào thưa, giữ phép cư xử lịch
sự, mặc cho bao vùi dập, hành hạ của Hoạn Thư. Lời “chào thưa” cùng danh xưng
“tiểu thư” mà Kiều dành cho Hoạn Thư mang một nét mỉa mai, châm chọc vô
cùng.
Kiều tiếp tục đay nghiến, hỏi tội Hoạn Thư; thể hiện quyết tâm trả oán trong
bốn câu thơ tiếp theo:
“Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.”
Câu thơ “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” nàng Kiều dành cho
Hoạn Thư là lời cảnh báo cho những tai ương sắp xảy đến với Hoạn Thư, khiến
nàng ta nhớ lại những ngày tháng xưa mình đã đối xử tệ bạc với Kiều ra sao. Dân
gian từng có câu “Gieo gió gặt bão”, những điều nàng ta làm trong quá khứ, hôm
nay cũng phải nhận lại bấy nhiêu điều trừng phạt mới thỏa được nỗi căm hận tích
tụ trong lòng Thúy Kiều.
Tuy nhiên, Hoạn Thư cũng là con người đầy khôn ngoan, lọc lõi sự đời.Khi
bị áp giải đến "phiên tòa" thì cũng sợ hãi đến "hồn bay phách lạc" nhưng sự từng
trải cùng bản lĩnh hơn người đã khiến nàng ta bình tâm và đưa ra những lí lẽ đầy
sức thuyết phục:
"Rằng: Tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình
Nghĩ cho khi gác viết kinh
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo
Lòng riêng riêng những kính yêu
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai"
Trước hết, lí lẽ là Hoạn Thư đưa ra đó là mình "chút phận đàn bà" nên ghen
tuông, cay nghiệt với vợ bé của chồng cũng là "người ta thường tình". Nếu sự biện
minh này bước đầu chạm vào tấm lòng vị tha của Thúy Kiều thì câu thơ sau lại
khiến Kiều có cảm giác mình mang ơn Hoạn Thư:
"Nghĩ cho khi gác viết kinh
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo"
Hoạn Thư đã kể nể sự "nhân ái" của mình đã từng dành cho Thúy Kiều, đó
là lần cho Thúy Kiều ra Quan Âm Các viết kinh và khi Thúy Kiều bỏ trốn cũng
không sai người truy cứu "dứt tình chẳng theo". Hoạn Thư kể ra nỗi khổ khi sống
cảnh chung chồng "Chồng chung ai dễ ai chiều cho ai". Điều này đã "quy đồng"
cảnh ngộ của cả mình và Thúy Kiều, đó là cảnh chung chồng, từ đó gợi ra được sự
cảm thông của Kiều.Có thể nói Hoạn Thư là con người thông minh, lí lẽ sắc bén,
biết cách đánh vào tâm lí người đối diện. Chẳng thế mà Thúy Kiều cũng có lời
khen: "Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời".
Ai đã từng đọc bản dịch Kim Vân Kiều truyện, đem đối chiếu với Truyện
Kiều, ta mới thấy hết tài sáng tạo của ngòi bút thiên tài Nguyễn Du, nhất là trong
cảnh báo ân báo oán. Cảnh pháp trường thời trung cổ được miêu tả ước lệ mà
không kém phần uy nghiêm! Lời thoại rất gọn mà sắc đã làm nổi bật tâm lí, tính
cách nhân vật Thúc Sinh lành mà nhát sợ, Hoạn Thư thì khôn ngoan, sắc sảo. Kiều
rất trung hậu, cao thượng, bao dung.
Nguyễn Du đã sáng tạo nên những lời thoại biến hóa để nói lên chuyện ân
oán, cái lẽ đời xưa nay, ca ngợi sự thủy chung tình nghĩa, lên án bọn bạc ác tinh
ma. Cảnh báo ân báo oán là một tình tiết rất đậm làm nổi bật tinh thần nhân đạo
của Truyện Kiều.

You might also like